Tuy nhiên xét về bản chất thì hoạt động ngân hàng là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro, đặc biệt là với cơ chế thị trường tự do cạnh tranh có tính phức tạp như Việt Nam hiện nay, bởi
Trang 1ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu thực nghiệm 2.1.1 Nghiên cứu nước ngoài 2.1.2 Nghiên cứu trong nước 2.2 Khoảng trống nghiên cứu
3 Mục tiêu nghiên cứu4 Câu hỏi nghiên cứu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu6 Phương pháp nghiên cứu
7 Kết cấu bài nghiên cứu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lý luận về nợ xấu
1.1.1 Khái niệm và phân loại nợ xấu 1.1.2 Chỉ số đo lường nợ xấu
1.1.3 Ảnh hưởng của nợ xấu
1.1.3.1 Ảnh hưởng của nợ xấu đến nền kinh tế
1.1.3.2 Ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động của NHTM
1.2 Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM
2.1 Khung nghiên cứu2.2 Dữ liệu nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu2.4 Quy trình nghiên cứu
2.5 Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Trang 23.1 Tổng quan về ngành ngân hàng
3.2 Tổng quan về tình hình nợ xấu tại các NHTM ở Việt Nam3.3 Kết quả nghiên cứu
3.3.1 Mô tả dữ liệu
3.3.2 Kết quả kiểm định mô hình 3.3.3 Phân tích mô hình hồi quy
3.4 Tác động của các nhân tố đến nợ xấu ngân hàng
3.4.1 Các nhân tố có tác động đến nợ xấu ngân hàng 3.4.2 Các nhân tố không tác động đến nợ xấu ngân hàng
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế của một quốc gia sẽ không thể phát triển bền vững nếu hệ thống tài chính của quốc gia đó hoạt động kém hiệu quả Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động của NHTM nói riêng đang ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn của mình, là cầu nối tạo điều kiện cho dòng vốn được luân chuyển trên thị trường, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Chức năng chính của NHTM là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ vì vậy hoạt động tín dụng vừa là hoạt động quan trọng vừa là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho hệ thống NHTM, cũng bởi vì lẽ đó mà hầu hết các NHTM hiện nay đều tập trung nguồn lực vào hoạt động cho vay tín dụng Tuy nhiên xét về bản chất thì hoạt động ngân hàng là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro, đặc biệt là với cơ chế thị trường tự do cạnh tranh có tính phức tạp như Việt Nam hiện nay, bởi vậy mà hoạt động tín dụng bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng thì hoạt động này cũng khiến các NHTM phải đối mặt với tính trạng nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ khi đến hạn hay còn gọi là nợ xấu cao.
Nợ xấu từ hoạt động tín dụng là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận NHTM và cũng là nhân tố lớn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô Theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM trong những năm gần đây luôn ở mức khoảng 2,91% với tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, còn nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa xử lý và nợ cơ cấu lại tiềm ẩn thành nợ xấu) khoảng 5% Có thể thấy việc xử lý nợ xấu bị dồn ứ ngày càng gia tăng, xử lý tài sản đảm bảo được đẩy mạnh nhằm thu hồi nợ sớm, các ngân hàng ngày càng khó xử lý nợ hơn Đây là dấu hiệu không mấy khả quan cho ngành ngân hàng, nợ xấu phát sinh không những làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận hoạt động của các NHTM mà
Trang 3còn ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu đối với NHTM sẽ giúp cho những nhà quản trị ngân hàng chủ động hơn trong quá trình khắc phục, thay đổi và tìm ra chính sách phù hợp giúp giảm thiểu nợ xấu tại các NHTM ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Các nhân tốảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” nhằm đánh
giá thực trạng, xác định các nhân tố có tác động đến tình trạng nợ xấu của các NHTM đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu, tạo cơ sở lành mạnh hóa hệ thống tài chính Việt Nam.
2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu nước ngoài
Irum Saba và Rehana Kouser (2012) phân tích các vấn đề liên quan đến tỷ lệ
cho vay không hiệu quả tại các ngân hàng ở Hoa Kỳ từ năm 1985 đến 2010 Mô hình phân tích tác động của Lãi suất, GDP bình quân đầu người và tổng số vốn vay lên tỷ lệ nợ xấu NPL Các biến độc lập được lựa chọn đều có tác động đáng kể đến biến phụ thuộc tuy nhiên giá trị các hệ số không cao lắm Các ngân hàng ở Mỹ nên kiểm soát và sửa đổi chính sách cấp tín dụng đối với các biến số nêu trên để có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn.
Messai (2013) thực hiện nghiên cứu các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng, tìm hiểu về các yếu tố giải thích cho chất lượng các khoản vay của ngân hàng, cụ thể là nợ xấu Những yếu tố này bao gồm biến số kinh tế vĩ mô và đặc thù ngân hàng, từ đó phân tích diễn giải kết quả thực nghiệm Các biến được sử dụng là các biến kinh tế vĩ mô và các biến cụ thể đối với ngân hàng Các biến kinh tế vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất thực tế đối với các khoản cụ thể các biến số lựa chọn lợi nhuận trên tài sản, sự thay đổi trong các khoản vay và dự phòng tổn thất cho vay trên tổng các khoản vay tỷ lệ Nghiên cứu đã cho thấy tăng trưởng GDP và lợi nhuận trên tài sản của tổ chức tín dụng có tác động tiêu cực đến nợ xấu Trong khi tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất ảnh hưởng tích cực đến các khoản vay bị suy giảm giá trị.
Vasiliki Makri và cộng sự (2014) thực hiện quan sát xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ nợ xấu NPL của hệ thống ngân hàng Eurozone đối với giai đoạn 2000-2008, ngay trước khi bắt đầu cuộc suy thoái thế giới Với các biến quan sát bao gồm: biến vĩ mô: tốc độ tăng trưởng phần trăm hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội, nợ công tính theo % tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ thất nghiệp, biến vi mô: tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Qua đó nhận thấy các biến số cụ thể của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của năm trước, tỷ lệ vốn và ROE dường như có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỷ lệ nợ xấu Đồng thời, từ góc độ kinh tế vĩ mô, nợ công, GDP và tỷ lệ thất nghiệp dường như là ba yếu tố bổ sung ảnh hưởng đến chỉ số NPL, cho thấy tình hình kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng Euro có mối liên hệ rõ ràng với chất lượng danh mục cho vay
Trang 4Abdullah Al Masud và Mohammad Azhar Hossain (2020) đã cho rằng một số
yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc thù của ngân hàng có tác động đến NPL của các ngân hàng tư nhân ở Bangladesh trong vòng 10 năm qua Bằng cách sử dụng phương pháp GMM analysis với các biến nội sinh: ROA, size, loan deposit, credit growth và board independence; các biến ngoại sinh: GDPGrowth, lạm phát, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp và giá cổ phiếu Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp và giá cổ phiếu được cho là có mối quan hệ tích cực đáng kể với nợ xấu Còn với các biến của ngân hàng chỉ có ROA đại diện cho hiệu quả quản lý thì có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với nợ xấu Từ đó, các ngân hàng nên tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát để nâng cao chất lượng khoản vay.
Mugahed Mahyoub và Rasidah Mohd Said (2021) xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ nợ xấu (NPL) của các ngân hàng thương mại Malaysia từ giai đoạn 2010 đến 2018 Các tác giả hướng tới việc khám phá vấn đề này với các biến số: tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LTDR) và quy mô ngân hàng (BSIZE) được đo bằng tổng tài sản, tổng sản phẩm quốc nội (RGDP) thực tế bình quân đầu người, lạm phát (INF) được đo bằng tốc độ tăng trưởng CPI Tác giả xác định các nhân tố vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội RGDP, lạm phát Trong đó, GDP thực tế và lạm phát không có tác động đáng kể đến mức độ nợ xấu của các ngân hàng mẫu Về các nhân tố vi mô, nổi bật chỉ có chỉ số CAR có ảnh hưởng tới nợ xấu của các ngân hàng ở Malaysia, thể hiện chất lượng khoản vay của các ngân hàng mẫu đang có vấn đề Nghiên cứu còn đưa ra các chuyên gia nhận định vấn đề nợ xấu gia tăng là một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính US năm 2018
Mei Ling Sun và Purwanto (2021) áp dụng phân tích thống kê mô tả, kiểm
định giả thuyết cổ điển và hồi quy tuyến tính bội cho các biến GDP growth rate, CAR, ROA, Bank interest rate (BIR) và Inflaction rate (IR) Nghiên cứu với mục đích xác định ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ an toàn vốn và lợi nhuận trên tài sản đối với các khoản nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Trung Quốc Kết quả chứng minh rằng biến quan trọng nhất ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại là Inflaction rate Vì vậy, tác giả đã kết luận rằng các ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn đến lạm phát xét từ góc độ các yếu tố vĩ mô bởi vì trong thời kỳ lạm phát, đồng tiền mất giá sẽ dẫn đến khả năng trả nợ của người đi vay yếu, sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.
Rejaul Karim và cộng sự (2022) sử dụng dữ liệu của 25 ngân hàng niêm yết
trong 12 năm từ 2010 đến 2021, thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy bình phương tối thiểu thông thường (OLS) Khác với các nghiên cứu trên, các tác giả điều tra về mối liên hệ giữa các khoản nợ xấu (NPL) và khả năng sinh lời của các ngân hàng ở Bangladesh Bài nghiên cứu cho ra kết quả nợ xấu có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với lợi nhuận của các ngân hàng ở Bangladesh đo lường theo chỉ tiêu ROA Trong đó, nếu nợ xấu giảm thì lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng và ngược lại Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng được biểu thị bằng tổng tài sản của ngân hàng, cũng tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời của các ngân hàng mẫu được sử dụng trong bài nghiên cứu
Alshebmi và cộng sự (2020) sử dụng mô hình OLS và kiểm định Granger ở
Trang 5khu vực các ngân hàng Ả Rập Xê Út từ năm 2009 đến 2018 Giống với các nghiên cứu khác, tác giả cũng phân tích các nhân tố đến từ vĩ mô và từ tính chất mỗi ngân hàng Do đó, nghiên cứu nhằm mục đích điều tra mối quan hệ giữa các khoản nợ xấu và các yếu tố quyết định ngân hàng cụ thể được lựa chọn (các yếu tố bên trong) và các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô (các yếu tố bên ngoài) trong phạm vi nghiên cứu Tác giả rút ra kết luận các khoản nợ quá hạn có mối quan hệ tích cực với ROA và tỷ lệ lạm phát Ngược lại, nghiên cứu lại báo cáo mối tương quan tiêu cực đáng kể với mức độ an toàn vốn, GDP, tính thanh khoản và rủi ro tín dụng Giải pháp nhóm tác giả đưa ra là thực hiện đầy đủ việc đánh giá chất lượng các hồ sơ tín dụng, theo dõi khả năng trả nợ và dòng tiền của người đi vay để đảm bảo việc mở rộng dư nợ tín dụng không gây ra những tổn thất lớn hơn cho sự hoạt động ổn định của NHTM
2.2 Nghiên cứu trong nước
Đặng Thị Ngọc Lan (2019) đã thực hiện đánh giá các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh
hưởng đến nợ xấu của ngân hàng các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cụ thể là phạm vi của 13 quốc gia từ năm 2008 đến 2017 Đây được đánh giá là thời điểm nền kinh tế khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới dẫn đến sự suy thoái kinh tế trong các nước, vấn đề lạm phát, lãi suất tăng mạnh trong khi thị trường bất động sản rơi vào đóng băng, gián tiếp tạo cú sốc mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng Mô hình phân tích hồi quy bội bằng phương pháp OLS với các biến tiêu biểu: GDP, INF (Tỷ lệ lạm phát), IR (Lãi suất cho vay), IPI (Chỉ số sản xuất công nghiệp), CPI (Chỉ số giá tiêu dùng), UN (Tỷ lệ thất nghiệp), V2 (Lượng cung tiền) Tác giả kết luận rằng GDP và tỷ lệ thất nghiệp có tác động ngược chiều đến nợ xấu trong khi Chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng có tác động cùng chiều đến nợ xấu Bên cạnh đó, nếu xét trong ngắn hạn, Tỷ lệ lạm phá, Lãi suất cho vay và Lượng cung tiền không có ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nợ xấu nên không có biểu hiện rõ ràng như GDP, IPI, CPI, UN nhưng có thể ảnh hưởng nhiều trong dài hạn
Bùi Đan Thanh và Nguyễn Ngọc Huyền (2022) đã sử dụng kết hợp ba mô
hình ước lượng Pooled OLS, FEM, REM và chọn ra mô hình phù hợp là FEM Ngoài ra, phương pháp ước lượng hồi quy bằng mô hình GMM cũng được thực hiện để khắc phục các khuyết tật, nhằm kiểm định các yếu tổ tác động đến nợ xấu của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2021 Đặc biệt, bài nghiên cứu nằm trong số ít các nghiên cứu tại Việt Nam có lựa chọn tỷ giá hối đoái vào mô hình định lượng Tác giả cho rằng các yếu tố đặc điểm ngân hàng có tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng bao gồm: tỷ lệ nợ xấu năm trước (NPLt-1), LLR và LGR Ngược lại, các biến quy mô ngân hàng (SIZE) và ROE có tac động ngược chiều Đối với các biến yếu tố vĩ mô: GDP, INF và tỷ giá hối đoái có mối tương quan dương với nợ xấu, trong khi biến tỷ lệ thất nghiệp (UNL) không có tác động tới nợ xấu của các NHTM Tác giả có cung cấp bằng chứng về mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái, lạm phát có ý nghĩa đến tỷ lệ nợ xấu nhờ vận dụng phương pháp GMM hệ thống
Phạm Văn Chững và cộng sự (2022) đã xác định các nhân tố tác động đến nợ
xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bến Tre Với mẫu quan sát gồm 15 ngân hàng, nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố nội tại tác động đến nợ xấu của các chi nhánh NHTM, trong đó có nhân tố vĩ mô mang tính đặc thù của địa bàn
Trang 6Tỉnh và điểm mới là có sự tác động của đại dịch Covid-19 Nhờ đặt trong tình hình đại dịch căng thẳng khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng không nhỏ, nên bài nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo rất lớn Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bến Tre không ảnh hưởng đến nợ xấu, không đạt như kỳ vọng ban đầu, cho thấy khả năng điều hành quản lý của chi nhánh NHTM và thiện chí trả nợ vay của khách hàng tốt, không phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế Tỉnh tăng hay giảm Thứ hai, các biến Tỷ lệ thất nghiệp, Chuyên ngành đào tạo của giám đốc chi nhánh có tác động tích cực tới tỷ lệ nợ xấu Thực tế cho thấy rằng, Giám đốc chi nhánh NHTM có trình độ chuyên ngành phù hợp thì khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ tốt hơn Thứ ba, tác động ngược chiều gồm các biến như Tăng trưởng tín dụng, Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi, Size, Yếu tố đa dạng lĩnh vực cho vay trên địa bàn Tỉnh và biến giả Covid Theo đó, nếu quy mô NHTM càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh NHTM càng giảm Yếu tố đa dạng lĩnh vực cho vay trên địa bàn Tỉnh ngược chiều, thể hiện chi nhánh NHTM cho vay nhiều ngành lĩnh vực ít rủi ro hơn, đồng thời tập trung cho vay một số ngành lĩnh vực nhất định Biến giả COVID tác động ngược chiều với Tỷ lệ nợ xấu Trong 2 năm dịch Covid-19 diễn biến khó lường, đã ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, tuy nhiên, không làm tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh NHTM tăng; ngược lại, tỷ lệ nợ xấu giảm nhờ chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ của NHNN.
Nguyễn Kim Phước và cộng sự (2017) đã phân tích dữ liệu của 22 ngân hàng
từ 2006- 2015 nhằm tìm ra các yếu tố nội bộ tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Phương pháp ước lượng được thực hiện là mô hình OLS, FEM, REM với các biến số ROE, Tăng trưởng tín dụng, Dự phòng rủi ro, Tổng tài sản, Nhân viên/ chi nhánh, Lãi suất tái cấp vốn và Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng Kết quả cho thấy có tới 6/7 biến độc lập có tác động, trong đó các biến ROE, Tăng trưởng tín dụng, Tổng tài sản và Ứng dụng công nghệ có tác động trái chiều với NPL Các biến Dự phòng rủi ro và Lãi suất tái cấp vốn có tác động cùng chiều với NPL Khác với các biến trên thì biến Nhân viên/ chi nhánh chưa tìm thấy bằng chứng có tác động đến NPL
Trần Huy Hoàng Và Lê Thị Mỹ Tiên (2022) xác định, đánh giá các nhân tố
ảnh hưỏng đến nợ xấu (Non Performing Loans - NPLs) của các NHTM Việt Nam và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu giai đoạn 2008-2020 Mô hình ước lượng GMM và kiểm định Sargan- Hansen được thực hiện nghiên cứu Các biến số được tác giả nghiên cứu đều là những biến số đã được nhiều bài nghiên cứu trên thế giới công nhận Tỷ giá hối đoái, Lãi suất thực cho vay, Nợ xấu trong quá khứ và Quy mô ngân hàng được xác định là có ảnh hưởng tích cực đến nợ xấu Trong khi tăng trưởng kinh tế GDP, ROE, ROA và tăng trưởng tín dụng có tác động ngược lại Khi các biến này tăng thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm Xét biến Tăng trưởng tín dụng, tác giả còn khuyến nghị các NHTM cần có quyết định chính xác trong quá trình giải ngân để đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững, nâng cao quy trình, tránh gặp phải rủi ro tín dụng
Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018) đã đánh giá tác động
của các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc thù đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống thông qua dữ liệu từ 204 NHTM ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á
Trang 7trong giai đoạn 2010–2015 Kết quả chứng minh nợ xấu hiện tại của các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á chịu tác động ngược chiều của các yếu tố là tỷ suất sinh lợi, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cho vay/tiền gửi, quy mô ngân hàng nhưng cùng chiều với nợ xấu trong quá khứ và vốn chủ sở hữu Đặc biệt, các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cho vay của các ngân hàng thương mại Kết quả cũng tìm thấy biến ngân sách và thuế thu nhập tác động có ý nghĩa thống kê đối với nợ xấu Ngoài ra, giai đoạn nghiên cứu là từ 2015 để về trước nên kết quả đưa ra sẽ có nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn hiện nay do hệ thống NHTM đã trải qua nhiều thay đổi và chất lượng tín dụng cũng được cải thiện đáng kể nhờ những chính sách từ NHNN và chiến lược đúng đắn của các nhà quản trị NHTM
BẢNG Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước
Trang 8năm Tỷ lệ thất nghiệp (+) Giá cổ phiếu (+)
Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (-)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (-) Quy mô ngân hàng ( -)
Trang 9Tỷ lệ nợ xấu năm trước (+) Quy mô ngân hàng (-)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (-) Quy mô ngân hàng (-)
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bến Tre Tỷ lệ thất nghiệp tỉnh (+)
Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi (-)
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm do Hội sở NHTM giao cho chi nhánh (-) Chuyên ngành đào tạo của Giám đốc
Lãi suất tái cấp vốn (+)
Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng
Quy mô ngân hàng (+) Nợ xấu trong quá khứ (+)
Suất sinh lợi trên tổng tài sản (-) Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (-) Tăng trưởng tín dụng (-)
Tăng trưởng kinh tế )(-) Tỷ giá hối đoái (+) Lãi suất thực cho vay (+)
Trang 102.2 Khoảng trống nghiên cứu
Có thể thấy các nghiên cứu liên quan tới nợ xấu và quản lý nợ xấu đã có đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ xấu trong việc đánh giá, phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong thời gian qua Tuy nhiên, nội dung của các nghiên cứu vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:
Thứ nhất, về mặt thực tiễn, lĩnh vực tài chính - ngân hàng gắn liền với sự vận động của thời gian Các nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam đã có từ lâu nên chưa thể đánh giá được những biến động gần đây của nền kinh tế trong nước và cả hệ thống ngân hàng Trong giai đoạn gần đây, ngành tài chính nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng đã có những thay đổi đáng kể, chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng với mức tăng trưởng tín dụng toàn giai đoạn ở mức xấp xỉ 13,5%, tỷ lệ nợ xấu bình quân ngành ngân hàng toàn giai đoạn là 2,2% và được kiểm soát chặt chẽ hơn Nền kinh tế vừa trải qua những đợt sóng lớn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chiến tranh Nga –Ukraine, những yếu tố vĩ mô bao gồm lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, có những thay đổi đáng kể Do đó, nghiên cứu này sẽ cập nhật và tiếp cận gần hơn với tình hình hiện tại, đi đến những kết luận, khuyến nghị chính sách hợp lý hơn Ngoài ra, các NHTM có thể sử dụng nghiên cứu này để đưa ra các chiến lược, tầm nhìn phù hợp trong việc quản lý cũng như dự đoán nợ xấu trong tương lai.
Thứ hai, ở các nghiên cứu trước phân tích và đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, mà chưa thực sự mở rộng nghiên cứu thêm những biến mới Thế giới loài người đang đứng trước những sự thay đổi ngoạn mục về công nghệ Chuyển đổi số, ngân hàng số, trí tuệ nhân tạo được sử dụng một cách phổ biến nên ngành ngân hàng nói riêng và các ngành khác nói chung luôn phải đứng trước bài toán thay đổi, làm sao cho hợp lý và hiệu quả với hiệu suất kinh doanh của ngân hàng mình Do đó, nghiên cứu sẽ lấp đầy khoảng trống khi thực hiện phân tích thêm biến mới liên quan đến chuyển đổi số, một trong những vấn đề nóng hổi không chỉ đối với bức tranh kinh tế ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới
Do vẫn còn những khoảng trống nghiên cứu như trên, nên việc tác giả lựa chọn đề tài là thật sự cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Khoá luận nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu của NHTM VN từ đó đề xuất các khuyến nghị kiểm soát nợ xấu.
Trang 11Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam
- Với phương pháp định lương xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt nam.
- Đề xuất các khuyến nghị trên cơ sở tác động vào nhân tố nhằm kiểm soát nợ xấu tại các ngân hang thương mại việt nam
4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trên đây, khóa luận cần giải quyết những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Lý luận về nợ xấu và các thước đo nợ xấu của NHTM Nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến nợ xấu các NHTM tại Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào để hạn chế tỷ lệ nợ xấu tại NHTM Việt Nam?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: khóa luận nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu của 15 NHTM Việt Nam
- Thời gian: Nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam theo năm trong giai đoạn 2013-2023
6 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập dữ liệu vĩ mô từ Tổng cục thống kê,
báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và các dữ liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam từ BCTC, BCTN nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu
- Phương pháp phân tích định lượng: Dựa trên dữ liệu thu thập, tác giả xử lý dữ liệu trên Excel và phần mềm Stata, đo lường, so sánh, phân tích độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng, kiểm định kết quả nghiên cứu, kết hợp với phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp, lượng hóa và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Phương pháp suy luận logic: từ những vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, rút ra kết luận về nguyên nhân, thực trạng, hạn chế về nợ xấu tại các NHTM tại Việt Nam
Trang 127 Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu giới thiệu chung, khóa luận được kết cấu chia thành 4 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị chính sách
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lý luận về nợ xấu
1.1.1 Khái niệm và phân loại nợ xấu
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi đề cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng khác cho khách hàng trong nền kinh tế quốc dân Trong đó cấp tín dụng được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của ngân hàng
Cấp tín dụng của ngân hàng được hiểu là việc ngân hàng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Từ các nghiệp vụ cấp tín dụng nói trên hình thành khái niệm về các khoản nợ của tổ chức, cá nhân đối với ngân hàng bao gồm: (i) Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; (ii) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; (iii) Các khoản bao thanh toán; (iv) Các hình thức tín dụng khác
Hiện nay chưa có một định nghĩa chung về nợ xấu Mỗi một ngân hàng trung ương và các tổ chức quốc tế có cách xác định khác nhau về khái niệm nợ xấu, tùy theo cách tiếp cận và hình thức biểu hiện của các khoản nợ.
Theo cách tiếp cận dựa trên tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ, Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra khái niệm về nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể bị quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ Theo cách tiếp cận này, các khoản nợ được coi là dưới chuẩn bao gồm các khoản nợ đã được thỏa thuận lại hoặc bị quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ bị nghi ngờ khi không chắc chắn thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện đã thỏa
Trang 13thuận trong hợp đồng, có khả năng thất thoát và đã quá hạn từ 180 đến 360 ngày Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) năm 2004 đã đưa ra định nghĩa về nợ xấu như sau: “một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế” Với khái niệm này, IMF chú trọng đến thời gian quá hạn trả nợ của khoản vay và lấy mốc thời gian 90 ngày làm khoảng thời gian quá hạn chuẩn cho một khoản nợ được là như nợ xấu
Khái niệm của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) cho rằng nợ xấu là “khoản nợ đã quá hạn và ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi”
Có thế thấy, bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà người chủ nợ xác định mất vốn và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của khách hàng hoặc là khoản tiền cho vay mà chủ nợ không thu hồi được đúng hạn hoặc thu không đầy đủ gốc lãi.
Nợ xấu là một khái niệm phức tạp, và không có sự thống nhất nhưng điểm tương đồng của khái niệm nợ xấu mà các tổ chức quốc tế nêu ra là nợ xấu được xác định dựa trên một trong hai hoặc cả hai yếu tố: thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày và khả năng trả nợ nghi ngờ của khách hàng Đây cũng là cách tiếp cận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi định nghĩa về nợ xấu
Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điều 10 Quyết định này Trong đó, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
Theo đó, có thể cho rằng Nợ xấu (nợ khó đòi) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán của người vay cũng như khả năng thu hồi vốn của người cho vay Đây là khoản nợ mà người đi vay (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) không thể trả cho người cho vay khi đến hạn thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
Theo Ngân hàng thế giới (2015) phân loại các nhóm nợ bao gồm:
-Nợ đạt tiêu chuẩn: Không nghi ngờ về khả năng trả nợ; Tài sản được đảm bảo
Trang 14hoàn toàn bằng tiền hoặc tương đương tiền; Quá hạn dưới 90 ngày
-Nợ cần theo dõi: Xuất hiện những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ; Điều kiện kinh tế hoặc tài chính trong tương lai gặp khó khăn; Quá hạn dưới 90 ngày
-Nợ dưới tiêu chuẩn: Có các điểm yếu về tín dụng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ; Các khoản nợ đã được thỏa thuận lại; Các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày.
-Nợ nghi ngờ: Không chắc thu hồi được tòan bộ nợ ở hiện tại; Có khả năng thất thoát; Các khoản nợ quá hạn từ 180-360 ngày.
-Nợ mất vốn: Các khoản nợ không thể thu hồi; Các khoản nợ quá hạn hơn 360 ngày
Phân loại nợ theo cách này, nợ xấu là các khoản nợ thuộc 3 nhóm: Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ mất vốn.
Các tiêu chí phân loại nợ theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) (2017):
Theo BIS, các khoản nợ tại các NH và các TCTD được phân thành 5 nhóm -Nợ đủ chuẩn: bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.
-Nợ cần chú ý: bao gồm những khoản nợ khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.
-Nợ dưới tiêu chuẩn: những khoản nợ đã quá hạn 3 tháng.
-Nợ nghi ngờ: bao gồm những khoản nợ bị nghi ngờ về khả năng thu hồi và
Các tiêu chí phân loại nợ tại Việt Nam:
Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ được phân thành 5 nhóm gồm: Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý), Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) Trong đó, nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
1.1.2 Chỉ số đo lường nợ xấu
Đo lường và đánh giá nợ xấu là nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu
Trang 15quả hoạt động kinh doanh và tính an toàn của NHTM Một số chỉ tiêu đo lường nợ xấu bao gồm:
Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ quá hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản cho vay sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng nợ quá hạnTổng dư nợ x100
Tỷ lệ này cho biết trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn, tỷ lệ càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp Trong một thời gian ngắn, một khoản vay có thể dễ dàng chuyển từ nợ quá hạn thành nợ xấu (nhóm 2 xuống nhóm 3, 4, 5) Do vậy, để tránh rơi vào tình trạng bị động, bất ngờ khi một lượng lớn các khoản vay đồng loạt chuyển nhóm nợ, ngân hàng sử dụng tỷ lệ này để đánh giá cơ cấu nhóm nợ của ngân hàng để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Chỉ số NPL (Non-performing Loan Ratio) để đo lường tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết quy mô các khoản nợ xấu mà ngân hàng phải đối mặt.
Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấuTổng dư nợ x100
Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ của ngân hàng có bao nhiều đồng là nợ xấu Tỷ lệ NPL càng cao thể hiện ngân hàng đó đang đối mặt với rủi ro tổn thất cho vay lớn hơn nếu không thu hồi được các khoản nợ và ngược lại, tỷ lệ thấp đồng nghĩa giá trị các khoản vay có rủi ro thấp hơn.Thông qua chỉ số NPL, các nhà phân tích và quản trị ngân hàng có thể đánh giá được sức khỏe, hiệu quả hoạt động của ngân hàng và phát hiện những vấn đề liên quan đến chất lượng tài sản trong danh mục cho vay
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vayTỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng rủi rotín dụng được trích lậpTổng dư nợ x100
Dự phòng RRTD là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tín dụng theo cam kết Các khoản nợ có rủi ro càng cao, thì dự phòng RRTD càng lớn và ngược lại.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên các khoản nợ xấu
Tỷ lệ dự phòng trên các khoản nợ xấu=Dự phòng rủi rotín dụng được trích lậpCác khoản nợ xấu x100