1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty tnhh chỉ may tuấn hồng

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng là một doanh nghiệp có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất chỉ may dành cho ngành may mặc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH TẾ QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị thực tập

CÔNG TY TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG

Giáo viên hướng dẫn:

Ths Phan Thị Thu Giang

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Sang

Lớp : K56EK2 Mã sinh viên : 20D260105

HÀ NỘI, tháng 1 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG 1 1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng 1

1.2 Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng 1

1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng 2

1.4 Nhân lực của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng 4

1.5 Tài chính công ty 5

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2023 8

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng 8 2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty 10

2.2.1 Các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty 10

2.2.2 Thị trường nhập khẩu của Công ty 12

2.2.3 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mại quốc tế của Công ty 13

2.3 Quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Chỉ may

Sau khi nhận hàng đúng theo điều khoản ký kết thúc khi thanh toán đầy đủ cho lô hàng và tiến hành lưu giữ 16

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU 17

3.1 Những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng 17

Trang 3

3.1.1 Thành công 17

3.1.2 Những hạn chế và khó khăn tồn tại 17

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 18

3.2 Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty 19

3.3 Đề xuất 2 vấn đề cần nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng

2 Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng

3 Bảng 1.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 –

2023

4 Bảng 1.3 Bảng hệ số khả năng thanh toán của Công ty Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 – 2023 5 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

TNHH Chỉ May Tuấn Hồng giai đoạn 2021 – 2023

6 Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 –

2023

7 Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt

Từ viết tắt Tiếng Anh

Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

ETA Estimated Time arrival Thời gian dự định hàng

East Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG 1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng

Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng là một doanh nghiệp có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất chỉ may dành cho ngành may mặc, chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Với sự không ngừng phát triển, hiện nay công ty đã ghi danh mình không chỉ là một biểu tượng trong thành phố mà còn được công nhận trên toàn quốc Về thông tin:

 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG

 Tên giao dịch quốc tế: TUAN HONG SEWING THREAD COMPANY LIMITED

 Trụ sở giao dịch: Lô CN1B, cụm công nghiệp Quất Động mở rộng, Xã Nguyễn Trãi, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 Mã số thuế: 0101578968

Người đại diện: Triệu Quang Thắng Chức vụ: Giám đốc

Ngày đăng ký kinh doanh lần đầu: 26/11/2004

 Tel: + 024.3854.7656

 Hình thức pháp lý: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước

 Vốn điều lệ: 26.000.000.000 đồng

 Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Thường Tín - Phú xuyên

1.2 Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng

Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng có hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất sợi và đồng thời cung cấp sản phẩm sợi trên thị trường nội địa Các sản phẩm sợi đa dạng và phong phú bao gồm: chỉ may công nghiệp, chỉ may cặp da - giày dép, chỉ may bao Jumbo, chỉ dệt vai, chỉ may bao bì

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, doanh nghiệp đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất

Các sản phẩm sợi của công ty đều đáp ứng được những tiêu chí về sự an toàn sản phẩm dệt cho cơ thể con người theo tiêu chuẩn ISO và các chứng chỉ INTER - TEK , OEKO – TEK gỡ bỏ những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu snag thị trường khó tính như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Các nước Trung Đông …

Trang 7

1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng

Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng có bộ máy quản lý phù hợp để duy trì và phát triển công ty Bộ máy của công ty được xây dựng theo quy mô trực tuyến – chức năng, hoạt động quản lý đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và của xã hội trong giai đoạn hiện nay Cơ cấu tổ chức của công ty được mô tả như sơ đồ sau đây:

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Chức năng của các phòng ban:

Giám đốc: người có quyền hành cao nhất trong công ty, điều hành và chịu

trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của công ty

Phó Giám đốc: người giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của công

ty, doanh nghiệp theo sự phân công của Giám đốc Đồng thời, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận

Phòng kinh doanh: là phòng ban nòng cốt chịu sự quản lý của Giám đốc và

Phó Giám đốc, gồm 2 bộ phận:

+ Sales: Phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chăm sóc khách hàng cũ Đề xuất các thay đổi về sản phẩm và giá sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng

+ Kế hoạch: Tiếp nhận đơn hàng từ Sales, lên kế hoạch sản xuất, báo với phòng điều hành sản xuất từ đó theo dõi tiến độ sản xuất và giao hàng

Phòng Kế toán: hoạt động dưới sự quản lý của Ban Giám đốc bao gồm 4 bộ

phận:

