- Một số điểm mới của Luật sửa đối, bồ sung Bộ luật Lao động năm 2003 của Thạc sĩ Dé Ngân Bình, Tap chí Luật học năm 2003; - Một số ý kiến về việc sửa đối các quy định về đình công và gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIKHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRƯỜNG
MÃ SO: LH -09-11/DHL-HN
TRUNG TAM THONG TIN THU VIENTRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘIPHÒNG ĐỌC ZL.) 2)
HÀ NỘI 2010
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THUC HIỆN DE TÀI
TT Tên tác giả Đơn vị Nội dung
1 | TS Trân Thị Thuy Lâm ĐH Luật HN Chủ nhiệm dé tài, tác
giả các chương 1,6,13
2 | TS Nguyễn Hién Phuong ĐH Luật HN Thư ký đê tài, tác giả
chuyên đề 11
3 | TS Nguyễn Hữu Chí ĐH Luật HN Tác giả chuyên đề 7
4 | TS Lưu Bình Nhưỡng ĐH Luật HN Tác giả chuyên đề 9
5 |PGS.TS Dao Thị Hang DH LuatHN | Tác giả chuyên dé 14
6 |TS.Đỗ Ngân Bình ĐH Luật HN Tac gia CD 16,17,
đồng tac gia CD 4
7 | TS Nguyễn Xuân Thu DH Luat HN Tac gia chuyén dé
10,15,18
9 | Ths Dé Thi Dung DH Luat HN Tac gia chuyén dé 12
10 | Nguyén Thi Ngoc Cam Lién minh HTXVN | Dong tac gia CD 4
11 | Ths Vũ Minh Tiên Tông Liên đoàn LD | Tác giả chuyên dé 5
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐÀU Tr.1PHAN L | BAO CÁO PHÚC TRÌNH NOI DUNG DE TÀI 8PHAN II | NỘI DUNG CÁC CHUYEN ĐÈ 55CĐI Quá trình hình thành và phát triển của Bộ luật lao động Việt 55
nam
CĐ2 Đánh giá tổng quan về thực hiện Bộ luật lao động từ góc độ của | 67
mm cơ quan quản lý nhà nước về lao động
CĐ3 Đánh giá việc thực hiện Bộ luật lao động thông qua kết quả| 82
thanh tra từ năm 1995 đến năm 2008 và những đề xuất sửa đôi,
bổ sung Bộ luật lao động CĐ4 Đánh giá 14 năm thực hiện Bộ luật lao động dưới góc độ của 89
mm Liên minh Hợp tác xã - đại diện người sử dụng lao động.
| CDS Hoan thiện Bộ luật lao động nhìn từ góc độ người lao động | CĐ6 Đánh giá 14 năm thực hiện Bộ luật lao động từ kinh nghiệm 111
103-thuc tién giang day
CĐ7 Sửa đôi Bộ luật LD - sự cần thiết, những yêu cầu và nguyên tắc cơ | 122
—— bản.
CĐ8 | Quan điểm và định hướng cơ bản sửa đổi, bố sung Bộ luậtlao | 136
động
Cb9 Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng hệ thống pháp luật 150
lao động qua hệ thống pháp luật lao động của một số nước châu
Á và khu vực
CĐI0 Mối quan hệ giữa Bộ luật lao động và các đạo luật có liên quan | 163
CĐÍI Một số kiến nghị sửa đổi, bỗ sung các quy định về hợp đồng 172
lao động trong Bộ luật lao động.
CĐI2 | Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luậtvề | 183
thỏa ước lao động tập thể ở nước ta trong thời gian tới
Trang 4CD13 Sửa đôi, bỗ sung một số quy định về ky luật lao động, trách 196
mm nhiệm vật chất trong Bộ luật lao động
CĐ14 | Công đoàn và van dé đại diện tập thể lao động trong Bộ luật 210
lao động.
CĐI15 | Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo 221
quy định của Bộ luật lao động và kiến nghị sửa đổi
CD16 | Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp lao động tập | 231
thé trong Bộ luật lao động sửa đổi năm 2006
CĐI7 Sửa đổi, bổ sung các quy định về đình công và giải quyết đình | 240
công trong Bộ luật lao động sửa đôi, bổ sung năm 2006
CD18 | Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành những quy định về cơ chế | 260
ba bên và đại diện người sử dụng lao động trong Bộ luật lao động.
Trang 5PHAN MO DAU
1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bộ luật lao động (BLLĐ) được Quốc hội Khóa IX, kỳ hợp thứ năm thôngqua ngày 23/6/1994 (có hiệu lực từ ngày 01/01/1995) đã đánh dau một bướcngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật laođộng ở Việt Nam Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất từ trước tới nayđược ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ lao động và các quan hệ liên quantrực tiếp đến quan hệ lao động BLLĐ năm 1994 đã được xây dựng trên cơ sởđường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, Hiến pháp 1992: xây dựng nềnkinh tế thị trường theo đính hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhànước; kế thừa và phát huy những mặt tích cực của các chính sách lao động quacác thời kỳ, đồng thời có tham khảo, vận dụng một số tiêu chuan lao động của
Tổ chức Lao động Quốc tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam thời kỳ đó Dovậy, BLLĐ đã tạo cơ sở pháp lý tương đối đồng bộ, thống nhất điều chỉnh quan
hệ lao động trong nền kinh tế nhiều thành phần ở giai đoạn đầu của quá trình cảicách Ngoài BLLD, thời kỳ này còn có Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các tranhchấp lao động năm 1996 (gồm 2 phan: thủ tục giải quyết các vụ án lao động vathủ tục giải quyết các cuộc đình công) và khoảng 150 văn ban của Chính phủ vàcủa cấp Bộ hướng dẫn thực hiện
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, BLLĐ năm 1994 cũng đã bộc lộ mộts6 ton tai: nhiéu quy định của BLLD chưa được lượng hoa, hoặc lượng hoá đượcthì lại cứng nhắc; có những quy định chưa thé hiện rõ sự bình đẳng của các bênquan hệ lao động trong các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khácnhau Chinh vì vậy, sau 7 năm thực hiện, năm 2002, BLLĐ đã được sửa đôi, b6sung lần thứ nhất một cách khá toàn diện (đã sửa đổi, b6 sung 42 điều ở hau hếtcác chương) Năm 2004, Bộ luật tố tụng Dân sự được ban hành, quy định thủ tục
tố tụng chung cho việc giải quyết các vụ án lao động, dân sự và thương mại.Chính vì vậy, cần phải có văn bản mới về vấn đề giải quyết đình công (vốntrước đây được quy định chung trong Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các tranhchấp lao động) Hơn nữa, các quy định về đình công và giải quyết đình côngtrong BLLĐ năm 1994 đã tỏ ra không còn phù hợp với thực tiễn đời sống xãhội Xuất phát từ thực tế đó, năm 2006 BLLD đã được sửa đổi, b6 sung lần thứ
Trang 6hai Cụ thé là sửa đổi, bố sung các quy định tại chương XIV về giải quyết tranhchấp lao động va đáng chú ý là trong lần sửa đôi nay đã quy định chi tiết phần
thủ tục giải quyết đình công vào BLLD thay vì xây dựng quy định riêng như
trước BLLĐ được sửa đổi, bố sung lần thứ ba vào tháng 4/2007 Tuy nhiên lầnnày Nhà nước chi sửa đổi, bố sung Điều 73 của BLLD vẻ thời giờ nghỉ Lễ, nghỉTết (bố sung chế độ nghỉ ngày gid tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch cho NLD)
Mặc dù đã được sửa đổi, bd sung 3 lần, nhưng sau gần 15 năm thực hiện,BLLĐ hiện hành cũng đã bộc lộ nhiều điểm bat cập và hạn chế Nhiều quy địnhcòn có sự mâu thuẫn và thiếu tính khả thi Hơn nữa, một số nội dung của BLLĐ
đã được tách thành các đạo luật đơn hành như Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Dạynghề; Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Chínhphủ đang xúc tiến dự án Luật tiền lương tối thiêu Hơn nữa, Việt Nam đang ngàycàng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) Do đó, lĩnh vực lao động nói chung và thể chếpháp luật lao động nói riêng cũng cần phải xem xét, điều chỉnh lại để đảm bảo
sự tương thích.
Quốc hội khoá XII đã thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh,trong đó việc sửa đổi BLLĐ đã được đưa vào chương trình chính thức, dự kiếntrình Quốc hội vào tháng 5/2010 và thông qua tại phiên họp cuối của Quốc hộikhoá XII (tháng 3/2011) Chính vi vậy, đề tài “Nghiên cứu nhằm góp phần sửađổi, bồ sung Bộ luật lao động trong giai đoạn hiện nay” sẽ là sự đóng góp thiếtthực cho việc sửa đối, b6 sung BLLD trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu cấpthiết của đời sống kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó, việcnghiên cứu đề tài còn góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy và học môn LuậtLao động Tiếp cận việc chuyên đổi chính sách, pháp luật ngay từ khâu soạnthảo để cập nhật thông tin và đóng góp kinh nghiệm kiến thức cho quá trình sửađổi, bé sung BLLĐ là việc làm có ý nghĩa thiết thực, vừa tạo cơ hội cho giáoviên trau d6i kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, vừa tao cho sinh viên tiếpcận van đề một cách toàn diện và có cơ sở
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
BLLĐ là văn bản pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh mối quan hệ laođộng Vì vậy trong thực tê đã có rât nhiêu công trình nghiên cứu ở các câp độ
Trang 7khác nhau về van dé này Tuy nhiên, tinh từ khi BLLĐ được sửa đôi mang tínhtông thể (năm 2003) đến nay thì có một số công trình nghiên cứu sau:
- Luật sửa đổi, bồ sung mot số điều cua Bộ luật Lao động - Bước phát
triên mới trong lĩnh vực bảo vệ người lao động của Ths Nguyễn Thị Kim Phụng,Tạp chí Luật học số 2/2003;
- Van dé bảo vệ người lao động nữ trong Luật sửa đổi đổi, bồ sung một số
điều cua Bộ luật Lao động năm 2003 của TS Đào thị Hang, Tap chi Luat hoc
thang 3 nam 2003.
- Một số điểm mới của Luật sửa đối, bồ sung Bộ luật Lao động năm 2003
của Thạc sĩ Dé Ngân Bình, Tap chí Luật học năm 2003;
- Một số ý kiến về việc sửa đối các quy định về đình công và giải quyết
đình công của Thạc sĩ Đỗ Ngân Bình, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng7/2003;
- Những bat cập của pháp luật về giải quyết đình công hiện nay và một sốkiến nghị của Thạc sĩ Đỗ Ngân Bình, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng
4/2004;
- Diéu chỉnh pháp luật đối với đình công và giải quyết đình công ở ViệtNam hiện nay của Thạc sĩ Đỗ Ngân Bình, Tạp chí Luật học tháng 6/2004;
- Một số điểm mới về thoả ước lao động tập thé theo Luật sửa đổi, bổ
sung năm 2003 và văn bản hướng dẫn thi hành của Thạc sĩ Trần Thị Thuy Lâm,
Tạp chí Luật học năm 2004;
- Quyên của lao động nữ theo quan điểm của ILO trong những Công ướcquốc té Việt Nam chưa phê chuẩn của Ths Nguyễn Thị Kim Phụng, Tap chíLuật học năm 2004;
- Thực trạng pháp luật về kỷ luật sa thải và một số kiến nghị của Thạc sĩTrần Thị Thuý Lâm, Tạp chí nghiên cứu Lập Pháp năm 2006;
- Một số ý kiến về việc sửa đổi, bồ sung BLLĐ - Phan tranh chấp lao
động và đình công của Tiến sĩ Đỗ Ngân Binh, Tạp chi Nhà nước và Pháp luật số05/2006;
- Điều 176 Bộ luật lao động can hướng dân cụ thé dé nâng cao tính khả
thi của TS Nguyễn Thị Kim Phung, tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 7/2007;
- Tổ chức đại điện của NSDLĐ của Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, Tap chíNghiên cứu lập pháp số 05/2007;
Trang 8- Luật sửa đổi, bô sung một số diéu cua BLLĐ năm 2006: Những vướng
mac xung quanh cơ chế giải quyết tranh chấp lao động của Tiến si Luu Binh
Nhưỡng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2007;
- Thâm quyên giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luậtlao động Việt Nam - Nhìn từ góc độ sử dụng cơ chế ba bên của Thạc sĩ Nguyễn
Xuân Thu, Tạp chí luật học tháng 2/2008;
- Cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao độngcủa Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thu,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 4/2008;
- Hòa giải tranh chấp lao động tại cơ sở của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thu,Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 7/2008;
- Vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chap lao động bằngtrọng tài lao động ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp của Thạc sĩ NguyễnXuân Thu, Tạp chí Nghề luật thang 9/2008;
- Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thu, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng10/2008;
- Danh giả quy định của BLLĐ Việt Nam về đình công và giải quyết đìnhcông của Tiên sĩ Nguyễn Xuân Thu, Tạp chí Luật học tháng 8/2009;
- Hoàn thiện pháp luật vê thỏa ước lao động tập thé ở nước ta trong thờigian tới của Thạc sĩ Đỗ Thị Dung, Tạp chí Luật học tháng 8/2009
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tổ chức một số các cuộchội tháo nhằm đánh giá BLLĐ qua 14 năm thực hiện
Những công trình khoa học trên chủ yếu nghiên cứu về các chế định trong
BLLĐ và những điểm mới của BLLĐ qua những lần sửa đổi Như vậy, trongphạm vi quan sát của chúng tôi, hầu như chưa có dé tài nào nghiên cứu tông thé
BLLĐ cũng như các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc sửa đổi bỗ sung BLLD
trong giai đoạn hiện nay Với việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhằm gópphân sua đổi bồ sung Bộ luật lao động trong giai đoạn hiện nay”, nhóm thựchiện đề tài mong muốn nghiên cứu, đánh giá các quy định của BLLĐ hiện hành
va đưa ra những nội dung, giải pháp sửa đổi BLLD trong thời gian tới (cả về kết
cầu lẫn những quy định trong một số chế định chính của BLLĐ), làm tư liệu cho
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong phạm vi môn luật Lao động đồng
thời là ý kiến đóng góp cho việc sửa đôi, b6 sung BLLD trong thời gian tới (ở
Trang 9những cuộc hội thảo mà tô bộ môn tham gia, cũng như trong việc đóng góp ýkiến BLLĐ) nhằm đảm bảo cho BLLĐ sửa đổi được hoàn thiện hơn.
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận cơ bản của Triết học Mác - Lênin Trên
cơ sở đó, các phương pháp cụ thể được sử dụng như: phương pháp phân tích,tông hợp, quy nạp, so sánh, dự báo, lịch sử sẽ được sử dụng phù hợp với từng
lĩnh vực của dé tài nghiên cứu
4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này, trước hết và chủ yếu là nhằm đánh gia các quy
định của BLLĐ và tình hình thực hiện trên thực tế, qua đó tìm ra những điểmhợp lý hay không hợp lý của BLLĐ, để trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, ýkiến đóng góp cho việc sửa đôi, b6 sung BLLD trong thời gian tới theo chương
trình làm luật của Quốc Hội Bên cạnh đó, việc nghiên cứu dé tài này cũng nhằm
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường, cho chương trình và nội dung giảng dạy môn Luật lao động
* Pham vi nghiên cứu:
Dé thực hiện mục đích nghiên cứu như trên, phạm vi nghiên cứu của đề
tài được xác định như sau:
- Nghiên cứu các quy định của BLLĐ hiện hành và thực tiễn thực hiện
- Nghiên cứu kinh nghiệm quy định pháp luật lao động ở một số quốc gia
tiêu biểu
- Đề xuất các giải pháp có tính thiết thực cho việc sửa đối bố sung BLLDtrong thời gian tới.
IV KET CÂU CUA DE TÀI
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu đã xác định, ngoài phần mở đầu và
báo cáo phúc trình, dé tài được kết cấu thành hai nhóm nội dung với 18 chuyêndé:
Nhóm nôi dung thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đôi bésung BLLD và những định hướng cơ bản sửa đổi BLLĐ Nhóm mày có 10
chuyên đề:
- Chuyên đề 1: Quá trình hình thành và phát triển của BLLĐ Việt Nam
Trang 10- Chuyên dé 2: Đánh giá tong quan về thực hiện BLLD từ góc độ của cơ
quan quản lý nhà nước về lao động
- Chuyên đề 3: Đánh giá việc thực hiện BLLĐ thông qua kết quả thanh tra
từ năm 1995 đến năm 2008 và những đề xuất sửa đồi, bổ sung BLLĐ
- Chuyên đề 4: Đánh giá 14 năm thực hiện BLLĐ dưới góc độ của Liên
minh Hợp tác xã - đại diện NSDLĐ.
- Chuyên đề 5: Hoàn thiện Bộ luật lao động nhìn từ góc độ NLD
- Chuyên đề 6: Đánh giá 14 năm thực hiện BLLĐ từ kinh nghiệm thực
tiễn giảng dạy
- Chuyên dé 7: Sửa đối BLLĐ - sự cần thiết, những yêu cầu và nguyên tắc cơbản.
- Chuyên dé 8: Quan điểm và định hướng cơ bản sửa đổi, bỗ sung BLLD
- Chuyên đề 9: Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng hệ thống phápluật lao động qua hệ thống pháp luật lao động của một số quốc gia châu Á và
khu vực.
- Chuyên đề 10: Mối quan hệ giữa BLLĐ và các đạo luật có liên quan.Nhỏm nôi dung thir hai: Đánh giá một số chế định của BLLD và đề xuấtsửa đôi, bố sung Nhóm này có 8 chuyên dé:
- Chuyên đề 11: Một số kiến nghị sửa đổi, bố sung các quy định về hopđồng lao động trong BLLĐ
- Chuyên đề 12: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về thỏa ước lao động tập thé ở nước ta trong thời gian tới
- Chuyên dé 13: Sửa đối, bổ sung một số quy định về kỷ luật lao động,trách nhiệm vật chất trong BLLĐ
- Chuyên dé 14: Công đoàn và van dé đại diện tập thé lao động trong
- Chuyên dé 17: Sửa đối, bổ sung các quy định về đình công và giải quyết
đình công trong BLLD sửa đối, b6 sung năm 2006
Trang 11- Chuyên đề 18: Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành những quy định về
cơ chế ba bên và đại diện NSDLĐ trong BLLĐ
5 Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài
Việc nghiên cứu dé tài mang lại những kết qua và những đóng góp mới cơbản sau đây:
- Nghiên cứu tổng quát về quá trình hình thành va phát triển của BLLD
Việt Nam với những đánh giá và luận giải thỏa đáng;
- Hệ thống các quan điểm về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
BLLĐ ở nước ta 14 năm qua với sự phân tích và đánh giá các quy định cũng
như việc thực hiện BLLĐ từ nhiều góc độ khác nhau: từ góc độ quản lý, thanhtra nhà nước về lao động, góc độ của NSDLĐ, NLD và thực tiễn công tác giảngdạy Luật lao động Đồng thời, phân tích, đánh giá các quy định của một số chếđịnh trong BLLD (hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thé, kỷ luật laođộng và trách nhiệm vật chất, công đoàn, tranh chấp lao động và đình công );
- Tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện BLLĐ, đề xuất các
giải pháp cụ thê nhằm sửa đổi, bổ sung BLLD, xử lý mối quan hệ giữa BLLD va
các đạo luật có liên quan
- Tổ chức các phiên họp triển khai thực hiện đề tài;
- Các tác giả thu thập tài liệu và viết các chuyên đề của đề tài;
- Thu các bai viết, biên tập và viết báo cáo phúc trình;
- Hoàn chỉnh, đóng cuốn, nộp Phòng Quản lý khoa học của Trường dé tôchức nghiệm thu.
Toàn bộ quá trình thực hiện, từ khi ký hợp đồng nghiên cứu đến khi nộp
đề tài cho Phòng Quản lý khoa học Trường trong thời gian 12 tháng
Trang 12PHAN IBAO CAO PHUC TRINH DE TAI NGHIEN CUU KHOA HQC CAP
TRUONG
“Nghiên cứu nham góp phan sửa dỗi, bỗ sung Bộ luật Lao động
trong giai đoạn hiện nay”
Giới thiệu chung:
“Nghiên cứu nhằm góp phan sửa đổi, bỗ sung Bộ luật Lao động tronggiai đoạn hiện nay” là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường do Bộ mônLuật lao động, Khoa pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đảm nhận.Nội dung của đề tài được chia thành hai nhóm, gom 18 chuyén đề
Nhóm thử nhat: Cơ sở lý luận và thực tiên của việc sửa đôi, bô sungBLLD và những định hướng cơ bản sửa đổi BLLĐ Nhóm nội dung này được
triển khai bằng 10 chuyên đề (từ chuyên đề 1 đến chuyên đề 10) với các nộidung chủ yếu: đánh giá quá trình hình thành va phát triển BLLĐ Việt Nam, đánh
giá 14 năm thực hiện BLLĐ từ công tác quản lý, thanh tra nhà nước về lao động,
từ góc độ của đại diện NSDLD, NLD và từ kinh nghiệm thực tiễn công tác giảng
dạy Luật lao động, kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng hệ thống pháp luật laođộng, phân tích những định hướng, yêu cầu, các nguyên tắc cơ bản của việc sửađổi, b6 sung BLLD và gợi ý xử lý mỗi quan hệ giữa BLLĐ với các đạo luật cóliên quan.
Nhóm thứ hai: Đánh giá một số chế định của BLLD và đề xuất sửa đổi, bé
sung Nhóm nội dung này được triển khai bang 8 chuyên dé (từ chuyên dé 11
đến chuyên đề 18) Nội dung của nhóm này chủ yếu tập trung đánh giá nhữngđiểm còn tôn tại, hạn chế và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLLĐ
về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, ký luật lao động và trách
nhiệm vật chất, công đoàn - tổ chức đại diện của NLD, tổ chức đại diện của
NSDLĐ, giải quyết tranh chấp lao động, đình công và giải quyết đình công
Sau đây là những kết quả nghiên cứu chủ yếu của Đề tài được báo cáo
theo hai nhóm nội dung đã đề cập:
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bỗ sung Bộ luật Lao động vanhững định hướng cơ bản sửa đôi Bộ luật Lao động
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bố sung BLLĐ được xem xétthông qua việc đánh giá quá trình hình thành và phát triển BLLĐ Việt Nam,
Trang 13đánh giá 14 năm thực hiện BLLĐ từ góc độ của cơ quan quản lý nhà nước về laođộng, của NSDLĐ, NLĐ và từ kinh nghiệm thực tiễn công tác giảng dạy Luật
lao động, kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng hệ thống pháp luật lao động
Nhóm nội dung này cũng tập trung làm rõ những yêu cầu, các nguyên tắc cơban, quan điểm và định hướng của việc sửa đổi, b6 sung BLLD và những ý
tưởng về việc xử lý mối quan hệ giữa BLLĐ với các đạo luật có liên quan
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bộ luật Lao động Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển BLLĐ Việt Nam được đánh dấu bởi
những mốc thời gian quan trọng: sự ra đời của BLLĐ năm 1994, các Luật sửađôi, bố sung một số điều của BLLD năm 2002, 2006 và 2007
Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thịtrường định hướng XHCN của Việt Nam đã làm thay doi hang loat ché d6, chinh
sách quan lý kinh tế nói chung, quản lý lao động - tiền lương nói riêng, kéo theo là
sự thay đối về chất của quan hệ lao động Hợp đồng lao động đã nhanh chóng trở
thành hình thức tuyển dụng lao động cơ bản ở nước ta Điều này thé hiện rõ ở sự rađời của một loạt văn bản pháp luật quy định về hình thức tuyển dụng lao động mới
- hợp đồng lao động, như: Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987, Pháp lệnh vềhợp đồng lao động ngày 30/8/1990, Nghị định 233/HĐBT ngày 22/6/1990 kèmtheo quy chế lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Cùng vớiviệc quy định về hợp đồng lao động, nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản quyphạm pháp luật khác dé điều chỉnh các van dé cu thé trong lĩnh vực lao động, như:
Luật Công đoàn năm 1990, Nghị định 18/CP ngày 26/12/1992 vé thỏa ước laođộng tập thể, Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 về tiền lương, Nghị định 43/CP
ngày 22/6/1993 về bảo hiểm xã hội
Với nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động như vậy, mà chủyếu là các văn bản dưới luật, nên thiếu tính tập trung, đồng bộ và hạn chế về giá
trị pháp lý là nét đặc trưng của pháp luật lao động thời kỳ đó Với sự thay đổinhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, nhất là giai đoạn từ năm 1991 (từ Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII) trở đi đã làm cho các quy định của pháp luật lao
động trong các văn bản pháp luật nói trên nhanh chóng trở lên lạc hậu hoặc thiếu
nhiều các quy định cần thiết để điều chỉnh các quan hệ mới nay sinh trong đờisống lao động - xã hội Thực trạng đó cộng thêm nhiều lý do kinh tế - xã hội
Trang 14khác đã thúc bách công tác pháp điển hóa pháp luật lao động của nhà nước vàkết quá là sự ra đời của BLLĐ năm 1994 (sau 11 lần dự thảo).
BLLĐ năm 1994 gồm 17 chương, 198 điều với 5 nhóm nội dung: i)
Những quy định chung (tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, đối tượng điều chỉnh,
phạm vi áp dụng, chủ thé của quan hệ lao động, quyền và nghĩa vụ của hai bên,
các quy định có tính nguyên tắc và hiệu lực thi hành); ii) Những quy định tạo
tiền đề cho việc thiết lập và tiến hành quan hệ lao động (việc làm, học nghé); iii)
Những quy định về điều kiện lao động và sử dụng lao động (tiền lương, thời giờlàm việc và thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, an toànlao động và vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, những quy định riêng cho laođộng nữ và một số loại lao động có đặc điểm riêng); iv) Những quy định về
quan hệ lao động (hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranhchấp lao động); v) Những quy định về quan lý và thanh tra nhà nước về lao
động.
So với pháp luật lao động giai đoạn trước đó, BLLĐ năm 1994 đã đạt
được những thành công cơ bản, như: ¡) Đã xác định được đối tượng điều chỉnh
của BLLĐ chỉ bao gồm quan hệ lao động giữa NSDLĐ với NLĐ làm công ănlương và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; ii)NSDLĐ được tự do tuyên dụng lao động cả về số lượng lẫn điều kiện tuyêndụng, hợp đồng lao động được coi là hình thức tuyển dụng lao động chủ yếu vàphô biến trong nền kinh tế thị trường: iii) Da chú trọng đến việc bảo vệ NLD
trên mọi phương diện, đồng thời BLLĐ cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa NSDLD; iv) Đã ghi nhận quyền đình công của NLD (đây có thé coi là mộttrong những thành công lớn nhất của BLLĐ năm 1994)
Sau gần 7 năm thực hiện, BLLĐ năm 1994 đã phát huy được vai trò to
lớn trong đời sống xã hội Các quy định của BLLD năm 1994 về cơ bản phù hợp
với quan hệ lao động trong nên kinh tế thị trường, đảm bảo cho các quan hệ nàyđược 6n định và phát triển Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện BLLĐ năm
1994 cũng đã bộc lộ một số những tôn tại, hạn chế, như: i) Nhiều quy định chưa
được lượng hoá hoặc nếu lượng hoá được thì lại cứng nhắc, một số quy định
chưa thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các bên quan hệ lao động trong các doanh
nghiệp thuộc các thành phan kinh tế khác nhau; ii) Một số văn bản hướng danBLLĐ chưa thể hiện đúng tỉnh thần của Bộ luật; 11) Các thủ tục hành chính
Trang 15trong BLLĐ vẫn còn phức tạp, gây khó khăn cho các bên quan hệ lao động vàthị trường lao động; iv) Một số tư tưởng tiến bộ trong các Công ước của ILO
chưa được thé hiện trong BLLD (do Việt Nam phê chuẩn sau khi ban hành
BLLĐ).
Từ những ton tại, hạn chế đó, cộng thêm với sự thay đối nhanh chóng củanên kinh tế - xã hội sau 15 năm đổi mới làm cho nhiều quy định của BLLD năm
1994 không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, việc sửa đổi,
bồ sung BLLĐ là thực sự cần thiết Vì vậy, sau một quá trình tông kết, đánh giá,rút kinh nghiệm, khảo sát thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham khảo
ý kiến của các chuyên gia, các giới trong xã hội và các tầng lớp nhân dân, ngày02/4/2002 Luật sửa đôi, bố sung một số điều của BLLD đã được ban hành Vớiviệc sửa đôi lời nói đầu, 50 điều và bổ sung thêm 6 điều mới, Luật sửa đổi, bổsung một số điều của BLLĐ năm 2002 về cơ bản đã loại bỏ được sự chồng chéo,
mâu thuẫn giữa các quy định của BLLĐ, giữa BLLĐ với các văn bản pháp luật
khác, hoàn thiện một số chính sách lao động, việc làm, tạo sự linh hoạt, mềm
dẻo trong chính sách lao động, việc làm trong bối cảnh hội nhập, từng bước tạo
sân chơi bình đăng giữa các loại hình doanh nghiệp, tao sự bình dang về quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ lao động, góp phần cải cách kinh tế,
cải cách thủ tục hành chính và phát triển xã hội
Thực hiện Điều 179 BLLĐ, năm 1996 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đãban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động gồm 2 phan: giảiquyết vụ án lao động và giải quyết đình công Năm 2004, Bộ luật Tố tụng dân sự
được ban hành trên cơ sở hợp nhất các loại hình tổ tụng có tính chất dân sự,
trong đó có tố tụng lao động Vi vậy, kế từ ngày Bộ luật Tố tụng dân sự được
triển khai thực hiện (01/01/2005) thi chỉ phần 2 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các tranh chấp lao động (phan giải quyết đình công) còn hiệu lực Trước tìnhhình đó, Nhà nước đã có kế hoạch ban hành Pháp lệnh mới về thủ tục giải quyết
đình công Song, trước khả năng Pháp lệnh này sẽ bị ràng buộc bởi các quy định
của BLLĐ, khó có thể có những đổi mới mang tính đột phá, vì vậy, Nhà nước đãquyết định sửa đổi, bổ sung Chương XIV của BLLĐ (chương về giải quyết tranhchấp lao động, trong đó có các quy định về đình công và giải quyết đình công)bang Luật sửa đổi, b6 sung một số điều của BLLD năm 2006
11
Trang 16Luật sửa đôi, bô sung một số điều của BLLĐ năm 2006 đã làm rõ một số
khái niệm cơ ban (tập thé lao động, tranh chấp lao động tập thé về quyên, tranh
chấp lao động tập thé về lợi ích, điều kiện lao động mới ) Trên cơ sở phân biệttranh chấp lao động tập thê về quyền với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích,
Nhà nước đã quy định hai cơ chế giải quyết khác nhau cho hai loại tranh chấp nàyvới việc xác định lại thâm quyền và thủ tục giải quyết cho phù hợp với bản chất
của từng loại tranh chấp Có thé nói sự thay đổi lớn nhất của Luật sửa đổi, bésung một số điều của BLLĐ năm 2006 so với quy định của BLLĐ các giai đoạn
trước đó chính là những quy định về đình công và giải quyết đình công Trong đó
những điểm nỗi bật phải nhắc tới là: ¡) Đã quy định chính thức khái niệm đình
công; 11) Mở rộng phạm vi chủ thé có quyền tô chức, lãnh đạo đình công; 111) Thủ
tục đình công được sửa đổi, bố sung theo hướng hợp lý hơn; iv) Có nhiều thay đốitrong các quy định về giải quyết đình công nhằm tạo ra một cơ chế giải quyết đơngiản, nhanh chóng, linh hoạt và hợp ly hơn
Năm 2007, BLLD được sửa đổi, b6 sung lần thứ ba Tuy nhiên, lần này
chỉ b6 sung thêm ngày nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch hàng năm) vào sốngày nghỉ Lễ, Tết của NLD (Điều 73 BLLĐ)
Như vậy, sau mỗi lần được sửa đổi, bố sung, BLLD lại được phát triểncao hơn một bước cả về nội dung lẫn hình thức, đáp ứng ngày càng tốt hơn đòihỏi của thực tiễn Tuy nhiên, qua 14 năm thực hiện, BLLĐ cũng đã bộc lộ nhiềutôn tại và hạn chế (sẽ được đánh giá trong các chuyên đề cụ thể của đề tài nghiêncứu này) Một số nội dung của BLLĐ đã được tách thành các đạo luật đơn hànhnhư Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật NLD Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng Thực tế đó đang đòi hỏi phải tổng kết, đánh giá các
quy định của BLLĐ một cách trung thực và chính xác để có thé hoàn thiện nó
trong thời gian tới ”)
2.2 Đánh giá BLLĐ từ công tác quản lý, thanh tra nhà nước về lao động, từgóc độ cua đại điện NSDLĐ, NLD và từ kinh nghiệm công tác giảng dạy Luật lao động
© Theo chương trình làm luật của Quốc hội Khóa XII, dự kiến năm 2011 sẽ thông qua Bộ luật Laođộng sửa đôi, bô sung.
Trang 17Từ thực tiễn công tác quan lý, thanh tra nhà nước về lao động có thé đánh
giá một cách tổng quan về những điểm mạnh và những hạn chế của BLLĐ như
Sau:
i) Về điểm mạnh: BLLD đã quy định một cách khá toàn diện các vẫn đề
về quan hệ lao động và các tiêu chuẩn lao động: quyên nghĩa vụ pháp lý cơ bản
của NLĐ và NSDLĐ; việc làm; học nghề; hợp đồng lao động; thoả ước lao độngtập thể; tiền lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động và
trách nhiệm vật chất; an toàn lao động và vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; cácchế độ riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người
tàn tật, lao động là người cao tuổi, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuậtcao; lao động cho các tô chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, người nướcngoài lao động tại Việt Nam và lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; giảiquyết tranh chấp lao động: quản lý nhà nước về lao động Trên cơ sở đó, BLLD
đã bảo vệ NLD đồng thời bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ; tạo ramột mặt bằng pháp luật mới trong nền kinh tế nhiều thành phan, vận hành theo
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; kết hợp hài hoà chính sáchkinh tế với chính sách xã hội trong lĩnh vực lao động; kế thừa di sản tốt đẹp củadân tộc, coi trọng truyền thống lịch sử và tâm lý xã hội của nhân dân, đồng thờitiếp thu có chọn lon tinh hoa của pháp luật lao động quốc tế
ii) Hạn chế: việc ban hành các văn ban hướng dẫn thi hành một số nộidung của BLLD trên thực tế còn chậm trễ hoặc chưa được thực hiện; tính khả thicủa nhiều quy định trong BLLĐ còn thấp (ví dụ: các quy định về đào tạo nghề
cho NLD bị mat chỗ làm việc khi doanh nghiệp thay đổi cơ cau tổ chức hoặc
công nghệ sản xuất; các quy định về loại hợp đồng lao động không xác định thờihạn; các quy định về làm thêm giờ; các quy định ưu tiên lao động nữ và doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; quy định về thỏa ước tập thể ngành; các quy
định về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công và giải quyết
đình công ); công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật lao động chưa
được thực hiện thường xuyên, liên tục, đối tượng được tuyên truyền còn rất hạn
chế, nội dung và tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động chưa phù hợp
với từng nhóm đối tượng; công tác quản lý nhà nước về lao động chưa hiệu quả
(đăng ký nội quy lao động, thỏa ước tập thê, thang bảng lương, thanh tra và xử
phạt vi phạm pháp luật lao động )
13
Trang 18Từ việc tong kết, đánh giá việc thi hành BLLĐ 14 năm qua, Liên minh
các hợp tác xã Việt Nam - tô chức đại diện cia NSDLĐ cho rang, BLLD cónhững ưu điểm và hạn chế cơ bản sau đây:
i) Ưu điểm: BLLD đã quy định một cách khá toàn diện các van đề về lao
động và quan hệ lao động; các quy định của BLLĐ đã hướng tới việc bảo vệNLD, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLD cũng như lợi ichchung của xã hội; nhiều tư tưởng tiến bộ trong pháp luật lao động quốc tế cũng
như của các nước khác trong khu vực và trên thế giới đã được tiếp thu, học hỏi
phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; các lao động yếu thé trong xã hội(lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật, lao động là
nguoi cao tuổi ) đã được bênh vực ở mức độ cần thiết
ii) Hạn chế:
- Một số quy định trong BLLĐ chưa cụ thể, rõ ràng hoặc chưa hợp lý dẫntới cách hiểu, thực thi và áp dụng chưa thống nhất trên thực tế, như: quy định về
"thiệt hại nghiêm trong", "thiệt hại về lợi ích của doanh nghiệp" tại điểm a
khoản 1 Điều 85 BLLĐ; quy định về tdi phạm tại Điều 88 BLLD va được hướngdẫn tại Điều 9 Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995; quy định về trách nhiệm củadoanh nghiệp trong việc "sắp xép công việc phù hợp với sức khỏe" cho NLD saukhi điều trị n định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Điều 107 BLLĐ; quyđịnh về khái niệm tranh chấp lao động tại khoản 1 Điều 157 BLLĐ Vì vậy,chúng tôi cho rang cần phải quy định lại những nội dung này một cách cụ thẻ, rõ
rang và khoa học hơn trong BLLD sửa đổi, bé sung
- BLLĐ còn thiếu những quy định đề cập đến các hợp tác xã và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của các hợp tác xã với tư cách là NSDLĐ
Trong khi có khá nhiều quy định về lao động và quan hệ lao động trongdoanh nghiệp, nhưng BLLĐ không quy định về hợp tác xã dẫn đến nhiều việc
nếu căn cứ theo BLLD thì hợp tác xã không được làm hoặc có hợp tác xã lại căn
cứ vào BLLĐ để trốn tránh nghĩa vụ của NSDLĐ như: quy định về lập quỹ dự
phòng trợ cấp mat việc làm tại khoản 3, điều 17, quy định về quyền mở cơ sởdạy nghề tại khoản 2, điều 20 BLLĐ, quy định về thành lập tổ chức công đoàn
hoặc chỉ định ban chấp hành công đoàn lâm thời tại Điều 153 BLLĐ, Nhìnchung trong các quy định này chỉ nhắc đến doanh nghiệp và các chủ thể khác,
Trang 19mà không nhắc đến hợp tác xã với tư cách là NSDLĐ Vì vậy cân phải nghiêncứu và bồ sung các quy định nay dé bao dam sự bao phủ của BLLĐ đến tat các
các thành phần NSDLĐ vốn đã tồn tại và đóng vai trò không nhỏ trong đời sống
lao động - xã hội ở nước ta trong những năm vừa qua.
Dưới góc nhìn của NLD - giới thợ trong xã hội, BLLD có những hạn chế
cơ bản sau đây:
i) Nhiều quy định về việc làm, hợp đồng lao động, thỏa ước tập thé, thờigiờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, giải quyết tranh chấp lao động, đình
công chưa rõ ràng hoặc chưa hợp lý làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp,
chính đáng của các chủ thể trong quan hệ lao động, mà trước hết là ảnh hưởngđến quyền lợi của NLD Vi vậy, cần phải rà soát và sửa đổi, bổ sung một cáchtoàn diện BLLĐ để có thể tạo hành lang pháp lý cho việc điều chỉnh mối quan hệlao động trên cơ sở bình đẳng, hài hòa lợi ích của hai bên và lợi ích chung của xã
hội.
i) BLLĐ chưa quy định chính thức về cơ chế phối hợp ba bên trong quan
hệ lao động Hiện tại BLLĐ mới có một vài quy định về sự phối hợp ba bên ởcấp trung ương, nhưng các quy định này đều chưa rõ ràng và đầy đủ Tuy nhiên,chúng tôi cho rằng, không chỉ duy tri cơ chế phổi hợp ba bên ở cấp trung ương
mà cần phải đây mạnh việc hình thành và hoàn thiện cơ chế phối hợp này tại cấpđịa phương, cấp ngành, nhằm tạo tiền dé cho việc thiết lập cơ chế đối thoại,tham van thường xuyên và đàm phán giữa các đối tác trong các van dé liên quanđến quan hệ lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ôn định và tiễnbộ.
Nhìn nhận từ thực tiên công tác giảng dạy Luật lao động trong trường đại
học, BLLĐ có những ưu điểm và hạn chế sau đây:
i) Ưu điểm: Pham vi điều chỉnh cũng như cách thức, cơ chế điều chỉnhcủa BLLD nhìn chung hợp lý, khoa học, phù hop với pháp luật của các nước
cũng như xu thế hội nhập và phát triển; BLLĐ đã thé hiện được nguyên tắc bảo
vệ NLD đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ; BLLĐ đãphần nào thể hiện được sự cân đối hài hoà giữa “an ninh và linh hoạt” - một mô
hình mới trong chính sách việc làm của các nước tiên tiên trên thê giới; Các quy
15
Trang 20định trong BLLĐ về cơ bản cũng đã phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc
hướng dẫn BLLĐ hiện nay quá nhiều (gần 150 văn bản do Chính phủ và cấp bộ
ban hành) Điều đó đã khiến cho việc áp dụng các quy định của BBLĐ vào thực
tế gặp nhiều khó khăn Hơn nữa, một số quy định của BLLĐ và văn bản hướngdẫn còn thiếu tính khả thi, thậm chi còn chồng chéo mâu thuẫn nhau Vi vậy,cân sớm sửa đổi, b6 sung BLLĐ một cách toàn diện và tong thé cả về nội dung
và hình thức dé BLLD thật sự khoa học hơn
- Các quy định trong BLLĐ tuy đã phần nào đảm bảo được “an ninh” việc
làm cho NLD và sự “linh hoạt” cho NSDLD, song nhiều khi lại không có sự cân
đổi hài hoà giữa hai yếu tô này Đặc biệt tính linh hoạt trong các quy định củaBLLD còn ít Điều đó được thé hiện rất rõ trong các quy định về loại hợp đồnglao động, về chấm dứt hợp đồng lao động và sa thải, về thời gian làm việc nghỉngơi, về tiền lương, về thoả ước lao động tập thé, VÌ vậy, việc sửa đổi, bổ sungBLLD trong thời gian tới cần hướng tới sự cân đối hài hoà hơn nữa giữa an ninh
và linh hoạt nhằm đảm bảo cho thị trường lao động luôn ổn định và phát triển
- BLLĐ chưa thực sự ghi nhận sự tồn tại, vận hành của cơ chế ba bên vàchưa có sự quy định về quy chế hoạt động, tham gia của tô chức đại diện giới sửdụng lao động Trong lĩnh vực lao động, việc vận dụng cơ chế ba bên là hết sứccan thiết, bởi việc vận dụng cơ chế ba bên là một trong những biện pháp đảmbảo sự ôn định và hài hoà quan hệ lao động thông qua thương lượng và đối thoại
xã hội BLLĐ Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về cơ chế ba bên, mà chủ yếumới chỉ quy định về việc tham khảo ý kiến của đại diện NLD và NSDLD ở một
số lĩnh vực như ban hành văn bản pháp luật lao động, công bố lương tốithiéu Diéu đó chứng tỏ cơ chế ba bên vẫn chưa thực sự được xác lập và vậnhành ở Việt Nam.
Tổ chức đại diện NSDLĐ ở Việt Nam hiện nay tương đối nhiều, songchưa được quy định chính thức trong BLLD Day là một trong những nguyên
nhân làm cho các tổ chức này chưa phát huy được vai trò trên thực tế Tronglĩnh vực lao động, tô chức đại diện NSDLĐ mới chỉ dừng lại ở việc đóng góp ý
Trang 21kiến cho các dự thảo luật liên quan đến chính sách lao động chứ chưa thật sự đại
diện, bảo vệ quyền lợi cho NSDLD trong quan hệ lao động Vì có nhiều tổ chức
khác nhau nên hoạt động không thông nhất, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra,chưa có tính chất đối trọng so với tô chức đại diện của NLD Đại diện NSDLD
cấp ngành, vùng chưa được xác định và đó cũng là một trong những lý do khiến
thoả ước lao động thé ngành chưa được ký kết trên thực tế Về nguyên tắc, tôchức đại diện NSDLD phải là tổ chức đại diện cho NSDLD ở mọi thành phan
kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp Song, những tô chức được thừa nhận là đạidiện cho NSDLD ở Việt Nam hiện nay (VCA, VCCI, VINASME) chưa có t6
chức nao có được tính dai diện đó Vì vậy, việc quy định về tô chức đại diệnNSDLĐ ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết
2.3 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ thống pháp luật lao động qua
nghiên cứu hệ thống pháp luật lao động cua một số quốc gia châu A và khu vực
Việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng pháp luật lao động làcần thiết trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLLĐ của nước ta Vì vậytrong phạm vi đề tài nghiên cứu này chúng tôi cũng chỉ ra một số kinh nghiệm
xây dựng pháp luật lao động của một số quốc gia châu Á và khu vực mà Việt
Nam có thé tham khảo trong quá trình sửa đổi, b6 sung BLLĐ của mình
Những kinh nghiệm của các quốc gia châu Á và khu vực được đề cậptrong đề tài này bao gồm những kinh nghiệm về hình thức thể hiện và nội dung
mà các quốc gia quan tâm khi xây dựng hệ thống pháp luật lao động của họ
i) Về hình thức pháp luật lao động: Hình thức pháp luật được các quốc gia
chú trọng khi xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói
riêng Bởi vì, đối với các quốc gia trên thế giới, việc phân định chức năng làm
luật và chức năng thi hành, giám sát pháp luật là tương đối rạch ròi
Kinh nghiệm xây dựng pháp luật lao động của Trung Quốc, Indonesia,
Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Nhật Bản, Hàn
Quốc cho thấy các đạo luật đơn hành vẫn được ưu tiên sử dụng dé quy định
những nội dung quan trọng trong lĩnh vực lao động, như: Luật về việc làm, Luật
về tiền lương tối thiểu, Luật về hợp đồng lao động, Luật về an toàn vệ sinh laođộng, Luật bình đẳng giới, Luật thời gian nghỉ, Luật bảo hiểm xã hội, Luật công
đoàn, Luật giải quyết tranh chấp lao động
TRÙNG TAM THONG TIN THU VIỆNL7 |TRƯỜNG BAI HQC LUẬT HÀ NỘIHình thức sắc lệnh cũng được các quốc lệnh vừa
Trang 22gan gũi với một đạo luật vừa xác định được khoảng cách hiệu lực khá xa so vớicác văn bản pháp quy khác và việc ban hành sắc lệnh không đòi hỏi sự công phu
như ban hành đạo luật Sắc lệnh được lựa chọn như là hình thức quá độ để banhành một đạo luật về lao động với nội dung như vậy hoặc với sự thay đổi nào đónhưng vẫn triển khai các van dé cơ bản trong phạm vi mà sắc lệnh đã đề cập
Tuy nhiên, không phải vì thế mà hình thức pháp luật lao động chỉ hạn chế ở
hai loại: các đạo luật và các sắc lệnh Các văn bản của cơ quan hành chính vẫnchiếm một ty lệ đáng ké trong hệ thống pháp luật lao động Trong đó, các văn bản
do BLLD có vị trí quan trọng, nhưng hình thức quy tac/quy định là phổ biến
ii) Về nội dung pháp luật lao động: Những nội dung của pháp luật laođộng các quốc gia thường tập trung quy định bao gồm:
- Pháp luật về mối quan hệ lao động: Đây là nội dung lớn nhất thườngđược điều chỉnh trong hệ thống pháp luật lao động của các quốc gia, vì quan hệlao động được coi là quan hệ gốc, có tính quyết định trong hệ thống các quan hệ
xã hội trong lĩnh vực lao động mà pháp luật cần phải điều chỉnh Tư cách chủ
thể, đối tượng, phạm vi của quan hệ lao động; các quyên, nghĩa vụ, trách nhiệmcủa các chủ thể là những nội dung chủ yếu của pháp luật về quan hệ lao động
- Pháp luật về điều kiện lao động: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,tiền lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội đối với NLĐthường được quy định khá chặt chẽ và được điều chỉnh lại cho phù hợp với hoàncảnh kinh tế - xã hội khi quan hệ lao động được thiết lập và thực hiện Thông
thường các quốc gia áp dụng quy tắc: quyền lợi tối thiểu - nghĩa vụ tối đa khixác định các tiêu chuẩn lao động Điều đó cho thấy pháp luật các nước nói
chung chú trọng đến việc ngăn ngừa sự thái quá có thé dẫn đến việc bóc lột quá
mức nhân công Các quốc gia đều có quan niệm rằng, nhà nước là một bên của
quan hệ lao động nên nhà nước có vai trò quan trọng trong việc xác định cácđiều kiện/tiêu chuẩn lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ để chống lạinhững bat công có thé dé dàng xảy ra trong quan hệ lao động Thêm vào đó, Nha
nước là bên thứ ba, nên việc tham gia của nhà nước mang tính trung gian, đồng
thời nhà nước có tiềm lực, có quyền lực dé xử lý các van đề về kinh tế cũng như
về mặt xã hội Với quan điểm như vậy, hệ thống các quy chuẩn về lao động phải
được đưa vào các luật về lao động
- Pháp luật về công đoàn: Đây là một nội dung (hệ thống con) của hệ
Trang 23thống pháp luật lao động của các quốc gia Nhiều quốc gia có đạo luật côngđoàn từ rất sớm, đã tạo ra một phần quan trọng của môi trường của quan hệ laođộng Luật công đoàn quy định mối quan hệ giữa công đoàn với NSDLD, giữa
công đoàn với NLĐ là thành viên và không phải là thành viên của công đoàn,
giữa công đoàn với hiệp hội của giới chủ và với Nhà nước.
- Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động: Đối với việc giải quyếttranh chấp lao động do hai bên của quan hệ lao động giải quyết, các quy tắc do
pháp luật đưa ra vẫn được tôn trọng Song các bên có những quyên năng linhhoạt và có thể không cần bó buộc trong khuôn khổ các quy định cứng nhắc của
pháp luật Các bên có quyền sáng tạo ra các biện pháp, hình thức giải quyết hoặc
vận dụng những phương thức sẵn có Pháp luật các nước tôn trọng quyền tự định
đoạt của các bên trong việc tô chức thương lượng, hoà giải hoặc trọng tài Tuy
nhiên, một trong những phương thức mà các quốc gia sử dụng khá hiệu quả là
toà án hoặc trọng tài bắt buộc Để sử dụng phương thức này, pháp luật lao động
của các quốc gia đều ban hành các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp laođộng.
- Pháp luật về đình công, bế xưởng: Pháp luật về đình công ghi nhậnquyên của NLD chủ động ngừng việc dé gây áp lực đối với NSDLD nhưng cũngghi nhận quyền bế xưởng của NSDLĐ nhằm tránh những ton thất do những
người đình công, đặc biệt là những người quá khích gây ra Đình công hay bế
xưởng, mặc dù trái ngược nhau về mục đích sử dụng, xét cho cùng đều thuộc
nhóm quyền co bản của hai bên trong quan hệ lao động Do đó, pháp luật các
nước đã thê hiện được tính chất bình đẳng trong việc quy định vấn đề này và coiđình công hay bế xưởng đều là các hình thức hành động công nghiệp
Tóm lại, đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật lao động, các quốc giađều quan tâm đến hình thức và nội dung căn bản với mục tiêu: tạo dựng khungpháp luật cho sự thoả thuận; tạo ra khung tiêu chuẩn cho việc áp dụng; tạo ra các
cơ chế để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động đó Về mặt
hình thức, hệ thống các quy định là tương đối giống nhau, đặc biệt là cơ cau cácvăn bản cũng như cơ cấu các vấn đề được đưa vào hệ thống điều chỉnh pháp
luật Tuy nhiên, do truyền thống pháp luật và sự khác biệt về văn hoá, sự thamgia nông - sâu vào hệ thống quy tắc của ILO mà có sự khác nhau giữa các quốcgia về cách thức thé hiện Song đó cũng không phải quá khó khắc phục khi hai
19
Trang 24hoà hoá pháp luật lao động ở tâm khu vực, đặc biệt với sự hỗ trợ kỹ thuật củaILO và trào lưu toàn cầu hoá mối quan hệ lao động hiện nay.
2.4 Những yêu câu, nguyên tắc cơ bản và định hướng của việc sửa đổi,
bó sung Bộ luật Lao động
Việc sửa đổi, bô sung BLLĐ trong thời gian tới cần đáp ứng day đủ cácyêu cầu sau đây:
i) Dam bảo sự phù hợp với những đặc điểm của thị trường va quan hệ lao
động ở Việt Nam Bên cạnh những đặc điểm chung, thị trường lao động ViệtNam còn có những đặc điểm riêng cần chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp
luật lao động, như: thị trường lao động Việt Nam được hình thành trên cơ sở củanền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các đơn vị sử dụng lao động trong thị trườnglao động Việt Nam hau hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ii) Hạn chế sự can thiệp hành chính nhà nước vào quan hệ lao động
Không phủ nhận vai trò quan trọng của nhà nước trong việc quản lý lao động,
song vì quan hệ lao động hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa hai bên chủ
thể, nên cần hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp hành chính nhà nước vàoquan hệ này Đây là một trong những điều kiện tiên quyết dé én định quan hệlao động, hạn chế những tranh chấp và xung đột trong lao động
iii) Tham khảo pháp luật lao động quốc tế, kế thừa pháp luật lao động hiệnhành Theo ILO có 4 nhóm tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản gồm: Tự do hiệphội và quyền thương lượng tập thể; Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức vàlao động bắt buộc; Xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em; Xóa bỏ phân biệt đối xử
trong công việc Nhìn chung BLLĐ Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành
đã nội luật hóa các tiêu chuẩn này Tuy nhiên, hoặc là còn chung chung, chưa cụthé như van đề quyền tự do hiệp hội, lao động cưỡng bức, thương lượng tập thé hay còn thiếu các chế tài nghiêm khắc khi có sự vi phạm các tiêu chuẩn lao độngnói trên Vì vậy, việc sửa đổi, b6 sung BLLD hiện nay cần có sự tiếp cận cânbằng và toàn diện hơn về vấn đề này nhằm đảm bảo tính tương thích của phápluật quốc gia và pháp luật quốc tế nhằm phúc đáp các nhu cầu của quá trình hộinhập kinh tế quốc tế
Bản thân BLLĐ của Việt Nam có nhiều quy định tiến bộ, phù hợp với
quan hệ lao động trong nên kinh tế thị trường, tạo ra sự lành mạnh và hài hòacủa quan hệ lao động và đặc biệt đã từng bước làm thay đổi một cách cơ bản
Trang 25nhận thức của các chủ thể về quan hệ lao động trong điều kiện kinh tế thị
trường Tất cả những yếu tổ tích cực này cần được tổng kết, pháp điển hóa và
tiếp tục hoàn thiện dé đưa vào BLLĐ sửa đổi, b6 sung nhằm dam bảo tính kế
thừa và phát huy những quy định pháp luật đã được thực tế kiểm nghiệm vàchấp nhận
Việc sửa đổi, bố sung BLLĐ vẫn tiếp tục được tiến hành trên cơ sở những
quan điêm chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện BLLĐ từ năm 1994 đến nay Đóla: i) Bảo vệ NLD đồng thời bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp của NSDLĐ; ii)Kết hợp hai hoà chính sách kinh tế và chính sách xã hội; iii) Dựa trên tình hìnhthực tế của đất nước, kế thừa di sản tốt đẹp của dân tộc, coi trọng truyền thống
lịch sử và tâm lý xã hội của nhân dân, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa trí
tuệ của nhân loại trong lĩnh vực lao động, quản lý lao động, pháp luật lao động;iv) Tiếp tục tăng cường và đôi mới quan ly nhà nước về lao động
Bên cạnh đó, lần sửa đôi nay, cần bé sung thêm những quan điểm mới sau
đây: ¡) Quán triệt và kịp thời thể chế hoá các nghị quyết của Đảng, ii) Tiếp tục
cụ thê hoá Hiến pháp 1992 và Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 vềviệc sửa đổi, bố sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam; iii) Nghiên cứu lý luận và tong kết thực tiễn áp dụng BLLĐtrong 14 năm thi hành dé thấy những mặt được, cũng như những hạn chế củaBLLD để từ đó kế thừa và phát triển các quy định phù hợp đã đi vào cuộc sống,sửa đổi và bố sung các quy định còn chưa phù hợp, tiếp tục pháp điển hoá phápluật lao động để khắc phục tình trạng phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn;
iv) Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật lao động của các quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN, thông lệ quốc tế vànội dung của các Điều ước, Công ước quốc tế mà nước ta đã phê chuẩn sao chophù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
Thực hiện các nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo nêu trên, các định hướngsửa đổi, bổ sung BLLĐ lần này là:
i) BLLĐ phải được sửa đôi một cách toàn diện trong tất cả các chương
theo hướng: những van dé nao qua thi hành 14 năm thấy chưa phù hợp với thực
tế, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa phù hợp với nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN, chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc
tế thì đều phải sửa đổi, bé sung
21
Trang 26ii) Kế thừa pháp luật lao động hiện hành Những quy định qua thực tiễnkiểm nghiệm thấy phù hợp thì tiếp tục được giữ lại, chỉ sửa đôi, bổ sung những
nội dung không phù hợp, chưa rõ hoặc còn thiếu Ngoài ra, cần luật hóa nhữngquy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành - qua kiểm nghiệm 14 năm thihành thấy én định cần đưa vào Bộ Luật lao động dé tạo thuận lợi cho việc thực
thi và giảm bớt các văn bản hướng dẫn thực hiện
111) Các nội dung của BLLD đã tách ra thành các luật riêng sẽ không đượcquy định một cách cụ thể, chỉ tiết trong BLLĐ mới, mà chỉ quy định ở mức độ
nguyên tắc, theo hướng “dẫn chiếu văn bản thi hành” để tránh chồng chéo, mâu
thuẫn và đảm bảo tính thống nhất của pháp luật Hai nội dung về việc làm vàtiền lương tối thiểu cũng chỉ quy định ở mức nguyên tắc, những vấn đề cụ thẻ,chi tiết sẽ do Nghị định của Chính phủ quy định do đã có Nghị quyết Trungương chỉ đạo việc xây dựng thành 2 Đạo luật riêng.
iv) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa BLLĐ với quy định của Luật côngđoàn, Luật Tố tụng Dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan như: Bộ
luật Dân sự năm 2005, Luật Tố tụng Dân sự năm 2004, Luật Doanh nghiệp năm
2005, Luật Thương mại năm 2005.
v) Tôn trọng và phát huy sự thương lượng, thoả thuận và quyết định củacác chủ thé trong quan hệ lao động; hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của
Nhà nước vào việc thiết lập và vận hành quan hệ lao động, hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.
2.5 Về mối quan hệ giữa Bộ luật Lao động và các đạo luật có liên quanNhư đã đề cập, một số nội dung cụ thé của BLLD (hoc nghé, bảo hiểm xãhội, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) đã được tách
thành các đạo luật đơn hành Đây cũng là xu hướng chung của nhiều quốc gia
châu Âu và trong khu vực Một câu hỏi đặt ra là khi những nội dung này đãđược quy định trong các đạo luật đơn hành và xu hướng sẽ có một số nội dungkhác được tách thành đạo luật đơn hành, như: việc làm, tiền lương tối thiểu thìtrong BLLĐ có cần thiết phải quy định về những nội dung này hay không? Đây
là một câu hỏi lớn và còn những quan điểm trái chiều Vì vậy, trong phạm vi đề
tài nghiên cứu này chúng tôi cũng mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình nhằm
xử lý mối quan hệ giữa BLLĐ và các đạo luật có liên quan
Trang 27Có rat nhiều đạo luật có liên quan đến BLLD Tuy nhiên, trong dé tai này
chi dé cập mối quan hệ giữa BLLĐ với các đạo luật có liên quan trực tiếp đếncác nội dung (hoặc nhóm nội dung) cơ bản của BLLĐ, như: Luật công đoàn,
Luật dạy nghề, Luật bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng
Trên thực tế, dé triển khai thi hành BLLĐ, Chính phủ và các bộ hữu quan
đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Song, hệ thông văn bản pháp luật
lao động dưới luật ở nước ta khá "đồ sộ" làm cho quá trình triển khai thực hiệngặp không ít khó khăn, từ đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả thực hiện pháp
luật lao động trên thực tế Đây là một trong các lý do cơ bản thúc đây việc ban
hành các đạo luật về các nội dung (hoặc nhóm nội dung) lớn về lĩnh vực lao động
Cùng với lợi ích giảm tải số lượng các văn bản pháp luật dưới luật nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật lao động trên thực tế, việc ban hành các đạo luật vềcác nội dung quan trọng đã quy định trong BLLĐ còn nhằm thực hiện công tácpháp điển hóa pháp luật để hình thành hệ thống văn bản pháp luật lao động có giátrị pháp lý cao, đồng bộ, giảm gánh nặng cho chính BLLĐ, nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật lao động trên thực tế
Tra lời câu hỏi "Khi những nội dung/nhóm nội dung trong BLLD đã được
tách ra thành các đạo luật đơn hành thì trong BLLĐ có cân thiết quy định vềnhững nội dung/nhóm nội dung đó nữa hay không?" hiện nay có hai quan điểmkhác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rang khi đã có những đạo luật riêng quy định một
cách đầy đủ và chi tiết về những nội dung (hoặc nhóm nội dung) cụ thé thi
không cần có những quy định tương ứng trong BLLĐ để tránh sự chồng chéo,không thống nhất, "cồng kênh" của BLLD va các văn bản pháp luật có liênquan, tránh tốn kém về thời gian, kinh phí cho công tác soạn thảo, thấm định,ban hành pháp luật lao động.
Quan điểm thứ hai cho rằng mặc dù đã có các đạo luật riêng về từng nội
dung (hay nhóm nội dung) của BLLĐ nhưng vẫn cần có những quy định trong
BLLD để xử lý các van dé có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động giữaNSDLD và NLD làm công ăn lương.
Chúng tôi cho rang quan điểm thứ hai hợp lý hơn vi: i) BLLĐ điều chỉnh
quan hệ lao động giữa NSDLD với NLD làm công ăn lương và các quan hệ xã
23
Trang 28hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động Điều này đòi hỏi tất cả những nộidung về quan hệ lao động và có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động cầnphải được quy định trong BLLĐ; BLLĐ như là "bộ khung" về các vẫn đề thuộc
quan hệ lao động và các tiêu chuân lao động; có quy định chung trong BLLĐ
trong mối quan hệ hợp lý với những quy định cụ thể trong các đạo luật có liênquan sẽ tạo ra sự đồng bộ cần thiết trong việc điều chỉnh quan hệ lao động vàcác quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động làm công ăn lương
Trên tinh thần đó, chúng tôi cho rằng BLLĐ được sửa đổi, bổ sung vào
năm 2011 cần được xử lý theo hướng sau:
i) Những nội dung không hoặc chưa ban hành đạo luật riêng trong BLLDsửa đổi, bổ sung vào năm 2011 nên xác định là: hợp đồng lao động; thươnglương tập thể và thỏa ước lao động tập thể; mối quan hệ tiền lương giữa NLĐ và
NSDLĐ; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao
động; ký luật lao động, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản của NLĐ; quyđịnh riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người caotuôi, lao động là người có trình độ chuyên môn cao và một số loại lao động
khác; quy định mang tính nguyên tắc về quan hệ đối tác xã hội giữa đại diện của
nhà nước, đại diện NSDLD và đại điện NLD (cơ chế ba bên); tổ chức đại điệncủa NSDLĐ; giải quyết tranh chấp lao động, đình công và giải quyết đình công:
quản lý, thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật lao động Các nội dung này cầnquy định cụ thể, rõ ràng trên cơ sở kế thừa những điểm hợp lý của những quy
định hiện có, có sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết và mang tính khả thi
cao hơn Trong kỹ thuật lập pháp cần tính đến vấn đề hạn chế đến mức thấp nhất
việc phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và phải hướng dẫn qua nhiều cấpkhác nhau.
il) Đối với các nội dung đã và sẽ ban hành đạo luật riêng (việc làm, học
nghè, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội, người Việt Nam làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng) chỉ cần dừng lại ở việc quy định những vấn đề có tính
nguyên tắc dé xử lý những van dé có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động,trong đó có tham chiếu đến các đạo luật có liên quan Các nội dung cụ thé vềtừng lĩnh vực được quy định trong từng đạo luật có liên quan và được áp dụngchung để giải quyết các van đề có liên quan đến mối quan hệ lao động được quy
định trong BLLD.
Trang 292 Đánh giá một số chế định của Bộ luật Lao động và dé xuất sửa doi, bo sung
Thực tế thị trường lao động đang đòi hỏi tất cả các nội dung cua BLLDcan phải được rà soát, sửa đổi va bổ sung cho phù hợp, có tính khả thi hon Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của một dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường, chúng
tôi chi tập trung đánh giá những van dé mà thực tế cho thấy còn nhiều tồn tai,hạn chế thiếu tính khả thi để trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoànthiện các quy định của BLLĐ như: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tậpthé, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, công đoàn - tổ chức đại diện củaNLD, tô chức đại diện của NSDLD, giải quyết tranh chấp lao động, đình công
và giải quyết đình công, quản lý nhà nước về lao động
2.1 Đánh giá các quy định về hop dong lao động và dé xuất sửa đổi, bổ
sung
Các quy định về hợp đồng lao động được coi là nội dung trung tâm của
BLLĐ, bởi vì quan hệ hợp đồng lao động chính là quan hệ thuộc đối tượng điều
chỉnh của BLLĐ Sau lần sửa đổi, b6 sung vào năm 2002, các quy định về hợp
đồng lao động đã có những thay đổi theo hướng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu caohơn trong việc điều chỉnh quan hệ lao động Tuy nhiên, sau 7 năm thi hành Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của BLLD năm 2002, cùng với sự phát triển khôngngừng của nền kinh tế - xã hội, sự biến động của thị trường lao động đã làmcho không ít quy định về hợp đồng lao động trở nên lạc hậu, không đáp ứngđược hoặc không đáp ứng day đủ nhu cầu điều chỉnh quan hệ lao động Nhữngvan đề lớn về hợp đồng lao động cần sửa đôi, bố sung trong thời gian tới là:
i) Về loại (thời hạn) của hợp đồng lao động: Quy định các loại hợp đồnglao động tại Điều 27 của BLLĐ về phương diện nào đó là sự che chắn, bảo vệ
cho NLĐ Tuy nhiên, quy định này qua kiêm nghiệm thực tế là khá cứng nhắc,không đảm bảo được tính linh hoạt để có thé đáp ứng nhu cầu của các chủ thé
quan hệ lao động và "buộc" người thực hiện, nhất là NSDLD, trong nhiều
trường hợp phải "lách" luật để bảo vệ lợi ích của mình và bảo vệ quan hệ lao
động của hai bên, ví dụ: quy định khống chế thời hạn tối đa của hợp đồng lao
động xác định thời hạn (36 tháng); quy định hai bên không được phép liên tiếp
giao kết quá hai lần loại hợp đồng lao động có thời hạn
25
Trang 30Vi vậy, BLLĐ cân sửa đôi theo hướng bỏ quy định không chế thời hạn tôi
đa của hợp đồng xác định thời hạn là 36 tháng và nên cho phép hai bên giaokết nhiễu lần loại hợp dong lao động xác định thời han
ii) Về hình thức của hợp đồng lao động: Theo Điều 28 BLLĐ, hợp đồng
lao động có thể được giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói tùy từng trường
hợp Song, trên thực tế các bên vẫn chấp nhận mối quan hệ lao động bằng hành
vi thực tế Hơn nữa, thực tiễn quản lý lao động và giải quyết tranh chấp lao động
thời gian qua vẫn thừa nhận có sự tồn tại của hình thức hợp đồng lao động bằng
hành vi, nhất là trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn, mặc dù hai bênkhông giao kết hợp đồng lao động mới nhưng hai bên mặc nhiên chấp nhận để
quan hệ lao động tiếp tục diễn ra Vấn đề ở chỗ nếu không quy định hình thức
hợp đồng lao động bằng hành vi với những điều kiện, giới hạn cụ thé sẽ khókhăn khi giải quyết một số quyền lợi, nhất là khi xảy ra bất đồng, tranh chấpgiữa các chủ thé Tir góc độ bảo vệ NLP và tạo cơ pháp lý phù hợp cho việc tự
do giao kết hợp đồng lao động, đã đến lúc can quy định thêm hình thức hợpdong lao động bằng hành vi trong BLLĐ
iii) Về giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:
Một thực tế khá phố biến hiện nay khi giao kết hợp đồng là việc NSDLĐđặt ra khá nhiều điều kiện ràng buộc NLD, như: có tài sản thé chấp, có ngườibảo lãnh, phải nộp văn bằng gốc, không được làm việc cho doanh nghiệp kháctrong khi hợp đồng lao động đang có hiệu lực Nếu suy xét kỹ lưỡng thì đây lànhững biểu hiện của việc hạn chế quyền về việc làm của NLĐ Vì vậy, rongBLLĐ nên có quy định thể hiện rõ thải độ của nhà nước về hiện tượng này
Quy định về thời gian thử việc trong BLLD hiện nay có thé hiểu như đốivới một lần thử việc, vì vậy NLĐ rất dễ có nguy cơ bị lạm dụng Hơn nữa, thời
gian thử việc được xác định tùy thuộc vào yêu cầu về trình độ của mỗi loại công
việc là khá cứng nhắc trên thực tế Yêu cầu về trình độ của NLĐ gắn với côngviệc cụ thé hầu như phụ thuộc vào quyết định NSDLD Vi vậy, BLLD can sửađổi theo hướng: quy định thời gian thử việc là dé áp dung (chỉ một lan) đối vớimoi NLP khi tuyển dụng vào làm một công việc theo hợp đông lao động, quyđịnh thời gian thử việc theo thời hạn của hợp đồng
iv) Về cham dứt hợp đồng lao động: Nhìn chung các quy định về chamdứt hợp đồng lao động trong BLLĐ hiện nay là hợp lý Tuy nhiên, vẫn có một
Trang 31số quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần phải bàn thêm để
có hướng sửa đôi cho phù hợp hơn, nhất là các quy định liên quan đến quyền
đơn phương cham dứt hợp đồng lao động của NSDLD Cụ thể:
- Điều 17 BLLĐ quy định về trường hợp NSDLĐ được chấm dứt hợpđồng lao động với NLĐ do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu tổ chức hoặc côngnghệ sản xuất còn khá cứng nhắc, chưa đáp ứng được tính linh hoạt của cơ chếkinh tế thị trường Chang hạn, thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp chỉ bao
gồm trường hợp có sự giải thể hoặc sáp nhập một số bộ phận của doanh nghiệp,
mà không bao gồm trường hợp doanh nghiệp buộc phải sắp xếp lại nhân sự củamột số phòng, ban do yêu cầu sản xuất kinh doanh hoặc vì lý do khách quan mà
không có sự sáp nhập hay giải thể bộ phận nào của doanh nghiệp; hay quy định
thủ tục bắt buộc phải đào tạo lại cho NLĐ đã làm việc đủ 12 tháng trở lên bị mấtchỗ làm việc để bố trí việc làm mới cho họ khi trên thực tế doanh nghiệp khôngcòn việc khác dé bồ tri Do đó, can sửa lại quy định này trong BLLĐ nhằm dam
bảo tính linh hoạt trong việc sử dụng lao động tại các doanh nghiệp Vi dụ:chấp nhận trường hợp doanh nghiệp thực sự phải sắp xếp lại nhân sự do nhu
câu sản xuất kinh doanh hoặc gặp khó khăn khách quan cũng là thay đổi cơcấu tô chức và là lý do dé NSDLD có thể chấm ditt hop dong lao động với NLD;chấp nhận dé NSDLĐ đền bù cho NLD một khoản tiên tái đào tạo khi họ bị mat
việc lam tại doanh nghiệp thay vì buộc doanh nghiệp phải đào tạo lại cho NLD như quy định hiện nay.
- Quy định NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với
NLD bị sa thải tại điểm b khoản 1 Điều 38 BLLD đã dẫn tới các quan điểm ápdụng pháp luật khác nhau là NSDLĐ phải ra quyết định sa thải sau đó mới raquyết định đơn phương cham dứt HDLD với NLD hay NSDLD chỉ cần ra quyếtđịnh sa thải hoặc quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ là đủ Theo chúng tôi,nêu NSDLĐ đã ra quyết định sa thải thì chính quyết định đó đã làm chấm dứthợp đồng lao động và chấm dứt quan hệ lao động giữa hai bên, NSDLĐ khôngcần thiết phải ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động kèm theo.Hơn nữa, nếu NLD có hành vi vi phạm ky luật lao động đến mức có thể sa thảitheo quy định của pháp luật mà NSDLĐ không muốn ra quyết định sa thải, màchỉ ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ đó
trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cũng nên chấp nhận vì thực ra đây là một quyết
27
Trang 32định có lợi cho NLD và phù hợp với nguyên tắc chung được quy định tại Điều 9của BLLĐ Vi vậy, thiết nghĩ thời gian tới BLLĐ nên quy định van dé này một
cách cụ thê theo hướng đã phán tích ở trên.
- Quy định trong BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa thê hiện
rõ điều kiện xác định việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật,
đặc biệt lại có sự khác nhau trong việc giải thích khái niệm đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật giữa NLD và NSDLD Theo chúng tôi, nên quy
định cụ thé hai trường hợp: don phương cham dứt hop dong lao động trải phápluật do vi phạm căn cứ chấm đứt và don phương cham dứt hop dong lao động
trai pháp luật do vi phạm thủ tục cham dứt Cũng từ đó can có sự phân biệt vềhậu quả pháp lý giữa chấm dứt hợp dong lao động trái pháp luật về căn cứ vàtrái pháp luật về thủ tục
- Quy định về trách nhiệm của các bên khi đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động trái pháp luật tỏ ra “thiên vị” cho NLĐ, nhất là trong trường hợp
xác định trách nhiệm bồi thường phí đào tạo của NLD đối với NSDLD Thực tế,NLD có thé dé dàng lợi dụng quy định này, nhất là đối với hợp đồng lao độngkhông xác định thời hạn, xâm phạm tới quyền lợi chính đáng của NSDLD Vi
vay BLLD cân sửa đổi quy định này theo hướng tôn trọng hơn quyền tự do thỏathuận của hai bên trong van dé học nghề, đào tạo và bôi thường chi phí dạynghé/dao tạo dé bảo dam hài hòa lợi ich và trách nhiệm giữa hai bên
v) Về hợp đồng lao động vô hiệu: Quy định về hợp đồng lao động
vô hiệu tại Điều 29 và Điều 166 BLLĐ còn quá đơn giản và chung chung, thậmchí còn có phân “né tránh" khi tiếp cận với van dé này Từ góc độ khoa học cũngnhư thực tiễn, hợp đồng lao động vô hiệu không còn là mới mẻ Vì vậy, đã đếnlúc can có những quy định cụ thé về hợp đông lao động vô hiệu trong BLLĐ.Nên chia hợp đồng lao động vô hiệu thành hai loại: vô hiệu toàn bộ và vô hiệutừng phần Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp như:
vi phạm nguyên tắc giao kết, toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật,
người giao kết không đúng thẩm quyền, việc làm theo hợp đồng lao động bị
pháp luật cam Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi một hoặc một số điều
khoản của hợp đồng trái pháp luật mà không ảnh hưởng tới hiệu lực của các điềukhoản khác.
Trang 33Về hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động vô hiệu: đối với hợp đồng vôhiệu từng phần, những điều khoản trái luật đương nhiên không có giá trị thựchiện ké từ thời điểm hợp đồng giao kết, thay thế vào đó sẽ là phần tương ứngtrong quy định của pháp luật lao động và những thoả thuận hợp pháp khác trongđơn vị Vì vậy cần quy định quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải
quyết theo quy định của pháp luật hoặc thoả ước lao động tập thể và quy định
buộc các bên phải sửa đổi, bỗ sung nội dung đó cho phù hợp với quy định của
pháp luật hoặc thoả ước tập thể Cách giải quyết hậu quả pháp lý trong trường
hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ cân tính tới tính đặc thù của hợp đồnglao động so với hợp đồng thương mại, dân sự Nhìn chung nguyên tắc xác định
hợp đồng vô hiệu toàn bộ là hợp đồng không có giá trị pháp lý kế từ thời điểm
giao kết, các bên phải hoàn tra cho nhau những gi đã nhận hoặc đền bù bằng tiền
dường như không thê thực hiện được đối với hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ
Do vậy, cần có sự phân biệt từng trường hợp vô hiệu toàn bộ trên thực tế để có
thỏa ước vô hiệu Những quy định này đã tạo cơ sở cho các doanh nghiệp tiến
hành ký kết thoả ước, từ đó đảm bảo hơn quyền và lợi ích của các bên, nhất làquyên lợi của NLD, đảm bảo cho quan hệ lao động phát triển hai hoa, én định,giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bên cạnh những điểm phù hợp, pháp luật về thoả ước tập thể vẫn còn một
số tồn tại dẫn đến thực tế là các doanh nghiệp chưa thấy được vai trò to lớn củathoả ước tập thé, số lượng các doanh nghiệp ký thoả ước tập thể chưa nhiều,chất lượng chưa cao, hiện tượng vi phạm các cam kết trong thoả ước vẫn diễn rathường xuyên, tranh chấp và đình công phát sinh từ thoả ước tập thể ngày cànggia tăng Cụ thê:
i) BLLĐ nước ta chỉ quy định hai loại thỏa ước tập thé (thoả ước doanhnghiệp và thoả ước ngành) Thị trường lao động càng phát triển càng đòi hỏi sự
29
Trang 34đa dạng hóa các loại hình thỏa ước tập thê, vì vậy BLLĐ nên quy định các loạithỏa ước tập thé theo xu hướng này.
11) Theo quy định tại Điều 45 BLLĐ, ban chấp hành công đoàn tại doanhnghiệp là chủ thé duy nhất có quyền đại diện tập thể lao động tham gia thươnglượng và ký kết thỏa ước tập thê Thiết nghĩ với thực tế hoạt động của công đoàn
Việt Nam tại các doanh nghiệp hiện nay và trong thời gian tới thì quy định này
quả là cứng nhắc và "vô tình" đã hạn chế quyền của NLĐ tại rất nhiều doanh
nghiệp không có công đoàn Vi vậy, chúng tôi cho rằng BLLĐ cần quy định
theo hướng mở về đại diện tập thé lao động tham gia thương lượng, ký kết thỏaước tập thể
iii) Quy định thủ tục sửa đối, b6 sung thỏa ước tập thé phải theo quy địnhchung như khi thương lượng, ký kết thỏa ước tập tế là mang tính hình thức và
gây phiền phức, tốn kém cho các bên Vì thế, theo chúng tôi, BLLĐ có thể quyđịnh van dé này theo một trong hai hướng sau: Hướng thứ nhất, quy định cụ thé
va đơn giản hoá trình tự sửa đổi, bố sung thoả ước; hướng thứ hai, quy định cụthé khoảng thời gian trong năm các đơn vị có thoả ước phải định kỳ kiểm điểm
tình hình thực hiện thoả ước và tiễn hành sửa đổi, bổ sung (nếu cần)
iv) Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thé cũng như chưa có chế tài áp dụngtrong trường hợp một bên thi hành không đầy đủ hoặc vi phạm thoả ước tập thê(khoản 3 Điều 49) và việc tiếp tục thực hiện, hay sửa đổi, bố sung, hoặc ký kếtthoả ước mới khi doanh nghiệp hợp nhất, chia, tách, chuyển quyền sở hữu,quyền quan lý, quyền sử dụng tài sản (khoản 1 Điều 52) Vi vậy cần phải bé
sung những quy định cụ thể và các biện pháp chế tài để bảo đảm thực hiện hai
vi) Việc sắp xếp các nội dung trong điều luật ở chương thoả ước tập thể
của BLLĐ chưa khoa học, câu từ diễn đạt có chỗ chưa chính xác Chúng tôi cho
răng cần kết cấu điều luật riêng về nội dung thoả ước; về trình tự thương lượng,
ký kết; về hiệu lực của thoả ước thay vi quy định rải rác trong các điều nhưhiện nay.
Trang 352.3 Đánh giá các quy định vẻ ky luật lao động, trách nhiệm vật chất và
dé xuất sửa đôi, bồ sung
Các quy định của BLLĐ về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất về cơbản đã phù hợp với thực tế, đảm bảo duy trì được trật tự trong doanh nghiệp, đápứng được phần nào yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước cũng như tạo cho NLD tác phong công nghiệp Tuy nhiên, bên cạnh đó,
một số quy định của BLLĐ còn chưa phù hợp, thiếu tính khả thi và thậm chí còn
có sự mâu thuẫn Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi xinchỉ ra những điểm bất cập cơ bản của BLLĐ về kỷ luật lao động, trách nhiệmvật chat cần sửa đổi, bổ sung như sau:
i) Về hình thức kỷ luật sa thải:
Các trường hợp NSDLD có quyền sa thai NLD được quy định tại khoản 1Điều 85 BLLĐ nhìn chung là hợp lý Tuy nhiên, còn một số tồn tại cần phải xemxét lại như:
- Đối với trường hợp sa thải theo điểm a khoản 1 Điều 85 BLLD: phápluật cho phép NSDLD sa thai NLD trong một số trường hợp chỉ cần căn cứ vào
hành vi ma không can xem xét đến dau hiệu của sự thiệt hai (NLD có hành vitrộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp) Theochúng tôi, cần phải mở rộng hơn nữa các trường hợp NSDLĐ được quyền sathải NLD theo hướng này Chang hạn, trường hợp NLD có ý gáy thiệt hại vé tàisản cho NSDLD Hiện nay hành vi này chỉ được xếp vào loại "hành vi khác"theo điểm a khoản 1 Điều 85 BLLD và vi vậy mà buộc phải có dấu hiệu "gâythiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp" thi NSDLD mới cóthê sa thải NLD Điều này là không hợp lý bởi trong trường hợp nay NLD đã có
ý gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp, có thể coi đồng nghĩa với hành vi
"phá hoại" và thuộc loại hành vi "nguy hiểm" cho doanh nghiệp tương tự như
hành vi trộm cắp Vì thế cũng nên cho phép NSDLD sa thai NLD khi có hành vi
vi phạm mà không nhất thiết phải căn cứ vào giá tri tài san ma NLD đã có ý gây
thiệt hại.
Thực tế có những công việc đòi hỏi NLĐ phải tuân thủ kỷ luật hết sứcnghiêm ngặt, không được phép có sai phạm bởi nếu NLĐ có sai phạm thì hậu quả
sẽ khôn lường Chang hạn, NLD có hành vi hút thuốc ở kho xăng, dẫu của doanh
nghiệp Có thé là do NLD vô ý và chưa gây ra thiệt hại thực tế, song nếu vẫn
31
Trang 36tiếp diễn có thé sẽ hậu quả nghiêm trọng Bởi vậy, thiết nghĩ đối với nhữngtrường hop NLD vi phạm các quy định nghiêm ngặt của doanh nghiệp về phòng
cháy, chữa cháy, NSDLĐ có quyền sa thải mà không cần căn cứ vào thiệt hại
Xây ra.
- Đối với trường hợp sa thải theo điểm c khoản 1 Điều 85 BLLĐ: don vị
tháng, năm theo quy định này được xác định theo tháng, năm dương lịch Điều
này dễ tạo cơ hội "lợi dụng" từ phía NLĐ, gây rối trật tự trong doanh nghiệp,như: NLD bỏ việc liên tục 8 ngày liền mà không bị sa thải nếu 8 ngày đó rơi vào
2 tháng (4 ngày cuối của tháng này và 4 ngày đầu của tháng sau) Bởi vậy, theo
chúng tôi, cách tính tháng, năm hop lý nhất trong trường hợp này là tính theochu kỳ bắt dau từ ngày bỏ việc dau tiên của NLD
ii) Về thời hiệu xử ly kỷ luật lao động:
Điều 86 BLLĐ và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày02/4/2003 không thống nhất việc xác định thoi điểm bắt dau tính thời hiệu TheoĐiều 86 BLLĐ thời điểm bat đầu tính thời hiệu được xác định kể từ ngày xảy ra
vi phạm, còn theo khoản 3 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP thì thời điểm
bắt đầu tính thời hiệu lại được xác định kế từ ngày xảy ra hoặc ngày phát hiện ra
vi phạm Theo chúng tôi quy định tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP là hợp lýhơn Vì vậy Điều 86 BLLĐ cần sửa đôi theo hướng này
iii) Về thủ tục xử lý kỷ luật lao động:
Thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật hiện hành khá rườm rà, cần
sửa đối theo hướng nhanh gọn hơn và mở rộng hơn quyền xử lý kỷ luật củaNSDLD Theo Điều 87 BLLD và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhìn chungmột thủ tục bắt buộc là NSDLĐ phải tổ chức phiên họp kỷ luật Chúng tôi chorăng quy định này là cứng nhắc và không cần thiết trong nhiều trường hợp.Chăng hạn, trường hợp NLĐ tham ô, trộm cắp tài sản của doanh nghiệp đã cókết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc buộc NSDLĐ tiến hành
phiên họp trước khi ra quyết định kỷ luật là quá hình thức, gây lãng phí thời gian
và tiền bạc cho các bên hữu quan Mục đích cơ bản của việc tổ chức phiên họp
là để NSDLĐ chứng minh lỗi của NLĐ để trên cơ sở đó, NSDLĐ có thể raquyết định kỷ luật một cách đúng đắn Trường hợp vừa nêu trên đã hoàn toànđạt được mục đích này mà không cần tiễn hành phiên họp như đã quy định Vì
Trang 37vậy, theo chúng tôi, không nên quy định việc tố chức phiên họp kỷ luật là thủtục bắt buộc trong mọi trường hợp.
Một van đề khác liên quan đến phiên họp ky luật là NSDLD có nhất thiết
phải tô chức trong cùng một phiên họp với đầy đủ thành phần bắt buộc theo quy
định của pháp luật hay không, hay NSDLĐ có thé tiến hành thành nhiều phiênhọp khác nhau với các thành phan khác nhau và khi tong hợp các phiên họp đó lạithì đã có đầy đủ thành phần bắt buộc theo quy định của pháp luật? Đây là vấn đề
chưa được quy định rõ trong BLLĐ hiện hành Thực tế việc giải quyết tranh chấplao động tại tòa án nhân dân trong những năm vừa qua đã nảy sinh hiện tượng này
và quan điểm áp dụng pháp luật chưa được thống nhất Vì vậy, thời gian tới,BLLD cần quy định rõ ràng hơn và nên quy định theo hướng linh hoạt, tức là chophép NSDLĐ được tiến hành trong một phiên hoặc nhiều phiên họp khác nhau,miễn rằng cuối cùng thành phần được tham gia phiên họp đầy đủ theo quy địnhcủa pháp luật.
Cùng với việc sửa đôi các quy định về phiên họp kỷ luật như đã đề xuất ở
trên, cũng cần phải sửa đổi quy định về thu tuc trước khi ra quyết định sa thải
NLD Theo quy định của BLLĐ, trước khi ra quyết định sa thai NLD, NSDLD
phải bàn bạc, nhất trí với ban chấp hành công đoản, trường hợp hai bên khôngnhất trí được thì NSDLĐ phải báo lên cơ quan lao động địa phương và sau mộtthời gian nhất định NSDLĐ mới có quyên ra quyết định Song trên thực tếkhông phải doanh nghiệp nào cũng có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc ban chấphành công đoàn lâm thời làm cho không ít doanh nghiệp không thé thực hiện
được thủ tục này Vì vậy, quy định này cần được sửa đổi theo hướng: thừa nhận
tư cách của ban đại diện tập thể lao động ở những nơi không có tổ chức công
đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời Bên cạnh đó, hiện nay
khoản 2 Điều 38 BLLĐ và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP quy định không thốngnhất về thời hạn NSDLĐ được quyền ra quyết định sa thai NLD ké từ khi thông
báo với cơ quan lao động cấp tỉnh trong trường hợp giữa công đoàn và NSDLĐkhông nhất trí với nhau việc sa thải NLD (BLLD quy định thời hạn này là 30ngày, Nghị định 33/2003/NĐ-CP quy định là 20 ngày) dẫn tới tình trạng áp dụng
pháp luật không thống nhất Theo chúng tôi BLLĐ nên quy định thời hạn là 20
ngày (như Nghị định số 33/2003/NĐ-CP hiện nay) để đảm bảo quyền quản lý
lao động của NSDLD cũng như thời hiệu xử lý kỷ luật.
33
Trang 38iv) Về hậu quả pháp ly của kỷ luật sa thải:
- Hiện nay theo quy định của BLLĐ, nếu NLD bi sa thải theo điểm a và
điểm b khoản 1 Điều 85 thi không được trợ cấp thôi việc, còn NLĐ bị sa thảitheo điểm c khoản 1 Điều 85 thì vẫn được trợ cấp thôi việc theo Điều 42 BLLĐ
Theo chúng tôi, đây là quy định không hợp lý, đặc biệt khi đặt trong tương quan
so sánh với trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trướccho NSDLĐ (NLĐ không được trợ cấp thôi việc) Hơn nữa, cho dù bị sa thảitheo điểm a, b hay điểm c khoản 1 Điều 85 thì về phương diện lý luận và thựctiễn đều cho thay NLD có mức độ lỗi ngang nhau, đến mức NSDLĐ không théchấp nhận tiếp tục mỗi quan hệ lao động với NLĐ này, vì thế không nên có sựphân biệt về quyên lợi trợ cấp thôi của NLD khi bị sa thai theo các căn cứ này.Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất nên quy định chung: NLD bi kỷ luật sa thải thikhông được trợ cấp thôi việc
- Cần có sự phân biệt về hậu quả pháp lý đối với các trường hợp sa thảitrai pháp luật Theo quy định hiện hành, nếu NSDLD sa thai NLD trái pháp luật
thì phải giải quyết quyền lợi cho NLĐ theo Điều 41 và Điều 94 BLLĐ (NSDLĐ
phải nhận NLD trở lại làm việc, bồi thường tiền lương cho NLD trong thời giankhông được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương và công khai xin lỗiNLD) cho dù việc sa thải đó là trái pháp luật về căn cứ sa thải (vi phạm khoản |Điều 85 BLLĐ) hay về thủ tục sa thải (vi phạm Điều 86, 87 BLLD) Theo chúng
tôi, quy định này cũng chưa thực sự hợp lý và không bảo đảm công bằng cho
NSDLD trong trường hợp NSDLĐ sa thai NLD đúng căn cứ pháp luật nhưng
chỉ vi phạm một trong những thủ tục luật định (như: chưa thông báo đủ ba lần
cho NLĐ tham gia phiên họp, chưa tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công
đoàn cơ sở ) Vì vay, chúng tôi cho rằng nếu NSDLD sa thai NLD trái pháp luật
về căn cứ hoặc vi phạm thời hiệu xử lý kỷ luật thì phải gánh chịu hậu quả nhưnhư quy định hiện nay (Điều 41 và một phần Điều 94 BLLĐ), còn trường hợp
NSDLD chi vi phạm một trong các thủ tục quy định tai Điều 87 BLLD thì nên
quy định hậu quả pháp lý khác Chang hạn, cơ quan có thâm quyền sẽ buộcNSDLĐ hủy quyết định sa thải, khôi phục mọi quyên lợi cho NLĐ và cho phépNSDLD được xử lý kỷ luật lại (nếu họ có nhu cầu mặc dù đã hết thời hiệu xử ly
ky luật) Trong trường hợp này, quyền lợi của NLD được tính đến thời điểm xử
Trang 39lý kỷ luật lại Đây cũng là quan điểm xét xử của tòa án nhân dân từ năm 2004đến nay.
Ngoài ra, theo chúng tôi cũng nên huy bo quy định NSDLĐ phải công
khai xin lôi NLD tại Điều 94 BLLD hiện nay Bởi lẽ, trên thực tế rất khó dé
NSDLD thực hiện quy định này và nếu tòa án có tuyên án về việc này thi cơ
quan thi hành án cũng khó có khả năng tô chức thi hành phần quyết định này củaban án.
- Theo quy định hiện hành, khi NLD bi ký luật sa thải sẽ không phải bồithường chi phi dạy nghé/chi phí đào tạo cho NSDLD cho dù NLD chưa làm hết
thời hạn đã cam kết với NSDLĐ trước khi được đào tạo Theo quan điểm của
chúng tôi, quy định này dễ dẫn đến sự lạm dụng của NLD nham trốn tránh việc
bồi thường chi phí đào tạo (NLD tự "đưa mình" vào chỗ bị sa thai để thoát khỏitrách nhiệm bồi thường) và đương nhiên sẽ xâm hại đến lợi ích hợp pháp, chínhđáng của NSDLD và đến nhiều NLĐ trong đơn vi, nhất là trong một thị trường laođộng còn có những biểu hiện "cạnh tranh không lành mạnh" như ở Việt Nam hiện
nay Bởi vậy, theo chúng tôi, đối với trường hợp NLĐ chưa thực hiện hết thờigian làm việc cho doanh nghiệp như đã cam kết trước khi được đào tạo mà bị sa
thải thì vẫn phải bồi thường chi phí dạy nghé/chi phi đào tạo cho NSDLD Cónhư vậy mới vừa ràng buộc NLD chấp hành tốt ky luật lao động lại vừa đảm bảoquyền lợi của NSDLĐ
v) Về bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất do hành vi vi phạm kỷluật lao động gây ra:
Hiện nay trách nhiệm bồi thường vật chất của NLĐ được quy định thànhhai trường hợp khác nhau tại Điều 89 (trường hợp NLD làm hư hỏng tài sản) vàĐiều 90 BLLĐ (trường hop NLD làm mat tài sản), từ đó BLLĐ đã quy địnhmức và cách thực hiện bồi thường khác nhau Chúng tôi cho rằng cách quy địnhnày chưa hợp lý, bởi vì không phải trường hợp nao tài sản bị mắt, giá trị thiệt hai
cũng nhỏ hơn tài sản bị hư hỏng Hơn nữa, đã là trách nhiệm bồi thường thì căn
cứ quan trọng để xác định mức bồi thường phải là mức độ thiệt hại chứ khôngphải là hình thức của sự thiệt hại Vì vậy, việc xác định mức độ bồi thường thiệt
hại về tài sản do hành vi vi phạm ky luật lao động cần phải được căn cứ vào mức
độ của sự thiệt hại.
35
Trang 402.4 Đánh giá các quy định về van dé đại diện tập thé lao động và dé xuấtsua đôi, bô sung
Hiện nay, Công đoàn Việt Nam là người đại diện chính thức cho NLD Vitrí, vai trò và các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn được một số văn
bản pháp luật quy định cụ thể, trong đó có hai văn bản quan trọng nhất là Luật
Công đoàn năm 1990 và BLLĐ Nếu Luật Công đoàn và các văn bản khác quyđịnh các van dé chung về tổ chức công đoàn như cơ cấu, tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ, hoạt động của công đoàn, thì BLLD quan tâm đến tổ chức này chủ
yếu ở khía cạnh tổ chức và hoạt động của nó trong lĩnh vực lao động và chủ yếu
ở các doanh nghiệp Theo chúng tôi, những quy định về công đoàn trong BLLĐcân sửa đổi, bố sung bao gồm:
1) Việc thành lập công đoàn tại doanh nghiệp:
Hiện tại BLLĐ quy định theo hướng về nguyên tắc doanh nghiệp nào
cũng phải có công đoàn dé có người đại diện chính thức hợp pháp cho NLD Dovậy, Điều 153 BLLĐ đã quy định rõ trách nhiệm của công đoàn địa phương vàcông đoàn ngành trong việc thành lập tổ chức công đoàn hoặc chỉ định ban chaphành công đoàn lâm thời để đại diện, bảo vệ NLĐ tại các doanh nghiệp Tuynhiên, quy định như vậy đã tạo nên sự mâu thuẫn với các quy định khác tại Hiếnpháp năm 1992 (Điều 10) và Luật Công đoàn năm 1990 (Điều 1) cũng nhưkhông phù hợp với nguyên tắc "tự nguyện" trong việc thành lập và tham gia tôchức công đoàn của NLĐ Bên cạnh đó, quy định về trách nhiệm của công đoànđịa phương và công doan ngành trong việc thành lập công đoàn tại doanh nghiệpcũng không rõ ràng, cụ thể, dạng "cha chung không ai khóc", nên khó có thêđược thực hiện trên thực tế Vì vậy, theo chúng tôi, nên loại bỏ quy định taiĐiều 153 BLLD về trách nhiệm của công đoàn địa phương, công đoàn ngành
trong việc thành lập tổ chức công đoàn cơ sở hoặc chỉ định ban chấp hành công
đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
ii) Về hoạt động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp:
Dé bảo dam cho hoạt động của tô chức công đoàn tại doanh nghiệp, nhà
nước đã quy định khá nhiều trách nhiệm của NSDLĐ đối với tổ chức và hoạt
động của công đoàn, như: trách nhiệm cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuậnlợi để công đoàn hoạt động, bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết và đóng
góp tài chính vào quỹ công đoàn Tuy nhiên, những quy định này trên thực tế