1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (2006) và vấn đề nội luật hoá trong pháp luật Việt Nam (Phần 2)

232 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Người khuyết tật có quyền được có và chuyên đổi quốc tịch, không bi tước quốc tịch, giấy tờ về quốc tịch hay những giấy tờ nhận dạng khác một cách

tuỳ tiện hoặc với lí do họ bị khuyết tật; họ được tự do rời khỏi bất cứ quốc gia

nào, bao gồm đất nước của họ và cũng không bị tước đi, một cách tuỳ tiện hay

với lí do bị khuyết tật, quyền trở về đất nước của họ Trẻ em khuyết tật khi sinh

ra sẽ được đăng kí khai sinh ngay lập tức, các em cũng có quyền có tên, có quốc tịch và, nếu có thé, có quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc.

Quyên tự do biểu đạt, chính kiến và tiếp cận thông tin?"

Quyền tự do ngôn luận của người khuyết tật bao gồm tự do tìm kiếm, thu

nhận và phổ biến thông tin và ý kiến, trên cơ sở bình đăng với những người khác, bằng tất cả các hình thức giao tiếp mà họ lựa chọn Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của người khuyết tật, pháp luật quốc tế yêu cầu các quốc gia thành viên phải đảm bảo quyền này bằng việc cung cấp thông tin đại chúng cho người khuyết tật dưới những hình thức có thé tiếp cận được va các công nghệ phù hợp với những loại khuyết tật khác nhau một cách kịp thời; quốc gia phải chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, chữ nôi Braille, phóng to chữ hay cách giao tiếp thay thế khác, bằng tất cả các phương tiện và dạng thức giao tiếp phù hợp do người khuyết tật lựa chọn; Các quốc gia cũng cần thúc đây các tô chức tư nhân, các nhà cung cấp thông tin cung cấp các dịch vụ công cộng, bao gồm thông qua Internet, cung cấp thông tin và các dịch vụ

bằng các hình thức mà người khuyết tật có thê tiếp cận và sử dụng được.

1.1.3 Quyên được bảo vệ

- Quyên được bảo vệ không bị tra tấn, bị đối xử, áp dung các hình phạt tàn nhan.°’”

Điều 15 của Công ước quy định người khuyết tật có quyền được bảo vệ không bị tra tan, bị đối xử, áp dụng những hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc bị

(”).Xem: Điều 21 Công ước về quyền của người khuyết tật.(2).Xem: Điều 15 Công ước về quyền của người khuyết tật.

Trang 2

nhục hình, làm giảm phẩm gia hay bi ngược đãi, đặc biệt là không một ai bi coi là đối tượng của thí nghiệm y tế hoặc thí nghiệm khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó Các quốc gia có trách nhiệm tiến hành tất cả các biện pháp có hiệu quả về luật pháp, hành chính, pháp lý hoặc những biện pháp khác dé bảo vệ người khuyết tật, trên cơ sở bình đắng với những người khác, để không bị hành hạ hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm giảm phẩm giá hay ngược đãi.

- Quyên không bị bóc lột, bạo hành và lạm dụng

Công ước về quyền của người khuyết tật yêu cầu các quốc gia thành viên tiễn hành tat cả các biện pháp thích hợp về luật pháp, hành chính, xã hội, giáo dục và các biện pháp khác để bảo vệ người khuyết tật, cả ở trong và ngoài gia đình, khỏi tất cả các hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng, tính đến cả yếu tố giới Điều 16 của Công ước nêu ra những biện pháp cụ thé mà quốc gia thành viên phải thực hiện bao gồm việc tô chức các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ thích hợp cho người khuyết tật; tuyền truyền, giáo dục, phòng ngừa; giám sát các chương

trình phục vụ người khuyết tật; phục hồi và tái hoà nhập cho những người khuyết tật là nạn nhân của bóc lột, bạo hành hay lạm dụng

1.1.4 Quyên được tham gia

- Quyên được tham gia đời sống chính trị và cộng dong

Người khuyết tật sẽ không vì yếu tô khuyết tật mà bị hạn chế không được tham gia vào các hoạt động chính tri, xã hội Cac quốc gia thành viên sẽ bảo đảm người khuyết tật có các quyền về chính trị và cơ hội được hưởng thụ các quyền đó một cách bình đăng với người khác Để thực hiện được điều này các quốc gia thành viên sẽ phải cam kết nhằm: 1) Bảo đảm người khuyết tật có thé tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào đời sống chính trị và cộng đồng bình đăng với những người khác, một cách trực tiếp hoặc thông qua tự do lựa chọn đại diện, trong đó người khuyết tật có quyền và cơ hội bầu cử và ứng cử ; 2) Tích cực cải thiện môi trường để người khuyết tật được tham gia đầy đủ và có hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động công cộng, không bị phân biệt đối xử

Trang 3

và được khuyến khích tham gia các hoạt động công, bao gồm việc tham gia các tổ chức phi chính phủ va các hội liên quan đến hoạt động chung, hoạt động chính trị của đất nước và trong các công tác điều hành các đảng chính trị; thành lập và tham gia các tô chức của người khuyết tật dé đại diện cho người khuyết tật trong các hoạt động cấp quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương.

- Quyên tham gia các hoạt động văn hoá, nghỉ ngơi, giải trí và thể thao Trên quan điểm hỗ trợ người khuyết tật tham gia các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí và thé thao một cách bình dang với người khác, các quốc gia thành viên của Công ước phải thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích và thúc day sự tham gia ở mức tối đa của người khuyết tật trong các hoạt động thé thao chung ở các cấp Cụ thé: Phải bảo đảm người khuyết tật có cơ hội tổ chức, phát triển và tham gia các hoạt động thể thao và giải trí dành riêng cho người khuyết tật và từ đó, trên cơ sở bình dang với người khác, khuyến khích cung cấp sự hướng dan, đào tạo và nguồn lực phù hợp; phải bảo đảm người khuyết tật có thé tiếp cận các địa điểm thẻ thao, giải trí và du lịch; phải bảo đảm trẻ em khuyết tật được tiếp cận bình đẳng với những trẻ em khác trong việc tham gia các hoạt động vui chơi, giải tri và thê thao, bao gồm các hoạt động này trong hệ thống trường học và phải bảo đảm người khuyết tật được tiếp cận những dịch vụ của các cơ sở tham gia tô chức hoạt động giải trí, du lịch, nghỉ ngơi và thê thao.

1.1.5 Quyên được hỗ trợ đặc biệt, có cơ hội va được phát triển bằng chính công việc do bản thân tự do lựa chọn

- Quyên hưởng các dịch vụ y tế

Người khuyết tật có quyền hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đạt tiêu chuẩn cao nhất mà không bị phân biệt đối xử vì lí do khuyết tật Các quốc gia cần thực hiện các biện pháp phù hợp dé bảo đảm người khuyết tật có quyền tiếp cận thỏa đáng với các dịch vụ y tế Cụ thé, các quốc gia thành viên phải: cung

cấp cho người khuyết tật các dịch vụ và chương trình y té cùng mức, có chất

lượng, đạt tiêu chuân, miễn phí hoặc với mức phí có thé chap nhận được, tương

Trang 4

tự như cung cấp cho những người không khuyết tật khác; cung cấp các dịch vụ y

tế cần thiết mà người khuyết tật cần theo dạng tật của họ, bao gồm phát hiện

sớm và can thiệp sớm, nếu phù hợp và các dịch vụ được thiết kế nhằm giảm thiểu và ngăn chặn khuyết tật, bao gồm ở trẻ em và người cao tuổi; cung cấp các dịch vụ y tế ở những nơi càng gần với cộng đồng nơi người khuyết tật sinh sống càng tốt, kế cả ở vùng nông thôn.

- Quyên được hỗ trợ chức năng và phục hôi chức năng” ”.

Người khuyết tật cần được hỗ trợ và phục hồi chức năng nhằm tăng cường khả năng hoà nhập của họ vào đời sống xã hội Các quốc gia cần thực thi các biện pháp phù hợp và có hiệu quả, bao gồm sự hỗ trợ đồng cảnh, giúp người

khuyết tật đạt được và duy trì tối đa sự độc lập, khả năng đầy đủ về thé chat, trí

tuệ, xã hội và nghề nghiệp, sự hoà nhập và tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực của đời sống Để đạt được điều đó, các quốc gia thành viên sẽ tổ chức, tăng cường và mở rộng dịch vụ, chương trình toàn diện về hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng, nhất là trong lĩnh vực y tế, việc làm, giáo dục và các dịch vụ xã hội Các quốc gia thành viên sẽ phải thúc đây sự phát triển công tác tập huấn ban đầu và liên tục dành cho những chuyên viên và cán bộ làm việc trong ngành hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng, thúc đây sự sẵn có, hiểu biết và việc sử dụng các thiết bị, kĩ thuật hỗ trợ được thiết kế dành cho người khuyết tật bởi vì chúng có liên quan đến hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng.

- Quyên có mức sống thích đáng và bảo trợ xã hội đây đủ”

Người khuyết tật có quyền có được mức sống đây đủ cho bản thân và gia đình họ, bao gồm có đủ thức ăn, quần áo, nhà ở và có quyền không ngừng cải thiện điều kiện sống Khi gặp khó khăn về đời sống vật chất, người khuyết tật được nhận bảo trợ xã hội và được hưởng quyền này mà không bị phân biệt đối xử Theo quy định cua Công ước vê quyên của người khuyêt tật, các quôc gia

(T7) Điều 26 Công ước về quyền của người khuyết tật.(77) Điều 28 Công ước về quyền của người khuyết tật.

Trang 5

thành viên phải thực thi từng bước phù hợp để bảo vệ và thúc đây việc công nhận quyền này.

- Quyên được tiếp cận giáo dục”

Dé đảm bảo quyền học tập của người khuyết tật, các quốc gia trước hết cần công nhận quyền học tập của họ Quốc gia cần bảo đảm có hệ thống giáo dục hoà nhập ở mọi cấp và chương trình học tập suốt đời, hướng tới các mục tiêu như: phát triển đầy đủ tiềm năng, phẩm giá và giá trị của con người; tăng cường sự tôn trọng nhân quyền, quyén tự do cơ bản và tính đa dang của con người; giúp người khuyết tật có thé phát triển cá tính, tài năng và sự sáng tao riêng của họ cũng như những khả năng về trí tuệ và thể chất, phát huy hết tiềm năng: giúp người khuyết tật tham gia có hiệu quả trong một xã hội tự do.

- Quyên có cơ hội công việc và việc làm” ””

Dé tạo cơ hội về việc làm của người khuyết tật, Công ước CRPD quy định: Các quốc gia phải công nhận quyên được làm việc của người khuyết tật, trên cơ sở bình dang với người khác; trong đó bao gồm cả quyền có cơ hội kiếm sống bằng một công việc được tự do lựa chọn hoặc được chấp nhận trong thị trường lao động và môi trường làm việc mở, hoà nhập, dễ tiếp cận đối với người khuyết tật Các quốc gia thành viên phải bảo vệ và thúc day việc công nhận quyền làm việc của những người bị khuyết tật, bằng cách thực thi các bước phù hợp, bao gồm cả biện pháp luật pháp, như sau: Nghiêm cắm phân biệt đối xử vì lí do khuyết tật trong các van đề có liên quan đến việc làm; Bảo vệ quyền của người khuyết tật, trên cơ sở bình đăng với người khác, nhằm tạo

điều kiện lao động công bằng và thuận lợi; Bảo đảm người khuyết tật có thé

thực hiện quyền lao động và quyền về công đoàn bình dang với người khác; Nâng cao cơ hội có việc làm và sự thăng tiễn nghề nghiệp của người khuyết tật trong thị trường lao động, cũng như hỗ trợ họ trong việc tìm việc làm, duy trì

“3 Điều 24 Công ước về quyền của người khuyết tật?“ Điều 27 Công ước về quyền của người khuyết tật

Trang 6

việc làm và trở lại làm việc; Tăng cường khả năng tự tạo việc làm, lập doanh nghiệp, tạo dựng sự nghiệp riêng: ait

1.2 Cơ chế giám sát thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật.

1.2.1 Cơ chế toàn cau

— Hệ thong cơ quan giám sát chung

Cơ chế giám sát thực hiện của Liên hợp quốc là một hệ thống phức tạp gồm nhiều chế độ, thủ tục khác nhau như: Giám sát thông qua chế độ báo cáo việc thực hiện điều ước (báo cáo quốc gia), giám sát qua chế độ trao đổi, tiếp nhận thông tin về các vi phạm quyền con người, giám sát bằng các thủ tục điều tra đột xuất đối với các vi phạm quyền con người nghiêm trọng, giám sát theo thủ tục “hành động khan cấp” và “trung gian hoà giải”.ˆ”

Trong số các cơ chế, thủ tục giám sat kê trên, giám sát theo chế độ báo cáo việc thực hiện điều ước được áp dụng phô biến cho nhiều điều ước quốc tế về quyền con người Các uỷ ban có quyền tiếp nhận và xem xét báo cáo quốc gia về việc thực hiện công ước, yêu cầu quốc gia giải trình về những vấn đề quan tâm, đồng thời khuyến nghị nhằm thúc đây thực hiện công ước Cơ quan trực tiếp thực hiện giám sát thực hiện điều ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đó là Uy ban về quyền của người khuyết tật (CRPD).

Bên cạnh đó các nhóm công tác (working groups) hoặc các chuyên gia,được gọi là báo cáo viên (rapporteurs) hay đại diện (representatives) đặc biệtcũng được cử tới giám sát thực trạng quyên con người ở những nước được quan

?7 Điều 27 Công ước về quyền của người khuyết tật.

“3 Các cơ quan, tổ chức của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm thực hiện pháp luật quốc tế về nhân quyền nói

chung bao gồm: Hội đồng quyền con người (the Human Rights Council)°”? và Văn phòng cao uỷ nhân quyềncủa Liên hợp quốc (Office of High Commissioner for Human Rights).°” Bên cạnh đó là hệ thống các cơ quanchuyên môn, giúp việc cho UN về mỗi van đề chuyên biệt, như: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổchức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức giáo dục, văn hoá và khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO), Chươngtrình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức y tế thế giới(WHO)

Trang 7

R CÀ 279

tâm nhiêu hơn Toà án hình sự được coi là khâu cuối cùng trong cơ chế đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó có Công ước về quyền của người khuyết tật.

- Cơ quan giảm sát chuyên biệt

Việc thực hiện và giám sát chuyên biệt đối với vấn đề quyền của người khuyết tật sẽ được thực hiện bởi Uy ban về quyền của người khuyết tật Uy ban này được thành lập theo Công ước về quyền của người khuyết tật Các cơ quan chuyên trách và những cơ quan khác của Liên hợp quốc sẽ được giao quyên đại diện trong việc xem xét quá trình thực hiện những điều khoản trong Công ước trong phạm vi nhiệm vụ của mình Uỷ ban có thé mời các cơ quan chuyên trách và các cơ quan có thâm quyền khác khi cần thiết để có chuyên gia tư van về việc thực thi Công ước Uỷ ban cũng có thể đề nghị những cơ quan chuyên trách và những cơ quan khác của Liên hợp quốc trình báo cáo về việc thực thi Công ước trong phạm vi hoạt động của các cơ quan đó Định kì hai năm một lần, Uỷ ban sẽ báo cáo về những hoạt động của Uỷ ban với Đại hội đồng và Uỷ ban kinh tế và xã hội, đưa ra những đề xuất, khuyến nghị chung dựa trên việc kiểm tra báo cáo và thông tin nhận được từ các quốc gia thành viên.

Uỷ ban sẽ giám sát theo chế độ báo cáo Mỗi quốc gia tham gia Công ước sẽ trình lên Uỷ ban một báo cáo toàn diện về những biện pháp đã triển khai nhăm hiện thực hoá những cam kết của quốc gia trong thời gian 02 năm sau khi Công ước có hiệu lực tại quốc gia Sau đó, các quốc gia thành viên sẽ đệ trình báo cáo định kì ít nhất 04 năm một lần hoặc vào những thời điểm mà Uỷ ban cùng các cơ chê kèm theo nhăm thực hiện các tiêu chuân pháp lý quôc tê vê

quyên con người như Liên minh chau Au (EU) với Hội đông chau Au và Toa an

? Ban thư ký Công ước về Quyền của Người khuyết tật được đặt trong DSPD là đầu mối về khuyết tật trong hệthông Liên Hợp Quôc), đóng vai trò là thư ký cho các phiên họp thường niên của Hội nghị các Quôc gia thànhviên của CRPD

Trang 8

vì công lí châu Au;**° Tổ chức các nước châu Mỹ (the Organisation of American States) với Ủy ban nhân quyền Liên Mỹ, Toa án nhân quyền châu My;°*” Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) với Ủy ban nhân quyền châu Phi và Toa án nhân quyền châu Phi” Các nước ASEAN hiện cũng đang trong tiến trình thảo luận về một cơ chế riêng cho khu vực này”

1.2.3 Cơ chế quốc gia

Sau khi phê chuẩn hay gia nhập điều ước quốc tế về người khuyết tật, các quốc gia thành viên có trách nhiệm tô chức thực hiện bằng việc tiến hành những hoạt động chủ yếu sau: ” Chuyên hoá nội dung điều ước vào hệ thống pháp luật quốc gia nếu như theo pháp luật nước đó, các điều ước quốc tế không có hiệu lực trực tiếp; Tuyên truyền, phổ biến điều ước trong công chúng một cách rộng rãi; xây dựng chương trình hành động thực hiện điều ước; Lồng ghép những nội dung cần thực hiện của điều ước vào các chương trình, chính sách xã hội của nhà nước; Thành lập các cơ quan chuyên trách tô chức, theo dõi việc thực hiện điều ước và Báo cáo việc thực hiện điều ước.

Các chính phủ có nhiều cách đề cập đến người khuyết tật trong hệ thống luật pháp của mình Nói chung, nếu hiến pháp của một nước bao gồm các điều khoản liên quan đến người khuyết tật thì có thé thay được tầm quan trọng của

(? Cơ quan chủ đạo của EU gồm Uỷ ban châu Au (European Commission), nghị viện châu Au (EuropeanParliament), Hội đồng Liên minh châu Au (Council of the European Union), Hội đồng châu Âu (EuropeanCouncil), Toà án vì công lí châu Au (European Court of Justice) và Ngân hàng trung ương châu Au (EuropeanCentral Bank).

78), Organization of American States (OAS) là tổ chức quốc tế với trụ sở đặt ở Washington, DC, Hoa Kỳ.Thành viên là 35 quốc gia độc lập ở châu Mỹ Ủy ban nhân quyền Liên Mỹ (the Inter-American Commision ofHuman Rights), Toà án châu Mỹ về quyền con người (the Inter-American Court of Human Rights) là các cơquan nam trong hệ thống xúc tiến và bảo vệ nhân quyền liên Mỹ.

(”) Tổ chức khu vực toàn châu Phi (the Organisation of African Unity) được thành lập năm 1963, có thành viênlà 53 nước châu Phi Uy ban nhân quyền châu Phi (the African Human Rights Commission) và Toà án nhânquyền châu Phi (African Court of Human Rights) là các cơ quan chuyên môn của tổ chức này.

(`) Châu A - châu lục khổng lồ về con người với dân số chiếm một nửa nhân loại, có quá nhiêu khác biệt về tôngiáo, văn hóa, lịch sử, chính trị và cả kinh tế Đây có lẽ là lí do chính khiến châu Á là châu lục lớn nhất nhưng duynhất hiện chưa thiết lập được cơ chế chung về bảo vệ và thúc đây các quyền con người.

Đông Nam Á là nơi được coi là có mối liên kết tiểu khu vực chặt chẽ nhất tại châu Á với Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á (ASEAN) gồm mười quốc gia thành viên Hiện tại, các quốc gia ASEAN đã nhất trí về việc thànhlập Co quan bảo vệ và thúc day quyền con người chung.

(ƒ”) Vũ Ngọc Bình (2008), Liên hợp quốc và pháp luật quốc té về quyền con người, nguồn:http://www.crights.org.vn/home.asp?id=107&langid=1

Trang 9

van đề về người khuyết tật tại quốc gia đó Hiến pháp thường là đạo luật cấp cao nhất của một quốc gia và có tính bắt buộc đối với mọi cơ quan chức năng của chính phủ, bao gồm hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp Do đó, luật pháp, chính sách và luật bất thành văn (án lệ) phải phù hợp với hiến pháp.

1.3 Ý nghĩa của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật.

Công ước là kết quả từ việc trao đôi, thảo luận, vận động chính sách giữa

những người khuyết tật từ nhiều quốc gia trên thế giới cùng đại diện các Chính phủ Những ý tưởng tạo nên Công ước này được tạo lập từ kinh nghiệm của các mô hình hoạt động và luật pháp tiễn bộ trên thế giới trong việc giúp người

khuyết tật được học tập, có việc làm, vui chơi giải trí và sống hạnh phúc giữa

cộng đồng ”” Công ước CRPD giúp người khuyết tật “ngang quyên ” với người

không có khuyết tật về mọi khía cạnh đề tồn tại xã hội Xuyên suốt trong Công

ước CRPD là nguyên tắc tôn trọng phẩm giá vốn có, quyền tự chủ của cá nhân khuyết tật bao gồm quyên tự do, không phân biệt đối xử, tham gia đầy đủ và hiệu quả vào xã hội, bình đẳng về cơ hội và khả năng tiếp cận cơ hội so với người bình thường.

Công ước CRPD được xác định là một tài liệu chuẩn nhằm đảm bảo sự hưởng thụ quyền con người và các quyền tự do cơ bản của người khuyết tật Cùng với sự phát triển của nhân quyền quốc tế, một chương trình có cấp độ toàn cầu và toàn diện được thiết lập dé hướng dẫn việc xây dựng chính sách và luật pháp quốc gia, bao gồm hợp tác quốc tế, để xây dựng một xã hội hòa nhập và thúc đây phát triển bao gồm khuyết tật.

Khi Công ước có hiệu lực thực thi ở từng quốc gia, cũng có nghĩa là nhiều quy định, nhận thức, cũng như cơ sở vật chất cần phải thay đổi dé đảm bao

người khuyết tật có thể đi học, đi là việc, vui chơi và tham gia vào những hoạt

động khác Mặc dù việc tham gia, ký kết, phê chuẩn đều ở cấp độ Chính phủ

®* Victor Santiago Pineda (2008), “Chúng ta có thé! Giải thích Công ước về quyền của người khuyết tật”,UNICEF, tr 9.

Trang 10

cũng như những nội dung của Công ước mang tính nguyên tắc nhưng điều này đã tạo hàng lang pháp lý, hình thành ý thức tuân thủ và thực hiện các cam kết hướng đến mục tiêu chung.

Việc các quốc gia tham gia các công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật là xây dựng một mẫu số chung cho về nhận thức và thái độ đối với người khuyết tật Trước khi có Công ước CRPD, nhận thức của nhiều người cũng như các Chính phủ vẫn coi người khuyết tật là đối tượng của từ thiện, điều tri y tế va bảo tro xã hội Lé di nhiên, nhận thức đó không phải là hạn chế hoàn toàn, nhưng điều đó khiến cho hành động của chúng ta, những người không có khiếm khuyết, đối với người khuyết tật chỉ dừng ở mức độ cho ho “con cá” mà chưa phải là trao gửi họ “cần cẩu ”.

Có thé khang định với việc ký kết Công ước về quyền của người khuyết tật đã đóng góp những tiến bộ trong xây dựng và thực thi luật pháp, chính sách, thúc đây bình đăng, trao quyền cho người khuyết tật trong xã hội Do vậy, Liên Hợp Quốc, cùng với các quốc gia thành viên, các tổ chức của người khuyết tật và các bên liên quan khác sẽ cần phải tiếp tục những nỗ lực dé chính thống hóa các quyền, nhu cầu và quan điểm của người khuyết tật trong các khuôn khổ phát triển ở cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương.

2 QUA TRÌNH GIA NHAP CÔNG UOC QUOC TE VE QUYEN CUA NGUOI KHUYET TAT CUA VIET NAM

Việt Nam là quốc gia trải qua rất nhiều đau thương, mat mát do chiến tranh Do vậy, Việt Nam luôn nỗ lực tôn trọng và đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của người dân, trong đó có quyền người khuyết tật Trước khi Công ước được ban hành, sự quan tâm tới quyền và lợi ích của người khuyết tật đã là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được cụ thể hóa bằng pháp luật”” như Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 Ngoài ra, có 20 luật có quy định riêng liên quan

?8 Nguyễn Trọng Dam (2013), “Hướng tới phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật ở ViệtNam”, Tạp chí lao động và xã hội, tr 2-3.

Trang 11

trực tiếp đến người khuyết tật, như: Bộ Luật dân sự, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ

em, Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật bảo hiểm xã hôi, Luật bảo hiểm y tế, Luật giáo dục, Luật xây dựng, Luật giao thông đường bộ và trên 200 văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh và các luật đã góp phan cải thiện đời sống người

khuyết tật và làm thay đôi nhận thức xã hội về nguol khuyét tật; tao môi trường

pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng: khuyến khích các t6 chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia trợ giúp người khuyết tật.”

Trên cơ sở tư tưởng về bảo đảm quyên của người khuyết tat cũng như các thé chế hiện hành về người khuyết tật, ngày 22 tháng 11 năm 2007, Việt Nam chính thức ký tham gia Công ước Kê từ thời điểm ký tham gia Công ước, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, triển khai nhiều hoạt động thúc day quyền và tăng cường sự tham gia của người khuyết tật trong mọi mặt đời sống xã hội Trong giai đoạn 2010 đến 2013, đã có gần 20

văn bản được ban hành liên quan đến công tác truyền thông, thể thao, du lịch,

tiếp cận an sinh xã hội.

Đặc biệt Luật Người khuyết tật năm 2010 ra đời thay thế cho Pháp lệnh

Người tàn tật năm 1998 là bang chứng thể hiện bước chuyền lớn lao, khá căn bản về nhận thức và hành động thực tế của Nhà nước và xã hội Việt Nam đối với van đề người khuyết tật Đó là chuyển từ cách thức tư duy nhìn nhận vấn đề người khuyết tật như việc nhân đạo, từ thiện sang tư duy về người khuyết tật trên cơ sở quyên con người Chỉ ngay từ tên gọi của văn bản cũng đã hàm chứa sự chuyền biến về nhận thức từ “zgười tan tật” thành “người khuyết tật” Cùng với việc thi hành Luật là xây dựng Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 đến 2020, Đề án trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, các

dự án hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2006 đến 2010 và một số chính sách cụ

thê hỗ trợ người khuyết tật trong các lĩnh vực khác.

?” Tờ trình số 168/TTr-CP ngày 10/10/2009 về Dự án Luật người khuyết tật của Chính phủ trình Quốc hội.

Trang 12

Ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại kỳ hop thứ 8 Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch nước đã trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật Trong đó, khăng định việc phê chuẩn Công ước nhằm thực hiện đúng cam kết của quốc gia, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại về nhân quyền và trao đổi với các nước, các tổ chức quốc tế về nhân quyền Việc phê chuan Công ước Quyền của người khuyết tật sẽ là một cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đây sự phát triển vì lợi ích dành cho người khuyết tật Khi phê chuẩn Công ước CRPD, Việt Nam không bảo lưu điều khoản nào của Công ước CRPD”.

Ngày 28 tháng 11 năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 84/2014/QH13 phê chuẩn Công ước CRPD Công ước chính thức có hiệu lực từ ngày 05 tháng 2 năm 2015”.

3 ĐÁNH GIÁ NỘI LUẬT HOA CONG UOC QUOC TE VE QUYEN CUA NGUOI KHUYET TAT TRONG PHAP LUAT VIET NAM

Nội luật hóa Công ước quốc tế là quá trình đưa nội dung các quy phạm điều ước quốc tế vào nội dung của pháp luật trong nước thông qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, b6 sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước Việc nội luật hóa công ước quốc tế là nhăm hướng tới việc thực hiện nghĩa vụ thành viên công ước quốc tế, tạo cơ sở cho việc thực hiện công ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Như vậy, công ước quốc tế được sử dụng như là nguồn để xây dựng luật quốc gia Văn bản nội luật hóa là văn bản quy phạm pháp luật trong nước nhưng có một số nội dung pháp lý vốn là nội dung pháp lý của công ước quôc tê có liên quan và nhăm thực thi điêu ước

*88 Quynh Hoa - Giang Nguyễn (2015), “Trình Quốc hội phê chuẩn hai Công ước của Liên hợp quốc”,https://congly vn/thoi-su/thoi-cuoc/trinh-quoc-hoi-phe-chuan-hai-cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-66370.htmlNước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bồ tôn trọng va bao vệ quyền và lợi ich của người khuyết tatphù hợp với pháp luật trên tất cả các lĩnh vực bình đăng như người không có khuyết tật

®* https:/www.globaldisabilityrightsnow.org/vi/law/vietnam/nh%EI%BB%AFng-ho%EI%BA%AIt-%C4%91%EI%BB%99ng-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%A9c-c%E1%BB%A7a-c%C3%B4ng-%C6%BO%E1%BB%9IBc-qu%E1%BB%9 1 c-t%E1%BA%BF-V%E1%BB%8 1-quy%E1%BB%8 I n-c%EI%BB%A7a-nkt-t%EI%BA%AT1i-vi%EI%BB%87t-nam

Trang 13

đó Bên cạnh những nội dung cơ bản của công ước quốc tế, văn bản nội luật hóa phải lồng ghép các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tô chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện điều ước quốc tế Đây là những quy định cũng khá cần thiết để đảm bảo tính khả thi của văn bản nội luật hóa, qua đó đảm bảo cho các quy định của công ước quốc tế được triển khai thực hiện trên thực tế” Đánh giá về nội luật hóa Công ước CRPD; nghiên cứu so sánh hệ thống pháp luật Việt Nam với Công ước CRPD có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Một là, các quy định liên quan đến người khuyết tật của ta tương đối phù hợp với Công ước về quyền người khuyết tật.

Đầu tiên phải kể đến là Hiến pháp năm 2013 được ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013, là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Trong đó, khoản 2 Điều 59 và khoản 3 Điều 61 Hiến pháp khang định nhà nước tạo bình đăng về cơ hội dé công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề Đây là các nội dung cơ bản và quan trọng dé thé chế hóa chi tiết những ưu tiên nhằm khỏa lấp các rào cản của người khuyết tật trong việc tiếp cận xã hội Quy định trực tiếp về quyên lợi của người khuyết tật chính là Luật Người khuyết tật năm 2010 của Việt Nam, được đánh giá văn bản pháp lý khá tương thích với Công ước CRPD”” Cụ thé:

Luật đã phân loại 6 loại khuyết tật bao gồm (i) khuyết tật vận động: (ii) nghe, nói; (iii) thị giác; (iv) thần kinh, tâm thần; (v) trí tuệ; (vi) khuyết tật khác, đồng thời có 3 mức độ khuyết tật là (i) người khuyết tật đặc biệt nặng là những người không thé tự hỗ trợ họ trong tat cả hoạt động hàng ngày, (ii) người khuyết tật nặng là những người không thể tự hỗ trợ họ trong một số hoạt động hàng

°° Lê Thị Anh Đào, ”Một số van dé lý luận về nội luật hóa điều ước quốc tế”, Trường Dai học luật Hà Nội.

Xem tldd 9

Trang 14

ngày, (iii) người khuyết tật nhẹ là những người không thuộc hai trường hop đã nêu ” Cùng với đó, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật người khuyết tật, Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH”” đã quy định loại và mức độ khuyết tật sẽ được xác định bởi Hội đồng xác định khuyết tật cấp xã, trừ trường hợp khuyết

tật cụ thể quyết định được thực hiện bởi Hội đồng giám định y khoa Nhìn

chung, cách xác định loại khuyết tật và phân mức độ như trên cơ bản đáp ứng được nội dung quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Công ước khi chuyên hóa được

các yếu tô khuyết tật về thé chất, tâm than, trí tuệ hoặc giác quan.

Hai là, sử dụng thuật ngữ “người khuyết tật”

Về mặt thuật ngữ, CRPD dùng thuật ngữ “people with disabilities” (người có khuyết tật) thay cho “disabled persons” (người tàn tật) von được sử dung khá phô biến Cách gọi này thé hiện đúng hơn thực trạng của người mang những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần và không mang cảm giác miệt thị Luật Người khuyết tật năm 2010 đã dùng thuật ngữ “người khuyết tật” thay cho thuật ngữ “người tàn tật” được sử dụng trong Pháp lệnh về Người tàn tật 1998 Thuật ngữ “người khuyết tật” chỉ xác định sự khiếm khuyết chức năng của bộ phận nào đó trong cơ thể của một người mà không hàm nghĩa là người “vô dụng”, bỏ đi như thuật ngữ “người tàn tật” Điều này đã thể hiện sự tôn trọng phẩm giá của người khuyết tật.

Ba là, đảm bảo quyền cho một số nhóm khuyết tật đặc thù

Người khuyết tật đặc thù mà chúng tôi muốn nêu ở đây gồm: phụ nữ khuyết tật và trẻ em khuyết tật Công ước CRPD đã dành sự quan tâm đặc biệt

đối với phụ nữ và trẻ em khuyết tật Bên cạnh việc quy định nguyên tắc bình

đăng chung (Điều 3), CRPD đã dành riêng 2 điều (Điều 6 và Điều 7) ” thé hiện

°° Điều 3 Luật người khuyết tật năm 2010

°°3 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 về xác định mức độ khuyét tật do Hội đồng xác địnhmức độ khuyết tật thực hiện có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2019

?« Diéu 6: Phụ nữ khuyết tật

Quốc gia thành viên thừa nhận rằng, phụ nữ và các bé gái khuyết tật dễ bị phân biệt đối xử, do vậy quốc gia

thành viên phải tiễn hành các biện pháp bảo đảm cho họ được hưởng trọn vẹn và bình dang các quyền và tự do

Trang 15

quan điểm về hai nhóm đối tượng này Các quy định của Luật Người khuyết tật”, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật trẻ em”, có thé thấy pháp luật Việt Nam chưa có những quy định riêng thé hiện sự quan tâm đặc biệt trong việc đảm bảo các quyền cho phụ nữ và trẻ em khuyết tật Nhìn chung, quyền lợi của hai

nhóm người khuyết tật đặc thù này trên các lĩnh vực hiện vẫn được đảm bảo thông

qua những quy định dành cho người khuyết tật nói chung Điều này có ý nghĩa định hướng cho các cơ quan, tổ chức hữu quan sẽ có những chính sách cụ thê và thiết thực hơn trong việc đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em khuyết tật.

Bốn là, đảm bảo quyền của người khuyết tật trong một số lĩnh vực cụ thê Nhìn chung, những quyền trên một số lĩnh vực cơ bản của người khuyết tật được nêu trong CRPD như: quyền được sống độc lập; quyền được tiếp cận về hạ tầng giao thông, thông tin; quyền được học tập; quyền được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng: quyền được làm việc đều được quy định đầy đủ trong Luật Người khuyết tật năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

- Viéc làm

Điều 27 của Công ước CRPD có khuyến nghị về việc thúc day cơ hội được nhận vào làm việc cũng như tự tạo việc làm Nội dung này của CRPD đã phan nào được thé hiện trong nội dung các quy định tại Chương V Luật Người khuyết tật năm 2010 Tuy nhiên, những quy định hiện hành tại Chương này vẫn

chưa thật sự phát huy hiệu quả mở rộng cơ hội có việc làm cho người khuyết tật

cơ bản của con người.

Quốc gia thành viên tiễn hành các biện pháp thích hợp dé bảo đảm cho phụ nữ có được sự phát triển đầy đủ, sựtiễn bộ tối đa và quyền năng hoàn toàn, nhằm mục đích bảo đảm cho họ thực hiện và thụ hưởng các quyền và tựdo cơ bản của con người được Công ước này bảo vệ.

Điều 7: Trẻ em khuyết tật

Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm cho trẻ em khuyết tật được hưởng trọnvẹn các quyền và tự do cơ bản của con người trên cơ sở bình đăng với các trẻ em khác.

Trong mọi hành động liên quan tới trẻ em khuyết tật, lợi ích tốt nhất của trẻ phải được đặt lên hàng đầu.

Các quốc gia thành viên bao dam rằng trẻ em khuyết tật có quyền bày tỏ ý kiến một cách tự do về mọi van déảnh hưởng tới các em, ý kiến của trẻ em phải được cân nhắc thích đáng phù hợp với độ tuổi và sự trưởng thànhcủa các em, trên cơ sở bình đăng với các trẻ em khác, bảo đảm cung cấp cho các em sự trợ giúp phù hợp với lứatuôi và với tình trạng khuyết tật dé các em thực hiện quyền đó”.

® Điều 23, 44, 50 Luật Người khuyết tật 2010.°° Điều 6

Trang 16

do những quy định hiện hành chỉ mang tính chất khuyến khích đối với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức mà chưa coi việc nhận người

khuyết tật làm việc là trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Đặc biệt, Điều 27 Công ước CRPD cũng có khuyến nghị về việc quan tâm tuyên dụng người khuyết tật trong lĩnh vực công Tuy nhiên, Luật Người khuyết tật năm 2010 không có quy định nào đề cập đến vấn đề này Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được coi là văn bản có liên quan nhưng trong quy định về nguyên tắc tuyên dụng công chức mới chỉ nêu nguyên tắc ưu tiên người dân tộc

thiểu số mà chưa đưa người khuyết tật vào diện được ưu tiên Đề đảm bảo cơ hội

việc làm cho người khuyết tật theo khuyến nghị của CRPD trên cả lĩnh vực công

và tư, Luật Người khuyết tật năm 2010 cần khôi phục lại quy định về trách

nhiệm của doanh nghiệp phải đảm bảo việc làm cho lao động là người khuyết tật

với hình thức hoặc là nhận một tỷ lệ lao động là người khuyết tật hoặc là đóng

góp vào Quỹ tạo việc làm cho người khuyết tật Đây cũng là quy định hiện được áp dụng ở một số quốc gia Đồng thời, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cần bổ sung nội dung ưu tiên tuyển dụng người khuyết tật trong quy định về nguyên tắc tuyên dụng công chức.

- Về tiếp cận hạ tang giao thông - đảm bảo khả năng di chuyển

Điều 20 CRPD dé cập đến việc đảm bảo khả năng di chuyển cá nhân của người khuyết tật trong đó khuyến nghị: “Các quốc gia thành viên tiễn hành các biện pháp hiệu quả để bảo dam cho người khuyết tật di chuyển cá nhân thuận tiện một cách độc lập toi da có thé được, bao gom bang nhitng cach sau:Tao điều kiện cho người khuyết tật di chuyển cá nhân theo cách thức va vào thời gian họ chọn, với giá thành vừa phải; Tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận phương tiện, thiết bị và công nghệ hỗ trợ di chuyển và các hình thức tro’ giúp hoặc người trợ giúp tại chỗ, bằng cách cung cấp những tiện ích như vậy với giá thành vừa phải; cung cấp đào tạo thích hợp về kỹ năng di chuyển cá nhân cho người khuyết tật và đội ngũ nhân viên chuyên môn làm việc với người

Trang 17

khuyết tật; khuyến khích các cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị và công nghệ hỗ trợ di chuyển có tính đến mọi khía cạnh về sự di chuyển của người khuyết

tat’ Nội dung trên đã được Luật Người khuyết tật năm 2010 cụ thé hóa trong

các quy định tại Chương VII Tuy nhiên, Điều 40 Luật Người khuyết tật năm 2010 đặt ra lộ trình tới năm 2025 (tức là sau 15 năm ké từ khi Luật này được thông qua) mới đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật ở tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tang kỹ thuật công cộng, công trình ha tầng xã hội Lộ trình như trên là quá dài, cần điều chỉnh theo hướng rút ngắn thời gian hoàn thành để sớm hiện thực hóa quyên tiếp cận, di chuyên của người khuyết tật.

- Chăm sóc y té và phục hồi chức năng

Vấn đề chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho người khuyết tật được đề cập tại Điều 25 và Điều 26 Công ước CRPD Nội dung hai Điều này tập trung đưa ra những khuyến nghị cho các quốc gia thành viên về những nguyên tắc và biện pháp trong việc chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho người khuyết tật Ở Việt Nam hiện nay, khung pháp lý cho việc chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật về cơ bản đã đầy đủ Liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật có các văn bản pháp luật quan trọng sau: Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và một số nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh và phục hồi chức năng đối với người khuyết tật Nhìn chung, nội dung các văn bản pháp luật trên đã bao quát được những khuyến nghị trongCRPD Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định làm cản trở khả năng được hưởng chế độ chăm sóc y tế và phục hồi chức năng có chất lượng và thuận lợi Chăng hạn như một số quy định pháp luật về bảo hiểm y tế chưa có quy định riêng tạo điều kiện cho người khuyết tật; những quy định về nơi khám chữa bệnh ban dau, thủ tục khám chữa bệnh hay danh mục thuốc thuộc diện được bảo hiểm y té chi tra con gây khó khan cho

Trang 18

người khuyết tật trong việc thụ hưởng chế độ bảo hiểm y tế Để đảm bảo tính hiện thực của quyền được chăm sóc y tế và phục hồi chức năng phù hop với tinh thần khuyến nghị của CRPD, cần bổ sung các quy định riêng về chế độ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật theo hướng đơn giản về thủ tục, mở rộng nơi khám chữa bệnh, tăng cường chi trả những loại thuốc đặc trị phục vụ cho nhu cầu điều trị riêng của người khuyết tật /.

Năm là, cơ quan giám sát thực thi quyền của người khuyết tật

Thực hiện các quy định tại Điều 3, 4 và 34 của Công ước về quyền của người khuyết tật, Việt Nam đã thành lập Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam”, ban hành Kế hoạch Quốc gia thực hiện Công ước về quyền của ¬ Đây là một kế hoạch hành động toàn diện dé thúc day va người khuyết tật

đảm bảo các quyền của người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng, giáo dục, đào tạo nghề và việc làm, hỗ trợ sinh kế, khả năng tiếp cận các tòa nhà công cộng, giao thông và công nghệ thông tin, tư pháp pháp lý góp phần hoàn thành nghĩa vụ của một quốc gia thành viên Công ước.

Sau là, trong quá trình xây dựng pháp luật, Việt Nam cũng đã tích cực quan tâm việc lồng ghép vấn đề người khuyết tật vào các văn bản pháp luật trong những lĩnh vực khác nhằm bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thông pháp luật quy định về người khuyết tật.

Dựa trên cơ sở định nghĩa phân biệt đối xử trong Luật người khuyết tật được xác định là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phi bang, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó thì các luật có liên quan như Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Luật trưng cầu ý dân

năm 2015, Luật bâu cử Đại biêu Quôc hội, đại biêu hội đông nhân dân năm

?” Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uy ban Quốc gia

về người khuyết: tật Việt Nam.

” Quyết định số 1 100/QĐ-TTg ngày 21/06/2016 của Thu tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công

ước của Liên hợp quôc vê Quyên của người khuyết tật.

Trang 19

2015”, Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 20169 công nhận rằng tất cả công dân bao gồm cả người khuyết tật thực hiện các quyền của họ

trên cơ sở bình đăng Ngoài ra, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng

dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật Trợ giúp pháp ly cũng có quy định dé đảm bảo tôn trọng và bảo vệ quyền của người khuyết tật trong giao dịch dân sự, xử lý vi phạm và tố tụng hình sự.

Mặc dù những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình nội luật hóa Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật khá cụ thể, thông qua các văn bản pháp luật đi vào từng lĩnh vực đời sống, song vẫn còn đó những khó khăn khiến việc đáp ứng những khuyến nghị trong Công ước CRPD chưa triệt để, toàn diện.

Thứ nhất, một số quy định trong Công ước vẫn chưa được luật hóa một cách sâu sắc, toàn diện Theo đó, Khái niệm về người khuyết tật trong quy định pháp luật hiện nay chưa tính đến số người khuyết tật mà theo xác định của Công ước sẽ cao hơn so với Luật người khuyết tật năm 2010 như trường hợp người bị suy giảm một phần chức năng về thị giác, thính giác do tuổi già và các trường hợp tật nhẹ khác Khái niệm của Công ước là khái niệm mở, có tính toàn diện và đón trước các yếu tô khuyết tật có thé xảy ra Khái niệm giao tiếp bao gồm ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, trong đó, giao tiếp phi ngôn ngữ còn có giao tiếp trực tuyến chưa được thể hiện rõ ràng trong Luật người khuyết tật Tương tự, khái niệm điều kiện hợp ly (reasonable accommodation), thiết kế phổ dung (universal design)”"" cũng chưa có định nghĩa tương ứng trong pháp luật Việt Nam Do đó, những nội dung của các điều khoản này cần đưa vào các chính sách liên quan, trở thành quy tắc và tiêu chuẩn quốc gia về khả năng tiếp cận trong đời sông như tiép cận tòa nhà công cộng, khả năng tiêp cận co sở hạ tang

?° Tuat bau cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân tại Điều 69 quy định trường hợp cử tri khuyết tậtkhông thé đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị củacử tri dé cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử

°° Luat Tiếp cận thông tin tại Điều 24 quy định “trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữhoặc bị khuyết tật không thể viết yêu câu thì người tiếp nhận yêu câu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúpđiền các nội dung vào Phiếu yêu cau cung cấp thông tin”,

°°! Điều 2 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật

Trang 20

giao thông và phương tiện giao thông, các tiêu chuẩn quốc gia về khả năng tiếp cận thông tin, truyền thông và công nghệ ”.

Thứ hai, điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống người dân Việt Nam nói

chung, đặc biệt là người khuyết tật còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng nông

thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa Theo kết quả điều tra điều tra quốc gia về

người khuyết tật tại Việt Nam 2016, cả nước có 7% dân số 2 tuổi trở lên

(khoảng 6,2 triệu người) là người khuyết tật Trong đó, phân loại theo nông thôn

và thành thị, tỷ lệ ở người khuyết tật ở nông thôn là 7,65%, phân loại theo khu

vực địa lý, tỷ lệ ở người khuyết tật ở vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền trung

là cao nhất cả nước với 8,85%, có đến 70% số người khuyết tật tại Việt Nam

°°" Qua những con số nêu trên, có thé thấy phần lớn người thuộc hộ nghèo

khuyết tật vừa thuộc nhóm người nghèo, vừa ở vùng có kinh tế phát triển còn chậm so với các vùng khác trên cả nước Điều này trở thành khó khăn kép trong

việc thực hiện chính sách, quy định pháp luật về người khuyết tật Hơn nữa, ở

góc độ luật hóa Công ước thì tỉ lệ luật hóa những khuyến nghị trong Công ước cần phải tỉ lệ thuận với điều kiện kinh tế xã hội nội tại của từng quốc gia, từng vùng trong chính quốc gia đó.

Thứ ba, bản thân nhiều người khuyết tật cũng còn nặng tâm lý tự ti, nhận

thức về xã hội và chính minh còn hạn chế Công tác tuyên truyền, giáo dục về quyền con người, quyền công dân, về vấn đề khuyết tật ở Việt Nam còn khiêm

tốn, ảnh hưởng đến tính chủ động tích cực của cộng đồng, các nhóm xã hội,

cũng như các cá nhân Bên cạnh điều kiện kinh tế xã hội thì điều kiện về nhận thức và thái độ của người khuyết tật và người dân nói chung cũng là yếu tố ảnh hưởng đáng ké đến việc nội luật hóa Công ước Khi nhận thức và thái độ của người khuyết tật và người dân có tác động trong cả xây dựng pháp luật và áp

* Báo cáo năm 2017 của Việt Nam trình Ủy ban quốc tế về quyền của người khuyết tật.

°° Tổng cục Thống kê (2018), “Điều tra quốc gia người khuyết tật 2016”, Nxb Thống kê, tr 179-182.

Trang 21

dụng pháp luật về người khuyết tật thì chưa thể quy định một cách đầy đủ và toàn diện các tiêu chuẩn mà Công ước đã khuyến nghị.

Dé tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật dé phù hợp và tiến tới vượt trội so với các quy định trong Công ước quốc tế về quyền

của người khuyết tật, Việt Nam cần quan tâm đến một số nhiệm vụ, cụ thể:

(i) Đồi mới và hoàn thiện tiêu chí xác định người khuyết tật, loại khuyết

tật và mức độ khuyết tật, xác định mức độ khó khăn của người khuyết tật, nhu

cầu của người khuyết tật, độ tuổi và giới tính của người khuyết tật Trên cơ sở tham chiếu các khái niệm trong Công ước, Việt Nam cần quy định tiệm cận nội hàm khái niệm đó dé phạm vi người khuyết tật không dé cá nhân bị thiệt thoi vi năm ngoài quy định Từ đó tiến tới, xây dựng cơ sở đữ liệu về người khuyết tật như tổng số, tình trạng sức khỏe, dạng tật; sỐ người trong độ tuôi lao động, còn khả năng lao động: số người có nhu cầu về học nghề; số người có nhu cầu làm việc và những công việc phù hợp với nhu câu và sức khỏe người khuyết tật ở từng địa phương và trong cả nước Với việc khoanh vùng gọn đối tượng người khuyết tật thì việc áp dụng chính sách, quy định pháp luật trở nên linh hoạt va hiệu quả hơn.

(ii) Tiếp tục day mạnh việc tăng cường nhận thức về quyền của người khuyết tật từ quyên của người khuyết tật thành quyên của công dân bao gồm người khuyết tật nói chung Từ đó, xây dựng các chính sách trợ giúp cho người khuyết tật hướng đến mục tiêu tăng cường hỗ trợ sinh kế tương thích đặc điểm thé chất nhu cầu của đối tượng trong thiết kế chính sách Trong van dé bảo hiểm y tế, cần xem xét hướng miễn phí cho toàn bộ người khuyết tật nói chung không phân biệt khuyết tật nặng hay nhẹ, vì hiện nay chỉ có người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng mới được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

(iii) Tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch triển khai nội dung Công ước, từ đó tiếp tục xây dựng lộ trình thích hợp với điều kiện phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam Nội luật hóa quy định của Công ước quôc tê vê quyên của

Trang 22

người khuyết tật là công việc có tính xuyên suốt trong tiến trình phát triển của từng quốc gia thành viên, mà ở mỗi giai đoạn cần xác định những quy định pháp luật khả thi và phù hợp cơ sở vật chất, hạ tầng của quốc gia tại thời điểm đó.

Có thé nói, Việt Nam là một trong số không nhiều các quốc gia đang phát triển tích cực tham gia vào hầu hết các Công ước về quyền con người như: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Công ước quốc tế về các quyên kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Công ước về quyền trẻ em (CRC), Công udc chéng tra tan và đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp (CAT), Công ước về phòng ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng, Công ước về đàn áp và trừng phạt tội ác của Apartheid, Công ước về không áp dụng các giới hạn theo luật định đối với các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, Công ước quốc tế về xóa bỏ tội ác của tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (CERD), Với yêu câu nội luật hóa các Công ước khi đã là thành viên, Việt Nam đang không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế, bám sát các quy định, khuyến nghị của các Công ước, trong đó có Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, nhằm khang định với người dân nói riêng và thế giới nói chung những ưu việt của chế độ chính trị và sự quan tâm toàn diện đến quyền con người Nhìn chung, nội luật hóa quy định của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam đã được dành sự quan tâm thích đáng và đang từng bước được hoàn thiện dé giúp đỡ, hỗ trợ và tạo cơ hội cho người khuyết tật.

Trang 23

Chuyên đề 4

QUYEN BÌNH DANG VA KHONG PHAN BIỆT DOI XU CUA NGƯỜI KHUYET TAT TRONG CONG UOC QUOC TE VE QUYEN CUA NGƯỜI KHUYET TAT 2006 VÀ VIỆC NOI LUAT HOA TRONG

PHAP LUAT VIET NAM

PGS.TS Nguyén Hién Phuong Truong Dai học Luật Hà Nội 1 KHÁI QUÁT VE QUYEN BÌNH DANG VÀ KHONG PHAN BIET DOI XU CUA NGUOI KHUYET TAT

1.1 Khái niệm quyền bình dang và không phân biệt đối xử

Quyền bình đăng, không phân biệt đối xử là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế Luật Nhân quyền quốc tế ghi nhận, bảo vệ và thúc đây các quyền con người trên phạm vi quốc tế, khu vực và quốc gia Luật Nhân quyền quốc tế phát triển mạnh mẽ sau khi Liên hợp quốc thành lập năm 1945, được đánh dấu băng sự ra đời của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền con người năm 1945 Quyền không bị phân biệt đối xử được Liên hợp quốc đặc biệt quan tâm khi ngay tại Khoản 3 Điều 1 Hiến chương ghi nhận “khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyên của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo ” Diém b Khoản | Điều 13 đưa ra kiến nghị thúc day sự hợp tác quốc tẾ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền của con người và các tự do cơ bản đối với mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ và tôn giáo.

Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người được Liên hợp quốc thông qua năm 1948 đã tiếp tục ghi nhận con người có quyền bình đăng, không phân biệt đối xử trong tat cả các lĩnh vực của cuộc sống Điều 1 quy định mọi người sinh ra được tự do và bình đăng về nhân phẩm và quyên lợi Điều 2 quy định ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân

Trang 24

biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác Điều 3 và Điều 6 quy định ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thé, ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật Điều 7 quy định rằng mọi người đều bình đăng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đăng không kỳ thị Ngoài ra những điều khác trong Tuyên ngôn không đề cập trực tiếp đến “bình dang”, “không phân biệt đối xử” nhưng lặp di lặp lại nhiều lần cụm từ “ai cũng có quyên ”, “không ai có thể bi ” điều đó cho thay, những quyền con người ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 là dành cho tất ca moi người, tat ca moi người đều bình đắng được hưởng và không bị đối xử phân biệt về bất cứ lý do gì.

Ngày 16/12/1966, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước quốc tế về quyên kinh tế, xã hội, văn hoá (CESCR) và Công ước quốc tế về quyền dân sự (ICCPR), chính trị Hai công ước này cùng với Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyên được coi là Bộ luật Nhân quyền quốc tế Tại lời nói đầu của cả hai Công ước đều ghi nhận việc công nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đăng và bất di dịch của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hoà bình trên thế giới Công ước quốc tế các quyền Kinh tế, xã hội, văn hoá ghi nhận mọi người đều có quyền bình đăng trong lĩnh vực việc làm, trả lương, gia nhập công đoàn, hưởng an sinh xã hội, có mức sống thích đáng, được chăm sóc sức khoẻ, học tập và tham gia vào đời sông văn hoá Khoản 2 Điều 2 yêu cầu các quốc gia bảo đảm rằng các quyền được nêu trong Công ước này sẽ được thực hiện không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác Điều 7 thừa nhận quyền của mọi người được hưởng những điêu kiện làm việc công băng và thuận lợi, đảm bảo tiên lương thoả đáng và tiên

Trang 25

công bang nhau cho những công việc có giá trị như nhau, không có sự phân biệt đối xử nào Điều 11 công nhận rang mọi người đều có quyền có một mức sống day đủ cho bản thân và gia đình, bao gồm thực phẩm, quan áo va nhà ở day đủ; Điều 12 công nhận quyên của mọi người đối với việc hưởng thụ tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe thé chất và tinh thần; Điều 13 công nhận quyền hoc tập của mọi người; Điều 15 công nhận quyền của mỗi người tham gia vào đời sống văn hóa Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 ghi nhận mọi người đều bình dang có quyền sống, quyền được tự do, bình dang trước pháp luật Điều 3 chi nhận quyền bình đăng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị Điều 14 quy định mọi người đều bình đăng trước các toà án và cơ quan tài phán, mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án Điều 23 bao đảm sự bình dang về quyền và trách nhiệm của vợ và chồng trong suốt thời gian chung sống và khi ly hôn Điều 24 quy định mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước cần thiết cho người chưa thành niên Điều 25 quy định mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào, không có bat kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, được bình đắng tham gia bầu cử, ứng cử, tiếp cận các dịch vụ công cộng Điều 26 ghi nhận mọi người đều bình dang trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đăng mà không có bat kỳ sự phân biệt đối xử nào Có thể nhận thay trong cả hai Công ước cum từ “moi người”, “mọi trẻ em”; “moi công dán”, “bat cứ ai”, “bất cứ người nao” đều có quyền “bình đẳng ”, “không phân biệt”, “không có bất kỳ sự phân biệt”, “không ai bị” được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong công ước Điều đó thể hiện quyền bình đăng, không phân biệt đối xử là một quyền con người mà ai cũng được hưởng quyên này.

Trong xã hội, có một SỐ người có những đặc thù về cơ thê, tâm sinh lý, độ tuôi, giới tính, nhận thức so với người khác nên họ dê bị đôi xử bât bình đăng

Trang 26

hoac su phan biét đối xử nghiêm trọng so với những người khác Họ được coi là những người “yếu thế”, phải kể đến như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, lao động di trú nên quyền bình dang, không phân biệt đối xử với những người này không chỉ được ghi nhận ở những văn bản áp dụng chung cho tất cả mọi người, mà còn được ghi nhận ở những văn bản quy định riêng.

Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18/12/1979, có hiệu lực từ ngày 3/9/1981 Công ước quyết tâm thực hiện các nguyên tắc đề ra trong Tuyên bố về xoá bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, và nhằm mục đích đó, thông qua các biện pháp cần thiết để xoá bỏ tất cả những sự phân biệt đối xử như vậy dưới tất cả những hình thức và biểu hiện của chúng Quyền bình đăng của phụ nữ được CEDAW đề cập đến trên tất cả các lĩnh vực chính trị và công cộng của đất nước (Điều 7); bình dang trong việc nhập, thay đổi hay giữ nguyên quốc tịch của mình (Điều 9); bình dang trong giáo dục (Điều 10); bình đăng trong lĩnh vực việc làm (Điều 11); Bình dang trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (Điều 12); bình đăng trong các lĩnh vực khác đời sống kinh tế và xã hội như hưởng trợ cấp gia đình, vay tiền ngân hàng, tham gia các hoạt động giải trí, thể thao và vào tất cả các khía cạnh của đời sống văn hóa (Điều 13); bình đăng trong hôn nhân gia đình (Điều 16).

Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn vào ngày 20/11/1989, có hiệu lực ngày 2/9/1990 Đây là một công ước quốc tế quy định các quyên dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội của trẻ em Điều 2 Công ước quy định các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác,

nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân

hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em

Trang 27

đó Quyền bình đăng của trẻ em được thể hiện qua cách dùng cụm từ “moi rẻ em” được hưởng các quyền ghi nhận trong công ước và không có bất kỳ ngoại lệ nào.

Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRD) được Liên hợp quốc thông qua ngày 12/12/2006 Mục đích của Công ước là thúc đây, bảo vệ và bảo đảm cho NKT được hưởng một cách bình dang và day đủ tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người, và thúc đây sự tôn trọng phẩm giá vốn có của họ Công ước dành riêng Điều 5 quy định về bình đăng và không phân biệt đối xử, theo đó Công ước yêu các quốc gia thành viên cam kết bảo đảm và thúc đây việc biến các quyền và tự do cơ bản của con người thành hiện thực đối với mọi người khuyết tật mà không có bat kỳ sự phân biệt đối xử nao trên cơ sở sự khuyết tật.

Quyền không phân biệt đối xử không chỉ được ghi nhận trong những văn kiện quốc tế về quyền con người, điều ước quốc tế về các quyền và tự do cơ bản, còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về ngăn chặn sự phân biệt đối xử về chủng tộc, trong giáo dục, nghề nghiệp và việc làm Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) được Liên hợp quốc thông qua vào ngày 21/12/1965, có hiệu lực từ ngày 4/01/1969 Công ước cam kết các thành viên của mình để xóa bỏ phân biệt đối xử về chủng tộc và thúc đây sự hiểu biết giữa các chủng tộc Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục được của Liên hợp quốc thông

qua ngày ngay 14/12/1960 va có hiệu lực ngày 22/05/1962 Công tước tôn trọng

sự đa dạng của các hệ thống giáo dục quốc gia, không chỉ có nghĩa vụ xoá bỏ bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào trong giáo dục, mà còn có nghĩa vụ thúc đây sự đối xử bình đăng và cơ hội ngang nhau trong giáo dục đối với mọi người Công ước về trả công bình dang giữa lao động nam va lao động nữ cho những công việc có giá trị ngang nhau (Công ước số 100 của ILO) được Tổ chức Lao động quốc tế thông qua ngày 29/06/1951 ghi nhận “tra công bình dang giữa lao động nam và lao động nit cho một công việc có giá trị ngang nhau” là nói vê các

Trang 28

mức trả công được ấn định không phân biệt đối xử về giới tính (Điểm b Điều 1) Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước số 111) được Tổ chức Lao động Quốc tế thông qua ngày 25/6/1958 Công ước ghi nhận sự bình đăng về cơ may và đối xử trong việc làm và nghề nghiệp và đặt ra trách nhiệm của các quốc gia thành viên chịu ràng buộc của Công ước trong việc xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử về mặt này.

Các văn kiện kể trên ghi nhận quyền bình đắng và không phân biệt đối xử của con người, nhưng hầu như không định nghĩa về quyền bình đăng và không phân biệt đối xử Chỉ một số Công ước định nghiã về phân biệt đối xử trong từng lĩnh vực như sau:

Điều 1 Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp 1958 giải thích về thuật ngữ “phân biệt đối xử” bao gồm mọi sự phân biệt, loại

trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng

dõi dân tộc hoặc nguon sốc xã hội, có tác động triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đăng VỀ co may hoặc về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp; mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đăng về cơ may hoặc về đối xử mà nước thành viên hữu quan sẽ có thê chỉ rõ sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động, nếu có, và của các tổ cức thích hợp khác.

Điều 1 Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục năm 1960 định

nghĩa “phân biệt đối xử” bao gồm bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu

đãi nào dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, điều kiện kinh tế hoặc dòng dõi, có mục đích hoặc tác động làm vô hiệu hoá hay gây tôn hại đến việc đôi xử bình đăng trong giáo dục.

Điều 1 Công ước Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 định nghĩa thuật ngữ "phân biệt chủng tộc" nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chê hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở chủng tộc, mau da,

Trang 29

dòng dõi, nguồn sốc dân tộc hoặc sắc tộc, với mục đích hoặc có tác dụng vô hiệu hóa hay làm giảm sự thừa nhận, hưởng thụ hoặc thực hành, trên cơ sở bình đăng, các quyền và tự do cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc về bat kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng.

Điều 1 Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 định nghĩa về “phân biệt đối xử với phụ nữ” có nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào được đề ra dựa trên cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tốn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ, bất ké tình trạng hôn nhân của họ như thế nào, được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và tự do cơ bản trên các lĩnh vực chính tri, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bat kế lĩnh vực nào khác, trên cơ sở bình dang giữa nam giới và phụ nữ.

Điều 2 Công ước về quyền người khuyết tật (CRPD) định nghĩa “Phân

biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật” có nghĩa là mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc hạn chế trên cơ sở sự khuyết tật có mục đích hoặc ảnh hưởng gây tôn hại hoặc

vô hiệu hóa sự công nhận, thụ hưởng hoặc thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người trong lĩnh vực chính tri, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác Nó bao gồm mọi hình thức phân biệt đối xử, trong đó có từ chối tạo điều kiện hợp lý.

Nhìn chung, những định nghĩa trên trong các Công ước quốc tế có điểm chung là đều coi phân biệt đối xử là sự “phân biệt”, “loại trừ”, “hạn chế” Một số văn kiện như Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp 1958, Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục năm 1960; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 còn coi phân biệt đối xử là sự “ưu đãi” Việc coi “ưu đãi” có thé dẫn đến phân biệt đối xử là hop ly Vì nếu sự ưu đãi không có căn cứ, không phù hợp thì nó lại phản tác dụng làm xảy ra tình trạng bất bình đăng, phân biệt đối xử.

Trang 30

Tất cả sự “phân biệt”, “loại trừ”, “hạn chế”, “ưu đãi” này trên cơ sở chủng

tộc, mau da, dòng dõi, nguồn gốc dân tộc hoặc sắc tộc, giới tính, khuyết tật,

ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, điều kiện kinh tế Từ đó sẽ gây tôn hại hoặc vô hiệu quá sự công nhận, thụ hưởng, thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,

văn hóa hoặc về bất kỳ lĩnh vực nào khác của cuộc song.

Có một số công trình nghiên cứu về quyền bình đăng và không phân biệt đối xử và cũng đã đưa ra định nghĩa Tác giả Rosalind Lang cho rằng phân biệt đối xử có nghĩa là các cá nhân và toàn bộ nhóm bị từ chối cơ hội và đối xử khác nhau va không công bang dựa trên các đặc điểm nhất định ”” Hiệp hội Tâm lý Mỹ (ADA) cũng định nghĩa phân biệt đối xử là sự đối xử không công bằng hoặc mang tính định kiến của mọi người và các nhóm dựa trên các đặc điểm như chủng °° Hay mọi người đều có tộc, giới tính, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục

quyền được đối xử công bằng và tôn trọng Khi ai đó bị phân biệt đối xử, điều đó có nghĩa là họ bị đối xử tệ hoặc không công băng dựa trên đặc điểm cá nhân 9.

Trong từ điển Tiếng Việt đã giải thích “bình đăng” là ngang nhau về địa VỊ và quyền lợi””” Phân biệt là khác nhau, sự đối xử không như nhau (ví dụ phân biệt đối xử)”.

Qua những phân tích trên có thể hiểu quyên bình dang và không phân biệt đối xử là quyên được đối xử công bằng, không có bat kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế, ưu đãi dựa trên các đặc điểm ca nhân, gáy nên sự ton hại hoặc vô hiệu hoá sự công nhận, thụ hưởng, thực hiện các quyền con người trong mọi lĩnh vực cuộc sông.

3 Rosalind Lang (2019), What is Equality?, tại địa chi

https://www.engageinlearning.com/faq/compliance/equality-and-diversity/what-is-equality/, ngay truy cap23/04/2020

°° American Psychological Association (APA), Discrimination — What it is, and how to cope, truy cập tạihttps://www.apa.org/helpcenter/discrimination ngày truy cập 23/04/2020

°° https://au.reachout.com/articles/what-is-discrimination

*°7 Viện ngôn ngữ hoc-Trung tâm Từ điển học (2003), Từ Điền Tiếng Việt, NXB Da Nẵng, Da Nẵng, tr.68* Viên ngôn ngữ hoc-Trung tâm Từ điển học (2003), Từ Điền Tiếng Việt, NXB Da Nẵng, Da Nẵng, tr.770

Trang 31

1.2 Khái niệm quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử của người khuyết tật

Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người năm 1948 và hai Công ước quyền con người năm 1966 đã tạo thành bộ luật quốc tế toàn diện nhất về quyền con người Khang định con người có quyền hưởng các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong không phân biệt bất kỳ ai Cả ba văn kiện đều đưa ra 10 căn cứ dé cấm phân biệt đối xử Điều 2 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948, Điều 2 Công ước về quyền Kinh tế, xã hội, văn hoá và Điều 2 Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 đều cấm phân biệt dựa trên 10 căn cứ chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn sốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi và các thân trạng khác Trong những căn cứ này tuyệt nhiên không thấy nhắc đến “khuyết tật” Sự thiếu vắng

này có thé hiểu căn cứ “khuyết tật” thuộc vào căn cứ mở “các thân trạng khác”.

Mặc dù, không có điều khoản nào trong Bộ luật quốc tế về quyền con người đề cập trực tiếp đến “người khuyết tật” nhưng những văn kiện này có tam ảnh hưởng quan trọng đến sự bảo vệ và thúc đây quyền con người của NKT Hơn nữa, những văn kiện này trở thành cơ sở tham chiếu cho các công cụ pháp lý khác ghi nhận quyền NKT.

Một số Công ước cam phan biét đôi xử trong một số lĩnh vực cụ thể dựa vào một số tiêu chí Điều 1 Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghé nghiệp năm 1958 cấm phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm dựa trên 6

căn cứ chủng tộc, màu da, giới tinh, tôn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc

nguồn gốc xã hội Mặc dù Điều 1 Công ước không đề cập đến “khuyết tật” nhưng Điều 5 Công ước lại quy định trong một số trường hợp không bị coi là phân biệt đối xử khi những biện pháp đặc biệt đáp ứng nhu cầu của những người! mà sự bảo vệ hoặc trợ giúp đặc biệt đó là cần thiết vì những lý do như giới tính, độ tuôi, tàn tật, gánh nang gia đình, trình độ xã hội hoặc văn hoá.

Điều 1 Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục năm 1960 cam phân biệt đôi xử trong lĩnh vực giáo dục dựa vào 9 căn cứ chủng tộc, màu da,

Trang 32

giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, điều kiện kinh tế hoặc dòng dõi.

Tính đến năm 1989, thi chỉ có duy nhất Công ước CRC coi “khuyết tật” là căn cứ cắm phân biệt đối xử Điều 2 CRC cắm phân biệt đối xử dựa vào 10 tiêu chí chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc

quan điểm khác, nguồn sốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành

phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó.

Ngoài ra, một số văn kiện khác nhằm mục đích loại bỏ sự phân biệt đối xử

dựa trên những yếu tố cụ thé như giới tính, chủng tộc, khuyết tật Điều 1 Công

ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 đưa ra khái niệm về phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính Điều 1 Công ước Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 đưa ra khái niệm về phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da, dòng dõi, nguồn gốc dân tộc

hoặc sắc tộc “Phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khuyết tật” lần đầu tiên được định

nghĩa tại Bình luận chung số 5 Công ước quyên kinh tế, xã hội, văn hoá về °° Đoạn 15 Bình luận chung số 5 quy định phân biệt đối xử người khuyết tật

dựa trên khuyết tật, có thé được định nghĩa bao gồm bất kỳ sự phân biệt, loại

trừ, hạn chế hoặc ưu tiên hoặc từ chối chỗ ở hợp lý dựa trên khuyết tật có tác

dụng vô hiệu hóa hoặc làm giảm khả năng nhận biết, hưởng thụ hoặc thực hiện

quyền kinh tế, xã hội hoặc văn hóa.

Điều 2 CRPD đưa ra khái niệm về phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khuyết tật như sau “Phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tat” có nghĩa là mọi sự phân

biệt, loại trừ hoặc hạn chế trên cơ sở sự khuyết tật có mục đích hoặc ảnh hưởng

gây tôn hại hoặc vô hiệu hóa sự công nhận, thụ hưởng hoặc thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người trong lĩnh vực chính trị, kinh tê, xã hội, văn hóa,

°° Bình luận chung số 5 Công ước quyên kinh tế, xã hội, văn hoá về người khuyết tật được thông qua tại Phiênhọp thứ 11 của Uỷ ban Kinh tê, văn hoá và xã hội vào ngày 09/12/1994.

Trang 33

dân sự hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác Nó bao gồm mọi hình thức phân biệt đối xử, trong đó có từ chối tạo điều kiện hợp lý.

Như vậy, theo định nghĩa của CRPD khá tương đồng với Bình luận chung số 5 CESCR Chỉ khác là CRPD không coi “wu dai” là một căn cứ dé bị coi là phân biệt đối xử như Bình luận chung số 5 CESCR cũng như nhân mạnh vào việc “tr chối tạo diéu kiện hợp lý” cũng là hành vi phân biệt đối xử.

Từ đó, có thé đưa ra khái niệm về quyền bình dang và không phân biệt đối xử của NKT như sau: Quyên bình dang va không phân biệt doi xử của người khuyết tật là quyền được đối xử công bằng, không có bat kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế việc công nhận và thụ hướng quyên con người trong các lĩnh vực của cuộc sống dựa trên cơ sở khuyết tật.

1.3 Nội dung quyền bình dang, không phân biệt đối xử của người khuyết tật

Quyền bình đăng của NKT trước hết là quyền được đối xử công bằng Theo Tổ chức lao động quốc tế thì bình đắng gồm có bình đăng trên danh nghĩa, bình đăng về cơ hội và bình đăng về kết quả”'° Bình đăng trên danh nghĩa được hiểu là những người ở trong hoàn cảnh như nhau cần được đối xử giống nhau và không tính đến sự khác biệt và bất lợi của từng cá nhân và hoàn cảnh Bình dang về cơ hội thừa nhận vai trò quan trọng của những khác biệt của NKT cũng như những rào cản bên ngoài mà NKT gặp phải, cản trở họ tham gia vào đời sống xã hội Từ đó, có những biện pháp dé xoá bỏ rào cản, tạo cơ hội cho NKT đạt được bình đăng thực chất khi tham gia vào hoạt động xã hội Binh dang về kết quả là bảo đảm các kết quả là như nhau đối với tất cả mọi người Quan điểm này cũng thừa nhận sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng lại không thấy được những rào cản mà NKT gặp phải dé từ đó có biện pháp xoá bỏ rào can Như vậy, bình dang trên danh nghĩa không cho phép đối xử người này hơn/kém người kia, hay nói

*'° Văn phòng tổ chức lao động quốc tế (2004), Hướng tới cơ hội việc làm bình đăng cho người khuyết tật thôngqua hệ thông pháp luật, Cơ quan Hợp tác phát triên Ailen, Thuy Sỹ, tr.21

Trang 34

cách khác quyền lợi được cào bang cho tat cả mọi người; bình dang về kết quả có xem xét đến những khiếm khuyết của NKT nhưng lại không thấy những rào cản mà NKT gặp phải dé từ đó có biện pháp bảo đảm quyên bình đăng thực chat cho NKT; còn bình dang về cơ hội nhìn thay cả sự khiếm khuyết của NKT va những rào cản họ gặp phải từ đó đưa ra những biện pháp để NKT được bình đăng thực chất khi thụ hưởng quyên Qua đó cho thấy, “bình đẳng về cơ hội ” là quan điểm tiến bộ nhất và đây cũng được Liên hợp quốc thừa nhận là một nguyên tắc chung tại Điểm e Điều 3 CRPD.

Quyền không bị phân biệt đối xử của NKT là không có bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế việc công nhận và thụ hưởng quyên con người trong các

lĩnh vực của cuộc sống dựa trên cơ sở khuyết tật Phân biệt đối xử với NKT

thường bao gồm phân biệt đối xử trực tiếp và phân biệt đối xử gián tiếp Phân biệt đối xử trực tiếp với NKT là trong cùng một hoàn cảnh, NKT bị đối xử kém hơn so với người không khuyết tật Đây là hình thức phân biệt đối xử dễ nhận biết nhất, được biểu hiện thông qua những quy định pháp luật, văn ban của các tổ chức, cá nhân không thừa nhận hoặc loại trừ quyền của NKT Vi du, trong một thông báo tuyên dung của một doanh nghiệp ghi rõ không tuyên dụng NKT, mặc dù trên thực tế NKT có khả năng làm được công vié nay; trong thông báo tuyên sinh của một trường đại học ghi rõ không tuyên sinh NKT mặc dù NKT có đủ khả năng để theo học một số ngành họcc của trường: hay trong nội quy của một đơn vị vận tải hành khách đường hàng không ghi không vận chuyển NKT sử dụng xe lăn mặc dù trên thực tế họ có khả năng phục vụ NKT

Phân biệt đối xử gián tiếp với NKT là NKT bị đặt vào vị trí bất lợi hơn so với những người không khuyết tật và cũng không có cơ sở khách quan nào cho việc cần thiết phải áp dụng những tiêu chí này Ví dụ, một trong những tiêu chí tuyên dụng của doanh nghiệp là người lao động phải có bằng lái xe ô tô, nhưng thực tế có những công việc trong doanh nghiệp không cân sử dụng đến băng lái

Trang 35

xe ô tô như vậy với quy định này của doanh nghiệp đã loại bỏ cơ hội có việc làm

của những NKT

Bên cạnh đó, “không tạo diéu kiện hợp ly” cho NKT cũng được coi là một hình thức phân biệt đối xử gián tiếp Tạo điều kiện hợp lý tạo nên sự khác biệt căn bản giữa quyền bình đăng và không phân biệt đối xử của NKT với quyền bình dang và không phân biệt đối xử của người khác CRPD đã giải thích “tạo diéu kiện hop lý” có nghĩa là sự thay đôi hoặc chỉnh sửa không gây ra gánh nặng không tương xứng hoặc quá đáng, khi điều đó là cần thiết trong một trường hợp cụ thé, dé bảo đảm cho NKT hưởng hoặc thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người trên cơ sở bình đăng với những người khác Điều kiện hợp lý có nghĩa là thích nghi với việc tổ chức môi trường làm việc, cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc dịch vụ vận tải để xóa bỏ các rào cản ngăn NKT tham gia một hoạt động hoặc nhận dịch vụ trên cơ sở bình đăng với những

người khác ”'' Điều kiện hợp ly đặt ra gánh nặng không phù hợp hoặc quá mức đối với người hoặc tô chức dự kiến sẽ cung cấp nó, thì việc làm như vậy không cau thành phân biệt đối xử '” Ví dụ khi người lao động gặp tai nạn và trở nên

khuyết tật phải dùng xe lăn, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cải tạo

lại cơ sở làm việc bảo đảm có đường dốc, nhà vệ sinh có thể sử dụng cho xe lăn, cầu thang máy đủ rộng dé xe lăn vao, thay đổi địa điểm làm việc, thay đối giờ làm việc, phân công công việc mới phù hợp để bảo đảm người lao động khuyết tật có thé tiếp tục đi làm Nếu NSDLD không làm được như vậy sẽ là phân biệt đối xử Tuy nhiên, những thay đối, chỉnh sửa pháp luật giới hạn trong khả năng tài chính của người sử dụng lao động.

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến phân biệt đối xử đối với NKT là định kiến, môi trường vật chất không tiếp cận và chính sách pháp luật của nhà nước.

*!1 United Nations (2007); From exclusion to equality: Realizing the rights of persons with disabilities; SRO-Kundig; Geneva, Thuy Si, tr.60

*!? United Nations (2007); From exclusion to equality: Realizing the rights of persons with disabilities; SRO-Kundig; Geneva, Thuy Si, tr.62

Trang 36

Định kiến về NKT là những suy nghĩ tiêu cực về NKT, đây là rào cản vô hình nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tham gia bình dang của NKT vào các

hoạt động xã hội Cơ sở vật chất không tiếp cận là trở ngại lớn nhất khiến NKT

bị đối xử bất bình đắng Chính sách pháp luật của nhà nước bỏ qua quyền lợi của NKT hoặc ghi nhận không phù hợp, không có biện pháp bảo đảm quyên thì cũng tạo nên sự phân đối xử với NKT.

NKT có quyền bình dang và không phân biệt đối xử đối trong mọi lĩnh vực cuộc sống Công ước về Quyền NKT ghi nhận NKT có quyền được sống, quyền bình dang trước pháp luật, tiếp cận hệ thống tư pháp; bình dang hưởng quyền tự do và an toàn ca nhân; không ai bi tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt

tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng;

NKT được tôn trong thé chất và tinh than; quyén được tu do di lai, tự do chon khu vực cư trú va quyền có quốc tịch, trên cơ sở bình dang với những người

khác; quyền được tự do di chuyền, tự do ngôn luận; NKT được tôn trọng cuộc

sống riêng tư, tổ 4m và gia đình; quyền bình dang trong giáo duc, chăm sóc sức khoẻ, tập luyện, phục hồi, lao động việc làm, được hưởng phúc lợi xã hội; bình đăng tham gia đời sống chính trị công cộng; quyền bình đăng tham gia hoạt động văn hoá vui chơi, giải trí và thể thao.

1.4 Biện pháp đảm bảo quyền bình dang, không phân biệt đối xử của người khuyết tật

Trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 cũng như Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội, văn hoá và Công ước quốc tế về quyền dân

sự, chính trị năm 1966 ghi nhận mọi người đều có quyên, có cơ hội như nhau dé

thụ hưởng quyền nhưng những văn kiện này hầu như không có biện pháp bảo đảm quyên Trên thực tế, nếu như không có sự hỗ trợ thì NKT không thé nào thực hiện được các quyền đã được ghi nhận Ví dụ Điều 15 ICESCR ghi nhận mọi người đều có quyền được tham gia vào đời sống văn hoá Mặc dù, ICESCR

không loại trừ bất kỳ ai, nhưng thực thế NKT sẽ bị loại trừ nếu họ không thé tiép

Trang 37

cận đối với các hoạt động văn hoá như sách, báo, chương trình truyền hình hay

rạp chiều phim, nhà hát, thư viện, sân vận động thể thao, bảo tàng Điều 13 ICESCR thừa nhận mọi người có quyền được học tập Nhưng thực tế, NKT không thé học tập nếu như người khiếm thi không có sách chữ nổi, người khiếm thính không được nghe giảng bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật vận động sử dụng xe lăn không thể vào lớp nếu như trường lớp không có đường dốc cho

họ di chuyên Tương tự như vậy, Điều 25 ICCPR ghi nhận mọi công dân,

không có bat kỳ sự phân biệt nào và không có bat kỳ sự hạn chế bat hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội dé bau cử Nhưng thực tế, pháp luật nhiều quốc gia quy định loại trừ NKT tâm thần ra khỏi đối tượng có quyền đi bầu cử, người khiếm thị sẽ không bau cử được nếu lá phiếu không in bằng chữ nổi

Đề NKT được thụ hưởng quyền trên thực tế, CRPD không chỉ ghi nhận NKT có các quyền bình đăng với những người không khuyết tật mà còn ghi nhận nhiều biện pháp dé NKT được bình đăng về cơ hội thực hiện quyền con người Các biện pháp bảo đảm quyên bình dang về cơ hội cho NKT được ghi nhận tại Điều 4, Điều 5 cũng như được lồng ghép vào tat cả các điều luật khác ghi nhận quyên của NKT Quyền con người của NKT mà CRPD ghi nhận về cơ bản là giống với những quyền con người đã được thừa nhận ở những văn kiện quyền con người trước đó, chính hệ thống biện pháp bao đảm quyên của NKT mà CRPD xây dựng đã tạo nên tính mới và riêng có của CRPD.

Có quá nhiều rào cản khiến NKT gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyền con người, để xoá bỏ những rào cản này, CRPD đưa ra ba giải pháp để hiện thực hoá quyền NKT là ghi nhận quyền của NKT, thúc đây quyền NKT và bảo vệ quyền NKT.

Thứ nhất, biện pháp ghi nhận quyền NKT

Trước hết, quyền NKT được ghi nhận đầy đủ trong CRPD Những quyền con người trong CRPD đều là những quyền đã từng được ghi nhận trong những văn kiện vê quyên con người trước đó, CRPD chỉ mở rộng phạm vi một sô

Trang 38

quyền mà không bồ sung các quyền mới Liên hop quốc còn đặt ra trách nhiệm với các quốc gia thành viên trong việc ghi nhận quyền NKT Lập pháp là một trong những biện pháp quan trọng bảo đảm quyền của NKT nên các quốc gia cần tôn trọng quyền NKT bang cách ghi nhận quyên bình dang và không phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật trong pháp luật quốc gia Khoản 1 Điều 5 CRPD quy định “Quốc gia thành viên công nhận rang mọi người déu bình dang trước pháp luật và có quyên được pháp luật bảo vệ, quyên được hưởng lợi ích của pháp luật một cách bình dang, không có sự phân biệt nào” Các quốc gia thành viên của CRPD có trách nhiệm ghi nhận trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất nên Hiến pháp quốc gia nào đề cập đến quyền bình đăng và không phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật thì điều đó thé hiện sự quan tâm của quốc gia đó với van đề NKT Bên cạnh đó, các quốc gia có thé ghi nhận trong các văn ban pháp luật quy định riêng về NKT cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực Pháp luật các quốc gia thành viên của CRPD cần tiến hành sửa đối hoặc hủy bỏ các luật, quy định, tập quán và thông lệ hiện hành có tính chat phân biệt đối xử đối với NKTẺ.

Phụ nữ khuyết tật chịu sự phân biệt đối xử cao hơn nam khuyết tật Hiện

nay, trên thế giới có khoảng 300 triệu phụ nữ khuyết tật về thé chất và tinh thần Phu nữ khuyết tật chiếm 10% tổng số phụ nữ trên toàn thé giới So với nam giới và phụ nữ không khuyết tật thì phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật phải đối mặt với hàng loạt vi phạm nhân quyền và kém hơn về mọi mặt như giáo dục, chuyên môn, tài chính, xã hội UNESCO ước tính rằng tỷ lệ biết chữ chung của NKT trên toàn thế giới là 3% và đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật là 1% Một cuộc điều tra được thực hiện ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc đã chỉ ra rằng hơn một nửa phụ nữ khuyết tật đã trải qua lạm dụng thê chất, với phụ nữ không khuyết

tật chỉ là 1/3; tại Hoa Kỳ, trẻ em khuyết tật có khả năng bị lạm dụng tình dục cao

313 Điểm b Khoản | Điều 4 CRPD

Trang 39

”!* Những khiếm khuyết của cơ thé gấp đôi so với trẻ em không khuyết tật

cùng với việc mang giới tính nữ khiến cho phụ nữ khuyết tật và đặc biệt trẻ em gái khuyết tật bị đối xử bất bình đăng và bat công trong cuộc sống Dé ghi nhận và bảo đảm quyên lợi cho họ, Liên hợp quốc dành riêng Điều 6 CRPD quy định về phụ nữ khuyết tật Qua đó, Liên hợp quốc đã yêu cầu các quốc gia phải thừa nhận răng “phụ nit và trẻ em gái khuyết tật dễ bị phân biệt đối xử”, đồng thời các quốc gia cần có biện pháp bảo đảm cho họ được hưởng trọn vẹn và bình đăng các quyền và tự do cơ bản của con người Bên cạnh đó, CRPD cũng dành riêng Điều 7 quy định về trẻ em khuyết tật, Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia cần có biện pháp bảo đảm cho trẻ em khuyết tật được hưởng trọn vẹn các quyền và tự do cơ bản của con người trên cơ sở bình đắng với các trẻ em khác.

Trong cuộc sống hàng ngày, NKT tâm than không được đối xử bình dang với hàng xóm, đồng nghiệp họ thường xuyên không được tiếp đón ở quán bar, nhà hàng, bể bơi, vũ trường họ thường không được vào khách sạn và thường xuyên đối mặt với những khó khăn tìm chỗ ở, ngay cả trong các căn hộ, đặc biệt là khi họ ở chung phòng cùng nhiều người Do các yêu cau chi phí các dịch vụ y tế hoặc xã hội của NKT tăng nên nhiều luật quốc gia ghi nhận phân biệt đối xử trong luật nhập cư Nhiều luật quốc gia ngăn chặn NKT tâm thần vào nước này, không chỉ thường trú, mà cả là khách du lịch, người tạm trú (pháp luật của Canada, Pháp, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ) Hình thức phân biệt đối xử tôi tệ nhất đối với NKT tâm than là hợp pháp hóa việc cham dứt cuộc sống của những đứa trẻ mới sinh bị tàn tật nặng Ngoài ra, còn ton tại phương pháp điều trị tôi tệ mà NKT tâm thần thường phải chịu trong các bệnh viện tâm thần”'” Như vậy, thực tẾ, NKT tâm thần cũng thuộc nhóm NKT bị phân biệt đối xử, các quyền cơ bản của

3! https:/www.hrw.org/legacy/women/disabled.html

*!° Leandro Despouy, “Human Rights and Disabled Persons”, tại địa chỉ

https://www.un.org/esa/socdev/enable/dispaperdes3.htm, ngày truy cập 23/04/2020

Trang 40

con người bi vi phạm nghiêm trong Tuy nhiên, CRPD không có quy định riêng ghi nhận về quyền và biện pháp bảo đảm quyên của NKT tâm than.

Thứ hai, biện pháp bảo vệ quyên NKT

Pháp luật các quốc gia có quy định cắm hành vi phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật cũng như có những biện pháp dé chống lại sự phân biệt đôi xử trên ”'* Liên hợp quốc không giới han bat kỳ một hình thức phân

CƠ SỞ su khuyết tật

biệt đối xử nào, do đó, trách nhiệm của các quốc gia thành viên phải cấm tat cả các hình thức phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật, bao gồm phân biệt đối xử trực tiếp và phân biệt đối xử gián tiếp.

Đề bảo đảm quyền của NKT, Liên hợp quốc đặt ra trách nhiệm với các quốc gia thành viên Dé kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia, Liên hợp quốc yêu cầu mỗi quốc gia thành viên nộp cho Ủy ban về quyền NKT một báo cáo toàn diện về các biện pháp đã tiễn hành dé thực hiện nghĩa vu và tiến bộ đã đạt được trong việc thực hiện CRPD, thông qua Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong vòng 2 năm tính từ ngày Công ước này có hiệu lực Sau đó, các quốc gia thành viên nộp báo cáo ít nhất 4 năm một lần và khi nào Ủy ban yêu cầu”'” Thông qua việc xem xét báo cáo ở từng quốc gia, Uy ban về quyền NKT sẽ đưa ra những gợi ý và khuyến nghị về báo cáo Tuy nhiên, trong CRPD không quy định chế tài đối với những quốc gia không nộp báo cáo hoặc không thực hiện trách nhiệm quốc gia thành viên được ghi nhận trong Công ước.

Đồng thời dé nâng cao trách nhiệm thi hành của các chủ thê liên quan, các quốc gia phải quy định chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm Tuy thuộc vào từng quốc gia, có thể áp dụng chế tài hình sự, dân sự hoặc hành chính Những chế tài này có thể được quy định tập trung trong văn bản về người khuyết tật nhưng cũng có thê ghi nhận rải rác ở các văn bản luật chuyên ngành.

316 Khoản 2 Điều 5 CRPD

3 Khoản 1, Khoản 2 Điều 35 CRPD

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w