1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty cổ phần giầy thăng long

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp
Tác giả Trần Hải Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 485,89 KB

Nội dung

8 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG .... Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty cổ phần giầy Thăng Long, các anh chị trong Phòng Kinh Doanh, Phò

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

TS Nguyễn Thị Thanh TRẦN HẢI ANH

Lớp: K56EK2

Mã sinh viên: 20D260066

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

LỜI CẢM ƠN v

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1

1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực 1

1.1.1 Sơ lược về công ty 1

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1

1.2 Chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị, tổ chức 3

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3

1.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty 3

1.3 Cơ cấu tổ chức 4

1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 4

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý: 5

1.3.3 Cơ cấu nhân sự 6

1.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty 7

1.5 Tình hình tài chính của công ty 8

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG 9

2.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2021 đến năm 2023 9

2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty cổ phần Giầy Thăng Long 10

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 11

2.2.2 Mặt hàng xuất khẩu 12

2.2.3 Thị trường xuất khẩu 14

Trang 3

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN

CỨU 17

3.1 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 17

3.1.1 Thành công của Công ty 17

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 18

3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1.1: Giới thiệu Công ty cổ phần Giầy Thăng Long 1

2 Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự của Công ty cổ phần Giầy Thăng

5 Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

cổ phần Giầy Thăng Long giai đoạn 2021-2023

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

2 Hình 2.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu giày của Công ty cổ

phần Giầy Thăng Long giai đoạn 2020 – 2023

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 Từ viết tắt tiếng Việt

2 Từ viết tắt tiếng Anh

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

EVFTA European-Vietnam Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn tới Cô Nguyễn Thị Thanh đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết Báo cáo thực tập tổng hợp Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty cổ phần giầy Thăng Long, các anh chị trong Phòng Kinh Doanh, Phòng Hành chính - Nhân sự và Phòng Kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu, tiếp cận thực tế, vận dụng các kiến thức đã học nhằm phát huy khả năng sáng tạo, qua đó giúp hoàn thiện bài báo cáo này

Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, trình độ nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài báo cáo có thể hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực

1.1.1 Sơ lược về công ty

Bảng 1.1: Giới thiệu Công ty cổ phần Giầy Thăng Long

Tên quốc tế Thang Long Shoes Joint Stock Company

Tên gọi khác Thang Long Shoes

Trụ sở chính Số 327, Tổ 45, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Thành

phố Hà Nội, Việt Nam

Lĩnh vực chính Chuyên sản xuất giầy lưu hóa, giầy thể thao, ép phun

(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Giầy Thăng Long với hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đã trải qua không ít những khó khăn, song cũng đạt được nhiều thành tựu, khẳng định thương hiệu của mình trong nước và các nước trên thế giới Giai đoạn phát triển chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (1990 – 1992): Công ty cổ phần giầy Thăng Long trước kia là Công ty giầy Thăng Long vốn là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 210/ QĐ/TCTD ngày 14/ 04/ 1990 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công Thương) với tên gọi Nhà máy giầy Thăng Long Đây là giai đoạn xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh Công ty đang hoạt động trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, thêm vào đó năm 1990 các nước Đông Âu và Liên Xô cũ có

Trang 8

nguy cơ tan giã Vì vậy, Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và kinh doanh

- Giai đoạn 2 (1993 – 2005): ngày 23/ 03/ 1993 theo quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước trong Nghị định 386/HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) và quyết định số 397/CNN- TCTD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ, Nhà máy giầy Thăng Long được đổi tên là Công ty giầy Thăng Long Giai đoạn đầu tư và mở rộng sản xuất Công ty thực sự chuyển từ sản xuất kinh doanh từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Công ty theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Giai đoạn 3 (2006 – Nay): Giai đoạn hội nhập và phát triển Ngày 14/2/2006 Công

ty Giầy Thăng Long chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long, từ đây đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Công ty từ một doanh nghiệp phần lớn là sản xuất gia công đến nay đã mạnh dạn chuyển đổi hoàn toàn sang hình thức sản xuất theo hình thức mua bán trực tiếp Công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường để ký hợp đồng trực tiếp với công ty nước ngoài Hàng năm, Công ty luôn tổ chức chế thử và cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng, chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm Công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi với những bạn hàng lớn, tên tuổi sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín lớn trong nước và trên thị trường Quốc tế Đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty

đã phần nào được cải thiện, sản phẩm làm ra đã có thị trường tiêu thụ ổn định, mặt khác Công ty còn thu nạp thêm nhiều lao động để mở rộng sản xuất kinh doanh Hiện nay Công ty có 03 cơ sở sản xuất giầy xuất khẩu tại ba địa bàn khác nhau Công ty nhận Nhà máy giầy Chí Linh (đóng trên địa bàn thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương) vào năm

1999 Đến năm 2000 công ty nhận thêm Xí nghiệp giầy Thái Bình (đóng trên địa bàn thành phố Thái Bình) làm đơn vị thành viên Ngày 15/ 02/ 2008 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần giầy Thăng Long có tên giao dịch là: Thang Long Shoes Joint Stock Company

Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với Nhà nước Công ty đã được tặng thưởng nhiều bằng khen các cấp như bằng khen của Bộ Công Nghiệp, Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội về các thành tích đã đạt được

Trang 9

1.2 Chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, lĩnh vực hoạt động chính của đơn

vị, tổ chức

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Theo điều lệ thành lập của Công ty, Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

• Chức năng: Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập Doanh nghiệp của Công ty, Công ty có hai chức năng chủ yếu:

- Chức năng sản xuất: Sản xuất giầy dép và các sản phẩm khác từ da

- Chức năng kinh doanh gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp: Phạm vi kinh doanh xuất khẩu của Công ty là: Gia công xuất khẩu cho các đối tác Xuất khẩu giầy dép

do Công ty sản xuất và nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hoá chất, các sản phẩm phục vụ cho sản xuất

• Nhiệm vụ: Là một Công ty kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, xuất phát từ chức năng trên, Công ty Giầy Thăng Long có các nhiệm vụ:

- Thực hiện nghiên cứu khả năng sản xuất, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để đưa

ra các kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương Mại và Nhà Nước giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh

- Nghiêm chỉnh tuân thủ theo quy định pháp luật của Nhà Nước về quản lý tài chính, xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, thực hiện những cam kết hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng có liên quan khác

- Quản lý và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn, đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy việc đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị,

tự bù đắp thu chi, tự cân đối giữa xuất nhập khẩu

- Tăng cường nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ đồng thời tăng cường công tác quản lý và đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới của đất nước

1.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty

- Sản xuất các sản phẩm từ da, giả da, vải, nhựa, cao su: Sản phẩm chính là giày vải xuất khẩu ( giày basket, giày cao cổ…), giày thể thao, giày vải phục vụ lao động, giày dép giả da, giày dép nam thời trang, sandal và dép đi trong nhà…theo đơn đặt hàng với công ty nước ngoài FILA, OJO/MLB, NEXT, BRAND COLLECTIVE, YENBONG…

Trang 10

Ngoài ra, công ty còn sản xuất các kiểu giày thể thao với mẫu mã đẹp để tiêu thụ trong nước

- Kinh doanh dịch vụ thương mại

- Kinh doanh xuất - nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh

1.3 Cơ cấu tổ chức

1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty CP giầy Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng Đây

là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc quản lý được giải quyết theo một kênh liên

hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc, chỉ có lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có quyền ra lệnh cho cấp dưới làm việc trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình Đồng thời các bộ phận chức năng lại chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về công việc được giao, các bộ phận chức năng này không ra lệnh trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, hướng dẫn lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực thi kế hoạch, giám sát việc thực thi kế hoạch và hỗ trợ tổng giám đốc trong quá trình ra quyết định

Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc bộ máy của Công ty

(Nguồn:Phòng HCNS Công ty CP Giầy Thăng Long)

Trang 11

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý:

• Tổng Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người lao động về các vấn đề của công ty, là người chủ trì các cuộc họp và tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế

• Phó tổng Giám đốc: là người giúp tổng giám đốc trong việc quản lý công ty và trong quá trình ra quyết định, đồng thời thay giám đốc điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng và là người có thể ra lệnh cho cấp dưới theo phạm vi chức năng và quyền hạn của mình

• Phó tổng Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu của công ty Giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung ứng vật tư, các kế hoạch tìm kiếm và khai thác các thị trường mới, xây dựng

và tìm kiếm các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

• Phòng kinh doanh có hai bộ phận là:

- Bộ phận kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ khai thác thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn Đồng thời phối hợp với phòng kỹ thuật, phòng tài chính kế toán xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tổ chức công tác quản lý hệ thống kho tàng bến bãi nhà xưởng của công ty

- Bộ phận xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ giao dịch với các cơ quan, công ty trong và ngoài nước để thực hiện các hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hoá

• Phòng tổ chức hành chính - bảo vệ: là phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính quản trị Đồng thời giải quyết các công việc liên quan đến quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định đảm bảo tính dân chủ trong quản lý và trong các vấn đề chung của công ty

• Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác tài chính, kế toán của Công ty nhằm sử dụng đồng tiền và vốn đúng mục đích, chế độ, chính sách hợp lý, hiệu quả và phục vụ cho sản xuất của Công ty có hiệu quả

• Phòng y tế: có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ của người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức khám bệnh định kỳ cho cán bộ và công nhân viên trong toàn doanh nghiệp

• Trung tâm sản xuất – Mẫu: chuyên sản xuất thử các mẫu giầy mới cho Công ty và sản xuất thử các đơn đặt hàng mới

Trang 12

• Nhà máy giầy Chí Linh: có đầy đủ các phòng ban như ở Công ty nhưng quy mô nhỏ hơn và không có phòng giao dịch với nước ngoài Các phòng ban có quan hệ bình

đẳng, hỗ trợ nhau làm việc với mục đích đem lại lợi ích chung cho Công ty

• Nhà máy giầy Thái Bình cũng có đủ các phòng ban như nhà máy giầy Chí Linh,

về tài chính doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Về sản xuất, khi có lệnh sản xuất phát ra

từ Công ty, bộ phận kế hoạch vật tư của Công ty sẽ điều chuyển vật tư Từ đó Nhà máy

tiến hành triển khai sản xuất theo quy trình công nghệ đã được duyệt

1.3.3 Cơ cấu nhân sự

Bảng 1.2: Cơ cấu nhân sự của Công ty cổ phần Giầy Thăng Long

2021 (người)

Số lượng

2022 (người)

Số lượng

2023 (người)

(Nguồn: Phòng HCNS Công ty CP Giầy Thăng Long)

Tính đến năm 2023, Công ty cổ phần Giầy Thăng Long hiện đang có tổng nhân sự bao gồm 912 công nhân và 131 cán bộ quản lý – điều hành Dựa vào bảng cơ cấu trên, ta

có thể thấy, thấy, đa số người lao động trong doanh nghiệp đều có trình độ trung cấp nghề, cụ thể là nghề may chiếm 64,23% trên tổng số, đây có thể coi như một lợi thế của doanh nghiệp khi phần lớn người lao động đã được trải qua đào tạo và có tay nghề tốt Ngoài ra, tại Giầy Thăng Long hiện nay có 4 người có trình độ thạc sĩ và 96 người chiếm 3,7% số lao động có trình độ đại học và cao đẳng, đây được coi là đội ngũ nhân sự chính làm việc tại các phòng ban quản lý, được đánh giá là đội ngũ nòng cốt trong việc điều

Trang 13

hành và phát triển doanh nghiệp trong tương lai Xét theo khía cạnh lứa tuổi, công ty có tới 48,22% lao động thuộc nhóm tuổi từ 25 – 40 – lứa tuổi đáp ứng đủ các tiêu chí về sự nhạy bén và kiến thức kỹ năng trong công việc

Trong chính sách phát triển đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp, Công ty cổ phần Giầy Thăng Long bên cạnh luôn tập trung thu hút nhân lực, thực hiện các chính sách về lương thưởng rõ ràng đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tổ chức các hoạt động nhằm chăm lo đời sống tinh thần của nhân viên

1.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty

Hiện nay Công ty CP Giầy Thăng Long đang sở hữu 3 nhà xưởng với diện tích và quy mô lớn tại 3 tỉnh Hà Nội, Thái Bình và Hải Dương Trong đó, trụ sở chính tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội gồm 2 khu vực là văn phòng rộng 300m2 và khu sản xuất rộng 2.000m2 Cơ sở này có một dây chuyền sản xuất giầy lưu hóa và giày cementing với các loại máy móc như: máy ép, máy định hình, máy cắt, máy gập biên

Nhà máy giầy Thái Bình rộng 11.000m2 tọa lạc tại phường Phú Khánh, TP Thái Bình có năng suất ổn định 70.000 đôi giầy/ tháng Nhà xưởng được trang bị toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất tương ứng với 2 dây chuyền sản xuất giày lưu hóa và 1 dây chuyền giày thể thao cementing

Nhà máy giầy Chí Linh nằm ở TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương rộng 46.000m2 với 2 dây chuyền sản xuất giày thể thao cementing và 1 dây chuyền giầy ép thun Các máy móc

mà Công ty CP Giầy Thăng Long sử dụng đa phần được nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan, Nhật Bản và Đức

Bảng 1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty năm 2022

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP Giầy Thăng Long)

Tính đến năm 2022, tổng tài sản cố định hữu hình của công ty đạt 11.371.180.211 chiếm 72,09% trong tổng tài sản của Công ty Nguyên nhân của cơ cấu này là do đặc thù của ngành sản xuất giày dép cần phải có cơ sở vật chất (máy móc, dụng cụ quản lý, phương tiện ) để sản xuất và nhà kho để lưu trữ sản phẩm phân phối

Trang 14

1.5 Tình hình tài chính của công ty

Bảng 1.4: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021-2023

(ĐVT: triệu VNĐ/%)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2021-2023)

Trong giai đoạn 2021-2022 tuy tình hình kinh tế thế giới chuyển biến theo chiều hướng xấu nhưng tổng tài sản của Công ty vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định Năm 2022 vốn chủ sở hữu của công ty là 79.400 triệu VNĐ, tăng 1.100 triệu so với năm 2021 Điều này chứng tỏ công ty trong năm 2022 đã nâng cao khả năng tự chủ tài chính nhờ áp dụng các chính sách huy động vốn hiệu quả và đảm bảo được nguồn vốn sản xuất kinh doanh Năm 2023 do áp lực hậu Covid – 19, kinh tế toàn thế thế giới bị ảnh hưởng trầm trọng nên Công ty cũng nhận về kết quả giảm sút về các mặt Tổng tài sản giảm 13,1% so với năm 2022 còn 205.551 triệu VNĐ

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN