Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tinh Dầu Thiên Nhiên Hà Nội
Khái quát chung về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TINH DẦU THIÊN NHIÊN HÀ NỘI
- Tên giao dịch quốc tế: HA NOI NATURAL ESSENTIAL OIL JOINT STOCK COMPANY
- Địa chỉ văn phòng: Số nhà D7 - TT9, Đường Foresa 8, Khu đô thị Xuân Phương Tasco, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
- Địa chỉ nhà máy chế biến gừng: Xã An Tường, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc
- Địa chỉ nhà máy chế biến tinh dầu: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội
- Người đại diện pháp luật: Khuất Văn Khôi Dũng
Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân là một cửa hàng kinh doanh tinh dầu nhỏ trên địa bàn Hà Nội vào năm
2005, công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội đã từng bước phát triển, trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cũng như tinh dầu thiên nhiên
Sau gần 10 năm nỗ lực và cố gắng, năm 2016, công ty chính thức được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, hoạt động trên hai lĩnh vực chính: Tinh dầu và Sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là Gừng, Quế, Hồi Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng như thương mại trong nước, công ty đã tích cực liên kết với các hộ nông dân, vùng trồng
2 nguyên liệu lớn, trải dài từ Bắc đến Nam: Lạng Sơn, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Huế,… Năm
2019, công ty bắt đầu xây dựng, mở rộng quy mô nhà máy chiết xuất tinh dầu, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại và bắt đầu tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi sản xuất tinh dầu, dầu nền cho các công ty sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm Trên đà phát triển đó, năm 2023, công ty hoàn thiện nhà máy thứ 2, đầu tư kho lạnh chuyên dụng, tham gia sâu hơn vào quá trình sơ chế nguyên liệu nông sản, đáp ứng nhu cầu và tiềm năng xuất khẩu trong lĩnh vực này
Có thể thấy, Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội đã và đang ngày càng mở rộng, phát triển chuỗi sản xuất khép kín các sản phẩm gia vị nông sản và tinh dầu thiên nhiên của Việt Nam với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, trở thành đối tác tin cậy của hơn 300 khách hàng doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 50 sản phẩm Tinh dầu và nông sản chủ lực Dưới sự dẫn dắt của ban giám đốc công ty và sự nhiệt huyết của các nhân viên, chắc chắn, trong tương lai tới, công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội
Chức năng
Thứ nhất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ hợp pháp như đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh: kinh doanh tinh dầu, dầu nền, nông sản để từ đó cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cho khách hàng trong nước và trên toàn cầu, thu về lợi nhuận
Thứ hai, Công ty không ngừng cố gắng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình để mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu, lợi nhuận, từ đó mang lại lợi ích cho các bên liên quan
Thứ ba, Công ty là một chủ thể kinh tế nên nó cũng mang lại giá trị kinh tế: tạo thu nhập cho nền kinh tế, giúp phát triển hoạt động kinh tế tại địa phương cũng như của quốc gia Đồng thời, công ty cũng mang lại giá trị về mặt xã hội khi giúp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, mang lại cuộc sống ổn định hơn cho cán bộ công nhân viên và các hộ nông dân cùng hợp tác
Nhiệm vụ
Thứ nhất, Công ty phải tuân thủ tất cả các quy định và luật lệ pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm cả các quy định về thành lập và hoạt động của công ty cổ phần, thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ, đúng hạn
Thứ hai, Công ty có trách nhiệm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng chất lượng và mô tả đã cam kết, cần cung cấp thông tin chi tiết, minh bạch và đầy đủ về sản phẩm, giá cả, điều kiện giao dịch và mọi thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ
Thứ ba, Công ty phải bảo vệ quyền lợi và lợi ích của cổ đông thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch, tổ chức các cuộc họp đại hội cổ đông, và thực hiện quy định về quyền lợi cổ đông.
Lĩnh vực hoạt động chính
Trong thời gian từ 2005 đến 2016, công ty chủ yếu kinh doanh bán lẻ các sản phẩm liên quan đến tinh dầu, dầu nền Kể từ đó tới nay, Công ty đã mở rộng các sản phẩm của mình hơn, nhưng vẫn chủ yếu chú trọng vào hai lĩnh vực chính:
- Kinh doanh Tinh dầu và Dầu: Công ty đã liên kết với nhiều hộ nông dân, hợp tác xã địa phương trên cả nước để xây dựng vùng nguyên liệu phong phú, chất lượng cao để thu hoạch được đa dạng nguyên liệu thô, giúp sản xuất các loại tinh dầu như: Tinh dầu quế, Tinh dầu hồi, Tinh dầu sả chanh, Tinh dầu sả java, Tinh dầu màng tang, Tinh dầu tràm gió, Tinh dầu Khuynh diệp, Tinh dầu gừng, Tinh dầu thông, Tinh dầu pơmu, Tinh dầu long não, Tinh dầu bạc hà, Tinh dầu húng quế…
- Nông sản gia vị: Hiện nay, công ty đang kinh doanh chủ yếu là 3 loại nông sản gia vị: Quế, Hồi, Gừng Trong đó, bao gồm các phân loại sản phẩm: Gừng tươi, Gừng bột, Gừng khô thái lát, Hồi vụ mùa xuân, Hồi vụ mùa thu, Quế chẻ, Quế cắt theo yêu cầu, Quế vụn,
Bên cạnh đó, công ty cũng là nhà cung cấp hoạt chất tự nhiên (cụ thể là sản phẩm chanh Việt Nam) với công suất 200 tấn/ năm và thực hiện hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công thức theo hợp đồng
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế Toán
* Chức năng của từng phòng ban
- Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan quản lý Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên Nhiên Việt Nam, nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
- Ban Kiểm soát: Thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác trong quá trình hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo của công ty
- Ban Giám đốc: Có chức năng điều hành, quản lý hoạt động chung của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội, xây dựng các mục tiêu, phương hướng chiến lược cho công ty cũng như theo dõi hoạt động của công ty để có phương án điều chỉnh kịp thời, giúp đạt được các mục tiêu đề ra
- Phòng Hành chính - Kế toán: Thực hiện các hoạt động hành chính và kế toán như: quản lý nhân sự, quản lý hóa đơn, thanh toán, và hạch toán, lập báo cáo tài chính và tham gia vào quá trình kiểm toán
- Phòng Nghiên cứu - Phát triển: Giúp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, cải thiện quy trình sản xuất, và duy trì tính độc đáo và sự sáng tạo cho sản phẩm của doanh nghiệp
- Phòng Kinh doanh: Giúp tạo ra doanh thu và duy trì sự bền vững của doanh nghiệp thông qua việc phát triển mối quan hệ với khách hàng và tối ưu hóa quá trình bán hàng
PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG KINH
- Phòng Sản xuất: Chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng, quản lý nguyên vật liệu, hàng tồn kho và lên kế hoạch sản xuất khi có thông tin từ phòng Kinh doanh.
Nhân lực của của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội
Với sự phát triển không ngừng trong những năm gần đây, Công ty Tinh dầu Thiên Nhiên Hà Nội đã không ngừng gia tăng về cả quy mô và lực lượng lao động Năm 2023, theo báo cáo của Phòng Hành chính – Kế toán, số lượng cán bộ, nhân viên tại công ty đạt 69 người Trong đó, được phân bổ như bảng dưới đây
Bảng 3.1 Nhân lực của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội phân chia theo
Giới tính, Độ tuổi và Trình độ học vấn năm 2023
Chỉ tiêu Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn
Trên 35 tuổi ĐH trở lên
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán
Từ bảng trên, có thể thấy một số đặc điểm nổi bật về nhân lực tại công ty như sau Xét về giới tính, công ty không có sự chênh lệch lớn giữa hai giới tính Nam – Nữ (chiếm lần lượt 52.17% và 47.83%) Bởi bản chất hoạt động kinh doanh của công ty không yêu cầu đặc thù về một giới tính nào cả Số lượng lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn một chút so với nữ giới được giải thích chủ yếu bởi sự chênh lệch giới tính trong Phòng sản xuất, yêu cầu lao động Nam có sức khỏe, thể lực tốt hơn
Về độ tuổi, độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm trên 65%, cho thấy lao động chủ yếu thuộc lao động trẻ trung, năng động, hết sức có ích cho hoạt động kinh doanh và phát triển của công ty Lực lượng lao động trẻ này đóng vai trò quan trọng, là động lực phát triển, mang lại năng lượng sáng tạo, đổi mới, giúp hoạt động kinh doanh luôn được bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng
Về trình độ học vấn, số lượng nhân sự tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp trở lên cũng chiếm vị trí đa số (45/69) Điều này phản ảnh được chất lượng của nhân sự công ty Đa số các công việc của các phòng ban: Phòng Kinh doanh, Nghiên cứu – Phát triển,… đều cần đến kiến thức chuyên môn cũng như kĩ năng nhất định Chính vì vậy, lực lượng lao động có trình độ cao sẽ giúp cho nhân sự có thể nhanh chóng tiếp cận và hoàn thành công việc hơn Trong khi đó, công ty vẫn duy trì một lượng lao động có trình độ chuyên môn khác, bao gồm chỉ yêu cầu tốt nghiệp Trung học phổ thông, để có thể làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất của mình, thuộc phòng Sản xuất
Hình 4: Cơ cấu lao động phân chia theo phòng ban năm 2023
Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính
Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại các phòng ban cũng có sự khác nhau Phòng Kinh Doanh và Phòng Sản xuất là hai phòng ban chiếm số lượng lao động nhiều nhất (18 lao động và 25 lao động) Điều này được lí giải bởi một số nguyên nhân sau Thứ nhất, tại Phòng Sản xuất, để chuẩn bị cho quá trình sản xuất, bốc xếp và quản lý chất lượng hàng
Phòng ban Ban Giám Đốc Phòng ban Phòng Hành chính - Kế toán Phòng ban Phòng Nghiên cứu - Phát triển Phòng ban Phòng Kinh doanh
Phòng ban Phòng Sản xuất
7 hóa của công ty nên cần một lực lượng lớn người lao động Trong khi đó, Phòng Kinh doanh vai trò hết sức quan trọng, mang doanh thu lại cho hoạt động của công ty, nên số lượng cán bộ nhân viên cũng yêu cầu số lượng nhiều Không chỉ vậy, hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng mở rộng và phát triển nên số lượng nhân viên trong phòng Kinh doanh cũng ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu này.
Tài chính của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội
Theo Báo cáo tài chính năm 2023, hoạt động tài chính của công ty năm 2023 như sau:
+ Tài sản dài hạn: 177.631.239 265 VND
+ Tài sản ngắn hạn: 111.418.117.859 VND
- Tổng các nguồn vốn: 289.049.357.124 VND
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: 102.950.003.503 VND
+ Nguồn vốn nợ phải trả: 186.099.353.621 VND
- Khả năng trả nợ ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn
- Khả năng trả nợ dài hạn = Tài sản dài hạn/ nợ dài hạn
- Hệ số thanh toán nhanh:
= Tà𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛−Giá trị hàng tồn kho
Qua các chỉ số trên, nhận thấy tình hình tài chính của công ty khá ổn định, lành mạnh trong dài hạn Hiện tại, tỷ lệ tài sản dài hạn đang lớn hơn tỷ lệ tài sản ngắn hạn, cho thấy một phần quan trọng của tài sản doanh nghiệp đang được đầu tư vào các tài sản dài hạn:
8 nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, giúp đảm bảo sự ổn định và tính bền vững trong tương lai
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, hoạt động tài chính của công ty cần hết sức cẩn trọng Do dòng vốn chủ sở hữu đang thấp hơn vốn vay và chủ yếu là nguồn vốn vay ngắn hạn tiềm ẩn những rủi ro cho công ty Điều này làm tăng áp lực thanh toán các khoản nợ, đặc biệt trong ngắn hạn, ảnh hưởng đến khả năng chống chịu tới các biến động thị trường Từ đó, dễ hiểu khi khả năng trả nợ trong ngắn hạn của công ty thấp (dưới 1), và nhỏ hơn nhiều khả năng trả nợ trong dài hạn (0,92 < 2.73) Điều này buộc công ty phải hết sức thận trọng trong các hoạt động trước mắt
Do khả năng trả nợ ngắn hạn thấp, nên hệ số thanh toán nhanh của công ty cũng tương đối thấp (0.81), nhỏ hơn 1 Điều này cho thấy doanh nghiệp sẽ khó có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nếu không có doanh thu từ hàng tồn kho
Tóm lại, nếu nhìn vào dài hạn, công ty sở hữu và duy trì những tài sản có tính chất lâu dài và ổn định Tuy vậy, trong ngắn hạn, công ty cần chú ý đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình để tránh được rủi ro từ các biến cố của thị trường cũng như tăng khả năng thanh toán nghĩa vụ ngắn hạn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TINH DẦU THIÊN NHIÊN HÀ NỘI TRONG BA NĂM GẦN ĐÂY
Tổng quát hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên Nhiên Hà Nội trong 3 năm gần đây
2.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên Nhiên Hà Nội trong 3 năm gần đây Ảnh hưởng chung của đại dịch Covid, Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực Tuy vậy, từ sau khi có chỉ thị về bình thường mới hoạt động sản xuất, kinh doanh của Chính phủ, công ty đã tích cực hoạt động trở lại và đang ngày càng thu về những kết quả tích cực và khả quan hơn
Bảng 4.1: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 - 2023
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Doanh thu (VND) 208.038.480.981 225.475.339.284 258.369.687.578 Tăng trưởng doanh thu (%) - 4.98% 8.38% 14.58%
Lợi nhuận sau thuế (VND) 12.849.423.222 14.634.176.352 19.853.064.872
Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính
Từ biểu đồ trên, thấy rằng, trong 3 năm gần đây, hoạt động kinh doanh đang trên đà phát triển trở lại cả về mặt doanh thu và lợi nhuận Cụ thể:
Trong năm 2021, khi tình trạng dịch bệnh vẫn còn chưa được kiểm soát hoàn toàn, cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều bị giảm sút khá nặng nề so với năm trước Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực do chi phí logistics tại Việt Nam và
10 toàn cầu đều tăng cao, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đều ở mức tăng trưởng âm (- 4.98% và -10.26%) Đến năm 2022, Công ty bắt đầu quá trình hồi phục và tập trung nỗ lực sản xuất trở lại Nhờ đó, doanh thu và lợi nhuận đều ghi nhận mức tăng trưởng dương và có thể coi là vượt bậc so với năm trước Doanh thu đạt 225.475.339.284 VND, trong khi đó, lợi nhuận thu về là 14.634.176.352 VND
Sang đến năm 2023, hoạt động gần như được phục hồi hoàn toàn cả ở thị trường trong nước và quốc tế, tăng trưởng ở mức tương đối cao Đặc biệt, trong năm 2023, công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất của mình, đầu tư trang thiết bị, tham gia sâu rộng hơn vào quy trình sản xuất nên tiết kiệm được đáng kể chi phí và tận dụng được lợi thế quy mô của mình khi sản xuất tinh dầu và nông sản Chính vì vậy, năm vừa qua, lợi nhuận công ty tăng 35.64% so với năm trước đó, phản ánh dấu hiệu tích cực trong tăng trưởng và phát triển
Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua, hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty có những dấu hiệu khá tích cực, mức tăng trưởng hầu hết đều tăng qua các năm Đặc biệt, mức tăng lợi nhuận phần lớn lớn hơn mức tăng doanh thu cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh và thị trường kinh doanh chính
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty luôn gắn bó với hai lĩnh vực chính là nông sản gia vị và tinh dầu Nếu trước năm 2016, khi còn là một nhà bán lẻ, chủ yếu quy mô thị trường là ở trong nước Thì đến sau năm 2016, hoạt động kinh doanh được mở rộng và tập trung mạnh vào thị trường quốc tế
Trong đó, đối với lĩnh vực nông sản gia vị, nhóm sản phẩm chủ lực của công ty bao gồm: Gừng, Quế, Hồi với đa dạng các phân loại, giá thành khác nhau Đối với lĩnh vực tinh dầu, các sản phẩm nổi bật nhất và liên tiếp đạt doanh thu cao trong 3 năm gần đây nhất bao gồm: Tinh dầu sả chanh Java, Tinh dầu Quế, Tinh dầu Pơ mu,
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2021 - 2023
Lĩnh vực kinh doanh Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Khác 29.354.904.669 27.190.505.448 26.167.216.044 Đơn vị: VND Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính
Từ bảng 2.2, có thể thấy, hoạt động kinh doanh nông sản gia vị đang chiếm ưu thế hơn, với doanh thu mang lại thường lớn hơn mảng tinh dầu Điều này cũng khá phù hợp với xu thế xuất khẩu hiện nay của Việt Nam, khi hoạt động xuất khẩu các loại nông sản gia vị đặc trưng ở nước ta: Gừng, Quế, Hồi, đang là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực và được Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu tinh dầu của Việt Nam nói chung cũng như của công ty nói riêng vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân: quy mô còn chưa thực sự lớn, công nghệ sản xuất chưa thực sự phát triển,
Ngoài ra, trong 3 năm gần đây, một số hoạt động như chuyển giao công nghệ, công thức, cũng góp phần mang lại doanh thu cho công ty Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn hẳn so với hoạt động kinh doanh nông sản gia vị và tinh dầu
Mặt khác, không chỉ là một công ty uy tín trên thị trường trong nước, hiện nay, công ty cũng đã mở rộng thị trường của mình tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, trải dài từ châu Á sang châu Mỹ Trong đó, một số thị trường lớn mà công ty đang chú trọng: Trung Quốc, UAE, Ấn Độ, Mỹ, EU,
Hoạt động kinh tế quốc tế của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội
2.2.1 Lĩnh vực hoạt động Kinh tế quốc tế
Hiện tại, hoạt động nổi bật và chiếm hơn 95% trong số các hoạt động kinh tế quốc tế của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên Nhiên Hà Nội là hoạt động xuất khẩu Công ty
12 đã có hơn 10 năm kinh nghiệm thực hiện các hoạt động xuất khẩu, với các mặt hàng chủ lực: nông sản gia vị và tinh dầu thiên nhiên
Bên cạnh đó, công ty cũng đã từng thực hiện một số hoạt động Kinh tế quốc tế khác, nhưng tỷ trọng rất nhỏ, gần như không đáng kể Chẳng hạn, nhập khẩu nguyên liệu: Chủ yếu là nhập khẩu chai nhôm để đựng tinh dầu từ thị trường Trung Quốc, do giá thành rẻ và khi nguồn nguyên liệu chai nhôm trong nước không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Hay, công ty cũng đã từng nhập khẩu các loại mẫu thử tinh dầu từ thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp để phục vụ quá trình phân tích, nghiên cứu, phát triển sản phẩm của mình
2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2023
Hoạt động Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Xuất khẩu tinh dầu 70.274.293.302 72.284.540.371 74.284.184.285 Đơn vị: VND Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính
Trong 3 năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu nông sản và hoạt động xuất khẩu tinh dầu là hai hoạt động chính của công ty và có thể thấy sự phát triển liên tục, mang lại doanh thu lớn cho công ty Trong đó, hoạt động xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng mạnh hơn, và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với xuất khẩu tinh dầu Điều này được lý giải bởi hoạt động xuất khẩu nông sản được tập trung mạnh trong chiến lược của công ty trong giai đoạn này Không chỉ vậy, hoạt động xuất khẩu nông sản cũng thường mang lại giá trị doanh thu lớn trong mỗi một đơn hàng xuất khẩu Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu tinh dầu, mặc dù số lượng đơn hàng ít hơn, nhưng giá trị các đơn hàng tinh dầu cũng tương đối cao
Cả hai lĩnh vực xuất khẩu nông sản gia vị và xuất khẩu tinh dầu của công ty đều phản ánh các dấu hiệu khá tích cực và có một số mặt hàng nhất định chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu, mang lại doanh thu trên 10 tỷ đồng trong 3 năm liên tiếp: Gừng, Quế, Hồi, Tinh dầu sả chanh Java,
Bảng 2.4: Cơ cấu và tỷ trọng xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2021 - 2023
Xuấ t khẩ u nôn g sản gia vị
Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính
Cụ thể, trước hết, đối với lĩnh vực nông sản gia vị Nhìn vào biểu đồ dưới, nhận thấy, tỷ trọng doanh thu của mặt hàng gừng luôn chiếm vị trí cao nhất trong 3 loại nông sản gia vị, đạt trên 40% doanh thu Tiếp sau đó là đến mặt hàng Quế, đạt khoảng 35% và cuối cùng là mặt hàng Hồi Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng doanh thu không có nhiều thay đổi, mặt hàng Gừng và Quế đang tích cực được đẩy mạnh và chiếm doanh thu lớn so với mặt hàng Hồi Điều này có thể lý giải do mặt hàng Gừng và Quế đa dạng về mẫu mã, giá cả, phân loại hơn hẳn, giúp việc xuất khẩu đến các thị trường lớn: Ấn Độ, Trung Quốc, - các thị trường rộng lớn, và cũng có xu hướng yêu thích hàng giá rẻ - được đẩy mạnh
Hình 2.1: Cơ cấu doanh thu của lĩnh vực xuất khẩu nông sản gia vị giai đoạn 2021 –
Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính
Tiếp đến, đối với lĩnh vực Tinh dầu thiên nhiên, nhóm 3 sản phẩm bán chạy nhất bao gồm: Tinh dầu Sả chanh Java, Tinh dầu Quế, Tinh dầu Pơ mu Tổng doanh thu của
3 sản phẩm này đã chiếm tới hơn 60% doanh thu trong lĩnh vực tinh dầu Điều này được lý giải bởi đây đều là các loại tinh dầu mà Việt Nam có lợi thế trong vùng trồng và sản xuất Không chỉ vậy, trong nước, đây cũng là 3 loại sản phẩm được ưa chuộng nhất bởi mùi thơm đặc trưng và giá thành hợp lý Nhận thức được điều này, gần đây, công ty đã tập trung lớn vào xây dựng dây chuyền sản xuất của 3 loại tinh dầu thiên nhiên này, khiến cho hoạt động kinh doanh trở nên càng hiệu quả hơn, doanh thu cũng tăng thêm từ đó Bên cạnh đó, công ty cũng có rất nhiều sản phẩm tinh dầu được ưa chuộng khác: Tinh dầu vỏ bưởi, Tinh dầu húng quế,…
Hình 2.2: Cơ cấu doanh thu của lĩnh vực xuất khẩu tinh dầu thiên nhiên giai đoạn
Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính
2.2.4 Thị trường xuất khẩu chính
Trong hơn 10 năm hoạt động, công ty đã xuất khẩu tổng cộng tới 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, UAE và Ấn Độ
Bảng 2.5: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của các thị trường xuất khẩu chính giai đoạn 2021 – 2023
Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính
Dễ thấy, hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc và đây cũng là thị trường đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của công ty, từ 17.9%
(2021) lên 20.78% (năm 2023) Điều này được được lý giải bởi thị trường Trung Quốc
18 là một thị trường lớn, sức tiêu thụ mạnh Không chỉ vậy, với lợi thế địa lý sát cạnh Việt Nam, giúp cho việc tiếp cận đến thị trường này cũng phần nào dễ dàng hơn
Tiếp theo là thị trường Ấn Độ và UAE Đây cũng hai thị trường lớn mà công ty đang xuất khẩu sang, chiếm khoảng 14% doanh thu (năm 2023) Với đặc điểm thị trường rộng lớn không kém cạnh Trung Quốc, đây còn là hai quốc gia rất nổi tiếng về văn hóa tiêu thụ các sản phẩm nông sản gia vị trên thế giới
Thuộc top 5 các thị trường xuất khẩu chính, thị trường Mỹ và EU ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của công ty Đặc điểm thị trường chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm gia vị đã qua chế biến, có chất lượng cao: gừng đông lạnh, gừng thái lát, hồi loại 1, vụ mùa thu, , đây sẽ là thị trường mà công ty đặc biệt chú trọng tới trong tương lai Ngoài ra, hai thị trường này cũng đang được công ty tích cực thực hiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tinh dầu thiên nhiên Bên cạnh các thị trường chính kể trên, một số thị trường quan trọng khác của công ty: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đang tiếp tục được đẩy mạnh.
Quy trình thực hiện nghiệp vụ kinh tế quốc tế của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội
Mặc dù mỗi một đơn hàng xuất khẩu lại có sự khác biệt nhất định trong quá trình thực hiện Tuy nhiên, quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội được thực hiện dưới các bước cơ bản sau:
Bước 1: Đàm phán và Ký kết Hợp đồng
Sau giai đoạn chào hàng và đàm phán, quá trình ký kết Hợp đồng sẽ được khởi động bởi cả hai bên - khách hàng và công ty Với tính chất của hoạt động kinh tế quốc tế, có hai phương thức thực hiện đàm phán và ký kết như sau:
Cách 1: Đàm phán và ký kết trực tiếp: Trong trường hợp này, khách hàng nước ngoài sẽ đến trực tiếp tại công ty, thực hiện việc thăm quan nhà máy và xem mẫu sản phẩm Sau đó, cả hai bên sẽ thảo luận và thống nhất các điều khoản, cuối cùng ký kết Hợp đồng
19 trực tiếp Phương pháp này thường được áp dụng đặc biệt cho các khách hàng mới, những đối tác mà đây là lần giao dịch đầu tiên
Cách 2: Trao đổi qua mạng xã hội hoặc email: Trong trường hợp này, hai bên sẽ thực hiện quá trình đàm phán và trao đổi thông tin thông qua các ứng dụng mạng xã hội hoặc email Sau đó, công ty sẽ soạn thảo Hợp đồng và gửi cho khách hàng ký kết, thống nhất các điều kiện liên quan Phương pháp này thường được áp dụng đối với các khách hàng đã từng có quan hệ giao dịch trước đó hoặc có độ tin cậy cao
Bước 2: Lập kế hoạch điều phối và giao hàng
Sau khi đã hoàn tất quá trình ký kết và đồng thuận về các điều khoản trong hợp đồng, bộ phận kinh doanh sẽ thông báo cho bộ phận sản xuất để bắt đầu chuẩn bị hàng hóa Tiếp theo, quá trình lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng sẽ được thực hiện Thông thường, công ty sẽ sử dụng dịch vụ vận tải đường biển để chuyển giao sản phẩm
Bước 3: Tổ chức quá trình thuê tàu và chuẩn bị các giấy tờ liên quan Để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ, công ty sẽ hợp tác chặt chẽ với đối tác forwarder Cụ thể, công ty sẽ thuê các công ty forwarder thực hiện các hoạt động quan trọng như thuê tàu, đặt chỗ, tạo vận đơn, và thu thập vận đơn gốc Đồng thời, công ty sẽ chuẩn bị các chứng từ quan trọng liên quan đến quá trình xuất khẩu: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói kê khai hàng hóa, và các giấy chứng nhận khác như kiểm nghiệm, khai báo xuất xứ, khai báo hải quan, và các tài liệu khác có liên quan
Bước 4: Thực hiện thủ tục thông quan và theo dõi lô hàng Đa số các lô hàng xuất khẩu của công ty đều thực hiện theo phương thức giao hàng FOB/ CIF nên công ty sẽ thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu Các thông tin trên tờ khai bao gồm loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa, và nước nhập khẩu, cần được kê khai đầy đủ và chính xác, nhằm tạo thuận
20 lợi cho quá trình thông quan hàng hóa Sau khi hàng hóa được thông quan, công ty sẽ tiếp tục theo dõi quá trình vận chuyển của lô hàng, cập nhật trạng thái lô hàng liên tục cho khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh
Bước 5: Theo dõi công nợ và thanh toán các khoản thu chi
Công ty cần thường xuyên thực hiện hoạt động theo dõi công nợ để đảm bảo việc thu chi được quản lý hiệu quả Chủ yếu phương thức thanh toán của công ty là TTR kết hợp với TT hoặc LC nên phòng Kế toán cần liên tục cập nhật về tình hình công nợ đối với khoản tiền còn lại sau khi giao hàng Bên cạnh đó, công ty cũng cần cập nhật các khoản phải chi trả cho công ty đối tác forwarder
Bước 6: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Để đảm bảo hoạt động hợp tác trong lâu dài, cả hai phía đều sẵn sàng thực hiện các hoạt động sau bán, cam kết giải quyết các khiếu nại và vi phạm hợp đồng đến từ bất kỳ phía nào
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đánh giá chung tình hình hoạt động của công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội
Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội đã gặt hái được những thành công cụ thể, đặc biệt là trong giai đoạn 2021
Thứ nhất, Doanh thu và Lợi nhuận đều tăng trưởng ở mức khả quan trong 3 năm gần đây Đây là một thành công hết sức to lớn và nổi bật mà bất kì công ty nào cũng hướng đến, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, biến động sau đại dịch Covid - 19 Với sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, sự tăng trưởng trong doanh thu và lợi nhuận là một dấu hiệu tích cực trong tương lai, cho thấy tiềm năng phát triển của công ty
Thứ hai, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm, mặt hàng của mình Để mở rộng lượng khách hàng của mình hơn, các mặt hàng cũng ngày càng được đa dạng hóa hơn Hiện nay, đối với nông sản, công ty có tổng cộng hơn 15 phân loại sản phẩm khác nhau Còn đối với tinh dầu, công ty có tới 50 loại tinh dầu, dầu nền khác nhau Chắc chắn, trong tương lai tới, công ty sẽ mở rộng và đa dạng các mặt hàng của mình hơn nữa
Thứ ba, Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng Hơn 10 năm trong ngành, từ một công ty nội địa, công ty đã tiếp cận tới hơn 20 thị trường các nước trên thế giới Không chỉ vậy, hoạt động xuất khẩu còn được mở rộng hơn khi tiếp cận đến đa dạng các thành phố lớn trong các nước đó Chẳng hạn, tại Mỹ, sản phẩm tinh dầu đã có thể đến các thành phố lớn: New York, Los Angeles, California, Còn tại Trung Quốc, công ty đã tiếp cận tới hơn 16 thị trường các tỉnh, thành phố trọng điểm của Trung Quốc: Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến,
Thứ tư, Tối ưu hóa và kiểm soát sâu hơn quy trình sản xuất Với sự đầu tư ngày càng lớn vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như các cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tại các nhà máy chế biến tinh dầu và chế biến nông sản gia vị, công ty đã từng bước kiểm soát tốt hơn các khâu trong quá trình xuất khẩu Không chỉ vậy, khi hoạt động kinh doanh được mở rộng, quy trình sản xuất cũng được tối ưu hóa hơn, tận dụng được lợi thế cạnh tranh về quy mô
Thứ năm, Đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp , nắm vững chuyên môn
Hơn 60% nhân viên tốt nghiệp Cao đẳng, trung cấp trở nên, trong đó, có rất nhiều nhân viên đã gắn bó trên 5 năm tại công ty Những nhân tố này góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp, hiệu quả phục vụ cho hoạt động hàng ngày của công ty Không chỉ vậy, đội ngũ lao động dưới 35 tuổi của công ty rất lớn, chiếm trên 65% lao động, giúp cho hoạt động của công ty cũng luôn được cập nhật, cải tiến, nắm bắt được những xu thế của thị trường nhanh nhất Đây chính là lực lượng lao động tương đối trẻ, nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng, sức cống hiến khi làm việc
Bên cạnh những thành công đạt được, công ty cũng còn gặp một số những khó khăn trong quá trình hoạt động
Thứ nhất, cơ cấu các sản phẩm nông sản gia vị chưa thực sự đa dạng so với các công ty cùng ngành Hiện nay, công ty đang kinh doanh hơn 15 phân loại mặt hàng, thuộc 3 nhóm mặt hàng chính: Gừng - Quế - Hồi Con số này được coi là khá thấp so với các công ty trong cùng ngành Đặc biệt, đối với ngành nông sản gia vị, cần yêu cầu đến sự phong phú, đa dạng về các nhóm mặt hàng khác nhau: Tiêu đen, Ớt, Nguyệt quế, Bạch đậu khấu, để có thể kết hợp chúng lại với nhau
Thứ hai, các mặt hàng nông sản gia vị chủ yếu vẫn được xuất khẩu dưới dạng thô Chẳng hạn, đối với sản phẩm Gừng tươi, công ty mới tham gia vào quá trình thu mua trong nước và mang về xưởng để rửa bớt tạp chất, sau đó đóng gói, xuất khẩu luôn
23 sang các thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, UAE, Điều này là một rào cản lớn khi muốn tiếp tục con đường xuất khẩu nông sản trong lâu dài cũng như khiến biên lợi nhuận thấp
Thứ ba, Thị trường xuất khẩu còn phụ thuộc lớn vào các thị trường: Trung Quốc, UAE, Ấn Độ - những thị trường thuộc phân khúc trung bình Chỉ riêng 3 thị trường này đã chiếm tới gần 50% tổng doanh thu trong năm 2023 và có thể sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đòi hỏi sự đa dạng hóa cả về thị trường để giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động
3.1.3 Nguyên nhân Để giải thích cho các khó khăn mà công ty đang gặp phải, một số nguyên nhân được kể đến như:
Một, hoạt động marketing vào các thị trường phân khúc cao cấp chưa thực sự hiệu quả Hiện tại, công ty đang thực hiện các chiến dịch truyền thông qua nhiều kênh khác nhau: mạng xã hội (Email, Facebook, Linkedln, ), hội chợ, triển lãm, Tuy vậy, hoạt động này mới chỉ chủ yếu tập trung tiếp cận được nhóm khách hàng trong khu vực châu Á Lượng khách hàng đến từ khu vực châu Âu, Mỹ, Úc, vẫn còn chưa nhiều, mặc dù đây đều là các thị trường hết sức tiềm năng
Hai, hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm liên quan đến nông sản gia vị còn chưa được chú trọng đúng với quy mô của nó mang lại Khi so sánh với sự đa dạng của các sản phẩm tinh dầu của công ty, dễ nhận thấy, hoạt động nghiên cứu các sản phẩm mới về lĩnh vực nông sản gia vị còn rất khiêm tốn Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các thị trường xuất khẩu cũng rất cần thiết, từ đó mới có thể định hướng hoạt động xuất khẩu hiệu quả hơn
Ba, quản lý hoạt động của công ty vẫn chưa được định hình rõ ràng, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên Hiện tại, công ty đang hoạt động trong hai lĩnh vực: nông sản gia vị và tinh dầu Những lĩnh vực này đều đòi hỏi sự chăm sóc và tiếp cận khách hàng theo cách khác nhau Tuy nhiên, phòng Kinh doanh của công ty vẫn
24 duy trì việc hoạt động đồng thời trong cả hai lĩnh vực, làm cho quá trình làm việc trở nên phức tạp hơn Điều này dẫn đến khả năng nhầm lẫn cao và sự thiếu tập trung vào thị trường quan trọng Để cải thiện hiệu suất, cần thiết phải thực hiện sự phân chia rõ ràng và hợp lý giữa các nhóm đối tượng khách hàng, nhằm tối ưu hóa quy trình kinh doanh trong từng lĩnh vực
Bốn, tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường cao cấp: EU, Nhật Bản, Mỹ đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng, an toàn và môi trường Điều này tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp, giảm khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu do yêu cầu chi phí và công nghệ cao, cũng như đòi hỏi nghiêm ngặt về quản lý sản xuất và tuân thủ quy định
3.2 Vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty
Thứ nhất, tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, marketing hiệu quả, tiếp cận tốt hơn tới các thị trường cao cấp hơn: EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc,
Đề xuất vấn đề nghiên cứu
Từ quá trình nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội kết hợp với những đánh giá các vấn đề còn tồn tại của công ty, nguyên nhân của từng vấn đề, em xin đề xuất 02 đề tài nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp như sau:
25 Đề tài 1: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội Đề tài 2: Tác động của Hiệp định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản gia vị sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tinh dầu Thiên nhiên Hà Nội