1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu chất liệu thổ cẩm dân tộc miền núi phía Bắc trong trang phục áo dài nữ Việt Nam hiện đại

109 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 14,63 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BAO CAO TONG KET

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC VA CONG NGHE CAP TRUONG

NGHIEN CUU CHAT LIEU THO CAM DAN TOC MIEN NUI

PHÍA BAC TRONG TRANG PHUC AO DÀI NỮ VIET NAM HIỆN ĐẠI

Mã số: MHN 2022-02.03

Hà Nội, tháng 12/2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BAO CAO TONG KET

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC VA CONG NGHE CAP TRUONG

NGHIEN CUU CHAT LIEU THO CAM DAN TOC MIEN NUI

PHÍA BAC TRONG TRANG PHUC AO DÀI NỮ VIỆT NAM HIEN ĐẠI

Mã số: MHN 2022-02.03 Chủ nhiệm đề tài: TS Võ Thị Ngọc Anh

Hà Nội, tháng 12/2022

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI Stt Họ và tên thành viên Don vị Ghi chú

1 | Võ Thị Ngọc Anh Khoa TDCN 2 | Đỗ Thị Thanh Huyền Khoa TDCN 3 | Đỗ Thị Kim Hiên Khoa TDCN 4 | Bùi Văn Long Khoa TDCN

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIET TAT DANH MỤC HÌNH VẼ PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của dé

2 Tông quan tình hình nghiên cứu 3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.3 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG I TONG QUAN CÁC VAN DE NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát thé cẩm miền núi phía Bắc

1.1.1 Khái niệm thé cam 9 1.1.2 Đặc trưng và phân loại thé cảm miền núi phía Bac

1.2 Khái quát Áo dài nữ Việt Nam 1.2.1 Lược sử Áo đài

1.2.2 Thực trạng sử dụng Áo dai trong cuộc sống hiện di Tiểu kết chương I

CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỰNG CHẤT LIEU THO CAM DAN TỘC MIEN NÚI PHÍA BẮC TRONG THIET KE AO DAI NU VIET NAM HIEN DAI i

2.1 Cơ sở khoa học sit dung chất liệu thô cẩm dân tộc thiểu số hiện nay 2.1.1 Văn hoá thé cam trong đời sống các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. 2.1.2 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá thé cảm và trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số hiện nay 46 2.2 Tho cam truyền thống với mỹ thuật ứng dụng hiện đại + 48 2.3 Thực trạng sử dụng thổ cầm miền múi phía Bắc hiện nay 50 2.3.1 Thổ cẩm trong thiết kế thời trang hiện đại, 50 2.3.2 Thực trang sử dung chat liệu thổ cam dân tộc miền núi phía Bắc trong thiết kế Áo dai Việt Nam hiện đại 52 Tiéu két chuong II 57 CHUONG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHAP UNG DUNG THO CAM TRONG THIET KE AO DAI VIET NAM HIEN ĐẠI 583.1 Giải pháp khai thác đặc trưng trang phục dân tộc Ha Nhì den và trang.ò°98phục H’méng trong thiết kế Áo dài Việt Nam hiện dai

Trang 5

3.1.1 Khai thác về kiểu dáng 58 3.1.2 Khai thác về chất liệu 60 3.1.3 Khai thác về hoa văn và màu sắc 62 3.2 Giải pháp thiết kế bộ sưu tập Áo dài Việt Nam hiện dai -„ 673.2.1 Giải pháp thiệt kê bộ sưu tập Áo dai Việt Nam hiện đại sử dụng các đặctrưng của thé cam Hà Nhì đen 67 3.2.2 Giải pháp thiết kế bộ sưu tập Áo dai Việt Nam hiện dai sử dụng các đặc trưng của thé câm dân tộc H°mông 73 Tiểu kết chương III

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHU LỤC

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIET TAT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đú

NTK Nha thiết kế BST Bộ sưu tập DTTS Dân tộc thiểu số UBND Uỷ ban nhân dân PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

TrangHình 1 Dệt lanh llHinh 2 Lan lanh 12Hinh 3 Qua trinh tao ra vai lanh 13Hinh 4 Phụ nit H’méng vẽ sáp ong va dụng cụ vẽ sáp ong 14Hình 5 Sử dụng phương pháp ghép vải trên thô câm H "mông 15Hinh 6 Hoa tiết chủ yêu trên trang phục người H’méng 16 Hình 7 Hoa tiết được sử dụng trên trang phục người H’méng 17 Hình 8 Phụ nữ Dao đỏ 19Hình 9 Thô câm người Dao đỏ 21 Hình 10 | Hoa tiết chủ yếu trên trang phục người Hà Nhì 23 Hình I7 | Ao dài Lê Pho 31Hình 18 | Áo dài Lệ Xuân 32Hình 19 | Áo dai Raglan 33Hình 20 | Ao dài Miniraglan 33Hình 21 | Ao dài Hippy 34ee Ao dai của nha văn hoá Lê Cam Tú mặc đi dự ASEAN DESIGN 38

SHOW tại Philippines

Hình 23 | Ao dài trong cuộc sông thường nhật Sai Gòn 36Hình 24 | Ao dài qua các thời kỳ 37Hình 25 Sự chuyên biên của Áo dài 37Hình 26 | Ket câu chiéc Ao dài Việt Nam hiện đại 39

Trang 8

Hình 27 | Áo dài Việt Nam hiện đại 4Tác giả cùng nghệ nhân Vàng Thị Mai tại thôn Hợp Tiên

Hình 28 : —_ gón - l 48

(xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)

Sản phâm phụ kiện thời trang của HTX do nghệ nhân Vàng Thị Hình 29 Mai Chủ nhiệm tại thôn Hợp Tiến (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, | 49

Hà Giang)

Hình 30 | Thô cam Hˆmông trong thiệt ké thời trang hiện đại $0Tho cam Hˆmông trong thiệt kê Ao dài hiện đại của NTK Minh

Hinh 33 Tho câm trong thiệt kê Ao dài hiện dai của NTK Cao Minh Tiên 54Hình 34 | BST Ao dai thô cam của NTK Cao Minh Tiên 55Hình 35 | Tho cam trong thiệt kê Ao dài hiện dai của NTK Minh Minh 55

Trang 9

PHAN MO ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở một số quốc gia phát triển tại châu Á, việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống đã và đang là những việc được quan tâm và đặt lên hàng đầu Và trên thực tế, họ đã tô chức rất nhiều các hoạt động nhằm giữ gìn những nét văn hoá truyền thống đó: vào trung tuần tháng 7 năm 2010 tại Hàng Châu, Trung Quốc đã diễn ra hội nghị của Liên đoàn Thời trang châu Á (AFF - Asian Fashion Association), với chủ đề: Bàn về bản sắc dân tộc trong thời trang, đó cũng chính là một thách thức chung của các nước châu Á trong thời kỳ hiện đại hóa Năm 2012, hội nghị lân thứ 9 của Liên đoàn Thời trang châu TC AFF, khai mạc với chủ để được phát động là “Sự sáng tạo của châu A cho thé giới" Các quốc gia tham dự trong đó có Việt Nam, đã tập trung vào giới thiệu các bộ sưu tập với sự sáng tạo tôn vinh vẻ đẹp Á Đông Các cuộc thi thời trang như Audi Star Creation 2013 cũng lấy chủ để cuộc thi là Inspir Asian (cảm hứng châu A).

Tại hội chợ thời trang London từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 7 năm 2017, với chiến lược mới, lôi kéo khách hàng, đã lấy chủ đề sáng tạo cho xuân hè 2018 "Tương lai Phương Đông" (Oriental Futures), là sự kết hợp giữa văn hóa, nghệ thuật phương Đông với công nghệ thiết kế tương lai, Pure London đã có tới hơn 800 NTK đăng ký tham dự Y tưởng cho các bộ sưu tập sẽ phản ánh hoặc dựa trên nguồn cảm hứng từ những điểm độc đáo của nến văn hóa châu Á.

Việt nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, ngành thời trang cũng theo đó mà chuyển động và phát triển không ngừng Tiếp nhận có chọn lọc những cái mới nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá truyền thống dé sao cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của đời sống con người là vô cùng cần thiết Áo dài thổ cam không những chỉ giữ gìn nét đẹp truyền thống mà còn gắn liền với phát triển du lịch, quảng bá thương hiệu Việt Nam, phát triển kinh tế các vùng núi phía Bắc nói riêng, kinh tế Việt Nam nói chung.

Thổ cẩm là chất liệu quen thuộc với đồng bào ít người, hiện nay nghề dệt cũng có những khó khăn do nhu cầu của thị trường không còn nhiều, cho nên trong

Trang 10

bối cảnh đó dé thổ cảm ứng dụng được nhiều hơn trong đời sống hiện nay là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng thúc đây ngành nghề truyền thống tiếp tục được giữ gìn và phát triển, từ đó đưa ra những chiến lược về mặt quản lý nhà nước đối với dệt thé cẩm của các đồng bào dân tộc ít người Trong lĩnh vực thiết kế Ao đ

yếu tố bảo vệ bản sắc truyền thống nhưng vẫn mang tính ứng dụng hiện đại trong éu như ứng dụng, kết hợp được thé cẩm với Áo dai, một mặt khai thác được trang phục thiết kế.

Việt Nam với 54 dân tộc anh em, với vô vàn các chất liệu vải truyền thống đặc trưng cũng là tiềm năng lớn đem lại sự phong phú, đa dạng cho các thiết kế Áo dài hiện đại Mỗi dân tộc đều mang trong mình vẻ đẹp riêng, một phong cách và hơi thở riêng mà khó có thé lẫn đi đâu được Thổ cẩm là một loại vải được dét thủ công, hoạ tiết đa dạng, thường được thêu nổi trên mặt vải do bàn tay tài hoa của phụ nữ dân tộc thiểu số sáng tạo nên, việc sử dụng loại vải này vào thiết kế Áo dai nữ Việt Nam hiện đại cũng chính là một sự kết hợp mới lạ nhưng không hề mắt đi nét đẹp truyền thống Đề tài chính là mô hình tổng hoà giữa phát huy văn hoá, phát triển kinh tế, bảo tồn những giá trị truyền thống.

2 Tong quan tình hình nghiên cứu Ngoài nước

Chủ đề Áo dài là một chủ đề đã được một số tác giả nước ngoài đề cập đến trong các tác phẩm của mình Trong tác phẩm “Description du Royaume de Tonquin” của tác giả Baron Samuel đã có những nội dung so sánh Áo dài Việt Nam với trang phục của Trung Quốc, Nhật Bản Hay trong Ì###Rj‡#5Z XE” (Bàn về Áo dài Việt Nam và những yếu tố nhân văn khác) cũng là một bài báo có cái nhìn từ phương diện khác về Áo đài Việt Nam.

“Aodai” còn là một trong số ít những từ được giữ nguyên gốc tiếng Việt bỏ dấu xuất hiện ở nhiều từ điển các nước như từ điển Oxford của Anh hay từ điển Di sản của Mỹ

Trong nước

Ở trong nước nhóm nghiên cứu tạm chia các công trình nghiên cứu dưới cái nhìn từ những góc độ khác nhau như:

Trang 11

Các công trình dưới góc độ văn hoá:

Năm 1996 cuốn sách ảnh song ngữ “ 54 dân tộc Việt Nam” xuất ban, đây la cuốn sách với nhiều hình ảnh và thông tin về cộng đồng các dân tộc Việt Nam Trong cuốn sách có rất nhiều hình ảnh phản ánh đời sống lao động, sinh hoạt, văn hoá xã hội cũng như trang phục của từng dân tộc Tuy nhiên phần trang phục chưa that đầy đủ và đa dạng nhưng cũng là nguồn tài liệu ảnh tham khảo day đủ 54 dân tộc Việt Nam.

Năm 2008 tác giả Bùi Quang Thắng xuất bản cuốn “30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá” trong đó làm rõ một số thuật ngữ liên quan đến đề tài của nhóm nghiên cứu như : Di sản, hiện đại, biểu tượng, truyền thong, văn hoá Đây cũng là một nguồn tư liệu, cơ sở lý luận quan trọng giúp nhóm tác giả hoàn thành nghiên cứu.

Năm 2012, tác giả Đỗ Thị Hòa đã giới thiệu tác phẩm Trang phụ các dân tộc người thiếu số nhóm ngôn ngữ Việt- Mường, Tay - Thái, Kadai Day là tác phẩm thuộc dự án của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, phần nội dung đề cập đến trang phục của một số dân tộc thiểu số, tuy nhiên chưa có sự liên hệ với trang phục dân tộc Kinh Gợi mở cho nhóm nghiên cứu về giá trị thâm mỹ trang phục của một số dân tộc thiểu số.

Cuốn “Ngàn năm áo mũ”của tác giả Trần Quang Đức xuất bản năm 2013: tác gia thông qua việc tìm kiếm tai liệu cổ, phân thích và so sánh trang phục với một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong cùng một giai đoạn đem lại nguồn tài tư liệu chuẩn chỉnh và vô cùng quý giá Cuốn sách đã hệ thống mach lạc và rõ nét về trang phục có truyền ở Việt Nam.

Năm 2014 tác giả Hữu Ngọc kết hợp với nhà văn Lady Borton đã xuất bản cuốn sách ngắn liên quan đến Áo dài qua hình thức phỏng vấn hỏi và trả lời Nội dung xoay quanh nguồn gốc, quá trình hình thành va phát triển của Áo dài Tuy nhiên trong cuốn sách có đề cập đến nguồn gốc Áo dài liên quan đến trang phục dân tộc thiểu sé, đây cũng là một điểm nhỏ mà nhóm nghiên cứu cần chú ý.

Năm 2019 Viện Văn hoá Nghệ Thuật Quốc gia Việt Nam kết hợp với sở Văn hoá, thé thao va du lịch tỉnh Đắc Nông tổ chức hội thảo Khoa học- “Văn hoá thé cẩm các dân tộc Việt Nam”, trong đó có rất nhiều bài tham luận từ Bắc, Trung,

Trang 12

Nam phân tích và so sánh, nêu lên sự ảnh hưởng của các loại thô cam dân tộc trên toàn quốc.

Năm 2020 để chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11), trong 2 ngày 21 và 22-11, Ban Quản lý phố cé Hà Nội đã phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt t6 chức sự kiện tìm hiểu và quảng bá di sản áo dai truyền thống tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, 50 phó Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Hội thảo "Trang phục áo dài truyền thống: Vấn đề bảo tồn và phát triển trong xã hội hiện nay" Trong khuôn khổ lội thảo còn có hoạt động giới thiệu sản phẩm áo dài; trải nghiệm trang phục áo dài truyền thống, tìm hiểu chất liệu, cách may mặc từ các nghệ nhân.

Các công trình dưới góc độ mỹ thuật:

PGS TS Đoàn Thị Tình có bài viết: “Áo dài phụ nữ Việt Nam" trong cuốn Từ trong di sản Thăng Long Hà Nội, 2002 tác giả đã trình bày khá kỹ về lịch sử phát triển cùng với hình minh họa rõ ràng của Áo dài phụ nữ Hà Thành từ thời Phong Kiến — Áo tứ thân, rồi đến năm thân, Áo dài Cát Tường, Lê Phổ, và là cơ sở xác định các mốc phát triển và thay đổi trong kết cấu Áo dai.

Duong Hang (2009) "

đại", Tap chi Văn hóa dân gian, số 4 (124).

Tác phẩm “Mỹ thuật nữ phục truyền thống Việt Nam” của tác giả Cung hiếc áo dai của phụ nữ Việt từ truyền thống đến hiện

Dương Hằng xuất bản năm 2011 để cập đến những hình mẫu thị hiếu và hình mẫu đặc trưng qua nữ phục truyền thống của một số tộc người ở Việt Nam, áp dụng lý thuyết tỷ lệ vàng của người Phương Tây vào lý giải về tạo hình mỹ thuật trên trang phục của các tộc người, trong đó có Áo dai của phụ nữ Việt.

Năm 2020 Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam kết hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức hội thảo Khoa học Quốc Gia: “ Áo đài Việt nam — Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc”, trong đó có rất nhiều bài tham luận về Áo đài của các nhà chuyên môn.

Bộ tranh dân gian Hàng Trồng “ Tố nữ”, bốn thiếu nữ cùng mặc Áo đài năm thân với nhiều màu sắc, giúp nhóm nghiên cứu có thông tin qua hình ảnh về Áo dài người Việt xưa.

Các công trình dưới góc độ mỹ thuật ứng dụng:

Trang 13

Năm 2014 Bảo tàng Áo dài 'Việt Nam tại Thành phố Hồ CHi Minh được ra đời từ những ý tưởng sáng tạo tâm huyết và công phu của Nghệ sĩ Sĩ Hoàng — một nhà thiết kế, một họa sĩ có tài Mục đích được ông xác định là nhằm tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa Việt, giúp cho du khách nước ngoài có thể hiểu hơn về trang phục cổ truyền của dân tộc Cho thấy phần nào nhu cầu về nghiên cứu cũng như bảo tồn và phát huy Áo đài trong xã hội hiện đại Việt Nam hiện nay.

Năm 2017 thông qua bộ sưu tập Áo dài thé cẩm của nhà thiết kế Minh Hanh được trình diễn tại một số nước như Nhật Bản, Ý, Nga: bộ sưu tập này được lay cảm hứng từ các trang phục dân tộc thiểu số, với các mẫu thêu thủ công phong phú và hết sức tinh tế Các mẫu thiết kế Ao dài đều có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những họa tiết đặc trưng của các dân tộc thiểu số 'Việt Nam, chất liệu vải thé cảm truyền thống của dân tộc thiểu số với sự năng động và tỉnh tế của Áo dài hiện đại.

Mới đây nhất vào những ngày dau tháng 12 năm 2022 tại khuôn khổ chương trình “Lễ Hội Áo dài du lịch 2022” do UBND thành phố Hà Nội kết hợp với Sở du lịch thực hiện, các nhà thiết kế đến từ mọi miền đất nước đã có một cơ hội quý báu được tham gia trién lam sản phâm Áo dài, tham gia các phan thi thiết kế cũng như trình diễn bộ sưu tập Áo dai của mình Đây là hoạt động thu hút được nhiều đối tượng cùng tham gia như sinh viên các trường thiết kế trên địa bàn cả nước, hay những nhà thiết kế có tên tuổi, các thương hiệu thời trang Áo dài đặc biệt hơn nữa chương trình cũng là cơ hội truyền bá văn hoá truyền thống dân tộc đến với dân chúng, truyền tải được thông điệp văn hoá, nét đẹp của Aó dài truyền thống đến với moi đối tượng người dân Việt Nam cũng như khách du lịch quốc tế.

Có thể nói, những nghiên cứu trước đây đã có những bài viết về Áo dài hoặc viết về thé cam, song chưa có một nghiên cứu mang tính khoa học chính quy nào nghiên cứu về Áo dài thổ cẩm, sự kết hợp của Áo dài với thổ cẩm, và sự ứng dụng của thé cẩm các dân tộc thiểu số vào thiết kế Áo dài Việt Nam hiện đại.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng như giá trị truyền thống và nét đẹp của áo dài Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

Trang 14

- Khái quát về chất liệu thé cam các dân tộc miền núi phía Bắc.

- Thực trạng sử dụng chất liệu thé cam trong thời trang hiện đại nói chung va thời trang Áo đài nữ nói riêng ngày nay.

- Từ đó đề xuất một số giải pháp thiết kế Áo dài nữ Việt Nam hiện đại sử dụng chất liệu thổ cảm truyền thống các dân tộc miễn núi phía Bắc.

4 Đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu

- Thé cẩm các dân tộc miền núi phía Bắc (Tổng quan)

- Việc sử dụng chất liệu thổ cam các dan tộc miền núi phía Bắc hiện nay - Ao dai nit Viét Nam hién dai (Téng quan)

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Pham vi không gian: Chat liệu thổ cam của các dân tộc miền núi phía Bac Các dân tộc có chất liệu thé câm tiêu biểu như H'mông, Hà Nhì, Dao đỏ, những dân tộc có chất đặc trưng riêng, rõ nét và phục vụ tốt cho quá trình đối sánh thổ cẩm các dân tộc cũng như trong ứng dụng trong thiết kế Áo dai hiện đại.

- Phạm vi thời gian: Áo dài Việt Nam hiện đại giai đoạn 1970-1986 4.3 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận:

- Tiếp tiếp cận liên ngành trên cơ sở của những phương pháp nghiên cứu cụ thể của các ngành lịch sử, văn hóa, nghệ thuật học để nghiên cứu đối tượng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu theo mục đích đã xác định.

- Tiép cận từ thực tiễn, một số sản phâm thổ cẩm từ các dân tộc miền múi phía Bắc.

- Từ đó đưa ra giải pháp ứng dụng vào giảng dạy, vào sáng tác đồng thời vẫn giữ gìn phát huy văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống trong cuộc sống đương đại.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thong kê, mô ta: lập các thông kê các họa tiết, các dang chất liệu thường sử dụng trong chất thé cam Qua đó, thống kê và mô tả các yếu té trang trí trên trang phục.

Trang 15

- Phương pháp phân tích: từ những tư liệu đã thu thập được sẽ phân tích đê làm rõ đặc trưng của chất liệu thổ cẩm dân tộc miền núi phía Bắc.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: thực hiện thu thập tài liệu từ đó có sự so sánh giữa các cách tạo chất liệu thé cẩm dân tộc miền núi phía Bắc và của các dân tộc khác.

- Phương pháp tổng hợp: hệ thông hóa các hình thức trang trí, chất liệu sử dụng, bố cục của họa tiết, từ đó đưa ra giải pháp mang tính tích cực trong việc thiết kế trang phục Áo dài Việt Nam hiện đại sử dụng chất liệu thổ cảm dân tộc miền núi phía Bắc.

- Phương pháp điền dã thực địa: thu thập những hình ảnh thực tế của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc thông qua những lần đi điền dã Từ đó có sự đối sánh giữa tư liệu sách vở với tư liệu thực tế, giúp khẳng định chất lượng của thông tin đưa ra.

- Phương pháp điền nhân học: nghiên cứu con người một cách khoa học trong bối cảnh sinh hoạt, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ và hành vi.

- Phương pháp điền dan tộc học: thu thập thông tin, phân tích và nghiên cứu, quan sát các hành vi của cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc, từ đó tìm hiểu các mối quan hệ xã hội trong bối cảnh tự nhiên hoặc môi trường để đi đến những kết luận trong nghiên cứu.

Trang 16

CHƯƠNG I TONG QUAN CÁC VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát thé cam miền núi phía Bắc

Việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của mỗi đân tộc đã và đang là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Trên thực tế, họ đã tổ chức rất nhiều các hoạt động nhằm giữ gìn những nét văn hoá truyền thống Việt nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, ngành thời trang cũng theo đó mà chuyển động và phát triển không ngừng Tiếp nhận có chon lọc những cái mới nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá truyền thống dé sao cho phù hợp với nhu cầu thầm mỹ ngày càng cao của đời sóng con người là vô cùng cần thiết.

Thỏ cẩm không chỉ có ở riêng Việt Nam, mà một sé nước trên thé giới cũng có, tuy nhiên mỗi loại thổ cẩm ở một quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những đặc trưng riêng Tuỳ vào điều kiện tự nhiên, sinh thái, văn hoá, con người tạo ra sự khác nhau của các loại thé cẩm.

Thổ cẩm là chất liệu quen thuộc với đồng bào ít người, hiện nay nghề dệt cũng có những khó khăn do như cầu của thị trường không còn nhiều, cho nên trong bối cảnh đó để thổ cảm ứng dụng được nhiều hơn trong đời sống hiện nay là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng thúc đẩy ngành nghề truyền thống tiếp tục được giữ gìn và phát triển, từ đó đưa ra những chiến lược về mặt quản lý nhà nước đối với dệt thé cảm của các đồng bào dân tộc ít người Trong lĩnh vực thiết kế Ao dài: ếu như ứng dụng, kết hợp được thé câm với Áo dài, một mặt khai thác được yếu tố bảo vệ bản sắc truyền thống nhưng vẫn mang tính ứng dụng hiện đại trong trang phục thiết kế.

Việt Nam với 54 dân tộc anh em, với vô vàn các chất liệu vải truyền thống đặc trưng cũng là tiềm năng lớn đem lại sự phong phú, đa dạng cho các thiết kế Áo dài hiện đại Mỗi dân tộc đều mang trong mình vẻ đẹp riêng, một phong cách và hơi thở riêng mà khó có thể lẫn đi đâu được Thổ cẩm là một loại vải được đệt thủ công, hoạ tiết đa dạng, thường được thêu nổi trên mặt vải do bàn tay tài hoa của phụ nữ dân tộc thiểu số sáng tạo nên, việc sử dụng loại vải này vào: thiết kế Áo đài nữ Việt Nam hiện đại cũng chính là một sự kết hợp mới lạ nhưng không hề mắt đi nét đẹp

Trang 17

truyền thống Đề tài chính là mô hình tổng hoà giữa phát huy văn hoá, phát triển kinh tế, bảo tồn những giá trị truyền thống.

1.1.1 Khái niệm thé cẩm

Theo Wikimedia: “Thổ cam là loại hang vai dệt thu công giàu họa tiết và các họa tiết này thường nổi lên mặt vải giống như được thêu Ở Việt Nam, thổ cẩm thường để chỉ loại vải tự dét, có hoa văn đệt theo phương pháp truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền núi.”

Thổ cẩm là một loại vải truyền thống của các dân tộc thiểu SỐ, tuy nhiên không phải tat cả các loại thé cảm đều giống như nhau, chúng có một số nét giống nhau nhưng cũng có những đặc trưng riêng của từng dân tộc, nhìn vào chat liệu tho cẩm, nhìn vào màu sắc hay đặc trưng trang phục mà người ta có thể nhận biết được đó là dân tộc nào Muốn phân biệt được các loại thổ cam vùng núi phía Bắc thì phải tập hợp, phân tích, so sánh và giải nghĩa các tín hiệu và đặc trưng đó một cách khoa học, có hệ thống.

1.1.2 Đặc trưng và phân loại thé cam miền núi phía Bắc

Ving Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tinh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân Các dân tộc sinh sống chủ yếu là Thái, Mường, Dao, Mông ở Tây Bắc; Tay, Nùng, Dao, Méng, ở Đông Bắc Người Kinh cư trú ở hầu hết địa phương Mật độ dân số ở miễn núi là 50 — 100 người/km2 Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chỉnh phục tự nhiên Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư vẫn còn ở một số tộc người Tỉnh có dan số đông nhất vùng là tỉnh Bắc Giang với khoảng 1,8 triệu

Trong giới hạn của dé tài nghiên cứu, nhóm giới hạn nghiên cứu kỹ vào thé cam của ba dân tộc là thổ cẩm dân tộc Hmông, thổ cam người Hà Nhì và thé cẩm người Dao đỏ Những dân tộc có chất liệu thổ cam có tính chất đặc trưng riêng, rõ

‘hitps://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_du_v%C3%A0_mi%E1%BB%8In_n%C3%BAi_ph%C3%ADa_B%E1%BA%AFc

Trang 18

nét và phục vụ tốt cho quá trình đối sánh thổ cam các dân tộc cũng như trong ứng dụng trong thiết kế Áo dài hiện đại.

Thổ cẩm dân tộc H’méng

Người Mông ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dan tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vac và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xin Man Người Mông cư trú

xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tay, Nung `.

Cách người dân tộc H mông tạo ra tấm vải thổ cẩm

Dét lanh: Người Hmông có câu “Doi không ăn thóc giống, rách cũng phải có áo lanh mặc lúc chết” Như vậy có thể chứng minh tầm quan trọng của vải lanh trong đời sống người H’méng, xuất hiện với con người từ lúc lúc sơ sinh và gắn liền tới lúc mat đi, vải lanh trở thành tín hiệu nhận biết cội nguồn Theo quan niệm của người H’méng sợi lanh chính là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên hoặc về đầu thai lại với con cháu Người phụ nữ H’méng đều phải biết dét vai, thêu thùa và may quan áo cho tat cả các thành viên trong gia đình, nhà càng đông thì số lượng vải phải dệt, quần áo phải làm càng nhiều Họ làm trong những lúc nhàn rỗi, họ cần mẫn làm hàng ngày, hàng tháng và hàng năm, các bé gái học làm vải, học thêu thùa khâu vá từ khi còn chưa biết cầm bút Mỗi bộ trang phục sau khi hoàn thành thực chất là một tác phâm nghệ thuật tuyệt đẹp với trình độ kỹ thuật thủ công tỉ mi, độ kiên nhẫn cao.

Lanh trong tiếng latin chỉ loại vải làm bằng vỏ cây nói chung, vải lanh có độ bền hơn nhiều so với vải bông, ưu điểm là ấm về mùa đông, mát về mùa hè, bên, dày nhưng nhược điểm là khi may thành quần áo thì có hơi nặng và vải thì dễ bị

? Hagiang.gov.vn

Trang 19

(Nguôn ảnh: Tác giả)

Để tao ra những tắm vải lanh nổi tiếng của dân tộc H"mông, người dân đã trải qua nhiều giai đoạn xử lý rất cầu kỳ và vất vả Sau khi thu hoạch cây lanh về việc đầu tiên là phải phơi khô, phơi nắng cây lanh từ 3- 4 ngày (kèm cả phơi sương), sau khi cây lanh đã đủ khô sẽ được đem ra tước vỏ, rồi giã lanh và nối soi, giã từ 4 đến 5 ngày sau đó nối sợi bằng tay sao cho những sợi lanh đều va đẹp nhất, các mối nối không được tao ra gồ ghé để khi lên vải mới phẳng mịn được Sợi lanh sau khi được xe và nối xong sẽ lại được đưa lên guồng xe tiếp một lần nữa trước khi thu vào guéng SỢI Để sợi lanh được đẹp và có độ dẻo dai người ta đem sợi nhúng vào nước ủ và giặt khoảng 15 đến 20 phút, sau đó lăn thêm lần cuối cho mỏng, phẳng rồi xếp thành con chỉ dé dệt.

11

Trang 20

(Nguén ảnh: Tac giả)

Nhuộm cham: Người H "mông có một quá trình tạo ra cao cham và nhuộm cham vô cùng tỉ mi và khắc nghiệt, đòi hỏi tính kiên nhẫn và mất rất nhiều thời gian Quy trình vô cùng phức tạp và khắc nghiệt, họ đem lá và thân cây ngâm nước trong những chiéc thùng lớn, sau khi mọi thứ đã mục hết người ta vớt hết bã lên, cho vôi vào và khuấy đều Sau khi dung dịch chàm vôi lắng xuống đáy thì chắt hết nước và lọc thành cao cham Tron cao cham với it rượu và khuấy đều cho đến khi có bọt thì đậy lại, mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối đều đặn khuấy một lần sau vài ngày sẽ tạo ra được một thùng nước chàm sống.

Vải trước khi nhuộm chàm đều được nhúng trong nước trước cho vải ngắm đều, vải nhuộm chàm sẽ nhanh hơn nếu gặp ngày trời nắng ráo, vải nhanh khô

Trang 21

hơn, được nhúng qua nhiêu lượt nước cham vải sẽ có màu sắc đẹp hơn Sau nhiêu lần nhuộm và giặt thì vải sẽ được lăn qua để tắm vải phẳng và mịn hơn.

Thu hoạchcây lanhPhơi khô:(3-4 ngày năng và phơi sương đêm)

Gia lanh- nói sợi (Gia 4-5 ngày- nôi sợi bang tay)

(Lên guong xe tiép sợi) Sơ chế sợi lanh (Luộc, giặt, ủ sợi lanh) Xếp thành con chỉ dé đưa vào dệt

Thêu: Sau khi vải lanh được dệt, nhuộm cham, người phụ nữ H’Méng sẽ thêu hoa văn lên từng mảnh vải Phụ nữ H’méng thêu không cần nhìn mẫu, thường, tất cả các mẫu họ yêu thích đều đã thuộc và trình độ thêu của họ đạt đến mức độ cao cấp, thêu mặt trái vải nhưng hình in hiện lên ở mặt phải, đòi hỏi người thêu phải thật kiên trì, cân thận.

Vẽ sáp ong: Đây là một công đoạn đòi hỏi tính chính xác khá cao do vậy thường sẽ do những người có tay nghề cao, những người có tuổi giàu kinh nghiệm thực Sáp ong sau khi được nung chảy, người vẽ sẽ dùng một loại bút chuyên dung dé ấy mực và bắt đầu vẽ trên nền vải lanh trắng đã được chuẩn bị sẵn Sau khi

13

Trang 22

vẽ xong sẽ dem tắm vải vừa được vẽ đi nhuộm chàm, có nơi nhuộm đi nhuộm lại 15-18 lần, đến khi đạt được màu sắc mong muốn thì đem nhúng vào nước sôi, sáp ong tan chảy dé lộ hoa văn màu xanh lơ rat đẹp mắt.

Hình 4 - Phụ nữ H mông vẽ sáp ong và dung cụ vẽ sáp ong (Nguén ảnh: Tac giả)

Ghép vải, ghép cườm, nhựa, bạc : Ngoài thêu và in sáp ong thì phương pháp ghép vải cũng được người dân H’méng sử dụng khá nhiều Họ không chỉ sử dụng dé ghép những dải băng dai, to nhằm tạo những mảng màu tương phản, tương

Trang 23

hỗ trên trang phục mà còn sử dụng nó như một cách thức tạo hoạ văn trang trí Trên trang phục xuất hiện nhiều kiểu trang trí hoa văn hình học theo cách ghép vải, người H mông thường trang trí trên phần cỗ áo, viền yếm, viền tay áo Ghép vải của người H’méng rất dày, nhiều lớp chồng đè lên nhau, ngay cả trên nền vải đã vẽ sáp ong người H’méng cũng rất thích ghép thêm các hình vải màu xanh, đỏ trắng cho thêm phần tươi sáng và nỗi bật Cái giỏi là ở chỗ người H'mông sử dụng rất nhiều thủ pháp như thêu, in sáp ong, ghép vải rồi đính cườm đính bạc trên một bộ trang phục nhưng chúng lại rat ăn nhập, hoà quyện trong một tổng thé

Hình 5 - Sử dụng phương pháp ghép vải trên thô cam H mông

(Nguén ảnh: Tác giả) Hoa tiét đặc trưng của thổ cẩm dân tộc H mông

Những hoạ tiết thường gặp trong trang phục người H'mông chủ yếu là các hoa văn hình học như hình vuông, chữ nhật hay hình thoi, mô típ mang tính ước lệ, hoa văn giống vật gì quen thuộc thi đặt tên cho hoa văn như thé Trong cac hoa tiết, nổi bật nhất vẫn là hoa văn xoáy từng cặp đôi, cặp bốn Các hình xoáy ốc kết hợp với nhau trong một ô vuông tạo thành mô típ tám xoắn ốc, hay mô típ chữ S nằm ngang, mô típ sao tám cánh cũng xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau Đó là dạng vòng tròn ở giữa có tám hình tam giác ghép thành bốn cặp tạo nên hoa văn hoa đào.

15

Trang 24

Hoa tiết hoa dưa hoa bí được các cô gái trang trí nhiều nhất ở gấu váy và hai tắm vải che váy, hoa dưa, hoa bí duoc cách điệu thành nhiều đáng vẻ khác nhau Nhưng dù có thay đổi như nao thì hoa dua vẫn giữ được đặc trưng là những hình kỷ hà ghép lại thành hoa bốn cánh.3

Cũng như hoa văn nhiều dân tộc khác, hoa văn dân tộc H mông có bố cục thành dai dài ngang và dai dọc Mỗi dai hoa văn thường có bố cục: ở giữa là họa tiết hoa văn thêu chủ đạo khổ lớn, phía ria các dải là hoa văn có tiết diện nhỏ hẹp bề ngang bao bọc Bên cạnh bổ cục thành dải, còn có một số hoa văn bổ cục thành ô Ở đây các hình hoa bốn cánh hoặc móc câu thường duge đóng khung trong ô hình chữ nhật, hình vuông hoặc hinh thoi thể hiện sự phong phú đa dạng trong hoa văn bố cục thé cam người H’méng.

Hình 6 — Hoa tiết chi yếu trên trang phục người H "mông (Nguồn ảnh: Internet)

Không chỉ đơn thuần là những nét trang trí góp phần làm đẹp cho trang phục, đằng sau mỗi nét hoa văn là một câu chuyện, câu chuyện về cuộc sống, con người, sinh hoạt hàng ngày, mang giá trị tỉnh thần và giá trị văn hoá sâu sắc Người

* Nhiều tác giả (2010), Hoa văn thổ cẩm Tây Bắc, Nxb Thông Tấn, tr.73-75.

Trang 25

H’méng đem những gi thân thuộc nhất và gần gũi nhất trong cuộc sống của họ phác hoạ lên trang phục, thể hiện ước mơ, khát vọng vươn tới một tương lai tuơi đẹp Văn hoá thé cam đã và đang góp phan to lớn làm giàu thêm cho văn hoá truyền thống các dân tộc miễn núi nói riêng và văn hoá truyền thống Việt Nam nói chung.

Mau sắc đặc trưng của thổ cẩm dân tộc H Tông

Trang phục của phụ nữ H mông có màu chủ đạo là đỏ cham đậm, đen -trắng — vàng, xanh lơ Phụ nữ H’méng không chi dùng màu đỏ làm họa tiết hoa văn mà còn làm màu nền cho dải chứa các họa tiết Thổ cam người H’méng Hoa sử dụng màu chính sắc ( xanh lo, cham sẫm, tím, đỏ, vàng, trắng) độ tương phản mạnh với gam màu nóng (đỏ, vàng) chủ đạo “Màu đỏ trở thành một thứ nền trung gian đặt trên nền cơ bản của màu chàm Màu đỏ trung gian này có tác dụng “ngăn chặn” mau cham hút mắt họa tiết hoa văn Đồng thời ngay trên các dai hoa văn có nền đỏ ấy lại có điện tích lớn tạo thành các băng dai dày đậm, “lấn at”, chiếm chỗ nền

*PGS.TS Đoàn Thị Tinh (2019), Giá tri văn hoá thổ cẩm các dân tộc Việt Nam ké thừa và phát huy, Kì yêu

Hội thảo khoa học, tr 282.

17

Trang 26

chàm Màu đỏ được nhuộm từ vỏ cây dây leo dùng làm thuốc chữa cảm của người H mông, hoặc nhuộm từ cánh kiến, nhưng hiện nay chủ yếu mua vải đỏ công nghiệp Song, ngay vị trí thu hẹp ấy, nền cham còn bị xẻ nhỏ đi bởi các họa tiết in sáp màu xanh lơ kết thành các dải dọc màu nóng được phát huy tối đa hoặc để cho mẫu vàng, màu trắng nỗi bật trên nền đỏ Màu vàng phối hợp với các màu sắc khác tạo ra những màu sắc trung tính đem lại sự rực rỡ cho thổ cam Màu vàng được nhuộm từ một loại củ hoang hoặc nghệ Màu trắng của sợi lanh nguyên bản.

Đặc biệt giữa không gian núi rừng vùng cao ngập tràn những làn sương mù, mây trắng, những dòng suối bạc, núi đá, cỏ cây đều có vẻ âm u thì bộ trang phục H mông nổi bật với gam màu nóng tạo cảm giác ấm áp Không chi phản ánh lối sống của người H’méng giàu bàn lĩnh, phóng khoáng và ngoan cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt của vùng núi rừng, từng hoạ tiết, từng mảng màu còn là chiếc gương phản chiếu giá tri văn hoá tộc nguời H’méng Văn hoá thé cam dân tộc H’méng góp phan to lớn đối với nền văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Thổ cẩm dân tộc Dao đỏ

Dao đỏ là một trong 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất mang hình chữ S Người Dao đỏ sinh sống chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai Cũng như bao dân tộc thiểu số anh em khác, người Dao đỏ phát triển nhiều nghề thủ công như làm trang sức, đúc thủ công hay vẽ sáp ong, thêu tay hoa văn hoạ tiết dân tộc Dao tuy nhiên trong các nghề đó dệt thổ cẩm là nghề được đồng bào dân tộc Dao lưu giữ va phát triển cho đến ngày nay.

Người Dao đỏ là một trong những dân tộc có số dân đông gần bậc nhát trong 54 dân tộc anh em, theo một số tài liệu ghi chép lại người Dao đỏ có mối quan hệ mật thiết với người H’méng, địa ban sinh sống của người Dao và H’méng rất gần nhau, tuy hai đân tộc được cho là có cùng nguồn gốc nhưng theo thời gian và sự phát triển họ dần dan có sự biến đổi khác nhau Và đến ngày nay thì sự tương đồng của hai din tộc không còn là quá lớn, nếu lên đến Sapa ta có thể bắt gặp người dân hai dân tộc và dé dàng nhận diện bởi trang phục hoàn toàn khác biệt, hình dáng và cách sinh hoạt của họ cũng khác nhau tuy sinh hoạt chung trong cùng một cộng đồng.

Trang 27

Hình 8— Phụ nữ Dao do. (Nguồn ảnh: Internet)

“Nếu người H'Mông thường chọn những nơi núi cao để sống thì người Dao lại chọn thung lũng hoặc lưng chừng núi để tria ngô, trồng lúa và thảo quả Các lái buôn thường đến tận nhà thu mua mang bán sang Trung Quốc nên cuộc sông của họ tốt như xe máy, tivi, được nâng cao Nhiều nhà có những tiện nghi và phương ti

thậm chí là cả ô tô, máy kéo dùng trong nông nghiệp Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam Cụ thê, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình, v.v.” 5

5 https://bigsealand.vn/nguoi-dao-tren-ban-sapa-va-nhung-phong-tue-doc-dao/

19

Trang 28

Người Dao có truyền thống làm y phục từ rất lâu đời, các em gái được mẹ được bà dạy thêu từ năm 10-12 tuôi, đến khi 14-15 thì các em gái nhỏ đã quá thuần thục và thành thạo tự thêu quan áo cho minh và cả gia đình Có một đặc điểm của người Dao khác so với người H’méng đó là người Dao không dệt vải mà họ chỉ mua vải bông của người Thái về rồi nhuộm Chàm, sau đó thêu và may quần áo cho mình và cho gia đình Trang phục của người Dao được cho là trang phục bắt mắt và đẹp nhất ở mỗi phiên chợ SaPa,

“phụ nữ thường quan khăn hay đội mũ đỏ, áo xanh đen có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở cổ, vạt và ta do” , các hoạ tiết hoa văn trên trang phục người Dao đỏ chủ yếu dùng chỉ trắng thêu lên trên nền vải den vải xanh cham hay đỏ ngoài ra họ còn thêu bằng sợi chỉ màu tím, xanh hoặc đỏ Đặc điểm nổi bật trong trang phục của người Dao đỏ là họ dùng rất nhiều màu đỏ để trang trí trên trang phục như hoa văn , tua len hay núm bung

Kết cấu trang phục của người Dao là họ mặc loại áo dài, dạng tứ thân có cổ liền nẹp, xẻ tà cao, không chiết eo, không khoét nách, deo yếm hẹp và dai, mặc với quan có thêu nửa dưới của ống quan Họ dùng rất nhiều đồ trang sức bằng bạc Họ dùng khăn quấn nhiều vòng quanh đầu tạo thành các vành to hoặc nhỏ, có một số nơi dùng khăn màu chàm một số nơi dùng khăn màu đỏ.

Kỹ thuật thêu của người Dao vô cùng đặc biệt và “ngược đời”, thường ở miền xuôi khi thêu một sản phẩm người ta cần có khung thêu, có mẫu thêu và thêu thì sẽ thêu từ mặt phải vải thêu xuống Nhưng sự “ngược đời” của người Dao đỏ chính là ở chỗ, họ không thêu mặt phải vải mà họ thêu mặt trái vải, và hoa văn hoạ tiết thổ cảm sẽ hiện lên ở phía mặt phải tắm vải, điều này đòi hỏi người thợ thêu phải rat cân thận và tỉ mi vì nếu chỉ nhằm một mũi có thể dẫn đến sai lệch cả một đải hoạ tiết lớn Họ thêu không cần khung thêu và cũng không cần vẽ trước mẫu thêu lên vải, tắt cả những hình ảnh những hoạ tiết cần thêu đã được họ lưu giữ hoàn hảo trong trí nhớ.

Kỹ thuật thêu thé cam của người Dao thường theo hai cách là thêu lát và thêu mũi chéo Họ còn có khả năng luồn soi và giấu chỉ rất tài tình, cầm tấm thé cảm trên tay sẽ khó mà phát hiện ra chỉ thừa ở cả hai mặt vải.

Trang 29

Thật không phải ngẫu nhiên người phụ nữ Dao đỏ giỏi thêu thùa, khâu vá, hơn nữa nghề kim chỉ của người Dao đỏ đã tạo nên thương hiệu của làng thé cảm Dao đỏ Phụ nữ Dao đỏ rất coi trọng quần áo vải vóc, họ chú ý rất nhiều đến trang phục thậm chí còn quan tâm hơn cả việc gia đình nhà cửa, mỗi khi đi chợ phiên, đi sang bản khác hay đi lễ hội bao giờ người ta cũng lựa chọn những bộ đồ đẹp nhất,

Công đoạn đòi hỏi nhiều công sức nhất là thêu hoa văn trang trí lên tam vải Mẫu thêu chủ đạo của người Dao bản Tả Phin là xoáy Ốc, hoa bí hoặc những hoa văn lấy cảm hứng từ thiên nhiên như cây, cỏ, hoa, lá, chim muông Mỗi tắm vải mang dấu an cá nhân rất rõ, thể hiện sự tinh tế của từng người thêu Người Dao đỏ rất cầu kỳ khi thêu trang phục truyền thống của phụ nữ với đầy đủ khăn quan đầu, áo trong, áo ngoài, váy và vải bó chân Họ thêu riêng từng phan rồi khâu lại thành bộ trang phục hoàn chỉnh Đối với họ, thé cam không chỉ dùng đê phục vụ cho cuộc

21

Trang 30

sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là vật kỷ niệm tình yêu hay của hồi môn trong ngảy cưới.

Hoa văn của người Dao đỏ rất đa dạng và phong phú, mang giá trị thâm mỹ cao, phần lớn cũng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của họ, các mẫu thêu không cần vẽ trước mà dựa theo trí nhớ dé thêu Không chi mang ý nghĩa trang tri , hoa văn trên trang phục còn thể hiện sự khéo tay và trí tưởng tượng phong phú của người thêu Hoa văn ấy thé hiện ý niệm, khát vọng, sự vươn lên của con người.

Thổ cẩm dân tộc Hà Nhì Den

Thổ cẩm là thước đo công dung ngôn hạnh của người phụ nữ Hà Nhì đen, thé cam không chi là trang phục, mà còn là của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng; là tình yêu trao gửi bao đời Với người Hà Nhì đen, sự cầu kỳ, tỉnh tế kĩ lưỡng trong từng hoa văn không chỉ chứa đựng tính thắm mỹ mà còn là nét tâm linh truyền thống của dân tộc có từ xa xưa Ngày nay, phụ nữ Hà Nhì đen vẫn còn giữ gìn bản sắc qua trang phục độc đáo của họ, vẫn trồng lanh dệt vải, thêu thùa.

Trang phục Hà Nhì cũng như các hoạ tiết hoa văn mà người Hà Nhì sử dụng trên trang phục thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu dat trời của đồng bào,thể hiện mồi tương quan, sự đồng điệu giữa con người và thiên nhiên Tây Bắc Các họa tiết trên trang phục còn phản ánh một phần cuộc sống, tập quán sinh hoạt văn hoá phong phú của dân tộc này.

Trang phục của người Hà Nhì nổi bật những hoạ tiết chỉ trắng trên nền vải xanh, đen, các hoạ tiết người Hà Nhì sử dụng là những những hoạ tiết đặc trưng trên tất cả các sản phẩm mà họ làm ra như: hoạ tiết mây vờn, sóng nước, họ còn làm thủ công các bông hoa bằng bạc, rồi lấy những bônghoa đó đính lên trang trí trên áo, nhìn rất bắt mắt và nỗi bật Họ dùng khuy vai dé liên kết các mảnh của áo.

Đường nét : Các họa tiết thé cẩm theo truyền thống của tộc người chủ yếu là họa tiết hình khối đơn giản, những đường viền lượn cong được cách điệu từ những hình ảnh hiện thực thiên nhiên gần gũi với cuộc sống của người Hà Nhì đen Các họa tiết được họ cách điệu rất đơn giản và dễ hiểu, trong đó họa tiết sóng nước và mây vờn được người Hà Nhì đen sử dụng nhiều hơn cả Họa tiết sóng nước được cách điệu theo hình xoắn Ốc hướng vào trong tạo ra các hình anh các con sóng uốn lượn gối đầu lên nhau đều tăm tắp Họa tiết mây vờn sử dụng các đường cong đối

Trang 31

lập nhau về hướng tạo ra dải may von đan vào nhau tạo sự uyén chuyền, nhẹ nhàng Họa tiết các đường kỷ hà thăng tắp khỏe khoắn khi kết hợp với họa tiết sóng nước và mây vờn tạo nên sự tương phải về thị giác cũng như làm cho bộ đồ cân bằng, hài hòa hơn.

Họa tiết sóng nước

Đường kỷ hà

Đường zic zic

Hình 10 — Hoa tiết chi yếu trên trang phục người Ha Nhì (Nguôn ảnh: Tác giả)

Bồ cục trang trí: Người Hà Nhì đen kết hợp khéo léo các họa tiết đặc trưng của minh dé tạo nên những bố cục đường diềm tạo thành một dải trang trí kéo dài liên tục tạo sự hài hòa , hấp dẫn và đẹp mắt về đường nét mang tiếng nói riêng của dân tộc mình Bố cục đường diém được người Hà Nhì đen khéo léo đặt theo kết cầu của trang phục mặc dù họa tiết đơn giản tạo hình ít nhưng chứ đựng nhiều nội dung, ý nghĩa Họ đưa các bố cục đường diềm nay vào các vị trí nổi bật trên trang phục như dùng để trang trí phần yếm, cổ áo, vạt áo, tay áo, xà cạp.

Mau sắc: Họa tiết thé cam đặc trưng của người Hà Nhì đen sử dụng cách phối màu xanh dương kết hợp với màu trắng tạo cảm giác hoang sơ nồi bật trên nền

23

Trang 32

den tram của bộ đồ Cách sử dụng các đường nét và màu sắc này phan nào thé hiện được sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên, làm con người với nhiên nhiên như một thể thống nhất.

(Nguôn ảnh: Internet)

Kỹ thuật tạo nên họa tiết thổ câm của dân tộc Hà Nhì là sử dụng các phương pháp truyền thống như dệt, nhuộm vải, khâu thêu ghép vai tạo thành chất liệu sau đó thêu lên vải bằng những sợi chỉ được dệt bằng sợi bông sợi, hoa văn cũng bằng chỉ nhuộm phẩm màu tự nhiên tạo ra các hình hoa văn uốn lượn tạo điểm nhấn, ấn tượng cho trang phục của họ Trong khi các dân tộc khác như Hmông, Dao sử dụng chính là phương pháp đệt các khổ vải tạo nên các họa tiết thé cẩm thì dân tộc này lại sử dụng phương pháp thêu nôi, tạo chất trên bề mặt vải đê tạo nên chất liệu thổ cẩm của mình nét đặc trưng khó lẫn được vào đâu của Hà Nhì đen Để hoàn thiện bộ trang phục với các họa tiết thé cảm kỳ công người Hà Nhì thường phải mat tới khoảng hơn một tháng làm thủ công.

Qua những tìm hiểu và nghiên cứu trên về đồng bào dân tộc, phong tục tập quán, văn hoa cũng như đặc trưng của thô câm các dân tộc H°mông, Dao đỏ và Hà Nhì đen, nhóm nghiên cứu đã tổng kết được như sau:

Trang 33

H mông Dao đồ Hà Nhì đen Địa bàn sinh sống | Núi cao Thung lũng Sườn núi

Lưng chừng núi

Màu sắc Nôi bat, bat mat Nội bat Trung tinh Vai lanh Dệt vải lanh Không dệt vải Trông lanh

Nhuộm chàm Mua vải của dân | Dệt vải lanh tộc khác về nhuộm | Nhuộm chàm chàm

Biện pháp Théu chữ thập Thêu Thêutrang trí Ghép vải Làm quả bông

In sáp ong Đính kết hạt cườm

Đặc điểm Hoa tiệt phong phú | Hoa tiệt phong phú | Hoa tiêt đơn giản

Hoa tiết trang trí | Cac hoạ tiết đều từ | Thêu mặt trái vải, | Thêu chỉ trắng trên thiên nhiên, cuộc | hình thêu hiện lên | nền vải tối màu sống sinh - hoạt | ở mặt phải vải (den, tím than) hang ngay Thêu không cần

Trang 34

1.2 Khái quát Áo dài nữ Việt Nam 1.2.1 Lược sử Áo dài

Tiền thân của Áo dài Việt Nam

Không ai biết rõ chiếc Áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình đáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ Sử giả Đào Duy Anh viết: "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc Áo đài về bên tả (hình thức tả nhiệm) Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên day cho dân quận Cửu Chân dùng kiêu quần áo theo người Tàu Theo những lời sách đó chép thì ta có thé suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải".

Kiểu sơ khai của chiếc Áo dài xưa nhất là áo giai lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quan quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái) Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng dé tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Áo giao lĩnh

Hình ảnh sơ khai nhất về nguồn gốc Áo dai được ghi nhận là áo Giao lĩnh vào khoảng năm 1744 — hay còn được gọi là Áo ngũ thân lập lĩnh là kiểu dáng sơ khai nhất của Áo dài Việt Nam Giai đoạn này chúa Nguyễn Phúc Khoát cai trị vùng đất phía Nam - trị vì Dang Trong (từ Quảng Bình trở vào Nam) và Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội - Đàng Ngoài (từ Quảng Bình trở ra Bắc), người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán.

Trang 35

Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tat cả phụ tá của mình vận quần đài bên trong một chiếc áo lụa.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát cải tô trang phục xứ Dang Trong Nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và ghi chép nước ngoài khẳng định, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã đặt ra quy định về việc “mặc áo ngũ thân, cai khuy bên phải và mặc quan” Đó là tiền thân chính thức được ghi nhận cho đến nay của Áo đài Việt Nam ngày nay.

Sự xuất hiện của Áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót Thân áo được may bằng 4 tắm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và vay den Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.

Áo ngũ thân lập lĩnh có 2 loại chính là áo ngũ thân tay chẽn (tay áo được bó chén vào tay người mặc) và áo ngũ than tay thung (hay còn gọi là áo tắc, áo này tay được may rộng ra 20cm đến 30em tùy vào người mặc, tay áo vuông góc với thân áo và dài bằng hoặc hơn tà áo).

Ao dai tứ thân

Áo tứ thân là loại áo gồm có 4 thân vải ghép lại với nhau, ding trước 2 thân dang sau hai thân, hai thân đằng sau được nối liền với nhau ở giữa sống lưng, hai thân ding trước tach rời Khi mặc người ta có thể buộc hai tà trước lại với nhau cho tiện lợi và gọn gàng khi làm việc và sinh hoạt, hai tà trước tách với hai tà sau tại điểm thắt eo Mặc bên trong áo tứ thân còn có áo yếm và áo cánh ngắn, bên dưới mặc với váy đụp.

Áo tứ thân mặc hàng ngày thường có màu sắc trầm, tối để thuận tiện trong việc lao động và đồng áng, tránh lộ ra các vét bản, đem lại cảm giác gần với thiên nhiên, ruộng đồng và cây cỏ, tuy nhiên vào những dịp lễ hội màu sắc của áo tứ thân có phần phong phú và nỗi bật hơn Chiếc áo yếm mặc trong cùng thường có màu sắc loè loẹt, nổi bật, chiếc áo cánh ngắn bên ngoài màu sắc trung tính và ngoài cùng là áo tứ thân màu trầm, đen, dải thắt lưng thường có màu giống màu của áo yếm.

va

Trang 36

(Nguôn ảnh: Tác giả) Ao ngũ thân

Nam 1977 Chúa Nguyễn Phúc Khoát ra lệnh cho đổi toàn bộ trang phục dân gian của người dan miền trong, áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải đã bị cấm mặc thay vào đó là một loại áo mới, kiểu áo gồm có năm thân, cổ đứng, tay hẹp, bản nhỏ và cài khuy Chiếc áo ngũ thân mới có thiết kế gần giống Áo đài tứ thân, nhưng được may thêm phần vạt áo thứ 5 giống như phần áo lót kín đáo, thể hiện được nét tỉnh tế, khiêm nhường, kín đáo của người mặc Áo năm thân mặc với quần người ta còn gọi là “quần chân áo chít”, và được sử dụng cho cả nam nữ phải thực hiện, lệnh được ban hành nhiều năm „tuy nhiên rất khó thực hiện bởi một bộ phận không nhỏ các bà các cô ở miền Bắc có thói quen mặc áo tứ thân và váy trong nhiều năm, do vậy chiếc áo ngũ thân ở miền bắc cũng có cách mặc tương đối khác Họ thay đổi để phù hợp hơn với lao động, với sản xuất và sinh hoạt của bản thân Áo năm thân có cài cúc, năm cúc thể hiện cho Ngũ thường: Nhân - Nghĩa - Lé - Trí - Tín Ngũ thường là chuẩn mực đạo đức trong xã hội, là mô hình con người của xã hội phong kiến nói chung và nó cũng đã ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đời sống văn hóa, tỉnh thần của người Việt Nam.

Trang 37

Hình 13 ~ Áo ngũ thân thời nhà Nguyễn (Nguồn ảnh: Túc giả)

(Nguôn ảnh: Internet)

29

Trang 38

Ao dai Lemur (1939 — 1943)

Khi có sự tiếp xúc văn hoá với phương Tây, kinh tế, chính trị Việt Nam đã có những thay đổi đáng kẻ, Áo dài cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, Lermur (Cát Tường) được học trường mỹ thuật do người phương Tây mở, tư tưởng ông phóng khoáng, đổi mới, ông là người đã thiết kế ra những chiếc Áo dài cách tân thời thượng, ông thay đôi các kiểu tay áo, cổ áo, hơn thế nữa Áo đài Lemur còn sử dụng những vật liệu nhập khâu từ nước ngoài như voan, ren, nhung, ngọc trai.

Những chiếc Áo dai Lemur rất được các thiếu nữ trẻ tuổi ưa chuộng, đặc biệt là những cô gái được học trường Tây.

may my vat ae ahr siết gue

Trang 39

(Nguồn ảnh: Tác giả) Ao đài Lê Phé (1934 ~ 1950)

Năm 1934, một hoa sĩ khác là Lê Phổ, người cũng đã từng học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã thiết kế ra chiếc Áo dài mà như người ta vẫn nói là chiếc áo đem lại chuẩn mực cho Áo dài Việt Nam sau nay Ong đã lược giản bớt những nét lai căng quá đà của Áo dài Lemur thời kỳ trước đó, đồng thời ông thêm thắt những nét đặc trưng của áo tứ thân, năm thân ngày xưa vào, đem lại cảm giác thân thương, gần gũi trong cách mặc Áo được may ôm với cơ thẻ, hai tà dài chạm đất tạo ra sự nhẹ nhàng, uyên chuyền khi di chuyền.

Ao dai Lê Phổ thé hiện sự hài hoà giữa cái mới và cái cũ, thể hiện sự kết nối giữa hiện tại và tương lai Không quá cầu kỳ, sặc sỡ nhưng vẫn đem lại cảm giác rất thời trang, bắt nhịp được với thời đại lúc bấy giờ và được phụ nữ thời đó rất hoan nghênh.

31

Trang 40

(Nguôn ảnh: Internet)

Ao dài Trần Lệ Xuân / Áo dài bà Nhu (1958 ~ đầu những năm 1960) Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hoà, bà đã thiết kế ra kiểu Ao dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là Áo dài cô thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là Áo dài Trần Lệ Xuân hay Áo dài bà Nhu Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc Áo dài hở cổ còn được “phá cach’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục Loại Áo dai không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc.

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN