Định hướng chiến lược marketing nội dung Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược Thương hiệu định vị thương hiệu, độ nhận biết, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ giữathương hiệu và khách
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT POLYTECHNIC
o0o
TIỂU LUẬN Content Marketing
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Quốc Khánh
Thành viên nhóm: Nguyễn Hoàng Thiện Phú
Cao Thành Danh Hoàng Gia Duy
Lê Mạnh Tú
Hà Nội, tháng 12/2023
Trang 2Mục lục
CHƯƠNG I TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
1 Giới thiệu về doanh nghiệp
2 Các kênh nội dung đang triển khai
3 Phân tích thị trường theo mô hình SWOT
CHƯƠNG II ĐỊNH HƯỚNG VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG CHO DOANH NGHIỆP
1 Định hướng chiến lược marketing nội dung
2 Chân dung khách hàng mục tiêu và đặc điểm khách hàng mục tiêu
2.1 Chân dung khách hàng mục tiêu
2.2 Đặc điểm khách hàng mục tiêu
3 Chiến lược nội dung
3.1 Định nghĩa và yếu tố của chiến lược nội dung
3.2 Định nghĩa và đặc điểm small content, big content và tỉ lệ chuyển đổi
3.2.1 Small content
3.2.2 Big content
3.2.3 Tỉ lệ chuyển đổi
CHƯƠNG III: SẢN XUẤT, XUẤT BẢN VÀ QUẢNG BÁ NỘI DUNG KỸ THUẬT SỐ
1 Định nghĩa mô hình AIDA
2.Đặc điểm mô hình AIDA
CHƯƠNG IV: KẾ HOẠCH NỘI DUNG
1 Kế hoạch nội dung
2 Kỹ thuật số
3 Sản xuất video content
4 Đặc điểm bài viết chuẩn SEO
5.Đẩy SEO bằng topic cluter
6 Nâng cấp small content thành bài viết chuẩn SEO
7.Mô hình khuyếch đại nội dung POE
Trang 3CHƯƠNG I TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
1 Tổng quan về doanh nghiệp
Buddy hair là một thương hiệu liên quan đến làm đẹp tóc; với mong muốn dẫn đầu xu hướng trên thị trường Việt Nam về dòng sản phẩm thuốc nhuộm tóc, tẩy tóc của thương hiệu Xuất hiện từ năm 2015, đây cũng chính là sự mở màn đầu tiên với dòng sản phẩm thuốc nhuộm tóc tại nhà.1.1 Lĩnh vực hoạt động
Thương hiệu thuốc nhuộm tóc Buddy hair hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp - Thuốc nhuộm tóc –dưỡng tóc ghi điểm trong mắt khách hàng bởi màu sắc, sản phẩm của thương hiệu và thươnghiệu đã nằm trong Top #1 thị trường Việt Nam trong ngành Thuốc tẩy tóc
1.2 Đặc điểm nổi bật của sản phẩm
Sản phẩm không gây hư tổn tóc và độc hại cho da đầu
Sản phẩm dễ sử dụng và tiện lợi
Sản phẩm lên màu nhanh và chuẩn màu
Sản phẩm sử dụng bền màu, lâu phai
Sản phẩm có hương thơm dễ chịu
Trang 4 Instagram: https://www.instagram.com/buddyhairs/
Shopee: https://shopee.vn/buddy.hairs
Trang 5- Thị trường trên các sàn thương mại điện tử
giàu tiềm năng
- Sản phẩm giới trẻ tìm kiếm nhiều, sử dụng
cho mọi lứa tuổi
- Giá thành phù hợp với đông đảo phân khúc
- Sự cạnh tranh lớn từ các shop có thương hiệu
- Chiến lược marketing còn non trẻ
- Mới thành lập còn nhiều khó khăn trong bướcđầu bán hàng
Trang 6CHƯƠNG II Định hướng chiến lược và xây dựng kế hoạch Marketing nội dung với
Thuốc nhuộm tóc Buddy hair
1 Định hướng chiến lược marketing nội dung
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược
Thương hiệu (định vị thương hiệu, độ nhận biết, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ giữathương hiệu và khách hàng…)
Bước 3: Xác định phân khúc thị trường
Phân khúc theo hành vi hoặc phân khúc theo nhu cầu
Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu
Dựa theo các phân tích về nhân khẩu học, thu nhập sống, sở thích,…
Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing
Chiến lược marketing bao gồm những chiến lược nhỏ như: chiến lược giá, truyền thông, con người, thương hiệu, giá trị khách hàng,…
Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện
Đây là khâu bao gồm nhiều bước đòi hỏi bạn phải có sự tính toán tỉ mỉ, chi tiết nhằm tránh những rủi ro gây tiêu hao chi phí Một số bước có thể kể đến như dự trù bán hàng, tính giá và lãi gộp, kế hoạch bán hàng, tổ chức sản xuất và cung cấp, quản trị quan hệ khách hàng, đặt và giao hàng
Bước 7: Kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn
Cuối cùng và không thể thiếu trong quy trình này là việc xây dựng các quy chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi, rút ra bài học và tổ chức điều chỉnh, cải tiến thông qua từng giai đoạn
Trang 7BUDDY HAIR
2 Chân dung khách hàng mục tiêu và đặc điểm khách hàng mục tiêu
2.1 Chân dung khách hàng mục tiêu
Độ tuổi từ 16 đến 23: là những học sinh cấp 3, sinh viên đại học Đây là nhóm khách hàng mục tiêu lớn nhất của thương hiệu Thuốc nhuộm tóc đã trở thành sản phẩm làm đẹp mà mọi khách hàng nào cũng quan tâm đến và sử dụng rất nhiều trong cuộc sống Thường thì
họ sẽ đến từ thành phố lớn Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh Họ mua để phục vụ nhu cầu mong muốn làm đẹp, theo đuổi phong cách bản thân Do học sinh, sinh viên thường có thói quen
"thích thì làm" họ luôn muốn đổi mới bản thân, màu tóc chính là thứ họ ưa chuộng Vì những điều này nhóm khách hàng này chiếm đa phần lượng khách đến với Buddy hair
Khách hàng từ độ tuổi 24 đến 40: họ thường là những người trong giới giải trí, làm việc ở những quán bar hay là nhưng người nhân viên văn phòng, người lao động, các bậc thầy cha
mẹ Họ sống ở thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Họ mua để phục vụ nhu cầu khao khát của bản thân và mua tặng cho gia đình
Ngoài ra, còn có những khách hàng nhỏ tuổi, còn là học sinh cấp 2 đã có nhu cầu muốn làm đẹp, nhuộm những màu tóc nổi bật nhưng đây không phải khách hàng mục tiêu mà Buddy hair hướng tới và không khuyến khích điều này
2.2 Đặc điểm khách hàng mục tiêu
Những điều họ cân nhắc đối với sản phẩm:
Đối với những học sinh sinh viên sẽ có những bạn chưa đủ điều kiện để mua, hay bố mẹ,trường học không cho
Đối với những người làm về giải trí các KOC hay quán bar họ sẽ đắn đó và khó khăntrong việc chon màu sắc để phù hợp với chương trình, talkshow mà họ tham gia
Đối với những người lao đông, nhân viên văn phòng, các bậc phụ huynh sẽ gặp phảinhững cân nhắc như công việc không phù hợp và sợ hỏng tóc
Rào cản khiến họ nghi về sản phẩm
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều thương hiệu bán thuốc nhuộm tóc, tẩy
tóc, dưỡng tóc tại nhà
Trang 8 Thành phần của từng loại sản phẩm
Quá trình quyết định mua của khách hàng
Vai trò
Giai đoạn 1: Nhận biết nhu cầu
Khách hàng có nhu cầu sự dụng sản phẩm của dọanh nghiệp khi họ đang có nhu cầu sử dụng loại thuốc nhuộm tóc, tẩy tóc không làm hư tổn tóc và dưỡng tóc lâu dài
Giai đoạn 2: Tìm kiếm thông tin
Các nguồn thông tin đến đến từ nhiều thông tin như thông tin thương mại đến từ các KOC tiếp thị, nguồn tin cá nhân đến từ người thân, bạn bè, hàng xóm… Trong các nguồn thông tin giúp người mua có thông tin về sản phẩm và dịch vụ thì các nguồn thông tin các nhân lại giúp họ hợp thức hóa cũng như đánh giá về sản phẩm hay dịch vụ.Các bài đánh giá trên mạng xã hội hay blog cũng đều có sức ảnh hưởng đến người mua gấp 3 lần tiếp thị truyền thống
Giai đoạn 3: Đánh giá phương án
Giai đoạn này cũng giống như là so sánh Bước này khách hàng sẽ so sánh sản phẩm của Buđy hair với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thông qua các tiêu chí: giá thành của sản phẩm; độ ăn toàn của sản phẩm; chất lượng của sản phẩm như là màu tóc này giữ được bsao lâu? ; và địa điểm mua sản phẩm
Giai đoạn 4: Quyết định mua hàng
Khi mạng xã hội và các dịnh vụ phát triển thfi đa số khách hàng sẽ mua sắm gián tiếp thông qua hotline của cửa hàng, các ứng dụng trực tuyến như Shopee, Tiki, Lazada, Tiktok shop, , bên cạnh đó vẫn còn nhiều khách hàng mua tại cửa hàng
Có những yếu tố bất ngờ ảnh hưởng đến việc quyết định mua sản phẩm như: chương trfinh khuyến mại hấp dẫn của những đối thủ cạnh tranh
Giai đoạn 5: Đánh giá sau mua
Đa phần hiện nay khách hàng thường không có thói quen đánh giá khi mua sản phẩm khách hàng chỉ đánh giá sản phẩm khi được nhân viên xin ý kiến suy nghĩ khách hàng
về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ,…; nhận được lợi ích sau khi đánh giá nhưvoucher khuyến mãi,…
Trang 93 Chiến lược nội dung
3.1 Định nghĩa và yếu tố của chiến lược nội dung
Chiến lược content Marketing có lẽ đã không có gì xa lạ với mọi người nhất là với các bạn đang học và đang làm trong ngành truyền thông quảng cáo Tuy nhiên, những doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay hiểu đúng, áp dụng đúng và thành công với chiến lược content Marketing không nhiều
Định nghĩa Content Marketing: Marketing nội dung là một quy trình tiếp thị trong kinh doanh với trọng tâm là việc sản xuất và phân phối NỘI DUNG PHI THƯƠNG MẠI thực sự
có giá trị thông tin để THU HÚT và giành hoặc DUY TRÌ được TÌNH CẨM, SỰ TRUNG THÀNH của một nhóm khách hàng mục tiêu Mục đích sau cùng của Marketing nội dung là chuyển hóa NGƯỜI TIÊU THỤ nội dung thành những KHÁCH HÀNG thực tế, tạo ra doanh thu bằng việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
Để chiến lược nội dung đạt được hiệu quả nhất định, bốn yếu tố ấy không thể nằm rời rạc màphải gắn kết chặt chẽ với nhau, bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau
Cấu trúc (Structure): Xác định cấu trúc cho chiến lược nội dung là yếu tố đầu tiên bạn cần “đầu tư chất xám” Cấu trúc chính là khung xương cho cả chiến lược để từ đó, chiến lược được xây dựng đúng cách và đi đúng hướng
Ví dụ Buddy hair cần lên chiến lược nội dung cho chiến lược sắp tới Bước đầu tiên, Buddy hair sẽ xác định những tệp nội dung chính để phát triển: về 2005 thi đại học, về trải nghiệm mới của tuổi trẻ,… Sau đó, Buddy hair sẽ phân loại những nội dung này theocác tiêu chí phù hợp: dựa vào nhóm khách hàng hướng tới (người trẻ, người trung niên,
…), dựa vào phương thức truyền tải nội dung (hình ảnh, bài viết,…), dựa vào kênh truyền tải (social post, TVC,…)
Nội dung (Substance): Nếu coi cấu trúc là phần “xương” của chiến lược, thì chất liệu chính là phần “hồn” khiến chiến lược trở nên gần gũi, hấp dẫn với khách hàng hơn Với yếu tố chất liệu, bạn cần xác định được câu chuyện, chủ đề, yếu tố thương hiệu (brand elements), và giọng điệu (voice and tone)
Trang 10 Quy trình (Workflow): Một chiến dịch nội dung không chỉ cần có nội dung mà còn cần sự kết hợp chặt chẽ của những yếu tố con người mà trong đó quy trình là một yếu
tố không thể thiếu
Nếu chiến lược có cấu trúc tốt, nội dung hay mà không biết sắp xếp sao cho hiệu quả thì
cả chiến lược cũng “đổ sông đổ bể” Nói cách khác, quy trình sẽ đặt các nội dung vào những mắt xích hợp lý để khi bắt đầu chiến lược, mỗi mắt xích lại chạy nhịp nhàng với nhau chứ không chồng chéo, lộn xộn
Quản trị (Governance): Nếu bạn đã có một quy trình hợp lý cho nội dung nhưng lại “sốngchết mặc bay” không quản lý quy trình ấy thì rất có thể những người thực hiện sẽ đi sai hướng nhiệm vụ của mình Điều này rất rủi ro bởi nếu một “mắt xích” bị lung lay thì cả quy trình sẽ có nhiều nguy cơ “đứt đoạn”
Hoạt động quản trị cần bao trùm cả chiến lược từ lúc lên ý tưởng đến khi hoàn thiện sản phẩm cuối cùng Để quản trị hiệu quả, bạn cần lên tiêu chuẩn cho nội dung và đưa ra hướng dẫn (content guideline)
Ví dụ khi chuẩn bị bài viết trên blog của Buddy hair, quản lý Buddy hair sẽ hướng dẫn người viết quy chuẩn viết bài, đăng bài, sau đó lên kế hoạch chỉnh sửa, duyệt nội dung.3.2 Định nghĩa và đặc điểm Small content và Big content
3.2.1 Small content
Là một thuật ngữ không chính thống mà có thể hiểu là nội dung ngắn gọn, nhỏ gọn hoặc những tài liệu có dung lượng nhỏ Thuật ngữ này thưởng được sử dụng trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, phát triển nổi dung và quảng cáo trên mạng
Các định dạng phổ biến của nội dung dạng ngắn bao gồm:
Bài đăng blog ngắn
Những bài báo thời sự
Đồ họa thông tin
Nội dung xã hội
Loại nội dung này không quá nặng về đối tượng của thương hiệu, không mất nhiều thời gian
để tiêu thụ và thường tương đối nhanh và dễ tạo Mục tiêu của nội dung dạng ngắn cũng thường là truyền tải một thông điệp duy nhất một cách nhanh chóng và hiệu quả Đó là tất cả
về việc chia sẻ một ý tưởng và giữ mọi thứ đơn giản
Vẫn còn một số người còn nhầm lẫn Small content với Short content mặc dù khá giống nhau
về định nghĩa nhưng SMALL CONTENT sẽ viết cho TỪ KHÓA NGHIÊN CỨU THEO TOOLS và viết cho TỪ KHÓA BỎ QUÊN đây là đặc điểm của công cụ này
Trang 11Ví dụ:
Từ khóa:
- Bao nhiêu lâu thì dặm lại chân đen
- Thuốc nhuộm tóc không cần tẩy
3.2.2 Big content
Đó là thứ nội dung lớn không có bất cứ mọi từ khóa mục tiêu nào trong đó, nhưng nó khiến một tập khách hàng quan tâm và muốn tương tác Bài viết này viết cho những người đam mê
“Săn Sale”
Trang 123.2.3 Tỉ lệ chuyển đổi
Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate) là khái niệm không quá mới mẻ trong Marketing Online, Tỉ
lệ chuyển đổi được hiểu như khả năng chuyển đổi các yếu tố khách hàng tiềm năng bao gồm lượt truy cập trên website, lượt like trên các fanpage bán hàng… thành hành vi mua hàng, đăng
kí nhận thông báo / thông tin về sản phẩm
Hay nói đúng hơn, tỉ lệ chuyển đổi thể hiện hiệu quả của một chiến dịch tiếp thị bán hàng, sản phẩm thông qua các hành vi mà khách hàng thực hiện
Làm thế nào để gia tăng tỉ lệ chuyển đổi ?
Tối ưu hóa giao diện: Để kích thích các hành vi của khách hàng, cần phải gây ấn tượng với họ ngay từ cái nhìn đầu tiên bằng hệ thống giao diện bắt mắt, có bố cục rõ ràng, chuyên nghiệp Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm vào các yếu tố khiến khách hàng chú ý như các nút button, khung pop-up thông tin, video, ảnh động… cũng là một cách để tăng
tỉ lệ chuyển đổi nhanh chóng, dễ dàng hơn
Tập trung vào nội dung, xây dựng hệ thống content hấp dẫn, chuyên nghiệp: Tỉ lệ
chuyển đổi cũng có thể được gia tăng nhờ vào khối lượng khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp thông qua các từ khóa SEO, nội dung bài viết Như vậy, để khách hàng ở lại lâu hơn, tiếp tục xem trang và các bài viết khác, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình hệ thống content vững chắc, hấp dẫn, chuyên nghiệp
Sử dụng các “call-to-action” (kêu gọi hành động): Một cách nữa để gia tăng tỉ lệ
chuyển đổi cho website nhanh chóng đó chính là sử dụng các “call-to-action” Thông thường, call-to-action thường được dùng theo các hình thức như sau:
Nút button kêu gọi, có màu sắc, thiết kế hợp lí, hấp dẫn Click vào dẫn đến link mua hàng hoặc đăng kí thông tin khách hàng
Lời kêu gọi bằng chữ, nghĩa là các câu chữ mà bạn dùng để kêu gọi khách hàng thực hiện hành động như gọi điện, liên hệ, đăng kí dịch vụ ngay
Bên cạnh đó, call-to-action còn được kết hợp với các yếu tố hối thúc, deadline (như hạn chót thực hiện hành động, giới hạn số lượng khách hàng được mua sản phẩm, hàng có giới hạn…)
Đưa ra các mục tiêu cụ thể (KPI): Để có thể tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi nhanh và hiệu quảhơn, bạn cũng có thể áp dụng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể (KPISs) và dựa theo đó lên các chiến lược phù hợp Khi có mục tiêu và kế hoạch, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ nhanh chóng vào guồng
Vì sao cần tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi trong Marketing?
Bằng cách tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi, thương hiệu không chỉ trở nên khác biệt trong cuộc đua
“tranh top” mà còn trở thành đơn vị nổi tiếng trong việc mang lại lợi nhuận, doanh thu thực tếthông qua tỉ lệ mua hàng cao
Trang 13CHƯƠNG III: SẢN XUẤT, XUẤT BẢN VÀ QUẢNG BÁ NỘI DUNG KỸ THUẬT SỐ
1 Định nghĩa mô hình AIDA
AIDA là viết tắt của 4 bước: A (Attention) – I (Interest) – D (Desire) – A (Action) tương ứng với Gây chú ý – Tạo hứng thú – Tạo mong muốn – Hành động
2 Đặc điểm mô hình AIDA
Công thức của AIDA đại diện cho:
Attention – Thu hút sự chú ý
Giai đoạn này vô cùng quan trọng nhưng nhiều nhà tiếp thị lại bỏ qua nó Hiểu đơn giản, nếu nội dung của bạn không có bất cứ yếu tố đặc biệt nào khiến khách hàng dừng lại đọ thìđồng nghĩa với việc nó sẽ không thể mang lại hiệu quả về mặt doanh thu
Giai đoạn gây chú ý của hành trình nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu Một trongnhững cách tiếp cận tốt nhất là thông điệp mang tính sáng tạo
Doanh nghiệp có thể thực hiện với nội dung nổi bật, bắt mắt thông qua chiến dịch PR kỹthuật số, chiến lược tiếp cận cộng đồng hay quảng cáo truyền thống như bảng quảng cáohoặc quảng cáo biểu ngữ
Các yếu tố thu hút sự chú ý trong nội dung:
Các biến số cá nhân hóa, chẳng hạn như tên, công ty hoặc vị trí địa lý của kháchhàng tiềm năng
Những từ cấp bách như “Bây giờ”, “quan trong” hoặc “mới nhất”
Đề nghị về một sản phẩm, dịch vụ miễn phí hoặc ưu đãi
Những câu hỏi nhanh gợi sự tò mò
Sử dụng linh hoạt màu sắc và thiết kế
Sử dụng video, hình ảnh, âm thanh thu hút
Trang 14 Interest – Duy trì sự quan tâm
Thông tin quảng cáo được chia nhỏ và dễ đọc, với các tiêu đề phụ và hình ảnh minhhọa thú vị
Tập trung vào những gì phù hợp nhất với thị trường mục tiêu liên quan đến sảnphẩm, doanh nghiệp
Định hình nội dung thu hút: Mô tả sản phẩm trên trang web, bài đăng trên
blog, hướng dẫn hay trên mạng xã hội…
Desire – Khao khát mong muốn
Khi xây dựng mối quan tâm đến sản phẩm dịch vụ, điều quan trọng là chúng ta phải giúp khách hàng nhận ra lý do tại sao họ “cần” sản phẩm hoặc dịch vụ này Hãy trình bày nội dung mang tính thuyết phục với giọng văn và ngôn ngữ
Trình bày sản phẩm như một giải pháp cho một vấn đề cụ thể
Cung cấp thông tin thú vị về sản phẩm, cùng với lợi ích của việc mua sản phẩm
Ưu đãi “Chỉ một lần” hoặc “Cơ hội cuối cùng”
Giảm giá hoặc ưu đãi
Tạo ra sự khan hiếm với thời gian cụ thể
Mẫu đăng ký nhận bản tin
Cung cấp tải xuống
Liên ikết đến trang web