Trong khi đó, dé đáp ứng đối với những thách thức của môi trường kỹ thuật số đặt ra cho bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế, pháp luật quốc tế cũng đã có những sự phát triển nhất đ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
Trang 2BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
QUOC TE VA PHAP LUAT VIET NAM
Chủ nhiệm Dé tài: TS Vũ Thị Phương Lan
Phó trưởng bộ môn Tư pháp quốc tế
Khoa pháp luật quốc tế
Thư ký Đề tài: ThS Nguyễn Đức Việt
Giảng viên Bộ môn Tư pháp quốc tế
Khoa pháp luật quốc tế
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Trang 3MỤC LUC TONG
TRANG
PHAN THỨ NHẤT — BAO CAO TONG HOP DE TÀI ii PHAN THỨ HAI— CAC BAO CAO CHUYEN ĐÈ 144
Trang 4PHAN THỨ NHAT BAO CAO TONG HOP DE TAI
il
Trang 5MỤC LUC BAO CÁO TONG HOP
PHAN THI) SHAT so caomeen nome eo amen eee ern EEO 2BAO CAO TONG HOP DE TAL - 5° 5Ÿ 5£ 25s s2 s2 Ss£EseEsESsessesesersersess 2
MỞ DAU 2 5-52 ©se4E.4E.4407149 714071400704 07A4 07A4 074407440791 0941 02930 1
1 Tính cấp thiết của dé tài 5-5 < 5£ < se se EsEEEserseseeserersersesersesee 1
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 5- 5° 5c s se sessesesseseesesesessee 3
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài - 5 5c s 5< sesscsesseseeseseesessesersese 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của dé tài - -s-2 5< se csessessesses 7
5 Phương pháp nghiÊn CỨU << G5 5 S9 99 99 999 99.9 9990 899598986 7
6 BO cục của báo cáo tổng hợp 5- 5° s 5< se se ssEsEsEssEsessesersessrsersee 7
CHUONG 1 ).) 9MOT SO VAN DE LY LUAN VE BAO HO QUYEN TAC GIA TRONG
MOI TRUONG KY THUAT SỐ - 2- << s° se se se se se sesseresscse 9
1.1 Khái niệm, nội dung va đặc điểm của quyền tác giả . 91.1.1 Khái niệm quyền tác giả ¿ ¿cành T TT 9
1.1.2 Nội dung của quyền tác giả ¿- 6 SE SE 1218111111111 xe 101.1.3 Đặc điểm của quyên tác giả ¿- ¿Sàn TT TT HH rệt 121.2 Khái niệm và đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả -5 «- 13
1.2.1 Khái niệm và mục đích của bảo hộ quyền tác gid 5-55: 131.2.2 Đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả + 25c s+x+EEsESEerrkrkrrereree 171.3 Môi trường kỹ thuật số và thách thức của nó tới van đề bảo hộ quyền
Trang 6BAO HỘ QUYEN TÁC GIÁ TRONG MOI TRƯỜNG KỸ THUẬT SO
THEO QUY ĐỊNH CUA CÁC DIEU UOC QUOC TẼ 5 5- 29
2.1 Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả đối với tac phẩm
van học, nghệ thuật và khoa hoc (The Berne Convention for the Protection
of Lilerary and Tivi: WOTIRS) ssnsemsconnasancocmennnnemcrennns nnn cenenannenonmetesnvns 30
2.2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mai của quyền sở
hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định 'TÍPS) < 5 < 5< 55s s5 58952, 37
2.3 Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới năm
1996 (WIPO Copyright Treaty 1996) scscisssssccscssssssccscsscsscessssessssesovsveasscessevnssseess 46
Kết luận Chương 2 csccssssssssssssessssessessssessssessessssesssscsessssessssssessssecsessssesesenesees 57
019/19) I6 60
BAO HỘ QUYEN TÁC GIÁ TRONG MOI TRƯỜNG KỸ THUAT SO Ở
MOT SO QUOC GIA 5-< 5-5£ 5< SsES£ S4 EsEE*ESESESESEESESESEESESEESEsEsersesersre 60
3.1 Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở Hoa Kỳ 60
3.1.1 Tình hình xâm phạm quyên tác giả trên internet tại Hoa Kỳ và khuôn
khổ pháp luật điều chỉnh - - + SE SE+E+E+E#E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrkrrrree 60
3.1.2 Bảo hộ quyên tác giả trước các vi phạm trên internet - 613.2 Bảo hộ quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở Nhật bản 663.2.1 Tình hình xâm phạm quyên tác giả trên internet tai Nhật Bản và khuônkhô pháp luật điêu chỉnh - 11133333211 11313%85551 111151811111 xe 66
3.2.2 Bao hộ quyên tác giả trước các vi phạm trên internet - - - 67 3.3 Bảo hộ quyên tác gia trong môi trường kỹ thuật sô ở Trung Quoc 723.3.1 Tình hình xâm phạm quyên tác giả trên internet tại Trung Quốc và
khuôn khổ pháp luật điều chỉnh - ¿2-2 s2 +E+E£EEEE+E+E+E£EEEeEErErkrkexereree 72
3.3.2 Bảo hộ quyền tác giả trước các vi phạm trên internet -. - 743.4 Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở Thái Lan 85
Trang 73.4.1 Tình hình xâm phạm quyền tác giả trên internet tại Thái Lan và khuôn khổ pháp luật điều chỉnh - - - + SE SE*E+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrkrkerrree 85
3.4.2 Bảo hộ quyền tác giả trước các xâm phạm trên internet -. - 87
3.5 Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 2 5< s2 se<sese<sese 95 CHU ONG 1155 101
THUC TRẠNG, THUC TIEN VÀ MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIEN PHAP LUAT VIET NAM VE BAO HO QUYEN TAC GIA TRONG MOI TRUONG KY THAT SO 2-2 s s22 ©s££sSs£Ss£SsEssEssEseEsezsessessesee 101 4.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật SỐ < 5£ s5< se se 9s E334 EsEESESSESESSESEE5E28 5245250556 101 4.1.1 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 102
4.1.2 Chủ thé được bảo hộ quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật số 103
4.1.3.Các quyền của tác giả trong môi trường kỹ thuật số 106
4.1.4 Hành vi xâm phạm quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật số 113
4.1.5 Biện pháp bảo vệ quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật sô 115 4.2 Thực tiễn về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở Việt
4.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác
giả trong môi trường kỹ thuật SỐ .2- 2° 5° se s©ssessess£sesessessessese 126 4.3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật SỐ + - - + EESEEESE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11E111111EEcEe 127 4.3.2 Chủ sở hữu quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số cần chủ động dau tư áp dụng các biện pháp công nghệ cao dé tự bảo vệ quyền tác giả của 4.3.3 Tăng cường năng lực cho đội ngũ thực thi quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật SỐ 52 S233 1 1EEEE1111111111111111111111 111111111111 te 134
Trang 84.3.4 Nang cao năng lực của cơ quan chuyên môn dé giúp các cơ quan thực
thi pháp luật đưa ra các hình thức xử phạt hợp lý và hiệu quả 135
4.3.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy
sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và dau tranh chống các
hành vi xâm phạm quyên tác giả, đặc biệt là trong môi trường kỹ thuật số 136
TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5 << s2 s2 se s£Ss£ssEssEssEseEsessessessesee 138PHAN 009:100:71077 142CAC BAO CÁO CHUYEN Đ o- se s se se S9 9S €SESEsEsEsEsSsEsSssssesese 142
Trang 9¬ MỞ ĐẦU
1 Tinh cap thiét của dé tài
Kê từ khi đôi mới, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, trong đó có
pháp luật bảo hộ quyền tác giả, đã có những sự phát triển đáng ghi nhận Năm
1995, Bộ luật dân sự đầu tiên của Nước CHXHCN Việt Nam được ban hành đãdành một phần riêng để quy định về quyền sở hữu trí tuệ Năm 2005, Luật sởhữu trí tuệ đầu tiên được ban hành trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy địnhtương ứng của Bộ luật dân sự năm 1995 Cho đến nay, pháp luật về quyền tác giảcủa Việt Nam, trong tổng thé pháp luật về sở hữu trí tuệ, đã từng bước được
hoàn thiện để phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam cũng như nhu cầuhội nhập quốc tế
Với sự phát triển không ngừng của Internet, không gian mang (cyber space)
ngày càng được mở rộng và lan tỏa từ quốc gia này tới quốc gia khác Nhờ cókhông gian mạng, các quốc gia ngày càng kết nối chặt chẽ hơn, người dân sinhsống giữa các quốc gia trở nên gần gũi với nhau hơn, các giao dịch kinh tế, giao
lưu văn hóa, xã hội trở nên thuận tiện hon bao giờ hết Tất cả những yếu tố đó
đem lại lợi ích lớn về phát triển kinh tế cũng như xã hội ở nhiều quốc gia
Internet không những trở thành nguồn sinh lợi trực tiếp mà còn là tác nhân cho
sự phát trién kinh tế ấn tượng của nhiều quốc gia trên thế giới
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của không gian mang và môi trường kỹ
thuật số cũng đem lại những mối đe dọa nhất định cho một số lĩnh vực kinh tế
-xã hội, trong đó có lĩnh vực bảo hộ quyên tác giả Ban chất của quyền tác gia là
những quyền trừu tượng, đối tượng của quyền tác giả là những tài sản trí tuệ, vô
hình Trong khi tạo ra một cuộc cách mạng về cách thức liên lạc và trao đổithông tin giữa các cá nhân, cộng đồng và quốc gia, môi trường kỹ thuật số cũng
tạo cơ sở rất thuận tiện cho các hoạt động sao chép, sử dụng các tác phẩm màkhông được sự đồng ý của tác giả Môi trường kỹ thuật số thực sự đặt ra nhữngthách thức không nhỏ về mặt pháp lý đối với việc bảo hộ quyền tác giả Tuy
|
Trang 10nhiên, vẫn đề này vẫn chưa được chú trọng để phản ánh vào công tác xây dựng
pháp luật của Việt Nam.
Trong khi đó, dé đáp ứng đối với những thách thức của môi trường kỹ thuật
số đặt ra cho bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế, pháp luật quốc tế cũng
đã có những sự phát triển nhất định Hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyềntác giả được hình thành từ năm 1886 bao gồm các văn bản như Công ước Berne
về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886, Công ước Rome 196] về bảo
hộ người biéu diễn, nhà sản xuất bản ghi 4m, ghi hình và các tổ chức phát sóng,
Công ước Geneva 1971 về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc
sao chép trái phép bản ghi âm của họ, Công ước Brussel 1974 liên quan đến việcphân phối các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh, Hiệp định vềcác khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Cuối thé kỷ 20,
hệ thống pháp luật quốc tế về quyền tác giả được bổ sung thêm hai nguồn quan
trọng là Hiệp định của WIPO về quyên tác giả (WCT) và Hiệp định của WIPO
về bảo hộ sản phẩm ghi âm và trình diễn (WPPT) WCT được ký kết tại Geneva
ngày 20/12/1996 dưới sự bảo trợ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO).Hiệp định dé ngỏ dé các quốc gia thành viên của WIPO và Cộng đồng Châu Âu
(EC) gia nhập Hiệp ước gồm 25 điều, quy định về các loại hình tac pham được
bảo hộ quyên tác giả, bao gồm cả chương trình máy tinh, không phân biệt cách
thức và hình thức thé hiện chúng: sưu tập dit liệu dưới bat kì hình thức nào, với
sự lựa chọn và sắp xếp nội dung tạo thành những sáng tạo trí tuệ Cho đến nay
hiệp định này đã có 96 thành viên WPPT được ký cùng ngày với WCT và có
các điều khoản tương tự áp dụng đối với quyền của người ghi âm và người trìnhdiễn Cả hai hiệp định này đều trực tiếp điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả
và quyên liên quan trong môi trường kỹ thuật số
So với hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyên tác giả trong môi trường
kỹ thuật số, hệ thống pháp luật Việt Nam còn những bắt cập nhất định Trong số
các điêu ước quôc tê vê bảo hộ quyên tác gia trong môi trường kỹ thuật sô van
2
Trang 11còn có những văn bản quan trọng mà Việt Nam chưa phải là thành viên Điềunày đặt ra nhu cầu về mặt lý luận đối với việc so sánh hệ thống pháp luật ViệtNam và quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số để trên cơ
sở đó đánh giá nhu cầu Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế này
Mặt khác, Nghị quyết số 48 của Bộ Chính Trị ban hành “Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020” đã đưa ra định hướng lớn là “Tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ướcquốc tế trong các lĩnh vực kinh tẾ, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữutrí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường Đồng thời, day mạnh việc ra soát, sửađổi, bố sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật dé phù hợp vớithông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” Mặc dù đãđược đề cập như vậy song vấn đề bảo hộ quyền tác giả vẫn chưa được quan tâm
đúng mức cả trên khía cạnh pháp luật thực định cũng như thực tiễn quản lý
Như vậy, có thé thay việc nghiên cứu dé tài “Bảo hộ quyền tác giả trongmôi trường kỹ thuật số theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” cótính cấp thiết cao cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
* Các công trình nghiên cứu trong nước:
Có thé nói hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước về quyềntác giả theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế Song, có tương đối ít các
công trình nghiên cứu chuyên sâu về quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật sé
Một số công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này là:
- Quản Tuấn An, Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường
kỹ thuật số - Một số vẫn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, 2009
- Dương Bảo Trung, Một số van đề về quyên tác giả trong thời đại kỹ thuật
số theo Hiệp ước WIPO về quyền tác giả, Tạp chi Nhà nước và Pháp luật, số
1/2013.
Trang 12- Nguyễn Thị Tuyết, Chia sẻ dữ liệu trong môi trường Internet và vấn đềliên quan đến quyền tác giả, Tạp chí Luật học, số 1/2010.
- Nguyễn Thị Hồng Nhung, Xử lý vi phạm quyên tác giả trên Internet băngbiện pháp hành chính ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 12/2015.
- Phong Thị Lan, một số van đề về bảo hộ quyên tác giả trong môi trường
internet, Khóa luận tốt nghiệp, 2012
Nhận định một cách tổng thé, có thé nói các công trình trên đây chưa đem
lại một cái nhìn toàn diện và cập nhật về hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ
quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật số Đặc biệt các công trình này không cónhững đánh giá thiết thực về nhu cầu và đòi hỏi tham gia các điều ước quốc tế vềbảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
* Các công trình nghiên cứu ngoai nước:
Có thê nói có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề quyềntác giả trong môi trường kỹ thuật số Tuy nhiên, không có công trình nào nghiên
cứu hệ thống pháp luật của Việt Nam điều chỉnh vẫn đề bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số Các công trình nghiên cứu về nhu cầu tham gia cácđiều ước quốc tế về bảo hộ quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật số thì lạicàng hiếm
Một số công trình nghiên cứu về quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
có thể tham khảo là:
- Muragendra B T., Copyright and trademakr in Cyberspace, International Journal of Scientific & Engineering Research, Volum 3, Issue 6, June-2012.
- Kristin Ashurst Hughes, Copyright in Cyberspace: A Survey of National Policy Proposals for On-Line Service Provider Copyright Liability and an Argument for International Harmonization, American University International Law Review, Volume 11, Issue 6, 1996.
Trang 13Pedro Remoaldo, Copyright infringment, law and borders to the Internet, 1998, http://paginas.fe.up.pt/~mgi97018/is/copyright.html Barlow, John Perry -— The Economy of Ideas Wired.
<http://www.wired.com/wired/2.03/features/economy.ideas.html> (1994)
Dykes, John Michael M — Intellectual Property on the Net MIT
Deforming Copyright Law.
Lehman, Bruce A.; Brown, Ronald H — A Preliminary Draft of the
Report of the Working Group on Intellectual Property Rights.
<http://cirrus.mit.edu/met_links/itf draft.html> (1994)
Litman, Jessica — Revising Copyright Law for the Information Age.
<http://www.law.cornell.edu/commentary/intelpro/litrvtxt.htm>
(1996)
Trang 14- Loundy, David J — Revising the copyright law for electronic publishing <http://www.leepfrog.com/E-Law/Revising- HyperT.html>
- Martin, Gerard — Online fair use of copyrighted material: issues and
- Saltrick, Susan — The Pearl of Great Price: Copyright and Authorship from the Middle Ages to the Digital Age.
<http://educom.edu/web/pubs/review/reviewArticles/30345 html> (1995)
3 Mục dich nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là làm rõ lý luận và thực tiễn về bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
về bảo hộ quyền tác giả nói chung va bảo hộ quyên tác giả trong môi trường kỹ
thuật số nói riêng theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này
Dé đạt được mục đích cuối cùng, đề tài xác định một số mục tiêu như sau:
- Phân tích và so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
hệ thống pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số
Trang 15- Đánh giá nhu cầu và đưa ra đề xuất về lý luận và thực tiễn đối với việc gianhập các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật quốc gia và các điều ước quốc
tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật sé
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về không gian và thời gian Về
không gian, đề tài nghiên cứu vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số ở Việt Nam và một số điều ước quốc tế có liên quan, đề tài cũng nghiêncứu thực tiễn bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở một số quốcgia dé từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam Về mặt thời gian, dé tài nghiêncứu pháp luật Việt Nam và quốc tế hiện hành trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng trong trong quá trình
nghiên cứu Bên cạnh đó đề tài tiếp cận từ quan điểm hội nhập quốc tế để phân
tích nhu cầu của Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ quyên tácgiả trong môi trường kỹ thuật số
Đề tài áp dụng hai phương pháp chủ đạo là phương pháp phân tích và
phương pháp so sánh Phương pháp phân tích được áp dụng để nghiên cứu sâu
về hệ thống pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số Phương pháp so sánh để đối chiếu, so sánh giữahai hệ thông này
6 Bố cục của báo cáo tổng hợp
Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Báo
cáo tông hợp được bố cục thành 4 chương, 14 mục Chương | gồm 3 mục nghiêncứu một số van đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật sé
Chương 2 gồm 3 mục nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ
7
Trang 16quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số Chương 3 gồm 5 mục nghiên cứu vàrút ra một số kinh nghiệm tốt của một số quốc gia trên thé giới về bảo hộ quyềntác giả trong môi trường kỹ thuật số Chương 4 gồm 3 mục nghiên cứu thựctrạng pháp luật, thực tiễn bảo hộ quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật số củaViệt Nam và đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộquyền tác giả trong môi trường kỹ thuật só.
Trang 17CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO HỘ QUYEN TÁC GIÁ TRONG
MOI TRUONG KY THUAT SO1.1 Khái niệm, nội dung và đặc điểm của quyền tác giả
1.1.1 Khái niệm quyên tác giả
Quyền tác giả là một một loại quyền sở hữu của một chủ thé pháp lý đốivới đôi tượng là các tác phẩm văn hoc và nghệ thuật Quyền tác giả cũng là mộtloại quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights) cũng giỗng như các loạiquyền sở hữu trí tuệ khác như quyên đối với sáng chế, quyền đối với giải pháp
hữu ích hay nhãn hiệu hàng hóa Các tác phẩm văn học, nghệ thuật là đối tượng
của quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học như bài báo, sách, truyện ,các tác phẩm nghệ thuật như bài hát, bản nhạc, bức tranh, ảnh, phim Chủ thể
của quyền tác giả là người sáng tạo, hoặc người sở hữu tác phẩm văn học, nghệthuật.
Với tư cách là một loại quyền sở hữu, quyền tác giả đem đến cho người
sáng tạo, chủ sở hữu các tác phẩm văn học nghệ thuật các quyền pháp lý nhằm
ngăn chặn hay cho phép những người khác sử dụng các tác phẩm sáng tạo của họtrong một khoảng thời gian nhất định Nếu ai đó vi phạm quyền tác giả thì tác
giả hoặc chủ sở hữu có thể kiện ra cơ quan có thấm quyên dé yêu cầu người viphạm bồi thường, qua đó bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình Điều đặc biệt
hơn, tác giả không can đăng ký dé thụ hưởng quyền tác giả mà chi cần thỏa mãn
ba điều kiện Thứ nhất, tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm Thứ hai, tác phẩm
được thé hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Thứ ba, tác phẩm phải được
thé hiện trên một lãnh thé ở đó bảo hộ quyền tác giả Như vậy, nếu một nguoiviết một bài báo hay ghi âm một bài hat và cho công bố ở một quốc gia bảo hộ
quyên tác giả, ví dụ Việt Nam, thì người đó sẽ ngay lập tức có quyền tác giả đối
với tác pham đó mà không cần đăng ky với bat kỳ cơ quan hay tô chức nào Vớiquyền tác giả, một người có quyền đứng tên bài báo, cho phép người khác saochép, chỉnh sửa bai báo và nhiều quyền pháp lý cụ thé khác Người đó cũng có
9
Trang 18thể dùng quyền tác giả để ngăn chặn người khác sao chép, chỉnh sửa tác phẩm
của mình.
Như vậy, có thể định nghĩa quyền tác giả là khả năng được pháp luật bảo
hộ cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm độc quyền khai thác lợi ích vật chất và tinhthần từ các tác phẩm văn học, nghệ thuật do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
Vậy, nguyên do gì mà tác giả lại có quyền tác giả đối với tác phẩm vănhọc, nghệ thuật mà họ sáng tạo ra? Câu trả lời được nhiều người đưa ra là do laodong’ Hoạt động sáng tạo mặc dù có thé xảy ra bat chợt trong một giây khắc lóesáng của tài năng song trong phan lớn trường hợp là kết quả của một quá trình
lao động của tác giả Dé viết một tác phẩm văn học, nghiên cứu hoặc vẽ một bức
tranh người sáng tác phải mat hàng tuần, thậm chí hàng thang, hang năm trời
miệt mài lao động Ngay cả trong những trường hợp thời gian sáng tác là rất
ngắn thì lao động sáng tạo vẫn được công nhận Bên cạnh “lao động”, quyền tác
giả còn được hình thành dựa trên lý thuyết “nguyên nhân — kết quả” Không cóngười sáng tác thì sẽ không có tác phẩm văn học, nghệ thuật, do đó tác phẩmphải thuộc về người sáng tác
1.1.2 Nội dung của quyền tác giả
Mặc dù quyền tác giả là “chủ quyền” của người sáng tạo hoặc sở hữu đốivới sản phẩm của mình song đây chi là quyền trừu tượng Dé được bảo vệ thìquyền tác giả được cụ thể hóa thành các quyền pháp ly mà pháp luật quốc tếhoặc quốc gia quy định cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ
thuật, ví dụ tác giả có quyền đứng tên tác phẩm hay không, có quyền độc quyềnchỉnh sửa, cho phép sao chụp tác phâm hay không Trong thực tiễn, chính các
quyền pháp lý cụ thể của quyền tác giả là đối tượng mà tòa án bảo vệ cho tác giả.Nói cách khác, thông qua việc bảo vệ các quyền pháp lý cụ thé mà quyên tác giả
' Xem Justin Hughes, The philosophy of intellectual property (Ly luận về quyên sở hữu tri
tué), 77 Geo L J (1988), trang 287.
10
Trang 19được bảo hộ Chính vì vậy số lượng và nội dung các quyền pháp lý cụ thé théhiện phạm vi mà quyên tác giả được bảo hộ ở cấp quốc gia hoặc quốc tế.
Pháp luật quốc gia và quốc tế hiện tại thường công nhận và bảo hộ nộidung quyền tác giả gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (quyên tinh than) vàquyền tài sản (quyền kinh tế)”:
- Các quyên nhân thân của tác giả bao gồm quyên đặt tên cho tác phẩm,đứng tên tác pham, công bố tác phẩm, cho phép người khác công bố tác phẩm,sửa chữa hoặc không sửa chữa tác phẩm, cho người khác sửa chữa tác phẩm,
không cho người khác sửa chữa tác phâm Phần lớn các quyền nhân thân luôngan với tác giả mà không thê chuyển giao được cho người khác, đó là các quyềnnhân thân phi tài sản như quyền đứng tên tác giả, quyền đặt tên tác phẩm vàquyền ngăn cam hay cho phép người khác sửa chữa tác phẩm Các quyền nhân
thân gắn liền với tài sản ví dụ quyền công bồ tác phẩm, có thé được chuyên giaocho người khác và thu lợi ích vật chất
- Các quyên tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật là các quyền màngười sáng tạo có để khai thác lợi ích vật chất do tác phẩm văn học, nghệ thuật
mang lại Quyền sao chép tác phẩm, quyền dịch tác phẩm hoặc làm tác phẩm
phái sinh từ tác phẩm gốc là các quyền tai sản quan trọng nhất, tiếp theo đó là
các quyền như biểu diễn, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao của tácphẩm Trong kỷ nguyên số hiện nay, pháp luật quốc tế và quốc gia thường công
nhận thêm quyền truyền thông bản thân tác phẩm tới công chúng(communication to the public of their works’) thay vi chỉ có quyền truyền thông
tới công chúng sự trình diễn tác phẩm (communication to the public of theperformance of their works’)
? Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam (2005, sửa đổi, bố sung năm 2009) sử dụng thuật ngữ
“quyền nhân thân” và “quyền tài sản” Công ước Berne (1886) sử dụng các thuật ngữ tương ứng là “quyên tinh than” và “quyền kinh tế”.
> Điều 8, Hiệp định bản quyền của WIPO (WIPO Copyright Treaty).
* Điểm ii, Khoản 1, Điều 11, Công ước Berne (1886).
I1
Trang 201.1.3 Đặc điểm của quyên tác giả
Quyền tác giả là một loại quyền pháp lý, tức là nó được pháp luật quy định
và được các cơ quan có thâm quyền bảo vệ Vi phạm đối với quyền tác giả đều
bị coi là vi phạm pháp luật và đều có thé bị áp dụng chế tài dé khắc phục theoquy định của pháp luật Ở đặc điểm này quyền tác giả cũng giống các quyền
pháp lý khác Tuy nhiên, so với các quyền pháp lý khác thì quyền tác giả có một
số đặc điểm đặc trưng sau
Thứ nhất, quyền tác giả bảo vệ sự sáng tạo của tác giả đối với các sản
phẩm trí tuệ vô hình Tác giả được hưởng quyền tác giả không chỉ bởi vi họ đãlàm ra tác phâm mà bởi vì sự sáng tạo chứa đựng trong tác phẩm mà họ đã tạo
ra Một người chép lại hoặc đánh máy lại một cuốn sách của một tác giả kháccũng có thé gọi là đã tạo ra cuốn sách cụ thé đó song không thé có quyên tác giả
đối với cuốn sách đó Thậm chí hành vi này còn bị coi là đạo văn Bởi lẽ nhữnglời văn của cuốn sách, tức là nội dung cuốn sách, là do người khác nghĩ ra đầu
tiên, đó là người đã sáng tạo ra cuốn sách và là tác giả đích thực của cuốn sách
Đối tượng đã được sáng tạo ra ở đây, cuốn sách — đối tượng của quyền tác giả, là
một sản phẩm trí tuệ vô hình chứ không phải hữu hình như cái bàn, cái ghé, cải
xe máy, ô tô cụ thé Ở đặc điểm này, quyền tác giả cũng giống với các quyền sởhữu trí tuệ khác như quyền đối với sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa v.v
Thứ hai, đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm được sáng tạo ratrong lĩnh vực văn học, nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, văn học, điện ảnh v.v.
Ở khía cạnh này, quyên tác giả khác với các loại quyên sở hữu công nghiệp vốn
có đối tượng là các sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra để ứng dụng trong côngnghiệp và thương mại Các tác phẩm văn học, nghệ thuật được con người sángtạo ra dé phục vụ nhu cau thưởng thức, giải tri Có ít đối tượng của quyên tác giả
có tính ứng dụng trong công nghiệp (ví dụ phần mềm máy tính) Trong khi đó,các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp có tính ứng dụng và giá trị sinh lời cao trong thương mại và công
12
Trang 21nghiệp Sự khác biệt này có tác động rất lớn tới phương thức bảo vệ lợi ích cóđược từ quyền sở hữu trí tuệ Với quyền tác giả người ta quan tâm nhiều hơn tớiquyền sao chép tác phẩm; với quyền sở hữu công nghiệp, người ta quan tâmnhiều hơn tới quyền được chuyền giao sản phẩm sở hữu công nghiệp.
Thứ ba, quyền tac giả chỉ bảo hộ về hình thức thé hiện của ý tưởng, khôngbảo hộ bản thân ý tưởng Đây cũng là đặc thù của quyên tác giả Khi một cuốnsách được bảo hộ bởi quyền tác giả thì cái được bảo hộ là lời văn, cách hành văncủa cuốn sách Bản thân nội dung câu truyện, cách xây dựng, bố cục của cốttruyệt là ý tưởng của cuốn sách, mặc dù là phần cốt lõi của cuốn sách, songkhông được bảo hộ Điều đó có nghĩa là người khác có thể sử dụng cốt truyệnnhư vậy, sử dụng tuyến nhân vật như vậy mà không vi phạm quyền tác giả Chỉ
khi nào sao chép y nguyên lời văn của tác phẩm thì khi đó mới bị coi là vi phạm
quyền tác giả Một ví dụ khác, một người nghĩ ra một phương thức kinh doanh
mới rất có hiệu quả, đem lại thành công trong kinh doanh Người đó viết ra một
cuốn sách để truyền bá ý tưởng của mình Một người chủ doanh nghiệp đọc đượccuốn sách, sau đó đem áp dụng ý tưởng kinh doanh vào doanh nghiệp của mình
và đạt được thành công lớn Ở đây, người chủ doanh nghiệp này thực chất đã
không vi phạm quyền tác giả mặc dù sử dụng ý tưởng kinh doanh của ngườikhác mà không xin phép Quyên tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, trongtrường hợp này chính là bản thân cuốn sách Do đó chỉ khi nao cuốn sách bị sao
chép thì khi đó quyền tác giả mới bị xâm phạm
1.2 Khái niệm va đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả
1.2.1 Khai niệm và mục dich của bảo hộ quyên tác giả
Bảo hộ quyên tác giả là việc Nhà nước công nhận quyên của tác giả đối
với tác phâm, quy định và bảo vệ cho tác giả các quyền pháp ly cụ thê đối với tac
phẩm nhằm làm cho tác giả thực sự hưởng được các lợi ích vật chất và tinh thần
có được từ quyên tác giả.
13
Trang 22Con người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật từ rất lâu đời Có
lẽ từ khi loài người có nền văn minh thì đã có các tác phẩm thi ca, sau đó là hộihọa và văn học Thủa ban đầu, các tác phẩm thi ca thường được truyền khâu từthế hệ này sang thế hệ khác, các tác phẩm văn học thường tồn tại dưới các cuốnsách bằng da, bằng gỗ khắc hoặc chép tay, các tác phẩm hội họa hầu như chỉ cóđộc bản vẽ trên vách đá hoặc những nơi công cộng Việc sao chép các tác phẩmthời kỳ này nếu muốn thực hiện sẽ tốn rất nhiều công sức, chủ yếu bằng việcchép lại bằng tay Tinh thương mai của tác pham cũng chưa thê hiện rõ rệt Vìvậy tác giả của các tác phâm nói chung chưa quan tâm tới vẫn đề quyền tác giả
Vào khoảng giữa Thế kỷ 15, Johannes Gutenberg, một thợ cơ khí và lànhà xuất bản tiên phong người Đức đưa công nghệ in ấn vào Châu Âu Thực ra,
kỹ thuật in ấn đã được biết đến từ trước đó ở Trung Quốc song đến Thế ky 15
Gutenberg áp dụng kỹ thuật cơ khí để đưa công nghệ va dây chuyền in áp dụng
đại trà, trở thành một ngành công nghiệp vô cùng tiềm năng ở Châu Âu Các tác
phẩm văn học giờ đây có thé được nhân bản một cách dé dang hơn rất nhiều sovới trước với hiệu suất và chất lượng hầu như không thua kém tác phẩm gốc.Người dân được tiếp cận dé dàng hon với tác phẩm văn học, đi cùng với đó làtính thương mại của tác phẩm cao hơn và kha năng xâm phạm tới tác pham, bangcách nhân bản trái phép, trở nên tiềm tàng hơn Nhu cầu bảo hộ quyền tác giả đối
VỚI tắc phẩm văn học bắt đầu xuất hiện Quốc gia đầu tiên công nhận và bảo hộ
quyền tác giả khi đó là Cộng hòa Venice’ quyền tác giả được cấp dưới dang
giấy phép in sách trong một khoảng thời gian không xác định Sau khi côngnghiệp in được du nhập vào Vương quốc Anh và ngày càng lớn mạnh, Vương
quốc Anh cũng bắt đầu công nhận và bảo hộ quyền tác giả Năm 1710, Vương
quốc Anh ban hành Đạo luật Anne cấp cho các tác giả độc quyền kiểm soát việc
tái bản công trình của họ trong vòng 14 năm và có thể được gia hạn thêm 14
° Cộng hoa Venice (The Republic of Venice) là một nước cộng hòa nam trong pham vi lanh
thô Italia ngày nay Cộng hoa Venice tôn tại từ năm 697 đên 1797.
14
Trang 23năm Trong cùng khoảng thời gian đó, Châu Âu lục địa cũng bắt đầu bảo hộquyền của tác giả với cách tiếp cận riêng trong đó bảo hộ cả các quyền vật chất
và quyên nhân thân Đến năm 1790, Hoa Kỳ mới ban hành Đạo luật quyền tác
gia đầu tiên theo mẫu hình của Đạo luật Anne quy định độc quyên của tác giả đốivới sách, bản đồ và biểu mẫu trong vòng 14 năm, có thé được gia han 14 năm
Từ khoảng cuối Thế kỷ 19 đến cuối Thế kỷ 20, công nghệ analog” được áp
dung đã dem lại những thay đôi vô cùng lớn trong các ngành công nghiệp in ấn,
giải tri, nhiều sản phẩm văn học, nghệ thuật mới được ra đời như nhiếp ảnh, điện
ảnh, ghi âm, truyền thông, truyền hình, ảnh vệ tinh, tac phẩm kiến trúc, tác phẩm
điêu khắc Phạm vi quyên tác giả lúc này không còn bị giới hạn đối với các tác
phẩm trên giấy nữa Công nghệ analog cũng làm cho việc sao chép các tác phamvăn học, nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều Các tác phẩm văn học,
sách có thé được sao chụp nhanh chóng bởi các máy photocopy, các tác phẩm
âm nhạc, điện ảnh có thể được ghi sang bản ghi khác trên đĩa băng từ một cáchhết sức dé dàng, tốn ít thời gian hơn Dé ứng phó với tình trạng nay, các quy
định bảo vệ quyên tác giả của các quốc gia bắt đầu được mở rộng, chủ yếu là gia
tăng số lượng các quyên vật chất Thời gian bảo hộ quyên tác giả cũng được kéo
dai tới 50 năm sau khi tác giả qua đời Các điều ước quốc tế về quyền tác giả, vi
dụ Công ước Berne, cũng được ký kết giữa các quốc gia nhằm bảo đảm sự bảo
hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế”
Thoạt nhìn sẽ thấy quyên tác giả chủ yếu có tác dụng bảo vệ người sáng
tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật Quyền tác giả cũng đem lại sự bù dap vat chat,thậm chi là bu đắp một cách đáng kể cho người sáng tao hoặc chủ sở hữu tác
phẩm Với những tác phẩm có giá trị vật chất lớn như những bộ phim bom tan
của Hollywood hay những phần mềm trị giá hàng tỷ USD, quyền tác giả dường
5 Công nghệ analog là công nghệ tương tự.
7 Jerry Jie Hua, Toward a more balanced approach: rethinking and readjusting copyright
systems in the digital network era, Springer, 2014, trang 3.
15
Trang 24như đem lại và bao dam giá trị vật chất rat đáng ké cho người nam giữ nó Tuynhiên, xét từ góc độ lý luận, việc công nhận va bảo vệ quyên tác giả, cũng giốngnhư việc công nhận và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ khác, nhằm 2 mục dich’:
- Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạocủa người sáng tạo, hay nói cách khác là khuyến khích sự sáng tạo trong cộngđồng Khi pháp luật có thé bảo vệ cho các chủ thể quyén khai thác lợi ích vậtchất từ tác phẩm và không ai khác có thể khai thác tác phẩm mà không có sựđồng ý của tác giả” thì mọi người trong xã hội sẽ cảm thấy yên tâm sáng tác Từ
đó mọi người đều có động lực sáng tạo và qua đó khuyến khích cả cộng đồng
sáng tạo Nếu pháp luật không bảo hộ được quyền tác giả, tác phâm có thé bị sao
chép, khai thác trái phép mà tác giả không thé làm gi thi lúc đó tác gia chỉ có thể
sáng tạo vì niềm đam mê Hoạt động sáng tạo nói chung trong cộng đồng sẽ
không được khuyến khích, thậm chí bị thui chột Các doanh nghiệp, ví dụ doanh
nghiệp phần mềm sẽ không muốn dau tư lớn dé cho ra đời những tác phâm cógiá tri.
- Thi hai, bảo hộ quyền tác giả nhằm tạo điều kiện cho sự tiếp cận một
cách thích hợp của cộng đồng đối với các tác phẩm Bản thân việc bảo bộ cho tác
giả khả năng khai thác độc quyền lợi ích vật chất từ tác phẩm đã gián tiếpkhuyến khích tác giả đưa tác phẩm lưu hành trong công chúng, qua đó công
chúng tiếp cận với tác phẩm Việc quy định một thời han bảo hộ nhất định đối
với tác pham cũng có tác dụng hai chiều Bên cạnh việc bảo đảm cho người sángtạo được độc quyền kiểm soát tác phẩm của mình trong khoảng thời gian đượcbảo hộ, công chúng còn được tiếp cận miễn phí đối với sản phẩm sau khi thờigian bảo hộ kết thúc
* Xem Lewis a Kaplan, Copyright and the Internet (Quyển tác giả và Internet), 22 Temp.
Envtl L & Tech J (2003), trang 1; Trisha Meyer, Graduated response in France: The clash of
copyright and the Internet (Phản ứng từ từ của Pháp: sự va đập giữa quyền tác giả va Sinerney), Journal of Information Policty 2 (2012), trang 107-127, tai trang 109.
” Marlize Jansen, Protecting copyright on the Internet (Bảo vệ quyén tác giả trên Internet), 12
Juta’s Bus L trang 100-103, tai trang 100.
16
Trang 251.2.2 Đặc điểm của bảo hộ quyên tác giả
Vì quyền tác giả là một quyền pháp lý nên việc bảo hộ quyền tác giả cũngmang đặc điểm của việc bảo hộ quyền pháp lý nói chung, nghĩa là sự bảo hộ doNhà nước bao đảm đối với người chủ sở hữu quyền tác giả Bên cạnh đó, bảo hộquyền tác giả còn có những đặc điểm sau
Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả là sự bảo hộ dành cho tác giả, người đãsáng tạo ra tác phẩm Điều này ngày nay được xem là đương nhiên song trong
lịch sử hình thành và phát triển của quyền tác giả thì không phải lúc nào cũng
như vậy Vào nửa đầu Thế kỷ thứ 16, khi công nghệ in mới ra đời và van déquyền đối với các bản in sách bắt đầu được quan tâm, chủ thé được trao độcquyền đối với sách không phải là tác giả cuốn sách mà là nhà xuất bản của cuốnsách Quyền này về thực chất là độc quyền sao chép, nhân bản sách Cái tên
“Copyright” (Bản quyền) được ra đời từ đó Sau đó, khi ngành công nghiệp in
ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các NXB ngày càng lớn và tác giả,người sáng tạo ra tác phâm, dân trở thành người chủ đích thực đầu tiên của tác
phẩm và cũng là chủ thé của quyền tác giả ” Kê từ đó thuật ngữ “Author’s right”
(Quyên tác giả) bắt đầu được sử dụng
Thứ hai, bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ tự động Đề được bảo hộ quyềntác giả đối với một tác phẩm, tác giả của tác phẩm đó không phải đăng ký với bat
kỳ cơ quan nhà nước nao Sự bảo hộ của một quốc gia đối với tác giả của một tácphẩm mang tính đương nhiên, tự động miễn là tác phẩm được công bố trên lãnhthổ của quốc gia đó Đây là đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả Đối với cácloại quyền sở hữu công nghiệp, như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệuhàng hóa, để được bảo hộ, người chủ của các đối tượng sở hữu công nghiệp này
phải đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan nhà nước
có thầm quyền và sau đó nhận được một khoảng thời gian bảo hộ nhất định Đối
'° Xem Nguyễn Vân Nam, Quyền tác giả - Đường hội nhập không trai hoa hồng, NXB Trẻ,
2016, trang 38-40.
17
Trang 26với quyền tác giả, không những không cần đăng ký mà thời gian bảo hộ cũngkhông bị giới hạn ít nhất là trong suốt cuộc đời của tác giả (trừ một số trường
hợp ngoại lệ).
Thứ ba, bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ Việc bảo hộ quyền tácgiả là sự cam kết của một Nhà nước bảo vệ các quyền của người đã sáng tạo rasản phẩm Sự bảo hộ đó được quy định trong hệ thong pháp luật của quốc gia vàđược hiện thực hóa thông qua các thiết chế pháp lý của quốc gia Vì hệ thốngpháp luật của quốc gia chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyềncủa quốc gia nên sự bảo hộ quyên tác giả cũng luôn mang tính lãnh thổ Điều đó
có nghĩa là một tac phâm được bảo hộ với nội dung các quyền và cơ chế bảo hộ
như thế nào chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia mà thôi Mộthành vi có bị coi là vi phạm quyền tác giả đối với một tác phẩm hay không tùy
thuộc vào quy định của hệ thống pháp luật có hiệu lực trên phạm vi lãnh thô củaquốc gia nơi có yêu cầu bảo hộ chứ không phải của quốc gia nơi tác pham đượccông bé lần đầu hoặc nơi tác gia đang sinh sống
1.3 Môi trường kỹ thuật số và thách thức của nó tới van đề bảo hộ quyền
tác gia
1.3.1 Sự hình thành và đặc điểm của môi trường kỹ thuật số
Từ cuối Thế kỷ 20 sang Thế kỷ 21 xuất hiện một làn sóng công nghệ - lànsóng công nghệ số với sự ra đời và phố cập của máy tính cá nhân và mạng thôngtin toàn cầu Internet Môi trường kỹ thuật số đã và đang đem đến sự thay đổi mộtcách căn bản về cách thức sao chụp, sử dụng, trao đôi, lưu hành, phổ biến các tác
phẩm văn học, nghệ thuật Điều này hứa hẹn thúc đây sự thay đổi lớn tới pháp
luật và cách thức tiếp cận đối với bảo hộ quyên tác giả
Không giống môi trường tự nhiên hay môi trường văn hóa, môi trường kỹ
thuật số không phải là môi trường mà con người đã quen thuộc từ lâu Môitrường kỹ thuật số mới chỉ được hình thành từ khoảng vài thập kỷ trở lại đây
Tuy nhiên, môi trường kỹ thuật số đã nhanh chóng trở thành môi trường kỹ thuật
18
Trang 27sống, sinh hoạt, làm việc thiết yếu của con người hiện đại Hàng ngày chúng ta
sử dụng điện thoại thông minh, kết nối vào Internet tra cứu, tìm kiếm, đọc lượngthông tin trực tuyến không 16 Dù ở bat cứ đâu chúng ta cũng có thé sử dụng máytinh dé bàn, máy tính xách tay cho công việc, liên lac qua thu điện tử, xem phim,
nghe ca nhạc giải trí Có thé nói cuộc sống hiện đại không thé thiếu việc sử
dụng các công cụ trao đôi, tìm kiếm thông tin Môi trường kỹ thuật số được tạothành bởi hai nhân tố chính, đó là máy tinh cá nhân va Internet!
Ra đời và được phổ biến qua con đường thương mại hóa vào những năm
1980, máy tinh cá nhân thực sự là khởi nguồn cho sự hình thành môi trường kỹ
thuật số Với những chiếc máy tính cá nhân, con người có một môi trường tươngtác mới, với giao diện tương tác mới Con người soạn thảo văn bản, lập bản vẽthiết kế, sáng tác âm nhạc, làm phim với một cách thức hiệu quả và nhanh chóng
chưa từng có tiền lệ trước đó Cùng với máy tính cá nhân là một hệ thống vô tậncác phần mềm giúp cho con người thực hiện các công việc, đặc biệt là công việc
sáng tác, ngày càng hiệu quả hơn Nha văn có thé soạn tác phẩm của mình trongmột thời gian ngắn hơn và ít công sức vật chất hơn; kiến trúc sư có thé tạo rathiết kế của minh mà tốn ít công tây, xóa hay xé bỏ những bản vẽ lỗi dé rồi bắt
đầu lại từ đầu sau mỗi lần như vậy Các máy tính cá nhân ngày càng hiện đại
hơn, mạnh mẽ hơn, chuyên nghiệp hơn Các biến thể của máy tính ngày càng
phong phú hơn, có những loại máy tính chuyên dé bàn, có những loại máy tínhxách tay, máy tính bang mà con người có thé sử dụng hầu như ở bat kỳ nơi nào,
trong bất kỳ tình huống nào và phục vụ các nhu cầu đa dạng của mình Các phầnmềm cũng ngày càng phức tạp hơn, hỗ trợ người dùng thực hiện những thao tác
ngày càng khó hơn với chất lượng cao hơn Hệ thống gần như vô tận các phần
!! Vanessa Van Coppenhagen, Copyright and the WIPO Copyright Treaty, with specific
reference to the rights applicable in a digital environment and the protection of technological
measures (Quyên tác giả và Hiệp định quyên tác gia cua WIPO, với sự liên hệ cu thể tới các
quyên áp dụng trong môi trường kỹ thuật số và sự bảo vệ các biện pháp công nghệ), 119 S African L.J 429, 452 (2002), trang 430-431.
19
Trang 28mềm có thể đáp ứng gần như mọi nhu cầu của con người, từ làm việc tới giải trí,
từ giao tiếp, trao đổi thông tin tới phố biến thông tin, ý tưởng, quan điểm cá
nhân Máy tính và các phần mềm trong đó tạo ra một môi trường mà hàng ngàycon người làm việc, sinh hoạt, học tập, nghiên cứu, giải trí trong đó Đó chính làmột phần của môi trường kỹ thuật só
Phần còn lại, quan trọng hơn, chiếm vai trò nôi bật hơn, của môi trường kỹ
thuật số là Internet Internet bao gồm một số mạng khác nhau có liên kết vớinhau và cùng nhau kết nối hàng trăm triệu máy tính trên toàn thế giới Một tên
gọi khác của Internet là Siêu xa lộ thông tin Unformation Supershighway).
Internet bắt đầu được định hình từ năm 1969 bởi một dự án của Chính phủHoa Kỳ, ARPNET, được thiết kế dé hỗ trợ thông tin liên lạc khi diễn ra thảm họa
hạt nhân ở Hoa Kỳ Từ năm 1980, mạng ARPNET kết nối với một số mạng khác
và mở rộng phạm vi người sử dụng theo phương thức TCP/IP.'“ Năm 1993,
1994, Mạng toàn cầu (World Wide Web (WWW)) chính thức được thiết lậpcùng với các tổ chức vận hành Internet Vào những năm 1970 mới chỉ có 3 mạng
vận hành trên Internet thì cho tới năm 1996 con số đó đã tăng lên 50.000 Ngàynay, con số đó đã trở thành không đếm được Không có một tô chức đơn lẻ nào
kiểm soát hoàn toàn Internet và Internet cũng không có một cơ sở tập trung đữliệu duy nhất Vì vậy, không ai có thể kiểm soát được đữ liệu cũng như nội dungthông tin trên Internet °
Thông thường, Internet được biết đến như một không gian mà ở đó con
người có thể trao đổi, tìm kiếm thông tin, gửi thư tín, xem phim, nghe nhạc, bày
tỏ quan điêm cá nhân Tuy nhiên, công năng của Internet còn lớn hơn rât nhiêu
'2 TCP/IP là viết tắt của cụm từ Transmission Control Protocol/Internet Protocol TCP/IP điều khiển truyền thông giữa tat cả các máy tính trên Internet Cụ thé hon, TCP/IP chi rõ cách thức đóng gói thông tin (hay còn gọi là gói tin), được gửi và nhận bởi các máy tinh có kết nối với nhau TCP/IP được phát triển vào năm 1978 bởi Bob Kahn và Vint Cerf
!3 Uy ban Châu Au, Green paper on copyright and related rights in the information society
(Sách xanh về quyên tác giả và quyén liên quan trong xã hội thông tin), Brussels, 19/7/1995, trang 19, 20.
20
Trang 29những gi có thé liệt kê ra Ngay từ những năm đầu tiên khi Internet trở nên phổbiến, Liên minh Châu Âu đã đánh giá Internet sẽ là nơi cung cấp các dịch vụmang tính cách mạng, bao gồm tat cả các tính năng của công nghệ thông tin, liênlạc viễn thông và công nghệ truyền hình Internet có thể phát huy những tính
năng cơ bản sau `:
- Trên Internet có thê lưu trữ lượng dữ liệu không lồ và truy cập, truy cứu
kho dit liệu đó là hết sức dé dàng, nhanh chóng Dữ liệu được lưu trữ rất phongphú, bao gồm cả các loại tác phâm truyền thống và phi truyền thống (ví dụ phanmềm) Dữ liệu cũng có thé bao gồm cả các sản pham đa phương tiện, tức là kết
hợp các loại hình văn học, nghệ thuật khác nhau, từ hội họa, tranh ảnh, âm nhạc
- Các dịch vụ từ Internet có thể được cung cấp theo phương thức tươngtác, nghĩa là mỗi người sử dụng dịch vụ đầu cuối có thể nhận các nội dung dịch
vụ khác nhau Điều này khác với phương thức cung cấp dịch vụ truyền hình
truyền thống tức là nội dung dịch vụ cô định từ trung tâm và tất cả người sử
dụng đầu cuối nhận được cùng một nội dung dịch vụ như nhau
- Phạm vi dịch vụ có thể cung cấp từ Internet là vô cùng phong phú, từ
làm việc từ xa, ngân hàng trực tuyến, mua bán trực tuyến, báo chí điện tử, giảitrí, thư viện, chương trình giáo dục từ xa, cá cược trực tuyến, du lịch từ xa
- Các lĩnh vực có thể sử dụng Internet rất đa dạng, bao gồm hầu hết lĩnhvực mà con người tham gia trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ làm việc, thông tin
và dao tạo, mua hàng trực tuyên, theo dõi, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí.
'4 Ủy ban Châu Au, Green paper on copyright and related rights in the information society
(Sách xanh về quyên tác giả và quyén liên quan trong xã hội thông tin), Brussels, 19/7/1995, trang 19, 20.
21
Trang 301.3.2 Thách thức của môi trường kỹ thuật số với van dé bảo hộ quyên tác
giả
Với những đặc điểm như trên, thực sự môi trường kỹ thuật số đã và đang
có tác động sâu sắc tới lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả Những tác động đó có cảhai chiều Ở chiều tích cực, có thể nói môi trường kỹ thuật số có thể góp phầnquảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật một cách rộng rãi và trực tiếp hơn tớicông chúng Với các tính năng phong phú của Internet và phần mềm máy tính,các tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng có thê được chuyên thể một cách thuậntiện và đầy sang tạo, qua đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho người sáng tạo
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, môi trường kỹ thuật SỐ cũng đặt
ra nhiều thách thức từ nhiều chiều, nhiều khía cạnh đối với van dé bảo hộ quyềntác giả, từ việc xác định tính chính thống của quyên tác giả, đến sự điều chỉnh
các khái niệm truyền thống về quyền tác giả, sự xuất hiện của các tác pham mớicần bảo hộ quyên tác giả, cho đến van đề khó khăn đặt ra khi bảo vệ quyên tác
giả.
* Thách thức đối với mục đích của việc bảo hộ quyền tác giả
Như trên đã dé cập, việc bảo hộ quyên tác giả nhăm hai mục đích: khuyến
khích sự sáng tạo của tác giả và hỗ trợ sự tiếp cận của công chúng đối với tácphẩm văn học, nghệ thuật Sự ra đời của Internet đã khơi gợi những luéng quan
điểm thách thức trực tiếp mục đích của việc bảo hộ quyên tác giả
Luéng quan điểm thứ nhất của những người theo lý thuyết về tự do Luồng
quan điểm này cho rằng Internet là môi trường trao đổi thông tin, đó là siêu xa lộthông tin Trên Internet, thông tin được trao đôi với tốc độ nhanh và với sự thuận
tiện chưa từng có Nếu quá coi trọng bảo hộ quyền tác giả trên Internet thì sẽ dẫn
tới hậu quả hạn chế sự trao đôi thông tin, bởi vì sự phát tán thông tin trên
Internet cũng có thể được coi là sao chép bất hợp pháp thông tin Trong khi đó,nhu cầu trao đôi thông tin là nhu cầu cơ bản của con người, quyền được trao đổi
thông tin đã trở thành quyền con người Vì vậy, sự thuận lợi và tự do trong việc
22
Trang 31trao đôi thông tin trên Internet là một yếu tố phải được coi trọng chứ không phảivan đề bảo hộ quyền tác giả! Š.
Luông quan điểm thứ hai của những người theo lý thuyết về dân chủ
Luéng quan điểm này cho răng Internet thúc đây quyền tự do ngôn luận, tuy
nhiên quyền tác giả lại có thé được sử dụng dé ngăn chặn sự trao đôi những tư
tưởng đã được thê hiện ra, như vậy là gián tiếp hạn chế quyên tự do tư tưởng.Chính vì vậy, quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số phải được xem xét lạingay từ nền tang lý luận về quyền sở hữu trí tuệ dé không gây ảnh hưởng tiêucực tới sự vận hành của các nguyên tắc dân chủ “
Hai quan điểm này, tất nhiên, không phải là những quan điểm chủ đạo
Thực tế là quyền tác giả vẫn đang ngày càng được coi trọng hơn trong môi
trường kỹ thuật số Tuy nhiên, những ý kiến này cũng cho thấy sự ra đời của môi
trường kỹ thuật số thực sự đã tác động tới tận nền tảng lý luận truyền thống củaquyền tác giả
* Thách thức đôi với một số khái niệm thông thường về quyền tác giả
Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo hộ quyền tác giả được xây dựng dựa
trên một hệ khái niệm riêng biệt, ví dụ tác phẩm, tác giả, thời hạn bảo hộ, quyền
nhân thân, quyền tài sản v.v Sự hiện diện của môi trường kỹ thuật số khó có thêthay đổi nhận thức về ban chất của các khái niệm Tuy nhiên, như Ủy ban châu
Âu đã chỉ ra ngay trong những năm đầu khi mạng toàn cầu mới được hình thành,
' Xem Tom Palmer, Are patents and copyrights morally justified? The philosophy of property rights and ideal objects (Sáng chế và quyên tác giả có chính đáng không? Lý thuyết về quyén tài sản và các đối tượng lý tưởng), 13 Havard Journal of Law and Public Policy, 1990, trang
817-865; John Barlow, The Framework for economy of ideals: Rethinking patents and copyrights in the digital age (Khuôn khổ cho tinh kinh té của các lý tưởng: Suy ngẫm về sáng
che và quyén tác giả trong thời dai số), WIRED, 1994, trang 83-97.
5 Paul Goldstein, Copyright and the First Amendment (Quyên tác giả và Tu chính án thứ nhất), 70 Columbia Law Review, 1970, trang 983-1057; Neil Netanel, Copyright and a democratic civil society (Quyển tác giả và xã hội dân sự dân chủ), 106 Yale Law Journal,
1996, trang 283-287.
23
Trang 32môi trường kỹ thuật số có thé tác động đáng ké đến phạm vi giải thích các kháiniệm đó!”
Thứ nhất, khái niệm “tác giả” có thê được giải thích theo hướng mở rộnghơn Theo cách tiếp cận truyền thống, người sáng tạo vẫn thường được hiểu làcác thể nhân, ví dụ họa sĩ sáng tác một bức họa, nhà văn viết một cuốn tiểuthuyết, nhạc sỹ sáng tác một bài hát Nếu tác giả là một nhóm người thì đó cũng
là một tập hợp của các thể nhân Trong môi trường kỹ thuật số, rất có thé có tácphẩm được tạo ra bởi rất nhiều người và theo một dây truyền, một quy trình phức
tạp chủ trì bởi một pháp nhân Trong quy trình sản xuất một phần mềm sẽ khó cóthé phân định được công sức của các cá nhân tới đâu va sản pham cuối cùng khó
có thé tao ra được nếu không có nỗ lực mang tính tô chức của pháp nhân Một ví
dụ khác là các sản phâm truyền thông đa phương tiện, những tác phẩm được tạo
thành bởi nỗ lực và cách tổ chức của pháp nhân Do vậy, các pháp nhân cũng cóthé trở thành tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật
Tứ hai, khái niệm “tính nguyên gốc” (originality) thường được xác định
khá dé dàng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật truyền thống Một cuốn
tiêu thuyết, một bức tranh, một bài hát đều gắn với tên tác giả và người ta dễ
dàng xác định liệu tác giả có thực sự là người đã sáng tạo ra tác phẩm, hay nói
cách khác toàn bộ tác phẩm là do tác giả sáng tạo ra hay không Tuy nhiên, các
tác phẩm kỹ thuật số có thể không vận hành theo cách như vậy Một tác phẩm
truyền thông đa phương tiện có thé được tao ra trên cơ sở ghép các tác phẩm
hoặc một phan của các tác phẩm khác Trong trường hợp đó van đề sé là xácđịnh mức độ lắp ghép như thế nào thì tác phẩm được coi là có tính nguyên gốc.Nhu vậy đặc điểm của tác phẩm kỹ thuật số đã “gây khó” cho việc xác định tính
nguyên gốc của chính nó.
'7 Ủy ban Chau Au, Green paper on copyright and related rights in the information society
(Sách xanh về quyên tác giả và quyén liên quan trong xã hội thông tin), Brussels, 19/7/1995, trang 25.
24
Trang 33Thứ ba, khái niệm “công bố lần đầu tiên” cũng khó xác định trong môitrường kỹ thuật số Thông thường, tác phẩm được đưa ra công chúng ở một quốcgia nào đó, thậm chí một địa điểm thuộc một quốc gia nao đó sẽ được coi là tacphẩm được công bố ở quốc gia đó Tuy nhiên, môi trường kỹ thuật số lại là môi
trường không biên giới và cũng không phải là môi trường vật chất thông thường.Ranh giới không gian riêng và không gian công cộng trong môi trường kỹ thuật
số cũng khó xác định Vi vậy, khó có thé dùng phương pháp truyền thống dé xácđịnh một tác phẩm kỹ thuật số được “công bố lần đầu tiên” trong môi trường kỹthuật số
Khái niệm “sử dụng vì mục đích cá nhân” cũng khó xác định được trong
môi trường kỹ thuật số Một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, việc làm mộtbản sao sách gốc dé phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa hoc của cá nhân không bịcoi là vi phạm quyên tác giả Đối với một cuốn sách in, kiểm soát việc làm mộtbản sao là tương đối dễ dàng Tuy nhiên, trong môi trường kỹ thuật số thì việc
làm một bản sao để phục vụ mục đích sử dụng của cá nhân hay không đôi khi
khó xác định, ví dụ scan một cuốn sách dé đưa lên trang web cá nhân, hay copy
một bản sao của một sách điện tử để đưa lên trang web cá nhân Người scan sách
cá nhân đưa lên trang web của mình có thê chỉ để cho bản thân nghiên cứu chứ
không nhằm mục đích để người khác có thể sao chụp lại Tuy nhiên nếu cáchthức lưu trữ trên mạng làm cho người khác có thể đọc được hoặc sao chụp được
thì việc lưu trữ ban đầu trên trang web cá nhân liệu có bị coi là vi phạm quyền
tác giả hay không Trên thực tế thì việc lưu trữ như vậy cũng không khác việcmua một cuốn sách gốc rồi cho người khác mượn đọc Tuy nhiên, người có quan
điểm bảo hộ quyền tác giả có thé lập luận rằng trong môi trường kỹ thuật số, việc
lưu trữ như trên là quá rủi ro cho tác giả bởi nó cho phép người khác dễ dàng sao
chụp tác phẩm mà không được phép của tác giả
* Tao ra các sản phâm mới cân bảo hộ quyên tac gia
25
Trang 34Cùng với sự phát triển của công nghệ analog, từ cuối Thế kỷ 19 đến cuốiThế ky 20 đã xuất hiện những loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật mới cầnđược bảo hộ quyên tác giả, ví dụ bai hát thu âm, chương trình phát thanh, truyềnhình, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh Tương tự như vậy, trong thời kỳ kỹ thuật
số cũng xuất hiện một số tác phẩm mới chưa từng có trước đó như các sản phâmtruyền thông đa phương tiện và phần mềm máy tính Các sản phẩm này rõ ràng
là các sản phẩm trí tuệ, có sự sáng tạo, có tính nguyên gốc và do đó phải đượcbảo hộ sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, việc xếp các đối tượng này vào loại tác phẩmvăn học, nghệ thuật dé được bảo hộ bởi quyền tác giả hay các sản phẩm sảng tạo
mang tính kỹ thuật để được bảo hộ bởi sáng chế hay giải pháp hữu ích cũngkhông đơn giản.
* Gây khó khăn lớn cho van dé bảo vệ quyên tác giả
Có thể nói trong môi trường kỹ thuật số, tất cả các quyền sở hữu trí tuệđều dễ bị xâm phạm hơn trong môi trường thông thường Song quyền tác giả làquyền dé bị ton thương nhất Thách thức lớn nhất đối với bảo hộ quyền tác giảtrong kỷ nguyên số cũng là ở khía cạnh này
Lịch sử hình thành và phát triển của quyền tác giả như được trình bày trên
đây cho thấy cứ mỗi khi khoa học công nghệ phát triển thì lại đặt ra thách thứcmới đối với van đề bảo vệ quyên tác giả và luật bảo hộ quyền tác giả lại phải
thay đổi dé đáp ứng các thách thức mới Khi công nghệ in ra đời cũng là lúc phát
sinh nhu cầu bảo hộ quyên tác giả; khi công nghệ analog được áp dụng rộng rãi,
máy photocopy, máy ghi âm ra đời cũng là lúc van dé bảo vệ quyên tác giả đượcnâng lên một tam mức mới, không chi trong lãnh thổ quốc gia mà trên cả phạm
vi quốc tế Khi công nghệ số được áp dụng và Internet ra đời, thách thức đối vớivấn đề bảo vệ quyền tác giả lại được đặt ra với mức độ quan ngại chưa từng có
Vi phạm quyền tác giả giờ đây có thé được thực hiện một cách vô cùng dé dàng,với mức độ phát tán lớn và rất khó bị phát hiện Một cuốn sách giờ đây có thé
được scan và sau đó phát tán một cách không giới hạn trên Internet Một bài hát
26
Trang 35thu âm có thé được sao chép trong thời gian chưa tới một giây Một bộ phim vớidung lượng nhiều lần lớn hơn nhưng cũng chỉ cần chưa tới 5 phút để tạo một bảnsao, các chương trình phần mềm máy tính cũng vậy Internet hiện nay có hàng tỷngười dùng, chỉ bằng một cú nhấp chuột, vô vàn người dùng có thê tiếp cận tớicác bản sao trên mạng Hoạt động sao chụp có thê được thực hiện vừa rất nhanh
và bi mật mà không ai có thé phát hiện dé ngăn chặn
Ngoài việc cho phép sao chép đúng với bản gốc, công nghệ kỹ thuật sốcòn cho phép người sử dụng có thé chỉnh sửa, chuyển thé tác phẩm mà khó cóthé nhận ra được khi các tác phâm gốc và tác phẩm chỉnh sửa lưu hành tự do trênmạng Internet Do đó, các tác giả rất khó có thê đảm bảo được tính toàn vẹn của
tác phẩm do mình sáng tạo ra Ngoài ra, sự có mặt rộng khắp của mạng Internet
và công nghệ kỹ thuật số cũng gây không ít khó khăn cho các tác giả và chủ sở
hữu quyền tác giả trong việc kiểm soát việc sử dụng cũng như lưu trữ tác phâmcủa các chủ thể khác Ví dụ, tại Hoa Kỳ, một sinh viên của trường Đại học
Boston đã bị phán xét là người có hành vi xâm phạm quyên tác giả khi đưa 30
tác phâm âm nhạc lên Internet băng máy tính tại trường và nhà cha mẹ của mình
Người này đã phải trả cho chủ sở hữu quyền tác giả 22.500 USD trên mỗi bài hát
bị xâm phạm Ÿ
Đặc biệt, trong môi trường kỹ thuật số còn xuất hiện những hành vi vi
phạm quyền tác giả chưa từng tôn tại trước đây, qua đó gây khó khăn trong việc
xây dựng pháp luật điều chỉnh, phát hiện và xử lý vi phạm Nếu một công ty
mạng lập một trang web cho phép người dùng tự chia sẻ các file âm nhạc vàphim ảnh thì đó có phải là vi phạm quyên tác giả? Một công ty dịch vụ Internet
có khách hàng là một tờ báo trực tuyến có máy chủ (sever) riêng Tờ báo trựctuyến đó dịch không phép một bài báo của một tờ báo trực tuyến khác ở nước
8 TS Nguyén Thi Héng Nhung, Quyén tác gia trong không gian ao, Đại học Quốc gia thành
phô Hô Chí Minh, Trường Đại học Kinh tê - Luật, Khoa Luật, Nxb Đại học Quôc gia
TPHCM, 2015, tr.41
27
Trang 36ngoài và lưu trên server của mình Tuy nhiên, mỗi khi người dùng đọc bài báo
trên tờ báo trực tuyến thì bài báo đó phải được tải lên bộ nhớ tạm RAM do công
ty dịch vụ Internet cung cấp Vậy hành vi cho lưu tạm bài báo đó trên RAM củacông ty dịch vụ Internet có bị coi là vi phạm quyền tác giả? Đây chỉ là hai trong
số nhiều ví dụ về các hình thái vi phạm quyền tác giả mới xuất hiện trong môitrường kỹ thuật số `”
Rõ ràng môi trường kỹ thuật số đặt ra những thách thức to lớn và đa chiềuđối với bảo hộ quyên tác giả Những thách thức này đã, đang diễn ra cùng với sựphố biến và sự phát triển với tốc độ chóng mặt của cuộc sống số Pháp luật quốc
tế cũng như pháp luật của các quốc gia cũng đã có những nỗ lực hoàn thiện nhấtđịnh để đáp ứng những thách thức này trong thời gian vừa qua Việc ra đời cácđiều ước quốc tế mới về bảo hộ quyên tác giả như Hiệp định quyên tác giả củaWIPO (Wipo Copyright Treaty — WCT) hay Hiệp định WIPO về biểu diễn va
bản ghi âm (WIPO Performance and Phonogram Treaty — WPPT) cùng với
những đạo luật mới ở các quốc gia là dấu hiệu cho thấy điều đó Việc ban hànhnhững văn bản mới có thê bước đầu đáp ứng được các cách thức về mặt lý luận
và pháp lý Song, có những thách thức sẽ ngày càng trở nên khó giải quyết hơn
trong tương lai, ví dụ các thách thức về bảo vệ quyền tác giả Điều đó đòi hỏi cácquốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tiếp tục có những biện pháp thích
hợp dé bảo vệ quyên tác giả một cách hiệu quả trong môi trường kỹ thuật số
'? Xem thêm Lewis a Kaplan, Copyright and the Internet (Quyển fác giả va Internet), 22
Temp Envtl L & Tech J (2003).
28
Trang 37l CHƯƠNG 2
BAO HỘ QUYEN TÁC GIA TRONG MOI TRUONG KỸ THUẬT SO
THEO QUY DINH CUA CAC DIEU UOC QUOC TE
Với những thách thức không nhỏ đối với việc bảo hộ quyền tác giả trongmôi trường kỹ thuật số, thực tiễn bảo hộ quyên tác giả tại các quốc gia đã chothấy, nỗ lực của từng quốc gia riêng lẻ không thể ngăn cản một cách hiệu quảtình trạng vi phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số do Internet đã xoá
nhoà biên giới giữa các quốc gia Chính vì vậy, nhiều điều ước quốc tế đã được
các nước thông qua nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ quyền tác giả vàquyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số Trong số đó, phải kế đến một sốđiều ước quốc tế quan trong đó là: Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền
tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Rome năm 1961
về bảo hộ người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng,Công ước Geneva năm 1971 bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao
chép không được phép bản ghi âm của họ, Công ước Brussels năm 1974 liên
quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh, Hiệp
định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm
1994 (TRIPs), Hiệp ước của WIPO về quyên tác giả năm 1996 (WCT), Hiệp ước
của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) năm 1996, Hiệp ước Bắc Kinh
năm 2012 về cuộc biểu diễn nghe nhìn (BTAP) Trong phạm vi dé tài này, các
tác giả sẽ chỉ phân tích những điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ quyền tác
giả trong môi trường kỹ thuật số, đó là: Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đếnthương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) và Hiệp ước của WIPO năm 1996
về quyên tác giả (WCT)
29
Trang 382.1 Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học (The Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works)
Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyên tác giả đối với tác phẩm vanhọc, nghệ thuật và khoa học là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về quyên tác
giả được ký ngày 9 tháng 9 năm 1886 tại Berne, Thuy Sỹ”” Với 38 điều và một
Phục lục gồm 6 điều dành cho các nước đang phát triển, Công ước đã quy định
ba nguyên tắc cơ bản trong bảo hộ quyên tác giả cũng như các quyền tối thiêu
mà các tác giả được hưởng Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo hộquyền tác giả nói chung và bảo hộ quyên tác giả trong môi trường kỹ thuật số nóiriêng.
Công ước Berne quy định ba nguyên tắc bảo hộ cơ bản đó là nguyên tắcđối xử quốc gia, nguyên tắc bảo hộ tự động và nguyên tắc bảo hộ độc lập
Nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại Điều 5 khoản 1 của Côngước, theo đó, đối với một tác phâm được công ước Berne bảo hộ, các tác giả sẽ
“duoc hưởng quyên tác giả ở các nước Liên hiệp, ngoại trừ quốc gia gốc của tác
phẩm, những quyên lợi do luật quốc gia liên quan dành cho công dân nước đótrong hiện tai và trong tương lai ( ) ”
Theo nguyên tắc bảo hộ tự động, quyền tác giả phát sinh ngay khi tác
phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phụ thuộc
vào bat kỳ thủ tục hay hình thức nào như đăng ký hoặc các thủ tục tươngtự `
Nguyên tắc bảo hộ độc lập được quy định tại Điều 5 khoản 2 của Côngước Berne Cụ thể, việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước là độc lập
re ~ X1 TA 3 : z A ro r A 22
với những gi hiện được hưởng tại nước xuât xứ cua tac phâm“.
ˆ” Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb.Tư pháp, 2017, tr 310
*! Xem Điều 5 khoản 2 Công ước Berne năm 1886.
? Xem Điều 5 khoản 2 Công ước Berne năm 1886.
30
Trang 39Theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 khoản 1 của Công ước Berne, việc bảo
hộ “ác phẩm văn học và nghệ thuật ” trong Công ước Berne bao gồm “tat cả cácsản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiệntheo phương thức hay dưới hình thức nào ””
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được Công ước Berne bảo hộbao gồm các tác phẩm do tác giả là công dân của một trong những nước thành
viên của Công ước Berne hoặc có nơi cư trú thường xuyên tại một trong các
nước trên du tác phâm đó đã công bồ hay chưa công bố Đối với các tác phẩm do
tác giả là công dân của một nước không phải thành viên của Công ước Berne, tác
phẩm chi được bảo hộ nếu tác phẩm đó đã công bố lần đầu tiên hay công bốđồng thời tại một nước thành viên “Tác phẩm đã công bố” là những tác pham
đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cau
tạo các bản sao, miễn là các bản đó đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của quầnchúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm ”
Đối với các tác phâm được bảo hộ, tác giả sẽ được hưởng quyền kinh tế vàquyên tinh thần Quyền tinh thần của tác giả được quy định tại Điều 6° Côngước Berne, theo đó, tác giả được “quyền được đòi thừa nhận minh là tác giả củatác phẩm và phản doi bat kỳ sự xuyên tac, cắt xén hay sửa đổi hoặc những viphạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tămcủa tác gid,” kê cả sau khi đã chuyển nhượng các quyền kinh tế khác
Các quyền kinh tế của tác giả được quy định tại Điều 8, 9, 11, 11°) II,
12, 14 của Công ước, bao gồm quyên dịch thuật”, quyền sao chép ”, quyên thực
Cong ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật Nguồn:
nghe-thuat-60106.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Cong-uoc-Berne-bao-ho-tac-pham-van-hoc-? Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb.CAND, 2017, tr 312
*> Tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật được Công ước này bảo hộ được toàn quyền
dich hay cho phép dịch tác phẩm của mình trong suốt thời hạn hưởng quyền bảo hộ đôi với uae tac pham nguyén tac cua minh — Điều 8 Công ước Berne năm 1886.
° Tác giả được toàn quyền cho phép sao in các tác phẩm được bảo hộ dưới bat kỳ phương thức, hình thức nào — Điều 9.1 Công ước Berne năm 1886
31
Trang 40hiện phóng tác, cải biên, chuyền thé tác pham’’, quyền trình diễn công cộng tác
phẩm kịch, nhạc kịch và âm nhạc”, quyền thuật lại và truyền phát tới công
chúng tác phẩm văn học”, quyền phóng tác điện ảnh và sao chép, phân phối,trình dién công cộng và truyền thông công cộng tác phâm đã phóng tác hoặc saochép, quyền phát sóng ””, quyền “droit đe suit”””
Thời hạn bảo hộ các quyền trên là suốt cuộc đời tac giả và không ít hơn 50
năm sau khi tác giả qua đời”
Công ước Berne, ké từ khi được thông qua vào năm 1886, đã được sửađổi, bô sung thường xuyên (trung bình khoảng 20 năm một lần) nham đáp ứng
với sự phát trién của nền kinh tế cũng như khoa học công nghệ (như công nghệđiện ảnh, nhiếp ảnh, truyền hình ) Đạo luật hiện hành là Đạo luật Paris ngày
24/7/1971, được bổ sung ngày 2/10/1979 Kê từ sau lần sửa đổi cuối cùng năm
1979, do không thé đạt được sự đồng thuận của các nước thành viên, mà cụ thé
là giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển, WIPO đã không tô chức
bất kì Hội nghị nào để sửa đổi Công ước Berne Trong khi đó, vào giai đoạn
những năm 1970 và 1980, khoa học công nghệ đã có nhiều bước tiến đáng kể
như sự phát triển của truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, chương trình máy
? Tác giả được toàn quyền ủy thác quyền phóng tác, chuyền thé hay cải biên từ tác phẩm của mình — Điều 12 Công ước Berne năm 1886
*3 Tác gia các tác phâm kịch, nhạc kịch và ca nhạc được hưởng toàn quyền uy thác quyền trình
diễn công cộng tác phẩm của mình và truyền thông tới công chúng những cuộc trình diễn đó
bằng bat kỳ một phương pháp nao — Điều 11 Công ước Berne nam 1886
? Tác giả được quyên độc quyền cho phép đọc trước quần chúng tác phẩm của mình và truyền
phát bản đọc tác phẩm của mình toi công chúng — — Điều II” Công ước Berne năm 1886
°° Các tác giả được hưởng quyền độc quyên cho phép phát sóng hoặc truyền phát tới côngchúng các tác phẩm của mình bang bat cứ phương tiện vô tuyến nào nhăm phô biến các ký hiệu, âm thanh hay hình ảnh — Điều 11”Ê Công ước Berne năm 1886
3! Đối với bản gốc các tác phâm nghệ thuật và bản thảo gốc của nhà văn và nhà soạn nhạc mà tác giả đã chuyên nhượng, thì tác giả hoặc sau khi tác giả chết, những cá nhân hoặc đoàn thê được sở hữu quyên tác giả theo Luật pháp Quốc gia được hưởng quyền không được chuyên
nhượng đối với lợi nhuận khi bán các tác pham đó sau khi tác giả đã chuyên nhượng lần đầu —
Điều 14'” Công ước Bern năm 1886
3 Điều 6°" Công ước Berne năm 1886
33 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb.Tư pháp, 2017, tr 311
32