1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu đối dịch bản tin kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc

152 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

NGHIEN CUU DOI DICH BAN TIN KINH TE TU TIENG VIET SANG TIENG TRUNG QUOC

MA SO: MHN2022-02.33

Chi nhiém dé tai: TS Nguyén Thi Vinh Binh

Hà Nội, 12/2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÓI DỊCH BẢN TIN KINH TẾ

TỪ TIENG VIỆT SANG TIENG TRUNG QUOC

MÃ SÓ: MHN2022-02.33

Trưởng Khoa Tiếng Trung Quốc Chú nhiệm đề tài

Hà Nội, 12/2022

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

TTHọ và tên Don vi công tác và lĩnh vựcchuyên môn

|Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao guyễn Thị Vĩnh Bình |Khoa Tiếng Trung

+ Chương 1: Cơ sở lý luận (1.1)

| Chương 2: Đặc điểm bản tin kinh tế liếng Viét(3.1,3.2,3.3)

L Chương 3: Dich bản tin kinh tế Việt

LTrung (3.2.3.3)

| Chương 4: Kết luận (4.1)

+ Phụ lục: Danh mục các thuật ngữ kinh|

lế thường dùng trong bản tin kinh tế

V6 Thi Hằng Giang day tai

|Khoa Tiếng Trung Quốc- Đại học Mở

|Hà Nội

iảng dạy tiếng| [runng Quốc

+ Chương 1: Cơ sở lý luận (1.2)

+ Chương 3: Dịch bản tin kinh tế Việt

Trung (3.1)

| Chương 4: Kết luận (4.2)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Mở Hà Nội, khoa Tiếng Trung Quốc, các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình dé chúng tôi hoàn thành dé tài nghiên cứu

khoa học.

Mặc dù chúng tôi đã rất nỗ lực trong suốt quá trình thực hiện để tài, nhưng đề tài không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót Chúng tôi kính mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các nhà nghiên cứu, quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp và độc giả dé đề tài thêm phan hoàn thiện.

Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các thầy cô và các bạn sức khỏe, công tác

thuận lợi!

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2022Nhóm nghiên cứu

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐÀU wl GHƯỜNG 1; CƠ SỐ LY LUAN necammnunecnmmmeenmmnnnnns 10 1.1 Bản tin kinh tẾ :c:¿2222222222222221211111EE re 10 1.1.1 Khái niệm bản tin kinh tế

1.1.2 Đặc trưng bản tin kinh tẾ - c¿:¿c222222222ttt22222122rrttrtrrrrrrrrre 12 118.201G5:BREIRHERRHPEESobosbggSLIEUDIGUONOGSA6:8ĐAS8u81u8uau 16 1.2 Lý thuyết dich thuật :: 55222222 2222211111 12101111 re 24 1.2.1 Bản chất của dịch thuật ©2222-2222222EEEE2EEEEEE.22212.EEE.crrrree 24 1.2.2 Nguyên tắc dịch thuật 22222222++t2222211222222212111112 111cc 25

1.2.3 Quy trình dịch thuật ¿5-5 k2 HH 1121011 re 27

1.2:4 Tiêu CHảu DAH UH so oaohhitngiBóGi4800030100180189001180860 0081000083016 28 CHƯƠNG 2: ĐẶC DIEM BAN TIN KINH TE TIENG VIET

2.1 Tiêu dé trong bản tin kinh tế tiếng Việt 222222ccccccvvvccrkrkrrvev 31 2.1.1 Đặc điểm tiêu đề trong bản tin kinh tế tiếng 'VIỆ à.ààccccieecee 31 2.1.2 So sánh tương đồng và khác biệt của tiêu đề trong ban tin kinh tế Việt

2.2 Sa-pô trong bản tin kinh tế tiếng Việt

2.2.1 Đặc điểm Sa-pô trong bản tin kinh tế Viét-Trung.

2.2.2 So sánh sự tương đồng và khác biệt của Sa-pô trong bản tin kinh tế Việt

-Trung 40

2.3 Đặc điêm chính văn bản tin kinh tê Việt- Trung

2.3.1 Khái niệm về chính văn trong bản tỉn c- - c-cc-.se.- 44

ii

Trang 6

2.3.2 Phân loại nội dung bản tin kinh té

2.4 Thuật ngữ kinh tế trong bản tin kinh tế tiếng Việt - 54 2.4.1 Đặc điểm thuật ngữ kinh tế trong bản tin kinh tế tiếng Việt

2.4.2 So sánh tương đồng và khác nhau của thuật ngữ kinh tế trong bản tin kinh tế Việt- Trung

2.5 Con số trong bản tin kinh tế tiếng Việt

2.5.1 Đặc điểm cách diễn đạt con số trong bản tin kinh tế Việt 65 2.5.2 So sánh cách diễn đạt con sé trong bản tin kinh tế tiếng Việt- Trung 67 2.6.1 Đặc điểm viết tắt trong bản tin kinh tế tiếng Việt - 71 2.6.2 So sánh tương đồng và khác biệt của cách viết tắt trong bản tin kinh tế

Viét- Trung wo ES

CHƯƠNG 3: DỊCH BAN TIN KINH TÉ -::ccccccccccccccccc.c 78 3.1.Dịch tiêu đề trong bản tin kinh tế Việt — Trung - - 78

3.1.1 Dịch toàn bộ thông tin

3.2 Dịch Sa-pô trong bản tin kinh tê Việt — Trung <5 55+cccc<+ 82

3.2.1 Dịch toàn bộ thông tin - - - St +cctvetrrrgerretggrước 83

3:22 Dich them 66LtiðÚE tif tuasssonictgosaessbi40gsagbisgtgGsags3kxoqe 86

3.3 Dịch chính văn trong bản tin kinh tế Việt — Trung - - 90 3.3.1 Một số điểm chú ý về nội dung khi dịch phần chính văn

3.3.2 Một số chú ý về hình thức trình bày khi dich phần chính văn 91 3.4.Dịch thuật ngữ kinh tế trong bản tin kinh tế Việt- Trung 97 3.4.1 Dịch thẳng ¿:::22222292222212222111111122221111111 0211111111110 xe 97

Trang 7

3,422: Dich ¥ tạqtbttrAgtqqtllÀ\W,§,,GiNGGGRIGIGRGGSINgitiungs 99

3.4.3 Một số chú ý khi dịch thuật ngữ kinh tế trong bản tin kinh tế 100 3.5 Dịch con số trong ban tin kinh tế Việt — Trung - + 101 3.5.1 Dich cấu trúc liên quan đến các con sé

3.6 Dịch chữ viết tắt trong bản tin kinh tế Việt — “Trung 108 CHƯƠNG 4: TONG KET

4.1 Kết quả nghiên cứu : 2222222222221 E221 crrtrrrrrkrree I1 Ä:2:Tiiễn:'VợnE HEhiiefi Cli vse ren uil8 206L SGHgừNGG8GS2XisGguauga 113 TÀI LIEU THAM KHẢO 22222222++22222222222221222222211222c222xke+ 115 PHU LUC 1: DANH MỤC THUAT NGỮ KINH TE TRONG BAN TIN KINH TE TIENG VIỆT DICH SANG TIENG TRUNG 1Ñ PHU LUC 2 : DANH MỤC CHU VIET TAT u.essssssssssssssssssssinesssnssssseceeeeee 126

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Nhật Bao Trung Quốc (NDNBTQ)

Bảng 2: Bảng tổng hợp các đầu câu thường dùng trong tỉ Bang 3: Bảng tổng hợp dấu câu trong tiếng Việt

Bảng 4: Bảng đối chiếu thuật ngữ kinh tế trong bản tin kinh tế Việt- Trung xét theo

phương diện từ loại

Bảng 5: Bảng đối chiếu các thuật ngữ có cùng số âm tiết trong bản tin kinh tế Viét-Trunng 59

thuật ngữ

Bảng 7: Vay mượn thuật ngữ kinh tê nước ngoài

Bảng 8: Bảng đối chiếu các hàng số Việt- Trung

Bảng 9: Bảng đối chiếu chữ viết tắt trong bản tin kinh tế Việt- Trung Bảng 10: Cấu trúc tăng giảm + con số

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế của các nước trên thế giới trên mọi lĩnh vực đang diễn ra ngày một sôi động, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí, một trong những lĩnh vực quan trọng và có tác động rất lớn đối với sự phát triển của xã hội Báo chí giờ đây không chỉ đơn thuần là một loại hình hoạt động truyền thông mà còn trở thành một ngành khoa học về báo chí Trong đó, bản tin là đơn vị cơ sở của thông tin báo chí có

tính chính xác, chân thực, kịp thời và công khai trên các phương tiện như nhật báo,

báo điện tử, báo giấy, đài phát thanh, đài truyền hình, tạp chí nhằm truyền đạt một cách dễ hiểu, phản ánh sinh động về một sự kiện mới xay ra để cung cấp tin tức phục

vụ công chúng quan tâm.

Trong những năm gần đây, hoạt động giao lưu kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc không ngừng gia tăng, đòi hỏi cần phải dịch nhiều loại văn bản song ngữ tiếng Việt và tiếng Trung Quốc Dịch phẩm không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật, văn học, thơ ca, văn bản thương mại, thuyết minh sản phẩm Trong đó dịch bản tin kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Trung ngày càng trở nên quan trọng Một bản tin kinh tế được dịch chuẩn xác, đầy đủ, dé lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả, cũng góp phần cung cấp, phổ cập tin tức cho bạn đọc, đồng thời tạo ra nhiều triển vọng dé giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế thương mại Do vậy, nghiên cứu đối dịch bản tin kinh tế là việc làm hết sức cần thiết Tuy nhiên, việc thiếu hụt về đề tài nghiên cứu chuyên biệt về dịch bản tin kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Trung, gây ra nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, dịch thuật và nghiên cứu trong lĩnh vực này Xuất phát từ các lý do trên, nhóm nghiên cứu kế thừa thành quả những nghiên cứu cứu của các học giả đi trước, chọn “Nghiên cứu đối dich ban tin kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Trung” làm đề tài nghiên cứu, nhằm chỉ đặc trưng của bản tin kinh tế tiếng Việt, phân tích so sánh sự tương đồng và khác biệt của bản tin kinh tế Việt- Trung, đồng thời chỉ ra phương pháp dịch bản tin từ tiếng Việt sang tiếng Trung Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu

hữu ích phục vụ cho công tác đào tạo sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn

ngữ Trung Quốc Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu hữu ích cho ngành khoa học

báo chí và dịch văn bản báo chí.

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu

Viét Nam và Trung Quốc là hai nước láng giéng hữu nghị, bối cảnh văn hoá hai

nước có nhiều tương đồng Đặc biệt mối quan hệ kinh tế và thương mại là lĩnh vực

quan trọng trong thời kỳ hội nhập với thé giới Do vậy, đôi bên đều có nhu cầu trao đổi thông tin qua các hình thức văn bản khác nhau, ngày nay bản tin là một phần không thể thiếu trong công cuộc hội nhập quốc tế của các nước Bản tin kinh tế tiếng Việt dịch sang tiếng Trung được đăng tải trên Thông tắn xã Việt Nam đã góp phần nâng cao dân trí, truyền bá thông tin đến bạn đọc tiếng Trung Quốc Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại theo nhóm nghiên cứu tìm hiểu vẫn chưa có một công trình chuyên khảo về đối dich bản tin kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Trung.

2.1 Tình hình nghiên cứu dịch bản tin kinh tế ở Trung Quốc

Trong những năm gan đây, hai nước Việt- Trung đều có những chính sách mở cửa, tăng cường giao lưu, hoà nhập với thê giới Do vậy, nhu cầu dịch thuật theo đó được coi trọng, việc dịch văn bản không chỉ còn giới hạn ở các tac phẩm chính trị, văn học nghệ thuật như trước đây, các thể loại văn bản ứng dụng như kĩ thuật, pháp luật, đặc biệt là các văn bản liên quan đến kinh tế, trong đó có dịch bản tin kinh tế cũng rất phổ biến.

Hiện nay, ở Trung Quốc việc địch thuật hai chiều Trung- Việt rất được quan tâm, đến nay đã có một số nghiên cứu ở mọi cấp độ khác nhau, từ sách chuyên khảo, đến

các bài báo, luận văn các cấp Tiêu biểu là Triệu Ngọc Lan với công trình nghiên cứu

về dịch thuật Trung- Việt ( và ngược lại) như Giáo trình dịch Việt- Han (&†ÿ€8ÿ¿E#⁄ #) (2001, NXB Đại học Bắc Kinh) Giáo trình chú trọng hướng dẫn phương pháp dịch Việt- Trung, các cấp độ dịch khác nhau như dịch từ đơn vị cơ bản của ngữ pháp học, từ vựng học như giới từ, động, thành phần câu trang ngữ, định ngữ, câu dài, thành ngữ Nội dung của giáo trình bao gồm lý thuyết dịch thuật kết hợp với các bài giảng, bài tập thực tế được chia đều trong các chương Tuy nhiên giáo trình không đề cập đến dịch thuật lĩnh vực báo chí, kinh tế, thương mại, nói cách khác chưa đi sâu dịch thuật

chuyên ngành Giáo trình được sử dụng giảng dạy môn biên phiên dich cho sinh viên

năm thứ 3, 4 ở một số cơ sở đào đạo ngoại ngữ của Trung Quốc và Việt Nam.

2

Trang 11

Giáo trình Kỹ năng đối dich Hán- Việt (20212) (S/H Kilt LiEPETD của Lương Viễn và On Nhat Hào lại không thiên về dich các đơn vị ngữ pháp, từ vựng như trong giáo trình của Triệu Ngọc Lan mà chia các chương theo từng chủ điểm lĩnh vực cụ thể như chủ điểm về chính trị, văn hoá, du lịch, Trong đó, bước đầu đã đề đến các văn bản ứng dung trong thương mại như hợp đồng cho thuê, mua bán, quảng cáo,

Thêm vào đó, những năm trở lại đây Trung Quốc các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực dịch thuật, chủ yếu là giữa tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, như cuốn Lý luận, kỹ năng và thực tiễn đối dich Anh- Hán GX Tí }##! i ‡47723Pš) (2006) của Liêu Quốc Cường Công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung đưa ra các kỹ năng dịch thuật, dịch các phong cách ngôn ngữ và dịch khẩu ngữ; Xuất hiện các sách chuyên khảo bàn luận sâu về dịch thuật Anh- Hán, Hán - Anh trong lĩnh vực kinh tế - thương mại (i72 SELLER PEPE) cua Bào Ôn Họ đặt ra vấn đề nghiên cứu văn bản thương mại giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Trung Quốc Cuốn sách đưa ra nội hàm, nguyên tắc vĩ mô, tiêu chuẩn, phân loại dịch thuật, phương thức dịch và yêu cầu đối với người dich, Do vậy, đây là tài liệu tham khảo quý báo cho người học và giới nghiên cứu dịch thuật ở Trung Quốc.

Bên cạnh các giáo trình, sách chuyên khảo ở Trung Quốc còn có các luận văn, luận án, bài báo, bài viết hội thảo, tạp chí chuyên ngành lấy đề tài dịch thuật làm đối tượng nghiên cứu, mặc dù đa phần là dé tài đôi dịch Anh- Trung ( và ngược lại), trong đó có một số đề tài nghiên cứu về đối dịch Trung- Việt hay Việt- Trung trong lĩnh vực kinh tế Điển hình như:

Năm 2015 Lý Sương đã tiến hành nghiên cứu so sánh đối chiếu về cầu tạo từ của thuật ngữ thương mại hai nước Trung- Việt (ttšÈj[1|Z|-9(2kï8Jïñ|x‡ LEE) Luận văn thông qua khảo sát 1630 thuật ngữ thương mại tiếng Trung và tiếng Việt nghiên cứu nguồn gốc hình thành thuật ngữ được vay mượn từ ngôn ngữ Latin, đặc điềm cấu tạo các thành tố của hệ thống thuật ngữ trong cả hai ngôn ngữ Luận văn đã nêu ra những ưu điểm và van đề còn tồn tại của những nghiên cứu trước đây, tác giả đã tiến hành so sánh đối chiếu đặc điểm giống và khác nhau trong quy luật cấu tạo, từ đó rút ra đặc điểm và ý

Trang 12

nghĩa của thuật ngữ thương mại Trung- Việt Hay như Phạm Thị Chuẩn (2016) “tdi A a ff

Trung- Việt) cũng da di sâu phân tích đặc điểm của thuật ngữ va chi ra được những điểm tương đồng

HAD LL.Ÿ7š” ( So sánh đối chiều đặc điểm ngôn ngữ tiêu đề bản tin trên báo và dị biệt trong một số cách dùng thuật ngữ trong bản tin Việt-Trung Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc xây dựng lý luận và thực tiễn về hệ thống thuật ngữ kinh tế thương mại của tiếng Việt Và cũng là những gợi mở về công tác giảng dạy nghiệp vụ biên phiên dịch tiếng Trung Quốc.

Năm 2009 Hồ Thị Trinh Anh ở trường Sư Phạm Vũ Hán Trung Quốc đã đưa ra van đề Khảo sát việc dich văn bản phi văn học từ tiếng Hán sang tiếng Việt Nội dung của luận án tiến sĩ này đã trình bày nghiên cứu kỹ thuật dịch văn bản chính trị thông qua lý thuyết dịch chức năng Ngoài ra, tác giả Lý Thái Sinh trong bài báo Tiéu chuẩn và sách lược dịch thương mại Việt- Han (2010) đã đưa ra ba tiêu chuẩn là trung thực, thông suốt và chuyên nghiệp để dịch văn bản thương mại từ tiếng Việt sang tiếng Trung Bên cạnh đó là một loạt các bài báo như Ban về quá trình dịch thuật lĩnh vực kinh tế Hán- Việt (201 2) của Tôn Hiểu Đông, Lý Thái Sinh với Dịch thuật ngữ danh Han- Việt (2008), Vương Phượng Trang với Cau chữ “72” trong tiếng Trung Quốc và tương ứng trong tiếng Việt cùng van dé dịch thuật liên quan (2008), Chu Hồng Hanh với Phân tích tình hình sinh viên Việt Nam dịch sai trạng ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Việt (2011).

2.1 Tình hình nghiên cứu dịch bản tin kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc

Dịch thuật, phiên dịch hay chuyên ngữ là hoạt động giữa ngôn ngữ Trung Quốc

và ngôn ngữ Việt Nam đã có từ rất lâu, nhưng chủ yếu được thực hiện ở các thể loại

văn chương, thơ phú, văn hoá nghệ thuật, văn bản chính trị, tôn giáo

Qua thu thập dữ liệu, thời gian gần đây ở Việt Nam có một sé đề tài nghiên cứu khoa học được trình bày tại các hội thảo ngôn ngữ học có liên quan đến dịch thuật Trung -Việt Năm 2007 Lê Đình Khan xuất bản cuốn sách chuyên khảo Phiên dịch Việt — Hán, Hán — Việt, trình bày về những đặc điểm dịch thuật và một số kỹ xảo dich thuật Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Long Đặc điểm đối dịch tiếng Han và tiếng

Trang 13

Việt hiện đại (2009) là một công trình mang tính lí luận về nghiên cứu dịch thuật Hán — Việt, luận án đã đưa ra nghiên cứu khảo sát một số loại hình văn bản 8ước ddu tìm hiểu tính tương đương ở cấp độ từ vựng trong việc dich các văn kiện chính trị từ Trung sang Việt của Hồ Thị Trinh Anh (2010) Trần Thị Thanh Liêm có bài nghiên cứu Dịch thơ ca từ tiếng Hán ra tiếng Việt và dịch thơ ca từ tiếng Việt ra tiếng Han của (2014);

Với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam, các hoạt động giao thương giữa hai nước ngày càng trở nên phd biến Vì vậy, tiếng Trung và tiếng Việt

ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác ngoại thương giữa hai nước,

đặc biệt dịch thuật cũng đã được coi trọng hơn trong các doanh nghiệp Để đáp ứng nhu cầu của giao thương kinh tế, các giáo trình song ngữ Trung — Việt có chủ dé

thương mại được xuất bản, vi dụ giáo trình Thu tin thương mại Hoa — Việt (2006),

Giáo trình đàm thoại Hoa — Việt (2007), Thư tín thương mai Hoa — Việt (2007) Các

chuyên gia, học giả cũng bắt đầu quan tâm tới các kĩ năng dịch văn bản thương mại từ tiếng Việt sang tiếng Trung và ngược lại Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu vẫn còn tương đối ít, một số nghiên cứu nghiêng về tính chất gợi mở mà chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề.

Với thể loại văn bản kinh tế thương mại ở góc độ dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt, các công trình nghiên cứu đa phan tập trung vào cấu trúc ngữ pháp, từ vựng ngữ nghĩa trong văn bản như luận văn thạc sĩ của Đỗ Xuân Thu, Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ trong hop đông xuất nhập khẩu thương mại tiếng Trung (2013) Các công trình nghiên cứu về dịch thuật văn bản kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Trung hiện tại cũng không nhiều Năm 2013 tác giả Bùi Thị Huyền có bài viết nghiên cứu Tim hiểu về phương pháp dich thư tín thương mại Trung — Việt (2013) Các công trình trên chi

bàn luận phương pháp dịch thuật thông qua các ví dụ minh hoạ mà chưa đi sâu vào

khảo sát các văn bản cụ thể hoặc so sánh đối chiếu các phương pháp dich văn bản kinh tế tiếng Việt sang tiếng Trung Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của tác giả Trần Bích Lan (Trung Quốc)(2016) với đề tài Khảo sát dịch thuật Trung Việt (trên các bản dịch văn bản thương mại Trung Việt) dựa trên lý thuyết dich chức năng khảo sát, dich 5 nhóm hành động ngôn từ xuất hiện với tần số cao trong văn bản thương mại Trung — Việt, bao gồm phát ngôn cầu khiến, phát ngôn hỏi, phát ngôn thông báo, phát ngôn cam kết

5

Trang 14

và phát ngôn biểu cảm, chỉ ra được các dau hiệu ngôn ngữ điển hình của các phát

Ở lĩnh vực nghiên cứu dịch báo chí, các học giả chủ yếu tập trung nghiên cứu dịch tiêu đề an đây năm 2020 Nguyễn Thị Phượng có luận án tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ và cách chuyển dịch sang tiếng Việt tiêu đề bài báo Trung Quốc từ đầu thế kỉ 21 đến nay (dựa trên ngữ liệu Nhân dân nhật báo) Luận án đã khảo sát phương thức dịch 300 tiêu đề trên báo chí tiếng Hán sang tiếng Việt của các chuyên gia trên lĩnh vực đối dịch Hán Việt Qua phân tích kết quả khảo sát tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của một số hạn chế trong lời dịch và đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch tiêu đề bài báo Ngoài ra, còn có khá nhiều bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Hoàng Anh với Ti phân loại tiêu dé các văn bản báo chí, Nguyễn Thi Vân Đông với Những đặc trưng ngôn ngữ của tiêu đề báo chi tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện nghĩa học, Đỗ Thị Thanh Huyền, với Bàn về đặc điểm đầu đề bài viết trên bảo Nhân dân và Đặc điểm đâu đề bài viết trên “Nhân dân Nhật báo ” Trung Quốc và những vấn đề liên quan trong dịch thuật, Nguyễn Thị Thanh Hương với Mội số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ các dau đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại đều là những bài viết khá chuyên sâu về đặc điểm của tiêu đề bài báo Các tác giả đều có chung nhận định, tiêu dé bài báo có chức năng truyền tải thông tin mà tác giả bài báo cần truyền đạt một cách ngắn gọn nhất, có thé thu hút sự quan tâm của độc giả nhất và trong chừng mực nhất định, có bài đã đề cập đến vấn đề chuyển dịch tiêu đề.

Điểm qua tình hình nghiên cứu dịch thuật trên đây có thé thấy, các công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến việc khảo sát dịch thuật liên quan bản tin kinh tế Việt - Trung vẫn còn rất ít, nhiều hướng nghiên cứu còn đang bỏ ngỏ, chưa có công

trình nghiên cứu đi sâu khảo sát vấn đề này một cách có hệ thống, rõ ràng, nên chưa

đáp ứng đầy đủ nhu cầu trao đổi dịch thuật và giảng dạy dịch thuật báo chí Việt

2.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu phía trên cho thấy, hoạt động dịch thuật báo chí Việt- Trung ở hai nước Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn sự hạn chế về cả lý thuyết và thực tiễn.

Trang 15

Trước tiên theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, chưa có các công trình nghiên cứu trực tiếp chuyên về dịch thuật bản tin kinh tế Việt- Trung Như vậy có thể khẳng định rằng tình hình nghiên cứu ban tin kinh tế Việt- Trung ở hai nước Việt Trung chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu phổ cập thông tin kinh tế và tình hình thông thương của hai nước Do vậy, để khắc phục tình trạng này đòi hỏi giới học thuật nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiện, cần coi trọng công tác nghiên cứu và xây dựng khung lí luận dịch dicht để hướng tới thực tiễn dịch thuật.

Thứ hai, thành phần tham gia công tác nghiên cứu đối dịch Việt- Trung (hoặc ngược lại) chủ yếu là các học giả, các nhà nghiên cứu ở các viện nghiên cứu hoặc trường đại học, thiếu vắng sự tham gia của khối doanh nghiệp nên kết quả nghiên cứu ít tác động đến hoạt động dịch thuật thực tiễn Các ví dụ trích dẫn trong các giáo trình dịch thuật còn thiếu tính cập nhật và tính phong phú da dạng.

Thứ ba, giáo trình liên quan đến dịch thuật kinh tế Việt- Trung được công bố không nhiều Lý do có thể do nhu cầu sử dụng các văn bản liên quan đến kinh tế không nhiều như dịch văn học Dịch bản tin kinh tế thương mại không phải là các biên phiên dịch chuyên ngành kinh tế, có những thuật ngữ kinh tế chưa hiểu hết, chỉ là những dịch giả biết tiếng Trung Do vậy, các bản dịch liên quan đến kinh tế vẫn còn những hạn chế.

Hai nước Trung Việt những năm gần đây hoạt động kinh tế thông thương sôi động, nhân dân hai nước, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đòi hỏi ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng những bản dịch bản tin kinh tế Nhiều trường đại học chuyên ngành tiếng Trung Quốc và tiếng Việt giảng dạy môn học dịch báo chí, trong đó nội dung giảng day liên quan đến dich bản tin kinh tế khá phổ biến, được người học ưu thích đón nhận, do đây là môn học thực tiễn, có tính ứng dụng cao Trên thực tế, việc nghiên cứu đối dịch bản tin kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Trung sẽ có ích cho công tác đào tạo, bồi dưỡng biên địch, không chỉ nắm được lý thuyết dịch mà còn nắm được các kỹ sảo dịch thuật trong bản tin kinh tế Việt- Trung.

3 Mục đích nghiên cứu

Để thúc đây mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, phát triển kinh tế thương mại và tránh một số sự cố ảnh hưởng đến giao dịch thì việc nghiên cứu dịch thuật văn bản

7

Trang 16

kinh tế là điều cần thiết Vì vậy, để tài chủ yếu thực hiện hai mục tiêu chính sau: - Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ giữa bản tin kinh tế tiếng Việt và tiếng Trung Quốc

- Chi ra phương pháp dich đặc trưng trong dich bản tin kinh tế từ tiếng Việt sang

tiếng Trung Quốc.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 351 bản tin kinh tế dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung, được đăng tải tại Thông tấn xã Việt Nam Đồng thời, để thuận tiện cho việc so sánh bản tin kinh tế tiếng Việt và tiếng Trung, nhóm nghiên cứu cũng tham khảo những cứ liệu trên bản tin kinh tế tiếng Trung tai các trang tin tức uy tín của Trung Quốc như Nhân dân nhật báo, Tân hoa xã

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi nghiên cứu của đề tài là các bản tin kinh tế tiếng Việt và bản tiếng Trung Quốc tương ứng được đăng tải tại trang tin điện tử của TTXVN, trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2021

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận

Tổng hợp đánh giá đặc điểm của bản tin kinh tế tiếng Việt, đặc biệt so sánh với đặc điểm ban tin tiếng Trung cùng với các lý thuyết dich thuật có liên quan, từ đó tong kết phương pháp dịch bản tin từ tiếng Việt sang tiếng Trung.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ chủ yếu được vận dụng trong đề tài nghiên cứu gồm có:

- Phương pháp mô tả: được dùng dé phân tích các đặc điểm hình thức của bản tin kinh tế Việt Trung

- Phương pháp so sánh đối chiếu: được dùng dé rút ra nét tương đồng và nét khác biệt giữa ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung được sử dụng trong bản tin kinh tế Việt

- Phương pháp đối chiếu dịch thuật: được dùng dé phân tích, mô tả các phương

8

Trang 17

pháp, trong đó có sử dụng các thủ pháp dịch bản tin kinh tế Việt Trung, đặc biệt là kỹ thuật dich các từ ngữ trong bản tin kinh tế Việt Trung

5 Ý nghĩa của đề tài

5.1 Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Ứng dụng vào giảng dạy biên dich báo chí ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, khoa

chuyên ngành báo chí.

5.2 Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan- Làm tài liệu tham khảo cho lĩnh vực báo chí.

5.3 Đối với phát triển kinh tế-xã hội

- Det là tư liệu cho người doc muốn trau dồi tiếng Việt và Trung để đọc báo chí nước ngoài, để nắm bắt tình hình trong và ngoài nước từ nhiều nguồn thông tin

khác nhau.

5.4 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu ~ Phát triên hướng nghiên cứu về biên dịch các loại hình báo chí.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giảng day dịch báo chí tại Khoa tiếng Trung Quốc Đại học Mở Hà Nội.

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở dau, phụ lục và tài liệu tham khảo, dé tài bao gồm bốn chương

như sau:

- Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương này, chúng tôi trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu dịch thuật và phân tích đặc điểm của bản tin kinh tế Đây cũng là nội dung được trình bay sâu sắc về tiêu chuẩn dịch thuật là căn cứ quan trọng cho dịch bản tin kinh tế từ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc.

- Chương 2: Đặc điểm ban tin kinh tế

Chương này, sẽ tiến hành đối chiếu đặc điểm bản tin kinh tế tiếng Việt và tiếng Trung Quốc như: tiêu đề, sa-pô, chính văn, thuật ngữ kinh tế, con số, chữ viết tắt.

- Chương 3 Dịch bản tin kinh tế tiếng Việt

Đề tài sẽ đưa ra các phương pháp dịch bản tin kinh tế như : dịch tiêu đề, dịch sa-pô, dịch chính văn, dịch thuật ngữ, dịch con số, dịch chữ viết tắt.

- Chương 4 Tổng kết

Đề tài kết luận đầy đủ về kết quả nghiên cứu, và triển vọng nghiên cứu tiếp theo.

9

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Bản tin kinh tế

1.1.1 Khái niệm bản tin kinh tế

1.1.1.1 Kháiiém bản tin

Dai Từ điển Tiếng Việt (1999)! đưa ra định nghĩa về “ tin” (còn gọi là thông tin, tin tức) như sau: “ Điều được truyền đi, báo đi cho ai biết về sự việc, biết về thế giới xung quanh và những quá trình nó xảy ra.” Thông qua định nghĩa trên ta thay “tin” gồm hai phương diện: nội dung và phương thức Với nội dung, “tin” là đối tượng của việc truyền đạt, phản ánh, hay nói cách khác đẻ đối tượng nêu trên đến được với người nhận, là câu trả lời cho câu hỏi: bằng cách nào?

Nhìn từ góc độ báo chí học, “tin” và “bản tin báo chí” là hai khái niệm không

đồng nhất về nội hàm Nội hàm của “tin” là tập lớn và “bản tin báo chí” là tập con trong đó, một “tin” được coi là “tin báo chí” khi có thêm điều kiện đủ: Không phải mọi tin đều là tin báo chí, chỉ những tin do các tờ báo, đài phát thanh, truyền hình hay báo

mạng đăng tải, phát sóng cho công chúng mới bản tin báo chí

Với quan điểm này, khái niệm “bản tin báo chí” trong các ngôn ngữ Châu Âu, dù là “news” trong tiếng Anh, “journal” trong tiếng Pháp, “zeitung” trong tiếng Đức nghĩa của chúng đều có điểm chung là “mới”.

Ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, từ các góc nhìn khác nhau, người ta có những định

nghĩa về “bản tin” khác nhau.

Trong nhóm thứ nhất, nỗi tiếng nhất là định nghĩa: “chó cắn người không phải là tin, người cin chó mới là tin”? của Jonhn B.Bogart, tổng biên tập tờ The New-York Sun Hoặc các định nghĩa như: “mọi thứ làm cho một người phụ nữ phải thốt lên

“Wow!” là bản tin; “bản tin là 3 chữ W: women, wampum, wrong-doing.” Các cách

diễn tả trên đều đưa ra và được truyền khẩu rộng rãi Các định nghĩa này đã khái quát được tính chất mới mẻ, khác thường, nhưng chúng quá nhắn mạnh đến yếu tố kích

thích, giật gân.

Trong nhóm thứ hai, các định nghĩa được đưa ra một cách khách quan khoa học và

16-gic, đa phần do các nhà nghiên cứu báo chí đưa ra Có thé ké ra các định nghĩa sau:

' Đại từ điền Tiếng Việt (1999), NXB Văn hoá- Thông tin10

Trang 19

- Bản tin là những sự kiện xảy ra không theo quỹ đạo thông hoặc bất ngờ ngoài

sự dự liệu (Mike Manches- Mỹ)

- Ban tin là sự thực mới xảy ra và có tầm quan trọng nhất định (Hồ Kiều Mộc-Trung Quốc).

- Bản tin không phải là một tắm gương, mà là việc thông tin về một sự việc bất

thường (Walter Lippman- Mỹ).

- Bản tin là việc truyền đạt các thông tin về một sự việc mới xảy ra được đông

đảo công chúng quan tâm (Lương Hoành- Trung Quốc).

- Theo điều 3, Luật Báo chí 2016: Bản tin là sản phẩm thông tin có tinh chat báo chí xuất bản định kỳ, sử dụng thể loại tin tức để thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.”

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về “bản tin” như sau: Bản tin là các nội dung được các phương tiện truyền thông báo chí đưa trong mục tin tức hoặc thời sự về những sự kiện quan trọng, phan nhiều là mới xảy ra trong cuộc sống và có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định.

Ở một phương diện khác, nội hàm của “bản tin” còn được hiéu là công cụ để thực hiện hành vi “truyền tải” các nội dung đến với công chúng báo chí Đây là một thể loại thuộc nhóm văn bản thông tấn báo chí, cũng là hình thức thể hiện khi phóng viên đưa tin Khi ta nói “Anh ấy đang viết một tin”, nghĩa là “Anh ấy đang sử dụng thể loại van bản tin dé đưa tin”.

Nói cách khác, có thể hiểu bản tin là đơn vị cơ sở của thông tin báo chí, thường ngắn gọn, thông báo nhanh trên báo ngày, báo điện tử, đài phát thanh và truyền hình,

nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được quan tâm.

1.1.1.2 Khái niệm bản tin kinh tế

Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khái niệm về bản tin kinh tế như sau: Bản tin kinh tế có đầy đủ chức năng của bản tin nói chung, tuy nhiên là bản tin gắn liền với các thông tin kinh tế, xuất phát từ nhu cầu truyền tải thông tin rộng rãi đến

công chúng.

Trang 20

1.1.2 Đặc trưng bản tin kinh tế

Trong một ngày, trên thế giới xảy ra hằng hà sa số các sự kiện, các thông tin, song đại đa số không phải là bản tin báo chí, chỉ những tin được cơ quan báo chí đăng hay phát mới là bản tin báo chí Câu hỏi đặt ra là, những tin tức có đặc điểm nào, mới được cơ quan báo chí chọn đề trở thành tin báo chí Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra 5

đặc trưng sau:1.1.2.1 Mới lạ

Mới là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự sống của bản tin “Tin hôm này là vàng, tin hôm qua là bạc, còn tin hôm kia là rac’? đã khái quát một cách hình ảnh về tính chất mới của bản tin Bản tin cảng mới, càng lạ, càng có giá trị.

Sự mới lạ của bản tin thể hiện ở ba yếu tố: tốc độ đưa tin phải nhanh, tin được đưa phải mới, có thể là mới xảy ra, có thể là mới được phát hiện; việc đưa tin phải

đúng thời điêm.

Tính chất mới lạ còn thé hiện ở xác suất xảy ra của sự , xác xuất cảng nhở, giá trị của tin càng cao “Người cắn chó” nói trên có thé coi là một ví dụ Ví du:

Xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan sang Trung Quốc có thé tăng gấp đôi

trong quý 11/2020

Chủ tịch Hiệp hội chế biến thực phẩm kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng các công ty vận chuyển Thái Lan Visit Limlurcha nhận định, nhu cầu của Trung Quốc đối với thực phẩm nhập khẩu từ Thái Lan dự kiến tăng gấp đôi trong quý II nếu dịch

viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) được kiểm soát trong quý I.

Giá trị xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan đạt mức trung bình 1.000 tỷ baht (32 tỷ USD) mỗi năm.

Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới, trong đó gạo chiếm phân lớn nhất với khoảng 17,5%, tiếp theo là gà, đường, cá ngừ chế biến, bột sắn và tôm Thị trường xuất khẩu thực phẩm lớn nhất của Thái Lan là Nhật Bản, tiếp theo là Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Myanmar:

Mặc dit nhu cau thực phẩm tăng mạnh từ Trung Quốc, ông Visit nói rằng Hiệp hội

3 #248 (2006) CBrLD, 'P[H{EMEK*thWứ@GE, ?8 88 BL12

Trang 21

chế biến thực phẩm vẫn duy trì chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu thực phẩm là 5% trong

nam nay, dat 34,9 tỷ USD.

Việc giá trị xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan sụt giảm là do nhu cẩu toàn cẩu yéu, đồng baht tăng giá và giá thực phẩm thé giới giảm sit.

Thực phẩm xuất khẩu của Thái Lan chiếm 2,5% thương mại thực phẩm của thế giới Giá trị thương mại thực phẩm toàn cau trong năm 2019 là 1.300 tỷ USD, giảm

Năm ngoái, Trung Quốc là nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất của Thái Lan, với giá trị lớn hơn cả Campuchia, Lào, Malaysia và Việt Nam cộng lại Xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 151 tỷ baht trong năm 2019, tăng 34% so

với năm trước đó, chiếm 14,7% tổng giá trị xuất khẩu thực phẩm Của nước này.

(TTXVN 17/2)

1.1.2.2 Gan gũi

Gan gũi có nghĩa là mức độ liên quan và gần gũi của một sự kiện với công ching báo chí Nói cách khác, đặc trưng gần gũi đề cập đến mối liên hệ giữa sự kiện và công chúng, mối liên hệ càng chặt, giá trị tin tức của sự kiện càng cao Sự gần gũi thể hiện ở hai góc độ: gần gũi địa lý và gần gũi tâm lý.

Một sự kiện xảy ra trong nước sẽ thu hút sự quan tâm của công chúng hơn so vớisự kiện xảy ra ở nước ngoài, một sự kiện xảy ra ở nơi này sẽ được công chúng sở tại

quan tâm hơn so với công chúng nơi khác Ví dụ, một chiến dịch “giải cứu” via hè được chính quyền các cấp triển khá mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc, song câu chuyện về phá bậc tam cấp ở phó Xã Đàn, quận Đống Đa sẽ được người din quận Đống Da

quan tâm hơn, và người dân Hà Nội cũng được quan tâm hơn so với người dân nơikhác.

Từ ngày 10/2, mở lại các cứa khẩu phụ, cặp chợ biên giới

Phó giám đốc Sở Ngoai vụ tỉnh Lạng Son Hà Lê Hữu cho biết, ngày 5/2, Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn nhận được thông báo của Thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) về việc mở lại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới.

Theo đó, Sở Ngoại vụ Lạng Sơn đã tiếp nhận thông tin từ Tổng lãnh sự quán cung cấp về việc Văn phòng điều phối thương mại — kinh tế đối ngoại Thị Bằng Tưởng, Quảng

13

Trang 22

Tây (Trung Quốc) đã có thông báo ve việc chính thức mở lại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới bắt đầu từ ngày 10/2 (tức 17 tháng Giêng âm lịch).

Sở Ngoại vụ Lạng Sơn đã tham mưu lãnh đạo tinh chi dao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng — Lạng Sơn, Cục hải quan và các

luc lượng chức năng kip thời thông bảo cho Sở Công Thương, người dân và doanh

nghiệp các địa phương có các hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn vẻ việc phía Quảng Tây (Trung Quốc) mở lại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới.

(TTXVN, 6/2/2020)1.1.2.3 Quan trọng

Đặc điểm quan trọng là chỉ ý nghĩa trọng đại hay tầm ảnh hưởng của sự kiện được phát đi Trong một thế giới biến động không ngừng, các sự kiện lớn nhỏ diễn ra liên

tục Nhưng khi đưa tin, các tờ báo, hãng truyền hình chỉ lựa chọn những tin mà họ cho

là quan trọng đối với độc giả, khán giả của họ Ở hướng ngược lại, công chúng báo chí

sẽ tiếp nhận thông tin một cách có lựa chọn, họ chọn xem những tin tức mà họ thấy

quan trọng, có tác động đến họ.

Các tiêu chí đánh giá một tin tức có quan trọng, có tác động đến họ (1) Mức độ liên hệ chặt chẽ với công chúng; (2) Số người chịu tác động của sự kiện: (3) Số người quan tâm đến sự kiện; (4) thời gian sự kiện diễn ra; (5) khoảng cách về địa lý, không gian; (6) vai trò thúc đây tiến bộ xã hội; (7) tác động cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển xã hội; (8) Tính chat phát triển; (9) Tính chất bat bình thường Ví dụ, tin tức về các quyết sách của tổng thống Mỹ D.Trump trong 100 ngày nhậm chức đầu tiên cũng là tin quan trọng, bởi nó có tác động nhiều mặt trên phạm vi toàn cầu Với Việt Nam,

tầm quan trọng của tin thể hiện ở việc ông Trump ký lệnh rút khỏi Hiệp định TPP, vốn

đã được 12 nước tham gia đàm phán ký kết Ví dụ:

Tổng thông Trump chính thức ký sắc lệnh rút khói TPP

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/1 đã ký một sắc lệnh hành pháp chính thức rút nước này khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Sắc lệnh được ký trong ngày làm việc chính thức đâu tiên của tân Tổng thống tai phòng Bau dục Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP gồm 12 nước là một phan trong cam kết tranh cử của ông Trump.

14

Trang 23

Ông Trump cho biết sẽ ký thoả thuận thương mại với từng nước dé Mỹ có thể mau

chóng huỷ bỏ giao kèo nêu “ai đó chơi không dep”.

T1 ống thống Trump cho biết sẽ ky thoả thuận thương mại với từng nước để My có thé mau chóng huỷ bỏ giao kèo nếu “ai đó choi không đẹp ”.

Tổng thông Trump cho rằng TPP, hiệp định có sự tham gia của Mỹ và 11 đối tác kinh tế Châu A- Thái Bình Dương gây hại cho sản xuất của Mỹ và cướp công ăn việc

làm của người dân nước này.

Đây là hiệp định thương mại toàn cầu lớn nhất trong vòng 20 năm, TPP sẽ bao gồm

Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,

Singapore và Việt Nam Thoả thuận hiện dang ở giai đoạn 2 năm, chờ quốc hội các nước phê chuẩn.

Khi có hiệu lực, TPP sẽ giúp xoá bỏ hàng nghìn rào cản thuế quan và đảm bảo tốt hon các quyền của người lao động tại các quốc gia tham gia Thế giới phân tích, TPP có thể bồ sung thêm 300 tỷ USD/năm vào GDP của thế giới.

(TTXVN, 24/01/2017)

1.1.2.4 Nỗi bật

Một tin càng nồi bật, càng được nhiều người quan tâm sẽ càng có giá trị Ví dụ, chuyện riêng tư của những người nổi tiếng, một sự kiện diễn ra ở một địa điểm nồi tiếng dé thu hút sự quan tâm của công chúng hơn.

Đặc trưng nôi bật có mối liên hệ chặt chẽ với đặc trưng quan trọng, một tin tức quan trọng có thé là một tin tức nổi bật, và ngược lại, nếu tin nổi bật nghĩa là có mức

độ quan trọng nhất định Song đặc trưng quan trọng nhấn mạnh hơn đến sự trọng đại,

liên quan đến quốc kế dân sinh, tác động đến không cần tác động đến số đông, ví dụ các tin về văn hoá, thể thao, giải trí

Các tiêu chí của đặc trưng nỗi bật thường là: (1) Sự nổi bat của nhân vật, địa điểm, thời gian; (2) Sự nôi bật của bản thân sự kiện; (3) Tính chất ly kỳ khác thường của sự

kiện Ví du:

Kong: Skull Island cán mốc doanh thu trên 100 tỉ đồng tại Việt Nam Kong: Skull Island (Kong: Đảo dau lâu) đã cán mốc doanh thu 104 tỉ đồng chỉ sau 7 ngày công chiếu, trở thành bộ phim có doanh thu trong tuân đâu tiên phát hành cao nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.

15

Trang 24

Trong 1 tuần đầu tiên công chiếu, bộ phim đã thu hit tới 1,3 triệu lượt người xem Đây là bộ phim thứ 7 về Kong- một nhân vật quái thú mang tính biểu tượng của lịch sử điện ảnh được ra mắt lan dau vào năm 1933 Không giống các phan phim khác

nhự King Kong 1976 hay King Kong 2005, đây là một phiên ban Kong nguyên thuỷ.

Chính vì thế, toàn bộ chuyện phim đã diễn ra trên hòn đảo quê hương của chúa té

Kong, cứ không phải là toà nhà chọc trời ở Newyork hay Dubai như các bộ phimtrước đó.

(TTXVN, 18/3/2018)

1.1.2.5 Hấp dẫn

Đặc trưng hấp dẫn là nói tới yếu tố tình cảm, khối lượng kiến thức chứa trong bản tin Ví dụ một số tin tuy không quan trọng, không nỗi bật, ít tác động trực tiếp hay ít

liên quan với công chúng, song mọi người vẫn quan tâm theo dõi, bởi những sự kiện

của tin thoả mãn nhu cầu được biết, nhu cầu giải tri của công chúng, giúp công chúng có thêm kiến thức, hoặc khiến họ cảm thấy thư giãn, thoải mái Ví dụ:

Nhiều tín hiệu tốt cho xuất khẩu nông sản, gia cầm

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến xuất khẩu nông lâm thity sản trong 2 tháng đầu

năm 2020.

Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 5,34 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính trớc dat 2,5 t' USD, giảm 4,3%; giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 74 triệu USD, giảm 9,6%; giá trị xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2020 dat 932 triệu USD, giảm 15,9%.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản vẫn có nhiễu tin hiệu tốt Theo Bộ NN-PTNT, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga vừa có thông báo chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm thịt gà chế biến từ Việt Nam Điều này đồng nghĩa, sản phẩm thịt gà chế biến của Việt Nam cũng được xuất sang các nước trong Liên mình Kinh tế A Âu.

(TTXVN, 11/3/2020)

1.1.3 Cấu trúc bản tin kinh tế

Trong khái niệm “bản tin” như đã trình bày phía trên, đã nhấn mạnh “bản tin” ít nhất có ba nội hàm: nội dung, phương thức và công cụ Trong phần này cấu trúc bản

16

Trang 25

tin sẽ được trình bày cụ thê hơn.

1.1.3.1 Các yếu tố trong bản tin: công thứ SW1H

Day là công thức được sử dụng phô biến trong báo chí hiện đại Ban tin kinh tế cũng sử dụng đầy đủ các công thức của bản tin Khi đưa tin, phóng viên cung cấp cho người đọc các thông tin về Ai (Who)? Cái gì (What)? Ở đâu (Where)? Khi nào (When)? Tại sao (Why)? Và như thế nào (How)?

Ai (Who): Dé xác định rõ ai là chủ thé, khách thé của tin? Một người, một nhóm

người, một tô chức có liên quan.

Cái gì (What): Sự việc, sự kiện kinh tế thương mại mà báo chí đưa tin được gọi tên

là gì?

Ở đâu (Where): Sự kiện kinh tế này diễn ra hay được phát hiện, tìm thấy ở đâu? Khi nào (When): Sự kiện kinh tế diễn ra khi nào? Thời gian và thời điêm phải thật cụ thể và rõ ràng.

Tại sao (Why): Tại sao sự kiện kinh tế này quan trọng? Lý do gì mà cơ quan báo

chí hay công chúng quan tâm?

Như thé nao (How): Sự kiện kinh tế đã diễn ra thé nào, kết quả ra sao? 1.1.3.2 Thành phần cấu tạo

Bản tin là thể loại phố biến nhất, cơ bản nhất của báo chí thông tan Viết tin là kỹ năng bắt buộc của phóng viên khi tác nghiệp Đặc điểm nỗi bật của thẻ loại này là đưa tin nhanh, số chữ ít, thưởng chỉ ghi lại sự kiện chứ không bình luận.

Về phân loại bản tin, với các tiêu chí khác nhau, bản tin sẽ được chia thành nhiều

loại Theo tiêu chí số chữ trong bản tin có thé chia thành tin thường, tin ngắn, tin van,

theo tiêu chí khu vực địa lý, có thể tin trong nước, tin quốc tế, tin địa phương; theo tiêu chí đề tài, có tin chính trị, tin ngoại giao, tin kinh tẾ, tin nông nghiệp, tin giáo dục ; theo tiêu chí nội dung, có bản tin thông báo, có bản tin bình luận, có bản tin tổng hợp ; theo tiêu chí độc giả, có tin đối nội, tin đối ngoại.

Trong một bản tin, thành phần cầu tạo chính có: tiêu đề (tít), code tin (nguồn dẫn),

sa-pô (phần mở đầu) và phần chính văn.

17

Trang 26

Tiêu đề: còn gọi là tít, đầu đề, là thành phần quan trọng của tin, có chức năng định danh, tóm tắt, giới thiệu thông tin, thu hút sự chú ý của người đọc.

Code tin: là phần giới thiệu ngắn gọn về nguồn cung cấp ban tin, cơ quan báo chí đưa tin, địa điểm thời gian nhận tin Trong báo tiếng Việt, phần này thường viết tắt tên của nguồn tin, ví dụ TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), ND (Báo Nhân dân), QĐND (Báo Quân đội nhân dân), VTV (Đài truyền hình Việt Nam)

Sa-pô còn gọi là đoạn mở đầu, lead, hay grapper, là câu hoặc đoạn đầu tiên của bản tin, là những từ, những chữ quan trọng nhất trong bản tin Nếu coi bản tin là một sản phẩm, sa-pô chính là mục quảng cáo cho sản phẩm đó Không có quy định về độ dài sa-pô, nhưng theo kinh nghiệm của chuyên gia báo chí nước ngoài, mở đầu không nên vượt quá 40 từ Trong bản tin tiếng Trung sa-pô có thể dài từ 35 đến 110 chữ.

Phan chính văn: là phần nội dung cụ thé của bản tin Thông thường, chính văn gồm ba phần:

Nội dung chỉ tiết: là phan nối tiếp của sa-pô, nhằm thuyết minh cụ thé các thong tin đã cung cấp ở phan tiêu dé và sa-pô.

Thông tin bối cảnh: giúp người đọc hiểu sâu hơn về tin Các thông tin tham khảo không chủ yếu cung cắp về phần dữ liệu về lịch sử, kiến thức cho người đọc Phần này không bắt buộc phải có.

Phần kết: là đoạn cuối cùng của bản tin, nhằm mục đích nhấn mạnh chủ đề mà tin đã đưa Phần kết không nhất thiết phải có Ở mô hình tin tháp ngược, không có phần kết.

1.1.3.3 Mô hình viết tin

1.1.3.3.1 Mô hình tháp ngược

Mô hình tháp ngược còn gọi là kim tự tháp ngược, là mô hình viết tin được sử

dụng rộng rãi trên mọi loại hình báo chí, đặc biệt trong phát thanh, truyền thính, báo

mang và các bản tin thông tan Theo mô hình này, các nội dung thông tin chỉ tiết sẽ được sắp xếp theo mức độ quan trong Cụ thé, đoạn sa-pô cung cấp các Thông tin

18

Trang 27

quan trọng nhất, thu hút người đọc nhất, thường có ít nhất 3W: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Các phan tiếp theo cung cấp các thông tin có mức độ liên quan giảm dan, phần thông tin ít liên quan nhất (ít quan trọng nhất, thường là thông tin bối cảnh) sẽ nằm

Hình 1: Mô hình tháp ngược

Ưu điểm của mô hình này là: (1) kết cấu đơn giản, rõ ràng, dễ viết; (2) đặt các thông tin quan trọng lên trên, giúp người đọc nhanh chóng nắm bit thông tin; (3) Biên tập viên dé biên tap, chi cần cắt bỏ các đoạn cuối khi cần thiết mà không ảnh hưởng đến giá trị hay bố cục tông thể của tin.

Nhược điểm của mô hình tháp ngược là khô khan, máy móc, phóng viên khó thể hiện “cái toi” Nhiều khi khiến người đọc cảm giác có đầu mà không có cuối Ví dụ:

Hỗ trợ doanh nghiệp tái cầu trúc chuỗi cung ứng sau dịch COVID-19 Ngày 23⁄7, tại Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức sự kiện “Kết nối ngành Công nghiệp chế tạo 2020” Sự kiện được hỗ trợ bởi dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nỗi của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME).

Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và gây tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó, có Việt Nam Là quốc gia hội nhập sâu rộng với thé giới, các chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ do dịch COVID-19.

19

Trang 28

Phát biểu tại sự kiện, bà Trương Thị Chí Bình, Tổng Thư kỷ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho biết, sự kiện kết nói ngành công nghiệp chế tạo 2020 là nên tảng giúp tăng cường kết nói giữa các doanh nghiệp dau chuỗi đang tìm nguôn cung ứng tại Việt Nam và các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam “VASI sẽ đồng hành hỗ trợ đề doanh nghiệp có mặt tại chuỗi Cung ứng toàn cầu Hy vọng sẽ có nhiều thỏa thuận liên kết giữa các doanh nghiệp tiềm năng sau sự kiện này ”, bà Chi Bình nói.

Bà Dương Thị Kim Liên, Phó Giám đốc dự án USAID LinkSME khang định, thời gian qua, Việt Nam đã tích cực cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc day kết nổi

ju Dự án Thúc day cải cách và nâng cao

các doanh nghiệp dau chuỗi cung ứng toàn

năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa mang tính hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp Đẳng thời, mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp cùng phân tích những điềm yếu, trở ngại để làm thé nào hỗ trợ kết nối cho các doanh nghiệp nhỏ và

vừa với nhau.

Sự kiện “Kết nỗi ngành Công nghiệp chế tạo 2020” cũng giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, khắc phục

khó khăn và thách thức do dịch bệnh COVID-19.

Hon 100 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế tạo bao gồm các doanh nghiệp dau chuỗi như Vinfast, Công ty Ô tô Trường Hải, Panasonie Việt Nam, Samsung Việt Nam, Ford Việt Nam và Mitsubishi Motors Việt Nam đã gặp gỡ, kết nói với các nhà cung cấp sản xuất linh kiện, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực như kim khi, điện,

điện tử, nhựa, cao su và tự động hóa.

Tại sự kiện, các doanh nghiệp tham gia, trưng bày sản phẩm và chia sẻ những thông tin cập nhật nhất về sự phát triển và những công nghệ mới trong ngành công nghiệp ché tao, dong thời xây dựng các mối quan hệ kinh doanh.

Sau sự kiện kết nói, vào ngày 24/7/2020, VASI sẽ hỗ trợ 50 doanh nghiệp Việt tham gia sự kiện tới thăm và làm việc thực tế tại hai doanh nghiệp Việt Nam trong ngành kim khí và điện tử dé lắng nghe và chia sẻ các bài học kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng toàn cau.

(TTXVN, 23/7/2020)1.1.3.3.2 Mô hình tháp xuôi

Mô hình này ngược với mô hình trên, trong đó trật tự nội dung được sắp xếp theo

20

Trang 29

trình tự thời gian Đoạn mở đầu thường là một câu gợi mở, gây ấn tượng Mức độ quan trọng và sự hấp dẫn của tin tăng dần trong các đoạn tiếp theo Mô hình này phù hợp khi đưa tin mang tính chất kể chuyện, thường dùng với các dạng tin hiện trường.

Hình 2: Mô hình tháp xuôi

Tiêu đề bản tin

Sau nửa đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam khá ổn định, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2020 Dự báo, xuất khẩu tôm những tháng cuối năm 2021 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), bao dam được sự én dinh về thị trường tiêu thụ mang tính cạnh tranh.

Năm 2021, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn rủi ro Hoạt động xuất khẩu cũng gặp phải một số thách thức mới, nhất là sự thay đổi vẻ quy định kiểm dịch đối với sản phẩm nhập khẩu ở nhiều quốc gia, những cảnh báo về

an toàn thực phẩm.

Trong bối cảnh đó, xuất khẩu tôm trong nửa dau năm 2021 vẫn giữ được tăng

trưởng khá cao, nhất là xuất khẩu sang các thị trường chính, trừ Trung Quốc đều tăng

trưởng tốt; các thị trường và khối thị trường chính như CPTPP, Mỹ, EU đều tăng hai con số (từ 14% đến 36%) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản và Han Quốc cũng tăng nhẹ 3% đến 4% Đáng chú ÿ, hai thị trường Australia và Nga, mặc dit không phải là những thị trường nhập khẩu lớn nhưng lại ghi nhận các mức tăng trưởng ân tượng, 80% đến 90%.

Tại hội nghị bàn giải pháp phát triển ngành tôm năm 2021 diễn ra tại Hà Nội giữa tháng 7 vừa qua, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã dự

21

Trang 30

báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam những tháng cuối năm 2021 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt do có loi thé từ FTA, bảo đảm được sự on định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến sản phẩm khi kiểm soát tốt dịch Covid-19.

Ngành thủy sản đặt kế hoạch cả năm 2021, Sản lượng tôm các loại cả năm 2021 dat 980 nghìn tắn, trong đó tôm sú 280 nghìn tắn, tôm thẻ chân trắng 633 nghìn tắn (còn lại là tôm khác) Kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm 2021 đạt 3,8 đến 4 tỷ USD Tuy nhiên, tình hình dich Covid trong nước diễn biến phức tạp và biến ching Delta lan rộng trên thé giới sẽ có những tác động khó lường đến tình hình xuất khẩu tôm từ nay đến cudi năm.

(TTXVN, 04/01/2022)

1.1.3.3.3 Mô hình đồng hồ cát

Mô hình này còn gọi là mô hình hỗn hợp, là sự kết hợp giữa mô hình tháp ngược và tháp xuôi Trong mô hình đồng hồ cát, có phần sa-pô của mô hình tháp ngược dé khái quát nội dung chính của bản tin, các nội dung tiếp theo giống mô hình tháp xuôi, các nội dung cụ thé được sắp xép theo trình tự thời gian Mô hình này kết hợp được ưu điểm của hai mô hình trên, vừa giúp người đọc nhanh chóng, nam thông tin sự kiện, vừa có bố cục rõ rang, “có đầu có cuối”.

Hình 3: Mô hình đồng hồ cát

TIÊU DE TIN Sa-pô

Nội dung tin

Tăng dan theo

mức độ.

quan trong, hap dẫn

Phần kết tin

2

Trang 31

Xuất khẩu sang EU và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ba tháng đầu năm thường là chu kỳ giảm xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) do có nhiều ngày nghỉ của cú hai bên Thêm vào đó nhiều doanh nghiệp có tâm lý chờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực mới xuẫt/nhập hàng để được hướng wu đãi thuế, cùng với những thông tin tiêu cực về suy giảm kinh tế do dịch bệnh COVID-19 khiến triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU được dw báo rơi vào mức rất thấp trong quy I và quý I năm nay.

Trong tháng Một, cả hai bên đều có kỳ nghỉ Tết dài ngày nên nhiều đơn hàng bị đình trệ Sau đó tới tháng Hai, Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA nên phía doanh nghiệp EU đặt hàng rất ít, tới đầu tháng Ba khi dịch bệnh bùng phát thì hdu hết các doanh nghiệp châu Au phải tam ngừng nhập hàng.

Một số doanh nghiệp châu Âu có xu hướng đợi thực thi hiệp định EVFTA Theo dự kiến, Hiệp định sẽ được thực thi vào tháng Bảy (nếu Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong ky họp dự kiến tổ chức vào tháng Năm tới).

Dự kiến khi EVFTA có hiệu lực thì tình hình sẽ có những thay đổi khả quan hơn Đây là khả năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên lưu ý.

Theo Trưởng Thương vụ Việt Nam tại EU, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cân tính đến khả năng sản xuất và dự trữ hàng hóa để đến khi điều kiện thuận lợi (dịch hết, EVFTA bắt dau thực thi ), hic đó Việt Nam có sẵn hàng hóa dé đáp ứng các đơn hàng từ châu Âu.

Thời gian tới, nếu dịch bệnh được kiểm soát và EVFTA đi vào hiệu lực thì sẽ giảm bot yếu 16 tác động tiêu cực đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào châu Au Tới khi đó, nếu châu Âu hết phong toa thì hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp

thuận lợi.

Dai điện một doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các nước châu Au như Bi, Hà Lan, Italy (I-ta-li-a), Pháp và Đức, có văn phòng đóng tại Bi (tên là Gocity) cho biết, theo đánh giá của đại diện công ty, khách hàng châu Âu rất quan tâm đến các sản phẩm dệt may của Việt Nam, đặc biệt là sau khi EVFTA được ký kết và phê chuẩn Doanh nghiệp

nhận định chắc chắn các hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU sẽ được nổi lai

23

Trang 32

sớm khi dịch bệnh được kiêm ché và khách hàng châu Au sẽ quan tâm đến hàng hóa của Việt Nam nhiễu hơn nữa.

Du kiến là cách thức tiễn hành hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp EU sẽ có những điều chỉnh rất đáng ké, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam can lưu ý cập nhật và điều chỉnh kịp thời.

(TTXVN, 15/4/2019)

1.2 Ly thuyét dich thuat 1.2.1 Ban chất của dich thuật

Từ trước đến nay, dịch thuật luôn được nghiên cứu dưới góc nhìn của ngôn ngữ học hoặc văn học, nghiên cứu dịch thuật thường được xếp là một nhánh của ngôn ngữ và văn học Phan lớn các kết quả nghiên cứu dich thuật đều từ các nhà ngôn ngữ hay

các nhà văn So với lịch sử hàng nghìn năm của hoạt động dịch thuật, việc nghiên cứu

dịch cho dù cũng có hơn nam‘, song vẫn có the xem là “mới diễn ra gần đây” Thậm chí, các cuộc thảo luận về vấn đề xem “Nghiên cứu dịch thuật” là một ngành khoa học độc lập hay không, thì mới chỉ là câu chuyện của nửa sau thế kỷ XX Kết quả còn chưa

ngã ngũ, và tương lai cũng còn khá xa.

Tông hộp các định nghĩa về dịch thuật có thể chia thành ba nhóm:

Nhóm thứ nhất, coi dịch thuật là sự chuyển đổi thông tin, trong đó điển hình là

định nghĩa của E.Nida: “Dịch thuật là chỉ những thông tin tái hiện ngôn ngữ gốc bang ngôn ngữ tương đương gan gũi nhất, tự nhiên nhất trong ngôn ngữ dich, từ ngữ nghãi đến thể loại văn ban.”

Trong các định nghĩa trên, dịch được chủ yếu đề cập trong lĩnh vực văn học,

khoa học kỹ thuật trong khi các lĩnh vực khác như chính trị, thương mại thì chưa được

đề cập tới Ngoài ra, phần lớn các định nghĩa này nhân mạnh việc chuyển đôi giữa hai ngôn ngữ, mà ít quan tâm đến khía cạnh giao tiếp văn hoá của dịch, lại càng ít quan tâm đến chức năng của hoạt động này.

Nhóm thứ hai, là nhóm ngôn ngữ học với đại diện là định nghĩa của nhà ngôn

ngữ học nổi tiếng Liên Xô Barkhudarov: “Dịch thuật là việc chuyên ngôn từ, từ ngôn

4 Trinh Lữ dich (2009), Nhập môn Nghiên cứu Dịch thuật, NXB Trí thức, tr 74

24

Trang 33

ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Nhóm thứ ba, thuộc lĩnh vực văn học, coi dịch văn học là hoạt động tái sáng tác

Theo nhà nghiên cứu lý thuyết địch Liên Xô Gachechiladze : “Dich văn hoc Is chuyển một tác phẩm được viết trong ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.” ®

Trong các định nghĩa trên, dịch được chủ yếu đề cập trong lĩnh vực văn học,

khoa học kỹ thuật trong khi các lĩnh vực khác nhau như chính trị, thương mại thì chưa

được đề cập tới Ngoài ra, phần lớn các định nghĩa này nhân mạnh việc chuyển đồi giữa hai ngôn ngữ, mà ít quan tâm đến khía cạnh giao tiếp văn hoá của dịch, lại càng ít người quan tâm đến chức năng của hoạt động này.

Trên cơ sở kế thừa các thành tựu của nghiên cứu dịch thuật, chúng tôi đưa ra định

nghĩa dịch báo chí như sau: Dịch báo chí là một hành vi trong đó người dịch sử dụng

ngôn ngữ dịch diễn đạt lại một bản tin ngôn ngữ nguồn, để công chúng báo chí trong ngôn ngữ dịch nhận được thông tin, được sự cảm nhận cơ bản giống với thông tin mà công chúng báo chí trong ngôn ngữ gốc có được, nhằm thực hiện chức năng thông tin truyền thông cụ thẻ.

Như vậy, trong định nghĩa này, dich bản tin được coi là một hành vi kế thừa quan điểm “chuyển đổi từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích”, đồng thời chi ra chức năng thông tin truyền thông của báo chí Cụm từ “cơ bản giống với” cho thay: (1) phóng viên viết bài trong ngôn ngữ gốc và người dich ngôn ngữ dịch là hai người khác nhau; (2) công chúng báo chí ở hai ngôn ngữ là hai cộng đồng khác nhau; (3) mục đích và hiệu quả truyền thông đối với các nền văn hoá khác nhau.

1.2.2 Nguyên tắc dịch thuật

Dịch báo chí nói chung, dịch báo chí Việt- Trung đều mang các đặc điểm chung của loại hình biên dịch Song bởi cũng là một phần của hoạt động báo chí, lại đặt trong tình huống ngôn ngữ nguồn tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của người dịch, vì vậy, dịch bản tin Việt- Trung có những nguyên tắc như sau:

Thứ nhật, mục đích của dịch báo chi Việt- Trung là thực hiện nhiệm vụ thông tin

đối ngoại Đảng và nhà Nhà nước ta đã xác định công tác thông đối ngoại được hiểu là

* Trinh Lữ dịch (2009), Nhdp môn Nghiên cứu Dich thuật, NXB Trí thức, tr 745ˆ Trịnh Lữ dịch (2009), Nhdp môn Nghiên cứu Dịch thuật, NXB Trí thức, tr 75

25

Trang 34

hoạt động truyền, nhận, xử lý tin tức và giải thích các thông tin hướng tới các quốc gia, người nước ngoài và người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

ta Vì vậy bản dịch luôn phải thực hiện đúng mục đích đấy Ví dụ, khi dịch các bản

tin về các hoạt động có liên quan đến Đài Loan, người dịch cần thực hiện đúng lập trường của Việt Nam trong van đề Đài Loan, khi nói đến vùng lãnh thé này, người dich sử dụng cụm từ phù hợp như “433” (Dai Loan (Trung Quốc), “#B#b|X” (vùng lãnh

thô Đài Loan)

Thứ hai, bai báo địch hướng tới độc giả là công chúng nước ngoài sử dụng tiếng Trung Quốc Khác với độc giả trong nước, họ có ngôn ngữ, môi trường văn hoá, chính và tập quán riêng, Đối với độc giả trong nước một đề A có thé rõ ràng, hiển nhiên, song với độc giả ngoài nước, đó lại là một điều mới lạ Bản dịch không chỉ đơn thuần là sự chuyển ngữ mà còn phải thực hiện được mục tiêu truyền thông cụ thé, giúp người đọc hiêu được nội dung, có được sự cảm nhận cơ bản giống như với người đọc trong

Thứ ba, hoạt động dịch bản tin Việt- Trung cần sự kết hợp cả kỹ năng dịch, kỹ năng viết và kiến thức nghiệp vụ biên tập báo chí Nếu người dịch chỉ có kỹ năng chuyền ngữ thông thường mà không có kiến thức về nghiệp vụ báo chí, không có khả năng diễn đạt viết tốt, sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bản dịch Ví dụ, người dịch được giao nhiệm vụ dịch một bài tường thuật về một diễn đàn kinh tế, dai hơn 600 từ thành một bản tin ngắn tối da 200 từ Nếu không nắm rõ về cau trúc bản tin, không hiểu các mô hình viết ban tin, sẽ rất khó khăn dé hoàn thành nhiệm vụ Hoặc như khi dịch các bản tin có nội dung liên quan đến kinh tế, người dịch cần phải có kỹ năng năng viết tiếng Trung tốt dé có thé truyền tải đầy đủ, chính xác không chỉ ngôn ngữ,

thông tin mà còn cả tâm trạng, tình cảm của bản gốc Vi dụ:

Bản gốc: Các làng hoa nổi tiếng của Đà Lạt, Lâm Đồng như Vạn Thành, Thái Phiên và làng hoa Lang Biang (huyện Lạc Dương) đang hối hả thu hoạch hoa hồng Gần đến Ngày lễ Tình nhân Valentine (14/2), giá hoa hồng tăng gap từ 2- 3 lần so với ngày thường Nhiều thương lái đến tận vườn bao tiêu sản phẩm hoặc ký đơn hàng thu

26

Trang 35

mua hoa hồng rồi đưa đi tiêu thụ tại Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh thành

phía Nam.

Bản dịch: HAA AWTS Beh AES AEN EAE lũ

AMRIT, XIJØrft6ff0XSYM.Lk ƒ 2-348 VRE RAR REI

Người dich đã cố gắng diễn dat bằng các ngôn từ và văn phong đạt chuẩn trong tiếng Trung Quốc dé giới thiệu tới độc giả về tình hình tiêu thụ hoa ở ĐÀ Lạt, khiến bạn đọc hiểu và thêm yêu quý đất nước con người và văn hoá Việt.

Từ những đặc điểm trên có thể thấy hoạt động dịch bản tin Việt-Trung là hoạt động đặc thù, dé thực hiện tốt công việc, người dịch phải nắm rõ các đặc điểm đó dé

lựa chọn phương pháp và hình thức dịch hợp lý.1.2.3 Quy trình dịch thuật

Dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ đầy tính sáng tạo, phải trải qua một quá trình rất phức tạp ít nhất cũng phải trải qua ba bước chính: bước tìm hiểu, bước diễn

đạt, bước chỉnh sửa

- Bước tììm hiểu nội dung nguyên văn, chúng ta chú ý đến ba phương điện: yếu tố ngôn ngữ, yếu tô ngoài ngôn ngữ, và hiện tượng mơ ho Tuy tách làm ba, nhưng chúng là những khâu trong hệ thống móc xích liên quan lẫn nhau, bổ sung cho nhau Vì vậy trong thực tiễn phiên dịch, người ta thường tiến hành tìm hiểu cùng một lúc chứ không tách bạch từng khâu một Tìm hiểu nội dung nguyên văn là bước khởi đầu quan trọng quyết định chất lượng của bản dịch Dé hiểu chính xác nội dung nguyên văn, người phiên dịch không thé không khảo sát kỹ càng ba phương diện nói trên.

- Bước diễn đạt là bước đi đến đích cuối cùng của công việc phiên dịch, phản ánh kết quả và chất lượng của suốt cả quá trình phiên dịch Ở bước diễn đạt này, người ta thường hay nhắc đến hai thuật ngữ là trực dịch và dịch ý.

+ Dịch thăng là bản dịch giữ nguyên cả nội dung lẫn hình thức của nguyên văn, đặc biệt giữ nguyên văn cả cách ví von, hình ảnh, cũng như sắc thái dân tộc, màu sắc

địa phương của nguyên văn.

+ Dịch ý là yêu cầu bản dịch diễn đạt chính xác nội dung của nguyên văn, mà không cần chú ý lắm đến hình thức của nguyên văn.

27

Trang 36

- Bước chỉnh sửa bản dịch là rà soát thống nhất các thuật ngữ đẻ chuẩn hoá Đây được cho là bước vô cùng quan trọng trong quá trình dịch thuật vì có thể phát hiện ra những sai sót còn lại trong bản dịch Cũng giống như việc rà soát lại chính tả cho một van bản được hoàn thiện dé có sự điều chỉnh phù hop nhất.

1.2.4 Tiêu chuẩn bản dịch

Dịch báo chí là hành vi dịch thực hiện chức năng thông tin truyền thông bản dich có vai trò ngang bằng với bản gốc nghĩa là tiêu chuẩn của dịchbaos chí tương tự như viết tin: cần nhanh chóng, chuân xác và phù hợp loại hình.

1.2.4.1 Nhanh chóng

Nhanh là đặc trưng cơ bản đầu tiên của báo chí, cũng là yêu cầu đối với người dịch báo chí, một sự kiện nếu được đưa tin ngay sau khi xảy ra, giá trị thông tin sẽ rất cao Dé dịch được nhanh đòi hỏi người dịch phải có trình độ ngoại ngữ tốt, có kinh nghiệm viết, biên tập bài và cũng cần có sức khoẻ tốt.

Vi dụ, việc đưa tin về các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo động cao tại hội nghị kinh tế thế giới, do làm việc tại nước ngoài nên chênh lệch múi giờ và khoảng cách địa lý, nhiều trường hợp tin cập nhật về hoạt động của đoàn do phóng viên gửi về khá muộn, nhiều người dịch chỉ cần có 5-10 phút đê dịch một bản tin vài trăm chữ sang tiếng tiếng nước ngoài dé phát đúng giờ,

1.2.4.2 Chuẩn xác

“Chuẩn xác” nghĩa là phải chính xác, chân thực Chân thực là yếu tố sống còn của một bài báo, và cũng là yêu cầu bắt buộc đói với dich báo chí.

Chuẩn xác ở đây là nói đến tính chân thực của thông tin, mức độ chính xác của công việc dịch, việc lựa chọn đúng loại hình báo chí để thể hiện bản dịch Trước khi

dich, người dịch phải như một biên tập viên, rà soát toàn bộ nội dung ban gốc, kiểm tra

phát hiện các lỗi có thể xảy ra liên quan đến con số, thời gian, địa điểm nhân vật, sự kiện lịch sử đảm bảo mức độ tin cậy về các thông tin đưa đến độc giả Sử dụng từ ngữ, văn phạm, tu từ cũng phải “chuẩn” tiếng Trung Quốc.

Ngoài ra, bản dịch còn phải thực hiện chức năng truyền thông, vì vậy ngoài “chuẩn” nội dung, còn cần “chuẩn” hình thức, nghĩa là bản dịch đúng với một trong các thé loại văn bản báo chí Nếu là bản tin thì cần đúng một trong các mô hình đã nói

ở trên.

Vi vậy, người dịch ngoài việc giỏi ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ và các kỹ năng biên

28

Trang 37

dịch, còn cần nắm vững các kiến thức nghiệp vụ báo chí, đặc biệt là viết tin và biên tập

1.2.4.3 Yêu cầu của dịch bản tin

Các nghiên cứu về tiêu chuẩn dịch thuật có thể nói là “trăm hoa đua nở”, các nghiên cứu dich thuật nồi tiếng đều đã có những trình bày về quan điểm của mình về vấn đề này.

Ở phương Tây, trước tiên phải kể đến Marcus Tullius Cicero, theo ông tiêu chuẩn

của dịch là giữ nguyên các ý tưởng và hình thức, nghĩa là như người ta nói: giữ đúng

các hình thái tu từ, nhưng bằng một ngôn ngữ quen thuộc với chúng ta Khi làm như vậy, tôi không thấy cần thiết phải dịch sát từ ngữ, mà chỉ nhằm duy trì phong cách và sức mạnh của ngôn ngữ ”” Cùng với quan điểm trên có St Jerome, khi dịch Kinh Cựu Ước từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La Tinh, ông đã viết: “Tôi không dịch sát từng chữ, mà dịch đúng từng nghĩa”°.

Sau này, tiêu chuân dịch được khái quát hoá hơn và trình bày một cách cô đọng

thành các nguyên tắc và yêu cầu Có thể kể đến ba nguyên tắc của Tytler: Dịch giả phải truyền đạt trọn vẹn các ý tưởng của nguyên tác; phải mang đầy đủ phong vị tự nhiên dé dàng trong câu chữ nguyên tác E.Nida khi trình bày quan điểm “tương đương năng động” cũng chỉ ra bốn yêu cầu cơ bản của một bản dịch gồm: (1) có nghĩa; (2) truyền dat tinh than và cung cách của nguyên tác; (3) có hình thức diễn đạt dé dàng và tự nhiên; (4) gây được phản ứng tương tự.

Ở phương Đông, các tiêu chuẩn dịch thuật cũng được dé cập đến khá sớm Trong giai đoạn dịch kinh Phật ở Trung Quốc thời Hán- Đường, các dịch giả như Đạo An (đời Tan), Huyền Trang (đời Đường) đã bàn đến tiêu chí “văn” (dịch sát nghĩa) và “chat” (dịch thoát ý) Ở giai đoạn cận đại trong lịch sử Trung Quốc, có thể kế đến tiêu chuẩn “thiện dịch” của Mã Kiến Trung °; “tín, dat, nhã” của Nghiêm Phục; tiêu chuẩn “trung thực, thông thuận” của Lâm Ngữ Đường Ở giai đoạn hiện đại, đó là “trung

thực, thông thuận” của nhóm tác giả Trương Bồi cơ, hay “tín, ưu, mỹ” của Hoàng

7 Trinh Lữ dịch (2009), Nhập mô hiên cứu dịch thuật, NXB Trí thì* Trịnh Lữ dịch (2009), Nhập môn Nghiên cứu dịch thuật, NXB Trí thi

° Mã Kiến Trung (1895-1900), người đầu tiên nghiên cứu về quy tắc ngữ pháp tiếng Hán một cách hệ thống trên

cơ sở nghiên cứu của các ngôn ngữ La tỉnh.

29

Trang 38

Tuấn Hùng.

Cho dù, đến thời điểm này, chưa một bộ tiêu chuẩn dịch thuật nào đủ sức thuyết phục đề có thể trở thành tiêu Chuẩn chung cho dich thuật, song chúng ta có thé thay các tiêu chuẩn trên đều có điểm chung là:

- Xuất phát điểm từ bản sốc, lấy bản gốc làm trung tâm

- Có chung quan điểm: ngữ nghĩa càng sát với bản gốc càng tốt, cách diễn đạt càng trôi chảy lưu loát càng tốt.

~ Chủ yếu nhìn từ bản thân hoạt động dịch, chưa hoặc ít xét tới yếu tố môi trường tồn tại cũng như chức năng và mục đích của hoạt động.

Về tiêu chuẩn của bản dịch báo chí, trước tiên cần khẳng định, dịch thuật là một

hành vi xã hội, nó có một chức năng cụ thể và phải đạt được một hiệu quả nhất định Trung thành là sự kết hợp giữa trung thành với nội dung thông tin của bản gốc và trung thành với mục đích truyền thông của báo chí Trung thành ở đây không máy móc mà có tính chủ động Trên cơ sở giữa đúng nội dung thông tin của bản gốc, người dịch lựa chọn nội dung phù hợp với thói quen và nhu cầu của đại đa số người đọc bản dịch.

Lưu loát là cụ thể hoá “chức năng” của dịch báo chí Dịch báo chí hướng tới chức năng truyền thông Dé hoàn thành chức năng này, bản dich phải đáp ứng được thị hiếu, thói quen, kinh nghiệm của công chúng trong ngôn ngữ dịch, nghĩa là ngôn ngữ dịch phải trôi chảy, để công chúng đễ dàng tiếp nhận Lưu loát bao gồm lưu loát trong diễn đạt ngôn ngữ và phù hợp với phong cách loại hình văn bản.

Ngắn gọn là tiêu chuẩn bổ sung Cũng giống phong cách ngôn ngữ báo chí, dịch báo như viết báo, người dịch phải súc tích, ngắn gọn, trình bày sáng sủa, rõ ràng mới

thu hút được công chúng quan tâm.

Tat nhiên, để đánh giá một ban dịch báo chí có chất lượng hay không, công chúng mới là người “phán xử” Nếu một bản tin dịch vừa giúp người đọc nhanh chóng nam bắt thông tin, đồng thời giúp họ có được những phản ứng, cảm xúc hoặc sự giải trí tương tự như với người đọc bản gốc thì đó là một ban dịch có chất lượng, đạt tiêu

30

Trang 39

CHƯƠNG 2: ĐẶC DIEM BẢN TIN KINH TẾ TIENG VIET

Ban tin kinh tế thuộc loại hình văn ban báo chí, mang tính chuyên ngành, chú trọng hiệu quả truyền thông Vì vậy bản tin kinh tế tiếng Việt dich sang tiếng Trung có đặc trưng ngôn ngữ riêng, khác với ngôn ngữ trong thơ ca hay tác phẩm văn học Bản tin kinh tế thường dùng bút ngữ, câu chữ mang tính văn bản báo chí Điều đáng cân nhắc từ ngữ sử dụng trong bản tin thường mang nghĩa đơn, không dùng ngữ đa nghĩa, tránh mơ hồ, dan khiến người đọc hiểu sai Nội dung biểu đạt ngắn gon, dễ hiểu.

Đặc điểm ngôn ngữ sử dung trong bản tin gắn liền với các thủ pháp dịch thuật Việc phân tích và nắm chắc các đặc điểm ngôn ngữ của ban tin nguồn có ý nghĩa đối

việc xác lập tương đương trong bản dịch Trong chương 2, nhóm nghiên cứu sẽ khảo

sát các bản tin kinh tế tiếng Việt dịch sang tiếng Trung được đăng tải tại TTXVN Ở đây chúng tôi tập trung khảo sát đặc điểm tiêu đề, sa-pô, chính văn, thuật ngữ, con số, chữ viết tắt được sử dung trong bản tin kinh tế tiếng Việt, đồng thời tiến hành so sánh với bản tin kinh tế tiếng Trung, dé làm thuận tiện cho công việc phân tích phương pháp

dịch thuật bản tin trong chương 2.

2.1 Tiêu đề trong bản tin kinh tế tiếng Việt

2.1.1 Đặc điểm tiêu đề trong bản tin kinh tế tiếng Việt 2.1.1.1 Khái niệm về tiêu đề trong bản tin

Trong “Từ điển tiếng Hán hiện đại” tiêu đề được định nghĩa như sau: Đây là hình thức câu ngắn gọn tóm lược nội dung của bài viết hoặc cuốn sách (ÿ§I]i#, (Eh PY AEH fa EAB A)”

Theo tác giả Vũ Quang Hào: “ Tiêu đề , còn gọi là dau dé, tit là một bộp hận cấu thành quan trọng của một bài báo, là dòng đầu tiên xuất hiện trong bài Tiêu đề là con mắt, là linh hồn, quyết định sé phận bài báo Bài báo rat hay nhưng tiêu đề rất do thì có thé làm mắt đi ít nhất một nửa độc giả.”!9

Như vậy, có thể hiểu tiêu dé của bản tin có hình thức câu gin ngọn, có chức năng tóm lược nội dung của bản tin, đánh giá thê hiện thái độ, quan điểm của phóng

© Vii Quang Hào (2012), Ngôn ngữ báo chí Nxb Thông tắn, tr13531

Trang 40

viên đưa tin, thu hút sự chú ý của người đọc Trong đó, chức năng thu hút độc giả là

quan trọng nhất.

2.1.1.2 Đặc tính của bản tin2.1.1.2.1 Tính trung thực, chính xác

Đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong làm báo hiện đại Phóng viên viết bài là giúp người đọc nam bắt được thông tin, kể cho họ những gì diễn ra về một sự kiện nào đó Tuy nhiên cần phải thu hút người đọc nhưng phóng viên không phải tiểu thuyết gia dé hư cấu sự kiện, cũng không phải sử học gia dé ghi chép sự kiện, vì vậy viết báo cũng như đặt tiêu dé, phóng viên phải sử dụng tài liệu thực tế dé phản ánh trung thực sự kiện mà mình đưa tin Tiêu đề phải phù hợp với các nội dung tin bài Chính xác được hiểu là sự thể hiện cụ thể của trung thực, để trung thực phải chính xác, đưa tin chính xác nghĩa là đưa tin trung thực Phóng viên cần đảm bảo chính các các thông tin về thời gian, địa điểm, tên người, tên cơ quan, tổ chức, các con số trong bài Khi viết nên tránh dùng những từ quá trừu tượng, lạm dụng việc viết tắt, tránh sử dụng thuật ngữ chuyên môn quá sâu, tránh dùng từ ngữ dé gây hiểu lầm.

2.1.1.2.2 Tính hấp dẫn, ngắn gọn, súc tích

Đây là yêu cầu dé đảm bảo tiêu đề có thé thực hiện được chức năng thu hút độc giả “ Một tít hấp dẫn làm cho ngay cả độc giả lười nhất cũng cảm thấy không cưỡng lại ndi.”"! Để đạt được yêu cầu này, phóng viên, biên tập viên cần có trình độ ngôn ngữ tốt, biết vận dụng những thủ pháp tu từ, sử dụng khéo léo thành ngữ, tục ngữ, đặt dấu câu đúng chỗ Ngoài ra, không gian vật lý trên trang báo bị hạn ché, nên tiêu đề báo lại càng cần ngắn gọn rõ ràng Đây cũng là cơ hội để phóng viên, biên tập viên thể hiện khả năng sáng tạo của minh, làm tăng tính hap dẫn của tiêu đề

2.1.1.2.2 Hình thức trình bày

Hiệu ứng hình ảnh gồm: vị trí trên trang, phông chữ, cỡ chữ, độ đậm nhạt, màu sắc cũng góp phần làm nên hiệu quả của tiêu dé.

2.1.2 So sánh tương đồng và khác biệt của tiêu đề trong bản tin kinh tế Việt

TM Vũ Quang Hào (2012), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tắn, tr13632

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN