1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận logic suy luận logic và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay

38 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,21 MB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (5)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (8)
  • CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SUY LUẬN LOGIC (8)
    • 2.1. Sự ra đời và phát triển của suy luận logic (8)
      • 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của suy luận logic trong triết học Hy Lạp cổ đại (8)
      • 2.1.2. Sự phát triển của suy luận logic học phương Tây cận đại (9)
    • 2.2. Nội dung cơ bản của lý thuyết suy luận logic (12)
      • 2.2.1. Bản chất và nguồn gốc của suy luận logic (12)
      • 2.2.2. Định nghĩa và cấu tạo của suy luận logic (12)
      • 2.2.3. Phân loại suy luận logic (13)
  • CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA SUY LUẬN HỌC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TÔ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (24)
    • 2.1. Tố tụng hình sự và các giai đoạn tố tụng hình sự (24)
      • 2.1.1. Khái niệm tố tụng hình sự (24)
      • 2.1.2. Các giai đoạn tố tụng hình sự (24)
    • 2.2. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tố (26)
      • 2.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lý và vai trò của khởi tố vụ án hình sự (26)
      • 2.2.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong khởi tố vụ án hình sự (27)
    • 2.3. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn điều tra (29)
      • 2.3.1. Khái niệm, bản chất pháp lý và vai trò của điều tra vụ án hình sự (29)
      • 2.3.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự (30)
    • 2.4. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố, xét xử (32)
      • 2.4.1. Khái niệm, bản chất pháp lý và vai trò của điều tra vụ án hình sự (32)
      • 2.4.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự (33)

Nội dung

Lý do chọn đề tàiTrong logic học, hình thức suy luận được coi là một trong những hình thức cơ bản của tư duy, đồng thời cũng là một thao tác tư duy quan trọng mà nhờ đó con người có thể

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong logic học, hình thức suy luận được coi là một trong những hình thức cơ bản của tư duy, đồng thời cũng là một thao tác tư duy quan trọng mà nhờ đó con người có thể rút ra được những tri thức mới từ những tri thức đã biết rồi. Bởi thế, hầu hết các tri thức mà nhân loại có được là nhờ vào con đường suy luận

Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại càng phát triển thì nhu cầu khám phá và nhận thức của con người về thế giới càng lớn và trở nên cấp thiết Vì vậy, suy luận logic có vai trò vô cùng quan trọng trong tư duy khoa học và nó có mặt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội Một mặt, suy luận logic được dùng như là phương thức nhận thức quá khứ, những điều đã xảy ra và đã không còn có thể quan sát trực tiếp được nữa Mặt khác, suy luận logic cũng càng quan trọng hơn để hiểu tương lai, dự báo, phỏng đoán về những điều vốn dĩ chưa xảy ra trên cơ sở của những kết luận xác định về quá khứ và hiện tại.

Hiện nay, tình hình tội phạm hình sự cùng với các tệ nạn xã hội ở Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng gia tăng về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm của nó, Các vụ án hình sự đều có diễn biến hết sức phức tạp và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho cá nhân, gia đình và xã hội Nguyên nhân của tình trạng trên, một phần là do các yếu tố khách quan, như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp này sinh trong cơ chế nền kinh tế thị trường,quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức, xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, cách làm ăn chụp giật luôn chạy theo lợi nhuận, nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế ,những yếu kém trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung và quá trình tố tụng hình sự nói riêng Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả và đồng thời có thể khắc phục được những hạn chế, yếu kém của công tác phòng và chống tội phạm thì việc chỉ ra vai trò của suy luận logic trong các phân đoạn của tố tụng hình sự là điều thiết thực nên làm.

Vì những lý do trên và đồng thời muốn trình bày, phân tích rõ hơn những nội dung cơ bản của suy luận logic, để từ đó có thể chỉ ra vai trò, sự cần thiết của suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nên nhóm quyết định chọn vấn đề “Suy luận logic và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu của nhóm.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những nội dung chính của suy luận logic như định nghĩa, cấu tạo, các loại hình và quy tắc của suy luận luận văn trình bày, phân tích và làm rõ vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng hình sự.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát những điều kiện tiền đề cho sự hình thành và phát triển của suy luận logic trong lịch sử logic học.

Trình bày và phân tích những nội dung chính của suy luận logic liên quan đến các giai đoạn tố tụng hình sự.

Trình bày và phân tích để làm rõ vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng hình sự.

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Tiểu luận được thực hiện dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, quan điểm macxit về lý luận nhận thức và logic học.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận biện chứng duy vật và các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sách, thống nhất lịch sử - logic, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận Ý nghĩa lý luận: Tiểu luận góp phần giới thiệu đến người đọc quan tâm đến các vấn đề của logic học và vai trò của những tri thức logic, cụ thể là suy luận logic trong lĩnh vực pháp lý. Ý nghĩa thực tiễn: Tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập logic học.

5 Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận được chia làm 3 phần:

Phần 2: Nội dung suy luận logic và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SUY LUẬN LOGIC

Sự ra đời và phát triển của suy luận logic

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của suy luận logic trong triết học Hy Lạp cổ đại

Hy lạp cổ đại là một trong ba cái nôi lớn nhất của nền văn minh nhân loại Kể từ khi triết học ra đời, trên mảnh đất này đã tồn tại rất nhiều trường phái khác biệt, tham chí trái ngược nhau, vì vậy mà luôn luôn tồn tại sự những sự đấu tranh gay gắt Những cuộc tranh luận triết học, nhu cầu của thuật ngụy biện và tu từ học của người Hy Lạp cổ đại thục giục họ nâng cao sự quan tâm về vấn đề tư duy logic từ đó làm nảy sinh các ý tưởng về logic và suy luận Vào thế kỳ IV trước công nguyên thời văn minh cổ Hy Lạp, suy luận logic đã ra đời, từng bước được hình thành và phát triển đi cùng với quá trình phát triển lâu dài theo năm tháng của Triết học Trước khi hệ thống logic học của Aristotle được hình thành như một khoa học độc lập thì trong triết học Hy Lạp cổ đại, cũng đã manh nha các tư tưởng logic học liên quan đến suy luận Tuy đó chỉ là những tư tưởng sơ khai và chưa thành hệ thống, do các tư tưởng triết học và logic học chưa được tách bạch rõ ràng, nên những quy luật, quy tắc logic hay các hình thức tư duy như suy luận thường nằm lẫn trong các lập luận triết học Trong đó, tiêu biểu là tư tưởng của phái ngụy biện, của Đêmôcrít, Xôcat và Plato,

Aristotle (384-322-TCN), một nhà triết học Hy Lạp cổ đại được coi là người sáng lập ra logic học, ông hoàn toàn xứng đáng được vinh danh là “cha đẻ của logic học” Artistotle là người đầu tiên đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề của logic học, xây dựng chúng với tư cách là khoa học độc lập Những hiểu biết sâu rộng của ông đã được tập hợp lại trong bộ sách “Organon” (Bộ công cụ) đồ sộ bao gồm 6 tập, đề cập đến vấn đề logic hình thức như: khái niệm,phán đoán, lý thuyết suy luận, chứng minh và nêu lên các quy luật cơ bản của tư duy Aristotle được xem là người sáng lập ra khoa học logic, ông đã đưa ra một phương pháp suy diễn logic lấy tên là Tam Đoạn Luận, trong đó một định đề đúng sẽ được suy ra từ hai định đề đúng khác Tam Đoạn Luận đóng một vai trò quan trọng đối với triết học cho tới ngày nay, do đó là cơ sở để tạo nên cá hệ thống lý luận phức tạp hơn Có thể nói Aristotle là một nhà triết học , một nhà khoa học có ảnh hưởng hết sức lớn lao tới nền văn minh phương Tây, và cả nhân loại Cùng với Plato, Aristotle được coi là một trong những nhà triết học

Hy Lạp vĩ đại nhất

Sau Aristotle, các nhà khắc kỷ đã quan tâm phân tích các mệnh đề, cũng như phép tam đoạn luận của Aristotle, logic các mệnh đề của các nhà khắc kỷ được trình bày dưới dạng lý thuyết suy diễn Một điểm đáng chú ý là, logic học của Aristotle được tôn vinh và được lấy làm khuôn mẫu trong suốt thời kỳ Trung cổ. Ở đâu người ta cũng chỉ chủ yếu phổ biến, bình luận logic học của Aristotle và coi đó như những chân lý cuối cùng, tuyệt đích Tuy nhiên, trong suốt thời Trung cổ, logic học mang tính kinh viện và hầu như không được bổ sung thêm gì đáng kể.

2.1.2 Sự phát triển của suy luận logic học phương Tây cận đại

Thời Phục Hưng, Cận đại đã trở nên rõ là, logic học Aristotle vốn chủ yếu đề cập đến phép suy diễn, thực ra là khá chật hẹp và khó đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển khoa học tự nhiên, đặc biệt là các khoa học thực nghiệm đang nảy nở

Trước sự phát triển của khoa học thực nghiệm, tại Anh, F.Bacon (1561 -

1626) đã xuất bản tác phẩm “Novum Organum” (Công cụ mới) để phê phán phương pháp suy diễn và logic học hình thức của Aristotle, từ đó ông đề xuất phương pháp nhận thức (suy luận) mới là phép quy nạp loại trừ, Đồng thời đặt ra vấn đề là cần phải tuân thủ các quy luật của giới tự nhiên Bước đầu hình thành công việc xây dựng phép quy nạp, nhưng F.Bacon lại rơi vào thái cực khác khi quá đề cao phương pháp này cũng như logic học ứng dụng trong khoa học thực nghiệm.

Sau đó, R.Descartes(1946 - 16501) đã cố khắc phục phần nào tư tưởng hơi cực đoan của Bacon đối với diễn dịch trong tác phẩm : Discours de la method:

(luận về phương pháp) R.Descartes là người đã tiếp tục làm sáng tỏ, phát triển và làm sâu sắc thêm những khám phá của F.Bacon trên tinh thần chủ nghĩa duy lý bằng cách đi sâu vào suy luận diễn dịch toán học Tiếp đó, nhà toán học người Đức Leibniz (1646 - 1716) lại có tham vọng phát triển logic học của Aristotle thành logic ký hiệu hay logic toán Tuy vậy phải đến giữa thế kỷ XĨ, khi nhà toán học G.Boole (1815 - 1864) đưa ra công trình Đại số logic thì ý tưởng của Leibniz mới bước đầu trở thành hiện thực Vào thế kỉ XIX, nhà logic học Anh J.S Mill (1806 - 1873) đã công bố đi tìm những quy tắc và sơ đồ của phép quy nạp kiểu như các quy tắc tam đoạn luận Ông là người đã hoàn thiện phương pháp của Bacon và tiếp tục phát triển các phương pháp quy nạp, ông đưa ra bốn phương pháp quy nạp dựa trên cơ sở mối liên hệ nhân quả như: Phương pháp đồng nhất, phương pháp khác biệt duy nhất, phương pháp biến đổi kèm theo và phương pháp phần dư.

Như vậy đến giữa thế kỷ 19, logic học Aristotle cùng với sự phát triển, bổ sung, đóng góp của F Bacon, R Descartes và J.S Mill đã trở thành hệ thống logic hình thức truyền thống cổ điển hoàn chỉnh Nhưng ngay từ đầu thế kỷXIX, Hegel (1770 - 1831) nhà triết học cổ điển Đức, nối tiếp những suy tư mang tính đặt vấn đề từ I Kant đã nghiên cứu và đem lại cho logic học một bộ mặt mới: Logic biện chứng Nhưng cũng phải khách quan thấy rằng, những yếu tố của logic biện chứng đã có từ thời cổ đại, trong các học thuyết của Heraclite,Platon, Aristotle Công lao của hegel đối với logic biện chứng là ông đã đem lại cho nó một diện mạo đầu tiên mang tính hệ thống với các nguyên lý, nguyên tắc,quy luật, phạm trù và các thao tác tư duy suy luận tương ứng Tuy được nghiên cứu một cách toàn diện, nhưng hệ thống logic ấy lại được trình bày trên nền tảng thế giới quan duy tâm Hegel đã xây dựng học thuyết biện chứng của mình bao gồm đồng thời cả phép quy nạp lẫn phép diễn dịch Thực chất phép diễn dịch của hegel là phép diễn dịch biện chứng- duy tâm chủ nghĩa được phát triển thông qua các mâu thuẫn Theo ông, đây là phép suy luận sẽ đảm bảo cho nhận thức đạt tới chân lý tức “ý niệm tuyệt đối” Hegel phân biệt ba loại hình suy luận gồm:

Thứ nhất, là suy luận về tồn tại hiện có trong thành phần của ba phân nhánh (biểu tượng tam đoạn luận), là những cái được phân biết tới tính chất khác nhau của thuật ngữ trung gian với ba cách kết hợp cơ bản giữa “cái chung”, “cái đặc thù”, và “cái đơn nhất”.

Thứ hai, là suy luận phân tư được tập hợp thành bộ ba gồm: suy luận chung, suy luận quy nạp và suy luận loại suy.

Thứ ba, là suy luận tất nhiên nơi mà các thuật ngữ trung gain không phải là một nội dung trực tiếp nào khác mà chính là phản tư về tính quy định tứ nó của các thuật ngữ biên Ngoài ra, Hegel đã chỉ ra các yếu tố biện chứng trong các tiểu phần logic hình thức, chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa các loại hình tam đoạn luận và chức năng của thuật ngữ trung gian - thuật ngữ không chỉ đơn giản được dùng làm cầu nối giữa các thuật ngữ biên mà còn thể hiện sự thống nhất của cái chung và cái riêng, cách Hegel áp dụng các phạm trù “cái chung”, “cái đặc thù” và “cái riêng” vào việc phân tích các suy luận là điều rất hữu ích, K.Marx, F.Engels và tiếp đến là V.L Lenine cũng nhiều lần nhắc tới điều đó. Sau này, chính K.Marx (1818 - 1883), F.Engels (1820 - 1895) và V.L Lenine (1870 - 1924) đã cải tạo và phát triển logic học biện chứng trong đó có phép suy luận biện chứng duy tâm chủ nghĩa của Hegel và đặt lại nó trên nền tảng duy vật, đồng thời biến nó thành khoa học về những quy luật và hình thức phản ảnh trong tư duy sự phát triển và biến đổi của thế giới khách quan, về những quy luật nhận thức chân lý.

Ngày nay, cùng với khoa học kỹ thuật, logic học đang có những bước phát triển mạnh, trong nó đang diễn ra sự phân ngành mạnh mẽ và sự liên ngành rộng rãi Nhiều chuyên ngành mới của logic học ra đời như: logic đa trị, logic kiến thiết, logic xác suất, logic mở, logic tình thái Sự phát triển đó đang làm cho logic học ngày càng thêm phong phú, mở ra những khả năng mới trong việc ứng dụng làm cho logic học ngày càng thêm phong phú, mở ra những khả năng mới trong việc ứng dụng logic học vào các ngành khoa học và đời sống Mặc dù vậy,chúng ta vẫn không thể phụ nhận được sự đóng góp cũng như vài trò và tầm quan trọng của khoa học logic hình thức trong đó có phép suy luận logic.

Nội dung cơ bản của lý thuyết suy luận logic

2.2.1 Bản chất và nguồn gốc của suy luận logic

Suy luận là hình thức tư duy phản ánh những mối liên hệ phức tạp hơn (so với phán đoán) của hiện thực khách quan.

Sự tồn tại của suy luận trong tư duy là do chính hiện thực khách quan quy định Cơ sở khách quan của suy luận là mối liên hệ qua lại, phức tạp hơn của các đối tượng.

Khả năng khách quan của suy luận là ở khả năng có sự sao chép cấu trúc từ hiện thực, nhưng ở dạng tư tưởng, còn tính tất yếu khách quan của chúng cũng gắn với toàn bộ hoạt động tự tiễn của nhân loại, trong đó suy luận như là một hình thức chuyển từ những tri thức đã biết sang những tri thức mới.

2.2.2 Định nghĩa và cấu tạo của suy luận logic Định nghĩa

Suy luận là hình thức cơ bản của tư duy, đồng thời cũng là một thao tác tư duy cơ bản mà nhờ đó rút ra những tri thức mới từ những tri thức đã biết, làm công cụ nhận thức mạnh mẽ giúp khắc phục những hạn chế của nhận thức trực quan cảm tính.

Bản chất của suy luận là dựa trên những tri thức đã biết chắc chắn (các phán đoán đã chứng minh) liên kết chúng theo một cách thức nhất định (các quy tắc, các kiểu suy luận) để tạo ra những tri thức mới tất yếu, chân thức (các phán đoán mới) mà trước đó chưa biết.

Có thể nói, suy luận có vai trò hết sức quan trọng trong thực tiễn đời sống thường ngày và mọi lĩnh vực pháp lý Giá trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn của suy luận thể hiện ở chỗ nó đưa nhận thức đi từ cái đơn lẻ, cái ngẫu nhiên ở hiện thực khác quan đến nhận thức gián tiếp trừu tượng Thậm chí, không cần phải kiểm nghiệm thực tiễn của suy luận thể hiện ở chỗ nó đưa nhận thức đi từ cái đơn lẻ, cái ngẫu nhiên ở hiện thực khách quan đến nhận thức gián tiếp trừu tượng Thậm chí, không cần phải kiểm nghiệm thực tiễn, bằng công cụ nhận thức tư duy có thể rút ra tri thức mới chân thực, tất yếu, đáng tin cậy.

Cấu tạo của suy luận

Cũng như phán đoán và khái niệm, suy luận là một trong những hình thức logic, thao tác cơ bản của tư duy Vì vậy, suy luận cũng có một cấu trúc logic riêng xác định Bất kỳ một suy luận nào cũng bao gồm ba thành phần: tiền đề, kết luận và cơ sở logic.

Tiền đề là tri thức đã biết, làm cơ sở rút ra kết luận Những tri thức này biết được nhờ quan sát trực tiếp; nhờ tiếp thu, kế thừa tri thức của các thế hệ đi trước thông qua học tập giao tiếp xã hội; hoặc là kết quả của các suy luận trước đó Kết luận là tri thức mới thu được từ các tiền đề và các hệ quả của chúng.

Cơ sở logic là các quy luật và các quy tắc mà việc tuân thủ chúng sẽ đảm bảo rút ra kết luận chân thực từ các tiền đề chân thực Giữa tiền đề và kết luận là mối quan hệ kéo theo logic làm cho có thể chuyển từ cái này sang cái kia Chính là do có mối liên hệ xác định giữa chúng với nhau cho nên, nếu đã thừa nhận những tiền đề nào đó, thì muốn hay không cũng buộc phải thừa nhận cả kết luận. -> Căn cứ vào sự tuân thủ các quy tắc suy luận và quy luật tư duy:

- Suy luận hợp logic: lập luận tuân thủ các quy tắc suy luận và các quy luật tư duy.

- Suy luận không hợp logic: lập luận vi phạm quy tắc suy luận hoặc vi phạm quy luật tư duy.

- Suy luận đúng là suy luận hợp logic xuất phát từ tiền đề đúng Nếu suy luận hợp logic đưa ra kết luận không phù hợp thực tế thì suy luận đã dựa trên tiền đề sai.

2.2.3 Phân loại suy luận logic

Căn cứ vào cách thức suy luận đi từ tri thức chung đến tri thức riêng hay từ tri thức riêng đến tri thức chung, người ta chia suy luận thành hai dạng cơ bản là: diễn dịch và quy nạp Ngoài ra, còn có một số hình thức suy luận đặc biệt dựa trên tính tương đồng giữa các dấu hiệu của các đối tượng khác nhau và được gọi là “loại suy” hay phép suy luận tương tự.

Suy luận diễn dịch là suy luận đi từ tiền đề có đặc tính chung để rút ra kết luận chứa đặc tính riêng Vì vậy mà tiền đề chân thực, thao tác tư duy đúng quy tắc, quy luật thì nhất định chân thực Bên cạnh đó, căn cứ vào số lượng tiền đề diễn dịch còn được chia ra thành diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp.

Diễn dịch trực tiếp là suy luận mà kết luận được rút ra từ một tiền đề (một phán đoán) Và phán đoán tiền đề ở đây có thể là đơn hoặc phức Diễn dịch trực tiếp được chia thành năm dạng cơ bản: Phép chuyển hóa, phép đảo ngược, phép đối lập vị từ, phép đối lập chủ từ và suy luận dựa trên “hình vuông logic”.

Diễn dịch gián tiếp là suy luận mà kết luận là phán đoán mới được rút ra trên cơ sở mối liên hệ logic giữa hai đáy nhiều phán đoán tiền đề Như vậy, dấu hiệu căn bản để phân biệt diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp là số lượng phán đoán tiền đề nếu suy luận xuất phát từ một tiền đề thì nó là suy luận trực tiếp, còn nếu suy luận xuất phát từ hai tiền đề trở lên thì đó là suy luận gián tiếp. Diễn dịch gián tiếp có rất nhiều dạng với những cấu trúc logic khác nhau Trong đó, chúng ta chỉ nghiên cứu một số dạng cơ bản như tam đoạn luận (diễn dịch gián tiếp từ phán đoán đơn), suy luận điều kiện, suy luận lựa chọn, và suy luận lựa chọn điều kiện.

Học thuyết Tam đoạn luận đơn của Aristote

Tam đoạn luận, được nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristote nghiên cứu kỹ lưỡng từ thế kỷ IV trước công nguyên, được hiểu là một cách suy luận trong suy luận diễn dịch, trong đó kết luận được rút ra từ hai tiêu đề Tam đoạn luận là hệ thống suy diễn tiền đề cổ xưa nhất do Aristote xây dựng Trong tam đoạn luận các tiền đề và kết luận đều là những phán đoán đơn, thuộc các dạng: A, I, E, O,với đúng ba thuật ngữ khác nhau Tam đoạn luận là một phát minh lớn của

Aristote Trong học thuyết logic học của mình, ông đã xây dựng tam đoạn luận làm cơ sở cho chứng minh: “ Cần phải nói về tam đoạn luận trước khi nói về chứng minh, bởi tam đoạn luận là một thứ gì đó chung hơn và chứng minh là một loại tam đoạn luận nào đó, nhưng không phải bất kỳ tam đoạn luận nào cũng là chứng minh”.

VAI TRÒ CỦA SUY LUẬN HỌC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TÔ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tố tụng hình sự và các giai đoạn tố tụng hình sự

2.1.1 Khái niệm tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành và giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành á) Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án); người tiến hành tố utnjg (thủ trươntgr, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viện, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án tòa án, thấm phản, hồi thấm và thư ký tòa án); người tham gia tố tụng (người bị giam giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng; người giám định và người phiên dịch), của cá nhân, cơ quan và tổ chức khác góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của luật tố tụng hình sự. Cần phân biệt tố tụng hình sự và luật tố tụng hình sự Trong đó, “Luật tố tụng hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”.

2.1.2 Các giai đoạn tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự gồm 4 giai đoạn sau: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử sơ thẩm. Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của hoạt động tố tụng hình sự, trong đó các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó. Điều tra vụ án là giai đoạn thứ hai của quy tắc tố tụng, theo quy định của bộ luật tố tụng và dưới sự giám sát của Viện kiểm sát, Cơ quan giám sát các biện pháp cần thiết để thu thập, củng cố các chứng cứ và nghiên cứu các tình tiết vụ án, phát hiện kịp thời, toàn diện hành vi phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự, bảo đảm bồi thường thiệt hại về vật chất do hành vi phạm tội gây ra và trên cơ sở đó quyết định: Tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án hình sự; trả toàn bộ hồ sơ để điều tra bổ sung; chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.

Truy tố vụ án hình sự là giai đoạn thứ ba của hoạt động tố tụng hình sự, mà trong đó Viện kiểm sát căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các biện pháp cần thiết để đánh gái một cách toàn diện, khách quan các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố) do Cơ quan điều tra chuyến đến và kết thúc bằng một trong ba quyết định sau của Viện kiểm sát: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng); trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.

Xét xử vụ án hình sự là gia đoạn thứ tư và cuối cùng của quy tắc tố tụng, là trung tâm và là giai đoạn quan trọng nhất của hoạt động tố tụng hình sự, mà trong đó cấp Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành: Áp dụng các biện pháp chuản bị chó việc xét xử; đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm để xem xét về thực chất vụ án, đồng thời trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của của hai bên (buộc tội và bào chữa) tại phiên tòa để tư đó đưa ra những phán xét về vấn đề tính chất tội phạm có hay không của hành vi, có tội hay không có tội của bị cáo, Hoặc xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, nếu bản án hay quyết định sơ thẩm đã được tuyên và chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị; hoặc tiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nếu bản án hay quyết định đó bị kháng nghị và cuối cùng tuyên bán án (quyết định) của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhằm giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự một cách công minh và đúng pháp luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục.

Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án hình sự (với quyết định truy tố bị can trước Tòa án kèm theo bản cáo trạng) do Viện kiểm sát chuyển sang và kết thúc bằng một bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Xét xử là một giai đoạn tố tụng hình sự trung tâm và quan trọng để cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn xét xử củaTòa án nói riêng và toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự của Nhà nước nói chung,góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.

Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tố

2.2.1 Khái niệm, bản chất pháp lý và vai trò của khởi tố vụ án hình sự Khái niệm: khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự trong đó có cơ quan thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Bản chất pháp lý: với tính chất là một giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về mặt nội dung (vật chất) và về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết định về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự có liên quan đến hành vi đó.

Vai trò của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được thể hiện trên các bình diện chủ yếu như:

- Một mặt, khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với từng hành vi phạm tội nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy xét và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội, không chỉ là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự mà còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc trong thực tiễn áp dụng trong pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm.

- Mặt khác, khởi tố vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố vụ án hình sự một cách thiếu cân nhắc kỹ, vội vàng và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo trong việc truy cứu tố tụng hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự tiếp theo

- Cuối cùng, khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tộ phạm trong toàn xã hội.

2.2.2 Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong khởi tố vụ án hình sự

Trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là trong hoạt động tố tụng suy luận logic lại càng đóng một vai trò quan trọng và cần thiết hơn hết Bở lẽ, tố tụng hình sự hay quá trình giải quyết vụ án thường phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, do ba cơ quan có thẩm quyền xử lý tố tụng là: cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, và Tòa án Hơn nữa, ở bất cứ một giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng đều cần sử dụng đến suy luận logic để đưa ra những phán đoán mới, những kết luận xác định, những quyết định chính xác, kịp thời trên cơ sở tiền đề là những căn cứ pháp lý do luật định và những chứng cứ, bằng chứng dấu viết được thu thập một cách cẩn thận, xác thực trong quá trình điều tra, phá án Ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, nhờ có suy luận logic mà các cơ quan có thẩm quyền tố tụng mới đưa ra được những kết luận xác định về việc có hay không có dấu hiệu tội phạm hoặc việc xác định tội danh ban đầu của vụ án để từ đó đi đến quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự Như vậy, suy luận là một hình thức đồng thời cũng là một thao tác tư duy logic tối thiểu cần thiết, quan trọng và không thể thiếu được trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự.

Khi tiếp nhận tố giác, thông tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định có sự việc xảy ra hay không, nếu có sự việc xảy ra thì phải xem sự việc có hay không có dấu hiệu tội phạm Để kết luận sự việc đó có dấu hiệu tội phạm hay không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra, xác minh ban đầu Thôn gqua các biện pháp nghiệp vụ kết hợp với hàng loạt các phương pháp khác: quan sát, đo đạc , phân tích, thống kê, thu thập tất cả các dấu vết, chứng cứ để lại tại hiện trường xảy ra vụ việc Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra sẽ xâu chuỗi chứng lại theo một trật tự logic nhất định để tiến hành suy luận, rút ra kết luận chung để xác định dấu hiệu của tội phạm và xác định tội danh Vì vậy để đưa ra những kết luận này thì điều tra viên phải sử dụng suy luận logic.

Mặc dù đây là phép suy luận quy nạp không hoàn toàn, kết quả của việc suy luận này chỉ mang tính chất xác định xuất chứ không phải hoàn toàn chân thực.

Vì sẽ có những tình tiết được phát hiện, phát sinh thêm ở những giai đoạn sau. Song nó lại có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng cho toàn bộ quá trình điều tra sau này nữa của vụ án Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nó đảm bảo cho việc phát hiện nhanh chóng, kịp thời Do đó, suy luận logic và vai trò của nó trong giai đoạn này là rất quan trọng.

Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tố chủ yếu được thể hiện ở những điểm sau:

- Việc sử dụng suy luận logic đúng đắn, khoa học sẽ đưa ra những kết luận chuẩn xác về việc xác định dấu hiệu tội phạm cũng như xác định đúng tội danh. Kết quả suy luận ở giai đoạn khởi tố - giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng hình sự, sẽ xử lý được những nhiệm vụ đặt ra trong chính bản thân của giai đoạn này, nghĩa là nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.

- Mặt khác, nó có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho các hoạt động điều tra ở những giai đoạn tiếp theo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các nhiệm vụ khác trong giai đoạn tố tụng kahcs Qua đó, suy luận logic đã góp phần tích cực vào hoạt động tố tụng hình sự.

Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn điều tra

2.3.1 Khái niệm, bản chất pháp lý và vai trò của điều tra vụ án hình sự Khái niệm: Điều tra là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó quyền áp dụng mọi biện pháp mà bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.

Các hoạt động của điều tra vụ án hình sự gồm: Khởi tố bị can và hỏi cung bị can; lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án; đổi chất và nhận dạng: khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, giám định; tạm đình chỉ điều tra, kết thúc điều tra và phục hồi điều tra.

Bản chất pháp lý của giai đoạn điều tra: Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng biên bản kết luận điều tra và quyết định của cơ quan điều tra về việc đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án buộc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng. Vai trò của giai đoạn điều tra:

- Một mặt, điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan, người tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được Đồng thời cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm.

- Mặt khác, điều tra vụ án hình sự cũng góp phần ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể loại bỏ một loại hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự như: Truy tố của Viện kiểm sát hoặc xét xử của Tòa án không khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội Cuối cùng, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố cả Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội 2.3.2 Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự

Trong suốt quá trình tố tụng hình sự, ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần phải sử dụng suy luận logic, song trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì suy luận logic đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và vai trò của nó được thể hiện ở đây là rõ nét hơn bao giờ hết Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, nhờ có suy luận logic mà các cơ quan điều tra mới đưa ra được những kết luận chính xác và chứng minh được tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội Toàn bộ quá trình điều tra cũng như ở bất cứ hoạt động đơn lẻ nào của giai đoạn điều tra cũng đều phải liên tục sử dụng đến suy luận logic Hơn nữa, những kết luận được rút ra trong quá trình điều thông qua việc triển thành suy luận logic sẽ là yếu tố quyết định tới toàn bộ quá trình tố tụng hình sự hay giải quyết vụ án hình sự Vụ án hình sự có được giải quy không và nếu được giải quyết thì có thỏa đáng hay oan, sai, Tất cả những vấn đề này chủ yếu là do giai đoạn điều tra quyết định và cụ thể hơn nữa là do kết quả suy luận logic trong giai đoạn này góp phần làm nên.

Nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong giai đoạn điều tra là cơ quan điều tra cần phải thu thập được dầu đủ các tài liệu, chứng cứ để minh chứng cụ thể tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, xác nhận nguyên nhân và điều kiện phạm tội cùng với các tình tiết khác của hành vi phạm tội… Do vậy, để có được những kết luận điều tra đúng đắn, cơ quan điều tra tất yếu phải sử dụng đến suy luận logic mà ở đó tiền đề xuất phát là những chứng cứ xác thực quan sát và thu thập được trong quá trình điều tra. Nhờ có suy luận logic mà cơ quan điều tra sẽ “giải mã” được vụ án.

Bên cạnh đó, vai trò của suy luận logic ở giai đoạn điều tra cũng được thể hiện rõ nét ở chỗ: Khi giải quyết nhiều vụ án hình sự khác nhau, nếu suy luận logic được sử dụng một cách đúng đắn khoa học và sáng tạo, không vi phạm quy tắc, quy luật logic thì sẽ đem lại những kết luận chính xác trong giai đoạn điều tra Từ đó có thể nhanh chóng tìm ra thủ phạm , sự thật khách quan về vụ án, do dó vụ án đã giải quyết một cách thỏa đangs, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tộ, với những chứng cứ, bằng chứng xác thực kiến tội phạm phải tâm phục, khẩu phục cúi đầu nhận tội.

Ví dụ: điển hình là vụ án Nguyễn Hải Dương (hay vụ án thảm sát 2015 ở Bình Phước) là vụ án hình sự về tội giết người và cướp tài sản rạng sáng ngày 7 tháng 7 năm 2015 ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, với chủ mưu là Nguyễn Hải Dương, các đồng phạm là Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại đã lên kế hoạch giết chết sáu người của gia đình người yêu cũ, xuất phát từ động cơ “hận thù tình cảm” và ham muốn chiếm đoạt tài sản Đây là vụ án gây chấn động dư luận và xã hội ở Việt Nam vào thời điểm diễn ra vì mức độ nghiêm trọng của sự việc, khi người gây án là thanh niên với hành động tàn sát dã man và hệ quả là cái chết của nhiều người trong một gia đình Nhưng nhờ sử dụng đúng đắn và sáng tạo suy luận logic trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ mà sự thật của vụ án đã được phơi bày ra ánh sáng, kẻ sát hại đã phải cúi đầu nhận tội với mức hình phạt cao nhất, loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

Trong logic học, suy luận trên thuộc loại suy luận điều kiện xác định. Phương thức lập luận đi từ khẳng định điều điểm đến khẳng định hệ quả, vì vậy suy luận này luôn cho kết luận hoàn toàn đáng tin cậy.

Ngoài ra, ở giai đoạn điều tra cũng rất cần đến phép suy luận tương tự nhằm đưa ra những kết luận mang tính định hướng, dự báo, chỉ dẫn hết sức cần thiết cho toàn bộ quá trình điều tra trên cơ sở một số đặc điểm chung, đặc điểm tương đồng giữa một số vụ án hình sự với nhau.

Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố, xét xử

2.4.1 Khái niệm, bản chất pháp lý và vai trò của điều tra vụ án hình sự Khái niệm: Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can trước tòa án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Các thủ tục của giai đoạn truy tố vụ án hình sự gồm nhận, nghiên cứu hồ sơ và các quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn này như: quyết định chuyển vụ án để truy tố và việc ủy quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án và quyết định truy tố bị can.

Bản chất pháp lý của giai đoạn truy tố: với tính chất là một giai đoạn độc lập tố tụng hình sự, giai đoạn truy tố về hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan điều tra có thẩm quyền đã áp dụng để bảo đảm cho các quyết định của Viện kiểm sát được chính xác và khách quan góp phần truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tội, đúng người và đúng pháp luật Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự bao gồm cả kết luận điều tra và đề nghị truy tố do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện kiểm sát ra một trong ba loại quyết định sau: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đỉnh chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.

Vai trò của giai đoạn truy tố: Một mặt, truy tố là chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan Điều tra thẩm quyền đã áp dụng để loại trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự trước đó Mặt khác, quyết định truy tố của Viện kiểm sát thông qua bản cáo trạng thể hiện hoạt động chứng minh trên cơ sở các tài liệu hồ sơ của vụ án, tính chất lỗi của hành vi phạm tội, lôi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm để góp phần có hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét xử của Tòa án, loại trừ những thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể xảy ra do việc xét xử thiếu công mình, vô căn cứ và không đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan những người vô tội Cuối cùng, chính vì vậy, truy tố là một giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi xét xử tại Tòa án.

2.4.2 Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự

2.4.2.1 Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố vụ án hình sự

Suy luận logic không chỉ có vai trò quan trọng đối với giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự mà nó cũng rất cần thiết và có ý nghĩa đối với giai đoạn truy tố vụ án hình sự Sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng với bản kết luận điều tra do cơ quan điều tra chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành nghiên cứu tất cả các tài liệu đó để đưa ra những quyết định, kết luận xác định về vụ án Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát trên cơ sở nghiên cứu xem xét tất cả các vấn đề mang tính thủ tục tố tụng cũng như tất cả các vấn đề thuộc về nội dung vụ án thể hiện trong hồ sơ điều tra, để từ đó đi đến quyết định trả hay không trả hồ sơ vụ án để điều tra lại, truy tố bị can hay không truy tố bị can ra trước tòa; hoặc ra các kết luận tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án hình sự Để đưa ra những kết luận trong những trường hợp như vậy, thì không gì có thể thay thế được vai trò của suy luận logic trong giai đoạn này.

Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố cũng được thể hiện chiều hướng nhất định: Một là nếu suy luận logic đúng đắn khoa học trong giai đoạn này thì sẽ đảm bảo cho việc truy tố đúng người, đúng tội danh, đúng khung hình phạt, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Tòa án đưa vụ án ra xét xử Qua đó, khẳng định được tính đúng đắn khách quan, minh bạch và hợp pháp của các giai đoạn tố tụng trước đó nhất là đối với giai đoạn điều tra Hơn nữa, nếu việc suy luận logic ở giai đoạn này khoa học và sáng tạo sẽ góp phần phát hiện, khắc phục kịp thời những vấn đề vi phạm thủ tục tố tụng trong cả quá trình điều tra và xét xử, đồng thời có thể bổ sung thêm những tình tiết mới liên quan đến vụ án, do đó, tránh được việc bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, góp phần nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án Hai là, nếu suy luận logic ở giai đoạn này mà không đúng đắn, không khách quan, khoa học, vi phạm những lỗi logic cơ bản thì sẽ dẫn đến những sai lầm, hậu quả to lớn trong việc quyết định truy tố, tức truy cứu trách nhiệm hình sjw đối với người thực hiện hành vi phạm tội là không chính xác, có nguy cơ bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, việc làm đó chẳng khác nào tiếp tay cho tình trạng oan, sai trong quá trình tố tụng hình sự Đó là khi các cơ quan có thẩm quyền ở giai đoạn truy tố không kiểm soát chặt chẽ, không nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng, cũng như hồ sơ vụ án mà cơ quan điều tra chuyển sang Do đó, không phát hiện kịp thời được những thiếu sót và vi phạm trong thủ tục tố tụng ở những giai đoạn điều tra trước đó.

2.4.2.2 Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong xét xử vụ án hình sự

Không chỉ cần thiết và có ý nghĩa đối với giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố vụ án hình sự mà suy luận logic còn có vai trò đặc biệt trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự Ở giai đoạn này nhờ có suy luận logic mà cơ quan xét xử có thể đưa ra những phán xét, kết luận cuối cùng về vụ án, tuyên bố bị cáo có tội hay vô tội trước tòa, đồng thời ra các quyết định cần thiết về tội phạm, tội danh, hình phạm và các biện pháp tư pháp khác.

Sau khi tòa án nhận được cáo trạng quyết định truy tố bị can và hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến, sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và thấy đã có đủ căn cứ thì tòa án sẽ quyết định mở phiên tòa đưa vụ án ra xét xử công khai. Trong quá trình xét xử, thông qua việc xét hỏi, tranh luận dân chủ, công khai tại phiên tòa Hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ những chứng cứ tình tiết của vụ án với tất cả thông tin, tài liệu vật chứng… thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố và lại phiên tòa Cùng với việc lắng nghe những ý kiến tranh luận, lập luận của kiểm sát viên và luật sư bào chữa cho bị cáo Trên cơ sở đó tòa án sẽ tiến hành suy luận logic, xâu chuỗi tất cả các sự kiện, tình tiết có liên quan đến vụ án để đưa ra phán quyết, kết luận đúng đắn cuối cùng về vụ án bằng việc ra một bản án tuyên bố bị cáo có tội hay không có tội Hình phạt và các biện pháp tư pháp khác Như vậy, để đưa ra những kết luận cuối cùng về vụ án ở giai đoạn xét xử này thì cơ quan xét xử không thể không sử dụng đến suy luận logic Vì vậy, suy luận logic trong giai đoạn này giữ một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với riêng giai đoạn xét xử mà nó còn tác động đến toàn bộ quá trình tố tụng hình sự.

Trong tố tụng hình sự, tham gia vào quá trình tranh tụng bao gồm các bên: bên buộc tội Trái lại, luật sư cũng là một chủ thể của bên gỡ tội Thực chất tranh luận trong tố tụng hình sự là cuộc đấu trí giữa hai chức năng buộc tội và gỡ tội nhằm tìm ra sự thật của vụ án để qua đó giúp hội đồng xét xử đưa ra phán quyết cuối cùng Do vậy, quá trình tranh tụng cũng như kết quả tranh tụng giữ kiểm sát viên và luật sư bào chữa được coi là quan trọng nhất của phần tranh luận tại phiên tòa.

Trải qua hơn hai nghìn năm, từ thời Arixtot đến nay suy luận logic đã là công cụ đắc lực góp phần hình thành và phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau Nó còn là công cụ nhận thức, tư duy hợp lý trong mọi mặt đời sống con người Ngày nay, ở giai đoạn mà con người đang có tham vọng dùng máy móc để từng bước tự động hóa các hoạt động trí tuệ của chính mình, logic không chỉ là công cụ để nghiên cứu mà bản thân nó cũng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với đặc trưng cơ bản của suy luận logic là tính chặt chẽ và chính xác Tính chính xác phản ánh đúng đắn những bản chất của các đối tượng vào trong các dấu hiệu cơ bản của khái niệm Tính chính xác của suy luận logic còn đòi hỏi sự lập luận rõ ràng, rành mạch, để đưa ra một kết luận đúng đắn Trong thời kỳ hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ta càng thấy rõ vai trò của suy luận logic trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Tiểu luận được kết cấu bởi ba phần, trong đó phần thứ nhất tiểu luận đã khái quát được những vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của suy luận logic trong lịch sử thời kỳ Hy Lạp cổ đại đến phương Tây cận đại Đồng thời, tiểu luận cũng trình bày và phân tích được những nội dung cơ bản của suy luận logic liên quan đến vấn đề giải quyết vụ án hình sự như: định nghĩa, đặc trưng, cấu tạo, phân loại và các quy tắc của suy luận logic Đây cũng chính là cơ sở lý luận của tiểu luận để triển khai những nội dung chính Phần tiếp theo, tiểu luận đã khẳng định vai trò của suy luận trong mỗi giai đoạn tố tụng được thể hiện theo hai chiều hướng: Một là nếu sử dụng suy luận một cách đúng đắn, khoa học và sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự,Hai là nếu suy luận logic phạm những sai lầm do bị vi phạm quy tắc, quy luật logic sẽ dẫn đến những hệ luỵ hậu quả nghiêm trọng khó lường Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng không chỉ nắm vững các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ của mình mà còn phải vững về kiến thức suy luận, quy tắc của suy luận logic Đồng thời phải biết kết hợp các loại hình suy luận với nhau như: chứng minh, giả thuyết, bác bỏ, để đảm bảo cho việc xét xử được khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để oan cho người vô tội và không để lọt tội phạm Qua đó góp phần thúc đẩy quá trình hình thành phát triển tư pháp, pháp luật ở nước ta hiện nay.

Tóm lại, ta có thể khẳng định rằng vai trò của suy luận logic đóng vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực pháp lý nói riêng, đời sống của con người nói chung Suy luận logic có thể giải quyết những vấn đề mang tính cấp thiết, thời sự, hết sức mới mẻ và hấp dẫn đầy khó khăn.

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w