1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của các ngân hàng thương mại trong phát triển tài chính toàn diện và tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng techcombank

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

VAI TRÒ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁT TRIỂN TÀI

CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG NÀY TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

Giàng viên hướng dẫn: Ths Tạ Thanh Huyền

Trang 2

Nhóm sinh viên thực hiện

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Trang 3

NỘI DUNG 4

PHẦN 1: Sự cần thiết và xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới vàViệt Nam hiện nay 5

1 Tổng quan về tài chính toàn diện: 5

2 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới 9

3 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam 10

PHẦN 2: Vai trò của các NHTM trong phát triển tài chính toàn diện 14

1 Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đến cho các đối tượng dân cưtrong nền kinh tế 14

2 Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp 14

3 Thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng 15

4 Các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệthống thanh toán hiện đại và an toàn 16

PHẦN 3: Tác động của xu hướng phát triển tài chính toàn diện tới hoạt độngkinh doanh của Techcombank 18

1 Tổng quan về Techcombank: 18

2 Tác động của xu hướng phát triển tài chính toàn diện tới hoạt động kinhdoanh của Techcombank 19

Trang 4

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hiện đại hoá hiện nay, việc thực hiện tài chính toàn diện sẽ mang lại kết quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ ổn định tài chính Vì vậy, thúc đẩy tài chính toàn diện được xem là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của nước ta Tài chính toàn diện là việc mọi người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế toàn diện và trong số đó không thể không kể đến vai trò của các ngân hàng thương mại Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều hoạt động, chiến lược để hướng đến phát triển tài chính toàn diện Điển hình là ngân hàng Teccombank, một trong những ngân hàng lớn và luôn luôn dẫn đầu các xu hướng Việt Nam Trên cơ sở đó, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Vai trò của các Ngân hàng thương mại trong phát triển tài chính toàn diện và tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Techcombank”.

Trang 5

NỘI DUNG

PHẦN 1: Sự cần thiết và xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới vàViệt Nam hiện nay

1 Tổng quan về tài chính toàn diện:1.1 Khái niệm về tài chính toàn diện

Theo tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), tài chính toàn diện được hiểu là khả năng mà các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính hữu ích với một mức phí hợp lý Trong đó, các sản phẩm và dịch vụ tài chính bao gồm giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm; và phải được cung cấp một cách có trách nhiệm và lâu dài.

Liên minh Tài chính toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng

Theo Tổ chức Hợp tác toàn cầu về tài chính toàn diện (GPFI), tài chính toàn diện là một trạng thái theo đó tất cả các người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống.

Tổng quát lại, tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng.

1.2 Sự cần thiết phát triển tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện được coi là rất quan trọng trong quá trình phát triển của một quốc gia Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiếp cận tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững

Trang 6

Tài chính toàn diện mang đến nhiều lợi ích cho kinh tế và xã hội:

Thứ nhất, cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ tài chính giúp cho người lao động thu nhập trung bình và thấp có nhiều lựa chọn với mức chi phí hợp lý, nhằm giải quyết các vấn đề tài chính cá nhân; giảm thiểu rủi ro rơi vào bẫy tín dụng đen, gây ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống nói chung và tài chính cá nhân nói riêng

Thứ hai, tài chính toàn diện mang lại khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính và các cơ hội tài chính, tạo điều kiện để nâng cao năng lực tài chính, địa vị, thu nhập cho mọi người bất kể giới tính; góp phần rút ngắn khoảng cách giới, bình đẳng trong cộng đồng

Thứ ba, tài chính toàn diện tạo điều kiện cho mọi người có khả năng và công cụ để quản lý và tiết kiệm tiền của họ Với sự hỗ trợ đắc lực của yếu tố công nghệ, việc tiếp cận và sử dụng với nhiều dịch vụ tài chính an toàn, đảm bảo, mở ra cho cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ các cơ hội tiết kiệm và đầu tư an toàn Chủ động trọng việc sử dụng nguồn vốn để tái đầu tư, góp vốn, kinh doanh.

Thứ tư, tài chính toàn diện trang bị kiến thức tài chính cho các cá nhân, tổ chức để đưa ra những quyết định đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng thông minh cũng như khả năng lên kế hoạch quản lý tài chính.

Tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến chỉ số tài chính toàn diện.Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều cơ hội hơn cho mọi người sử dụng dịch vụ tài chính tốt hơn, vì các cá nhân và doanh nghiệp có thu nhập cao có khả năng thanh toán tốt hơn.

Thứ hai, mức độ kiến thức cơ bản của mọi người, tức là họ có thể đọc và viết tốt Thông tin của các dịch vụ tài chính được cập nhật liên tục trên nhiều trang web khác nhau, thu hút những người biết chữ gần hơn với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và

Trang 7

cho phép họ có những lựa chọn khác nhau về dịch vụ tài chính so với những người không biết chữ.

Thứ ba, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm có nghĩa là số lượng nhân viên tăng lên Trong quá trình hiện đại hóa, hầu như các doanh nghiệp liên kết với các trung gian tài chính như ngân hàng để trả lương qua thẻ cho nhân viên Điều này tạo cơ hội cho mọi người truy cập vào tài khoản chính thức tại các ngân hàng Bên cạnh đó, các bên cung cấp đa dạng hóa các hoạt động khác nhau phù hợp với các điều kiện và nhu cầu khác nhau Nếu các cá nhân có một sự nghiệp với thu nhập ổn định, họ sẽ nảy ra ý tưởng tiết kiệm tiền tại tổ chức tài chính với lãi suất hoặc đầu tư vào một tài sản nào đó để kiếm lời

Thứ tư, cải thiện thu nhập là một cửa ngõ dẫn đến tài chính toàn diện tốt hơn Thu nhập càng cao, người lao động càng có thể thay đổi tài chính Tiền lương trung bình của người lao động càng cao thì chỉ số hòa nhập tài chính của đất nước càng cao Khi mọi người có thu nhập cao hơn, họ có nhiều khả năng tiết kiệm, mua bảo hiểm, thanh toán trực tuyến và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức khác.

Thứ năm, một số yếu tố có thể liên quan rất tích cực đến tài chính toàn diện như lạm phát, mật độ dân số, khả năng sử dụng internet và lãi suất tiền gửi ngân hàng Tuy nhiên, điều này không thật sự đúng với một số vùng nông thôn hiện nay ở Việt Nam Lý do chính cho những khác biệt này có thể xuất phát từ mức độ hiểu biết về tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính và tài chính toàn diện thấp hơn

1.4 Những trụ cột của tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện được triển khai thực hiện dựa trên 3 trụ cột:

a, Dịch vụ thanh toán và cơ sở hạ tầng tài chính trong tài chính toàn diện:

Việc tiếp cận và sử dụng tài khoản giao dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán và để giữ tiền là bước đầu tiên trong việc được tiếp cận tài chính đầy đủ

Như vậy, hạ tầng thanh toán nói riêng và hạ tầng tài chính nói chung là rất cần thiết cho một hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động hiệu quả, đồng thời cũng hình thành nền tảng cơ bản cho TCTD.

Trang 8

b, Đa dạng hóa kênh phân phân phối và mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụtài chính:

Khi các kênh phân phối và những loại hình tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại, công ty tài chính… càng đa dạng thì càng tiến gần đến khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân Đặc biệt trong thời kỳ công nghệ đang phát triển một cách thần tốc thì một số chính sách đã cho thấy hiệu quả nhất định.

Thứ nhất, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng đại lý:

Đây là sự cộng tác giữa ngân hàng với các đại lý bán lẻ phi ngân nhằm cung cấp dịch vụ tài chính đến những nơi có địa lý đặc biệt, góp phần đem TCTD đến từng cửa hàng, căn hộ ở vùng sâu, vùng xa Nhờ sự tiếp cận gần gũi, chi phí và rủi ro thấp lại đem đến nhiều tiện ích dịch vụ tài chính nên phạm vi bao phủ của hệ thống và số lượng người sử dụng được mở rộng.

Thứ hai, sự phát triển những ngân hàng chính sách, các định chế tài chính:

Hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới, ngân hàng chính sách hay NHNN vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng đối với việc cung cấp dịch vụ tài chính đến khu vực nông thôn Các ngân hàng này là những tổ chức tài chính duy nhất có mạng lưới rộng lớn tại khu vực nông thôn và các chính phủ thường sử dụng họ chỉ để thúc đẩy tín dụng và tiết kiệm tại những vùng ít mang lại lợi ích thương mại và để thực hiện những chương trình xã hội.

c, Tăng cường thêm hiểu biết về tài chính và bảo vệ người tiêu dùng

Theo nghiên cứu của ADB Institute “Fintech and Financial Literacy in Vietnam” công bố năm 2020, trên thang điểm 7, nhóm người từ 30-60 tuổi có mức độ nhận thức về các vấn đề quản lý tài chính chỉ đạt 4,38; trong khi nhóm người dưới 30 là 4,83 Thực trạng cho thấy hiểu biết tài chính của người dân Việt Nam nói chung đang ở mức thấp.

Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng toàn cầu cho thấy điều này có tác động tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính và cả nền kinh tế Thiếu kiến thức và hiểu biết về các loại sản phẩm/dịch vụ tài chính khiến người dân thiếu tự tin, ngại tiếp cận và không

Trang 9

tin tưởng chúng Tạo rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, cản trở cải thiện TCTD của mỗi quốc gia.

Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam phải có cách thức tăng cường hiểu biết về tài chính qua giáo dục, tăng cường đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính cho người dân để họ có thể tiếp cận và sử dụng có trách nhiệm các dịch vụ tài chính, quản lý tốt hơn tình hình tài chính

2 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới2.1 Thực trạng

Đến nay, trên toàn thế giới đã có hơn 80 quốc gia đã và đang triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia Các quốc gia theo đuổi mục tiêu tài chính toàn diện đều đưa ra nhiều giải pháp áp dụng những đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính, tập trung vào việc giảm chi phí, an toàn và thuận tiện, nhờ đó nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân Kết quả triển khai thực hiện tài chính toàn diện ở những quốc gia này được ghi nhận đã đóng góp lớn vào xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững Thành công nhất có thể kể đến những quốc gia như Colombia, Brazil ở Nam Mỹ, Tanzania, Kenya ở châu Phi hay Ấn Độ, Malaysia ở châu Á Trong số đó, Malaysia đạt được một mức độ cao nhất về tài chính toàn diện, với 96% người trưởng thành có tài khoản tính đến cuối năm 2019, và nhiều khả năng sẽ đạt mục tiêu phổ cập tiếp cận các dịch vụ tài chính vào năm 2020.

Kinh nghiệm triển khai Chiến lược tài chính toàn diện ở các quốc gia trên thế giới cũng như tổng kết các tài liệu nghiên cứu quốc tế về tài chính toàn diện cho thấy, việc thiết kế và thực hiện hiệu quả một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện thường dựa

Trang 10

- Thực thi Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia - Giám sát và đánh giá

2.2 Định hướng2.2 Định hướng

Như vậy, có thể thấy, để đảm bảo quá trình triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu đặt ra, việc thực thi và giám sát, đánh giá Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đóng vai trò then chốt Tổng kết kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cho thấy, công tác triển khai, giám sát, đánh giá Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia cần tập trung vào 3 vấn đề sau:

- Cơ chế phối hợp triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát

- Dữ liệu

3 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam3.1 Thực trạng

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc ban hành Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng năm 2030 Việc ban hành Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có ý nghĩa hết sức to lớn góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nổi bật là vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính nhằm tăng thêm thu nhập người dân và doanh nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tạo sự phát triển hài hòa bền vững trên khắp các vùng miền trong cả nước.

Chiến lược tài chính quốc gia đến năm 2025 và định hướng năm 2030, đặt ra mục tiêu tổng quát: Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững Phấn đấu đến cuối năm 2025, ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030; ít nhất

Trang 11

50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính; ít nhất 25 - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng (TCTD); số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20 - 25% hàng năm Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện đã được một số kết quả nhất định, tuy nhiên cũng vẫn còn một số tồn tại, thách thức.

Theo Ngân hàng Nhà nước (2022), sau hơn 2 năm, triển khai Chiến lược tài chính toàn diện đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Khuôn khổ pháp lý không ngừng được hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện; hoàn thiện các cơ chế chính sách bảo vệ người tiêu dùng tài chính Các tổ chức cung ứng dịch vụ tiếp tục phát triển mạng lưới đồng thời phát triển đa dạng các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tài chính trên phạm vi cả nước, cơ bản hướng đến đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được chú trọng phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ số với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng; cơ sở hạ tầng thanh toán tiếp tục được đầu tư hoàn thiện

Đặc biệt, đã triển khai một số giải pháp quan trọng góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan tích cực phối hợp thực hiện như: Ban hành quy định cho phép mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử; triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ như: Mobile Money, xây dựng và chính thức vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tích cực triển khai các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức tài chính cho người dân, doanh nghiệp.

Hệ thống các TCTD Việt Nam ngày càng phát triển hiệu quả bền vững, mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch, hệ thống ATM, POS và các điểm cung ứng dịch vụ tài chính trải rộng khắp địa bàn trong cả nước Các TCTD tiếp tục cân đối tập trung nguồn vốn cho các chương trình tín dụng đặc thù phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với tổng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này chiếm 25%/tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế Dịch vụ tài chính số đạt tốc độ tăng trưởng cao, đến nay có gần 66% người trưởng thành có tài khoản

Trang 12

thanh toán tại ngân hàng Đơn cử năm 2021, giao dịch thanh toán qua Internet tăng 33%; qua điện thoại tăng 88%; QR Code tăng 126%; ví điện tử tăng 82% so với năm 2020 Sự phát triển dịch vụ tài chính số đem lại nhiều cơ hội cho ngân hàng cũng như giúp cho khách hàng tiếp cận sản phẩm dịch vụ đa dạng tiện ích phù hợp với nhu cầu và với chi phí thấp

3.2 Định hướng phát triển

(1) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần rà soát hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ ngân hàng như tín dụng, thanh toán, hoạt động bảo lãnh, cung cấp dịch vụ tài chính… nhất là ứng dụng khoa học - công nghệ đại như điện toán đám mây, thiết bị di động, phân tích dữ liệu lớn và mạng xã hội… để tiến tới dịch vụ tài chính toàn diện Hiện nay, hành lang pháp lý hiện hành còn nhiều quy định chưa tương thích với bối cảnh và tình hình thực tế, do vậy chưa thực sự thúc đẩy phát triển của các dịch vụ ngân hàng, nhất là với vấn đề ngân hàng điện tử, các dịch vụ thanh toán di động -một trụ cột cần ưu tiên phát triển trong thời gian tới Điều này đòi hỏi việc sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng như xây dựng hành lang pháp lý mới nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán là rất cần thiết.

(2) Hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính bền vững cần được xây dựng nhằm tạo điều kiện phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối hiện đại Để làm được điều đó, hạ tầng công nghệ phải được nâng cấp tương thích với nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại, đồng thời có chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng nhân sự có khả năng vận hành và làm chủ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu ngày càng phức tạp, cũng như đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình hoạt động.

(3) Hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính cần hoạt động an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm, trong đó phát huy vai trò của các tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cùng các định chế đặc biệt khác như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Mục tiêu cần hướng đến là cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản theo cách thức phù hợp (các kênh phân phối từ

Trang 13

truyền thống đến hiện đại) cho những đối tượng bị loại trừ tài chính Hệ thống ngân hàng vẫn cần được coi là xương sống của hệ thống tài chính Việt Nam khi tài sản của các ngân hàng (kể cả Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển) chiếm tới 200% GDP và hơn 90% tổng tài sản của các định chế tài chính Với lợi thế này, trong thời gian tới, cần có chính sách khuyến khích nhằm đảm bảo phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động của hệ thống ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng đa dạng hóa các hình thức cho vay, các sản phẩm tín dụng…

Bên cạnh đó các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng cần được quan tâm phát triển Hiện nay, các tổ chức tài chính vi mô đã hoạt động trên phạm vi 136/703 quận, huyện, thị trấn tại 34/63 tỉnh thành Do vậy, trong thời gian tới để phát triển hoạt động tài chính trên phạm vi toàn quốc, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cần phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

(4) Công tác tuyên truyền và giáo dục tài chính cần được đẩy mạnh để thay đổi nhận thức của người dân về tài chính toàn diện Hầu hết các cuộc điều tra về tài chính, ngân hàng trong thời gian qua cho thấy một phần lớn dân số không có đủ kiến thức để hiểu về sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan các sản phẩm tài chính Hơn nữa, một bộ phận lớn cá nhân không biết lập kế hoạch ngân sách cho tương lai và không thực hiện hiệu quả quyết định quản lý tài chính của mình Điều này có tác động tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính và cả nền kinh tế cũng như đến từng cá nhân hoặc hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Trang 14

PHẦN 2: Vai trò của các NHTM trong phát triển tài chính toàn diện

Nhà hỗ trợ tài chính và tiền tệ (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong việcphát triển tài chính toàn diện của một quốc gia

1 Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đến cho các đối tượng dân cưtrong nền kinh tế

Với lợi thế mạng lưới rộng rãi, sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngân hàng đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp các sản phẩm tài chính đến cho các đối tượng dân cư trong nền kinh tế Các NHTM cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng như tài khoản tiền gửi, vay mượn, thanh toán, tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản và nhiều loại dịch vụ khác Đối với người có thu nhập thấp, việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng trước đây rất khó khăn Tuy nhiên trong thời gian qua, với phát triển khoa học công nghệ cùng với các chính sách mà nhà nước ban hành giúp khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của người nghèo bắt đầu gia tăng, một trong những dịch vụ tài chính được tin tưởng sử dụng đó chính là các dịch vụ do ngân hàng cung cấp.

Ngân hàng với mạng lưới hệ thống rộng khắp, với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu, kèm theo việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng ở khắp mọi nơi, đảm bảo khách hàng hiểu đúng về các dịch vụ tài chính và thoải mái, thuận tiện sử dụng các dịch vụ tài chính hiệu quả.

2 Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệpCác NHTM cung cấp vốn đầu tư

Một trong những vai trò quan trọng của NHTM là cung cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, có thể bao gồm cấp vay để mở rộng hoạt động, đầu tư vào dự án mới, mua sắm thiết bị và nâng cao năng lực sản xuất Vốn đầu tư từ NHTM giúp doanh nghiệp phát triển, tạo ra việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Trang 15

Các NHTM hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt tài chính

NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính khác nhau như quản lý tài khoản, dịch vụ thanh toán, tiền gửi và rút tiền, các loại thẻ tín dụng và ghi nợ, hỗ trợ chuyển tiền quốc tế và nhiều hơn nữa Nhờ vào sự hiện diện rộng khắp và mạng lưới chi nhánh, NHTM có khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính linh hoạt và tiện lợi cho các doanh nghiệp.

Các NHTM tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp

NHTM thường có các chuyên gia tài chính và tư vấn được đào tạo để cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp định hình chiến lược tài chính, đề xuất các giải pháp tài chính phù hợp, đánh giá rủi ro và phân tích hiệu quả tài chính Các doanh nghiệp có thể tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của NHTM để tối ưu hóa việc quản lý tài chính của mình.

Xây dựng mối quan hệ dài hạn

Hợp tác với NHTM giúp các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ kinh doanh dài hạn, các doanh nghiệp có thể tận dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của mình, tạo ra niềm tin và sự ổn định.

3 Thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng

Nhu cầu từ khách hàng: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã

thay đổi cách mọi người tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng Khách hàng ngày càng yêu cầu sự tiện lợi, tốc độ và linh hoạt trong các giao dịch tài chính NHTM nhận thấy điều này và thúc đẩy việc chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cạnh tranh và sự tồn tại: Ngành ngân hàng đang trải qua sự cạnh tranh gay gắt từ

các công ty công nghệ tài chính (fintech) và các công ty công nghệ khác Để đảm bảo sự tồn tại và cạnh tranh, các NHTM cần thúc đẩy việc chuyển đổi số để áp dụng công nghệ mới, cung cấp dịch vụ tốt hơn, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất: Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng có thể

giúp NHTM tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu suất hoạt động Quá trình tự động hóa

Ngày đăng: 27/04/2024, 05:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w