1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án môn tổ chức và quản lý thi công xây dựng công trình

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ Án Môn Tổ Chức Và Quản Lý Thi Công Xây Dựng Công Trình
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Vận Tải Kinh Tế
Thể loại Đồ án
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 4,34 MB

Cấu trúc

  • 1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của tổ chức sản xuất thi công XDCT (9)
    • 1.1 Khái niệm (9)
    • 1.2 Đặc điểm (9)
    • 1.3 Nội dung (9)
  • 2. Các nguyên tắc của tổ chức sản xuất xây dựng giao thông (11)
    • 2.1 Vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm thi công tiên tiến trong xây dựng giao thông (11)
    • 2.2 Cơ giới hóa, công xưởng hóa và tiến tới tự động hóa trong thi công và sản xuất vật liệu xây dựng các công trình giao thông (11)
    • 2.3 Áp dụng các phương pháp tổ chức thi công tiên tiến trong xây dựng giao thông (11)
    • 2.4 Bảo đảm tính cân đối, nhịp nhàng và liên tục quanh năm trong sản xuất xây dựng giao thông (13)
  • 3. Khái niệm và vai trò của thiết kế tổ chức thi công (13)
    • 3.1 Khái niệm (13)
    • 3.2 Vai trò (13)
  • 4. Các giai đoạn của thiết kế tổ chức thi công (13)
    • 4.1 Thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo (13)
    • 4.2 Thiết kế tổ chức thi công chi tiết (15)
  • Chương II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT 6 1. Khái niệm, nội dung, căn cứ lập và mục đích thiết kế của tổ chức thi công chi tiết (19)
    • 1.2 Nội dung (19)
    • 1.3 Căn cứ lập (21)
    • 1.4 Mục đích (21)
    • 1.5 Phương pháp thi công tuần tự (21)
    • 2. Phương pháp thi công song song (23)
      • 2.1 Khái niệm (23)
      • 2.2 Phạm vi áp dụng (25)
      • 2.3 Đặc điểm (25)
    • 3. Phương pháp tổ chức thi công kiểu dây chuyền (25)
      • 3.2 Đặc điểm (27)
      • 3.3 Phân loại (27)
      • 3.4 Các tham số (29)
      • 3.5 Trình tự thiết kế tổ chức thi công (29)
      • 3.6 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dây chuyền (31)
    • 4. Phương pháp tổ chức thi công kiểu hỗn hợp (31)
      • 4.1 Khái niệm (31)
      • 4.2 Đặc điểm (33)
      • 4.3 Phạm vi áp dụng (33)
    • 5. Những chỉ tiêu so sánh lựa chọn phương án tổ chức thi công chi tiết (33)
      • 5.1 Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (33)
      • 5.2 Các chỉ tiêu phụ dùng để đánh giá phương án thiết kế tổ chức thi công (35)
  • Chương III. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH (37)
    • 1. Tên công trình: Nâng cấp Hẻm 77, đường Tân Lập 2, Khu phố 3, phường Hiệp Phú (37)
    • 2. Vị trí xây dựng – diện tích sử dụng đất (37)
    • 3. Phạm vi dự án (39)
    • 4. Qui mô xây dựng, cấp công trình (39)
    • 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật (39)
    • 6. Qui mô xây dựng (39)
    • 7. Thi công hệ thống thoát nước (41)
      • 7.1 Trình tự thi công cống (41)
      • 7.2 Công tác đào hố móng (43)
      • 7.3 Thi công lắp đặt gối cống, ống cống, lằn phui (43)
      • 7.4 Xử lý giao cắt với ống cấp nước (45)
      • 7.5 Thi công bê tông hố ga (45)
      • 7.6 Kiểm tra, nghiệm thu (49)
  • Chương IV. Lập tiến độ thi công (51)
    • 1. Xác định thời gian thi công (51)
    • 2. Biểu đồ tiến độ và nhân công (71)

Nội dung

Sản phẩm của quá trình sản xuất xây dựng giao thông là đơn chiếc có khối lượng lớn và phân bố không đều.1.3 Nội dungTổ chức chuẩn bị xây dựng.Tổ chức thi công xây lắp công trình bao gồm

Khái niệm, đặc điểm và nội dung của tổ chức sản xuất thi công XDCT

Khái niệm

Tổ chức sản xuất thi công XDCT là sự kết hợp, phối hợp giữa mặt không gian, thời gian, giữa sức lao động và tư liên lao động và đối tượng lao động phù hợp với các đòi hỏi khách quan của các quá trình sản xuất nhằm đạt tới tiến trình tối ưu của quá trình sản xuất, đạt thời gian xây dựng ngắn nhất và giá thành rẻ.

Đặc điểm

Diện thi công phân tám, kéo dài theo thời gian, địa điểm sản xuất xây dựng các công trình giao thông thường phân tán trên nhiều vùng lãnh thổ và kéo dài theo tuyến. Địa điểm sản xuất xây dựng thường xuyên thay đổi Địa điểm sản xuất xây dựng phụ thuộc vào vị trí xây dựng công trình.

Chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình Sản phẩm của quá trình sản xuất xây dựng giao thông là đơn chiếc có khối lượng lớn và phân bố không đều.

Nội dung

Tổ chức chuẩn bị xây dựng.

Tổ chức thi công xây lắp công trình bao gồm những vấn đề như thiết kế tổ chức thi công, lập kế hoạch và tiến độ thi công, tổ chức tổng mặt bằng thi công.

Tổ chức cung cấp vật tư kỹ thuật và kho tành cho thi công.

Tổ chức cung ứng và sử dụng thiết bị máy móc thi công.

Tổ chức cung cấp điện, nước, hơi nén…cho xây dựng.

Tổ chức công trình tạm phục vụ thi công xây dựng.

Tổ chức sản xuất phụ trợ phục vụ cho thi công xây dựng.

Tổ chức vận chuyển cho xây dựng.

Tổ chức kiểm tra chất lượng.

Tổ chức kế hoạch tác nghiệp và điều độ thi công.

Các nguyên tắc của tổ chức sản xuất xây dựng giao thông

Cơ giới hóa, công xưởng hóa và tiến tới tự động hóa trong thi công và sản xuất vật liệu xây dựng các công trình giao thông

2.2 Cơ giới hóa, công xưởng hóa và tiến tới tự động hóa trong thi công và sản xuất vật liệu xây dựng các công trình giao thông.

Cơ giới hóa nhằm thay thế lao động nặng nhọc của người công nhân, đồng thời cũng là động lực để tăng tiến độ thi công.

Công xưởng hóa nhằm chuyển dần khối lượng công tác xây dựng ngoài trời vào làm trong công xưởng dưới hình thức các cấu kiện lắp ghép, bán thành phẩm, chi tiết…để hạn chế tác động bất lợi của thời tiết khí hậu vào quá trình sản xuất xây dựng.

Áp dụng các phương pháp tổ chức thi công tiên tiến trong xây dựng giao thông

Các phương pháp tổ chức thi công tiên tiến trong xây dựng giao thông hiện nay là tổ chức thi công các công trình giao thông theo phương pháp dây chuyền và quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng.

Bảo đảm tính cân đối, nhịp nhàng và liên tục quanh năm trong sản xuất xây dựng giao thông

Tính cân đối trong xây dựng giao thông là nói đến quan hệ tỷ lệ giữa sản xuất chính với sản xuất phụ; giữa yêu cầu sản xuất với khả năng về lao động, vật tư và thiết bị máy móc thi công,…

Tính nhịp nhàng được thể hiện ở sự phân bố khối lượng thi công ở các thời kỳ thi công trong năm( quý, tháng) tránh tình trạng “đầu năm thong thả cuối năm vội vã” hoặc “lúc thì người chờ việc, lúc việc chờ người” dẫn đến những lãng phí lớn.

Xây dựng giao thông mang tính chất sản xuất theo mùa, mùa khô là mùa xây dựng, mùa mưa là mùa bị hạn chế rất nhiều đối với công tác xây dựng nhất là những công trình trên sông nước Để khắc phục phải có những khối lượng dự phòng mùa mưa phải có những công việc gối đầu sau mỗi công trình hoàn thành và sau mỗi kỳ kế hoạch kết thúc nhất là theo cơ chế đấu thầu hiện nay, các tổ chức xây dựng phải nhạy bén với thị trường xây dựng, tham gia dự thầu và phải bảo đảm thắng thầu có như vậy mới đảm bảo được thi công liên tục quanh năm.

Khái niệm và vai trò của thiết kế tổ chức thi công

Khái niệm

Thiết kế tổ chức thi công (TKTCTC) chỉ đạo là việc tính toán và lập các hồ sơ cần thiết để tổ chức quá trình thi công và thường do đơn vị thiết kế lập và nó được lập cùng giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

Vai trò

Thiết kế tổ chức thi công chủ đạo nhằm giải quyết vấn đề thi công có tính nguyên tắc và không đi sâu vào quá trình thi công chi tiết và nó là 1 bộ phận của hồ sơ thiết kế kĩ thuật nhằm bảo đảm tính hiện thực của phương án thiết kế kĩ thuật và nó là cơ sở lập dự toán thiết kế, đồng thời là cơ sở lập phân bổ vốn đầu tư.

Các giai đoạn của thiết kế tổ chức thi công

Thiết kế tổ chức thi công chi tiết

Bước 1: Công tác chuẩn bị cho việc lập thiết kế

Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, TKBVTC, TKTCTC chỉ đạo và các tài liệu có liên quan.

Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, các điều kiện có liên quan đến khu vực thi công

Nghiên cứu về khả năng cung cấp các nguồn lực cho thi công ( lao động, vật tư, máy móc ), cung cấp các nguồn năng lượng khác, đặc biệt là tài chính.

Bước 2: Lựa chọn biện pháp thi công

Toàn bộ công trình được phân chia thành các hạng mục công trình, hạng mục công việc theo trình tự từ bước chuẩn bị thi công cho đến khi hoàn thành công trình

Lựa chọn biện pháp thi công phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thi công của từng hạng mục công trình, từng phần việc, từng phân đoạn.

Bước 3: Xác định khối lượng công tác

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công xác định khối lượng công tác với từng công việc, từng hạng mục công trình.

Bước 4: Xác định hao phí cần thiết cho thi công

Căn cứ vào khối lượng công tác, biện pháp tổ chức thi công, các định mức lao động, xe máy, vật tư để xác định nhu cầu.

Bước 5: Tổ chức lực lượng thi công và xác định thời gian thi công

Bước 6: Xác định tiến độ thi công

Căn cứ vào biện pháp tổ chức thi công, khối lượng công tác, hao phí cho thi công ta có thể vạch được tiến độ thi công hợp lý.

Bước 7: Lựa chọn phương án TKTCTC

Bước 8: Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện

Biện pháp tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị, xe máy thi công

Biện pháp tổ chức quản lý sản xuất trong thi công xây lắp

Biện pháp quản lý và giám sát chất lượng xây dựng

Biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh môi trường

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT 6 1 Khái niệm, nội dung, căn cứ lập và mục đích thiết kế của tổ chức thi công chi tiết

Nội dung

Thiết kế tổ chức thi công chi tiết gồm 4 nội dung sau:

Phần 1: Phần thuyết minh chung Đặc điểm, thời hạn thi công của từng công trình, HMCT

Tổ chức tổ đội lao động và vấn đề trang bị công cụ lao động cho các tổ đội.

Biện pháp kỹ thuật để thi công công trình, HMCT

Phần 2: Khối lượng công tác

Phân khai khối lượng thi công cho từng tháng và tuần kỳ (10 ngày)

Số công nhân chuyên nghiệp yêu cầu

Khối lượng vật liệu, cấu kiện điều phối đến tận các địa điểm thi công theo tiến độ

Số lượng thiết bị máy móc điều phối đến các địa điểm thi công theo tiến độ

Số lượng phương tiện vận chuyển từng địa điểm thi công

Phần 3: Tiến độ thi công

Tiến độ cho từng quá tình thi công, từng hạng mục, từng công việc.

Tiến độ cho từng loại công tác chuẩn bị cho thi công

Phần 4: Tổng bình đồ thi công (mặt bằng thi công)

Mặt bằng thi công công trình và từng HMCT Đường vận chuyển trong từng giai đoạn thi công

Mặt bằng bố trí các kho, bãi, xưởng gia công, phụ trợ, nhà cửa tạm…

Bố trí các thiết bị, cơ giới

Mạng lưới điện, nước, thông tin liên lạc.

Căn cứ lập

Tài liệu khảo sát: về địa chất, thủy văn, vị trí xây dựng, khả năng huy động và cung cấp các nguồn lực về xe máy, thiết bị, nguyên vậy liệu, lao động,

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công kèm theo bảng khối lượng công tác

Các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan

Các bộ đơn giá (đơn giá ca máy, ngày công, vật liệu)

Yêu cầu về thời hạn thi công của chủ đầu tư

Mục đích

Thiết kể tổ chức thi công chi tiết do đơn vị thi công lập khi làm hồ sơ dự thầu trước khi thi công công trình nhằm hướng dẫn đơn vị thi công tiến hành thi công công trình.

Phương pháp thi công tuần tự

Tổ chức thi công tuần tự là bố trí một đơn vị thi công làm toàn bộ các quá trình từ a1 đến an, làm xong khu vực này lại chuyển sang khu vực khác (từ 1->m) cho đến khi hoàn thành toàn bộ công trình.

Các tuyến đường ngắn, có khối lượng nhỏ

Khi không bị khống chế về thời gian thi công

Khi bị hạn chế về điều kiện cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, cán bộ kỹthuật, nguồn vốn lưu động, vật liệu Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị diện thi công khó khăn Địa hình hiểm trở, chật hẹp, không thể hoặc khó mở đường tạm, không cho phép tập trung số lượng lớn máy móc thiết bị, nhân lực và vật liệu

Khối lượng ở các đoạn tuyến nên xấp xỉ nhau.

Cố gắng lợi dụng các đoạn hoàn thành trước làm đường vận chuyển để phục vụ công tác thi công cho những đoạn sau. Đặc điểm:

Phương pháp thi công tuần tự có ưu nhược điểm:

Lực lượng thi công không cần lớn

Việc chỉ đạo thi công tập trung, không căng thẳng.

Thời gian thi công kéo dài

Năng suất thấp, chất lượng kém vì không được chuyên môn hóa. Đơn vị thi công lưu động nhiều.

Phương pháp thi công song song

Tổ chức thi công song song là trên m khu vực bố trí m đơn vị thi công cùng thi công đồng thời trên một khoảng thời gian Mỗi đơn vị thi công phải thực hiện hết n quá trình trên khu vực thi công đơn vị mình đảm nhiệm, các đơn vị thi công này hoàn toàn độc lập với nhau.

Các tuyến đường dài, có khối lượng lớn.

Thời gian thi công yêu cầu nhanh, gấp Điều kiện cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, nguồn vốn lưu động, vật liệu dồi dào,đội ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo, đủ để giám sát điều hành tất cả các mũi thi công.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã hoàn tất. Địa hình thuận lợi cho phép tập trung số lượng lớn máy móc thiết bị, nhân lực và vật liệu.

Phương pháp thi công song song có ưu nhược điểm:

Thời gian thi công ngắn

Lực lượng thi công lớn gây khó khăn cho việc cung ứng, quản lý, bảo quản , sửa chữa.

Việc chỉ đạo thi công trên diện rộng, thời gian ngắn, lực lượng thi công lớn nên rất căng thẳng.

Khối lượng dở dang nhiều gây lẵng phí, không đưa từng phần vào sử dụng sớm được.

Phương pháp tổ chức thi công kiểu dây chuyền

Dây chuyền là 1 quá trình sản xuất được nối tiếp nhau 1 cách liên tục để sản xuất ra 1 sản phẩm Có 2 dạng:

Dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Dây chuyền trong sản xuất xây dựng.

Do sản phẩm gắn liền với đất đai và có kích thước lớn nên để thực hiện các công việc theo một trình tự công nghệ phải di chuyển các tổ thợ với các trang thiết bị kèm theo trong không gian công trình từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ công trình này sang công trình khác Điều này khác với dây chuyền công nghiệp: người công nhân và công cụ đứng yên còn sản phẩm di động, do đó tổ chức dây chuyền trong xây dựng khó hơn.

Do tính chất đơn chiếc và đa dạng của sản phẩm xây dựng nên các dây chuyền sản xuất hầu hết ngắn hạn, thời gian ổn định ít hoặc không ổn định, nghĩa là sau khoảng thời gian không dài lắm người ta phải tổ chức lại để xây dựng công trình khác.

Phân loại theo kết cấu của dây chuyền

Dây chuyền bước công việc

Dây chuyền đơn (dây chuyền chuyên nghiệp)

Phân loại theo đặc tính dây chuyền

Dây chuyền đoạn công trình

Dây chuyền đẳng nhịp đồng nhất

Dây chuyền đẳng nhịp không đồng nhất

Dây chuyền có nhịp thay đổi

Dây chuyền có cùng tốc độ

Dây chuyền không cùng tốc độ

Dây chuyền có tốc độ thay đổi

Thời gian hoạt động của dây chuyền đơn ti = m.Ki Thời gian hoạt động của dây chuyền tổ hợp

Số dây chuyền chuyên nghiệp trong tổ hợp.

Số dây chuyền tổ hợp thi công song song.

Năng suất dây chuyền đơn.

3.5 Trình tự thiết kế tổ chức thi công

Bước 1: Toàn bộ quá trình thi công của 1 đối tượng nào đó từ khi khởi công đến khi hoàn thành phải được phân chia thành một số quá trình giản đơn, mỗi một quá trình đó bố trị 1 đơn vị chuyên môn thực hiện Căn cứ:

Trình tự công nghệ đáp ứng thi công

Giữa các quá trình khác nhau coi như độc lập tương đối với nhau về mặt công nghệ, tổ chức.

Các công việc trong 1 quá trình thì phải có quan hệ với nhau về mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức.

Bước 2: Thiết kế dây chuyền đơn

Xác định tốc độ dây chuyền đơn (nhịp dây chuyền đơn), và xác định chiều dài dây chuyền đơn.

Xác định thời gian gián đoạn công nghệ kỹ thuật nếu có…

Bước 3: Thiết kế dây chuyền tổ hợp

Xác định các tham số cơ bản: Ttk,Tht , Thđ, Tôđ, số dây chuyền chuyên nghiệp trong tổ hợp

Xem xét hướng thi công, dự kiến điểm bắt đầu và kết thúc.

Bước 4: Lập tiến độ cụ thể (biểu đồ tài nguyên, sơ đồ ngang, biểu đồ nhân lực, máy thi công).

3.6 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dây chuyền

Hệ số hiệu quả (Khq)

Nếu Khq ≥ 0,7 : thì việc tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền tốt và có hiệu quả.

Nếu 0,3 ≤ Khq ≤ 0,7 : thì việc tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền chưa mang lại hiệu quả cao, cần kết hợp với phương pháp khác.

Nếu Khq < 0,3 : thì việc tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền không hiệu quả, nên sử dụng phương pháp khác.

Phương pháp tổ chức thi công kiểu hỗn hợp

Là phương pháp phối hợp giữa phương pháp tổ chức thi công dây chuyền với phương pháp tuần tự, song song hoặc giữa phương pháp tuần tự và song song.

Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp khắc phục được các nhược điểm của từng phương pháp ở trên Tuy nhiên phương pháp thi công hỗn hợp đòi hỏi người thiết kế phải linh hoạt sáng tạo, kết hợp khéo léo giữa các phương pháp thi công riêng rẽ phù hợp với những điều kiện thi công công trình cụ thể sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chủ yếu dùng phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp là phù hợp.

Những chỉ tiêu so sánh lựa chọn phương án tổ chức thi công chi tiết

Việc so sánh các phương án thi công về mật kinh tế phụ thuộc vào tính chất công trình, quy mô của dự án xây dựng, lợi ích của các bên tham gia.

Nếu xét một cách bao quát, có thể phân chia các phương pháp đánh giá phương án thành các loại chính, đó là phương pháp dung 1 số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp những chỉ tiêu bổ sung- trong đó gồm các phương pháp phân tích đánh giá theo lập dự án đầu tư; Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án; phương pháp giá trị- giá trị sử dụng và các phương pháp toán học khác

5.1 Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp:

Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có nhiều loại, xét trên góc độ lợi ích của nhà thầu, cần làm rõ hiệu quả phương án thi công từng hạng mục hay toàn công trình qua các chỉ tiêu sau đây.

Với thời hạn thi công là 1 năm

F: Chi phí thi công của phương án đang xét

Eh: hiệu số tương đối của vốn sản xuất m: Số tài sản tham gia vào xây dựng

Tci: Thời gian tham gia vào sản xuất của TSCĐ thứ i

Vi: Vốn đầu tư để mua sắm TSCĐ i, lấy theo giá trị còn lại

Tni: Là thời gian làm việc trong năm theo định mức của TSCĐ thứ i.

VL: Vốn lưu động bình quân trong suốt thời gian thi công.

TC: Thời gian thi công của phương án.

Tn: Thời gian làm việc trong năm.

GK: Chi phí công tác xây lắp hay giá thành công tác xây lắp.

Với thời hạn thi công lớn hơn 1 năm

Tck: Thời hạn thi công của phương án k đang xét

M: số thứ tự của máy thứ i cuối cùng đưa vào quá trình thi công

Tdi: Số hiệu của năm đầu tiên phải đưa thêm TSCĐ thứ I vào quá trình thi công.

TCi: Số hiệu của năm cuối cùng phải đưa TSCĐ thứ i ra khỏi quá trình thi công.

Vit: Gía trị TSCĐ thứ i được đưa vào quá trình thi công ở năm thứ t đang xét ti: Là khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu xây dựng đến thời điểm tính toán có đưa thêm tài sản thứ i vào quá trình thi công. r: Suất chiết khấu tính toán để quy đổi các chi phí bỏ ra ở các thời điểm khác nhau.

5.2 Các chỉ tiêu phụ dùng để đánh giá phương án thiết kế tổ chức thi công

Chỉ tiêu sử dụng cân đối nhịp nhàng các nguồn lực cho thi công

Các chỉ tiêu liên quan đến sử dụng nguyên vật liệu

Các chỉ tiêu liên quan đến việc sử dụng máy móc thiết bị thi công và TSCD

Các chỉ tiêu sử dụng lao động xã hội như: các chỉ tiêu về điều kiện lao động; chỉ tiêu năng suất lao động (tính riêng cho công nhân xây lắp và tính chung cho cả cán bộ quản lý); chỉ tiêu về an toàn cho thi công; yêu cầu và bảo vệ môi trường, Các chỉ tiêu đánh giá công trình tạm và tổng mặt bằng thi công

Các chỉ tiêu đánh giá tổng tiến độ thi công

TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH

Tên công trình: Nâng cấp Hẻm 77, đường Tân Lập 2, Khu phố 3, phường Hiệp Phú

Địa điểm: Khu phố 3, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP.HCM.

Chủ đầu tư: Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Quận 9.

Nhà thầu tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Quốc Gia.

Vị trí xây dựng – diện tích sử dụng đất

Công trình thuộc Khu phố 3, phường Hiệp Phú, Quận 9, TP HCM.

Phạm vi dự án

Điểm đầu: Giao với đường Tân Lập 2. Điểm cuối: Giao với đường Tân Lập 1.

Diện tích sử dụng đất: theo diện tích nền đường khoảng 1100m2, diện tích mở rộng nền đường khoảng 400m2.

Qui mô xây dựng, cấp công trình

Loại và cấp công trình Áp dụng Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 và QCVN 07-04:2016/BXD.

Loại công trình: Công trình giao thông: đường vào nhóm nhà ở thuộc đường trong đô thị.

Cấp công trình: cấp IV.

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Tuổi thọ thiết kế cống: 20 năm ( Bảng 2 QCVN 03/2012);

Tính toán lựa chọn khẩu độ cống theo TCVN 7957:2008.

Chu kỳ tràn cống: P=2 năm.

Hướng thoát nước: Từ giữa tuyến về đầu tuyến và cuối tuyến.

Qui mô xây dựng

Hướng thoát nước: theo hiện trạng, có 2 lưu vực:

Lưu vực 1: khoảng 0,721ha, từ giữa tuyến đổ về đầu tuyến (đường Tân Lập 2), đấu nối ra hệ thống mương thoát nước hiện hữu đường Tân Lập 2.

Lưu vực 2: khoảng 1,430ha, từ giữa tuyến đổ về cuối tuyến (đường Tân Lập 1), đấu nối vào hệ thống cống hộp 0,5x0,6m hiện hữu đường Tân Lập 1, đổ ra đường Lê Văn Việt. Đoạn cống A: Thoát nước cho lưu vực 1, cống tròn BTCT D600 thoát nước dọc đường đặt bên phải tuyến, cống tròn BTCT D400 thoát nước ngang đường, đoạn cống từ hố ga NOI đến hố ga A7 băng qua đường Tân Lập 2 sử dụng cống hộp 500x500, tổng chiều dài đoạn cống như sau:

Cống 500x500: 5m. Đoạn cống B: Thoát nước cho lưu vực 2, cống tròn BTCT D600 thoát nước dọc đường đặt bên phải tuyến, cống tròn BTCT D400 thoát nước ngang đường, tổng chiều dài đoạn cống như sau:

Tải trọng thiết kế: H30-XB80.

Hố ga: làm mới 24 hố ga bằng BTCT M200 nằm dưới mặt đường khoảng cách không quá 30m.

Thi công hệ thống thoát nước

7.1 Trình tự thi công cống Định vị mặt bằng, tim cống, tập kết vật tư. Đào hố móng, thi công móng cống, móng hầm ga.

Thi công lắp đặt cống, thi công hố ga. Đắp cát thân cống, chèn hố ga, tái lập mặt đường.

Thi công khuôn hầm, tấm đan.

7.2 Công tác đào hố móng

Khi đào hố móng, đơn vị thi công cần che chắn bằng hàng rào tole để đảm bảo an toàn.

Sử dụng phương pháp đào trần bằng cơ giới kết hợp thi công thủ công

Sau khi đào hố móng đến cao độ thiết kế, kết hợp thủ công sửa hố móng để đạt chiều sâu và kích thước đúng với bản vẽ thiết kế. Đất đào hố móng được vận chuyển đến nơi qui định hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư Cự ly vận chuyển đổ bỏ tạm tính là 2Km.

Lưu ý: Khi đào hố móng phải đào từng lớp, từng khối nhỏ và kết hợp với sự quan sát bằng mắt trên mặt bằng để hạn chế thấp nhất đến vịêc làm bể, đứt các đường ống, dường dây kỹ thuật đi ngầm.

7.3 Thi công lắp đặt gối cống, ống cống, lằn phui

Thi công lắp đặt gối cống, ống cống

Sau khi đổ lớp bê tông móng xong dùng máy thủy bình xác định cao độ đặt cống.

Lắp đặt gối cống, lắp đặt đốt bằng cơ giới kết hợp với thủ công.

Dùng cẩu lắp đặt từng đốt cống đúng vị trí và đúng cao trình thiết kế. Ống cống phải được đặt cẩn thận đúng hướng, đúng độ dốc đã chỉ ra trong bản vẽ chi tiết Các ống cống nối với nhau phải kín khít.

Mối nối bằng Joint cao su bên ngoài phải được nhét kín bằng loại vữa xi măng.

Thi công lấp cát lằn phui

Việc lấp cát được tiến hành ngay sau khi các công việc trước đó đã làm xong và đã được Tư vấn kiểm tra chấp thuận nhằm rút ngắn thời gian để cống bị lộ thiên.

Công tác đắp phải được thực hiện hết sức thận trọng, đắp đối xứng 2 bên và đắp dần từng lớp từ dưới lên, mỗi lớp phải được đầm đến độ chặt theo quy định trong hồ sơ thiết kế Công tác đầm hai bên cống phải được thực hiện bằng các đầm cơ khí hoặc đầm tay được chấp thuận để tránh gây ra sự chuyển vị và các hư hại khác cho các ống cống vừa được lắp đặt, riêng trong phạm vi 50cm tính từ đỉnh cống lên và tính từ mép cống ra 2 bên phải dùng phương pháp thủ công để đắp từng lớp đất dày

1520cm, vật liệu phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định và được Tư vấn giám sát chấp thuận.

Thiết bị vận chuyển đất và lu lèn nặng chỉ được hoạt động cách cống tối thiểu 1,5m khi cống chưa lấp đủ ít nhất 0,5m bên trên đỉnh cống, thiết bị nhẹ có thể hoạt động bên trong giới hạn trên với điều kiện là cát đắp đã được đổ và đầm lèn cao hơn đỉnh cống 0,3m Xe cộ chỉ được phép đi lại trên các cống đã thi công xong khi có sự đồng ý của Tư vấn giám sát.

7.4 Xử lý giao cắt với ống cấp nước

Việc cắt đường ống cấp nước sinh hoạt được tiến hành trước khi lắp đặt các đốt cống Nếu trong quá trình đào hố móng dẫn đến làm vỡ đường ống thì tiến hành cắt và chụp đầu ống tạm thời để tránh đất rơi vào Sau khi lắp đặt ống cống thoát nước thì tiến hành ghép nối đoạn ống cấp nối mới với đoạn ống hiện hữu Tiến hành thi công lấp cát phui đào, dùng đầm cóc đầm xung quanh khu vực giao cắt nhằm giảm tối đa đến đoạn ống cấp nước vừa mới lắp đặt.

7.5 Thi công bê tông hố ga

Lưu ý: Khi thi công hố ga cần kết hợp đấu nối ống thoát nước thải của người dân, hạn chế tình trạng đục hố ga để đấu nối sau này.

Các yêu cầu về công tác bê tông:

Ván khuôn cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông

Ván khuôn phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết

Ván khuôn cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế

Vật liệu làm ván khuôn: Ván khuôn có thể làm bằng gỗ, hoành bè, thép, bê tông đúc sẵn hoặc chất dẻo.

Gỗ làm ván khuôn được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn gỗ hiện hành.

Ván khuôn bằng kim loại nên sử dụng sao cho phù hợp với khả năng luân chuyển nhiều lần đối với các loại kết cấu khác nhau.

Cốt thép dùng trong thiết kế bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm.

Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nên đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công

Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lý khác nhau

Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ;

Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại;

Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng. Đổ bê tông

Việc đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:

Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép

Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha.

Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá 1,5m.

Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông cần phải căn cứ vào năng lực của máy trộn, cự ly vận chuyển, khả năng đầm, tính chất của kết cấu và điều kiện thời tiết mà quyết định. Đầm bê tông

Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm bê tông được đầm chặt và không bị rỗ

Lập tiến độ thi công

Xác định thời gian thi công

STT Mã hiệu Tên công tác/tên vật tư ĐV tính

Hao phí vật tư Nhu cầu nhân công

Nhu cầu máy thi công

Thời gian thi công ( ngày) Định mức KL yêu cầu

1 SA.42230 Cắt mặt đường bê tông nhựa, chiều 100m 3,878 dày lớp cắt

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w