1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

206 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 52,2 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

MOT SO VAN DE PHAP LY VE BẢO VE, HO TRO NAN NHAN BAO LUC GIA DINH

Mã số: - LH-2017/03/DHL-HN

Chi nhiém dé tai: TS Bùi Thi Mừng Thư ky dé tài: Ths Bé Hoài Anh

HA NỘI - 2018

Trang 2

DANH MỤC CHU VIET TAT SỬ DỤNG TRONG ĐÈ TÀI

BLGD Bao luc gia dinh

CEDAW Công Ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối cử

với phụ nữ

HN&GĐ Hôn nhân và Gia đình TAND Tòaánnhân dân

VKSND _ Viện kiểm sát nhân dân

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN I:BAO CAO TONG HỢP

Chương 1.NHUNG VAN DE LY LUẬN CHUNG VE NAN NHÂN BAO LUC GIA DINH VA BAO VE, HO TRO NAN NHAN BAO LUC GIA 0m 16 1.1 Khái niệm, đặc điểm của bạo lực gia đình -<-sccscecsesee 16 1.1.1 Khái niệm bao lực gia đình: s55 <5 55s se 555552 16 1.1.2 Đặc điểm của bạo lực gia đình - 5- 2s scse<ses<<s 20 1.2 Khái niệm, phân loại nạn nhân bạo lực gia đÌnh «<<<<<s 231.2.1 Khái niệm nạn nhân bạo lực gia đình s«< «««<s 231.2.2 Phân loại nạn nhân bạo lực gia đình «s5 s ««ss 251.3 Hậu quả của bạo lực Bid đÌHÌH co S5 5 09990 0890996 27 1.4 Quyên và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình .«- 28 1.4.1 Quyền của nạn nhân bao lực gia đình 5 s 28 1.4.2 Nghia vụ của nạn nhân bạo lực gia đình: «<< 31 1.5 Biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình 32

1.5.1 Khái niệm biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

1.5.2 Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đÌHHh d co 5S 99606 56 33

1.5.3 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình

SR8493NEEIEGNSSGSE4010550005G10850N0810100058010914000/0.G51158351/450005/51406S0Eu00500ETEDEEEE4800814 34

1.6 Pháp luật một số nước trên thé giới về bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bao lực B10 GD ccc nina iDliEklEgEEL410054590610L505904416043866656000510/4052/G06606834086520045.106000.0006 35 Chuong 2.THUC TRANG PHAP LUAT VIET NAM VE BAO VE, HO TRO NAN NHÂN BAO LUC GIA DINH - 5-2 5° se cseseseesesscse 40 2.1 Pháp luật Việt Nam về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực 40

Trang 4

2.2 Thực tiễn bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ở Việt Nam 30 2.2.1 Kết quả đạt đÑưỢC <5- < 5< sseSsEssEseEsEseEsesessersesersessrse 50 2.2.1.1 Kết quả thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nan nhân bạo ER (IS LE cress We NC NOC SR NE IOC 51 2.2.1.2 Kết quả xây dựng và triển khai hoạt động của các cơ sở trợ giúp mạn nhẫn bạo lực BIA GIL xeesessseenadesnnoiatinnIGDEAIEEEASIAANGSDDISREEESSSWNGUOSGIIER 52 Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ BẢO VỆ, HỖ TRỢ NAN NHÂN BAO LUC GIA ĐÌNH -°-5- 5< csccsscssesserssess 62 3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia WDE ccna cen One aE EE 62 3.2 Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ hỗ trợ nan nhân BAO IWC BIA (ÍÌHHÏH << 5 5S 9 9 0 0.00000000400600 8088800 65 PHAN II:CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU « css 70 Chuyên đề 1.NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE NAN NHÂN BAO LUC GIA ĐÌNH VA BIEN PHÁP BAO VE, HO TRO NAN NHÂN BAO LUC GIA DINH 5- 5£ <s£ ss£SeEsEseEsEseEeEeseEeesesersese 71 Chuyén dé 2 THUC TRANG PHAP LUAT VIET NAM VE BAO VE, HO TRỢ NAN NHÂN BAO LUC GIA ĐÌNH . -5 <c- 99 Chuyén dé 3 THUC TIEN BAO VE, HO TRO NAN NHAN BAO LUC GIA DINH Ở VIET NAMM -< 5< 5< 5s sssessEssEseEsessessessrsersersee 127 Chuyên đề 4 PHÁP LUẬT CUA MOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI VE BẢO VE, HO TRỢ NAN NHÂN BAO LUC GIA DINH 159 Chuyên dé 5.PHƯƠNG HUONG VA GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA CUA VIỆC BẢO VE, HO TRO NAN NHÂN BAO LUC GIA ĐÌNH DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

BAI BAO

Trang 5

BAO CAO TONG HỢP

Trang 6

MO DAU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Bạo lực gia đình nói riêng và bạo lực trên cơ sở giới nói chung là một vấn đề mang tính toàn câu Bởi vì, hiện tượng này xảy ra ở khắp nơi trên giới, đe dọa đến sự an toàn đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân bạo lực, gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.

Xuất phát từ thực tiễn này cộng đồng quốc tế đã không ngừng nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hậu quả của bạo lực gia đình Liên Hợp quốc đã xây dựng nhiều văn kiện quốc tế quan trọng tạo khung pháp lý dé thực hiện mục tiêu xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới [rong số đó phải kê đến Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước được thông qua vào năm 1979 và để ngỏ cho tất cả các quốc gia tham gia Cho đến nay đã có 189 quốc gia trở thành thành viên của Công ước.

Là thành viên của Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đôi xử với phụ nữ, trong suốt những năm qua, Việt Nam đã không ngừng thực hiện

nhiều giải pháp đồng bộ dé thực hiện tat cả các cam kết với tư cách là quốc

gia thành viên của Công ước Một trong các cam kết đó là phải đảm thực hiện xóa bỏ bạo lực gia đình.

Xuất phát từ đó, Hiến Pháp Việt Nam và nhiều văn bản pháp luật đã ghi nhận quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân

phẩm cho mỗi cá nhân Đặc biệt, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được

ban hành đã tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện dé Việt Nam thực hiện việc

xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng.

Bạo lực gia đình dé lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, xâm hại đến các

quyền con người, làm giảm chất lượng cuộc sống của nạn nhân bạo lực gia đình, Vì vậy, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình nhằm giảm thiểu hậu quả nguy hại đối với nạn nhân là góp phần bảo đảm quyền va lợi ich hợp pháp

của cá nhân, góp phan 6n định đời sống gia đình và xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nỗ lực thực hiện việc xóa bỏ bạo lực gia đình.

Biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo Luật Phòng,

chống bạo lực gia đình được hiểu như cách thức để đảm bảo các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình Xét về tính chất, hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân là hoạt động nhăm trợ giúp đê nạn nhân giải quyêt được các vân đê của họ

Trang 7

một cách an toàn và hiệu quả, nó cũng được coi như cách thức để bảo đảm các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình Vì thế, ngoài các biện pháp bảo vệ

và hỗ trợ nạn nhân, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định rõ VỀ co SỞ

trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.

Vì vậy, ngay sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành, Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm giảm thiêu những hậu quả mà bạo lực gia đình gây ra cho nạn nhân góp phần phòng ngừa tình trạng bạo

lực gia đình Tuy nhiên, qua 10 năm thi hành, áp dụng, Luật phòng, chống bạo lực gia đình bện cạnh những thành quả đạt được, Việt Nam vẫn còn phải

đối mặt với rất nhiều thách thức của tình trạng bạo lực gia đình Tình trạng

bạo lực gia đình vẫn có xu hướng gia tăng, các vụ việc bạo lực gia đình dé lại hiệu quả nghiêm trọng vẫn chưa thuyên giảm gây bức xúc trong dư luận.

Theo Thống kê của Vụ gia đình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trung bình

mỗi năm, cả nước có khoảng 20.000 vụ bạo lực gia đình Bên cạnh đó, bình

quân cứ 2- 3 ngày lại có một người tử vong liên quan tới vấn nạn bạo lực gia

đình; có khoảng 80% số vụ ly hôn mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ bạo lực gia đình Ké từ năm 2012 đến nay, cả nước đã xảy ra khoảng 127.000 vụ

bạo lực gia đình và mức độ các vụ việc ngày càng nghiêm trọng hơn Bạo lực gia đình gây lên những hậu quả đau lòng đối với nạn nhân bạo lực gia đình, tạo ra những hiệu ứng không tốt đối với đời sống gia đình và xã hội Thiệt hại về kinh tế do bạo lực gia đình gây ra ở Việt Nam theo tính toán của Liên Hợp quốc trong một nghiên cứu vào năm 2010 ước tính chiếm gần 1,41% GDP'.

Tuy nhiên, nếu nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ và hỗ trợ kịp thời thì

có thê giảm thiểu đáng kế hậu quả xấu đối với nạn nhân Thực tế cho thấy,

nhiều vụ việc đau lòng xảy ra, nạn nhân bạo lực gia đình thậm chí bị đe dọa

đến tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ sự can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ nạn

nhân chưa kip thời Cac cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình chưa đáp ứng

được yêu cầu của việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân Số liệu nghiên cứu Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam do Tổng cục thống kê và Liên

hợp quốc tại Việt Nam công bố vào năm 2010 cho thấy có có tới 87% nạn

Xem UNFPA Việt Nam, Thông cáo báo chí- Khởi động chiến dịch “Hãy hành động xóa bỏ bạo lực đối với

phụ nữ và trẻ em gái”.

Trang 8

nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công” Vì vậy,

trong bối cảnh hiện nay bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình không tách

rời việc thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân

bạo lực gia đình.

Thực tế trên cũng cho thấy, pháp luật về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo

lực gia đình bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 dành 1 chương với 12 điều luật quy định về bảo vệ và hỗ trợ

nạn nhân bạo lực gia đình (chương 3 từ điều 18 đến điều 30), trong đó xác

định cụ thé các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân cũng như quy định rõ các

cơ sở bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân Tuy nhiên, Luật chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan này trong việc thực hiện việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân mà không quy định cụ thé cách thức tiến hành các hoạt động hỗ trợ và bảo vệ nạn

nhân bao lực gia đình cũng như cơ chế phối hợp giữa các chủ thé tiến hành

các hoạt động hỗ trợ Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

chưa cụ thé và thiếu tính thực tiễn vi vậy không thê áp dụng trên thực tế vì dụ

như biện pháp cam tiếp xúc Vì thế, phan lớn các nạn nhân bạo lực gia đình

khó tiếp cận được với các dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ.

Hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình là các hoạt động

nhằm hỗ trợ nạn nhân thực hiện các quyền của mình, đòi hỏi khi thực hiện các

biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân phải có đội ngũ nhân viên công tác xã hội

có năng lực để thực hiện các hoạt động trợ giúp Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện hoạt động này cho thấy vẫn còn thiếu các nhân viên công tác xã hội cũng

như cán bộ thực hiện hoạt động trợ giúp còn chưa có kỹ năng nghề công tác xã hội Do vậy, việc thực hiện bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân chưa được đảm bảo

theo đúng quy định của pháp luật.

Nhiều mô hình bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bảo lực gia đình có chức năng

thực hiện việc hỗ trợ tư vẫn tâm lý, y té, phap ly va cung cap nơi tạm lánh

cho nạn nhân nhưng hoạt động chỉ mang tính hình thức vì chưa đủ điều kiện dé thực hiện sự hỗ trợ toàn diện đối với nạn nhân Một số mô hình hiệu quả thì mới chỉ có thé triển khai được trong khuốn khổ hẹp, tại các địa phương

được hưởng lợi từ những dự án Vì thế, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong việc bảo vệ, hô trợ nạn nhân.

? Xem Tổng cục thống kê, Báo cáo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình năm 2010.

Trang 9

Trong khi đó, pháp luật về nghề công tác xã hội ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện Đề án 32 của Chính phủ ra đời trong bối cảnh thực tế đòi hỏi phải

triển khai thực hiện một cách hiệu quả hơn các hoạt động trợ giúp đối với các nhóm đối tượng xã hội Tuy nhiên, pháp luật về nghề công tác xã hội ở Việt

Nam chưa mang tính hệ thống, hiệu quả áp dụng chưa cao, dẫn đến có sự

chồng chéo, khó áp dụng trên thực tế Vì thế, các hoạt động trợ giúp chưa thê

hiện tính chyên nghiệp và đạt hiệu quả như mong muốn.

Như vậy, khung pháp lý cho việc thực hiện hoạt động bảo vệ, hỗ trợ

nạn nhân bạo lực gia đình đã bộc lộ những bất cập cần phải được xem xét và

hoàn thiện, tạo cơ sở thực thi việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

một cách hiệu quả.

Ngoài các lý do trên, từ góc độ thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy của

một cơ sở dao tạo Luật trọng điểm, chúng tôi nhận thấy rằng, trong chương

trình đào tạo cử nhân cũng như sau đại học của nhà trường đều giảng dạy nhiều nội dung môn học, chuyên đề nghiên cứu có liên quan đến quyền con

người, nhất là các nội dung pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền của

nhóm đặc thù như: nhóm phụ nữ, nhóm trẻ em, nhóm bị bạo lực gia đình, nhóm người khuyết tật Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Vì vậy, nghiên cứu này sẽ góp phần làm phong phú thêm về học thuật giúp cho người học có tài

liệu tham khảo đa dạng khi nghiên cứu về quyền con người nói chung và

quyền của nhóm đặc thù nói riêng.

Xuất phát từ lý do trên, dé tài nghiên cứu các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, góp phần bảo đảm tốt các quyền của nạn nhân bạo lự gia đình có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu

Bạo lực gia đình là đề tài nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực y học, lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực Luật học Tuy nhiên, nghiên cứu về biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình chưa nhiều Hiện chỉ có một vài khía

cạnh liên quan đến biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực

Luật học và công tác xã hội Vì thê, nhóm nghiên cứu chỉ xem xét và đánh

Trang 10

giá những công trình nghiên cứu về Luật học và công trình nghiên cứu về công tác xã hội có liên quan đến biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

2.1 Sách tham khảo, đề tài khoa học và chuyên đề hội thảo khoa học

(1) Sách: Ủy ban về các vẫn đề xã hội của Quốc hội khóa XI, Ban Soạn

thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Phòng, chống bạo lực

gia đình của một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Cuốn sách giới thiệu bản dịch của 10 đạo luật về phòng, chống bạo lực

gia đình trên thế giới, Luật mẫu về bạo lực gia đình của Liên Hợp quốc Trên

cơ sở đó, nhóm tác giả nghiên cứu có so sánh những điểm tương đồng và

khác biệt trong pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình của các nước.

Trong khuôn khổ đó, một số nội dung liên quan đến biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo pháp luật của một SỐ nước cũng được giới thiệu trong cuốn sách này Tuy nhiên, với tinh chất là một cuốn sách nhằm

chia sẻ thông tin về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình của một s6 nước, sách này không phân tích về nội dung cụ thé của các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ

nạn nhân bạo lực gia đình.

(2) Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình, Tổng cục thống kê (2010) Đây là nghiên cứu điều tra xã hội học về bạo lực gia đình do Tổng cục thống

kê quản lý và thực hiện nghiên cứu với sự hỗ trợ kỹ thuật và điều phối chung

của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình

đối với phụ nữ tại Việt Nam là công trình nghiên cứu đầu tiên ở phạm vi quốc gia với nhiệm vụ là nhăm thu thập thông tin chi tiết trên phạm vi toàn quốc về tỷ lệ bị bạo lực, tần suất, loại hình bạo lực đối với phụ nữ và những yếu tố

nguy cơ và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Ngoài ra nghiên cứu cũng hướng đến việc đánh giá các chiến lược đối phó, nhận thức về bạo lực

gia đình đối với phụ nữ và kiến thức của phụ nữ về quyền pháp lý của họ Do đó, trong nghiên cứu này chỉ có một vài số liệu liên quan đến thực tế triển khai biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

(3) Hội thảo khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội (2008) với chủ đề: “Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em- pháp luật và thực tiên” Với nhiêu bài nghiên cứu thuộc các chủ đê khác nhau, các

Trang 11

nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung khai thác các vấn đề về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em, tập trung ở các khía cạnh sau: (a) hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em; (b) nguyên nhân và thực trạng bao lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em; (c) các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em Trong khuôn khô của một hội thao khoa học và bối cảnh Luật Phòng, chống bao lực gia đình vừa được ban hành, tác giả Nguyễn Xuân Thu với bài viết “các biện pháp bảo vệ và trợ giúp nạn nhân là phụ nữ và trẻ em” có đề cập đến một vài khía cạnh của biện pháp bảo

vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tóm lược các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

(4) Hội thảo khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội (2016),

“Bao đảm quyên và thúc day sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật”.

Với chủ đề về bảo quyền và thúc đây sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng và tô chức thực hiện pháp luật, các báo cáo khoa học khai thác các nội dung về quyền của phụ nữ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có chuyên đề nghiên cứu về “công tác xã hội với việc bảo vệ quyền của phụ nữ, đề cập đến vai trò của công tác xã hội đối với việc bảo vệ quyền của phụ nữ” Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một báo cáo nghiên cứu, tác gải không đi sâu phân tích công tác xã hội với việc bảo vệ quyền của phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình

mà chỉ xác định, nạn nhân bạo lực gia đình là một đối tượng cần được trợ

giúp để bảo đảm thực thi quyên.

(5) Hội thảo khoa học “Khuôn khổ pháp luật về nghề công tác xã hội (2016) Hội thảo do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy

ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức Các bài viết của các nhà nghiên cứu trình bày trong hội thảo tập trung về chủ đề khung pháp lý về nghề công tác xã hội ở Việt Nam và thực tế triển khai

các khía cạnh nghề công tác xã hội tại các cơ sở như Bệnh viện, Trường học,

các Trung tâm bảo trợ xã hội Như vậy các công trình nghiên cứu này cũng không đề cập trực tiếp đến nội dung về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình mà chỉ phát hiện và gợi mở những nét phác thảo nhất định về

các hoạt động trợ giúp đôi với các nhóm xã hội đặc thù và xác định trách

Trang 12

nhiệm thực hiện nhiệm vụ trợ giúp này của Cơ sở khám, chữa bệnh hay cácTrung tâm bảo trợ xã hội.

2.2 Luận văn Thạc sỹ Luật học

(1) Nguyễn Tiến Đạt, “Bạo lực gia đình giữa cha mẹ và con theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam” (2016), Luận văn Thạc Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội.

Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình giữa cha, mẹ và con và thực trạng về bạo lực

gia đình giữa cha, mẹ và con trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật để phòng ngừa và hạn chế tinh trạng bạo lực gia

đình giữa cha mẹ và con Trong phạm vi hẹp, tác giả luận văn chỉ đề cập đến một đối tượng nạn nhân của bạo lực gia đình là trẻ em Do vậy, biện pháp bảo

vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được đề cập đến trong nội dung luận văn chỉ là một khía cạnh rất nhỏ của nội dung pháp luật về biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

(2) Đào Xuân Cường, “Pháp luật về Phòng, chống bạo lực gia đình từ

thực tiễn tỉnh Tuyên Quang” (2016), Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện

Hành chính quốc gia.

Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình Phân tích thực trạng bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên Quang

và đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại

Tuyên Quang trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp honà thiện pháp luật và bảo

đảm thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam Do đó

luận văn không nghiên cứu bao quát về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân

bạo lực gia đình.

2.3 Luận văn chuyên ngành công tác xã hội

(1) Nguyễn Văn Thanh (2014), “Tham van cá nhân cho phụ nữ bi bao

lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên- Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt

Nam”, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia.

Luận văn nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về bạo lực gia đình, tham

van đối vứi phụ nữ bị bạo lực gia đình Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ tính đúng đắn trong quan điểm, chủ trương của nhà nước về phát triển nghề công tác xã

hội, dé giải quyết tot các van dé xã hội, trong đó có vân đê vê bạo lực gia đình.

Trang 13

(2) Nguyễn Thị Huyền Trang (2015), “Công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Huyện Kiến Thụy- Thành phố Hải Phòng”, Trường Đại

học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia.

Luận văn nghiên cứu thực trạng bạo lực gia đình tại huyện Kiến thụy và

hoạt động hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên địa bàn trên cơ sỏ đó đưa ra các giải pháp

để phát triển nghề công tác xã hội trong việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (3) Trần Thị Kim Thanh (2016), “Công tác xã hội đối với nạn nhân bạo

lực gia đình từ thực tiễn Thành phó Hồ Chí Minh”, Viện Hàn Lâm khoa học

xã hội Việt Nam- Học viện khoa học xã hội.

Luận văn tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các khái niệm về công

tác xã hội, công tác xã hội đối với nạn nhân bạp lực gia đình; phân tích thực trạng công tác xã hội đối với nạn nhân bạo lực gia đình và đề xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với nạn nhân bạo lực gia đình nói chung và nạn nhân bạo lực gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Dưới góc độ tiêp cận xã hội học, các nghiên cứu này đã tiếp cận và giải quyết các van đề về bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình bang các lý thuyết xã hội hoc Các nghiên cứu này không giải quyết các van dé dưới khía pháp lý Tuy nhiên, trong mối liên hệ với đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả cho rằng các nghiên cứu trên có mối liên hệ biện chứng với các biện pháp về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Do đó, tiếp cận dưới góc độ pháp lý về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình cũng cần phải

nhận diện được vai trò của hoạt động hỗ trợ thì mới đề xuất được các giải pháp nham đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

2.4 Bài báo khoa học

(1) Nguyễn Thị Lan, “Pháp luật về xóa bỏ bạo hành trong gia đình của

nước Cộng hòa Indonesia”, (2010), Tạp chí Luật học số 2/2010 Bài viết phân

tích nội dung quy định của pháp luật Indonesia về xóa bỏ bạo hành trong gia

đình đưới góc độ so sánh với pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình Bài viết có đề cập đên nội dung giới thiệu quy định của pháp luật Indonesia về bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình Theo đó, nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ bởi gia đình, luật sư, cảnh sát, các tô chức xã hội, cơ quan

Trang 14

tư pháp địa phương và tòa án; được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về sức khỏe, tâm lý và tư pháp và tinh thần.

(2) Phạm Thi Tinh, “Bao lực gia đình với van dé bảo vệ nhân phẩm và

quyền con người”, (2008), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2008 Bài viết

khẳng định hành vi bạo lực gia đình là hành vi xâm phạm đến nhân phẩm và

các quyền con người, qua đó phân tích thực trạng bạo lựa gia đình và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, bảo đảm các quyền con người cho cá nhân.

(3) Pescaru, Maria, “Preventing and finghting against (inxtra) familyviolence option”, Agora Internaitionnal journal of Juridical sciences, Issuse 2(2011).

(4) Radu, Mariana-Narcisa; Radu, Mihnea-Dan, “Protecting the rightsof the children from family violence”, Law review of Kyiv University of law,Vol 2015, Issue 1 (2015), pp 78-81 Lukhta, O Revista de Drept public,Vol.2012, Supplement, Issuse 1 (2012), pp.155-162.

(5) Radu, Mariana-Narcisa; Radu, Mihnea-Dan, “The Rights of the

female victim of family violence, Revista de Drept public, Vol.2012,Supplement, Issuse 1 (2012), pp.155-162.

Có thé nói trong các công trình nghiên cứu kể trên chi đề cập đến những nội dung pháp lý chung nhất về bạo lực gia đình.

Các chuyên đề hội thảo khoa học về phòng, chống bạo lực gia đình đối

với phụ nữ và trẻ em mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu nội dung các quy định

pháp luật về bạo lực gia đình và các giải pháp phòng ngừa bạo lực gia đình.

Xét về tính chất, các chuyên đề nghiên cứu pháp luật trong Hội thảo này dường như mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình mà không đi sâu nghiên cứu cụ thể về nạn nhân và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Điều này cũng phù hợp với bối

cảnh nghiên cứu khi Luật phòng chống bạo lực gia đình vừa được thông qua Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình là nghiên cứu dưới góc độ xã hội học Trên cơ sở khảo sát và thống kê về tình hình bạo lực gia đình, các

hình thức bạo lực gia đình Nghiên cứu không phân tích nội dung quy định của pháp luật về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình mà chỉ thống kê tình

hình thực hiện việc hỗ trợ, nạn nhân bạo lực gia đình

Trang 15

Các tham luận của hội thảo về nghề công tác xã hội chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nhất định về hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và các nhóm yếu thế khác nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu về mô hình hỗ trợ các nhóm yếu thế mà không phân tích và đánh giá việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình từ góc độ pháp lý.

Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có đề cập đến

nội dung về bạo lực gia đình, tuy nhiên nghiên cứu này cũng không tập trung

giải quyêt các van đề về bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bao lực gia đình mà chỉ đưa ra một số giải pháp phòng ngừa bạo lực gia đình.

Các công trình này chỉ đề cập đến một vài khía canh nhất định về nạn nhân bạo lực gia đình:

Nghiên cứu về việc phòng ngừa bạo lực gia đình đối với nạn nhân bạo lực gia đình là phụ nữ hoặc trẻ em;

Nghiên cứu chưa chú trọng đến các đối tượng khác là nạn nhân bạo lực gia đình và không nghiên cứu chuyên sâu về bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình dưới góc độ pháp ly;

Các nghiên cứu dưới góc độ pháp lý cũng như nghiên cứu trong lĩnh

vực công tác xã hội, chưa có sự kết hợp liên ngành cho nên các nội dung đề

cập đến biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình chưa toàn diện và sâu sắc.

Như vậy, có thé khang định rằng vẫn chưa có một công trình nao nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về nạn nhân bạo lực gia đình và bảo vệ,

hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Mặt khác, Luật phòng, chống bạo lực gia đình cũng đã qua 10 năm thi hành và áp dụng, việc nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình cũng góp phan phát hiện những bat cập

của Luật này nhằm khuyến nghị những giải pháp giảm tải những rủi ro đối

với nạn nhân, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và hỗ trợ nạn

nhân bạo lực gia đình.

Trong mối liên hệ khăng khít với các lĩnh vực pháp luật có liên quan, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình không chỉ tập trung trong các quy

định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác như hệ thống các quy định của pháp luật về công tác xã

Trang 16

hội, về an sinh xã hội Vì vậy, dé bảo vệ và hỗ trợ một cách hiệu quả đối với nạn nhân bạo lực gia đình đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó đặc biệt phải chú trọng đến cách thức bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Vì những lý do trên, chúng tôi cho rằng nghiên cứu về bảo vệ và hỗ trợ

nạn nhân bạo lực gia đình là khía cạnh học thuật còn bỏ ngỏ cần phải tiếp tục được hoàn thiện Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình cần phải bằng hành động cụ thể và thực tế chứ không chỉ là quy định trong luật Vì thế, cần phải nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt hơn việc

bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình nói riêng cũng như các nhóm yếu thế nói chung là hoạt động đặc trưng cần có sự “hỗ trợ” trong đó

đặc biệt phải xem xét đến sự “hỗ trợ” từ các dịch vụ hỗ trợ công Vì thế, thực hiện tốt công tác xã hội được xem như một giải pháp không thê thiếu đối với

việc hỗ trợ các nhóm yếu thé trong xã hội Triển khai Quyết định số

32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển

nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng

kể trong việc phát triển, định hướng nghề công tác xã hội Định hướng phát triển nghề công tác xã hội thể hiện ở các hướng sau đây: Đưa vào mã số ngạch của viên chức Việt Nam thêm chức danh viên chức công tác xã hội; mở rộng quy mô đào tạo nghề công tác xã hội và hoàn thiện khung pháp lý về nghề công tác xã hội Có thé khang định rang hoàn thiện khung pháp lý về

công tác xã hội sẽ là cơ sở pháp lý dé thúc đây việc thực thi quyền được bảo

vệ, quyền được hỗ trợ của nhóm yếu thế trong đó có nhóm nạn nhân bạo lực gia đình Vì thế, trong bối cảnh hiện nay, thực hiện tốt việc bảo vệ, hỗ trợ nạn

nhân bạo lực gia đình không thé tách khỏi việc hoàn thiện khung pháp luật,

chính sách về công tác xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện

khung pháp lý về công tác xã hội, nghiên cứu này cũng sẽ tạo tiền đề lý luận quan trọng định hướng việc hoàn thiện pháp luật về công tác xã hội.

Như vậy, đề tài nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu và toàn

diện về biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình từ góc độ lý luận và thực tiễn qua đó khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ, hô trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Trang 17

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu3.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác

- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng

về công tác gia đình và bình đăng giới; chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, Chiến lược quốc gia về bình đăng giới, Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Dự trên yêu cầu của dé tài, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau dé thực hiện đề tài: Phương pháp nghiên

cứu tài liệu, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng

hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương pháp nghiên

cứu xã hội học (quan sát, trao đổi, phỏng van)

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được áp dụng nhằm tìm hiểu những van đề lý luận cơ bản về bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình và pháp luật về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Sử dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vẫn đề nghiên cứu Các tài liệu chủ yếu được nghiên cứu là: Các văn bản pháp luật quốc tế về bạo lực gia đình; pháp luật Việt Nam về biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; pháp luật của một số nước trên thế gidl về bảo vệ, hỗ tro nạn nhân bạo lự gia đình; các công trình nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học như: Luật học, Triết học, Tâm ly học, Xã hội học, Y học.

- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được áp dụng nhằm tìm hiểu tính lịch sử của các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài như: Khái niệm bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình và hệ thống các quy định

của pháp luật Việt Nam về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để phân

tích các luận điểm, luận cứ, quan điểm về pháp luật bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân

bạo lực gia đình; phân tích các điều luật quy định về các biện pháp bảo vệ, hỗ

trợ nạn nhân bạo lực gia đình; phân tích các vụ việc bạo lực gia đình và cáchoạt động bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

Trang 18

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng dé gắn kết các vấn đề nghiên cứu riêng rẽ về pháp luật bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình thành một công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng như một thế

mạnh trong nghiên cứu này nhằm mục đích phát hiện những điểm tương đồng

và khác biệt giữa pháp luật của một số nước trên thế giới với pháp luật Việt

Nam về các biện pháp và các mô hình bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình So sánh hiệu quả của các mô hình hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình dé phát hiện tính khả thi của từng mô hình hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân.

- Phương pháp chứng minh: Phương pháp này được sử dung dé chứng

minh các luận điểm, các nhận định được nêu ra trong các báo cáo chuyên đề, cũng như những tôn tại, vướng mắc trong thi hành pháp luật về bảo vệ, hỗ trợ

nạn nhân bạo lực gia đình.

- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Thông qua phương pháp quan sát, nhóm nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Thông qua phương pháp trò chuyện, nạn nhân bạolực gia đình và nhân viên công tác xã hội, nhóm nghiên cứu thu thập được những thông tin cần thiết về thực tiễn bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

và những bất cập của pháp luật hiện hành về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lự

gia đình Từ đó, xây dựng những đề xuất hoàn thiện pháp luật, chính sách về

phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Lợi thế của nhóm nghiên cứu khi thực hiện phương pháp này là hầu hết các nghiên cứu viên đều thực hiện các hoạt động tư van pháp luật về hôn

nhân và gia đình Do vậy, thông qua chính hoạt động tư vấn, các nghiên cứu viên sử dụng phương pháp này để tiếp cận nạn nhân bạo lực gia đình, nhân viên công tác xã hội.

4 Mục đích nghiên cứu

Xác định và nhận diện được nạn nhân bạo lực gia đình; quyền của nạn

nhân bao lực gia đình

Phân tích được các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia

đình theo quy định của pháp luật hiện hành Trên cơ sở đó đưa ra những nhận

xét về những điêm tiên bộ và hạn chê của pháp luật và xây dựng những kiên

Trang 19

nghị nhằm sửa đổi, bô sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Phân tích và đánh giá được thực tiễn việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hiệu quả hoạt động của các mô hình hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân

bạo lực gia đình trong những nam qua Trên cơ sở đó có những kiến nghị trong việc hoạch định chính sách, pháp luật, nhăm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trong điều kiện ở Việt Nam.

Chỉ ra được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ và hỗ

trợ nạn nhân bạo lực gia đình trên cơ sở đó nâng cao thận thức của các chủ thể

có thâm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo

lực gia đình, góp phần bảo đảm thực hiện các quyền của nạn nhân bạo lực gia

đình, ngăn ngừa bạo lực gia đình gia tăng.

Xây dựng được các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, góp phần giảm thiểu hậu qủa của bạo lực gia đình đối với nạn nhân cũng như đối với gia đình và xã hội.

Kết quả nghiên cứu là tài liệu phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu và

học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo Luật và Cơ sở đào tạo về chuyên ngành công tác xã hội Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu phục vụ cho những người làm công tác quản lý về gia đình và công tác xã hội có những tham khảo để đề xuất xây dựng chính sách và phản biện xã hội về

lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân

bạo lực gia đình nói riêng.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình về các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và một số quy định pháp luật có liên quan.

Pham vi nghién cứu:

về không gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật Việt Nam về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật đối với

việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ở Việt Nam pháp luật một SỐ nước chỉ được tìm hiểu trên cơ sở tham khảo để học hỏi kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật.

Trang 20

Về thời gian: Nghiên cứu biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình kể từ thời điểm Luật phòng, chống bao lực gia đình năm 2007 có hiệu lực pháp luật.

Về nội dung: Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam 6 Kết cau báo cáo tong hợp kết quả dé tài nghiên cứu

Ngoài phan mở dau và kết luận, báo cao tong hợp kết qua dé tài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Những van đề lý luận chung về bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia

đình

Trang 21

CHƯƠNG 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE NAN NHÂN BAO LỰC GIA ĐÌNH VA BẢO VE, HO TRO NAN NHÂN BAO LUC GIA ĐÌNH

1.1 Khai niệm, đặc điểm của bao lực gia đình

1.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình

Hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng là những sự kiện đặc biệt tạo lên

gia đình Vì vậy, các thành viên trong gia đình gan kết với nhau bằng mối liên hệ tình cảm Dưới góc độ pháp lý sự liên kết này cũng là căn cứ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ tương ứng giữa các chủ thé Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các thành viên gia đình đã không tôn trọng thực hiện các nghĩa vụ

pháp lý đối với nhau mà trái lại họ lại thực hiện các hành vi gây ton hại về

tinh than, thé chất, kinh tế cho thành viên gia đình Trong khoa học pháp lý, hành vi này được gọi là hành vi “bạo lực gia đình”.

Bạo lực gia đình là van đề mang tính toàn cầu Bởi vì, bạo lực gia đình xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, xâm hại đến các quyền con người của cá nhân và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội Vì thế, pháp luật về phòng, chống bạo bạo lực gia đình là mối quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế cũng như mỗi quốc gia Là một dạng thức của bạo lực trên cơ sở giới, theo nghĩa chung nhất, bạo lực gia đình được hiểu là hành vi được thành viên gia đình sử dụng dé “tran áp” đối với thành viên khác Với nghĩa này, cách tiếp cận về hành vi bạo lực gia đình có ngoại hàm rộng hơn Bạo lực gia

đình không chỉ đơn thuần là cách sử dụng sức mạnh thé chất dé tran áp đối với thành viên gia đình mà bao gồm tat cả các hành vi có thé gây ton thương

hoặc đe doa gây ton thương cho nạn nhân bạo lực gia đình Bao lực gia đình được thé hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh đập, hành hạ, cưỡng

bức về mặt tinh thần như lăng mạ, chì chiết, làm nhục người khác hoặc cưỡng

bức về tinh dục, cô lập về tài chính, cô lập về các mối quan hệ của nạn nhân

bạo lực với các thành viên khác trong gia đình Hanh vi bạo lực gia đình là

hành vi vi phạm pháp luật vì người thực hiện hành vi đã xâm hại đến quyền tự

do cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Trong Tuyên bố về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ

(năm 1993), Đại hội đồng Liên Hiệp quốc giải thích rõ: bạo lực trên cơ sở

Trang 22

giới là bất kỳ một hành động bạo lực nào dựa trên cơ sỏ giới mà gây tổn hại hoặc đau đớn cho phụ nữ về mặt thân thể, tình dục hoặc tâm lý, kê cả việc đe dọa thực hiện những hành động như vậy, sự ép buộc hay tước đợt tự do, cho dù xảy ra ở nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư Như vậy, với định nghĩa này bạo lực trên cơ sở giới không chỉ giới hạn trong phạm vi cuộc sống riêng tư mà còn bao gồm cả hành vi bạo lực trên bình diện xã hội Nói một cách khác, bạo lực gia đình chỉ là một dạng thức của bạo lực trên cơ sở giới Vì vậy, van dé đặt ra là dé giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới thì phải

thực hiện mọi nỗ lực dé phòng ngừa mọi hình thức bao lực trong phạm vi gia

đình cũng như đời sống xã hội.

Cao ủy Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR) và các đối tác đã sử dụng một “định nghĩa mở rộng về bạo lực tình dục và bạo lực trên cơ sở

giới” Theo đó, bạo lực giới được định nghĩa như sau: Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực nhằm vào một người trên cơ sở phân biệt giới hoặc giới tính Nó bao gồm các hành động gây tac hại hoặc gây đau đớn vè thé xác, tinh thần

hay tình dục, gom ca su đe dọa thực hiện những hành vi nay, sự cưỡng bức va

tước đoạt tự do dưới mọi hình thức khác nhau Mặc dù phụ nữ, nam giới, trẻ

em trai và trẻ em gái đều có thé trở thành nạn nhân của bao lực trên cơ sở giới, phụ nữ và trẻ em em gái thường là nạn nhân chủ yếu Bạo lực trên cơ sở giới phải được hiểu là bao gồm, nhưng không giới han ở các hình thức sau: (i) Bạo lực thê xác, tình dục và tâm lý xảy ra trong gia đình, bao gồm cả hành vi

đánh đập, bóc lột tình dục, lạm dụng tình dục trẻ em trong gia đình, bạo lực

liên quan đến của hồi môn, cưỡng hiếp trong hôn nhân, cắt bỏ bộ phận sinh

dục nữ và các thủ tục khác gây hại đến phụ nữ, bạo lực không phải do bạn

tình gây ra và bạo lực liên quan đến bóc lột; (1) bạo lực thể xác, tình dục và

tâm lý xảy ra trong cộng đồng bao gồm: cưỡng hiếp, lạm dụng tình dục tại nơi

làm việc, trong các cơ sở giáo dục hoặc bất kỳ đâu; buôn bán phụ nữ và mại

dâm cưỡng bức; (11) bạo lực thể xác, tình dục và tâm lý được gây ra hoặc được bỏ qua bởi nhà nước và các tô chức hoặc cho dù xảy ra bất cứ ở đâu.

Định nghĩa này đã lý giải sâu sắc nguyên nhân dẫn đến bạo lực trên cơ

sở giới đồng thời đã khái quát được tất cả các hình thức bạo lực Vì vậy, đây cũng là định nghĩa được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi trong việc giải thích về bạo lực trên cơ sở giới hiện nay.

Trang 23

Như vậy, nhận diện rõ về bạo lực trên cơ sở giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng là cơ sở quan trọng dé xây dựng chính sách, pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện việc phòng ngừa bạo lực, giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc cho cá nhân cũng như cho xã hội.

Việt Nam là thành viên của nhiều Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, đặc biệt phải kể đến Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) Trong tiến trình đó, Việt Nam đã

không ngừng nỗ lực xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm loại bỏ sự phân biệt

đối xử trên cơ sở giới, đảm bảo các cam kết quốc tế với tư cách là thành viên của Công ước Hệ thống pháp luật Việt Nam về bình đăng giới không ngừng

được hoàn thiện Đặc biệt, trong nỗ lực không ngừng về xóa bỏ bạo lực gia đình, Việt Nam đã ban hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2006.

Với ý nghĩa đó, Luật phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam định nghĩa: bạo lực gia đình là hành vi cô ý của thành viên gia đình gây tổn hai hoặc có khả năng gây tốn hại về thé chat, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Trên cơ sở đó, Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình tiếp tục làm rõ nội hàm khái niệm bạo lực gia đình bang viéc liét ké cac hanh vi duoc xac định là hành vi bao lực gia đình Theo đó, hành vi bao luc gia đình bao gồm:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến

sức khỏe, tính mạng;

+ Lăng mạ hoặc hành vi cô ý khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm;

+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Ngăn cản việc thực hiện quyên, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa

ông, ba và các chau; giữa cha, mẹ và con; g1ữa vợ và chồng: giữa anh, chị em

với nhau;

+ Cưỡng ép quan hệ tinh dục;

+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân

tự nguyện, tiến bộ

+ Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi cô y khác làm hư hỏng tai sản riêng của các thành viên trong gia đình;

Trang 24

+ Cưỡng ép thành viên khác trong gia đình lao động qua sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhăm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Ngoài ra, hành vi bạo lực gia đình được liệt kê trên cũng được áp dụng đối

với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Như vậy, Luật phòng, chống bao lực gia đình đã định nghĩa hành vi bạo lực gia đình theo cách liệt kê các hành vi bạo lực gia đình, Định nghĩa này cũng chi rõ được các hình thức bạo lực gia đình bao gồm các dạng thức bạo lực về thé

xác, tình dục, tinh thần và kinh tế Tuy nhiên, với cách thức định nghĩa này, có

thể dẫn đến việc bỏ sót các hành vi bạo lực vì định nghĩa mang tính liệt lê không thể khái quát được tất cả các hành vi bạo lực gia đình Mặt khác, hành vi bạo lực gia đình theo cách giải thích này sẽ không được xác định đối với các dạng thức sông chung khác trong đó có cặp đôi cùng giới tính chung sống với nhau Bởi lẽ, hiện nay pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

nhưng hai người cùng giới tính sống chung thực hiện hành vi bạo lực có được

xác định là hành vi bạo gia đình hay không? Thiết nghĩ, đây là khoảng trống pháp luật mà Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chưa dự liệu cụ thể.

Pháp luật của mỗi quốc gia có những định nghĩa khác nhau về bạo lực gia

đình Pháp luật Việt Nam định nghĩa “Bao lực gia đình là hành vi có ý của thành

viên gia đình gây tốn hại hoặc có kha năng gây ton hại về thé chất, tinh than, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”, đồng thời liệt kê rõ các hành vi được coi là bao lực gia đình Pháp luật của một số nước trên thế giới không định nghĩa bạo lực gia đình theo cách liệt kê các hành vi mà chỉ giải thích nội hàm của khái niệm này Tương tự như vậy, có những quốc gia xác định hành vi bạo lực gia đình đối với cả người giúp việc trong gia đình hoặc giữa những người

thuộc nhóm LGBT chung sông với nhau, trong khi đó theo pháp luật Việt Nam,

bạo lực gia đình mới chỉ giới hạn giữa các thành viên gia đình, giữa những ngườiđã từng là vợ chông hoặc nam, nữ chung sông với nhau như vợ chông.

3 Xem khoản 2 Điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007.

Trang 25

Tuy nhiên, ở góc độ chung nhất, bạo lực gia đình đều được hiểu là hành vi của thành viên gia đình gây tôn hại hoặc có nguy cơ gây tồn hại về thê xác, tinh thần hoặc kinh tế cho thành viên khác trong gia đình, thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bạo lực về thé xác, tinh thần, kinh tế hay tình dục hoặc những hành vi cưỡng ép khác nhằm tước bỏ tự do cũng như hạn chế thành viên gia đình thực hiện các quyền nhân thân và tài sản trong giới hạn được pháp luật

bảo vệ.

Nhận thấy rằng, sự liên kết bởi yếu tố tình cảm và cách thức tô chức cuộc

sông chung đã đặt người thực hiện hành vi và nạn nhân bạo lực gia đình trong mối liên hệ của sự lệ thuộc, ràng buộc Đó không chỉ là nguyên nhân dẫn đến

tình trạng bạo lực gia đình mà cũng là một dau hiệu giúp chúng ta nhận biết

được hành vi bao lực gia đình Do vậy, bao lực gia đình là hành vi vi phạm pháp

luật, chủ yếu xảy ra giữa những người là thành viên gia đình với nhau, nghĩa là giữa người thực hiện hành vi và nạn nhân có mối liên hệ lệ thuộc về tình cảm.

Từ sự phân tích trên có thé hiểu bao lực gia đình như sau: bao luc đình là hành vi của thành viên gia đình gây tốn hại hoặc có nguy cơ gây ton hại về thể xác, tỉnh thân hoặc kinh tế cho thành viên khác trong gia đình được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, de dọa hoặc tước bỏ tự do cũng như hạn chế thành viên gia đình thực hiện các quyền nhán thân và tài sản được pháp luật bảo vệ Các hành vi này cũng được xác định đối với cặp vợ chong đã ly hôn hoặc trường hợp nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chong.

Bạo lực gia đình có nhiều dạng thức, có thể thực hiện bằng hành động

hoặc không hành động Sự da dạng của các hành vi bạo lực gia đình cũng phản ánh tính chất hết sức phức tạp của bạo lực gia đình Vì thế, việc đấu

tranh nhằm phòng ngừa bạo lực gia đình và giảm thiêu hậu qua của bạo lực gia đình đối với nạn nhân đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan, người có thầm quyên và sự vào cuộc của toàn xã hội 1.1.2 Đặc điểm của bạo lực gia đình

- Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, chủ yếu xảy ra giữa

những người là thành viên gia đình với nhau, nghĩa là giữa người thực hiệnhành vi và nạn nhân có môi liên hệ hôn nhân, huyệt thông hoặc nuôi dưỡng

Trang 26

Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở của hôn nhân,

huyết thống hoặc nuôi dưỡng Sự liên kết đặc biệt này không chỉ tạo lên sợi

dây liên hệ tình cảm bền chặt giữa các thành viên gia đình mà cũng là căn cứ

xác định quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với những mối quan hệ ràng buộc Trên cơ sở này, pháp luật quy định cụ thể: quyền và nghĩa vụ giữa vợ

và chồng: giữa cha mẹ va con; giữa anh, chi em với nhau; giữa ông bà với các

cháu; giữa cô, cậu, chú, bác, di ruột với các chau; bố, me chồng với con dâu; bố mẹ vợ với con rể Quy định này là sự cụ thé hóa các quy định của Hiến Pháp về việc bảo đảm quyền con người của mỗi cá nhân Trong môi trường gia đình, các chủ thé cũng phải tôn trọng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của

mình trong các mối quan hệ tương ứng, để bảo đảm rằng mỗi cá nhân đều

được tôn trọng và bảo đảm các quyền con người một cách bình đăng.

Cũng trên cơ sở của sự liên kết bởi yếu tố tình cảm, những người đã từng là vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng khi thực hiện các hành vi bạo lực đối với nhau thì cũng được xác định đó là hành vi bạo lực gia

đình Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới còn mở rộng hơn các trường hợp

được coi là bạo lực gia đình Bao lực gia đình theo đó được hiểu bao gồm cả hành vi đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người là giúp việc gia đình hoặc giữa những người thuộc nhóm LGBT* mà tổ chức cuộc sống chung Ở góc độ này, xét trên phương diện liên hệ tình cảm họ không có sự liên kết bởi “hôn nhân", “huyết thông” hoặc “nuôi dưỡng” Tuy nhiên, tinh chất của việc cùng sống chung cũng chi phối và đặt họ trong mối liên hệ “gia đình” xét ở góc độ tổ chức cuộc sống Vì thế, sự ràng buộc về mặt tình cảm đôi khi cũng kéo theo sự chi phối nhất định trong các mỗi quan hệ này Vì

thế, hành vi bao lực giữa những chủ thé này với nhau vẫn được xác định là hành vi bạo lực gia đình”.

Có thể thấy, sự liên kết bởi yếu tô tình cảm giữa các chủ thé với tư cách là thành viên gia đình cũng như cách thức tô chức cuộc sông và văn hóa của

* Xem Viện Nghiên cứu Xã hội —Kinh tế và Môi tường (ISEE), (2012), Tài liệu Hội thảo, “Khát vọng đượclà chính mình” LGBTchi cộng đồng những người tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay),song tính luyến ái (Bisexual) và hoán tinh hay còn gọi là đồng người chuyển giới (Transgender) LGBT théhiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và bản dạng giới.

” Luật mẫu về bạo lực gia đình Theo đó, Uy ban nhân quyền của Liên Hiệp quốc định nghĩa về bạo lực giađình trong Luật này bao gồm cả hành vi bạo lực gia đình đối với người giúp việc trong gia đình.

Trang 27

người Việt Nam đã tạo ra những thói quen ứng xử không hợp với chuân mực

của pháp luật Thói quen của người gia trưởng, sự áp đặt suy nghĩ và hành động của bề trên cho con trẻ đã đặt các chủ thể của mối quan hệ này trước những sự lệ thuộc, ràng buộc Đó là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực trong gia đình Cũng vì thế, hành vi bạo lực gia đình thường khó phát hiện, vì nó

thường được che đậy bởi người thực hiện hành vi hoặc nạn nhân Nạn nhân

không muốn ai biết về tình trạng bạo lực gia đình vì sợ xấu hồ, vì sợ mất thê

diện của người thực hiện hành vi Người thực hiện hành vi thường che dau

hành vi của minh bang cách xoa diu va tran áp Vi thế, đấu tranh phòng ngừa bạo lực gia đình thường rất khó khăn.

Bao lực gia đình là hành vi gây tôn hại hoặc đe dọa gây tôn hại về tinh thần, thể chất hoặc kinh tế đối với nạn nhân bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình có nhiều các dạng thức khác nhau như: bạo lực về tinh thần, bạo lực về thể xác, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục Vì thế, hành vi bạo lực gia đình thường để lại cho nạn nhân những hậu quả rất nghiêm

trọng Do vậy, hành vi bao lực gia đình là hành vi gây ton hại hoặc de dọa gây ton hại về tinh than, thé chất hoặc kinh tế đối với nạn nhân bạo lực gia đình.

Nói một cách khác, nạn nhân bạo lực gia đình là người trước tiên phải gánh chịu những thiệt hai do hành vi bao lực gia đình mang lại Vi thế, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải dự liệu được các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ

nạn nhân bạo lực gia đình nhằm giảm thiểu những thiệt hại mà hành vi bạo

lực gia đình gây ra cho nạn nhân.

- Bạo lực gia đình có nhiều dạng thức, có thê thực hiện bằng hành động

hoặc không hành động.

Bạo lực gia đình có nhiều dạng thức khác nhau Mỗi dạng thức bạo lực

gia đình đều có những đặc trưng nhất định Bạo lực gia đình, thê hiện bằng

các hành động cụ thể như hành vi đánh đập chửi mắng, ép buộc nạn nhân bạo

lực phải làm những việc trái với ý muốn Song cũng có những hành vi bạo lực gia đình thể hiện dưới dạng không hành động, ví dụ như hành vi bỏ mặc,

không chăm sóc thành viên gia đình, không thực hiện nghĩa vụ Sự đa dạng của các hành vi bạo lực gia đình cũng phản ánh tính chất hết sức phức tạp của bạo lực gia đình Điều này cũng gây khó khăn cho công tác thực thi pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình Thực tế cho thay nhiéu nan nhan bao luc

Trang 28

gia đình phải đối diện với hành vi bạo lực gia đình suốt nhiều năm liền nhưng không thé tố cáo hành vi vi phạm của người thực hiện hành vi bởi những diễn biến hết sức tinh vi của hành vi vi phạm Nạn nhân thậm chí không muốn che dau hành vi vi phạm nhưng chính ban than nan nhân cũng không nhận diện rõ được hành vi vi phạm để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ Mặt khác, những góc khuất của đời sông hôn nhân và gia đình làm cho nạn nhân khó có

thé chứng minh hành vi vi phạm của người thực hiện hành vi với cơ quan có

thâm quyên Vì thế, khó có thé có căn cứ pháp lý dé áp dụng một biện pháp xử lý đối với người thực hiện hành vi.

1.2 Khái niệm, phân loại nạn nhân bạo lực gia đình1.2.1 Khái niệm nạn nhân bạo lực gia đình

Trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như quốc gia, khái niệm nạn nhân bạo lực gia đình không được giải thích trực tiếp Theo Từ điển Tiếng Việt, nạn nhân được hiểu là người phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội” Một cách giải thích khác, Từ điển Oxford định nghĩa nạn nhân (victim) là người phải chịu một hậu quả tàn nhẫn từ sự đối xử không công bang’ Như vậy, dưới góc độ ngôn ngữ, nạn nhân được hiểu là người phải gánh chịu một hậu quả có tính bất lợi đối với cá nhân họ Bạo lực gia đình nói riêng, bạo lực trên cơ sở giới nói chung dé lại rất nhiều hậu quả bat lợi đối với người chỊu sự tác động bởi hành vi này Tuy nhiên, trên thế giới cũng như Việt Nam, người

phải chịu hậu quả nặng né và phố biến nhất vẫn là phụ nữ và trẻ em gai Vi vậy, Chiến lược phòng, chống bạo lực gia đình của hầu hết các quốc gia déu tập trung vào việc giảm thiểu và phòng ngừa bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái Tuy nhiên, có thé khang định răng bat kỳ ai cũng có thé trở thành nan nhân của hành vi bạo lực gia đình Với cách tiếp cận như vậy, thì việc nhận diện nạn nhân bạo lực gia đình mới không phiến diện và đảm bảo rằng tất cả

các nạn nhân bạo lực gia đình đều được bảo vệ, hỗ trợ một cách tốt nhất.

Pháp luật Việt Nam hiện hành không giải thích cụ thể nạn nhân bạo lực gia đình là ai nhưng quy định rõ việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình cũng như quy định về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia

° Xem Trung Tâm Từ Điền học- Từ Điện Tiếng Việt- Nhà xuất bản Giáo dục, 1994, tr 635.7 Xem Oxford Dictionary, online.

Trang 29

đình, chúng tôi nhận thấy rằng, nạn nhân bạo lực gia đình mới chỉ được xac

định là những người phải chịu những hậu quả trực tiếp từ hành vi bạo lực gia

đình mang lại Trên thực tế hiện nay, thực hiện can thiệp và bảo vệ chúng ta

mới chỉ hướng tới đối tượng này Tuy nhiên, bạo lực gia đình còn dé lại hậu

quả bắt lợi cho những người không trực tiếp chịu sự tác động bởi hành vi bạo lực gia đình, vậy họ có được xác định là nạn nhân của hành vi bao lực gia đình hay không Trong một số nghiên cứu quốc tế gần đây về bạo lực gia

đình, nhiều quốc gia đã xác định, nạn nhân bạo lực gia đình còn bao gồm cả

những người chịu hậu quả gián tiếp từ hành vi bạo lực gia đình Thậm chí bản thân người thực hiện hành vi cũng có thê đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình Ví dụ: một người đàn ông bạo hành vợ nhưng bản thân ông ta cũng từng

là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình vì phải chứng kiến bố mình thường

xuyên thực hiện hành vi bạo lực gia đình với me trong quá khứ Từ góc độ tiếp cận đó, các chuyên gia về bạo lực gia đình cho răng dé giảm thiểu bạo lực gia đình cũng cần phải thực hiện can thiệp và hỗ trợ đối với cả các nạn nhân

đang có nguy co bị đe dọa bởi các hành vi bạo lực gia đình.

Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa nạn nhân bạo lực gia đình như

sau: nan nhán bạo lực gia đình là người phải chịu hoặc có nguy cơ phải ganh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi bạo lực gia đình.

Nạn nhân bạo lực gia đình là người phải chịu hoặc có nguy cơ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi bạo lực gia đình Nạn nhân bạo lực gia đình trước tiên phải được hiểu là người chiu sự tác động trực tiếp bởi

hành vi bạo lực gia đình Tuy nhiên, trên thực tế, nếu xét ở phương diện hậu qua mà hành vi bạo lực gây ra thì hành vi bạo lực gia đình không chỉ làm tổn hại đến bản thân người chịu tác động bởi hành vi bạo lực mà còn gây tôn hại

về tỉnh thần, kinh tế cho cả những người khác là thành viên gia đình Trong một số trường hợp đặc biệt, bạo lực gia đình tác động lên một nạn nhân nhưng

thực chất nạn nhân trực tiếp mà người thực hiện hành vi nham de doa lại là một người khác, Vi dụ, bao lực nhằm vào mẹ nhưng thực hiện hành vi đối với

con, chồng đánh con dé tra tan tinh thần của vợ Điều này cho thấy, việc nhận

diện nạn nhân cần phải được nhìn nhận thật toàn diện, có như vậy mới có thê thực hiện hỗ trợ nạn nhân một cách tốt nhất.

Trang 30

Ở Việt Nam, nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình cũng như quy định về bảo vệ, hỗ trợ nạn

nhân bạo lực gia đình, chúng tôi nhận thay rang, nan nhan bao luc gia dinh

mới chi được xác định là những người phải chịu tác động trực tiếp từ hành vi bạo lực gia đình mang lại Trên thực tế hiện nay, thực hiện can thiệp và bảo

vệ chúng ta mới chỉ hướng tới đối tượng này Tuy nhiên, bạo lực gia đình còn

dé lại hậu quả bất lợi cho những người không trực tiếp chịu sự tác động bởi

hành vi bạo lực gia đình, vậy họ có được xác định là nạn nhân của hành vi

bạo lực gia đình hay không Trong một số nghiên cứu quốc tế gần đây về bạo

lực gia đình, một số quốc gia đã xác định những người này cũng được xác định là nạn nhân bạo lực gia đình Thậm chí ban thân người thực hiện hành vi

cũng có thé đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình Từ góc độ tiếp cận đó,

các chuyên gia về bạo lực gia đình cho rằng để giảm thiểu bạo lực gia đình cũng cần phải thực hiện can thiệp và hỗ trợ đối với cả các nạn nhân đang có nguy cơ bị đe dọa bởi các hành vi bạo lực gia đình.

Như vậy, bất cứ ai cũng có thê trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình

và nạn nhân của bạo lực gia đình không chỉ là người trực tiếp chịu sự tác động

của hành vi bạo lực Nạn nhân bạo lực gia đình là người phải chịu hoặc có nguy cơ phải gánh chịu những hậu quả bat lợi từ hành vi bao lực gia đình Với cách tiếp cận này thì việc nhận diện nạn nhân bạo lực gia đình mới không

phiến diện và đảm bảo rằng tất cả các nạn nhân bạo lực gia đình đều được bảo

vệ, hỗ trợ một cách tốt nhất.

1.2.2 Phân loại nạn nhân bạo lực gia đình

Trong nghiên cứu cũng như thực tiễn bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực

gia đình, việc nhận diện rõ ai là nạn nhân bạo lực gia đình cũng như phân loại

được nhóm nạn nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất cũng như triển

khai các hoạt động hỗ trợ phù hợp Vì thế, ngoài việc nhận diện được nạn

nhân bạo lực gia đình, cần phân loại được nhóm nạn nhân dựa trên các tiêu chí khác nhau Có nhiều cách phân loại nạn nhân, đứng từ các tiêu chí phân loại khác nhau, việc phân loại các nhóm nạn nhân sẽ có những ý nghĩa nhất

định trong việc thực hiện việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân và đề xuất xây dựng pháp luật, chính sách phù hợp dé thực hiện việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân một

cách hiệu quả.

Trang 31

Dựa vào các đặc điểm giới tính của nạn nhân bạo lực gia đình chúng ta

phân loại nạn nhân bạo lực gia đình thành hai nhóm nạn nhân: Nạn nhân bạolực gia đình là nữ giới, nạn nhân bạo lực gia đình là nam giới;

Có thể nói, dựa vào các đặc điểm giới tính, ở Việt Nam cũng như nhiều

nước trên thế giới thì 2 nhóm nạn nhân phổ biến được xác định theo giới tinh van là nhóm nạn nhân là nữ và nhóm nạn nhân là nam Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) thực sự mong muốn xã hội thừa nhận giới tính thực tế của họ Song thực tế này cũng

thật sự khó khăn đối với nhóm LGBT vì thực tế họ đã và đang phải chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử, bị lạm dụng và bị xâm hại trong chính gia đình của

họ Vì vậy, nhắn mạnh rằng, trong xu thế hiện nay, nạn nhân bạo lực gia đình

nhìn từ góc độ giới tính còn phải kế đến nạn nhân thuộc nhóm LGBT Chúng

tôi cho rằng dé bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình là người thuộc nhóm LGBT cần phải cởi bỏ được những quan điểm mang tính định kiến và phải bắt đầu từ việc ghi quyền bình đăng đối với nhóm LGBT Thiết nghĩ, vấn đề này đang

còn là một khoảng trông đáng ké trong pháp luật Việt Nam.

Dựa trên các đặc điểm về thê chất của người bị bạo lực gia đình, có thê phân loại nạn nhân bạo lực gia đình thành các nhóm: Nạn nhân bạo lực gia đình là người cao tuôi, nạn nhân bạo lực gia đình là trẻ em, nạn nhân bạo lực gia đình là người khuyết tật;

Dựa trên tính chất của các hình thức bạo lực gia đình có thể phân loại nạn nhân bao lực gia đình thành các nhóm sau: Nạn nhân của hành vi bạo lực

về thé chất, nạn nhân của hành vi bạo lực về tinh thần, nạn nhân của hành vi

bạo lực về tình duc, nạn nhân của hành vi bạo lực về kinh tế;

Dựa vào mức độ của hậu quả mà hành vi bạo lực gia đình gây ra cho

nạn nhân có thé phân chia nạn nhân bạo lực gia đình thành các nhóm sau: (i)

Nhóm nạn nhân BLGD phải gánh chịu hậu quả đặc biệt nghiêm trọng từ hànhvi bạo lực gia đình, nhóm nạn nhân BLGĐ phải gánh chịu hậu quả nghiêmtrọng từ hành vi bạo lực gia đình, (1) Nhóm nạn nhân BLGD phải gánh chịuhậu qua ít nghiêm trọng từ hành vi BLGD;

Dựa vào đối tượng phải gánh chịu hậu qua của hành vi bạo lực gia đình có thê phân loại nạn nhân bạo lực gia đình thành hai nhóm: (¡) Nhóm là nạn

Trang 32

nhân trực tiếp của hành vi bạo lực gia đình, (ii) Nhóm là nạn nhân có nguy cơ bị đe dọa bởi hành vi bạo lực gia đình.

Sự phân chia nạn nhân dựa trên đối tượng phải gánh chịu hậu quả của

bạo lực gia đình chỉ mang tính chất tương đối Bởi lẽ, do tính chất phức tạp

của hành vi bạo lực gia đình trong nhiều trường hợp việc xác định nạn nhân nào là người phải trực tiếp gánh chịu hậu quả từ hành vi bạo lực gia đình cũng hết sức khó khăn Ví dụ: người chống cũ sau khi ly hôn đã thực hiện hành vi đánh đập con dé tra tấn tinh thần của vợ cũ Con bị đánh đập, mẹ bị tra tan về

mặt tinh thần Vì thế, ở trường hợp này không thể xác định chỉ có người con

mới là nạn nhân bị đe dọa trực tiếp bởi hành vi bạo lực gia đình, mà người vợ cũ cũng bị đe dọa trực tiếp bởi chính hành vi bạo lực gia đình mà chồng cũ

gây ra cho con mình Vì thế, việc nhận diện nạn nhân bạo lực gia đình cần

phải được xem xét thận trọng, làm cơ sở dé thực hiện việc bảo vệ và hỗ trợ đối với nạn nhân bạo lực gia đình cũng như xử lý đối với hành vi vi phạm 1.3 Hậu quả của bạo lực gia đình

Hậu quả của bạo lực gia đình là tat cả những thiệt hại, ton thất mà hành vi bạo lực gia đình gây ra hoặc đe dọa gây ra đối với nạn nhân bạo lực, cho gia đình và xã hội Hậu quả của bạo lực gia đình không chỉ xâm hại tới các quyền con người của cá nhân nạn nhân bạo lực gia đình mà còn ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của thành viên gia đình, đe dọa đến sự bền vững của gia đình cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội Bạo lực

gia đình là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của bạo lực trên cơ sở giới, ảnh

hưởng sâu sắc đến tiến trình bảo đảm bình đăng giới.

Ở Việt Nam, Báo cáo quốc gia về bạo lực gia đình năm 2010 chỉ ro,

tong chi phí thiệt hại đối với cá nhân do bạo lực gia đình, bao gồm chi phi

trực tiếp từ tiền túi, mất thu nhập và gia tri của công việc nha chiếm 1.41% tổng GDP của năm 2010” Tại châu Phi, tình trạng bạo lực gia đình, bất bình

đăng giới khiến nền kinh tế ở các nước này thiệt hại ước tính 95 triệu USD

mỗi năm” Thiệt hại do bạo lực gia đình gây ra là nguyên nhân dẫn đến đói

Š Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo nghiên cứu quốc gia về tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ tai

Việt Nam.

? Báo cáo của Cơ quan Liên Hiệp quốc về tinh trạng bất bình dang giới ở Châu Phi,

Trang 33

nghèo và gia tăng sự bất bình dang giới và đang là van dé báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, người phải trực tiếp gánh chịu hậu quả khốc liệt những thiệt hại mà hành vi bạo lực gia đình gây ra suy cho cùng vẫn là nạn nhân bạo lực

gia đình Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ rõ những hậu quả mà nạn nhân bạo lực gia đình phải gánh chịu Hậu quả này, xét về mặt tính chất có thé đi từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng Xét về mặt hình thức có thể là thiệt hại về thể xác hay tinh thần hoặc kinh tế Tuy nhiên, tựu chung lại nghiên cứu về hậu quả của hành vi bạo lực gây ra cho nạn nhân đều cho thấy tính chất rất nguy hiểm của hành vi bạo lực gây ra cho nạn nhân Nghiên cứu này cũng đặc biệt báo động tình trạng nguy hiểm của hành vi bạo lực gia đình

gây ra cho phụ nữ và trẻ em Bởi lẽ, những tôn thương mà nạn nhân bạo lực

gia đình là phụ nữ phải gánh chịu có nguy cơ đe dọa đến sự phát triển an toàn của trẻ em Tương tự như vậy, hậu quả của bạo lực gia đình gây ra cho nạn nhân là trẻ em không chỉ đe dọa đến sự phát triển bình thường của trẻ mà còn tác động sâu sắc tình trạng bạo lực gia đình có thé được hình thành trong tương lai do con trẻ sẽ học hỏi và bắt chước Vì thế, cần phải thực hiện ngăn ngừa bạo lực gia đình để hình thành môi trường gia đình không bạo lực để đảm bảo sự an toàn cho con trẻ và vì một tương lai không còn bạo lực Ở góc độ khác, nghiên cứu cũng chỉ rõ, hậu của bạo lực gia đình dù gây ra cho nạn

nhân là phụ nữ, nam giới, trẻ em hay người cao tuổi thì mức độ nguy hiểm đối với nạn nhân đều như nhau, đều xâm hại đến quyền được bảo đảm an toàn, tính mạng, quyền được tôn trọng danh dự và nhân phẩm của cá nhân Vì vậy, nhận diện hậu quả đối với nạn nhân bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng

đối với việc thực hiện các hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bao lực gia đình

nói riêng và phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng.

1.4 Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình 1.4.1 Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình

Về mặt lý luận quyền của nạn nhân bạo lực gia đình được ghi nhận xuất

phát từ nền tảng pháp lý về quyền con người Con người sinh ra ai cũng có

quyền được đối xử bình dang và công bằng, có quyền được đảm bảo an toàn

về tính mạng, thân thể, có quyền được tôn trọng danh dự nhân phẩm Nhiều

Công ước quôc tê vê quyên con người đã ghi nhận các quyên con người của

Trang 34

cá nhân và được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận như một giá trị nhân văn bất hủ của cả nhân loại Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi nhận quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, quyền được tôn trọng danh dự nhân phẩm của mỗi cá nhân Trên cơ sở Hiến Pháp, các quyền này của cá nhân được cụ thé hóa trong từng lĩnh vực, tạo thành một hệ thống pháp luật đồng bộ làm cơ sở pháp lý để bảo đảm để các quyền đó được thực thi.

Xét ở góc độ thực tiễn do tính chất nguy hiểm của hành vi bạo lực gia đình cũng như những tổn thất mà hành vi bao lực gia đình mang đến cho nạn nhân cho nên nạn nhân bạo lực gia đình là những người bị đe dọa hoặc có

nguy cơ bị xâm hại, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền được an toàn về tính mạng, thân thể, quyền được tôn trọng danh dự nhân phẩm Vi Vậy, cần phải

quy định cụ thể các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình trong pháp luật nhằm xác định rõ phải tôn trọng và bảo vệ các quyền con người của nạn nhân bạo lực gia đình.

Trên cơ sở pháp luật về quyền con người, cụ thé hóa tinh thần của Hiến Pháp, cũng như các nguyên tắc cơ bản của Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam xác định rõ, nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau ”:

+ Yêu cầu co quan, tổ chức người có thâm quyên bảo vệ sức khỏe, tính

mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Hành vi bao lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, vi vậy hậu quả của hành vi bạo lực gây ra cho nạn nhân bạo lực cũng có nhiều cấp độ khác nhau Tuy nhiên, có thé đặt nạn nhân bao lực trước sự xâm hại về

tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm Vì vậy, nạn nhân có quyền yêu cầu

cơ quan, tô chức có thâm quyên bảo vệ tinh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

pham và các quyên, lợi ích hợp pháp khác của minh Như vậy, các cơ quan, tô chức khi tiếp nhận yêu cầu của nạn nhân phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình dé bảo vệ nạn nhân một cách kip thoi.

+ Yêu cau co quan, người có thâm quyên áp dung biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cắm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình

'° Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Trang 35

Nạn nhân bạo lực gia đình là người biết được tình trạng của họ một cách rõ nhất Vì vậy, khi yêu cầu các cơ quan, người có thâm quyền bảo vệ,

nạn nhân căn cứ vào tình trạng thực tế của họ có thé đề xuất với các cơ quan,

người có thầm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cam tiếp xúc Khi có yêu cầu của nạn nhân, cơ quan, người có thâm quyền phải xem xét, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cắm tiếp xúc phù hợp với quy định của pháp luật đề hạn chế hậu quả nguy hiểm đối với nạn nhân

+ Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật

Đối với nạn nhân bạo lực gia đình thì các dịch vụ y tế, tư van tâm lý và

tư van pháp luật là các dịch vụ hỗ trợ rất cần thiết Bởi vì, các dịch vụ này sẽ

thực hiện sự hỗ trợ kịp thời đối cho nạn nhân Dịch vụ y tế là chăm sóc, phục hồi sức khỏe; về tâm lý như tran an về tinh than, giải tỏa khủng hoảng cho

nạn nhân hoặc tư van về pháp luật, giúp nạn nhân biết yêu cầu các cơ quan, tô chức có thâm quyên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân.

Như vậy, khi nạn nhân bạo lực thực hiện quyền yêu cầu được cung cấp các dịch vụ y tế, tâm lý, tư vấn pháp luật và các yêu cầu này được đảm bảo tốt

sẽ giúp nạn nhân chuẩn bị tốt tâm lý dé chủ động xử lý các vấn dé của cá

nhân họ, yêu cầu các cơ quan có thâm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật đồng thời hạn chế được những rủi ro mà nạn nhân bạo lực gia đình có thê phải gánh chịu Đề đảm bảo cho nạn nhân bạo lực thực hiện tốt quyền yêu cầu, cần phải xây dựng mạng lưới các cơ sở giúp

rộng khắp và đội ngũ cán bộ có năng lực, thực hiện tốt việc nâng cao kiến

thức pháp luật cho nạn nhân BLGD dé họ hiểu và thực hiện quyền của mình Đây là một khâu vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng, chống BLGĐ.

+ Được bố tri nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của luật này

Noi tạm lánh được coi như là nơi trú ân an toàn của nạn nhân, giúp nạn

nhân có thê tránh khỏi những rủi ro nhất định mà người thực hiện hành vi gây ra cho nạn nhân Vì vậy, trong trường hợp cần thiết nạn nhân có quyền được bồ trí nơi tạm lánh Nạn nhân có quyền được giữ bi mật về nơi tạm lánh đề

phòng trường hợp người thực hiện hành vi tiếp tục tìm đến thực hiện các hành vi xâm hại tính mang, sức khỏe hay danh dự nạn nhân Điều này có thé đe dọa

đên sự an toàn của nạn nhân bạo lực gia đình Mặt khác, nạn nhân bạo lực gia

Trang 36

đình có quyền được tôn trọng bí mật đời tư cho nên nạn nhân bạo lực gia đình cũng có quyền được giữ bí mật các thông tin liên quan khác như danh tính, quê quán, tên tuổi Các thông tin về nơi tạm lánh cũng như các thông tin

khác có liên quan đến nạn nhân phải được giữ bí mật trong suốt quá trình hỗ

trợ cũng như sau khi kết thúc quá trình can thiệp, hỗ trợ Ngoài ra nạn nhân

còn có các quyên khác theo quy định của pháp luật Các quyền khác theo quy

định của pháp luật là những quyền chưa được dự liệu rõ trong pháp luật, có thé ké đến một số quyền như: quyền được im lặng, không tiết lộ thông tin về bạo lực gia đình với báo chí hoặc khi thấy việc tiết lộ thông tin này đe dọa sự an toàn của nạn nhân hoặc quyền được các tô chức, cá nhân thay mình thực

hiện việc tô cáo hành vi vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình Bởi vì, trong nhiều trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình không thé tự mình t6 cáo hành vi

vi phạm do bị người thực hiện hành vi khống chế và đe dọa hoặc trường hợp

nạn nhân không thể tố cáo hành vi vi phạm do nạn nhân không thực hiện được quyền yêu cầu, chang hạn nạn nhân là trẻ em, nạn nhân là người mắt năng lực hành vi dân sự.

1.4.2 Nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

Ngoài các quyền trên, nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan tô chức, người có thâm quyền khi có yêu cầu' Đây là nghĩa vụ được ghi nhận đối với nạn nhân bạo

lực gia đình, đảm bảo sự hợp tác của nạn nhân bạo lực với các cơ quan, người

có thâm quyền nhằm đấu tranh dé loại bỏ khỏi đời sống xã hội những hành vi bạo lực gia đình Thực hiện nghĩa vụ này đòi hỏi nạn nhân bạo lực phải trung

thực và kiên quyết khi khai báo về hành vi vi phạm Luật phòng, chống bạo lực gia đình, không bao che dung túng cho người gây bạo lực Về phía cơ quan tiếp nhận thông tin, phải thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm

bảo đảm tính bí mật đối với các thông tin được cung cấp cũng như các thông

tin khác đối với nạn nhân bạo lực gia đình và phải tạo điều kiện để nạn nhân

được bảo vệ khi cung cấp thông tin.

Thực hiện nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin về bạo lực gia đình,

nạn nhân bạo lực gia đình đã thực hiện trách nhiệm hợp tác với cơ quan, người có thâm quyền để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về

!! Khoản 2 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Trang 37

phòng chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, bạo lực gia đình là hành vi có diễn biến phức tạp, liên quan đến lĩnh vực của đời sống riêng tư của cá nhân Vì

thế, trong chừng mực nhất định việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin về

bạo lực gia đình cũng ràng buộc với quyền được giữ bí mật về đời sống riêng tư của cá nhân, quyền giữ im lặng khi thấy cần thiết Đó cũng là giới hạn mà các cơ quan, người có thầm quyền khi thực hiện việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình cần lưu ý dé bảo đảm an toàn cho nạn nhân.

1.5 Biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

1.5.1 Khái niệm biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Theo từ điển Tiếng Việt, biện pháp được hiểu là cách làm, cách giải quyết một van dé cụ thể“ Thực tiễn cho thấy, việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân

bạo lực gia đình là cần thiết và hết sức quan trọng nhìn từ góc độ phòng ngừa

và ngăn chặn những thiệt hại có thê xảy ra đối với nạn nhân bạo lực gia đình cũng như phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình nói chung Bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình không chỉ là bảo vệ dé nạn nhân không tiếp tục bi xâm hại

hoặc đe doa bị xâm hại bởi người thực hiện hành vi bao lực gia đình ma còn

bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của nạn nhân như bảo vệ quyền được tiếp cận vớicông lý, quyền được bồi thường thiệt hại phù hợp với quy định của pháp luật Như vậy, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, dưới góc độ pháp ly là hoạt động của cơ quan, người có thâm quyền thực hiện nhằm đảm bảo các quyền của nạn nhân Xét ở phương diện pháp lý, có thé thay rang, việc bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình liên quan đến hoạt động của nhiều cơ quan có thâm quyén Các cơ quan này bao gồm, cơ quan công an,

thực hiện việc tiếp nhận va xử lý các hành vi vi phạm, tòa án thực hiện việc xét xử các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, các cơ quan thực hiện các hoạt động hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình như

bệnh viện, cơ quan trợ giúp pháp lý, các tô chức xã hội, các cơ sở trợ giup nan

nhân bao lực gia đình Như vậy, xét về tính chất, hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình là hoạt động được thực hiện bởi nhiều chủ thé khác nhau và mỗi chủ thể thực hiện hoạt động bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực

gia đình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình Vì vậy, để

hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đạt được hiệu quả, các

Vien Ngôn ngữ - Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, 2009, tr.67.

Trang 38

quyền của nạn nhân được bảo vệ thì đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, người có thâm quyền.

Từ sự phán tích trên có thể hiểu biện pháp bao vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình là những cách thức được tiễn hành bởi các cơ quan, người có thấm quyên nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại xảy ra doi với nạn nhân bạo lực gia đình, đảm bảo an toàn về tinh mạng, sức khỏe và tài san cho nạn nhán bạo lực gia đình.

Như vậy, từ góc độ lý luận, hoạt động bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tiếp cận theo nghĩa rộng bao gồm nhiều hoạt động được tiến hành bởi

nhiều chủ thể khác nhau, trong đó, mỗi chủ thể theo phạm vi chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của mình lại tiễn hành những hoạt động nhất định nhằm bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình Mặt khác, trong mối liên hệ hỗ trợ toàn

diện, việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan,

tổ chức, người có thâm quyên thì mới có thé đảm bảo hiệu quả các hoạt động

hỗ trợ và bảo vệ.

1.5.2 Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ

Sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình

Với tư cách là quốc gia thành viên của nhiều Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, đặc biệt là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Việt Nam không chỉ ghi nhận bằng pháp luật các

quyền của nạn nhân bạo lực gia đình mà còn ghi nhận cách thức đảm bảo thực hiện quyền này trên thực tế Với cách tiếp cận đó, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định rõ các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia

đình Các biện pháp này bao gồm: (i) Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình;

(ii) Ngăn chặn, bảo vệ; (iii) Cam tiếp xúc; (iv) Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia

đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (v) Tư van về y tế, tâm lý, pháp lý cho

cho nạn nhân bạo lực gia đình; (vi) Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho

nạn nhân bạo lực gia đình.

Như vậy, nhìn từ góc độ lý luận các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân

bạo lực gia đình được xây dựng dựa trên cơ sở của mô hình tiếp cận dựa trên quyền Đây là một mô hình tiếp cận hiệu quả trong thực tiễn bảo vệ các quyền

'3 Xem Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Từ Điều 18 đến Điều 25.

Trang 39

con người, nhất là quyền của nhóm yếu thế.

Cùng với việc quy định các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực

gia đình, pháp luật Việt Nam cũng xác định rõ các cơ sở trợ giúp nạn nhân

bạo lực gia đình Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư van về phòng, chống bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng và quy định rõ trách nhiệm của các chủ thê trong việc bảo vệ nạn nhân BLGD.

Các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện hoạt động trợgiúp nạn nhân không vì mục đích lợi nhuận Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế; tư vấn pháp luật, tâm lý; cung cấp nơi tạm lánh cho nạn

nhân bạo lực gia đình; hỗ trợ một số nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực

gia đình trong trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình không tự lo được hoặc không có sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu bao gồm cung cấp đồ ăn, nước uống, cung cấp hoặc cho mượn quan áo, chăn màn và các đồ dùng thiết yếu khác Vì vậy, vai trò của các cơ sở trợ giúp rất quan

trọng đối với hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

1.5.3 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình - Áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ

Hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả mà nạn nhân bạo lực gia

đình có thể phải gánh chịu nên nguyên tắc áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được coi là một nguyên tắc xuyên suốt trong toàn bộ quá trình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình ngay sau khi hành vi bao lực gia đình bi phát hiện, tố cáo phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nạn nhân và tính chất của hành vi bạo lực cũng như hậu quả mà hành vi bao lực đã hoặc có thé gây ra cho nạn

nhân Với ý nghĩa đó, các chủ thé theo quy định của pháp luật thực hiện các biện pháp ngăn chặn phải tuân thủ triệt để nguyên tắc này trong suốt quá trình thực hiện hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

- Ap dụng day đủ, chính xác các biện pháp ngăn chặn

Trang 40

- Ap dụng day đủ, chính xác các biện pháp ngăn chặn là việc cơ quan, người có thầm quyền căn cứ vào tình trạng thực tế của nạn nhân bạo luc dé dé xuất hoặc áp dụng những biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nhằm đảm bảo tốt nhất sự an toàn đối với nạn nhân bạo lực gia đình Đây cũng là nguyên tắc cần phải

tuân thủ khi thực hiện việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Việc áp

dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ phải nhằm đảm bảo cho nạn nhân bạo lực ở vào tình trạng an toàn Sự an toàn đối với nạn nhân bạo lực gia đình không chỉ được hiểu là sự an toàn trước mắt mà còn là sự an toàn lâu dài.

Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình phải tuânthủ các quy định của pháp luật.

Thực hiện nguyên tắc này không chỉ đảm bảo cho nạn nhân bạo lực gia

đình được bảo vệ an toàn mà còn có tác dụng hữu hiệu trong việc cảm hóa

người có hành vi bạo lực Vì lẽ đó, phải coi nguyên tắc tuân thủ pháp luật là một nguyên tắc trọng tâm Nguyên tắc này đòi hỏi việc áp dụng biện pháp bảo vệ phải được thực hiện bởi các cơ quan, người có thâm quyền theo đúng trình tự,

thủ tục luật định, phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, người có

thâm quyền cũng như trách nhiệm của các của từng chủ thê trong việc thực hiện

hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

1.6 Pháp luật một số nước trên thế gidi về bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bao lực gia đình

Tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, bao gồm các đại diện như Úc, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan và Thụy Điền Dé đảm bảo tính toàn diện và cai nhìn bao quát về pháp luật điều chỉnh việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình của các nước, việc lựa chọn mẫu nghiên cứu được tiễn

hành dựa trên các tiêu chí về tính khu vực, điều kiện kinh tế của các quốc gia cũng như sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia so với Việt Nam và thành tựu mà các quốc gia này có được từ hoạt động bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quốc gia đều xây dựng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở các văn kiện pháp lý quốc tế về

quyền con người, đặc biệt đều tiệm cận tới các nội dung cua CEDAW và Luật mẫu về bạo lực gia đình của Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc Do tính chât của bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực trên cơ sở giới, vì vậy

Ngày đăng: 16/04/2024, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN