1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu giải pháp thiết kế không gian nội thất khu sinh hoạt tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi ở Hà Nội

134 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ee 0 00 -ot MỤC.

` s 2

BAO CAO TONG KET

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC VA CONG NGHE CAP TRUONG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHAP THIẾT KE KHÔNG GIAN NỘI THÁT KHU SINH HOẠT TẠI TRUNG TÂM

CHAM SOC NGƯỜI CAO TUOI Ở HÀ NỘI Mã số: MHN 2022-02.02

Hà Nội, tháng 12/2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ee 0 00

-s0 toe

3 ầ £

BAO CÁO TONG KET

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC VA CONG NGHE CAP TRUONG

NGHIEN CUU GIAI PHAP THIET KE KHONG GIAN NOI THAT KHU SINH HOAT TAI TRUNG TAM

CHAM SOC NGƯỜI CAO TUOI 6 HA NỘI Mã số: MHN 2022-02.02

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thi Bich Liễu

Hà Nội, tháng 12/2022

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU DE TÀI Stt Họ và tên thành viên Don vị Ghi chú

1 | Nguyễn Thi Bích Liễu Khoa TDCN 2 | Đỗ Thị Thanh Huyền Khoa TDCN 3 | Đỗ Thị Kim Hiên Khoa TDCN 4 | Tran Quốc Binh Khoa TDCN

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIET TAT DANH MỤC BANG DANH MỤC HÌNH VỊ MỞ DAU

1 Tông quan tình hình ngt 2 Tính cấp thiết của đề tài 3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cin 5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6 Cấu trúc của báo cáo tong kết.

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN, NHỮNG VAN DE CHUNG VE NGƯỜI CAO TUO

1.1 Thuật ngữ, khái niệm 1.2 Tác động của già hóa dân se

1.4 Quan điểm của người cao tuổi về nhà dưỡng lão

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC CHAM SOC NGU I CAO TUÔI, KHÔNG

GIAN SINH HOẠT CUA NGƯỜI CAO TUOI TẠI TRUNG TÂM CHAM SOC

cao tu ove Nam.

NGƯỜI CAO TUOI HIEN NAY i30) 2.1 Chăm sóc sức khỏe người cao tuôi trong xã hội 30 2.1.1 Cơ sở thực tid 30 2.1.2 Các cấp độ chăm sóc người cao tuổi hiện nay mee! 2.1.3 Người cao tuổi ở Việt Nam

2.1.4 Một số vấn đề đặt ra trong chăm sóc người cao tuổ

3338 2.2 Thực trạng việc thiết kế không gian sinh hoạt tại trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội hiện nay 40 2.2.3 Về không gian chức năng phục vụ các hoạt động

2.2.4 Trung tâm chăm sóc người cao tuổi cần sự quan tâm

2.3 Cơ sở xây dựng, thiết kế trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Trang 5

48 492.3.3 Các không gian chức năng chính tại trung tâm chăm sóc người cao w„aszÐ0

CHƯƠNG 3 DE XUẤT THIẾT KE DIEN HÌNH KHÔNG GIAN NỘI THÁT KHU

SINH HOẠT CHO NGƯỜI CAO TUÔI.

TẠI TRUNG TÂM CHAM SOC NGƯỜI CAO TUÔI Ở HÀ NỘI 3.1 Các căn cứ xây dựng

3.1.1 Căn cứ pháp lý.

2.3.1 Tài liệu và hệ thống tiêu chuẩn quy phạm 2.3.2 Yêu cầu về cơ cấu công trình

3.1.2 Căn cứ xã hội, căn cứ thi: 3.2 Yêu cầu và nhiệm vụ thiết kế.

3.2.1 Thiết kế và xây dựng không gian chức năng cho các hoạt động tập thé 57 3.2.2 Tối đa hóa ánh sáng tự nhiên

3.2.3 Sắp xếp màu sắc hợp lý

3.2.4 Dữ liệu nhân trắc học trong thiệt kê nội thât 60 3.3 Yêu cầu của phương án thiết kế điển hình

3.3.1 Đối tượng và phạm vi áp dung 3.3.2 Nội dung nghiên cứu thiết kế

3.4 Phương án thiết kế điển hình các không gian nội t 3.4.1 Không gian nội thất hội trường

3.4.2 Không gian nội thất phòng thư viện

3.4.3 Không gian nội thất phòng thăm hỏi, tổ chức hoạt 3.4.4 Không gian nội thất phòng thờ Phật, tụng kinh 3.4.5 Không gian nội thất phòng tập yoga, ngồi thiền

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

TTCS Trung tâm chăm sóc

TTCSNCT Trung tâm chăm sóc người cao tudi TTCSSKNCT Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuôi

Trang 7

DANH MUC BANG

: Số lượng và tỷ lệ dan số NCT ở thế giới, khu vực và trong nước : Sức khỏe tự đánh giá theo giới và nhóm tudi

: Các bệnh được chan đoán theo giới và nhóm tudi : Thời gian biểu của NCT tại TTCSNCT Diên Hồng : Tỷ lệ % các hoạt động của NCT trong 9 giờ quan sát: Các loại module phòng ở

: Chỉ tiêu điện tích các bộ phận không gian phụ trợ : Sơ đồ day chuyển công năng tại TTCSNCT : Phân bổ chỉ tiêu diện tích cho các phòng chức nang

Trang 8

: Tình trạng dân số ở Việt Nam, Singapore và Nhật Bản, 1950 - 2045 : Dân số Việt Nam theo các nhóm tuổi

: Viện dưỡng lão Kampung Admiralty, Singapore

: Dự báo tỷ lệ dân số 60+, 65+ và tỷ số phụ thuộc chung, 2019 - 2069 : Mô hình sắp xếp nơi ở của NCT Việt Nam

: Mức độ hài lòng của các nhóm tuổi khi sống chung với con cháu : Không gian sinh hoạt chung tại | số TTCSNCT hiện nay : Tổ chức sinh nhật cho NCT ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng : Hoạt động tìm, đoán củ quả của NCT ở Trung tâm dưỡng lão

: Số liệu nhân trắc người trưởng thành trung bình : Các tư thế nằm ngủ, ngả lưng của NCT : Các tư thé hoạt động trên xe lăn của NCT : Các tư thế ngồi bàn ăn của NCT : Các tư thế di chuyển của NCT

: Các tư thế di chuyển của NCT ngồi xe lăn

: Các tư thế hoạt động trong không gian nhà vệ sinh của NCT : Kích thước khi ngồi bàn, khi ăn của NCT

: Kích thước không gian dành cho xe lăn của NCT

: Phương án bố trí điển hình không gian hội trường tại TTCSNCT : Phối cảnh minh họa phương án bố trí điển hình không gian hội

Trang 9

: Phương án bố trí điển hình không gian thư viện tại TTCSNCT : Phối cảnh minh họa phương án bố trí điển hình không gian thư viện tại TTCSNCT

: Phương án bố trí điển hình không gian sinh hoạt, thăm hỏi tại TTCSNCT

: Phối cảnh minh họa phương án bố trí điển hình không gian sinh hoạt, thăm hỏi tại TTCSNCT

: Phương án bố trí điển hình không gian phòng thờ, phòng yoga-thiền, phòng chơi với vật nuôi tại TTCSNCT

: Phối cảnh minh họa phương án bé trí điển hình không gian phòng thờ Phật, tụng kinh tại TTCSNCT

: Phối cảnh minh họa phương án bó trí điển hình không gian thiền, tập yoga tại TTCSNCT

: Phối cảnh minh họa phương án bố trí điển hình không gian chơi với vật nuôi tại TTCSNCT

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1 Trong nước

Van dé già hóa dân số một cách nhanh chóng trên thế giới trong những năm qua đã đặt ra một loạt thách thức cho các quốc gia như: chuyền dịch gánh nặng bệnh tật, gia tăng chỉ tiêu cho y tế và các chăm sóc đài hạn, thiếu hụt lực lượng lao động, các vấn dé tiềm an về an ninh, thu nhập tuổi già Việc tuổi thọ kéo dài, đặc biệt là tuổi thọ khỏe mạnh ngày càng dài hơn, là một lợi ích cho phúc lợi con người Nhưng, bên cạnh đó, thách thức đến từ thực tế, sắp xếp thể chế xã hội hiện tại chưa phù hợp với dân số già và thay đổi nhân khẩu học Dẫn đến, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn của già hóa dân só.

Theo báo cáo của Phòng Dân số, Ban Kinh tế - Xã hội, Liên Hợp Quốc năm 2017: dân số thế giới đang già đi, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với sự gia tăng về số lượng và tỷ lệ người gia trong dân số Già hóa dân sé tăng, đồng nghĩa với việc số lượng người cao tuổi (NCT) (được định nghĩa là người từ 60 tuổi trở lên) gia tăng Hiện nay, NCT chiếm một phan lớn trong tỷ lệ dan số các độ tuổi Năm 2017, ước tính có khoảng 962 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 13% dan số toàn cầu Tỷ lệ nay sẽ tăng nhanh trong những thập ky tới, biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Đến năm 2050, cứ năm người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên",

Báo cáo toàn câu về già hóa và sức khỏe khỏe năm 2015 xác định mục tiêu của già hóa khỏe mạnh là giúp NCT người xây dựng và duy trì sức khỏe, duy trì khả năng hoạt động, từ đó có được sự thoải mái trong cuộc sống của NCT Duy trì sức khỏe NCT là một vấn đề đầu tư lớn vào con người, vào xã hội và hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs)? Việc chăm sóc cho lớp dân số già đang ngày càng tăng đã tạo ra những thách thức cho hệ thống y tế, đặc biệt là các nước đang và chưa phát triển Nguồn lực dành cho việc chăm sóc sức khỏe NCT là vấn đề lớn, đáng lưu tâm Cần có sự thay đổi trong việc đưa ra các định

' Người cao tuôi và sức khỏe tại Việt Nam (2021)

? Các mục tiêu phát triển bền vững, [trang web], Liên Hợp quốc.

Trang 12

hướng về y té công cộng, đặc biệt về chăm sóc sức khỏe toàn diện, để mang lại cho NCT một cuộc sống phù hợp nhất có thể.

Xu hướng toàn cầu về già hóa được xác nhận bởi những thay đổi cấu trúc nhân khẩu học thường xuyên ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Singapore và Việt Nam (Hình 1) Trong khi Nhật Bản chuyền sang giai đoạn dân số già từ năm 1970 và đang phải đối mặt với tình trạng dân số siêu già từ năm 2010, Singapore đã ở giai đoạn già hóa cao vào năm 2020 và Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa và sẽ trở thành quốc gia già hóa cao sau năm 20353.

Việt Nam

Nhật Bản.

Hình 1 Tinh trang dan số ở Việt Nam, Singapore và Nhật Ban, 1950 - 2045 (Nguén: UNDESA, Phong dan số (2019)

Tại Việt Nam, số lượng NCT đã tăng nhanh va sẽ tiếp tục tăng trong những thập kỷ tới Năm 2017 tỉ lệ NCT ở Việt Nam là 11% (khoảng 10,6 triệu người) và dự kiến sẽ là 17,5% vào năm 2030 (khoảng 18,6 triệu người) và 28% vào năm 2050

(Khoảng 32 triệu người) (Hình 2)*.

* Người cao tuổi và sức khỏe tại Việt Nam (2021)* Người cao tuổi và sức khỏe tại Việt Nam (2021)

Trang 13

Hinh 2 Dén sé Việt Nam theo các nhóm tuổi

(Nguôn: Phòng Dân số, Ban Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc, 2017) Già hóa dân số và việc chăm sóc về thé chat, tinh thần, nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống của NCT là những thách thức rất lớn đối với gia đình, xã hội và chính phủ Việt Nam Chăm sóc sức khỏe NCT trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang là vấn đề nhận được sự quan tâm từ nhiều phía, từ gia đình, xã hội, từ các bộ ban ngành, Chính phủ và Quốc Hội

Hiện nay, trong van đề chăm sóc sức khỏe NCT ở Việt Nam, đã có nhiều văn bản, quy định, chương trình, dự án, công trình của nhà nước, của tư nhân đề cập đến vấn đề này.

Các luật pháp, hiến pháp, chính sách của nhà nước về NCT

Các công trình nghiên cứu của tổ chức, cá nhân về NCT: Các công trình được đề cập dưới các góc độ sau:

Đề cập đưới góc độ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội; Đề cập dưới góc độ xây dựng, kiến trúc;

Đề cập dưới góc độ văn hóa, nghệ thuật;

1.1.1 Các luật pháp, hiến pháp, chính cách của nhà nước về NCT Việt Nam đã có các khung pháp lý, quy định của Chính phủ, của cơ quan nhà nước, các Bộ, ban ngành nhằm đảm bảo quyền và phúc lợi xã hội của NCT:

Trang 14

Chỉ thị số 59-CT/TW, ngày 17/9/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về chăm sóc NCT;

Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chi thị 117/CP “Về chăm sóc người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội người Cao tuổi Việt Nam” Chỉ thị khẳng định: Đảng và nhà nước ta coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tỉnh thần của NCT là đao lý của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân;

Quyết định số 121/1998/QĐ-TTg ngày 09/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban năm Quốc tế Người cao tuổi Việt Nam;

Chỉ thị số 34/ 1998/ CT-TTg ngày 30/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tổ

chức hoạt động năm Quốc tế Người cao tuổi;

Pháp lệnh số 23/2000/PL-UBTVQHI0 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về Người cao tuôi;

Nghị định số 30/2002/NĐCP ngày 26/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi;

Quyết định só 141/2004/QĐ-TTg, ngày 05/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam;

Chính phủ Việt Nam (2008), Nghị định về chính sách khuyến khích xã hội

hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo duc, dạy nghề, y tế, văn hóa, thé thao, môi trường Số 69/ND-CP, ngày 30/5/2008.

Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc Hội ban hành năm 2009; Bộ Y tế Việt Nam (2011), Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Thông tư số 35/2011/TT-BYT;

Chính phủ Việt Nam (2011), Nghị định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tudi, số 06/2011/NĐ-CP, ngày 14/1/2011.

Chính phủ Việt Nam (2015), Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, số 100/NĐ-CP, ngày 20/10/2015.

Bộ Xây dựng (2017), Dự án Thiết kế điển hình nhà ở xã hội và trung tâm dưỡng lão

Chính phủ Việt Nam (2017), Nghị định quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội, số 103/2017/NĐ-CP, ngày

12/9/2017.

Trang 15

Bộ Y tế Việt Nam (2018), Thành lập khoa Lão và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Công văn s6 2248/BYT-KCB.

Chính phủ Việt Nam (2021), Nghị định về quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng, số 06/2021/NĐ-CP, ngày 26/1/2021.

Chính phủ Việt Nam (2021), Nghị định về quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, số 15/2021/NĐ-CP, ngày 3/3/2021.

Chính phủ Việt Nam (2021), Nghị định về chính sách trợ giúp xã hội các đối tượng bảo trợ xã hội, số 20/2021/NĐ-CP, ngày 15/3/2021.

Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Kế hoạch hành động Quốc gia cho Người

cao tuổi 2012-2020 tại Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 12/11/2017 Mục tiêu của

chương trình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NCT; thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và vai trò của NCT phù hợp với tiềm năng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ (2017), phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, ngày 29/12/2017.

Với các Hiến pháp, Luật Người cao tuổi và các văn bản pháp luật liên quan đến NCT trên đây, nhóm nghiên cứu cho rằng đây là cơ sở pháp lý quan trọng, cụ thé hóa quan điểm, đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng, nha nước về chăm sóc, phát huy vai trò NCT; là căn cứ dé các cấp chính quyền, các ngành, các cáp day mạnh công tác chăm sóc NCT trong giai đoạn hiện nay Đồng thời, đó là những văn bản quy phạm pháp luật để nhóm nghiên cứu lấy làm cơ sở trong quá trình phân tích, nhận định các vấn đề nghiên cứu của đề tài.

1.1.2 Công trình nghiên cứu của tổ chức, cá nhân về chăm sóc NCT Bên cạnh các quy định, các văn bản luật của Nhà nước, Chính phủ, Bộ ban ngành ban hành về vấn đề NCT ở Việt Nam, còn có nhiều công trình khoa học của các tổ chức, cá nhân đã công bố liên quan trực tiếp, gián tiếp đến cuộc sống, tâm lý, an sinh xã hội và việc chăm sóc sức khỏe NCT ở Việt Nam Những nghiên cứu này đề cập dưới các góc độ sau:

1.1.2.1 Dưới góc độ an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe NCT

Tác giả Nguyễn Phương Lan (2000) gián tiếp đề cập đến khía cạnh xã hội NCT ở nghiên cứu “Tiếp cận văn hóa người cao tuổi” Theo tác giả này, NCT chuyền đổi từ môi trường hoạt động tích cực sang môi trường nghĩ ngợi hoàn toàn.

Trang 16

Cùng với thời gian rảnh rỗi nhiều là sức khỏe ngày càng kém đi đã khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm lý cô lập với thế giới xung quanh, đòi hỏi cần có nhu cầu giao tiếp mãnh liệt.

Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình (2005-2006), Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng Nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng NCT ở Việt Nam và các mô hình chăm sóc NCT, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước Đây là nguồn dữ li quan trọng, giúp nhóm nghiên cứu có cơ sở trong quá trình nhận định, đánh giá và phân tích các vấn đề về NCT ở Việt Nam.

Văn Thị Ngọc Lan (2008), “Người cao tuổi với vấn đề chăm sóc sức khỏe”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 12 (124), tr 43 - 47 Bài viết đề cập đến vấn đề NCT đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu cụ thé, bài viết cho rằng có nhiều yếu té tác động đến việc chăm sóc sức khỏe đối với NCT, do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm từ nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độ gia đình, đến cấp độ xã hội, cần có các hình thức sinh hoạt có tính hap dẫn hơn đối với NCT, đặc biệt là các hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT.

Đề tài “Tìm hiểu mức độ trầm cảm của NCT sống trong trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị Sánh (2014) tập trung nghiên cứu về mức độ trầm cảm và những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở NCT sống trong trung tâm bảo trợ xã hội Da Nẵng Đề tài tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của tram cảm giúp cho công tác chăm sóc NCT được tốt hơn Nhóm tác giả đã dành phần lớn nghiên cứu làm rõ nguyên nhân trầm cảm của NCT tại trung tâm bảo trợ Đã Nẵng như: ít tiếp xúc với người thân, lối sinh hoạt thay đổi, cảm thấy lẻ loi và thu mình lại Nghiên cứu đã lý giải về nguyên nhân dẫn đến tram cảm ở NCT Nói

cách khác, vấn đề tram cảm được nghiên cứu trong mối quan hệ văn hóa, xã hội và

gia đình liên quan đến NCT.

Tác giả Ngô Ngọc My và cộng sự (2014), nghiên cứu về nhu cầu tỉnh thần của NCT với đề tài “Nhu cầu tỉnh thần của người cao tuổi tại các cơ sở xã hội thành phó Hồ Chí Minh” Đề tài đã nêu được nguyên nhân và thực trạng của vấn đề đời sống tỉnh thần của NCT ở Việt Nam tại một số TTCSNCT trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh.

Tác giả Lê Thị Hồng Phúc (2014), với nghiên cứu “Xây dựng trung tâm tư vấn miễn phí cho người cao tuổi” Bài nghiên cứu đã nói lên được nhu cầu của NCT về sức khỏe, tâm lý, chỗ ở và việc làm, thực trạng NCT hiện nay tại các trung tâm

Trang 17

chăm sóc và bảo trợ xã hội Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đi sâu phân tích nhu cầu của NCT trong việc đáp ứng nhu cầu bản thân trong cuộc sống.

Tác giả Trịnh Duy Luân (2016) có bài nghiên cứu “Chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Tiếng Việt, s61 (98) - 2016 Tác giả tập trung đánh giá chính sách chăm sóc NCT Bài viết phân tích một cách có hệ thống các chính sách chăm sóc NCT ở Việt Nam hiện nay trên các khía cạnh: tính hệ thống và mức độ day đủ của các chính sách, sự đáp ứng các quyền ghi trong Luật người cao tuổi, các nhu cầu vật chat, tinh than tối thiểu, các quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội của NCT, những hạn chế trong chính sách với NCT ở Việt Nam trong thời gian tới Chăm sóc NCT và chính sách về lĩnh vực này vốn rat được quan tâm, chú trọng trong hệ thống chính sách NCT hiện nay.

Bản dịch công trình Sổ tay hướng dẫn đánh giá lấy con người làm trung tâm và lộ trình chăm sóc ở tuyến cơ sở của Tổ chức chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi (ICOPE), Quy ước của Tổ chức Y tế thế giới, 2019, in tại Việt Nam Cuốn số tay này được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu trên toàn thế giới của những người chuyên nghiên cứu lĩnh vực chăm sóc và hỗ trợ NCT, là tập hợp những kiến thức phong phú của nhiều chuyên gia và học giả đến từ nhiều nước khác nhau Theo nhóm nghiên cứu đánh giá, đây là nguồn cứ liệu quan trọng để nhóm nghiên cứu làm cơ sở cho việc phân tích, nhận định về vấn đề chăm sóc NCT tại cộng đồng.

Vũ Công Nguyên, Trần Thị Mai, Đặng Thùy Linh, Chei Choy-Lye, Saito Yasuhiko (chủ biên) (2021), Người cao tuổi và Sức khỏe tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD), Nxb Lao động Công trình cung cấp thông tin về những thực tế mà NCT ở

Việt Nam phải đối mặt - tình trạng sức khỏe, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe,

tình trạng kinh tế, sử dụng công nghệ thông tin, cách ly xã hội và chăm sóc nói chung Nhóm nghiên cứu nhận định, đây là nghiên cứu dọc đại diện toàn quốc đầu tiên về lão hóa ở Việt Nam với những thông tin về NCT Dữ liệu điều tra ban đầu cung cấp thông tin toàn diện về sức khỏe, tinh trạng kinh tế và sự khỏe mạnh nói chung của những người từ 60 tuổi trở lên trên toàn quốc Đây là công trình nghiên cứu mang tính tổng quan nhất các vấn đề chăm sóc NCT ở Việt Nam hiện nay, là nguồn cứ liệu rất hữu ích cho đề tài trong quá trình phân tích và đưa ra nhận định.

Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2021), Hội thảo Kỹ thuật tham vấn về kết quả của nghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” và “An

Trang 18

sinh xã hội cho người cao tuổi” trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam Hội thảo diễn ra ngày 14/12/2021, được tổ chức phối hợp giữa Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của Prudential Nghiên cứu được thực hiện để góp phần đưa ra các giải pháp khả thi nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội linh hoạt, thích ứng với dân số đang già hóa nhanh Nhóm nghiên cứu của đề tài xác định, nghiên cứu này là mới nhất liên quan đến việc an sinh xã của NCT ở Việt Nam Các số liệu cũng như kết quả nghiên cứu giúp dé tài có các cơ sở, thông số chính xác, cũng như cơ sở cho việc đặt vân dé nghiên cứu của đề tài.

Vấn đề chăm sóc NCT tai các cơ sở, trung tâm chăm sóc NCT cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm Các nghiên cứu này khá đa dạng, tập trung vào nhiều khía cạnh như: vấn đề tâm lý, tỉnh thần của NCT ở các cơ sở, trung tâm chăm sóc NCT; van dé hoạt động của các cơ sở, trung tâm chăm sóc NCT và sự tương tác giữa NCT khi cùng chung sống trong các cơ sở, trung tâm chăm sóc NCT.

1.1.2.2 Dưới góc độ xây dựng, kiến trúc

Trần Xuân Hiếu, Dương Hoàng Trung (2013), Nhà đưỡng lão - Loại hình nhà ở "đặc biệt”, trường Dai học Xây dựng Nghiên cứu đề cập đến khái niệm nhà dưỡng lão trên thế giới với các quốc gia phương Tây, các quốc gia phương Đông và ở Việt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra hiện trạng nhà dưỡng lão ở Việt Nam và đưa ra một số nhận định, khuyến nghị về van dé nhà đưỡng lão ở Việt Nam Với đề tài, đây là nghiên cứu có tính cơ sở cho việc phân tích hiện trạng TTCSNCT ở Viét Nam hiện nay, đồng thời cũng là những góp ý cho đề tài trong việc đưa ra các giải pháp cho van dé nghiên cứu.

Bộ xây dựng (2017), Dự án Thiết kế điển hình nhà ở xã hội và trung tâm dưỡng lão Đây là dự án nằm trong tổng thé chương trình của Bộ Xây dựng nhằm hiện thực hóa các chủ trương, định hướng phát triển nhà ở xã hội trên cả nước Thiết kế gồm 22 mẫu, bao gồm 06 mẫu thiết kế nhà ở cho người thu nhập thấp, 06 mẫu thiết kế ký túc xá sinh viên, 06 mẫu nhà ở công nhân khu công nghiệp, 04 mẫu trung tâm dưỡng lão Dự án xây dựng mô hình trung tâm dưỡng lão thống nhất cho các khu vực trên toàn quốc, đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí Cung cấp và nâng cao chất lượng cơ sở điều dưỡng và chăm sóc dịch y tế cho NCT trong tình trạng đi lại khó khăn, không có điều kiện chăm sóc Ngoài ra trung tâm dưỡng lão cũng cung cấp thêm cơ sở vật chất cho cộng đồng NCT còn khoẻ mạnh, tạo điều

Trang 19

kiện cho NCT có một môi trường sinh hoạt ăn, ngủ, vui chơi giải trí lành mạnh, vui vẻ và đầm ấm Cung cấp các dữ liệu thiết kế, các mẫu thiết kế minh hoạ làm cơ sở cho chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn tham khảo áp dụng, trên cơ sở đó điều chỉnhcho phù hợp với tính chất của dự án trên như cầu thực tế Đề tài nhận định, kết quả nghiên cứu của dự án đưa ra là nguồn tư liệu quan trong để đề tài soi chiếu, đối sánh trong quá trình đưa ra giải pháp nghiên cứu của đề tài.

Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận định, vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT ở Việt Nam nhận được sự quan tâm từ nhiều phía, từ nhà nước, Chính phủ, từ các bộ ban ngành địa phương, từ các ngành nghề, lĩnh vực có liên quan Đặc biệt, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn để chăm sóc sức khỏe NCT về các mặt y học, tâm sinh ly, xã hội hoc

Bên cạnh đó, nghiên cứu chăm sóc sức khỏe NCT dưới góc độ không gian kiến trúc, xây dựng, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này Còn nghiên cứu về sự phù hợp của không gian nội thất, của yếu tố nhân trắc học, ảnh hưởng của màu sắc đến tâm sinh lý, đến sinh hoạt của NCT ở các TTCSNCT hiện nay gần như chưa được dé cập Day là khoảng trồng lớn dé dé tài tiền hành triển khai nghiên cứu và phát triển.

1.2 Ngoài nước

Già hóa dân số đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thé giới, nhưng diễn ra mạnh nhất ở các nước phát triển Trong số các quốc gia hiện được Liên hợp quốc phân loại là phát triển hơn (có dân số 1,2 tỷ người vào năm 2005), độ tuổi trung bình của dân số tăng từ 29 tuổi năm 1950 lên 37,3 tuổi năm 2000 và dự báo sẽ tăng lên 45,5 tuổi vào năm 2050 Các con số tương ứng cho toàn thế giới là 23,9 tuổi cho năm 1950; 26,8 tuổi cho năm 2000 và 37,8 tuổi cho năm 20505.

Nguồn gốc của già hóa dân số được các nhà nghiên cứu chỉ ra nằm ở hai hiện tượng nhân khâu học: Tuổi thọ tăng và mức sinh giảm Sự gia tăng tuổi thọ làm tăng tuổi trung bình của dân số bằng cách tăng số năm mà mỗi người già lên so với số năm trẻ Mức sinh giảm làm tăng tuổi trung bình của dân số bằng cách thay đổi sự cân bằng của những người sinh gần đây (trẻ) sang những người sinh xa hơn trong quá khứ (già) Trong hai yếu tố này, mức sinh giảm là nguyên nhân chính dẫn đến già hóa dân số trên thé giới hiện nay Cụ thé hơn, chính sự sụt giảm lớn tổng tỷ

5 Liên hợp quốc, 20046 Weil, 1997

Trang 20

suất sinh trong nửa thế kỷ qua là nguyên nhân chính gây ra tình trạng già hóa dân số đang diễn ra ở các nước trên thế giới Bởi vì nhiều nước đang phát triển đang trải qua quá trình chuyền đổi mức sinh nhanh hơn, họ sẽ bị già hóa dân số thậm chí còn nhanh hơn các nước đang phát triển trong tương lai.

Vấn dé chăm sóc sức khỏe NCT rất được quan tâm, đặc biệt là ở các nước phát triển Đề đưa ra cái nhìn tổng quan về chăm sóc sức khỏe NCT trên thế giới, đề tài tiếp cận nghiên cứu theo phân vùng như sau:

Do đặc thù về văn hóa, lối ng, nên đa phần các Ở các nước phương Tâ

thành viên trong gia đình đều độc lập cả về kinh tế lẫn đời sống tỉnh thần Con cái sau khi đủ tuổi trưởng thành hoặc có việc làm thường tách ra ở riêng hoặc nếu ở

chung thì cũng ít gắn bó với cha mẹ hơn Vì vậy cha mẹ thường phải tự chăm sóc

bản thân mình thay vì mong chờ vào sự phụng dưỡng của con cái khi về già Viện dưỡng lão do đó trở thành một lựa chọn hợp lý và trở thành ngôi nhà thứ hai của họ khi đã đến tuổi xế chiều Với quan niệm viện dưỡng lão là chỗ ở, sinh hoạt lâu dài chứ không chỉ đơn thuần là một cơ sở có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tạm thời nên mô hình viện dưỡng lão ở phương Tây hướng đến việc tạo ra một không gian sống thoải mái, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần cho NCT để họ có thể cảm thấy an tâm sống và sống như trong chính ngôi nhà của họ.

Tai New Zealand, với gần 771.000 người trên 65 tudi, là quốc gia dẫn dau thị trường về dịch vụ dưỡng lão, với nhiều quy định rõ ràng vẻ chất lượng dịch vụ và phí quản lý Úc và New Zealand đang dần thay đổi xu hướng xây dựng các khu

dưỡng lão truyền thống với mật độ thấp, lên các mô hình hiện địa hơn tại các khu

vực thành thị tập trung đông dân cư.

Ong William Wallace, Tổng Giám đốc Savills New Zealand cho biết “Trong thập kỷ tới, số người trên 65 tuổi ở New Zealand sẽ tăng gần 40% Là một trong những thị trường có nhiều kinh nghiệm về việc cung cấp các dịch vụ cho người cao tuổi, chúng tôi kỳ vọng sẽ chứng kiến sự đổi mới trong việc cung cấp nhiều loại hình nhà ở mới mẻ cho người dân”.

Hoa Kỳ có hơn 53 triệu người trên 65 tuổi và sẽ có 53 thành phó siêu già vào năm 2035 Cũng vì thé, thị trường tại đây cung cấp rất nhiều gói dịch vụ khác nhau trong cùng một khuôn viên của viện dưỡng lão cho những đối tượng khác nhau; từ việc chủ động sinh hoạt tới các dịch vụ có nhân viên chăm sóc lành nghề hỗ trợ Thậm chi, Hoa Kỳ còn là nước sớm áp dụng việc xây dựng cong đồng sinh hoạt đa

10

Trang 21

thế hệ trong khu vực các trường đại học dành cho nhóm hưu trí, như làng Lasell

Village tại Massachusetts bằng việc xây dựng các phòng dưỡng lão trong khuân viên trường đại học và NCT có thể sử dụng các tiện ích tại đó, như lớp học, bệnh viện

Pháp đang áp dụng mô hình cho thuê cho nhóm NCT, tương tự như nhà ở sinh viên nhưng có nhiều không gian chung và dịch vụ cao cấp hơn, tập trung ở các khu vực thành thị, với nhiều dự án gần các tuyến giao thông công cộng và cửa hàng mua sắm.

Ở các nước phương Đông: Nhiều năm về trước do truyền thống văn hóa cũng như quan niệm về đạo đức, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ Bên cạnh đó, trong xã hội phương Đông, giữa các thành viên trong gia đình luôn có

một sợi dây liên kết tình cảm, ông bà muốn được ở gần con cháu, nên việc đưa cha

mẹ vào nhà dưỡng lão phần đông bị coi là một việc làm chưa có hiểu Vì vậy viện dưỡng lão thường chỉ được coi như nơi ở tạm thời của NCT trong một số hoàn cảnh bắt buộc, chứ đa phần NCT không xác định coi đó là chỗ ở lâu dài Tuy nhiên, hiện nay, tư tưởng của người phương Đông đã có nhiều thay đỏi, vấn đề viện dưỡng lão đang được quan tâm và có nhiều bước phát triển Đã có những thay đổi mạnh mẽ từ sự quan tâm của Chính Phủ đến nhận thức của người dân về một mô hình nơi ở mới

cho NCT - hệ thống viện dưỡng lão đạt tiêu chuẩn Nhật Bản đã coi viện dưỡng lão

là một loại hình nhà ở độc lập có hệ thống tiêu chuẩn thiết kế riêng kèm theo những điều kiện bắt buộc về chăm sóc sức khỏe NCT Các quốc gia châu Á phát triển như Nhật Bản, Singapo đã rất quan tâm và có những công trình viện dưỡng lão với quy mô, chất lượng đạt chuẩn quốc tế (Hình 3).

(Nguôn ảnh: phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Trang 22

Nhật Bản có một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới Năm 2000, đất nước này dừng việc để người già phụ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình, thay vào đó là áp dụng gói bảo hiểm chăm sóc dài hạn bắt buộc - “Kaigo hoken” Điều này đã mang đến một thị trường lớn cho sự hình thành và phát triển của các Quỹ bat động sản liên quan tới chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, hay nhóm các đầu tư

cá nhân”.

Có thé thấy, vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT, đảm bảo không gian sống phù hợp và nâng cao của NCT trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe hiện đã và dang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ cơ quan nhà nước đến tư nhân và xã hội trên thé giới cũng như ở Việt Nam hiện nay.

2 Tính cấp thiết của đề tài

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già

hóa dân số từ năm 2011 Năm 2019, tỷ lệ NCT chiếm 11,86% dân s6 Tỷ lệ NCT sẽ tăng lên 16,66% vào năm 2029 và 26,10% vào năm 2049 Việt Nam sẽ là một trong. số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thé giới, tỷ lệ người NCT cô đơn cũng đang có xu hướng gia tăng Trước thực trạng trên, nhu cầu đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT là tất yếu trong đó có loại hình trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT - nhà/viện dưỡng lão dang tim g bước phat triên.

Ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay, cuộc sống phát triển, đời sống cao hơn, con người cũng sông ngày càng bận rộn hơn, lo làm việc nhiều hơn so với trước đây Trong cuộc sống hiện nay, rất nhiều người đã không còn giữ được truyền thống của người Việt Nam - phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi cao, sức yếu Họ bị công việc cuốn lấy, không có nhiều thời gian chăm lo gia đình, chăm sóc tốt người thân, không ít người đã gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão vì không có thời gian chăm sóc. Bên cạnh đó, tư tưởng của nhiều người Việt Nam hiện nay đã có sự thay đổi Khi đến tuổi về già, họ có suy nghĩ muốn sống ở trung tâm chăm sóc sức khỏe dành cho NCT, họ cho rằng ở TTCSNCT, sẽ có sự chăm sóc khoa học của đội ngũ bác sĩ, luôn có các y tá giúp đỡ và lo cho họ ngay khi họ cần, đảm bảo các vấn đề về sức khỏe một các nhanh và tốt nhất Và ở đó họ có thể được sinh hoạt, gặp gỡ, trò chuyện với nhiều NCT khác, tránh được cảm giác cô đơn của tuôi già.

Nhu cầu về các địch vụ có liên quan đến TTCSNCT - viện dưỡng lão hiện nay đang ngày một tăng lên, nhưng thị trường phần lớn vẫn chưa thực sự phát triển.

7 phapluatxahoi.kinhtedothi.vn (2021)

Trang 23

Tại Việt Nam, thị trường này gần như còn sơ khai Trong số 63 tỉnh thành, chỉ có 32 tỉnh có cơ sở chuyên biệt dành cho NCT Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu phải có ít nhất một cơ sở ở mỗi tỉnh vào năm 2025, nhưng điều này không thể theo kịp và đáp ứng được sự gia tăng nhanh chóng của dân số già của Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớnŠ Mô hình của các cơ sở chăm sóc NCT ở Việt Nam hiện nay có thể chia thành 3 nhóm Nhóm thứ nhất là các cơ sở do các cá nhân, doanh nghiệp đứng ra tô chức, xây dựng Nhóm thứ hai là các cơ sở dưỡng lão từ thiện do các cá nhân hoặc tô chức tôn giáo như nhà chùa, giáo hội đứng ra tô chức Nhóm thứ ba gồm các sở chăm sóc, điều dưỡng người có công, NCT thuộc diện chính sách do nhà nước đứng ra bảo trợ Phân khu chức năng trong các trung tâm dưỡng lão ở Việt Nam hiện nay nhìn chung tương đối đơn giản và cơ bản giống nhau Với số lượng NCT nhiều và tình trạng bệnh lý tương đối phức tạp, cộng với việc thiếu điều dưỡng, đa phần các nhà dưỡng lão đều có một phòng hội trường với diện tích tương đối lớn ở trung tâm dé tập trung NCT trong những giờ sinh hoạt chung dé tiện cho việc chăm sóc và quản lý Các khu vực chức năng còn lại bao gồm khu vật lý trị liệu, phòng ăn, bếp nấu, hệ thống phòng ở, phòng điều hành và phòng nghỉ của nhân viên Với mô hình như hiện nay, không gian sinh hoạt chung cho NCT gần như không đảm bảo phù hợp với nhu cầu sống và sinh hoạt, vui chơi, giải trí của NCT Những nhu cầu như đọc sách, thư giãn, nghiên cứu hay cập nhật thông tin qua máy tính đối với những NCT còn minh mẫn chưa được quan tâm.

Mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT ở Việt Nam sẽ phát triển trong tương lai gần dé đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong xã hội Đồng thời, trước thực trạng thiếu sự hợp lý trong không gian sinh hoạt ở nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe cho NCT hiện nay, việc nghiên cứu các giải pháp thiết kế không gian nội thất nói chung, và không gian nội thất khu sinh hoạt nói riêng tại trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT trở thành một vấn đề có tính cấp thiết.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Dé tài đề xuất giải pháp thiết kế điển hình không gian nội thất khu sinh hoạt tại TTCSNCT tại Hà Nội.

Mục tiêu cụ thể

Š phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Trang 24

Đề tài giới thiệu các thông tin khái quát về NCT, nhu cầu không gian sống và sinh hoạt của NCT hiện nay.

Phân tích việc chăm sóc sức khỏe NCT và không gian nội thất khu sinh hoạt cho NCT tại các TTCSNCT hiện nay;

Nhận diện các tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kiến trúc, yêu cầu về thiết kế nội thất không gian chức năng, không gian sinh hoạt tại TTCSNCT

Xây dựng tập thiết kế điển hình không gian nội thất khu sinh hoạt phù hợp cho NCT ở TTCSNCT tại Hà Nội.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đôi trợng nghiên cú:

Đề tài nghiên cứu các vấn đề mang tính tổng quan về NCT, việc chăm sóc sức khỏe cho NCT trong xã hội hiện nay

Đề tài nghiên cứu thực trạng không gian sinh hoạt của NCT tại các TTCSNCT hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi không gian: một số TTCSNCT trên địa bàn thành phó Hà Nội Phạm vi thời gian: từ năm 1990 đến năm 2021

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã xây dựng, đề tài sử dụng cách tiếp cận và một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

5.1 Cách tiếp cận

Tiếp cận liên ngành: đề tài sử dụng kết quả nghiên cứu của một số ngành có mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài như: Xã hội học, dân tộc học để có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, mang lại những đánh giá có tính khách quan, trung thực.

ép cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về NCT trong và ngoài nước

An từ thực tiễn, đánh giá thực trạng không gian nội thất khu sinh hoạt trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT ở Hà Nội.

n từ những định hướng, mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho NCT Từ đó đưa ra giải pháp thiết kế không gian nội thất khu sinh hoạt tại trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT ở Hà Nội.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp, sưu tầm, thu thập, phân tích tư liệu 14

Trang 25

Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, sưu tầm, thu thập tư liệu nhằm hệ thống hóa các tài liệu, hình ảnh có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến NCT, sức khỏe của NCT.

Trên cơ sở đó, đề tài phân loại, đánh giá, đưa ra ý kiến, nhận định về vấn đề nghiên cứu.

Phuong pháp khảo sát thực địa

Đề tài thực hiện việc khảo sát thực trạng như: chụp hình, thu thập thông tin, dữ liệu, về NCT, không gian sinh hoạt của NCT tại một số trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT ở Hà Nội Sau đó phân tích các tài liệu, thiết lập cơ sở cho vấn đề chính cần nghiên cứu của đề tài Kết quả phân tích có được cho phép nhóm nghiên cứu nhìn nhận chính xác hơn về thực trạng không gian nội thất khu sinh hoạt tại một số TTCSNCT ở Hà Nội.

Để có được nhận định mang tính khách quan, thẻ hiện sự tương quan trong các đánh giá, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn cụ thê một số TTCSNCT tại thành phố Hà Nội Việc lựa chọn các trung tâm chăm sóc này được dựa trên các tiêu chí như: quy mô, mức độ đáp ứng không gian, phạm vi hoạt động Việc khảo sát thực tế được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2022 ở một số TTCSNCT trên địa bàn Tp Hà Nội hiện nay, cụ thé:

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, cơ sở 1: tại U07 - L16, khu đô thị Đô Nghĩa, Đường Nguyễn Văn Trác, Hà Đông, Tp Hà Nội

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, cơ sở 2: tại A2.3 - LK05 - Ô số 18, khu đô

thị Thanh Hà Cienco5, Kiến Hưng, Hà Đông, Tp Hà Nội

Viện dưỡng lão Thiên Đức, cơ sở 1: tại số 10, ngõ 39, ngách 11, đường Dong Ngạc, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Tp Hà Nội

Kết quả thu được từ khảo sát thực tế cho phép dé tài có những nhận định tương đối chính xác về NCT, cuộc sống của NCT ở TTCSNCT hiện nay Từ đó xây dựng cơ sở nền tảng cho vấn đề cần nghiên cứu phân tích.

Phương pháp quan sát ghỉ chép khoa học: đây là phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tô khác có liên quan đến đối tượng nghiên cứu Phương pháp này là một trong những hình thức chủ yếu của nhận thức kinh nghiệm dé tạo ra thông tin ban đầu, xây dựng lý thuyết và kiểm tra lý thuyết bằng thực nghiệm, là con đường chủ yếu để gắn lý thuyết với nghiên cứu hoạt động thực tiễn.

Trang 26

Đề tài tiến hành phương pháp quan sát khoa học tại không gian của 3 TTCSNCT ở Hà Nội được nêu ở trên Kết quả quan sát khoa học là căn cứ để xác định các phương án, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu của đề tài.

6 Cấu trúc của báo cáo tổng kết

Ngoài phan mở đầu (16 trang), phần kết luận (2 trang), tài liệu tham khảo (4 trang), phụ lục (15 trang), nội dung báo cáo tổng kết gồm 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận, những vấn đề chung về người cao tuổi (13 trang) Chương 2 Thực trạng việc sức khỏe người cao tuôi, không gian sinh hoạt của người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc hiện nay (24 trang)

Chương 3 Đề xuất thiết kế điển hình không gian nội thất khu sinh hoạt cho người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi ở Hà Nội (34 trang)

Trang 27

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, NHỮNG VAN ĐÈ CHUNG VE NGƯỜI CAO TUOI

1.1 Thuật ngữ, khái niệm

Già hóa dân số là kết quả tác động lẫn nhau giữa việc sống lâu hơn và sự suy giảm khả năng sinh sản Đó là một phần của quá trình phát triển lâu dài được gọi là quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, từ tỷ lệ tử và mức sinh cao sang tỷ lệ tử vong và mức sinh thấp Khi các thế hệ lớn sinh ra trong thời kỳ mức sinh cao sống lâu hơn và các thế hệ tiếp theo sinh ra vào thời điểm mức sinh giảm thấp hơn, thì đân số nói chung đang già đi Tất cả các quốc gia đều trải qua quá trình này sớm hay muộn Các chỉ số được sử dụng thường xuyên nhất để chứng minh điều này là tỷ lệ phần trăm số người trên một độ tuổi nhất định (60 hoặc 65) và độ tuổi trung bình của dân số.

Tuổi già là giai đoạn phát triển cuối cùng trong suốt chu kỳ sống, được xác định theo thời gian, vai trò xã hội hoặc theo tình trạng chức năng Giai đoạn tuổi già khiến cơ thể giảm khả năng đề kháng, sức khỏe kém hơn Theo nghiên cứu của Schaie và Willis, khả nang mắc bệnh đang tăng mạnh ở độ tuôi sau 65, chiếm xấp xi 12,5% dân số và chiếm 30% chi phí y tế quốc gia ở Mỹ, NCT sử dụng 25% tổng số thuốc được cấp và chiếm 40% tổng số lần đến gặp bác sĩ, tỷ lệ mắc bệnh mãn tính trong dân số gia từ 70 tudi trở lên là 81% (37).

Tuổi già được cho là độ tuổi gần hoặc vượt qua tuổi thọ của con người, là sự

kết thúc của vòng đời con người sinh - lão - bệnh - tử Các thuật ngữ thường được sử dụng để dành cho những người ở độ tuổi này như: người già, người cao tuổi, người lớn tuổi Người già thường có sự hạn chế trong khả năng tái tạo sức khỏe và dé mắc nhiều bệnh tật, hội chứng, chấn thương, ốm đau hơn so người trẻ tuổi Họ phải đối mặt với các vấn dé xã hội khác nhau liên quan đến việc nghỉ hưu, sự cô đơn và vấn đề tuổi tác Năm 2011, Liên hợp quốc đã đề xuất một công ước nhân quyền đặc biệt bảo vệ NCT.

Hau hết các nước trên thế giới đều đặt tuổi nghỉ hưu trong khoảng từ 60 đến 65 tuổi Độ tuổi này cũng thường được coi là đánh dấu sự chuyên đổi từ tuổi trung

* Schaie, K.W., Willis, S.L., 2001.

Trang 28

niên sang tuổi già Một số nước quy định tuổi già có thể bắt đầu sớm nhất là giữa

những năm 50 tuổi hoặc muộn nhất là những năm 70 tuổi.

Độ tuổi quy định tuổi già còn phụ thuộc vào bối cảnh xã hội của từng quốc gia Ví dụ, Liên hợp quốc coi tuổi già là 60 tuổi trở lên Ngược lại, trong báo cáo chung năm 2001 của Viện Quốc gia Hoa Kỳ về lão hóa và Văn phòng khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã đưa ra mức bắt đầu của tuổi già ở châu Phi cận Sahara là 50 tuổi Ngưỡng tuổi thấp hơn này bắt nguồn chủ yếu từ cách nghĩ khác về tuổi già ở các quốc gia đang phát triển đó Không giống như ở các nước phát triển, nơi tuổi tác xác định tuổi nghỉ hưu, xã hội ở các nước đang phát triển xác định tuổi già theo khả năng đóng góp tích cực của một người cho xã hội Việc nay là vấn đề ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ tuổi thọ các nước này thấp hơn ở khắp các nước đang phát triển.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng con người trải qua các điều kiện khác nhau khi họ đến tuổi già Ở các nước phát triển, nhiều người ở độ tuổi 60 và đầu 70 tuổi vẫn khỏe mạnh, năng động và có thể tự chăm sóc cho bản thân Tuy nhiên, sau 75 tuổi, họ ngày càng trở nên yếu ớt, biểu hiện suy nhược, hoặc suy nhược nghiêm trọng về tinh thần và thé chat.

Do đó, thay vì gộp tất cả những người được xác định là già lại với nhau, một số nhà khoa học nghiên cứu lão hóa đã chỉ ra sự đa dạng của tuổi già, bằng cách xác định các nhóm độ tuổi, cụ thể: Độ tuổi chớm già (60 đến 69 tuổi), độ tuổi già (70 đến 79 tuổi) và rất già (trên 80 tuổi) Hoặc, độ tuổi chớm già (65 đến 74 tuổi), độ tuổi già (75 đến 84 tuổi) và già nhất (trên 85 tuổi) Việc xác định các nhóm độ tudi trong tuổi dân số trên 65 cho phép các nhà khoa học miêu tả chính xác hơn về những thay đổi đáng ké trong cuộc sống của độ tuổi này.

Tuổi già: Giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời của một cá nhân Tuổi giả thường đi kèm với sự suy giảm các chức năng, cả tinh thần và thẻ chất và giảm các hoạt động xã hội, thể dục thé thao Sự khởi đầu chính xác của tuổi già khác nhau về mặt văn hóa và lịch sử Nó là một cấu trúc xã hội, chứ không phải là một giai

đoạn sinh học!9,

' The Oxford Dictionary of Sports Science & Medicine (Từ điển Oxford về Khoa học Thẻ thao & Y học)18

Trang 29

Từ điển Britannica cho rằng: Tuổi gia (còn được gọi là lão hóa) ở con người, là giai đoạn cuối cùng của tuổi thọ bình thường, thông thường tuổi già được cho là những người có độ tuổi từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên Tuổi già là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sống của một cá nhân và nó là một nhóm tuổi hoặc một thế hệ!!.

Tại Việt Nam, pháp luật quy định công dân có tuổi từ 60 trở lên được gọi là NCT Theo Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam, số 23/2000/PL-UBTVQH ban hành ngày 28 tháng 04 năm 2000 quy định: “Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở /ên” [9] Bên cạnh đó, pháp lệnh cũng nhận định:

“Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo duc con cháu về nhân cách và giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh than và tiếp tục phát huy vai trò của người cao tuổi là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, là thể hiện bản chát tốt dep, dao lý, truyền thông của dân tộc ta” [9] 1.2 Tác động cúa già hóa dân số với xã hội

Con người trên toàn thế giới đang, sống lâu hơn Họ mong sống đến tuổi bảy

mươi và hơn thế nữa Các quốc gia trên thế giới đều đang có sự gia tăng cả về quy mô va tỷ lệ NCT trong dân số Số lượng người từ 65 tuổi trở lên trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng hơn gap đôi vào năm 2050 Năm 2020, ước tính có khoảng 727 triệu người từ 65 tuổi trở lên trên toàn thé giới Con số này được dự báo sẽ tăng hon gấp đôi vào năm 2050, đạt hơn 1,5 tỷ người Tỷ lệ NCT trong dân số toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 9,3% vào năm 2020 lên 16,0% vào năm 2050 Đến giữa thế kỷ này, cứ 6 người trên toàn cầu thì có một người từ 65 tuổi trở lên!? Dự kiến, đến năm 2050, số người từ 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ đông hơn đáng kể so với trẻ em dưới 5 tuổi!3 Van đề già hoá dân sé, là việc mang tính toàn cầu được nhiều quốc gia trên thé giới quan tâm, trong đó có Việt Nam Song hành với phát triển kinh tế, xu hướng gia hoá dân số ở nhiều nước là điều không thẻ tránh khỏi Tình trạng già hoá dân số dang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo đó nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội cân phải giải quyết.

!! Britannica.com

"2 Liên Hiệp Quốc (2020), "World Population Ageing 2020 Highlights”.'3 Theo báo cáo Sức khỏe và Lão hóa Toàn cầu do Tỏ chức Y tế Thể

19

Trang 30

Năm 2015, NCT chiếm khoảng 12,3% dân số thế giới với 901 triệu người và sẽ tăng lên hơn 2 tỷ người, chiếm 22% dân số thế giới vào năm 2050 Trung bình cứ một giây lại có 2 người bước vao tuổi 60, tức là mỗi năm thé giới có thêm khoảng

Bang 1 SỐ lượng và tỷ lệ dân số NCT ở thé giới, khu vực và trong nước (Nguén: UNDESA.2015 a,b,c.World population aging 2015-2050; World

population policies New York)

Gia hóa dân số là sự gia tăng tỷ lệ người lớn tuổi trong xã hội do mức sinh giảm và tuổi tho tăng - đây là một xu hướng toàn cầu không thé đảo ngược với những hậu quả sâu rộng về kinh tế và chính trị xã hội Và phần lớn sự tăng trưởng dự kiến về số lượng NCT sẽ đến từ các nước đang phát triển Già hóa dân sé sẽ dẫn đến suy giảm lực lượng lao động, giảm mức sinh và tăng tỷ số phụ thuộc vào tuổi, tỷ số lao động trong độ tuổi già Để minh họa, trong khi cứ mỗi người trên 64 tuổi trên thế giới có 10 công nhân vào năm 1970, thì con số dự kiến là năm 2050 chỉ là 4; thậm chí sẽ ít hơn 2 ở một số nước châu Âu.

Dân số già đặt ra thách thức đối với sự ồn định tài khóa và kinh tế vĩ mô của nhiều nước, thông qua việc chính phủ tăng chỉ tiêu cho các chương trình hưu trí, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội cho NCT Điều này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội nói chung Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế ở các nước không chỉ làm tăng nhu cầu bảo trợ xã hội, mà còn gây chú ý đến van dé già hóa dân số do nhiều quốc gia phải đối mặt với các khoản nợ công không bền vững Ở nhiều quốc gia, chỉ tiêu công vốn đã cao, làm hạn chế khả năng tài khóa đối với việc tăng chỉ tiêu liên quan đến già hóa trong thời gian dài Số lượng và tỷ lệ NCT trong xã hội ngày càng tăng, nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của NCT ngày càng lớn Tất cả các lĩnh vực của xã hội cần thích ứng với sự thay đổi này.

'* Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình, năm 201820

Trang 31

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân sé nhanh nhất thế giới Tổng dân số Việt Nam tại thời điểm ngày 01/4/2009 là 85,85 triệu người, trong khi tổng dân số tại thời điểm ngày 01/4/2019 là 96,21 triệu người Trong đó, số lượng NCT năm 2009 và 2019 tương ứng là 7,45 triệu (chiếm 8,68% tổng dân só) và 11,41 triệu (chiếm 11,86% tổng dan số) Tính trung bình trong giai đoạn 2009 - 2019, tổng dan số tăng

1,14%/nam thì dân số cao tuổi tăng tới 4,35%/năm [14, tr 3].

Dân số Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn “dân số gia” (khi ty lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% tổng dan số) vào năm 2036 với tỷ lệ NCT đạt 14,17% tổng dân số và với gần 15,46 triệu người Dự báo dân số cho thấy xu hướng rất thú vị về thay đổi cơ cấu tuổi dân số ở Việt Nam trong những thập kỷ tới như được thẻ hiện trong (Hình 4)

mmm Ty lệ dân s660+ mwTylệdânsố65+ =——Tỷ số phụ thuộc chung

Hình 4 Dự báo tỷ lệ dân số 60+, 65+ và tỷ số phụ thuộc chung, 2019 - 2069 (Nguôn: Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam)

Việt Nam đang phải đôi mặt với tình trạng già hóa dân sô nhanh chóng, sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh của xã hội bao gồm y tế, an sinh xã hội, các hoạt động văn hóa - xã hội, cấu trúc gia đình và thị trường lao động Chính phủ Việt Nam đang tích cực xây dựng các chính sách phù hợp với dân số già tại Việt Nam Bộ Y tế

21

Trang 32

cũng đã có nhiều chính sách trong việc khám chữa bệnh và nâng cao dịch vụ chăm

sóc sức khỏe cho NCT tại Việt Nam'Š.

Thông qua các số liệu và dự báo tỷ lệ NCT ở Việt Nam cho thấy việc già hóa

dân số và chăm sóc về thể chất, tỉnh thần nhằm đảm bảo sức khỏe, hạnh phúc trong

cuộc sống của NCT là những thách thức lớn đối với gia đình, xã hội và Chính phủ Việt Nam Nhằm chuẩn bị cho tình trạng trên, những vấn dé như nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ NCT hoặc xây dựng mô hình trung tâm chăm sóc NCT tại cộng đồng rất cần được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

1.2.1 Tác động với nền kinh tế

Các tác động xã hội và kinh tế của dan số già đang ngày càng trở nên rõ rang ở nhiều quốc gia công nghiệp phát triển trên toàn cầu Các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với một số vấn đề liên quan bao gồm giảm dân số trong độ tuổi lao động, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, gia tăng quỹ lương hưu và thay đổi các động lực kích cầu trong nền kinh tế.

Dân số già nhanh đồng nghĩa với việc trong nền kinh tế, số người trong độ tuôi lao động ít hơn Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung lao động trong độ tuổi, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lấp day vai trò lao động chủ lực Nền kinh tế phải đối mặt với những hậu quả bt lợi, bao gồm giảm năng suất lao động, chỉ phí lao động cao hơn, việc mở rộng kinh doanh bị trì hoãn và giảm khả năng cạnh tranh quốc tế Trong một số trường hợp, sự thiếu hụt nguồn cung có thé đây tiền lương lên cao, do đó gây ra lạm phát tiền lương và tạo ra một vòng xoáy luẫn quan giá cả - tiền lương.

Dân số già cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các dịch vụ xã hội này, đặc biệt là đối với lương hưu Lý do cơ bản là những tiến bộ về y tế trong vài thập ky qua đã kéo đài tuổi thọ của con người, buộc quỹ lương hưu phải hỗ trợ một số lượng lớn người hưu trí trong thời gian dài hơn.

1.2.2 Tác động đến hệ thông y tế

Sự gia tăng số lượng NCT trong dân số kéo theo các vấn đề như chăm sóc sức khỏe và mối quan hệ của già hóa dân số với tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội tác động đến tăng trưởng kinh tế Trong các xã hội già hóa, các phương tiện kết nối '5 Người cao tudi và sức khỏe tại Việt Nam (2021)

2

Trang 33

chăm sóc sức khỏe và sức khỏe với sự tăng trưởng của nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi số lượng NCT ngày càng tăng trong dân số.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng theo độ tuổi, các quốc gia có dân số già phải phân bổ nguồn lực tài chính cho hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT nhiều hơn Chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe như một phần của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng cao ở hau hết các nền kinh tế tiên tiến; một thách thức mà các nền kinh tế tiên tiến phải đối mặt là đảm bảo rằng khi họ tăng chỉ tiêu, kết quả chăm sóc sức khỏe NCT thực sự được cải thiện Chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực chịu tác động đặc biệt của cơ cấu dân số theo độ tuổi Hệ thống chăm sóc sức khỏe trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã quá tải Sự gia tăng nhóm dân số già có thể khiến hệ thống y tế ngày càng quá tải hơn Chỉ phí bảo hiểm y tế gia tăng, số lượng NCT tăng khiến tong chi phí chăm sóc sức khỏe cũng có khả năng tăng lên.

Nhìn chung, NCT là một phần quan trọng của xã hội và ngày càng tăng trên thé giới cũng như ở Việt Nam Xu hướng không thể thay đổi nay đưa ra cả những, thách thức, khó khăn và cơ hội thực sự cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam Già hóa dan số có tác động sâu sắc đến nền kinh tế và thị trường lao động NCT có kinh nghiệm sống phong phú, góp phần đáng kẻ vào phát triển cấu trúc xã hội của cộng đồng địa phương Nhưng dân số già cũng ảnh hưởng đến mọi việc trong xã hội, do tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động chậm lại và sự gia tăng các quỹ chỉ tiêu cho việc chăm sóc người gia gia tăng.

1.3 Đặc điểm của người cao tuổi

Lão hóa là một quá trình đa yếu tố, ảnh hưởng đến cơ thể con người ở mọi cấp độ, dẫn đến những thay đổi cả về mặt sinh học và tâm lý Lão hóa là quá trình không thé tránh khỏi và không thé đảo ngược, nó chắc chắn sẽ xảy ra theo năm tháng Dù con người có muốn tránh nó đến đâu, nó vẫn là một quá trình tự nhiên diễn ra theo thời gian, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý, đến giao tiếp xã hội, tác động đến thẻ chat, tâm lý khác đói với sức khỏe tổng thé của con người.

Đặc điểm tuổi già là sự suy giảm cả thé chất va tinh than Dấu hiệu của tuổi già không giống như dấu của tuổi trung niên, những dấu hiệu này không xảy ra ở cùng một độ tuổi thời gian cho tất cả mọi người Chúng xảy ra với tỷ lệ khác nhau, dành cho những người khác nhau Dấu hiệu tuổi già có thé khó khăn hoặc dé dàng

23

Trang 34

giữa những người ở cùng độ tuổi Một dấu hiệu cơ bản của tuổi già ảnh hưởng đến cả thé chất và tinh thần là “sự chậm chạp trong hành vi” Thuật ngữ này mô tả mối tương quan giữa tuổi cao và sự chậm chạp của các phản ứng, việc thực hiện nhiệm vụ thể chất và tỉnh thần Rõ ràng rằng, với tuổi tác ngày càng cao, con người có nhiều khả năng bị rối loạn thé chat.

Quá trình lão hóa khiến người già có nhiều thay đổi từ hình thức bên ngoài đến cơ quan bên trong cơ thể Thay đổi từ bề ngoài và dễ quan sát như nếp nhăn của da, đến thay đổi ở các cơ quan trong cơ thé, chẳng hạn: thay đổi ở cơ quan trao đồi chất; suy giảm cảm giác; mắt thính giác và thị lực kém; sự réi loan trong co thé, cùng với xuất hiện những tâm ly cô đơn, bi quan, nóng nảy, đa nghỉ những khủng hoảng tâm lý càng ngày càng tăng lên theo tuổi tác, rõ nét nhất là khoảng 80 tuổi trở lên Một số đặc điểm tâm sinh lý của NCT thường thấy như:

1.3.1 VỀ sinh lý

Người về già cũng như một em bé, thân thể yếu đi, phản ứng chậm, người gia cần một thời gian lâu dé ghi nhớ dữ kiện, suy nghĩ và thời gian trả lời lâu hơn.

Đặc biệt con người càng về già trí nhớ suy giảm rất hay quên, thiếu sự chú ý, dễ mắc hội chứng Alzaheimer, không nhớ để đồ dùng ở đâu, đã ăn cơm hay chưa, hoặc ăn rồi lại nói chưa ăn

Xương cốt yếu đi, hay đau nhức xương, đi đứng chậm chap, dễ té ngã, vì vay trong phòng tắm cần có biện pháp phòng ngừa trơn trot.

Biếng ăn, ít ngủ, xuống cân, khó ngủ, mắt ngủ hay đi tiểu đêm, tâm lý phiền muộn, thương cảm, lo âu hụt hãng sau khi nghỉ hưu.

Thính giác giảm, lãng tai dé nghe sai hiểu sai ý của người khác, đa nghỉ suy

đoán, rất dễ mẫn cảm với cảm giác cơ thể.

Cơ năng sinh lý ngày càng suy yếu, sức khỏe sức đề kháng suy yếu, các cơ quan lão hóa suy nhược, rất dễ mắc bệnh vì thế cần sự quan tâm, quan sát đặc biệt, chăm sóc nhận biết ra những thay đổi dé kịp thời chữa trị vì nếu không phát hiện sớm thì thời gian bệnh kéo dài, rất lâu khỏi bệnh.

1.3.2 VỀ tâm lý

Tâm lý cô đơn: đây là một tâm lý phd ến ở hầu hết người già, trước đó họ vẫn đi làm được tiếp xúc giao tiếp nhiều người, còn lúc nghỉ hưu rời khỏi nơi công

24

Trang 35

tác sức khỏe cũng yếu đi, ít ra ngoài hay ở một mình sẽ dễ sinh ra buồn chán, cô đơn nhất dé thây mình bị bỏ rơi nhất là lúc con cái, hàng xóm láng giéng vẫn đi làm chỉ còn họ ở một mình vào ban ngày, họ muốn được chăm sóc và dé ý nhiều hơn Vi thé chúng ta cần cảm thông cư xử tế nhị tránh dé họ rơi vào trường hợp cảm thay bị hat hui.

Do tâm ly cô đơn trở nên tự ti nóng nảy vì nhận thấy dia vi xã hội của mình ngày càng kém đi, tỉnh thần dé nổi cáu trước những việc nhỏ nhặt, dé dao động, khó kiềm chế kiểm xúc Dễ bị sốc, ngất xiu, hay xơ cứng động mạch, tai biến khi gặp những vấn đề chắn động tỉnh thần lớn.

Tâm lý hoài cổ: người già rất thích nhớ lại quá khứ, thích kể những chuyện

đã qua và rất hay quên nên hay nói đi nói lại một câu chuyện Tuổi gia thích truyền

lại cho con cháu những hiểu biết kinh nghiệm.

Hay lo lắng bi quan: người gia rat lo cho sức khỏe của mình luôn có tâm lý

lo sợ “gần đất xa trời”, sợ chết, vì chậm chạp mắt nhiều chức năng lệ thuộc nhờ vả

vào người khác nên trở nên lo âu, sợ bị bỏ rơi người càng nhiều bệnh tật càng bị tâm lý nặng nề hơn Họ hay bận tâm canh cánh về những việc chưa làm được luôn canh cánh về con cái, thậm chí phỏng đoán chủ quan bắt con cái làm theo ý mình.

Dễ mui lòng, tui thân khi những yêu cầu nhu cầu của mình không được đáp ứng đầy đủ hay nhanh chóng vì cho rằng con cái không kính trọng mình nữa.

Xuất hiện những triệu chứng tram cảm, ngày càng khó tính hay gay gắt với con cái, cảm giác khó chịu mọi việc không theo ý mình hay người khác là mà mình không vừa lòng phải thay đồi nếp sống thói quen không muốn.

Cảm thấy xa cách với cách sống, suy nghĩ vì lệch tuổi tác với giới trẻ That ra những thay đôi đó xuất phát từ chính bản thân người già mà chính họ cũng không biết nó xuất phát từ đâu, nó đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ, vì thế người thân, gia đình, xã hội hãy biết quan tâm đến đời sống, thỏa mãn cao nhất những mong muốn tâm lý bức xúc của họ.

1.3.3 Sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

Kết quả nghiên cứu Người cao tuổi và sức khỏe người cao tuổi ở (2021) cho hay, phần lớn NCT cho rằng sức khỏe hiện tại ở mức trung bình và trên trung bình đối với sức khỏe trong quá khứ (Bảng 2) Nhiều NCT nữ đánh giá bản

35

Trang 36

thân họ có sức khỏe trung bình hoặc không khỏe so với nam giới, bao gồm cả sức

khỏe hiện tại và sức khỏe khi 16 tuổi Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống

kê khi so sánh sức khỏe trong quá khứ Có một xu hướng giữa sức khỏe kém và tuổi già khi đánh giá sức khỏe hiện tại và khi so sánh sức khỏe trong quá khứ với sức khỏe hiện tại, nhưng không có ý nghĩa thống kê nào quan sát được !$.

Sức khỏe ty GIỚI TÍNH NHÓM TUỔI CưuNG đánh giá Nam Nữ Sig 60-693 70-79 80+ Sig

Sức khỏe hiện tại

Bảng 2 Sức khỏe tự đánh giá theo giới và nhóm tuổi (Nguôn: Người cao tuôi và sức khỏe tại Việt Nam (2021))

Nghiên cứu Người cao tuổi và sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam (2021) đã khảo sát hai nhóm bệnh Nhóm bệnh | là những bệnh có thể trả lời bởi chính những người được hỏi Nhóm bệnh 2 là những bệnh cần chan đoán y khoa Những người tham gia được hỏi bác sĩ đã từng nói với họ rằng họ có các bệnh theo danh sách không Nghiên cứu cũng hỏi NCT về tinh trạng đau tim Đối với những người trả lời có, họ được hỏi thêm về độ tuổi nào họ trải qua cơn đau tim và họ có đang sử dụng bat ky loai thuốc nao cho bệnh tim.

Nhìn chung, bệnh phổ biến nhất mà NCT đã được chân đoán là viêm khớp, đau thần kinh hoặc thấp khớp và bệnh ít gặp nhất là bệnh lao (Bảng 3) Khi so sánh giữa nam và nữ, nhiều NCT nữ có các bệnh thuộc nhóm | hơn Đối với bệnh nhóm 2, nhiều NCT nam hơn nữ báo cáo họ có bệnh mạch máu não,

hô hấp, bệnh thận hoặc đường tiết niệu, bệnh lao, bệnh gan (hoặc túi mật)

và ung thư Nhiều NCT nữ bị tiểu đường, bệnh tiêu hóa, loãng xương, tăng nhãn áp và thoát vị đĩa đệm hơn Tuy nhiên, không có sự so sánh nào có mức ý nghĩa thống kê Khi so sánh giữa nhóm tuổi, không có sự khác biệt đáng kể © Người cao tuổi và sức khỏe tại Việt Nam (2021)

26

Trang 37

được quan sát giữa các bệnh nhóm 1 Đối với các bệnh nhóm 2, tuổi già có liên quan đến bệnh huyết áp và hô hap Khoảng 10% số người được hỏi từng bị đau tim Không có sự khác biệt giữa nam và nữ vẻ tỷ lệ mắc bệnh dau tim, tuổi bị đau tim và sử dụng thuốc điều trị đau tim Khi so sánh giữa các nhóm tuổi, độ tuổi trung bình khi lần đầu có cơn đau tim cao hơn đáng kể so ở nhóm tuổi lớn hơn!”,

Trang 38

‘Tang huyết áp 38.4 A28 34.7 49.9 49.5 40.9

Bảng 3 Các bệnh được chan đoán theo giới và nhóm tuổi

(Nguôn: Người cao tuôi và sức khỏe tại Việt Nam (2021))

1.4 Quan điểm của người cao tuổi về nhà dưỡng lão

Báo cáo kết quả nghiên cứu Người cao tuổi và sức khỏe người cao tuổi (2021) cho thấy: một nửa số NCT nghĩ rằng nên có nhà dưỡng lão cho NCT Điều này có thể cho thấy vẫn còn sự gắn kết trong các gia đình Việt Nam khi nhiều thế hệ sống trong một gia đình và con cháu có trách nhiệm chăm sóc NCT Trong số những người nghĩ rằng nên có nhà dưỡng lão, phần lớn tin rằng các cơ sở như vậy có lợi cho những người không có ai chăm sóc họ Các lý do khác được đưa ra làgiảm gánh nặng chăm sóc NCT cho gia đình, sức khỏe của NCT sẽ được chăm sóc tốt hơn tại một cơ sở như vậy và họ cũng có cơ hội giao tiếp với những người cùng tuổi.

28

Trang 39

Một số những NCT nghĩ rằng không nên có nhà dưỡng lão, những lý do sau đây đã được nêu ra: gia đình nên chăm sóc NCT; NCT không muốn xa gia đình; NCT không muốn sống với người lạ; chỉ phí ở nhà dưỡng lão còn cao Tỉ lệ không cao NCT nghĩ rằng việc NCT sống trong nhà dưỡng lão là đáng xấu hỗ cho gia đình Họ cho rằng nhà dưỡng lão chỉ phù hợp cho các tình huống như NCT bị bỏ rơi, con cái không muốn chăm sóc cha mẹ già, NCT không có con hoặc cháu, con cái không đối xử tốt với cha mẹ già và nếu điều kiện tại nhà dưỡng lão tốt.

Mặc dù nhiều NCT nghĩ rằng nhà dưỡng lão là một ý tưởng tốt thì cũng nhiều NCT không muốn sống ở đó Những người muốn sống trong nhà dưỡng lão khi ở trong các tình huồng như: néu con cái không muốn chăm sóc cha mẹ già, NCT bị bỏ rơi, NCT không có con hay cháu, con cái không đối xử tốt với cha mẹ, và nếu điều kiện tại nhà dưỡng lão tốt Chỉ có phần nhỏ NCT đưa ra lý do khác như nhà dưỡng lão ở gần nhà hay NCT cảm thấy thoái mái hơn ở nhà.

Nghiên cứu cho thấy NCT bắt đầu nghĩ đến việc sống trong nhà dưỡng lão Có một tỷ lệ lớn đặc biệt là NCT nam và những người trong nhóm trẻ hơn (60-69 tuổi) nghĩ đến điều này Hầu hết NCT nghĩ rằng sống trong nhà dưỡng lão là có lợi cho những người không có ai chăm sóc Họ tin rằng sức khỏe của NCT sẽ được chăm sóc tốt hơn khi sống ở đây Một số ít người không tán thành sự sắp xếp cuộc sống này vì cho rằng các thành viên trong gia đình nên chăm sóc NCT và NCT không muốn sống xa gia đình Không có nhiều NCT cho rằng sống trong nhà dưỡng lão là đáng xấu hổ, điều này phần nào cho thấy sự thay đổi nhận thức đang diễn ra trong cấu trúc truyền thống của các gia đình Việt Nam Sự thay đổi các chuẩn mực văn hóa - xã hội về nhà ở cho NCT liên quan đến sự gia tăng bệnh tật sẽ đòi hỏi sự chăm sóc lâu dài và cuộc sống bận rộn của các gia đình trẻ sẽ ảnh hưởng tới việc này Chăm sóc lâu dài cho NCT tại các nhà dưỡng lão sẽ cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và các ban ngành trong việc sắp xếp không gian sống, hỗ trợ tài chính và tỉnh thần cho NCT.

29

Trang 40

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG VIỆC CHAM SOC NGƯỜI CAO TUỒÔI, KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM

CHAM SOC NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN NAY 2.1 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong xã hội hiện nay

“Sinh, lão, bệnh, tử” là một quy luật tự nhiên Con người khi trở nên già đi (hay còn gọi là quá trình lão hóa), thì diễn ra sự suy giảm cấu trúc và chức năng sinh học của cơ thé Trong giai đoạn này, bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều và

việc chữa trị, phục hồi sức khỏe cũng trở nên khó khăn hơn so với người trẻ tuổi.

2.1.1 Cơ sở thực tiễn

Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi con người là trung tâm của sự phát triển Đảng ta đã khẳng định: "Đi đôi với phát triển, tăng trưởng kinh tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội Kinh tế phát triển là CƠ SỞ, nguồn lực đảm bảo cho các chương trình xã hội, giáo dục, y tế, văn hoá phát triển Song phát triển xã hội với nền giáo dục, y tế, văn hoá phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững ".

NCT trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh Đây là mối quan tâm chung của nhiều quốc gia Riêng ở nước ta, bảo vệ và chăm sóc NCT không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý

nghĩa nhân đạo sâu sắc thể hiện truyền trồng "uống nước nhớ nguồn", "thương

người như thể thương thân" của dân tộc ta NCT là tầng lớp đã có nhiều cống hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nước ta vì vậy cần phải có những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc NCT NCT cần được tôn trọng, chăm sóc đê tạo mọi điều kiện cho họ có điều kiện tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống mà họ tích luy được góp phần xây dựng xã hội mới.

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe dự phòng cho NCT dựa vào cộng đồng; phát hiện điều trị sớm bệnh, phổ biến các phương pháp tự chăm sóc sức khỏe, giảm nguy cơ tàn phê cho NCT, giảm thời gian và chỉ phí điều trị, tăng tuổi thọ khỏe mạnh là một hướng đi phù hợp, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe NCT và ứng phó với già hóa dân số tại 'Việt Nam.

30

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN