1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Của Tâm Thần Phân Liệt Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tuân Thủ Điều Trị Bằng Thuốc (Full Text)

113 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của tâm thần phân liệt và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bằng thuốc
Tác giả Nguyễn Văn Thịnh
Trường học Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Chuyên ngành Y học
Thể loại Luận văn chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2019
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,63 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (9)
    • 1.1. Đại cương về tâm thần phân liệt (9)
    • 1.2. Đặc điểm lâm sàng của tâm thần phân liệt (11)
    • 1.3. Chẩn đoán và điều trị tâm thần phân liệt (18)
    • 1.4. Các nghiên cứu về mối liên quan tuân thủ điêu trị bằng thuốc ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (32)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (38)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (39)
    • 2.3. Xử lý số liệu (49)
    • 2.4. Đạo đức nghiên cứu (49)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (50)
    • 3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu (50)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu (53)
    • 3.3. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị (59)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (67)
    • 4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu (67)
    • 4.2. Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu (70)
    • 4.3. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị (74)
  • KẾT LUẬN (83)
  • PHỤ LỤC (97)

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần nặng, phổ biến, căn nguyên chưa rõ, có khuynh hướng tiến triển mạn tính, chiếm 0,7% dân số người lớn toàn cầu. Tâm thần phân liệt thường khởi phát ở lứa tuổi trẻ, Đây là lứa tuổi có ý nghĩa rất quan trọng, lứa tuổi đang học tập và lao động tràn đầy năng lực cống hiến cho xã hội [1], [19], [24]. Lâm sàng của tâm thần phân liệt, biểu hiện đa dạng, không đồng nhất gồm hai nhóm triệu chứng quan trọng dương tính và âm tính. Kết hợp với nhiều rối loạn tâm thần và hành vi khác. Tập hợp những triệu chứng dương tính như hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, ngôn ngữ và hành vi lộn xộn… Các triệu chứng âm tính như mất ý chí, cảm xúc cùn mòn, ngôn ngữ nghèo nàn, mất thích thú và thu hẹp hoạt động xã hội… Emsley R. và Kilian S. (2018) cho rằng quá trình tiến triển của tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi thường xuyên tái phát, các triệu chứng thuyên giảm không hoàn toàn. Đặc biệt là thiếu sót nhận thức bền vững không thể đảo ngược và suy giảm về chức năng xã hội - nghề nghiệp. Sự không tuân thủ thuốc chống loạn thần là yếu tố chính quyết định hậu quả xấu này. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vấn đề không tuân thủ liên quan đến một tập hợp các yếu tố về nhân khẩu - xã hội, giáo dục, nhân lực bác sỹ, tác dụng không mong muốn của thuốc, những thay đổi về bệnh (mức độ nghiêm trọng triệu chứng của bệnh) và kết quả điều trị… [1], [11], [43]. Theo Widschwendter CG, Kemmler G và CS. (2018), không tuân thủ là một thách thức lớn trong việc quản lý lâu dài tâm thần phân liệt và có thể được xem như là một thất bại trong điều trị tâm thần phân liệt [89].Kyoko Higashi., Goran Medic và CS. (2013) cho thấy 74% bệnh nhân ngưng thuốc trong vòng 18 tháng do thuốc không hiệu quả, tác dụng phụ và một vài lý do khác [63]. Kikkert M.J. và Dekker J. (2017) còn nhận thấy 50% bệnh nhân 2 tâm thần phân liệt không tuân thủ điều trị bằng thuốc, dẫn đến những tác động tiêu cực đến quá trình bệnh tật làm tăng tỷ lệ tái phát, tái nhập viện, thời gian nằm viện lâu hơn và toan tự sát. Hơn nữa, không tuân thủ điều trị với thuốc chống loạn thần còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chức năng của bệnh nhân, cũng như tăng gánh nặng tài chính đối với xã hội. Đặc biệt không tuân thủ điều trị còn làm tăng nặng các hậu quả của bệnh như đi lang thang, bạo lực, sống vô gia cư, phạm pháp, tự sát... làm ảnh hưởng xấu tới trật tự an toàn xã hội. Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị nhằm giảm tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ, có khả năng làm giảm đáng kể tái phát và chi phí chăm sóc. Điều đó, sẽ cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và tiết kiệm được các nguồn lực điều trị ở giai đoạn loạn thần cấp tính [58], [61]. Vì những lý do trên, nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của tâm thần phân liệt và xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị, có tầm quan trọng trong quản lý tâm thần phân liệt. Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của tâm thần phân liệt và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bằng thuốc” được tiến hành nhằm hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tâm thần phân liệt 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị duy trì bằng thuốc chống loạn thần ở các đối tượng nghiên cứu.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán tâm thần phân liệt theo tiêu chuẩn của Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, phiên bản dành cho thực hành lâm sàng đã từng được điều trị trước đó nay trong giai đoạn tái phát bệnh vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

Những bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần phân liệt theo tiêu chuẩn của Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, phiên bản dành cho thực hành lâm sàng đã từng được điều trị trước đó nay trong giai đoạn tái phát bệnh

Tiêu chuẩn chẩn đoán của tâm thần phân liệt và các thể bệnh đã được trình bày chi tiết và cụ thể trong phần tổng quan tài liệu

Tiêu chuẩn tái phát: bệnh nhân đã từng được chẩn đoán là tâm thần phân liệt trước đó và đã có giai đoạn hồi phục hoàn toàn hoặc hồi phục một phần các triệu chứng của tâm thần phân liệt nay xuất hiện trở lại các triệu chứng Theo Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ trong sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần phiên bản thứ 5 thì hồi phục một phần là bệnh nhân thuyên giảm và cải thiện các triệu chứng của giai đoạn trước đó tuy nhiên một vài các triệu chứng của rối loạn vẫn còn Hồi phục hoàn toàn là bệnh nhân thuyên giảm và cải thiện các triệu chứng của giai đoạn trước đó và không còn triệu chứng đặc trưng nào của rối loạn [29]

- Những bệnh nhân tâm thần phân liệt mới được chẩn đoán lần đầu hoặc những bệnh nhân chưa từng được điều trị trước đó

- Bệnh nhân tâm thần phân liệt dưới 18 tuổi

- Những bệnh nhân hoặc người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Những bệnh nhân tâm thần phân liệt nhưng hiện tại đang mắc kèm theo các bệnh lý thực tổn cấp tính, nặng nề

2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2018 – tháng 5/2019

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu từng trường hợp Kết hợp giữa nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích

2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Trong thời gian này chúng tôi thu thập được cỡ mẫu là 126 bệnh nhân tâm thần phân liệt đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn của nghiên cứu

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Trong thời gian nghiên cứu những bệnh nhân TTPL đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được đưa vào mẫu nghiên cứu

2.2.3 Công cụ thu thập số liệu

- Mẫu bệnh án nghiên cứu được thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu (Bản đính kèm ở phần phụ lục)

- Thang đánh giá hội chứng âm tính – dương tính PANSS (Positive and Negative syndrome Scale)

Thang PANSS do Kay SR và cộng sự phát triển vào năm 1987 từ hai thang trước đó là thang đánh giá tâm thần ngắn (BPRS: Brief Psychiatric Rating Scale) và thang đánh giá bệnh lý tâm thần (PRS: Psychopathology Rating Scale) Thang này dùng để đánh giá bệnh nhân tâm thần phân liệt Người đánh giá phải được đào tạo về kỹ năng phỏng vấn bệnh nhân tâm thần, các triệu chứng trong tâm thần học và phải có kinh nghiệm làm việc với các bệnh nhân tâm thần phân liệt [10] Đánh giá các triệu chứng trên bệnh nhân trong vòng 1 tháng qua Thời gian đánh giá từ 40 – 50 phút

Thang có 30 mục chính được gộp thành những nhóm như sau:

- Nhóm thang dương tính (P-Positive Scale) gồm 7 mục hợp thành (từ P1 đến P7)

- Nhóm thang âm tính (N-Negative Scale) gồm 7 mục hợp thành (từ N1 đến N7)

- Nhóm thang bệnh lý tâm thần chung (G-General Psychopathology Scale) gồm 16 mục còn lại (từ G1 đến G16)

- Nhóm bổ sung được dùng khi bác sĩ lâm sàng muốn đánh giá nguy cơ gây hấn (S-Supplemental Aggression Risk) gồm 3 mục (từ S1 đến S3)

Giữa 2 thang dương tính và âm tính, tác giả kết hợp thành thang lưỡng cực (cộng đại số điểm thang dương tính và thang âm tính) để chỉ rõ mức độ ưu thế của bệnh nhân về triệu chứng dương tính hay âm tính, gọi là thang kết hợp Thang dương tính bao gồm 7 mục như sau:

P2: Rối loạn hình thức tư duy: tư duy rườm rà, tư duy tiếp tuyến, tư duy phi logic, tư duy ngắt quãng, lịm dần, liên tưởng rời rạc

P4: Phấn khích/ kích động: tăng hoạt động, tăng cảnh giác với những kích thích và đáp ứng, cảm xúc không ổn định quá mức Đánh giá thông qua các biểu hiện của hành vi trong quá trình thăm khám cũng như hỏi người nhà

P6: Đa nghi/ ý tưởng bị hại

P7: Tính thù địch: Thể hiện qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ không lời biểu hiện sự giận dữ, dùng lời mỉa mai, châm biếm, bạo hành bằng ngôn ngữ, dễ tấn công

Thang âm tính bao gồm 7 mục như sau:

N4: Thụ động/ thờ ơ/ thu mình

N5: Khó tư duy trừu tượng

N6: Thiếu tự chủ/ tiếp tục các cuộc trò chuyện

Thang bệnh lý Tâm thần chung bao gồm các mục như sau:

G1: Bận tâm về các triệu chứng cơ thể

G5: Tư thế và cử chỉ

G9: Nội dung tư duy bất thường

G12: Thiếu phán đoán và nhận thức

G14: Kiểm soát xung động kém

G15: Ưu tư: quá bận tâm hoặc say mê với những suy nghĩ và cảm giác nội tâm, có những trải nghiệm tự kỷ làm ảnh hưởng không tốt đến các hành vi thích nghi và các mối quan hệ với người khác

Mỗi một mục sẽ được chấm điểm theo 7 mức độ như sau

+ Bệnh nhân không có triệu chứng nêu trong thang : 1 điểm

+ Có triệu chứng rất nhẹ : 2 điểm

+ Có triệu chứng mức độ nhẹ : 3 điểm

+ Có triệu chứng mức độ trung bình : 4 điểm

+ Có triệu chứng mức độ giữa trung bình và nặng : 5 điểm

+ Có triệu chứng mức độ nặng : 6 điểm

+ Có triệu chứng rất nặng : 7 điểm

- Các điểm số từ 2 đến 7 tương ứng với mức độ tăng dần về độ nặng của triệu chứng:

+ 2 điểm (tối thiểu) để chỉ một bệnh lý chưa rõ ràng, còn nghi vấn và ranh giới giữa bình thường và bệnh lý

+ 3 điểm (nhẹ) khi triệu chứng rõ ràng hiện diện nhưng không nổi bật lắm và ít ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày

+ 4 điểm (trung bình) khi triệu chứng biểu hiện một vấn đề quan trọng nhưng chỉ xảy ra đôi khi hoặc chỉ ảnh hưởng vừa phải đến sinh hoạt hàng ngày

+ 5 điểm (trung bình hoặc nặng) để chỉ các biểu hiện rõ rệt gây ảnh hưởng rõ ràng trên hoạt động của bệnh nhân nhưng không chi phối hoàn toàn và đôi khi có kiểm soát được theo ý muốn

+ 6 điểm (nặng) thể hiện một bệnh lý rõ, hiện diện rất thường xuyên, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống bệnh nhân và thường cần đến sự giám hộ trực tiếp

+ 7 điểm (rất nặng) thể hiện mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh lý tâm thần Các rối loạn ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết hoặc toàn bộ các chức năng chính của đời sống, cần có sự giám hộ chặt chẽ và trợ giúp trong nhiều lĩnh vực

Tổng điểm đại số của các thang càng cao chứng tỏ bệnh càng nặng

- Thang đánh giá sự tuân thủ điều trị với thuốc 8 mục Morisky MMAS –

8 (Morisky Medication Adherence Scale 8 item) Thang này do Morisky DE và cộng sự phát triển để đánh giá sự tuân thủ điều trị với thuốc của bệnh nhân Đây là thang được thiết kế theo kiểu thang tự đánh giá do bệnh nhân thực hiện, thang đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và được sử dụng cho nhiều nền văn hóa khác nhau cũng như được sử dụng cho cả chuyên ngành tâm tâm thần và nội khoa Thang gồm 8 câu hỏi trong đó 7 câu đầu có đáp án trả lời là có hoặc không, mỗi câu trả lời có được cho 1 điểm, và câu trả lời không được cho 0 điểm Riêng câu số 8 có 5 đáp án tương ứng với tần xuất xuất hiện của biểu hiện trong câu hỏi với A Không bao giờ/ hiếm khi, B Một lần trong quá trình, C Đôi khi, D Thường xuyên và E Tất cả thời gian/ luôn luôn Nếu chọn đáp án A sẽ cho 0 điểm và chọn đáp án từ B-E sẽ cho 1 điểm (Nội dung cụ thể của các mục được trình bày ở phần phụ lục)

Kết quả của thang MMAS – 8:

+ 0 điểm: tuân thủ điều trị tốt

+ 1- 2 điểm: tuân thủ điều trị ở mức trung bình

+ >2 điểm: tuân thủ điều trị kém

2.2.4 Các biến số nghiên cứu và nội dung nghiên cứu

2.2.4.1 Các biến số về đặc điểm chung

- Tuổi hiện tại, chia theo các khoảng: 18-19, 20-29, 30-39

- Nghề nghiệp: nông dân ,công nhân, nội trợ, thất nghiệp, nghề không ổn định

- Trình độ học vấn: mù chữ, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trên trung học(cao đẳng- đại học – Sau đại học)

- Tình trạng hôn nhân: có vợ/ chồng, độc thân, ly hôn/ ly thân/ góa

- Tình trạng kinh tế: cận nghèo, nghèo và trung bình

Tình trạng kinh tế nghèo được quy định theo quy định của thủ tướng chính phủ về chuẩn nghèo theo QĐ 59/2015 –TTg như sau:

 Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

 Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

 Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

 Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

+ Hộ có mức sống trung bình

 Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng

 Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng

2.2.4.2 Các biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng của tâm thần phân liệt ở các đối tượng nghiên cứu

- Các triệu chứng của lần khởi phát đầu tiên

- Các rối loạn tri giác: ảo tưởng, ảo giác, các loại ảo giác

- Rối loạn tư duy: Bao gồm các nội dung:

- Rối loạn nội dung tư duy: đánh giá các rối loạn sau:

 Hoang tưởng bị truy hại

 Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối

 Tư duy vang thành tiếng, bị áp đặt, bị đánh cắp, bị phát thanh

 Các loại hoang tưởng khác

+ Rối loạn hình thức tư duy bao gồm:

 Ngôn ngữ rời rạc, không liên quan

 Tư duy dồn dập, nhại lời, bịa từ mới, vốn từ nghèo nàn

 Tư duy ngắt quãng, lịm dần

- Rối loạn cảm xúc: đánh giá các biểu hiện sau trên bệnh nhân:

+ Cảm xúc không thích hợp, cảm xúc hai chiều…

- Rối loạn hoạt động có ý chí được đánh giá bằng quan sát lâm sàng, kết hợp các báo cáo của gia đình với các nội dung sau:

+ Lười chăm sóc và vệ sinh cá nhân

+ Lười nhác trong lao động và học tập

+ Kích động, hành vi tác phong căng trương lực

+ Giảm sút ham thích và hoạt động vui chơi giải trí

- Rối loạn các hoạt động bản năng:

+ Bản năng ăn uống: Bệnh nhân ăn uống bình thường, ăn nhiều, ăn ít, không ăn hay ăn vật bẩn

+ Rối loạn giấc ngủ: Ngủ bình thường, ngủ nhiều, ít ngủ hay mất ngủ hoàn toàn

+ Bản năng tình dục: Bình thường, quá mức, giảm sút, không sinh hoạt hay loạn dục

2.2.4.3 Các biến số liên quan đến nọi dung tuân thủ điều trị ở các đối tượng nghiên cứu

Xử lý số liệu

Số liệu được nhập và xử lý, thống kê y học trên máy tính với phần mềm SPSS 20.0 để tính

- Tính độ lệch chuẩn (SD)

- Sử dụng test χ 2, để kiểm định sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ %, sử dụng chỉ số Fishers Exact test (đối với bảng 2 x 2) khi mẫu trong bảng ≤ 20 hoặc tần suất xuất hiện mong muốn trong một phần giao nhau giữa hai biến trong bảng < 5

- Lập phương trình hồi quy tuyến tính và tìm hệ số tương quan r trong mối quan hệ giữa điểm của thang khảo sát hội chứng dương tính âm tính PANSS và thang Morisky

- Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khoảng tin cậy 95%, tương ứng với p=0,05 để kiểm định ý nghĩa thống kê.

Đạo đức nghiên cứu

- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút ra khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích, những người không tự nguyện tham gia không bị phân biệt đối xử trong quá trình điều trị

- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật

- Đề cương nghiên cứu được hội đồng chuyên môn và hội đồng y đức trường Đại học Y Dược Huế thông qua.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới

Bảng 3.1 Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi

Nhận xét: Đa số bệnh nhân TTPL trong nghiên cứu có độ tuổi từ 21-50 tuổi (81,74%), chỉ có 1 BN ≤ 20 tuổi (0,80%) Tuổi trung bình là 39,60 ± 11,48

Bảng 3.2 Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo giới

Nhận xét: Tỷ lệ nam nhiều hơn đáng kể so với nữ trong trong mẫu nghiên cứu (55,56% so với 44,44%)

3.1.2 Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân, kinh tế, nghề nghiệp và trình độ học vấn

Bảng 3.3 Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân n Tỷ lệ (%) Độc thân 57 45,24 Đã kết hôn 56 44,44

Ly thân, ly hôn hoặc góa 13 10,32

Nhận xét: Tình trạng độc thân (chưa có vợ/chồng) có 57 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 45,24%, các trường hợp ly thân, ly hôn, góa có 13 trường hợp chiếm tỷ lệ thấp nhất 10,32%

Bảng 3.4 Trình độ học vấn của bệnh nhân trước khi phát bệnh

Trình độ học vấn n Tỷ lệ %

Trung cấp, cao đẳng 1 0,80 Đại học và trên đại học 2 1,59

Nhận xét: Trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống trong nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao (62,69%), trình độ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp (2,39%)

Bảng 3.5 Điều kiện kinh tế của các đối tượng nghiên cứu

Tình trạng kinh tế n Tỷ lệ (%)

Từ trung bình trở lên 112 88,89

Nhận xét: Điều kiện kinh tế cận nghèo chiếm tỷ lệ rất thấp so với điều kiện kinh tế trung bình trở lên trong nhóm đối tượng nghiên cứu (11,11% so với 88,89%)

Bảng 3.6 Nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu

Công nhân, thợ thủ công 35 27,78

Lao động tự do, buôn bán 19 15,08

Nhận xét: Tỷ lệ thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm đối tượng nghiên cứu (29,36%), những người có nghề nghiệp đa số là lao động phổ thông.

Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.7 Độ tuổi khởi phát theo giới ở các đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Bệnh khởi phát ở nhóm tuổi 21-30 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,97%, khỏi phát ở nhóm tuổi >40 chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,17% Có sự khác biệt ở tuổi khởi phát giữa nam và nữ với p 0,05

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và trình độ học vấn

Tuân thủ tốt Tuân thủ mức

Nhận xét: Những BN có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở có tỷ lệ tuân thủ điều trị kém chiếm tỷ lệ cao (69,70%) Trong khi đó những BN có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên tuân thủ điều trị tốt chiếm tỷ lệ cao (85,81%)

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu và tuân thủ điều trị với p < 0,05

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và tình trạng hôn nhân

Tuân thủ tốt Tuân thủ mức

TB Tuân thủ kém n % n % n % Độc thân 4 57,14 9 45,0 43 43,43 Đã kết hôn 3 42,86 9 45,0 45 45,46

Ly thân, ly hôn hoặc góa 0 0 2 10,0 11 11,11

Tổng 7 100 20 100 99 100 p = 0,992 Nhận xét: Không thấy mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và tình trạng hôn nhân trong nghiên cứu, với p > 0,05.

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và điều kiện kinh tế

Từ trung bình trở lên 7 100 20 100 85 85,86

Nhận xét: Tất cả các BN có điều kiện kinh tế nghèo, cận nghèo đều tuân thủ điều trị kém

Mối liên quan giữa điều kiện kinh tếvới mức độ tuân thủ điều trị là chưa có ý nghĩa với p > 0,05

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và nghề nghiệp

Tốt TB Kém n % n % n % Ổn định 4 57,14 13 65,0 52 52,53

Trong nhóm tuân thủ điều trị tốt số BN có nghề nghiệp ổn định chiếm đa số 57,14%, không có BN nào thất nghiệp

Có sự khác biệt giữa nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với quan tâm nâng đỡ của gia đình cộng đồng Tuân thủ

Tổng 7 100 20 100 99 100 p

Ngày đăng: 16/04/2024, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w