1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG đề tài Xây dựng chiến lược phát triển của ngân hàng Techcombank

28 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 286,21 KB

Nội dung

Trang 1

Thành viên nhóm1 Vũ Trung Kiên

2 Nguyễn Phương Linh3 Nguyễn Khánh Linh4 Nguyễn Vũ Diệu Linh5 Nguyễn Phương Mai6 Hà Duy Mạnh

7 Đặng Đức Mạnh8 Lê Trần Bảo Ngọc

Trang 2

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TECHCOMBANK VÀ CHIẾN LƯỢCHIỆN TẠI CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam1.1 Giới thiệu chung về Techcombank:

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam (Techcombank) thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn 30 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã có tổng tài sản đạt trên 849.482 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.481 tỷ đồng (đến 31/12/2023) Techcombank là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam, hướng tới trở thành ngân hàng top 10 khu vực ASEAN vào năm 2025 dựa trên hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ với ba trụ cột Dữ liệu – Số hóa – Nhân tài Sự thành công của Techcombank trong gần 30 năm qua được dựa trên chiến lược khách hàng là trọng tâm, cam kết cung cấp cho khách hàng các giải pháp và dịch vụ ngân hàng hàng đầu Tính đến cuối năm 2023 Techcombank phục vụ hơn 11,2 triệu khách hàng, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, thông qua mạng lưới điểm giao dịch trên toàn quốc, cũng như dịch vụ ngân hàng số dẫn đầu thị trường Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, hợp tác đối tác của Ngân hàng trong nhiều lĩnh vực kinh tế chủ chốt giúp tạo nên sự khác biệt cho Techcombank tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới Ngân hàng Techcombank được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với mã chứng khoán TCB.

Techcombank có mạng lưới rộng khắp gồm một trụ sở chính, hai văn phòng đại diện và 300 điểm giao dịch tại 46 tỉnh thành, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thông thường, mà còn đảm bảo nhu cầu bảo mật và quản lý tài sản cho khách hàng.

Trang 4

Tại thời điểm 30/06/2023, tổng số nhân viên làm việc trên toàn hệ thống Techcombank là 11.742 người Với việc chi trả cho nhân viên bình quân mỗi tháng 45 triệu, Techcombank nhiều khả năng vẫn là ngân hàng có thu nhập bình quân nhân viên cao nhất hệ thống trong 6 tháng đầu năm nay.

Mô hình quản trị điều hành của Techcombank:

1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính và khách hàng mục tiêu

Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn dựa trên tính chất và khả năng cung

Trang 5

Kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam

Chiến lược

Xác định tầm nhìn “Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống” phát huy trọn vẹn tiềm năng của mỗi cá nhân, Techcombank cam kết không ngừng mang tới những giá trị lớn hơn cho khách hàng và cổ đông, đáp ứng nhu cầu thay đổi mỗi ngày bằng cách tập trung vào các giải pháp tiên phong, trở thành đối tác tài chính tin cậy của mọi khách hàng Techcombank mang sứ mệnh dẫn dắt hành trình số hóa ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.

Tầm nhìn của Techcombank:

Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống; thúc đẩy mỗi người khai phá tiềm năng và bản lĩnh hành động cho những điều vượt trội.

Sứ mệnh hiện tại của Techcombank:

Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.

Giá trị cốt lõi:

Khách hàng là trọng tâm: Vượt trên kỳ vọng, chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng làm tôn chỉ của mọi hành động

Đổi mới sáng tạo: Tạo dựng đột phá, chúng tôi chủ động khám phá và mang đến những trải nghiệm vượt trội.

Trang 6

Hợp tác vì mục tiêu chung: Cùng chung định hướng, chúng tôi phát huy sức mạnh tập thể và luôn gắn kết vì mục tiêu chung.

Phát triển bản thân: Thúc đẩy tiềm năng, luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Làm việc hiệu quả: Làm chủ công việc, chúng tôi luôn phát huy tinh thần làm chủ và ý thức trách nhiệm.

Năng lực cốt lõi:

Trong thời gian qua, vượt qua nhiều khó khăn nhưng Techcombank vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ, bền vững Cơ sở của những thành quả có được là Techcombank duy trì được nhân lực cao cấp có khả năng quản lý, tạo dựng được uy tín và nền tảng công nghệ luôn dẫn đầu ở thị trường Việt Nam

1.4 Đánh giá tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Techcombank:sống; thúc đẩy mỗi ngườikhai phá tiềm năng và bản

Trang 7

hóa của ngành tài chính,tạo động lực cho mỗi cánhân, doanh nghiệp và tổchức phát triển bền vữngvà bứt phá thành công.

Đề xuất: Sứ mệnh trong chiến lược của Techcombank nên đề cập đến những sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng hướng tới cung cấp cho khách hàng cũng như môi trường làm việc của nhân viên Ngân hàng cần nhận mạnh được điểm sẽ tạo nên sự khác biệt so với các ngân hàng khác.

1.4.3 Giá trị cốt lõi:

Trang 8

Bảng 3: Giá trị cốt lõi của Techcombank

Giá trị cốt lõi Những điều

Sau 1 năm 2023 nhiều khó khăn do các xung đột địa chính trị, ảnh hưởng từ chính sách thắt chắt tiền tệ của các nước, sự suy giảm chi tiêu toàn câu, tình hình kinh tế năm 2024 nhiều khả năng sẽ có nhiều cơ hội hơn cho ngành ngân hàng:

Lãi suất nới lỏng:

Trong năm 2024, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, nhiều khả năng sẽ bước vào xu hướng giảm dần lãi suất khi áp lực tỷ giá và lạm phát trong tầm kiểm soát, NHNN nhiều khả năng sẽ củng cố định hướng nới lỏng tiền tệ để phát triển kinh tế.

Gia hạn thông tư 02 về cơ cấu nợ:

Nhiều tổ chức tín dụng đã và đang kiến nghị về việc gia hạn thông tư 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ và đã được Phó Thống đốc Thường trực của NHNN đồng ý Thông tư sửa đổi dự kiến sẽ sớm được ban hành.

Dự báo lạc quan của nền kinh tế:

Trang 9

Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được thông qua tại Kỳ họp 6, Quốc hội khóa XV đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 -6,5%, tốc độ tăng CPI bình quân từ 4 - 4,5%

Ông Trần Văn Lâm, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đặt mục tiêu tăng trưởng 6% đến 6,5% là khả quan bởi ba trụ cột tăng trưởng: xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng đều rất khả quan.

- Với xuất khẩu trong thời gian qua bị kìm hãm nhưng cuối năm đã phục hồi rất tốt, có triển vọng Trong thời gian tới, nhu cầu thị trường thế giới tăng, khả năng phục hồi của xuất khẩu của nước ta là rõ nét.

- Về đầu tư, đầu tư công vẫn được giải ngân tuy có chậm, song, đầu tư tư nhân sẽ phục hồi bởi sau một năm khó khăn, thị trường và doanh nghiệp cũng dần phục hồi.

- “Về tiêu dùng, năm 2024, Việt Nam sẽ thực hiện cải cách tiền lương, điều này cũng tạo sức cầu lớn, do đó, nền kinh tế có cơ sở tăng mạnh hơn năm nay Nếu như không có những yếu tố tác động ngược chiều, đột biến thì mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm 2024 hoàn toàn có thể đạt được”, ông Trần Văn Lâm nhận định.

2.1.2 Văn hoá, xã hội:

Hoàn thiện các văn bản pháp lý về văn hoá:

Trong thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa phù hợp với tình hình mới Nhiều luật quan trọng liên quan đến văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật khác góp phần hoàn thiện thể chế văn hóa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới Nhiều chiến lược ngành đã được phê duyệt, làm căn cứ để triển khai các hoạt động văn hóa trong thực tiễn.

Trang 10

Thị trường tiêu dùng liên quan đến văn hoá:

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện là tiền đề góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường tiêu dùng văn hóa với nhu cầu ngày càng lớn Văn hóa, từ một lĩnh vực bị xem là chủ yếu mang nặng yếu tố tuyên truyền đang dần trở thành một lĩnh vực có giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận cho xã hội Đặc biệt, hoạt động du lịch được đẩy mạnh, trong đó tiềm năng văn hóa được khai thác và tạo ra sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

Tư duy bao cấp, xin – cho, vẫn còn nặng nề:

Dấu ấn của tư duy bao cấp, “xin cho”, tư duy hành chính - mệnh lệnh, tác nghiệp vẫn còn nặng nề Hiện nay các cơ quan quản lý vẫn còn ôm đồm nhiều công việc “làm văn hóa” hoặc bị sa đà vào các hoạt động văn hóa cụ thể, các công việc sự vụ, phong trào mà chưa thực sự phát huy được đầy đủ trách nhiệm, vai trò của xã hội, của cộng đồng, doanh nghiệp và các hiệp hội nghề nghiệp.

2.1.3 Cơ cấu dân số:

Việt Nam là 1 quốc gia đông dân:

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người so với năm 2022.

Hiện Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.

Trong đó, nam giới là 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1% Tỉ số giới tính của dân số là 99,5 nam/100 nữ.

Già hoá dân số và mất cân bằng giới tính:

Trang 11

Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỉ lệ người cao tuổi và giảm tỉ lệ dân số trẻ Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số Đặc biệt, tình trạng mất cân bằng giới tính vẫn còn ở mức cao Tỉ số giới tính khi sinh năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái.

Bảng 4: Các yếu tố môi trường bên ngoài

Kinh tế:

- Lãi suất nới lỏng

- Gia hạn thông tư 02 về

Các khoản vay vốn chokinh doanh có thể tăngnếu nền kinh tế có dựbáo lạc quan

Nhu cầu vay vốn tăngcao có thể dẫn tới rủi rotín dụng về sau này, đòihỏi NH cần chú ý.

Văn hoá – xã hội:

- Hoàn thiện các văn bảnpháp lý.

- Thị trường tiêu dùngliên quan đến văn hoá- Tư duy bao cấp, cònnặng nề, rườm rà.

1 thị trường đầy tiềmnăng với các doanhnghiệp mới có thể có nhucầu vay vốn đề kinhdoanh

Thủ tục pháp lý rườmrà, gây mất thời gian, cơhội, làm tăng chi phí.

Cơ cấu dân số:

- Việt Nam là 1 quốc gialàm giảm tỷ lệ sinh, giảmsố lượng lao động tuyển

Trang 12

dụng được của ngânhàng.

2.1.4 Chính trị - Pháp luật:

Những diễn biến khó lường:

Tình hình năm 2024 nhiều khả năng sẽ tiếp tục có những mảng màu sáng – tối đan xen, xung đột Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại, xung đột ở Dải Gaza đang đe doạ lôi kéo nhiều phe tham gia, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy khó lường, các yếu tố này đều có những tác động tới các ngân hàng, bao gồm Techcombank.

Hệ thống pháp luật được hoàn thiện:

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, lao động, việc làm, an sinh xã hội…; cơ bản thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.1.5 Công nghệ:

Trí tuệ nhân tạo:

Kỹ thuật - công nghệ tại Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với thế giới hơn bao giờ hết Trong lĩnh vực ngân hàng, AI được ứng dụng để tạo nên Chatbot tự động, trợ lý ảo, hệ thống chấm điểm tín dụng, quản lý tài sản tự động, gợi ý đầu tư… Các công nghệ này cho phép các ngân hàng tự động hóa quá trình hoạt động, tăng cường phát hiện gian lận và cải thiện dịch vụ khách hàng Ngoài chatbot và trợ lý ảo đã được ứng dụng khá phổ biến, giờ đây, AI được phát triển và mở rộng thêm nhiều tính năng, tiện ích cho người dùng như đề xuất kế hoạch đầu tư, tiết kiệm một cách cá nhân

Trang 13

hóa, cố vấn tài chính thông qua phân tích thị trường và thói quen tiêu dùng của mỗi người…

Ngoài chatbot và trợ lý ảo đã được ứng dụng khá phổ biến, giờ đây, AI được phát triển và mở rộng thêm nhiều tính năng, tiện ích cho người dùng như đề xuất kế hoạch đầu tư, tiết kiệm một cách cá nhân hóa, cố vấn tài chính thông qua phân tích thị trường và thói quen tiêu dùng của mỗi người…

Blockchain (Công nghệ chuỗi - khối) là một hệ cơ sở dữ liệu phân cấp cho phép truyền tải và lưu trữ thông tin một cách an toàn, minh bạch Trong đó, các khối thông tin được liên kết với nhau bằng hệ thống mã hóa phức tạp, tạo thành chuỗi và có thể mở rộng theo thời gian Các dữ liệu sẽ có sự nhất quán theo trình tự thời gian, một khi dữ liệu đã được hệ thống chấp nhận thì sẽ không thể xóa hay sửa đổi khi không có sự đồng thuận từ mạng lưới

Tích hợp Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng cũng đã có một số tác động nhất định trên thị trường tài chính Ứng dụng Blockchain tạo nên một hệ thống ghi chép kỹ thuật số an toàn, minh bạch, không thể chỉnh sửa hay biến đổi Với hệ thống này, Blockchain được ví là “vệ sĩ mới” cho hệ thống bảo mật ngân hàng với sự tích hợp đầy đủ các công nghệ như vân tay, giọng nói, nhận diện khuôn mặt…

Software as a Service:

SaaS (Software as a Service) - một trong những dạng điện toán đám mây - là một mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm cho khách hàng truy cập và trả phí định kỳ Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới ngày càng có nhận thức hơn về tiềm năng của SaaS Tại Việt Nam, mô hình SaaS cũng đang phát triển và thu hút sự quan

Trang 14

tâm của các nhà đầu tư Với xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng Việt Nam, SaaS chính là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Thanh toán di động:

Thanh toán di động là hình thức giao dịch tài chính được thực hiện thông qua các thiết bị di động Phương thức thanh toán này cho phép người dùng thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi với tốc độ nhanh hơn so với cách thanh toán truyền thống Đặc biệt, thanh toán di động còn tích hợp các tính năng bảo mật như xác thực vân tay, khuôn mặt, mã OTP… giúp đảm bảo được tính bảo mật, an toàn cho các giao dịch.

Ngân hàng mở:

Ngân hàng mở là một kỹ thuật khi ngân hàng cho phép các nhà phát triển bên thứ ba xây dựng các ứng dụng, dịch vụ mới qua giao diện lập trình ứng dụng (API) dựa trên quyền truy cập mở vào dữ liệu của ngân hàng Việc truy cập này phải được sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu và phải tuân thủ các quy định của pháp luật Thông qua ngân hàng mở, các ngân hàng có thể phát triển thêm các ứng dụng mới, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng.

Thực tế tại Việt Nam, đã có nhiều ngân hàng đang ứng dụng ngân hàng mở để kết nối với các trung gian thanh toán, thương mại điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ như điện, nước, giao thông… Các chuyên gia cho rằng việc ứng dụng và phát triển công nghệ này sẽ là hướng tiếp cận tốt giúp các ngân hàng giải quyết bài toán về đa dạng dịch vụ tài chính, đồng thời cũng là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0.

2.1.6 Toàn cầu hoá:

Sự phát triển chậm lại của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát dự kiến còn cao và sự phân mảnh của bức tranh kinh tế tạo ra những thách thức đáng kể cho ngành ngân hàng toàn cầu năm 2024 Báo cáo của Moody’s công bố hôm 4-12 cho rằng, bước sang năm

Trang 15

nợ xấu tăng, cuộc xung đột Israel-Hamas, cũng như các thách thức lớn liên quan đến các sản phẩm tín dụng.

Ở các nước phát triển, lãi suất đã tăng lên cao nhất trong nhiều thập niên, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng đang nhích lên Điều này dự kiến làm suy yếu chất lượng tài sản mà các ngân hàng đang nắm giữ, đặc biệt là bất động sản ở châu u và Mỹ.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chịu áp lực khi biên lợi nhuận suy yếu và đà tăng trưởng dự kiến chậm lại của nền kinh tế toàn cầu trong năm tới làm tăng các rủi ro vỡ nợ của khách vay tiền.

Năng lực tạo ra lợi tức và quản lý chi phí sẽ được kiểm nghiệm thông qua những cách thức mới Điển hình là tốc độ phát triển cấp lũy thừa của công nghệ mới, cùng với nhiều xu hướng mới, đang tác động đến cách thức ngân hàng vận hành và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tác động của Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI), sự tích hợp của ngành, tài chính nhúng, dữ liệu mở, sự số hóa của tiền, giảm thải các-bon, danh tính số, và gian lận dự báo sẽ tăng lên trong năm 2024

Hoạt động đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, chủ động tham gia với vai trò thành viên của các tổ chức, định chế tài chính quốc tế đã nâng cao vị thế hệ thống ngân hàng Việt Nam Ngành Ngân hàng Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ lớn về tài chính, kỹ thuật để tăng cường năng lực của mình qua tổ chức quốc tế và khu vực như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)…

Bảng 5: Các yếu tố môi trường bên ngoài (Tiếp)

Ngày đăng: 14/04/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w