Trang 8

+ Kế toán kho: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra quá trình nhập xuất hàng hóa và kiểm soát lượng hàng tồn kho Có trách nhiệmh xuất giấy tờ, các loại chứng từ cho hàng hóa nhằm hạn chế việc thất thoát hàng hóa

+ Kế toán công nợ: chịu trách nhiệm kiểm soát, theo dõi và thu hồi công nợ của khách hàng

+ Kế toán thuế tổng hợp: xác định cơ sở tính thuế để làm báo cáo và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến thuế

+ Kế toán nội bộ: là bộ phận kiểm tra, lưu trữ, giám sát, thống kế những phát sinh thực tế trong doanh nghiệp

Phòng nhập khẩu: quản lý, kiểm soát thực hiện các hoạt động liên quan đến

nhập khẩu của công ty

Phòng điều hành sản xuất: Tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ bộ phận kế

hoạch, phân tích và báo lại kế hoạch sản xuất với bộ phận kế hoạch để bộ phận kế hoạch xác nhận và báo với khách hàng Có nhiệm vụ theo dõi và điều phối sản xuất

Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận tham mưu và hỗ trợ cho Ban giám

đốc toàn bộ các công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính, cũng như các vấn đề pháp chế, hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng

Phòng IT: là bộ phận quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng, phần cứng, hệ thống cơ

sở dữ liệu, ứng dụng và phần mềm, đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh liên quan Mô hình trực tuyến chức năng giúp cho thông tin truyền đạt nhanh chóng do các phòng ban có thể đưa ra quyết định độc lập dưới sự quản lý của Ban Giám đốc Những quyết định này phải hướng tới mục tiêu phát triển chung của công ty, tạo nên một doanh nghiệp đồng nhất nhưng vẫn linh hoạt, khuyến khích sự đóng góp từ mọi phần của tổ chức

Trang 9

1.4 Nhân lực của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng

Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, đa số người lao động đều có trình độ sơ cấp nghề đây có thể coi như là một lợi thế của doanh nghiệp khi phần lớn người lao động đã được trải qua đào tạo và có tay nghề tốt Ngoài ra, theo nguồn số liệu mới nhất của Công ty, năm 2023 đang có 91 người lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 37,45%, đây được coi là đội ngũ nhân sự chính làm việc tại các phòng ban quản lý, được đánh giá là đội ngũ nòng cốt trong việc điều hành và phát triển doanh nghiệp trong tương lai Bảng số liệu trên cũng chỉ rõ được sự ổn định lao động qua các năm, đặc biệt năm 2022, sau đại dịch Covid-19, công ty đã quan sát được sự gia tăng số lượng nhân sự từ 211 người lên 245 người, một tín hiệu tích cực cho sự hồi phục sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu Sau giai đoạn khó khăn, năm 2022 và 2023 đánh dấu sự ổn định và tăng trưởng đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 10

1.5 Tài chính công ty

Bảng 1.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 – 2023

Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022 và 2023 - Phòng kế toán

Theo như số liệu bảng 1.2, dù tỷ lệ nợ phải trả vẫn chiếm rất cao 79,83% (năm 2023) nhưng đã giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2021 - 2023 ở tỷ lệ nợ phải trả, đây là tín hiệu tích cực cho mức độ tự chủ doanh nghiệp ngày càng cao

Bảng 1.3 Bảng hệ số khả năng thanh toán của Công ty Chỉ may Tuấn Hồng

Trang 11

Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022 và 2023 - Phòng kế toán

Theo bảng 1.3, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đang tăng từ 1,09 năm 2021 lên 1,25 năm 2023 Minh chứng cho sự cải thiện trong khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt và làm tăng độ tin cậy của công ty đối với các chủ nợ Năm 2023, chỉ số mỗi đồng nợ phải trả được được bảo đảm lên tới 1,25 đồng tài sản

Tuy nhiên, chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cũng có sự tăng lên từ 0,91 năm 2021 lên 0,97 năm 2021 Mặc dù có sự cải thiện, nhưng vẫn duy trì ở mức nhỏ hơn 1, cho thấy một mức độ mạo hiểm trong cấu trúc tài chính và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Đến năm 2023, chỉ số này tăng lên 1,01, vượt qua mức 1, thể hiện sự đảm bảo an toàn trong thanh toán nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm trong giai đoạn từ 2021 đến 2023 Chỉ số nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ phản ánh công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các

Trang 12

khoản nợ ngắn hạn bằng tiền hoặc tương đương tiền Do đó, công ty cần tìm kiếm giải pháp để cải thiện khả năng thanh toán nhanh và duy trì một cân bằng tài chính ổn định

Trang 13

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2023

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng

Với gần 20 năm hoạt động và đội ngũ hơn nhiều công nhân lành nghề, Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng đã mở rộng sản xuất và xây dựng được uy tín vững chắc trong ngành dệt may

Mặc dù ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới nhưng nhờ vào sự cố gắng của công ty mà kết quả hoạt động kinh doanh trong hơn 3 năm gần đây nhất cho thấy sự tăng trưởng của công ty và đáng khích lệ, điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chỉ May Tuấn

Trang 14

6 Doanh thu hoạt

Từ phân tích số liệu Bảng 2.1, có thể thấy rằng tổng doanh thu của Chỉ may Tuấn Hồng đã có sự tăng trưởng liên tục qua các năm Năm 2021, doanh thu đã tăng 9,15% so với năm 2020, tiếp đó năm 2022 có sự gia tăng mạnh mẽ là 21,32%

Trang 15

so với năm 2021, và năm 2023 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể là 19,74% so với năm 2022 Đây là kết quả của việc công ty tập trung đầu tư vào cải tiến cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa trang thiết bị, đồng thời cũng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc Công ty vẫn luôn giữ vững thành quả lợi nhuận, và sẽ phấn đấu tăng trưởng và mở rộng quy mô nguồn vốn và tối ưu các khoản chi để đạt được giá trị lợi nhuận mong muốn

Tuy doanh thu có sự gia tăng tích cực, nhưng lợi nhuận sau thuế lại trải qua chuỗi giảm giá Lợi nhuận sau thuế TNDN của năm 2021 giảm đến 138,72% so với năm 2020, năm 2022 lại giảm đến 156,8% so với năm 2021 Mặc dù có sự hồi phục với tăng trưởng 63,02% trong năm 2023 so với năm 2022, lợi nhuận vẫn duy trì ở mức âm với số lỗ là 78.529.690 đồng Do sự ảnh hưởng tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, hậu quả của đại dịch Covid - 19 còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt điển hình là cuộc xung đột Nga - Ucraine kéo dài, tình hình lạm phát cáo, chính sách tiền tệ thắt chặt… đã làm cho hoạt động sản xuất ngành dệt may trong nước nói chung và Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng nói riêng có sự sụt giảm so với các năm trước Điều này đặt ra thách thức về quản lý chi phí và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực để giảm thiểu chi phí và đồng thời tăng cường doanh thu và lợi nhuận

2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty

2.2.1 Các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty

Với gần 20 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng được biết đến là một công ty sản xuất có kinh nghiệm và có mối quan hệ với nhiều khách hàng trong và ngoài nước Để có thể sản xuất được các loại chỉ may phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện nay thì Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng cần một lượng sợi đầu vào tương đối lớn mà các loại sợi này được Công ty nhập chủ yếu ở thị trường quốc tế, vì vậy hiện nay hoạt động thương mại quốc tế chính của Công ty là hoạt động nhập khẩu

Trang 16

Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 – 2023

Từ Bảng 2.2, ta có thể nhận thấy rằng các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty tập trung chủ yếu vào Sợi Spun Polyester, Tơ co dãn, và Continuous Filament Polyester

Trong khoảng thời gian theo dõi, những mặt hàng này vẫn giữ nguyên vị thế quan trọng, với sự biến động chủ yếu về tỷ trọng giữa chúng Kim ngạch nhập khẩu

Trang 17

của từng mặt hàng này đều có chiều hướng tăng, điều này cho thấy một sự mở rộng về quy mô của hoạt động nhập khẩu của công ty

Chẳng hạn, kim ngạch nhập khẩu của Sợi Spun Polyester đã tăng từ 32.526.123.445 đồng năm 2021 lên 51.254.689.985 đồng năm 2023, tăng 57,58% Đối với tơ co dãn, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 16.254.456.256 đồng năm 2021 lên 31.562.789.858 đồng năm 2023, tăng mạnh với tỷ trọng là 94,18%,

Sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu không chỉ phản ánh sự mở rộng quy mô sản xuất mà còn liên quan đến việc các loại sợi này được sử dụng làm nguyên liệu chính cho việc sản xuất các loại chỉ như chỉ 40/2, 20/2, 60/3 hoặc các loại tơ co dãn như 150D, 100D/2, Đây là những nguyên liệu phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay

2.2.2 Thị trường nhập khẩu của Công ty

Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH Chỉ may

Trong giai đoạn 2021 – 2023 thị trường tập trung chủ yếu vào 4 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Indonesia, đều là các quốc gia phát triển ngành dệt may ở châu Á Tuy nhiên, có sự biến động trong số lượng các quốc gia

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN