1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty cổ phần may đức hạnh

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp
Tác giả Trần Đoàn Hương Giang
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Vi Lê
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC HẠNH (7)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (7)
      • 1.1.1. Sơ lƣợc về công ty (7)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (7)
    • 1.2. Lĩnh vực kinh doanh (8)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực (9)
      • 1.3.1. Cơ cấu tổ chức (9)
      • 1.3.2. Cơ cấu nhân sự (12)
    • 1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật (15)
    • 1.5. Tình hình tài chính của doanh nghiệp (15)
  • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN (17)
    • 2.1. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh (17)
    • 2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh (20)
      • 2.2.1. Tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh (20)
      • 2.2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh (24)
    • 2.3. Quy trình nghiệp vụ kinh doanh của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh (27)
      • 2.3.1. Quy trình nhập khẩu nguyên, phụ liệu may mặc của công ty (27)
      • 2.3.2. Quy trình xuất khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh (28)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh (30)
      • 3.1.1. Những thành công đã đạt đƣợc (30)
      • 3.1.2. Những điểm hạn chế của công ty (31)
      • 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế (32)
    • 3.2. Đề xuất một số vấn đề nghiên cứu (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

9CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC HẠNH .... Trong quá trình thực tập, em đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa K

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC HẠNH

Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1 Sơ lƣợc về công ty

Bảng 1.1: Thông tin về Công ty Cổ phần May Đức Hạnh

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC HẠNH

Tên quốc tế DUC HANH GARMENT JOINT STOCK COMPANY Địa chỉ công ty Xã Trung Lương, Huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam, Việt

Người đại diện GOH BOON HENG – Tổng giám đốc Điện thoại 0982301936

Ngành nghề kinh doanh Sản xuất hàng may mặc

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính CTCP May Đức Hạnh

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần may Đức Hạnh đƣợc hình thành theo Luật Doanh nghiệp và đƣợc phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tƣ Tỉnh Hà Nam cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh ngày 30/6/2010 với loại hình là Công ty Cổ phần

Công ty Cổ phần may Đức Hạnh là một trong những công ty thành viên của Tổng công ty Đức Giang (DUGARCO) có trụ sở chính đặt tại số 59, Phố Đức Giang, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

Ngày 30/6/2010, Công ty Cổ phần may Đức Hạnh đƣợc thành lập với vốn điều lệ là 61.224.500.000 đồng Công ty Cổ phần may Đức Hạnh hiện có 3 xí nghiệp may với 19 chuyền may đồng bộ, hiện đại và hơn 1.000 lao động

Với định hướng phát triển mở rộng hình thức kinh doanh theo xu hướng hợp tác cùng phát triển, năm 2015 Tổng công ty Đức Giang đã đàm phán và ký kết hợp

2 tác cùng Tập đoàn quốc tế Luen Thai Hồng Kông Trong đó, Hội đồng quản trị công ty liên doanh gồm 7 thành viên, Luen Thai có 4 thành viên, nắm giữ 51% cổ phần và Đức Hạnh có 3 thành viên, nắm giữ 49% cổ phần Sự kiện này đánh dấu bước khởi động của Tổng công ty Đức Giang (Dugarco) trong chiến lược vượt qua thách thức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập sâu thị trường dệt may thế giới, và đón đầu cơ hội của Việt Nam trước khi các Hiệp định thương mại tự do được thực thi

Ngày nay Công ty Cổ phần May Đức Hạnh còn là đối tác sản xuất chính cho các thương hiệu uy tín như Polo Ralph Lauren và Chaps Mỗi năm Đức Hạnh có thể cung ứng khoảng 2,2 triệu sản phẩm, đáp ứng mọi yêu cầu và tiêu chuẩn chất lƣợng của khách hàng.

Lĩnh vực kinh doanh

Hiện nay, với đội ngũ nhân lực trẻ năng động, nhiệt huyết cùng với sự lãnh đạo tài tình của Ban giám đốc, công ty ngày càng mở rộng và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) Ngoài ra công ty còn kinh doanh một số lĩnh vực khác như: vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận tải hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa, dịch vụ lưu trú ngắn ngày,

Bảng 1.2: Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần May Đức Hạnh

Mã ngành Ngành kinh doanh

13220 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)

4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

5022 Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa

5510 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

82990 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chƣa đƣợc phân vào đâu

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính CTCP May Đức Hạnh

Cơ cấu tổ chức và nguồn lực

Công ty Cổ phần May Đức Hạnh có một đội ngũ ban lãnh đạo và nhân viên chuyên nghiệp, đƣa ra quyết định từ Hội đồng quản trị đến Ban giám đốc, đến trưởng phòng của các phòng ban khác Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhƣng vẫn gắn kết chặt chẽ với nhau để đảm bảo hoàn thành công việc đƣợc đề ra

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính CTCP May Đức Hạnh

 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Phòng tổ chức hành chính

Phòng nghiên cứu và phát triển

Hội đồng quản trị: quyết định về chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty Giám sát và chỉ đạo Giám đốc hoặc người quản lý trong điều hành công việc sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty

Ban giám đốc: là bộ phận đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Có nhiệm vụ tuyển dụng, giám sát, đánh giá và bồi dƣỡng quản lý

Phòng tổ chức hành chính: nhiệm vụ là định hướng phát triển nhân sự trong từng thời kỳ, kiện toàn đội ngũ nhân sự trong các đơn vị Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động như: chế độ tiền lương, bảo hiểm, thôi việc, an toàn vệ sinh lao động Quản lý hồ sơ, tài liệu pháp lý, thông tin liên lạc, phổ biến các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và Công ty Bảo đảm an ninh trật tự trong công ty

Phòng kế toán: Quản lý phần vốn của công ty, xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, hàng năm theo quy định Tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính, hạch toán kế toán trong sản xuất kinh doanh Đồng thời thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước Phân tích hoạt động kinh doanh, đề xuất các biện pháp quản lý, điều hành thích hợp giúp Tổng giám đốc chỉ đạo kịp thời

Phòng kế hoạch: Đảm bảo thực hiện toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị liên quan Quản lý kho nguyên phụ liệu, thành phẩm, hòm hộp theo đúng yêu cầu của hệ thống chất lượng Kiểm soát hoạt động mua hàng, lưu giữ hồ sơ mua hàng, hồ sơ nhà cung ứng

Ban cơ điện: Chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp điện, nước, hơi phục vụ sản xuất Hướng dẫn lắp đặt, kiểm soát, hiệu chỉnh và sửa chữa các thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm, các thiết bị áp lực và toàn bộ trang thiết bị phục vụ sản xuất Giám sát việc thực hiện các nội quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong công ty

Phòng nghiên cứu và phát triển: Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng để triển khai may mẫu cho các đơn hàng Nghiên cứu, chế tạo các loại cỡ, giá, form phục vụ sản xuất Xây dựng đơn giá và ban hành thiết kế chuyền cho các đơn hàng sản xuất Kiểm tra và giám sát chất lƣợng hàng hóa trên chuyền Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm

Phòng QA: Kiểm soát chất lƣợng sản phẩm từ khâu đầu vào đến khi xuất hàng Báo cáo về chất lƣợng sản phẩm lên hệ thống của khách hàng sau mỗi lần kiểm tra

Các xí nghiệp cắt, may: Tổ chức và điều hành sản xuất theo kế hoạch và lệnh sản xuất của công ty Xây dựng tiến độ sản xuất, năng suất để đáp ứng kế hoạch và thời gian lao động do công ty đề ra Phối hợp với các phòng chức năng trong việc kiểm soát nguyên phụ liệu để sản xuất và giao hàng đúng thời hạn

Tính đến thời điểm 31/12/2023, Công ty có tổng 1040 nhân sự trong đó có 40 cán bộ nhân viên khối văn phòng và 1000 công nhân lao động Về phía cán bộ nhân viên khối văn phòng chủ yếu đều là cử nhân tốt nghiệp các chuyên ngành về xuất nhập khẩu, logistics, kế toán, quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh… từ các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước, đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và có thời gian gắn bó lâu dài với Công ty Đây là một thế mạnh của Công ty khi sở hữu nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ có sự gắn bó, thấu hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty, giúp Công ty ngày càng gắn kết và phát triển

Bảng 1.3: Cơ cấu nhân sự của công ty Cổ phần may Đức Hạnh năm 2023

STT Tiêu chí Số lượng (Người) Tỷ trọng (%)

I Theo trình độ lao động

3 Phòng tổ chức hành chính 06 0,58%

6 Phòng nghiên cứu và phát triển 07 0,67%

9 Các xí nghiệp cắt, may 1000 96,15%

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Từ bảng Cơ cấu nhân sự của công ty Cổ phần may Đức Hạnh trong năm 2023, chúng ta có thể thấy tỷ lệ nhân sự có trình độ Đại học chiếm khoảng 3,6%, tỷ lệ nhân sự có trình độ Cao đẳng chiếm khoảng 0,3% và Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất là 96,1% Đức Hạnh là công ty sản xuất xuất khẩu hàng may mặc, chính vì vậy nhân sự có trình độ Đại học, Cao đẳng chủ yếu thuộc khối văn phòng, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhƣng đƣợc đánh giá có trình độ chuyên môn cao, là đội ngũ nòng cốt trong việc điều hành phát triển doanh nghiệp Còn lại đa số là lao động phổ thông từ các xí nghiệp cắt may với các công nhân có tay nghề cao, đƣợc đào tạo bài bản

Với đặc thù công việc cần sự khéo léo, tỉ mỉ nên cơ cấu nhân sự thuộc giới tính nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam, nhân sự nữ chiếm 67,3%, nhân sự nam chiếm khoảng 32,7% Cơ cấu nhân sự ở độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất khoảng 24,2% và nhân sự trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 39,7% Sở dĩ nhân sự trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nhân sự của Công ty là vì đây là nhóm nhân sự rất giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn Đặc biệt trong các xí nghiệp may đều yêu cầu những thợ may lành nghề nên dễ dàng nhận thấy nhóm độ tuổi nhân sự trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất Nhấn mạnh vào việc phát triển đội ngũ nhân lực cũng như đảm bảo thu nhập cho người lao động, công ty Cổ phần May Đức Hạnh luôn tập trung thu hút nhân lực, thực hiện các chính sách về lương thưởng rõ ràng đảm bảo quyền lợi cho công nhân và người lao động

Về cơ cấu nhân sự phân theo các phòng ban chủ yếu là công nhân từ các xí nghiệp cắt may chiếm 96,1%, khối văn phòng chỉ chiếm khoảng 3,9% Trong đó phòng kế hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nhân sự thuộc khối văn phòng là

10 người, với vai trò lên kế hoạch sản xuất, thực hiện toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Ngoài ra công ty cũng không tốn quá nhiều chi phí phí cho nhân sự cấp cao khi Ban lãnh đạo của công ty chỉ có 2 người và 6 trưởng phòng ban

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện nay, công ty Cổ phần may Đức Hạnh đƣợc đặt tại Cụm Công nghiệp huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam với diện tích nhà xưởng 12.000 Đây là nơi sản xuất các sản phẩm may mặc như áo sơ mi Kho và xưởng đều được đầu tư đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu công việc của cán bộ, công nhân viên Số lƣợng máy móc (gồm máy may, máy đính cúc, máy dò kim, máy hút, máy kiểm vải, máy kim, máy thùa, máy cắt) là 598 máy

Ngoài ra Công ty cũng trang bị đầy đủ cơ sở vật chất nhƣ bàn ghế làm việc, máy tính bàn có kết nối Internet cho nhân viên khối văn phòng Các phòng ban đƣợc chia làm các khu vực khác nhau, đều có hệ thống chiếu sáng tốt, điều hòa, quạt và máy lọc nước Công ty cũng chuẩn bị đầy đủ máy fax, máy in, phòng bếp với đầy đủ đồ dùng phục vụ bữa trƣa, chỗ nghỉ ngơi cho cán bộ, công nhân viên công ty.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Bảng 1.4 Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh giai đoạn 2020 –

CƠ CẤU TÀI SẢN DOANH NGHIỆP

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 9 tháng đầu năm

2023 Tổng tài sản 207.750.677.627 265.730.220.553 363.917.291.548 186.980.730.259 Tài sản ngắn hạn 148.467.784.322 208.772.007.387 303.507.722.381 140.467.890.143 Tài sản dài hạn 59.282.893.305 56.958.213.166 60.409.569.167 46.512.840.116

Có thể thấy, tổng tài sản của công ty có sự gia tăng qua các năm Tổng tài sản năm 2021 là 265.730.220.553 VNĐ, tăng 57.979.542.926 VNĐ tương ứng với tăng 27,9% so với năm 2020 Đến năm 2022, tổng tài sản tiếp tục có sự gia tăng, đạt mức 363.917.291.548 VNĐ, tăng 98.187.070.995 VNĐ, tương ứng với tăng 37,03% so với năm 2021 Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng tài sản của công ty đạt 186.980.730.259 VNĐ Nhƣ vậy, tổng tài sản tăng lên đã thể hiện việc gia tăng quy mô sử dụng vốn góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty

Dễ dàng nhận thấy, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của công ty, đồng thời cũng có sự gia tăng mạnh qua từng năm Năm 2021, tài sản ngắn hạn chiếm tới 71,5% tổng tài sản của công ty, đến năm 2022 tài sản ngắn hạn tiếp tục gia tăng và chiếm 83,4% tổng tài sản công ty Trong 3 quý đầu năm 2023, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tài sản doanh nghiệp với tỉ lệ 75,1% Đối với tài sản dài hạn có sự biến động qua các năm Trong năm 2020, tài sản dài hạn chiếm tỉ lệ 28,5% so với tổng tài sản nhƣng đến năm 2021 tài sản dài hạn giảm nhẹ còn 21,4% so với tổng tài sản Đến năm 2022, tài sản dài hạn dù đã có sự gia tăng trở lại nhƣng chỉ chiếm 16,6% tổng tài sản Đối với 9 tháng đầu năm

2023, tài sản dài hạn chiếm tỉ lệ khoảng 22,9% tổng tài sản

Nhìn chung sự phân bố cơ cấu tài sản của công ty là hợp lý, sự tăng giảm trong cơ cấu tài sản là phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của công ty trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19 và tình hình suy thoái kinh tế thế giới khiến doanh nghiệp không thể tiến hành việc mở rộng kinh doanh trong những năm gần đây

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Công ty Cổ phần may Đức Hạnh kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nhưng ngành nghề chính là thương mại và sản xuất Theo đó, công ty sẽ sản xuất những sản phẩm theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng đối với những đơn hàng gia công hoặc sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nhƣ áo sơ mi, áo jacket… Sản phẩm cung cấp cho khách hàng luôn đảm bảo tính ổn định về số lƣợng, chất lƣợng, mẫu mã, kiểu dáng Đặc biệt luôn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe từ các đối tác đến từ các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Trong 4 năm trở lại đây, kết quả hoạt động kinh doanh của Đức Hạnh luôn đạt sự tăng trưởng qua các năm bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và suy thoái kinh tế

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may Đức Hạnh giai đoạn 2020-9 tháng đầu năm 2023

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 9 tháng đầu năm

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán 187.978.720.390 346.312.035.315 579.857.801.807 256.315.784.217

12 hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguồn: Phòng kế toán CTCP may Đức Hạnh

Từ bảng khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2020-2022, chúng ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tăng đều qua các năm Cụ thể: Trong năm 2020, doanh thu của Công ty đạt 187.978.720.390 VNĐ, bước sang năm 2021, doanh thu của công ty đã tăng lên và đạt 346.312.035.315 VNĐ, tăng lên 158.333.314.925 (tăng 84,23%) Hoạt động kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021 là bởi dịch Covid 19 đã được đẩy lùi, nền kinh tế bước đầu có sự khởi sắc và doanh nghiệp đã có những chiến lƣợc, kế hoạch phục hồi hoạt động của mình, đặc biệt là sau những thách thức của chuỗi thời gian phải duy trì giãn cách xã hội

Bước sang năm 2022, doanh thu của Công ty đạt 579.867.261.625 VNĐ, tăng 233.555.226.310 VNĐ so với năm 2021, tương ứng với tăng 67,4% Doanh thu năm

2022 của Công ty vẫn có sự tăng trưởng dù không tăng mạnh bằng giai đoạn 2020-

2021 Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 256.315.784.217 VNĐ, có sự giảm nhẹ so với năm 2022 Lý giải cho điều này là do cuối năm 2022 sang đến các quý đầu năm 2023, suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho tăng trưởng thương mại của năm 2023 yếu, tổng cầu suy giảm khiến các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá cũng giảm khiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước không tránh khỏi sự ảnh hưởng trực tiếp Tuy nhiên nhìn chung trong 4 năm vừa qua, Đức Hạnh có kết quả kinh doanh rất tích cực, thể hiện sự phát triển của Công ty

Về lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng dần qua các năm Năm 2020 lợi nhuận sau thuế của Đức Hạnh là 10.228.461.992 VNĐ,

14 năm 2021 lợi nhuận sau thuế của công ty là 24.099.025.427 VNĐ, tăng khoảng 13,87 tỷ VNĐ tương đương với tăng 135,6% so với năm 2020 Bước sang năm

2022, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 32.693.886.981 VNĐ, tăng khoảng 8,6 tỷ VNĐ, tương đương với tăng 35,7% so với năm 2021 Lợi nhuận sau thuế của 9 tháng đầu năm 2023 đạt 13.326.156.968 VNĐ có sự giảm nhẹ so với 2022, tuy nhiên vẫn đạt mức cao hơn so với năm 2020 Nhƣ vậy có thể thấy, bất chấp sự ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 và suy thoái kinh tế, doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh vẫn tăng qua các năm trong giai đoạn 2020-2023 Điều này cho thấy ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm và điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh trong từng thời kỳ phù hợp với sự biến đổi của môi trường, xã hội, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

2.2.1 Tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Công ty Cổ phần may Đức Hạnh chủ yếu nhập khẩu các nguyên phụ liệu đầu vào để phục vụ cho việc sản xuất thành phẩm nhƣ: vải, chỉ, dây dệt, cúc đính, thẻ bài, ghim kim loại, túi PE… Dưới đây là tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và các thị trường nhập khẩu chính của Công ty trong giai đoạn 2020-2023

Hình 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh giai đoạn 2020-2023

Nguồn: Phòng Kế hoạch CTCP may Đức Hạnh

Từ biểu đồ trên có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của Đức Hạnh có xu hướng tăng qua các năm từ năm 2020 - năm 2023 Trong năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 108 tỷ VNĐ, bước sang năm 2021, kim ngạch nhập khẩu tăng lên và đạt hơn 192 tỷ VNĐ, tăng hơn 84,6 tỷ VNĐ, tương ứng với tăng 0,78% Năm

2021 khi đại dịch Covid 19 đƣợc kiểm soát hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có dấu hiệu phục hồi, các đơn đặt hàng từ nước ngoài tăng lên dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất thành phẩm của Công ty tăng lên, từ đó kim ngạch nhập khẩu trong năm 2021 tăng 0,78% so với năm 2020

Tiếp đà tăng trưởng của năm 2021, sang năm 2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 368 tỷ VNĐ, tăng 175 tỷ VNĐ so với năm 2021 tương ứng với tăng 91,2% Kim ngạch nhập khẩu năm 2022 tăng mạnh là do một số Hiệp định Thương mại Việt Nam tham gia nhƣ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) đã bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2022 mở ra nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp dệt may nói riêng trong đó có Đức Hạnh

Tuy nhiên, tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty năm 2023 có sự giảm sút rõ rệt đạt 270,7 tỷ VNĐ, tương ứng với giảm 26,4% so với năm 2022 Có thể thấy tình hình suy thoái kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập

16 khẩu của Công ty, số lƣợng đơn đặt hàng giảm sút kéo theo hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất cũng giảm Dưới đây là các sản phẩm nhập khẩu chính của Công ty để phục vụ cho quá trình sản xuất trong giai đoạn 2020-

Bảng 2.2: Nguyên phụ liệu nhập khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh giai đoạn 2020 – 2023

Các nguyên phụ liệu nhƣ vải dệt thoi, chỉ may, cúc đính, bìa lƣng giấy đều được nhập chủ yếu từ Trung Quốc bởi đây là thị trường sở hữu nguồn nguyên liệu phong phú, giá thành hợp lí giúp công ty có thể tối ưu chi phí cho sản xuất Dưới đây là một số thị trường nhập khẩu chính của Công ty

Bảng 2.3: Các thị trường nhập khẩu chính của Công ty Cổ phần may Đức

Tỷ trọng Trung Quốc 78.108 72,27% 113.832 59,07% 278.805 75,72% 161.033 59,48% Đài Loan 22.178 20,52% 1.071 0,56% 1.894 0,51% 28.648 10,58% Ấn Độ 891,46 0,82% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

Thái Lan 717,69 0,66% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Philippines 3.915 3,62% 30,67 0,02% 46,61 0,01% 24,3 0,01% Nhật Bản 93,18 0,09% 460,8 0,24% 672,29 0,18% 557,3 0,21%

Nguồn: Phòng Kế hoạch CTCP may Đức Hạnh

Qua bảng số liệu này, ta có thể thấy Công ty hiện đang nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc từ một số quốc gia nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Philippines, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Việt Nam (nhập khẩu tại chỗ)… Trong đó Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lƣợt qua các năm từ năm 2020 đến năm 2023 là 72,27%; 59,07%; 75,72% và 59,48% Các nguyên phụ liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc gồm có vải dệt thoi, chỉ may, cúc đính, bìa lưng giấy bởi đây là thị trường sở hữu nguồn nguyên liệu với giá cả rất phải chăng và có chất lƣợng tốt Đây cũng là lý do khiến kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc và Đài Loan có sự chênh lệch so với các nước khác như Mỹ, Đức, Indonesia hay Philippines Các nước này không có nhiều chính sách ƣu đãi và điều kiện vận chuyển khó khăn vì khoảng cách xa cùng

18 với nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu của Công ty với các thị trường này không cao nên dẫn đến tỷ trọng nhập khẩu thấp

Ngoài ra, Đức Hạnh nhập khẩu tại chỗ một số nguyên phụ liệu khác nhƣ nhãn vải, thẻ bài giấy Tỷ trọng nhập khẩu tại chỗ trong năm 2020 chiếm 1,72%, năm

2021 tăng lên và chiếm 40,08%, năm 2022 chiếm 22,41% và năm 2023 chiếm 27,11% tổng tỷ trọng nhập khẩu Nhập khẩu tại chỗ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các thị trường nhập khẩu là do việc nhập khẩu tại chỗ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí, thời gian vận chuyển hàng hoá đồng thời doanh nghiệp vẫn được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%

2.2.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Công ty Cổ phần may Đức Hạnh trực thuộc tổng công ty Đức Giang, với nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm sản xuất áo sơ mi nam dài tay và ngắn tay Chính vì vậy, sản phẩm xuất khẩu của Công ty là áo sơ mi nam Dưới đây là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và các thị trường xuất khẩu chính của Công ty trong giai đoạn 2020-2023

Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh giai đoạn

Nguồn: Phòng Kế hoạch CTCP may Đức Hạnh

Từ biểu đồ trên có thể thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh đều tăng qua mỗi năm Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 218,8 tỷ VNĐ, đến năm 2021 con số này đã tăng lên và đạt 351,2 tỷ VNĐ, tăng 132,4 tỷ VNĐ (tăng 60,6%) Bước sang năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tiếp tục tăng lên và đạt 579,1 tỷ VNĐ, tăng 227,9 tỷ VNĐ, tăng 64,9% so với năm 2021 Sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19 đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng may mặc Khi các thị trường tiêu thụ chính ổn định trở lại nhƣ Hoa Kỳ, Đài Loan, Trung Quốc, Công ty Đức Hạnh đã có thể được hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng cho sản phẩm may mặc Ngoài ra, việc tham gia các FTA cũng đã tạo ra các ưu đãi về cắt giảm thuế quan giúp tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam, hàng dệt may được hưởng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi tới 0% mang lại lợi thế cạnh tranh lớn Một số FTA có ảnh hưởng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 30/12/2018 tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ 01/08/2021, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), Trung Quốc gia nhập RCEP dẫn đến quy tắc xuất xứ sợi hoặc vải trở đi của RCEP sẽ dễ đáp ứng hơn điều kiện về

20 quy tắc xuất xứ trong CPTPP đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có Đức Hạnh

Bước sang năm 2023, tình hình xuất khẩu hàng hoá có sự giảm sút nhẹ Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2023 ƣớc đạt 489,2 tỷ VNĐ, giảm 15,5% so với năm 2022 Nhiều nền kinh tế lớn trong đó có Hoa Kì - thị trường xuất khẩu chủ yếu của Đức Hạnh, duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suy giảm; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng… ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu Nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2023 cũng bắt đầu mất đà phục hồi và ngày càng đuối Nhu cầu trong nước yếu, nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu giảm sút, khiến việc xuất khẩu hàng may mặc có sự giảm sút theo

Nhìn chung, trong 4 năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Đức Hạnh đều có xu hướng tăng, Công ty ngày càng chú trọng đầu tư vào năng lực sản xuất, nâng cấp công nghệ, và tăng cường quy trình sản xuất, để tăng hiệu suất và giảm chi phí, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty Cổ phần may Đức

Tỷ trọng Canada 1.402 0,64% 786,04 0,22% 734,73 0,13% 0 0,00% Trung Quốc 14.768 6,75% 29.845 8,50% 40.589 7,01% 44.151 9,03% Italia 17.849 8,16% 95.627 27,23% 126.715 21,88% 134.669 27,53% Nhật Bản 2.965 1,36% 16.896 4,81% 21.346 3,69% 42.400 8,67% Hàn Quốc 4.556 2,08% 16.582 4,72% 32.733 5,65% 43.671 8,93% Mexico 154,45 0,07% 0,00 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Đài Loan 51.764 23,66% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Hoa Kỳ 125.292 57,28% 191.501 54,52% 356.876 61,62% 223.997 45,79%

Nguồn: Phòng Kế hoạch CTCP may Đức Hạnh

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty Đức Hạnh Trong 4 năm liên tiếp, hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoảng từ 54 % đến 61%, đây vẫn là một trong những thị trường trọng điểm đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam Sau Hoa Kỳ, Italia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Đức Hạnh, chiếm tỷ trọng từ 8% đến 27% Đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đƣợc ký kết và có hiệu lực từ tháng 8/2020 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Italia đã có mức tăng trưởng rất tích cực.

Quy trình nghiệp vụ kinh doanh của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Dưới đây là quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Hình 2.3: Quy trình nhập khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Bước 1: Nhận thông báo hàng đến, kiểm tra vận đơn và thông báo hàng đến

Sau khi nhận đƣợc thông tin về hàng hoá nhập khẩu nhƣ kế hoạch đã xây dựng từ trước, bộ phận chứng từ của công ty sẽ nhận được thông báo hàng đến Bộ phận chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin trên thông báo hàng đến (Arrival Notice) và vận đơn để đảm bảo tính chính xác

Nhận thông báo hàng đến, kiểm tra vận đơn và AN

Liên hệ xin bộ chứng từ lô hàng nhập

Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan

Nhận hàng, vận chuyển hàng về công ty

Bước 2: Liên hệ xin bộ chứng từ lô hàng nhập

Công ty liên hệ xin đầy đủ bộ chứng từ lô hàng nhập khẩu từ Luenthai bao gồm: Hợp đồng thương mại (Sales Contract), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), phiếu đóng gói (Packing list), B/L, qua đó để đảm bảo đầy đủ giấy tờ trước khi tiến hành mở tờ khai hải quan

Bước 3: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan

Sau khi kiểm tra xong các chứng từ và tài liệu có liên quan, Công ty tiến hành mở tờ khai hải quan Công ty chuẩn bị đầy đủ, chính xác các chứng từ Sales contract, Commercial invoice, Packing list, B/L Sau đó bộ phận xuất nhập khẩu sẽ lên tờ khai Khi xuất trình hồ sơ cho hải quan, hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống

Bước 4: Nhận hàng, vận chuyển hàng về công ty

Sau khi tiến hành thanh lý tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ mang phiếu D/O để trình hải quan và cho xe rời khỏi cảng mang hàng về kho của công ty

2.3.2 Quy trình xuất khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Dưới đây là quy trình xuất khẩu sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Hình 2.4: Quy trình xuất khẩu của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

Nhận booking hàng và lấy container rỗng

Chuẩn bị, kiểm tra và đóng gói hàng xuất

Chuẩn bị bộ chứng từ và làm thủ tục hải quan

Hoàn thiện bộ chứng từ và gửi chứng từ cho người mua

Bước 1: Nhận booking hàng hóa và lấy container rỗng

Sau khi chốt lịch xuất hàng, Đức Hạnh sẽ nhận đƣợc transport confirmation và đem đi đổi lấy booking, sau đó lấy container rỗng

Bước 2: Chuẩn bị, kiểm tra và đóng gói hàng xuất

Sau khi đã nhận đƣợc booking, nhân viên phòng kế hoạch xuất nhập khẩu sẽ phối hợp cùng bộ phận công nhân đóng gói ở nhà máy để đóng hàng hoá theo đúng quy định

Bước 3: Chuẩn bị bộ chứng từ và làm thủ tục hải quan

Bộ phận xuất nhập khẩu sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm: tờ khai hải quan, hợp đồng ngoại thương, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá Đảm bảo các chứng từ này đƣợc điền đầy đủ và chính Các chứng từ này cũng giúp theo dõi và kiểm soát quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, đảm bảo rằng chúng đƣợc thực hiện theo quy định và tiêu chuẩn của quốc gia liên quan

Bộ phận xuất nhập khẩu sẽ lên tờ khai Khi xuất trình hồ sơ cho hải quan, hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống

Bước 4: Giao hàng cho tàu

Sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng, Đức Hạnh cung cấp Bill để hãng tàu làm vận đơn Việc giao hàng kết thúc khi Đức Hạnh đã nhận đƣợc vận đơn đường biển

Bước 5: Hoàn thiện bộ chứng từ và gửi chứng từ cho người mua

Nhân viên chứng từ hàng xuất sẽ hoàn thành bộ chứng từ thanh toán bao gồm: Hợp đồng thương mại (Sales Contract), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), phiếu đóng gói (Packing list), Vận đơn đường biển B/L, Chứng nhận xuất xứ C/O… Sau đó gửi lại bộ chứng từ cho người mua hàng nước ngoài Đồng thời cũng gửi cho họ file scan qua email

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh

3.1.1 Những thành công đã đạt đƣợc

Trong những năm gần đây, Công ty đã linh hoạt đáp ứng với nhu cầu của thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện các cải tiến và mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng mong muốn và sở thích của người tiêu dùng Điều này đã đóng góp vào việc tăng cường giá trị xuất khẩu sản phẩm của Công ty tại nhiều thị trường quốc tế, mở rộng phạm vi thị trường xuất khẩu của Công ty Cụ thể, một số thành tựu mà Công ty đã đạt đƣợc nhƣ sau:

Thứ nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh có xu hướng gia tăng liên tục qua các năm Quy mô thị trường, và lĩnh vực kinh doanh ngày càng được mở rộng theo hướng tích cực Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2020-2023 đều có sự gia tăng Sự tăng vọt trong năm 2022 cho thấy nỗ lực vƣợt bậc của công ty trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid 19 và trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới

Thứ hai, về khả năng mở rộng kinh doanh: Ngoài thị trường xuất khẩu trọng điểm là Hoa Kỳ, Công ty đang ngày càng mở rộng xuất khẩu sản phẩm may mặc sang các quốc gia khác trên thế giới nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường đã có trao đổi thương mại nhiều năm, không ngừng phát triển để chinh phục các thị trường khó tính như Italia, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Thứ ba, Công ty đã ứng dụng phần mềm FastReactFabric từ Coats Digital, giải pháp hàng đầu để lập kế hoạch vải tự động, thông minh và khép kín để theo dõi vải

1 cách hiệu quả hơn Đức Hạnh tối ƣu hóa các hoạt động, giảm lãng phí vải xuống còn 1,95% ngay sau khi phần mềm đƣợc đƣa vào sử dụng Lợi thế từ FastReactFabric tiếp tục đƣợc phát huy khi hiện tại, sau ba năm triển khai phần

25 mềm, lƣợng hao hụt vải tại Đức Hạnh đã giảm xuống chỉ còn 1,7% Nhờ vào việc sử dụng FastReactFabric, Đức Hạnh đã tiết kiệm đƣợc 2,2% chi phí mua vải và mua vải với định mức thấp hơn Điều này đã giúp Đức Hạnh nhanh chóng cải thiện lợi nhuận một cách hiệu quả và thuận tiện

Thứ tƣ, về nguồn nhân lực: Công ty đã xây dựng đƣợc đội ngũ nhân viên có hiểu biết nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm trong công việc; tay nghề công nhân ngày càng đƣợc nâng cao để đáp ứng yêu cầu từ các đối tác Đặc biệt, Công ty cũng rất chú trọng các hoạt động gắn kết nội bộ, ban Công đoàn thường tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, đá bóng, văn nghệ cho các tổ may với mục đích nâng cao sức khỏe, tinh thần cho toàn bộ cán bộ, công nhân

Cuối cùng, về mối quan hệ với đối tác: Hiện nay công ty đã có mối quan hệ thân thiết, gắn bó với nhiều đối tác ở các quốc gia khác nhau trên thế giới Điều này cũng phản ánh cam kết của Đức Hạnh đối với việc xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan Tiếp nối những mối quan hệ tốt đẹp đã gây dựng đƣợc, công ty đang có kế hoạch mở rộng, tìm kiếm những đối tác mới tiềm năng ở những thị trường khác

3.1.2 Những điểm hạn chế của công ty

Ngoài những thành công mà Công ty Cổ phần may Đức Hạnh đã đạt đƣợc trong suốt 13 năm hoạt động của mình thì công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất, về doanh thu và lợi nhuận: Năm 2023 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới khi cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng Tính chung cả năm

2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 4,4% so với năm trước; còn kim ngạch nhập khẩu giảm 8,9% Lý do chủ yếu vẫn là nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường đối tác không phục hồi đƣợc nhƣ kỳ vọng Đức Hạnh cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2023 có sự giảm sút so với năm 2022, trong đó trị giá nhập khẩu đạt 270,7 tỷ VNĐ, tương ứng với giảm 26,4% so với năm 2022 Trị giá xuất khẩu đạt 489,2 tỷ VNĐ, giảm 15,5% so với năm 2022

Thứ hai, về thị trường nhập khẩu: Có thể thấy, công ty đang phụ thuộc khá lớn vào thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu là Trung Quốc Đây là thị trường dễ gặp biến động và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài

Về thị trường xuất khẩu: hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty vẫn còn hạn chế Trong những năm gần đây, Công ty sử dụng chiến lược mở rộng thị trường theo chiều sâu, tại các thị trường hiện có Tuy nhiên, chiến lược phát triển, mở rộng thị trường tại các quốc gia, khu vực mới còn chưa cụ thể, chưa có định hướng rõ ràng Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi nam của Công ty

Thứ ba, về chất lƣợng sản phẩm: Các sản phẩm may mặc của Đức Hạnh đều đƣợc phòng QA kiểm tra chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số đơn hàng mắc lỗi bị buộc trả về và tiêu huỷ, gây tổn thất khá lớn về chi phí

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, do những khó khăn về thị trường xuất khẩu, sự sụt giảm trong đơn hàng xuất khẩu từ đầu năm, cùng với việc giá nguyên liệu hạ nhiệt đã kéo theo nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm tương ứng Việc này dẫn đến kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Đức Hạnh sụt giảm trong năm 2023 vừa qua

Đề xuất một số vấn đề nghiên cứu

1 Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh sang thị trường Italia

2 Cơ hội và thách thức đối với Công ty Cổ phần may Đức Hạnh khi thực hiện hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Italia trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA

3 Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của Công ty Cổ phần may Đức Hạnh sang thị trường Hoa Kì

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN