Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hiện tượng nước biển dâng và sự tác động tới các vùng biển Việt Nam trên cơ sở công ước luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 (UNCLOS)

154 0 0
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hiện tượng nước biển dâng và sự tác động tới các vùng biển Việt Nam trên cơ sở công ước luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 (UNCLOS)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRUONG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BAO CÁO TONG KET

DE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁP TRƯỜNG

HIỆN TƯỢNG NƯỚC BIEN DANG VÀ SỰ TÁC DONG TỚI CÁC VUNG BIEN VIỆT NAM TREN CƠ SỞ CÔNG UOC LUẬT

BIEN CUA LIÊN HỢP QUOC NĂM 1982 (UNCLOS)

Mã số: MHN2021-02.24 Chủ nhiệm đề tài: ThS Ngôn Chu Hoàng

Hà Nội, 10/2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NOI

s h

có >thngg

BAO CÁO TONG KET

DE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CÁP TRƯỜNG

HIỆN TƯỢNG NƯỚC BIEN DANG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG TỚI CÁC VUNG BIEN VIET NAM TREN CƠ SỞ CÔNG UOC LUẬT

BIEN CUA LIÊN HỢP QUOC NAM 1982 (UNCLOS)

Mã số: MHN2021-02.24

PTK Phụ trách Khoa Luật Chú nhiệm đề tài

Hà Nội, 10/2022

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI TT Họ và Tên Don vị công tác | Nội dung nghiên cứu cụ thể

được giao

1 | Ngôn Chu Hoàng Khoa Luật Đại | po động của hiện tượng nước

học Mở Hà Nội | biản dang tới các vùng biển của

Việt Nam theo UNCLOS và giải

2| Nguyên Toàn Thang Đại học LuatHa | ván gd đường cơ sở và phân

Noi định biển của Việt Nam khi nước biển dâng

3 | Phạm Hùng Cường Khoa Luật- Đạihọc Mở Hà Nội

Tim kiếm tập hợp sé liệu, phỏng vấn chuyên gia về tác động hiện tượng nước biển dâng tới các vùng biển của Việt Nam 4 | Đinh Thị Hồng Trang | Khoa Luật- Đại Tim kiếm tập hợp số liệu, phỏng

học Mở Hà Nội vấn chuyên gia về giải pháp

pháp lý khi hiện tượng nước

biển dâng ảnh hưởng tới Việt

5 | Lê Quang Mạnh Khoa Luậ- Đại | Các nhiệm vụ hành chính, kỹhọc Mở Hà Nộithuật

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ANH VÀ BANG BIEU 3 DANH MỤC TU VIET TAT

PHAN MO DAU

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE HIỆN TUQNG NƯỚC BIEN DANG VA MOI LIEN HE VOI UNCLOS 11

1.1 Khái niệm hiện tượng nước biển dâng ll 1.1.1 Định nghĩa hiện tượng nước biển dâng lại 1.1.2 Đặc điêm của hiện tượng nước biển dâng 13 1.1.3 Một số tác động tiêu biểu của hiện tượng nước biển dang 17 1.2 Nước bién dâng với vai trò là một sự kiện pháp lý 23 1.2.1 Trong lý luận của hệ thống pháp luật quốc gia 23 1.2.2 Trong lý luận của luật quốc tế 26 1.3 Hiện tượng nước biển dâng và mối liên hệ với UNCLOS 29 1.3.1 Nước biển dâng và vấn đề đường cơ sở theo UNCLOS 31 1.3.2 Nước biên dâng với van dé ranh giới ngoài các vùng biển và chế độ pháp lý

các vùng biển đó theo ƯNCLOS 1982 36

1.3.3 Nước biển đâng với vấn đề phân định biển 39 TIỂU KET CHƯƠNG 1 4I CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ CÁC KỊCH BẢN THỰC HIỆN UNCLOS TRONG BOI CẢNH NƯỚC BIEN DANG TẠI VIỆT NAM 42

2.1 Hiện trạng hiện tượng nước bién dâng tại Việt Nam 42 2.1.1 Hiện trạng việc báo cáo về hiện tượng nước biên dâng tại Việt Nam 42 2.1.2 Hiện trạng số liệu về hiện tượng nước bién dâng tai Việt Nam 44 2.2 Hiện trạng thực thi UNCLOS tại Việt Nam và các tác động của hiện tượng, nước biển dâng 47

2.2.1 Đường cơ sở thẳng của Việt Nam 47 2.2.2 Các vùng biển và ranh giới các vùng biên 55 2.2.3 Phân định biển 72 2.3 Các kịch bản thực thi UNCLOS trong bối cảnh nước biển dâng tại Việt Nam

2.3.1 Thay đổi đường cơ sở 78 2.3.2 Không thay đôi đường cơ sở 82 TIỂU KET CHUONG 2 87 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHAP CHO VIET NAM 88 3.1 Dinh hướng cho Việt Nam trong ứng phó với hiện tượng nước biển dang từ góc độ UNCLOS 88

Trang 5

3.1.1 Thống nhất quan điểm, lập trường về ứng phó, thích ứng với hiện tượng nước

biển dâng

3.1.2 Tôn trọng, tuân thủ, thực thi đầy đủ UNCLOS trong mọi hoàn cảnh

8891

3.1.3 Tiếp tục kiên định với đường lối đối thoại va tim kiếm các giải pháp thông

3.2 Một số khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam trong ứng phó với hiện tượng nước biển dâng từ góc độ UNCLOS

3.2.1 Hoàn thiện đường cơ sở

3.2.2 Chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật và lý luận cần thiết để bảo vệ quan điểm

giữ nguyên đường cơ sở

Phụ lục 1: Các thực thé Việt Nam đang kiểm soát tại quan đảo Trường Sa Phu lục 2: Hình mô phỏng đường cơ sở thing của một số quốc gia

Trang 6

. _ ĐANH MỤC HÌNH ANH VÀ BANG BIEU

Hình 1.1 Điêm nhận biét hiện tượng,

Hình 1.2 Các thành phần của băng quyền tan ra trong tham chiếu thời gian Hình 1.3: Mô hình hóa tác động của hiện tượng nước biên dâng nhằm liên hệ với

UNCLOS 1982

Hình 2.1 Xu thế biến đổi mực nước tại các trạm quan trắc hải văn (1961-2018) Bảng 2.1: Xu thé mực nước biên dâng trung bình tại các trạm thủy văn tương ứng với các điểm xác định đường cơ sở thăng của Việt Nam.

Hình 2.2 Xu thế biến đổi mực nước bién từ số liệu vệ tỉnh trên Biển Dong Hình 2.3 Vùng nước lich sử Việt Nam — Campuchia, Đường nói Đảo PouloWai (Campuchia) và Hòn Nhạn (Điểm Al ~ Quan đảo Thổ Chu, Việt Nam)

Hình 2.4 Đường cơ sở (nét đứt) và Lãnh hải của Việt Nam (nét liền) _ Nguồn:

Hình 2.5 Vùng nội thủy của Việt Nam từ điểm bắt dau tới điểm Al Hình 2.6 Vùng nội thủy của Việt Nam từ AII tới điểm kết thúc.

Hình 2.7 Vùng nội thủy của Việt Nam.Hình 2.8 Vùng lãnh hải của Việt Nam.

Hình 2.9 Vùng lãnh hải của Việt Nam từ điểm AI tới B1 Hình 2.10 Vùng lãnh hải của Việt Nam từ điểm BII tới All Hình 2.11 Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Hình 2.12 Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ điểm BI tới C3

Hình 2.13 Vùng chồng lan theo thỏa thuận MOU giữa Việt Nam — Malaysia năm

Hình 2.14 Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ điểm C3 tới C4 Hình 2.15 Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ điểm B4 tới C5

Hình 2.16 Đệ trình của Việt Nam về ranh giới vùng thềm lục địa mở rộng ra hơn

200 hải lý (đường màu cam)

Hình 2.17 Các vùng biển lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam — Nguồn: https://amti.csis.org/maritime-claims-map/

Hình 2.18 Sơ đồ phạm vi các vùng biển - Nguồn: Tap chí Thủy sản

Hình 2.19 Mô phỏng hiện tượng tan chân băng

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT Tir viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

UNCLOS Công ước Liên Hợp Quốc về _ | The United Nations Convention

Luật Biên năm 1982 on the Law of the Sea 1982 SLR Nước biển dâng Sea-level rise

RCP Đường nồng độ khí nhà kính — | Representative Concentration

đại diện Pathways

IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến _ | Intergovermental Panel on đổi khí hậu Climate Change

NAPA Chương trình hành động quốc _ | National Adaptation Programmes gia nhằm thích ứng với biến of Action

đôi khí hậu

UNFCCC Công ước khung của Liên Hợp | United Nations Framework

Quốc về biến đổi khí hậu Convention on Climate Change

UNEP Chương trình môi trường Liên | United Nation Environment

ICI Toa án công lý quốc tế International Court of Justice

ILC Uy ban pháp luật quốc tế International Law Commission VMD (ĐBSCL) | Đồng Bằng Sông Cửu Long Vietnamese Mekong Delta

Trang 8

PHAN MỞ DAU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây, những biểu hiện của biến đồi khí hậu đang ngày càng gia tăng và tác động ngày một lớn tới đời sống của con người trên toàn thế giới Đi cùng với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bắt thường thì thiên tai và các biến đổi lớn về môi trường như nước biển dâng lên đang tạo ra những thách thức vô cùng lớn cho nhân loại Hiện tượng nước biên dâng đã được đề ập từ lâu như một hiện tượng tự nhiên gây ra những biến đối rất lớn, chủ yếu xuất hiện do hiện tượng nóng lên toàn cầu (dẫn đến sự tan chảy băng tại hai cực, dẫn đến gia tăng lượng nước trên đại dương và sự tăng lên của mực nước biển) Là một quốc gia ven biển, Việt Nam luôn được đánh giá là một quốc gia trong khu vực có tiềm lực trong lĩnh vực kinh tế - khoa học biển do có tỉ lệ chiều dài đường bờ biển lớn Tuy nhiên, những tiềm lực và lợi thế đó không thể phủ nhận một thực tế rằng Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn do biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng nước bién dâng.

Năm 2019 các nhà khoa học tại Climate Central, (một tổ chức phi chính phủ chuyên về phân tích dữ liệu và xây dựng các báo cáo khoa học và khí hậu), đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications (một tạp chí khoa học về môi trường uy tín), trong đó những số liệu dù mang tính dự báo nhưng đã cho thay kha năng Việt Nam sẽ một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do hiện tượng nước biển dâng vào năm 2050 Trước đó, trong một báo cáo khác của các nhà khoa học Việt Nam được công bé vào năm 2009, thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thé bị nhắn chìm đến 37,8% diện tích (tương đương 15116km2) nếu mực nước biển dâng lên 100cm Tác động theo đó sẽ xuất hiện gồm 3 nhóm chính: Nhóm tác động thứ nhất là về chủ quyền lãnh thổ, khi phần lãnh thỏ dat liền bị nhấn chìm, đường cơ sở xác định xác định theo UNCLOS có xu hướng dich chuyền sâu vào phía trong (so với đường cơ sở cũ), các vùng biển theo đó cũng có xu hướng dịch chuyền trong trong Nhóm tác động thứ hai là về dan cư và kinh tế, khi diện tích đất liền bị mắt di đặt ra những tổn hại về kinh tế và sinh kế của người dân sinh sống tại khu vực bị nước biển dâng lên nhắn chìm, liền tiếp sau đó có thé ké đến các tác động mang tính dây chuyển của hoạt động di cư Nhóm tác động

Trang 9

thứ ba, là ảnh hưởng tới quan hệ giữa các quốc gia bởi hiện tượng nước biển dâng

sẽ tạo ra hoàn cảnh khách quan mới mà khi đó việc giải thích áp dụng UNCLOS

sẽ là vấn đề gặp nhiều tranh cãi, việc xác định lại đường cơ sở, vùng biển hay phân định biển sẽ tiềm tàng dẫn tới các nguy cơ tranh chấp, xung đột ảnh hưởng tới đời sống quốc tế.

Nếu xem xét tac động của hiện tượng nước biển dâng từ góc độ pháp lý thì vấn đề xác định các vùng biển khi hiện tượng nước biển dâng xảy ra sẽ là nội dung cốt lõi Hiện tại Việt Nam đã tuyên bố yêu sách một đường cơ sở thing theo

UNCLOS (The United Nations Convention on the Law of the Sea 1982) là đường

nối 11 điểm cở sở gồm 10 đoạn, tuy nhiên khi nước biển dâng lên các điểm cơ sở này có thể sẽ không còn nữa ví dụ như các điểm nhô ra xa nhất hay các đảo gần bờ có thể bị chìm xuống dưới mực nước biên, thậm chí với các đảo có thể mắt hoàn toàn Như vậy, việc nghiên cứu và đánh giá cụ thể tác động của hiện tượng nước biển dâng đối với việc xác định các vùng biển của Việt Nam sẽ tạo ra cơ sở quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu nhiều hơn các giải pháp mang tính pháp lý dé xử lý hậu quả, đồng thời giải quyết các tranh chấp có thé phát sinh Cũng cần nhắn mạnh rằng, đối với hiện tượng nước biển dâng và ảnh hưởng của nó, thực tiễn quốc tế cho thay, các quốc gia bị ảnh hưởng đã và đang áp dụng cũng như nghiên cứu các biện pháp mang tính kĩ thuật mới để ngăn chặn tác động của hiện tượng nước biển dâng như: xây dựng hệ thống tường biển, đê biển, kè bién, gia cố bờ biên, xây dựng các công trình tuy nhiên so với các giải pháp mang tinh kĩ thuật, các giải pháp pháp lý có thé sẽ có tiềm năng giải quyết van đề triệt dé hơn với chỉ phí nhỏ hơn Bên cạnh đó, hiện tại chưa có giải pháp thống nhất cũng như cách tiếp cận mang tính khuôn mẫu cho các quốc gia về hiện tượng nước biển dâng đặt trong UNCLOS, nên nếu Việt Nam có thể đưa ra được những cơ sở phù hợp, lý luận sắc đáng thì sẽ là nguồn tham khảo tốt cho các quốc gia khác, góp phần gia tăng vị thế của nước ta, nhân mạnh và phát huy vai trò là một thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế.

Trang 10

Tom lại nghiên cứu hiện tượng nước biển dâng và tác động của nó tới việc xác định các vùng biển của Việt Nam theo UNCLOS và trên cơ sở đó đưa ra các nhóm giải pháp pháp lý phù hợp là việc làm vô cùng cần thiết, cấp bách 1.2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề

tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan

đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan): Hiện tại ở Việt Nam van đề nước biển dang và tác động của nó tới các ving biển của Việt Nam đã được đề cập đến trong một số hội thảo ở nhiều cấp độ, tuy nhiên từ góc độ áp dụng UNCLOS chưa có một nghiên cứu chính thức và toàn diện nao về sự tác động của hiện tượng nước biển dâng tới việc định đường cơ sở và các vùng biển của 'Việt Nam Các báo cáo và nghiên cứu hiện có chủ yếu thuộc nhóm môi trường và biến đối khí hậu, trong đó hiện tượng nước biển dang được đặt ra dé giải quyết chủ yếu các nội dung

như nguyên nhân của hiện tượng, ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tới môi

trường, sinh kế, kinh tế biển Như tại Việt Nam hòan toàn thiêu vắng các nghiên cứu từ khía cạnh pháp lý quốc tế tới hiện tượng nước biển dâng.

Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan): Trên thê giới hiện có một số lượng không lớn các nghiên cứu về hiện tượng nước biền dâng tác

xác định các vùng biển của quốc gia ven biển theo UNCLOS Lần đầu tiên hiện tượng nước biển dâng được xem xét như một nguy cơ đối với việc áp dụng các

quy định của UNCLOS là năm 1990 qua nghiên cứu của David D Caron, “WhenLaw Makes Climate Change Worse: Rethinking the Law of Baselines in Light of a

Rising Sea Level” Theo đó, hiện tượng nước bién dang được xem như hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu (qua hàng loạt các nghiên cứu trong các thập niên trước đó), và những tác động của nó tạo ra các hoàn cảnh mới dẫn tới các vấn đề pháp lý trong việc áp dụng UNCLOS như xác định đường cơ sở dé xác định các vùng biển của quốc gia ven biển, phân định biển Đến năm 2009 và 2010 Schofield, C.H đã có hai nghiên cứu lần lượt là “Shifting Limits? Sea Level Rise

Trang 11

and Options to Sectie Maritime Jurisdictional Claims” đăng trên tạp chi Carbonan Climate Law Review, và “Jmaginary islands?Options to perserve maritimejurisdictional entilements and provide stabnle maritime limits in the face ofcoastal

instability” công bé tại hội nghị Proceeding of the Advisory Board on the Law of the Sea conference on Contentious Issues in UNCLOS, trong đó đã mở rộng van dé tác động của hiện tượng nước biển dâng tới xác định giới han các vùng biển của quốc gia đối với các quốc gia quần đảo và các vấn đề pháp lý liên quan đến xác định đường cơ sở quần đảo Năm 2012 tại Sofia Conference của International Law Association đã đưa ra van đề “Baseline under the International Law of the Sea” trong đó nêu bật van đề xác định đường cơ sở thông thường theo UNCLOS trong tác động của hiện tượng nước biển dâng Và đến năm 2020 lần đầu Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên Hợp Quốc (ILC — International Law Commision) đã nhóm họp và thông qua chương trình đầu tiên về hiện tượng nước biên dâng và mối liên quan tới luật quốc tế, “Sea-level rise in relation to international law First issues

paper by Bogdan Aureseu and Nilufer Oral, Co-Chairs of the Study Group on sea-level rise in relation to international law” Tại bao cáo này hiện tượng nước biêndang anh hưởng tới thực thi UNCLOS đã được khái quát một cách toàn diện, tuy

nhiên cũng chỉ dừng ở mức độ đặt van đề Trong nội dung nghiên cứu được dé cập tiếp theo Dai sứ Nguyễn Hồng Thao — đại diện đến từ Việt Nam trong ILC, được giao nhiệm vụ phụ trách một nhóm nghiên cứu khảo cứu vấn đề tại khu vực chau á thái bình dương và dự kiến báo cáo kết quả trong năm 2021.

Tom lại, tính đến thời điểm hiện tại còn thiếu vắng các nghiên cứu day đủ, chính thức về hiện tượng nước biển dâng tác động tới xác định đường cơ sở theo UNCLOS và đặc biệt là chưa có các nghiên cứu thực tiễn mang giá trị dự báo cho.

Việt Nam.1.3 Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Khái quát được tác động của hiện tượng nước biển dang tới việc xác định đường cơ sở và các vùng biển của Việt Nam theo UNLCOS nhằm đưa các giải

pháp định hướng

Trang 12

Mục tiêu cụ thể:

- Khái quát tác động của hiện tượng nước biển dâng tới việc xác định đường,

cơ sở và các vùng biên của Việt Nam

= Phân tích các kịch bản có thể xảy ra đối với đường cơ sở và các vùng biển

của Việt Nam khi nước biên dâng trên cơ sở áp dụng UNCLOS

- Dua ra các giải pháp pháp lý mang tính định hướng cho Việt Nam dé hạn chế tác động của hiện tượng nước biển dâng

1.4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ tiếp cận van đề từ việc phân tích Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao và sẽ phải áp dụng các quy định của UNCLOS như thé nào khi hiện tượng nước biên dâng tác động tới các căn cứ dé xác định đường cơ sở và các vùng biển “Trên cơ sở đó nghiên cứu sẽ phân tích đối chiếu các quy phạm hiện có, những thực tiễn và thông lệ trong thực tiễn quốc tế dé hoạch định những nhóm giải pháp kha

dụng cho Việt Nam.

Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích tổng hợp lý thuyết và thực tiễn Ngoài ra sẽ sử dụng bồ trợ các phương pháp như nghiên

cứu giả thuyết, lịch sử, điều tra, phỏng vấn.

1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của hiện tượng nước biên dâng tới xác

định đường cơ sở và các vùng biển của Việt Nam trên cơ sở pháp lý chính là

Đối với phạm vi về thời gian, để tài sẽ khảo cứu vấn đề luật biển quốc tế từ 1958 (Từ hội nghị luật biển ở Geneva, Thụy Sỹ năm 1958) đến nay Về nội dung, đề tài sẽ nghiên cứu các nội dung sẵn có của luật đuôi tế, tập quán quốc tế, các về không

phán quyết và các vụ việc có liên quan của các quéc gia trên thế gi

gian, đề tài sẽ giới hạn ở vấn đề áp dụng thực tiên của Việt Nam khi thực thi

UNCLOS để xác định đường cơ sở và các vùng biển khi đối mat với hiện tượng nước biển dâng.

1.6 Nội dung nghiên cứu

Trang 13

Nghiên cứu định nghĩa, đặc điểm và một số tác động tiêu biểu của hiện tượng nước biển dâng

Nghiên cứu hiện tượng nước biển dâng dưới góc độ một sự kiện pháp lý trong lý luận của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Nghiên cứu mối liên hệ giữa hiện tượng nước biển dâng và UNCLOS

Nghiên cứu hiện trạng nước biên dâng tại Việt Nam

Nghiên cứu hiện trạng thực thi UNCLOS tại Việt Nam đặt trong bối cảnh hiện tượng nước biển dang

Nghiên cứu và dự báo các kịch bản thực thi UNCLOS của Việt Nam khinước biên dâng

Nghiên cứu và đề xuất 3 định hướng chính cho Việt Nam trong thực thi

UNCLOS và ứng phó với hiện tượng nước biên dang

Nghiên cứu và đề xuất 3 khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam trong thực thi UNCLOS và ứng phó với hiện tượng nước biển dâng

Trang 14

PHAN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE HIEN TƯỢNG NƯỚC BIEN DANG VA

MOI LIÊN HỆ VỚI UNCLOS 1.1 Khái niệm hiện tượng nước biển dâng

1.1.1 Dinh nghĩa hiện tượng nước biển dâng

Nước biển dang là hiện tượng gia tăng về lượng nước và mực nước của đại dương trên toàn cầu, đây là một hiện tượng tự nhiên có liên hệ mật thiết với biến đổi khí hậu Nguyên nhân chính gây ra nước biển dâng là do hiện tượng nóng lên toàn cầu! ? đẫn đến sự tan chảy của các dòng sông băng và giãn nở nước trên bề mặt biển Trên thực tế hiện tượng nước biên dâng không phải điều gì mới lạ bởi nó đã xảy ra hàng ngàn năm từ trước cả khi con người xuất hiện Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hiện tượng nước biển dâng lên đã bắt đầu từ khi kết thúc ki băng ha‘, Khi trai đất còn chìm trong băng giá, nhiều vùng nước hoàn toàn đóng băng thì mực nước biển khi ấy thấp hơn ngày nay rất nhiều lầnŠ Và như thực tế đã diễn ra, khi trái đất dần ấm lên, những khu vực trước đây đã từng đóng băng đã tan chảy va dòng nước đã đồ ra biển để có được đại dương như chúng ta biết ngày nay.

Thoạt đầu, nhân loại không mấy chú ý đến hiện tượng nước biển dâng vì sự vận động tất yếu của tự nhiên Cũng giống như sự vận động cho rằng nó là

và dịch chuyển của các mảng địa chất định hình nên các châu lục hiện đại, hay đơn giản hơn là giống với hiện tượng mây và mưa” Con người đã từng nghĩ nước biển 1 Warrick, RA, Oerlemans, J, Beaumont, P, Braithwaite, RJ, Drewry, DJ, Gornitz, V, Grove, JM,

Haeberli, W, Higashi, A, Leiva, JC, Lingle, CS, Lorius, C, Raper, SCB, Wold, B & Woodworth, ,

2 Science, How Much More Global Warming and Sea Level Rise?,

https://www.science.org/doi/10.1126/science.1106663 truy cập ngày 11/5/2021

` Anze Chen, Young Ng, Erkuang Zhang, Mingzhong Tian, “Dictionary of Geotourism”, Sea level rise,

Spinger, Singapore, 2020, tr.543.

4 U.S Deparment of the Interior U.S Geological Survey, Sea Level Change: Lessons from the Geologic

Record, hlps//pubs.usgs.gov/f4/0117-95/report.pdf Truy cập ngày 11/5/2021.

5 Climate Central, “History of Sea Level”, https://sealevel.climatecentral.org/basics/history/ Truy cập,

ngày 11/5/2021.

© Ocean, “Sea Level rise”,

cập ngày 11/5/2021.

Người ta tin rằng hoạt động của con người chỉ thực sự tác động đến tự nhiên và môi trường từ khoảngthé kỉ XVIII (với sự ra đời của đầu máy hơi nước — đánh giấu cho quá quá trình công nghiệp hóa) Thuậtngữ Anthropocene - được đặt ra bởi nhà khoa học đoạt giải Nobel Paul Crutzen, người cho rằng chỉ anhhưởng của nhân loại lên Trái đắt trong vài thé ky gần đây mới thực sự tạo ra những ảnh hưởng rõ rệt.

Trang 15

dang lên là tat yếu và bằng chứng là các nghiên cứu về hiện tượng này hoàn toàn vắng bóng cho tới giữa thé ki XX Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu và phát thải khí nhà kính, IPCC đã chỉ ra rằng từ năm 1970 nhiệt

độ của đại dương đã không ngừng tăng lên, và cùng với đó sự gia tăng của mực

nước biển trung bình toàn cầu cùng cũng đã được quan sát đáng kể từ năm này) Như vậy, bắt đầu từ việc theo dõi các tác động của phát thải khí nhà kính và nóng lên toàn cầu các nhà khoa học đã nhận thấy một xu thế rõ TỆt về sự gia tăng của mực nước biển trên toàn cầu Sau đó, nhờ có những đánh giá riêng về những tác động của hiện tượng nước biển dâng, hiện tượng này các nhà khoa học đã bắt đầu liên tục theo dõi, dự báo và cập nhật thành một nhánh nghiên cứu tương đối độc

Từ những thập niên cuối thế ki XX đến nay, các nghiên cứu về hiện tượng nước biển dâng đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt, sự gia tăng này là nhờ có sự din đắt và cơ chế thúc day của những thiết chế, chương trình mang tính toàn cầu về biến đổi khí hậu như: Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP - thành lập năm 1972); Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC - thành lập năm 1988) hay Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC - ký kết năm 1992) Mặt khác, sự xuất hiện ngày càng nhiều của những nghiên cứu, dự báo, báo cáo của các nhà khoa học về hiện tượng nước biển dâng, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các thỏa thuận quốc tế, các chương trình nghị sự và hành động về môi trường và biến đối khí hậu chính là bằng chứng rõ nét cho thấy sự nghiêm trọng của van đề Đồng thời phản ánh mối quan tâm đúng đắn của cả nhân loại với tương lai sống còn của chính mình.

Trong phạm vi nghiên cứu này, với mục đích đặt một khái niệm về khoa học môi trường trong nghiên cứu luật học, nhóm tác giả đã truy xét về tận gốc rễ

hitps://www national geographic org/encyclopedia/anthropocene/#:~:text=The%20Anthropocene%20Epo

ch%20is%20an, the%20planet's%20climate%20and%20ecosystems.Truy cập ngày 11/5/2021

Ä ResearchGate, “Sea lev! rise: History and consequences”,

https://www.researchgate.net/publication/285788444 Sea level rise History and consequences Truy

cập ngày 11/5/2021

° UN, A/72/70,

hitps://www.un,org/depts/los/consultative_process/iep21/SG Report ICP21_Sea level rise.pdf Truy cậpngày 11/5/2021

Trang 16

triết học của hiện tượng Theo đó, thuật ngữ nước biển dâng được đề cập trong nghiên cứu này là một hiện tượng Hiện tượng này có thể được con người quan sát và nhận biết thông qua những sự kiện, sự việc như: trị số mực nước biển trung bình toàn cầu có xu hướng tăng; mực nước biển tại một vị trí cố định được quan sát cho kết quả năm sau cao hơn năm trước; sự gia tăng về lượng nước ở đại dương Khi nhắc đến nước biển dâng trong nghiên cứu này, nhóm tác giả ám chỉ đến sự tồn tại thực tế của một hiện tượng tự nhiên có thể được quan sát và nhận biết bởi con người, hiện tượng này có nguyên nhân xuất phát một phan lớn từ chính hoạt động của con người, đồng thời tác động và ảnh hưởng của nó cũng tác động trực tiếp tới đời sống của con người.

Tóm lại, nhóm tác giả đưa ra một định nghĩa khái quát về hiện tượng nước biển dâng để sử dụng trong nghiên cứu này như sau: Nước biển dang là một hiện tượng được biểu hiện bằng sự gia tăng lượng nước ở đại dương trên toàn câu, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu 1.1.2 Đặc điểm của hiện tượng nước biển dang

Đề làm rõ hơn các tiếp cận về hiện tượng nước biên dâng, nhóm tác giả đưa ra một số đặc điểm của hiện tượng dưới lăng kính triết học (chứ không phải khoa

học môi trường) như sau:

Nước biển dâng là một hiện tượng tự nhiên Hiện tượng — Phenomenon!9,

theo Oxford Dictionary là sự việc hoặc sự kiện xảy ra trong tự nhiên hoặc xã hội,

thường được ám chỉ các sự kiện chưa được hiêu một cách đầy đủ Theo từ điển Tiếng Việt! trạng thái của sự vật, sự việc xảy ra trong tự nhiên, xã hội Ví dụ như: hiện tượng tự nhiên, hiện tượng lao động vô tổ chức Hiện tượng cũng có thể được hiểu là hình thức biểu hiện ra bên ngoài, có thể thu nhận được một cách đơn lẻ (được dùng trong triết học để phân biệt hiện tượng và bản chất) Hiện tượng nước biển dâng về là một sự việc đã xảy trong thực tế, và con người nhận biết những biểu hiện của sự việc này thông qua việc theo dõi và đánh giá trạng thái của mực nước biển Khi có những bằng chứng khoa học đáng tin cậy về có xu hướng tăng 19 Fact or event in nature or society, esp one that is not fully understood ~ Oxford Dictionary 1Ì Từ điển Tiếng Việt, “hiện tuong”,

https://vtudien.com/viet-viet/dietionary/nghia-cua-tu-hi%E 1%BB%87n%201%C6%BO%E1%BB%A3ng — Truy cập ngày 11/6/2021

Trang 17

dần của mực nước biển trong tự nhiên thì người ta kết luận rằng có sự tồn tại của

hiện tượng nước biển dang Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự ton tại của hiện tượng

nước biên dâng không phụ thuộc vào khả năng nhận thức của con người Nói cách

khác, hiện tượng nước biển dâng vẫn xảy ra trong tự nhiên dù con người có quan sát thay hay không Như vậy, với việc xảy ra ngoài tự nhiên, được nhận biết thong qua những biểu hiện của tự nhiên, có thể khăng định rằng nước biển dâng là một

hiện tượng tự nhiên.

Nước biển dâng là một hiện tượng có tính động và có thể dự đoán Mặc dù nước biển dang là một hiện tượng, tuy nhiên khi nhắc đến nó người ta thường ham ý ám chỉ đến xu hướng nhiều hơn là đơn thuần chi là một biểu hiện của sự việc tăng mực nước biển cụ thé Bởi theo đúng lý thuyết triết học của hiện tượng, người ta chi có thé chỉ ra nó sau khi có bằng chứng về sự tồn tại hay biểu hiện của nó Như vậy, theo Bảng 7.7 tại một thời điểm AI cụ thé trong hiện tại, dé đi đến kết luận rằng rằng hiện tượng nước biển dâng đang xảy ra thì đồng nghĩa với việc người ta phải có bằng chứng cho biết mực nước biên tại thời điểm A1 đã dâng lên cao hơn so với thời điểm A0 Tương tự như vậy, khi nói rằng hiện tượng nước biển dâng đã xảy ra tại thời điểm A0 thì cũng có nghĩa rằng phải có bằng chứng rằng mực nước biển tại thời điểm A0 đã dang cao hơn so với một thời điểm A nào đó trước đó Và để nói rằng hiện tượng nước biển dâng sẽ xảy ra người ta sẽ dùng giả thuyết và dự báo rằng tại một thời điểm A2 nào đó trong tương lai mực nước biển sẽ dâng lên cao hơn so với tại thời điểm Al ở hiện tại Như vậy, khi đề cập đến hiện tượng nước biên dâng mà không đề cập đến một thời điểm cụ thé nao sẽ đồng nghĩa với việc ám chỉ đến cả một tiến trình từ quá khứ, hiện tại và bao hàm cả dự

báo cho tương lai.

T Điểm nhận biết hiện tượng

° ©

a a

‘Qua khử Hiện tại Tương lai

Hình 1.1 Điểm nhận biết hiện tượng

Trang 18

Nước biển dâng là một hiện tượng mang tính toàn câu Tính toàn cầu của hiện tượng được được thẻ hiện thông qua hai khía cạnh là biểu hiện toàn cầu và ảnh hưởng toàn cầu Thứ nhất, nước biển dang là hiện tượng có những biểu hiện mang tính toàn cầu Vì thực tế mực nước biển có tri số khác nhau theo khu vực trên toàn cầu, nhưng vì biển thông nhau nên theo định luật về thế năng, sự thay đôi mực nước bién tại các khu vực nhất định sẽ ảnh hưởng đến mực nước biền trên toàn cầu Do vậy, mực nước biến động tại các khu vực khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mực nước biển trên toàn cầu và nược lại Về mặt biểu thị, khi đề cập đến hiện tượng nước biển dâng người ta thường ám chỉ đến mực nước biên trung bình toàn cầu (GMSL) Các trị số khác về thay đổi (tăng lên) mực nước biển trong các khu vực cục bộ không hàm ý cho hiện tượng nước biển dâng nói chung Thay vào đó, mực nước biên dâng tại các khu vực sẽ được xem xét và tham chiếu khi tính những biểu hiện và tác động của hiện tượng đối với một khu vực cụ thê Như vậy, hiện tượng nước biển dâng mang tính toàn cầu bởi biểu hiện của nó được xác định bởi những trị số tiêu biểu đại diện cho toàn cầu Thứ hai, hiện tượng nước biên dâng có những tác động mang tính toàn cầu Có nghĩa là một mặt những tác động của

hiện tượng nước biển dâng biểu hiện ở phạm vi rộng khắp trên toàn cầu Mặt khác

chính những biểu hiện thể hiện tổn tại của hiện tượng và tác động của hiện tượng đã được quan sát thấy từ khắp nơi trên thế giới thông qua những trạm thủy văn và bằng vệ tinh", Bên cạnh đó, đại dương vốn chiếm một phan lớn diện tích bề mặt trái đất, giờ đây khi hiện tượng nước biển dang dién ra sự gia tăng về lượng nước biển sẽ làm gia tăng diện tích bề mặt của đại dương - đồng nghĩa với phần diện tích bề mặt còn lại sẽ bị thu hẹp Như vậy, nếu không được cá biệt hóa trong một khu vực cụ thể thì hiện tượng nước biển dâng mặc nhiên sẽ được gắn với những biểu hiện mang tính toàn cầu và những tác động mang tính toàn cầu như chính cách nó được nhận biết và biểu hiện.

Nước biển dang là một hiện tượng diễn ra với tốc độ chậm Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thé dẫn đến hiện tượng nước biển dâng Trong đó có những hiện tượng diễn ra trong thời gian ngắn như bão, sóng thần, triều cường Ì2 Rhodes, Christopher J “Rising Sea Levels ~ by How Much, and Why?” Science Progress, Oct 2018,

pp 397-410, trg 399

Trang 19

Đồng thời cũng có những hiện tượng diễn ra trong khoảng thời gian dài như sự tan chảy của băng, sự giãn nở nước của bề mặt, sự nóng lên toàn cầu Trong nghiên cứu này hiện tượng nước biển dâng được đề cập chỉ được gin với nhưng hiện tượng diễn ra trong thời gian dài, có tốc độ diễn biến chậm, và cần một khoảng thời gian dài để nhận biết, quan sát, kiểm chứng Cụ thé, hiện tượng nước biển dâng được cho là có liên hệ mật thiết với hiện tượng nóng lên toàn cầu, vì hiện tượng này dẫn tới sự tan chảy của băng và làm tăng lượng nước ở đại dương Và bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu, và hiện tượng tan chảy của băng cũng diễn ra chậm và được đo bằng những trị số nhỏ, và điều tương tương tự cũng xảy ra với hiện tượng nước biển dâng Ví dụ như mỗi năm mực nước biển dâng trung bình toàn cầu tăng tổng cộng của GMSL trong giai đoạn 1902-2015 là 0,16 m (0,12+0,21 m) với xu thé tăng 1,5 mm/năm (1,1+1,9 mm/năm) Tốc độ tăng của

GMSL là 3,16 mm/năm (2,8+3,5 mm/năm) trong giai đoạn 1993- 2015; 3,6mm/nam (3,1+4,1 mm/năm) trong giai đoạn 2006-2015 Tại Việt Nam, trên toànBiên Đông trong giai đoạn 1993 - 2018 tăng 4,1mm/năm Khu vực có mức độ gia

tăng mực nước biển lớn nhất là khu vực giữa Biên Đông (110°E-114°E và 12°N-16°N) với giá trị 7,2 mm/năm)Ê Vì vài milimet một năm thường là một con số quá nhỏ để người ta có thể lưu tâm, do đó để có một sự thay đổi đủ lớn thì cần một khoảng thời gian dài, thậm chí có thé phải đến cả một thế kỉ - giống như cách biểu hiện của hiện tượng băng tan trong Hinh 1.2 Do đó hiện tượng nước biển dâng thường được đánh giá là một van dé quá xa vời! Bên cạnh đó, vì được biểu hiện thông qua những trị số nhỏ bé, cần thời gian dài đề “nhận biết” khiến hiện tượng nước biển dâng thường không được đánh giá đúng về tam quan trọng, thậm chí phải đối mặt với làn sóng quan điểm phủ nhận! hoặc bi phớt lờ sự tồn tại!5.

'3 Bộ tài nguyên môi trường, Kịch bản biển đổi khí hậu 2020, Nxb Tài nguyên môi trường và Bản dé Việt

Nam, trợ l6, trg.55.

1# Michelle P.Covia, Jennifer F.Brewerb, Donna J.Kainc, Sea level rise hazardscapes of North Carolina:

Perceptions of risk and prospects for policy, Ocean & Coastal Management, Volume 212, 15 October 2021

lŠ Wikipedia, “Climate change denial” https://en.wikipedia.org/wiki/Climate_change denial Truy cập

ngay 31/8/2022

'© Michelle P.Covia, Jennifer F.Brewerb, Donna J.Kaine, Sea level rise hazardscapes of North Carolina:

Perceptions of risk and prospects for policy, Ocean & Coastal Management, Volume 212, 15 October 2021

Trang 20

Hình 1.2 Các thành phân của băng quyền tan ra trong tham chiếu thời gian!” Như vậy, nước biển đâng trong nghiên cứu này là một hiện tượng đã, đang và sẽ diễn ra trong tự nhiên với tốc độ chậm Do cần một thời gian dài để nhận biết sự biến đôi rõ rệt, hiện tượng nước biển dâng đã từng không được đánh giá đúng về tầm quan trọng Tuy nhiên, do có những biểu hiện và bằng chứng khả tín về những tác động trên phạm vị toàn cầu, hiện tượng này nhìn chung đã được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn Trong những nghiên cứu gần đây, nhờ những phương pháp đo đạc và tính toán tốt hơn, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều báo cáo dự liệu ngày một chính xác hơn về hiện tượng nước biển dâng.

1.1.3 Một số tác động tiêu biểu của hiện tượng nước biển dâng

Một hiện tượng xảy ra có thể là kết quả của đơn lẻ hoặc sự kết hợp cùng lúc nhiều nguyên nhân, đồng thời một hiện tượng cũng có thé cùng lúc tạo ra nhiều ảnh hưởng và tác động khác nhau Có rất nhiều nguyên nhân cùng dẫn đến hiện tượng nước biển dâng lên và chính hiện tượng nước biển dâng cũng tạo ra nhiều '7 Baede, A.P.M (ed) (2007) Annex I glossary In Climate Change 2007: The Physical Science Basis.

Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel onClimate Change (eds Solomon, S., Qin, D., Manning, M., Chen, trợ 341

Trang 21

sự ảnh hưởng và tác động khác nhau Sự “khác nhau” của tác động có thể là để ám chỉ đến việc hiện tượng nước bién dâng lên sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, hoặc tác động theo nhiều cách khác nhau Những khía cạnh kế trên có thé được nhận biết dựa trên những biểu hiện khác nhau, phương pháp

nghiên cứu khác nhau tùy thuộc theo dạng biêu hiện của hiện tượng hay định hướng

đối với phân tích về tác động.

Ví dụ, đối với nghiên cứu của James E.Neumann!Š và nhóm chuyên gia năm 2000 Tài liệu chỉ đánh hiện tượng nước biên dâng và biến đổi khí hậu đối với bờ biển của Mỹ, từ đó chỉ ra những tác động về vật lý và kinh tế mà Mỹ sẽ phải gánh chịu do nước bién lên Trong đó, những tác động đối với nền kinh tế Mỹ được chú

trọng phân tích hơn cả Với vai trò là một báo cáo khái quát, trong những báo cáo

của IPCC tác động của hiện tượng nước biển dâng luôn mang tính toàn cầu Mặc dù cũng có đề cập đến vấn đề kinh tế, nhưng những tác động được IPCC chỉ ra thường gắn với con người nhiều hơn, chẳng hạn như tác động về sinh kế của người dân ven biển, tác động đến hoạt động du lịch, tác động đến hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản, tác động tới hệ sinh thái ven biển hay tác động làm chậm đi sự phát triển kinh tế độ thị ven biển” Hoặc trong báo của của LHQ”, tác động của hiện tượng nước biên dâng được chia thành hai nhóm gồm những tác động đã quan sát được và những tác động mang tính dự báo Theo đó LHQ cũng nhắn

mạnh, dù những tác động có thể quan sát được ở hiện tại là chưa nhiều, nhưng dựa

trên những dự báo khoa học đã có tài liệu cũng, nhấn mạnh rằng nước biển dâng lên sẽ tác động sâu rộng đến các lĩnh vực quan trọng như môi trường, kinh tế và

xã hội.

Tóm lại, tùy theo mục đích các nghiên cứu sẽ có cách tiếp cận về tác động

của hiện tượng khác nhau Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn và

đưa ra một sé tác động tiêu biểu của hiện tượng nước bién dâng lên, đẻ từ đó dẫn 18 «Sea-level rise & Global cilmate change: A Review of Impacts to U.S Coast”

htips:/www.c2es.org/wp-content/uploads/2000/02/env_sealevel.pdf Truy cập ngày 11/6/2021

}9 IPCC, “Sea Level Rise and Implications for Low-Lying Islands, Coasts and Communities”

Trang 22

tới mối liên hệ của hiện tượng và van đề cần nghiên cứu Cũng cần lưu ý rằng theo định nghĩa và đặc điểm của nước biển dang, đây là một hiện tượng mang tính động, đã đang và sẽ tiếp tục diễn ra Chính vì vậy các tác động khi được đề cập đến cũng sẽ được xem xét một cách toàn diện, bao gồm cả những tác động đã xảy ra, đang xảy ra (đã có biểu hiện, được ghi nhận và đánh giá), đồng thời cũng bao gồm cả những tác động sẽ xảy ra (mang tính dự báo) dựa trên những bằng chứng khoa học

khả tín.

Nguyên nhân Hiện tượng Tac động Ảnh hưởng.

| Dat iền/Đáy biến

Trực tiếp.

'Đảo/Đá/Bãi lúc chim lúc nỗi _)|

Những yếu tổ khác.

Ap dụng/giải thích Điều ước QT) Gian tiếp ‘Quan hệ quốc tế »

Tác động trực tiêp dau tiên và có thê dé dàng quan sát được của hiện tượng

nước biên dang chính là sự thu hẹp của dat liền và sự mở rộng của đáy biên Có ba dang địa hình chính tiếp giáp với biển gồm: M6t /à, đồng bằng trũng thấp, cồn cát, hoặc đồng bằng và lưu vực các con sông lớn; Hai ld, các khu vực đầm lầy, đầm

phá; Ba /à, dạng núi cao ăn tận biển, địa hình không bằng phẳng, địa hình cao,

hoặc những gò đá sát biển Ngoại trừ dạng địa hình thứ ba ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng thì hai dang địa hình còn lại sẽ chịu nhiều tác động bởi hiện tượng nước biển dâng - đặc biệt là dạng địa hình đầu tiên Bên cạnh đó, về mặt nguyên tắc phan dat liền nếu luôn bị che phủ bởi mực nước bién thì sẽ được gọi là đáy biển Như vậy, khi nước biển dâng lên, diện tích đất liền giảm xuống, diện tích đáy biển theo chiều hướng ngược lại sẽ tăng lên.

Trang 23

Tác động trực tiếp thứ hai có thể quan sát được là sự thay đổi về địa mạo của đường bờ bién Sự dâng lên của mực nước biển đồng nghĩa với sự xâm lần đối với các dạng địa hình vốn có ven biển Điều này cũng đồng nghĩa rằng đường bờ biển nhìn chung sẽ có xu hướng dịch chuyên và ăn sâu vào phía dat liền Tuy nhiên, sự thay đôi về đường bờ biển sẽ còn phụ thuộc vào địa hình tiếp giáp với biển như đã phân tích ở phan trên Nếu địa hình tương đối bằng phẳng như dạng Mới, tức là sau đó khu vực này trở thành một đáy biển thoai thoải và đường bờ biển mới được tạo thành sẽ tương đối thắng Nếu địa hình có nhiều đầm lầy đầm phá giống dạng Hai, hoặc cao thấp không đồng đều thì đường bờ biển mới có thể hình thành các vũng, vịnh Còn trong trường hợp địa hình Ba, khả năng rất cao đường bờ biển sẽ

ít bị ảnh hưởng và dịch chuyền, nhưng vẫn hình thành các khu vực khúc khủy và

lồi lõm Như vậy, về mặt xu hướng đường bờ bién sẽ dịch chuyển theo hướng ăn sâu vào đất liền, đồng thời tạo ra đường bờ biển mới Đường bờ biển mới sẽ có hình dạng tùy thuộc vào dang địa hình cụ thể của khu vực tiếp giáp biển.

Tác động trực tiếp thứ ba là đối với đảo, đá, bãi nửa nổi nửa chìm và các thực thể xác định trên biển Thực tế việc nước biển dâng là thu hẹp diện tích đất liền và mở rộng diện tích đáy biển có thé xảy ra tương tự với đảo, đá, bai nửa nởi nửa chìm Tuy nhiên, nếu như diện tích đất liền chỉ đơn giản là thu hẹp và không bị thay đổi tính chất thi với các thực thé trên biển ngoài việc bị thu hẹp về diện tích sự thay đổi về thuộc tính pháp lý sẽ xảy ra với nhóm thực thể này Thậm chí các thực thé nay có thể dễ dàng bị biến mắt, và chuyền từ dạng này sang dạng khác Ví dụ đảo có thé trở thành đá, hoặc trở thành bãi nửa chìm nửa nỗi.

Tác động gián tiếp an ;

Như đã trình bay trong đặc điêm kê trên, hiện tượng nước biên dâng là một

hiện tượng toàn cầu Và giống như những hiện tượng mang tính toàn cầu khác, moi quốc gia trên thế giới đều không thẻ tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi những những tác động tiêu cực của nó Khác với những tác động trực tiếp có thể dễ dàng quan sát thấy kể trên, những tác động theo hướng gián tiếp này khó quan sát hơn và cần phải được phân tích, đề cập đến dưới dang dự báo Thật vậy, dù hiện tượng nước biển dâng đã được chứng minh là tồn tại và đang tiếp tục diễn tiến lịch sử của mình Nhưng hiện tượng nước biển dâng cũng là kết quả của rất nhiều tác

Trang 24

nhân, trong đó mỗi tác nhân này đều là một biến số Những tác động dù là trực tiếp của hiện tượng nước bién dâng lên dù được tinh toán và những con số dự báo ngày càng chính xác nhưng cũng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ luôn đúng Chính vì vậy, khi dé cập đến hiện tượng nước bién dâng và tác động của nó, ngoài những gi trực tiếp, cụ thể đã có thể quan sát được, thì cũng cần có một cái nhìn khác rộng hơn, và toàn diện về tương lai của hiện tượng này.

Để quan sát được rộng hơn, nhóm tác giả lựa chọn lăng kính quan hệ quốc tế để nhìn nhận về hiện tượng Theo hướng này, nước biển dang sẽ trực tiếp tạo ra các thực tiễn khách quan như đã đề cập kể trên lên lãnh thé của một quốc gia (từ đất liền, đáy biển, đến các thực thẻ trên biển khác) thậm chí có thể khiến một quốc gia bién mắt một phan hay toàn bộ lãnh thé Từ thực tiễn khách quan đó, đặt ra các vấn đề trong quan hệ quốc tế như: Hành động của các quốc gia đẻ ứng phó với hiện tượng (bao gồm thích ứng, ngăn ngừa, và chống lại hiện tượng); Giải thích, áp dụng các Điều ước quốc tế đã có sẵn trong hoàn cảnh mới; Nay sinh các tranh chấp quốc tế mới do hoàn cảnh mới; Nảy sinh các tình thế quốc tế mới đo hoàn cảnh mới Cần nhấn mạnh rằng đây là những biểu hiện thông thường của đời sống quốc tế khi xuất hiện những thực tiễn khách quan mới, và đã được chứng minh bởi lịch sử Ví dụ như việc hiện tượng Suy giảm tầng Ozone được phát hiện

vào khoảng năm 1970 Sau đó cùng với những nghiên cứu đã được thực hiện các

quốc gia cũng đã cùng nhau hành động đẻ thích ứng và giải quyết một vẫn đề mới Và thông qua quan hệ quốc tế, thế giới đã hình thành nên một điều ước quốc tế mới là Nghị định thư Montréal?! năm 1987 - sau này đã đã được đánh giá một trong những thỏa thuận quốc tế về môi t rường thành công nhất?? Tính đến nay,

21 UNEP, “The Montreal Protocol”,

ittps://www.unep.org/ozonaction/who-we-are/about-montreal-protocol Truy cap ngay 21/6/2021

?2 Climatalk, “Has The Montreal Protocol Been Successful? ”, https://climatalk.org/202

1/04/12/has-the-montreal-protocol-been-successful/ Truy cập ngày 21/6/2021

Trang 25

nhờ những kết quả đã đạt được với Nghị định thư Motréal?3, tang Ozone đã dần được hồi phục và không còn là mối nguy hại lớn với nhân loại nữa?!.

Trở lại với hiện tượng nước biển dâng lên, có thể khẳng định tại một thời điểm nào đó trong tương lai, các quốc gia trên thế giới đều sẽ phải đối mặt với những thực tiễn khách quan mới do hiện tượng gây ra Ban đầu, có thể hiện tượng nước biển dâng, cũng như sự suy giảm tang Ozone, chi tác động trực tiếp tới một số quốc gia cụ thé là các quốc gia ven biển, đảo và quần đảo Do những quốc gia này tiếp giáp với biển, và khi nước biển dâng lên sẽ đe doa trực tiếp đến lãnh thỏ đất liền của họ Khởi dau từ van dé lãnh thé của quốc gia ven biên tác động có thé lan sang các vấn đề khác như kinh tế, di cư, nhập cư, tị nạn của cả các quốc gia khác Tuy nhiên, nước biển dâng thực tế cũng chỉ gián tiếp tác động đến vấn đề chủ quyền của quốc gia - cu thé là khía cạnh lãnh thé mà thôi, bởi chủ quyền tự thân nó đã xác lập sẵn một ranh giới cho sự độc lập tương đối của một quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Theo lý thuyết về chủ thê của luật quốc tế, một thực thể được gọi là quốc gia phải có lãnh thé?5 - trong đó nội hàm là phan đất khô ráo, luôn nỗi trên mặt nước Khi biển dang lên đủ cao những quốc gia đảo, quần đảo hay lục địa có nguy cập bị nhắn chìm ngày một nhiều, thậm chí có khả năng bị xóa số hoàn toàn thì khi này chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia mới thực sự là vấn đề nghiêm trọng Thật vậy, vào thời điểm đó việc xác định trạng thái pháp lý của một quốc gia là tồn tại hay biến mat sẽ là một van đề cần được xem xét một cách can trọng Tương tự như van dé về chủ quyền với lãnh thỏ hay trạng thái pháp ly của một quốc gia, thực tiễn quốc tế mới do nước bién dâng lên cao có thé tạo ra những van đề mới như việc giải thích và áp dụng các Điều ước quốc tế đã sẵn có Đơn cử như UNCLOS được ký kết vào năm 1982, thời điểm mà nhận thức của thế giới về hiện

?3 Nghị định thư Montréal được mở cho việc ký kết vào ngày 16 tháng 9 năm 1987, và đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 1989, theo sau một cuộc họp đầu tiên tại Helsinki, tháng 5 năm 1989 Ké từ đó, nó đãtrai qua chín lần xem xét và chỉnh sửa lại vào các năm 1990 (London), 1991 (Nairobi), 1992 (Copenhagen),

1993 (Bangkok), 1995 (Viên), 1997 (Montréal), 1998 (Uc), 1999 (Bắc Kinh), 2016 (Kigali) Người ta tin

ring nếu các thỏa thuận quốc tế được tôn trọng, ting Ozone dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2050,Ba Sy 5 đồ

24 Vox, “Why you don't hear about the ozone layer anymore

https://www.youtube.com/watch?v=CaL OiGEDPJQ&ab_channel=Vox Truy cập ngày 21/6/2021

?5 Montevideo Convention on the Rights and Duties of States 1933, Article 1

Trang 26

tượng nước biển dâng còn khá hạn chế”5 Và rõ ràng UNCLOS 1982 dù có các quy định liên quan mật thiết đến trạng thái tự nhiên của biển cả - bao gồm cả mực nước biển, nhưng chưa hề có quy định nào về hiện tượng nước biển dâng Chính vì vậy, việc giải thích và áp dụng UNCLOS hay bắt kì điều ước quốc tế nào có liên quan khi có những thực tiễn mới do nước biển dâng gây ra sẽ luôn là van đề thách thức Tom lại, trong sự giao thoa của các vấn đề quốc tế, sự xuất hiện của các sự

kiện mới, các hành vi mới luôn có thê tạo ra các cuộc xung đột mới, các tranh châp

mới Thông lệ quốc tê đã chứng minh, một sự kiện, một hiện tượng mới luôn hàm chứa trong đó những cách thức phản ứng, hành động mới Và đặt trong quy chiếu của quan hệ quốc tế với sự thừa nhận rộng rãi của thuộc tính chủ quyền, việc các quốc gia có cách hiểu, giải thích và hành xử khác nhau là hoàn toàn bình thường.

Như vậy, không chỉ đặt ra những thách thức đơn lẻ, tác động của hiện tượng nước

biển dâng có thẻ đạt tới quy mô toàn cầu trong khía cạnh quan hệ quốc tế 1.2 Nước biển dâng với vai trò là một sự kiện pháp lý

1.2.1 Trong lý luận của hệ thống pháp luật quốc gia

Sự kiện kiện pháp lý là một thuật ngữ thường gặp trong khoa học pháp lý

đối với hệ thống Dân Luật - Civil Law) nơi mà pháp luật mang tính khái quát cao (trái ngược với tính cá biệt trong hệ thống Thông Luật - Common Law) Trong hệ thống Dân Luật, quy phạm pháp luật được hiểu là quy tắc xử sự chung được thiết lập bởi quyền lực nhà nước và điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định, những quan hệ xã hội này khi đó được gọi là quan hệ pháp luật Theo lý thuyết đó, các nhà lý luận đã xây dựng lý thuyết về sự kiện pháp lý để xác định xem khi nào quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật, khi nào quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong một quan hệ pháp luật có sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt Sau đó sự kiện pháp lý được khái quát là bao gồm 2 thành tố: (1) sự kiện và (2) pháp lý “Sự kiện” là một thực tiễn đã xảy ra hoặc có thé sẽ xảy ra, được pháp luật mô tả hoặc ghi ?6 Tính đến năm 1982 dự án nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường — Hoa Kỳ (United States Enviromental Protection Agency - EPA) về hiện tượng nước biển dâng được cho là nổi bật nhất vào thời

điểm đó Phải đến năm 1988, Liên Hợp Quốc (LHQ) mới đưa hiện tượng nước biển dâng vào chương trình

nghị sự và giao cho Chương trình môi trường LHQ (United Nations Environmental Program - UNEP) chủ

trì các dự án nghiên cứu Cùng trong năm 1988 nay Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí ha(Intergovermental Panen on Climate Change - IPCC ) được thành lập IPCC sau đó đã trở thành một đầumối uy tin về thông tin, theo dõi, nghiên cứu, phân tích, dự báo về hiện tượng nước biển dâng cho toàn thégiới cho tới ngày nay.

Trang 27

nhận, và từ sự tồn tại của thực tiễn đó sẽ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật (bao hàm trong đó sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó) Như vậy, yếu tố “pháp lý”

chính là dé ám chỉ những hậu quả pháp lý của sự kiện đó có thể tạo ra Tức là sự

kiện sẽ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả pháp lý — làm phát sinh, thay đổi cham dứt các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định Đồng thời, nếu một sự kiện không làm phát sinh, thay đối, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ do luật định thì sự kiện đó không được coi là sự kiện pháp lý Do đó, đặt ra vấn đề về sự kiện pháp lý trong hệ thống Dân Luật chính là đặt ra câu hỏi rằng một sự kiện khi xảy

có làm phát sinh hậu quả pháp lý hay không.

Vai trò của việc xác định sự kiện pháp lý trong hệ thống Dân Luật phần nhiều thường được thé hiện trong giai đoạn lập pháp, thông qua dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân dẫn tới sự hình thành, chấm dứt, thay đổi các quan hệ pháp luật Bởi pháp luật trong hệ thống Dân Luật được đặc trưng bởi các quy phạm mang tính dự liệu một khuôn mẫu định trước và là kết quả của sự kết hợp giữa thực tiễn với tư duy về công lý, đạo đức, chính trị và sự hài hòa của những quan hệ xã hội Do vậy, trong Dân Luật, các nhà lập pháp nghiên cứu lần lượt các thực tiễn và dự liệu xem các hậu quả pháp lý có thể phát sinh là gì, rồi từ đó hình thành nên hệ thống lý luận và quy phạm về sự kiện pháp lý tương ứng Kết quả là có sự phân định rõ ràng giữa sự kiện và sự kiện pháp lý Một sự kiện pháp lý nếu tồn tại thì sẽ đồng nghĩa với việc được nó đã được ghi nhận trong một quy phạm nào đó của pháp luật Như vậy, trong Dân Luật, muốn xem xét một sự kiện có tạo ra hậu quả pháp lý hay không, van dé cơ bản cần xác định là có hay không sự tồn tại của cái

gọi là sự kiện pháp lý — đã được quy định trước Sau đó, dựa trên việc sự kiện pháplý đã được ghi nhận trong luật, thì hậu quả pháp lý tương ứng là gì.

Liên hệ đối với hiện tượng nước biển dâng, trước khi xem xét hiện tượng nước biển đâng có làm phát sinh hậu quả pháp lý nào hay không, các nhà nghiên cứu thuộc hệ thống Dân Luật sẽ có xu hướng xác định xem liệu nước biển dâng có phải là một sự kiện pháp lý đã được trù liệu hay quy định trước hay chưa Và kết quả là nước biển dâng sẽ không được coi là sự kiện pháp lý Nguyên nhân là bởi khái niệm hiện tượng nước biển dâng như đề cập có nội hàm rộng hơn khái niệm

Trang 28

sự kiện và chứa trong đó là cả những sự kiện, những trạng thái của sự vật, sự việc.

Hiện tượng nước biển dâng được nhận biết thông qua những yếu tố mang tính định lượng (nhờ sự đo lường, tính toán, ghi nhận, dự báo về mực nước biển) trong một khoảng thời gian Kết quả là dù có thừa nhận rằng sự tồn tại của cái gọi là hiện tượng nước biển đâng, nhưng hiện tượng nước biển dâng có phải là một sự kiện pháp lý hay không thì câu trả lời hiện vẫn đang được bỏ ngỏ bởi rõ ràng có sự khác biệt giữa hai khái niệm hiện tượng và sự kiện Bên cạnh đó, khi xét đến các sự kiện pháp lý có thé xuất hiện thì người ta thường sẽ có xu hướng xác định các sự kiện xảy ra do nước biển dang — các tác động của hiện tượng nước biển dâng, là sự kiện pháp lý hơn là xem xét chính nước biển dâng là một sự kiện pháp lý Ví dụ nước biển dâng lên dẫn đến sự sat lở bờ biển, ngập một phần dat liền Sự kiện pháp lý

sẽ được xác định là sự kiện bờ biên bị sạt lở, hoặc sự kiện ghi nhận việc ngập một

phần đất liền.

Trong khi đó, ở hệ thống Thông Luật, sự kiện pháp lý chủ yếu được đề cập trong giai đoạn tư pháp — tố tụng được thực hiện tại Tòa án Theo đó một sự kiện đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra đều sẽ được xem xét trước hết về sự tồn tại sau đó mới xét đến hậu quả pháp lý Sự kiện lúc này tuy không có quy dự liệu sẵn, mà dựa trên nguyên tắc của Thông Luật, nhưng nếu giống với một sự kiện đã từng được xem xét thì Tòa sẽ định ra hậu quả pháp lý giống với sự kiện đã từng xảy để đảm bảo nguyên tắc công bằng Trường hợp một sự kiện hoàn toàn mới thì Tòa sẽ định hậu quả pháp lý dựa trên tập quán, các nguyên tắc chung của pháp luật, và các nguồn khác Nhìn chung, ở hệ thống Thông Luật, sự kiện nào dẫn đến hậu quả pháp lý hầu hết đều sẽ được dựa trên phán quyết của Tòa, đồng thời tiến trình tố tụng sẽ chú trọng vào việc chứng minh có hay không sự tồn tại của sự kiện đó, rồi sau đó mới xem xét đến hậu quả pháp lý và tính hợp lý của nó.

Như vậy, trong hệ thống Thông Luật thì khái niệm phổ biến sé là “fact”27 hàm ý đơn thuần là sự kiện hay thực tế khách quan Còn “legal facts” theo hệ thống 21 Theo West's Encyclopedia of American Law, edition 2 Copyright 2008 The Gale Group, Inc All rights

reserved Fact: Incident, act, event, or circumstance A fact is something that has already been done or anaction in process It is an event that has definitely and actually taken place, and is distinguishable from asuspicion, innuendo, or supposition A fact is a truth as opposed to fiction or mistake.

Trang 29

Dân Luật sẽ là một “sự kiện pháp lý” “hay thực tiễn pháp lý” đã được quy định trước Không xét đến ưu và nhược điểm trong hai trường phái pháp lý này, cần nhấn mạnh rằng hai cách tiếp cận của hai trường phái đều gặp nhau ở điểm chung ấy là phải dựa trên sự kiện đã xảy ra hoặc khả năng sẽ xảy ra của một sự kiện nào đó dé làm căn cứ cho tiến trình tư pháp và hậu quả pháp lý cụ thé.

1.2.2 Trong lý luận của luật quốc tế

Sở dĩ nhóm nghiên cứu đưa ra lý luận về hai hệ thống pháp luật chính là Dân Luật và Thông Luật ké trên là bởi đó là hai hệ thống pháp luật phổ biến, có sự ảnh hưởng mang tính thống trị với nền khoa học pháp lý toàn cầu Các ngành luật, trong đó có Luật Quốc tế bản chất cũng không thẻ tránh khỏi những ảnh hưởng bởi tuy duy pháp lý của hai hệ thống nói trên, đặc biệt là trong khuôn khổ của van đề sự kiện pháp lý.

Luật Quốc tế hiện đại nói chung và Luật Biển quốc tế nói riêng vốn là kết quả của quá trình thỏa thuận của các quốc gia, các chủ thể của luật quốc tế Do được xây dựng dựa trên sự đóng góp của nhiều bên, đồng thời cũng là kết quả của sự thỏa hiệp, nhượng bộ, và kết ước Vì vậy, Luật Quốc tế và Luật Biển chứa đựng và thừa hưởng những nên tảng học thuyết pháp lý quan trọng Vấn đề về sự kiện pháp lý trong luật quốc tế cũng có thể xem là một ví dụ tiêu biểu Chang hạn như các Điều 46 đến Điều 50, hay Điều 60 và 62 của Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều Ước Quốc tế”Š, đã mô tả và dự liệu về các sự kiện và hậu quả pháp lý tương ứng Có thé hiểu rằng đây là một dang sự kiện pháp lý quốc tế giống với tinh than

của Dân Luật, khi sự kiện đã được ghi nhận và quy định trước Theo đó, khi phát

sinh sự kiện đó sẽ đồng nghĩa với việc làm phát sinh, thay đổi, cham dứt các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của Luật Quốc tế có liên quan.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Quốc tế cũng là là một hệ thống có tính “mở”, bởi rõ ràng nó không có một hệ thống quy phạm bao trùm hầu hết mọi vấn đề như

A Question of Fact in litigation is concerned with what actually took place During a trial,questions of fact are generally left for the jury to determine after each opposing side has presented its case.

and principles that affect what transpired.

28 “Vienna Convention on the Law of Treaties 1969”

https://legal.un.org/ile/texts/instruments/english/conventions/1_1_1969.pdf Truy cập ngày 21/6/2021

Trang 30

trong hệ thống pháp luật quốc gia Sự thiếu vắng các quy phạm mang tính dự liệu trước cùng giới hạn về “chủ quyền” của quốc gia đã tạo ra một khoảng không gian rất “mở” với luật quốc tế Do vậy, ngoài việc được quy định trước giống với hệ thống Dân Luật, sự kiện pháp lý trong Luật Quốc tế cũng có thẻ được xác định giống như trong hệ thống Thông Luật Lúc này, thay vì xem xét một sự kiện xảy

ra có được quy định trước hậu quả pháp lý hay không, mục tiêu sẽ xoanh quanh

hai vấn dé: Mot /à xác định sự tồn tại của sự kiện, hiện tượng, sự việc; Hai là lựa chọn thủ tục hay hành động pháp lý thích hợp nhằm tạo ra các căn cứ và hậu quả pháp lý tương xứng Ví dụ tiêu biểu cho dạng sự kiện pháp lý nhưng thuần sự kiện giống với Thông Luật có thé ké đến chính là những hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia cụ thé Gọi là hành vi pháp lý nhưng đặt trong trường hợp của ví dụ này hành vi này không được điều chỉnh trực tiếp bởi một quy phạm có sẵn Nói cách khác, quốc gia khi thực hiện hành vi này đang tạo ra một thực tiễn hoàn toàn

mới Hành vi pháp lý đơn phương dạng này thường được đưa ra kèm theo những

tuyên bố chính trị đặt trong một bối cảnh lịch sử cụ thé Tùy vào tính hợp lý nó có thể trở thành một tập quán, hoặc một tiền lệ được thừa nhận bởi cộng đồng quốc tế Như vậy, sự kiện hay hành vi là cái xuất hiện trước và được xác nhận trước, còn yếu tố pháp lý sẽ phụ thuộc vào việc nó có tạo ra hậu quả pháp lý gì sau đó

hay không.

Trong Luật Quốc tế hiện đại, khái niệm sự kiện pháp lý giống với hệ thống Dân Luật dù có được thừa nhận nhưng không được xuất hiện phô biến, thay vào đó khái niệm sự kiện giống với Thông Luật được sử dụng phô biến hơn Theo đó việc định trước một sự kiện gắn với một hậu quả pháp lý nào đó không phải là vấn đề được chú trọng Có rất nhiều sự kiện xảy ra trong thực tiễn quốc tế gắn VỚI Sự phat sinh, thay đồi, chấm dứt các quan hệ pháp luật giữa các chủ thé của luật quốc tế Ví dụ như sự kiện ký, phê chuẩn, phê duyệt một điều ước quốc tế của một quốc gia; Hay khi một quốc gia thực hiện một hành vi pháp lý đơn phương - theo cách

mà quốc gia thực hiện gọi là thực thi chủ quyền; Trong trường hợp khác, sự kiện

có thể cũng là những thảm họa, thiên tai như động đất, sóng thần, rơi máy bay

hay hiện tượng tự nhiên, hiện tượng thời tiết cực đoan Tuy nhiên, trong nhiều

trường hợp dù hành vi và sự kiện có vẻ giống nhau nhưng tính chất pháp lý và hậu

Trang 31

quả pháp lý của hành vi lại là khác nhau Như vậy, trong Luật Quốc tế khái niệm sự kiện pháp lý không khuôn mẫu và có tính dự liệu toàn diện như Dân Luật mà thay vào đó phụ thuộc vào tính chất, hoàn cảnh của sự kiện, đồng thời cũng phủ thuộc vào ý chí, cách biểu đạt, cách giải thích, của các bên liên quan.

Việc xem xét sự kiện đó có tạo ra các hậu quả pháp lý và trở thành sự kiện

pháp lý quốc tế hay không cũng phụ thuộc và chủ quyền hay ý chí của quốc gia đặt ra vấn đề đó — hoặc họ tự mình đặt ra, hoặc họ trao thẩm quyền đó cho Tòa hoặc một cơ quan tài phán quốc tế thực hiện thay Đồng thời, cơ sở để xem xét hậu quả pháp lý sẽ không chỉ dừng lại ở các quy phạm đã có, mà thậm chí hơn thế có thể mở rộng ra dựa trên việc xem xét các quy phạm khác như tập quán, các nguyên tắc cơ bản, các giá trị chung của quan hệ quốc tế Có thé thấy rằng sự kiện pháp lý quốc tế được xây dựng theo hướng dự liệu trước (về mặt lý thuyét) giống với hệ thống Dân Luật, nhưng trong thực tiễn áp dụng lại cho thấy xu hướng giống với

Thong Luật.

Tóm lại, trong Luật Quốc tế sự kiện pháp lý quốc tế là sự hòa trộn giữa học thuyết về sự kiện pháp lý trong Dân Luật, và sự kiện trong Thông Luật Đặc trưng do “chủ quyền” đem lại cho Luật Quốc tế ảnh hưởng không loại trừ tới vấn đề sự kiện pháp lý quốc tế Và như vậy, việc xem xét một sự kiện có là sự kiện pháp lý quốc tế hay không, hay hậu quả pháp lý quốc tế mà nó tạo ra là gì sẽ là một đối tượng quan trọng mà các chủ thể của Luật quốc tế cần xem xét Cụ thể trong trường hợp của hiện tượng nước biển đâng lên, nếu xem nó là một sự kiện pháp lý thì việc dự liệu các hậu quả pháp lý và các phương án đề hiện thực hóa hậu quả pháp lý là điều mà các quốc gia có quan điểm này phải làm Hướng tư duy này sẽ dẫn dắt tới các nghiên cứu, các kịch bản, các dự báo, và các phương án cả về mặt khoa học và cả về mặt pháp lý nhằm chuẩn bị cho hiện tượng nước biển dang Ngược lai, néu không coi nước biển dang là một sự kiện pháp lý, các quốc gia có thé chi xem xét các hậu quả, tác động của hiện tượng (nếu có) là sự kiện pháp lý khi có quy định hoặc khi có những tác động đủ lớn Trường hợp khác, dù không trực tiếp phủ nhận sự ton tại và ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng, hay không thuộc nhóm từ chối thừa nhận biến đổi khí hậu Nhưng có tư duy cho rằng nước biển dâng đơn

Trang 32

giản diễn ra giống như thời gian?', mặc nhiên tổn tại, không gì ngăn cản được dẫn đến việc nhiều nhà lãnh đạo, nhiều quốc gia lựa chọn thái độ phớt lờ hiện tượng Tắt nhiên, thông qua cách phân tích này, có thể nhận thấy rằng xu thế của quan điểm thứ nhất phổ biến hơn Bằng chứng là những van đề sự tồn tại của hiện tượng nước biển dâng, những tác động, ảnh hưởng hay hậu qua pháp lý của nó đều đã được đặt ra và mồ xẻ bởi rất nhiều các quốc gia, và thông qua rất nhiều các cơ chế quốc tế Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng, việc thừa nhận hiện tượng nước bién dang và tính đến những hậu quả pháp lý của nó đang chiếm ưu thé hơn là việc phot lờ hiện tượng và cho rằng nó không tạo ra các hậu quả pháp

1.3 Hiện tượng nước biển dâng và mối liên hệ với UNCLOS

Theo quy định của UNCLOS, đường co sở dùng dé tính chiều rộng lãnh hải là một căn cứ pháp lý quan trọng Đường cơ sở này được xem là ranh giới để xác định giới hạn chủ quyền, quyền chủ quyền của một quốc gia đối với các vùng biển và đáy biển Trong đa số trường hợp, đường cơ sở được xác định theo UNCLOS đều sẽ ít nhiều chịu sự tác động bởi hiện tượng nước biển dâng.

Đường cơ sở thông thường có mi liên hệ rat gần với điều kiện tự nhiên của đường bờ biển, đặc biệt là mực nước biển vì nó được xác định bởi một ngân nước?? (thường là thấp nhất) chạy dọc theo bờ biển tự nhiên của quốc gia ven biển Khi mực nước biển dâng lên theo thời gian thì ngắn nước thấp nhất, vốn đã được sử dụng dé xác định đường cơ sở thông thường, sẽ bị dịch chuyền sâu vào trong dat

? Giả định đánh đồng hiện tượng nước biển dâng với thời gian — một hiện tượng tuyến tính xảy ra một

cách khách quan (mặc nhiên) không phụ thuộc vào ý chí của con người Và ở một chừng mực nào đó, con

người không có khả năng làm thay đôi, tạm dừng hay chấm dứt cả hiện tượng thời gian cũng như là nước.

biên dâng.

‘Vi dụ, một tai sản A (một chiếc xe) sẽ bị cũ đi theo thời gian, các linh kiện trên xe cũng sẽ dẫn hỏng hócvà hết khấu hao Lúc này thời gian, bởi tính liên tục và tuyến tính của nó, như không được xem xét làsự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đồi ứt các quan hệ pháp luật Tat nhiên, ngay cả đối với cáckhoản bảo hành, bảo hiểm — được xác định bằng mốc thời gian, chẳng hạn như hết | năm thì chiếc xe

sẽ hết bảo hành, thì thời điểm hết I năm mới là sự kiện pháp lý chứ không phải là toàn bộ quá trình | năm.

Thời gian hầu như không được xét đến trong quá trình nó vận hành, mà chỉ được nhắc den như một dầu

mốc cho các sự kiện pháp lý mà thôi Như vậy, ở chiều hướng tương tự, néu nước biển dâng cứ diễn tiềnnhư nó vốn vậy, thì khi một sự kiện được tạo ra bởi nó, và được đánh bởi một dấu mốc cụ thé thì sự kiệnđó có thể mới là sự kiện pháp lý Còn bản thân hiện tượng nước biển dng cũng như thời gian vậy. 3° biểu 5 UNCLOS 1982.

Trang 33

Đường cơ sở thăng mặc dù cũng được xác định dựa trên các điều kiện tự nhiên, nhưng ít có sự phụ thuộc trực tiếp và ảnh hưởng dễ thấy giống như đường cơ sở thông thường Nguyên nhân là bởi đường cơ sở thăng được xác định bằng cách nối những điểm thích hợp?! (là điểm nhô ra xa nhất trên dat liền hoặc các đảo gần bờ) tại khu vực nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc có một chuỗi dao nằm sát và chạy dọc theo bờ biển Kết quả là quốc gia ven biển sẽ có một đường gấp khúc nói các điểm cô định (đã xác định cụ thé) chạy doc theo bờ biển Xét đến hiện tượng nước biển dâng, đường cơ sở thẳng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với đường cơ sở thông thường, tuy nhiên mực nước dâng có thể nhân chìm một phần hoặc hoàn toàn, và dẫn đến việc thay đổi thuộc tính pháp lý của các điểm (các vị trí) được sử dụng dé làm các điểm nối đường cơ sở thẳng.

Đường cơ sở quần dao được xác định bằng cách nói những điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất, và phải đáp ứng các điều kiện về độ dài các đoạn, tỉ lệ giữa vùng nước được tạo ra với vùng đất, khoảng cách với đường bao quanh các đảo, va thủ tục công bố” Khi nước biển dâng lên, một số hòn đảo dùng để xác định đường cơ sở quần đảo có thé bị nhắn chìm và biến thành bãi cạn lúc chìm lúc nỗi thay đổi thuộc tính pháp lý tương tự như trường hợp của đường cơ sở thăng kể trên Bên cạnh đó, tỉ lệ đặt ra giữa vùng nước quần đảo so với diện tích đất liền bên trong đường cơ sở quần đảo phải nằm trong tỉ lệ từ 1:1 đến 9:1 Do đó, nếu nước biển dang lên khiến diện tích đất liền thu hẹp lại, diện tích vùng nước quần đảo lại tăng lên thì tỉ lệ tối đa 9:1 theo UNCLOS có thể sẽ không được đảm bảo.

Từ van dé đặt ra đói với đường cơ sở kể trên, việc giải thích va áp dụng quy định về đường cơ sở ra sao khi nước biển dâng lên sẽ đóng vai trò quyết định đối với các vấn đề còn lại như ấn định ranh giới trên biển, xác định ranh giới ngoài của các vùng biển, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển tương ứng Tat nhiên, nhóm tác gia chỉ dừng lại ở việc đặt ra những nguy cơ tiềm tang, còn hành vi thực tế của các quốc gia với hậu quả pháp lý, hay tính hợp pháp của các hành động sẽ là vẫn còn dé ngỏ Nội dung phân tích đưới đây sẽ

3! biểu 7 UNCLOS 1982 3 biểu 47 UNCLOS 1982.

Trang 34

minh chứng cho sự “tiến thoái lưỡng nan” của các quốc gia trong giải thích và áp dụng quy định của UNCLOS khi đối mặt với hiện tượng nước biển dâng.

Van đề gây tranh cãi đầu tiên, đường cơ sở của quốc gia ven biển vốn đã ấn định trước đó có cần phải thay đổi để phù hợp với thực tiễn do hiện tượng nước biển dang gây ra hay không.

Van đề gây tranh cãi thứ hai, việc thay đổi đường cở sở vốn có nếu xảy ra thì điều gì sẽ xảy đến với ranh giới ngoài các vùng biển và quy chế pháp lý của các vùng biển tương ứng.

1.3.1 Nước biển dâng và vấn đề đường cơ sở theo UNCLOS

Đối với nội dung tranh luận thứ nhất, phe phản đối việc thay đổi đường cơ sở cho rằng: Tứ nhát, quy định về xác định đường cơ sở theo UNCLOS chỉ được áp dụng tại thời điểm quốc gia ven biển ấn định đường cơ sở mà thôi Việc giải thích và áp dụng quy định về đường cơ sở mang là tính lịch sử - gắn với một dau mốc thời gian khi xác lập đường cơ sở 7h hai, UNCLOS cũng không đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải xem xét lai, thay đồi, cập nhật, sửa đổi đường co so trong bat ki trường hợp nao 7 ba, đường co sở của một quốc gia ven biển sẽ không thay đổi cho đến khi nào chính quốc gia ven biển đó tự xác lập thông qua những thủ tục và tuyên bố phù hợp Nội dung lập luận thứ ba sau đó càng được củng cố hơn, bởi về lý thuyết không có quốc gia nào tự thay đôi đường cơ sở theo hướng bat lợi - do nước biển dâng nên phải dịch chuyền đường cơ sở hướng vào trong đất liền giường như đang chiếm ưu thế, bởi được hậu thuẫn bởi sự giao thoa giữa vấn đề chủ quyền quốc gia và UNCLOS.

Thật vậy, đường cơ sở thông thường được xác định bằng ngắn nước thấp nhất đọc theo bờ biển, đây là điều kiện có thể bị thay đổi bởi hiện tượng nước biển dâng, nhưng việc ấn định đường cơ sở lại được thực hiện trên cơ sở tự công, nhận33 trừ trường hợp phải phân định biénTM, đường cơ sở thông thường sẽ được xác lập khi các hải đồ hoặc các bản kê khai tọa độ được quốc gia ven biển thực hiện thủ tục công bé và đồng thời gửi tới Tổng thư ký LHQ dé lưu chiểu°Š Trường hợp ấn 33 Điều 5 UNCLOS 1982.

`4 biểu 15 UNCLOS 1982 35 Khoản 2, Điều 6 UNCLOS 1982.

Trang 35

định đường cơ sở thông thường thì quốc gia tự công nhận) và thê hiện thông qua một tuyên bố về chủ quyền, trừ trường hợp phải phân định biển?” Một đường cơ sở thông thường sẽ được xác lập khi các hải đồ hoặc các bản kê khai tọa độ được quốc gia ven bién thực hiện thủ tục công bồ và đồng thời gửi tới Tổng thư ký LHQ để lưu chiều Trường hợp quốc gia ven biển không tự công bố một hải đồ xác định đường cơ sở thông thường, họ có thể thừa nhận một tắm hải đồ do một quốc in nhiệm vụ khảo sát Trường hợp một quốc gia thay đồi hoặc cập.

gia khác nl

nhật hải đồ (mà trong đó có ghi nhận đường cơ sở thông thường) do hải dé đã cũ hoặc không còn chính xác hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của quốc gia đó và chủ yếu chỉ được đặt ra trong trường hợp tắm hải đồ đó được sử dụng làm căn cứ để đàm phán phân định biển"?,

Vé bản chat, đường cơ sở thăng không chịu tác động trực tiếp bởi hiện tượng nước biên dâng như đương cơ sở thông thường Nguyên nhân là bởi đường cơ sở thắng không được xác định bằng mực nước, mà thay vào đó được xác định bằng cách nối những điểm thích hợp Chuỗi những điểm thích hợp này là đo quốc gia ven biên tự ấn định trên cơ sở chủ quyền và theo UNCLOS là điểm nhô ra xa nhất trên đất liền hoặc các đảo gần bờ”! tại khu vực nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc có một chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển®, Đường cơ sở thắng có thé sẽ được thé hiện trên hải dé hoặc có thé chỉ là một danh sách các tọa dd“, quốc gia ven biển khi vạch ra đường cơ sở thẳng, về lý thuyết, cần đảm bảo các điều kiện cơ bản về hướng đi chung của đường bờ biển, khoảng cách với bờ biển, vị trí đường cơ sở đi qua** Dù UNCLOS đặt ra tương đối nhiều điều kiện ràng buộc trong hoạch định đường cơ sở thắng, nhưng, trên thực tế, việc giải thích và áp dụng 36 Điều 5 UNCLOS 1982.

37 Điều 15 UNCLOS 1982 `# Khoản 2, Điều 6 UNCLOS 1982,

> Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, Baselines: An Examination of the Relevant Provisions

of the United Nations Convention on the Law of the Sea, United Ntions, New York, 1989, tr.1.

#0 Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, Baselines: An Examination of the Relevant Provisions

of the United Nations Convention on the Law of the Sea, United Ntions, New York, 1989, tr.2.

41 Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, Baselines: An Examination of the Relevant Provisions

of the United Nations Convention on the Law of the Sea, United Ntions, New York, 1989, tr.24.

*® Khoản 1, Điều 7 UNCLOS 1982 * Khoản 1, Điều 16 UNCLOS 1982 “ Khoản 2 và 3, Điều 7 UNCLOS 1982.

Trang 36

quy định về đường cơ sở thăng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố chủ quyền của quốc gia ven biển Minh chứng là UNCLOS không có quy định bắt buộc'Š nào về các điều kiện cần phải tuân thủ ké trên, do vậy việc giải thích và áp dụng quy định về đường cơ sở thing là tương đối rộng mở cho các quốc gia ven biển Hoặc UNCLOS cũng không đòi hỏi một quốc gia ven biển sau khi ấn định đường cơ sở thắng phải chứng minh sự hợp lý của các điểm dùng để tạo thành đường cơ sở Thậm chí quốc gia ven biển tự ấn định đường cơ sở thing không cần hoạch định trên hải đồ mà chỉ cần công bố một danh sách các tọa độ.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra đối vời đường cơ sở của quốc gia quần đảo Theo quy định của ƯNCLOS, đường cơ sở quần đảo được xác định bằng cách nối những điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất dé tạo thành đường co sở quần đảo bao lấy gần như toàn bộ các đảo Đồng thời quốc gia ven biển và phải đáp ứng

các điều kiện về độ dài các đoạn, tỉ lệ giữa vùng nước được tạo ra với vùng đất,

khoảng cách với đường bao quanh các đảo, và thủ tục công bố“, Tuy nhiên, UNCLOS cũng không đòi hỏi quốc gia quan đảo đó phải công bố các tính toán về độ dài các đoạn đường cơ sở, hay tỉ lệ được tạo ra giữa đất và nước.

Như vậy, quốc gia ven biển có chủ quyền trong việc đưa ra một tuyên bố ấn định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải theo UNCLOS Do đó, việc đòi hỏi phải thay đổi đường cơ sở (đã được xác định) của một quốc gia ven biển khi hiện tượng nước biển dang xảy ra đang không được hau thuẫn chắc chắn bởi các căn cứ pháp lý sẵn có, đặc biệt là UNCLOS Thêm vào đó, nội hàm của vấn đề chủ quyền cũng là một vấn đề nhạy cảm, do vậy việc đưa ra luận điểm liên quan đến chủ quyền gần như là một cách đẻ dap tắt mọi tranh luận — có phan tương đối

cực đoan.

Tuy nhiên, phe lập luận cần phải thay đổi đường cơ sở dé phù hợp với thực tiễn cũng có những lý lẽ hết sức thuyết phục Thay vì đưa ra các luận điểm nhằm đối đầu trực tiếp và nhằm phủ định lập luận của phe đối lập, phe ủng hộ thay đổi đường cơ sở đặt ra van dé ở mức độ ôn hòa và hướng tới tương lai nhiều hơn Tiêu 45 Quy định của Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, Baselines: An Examination of the Relevant Provisions of the United Nations Convention on the Law ofthe Sea, chỉ là nguồn mang tính

tham khảo, chứ không có giá trị pháp lý rằng buộc.

46 Điều 47 UNCLOS 1982.

Trang 37

biểu là số học giả cho rằng ƯNCLOS đã ngầm thừa nhận đường cơ sở thông thường là có thể địch chuyển Ví dụ trong trường hợp của Hà Lan, quốc gia này cho rằng khi ngắn nước thấp nhất mở rộng ra hướng biển (do tác động của tự nhiên hoặc do nhân tạo) thì đường cơ sở thông thường cũng có thể được xác định theo hướng mở rộng” Như vậy, dù không trực tiếp nhắc tới hiện tượng nước biển dâng, nhưng UNCLOS giường như đã ngầm định việc đường cơ sở có thé dịch chuyền theo điều kiện tự nhiên — cụ thé là mực nước, ngắn nước chạy dọc bờ bién đối với đường cơ sở thông thường Theo đúng tinh thần này, nếu nước bién rút xuống đường cơ sở có dich chuyền ra xa bờ biển và quốc gia ven biển được hưởng lợi thì khi nước biển dâng lên, đường cơ sở dịch chuyền hướng vào trong phía đất liền sẽ là một cách giải thích và áp dụng “công bằng” 4$.

Trong tắt cả các trường hợp xác định đường cơ sở theo UNCLOS, công ước luôn đề cập đến các hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên và cả nhân tạo tại nơi quốc gia ấn định đường cơ sở Ví dụ như đường cơ sở thông thường thì sẽ phải căn cứ vào ngân nước thấp nhất chạy dọc theo bờ biển Tại những nơi có địa hình đặc biệt thì quốc gia đó cần phải xem xét theo phương pháp và quy định cụ thé như: Bãi cạn"? Cửa sông đồ ra biển"9, Vịnh!, Công trình cảng biển 2, Bãi nửa chim nửa nỗi

Đối với đường cơ sở thông thường được xác định bằng các điểm có định trên phần lãnh thé đất liền, hoặc các đảo, hoặc tại các vị trí có công trình luôn nhô lên khỏi mặt nước Khi nước biển dâng lên và nhắn chìm những điểm đó về mặt vật lý thì do giá trị pháp lý của điểm cơ sở vẫn còn, đường cơ sở được xác lập trước đó sẽ không phản ánh đúng tỉnh thần của UNCLOS về đường cơ sở thắng nữa Ví dụ, để được sử dụng phương pháp xác định đường cơ sở thẳng thì bờ biển phải bị 47 ILA, “Baselines under the International Law of the Sea”, 75th Conference Resolution (SOFIA

CONFERENCE), No 1/2012, tr.28.

48 UNCLOS là kết qua đầu tranh và thé hiện trạng thái cân bằng giữa hai xu hướng là Ty do biển cả và

Mở rộng chủ quyền quốc gia trên biển Quy định về đường cơ sở thông thường va lãnh hai nếu chỉ đượcgiải thích và áp dụng theo hướng có lợi cho quốc gia ven biển sẽ làm mắt đi giá trị cốt lõi, do đó quốc gia

ven biển cần chấp nhận cả trường hợp được hưởng lợi và gặp bắt lợi như một kết quả mang tính “công

Trang 38

“khoét sâu lồi lõm”°* Nhưng khi như nước biển dâng lên các khu vực vốn “khoét sâu lồi lõm” nay không còn Hoặc nước biển dang khiến cho khoảng cách giữa đường cơ sở và đường bờ biển trở nên rộng hơn, không “đủ gần dé đạt được chế độ nội thủy”5Š Hoặc khi nước biển dâng lên khiến đường bờ biên thay đổi, và hoàn toàn có thé xảy ra tình huống hướng đi của đường cơ sở bị “chéch quá xa hướng di chung của bờ biển”55 Bên cạnh đó, mặc dù UNCLOS dé mở cho phép các quốc gia lựa chọn phương pháp xác định đường cơ sở thắng hoặc được cơ sở thông thường tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh°” của từng thành viên, nhưng đường cơ sở thông thường cần phải được ưu tiên áp dụng” - và nên hiểu rằng loại đường cơ

sở mặc định là đường cơ sở thông thường, và chỉ tại những khu vực đặc biệt thì sẽ

xác định đường cơ sở thang dé đơn giản hóaŸ° (chứ không nhằm mục đích mở rộng lãnh hải) Do vậy, khi nước biển dâng lên khiến các điều kiện vốn được sử dung dé xác định đường cơ sở thăng không còn, thì việc áp dụng quy định về đường co sở thing sẽ không còn phù hợp Và như vậy, quốc gia ven biển sẽ phải quay trở lại

xác định đường cơ sở thông thường tại những vị trí tương ứng.

Cuối cùng là đường cơ sở của quốc gia quan đảo — một thực thé mà ngay cả trạng thái pháp ly về sự tồn tại cũng bị đe dọa®? bởi hiện tượng nước biển dâng thì việc cần thay đổi đường cơ sở được cho là càng có phần hợp lý Cụ thé, nếu giữ nguyên đường cơ sở quần đảo khi nước biển dâng lên, thì độ dài các đoạn của đường cơ sở quần dao đã xác định vẫn không thay đổi5! Tuy nhiên, với việc nước biển nhắn chìm một phần hoặc một số đảo thì tỉ lệ diện tích giữa đất liền và mặt 4 Khoản 1 Điều 7 UNCLOS 1982.

®Š Khoản 3 Điều 7 UNCLOS 1982 56 Khoản 4 Điều 7 UNCLOS 1982 a: Điều 14 UNCLOS 1982 $8 Điều 5 UNCLOS 1982 nh: đầu của Điều 5 nói rằng “Drie

provided in this Convention

» Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, Baselines: An Examination of the Relevant Provisions

of the United Nations Convention on the Law of the Sea, United Ntions, New York, 1989, tr.18.

© Các quốc gia quần dao có nền dia chất thấp như Maldives, Tuvalu đứng trước nguy cơ biển mắt khỏi bản đồ khi nước biển dâng lên Xem thêm Michael Gagain, “Climate Change, Sea Level Rise, and Artificial

Islands: Saving the Maldives' Statehood and Maritime Claims Through the 'Constitution of the Oceans'”,

Colorado Journal of International Environmental Law and Policy, Số 23(1), 2012; "W(hjither Tuvalu?

International Law and Disappearing States” Univ of N.S.W Faculty of Law Research Series, Working

Paper No 9, 2009.

©! Khoản 2 Điều 47 UNCLOS 1982.

tới đường cơ sở thông thường trước đường cơ sở thẳng Trong đó câu mởcó quy định khác trong Công tước n xcept where otherwise

Trang 39

nước sẽ có nguy cơ vượt lên trên tỉ lệ 1:952 - đặc biệt là khi những đối tượng được hưởng “quy chế đất”“* dé tính tỉ lệ trên vốn rất dé bị nhắn chìm hoàn toàn Bên cạnh đó, khi một số đảo ở ngoài cùng bị nhấn chim bởi nước biển dâng thì đường cơ sở quần đảo sẽ có nguy cơ chệch đi xa so với đường bao quanh của cả quần daoTM,

Tóm lai, dù UNCLOS không đòi hỏi quốc gia gia ven biển phải có sự xác

nhận, hay có nghĩa vụ chứng minh tính hợp lí sau khi vạch ra một đường cơ sở,

nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ có thể vạch ra một đường cơ sở thông thường mà không dựa trên ngắn nước thập nhất trên thực tế chạy dọc theo bờ biển55 Nhóm quan điểm ủng hộ việc thay đổi đường cơ sở có chung nhận thức rằng mọi loại đường cơ sở đều cần phải được xác định và phản ánh trung thực các điều kiện tự nhiên Do đó, khi điều kiện tự nhiên thay đôi do nước biên dâng lên, việc xác định lại đường cơ sở cho phù hợp với thực tế là việc làm tắt yếu Và điều đó sẽ đảm bảo rằng UNCLOS được giải thích và áp dụng đúng với mục tiêu, tôn chỉ, ý nghĩa của nó — một công cụ đề duy trì trật tự và công bằng.

1.3.2 Nước biến dâng với vấn đề ranh giới ngoài các vùng biển và chế độ

pháp lý các vùng biên đó theo UNCLOS 1982.

Vấn đề thứ hai nảy có thể coi là SỰ tiếp nối sau những tranh cãi đầu tiên, về au tiên bản chất nó làm rõ thêm tính phức tạp và khó định đoạt hơn của vấn đề Cụ thẻ, việc có thay đổi đường cơ sở hay không khi hiện tượng nước biển dâng xảy ra sẽ đặt ra các câu hỏi pháp lý cần giải quyết liên quan đến: ranh giới ngoài các vùng biển (gồm lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa); ranh giới biển giữa các quốc gia (kết quả, hiện trạng phân định biên).

Đường cơ sở trong luật biển quốc tế vốn là mốc dé xác định vị trí và chiều rộng của các ba vùng biển lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, và đặc quyền quốc tế được xác định chính xác theo đúng giới hạn của UNCLOS 1982 Việc địch chuyền, © Khoản 1 Điều 47 UNCLOS 1982.

© Khoản 7 Điều 47 UNCLOS 1982 © Khoản 3 Điều 47 UNCLOS 1982.

© Office for Ocean Affairs and the Law of the Sea, Baselines: An Examination of the Relevant Provisions

of the United Nations Convention on the Law of the Sea, United Ntions, New York, 1989, tr.3.

số Lãnh hải nằm ngay ngoài đường cơ sở, rộng tối đa 12 tính từ đường cơ sở Vùng tiếp giáp lãnh hải

nằm ngoài lãnh hải, rộng tối da 24 hai lý tính từ đường cơ sở Vùng EEZ nằm ngoài lãnh hải, rộng tối đa200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trang 40

thay đổi đường cơ sở theo bắt kì hướng nào đều khiến ranh giới ngoài của ba vùng bién kể trên thay đổi theo Trường hợp nước biển dang lên, nếu đường cơ sở được dịch chuyển vào hướng đất liền thì ranh giới ngoài của ba vùng biển kẻ trên sẽ cũng dịch chuyền vào hướng dat liền Nếu các vùng biển này không dịch chuyển theo đường cơ sở thì sẽ không tuân thủ đúng quy định về chiều rộng tối đa của UNCLOS 1982, nhưng nếu tuân thủ quy định thì chủ quyền của quốc gia ven biển lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chính vì thế tiến thoái lưỡng nan này, giải pháp đe lege ferenda®’ đã dược đem ra bàn thảo.

Để đảm bảo rằng đường cơ sở của quốc gia ven biển được giữ nguyên Tương đương với việc phạm vi các vùng biển giữ nguyên; chủ quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh thé bị mat hoặc điểm cơ sở biến mắt vẫn giữ nguyên; không tạo ra áp lực cho quốc gia ven biển phải gia cố, bảo vệ bờ bién; duy trì nguyên trạng các vùng biển mà ƯNCLOS 1982 trao cho các quốc gia, và duy trì nguyên trạng các quyền và nghĩa vụ Thì quy định mới cần phải giải quyết được hai vấn đề mau chốt: Mor la, thiết lập một cơ chế theo đõi và báo cáo đối với hiện trạng đường bờ biển dé phục vụ các hoạt động hàng hải, nghiên cứu (bởi về cơ bản khi nước biển dâng, đường cơ sở không còn phản ánh đúng hiện trạng của đường bờ biển nữa, đặc biệt là đối với đường cơ sở thông thường); Hai !à, xây dựng một số quy định mới cho các cấu trúc (vốn thuộc quyền yêu sách của quốc gia ven biển) trên thực tế đã và sẽ không còn tồn tại do nước biển dang lên.

Để đảm bảo ranh giới ngoài của các vùng biển được giữ nguyên, nhưng đường cơ sở được cập nhật mới theo hiện trạng thực tế, thì quy định mới cần có sự thay đổi về giới hạn các vùng biển Vì nếu đường cơ sở được thay đổi dé phù hop với thực tiễn hiện trạng do nước biển dâng lên thì nó sẽ có xu hướng dịch chuyền sâu vào trong dat liền, và với việc giữ nguyên ranh giới ngoài thì các vùng biển sẽ

vượt quá giới hạn được UNCLOS 1982 cho phép.

Việc đưa ra hai giải pháp nói trên nhìn chung đang được cho là dé chấp nhận với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia ven bién, bởi nó ưu tiên đảm ST De lege ferenda is a Latin term that means “the law as it should be” or “the law of the future.” The

phrase is often used in legal definitions in contrast to de lege lata, or, “the law as it exists.” It is usually

found in discussions that promote a change to current law, or a development of a new law to support new

or future circumstances.

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan