1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á

197 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á
Tác giả Nguyễn Quốc Trường
Người hướng dẫn PGS, TS Hoàng Khắc Nam
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Thể loại Luận án tiến sĩ quốc tế học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 2,05 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 3. Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u (14)
  • 4. Phương pháp nghiên cứ u (15)
  • 5. Đóng góp của đề tài (19)
  • 6. Cấu trúc của Luận án (20)
  • Chương 1. T Ổ NG QUAN CÁC NGHIÊN C Ứ U V Ề H Ợ P TÁC KINH T Ế (21)
    • 1.1. Các nghiên c ứ u tr ự c ti ế p v ề H ợ p tác kinh t ế VBBMR (21)
      • 1.1.1. Hướng nghiên cứu nhận diện Hợp tác kinh tế VBBMR, đánh giá tác động và đề xuất đối sách (22)
      • 1.1.2. Hướng nghiên cứu tập trung vào đánh giá tính khả thi, triển vọng của (27)
    • 1.2. Các nghiên c ứu đặ t H ợ p tác kinh t ế VBBMR trong chi ến lượ c khu (31)
    • 1.3. Công trình nghiên c ứ u c ủ a chuyên gia các nướ c khác (36)
  • Chương 2 CƠ SỞ LÝ LU Ậ N VÀ TH Ự C TI Ễ N C Ủ A H Ợ P TÁC KINH (42)
    • 2.1. Cơ sở lý lu ậ n (42)
      • 2.1.1. M ột số khái niệm và hình thức hợp tác tiểu vùng (42)
      • 2.1.2. M ột số lý thuyết về chính trị, quan hệ quốc tế có liên quan (54)
    • 2.2. Cơ sở th ự c ti ễ n (61)
      • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và bối cảnh khu vực tạo cơ sở hình thành Hợp tác kinh (61)
      • 2.2.2. Th ực tiễn hợp tác tiểu vùng trong khu vực và kinh nghiệm để triển khai (72)
  • Chương 3 H Ợ P TÁC KINH T Ế V Ị NH B Ắ C B Ộ M Ở R Ộ NG: T Ừ SÁNG (83)
    • 3.1. Khái quát v ề H ợ p tác kinh t ế VBBMR (83)
      • 3.1.1. V ịnh Bắc Bộ và phạm vi Hợp tác kinh tế VBBMR (83)
      • 3.1.2. Xu ất xứ sáng kiến, mục tiêu và các nội dung hợp tác chủ yếu (84)
      • 3.1.3. Đánh giá tiềm năng và triển vọng hợp tác (89)
    • 3.2. Tình hình tri ể n khai h ợ p tác t ừ phía Trung Qu ố c (91)
      • 3.2.1. Giai đoạn 2006 - 2012: Tập trung phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (91)
      • 3.2.2. Giai đoạn 2013 - 2016: Hợp tác kinh tế VBBMR là một phần của sáng kiến “M ột vành đai, một con đường” (96)
    • 3.3. Tình hình tham gia h ợ p tác c ủa các nướ c ASEAN và Vi ệ t Nam (106)
      • 3.3.1. Tình hình tham gia h ợp tác của ASEAN (106)
      • 3.3.2. Tình hình tham gia h ợp tác của Việt Nam (112)
    • 3.4. D ự báo tri ể n v ọ ng H ợ p tác kinh t ế VBBMR (116)
  • Chương 4 TÁC ĐỘ NG C Ủ A H Ợ P TÁC KINH T Ế V Ị NH B Ắ C B Ộ M Ở (121)
    • 4.1. M ộ t s ố nét chính v ề quan h ệ qu ố c t ế ở Đông Nam Á (121)
      • 4.2.1. Nâng cao v ị thế của Trung Quốc trong các cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3 (123)
      • 4.2.2. C ạnh tranh với các sáng kiến hợp tác, kết nối của Mỹ, Nhật Bản (125)
      • 4.2.3. Góp ph ần gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc với một số đồng minh, đối tác c ủa Mỹ ở Đông Nam Á (133)
    • 4.3. Tác độ ng t ớ i quan h ệ Trung Qu ố c – ASEAN (134)
      • 4.3.1. Nh ững tác động tích cực (134)
      • 4.3.2. Nh ững tác động tiêu cực (138)
    • 4.4. Tác động đố i v ớ i Vi ệ t Nam (143)
      • 4.4.1. Tác động tích cực (143)
      • 4.4.2. Những tác động tiêu cực (147)
    • 4.5. Ki ế n ngh ị định hướ ng chính sách c ủ a Vi ệ t Nam (152)
      • 4.5.1. Xác định phương châm, chủ trương hợp tác phù hợp và nâng cao nội lực (152)
      • 4.5.2. Tích cực phối hợp với ASEAN, tranh thủ sự hợp tác của các nước lớn (153)
      • 4.5.3. Đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo và trao đổi thông tin (155)
      • 4.5.4. Ch ủ động thúc đẩy các dự án hợp tác có lợi cho Việt Nam (156)

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài

Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng (VBBMR) là ý tưởng được lãnh đạo Khu tự trị dân tộc ChoangQuảng Tâycủa Trung Quốcđưa ra trong sáng kiến hợp tác phát triển “Một trục, hai cánh”, vào tháng 7 năm 2006 Theo đó, “một trục” là Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và “hai cánh” gồm hai khu vực là Vịnh Bắc Bộ mở rộng và Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) Mặc dù Vịnh Bắc Bộ chỉ nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc, song hợp tác kinh tế VBBMR xác định phạm vi hợp tác bao trùm cả một số tỉnh phía Nam, Tây Nam Trung Quốc và hầu hết các nước ASEAN như: Việt

Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore… Bên cạnh đó, Hợp tác kinh tế VBBMR danh nghĩa là “sáng kiến hợp tác kinh tế”, nhưng thực chất triển khai cho thấy đây là một chiến lược mang tầm khu vực của Trung Quốc, hướng tới các mục tiêu không đơn thuần là kinh tế Do vậy, sáng kiến này có tác động không nhỏ đến liên kết kinh tế và quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á, nhất là trên các khía cạnh đoàn kết nội khối, kết nối ASEAN; quan hệ giữa ASEAN với các nước đối tác của khối này; cạnh tranh nước lớn ở khu vực Đông Nam Á

Sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR được đưa ra và triển khai trong thời kỳ quan hệ Trung Quốc - ASEAN phát triển mạnh mẽ và hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác ngày càng đa dạng hơn Đáng chú ý là hợp tác kinh tế VBBMR đã có những thay đổi lớn và tác động nhiều hơn đến quan hệ quốc tế ở Đông Á Trong thời gian gần đây, khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á và đẩy mạnh các sáng kiến kết nối với một số nước ASEAN; tranh chấp lãnh hải Trung - Nhật, Trung Quốc - ASEAN căng thẳng, cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc với các nước lớn ở Đông Nam Á ngày càng mạnh mẽ Đặc biệt là từ cuối năm 2013, Trung Quốc công bố sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, trong đó các nước ASEAN là đối tác quan trọng và nội dung hợp tác kinh tế VBBMR cũng đã được Trung Quốc điều chỉnh theo hướng coi đây là một bộ phận của sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” mang tính toàn cầu của Trung Quốc Theo đó, Hợp tác kinh tế VBBMR bên cạnh mục tiêu kinh tế, được xem như là một kênh hợp tác quan trọng để duy trì và gia tăng ảnh hưởng, “sức mạnh mềm” của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á Trung Quốc muốn thông qua khuôn khổ hợp tác này thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương với từng nước ASEAN và lôi kéo ngày càng nhiều các nước ASEAN vào “quỹ đạo” ảnh hưởng của mình, qua đó góp phần hạn chế ảnh hưởng của Mỹ và các nước lớn khác với ASEAN

Mặc dù hợp tác kinh tế VBBMR đã và đang có tác động mạnh mẽ với kinh tế và quan hệ đối ngoại trong khu vực, nhưng thời gian qua các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhìn chung còn bị động, lúng túng trong tiến trình tham gia đàm phán, hợp tác Công tác nghiên cứu, dự báo nhìn chung còn yếu, do đó, làm giảm hiệu quả tham gia và hợp tác của Việt Nam trong sáng kiến hợp tác này Các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây hầu như chưa trả lời câu hỏi: Hợp tác kinh tế VBBMR có tác động như thế nào đốivới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á? Triển vọng sáng kiến này sẽ ra sao? Việt Nam cần lựa chọn các định hướng chính sách nào trong bối cảnh Trung Quốc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường” bao trùm lên sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR?

Luận án này nhằm tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn các mối quan hệ quốc tế đang diễn biến phức tạp ở khu vực Đông Nam Á; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để từ đó đề xuất kiến nghị, các giải pháp, định hướng chính sách nhằm giúp Việt Nam tham gia hợp tác hiệu quả hơn; giảm thiểu những tác động tiêu cực từ

Hợp tác kinh tế VBBMR.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ tác động của sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR đối với quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á nói chung và với Việt Nam nói riêng; dự báo triển vọng hợp tác kinh tế VBBMR; đề xuất kiến nghị chính sách cho Việt Nam

2.2 Các nhi ệm vụ nghiên cứu

(1) Tổng quan các nghiên đã có để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hợp tác tiểu vùng nói chung và Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng;

(2) Tổng hợp, phân tích thông tin, khải sát, đánh giá thực trạng hợp tác và những tác động tích cực, tiêu cực của Hợp tác kinh tế VBBMR đối với quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á; chỉ ra các cơ hội và thách thức đặt ra với ASEAN và Việt Nam

(3) Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập được, phân tích, dự báo xu hướngphát triển, các “kịch bản” của Hợp tác kinh tế VBBMR trong những năm tới

(4) Đề xuất các kiến nghị, định hướng chính sách giúp Việt Nam tận dụng cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực từ Hợp tác kinh tế VBBMR.

Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u

3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình hình thành và triển khai sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR từ năm 2006 đến năm 2016 và tác động của nó với quan hệ quốc tế trong khu vựcĐông Nam Á nói chung và với Việt

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2016 là giai đoạn hơn mười năm, bao gồm toàn bộ tiến trình hợp tác kinh tế VBBMR kể từ lúc khởi xướng năm 2006 đến năm 2016)

- Phạm vi không gian: Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN tham gia hợp tác kinh tế VBBMR Trong phân tích tác động, không gian nghiên cứu được mở ra toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phương pháp nghiên cứ u

Trong quá trình nghiên cứu, Luận án sử dụng một số số phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận chủ yếu gồm:

4.1 Một số phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội

(1) Phương pháp tổng hợp: Đối với phần cơ sở lý thuyết của Luận án, phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, khái quát các quan niệm khác nhau về hợp tác tiểu vùng, các loại hình hợp tác tiểu vùng, thành một chỉnh thể để, từ đó rút ra đặc trưng chung làm cơ sở đưa ra một khái niệm mới đầy đủ hơn về hợp tác tiểu vùng Đối với các nội dung khác, Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để làm rõ tình hình, thực trạng Hợp tác kinh tế VBBMR cũng như cạnh tranh nước lớn trong hợp tác tiểu vùng ở Đông Nam Á, từ đó rút ra các đánh giá, nhận định về tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR đối với quan hệ quốc tế trong khu vực

(2) Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Đây là phương pháp nghiên cứu được áp dụng cho nghiên cứu Hợp tác kinh tế VBBMR với tư cách là một hệ thống hình thành từ nhiều yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, một hệ thống các yếu tố có quan hệ tương tác lẫn nhau gồm: kinh tế, chính trị, đối ngoại, an ninh Bên cạnh đó, Hợp tác kinh tế VBBMR cũng được Luận án xem xét, đánh giá là một bộ phận trong tổng thể lớn hơn là sáng kiến “Một vành đai, một con đường”

(3) Phương pháp phân tích tác động: Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để đánh giá hướng, mức độ, cường độ của các tác động cũng như khả năng tác động và bị tác động của các đối tượng Chẳng hạn, đánh giá mức độ chịu tác động khác nhau của Việt Nam và các nước ASEAN khác trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh triển khai Hợp tác kinh tế VBBMR và các nước lớn khác cũng tăng cường hợp tác tiểu vùng ở Đông Nam Á

(4) Phương pháp nghiên cứu thực địa: Được sử dụng để đánh giá tính thực tế của những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội đối với các chương trình, dự án hợp tác kinh tế VBBMR Đồng thời, phương pháp này cũng nhằm đánh giá tác động ngược lại của các hoạt động hợp tác kinh tế đối với môi trường tự nhiên và xã hội Trong quá trình thực hiện Luận án, tác giả luận án đã khảo sát thực địa tại các cặp cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng; Trà Lĩnh - Long Bang; thành phố Nam Ninh và cảng Phòng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc)

(5) Phương pháp dự báo:Phương pháp dự báo được sử dụng nhằm phân tích, dự báo các khả năng triển khai hợp tác;xu hướng hợp tác của các bên trong tiến trình thúc đẩy Hợp tác kinh tế VBBMR Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để đưa ra các kịch bản dự báo triển vọng của Hợp tác kinh tế VBBMR trong tương lai

(6) Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh tương quan thực lực, tiềm lực kinh tế của các bên trong hợp tác kinh tế VBBMR; so sánh kết quả hợp tác kinh tế giữa các đối tác trong những thời kỳ khác nhau; so sánh kim ngạch đầu tư, thương mại của ASEAN với Trung Quốc và các đối tác khác để đánh giá mức độ quan trọng của Trung Quốc với

Các sơ đồ, bảng số liệu sẽ được sử dụng để thể hiện các ý tưởng và thuyết minh về các hiện tượng, thực trạng, trong quá trình so sánh.

(7) Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng Trong trường hợp luận án này, phương pháp lịch sử được ứng dụng để mô tả, tái hiện lại toàn bộ tiến trình Hợp tác kinh tế

VBBMR trong giai đoạn 2006 - 2016 qua các giai đoạn nhỏ hơn Qua đó, cung cấp cơ sở khoa học để so sánh, đánh giá, rút ra nhận định về động cơ, mục đích hợp tác của các bên tham gia hợp tác trong từng giai đoạn cũng như dự báo triển vọng Hợp tác kinh tế VBBMR trong giai đoạn tới…

4.2 Một số phương pháp nghiên cứu và lý thuyết về quan hệ quốc tế

(1) Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại: Phương pháp này được sử dụng để phân tích, so sánh chính sách đối ngoại của một hoặc một số quốc gia bao quát nhiều vấn đề khác nhau, từ an ninh truyền thống và các lĩnh vực kinh tế tới những vấn đề về môi trường, năng lượng, di cư … Trong Luận án, phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích các chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế đối ngoại của các chủ thể gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các nước ASEAN; giải thích lý do, mục tiêu của những chính sách đối ngoại mà các chủ thể nói trên đưa ra và tác động của nó tới quan hệ quốc tế trong khu vực

(2) Lý thuyết trò chơi (Game theory) được ứng dụng như một phương pháp để xem xét sự lựa chọn hợp tác của các bêncũng như việc xác định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR giữa Trung Quốc với các nước ASEAN

(3) Cách tiếp cận của Chủ nghĩa hiện thực được sử dụng để tìm hiểu, phân tích, làm rõ tương quan quyền lực, sự cạnh tranh và vai trò của các nước lớn ở khu vực Một số lý thuyết của Chủ nghĩa hiện thực, Thuyết ổn định bá quyền (Hegemonic stability theory) được vận dụng ở mức độ nhất định trong việc xem xét tham vọng, lợi ích quốc gia của các đối tác tham gia Hợp tác kinh tế VBBMR; đánh giá vai trò của Trung Quốc trong sáng kiến hợp tác này và liệu sự dẫn dắt hợp tác của Trung Quốc có mang lại ổn định cho khu vực không?

(4) Cách tiếp cận của Chủ nghĩa tự do để tìm hiểu tiến trình liên kết kinh tế, hợp tác quốc tế giữa Trung Quốc với ASEAN và các quốc gia có liên quan khác Theo đó, Chủ nghĩa tự do nói chung, Chủ nghĩa xuyên quốc gia (Transnationalism) nói riêng cùng một số lý thuyết về hợp tác khu vực được vận dụng để lý giải nguyên nhân hình thành và việc xác định mô hình, chủ thể hợp tác của sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR

(5) Hợp tác kinh tế VBBMR thực chất là sáng kiến hợp tác xuyên quốc gia Do vậy, cách tiếp cận của Chủ nghĩa xuyên quốc gia (Transnationalism) được vận dụng để: (1) Đánh giá lợi ích quốc của các đối tác tham gia hợp tác, trên các bình diện hội nhập khu vực về kinh tế, chính trị, xã hội; (2) Đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau của các đối tác tham gia hợp tác.

(6) Cách tiếp cận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cũng được vận dụng để nghiên cứu tiến trình Hợp tác kinh tế VBBMR theo từng giai đoạn và đưa ra các nhận định, đánh giá khách quan đối với sáng kiến hợp tác này Đồng thời, Luận án cũng kết hợp nghiên cứu lý thuyết với quá trình thực tiễn tham gia, hoạch định chính sách hợp tác của các bên, đặc biệt của Việt Nam, trong sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR Qua đó, làm rõ cả hai mặt lý luận và thực tiễn; tác động tích cực và tiêu cực của sáng kiến hợp tác này đối với hợp tác quốc tế trong khu vực

(7) Cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực: Nội dung Hợp tác kinh tế

VBBMR bao gồm nhiều lĩnh vực, do vậy việc đánh giá tác động của sáng kiến hợp tác này được đặt trong mối quan hệ giữa kinh tế với các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh; trong mối quan hệ giữa chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia tham gia hợp tác

Đóng góp của đề tài

- Luận án làm sáng tỏ thêm một số vấn đề liên quan hợp tác tiểu vùng như các khái niệm “tiểu vùng”, “hợp tác tiểu vùng”; các hình thức khác nhau của “hợp tác tiểu vùng”; một số đặc trưng chủ yếu của “hợp tác kinh tế tiểu vùng” Từ việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận nêu trên, tác giả Luận án đưa ra khái niệm “Hợp tác tiểu vùng” mới, dựa trên 7 đặc trưng của hình thức hợp tác này, phù hợp với thực tế các sáng kiến hợp tác tiểu vùng đang được triển khai ở khu vực Đông Á.

- Làm rõ Hợp tác kinh tế VBBMR với tư cách là một mô hình liên kết kinh tế quốc tế khu vực có một số đặc điểm riêng về cơ chế, chủ thể hợp tác khác với các mô hình hợp tác tiểu vùng ở khu vực Đông Á

- Làm rõ thêm chính sách hợp tác tiểu vùng, chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Góp phần tìm hiểu chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhất là chính sách đối với các nước Đông Nam Á

- Góp phần tìm hiểu về quan hệ quốc tế trong khu vực, nhất là xu thế hợp tác, kết nối khu vực trong nội bộ các quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc và các nước khác.

- Góp phần làm rõ cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực Đông Nam Á, nhất là cạnh tranh gia tăng sức mạnh mềm giữa Trung Quốc với Mỹ, Trung Quốc với Nhật Bản

Cung cấp một số luận cứ, cơ sở khoa học cho các bộ, ngành, Đảng và Nhà nước Việt Nam để tham khảo trong xác định chủ trương, hoạch định chính sách và xử lý các vấn đề liên quan Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng, hợp tác với Trung Quốc trong các sáng kiến kết nối khu vực nói chung.

Cấu trúc của Luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về hợp tác kinh tế VBBMR

Chương này tổng quan nghiên cứu, nhận định của các chuyên gia Việt Nam, Trung Quốc, ASEAN và các học giả phương Tây về sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR; xác định một số nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu do các nghiên cứu nói trên chưa đề cập, hoặc làm rõ

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của Hợp tác kinh tế VBBMR Nội dung chính của Chương 2 là làm rõ các lý thuyết về quan hệ quốc tế có liên quan; các khái niệm tiểu vùng, hợp tác tiểu vùng, hợp tác kinh tế tiểu vùng và mô hình hợp tác tiểu vùng trong thực tiễn; xác định đặc trưng và đề xuất khái niệm mới về hợp tác tiểu vùng

Chương 3: Hợp tác kinh tế VBBMR, từ sáng kiến đến hành động Chương này chủ yếu khái quát xuất xứ, nội dung, ý tưởng Hợp tác kinh tế VBBMR; quan điểm và tình triển khai hợp tác của Trung Quốc, các nước ASEAN theo các giai đoạn; nhận xét, đánh giá về thực trạng triển khai hợp tác nêu trên

Chương 4: Tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR với quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á

Chương 4 tập trung đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của Hợp tác kinh tế VBBMR đối với quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á; các tác động về hợp tác kinh tế, an ninh, đối ngoại, môi trường của sáng kiến hợp tác này với các nước ASEAN và Việt Nam; dự báo triển vọng hợp tác trong tương lai.Đồng thời, đề xuất các định hướng chính sách giúp Việt Nam tham gia Hợp tác kinh tế VBBMR hiệu quả hơn trong thời gian tới.

T Ổ NG QUAN CÁC NGHIÊN C Ứ U V Ề H Ợ P TÁC KINH T Ế

Các nghiên c ứ u tr ự c ti ế p v ề H ợ p tác kinh t ế VBBMR

Các công trình nghiên cứu trực tiếp về Hợp tác kinh tế VBBMR chủ yếu của các học giả Việt Nam và Trung Quốc, trong đó tập trung vào hai hướng nghiên cứu chủ yếu sau:

(1) Các nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu nhận diện và đánh giá tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR đối với Việt Nam, ASEAN; đề xuất đối sách, kiến nghị, giải pháp để Việt Nam tham gia hiệu quả sáng kiến hợp tác này Đồng thời, nhận định những thay đổi của Hợp tác kinh tế VBBMR trong bối cảnh mới (sau năm 2012) và coi Hợp tác kinh tế VBBMR như là một bộ phận trong chiến lược khu vực, toàn cầu của Trung Quốc

(2) Các nghiên cứu của học giả Trung Quốc tập trung vào đánh giá tính khả thi, triển vọng của Hợp tác kinh tế VBBMR

1.1.1 Hướng nghiên cứu nhận diện Hợp tác kinh tế VBBMR, đánh giá tác động và đề xuất đối sách

Công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là Đề án Quy hoạch phát triển khu vực VBBMR, do Bộ KHĐT (2013) [4] chủ trì nghiên cứu, nhằm mục tiêu xây dựng căn cứ khoa học, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo Trung ương và địa phương của Việt Nam hoạch định chính sách, triển khai các giải pháp phù hợp trong Hợp tác kinh tế VBBMR, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác của Việt Nam Đồng thời, kiến nghị các giải pháp để Việt Nam tận dụng mặt tích cực và hạn chế tác động tiêu cực từ sáng kiến hợp tác kinh tế tiểu vùng này, tạo thế chủ động cho Việt Nam trong quá trình tham gia hợp tác Nội dung nghiên cứu của Đề án gồm: Đánh giá bối cảnh hình thành hợp tác kinh tế VBBMR; dự báo tình hình, đánh giá thuận lợi và khó khăn của

Việt Nam khi tham gia khuôn khổ hợp tác này; đề xuất định hướng chính sách và những lĩnh vực hợp tác chủ yếu Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn 2013 - 2020 Trong đó, kiến nghị một số công trình, dự án ưu tiên hợp tác như:

(1) Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông: Nâng cấp và xây dựng các tuyến đường cao tốc thuộc “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt Nam -

Trung Quốc và một số cảng biển trọng điểm như: Lạch Huyện, Vũng Áng

(2) Trong lĩnh vực du lịch: Liên kết với Trung Quốc phát triển một số tuyến du lịch như Hải Nam, Bắc Hải, Hạ Long, Cát Bà; Côn Minh, Hà Nội,

(3) Trong lĩnh vực nông nghiệp: Đẩy mạnh liên kết với Trung Quốc trong sản xuất máy móc nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu và nghiên cứu giống lúa, chế biến nông sản Đề án cũng đề xuất Chính phủ giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành hữu quan để liên kết, thúc đẩy Hợp tác kinh tế VBBMR

Cũng theo hướng nghiên cứu của Đề án nêu trên, Luận văn Thạc Sĩ của

Nguyễn Quốc Trường (2014), [72], đã tập trung đánh giá bối cảnh, tình hình triển khai hợp tác kinh tế VBBMR đến thời điểm năm 2013 và tác động của nó với Việt Nam Tác giả Luận văn cho rằng, kể từ khi ý tưởng hợp tác nêu trên nhận được sự tán đồng và ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc, lãnh đạo các nước ASEAN, hợp tác kinh tế VBBMR đã được chuyển từ nhận thức chung sang hoạt động thực tiễn Phía Trung Quốc đã phê chuẩn Quy hoạch Khu kinh tế VBB Quảng Tây; đầu tư hàng trăm tỷ USD nâng cấp hạ tầng, phát triển các thành phố “đầu cầu” cho Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore; phát triển các vành đai kinh tế, các khu công nghiệp, cảng biển quy mô lớn ở khu vực Quảng Tây; biến Quảng Tây thành “cực tăng trưởng mới” của Trung Quốc Bên cạnh đó, Trung Quốc thông qua khuôn khổ hợp tác này lôi kéo ngày càng nhiều các nước ASEAN vào “quỹ đạo” ảnh hưởng của mình Trong khi đó, Việt Nam và các nước ASEAN hầu như lúng túng, bị động trước các đề nghị hợp tác của Trung Quốc, thiếu thông tin, niềm tin và nguồn lực để hợp tác Theo đó, Hợp tác kinh tế VBBMR đang đặt ra những thách thức lớn với Việt Nam không chỉ về kinh tế, mà còn cả về an ninh, chính trị, đối ngoại, trong quan hệ với Trung Quốc và ASEAN Từ đó, tác giả kiến nghị các giải pháp có tính khả thi nhằm giúp Việt Nam phát huy tối đa những tác động tích cực đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của khuôn khổ hợp tác kinh tế này trong các lĩnh vực kể trên

Một nghiên cứu khác tập trung theo hướng đánh giá tác động của hợp tác kinh tế VBBMR với Việt Nam là Bài viết của TS Phạm Thái Quốc (2009) có tựa đề Hợp tác kinh tế VBBMR và tác động [37] Tác giả bài viết đã giới thiệu khái quát về phạm vi của khu vực hợp tác kinh tế VBBMR, đồng thời đánh giá tác động của sáng kiến này đối với Trung Quốc và khu vực cũng như cạnh tranh Trung Quốc - Mỹ ở Đông Nam Á Với Trung Quốc, tác giả cho rằng Hợp tác kinh tế VBBMR không chỉ là sự hỗ trợ quan trọng cho phát triển khu vực Tây Namnước này, mà còn quan trọng đối với thực thi chiến lược phát triển miền Tây - một trong những chiến lược phát triển lớn của Trung Quốc Bên cạnh đó, giới lãnh đạo Trung Quốc hưởng ứng mạnh mẽ việc triển khai sáng kiến hợp tác này vì muốn nắm bắt cơ hội, mở rộng hơn nữa mở cửa đối ngoại, dốc sức tạo môi trường phát triển lành mạnh, tìm mọi cách thu hút nguồn vốn, công nghệ và nhân tài từ bên ngoài, phát huy ưu thế về địa lý ven biển và ưu thế tài nguyên của Quảng Tây để vươn lên Đối với quan hệ đối ngoại ở khu vực, sáng kiến nói trên giúp quan hệ Trung Quốc - ASEAN ngày càng chặt chẽ hơn khiến cho những ảnh hưởng của TrungQuốc ở khu vực này đang gia tăng, lấp dần vào những chỗ trống do ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này suy giảm, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ tập trung vào các nỗ lực chống khủng bố cũng như hạn chế, ngăn chặn việc sản xuất vũ hạt nhân ở Bắc Triều Tiên và ở Iran Với Việt Nam, theo tác giả, tham gia vào Hợp tác kinh tế VBBMR, một mặt Việt Nam được lợi nhờ gia tăng các quan hệ thương mại - đầu tư với các nước cũng như thu được lợi nhà phát triển các dịch vụ (vận tải, du lịch ) vì Việt Nam là cầu nối Trung Quốc - ASEAN Mặt khác, vì Trung Quốc là nước lớn, do vậy cần tính đến những ảnh hưởng từ Trung Quốc và sự gia tăng phụ thuộc vào Trung Quốc

Một số công trình khác của các học giả Việt Nam trực tiếp nghiên cứu

Hợp tác kinh tế VBBMR, nhưng theo hướng nhận diện những thay đổi của Hợp tác kinh tế VBBMR trong bối cảnh mới, hoặc coi sáng kiến hợp tác này như là một bộ phận trong chiến lược khu vực, toàn cầu của Trung Quốc Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là đề tài khoa học cấp Bộ tên gọi Hợp tác kinh tế VBBMR trong chiến lược toàn cầu và chính sách Biển Đông của Trung Quốc của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam [85] Đề tài đã giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản của sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR; mục tiêu và một số bước triển khai hợp tác của Trung Quốc; bối cảnh Trung Quốc triển khai hợp tác kinh tế VBBMR và tình hình Biển Đông; mối tương quan của sáng kiến này với các chiến lược khu vực, toàn cầu của Trung Quốc Điểm đáng chú ý của công trình nghiên cứu này là đặt hợp tác kinh tế

VBBMR - một sáng kiến hợp tác tiểu vùng - trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc Nhóm tác giả xem hợp tác kinh tế VBBMR như là một “mảnh ghép” trong chiến lược khu vực, toàn cầu và chính sách Biển Đông của Trung

Quốc để từ đó nhận diện chính xác hơn mục tiêu triển khai sáng kiến này của Trung Quốc và những tác động của nó với quan hệ quốc tế khu vực và chính sách Biển Đông của Trung Quốc Phạm Sỹ Thành trong báo cáo Liên kết kinh tế Trung Quốc - ASEAN thông qua chương trình hợp tác kinh tế VBBMR [41] cũng có một số nhận định tương tự khi cho rằng mục tiêu Hợp tác kinh tế

VBBMR của Trung Quốc ngoài kinh tế còn hướng đến gia tăng ảnh hưởng tại khu vực, quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ

Cũng theo hướng nghiên cứu này còn có báo cáo của PGS TS Lê Văn Sang (2015), với tên gọi Chuyển hóa phương thức hợp tác tiểu vùng VBBMR của Trung Quốc [38] Trong báo cáo khoa học này, tác giả đã điểm lại các đề xuất của lãnh đạo Trung Quốc về hợp tác kinh tế VBBMR và cho rằng Trung Quốc triển khai sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR là nhằm hướng tới các mục tiêu chiến lược như: Mở đường cho Trung Quốc ra Ấn Độ Dương, tạo thế và lực cho Trung Quốc vươn ra làm bá chủ đại dương, thực hiện Giấc mộng Trung Hoa, bá chủ thế giới Việc phát triển Quảng Tây, Vân Nam là nhằm xây dựng cầu nối hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN, mở rộng vùng nguyên liệu của nước này tại Đông Nam Á Trung Quốc đang lấy hợp tác đa phương Trung Quốc - ASEAN để thúc đẩy hợp tác song phương và điều này gây ra các tác động tiêu cực đối với Việt Nam Theo tác giả bài viết, từ năm

2006 đến nay, Trung Quốc luôn thay đổi, chuyển hóa phương thức hợp tác tiểu vùng VBBMR, làm cho đối tác khó đoán định, bị động đối phó Liên hệ tình hình tranh chấp Biển Đông và vụ Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, PGS TS Lê Văn

Sang cho rằng việc Trung Quốc có động thái chuyển trọng tâm hợp tác từ trên biển sang hợp tác trên đất liền có thể là điểm mới sau sự kiện giàn khoan HD

981, Việt Nam cần có sự phân tích để ứng phó

Nhìn nhận hợp tác kinh tế VBBMR như là một mảnh ghép trong chiến lược khu vực và toàn cầu của Trung Quốc, cuốn sách Quan hệ Việt Nam -

Các nghiên c ứu đặ t H ợ p tác kinh t ế VBBMR trong chi ến lượ c khu

khu vực của Trung Quốc

Ngoài các công trình trực tiếp nghiên cứu về sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR nêu trên, trong khoảng mười năm qua, ở Việt Nam, Trung Quốc,

Singapore, Nhật Bản, Mỹ đã có một số đề tài, đề án, báo cáo và bài viết về sáng kiến “Một trục, hai cánh”, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc 1 Trong các công trình nghiên cứu này, Hợp tác kinh tế VBBMR được xem như một mắt xích trong chiến lược khu vực của Trung Quốc và được đặt trong mối tương quan với Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác Trung Quốc - ASEAN và sáng kiến Một vành đai, một con đường

Một trong những công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Ngoại giao Một trục hai cánh: Tác động tới Việt

Nam [14], do Đặng Đình Quý (2008) và nhóm tác giả của Học viện Ngoại giao thực hiện Nhóm nghiên cứu Đề tài nhận định rằng, Trung Quốc đang cùng lúc đẩy mạnh hợp tác với ASEAN ở khu vực VBBMR, trục giữa (Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore) và cánh phía Tây - GMS Theo đó, ở khu vực VBBMR, Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng biển với

Phòng Thành là trung tâm và chuẩn bị kết nối với các cảng biển khác trong khu vực; ở trục giữa, Trung Quốc tích cực phát triển mạng lưới đường sắt, đường cao tốc kết nối với ASEAN; ở cánh phía Tây, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác giao thông thủy thượng nguồn Mê Công và từ năm 2004 đã đưa Quảng Tây vào hợp tác GMS nhằm hình thành cửa ngõ cho khu vực Tây Nam Trung Quốc kết nối với Đông Nam Á và Ấn Độ Dương Đề tài này đã thống kê các công trình, dự án chủ yếu mà Trung Quốc đã, đang và sẽ triển khai ở GMS, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và khu vực VBBMR Trên cơ sở đánh giá các điều kiện thành công của sáng kiến, đề tài đánh giá “Một trục, hai cánh” tác động tích cực đến Việt Nam trên các phương diện như: cơ hội

1 “M ộ t tr ụ c” là Hành lang kinh t ế Nam Ninh-Singapore; “hai cánh” g ồm: cánh phía Đông c ủ a hành lang kinh t ế nói trên là H ợ p tác kinh t ế VBBMR và cánh phía Tây là h ợ p tác ti ể u vùng Mê Công mở rộng (GMS) tiếp cận thị trường hơn 1 tỷ dân của Trung Quốc; tăng sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam; dòng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam tăng nhanh Đề tài khoa học Tác động từ chiến lược “Một trục hai cánh” của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020

[82], của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), cũng đề cập tới hợp tác kinh tế VBBMR như là một bộ phận của chiến lược “Một trục, hai cánh Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu nhận định: Khu tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) chính là động lực quan trọng thúc đẩy sự ra đời của chiến lược “Một trục, hai cánh” và Trung Quốc muốn triển khai chiến lược này để góp phần cụ thể hóa CAFTA Bên cạnh đó, chiến lược này cũng xuất phát từ chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc Đề tài đã đi sâu phân tích mối quan hệ của sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và “Một trục, hai cánh” nói chung đối với sáng kiến hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, được lãnh đạo hai nước nhất trí triển khai từ năm 2006 Trên cơ sở phân tích bối cảnh khu vực, mức độ gần gũi về địa lý, sự tương đồng về mô hình phát triển giữa Trung Quốc và Việt Nam, nội dung sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR và mục tiêu của Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, Đề tài nhận định rằng hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” sẽ là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu được trong sáng kiến “Một trục, hai cánh” của Trung Quốc Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích nội dung hợp tác “Một trục, hai cánh” và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, từ đó đánh giá các tác động của sáng kiến này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Đề tài cho rằng, chiến lược “Một trục, hai cánh” của Trung Quốc sẽ tác động tích cực đến việc phát triển các hành lang kinh tế ở Việt Nam như Lào Cai -

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh Tuy nhiên, việc triển khai chiến lược nói trên, đặc biệt là các công trình, dự án thuộc cánh phía Đông là Hợp tác kinh tế VBBMR cũng sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam trên các phương diện: làm tăng nguy cơ nhập siêu từ Trung Quốc; cạnh tranh vận tải đường bộ, cảng biển của Việt Nam với Trung Quốc gay gắt hơn; tranh chấp về lao động, việc làm và các thách thức về an ninh kinh tế sẽ gia tăng…

GS TS Đỗ Tiến Sâm (2010), trong báo cáo Chiến lược “Một trục, hai cánh” của Trung Quốc: Nhận diện và suy nghĩ về đối sách [23], nhận định rằng, trên thực tế trong sáng kiến này, trọng tâm mà Trung Quốc muốn thúc đẩy hợp tác thực chất là cánh VBBMR Tác giả đưa ra các dẫn chứng cho thấy, dù phải đối phó khủng hoảng tài chính toàn cầu từ sau năm 2009, nhưng Trung Quốc không những chủ động mà còn rất tích cực đầu tư cho Khu kinh tế VBB Quảng Tây trong phạm vi các thành phố Nam Ninh, Khâm Châu, Bắc Hải, Phòng Thành, trên diện tích 42,5 km 2 ; dân số 12,5 triệu người Qua phân tích nội dung Trung Quốc thảo luận và đề xuất hợp tác qua 5 lần Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR, tác giả chỉ ra mục tiêu và những nội dung chính của sáng kiến “Một trục, hai cánh”, đồng thời đề xuất các giải pháp để Việt Nam tránh bị động trước các đề xuất hợp tác của Trung Quốc

Một nghiên cứu đáng chú ý khác theo hướng định vị Hợp tác kinh tế VBBMR là bộ phận của sáng kiến “Một trục, hai cánh” là Báo cáo Quan điểm chính thức của Trung Quốc, các nước ASEAN và các tổ chức quốc tế về chiến lược “Một trục hai cánh” [27] Trong nghiên cứu này, hai tác giả Hoàng Thế Anh, Phạm Ngọc Thạch (2010) đã tập trung tổng hợp và phân tích quan điểm của giới học giả, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ASEAN và các chuyên gia quốc tế đối với chiến lược “Một trục, hai cánh” nói chung và sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng Trong đó có một số nhận định, quan điểm đáng chú ý như:

(1) Các nhà lãnh đạo và giới chuyên gia của Trung Quốc khẳng định rằng sáng kiến “Một trục, hai cánh” không chỉ góp phần chấn hưng Trung

Quốc, giúp nước này thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, mà còn tạo cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác Trung Quốc - ASEAN Trong đó,

Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Hải (Quảng Tây) Ôn Khả Hoa cho rằng một trong ba điểm kết hợp quan trọng của chiến lược “Một trục, hai cánh” là

“nâng cấp hợp tác khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ truyền thống, kinh tế Trung - Việt thành hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN”

(2) Các nhà lãnh đạo Brunei, Philippines, Singapore, Malaysia, Campuchia… đều bày tỏ quan điểm ủng hộ hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và chiến lược “Một trục, hai cánh” của Trung Quốc nói chung Họ đồng ý quan điểm với Trung Quốc coi đây là một bước đi cụ thể trong hợp tác xây dựng CAFTA và hy vọng các nước ASEAN sẽ được hưởng lợi trong sáng kiến hợp tác này

(3) Một số chuyên gia của Nhật Bản, Mỹ, châu Âu có quan điểm chung rằng với chiến lược “Một trục, hai cánh” cũng như CAFTA và các sáng kiến hợp tác khu vực khác, Trung Quốc không chỉhướng tới các mục tiêu kinh tế, mà còn nhằm gia tăng ảnh hưởng với các quốc gia ASEAN và xoa dịu mối lo ngại về sự trỗi dậy và tham vọng bá quyền của Trung Quốc Bắc Kinh đã cố gắng giải quyết vấn đề “mối đe dọa Trung Quốc” không chỉ trong lĩnh vực an ninh, mà còn trong khuôn khổ cạnh tranh kinh tế

Bộ Ngoại giao (2010) trong Báo cáo về ý tưởng chiến lược “Một trục, hai cánh”của Trung Quốc, [16] sau khi phân tích quan điểm của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo, nhận định rằng trên thực tế Trung Quốc đã chuẩn bị cho việc triển khai ý tưởng này cũng như các sáng kiến thành phần là Hợp tác kinh tế VBBMR,

Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore từ nhiều năm trước, chẳng hạn như đề nghị kết nạp Quảng Tây vào khuôn khổ hợp tác GMS từ năm 2004; tích cực ủng hộ xây dựng tuyến đường giao thông xuyên Á… Trên cơ sở nhận diện các định hướng chiến lược của Trung Quốc, Báo cáo đề xuất một số quan điểm, đối sách của Việt Nam như: Cần thống nhất nhận thức về ý tưởng chiến lược “Một trục, hai cánh” là sáng kiến của Trung Quốc về cục diện mới của hợp tác khu vực; Việt Nam nên lựa chọn cách tiếp cận mang tính phối hợp với Trung Quốc để đạt được lợi ích quốc gia…

Công trình nghiên c ứ u c ủ a chuyên gia các nướ c khác

Trong những năm qua, tại các nước ASEAN và trên thế giới chưa có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về Hợp tác kinh tế VBBMR Tại các nước ASEAN và Nhật Bản có một số bài viết, báo cáo nghiên cứu về chủ đề này, nhưng tại Mỹ và châu Âu vấn đề này chưa được quan tâm, chủ yếu do hợp tác kinh tế VBBMR chỉ là sáng kiến hợp tác tiểu vùng và tầm ảnh hưởng còn hạn chế Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phương Tây cũng đã có một số bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến tham vọng gia tăng ảnh hưởng nhiều mặt của Trung Quốc thông qua chiến lược “Một trục, hai cánh” (bao gồm hợp tác kinh tế VBBMR) Dưới đây là một số công trình tiêu biểu

- Li Mingjiang của Đại học Nanyang Singapore (2010), trong bài viết

Hợp tác chuyên ngành VBBMR: Triển vọng hòa bình ở Biển Đông [45]

Trong bài viết này, tác giả lập luận rằng thực tế cho thấy những tranh cãi ngoại giao về các yêu sách chủ quyền và tài nguyên ở Biển Đông thì chưa thể chấm dứt Tuy nhiên, khoảng hơn một thập kỷ qua (tính đến 2010), quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã phát triển mạnh mẽ, nhờ nỗ lực của cả hai bên trong việc tìm ra những điểm hai bên có lợi ích tương đồng có thể hợp tác được, cũng như nhờ việc cả hai bên đều nhận thức được rằng xung đột và sự chia rẽ về chính trị là vô cùng nguy hại đối với ổn định khu vực

Theo Li Mingjiang, việc thúc đẩy hợp tác chuyên ngành ở Biển Đông sẽ góp phần quan trọng vào ổn định trong khu vực và đáp ứng được lợi ích chung của các bên tranh chấp trong khu vực Ông tin tưởng sẽ có một số nhân tố có thể góp phần định hình nên quan điểm hợp tác chuyên ngành đối với tranh chấp này Trong đó, một yếu tố quan trọng là hội nhập kinh tế Trung Quốc - ASEAN ngày càng tăng với hợp tác kinh tế VBBMR là một minh chứng rõ nét Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng là một cơ hội lớn để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các chính phủ trong khu vực và các tổ chức liên chính phủ và trên nhiều lĩnh vực Tăng cường đối tác khu vực xung quanh các dự án quan trọng như đề xuất về kế hoạch Vịnh Bắc Bộ mở rộng sẽ tạo điều kiện cho các nước thành viên triển khai các hoạt động ít tốn kém mà lại vẫn có thể góp phần làm giảm sức ép đối với môi trường biển và cải thiện đời sống của người dân trong vùng, và giúp tăng lưu lượng trao đổi trong khu vực

Theo tác giả bài viết, đề xuất của Trung Quốc về khu vực kinh tế Vịnh

Bắc Bộ, hiện đã mở rộng thêm gồm các nước láng giềng xung quanh Biển Đông, đã tạo một cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách của các bên liên quan có những phán quyết và cân nhắc chính trị về lợi ích quốc gia của họ

Có lý do để tin rằng một số cơ chế hợp tác giữa các bên sẽ đáp ứng lợi ích chung của tất cả các bên

Nhà nghiên cứu người Nhật Bản Daisuke Hosokawa (2009) trong bài

Hợp tác kinh tế VBBMR: Sáng kiến mới của Trung Quốc trong hợp tác với ASEAN [95] đã giới thiệu khái quát tiến độ và mục tiêu Hợp tác kinh tế

VBBMR của Trung Quốc; quan điểm hợp tác của Việt Nam và đưa ra một số nhận định chủ yếu:

Thứ nhất, mục tiêu sáng kiến này của Trung Quốc là nhằm phát triển khu vực Quảng Tây thành đầu cầu hợp tác với các nước ASEAN, mở đường xuất khẩu hàng hóa từ Tây Nam Trung Quốc ra bên ngoài; tạo nền tảng thúc đẩy phát triển ACFTA; gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở ASEAN và thu hút tài nguyên từ ASEAN phục vụ sự phát triển của Trung Quốc Đồng thời, Trung Quốc muốn thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế để tạo môi trường hòa bình cho sự phát triển của Trung Quốc, trong bối cảnh giữa nước này và một số quốc gia ASEAN tồn tại tranh chấp trên Biển Đông

Thứ hai, mặc dù Hợp tác kinh tế VBBMR hứa hẹn mởra cơ hội hợp tác cùng có lợi cho cả Trung Quốc và ASEAN, nhưng để triển khai hợp tác đi vào thực chất, Trung Quốc đối mặt một số thách thức chủ yếu như: (1) Phải thuyết phục được các bên liên quan rằng Hợp tác kinh tế VBBMR là nền tảng quan trọng để thúc đẩy thực hiện ACFTA và đối tác chiến lược Trung Quốc -

ASEAN; (2) Phải tạo được các cơ chế hợp tác giữa các tỉnh Hải Nam, Quảng Châu với Quảng Tây của Trung Quốc trong hợp tác kinh tế VBBMR; (3)

Trung Quốc cần phải nhận được cam kết hợp tác tích cực và năng động hơn từ Việt Nam; (4) Phải giảm bớt được sự căng thẳng trong quan hệ Trung

Quốc - ASEAN trong tranh chấp tại Biển Đông.

- Một công trình nghiên cứu khác đáng chú ý từ Nhật Bản là bài viết của Trần Văn Thọ(2015), Giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda, Tokyo:

Kinh tế biên giới Việt Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc [75] Trong bài viết này, tác giả đã phân tích sựvượt trội của Vân Nam, Quảng Tây so với Việt Nam về quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, trình độ đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đầu tư lớn cho các dự án thuộc sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR ở Quảng Tây Theo đó chỉ ra rằng, 7 tỉnh biên giới phía Việt Nam chủ yếu là vùng sơn cước, dân số ít Do đó, quan hệ hợp tác và ảnh hưởng kinh tế của Vân Nam và Quảng Tây không chỉ với 7 tỉnh mà kéo dài đến Hà Nội và Hải Phòng trong khuôn khổ

“Hai hành lang, một vành đai” Để Việt Nam tham gia Hợp tác kinh tế

VBBMR, việc xây dựng hạ tầng giao thông là quan trọng nhất Tuy nhiên, đa số các tuyến đường thuộc “Hai hành lang một vành đai” của Việt Nam còn lạc hậu Phía Việt Nam chủ yếu do thiếu vốn, do phải ưu tiên xây dựng hạ tầng ở các nơi khác, việc đầu tư cho vùng này chưa tiến triển nhiều Trong khi đó, phía Trung Quốc xem như đã hoàn tất các tuyến đường cao tốc nối Côn Minh và Nam Ninh đến các điểm chính ở biên giới Tác giả kiến nghị rằng, nhìn cả hai mặt kinh tế và chính trị, Việt Nam chưa nên vội hưởng ứng Hợp tác kinh tế VBBMR

- Một số chuyên gia, nhà nghiên cứu phương Tây cũng đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến Hợp tác kinh tế VBBMR Trong đó, các công trình, bài viết tiêu biểu như: Hợp tác tiểu vùng tại Đông Nam Á: Lưu vực Mê Công, của hai tác giả Jorn Dosch và Oliver Hensengerth (2005); Những ưu tiên phát triển của Trung Quốc của Shahid

Yusuf và Kaoru Nabeshima (2006); báo cáo Trung Quốc trỗi dậy nắm vị trí lãnh đạo châu Á: thành tựu và trở ngại, của Shaun Breslin (2006)… Các công trình nói trên có điểm chung là đều đánh giá về sự trỗi dậy mạnh mẽ và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước ASEAN [27] Trong đó, các sáng kiến hợp tác tiểu vùng mà Trung Quốc đề xuất với ASEAN được xem như một kênh hợp tác quan trọng để Trung Quốc tăng cường kết nối với các quốc gia Đông Nam Á và điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước láng giềng của Trung Quốc…

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu về Hợp tác kinh tế VBBMR nêu trên có thể thấy đa số các công trình nghiên cứu của Việt Nam là những là công trình nghiên cứu công phu, ở tầm quốc gia (Đề tài cấp Bộ, hoặc Đề án trình Chính phủ) Theo đó, đã khái quát tương đối toàn diện các khía cạnh của hợp tác kinh tế VBBMR, đồng thời phân tích các thuận lợi, khó khăn của Việt Nam, đưa ra các đề xuất hợp lý tại thời điểm nghiên cứu Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu của Việt Nam quan tâm nghiên cứu các cơ hội hợp tác từ Hợp tác kinh tế VBBMR cũng như chưa chú trọng đánh giá tác động khu vực và quốc tế của sáng kiến này

Các công trình nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc và Nhóm chuyên gia hỗn hợp Trung Quốc - ASEAN đã phân tích kỹ bối cảnh, điều kiện hợp tác và đánh giá triển vọng Hợp tác kinh tế VBBMR Trung Quốc - ASEAN Nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, Singapore và Mỹ, châu Âu đã phần nào đánh giá tham vọng lãnh đạo châu Á và tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR với quan hệ quốc tế khu vực Tuy nhiên, một số điểm hạn chế chủ yếu của các công trình nghiên cứu nêu trên là:

(1) Chưa chú trọng nghiên cứu lý thuyết về hợp tác tiểu vùng nói chung và chưa đưa ra khái niệm hợp tác tiểu vùng phù hợp với thực tiễn Hợp tác kinh tế VBBMR

CƠ SỞ LÝ LU Ậ N VÀ TH Ự C TI Ễ N C Ủ A H Ợ P TÁC KINH

Cơ sở lý lu ậ n

2.1.1 M ột số khái niệm và hình thức hợp tác tiểu vùng

Hợp tác tiểu vùng là hình thức hợp tác, liên kết kinh tế khu vực đã xuất hiện trên thế giới trong khoảng nửa thế kỷ vừa qua và phát triển khá mạnh sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hợp tác, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh từ cuối thế kỷ 20 Hợp tác kinh tế VBBMR là một trong những sáng kiến hợp tác được triển khai trong xu thế nêu trên Tuy nhiên, các sáng kiến hợp tác tiểu vùng ở từng khu vực, từng giai đoạn lịch sử thường mang những nét đặc trưng khác nhau và cho đến nay, giới nghiên cứu cũng như các quốc gia vẫn chưa đưa ra một khái niệm chung, thống nhất về hợp tác tiểu vùng

Dưới đây là tổng hợp một số khái niệm cơ bản về “tiểu vùng”, “hợp tác tiểu vùng” và “tam giác phát triển” (một hình thức của hợp tác tiểu vùng) và những đặc trưng cơ bản của các hình thức hợp tác này

2.1.1.1 Tiểu vùng và hợp tác tiểu vùng a Tiểu vùng (subregion)

Theo Từ điển Tiếng Việt thì tiểu vùng được xác định là khu vực địa lí nhỏ, có đặc điểm riêng so với các vùng địa lí nhỏ khác, ví dụ như: tiểu vùng kinh tế; tiểu vùng khí hậu; tiểu vùng sông Mê Công Trong khi đó, từ điển tiếng Anh trên trang http://www.merriam-webster.com/dictionary/subregion định nghĩa tiểu vùng là “một phân khu của một khu vực” (a subdivision of a region); hoặc “một trong những bộ phận chính của một vùng địa sinh học”

(one of the primary divisions of a biogeographic region) Các định nghĩa nêu trên dù khác nhau về cách diễn đạt, song đều có điểm chung giống nhau, cho rằng tiểu vùng là một phần, một bộ phận của một khu vực địa lý rộng lớn hơn. b Hợp tác tiểu vùng (Subregion cooperation)

Một số định nghĩa về hợp tác tiểu vùng:

- Theo định nghĩa của trang mạng Từ điển Bách khoa của Trung Quốc

[105], khái niệm “hợp tác tiểu vùng” được hiểu như sau: Hợp tác tiểu vùng dưới góc độ hợp tác khu vực là hình thức hợp tác kinh tế khu vực chỉ hoạt động hợp tác kinh tế qua biên giới của con người hoặc pháp nhân giữa các quốc gia và khu vực có tiếp giáp về biên giới, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, triển khai trong thời gian tương đối dài, thông qua các loại hình trao đổi các yếu tố sản xuất cơ bản Dưới góc độ kinh tế phát triển, hợp tác tiểu vùng thực chất là sự trao đổi các yếu tố sản xuất trong phạm vi địa lý của một “tiểu khu vực” theo hướng tự do hóa, theo đó nâng cao hiệu suất sản xuất tương ứng với việc phân bố hiệu quả các yếu tố sản xuất, với biểu hiện chủ yếu ở tự do hóa đầu tư và thương mại trong phạm vi địa lý của tiểu vùng đó

Bởi vậy, trong phạm trù kinnh tế, hợp tác tiểu vùng thuộc phạm trù nhất thể hóa kinh tế khu vực Nói một cách đơn giản, hợp tác tiểu vùng là một hình thức của nhất thể hóa kinh tế khu vực

Theo đó, trang từ điển bách khoa này của Trung Quốc xác định một số đặc trưng chủ yếu của hợp tác tiểu vùng:

(1) Thông thường chỉ liên quan đến một phần lãnh thổ quốc gia; do vậy, rủi ro chính trịtrong trường hợp thất bại được giảm bớt

(2) Có tính linh hoạt lớn Một quốc gia có thể cùng lúc tham gia vài chương trình, sáng kiến hợp tác tiểu vùng

(3) Có tính “mở”, không đồng nhất với mở cửa thương mại; thịtrường sản phẩm và đầu tư tư bản chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài khu vực

(4) Có khu gia công xuất khẩu chuyên biệt, phạm vi hợp tác rộng lớn, thông thường bao gồm các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, bảo vệmôi trường

(5) Các yếu tố quan trọng của sản xuất được lưu động qua biên giới, chủ yếu theo sựđiều tiết của các bên tham gia hợp tác

(6) Chính quyền địa phương là chủ thể hợp tác tiểu vùng

(7) Các loại hình hợp tác chủ yếu của hợp tác tiểu vùng có thể phân chia dựa vào trình độ, nội dung hợp tác Theo đó, căn cứ vào trình độ hợp tác, có thể phân thành hợp tác theo hình thức hợp tác dọc và hợp tác theo hình thức hợp tác ngang, ví dụ: Khu kinh tế Chu Hải - Hồng Công - Ma Cao là hình thức hợp tác dọc (các đối tác tham gia hợp tác có trình độ phát triển không ngang bằng nhau; ở thời điểm bắt đầu triển khai hợp tác, Hồng Công có trình độ phát triển cao nhất rồi đến Ma Cao, Chu Hải), còn sáng kiến hợp tác Mê Công - Lan Thương là hình thức hợp tác ngang (phía Trung Quốc, chủ thể chính là Vân Nam; các đối tác có trình độ phát triển không quá chênh lệch, về cơ bản cùng tham gia một phân khúc trong chuỗi cung ứng toàn cầu)

Căn cứ vào nội dung, có thể chia thành hợp tác đầu tư, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác dịch vụlao động, hợp tác xây dựng công trình và hợp tác chính sách kinh tế Nhìn chung, trình độ phát triển kinh tế càng cao thì nội dung hợp tác càng phòng phú

- Trong khi đó, Lý Thiết Lập (Trung Quốc) [117], đã chỉ ra rằng: Hợp tác tiểu vùng là hiện tượng hợp tác khu vực xuất hiện rộng rãi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với sự phát triển kinh tế toàn cầu và nhất thể hóa kinh tế Nếu phân tích từ thuộc tính kinh tế của biên giới, tác động của biên giới đối với hợp tác tiểu vùng có thể quy nạp vào hiệu ứng che chắn và hiệu ứng trung gian Nhìn tổng thể, tính thiếu hụt tài nguyên và mong muốn mở rộng thị trường đối ngoại khiến hiệu ứng che chắn của biên giới các quốc gia chuyển hóa theo hướng thành hiệu ứng trung gian Đây là một loại xu thế sẽ không ngừng thúc đẩy hợp tác kinh tế tiểu vùng phát triển Cơ chế động lực chuyển hóa của nó đến từ chính phủ trung ương của các bên tham gia hợp tác, chính quyền địa phương và doanh nghiệp

- Nhóm chuyên gia Trung Quốc - ASEAN [11] dẫn định nghĩa của Giáo sư Chao Han (Singapore) cho rằng: Hợp tác tiểu vùng thông thường bắt đầu từ sự ghép nối giữa các quốc gia thông qua sự liên kết biển (sea link), liên kết trên bộ (land link), liên kết sông (river link), hình thành nên hợp tác mang tính khu vực Các chủ thể hợp tác tiểu vùng có thể là quốc gia, cũng có thể là một tỉnh hoặc một số tỉnh của nước lớn Hợp tác tiểu vùng là hợp tác cùng có lợi, được xây dựng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia, phát huy đầy đủ ưu thế so sánh của địa phương Hình thức hợp tác này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trên các mặt kinh tế, chính trị, an ninh

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, cũng có những quan điểm cho rằng phạm vi của các sáng kiến hợp tác tiểu vùng rất rộng, bao gồm cả chương trình hợp tác liên vùng trong nội bộ một quốc gia (ví dụ như vành đai kinh tế lưu vực Trường Giang của Trung Quốc) và các cơ chế hợp tác liên khu vực (ví dụ APEC) Ngô Quỳnh [121] cho rằng, đến nay Trung Quốc đã tham gia ba loại hình hợp tác tiểu vùng gồm: (1) Các chương trình hợp tác có cơ chế mang tính ràng buộc, ví dụ Hiệp định tự do thương mại Trung Quốc – ASEAN; (2) Chương trình hợp tác có cơ chế diễn đàn thường niên, ví dụ Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC); (3) Các chương trình hợp tác tiểu vùng đang được thúc đẩy để hoàn thiện cơ chế hợp tác

- Ở Việt Nam, Phạm Quốc Trụ [66] giải thích rằng hợp tác tiểu khu vực/vùng “là hình thức hội nhập trên cơ sở một số vùng của hai hay một số nước khác nhau gần gũi về không gian địa lý thực hiện một số liên kết kinh tế hay kết nối cơ sở hạ tầng nhằm phát huy sự bổ trợ lẫn nhau về nguồn lực của các vùng này để phát triển kinh tế”

Từ tổng quan nêu trên có thể thấy các khái niệm, định nghĩa về hợp tác tiểu vùng hiện rất khác nhau và mỗi định nghĩa có thể đúng trong một vài trường hợp cụ thể, song chưa bao quát hết các sáng kiến, chương trình hợp tác tiểu vùng hiện có Việc xác định hợp tác tiểu vùng chỉ đơn giản là “sự ghép nối giữa các quốc gia thông qua sự liên kết biển (sea link), liên kết trên bộ

Cơ sở th ự c ti ễ n

2.2.1 Điều kiện tự nhiên và bối cảnh khu vực tạo cơ sở hình thành

H ợp tác kinh tế VBBMR

Phạm vi Hợp tác kinh tế VBBMR bao trùm không gian rộng lớn, gồm các địa phương phía Nam và Tây Nam Trung Quốc như: Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam và hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, với các điều kiện tự nhiên về địa lý, diện tích, dân số thuận lợi cho việc triển khai sáng kiến hợp tác tiểu vùng như Hợp tác kinh tế VBBMR (các số liệu chi tiết sẽ được nêu ở Chương 3 của Luận án) Trong đó, quy mô dân số và quy mô lớn của kinh tế khu vực sẽ mở ra không gian hợp tác rộng lớn; đồng thời tăng sức hấp dẫn đầu tư, thương mại cho khu vực này Chiều dài bờ biển trên lãnh thổ

Trung Quốc, Việt Nam và khả năng phát triển các cảng nước sâu ở các quốc gia ASEAN khác tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác, mở cửa cho các nền kinh tế

Bên cạnh đó, sự gần gũi về địa lý giữa Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN sẽ tạo thuận lợi lớn đểthúc đẩy kết nối giao thông và kinh tế khu vực

Bên cạnh đó, sự khác biệt về tài nguyên và cấu trúc công nghiệp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN cũng sẽ mang lại lợi thể bổ sung để thúc đẩy hợp tác giữa hai bên Các nước ASEAN có lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm cao su, dầu cọ… Trong khi đó, Trung Quốc cần các nguyên liệu của ASEAN và nước này có thế mạnh về tài nguyên nước và sinh học, đất hiếm, các ngành điện tử, dệt may, máy nông nghiệp, phân bón, giống cây trồng…

Ngoài các điều kiện tự nhiên nêu trên, một yếu tố xã hội quan trọng tạo thuận lợi cho trung Quốc thúc đẩy hợp tác với các nước ASEAN nói chung và

Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng là tại hầu hết các nước Đông Nam Á đều có một số lượng lớn người gốc Hoa sinh sống Lực lượng người Hoa này có địa vị kinh tế, chính trị quan trong ở nhiều nước như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore

2.2.1.2 Trung Quốc phát triển mạnh và có vai trò lớn hơn trong hợp tác khu vực, quốc tế

Sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu từ năm 2008, tương quan sức mạnh kinh tế của Trung Quốc với các cường quốc khác như Mỹ,

Nhật Bản đã thay đổi mạnh mẽ Năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật

Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Theo WB, năm 2013, GDP của Trung Quốc đạt 9.240 tỷ USD, còn thấp hơn nhiều so với GDP của Mỹ đạt 16.800 tỷ USD, nhưng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo Trung Quốc sẽ sớm giành vị trí nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ Theo IMF, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), năm 2014, GDP của Trung Quốc đã đạt mức

17.600 tỷ USD, chiếm 16,48% tổng GDP của toàn thế giới và cao hơn 200 tỷ

USD so với GDP của nước Mỹ [7, tr 13-27] Sức mạnh kinh tế là cơ sở giúp Trung Quốc nâng cao vị thế và có tiếng nói quan trọng hơn trong các vấn đề khu vực và quốc tế

Từ điểm tựa của sức mạnh kinh tế, Trung Quốc đã có những động thái cho thấy họ đang dần từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình và ngày càng khẳng định vị thế cường quốc của mình trên vũ đài quốc tế Điều này thể hiện đặc biệt rõ ở những thay đổi lớn về chính sách đối nội, đối ngoại mà ban lãnh đạo mới của Trung Quốc triển khai từ sau Đại hội

18 của Đảng CS Trung Quốc, năm 2012 Trong đó, nhiều chính sách, đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại, có ảnh hưởng trực tiếp đến hợp tác kinh tế Trung Quốc ASEAN nói chung và hợp tác kinh tế VBBR nói riêng Theo đó, Trung Quốc đẩy mạnh các chính sách kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế tài chính của nước này như: quốc tế hóa đồng NDT, đẩy mạnh ký Hiệp định hoán đổi tiền tệ với các nước; khởi xướng và chủ trì việc lập các ngân hàng BRICS, AIIB Hội nghị trung ương 3 và Hội nghị công tác ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đầu năm 2014 đã xác định một số định hướng lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN Theo đó, Trung Quốc xác định làm tốt hơn và chủ động hơn công tác ngoại giao láng giềng; thực hiện chiến lược mở của đối ngoại tích cực hơn, đẩy nhanh đầu tư ra bên ngoài, thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông với các nước láng giềng [71, tr 27-33]

Trung Quốc cũng đã thể hiện vai trò ngày càng lớn hơn trong dẫn dắt hợp tác khu vực và quốc tế thông qua các sáng kiến như “Một trục, hai cánh”, năm 2006; “Một vành đai, một con đường” năm 2013 và coi đây là trục chính của chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại của Trung Quốc những năm tới Đồng thời, Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chiến lược “đi ra nước ngoài” của các doanh nghiệp nước này, vốn được khởi xướng từ những năm 2000

Những năm gần đây, việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài được đặc biệt quan tâm trong bối cảnh nước này thực hiện chuyển đổi cơ cấu và mô hình phát triển kinh tế trong nước Với chủ trương nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng nhiều hơn vào khu vực dịch vụ Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các chính sách hỗ trợ về vốn, thủ tục hành chính để, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước này đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài Theo Báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2014, lần đầu tiên tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của nước này đạt 140 tỷ USD (tính cả nguồn đầu tư qua bên thứ 3) vượt đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc là 119,6 tỷ USD [71, tr 27-33]

Việc tiềm lực kinh tế của Trung Quốc được gia tăng mạnh mẽ đã giúp nước này khởi xướng, dẫn dắt hợp tác kinh tế khu vực, trong bối cảnh đó, các sáng kiến hợp tác xuyên biên giới, hợp tác tiểu vùng do Trung Quốc khởi xướng có điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa Đối với hợp tác kinh tế VBBMR, nguồn vốn đầu tư lớn đã cho phép Trung Quốc phát triển Khu kinh tế VBB Quảng Tây trở thành “đầu cầu” trong hợp tác với ASEAN Việc ra đời AIIB, Quỹ Con đường tơ lụa trên biển cũng mở ra cơ hội cấp vốn cho nhiều dự án phát triển, kết nối hạ tầng trong khu vực

2.2.1.3 Hợp tác Trung Quốc - ASEAN phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực kinh tế

Cùng với sự lớn mạnh của ASEAN và sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, quan hệ hợp tác Trung Quốc - ASEAN đã phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, bất chấp tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc và một sốnước ASEAN diễn ra gay gắt Dưới đây là một số dấu mốc quan trọng trong hợp tác Trung Quốc - ASEAN thời gian qua

- Về chính trị, đối ngoại

Cuối năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện cùng hướng tới hoà bình và phồn vinh Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc - ASEAN đã được Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN ký kết ngày 04/11/2002

H Ợ P TÁC KINH T Ế V Ị NH B Ắ C B Ộ M Ở R Ộ NG: T Ừ SÁNG

Khái quát v ề H ợ p tác kinh t ế VBBMR

3.1.1 V ịnh Bắc Bộ và phạm vi Hợp tác kinh tế VBBMR

Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông, có vai trò hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh đối với các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc Đây là một vịnh nửa kín, được bao bọc hoàn toàn bởi bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc, có diện tích 126.250 km 2 , chiều dài khoảng 496 km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng

310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất là cửa vịnh khoảng 207,4 km (102 hải lý) Vịnh Bắc Bộ thông ra Biển Đông qua 2 cửa: cửa chính ở phía Nam, từ đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị, Việt Nam) tới mũi Ăng Ca (đảo Hải Nam, Trung

Quốc) rộng 207,4 km và cửa phía Bắc là eo biển Quỳnh Châu (nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam, Trung Quốc) rộng 35,2 km

Vịnh Bắc Bộtương đối nông, độ sâu trung bình chỉ 40 - 50 mét (chiếm hơn 60% diện tích đáy vịnh), nơi sâu nhất ở khu vực cửa Vịnh cũng không quá 100 mét Đáy vịnh tương đối bằng phẳng và thoải dần theo hướng Đông Nam Phần thềm lục địa của Việt Nam thuộc Vịnh Bắc Bộ rộng khoảng

60.000 km 2 , chiếm 48% diện tích toàn Vịnh Tại vùng biển phía Việt Nam có hơn 2.300 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hầu hết tập trung ở khu vực ven bờ Quảng Ninh và Hải Phòng; phía Trung Quốc, ngoài đảo Hải Nam là đảo lớn nhất tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ chỉ có một số ít đảo nhỏ ở phía Đông Bắc như Vị Châu, Tà Dương Đặc biệt phía Việt Nam có đảo Bạch Long Vỹ rộng khoảng 2,5 km 2 nằm gần giữa vịnh (cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 130 km) và đảo Cồn Cỏ rộng khoảng

3 km 2 , cách Mũi Lay (Quảng Trị) khoảng 24 km Những đảo này có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, đồng thời là căn cứ hậu cần vững chắc đểvươn ra khai thác biển khơi, phát triển kinh tế biển [4, tr 16]

Khu vực hợp tác kinh tế VBBMR

Phạm vi không gian hợp tác kinh tế VBBMR được xác định không thật sự rõ ràng Ban đầu, khi Trung Quốc mới đưa ra sáng kiến hợp tác này, không gian hợp tác được xác định là một số tỉnh, thành phố phía nam của Trung

Quốc và các nước ASEAN dọc theo Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Brunei

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hợp tác cũng như các Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc đã mời thêm các nước Myanmar, Philippines tham gia Theo Lộ trình hợp tác kinh tế VBBMR mà Trung Quốc đưa ra tháng 7/2012, không gian hợp tác còn được mở rộng trong thời gian tới, với sự tham gia của Hồng Công, Ma Cao và Đài Loan (Trung Quốc)

Theo tính toán của Nhóm chuyên gia hỗn hợp Trung Quốc và ASEAN, thì ngay ở thời điểm Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy hợp tác kinh tế VBBMR, năm 2008, khu vực hợp tác kinh tế VBBMR đã có quy mô dân số 1,8 tỷ người; tổng GDP khoảng 5,7 nghìn tỷ USD và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 4,4, nghìn tỷ USD [11, tr 9]

3.1.2 Xu ất xứ sáng kiến, mục tiêu và các nội dung hợp tác chủ yếu

Sự ra đời của sáng kiến ý tưởng hợp tác kinh tế VBBMR

Hợp tác kinh tế VBBMR diễn ra trong bối cảnh trong khoảng mười năm qua, Trung Quốc tập trung xây dựng Quảng Tây thành “cực tăng trưởng mới”, nhằm khai thác vai trò của địa phương này làm cầu nối (cả trên bộ và trên biển) trong giao lưu hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN Tháng 7 năm 2006, tại

Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ nhất tổ chức ở thành phố Nam Ninh

(Trung Quốc), ông Lưu Kỳ Bảo, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây lần đầu tiên đưa ra sáng kiến “Một trục hai cánh” – sáng kiến mang tầm chiến lược khu vực của Trung Quốc Trong đó, “một trục” là Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và “hai cánh” là Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (cánh phía Tây) và Hợp tác kinh tế VBBMR (cánh phía Đông).

Với sáng kiến "Một trục, hai cánh", Trung Quốc chủ trương hình thành hai mảng hợp tác lớn trong khu vực là hợp tác kinh tế trên biển (Hợp tác kinh tế VBBMR) và hợp tác kinh tế trên bộ (Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore) nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện

Trung Quốc - ASEAN Trung Quốc nhận định rằng việc hình thành“Một trục, hai cánh” sẽ lôi kéo sự tham gia của các nước ASEAN, thúc đẩy hợp tác khu vực Sáng kiến này đã nhanh chóng được Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn và ủng hộ, đồng thời các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là Quảng Tây triển khai tích cực Về phía Trung Quốc, Quảng Tây là địa phương có vai trò chủ đạo trong Hợp tác kinh tế VBBMR, trực tiếp tổ chức các Diễn đàn và nhiều dự án quan trọng Tuy nhiên, chính quyền Trung ương của Trung Quốc vẫn nắm vai trò chính trong việc hoạch định lộ trình, xác định các nội dung hợp tác

Việc lựa chọn tên gọi sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR (tiếng Trung Quốc phiên âm cụm từ VBBMR là “Pan Beibu wan”) là do phía Trung Quốc đưa ra từ năm 2006 Sau này, trong quá trình thảo luận nội bộ phía Việt Nam cũng như giữa các chuyên gia của ADB với đại diện các nước ASEAN về việc thay đổi nội dung Hợp tác kinh tếVBBMR vào năm 2013 (tác giả Luận án trực tiếp tham gia các phiên thảo luận) một số ý kiến từ ADB và Việt Nam đề nghị cân nhắc không dùng cụm từ Pan Beibu Các ý kiến cho rằng cách gọi “Pan Beibu” là theo tiếng Trung Quốc, không phù hợp thông lệ quốc tế, nên sử dụng tên tiếng Anh chỉ VBB là “Tonkin Gulf” Tuy nhiên, đề xuất này đưa ra tại cuộc họp SOM năm 2014 ở Nam Ninh đã không được phía Trung Quốc chấp nhận [77]

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi Hợp tác kinh tế VBBMR [11, tr 12] thì mục tiêu của sáng kiến hợp tác này được xác định với các nội dung chủ yếu là: Thiết lập một cơ chế hợp tác tiểu vùng, tạo đòn bẩy toàn diện cho hệ thống vận tải trên biển và duyên hải, tăng cường hợp tác cảng biển và tiếp vận, đẩy mạnh liên kết công nghiệp và phân công lao động, phát triển các ngành kinh doanh ven biển, hợp tác phát triển tài nguyên biển, xúc tiến phát triển các thành phố ven biển, thiết lập các cụm cảng hỗ trợ lẫn nhau, các cụm công nghiệp và cụm thành phố với sự bổ sung mạnh mẽ và tính đa dạng, đồng thời đẩy nhanh việc phát triển bền vững kinh tế, xã hội trong khu vực

Tuy nhiên, như một số công trình nghiên cứu nêu ở Chương 1 của Luận án này đã phân tích, Hợp tác kinh tế VBBMR không đơn thuần chỉ là sáng kiến hợp tác kinh tế tiểu vùng, mà thực chất là một chiến lược mang tầm khu vực của

Tình hình tri ể n khai h ợ p tác t ừ phía Trung Qu ố c

Ngay sau khi đề xuất sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn phát triển Khu kinh tế VBB Quảng Tây và thúc đẩy các dự án phát triển hạ tầng, khu công nghiệp tại một số nước ASEAN Từ năm 2013, sau khi Trung Quốc khởi xướng sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, Hợp tác kinh tế VBBMR được điều chỉnh nội dung hợp tác trở thành một bộ phận của sáng kiến mới nêu trên Theo đó, có thể chia tình hình triển khai Hợp tác kinh tế VBBMR thành hai giai đoạnnhư dưới đây.

3.2 1 Giai đoạn 2006 - 2012: Tập trung phát triển Khu kinh tế Vịnh

Quảng Tây là tỉnh ven biển phía Nam Trung Quốc thuộc vùng Vịnh Bắc

Bộ, giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 236.700 km 2 , dân sốhơn 50 triệu người

Ngày 16/01/2008 Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn "Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây", đưa Khu kinh tế này lên tầm chiến lược quốc gia và trở thành cơ sở trung chuyển hàng hoá, cơ sở mậu dịch, cơ sở chế tạo, trung tâm trao đổi thông tin chính trong hợp tác giữa Trung

Quốc với các nước ASEAN Phạm vi của Khu kinh tế này gồm thành phố

Nam Ninh và 3 thành phố lớn ven biển là Phòng Thành, Khâm Châu và Bắc

Hải với tổng diện tích 42.500 km 2 (chiếm 17,9% diện tích tỉnh Quảng Tây), dân số 12,6 triệu người, trong đó dân số nội thành khoảng 4 triệu người (dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 10 triệu người) [114, 115] Khu kinh tế VBB

Quảng Tây không chỉ có ưu thế về vị trí địa lý, mà còn là cửa ngõ tuyến đầu và đầu mối quan trọng thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc - ASEAN

Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc coi đây là một trong ba khu kinh tế hàng đầu, là "Khu hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế" quan trọng bậc nhất của Trung

Quốc, có vai trò to lớn trong chiến lược cải cách, mở cửa và là khu vực hợp tác trọng điểm của Trung Quốc với các nước ASEAN

Theo đó, Trung Quốc đã vàđang đẩy mạnh đầu tư phát triển khu vực này, tập trung vào xây dựng hệ thống cảng biển, đường cao tốc, các khu công nghiệp Theo quy hoạch nói trên, trong giai đoạn 2008 - 2013, tại Khu kinh tế VBB Quảng Tây triển khai 2.375 dự án, với tổng số vốn khoảng 300 tỷ USD

[69, tr 33-45] Theo đó, cơ sở hạ tầng của khu kinh tế này hiện đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, hiện đại

Về cảng biển, Quảng Tây đã thông qua "Quy hoạch tổng thể cảng biển Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây", xây dựng 1.098 cầu cảng, trong đó có 533 cầu cảng nước sâu với lượng hàng hóa thông qua năm 2010 đạt 100 triệu tấn; mục tiêu năm 2020 là 300 triệu tấn và năm 2030 sẽ đạt 500 triệu tấn Đến lúc đó, cụm cảng của Quảng Tây sẽ có thể phát huy vai trò hạt nhân trong hợp tác kinh tế VBBMR, trở thành tuyến đường chính nối liền khu vực Đại Tây Nam, thậm chí cả khu vực miền Tây Trung Quốc với ASEAN và thế giới [69, tr 33-45]

Mạng lưới giao thông đường bộ tại Quảng Tây cũng được đầu tư phát triển mạnh Đến nay, địa phương này đã xây dựng xong mạng lưới đường bộ trong toàn khu tự trị với tổng chiều dài hơn 20.000 km, trong đó có hơn 7.000 km đường cao tốc nối Nam Ninh với các thành phố lớn và mạng lưới đường cao tốc quốc gia Từ trung tâm là TP Nam Ninh, mạng lưới đường cao tốc đã kết nối liên thông với Bắc Kinh, Vân Nam, Quý Châu, cửa khẩu Hữu Nghị

(giáp Việt Nam) và với mạng đường sắt trong cả nước Quảng Tây cũng đã xây dựng xong tuyến cao tốc dọc ven biển Vịnh Bắc Bộ dài hơn 500 km từ Phòng Thành - Khâm Châu - Bắc Hải đến bán đảo Lôi Châu Cây cầu dài 50 km bắc qua biển Chu Hải - Hồng Công - Ma Cao cũng đã được xây dựng; sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian từ Hồng Công đến Hữu Nghị quan chỉ còn 8 giờ [69, tr 33-45]

Về công nghiệp, Trung Quốc đã quy hoạch Khu kinh tế VBB Quảng Tây thành trung tâm công nghiệp với các ngành: công nghiệp nặng, điện năng, lọc hóa dầu, hóa chất, sản xuất thép, kim loại mầu, cơ khí đóng tầu, sản xuất đường, giấy Trung Quốc đã di chuyển nhiều nhà máy công nghiệp nặng từ ba tỉnh Đông Bắc và các tỉnh miến Trung, miền Đông về khu vực này Trong

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010), Quảng Tây đã tập trung phát triển theo định hướng: xây dựng Nam Ninh thành trung tâm thương mại, chế tạo công nghệ cao; Bắc Hải là trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ hải sản; Khâm Châu phát triển ngành hoá dầu, chế tạo bột giấy; Phòng Thành là trung tâm trao đổi hàng hoá, phát triển ngành gang thép [115]

Những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng kinh tế Khu kinh tế VBB Quảng Tây (gồm 4 Thành phố Nam Ninh, Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải) vẫn phát triển rất nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt trên 15 %/năm

Cơ cấu kinh tế của Khu kinh tế cũng chuyển dịch mạnh mẽ Năm 2000 cơ cấu giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 31,1% - 26,0% - 42,9%, đến năm 2010 là 13,5% - 38,7% - 46,8% Khu kinh tế VBB Quảng Tây đã trở thành trọng điểm thu hút đầu tư , đặc biệt là đầu tư nước ngoài Một số doanh nghiệp lớn trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã đầu tư vào khu kinh tế này với các dự án lớn như: Nhà máy lọc dầu Khâm Châu 10 triệu tấn/năm, đã hoàn thành và đi vào hoạt động; Nhà máy nhiệt điện 1.400 MW đã đưa vào hoạt động Hai Tập đoàn gang thép lớn của Trung Quốc là Vũ Hán, Liễu Châu đã đầu tư hơn 62,5 tỷ NDT vào Phòng Thành để phát triển sản xuất thép (dự kiến đạt công suất 30 triệu tấn/năm); Tập đoàn tin học

Fujikhang của Đài Loan cũng đã triển khai các dự án lớn ở Bắc Hải, với vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD [113, tr 35]

Bảng 3.1: 9 kỳ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR, tại Trung Quốc STT Thời gian/Địa điểm Chủđề

TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Cùng xây dựng cực tăng trưởng mới Trung Quốc- ASEAN

Cùng xây dựng cực tăng trưởng mới Trung Quốc- ASEAN

TP Bắc Hải (Quảng Tây)

Cùng xây dựng cực tăng trưởng mới

Trung Quốc- ASEAN; Kết nối, Hợp tác, phồn vinh

TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Cùng xây dựng cực tăng trưởng mới Trung Quốc- ASEAN: Mở rộng hợp tác, biến nguy cơ thành cơ hội

TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Xây dựng khu mậu dịch tự do Trung

Quốc- ASEAN; Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc

TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Thiết lập CAFTA và hợp tác kinh tế VBBMR

Hợp tác kinh tế VBBMR và cùng nhau phồn thịnh

STT Thời gian/Địa điểm Chủđề

TP Nam Ninh (Quảng Tây)

“Chung tay sáng tạo Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”

TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Diễn đàn phát triển triển hành lang kinh tế Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương

(Nguồn: Sách Xanh Hợp tác kinh tế VBBMR năm 2013 và tổng hợp của tác giả Luận án.)

Hơn 10 năm trở lại đây, kinh tế của Quảng Tây phát triển nhanh chóng

Năm 2010, GDP đạt gần 900 tỷNDT, tăng bình quân 12,4 %/năm; GDP bình quân đầu người đạt 2.500 USD Năm 2015, GDP của Quảng Tây đã đạt hơn 1.680 tỷ NDT (khoảng 260 tỷ USD), tăng 8,1% so với năm 2014; GDP bình quân đầu người đạt hơn 5.600 USD Quảng Tây đứng đầu trong khu vực miền

Tây Trung Quốc về kim ngạch xuất nhập khẩu Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Quảng Tây là hợp tác kinh tế với các nước

Tình hình tham gia h ợ p tác c ủa các nướ c ASEAN và Vi ệ t Nam

3.3.1 Tình hình tham gia h ợp tác của ASEAN

3.3.1.1 Quan điểm của một số nước ASEAN Giai đoạn 2006 - 2012: Khi Trung Quốc mới đưa ra sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR, nhìn chung các nước ASEAN chưa có quan điểm chính thức về vấn đề này, chỉ có Singapore hưởng ứng sáng kiến này, song cũng có mức độ và Việt Nam quan tâm, nhưng dè dặt trong hợp tác Các nước ASEAN đều tích cực tham gia các Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR, nhưng chưa thống nhất với đề xuất của Trung Quốc đưa hợp tác kinh tế VBBMR vào khuôn khổ hợp tác Trung Quốc - ASEAN Một sốnước cho rằng, khuôn khổ hợp tác này chỉ liên quan đến Trung Quốc và các nước có lãnh thổ trên Biển Đông, do đó không nên đưa vào cơ chế hợp tác ASEAN - Trung Quốc [16]

Về lĩnh vực hợp tác, các nước Indonesia, Philippines chỉ đồng ý hợp tác trong một sốlĩnh vực như hợp tác cảng biển Trước năm 2010, chưa nước ASEAN nào lập nhóm chuyên gia cũng như thành lập cơ quan đầu mối phụ trách Hợp tác kinh tế VBBMR Thành phần các nước tham gia các cuộc họp trong khuôn khổ hợp tác VBBMR không ổn định Nhiều cuộc họp, một số nước chỉ cử cơ quan thương vụ tại Trung Quốc tham dự Ngoại trừ Việt Nam, tại các nước ASEAN cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu công khai về sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR [75]

Nhìn chung, từnăm 2010 trở vềtrước, tình hình triển khai hợp tác kinh tế VBBMR của Trung Quốc không được như mong muốn Hợp tác Trung

Quốc với các nước ASEAN có tiến triển, nhưng tốc độ triển khai chậm Đa số các nước ASEAN còn thận trọng, cảnh giác và chưa thấy rõ lợi ích khi tham gia khuôn khổ hợp tác này [16] Tuy nhiên, cùng với sự vận động của Trung Quốc cũng như các lợi ích về kinh tế từ nước này ngày càng lớn hơn sau khi CAFTA chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2010, một số quốc gia ASEAN như Campuchia, Lào, Myanamar, Thái Lan, Malaysia đã hưởng ứng Hợp tác kinh tế VBBMR tích cực hơn Một số công trình phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp trong khung khổ Hợp tác kinh tế VBBMR đã được hợp tác triển khai tại Nam Ninh (Trung Quốc) và một số nước ASEAN

(ở Việt Nam có Khu Công nghiệp An Dương tại Hải Phòng và Khu Công nghiệp Long Giang tại tỉnh Tiền Giang)

Giai đoạn 2013 - 2016: Trong giai đoạn này, các nước ASEAN hưởng ứng Hợp tác kinh tế VBBMR tích cực hơn ở hai khía cạnh: Một là, tích cực tham gia các cuộc họp, diễn đàn thảo luận về việc thay đổi nội dung và xây dựng Lộ trình Hợp tác kinh tế VBBMR; hai là, thúc đẩy một số dự án phát triển hạ tầng lớn với Trung Quốc

Trong các năm 2013, 2014, Trung Quốc đã đẩy mạnh điều chỉnh nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR theo hướng coi sáng kiến này là một bộ phận của sáng kiến mang tầm chiến lược lớn hơn là “Một vành đai, một con đường” Theo đó, Trung Quốc thông qua ADB đã tích cực tham vấn các nước ASEAN về việc điều chỉnh nội dung hợp tác, kiện toàn cơ chế Hợp tác kinh tế VBBMR, tổ chức nhiều cuộc họp quan chức cấp cao Trung Quốc - ASEAN tại Thái Lan, Malaysia để thảo luận các vấn đề nêu trên Hầu hết các nước ASEAN đã tham gia tiến trình thảo luận này Vào tháng 1/2014, trước Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8, Trung Quốc và ADB đã tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) tại Nam Ninh (Trung Quốc) để thống nhất Lộ trình Hợp tác kinh tế VBBMR Trung Quốc – ASEAN [77, 78] Lộ trình này sau đó được đưa ra tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8 vào tháng 5/2014, song chưa được đưa ra thảo luận ở cấp cao hơn.

Sau khi Trung Quốc triển khai sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” và thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), một số nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia đã tích cực hợp tác với Trung Quốc trong các dự án phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông (các công trình, dự án cụ thể được nêu ở phần tiếp theo của mục này)

Khi hợp tác kinh tế VBBMR đi vào thực chất hơn với các chương trình, dự án cụ thể, các nước Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào đều bày tỏủng hộ tích cực hơn đối với sáng kiến hợp tác của Trung Quốc trong các kỳ Diễn đàn

Hợp tác kinh tế VBBMR gần đây (Campuchia, Thái Lan và Myanmar đều cử cấp Thứ trưởng tham gia Diễn đàn; riêng Thái Lan thường tham gia Diễn đàn với tư cách đồng chủ trì) [77, 78]

3.3.1.2 Một số dự án hợp tác phát triển hạ tầng tại các nước ASEAN

Từ năm 2008 (năm Trung Quốc phê chuẩn Quy hoạch Khu kinh tế VBB Quảng Tây) đến nay, đặc biệt là sau khi Trung Quốc công bố sáng kiến

“Một vành đai, một con đường” vào năm 2013, nhiều dự án phát triển hạ tầng đường bộ, đường sắt, cảng biển đã được Trung Quốc hợp tác với các nước

ASEAN triển khai trong khung khổ Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và

“Một vành đai, một con đường” nói chung [72, 101, tr 25-30]

Về đường bộ: Trung Quốc đã hợp tác xây dựng các đặc khu kinh tế và xây dựng các tuyến đường bộ ở Lào, Campuchia theo Hành lang kinh tế Nam

Ninh - Singapore; hỗ trợ Lào, Thái Lan xây dựng các cây cầu bắc qua sông

Mê Công Năm 2011, đã xây dựng xong cây cầu thứ 3 nối liến Nakhon Phanom của Thái Lan và Thakhek của Lào Cây cầu này đã tạo ra tuyến lưu thông thuận tiện nối Nam Ninh của Trung Quốc qua miền Trung Việt Nam, miền Trung và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, qua Kuala Lumpuar tới Singapore

Về đường sắt: Với nguồn vốn vay của Trung Quốc, một loạt dự án đường sắt lớn đã được triển khai tại các nước ASEAN để từng bước hình thành tuyến đường sắt cao tốc kết nối Côn Minh qua Lào, Thái Lan theo Hành lang kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương (tên gọi từ 2015, trước đây là Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, nay bổ sung thêm tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh - Singapore)

- Tại Lào: Trung Quốc đã hợp tác triển khai khởi công xây dựng tuyến đường sắt nối Viêng Chăn với Côn Minh dài 418km, trị giá 6,28 tỉUSD (chưa tính 630 triệu USD vốn đối ứng Trung Quốc cho Lào vay) Dự án đã khởi công tháng 12/2015 và dự kiến hoàn thành năm 2020 [57]

- Tại Thái Lan: Tháng 12/2015, Trung Quốc và Thái Lan chính thức khởi động dự án hợp tác xây dựng hai tuyến đường sắt hai chiều với khổ đường ray tiêu chuẩn đầu tiên ở Thái Lan Hai tuyến đường sắt có tổng chiều dài 873km với chi phí hơn 500 tỷ baht (khoảng 13,8 tỷ USD) Một tuyến nối từ cửa khẩu Noong Khai giáp với Lào, qua tỉnh Nakhon Ratchasima, tỉnh Saraburi đến Bangkok Một tuyến sẽ nối từ Bangkok đi qua huyện Kaeng Koi đến cảng Map Ta Phut tại tỉnh Rayong Dự án sẽ khởi công trong năm 2016 [29]

- Tại Indonesia: Ngày 16/10/2015, Trung Quốc và Indonesia ký kết thoả thuận về xây dựng đường sắt cao tốc Jakarta - Bangdung dài 160 km, vốn đầu tư 5,5 tỷ USD Đây sẽ là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Indonesia Dự án này khởi công trong năm 2016 và sẽ khánh thành vào năm 2019 [29]

Về cảng biển: Tại Malaysia, tháng 9/2015, chính quyền bang Malacca của Malaysia và tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ hợp tác

Sau đó, ngày 8/11/2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông Malaysia Liow Tiong Lai cho biết Trung Quốc đầu tư 10 tỷ USD vào dự án ''Cửa ngõ Malacca''

D ự báo tri ể n v ọ ng H ợ p tác kinh t ế VBBMR

Từ việc phân tích thực trạng, bối cảnh, tình hình mới liên quan hợp tác kinh tế VBBMR nêu trên, có thể dự báo hai “kịch bản” có khả năng xảy ra với Hợp tác kinh tế VBBMR thời gian tới

3.4.1 “K ịch bản” 1: Cơ chế hợp tác không được hoàn thiện và Hợp tác kinh t ế VBBMR bị quên lãng, hoặc thay đổi tên gọi

Sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR đã được Trung Quốc tích cực thúc đẩy hơn 10 năm qua và đã đạt được một số thành công Tuy nhiên, đến nay cơ chế hợp tác của sáng kiến này vẫn chưa hoàn thiện Trung Quốc mới tổ chức được một Hội nghị quan chức cấp cao năm 2014 và 9 Diễn đàn hợp tác (cấp cao nhất của các nước ASEAN dự Diễn đàn là Thứ trưởng) Lộ trình và một số nội dung hợp tác cụ thể của Hợp tác kinh tế VBBMR mà Trung Quốc đưa ra vẫn chưa đạt được sự nhất trí cao với tất cả các đối tác ASEAN Do vậy, nếu trong giai đoạn 2017 - 2020, Trung Quốc và ASEAN không có bước đột phá nào trong sáng kiến hợp tác này, cơ chế hợp tác không được hoàn thiện, nâng cấp lên Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, thì Hợp tác kinh tế VBBMR có thể lâm vào tình trạng bế tắc và không đạt được các mục tiêu đã đề ra

Trong trường hợp kịch bản này xảy ra, phía Trung Quốc có thể vẫn tổ chức thêm một số Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR, nhưng nội dung hợp tác không đi vào thực chất Theo đó, Hợp tác kinh tế VBBMR có thể sẽ dần bị quên lãng Trên thực tế, một số sáng kiến hợp tác tiểu vùng giữa Trung Quốc với các nước ASEAN như Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore; hay giữa Trung Quốc với Việt Nam như “Hai hành lang, một vành đai”, dù ban đầu được kỳ vọng rất lớn, song sau nhiều năm triển khai, kết quả hợp tác rất hạn chế và hoặc bị dần quên lãng

Trong kịch bản 1, một khả năng nữa có thể xảy ra là Trung Quốc sẽ chủ động thay đổi tên gọi của Hợp tác kinh tế VBBMR và điều chỉnh nội dung hợp tác một lần nữa cho phù hợp với tư cách là sáng kiến thành phần của

“Một vành đai, một con đường” Tên gọi mới sẽ có nội hàm của Hợp tác kinh tế VBBMR hiện nay, song thể hiện rõ hơn đây là một bộ phận của sáng kiến

“Một vành đai, một con đường” Việc đổi tên sáng kiến này sẽ giống như cách Trung Quốc đã đổi tên Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore thành Hành lang kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương (một trong 06 hành lang kinh tế chủ đạo của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”)

3.4.2 “K ịch bản 2”: Hợp tác kinh tế VBBMR trở thành sáng kiến hỗ tr ợ cho các sáng kiến hợp tác mới

Một khả năng nữa đang có xu hướng được hiện thực hóa là trong những năm tới, Trung Quốc không chủđộng thúc đẩy nâng cấp, hoàn thiện cơ chế Hợp tác kinh tế VBBMR mà sẽ biến sáng kiến này thành một “kênh” hỗ trợ cho các sáng kiến hợp tác khu vực, tiểu vùng khác giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trước mắt là “Một vành đai, một con đường” và Hợp tác Mê Công - Lan Thương Theo đó, Trung Quốc sẽ chia tách nội dung hợp tác kinh tế VBBMR thành nhiều hợp phần và thúc đẩy các nội dung hợp tác này trong hai sáng kiến mới nêu trên

(1) Các nội dung hợp tác phát triển hạ tầng trên biển (cảng biển và tiếp vận) và hợp tác tài chính, thương mại, sẽ được gắn với sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (Trung Quốc tổ chức Diễn đàn cấp cao vào giữa tháng 5/2017) Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam, Malaysia, Singapore,

Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Philippines sẽ là nhóm nước được Trung Quốc chú trọng mời tham gia sáng kiến hợp tác này

(2) Các nội dung hợp tác phát triển hạ tầng trên bộ, hợp tác khai thác khoáng sản, nông nghiệp, du lịch…(đã được đề xuất trong Bảy chương trình hợp tác kinh tế VBBMR, năm 2012), sẽđược đưa vào nội dung sáng kiến hợp tác Mê Công - Lan Thương (đã có cơ chế Hội nghị cấp cao) Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam là nhóm nước ASEAN được Trung Quốc chú trọng trong sáng kiến hợp tác này

Trong hai kịch bản dự báo nêu trên, kịch bản 2 có khả năng xảy ra cao hơn Những diễn biến của ba sáng kiến hợp tác nêu trên trong các năm gần đây cho thấy xu hướng Hợp tác kinh tế VBBMR trở thành sáng kiến hỗ trợ cho các sáng kiến hợp tác mới đang hình thành

Thứ nhất, từ năm 2013, nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR đã được điều chỉnh gần giống với nội dung của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (như đã nêu ở các phần trên)

Thứ hai, chủ đề của các kỳ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8

(2014), lần thứ 9 (2016) đều đã gắn với nội dung của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”

Thứ ba, tài liệu Tầm nhìn và hành động thúc đẩy cùng nhau xây dựng

“Một vành đai, một con đường” [119] của Trung Quốc năm 2015 đã xác định Hành lang kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương (thực chất là tuyến hợp tác trên bộ của Hợp tác kinh tế VBBMR) là một trong sáu tuyến hành lang kinh tế quan trọng của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”

Theo kịch bản 2 này, trong thời gian ít nhất đến năm 2022 (thời kỳ Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc), Trung Quốc sẽ vẫn tổ chức các Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR định kỳ hai năm một lần, song diễn đàn này chỉ có ý nghĩa tăng cường quảng bá, thúc đẩy hợp tác Trung Quốc - ASEAN trong khung khổ sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” Trung Quốc có thể sẽ không tiếp tục thúc đẩy đểđưa Hợp tác kinh tế VBBMR thành một cơ chế hợp tác tiểu vùng như GMS hay Mê Công - Lan Thương

Nhìn lại tiến trình và thực trạng tham gia Hợp tác kinh tế VBBMR của Trung Quốc, các nước ASEAN và Việt Nam như trên, có thể thấy ba vấn đề chủ yếu đang đặt ra gồm:

Một là, hợp tác kinh tế VBBMR dù đặt ra những mục tiêu lớn và đã triển khai hợp tác, song trên thực tếchưa có một lộ trình, cơ chế và các chương trình hợp tác rõ ràng Tuy nhiên, trong khi Hợp tác kinh tế VBBMR chưa thiết lập được một cơ chế hợp tác đa phương có tính ràng buộc pháp lý (cơ chế Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị cấp cao) thì Trung Quốc vẫn triển khai hiệu quả các nội dung của hợp tác kinh tế VBBMR thông qua các chương trình, dự án chủ yếu là song phương với từng nước ASEAN Đồng thời, Trung Quốc đã đạt được một số mục tiêu chiến lược trong sáng kiến hợp tác này như việc biến Quảng Tây thành “Cực tăng trưởng mới”, mở các tuyến đường cao tốc hướng ra biển cho khu vực Tây Nam của nước này qua Quảng Tây

Hai là, Trung Quốc đang tích cực điều chỉnh nội dung hợp tác kinh tế

TÁC ĐỘ NG C Ủ A H Ợ P TÁC KINH T Ế V Ị NH B Ắ C B Ộ M Ở

M ộ t s ố nét chính v ề quan h ệ qu ố c t ế ở Đông Nam Á

Trong luận án này, "quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á" được xác định là các mối quan hệ kinh tế, chính trị, đối ngoại, an ninh chủ yếu giữa các nước lớn với các quốc gia Đông Nam Á, cả khối ASEAN cũng như mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với nhau

Trên thực tế, Hợp tác kinh tế VBBMR diễn ra hơn 10 năm qua trong bối cảnh quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á tương đối phức tạp, với một số nét chính như sau:

Một là, tại Đông Nam Á đã hình thành một cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc với vai trò trung tâm của ASEAN và cấu trúc này là phù hợp và đáp ứng lợi ích của tất cả các bên Trong khoảng ba thập kỷ vừa qua, ASEAN đã rất thành công trong việc thu hút sự can dự chiến lược của các nước lớn vì lợi ích chung là hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực và trên thế giới Theo đó, Hiện nay, ASEAN duy trì quan hệ với 10 đối tác gồm Trung

Quốc, Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), Nga và New Zealand Từ mô hình hợp tác với ASEAN làm “trung tâm”, đã hình thành nên một loạt cơ chế hợp tác khu vực như “ASEAN+”

“ASEAN+” là cơ chế hoạt động lấy ASEAN làm trọng tâm, sử dụng một loạt các cơ chế ASEAN+1 làm nền tảng và các khuôn khổ ASEAN+3 (APT), ASEAN+6 hay ASEAN+8 (EAS),ARF… làm diễn đàn hoạt động Các cơ chế hợp tác ASEAN+1, ASEAN+3, ASEAN+6 hay ASEAN+8 (EAS) đều là sự mở rộng mang tính chất tịnh tiến của cơ chế“ASEAN+”

Hai là, hầu hết các nước đối tác đều đẩy mạnh cạnh tranh, gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á Trong đó, sự cạnh tranh giành ảnh hưởng thể hiện rõ nhất là giữa Trung Quốc với Mỹ, Trung Quốc với Nhật Bản Sự cạnh tranh diễn ra trên các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, an ninh, đối ngoại… Theo đó, vừa mang lại tác động tích cực, vừa mang lại tác động tiêu cực đối với các quốc gia ASEAN Trong bối cảnh nêu trên, về phía ASEAN, mỗi nước có chính sách đối ngoại riêng và mức độ quan hệ khác nhau với các đối tác lớn nêu trên, song tựu trung lại, đa số các nước ASEAN muốn dựa vào

Mỹ để bảo đảm an ninh, dựa vào Trung Quốc để phát triển kinh tế

Ba là, các nước ASEAN đẩy mạnh gắn kết nội khối, song có xu hướng ngày càng phân hóa, chia rẽ trong một số vấn đề an ninh, đối ngoại Trong những năm gần đây, ASEAN luôn thúc đẩy gắn kết nội khối trên tất cả các lĩnh vực, trong đó minh chứng rõ ràng nhất là việc Cộng đồng ASEAN đã chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 Một kế hoạch kết nối các quốc gia ASEAN có tầm nhìn đến năm 2025 cũng đã được thông qua và triển khai thực hiện Các nước thành viên ASEAN đã đẩy mạnh thực hiện bốn nội dung then chốt gọt tắt là CIROP đó là: (1) Tăng cường gắn kết (Coherence) về chính trị, tập trung thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và các chuẩn mực ứng xử chung; (2) Đẩy mạnh liên kết (Integration) về kinh tế, văn hóa - xã hội, khai thác thế mạnh kinh tế, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, tạo nên sức mạnh của Cộng đồng; (3) Đề cao trách nhiệm, ý thức cùng chung vận mệnh (Responsibility), trong đó coi trọng thực hiện các nguyên tắc nền tảng của ASEAN, lấy đoàn kết và đồng thuận là giá trị đặc trưng mà các quốc gia thành viên cần tôn trọng, giữ gìn; (4) Cùng hướng tới người dân (of People), hình thành các cơ chế để người dân các nước ASEAN tham gia vào quá trình hoạch định, giám sát và thực thi chính sách, lấy phục vụngười dân là mục tiêu tối thượng trong việc xây dựng và phát triển Cộng đồng

Tuy nhiên, những năm gần đây, nội bộ ASEAN luôn bị phân hóa trong một số vấn đề an ninh, đối ngoại quan trọng có liên quan đến vấn đề an ninh Biển Đông; quan hệ ASEAN với Trung Quốc, Mỹ Trong đó, một số nước có xu hướng tăng cường quan hệ và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông; một số nước chủ trương tăng cường quan hệ với Mỹ và phản đối lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

4.2 Tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR với cạnh tranh nước lớn ởĐông Nam Á

4.2.1 Nâng cao v ị thế của Trung Quốc trong các cơ chế ASEAN+1,

Sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR do Trung Quốc khởi xướng, qua hơn 10 năm triển khai dù chưa trở thành một cơ chế hợp tác tiểu vùng có tính ràng buộc pháp lý cao (chưa có Hội nghị cấp Bộ trưởng, Hội nghị cấp cao), song vẫn là một kênh hợp tác mang tính chiến lược, góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác Trung Quốc - ASEAN, giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng với các nước láng giềng ở Đông Nam Á và có tác động nhiều mặt đến quan hệ quốc tế trong khu vực Kể từ năm 2014 (năm tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8), Trung Quốc tích cực thay đổi nội dung, định hướng hợp tác để hợp tác kinh tế VBBMR trở thành một bộ phận của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR càng có tác động lớn hơn đối với cạnh tranh nước lớn ở Đông Nam Á và mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN Theo đó, việc tăng cường hợp tác với các nước ASEAN thông qua Hợp tác kinh tế VBBMR góp phần giúp Trung Quốc nâng cao vị thế và có vai trò lớn hơn trong các cơ chế hợp tác ASEAN+1 và

Trong các cơ chế hợp tác “ASEAN+”, thì hợp tác ASEAN+1 (ASEAN + từng nước đối tác) là một cơ chế hợp tác nổi bật và hiệu quả Trong các cặp quan hệ ASEAN+1 với từng đối tác lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Nga… thì quan hệ ASEAN+Trung Quốc là cặp quan hệ nổi bật nhất và thuộc loại quan trọng nhất đối với các nước ASEAN, bởi Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại, đối tác đầu tư và nhà viện trợ số một của nhiều quốc gia ASEAN [42] Hợp tác kinh tế VBBMR với các nội dung trọng tâm là thúc đẩy kết nối hạ tầng, đầu tư, tài chính, thương mại… đã trở thành một “kênh” hợp tác quan trọng thúc đẩy và làm sâu sắc hơn cơ chế hợp tác ASEAN+Trung Quốc Đồng thời, giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á so với các đối tác còn lại của ASEAN

Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả, tăng cường vị thế trong hợp tác ASEAN+1 cũng sẽ giúp Trung Quốc giành ưu thế tốt hơn so với Nhật Bản, Hàn Quốc trong cơ chế ASEAN+3 ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung

Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ra đời từ những năm cuối thế kỷ 20 Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các nguyên thủ quốc gia, các cấp bộ trưởng; và Hội nghị thượng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Kualalumpur vào cuối năm 2005 ASEAN+3 được triển khai qua 2 kênh: Kênh 1 là kênh chính thức của các chính phủ ASEAN +3 Ở kênh này, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan chức cao cấp Kênh 2 thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện giới doanh nghiệp và xã hội dân sự Đến nay, cơ chế ASEAN +3 đã góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác mạnh mẽ giữa ASEAN với cả ba đối tác nói trên Tuy nhiên, trong ASEAN+3, Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn hơn so với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc Riêng trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc có kim ngạch đầu tư, thương mại với ASEAN vượt trội so với Nhật Bản và Hàn Quốc Ngoài ưu thế địa lý là láng giềng của các nước ASEAN, Trung Quốc đã có sự kết nối tốt hơn với ASEAN so với Hàn Quốc, Nhật Bản nhờ vào việc triển khai các sáng kiến hợp tác mang tính chiến lược với ASEAN như sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR

4.2.2 C ạnh tranh với các sáng kiến hợp tác, kết nối của Mỹ, Nhật Bản

Gần mười năm trước, TS Phạm Thái Quốc (2009), trong bài viết Hợp tác kinh tế VBBMR và tác động [37] đã nhận định: Về kinh tế, dư luận cho rằng quan hệ Trung Quốc - ASEAN ngày càng chặt chẽ hơn khiến cho những ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này đang gia tăng, lấp dần vào những chỗ trống do ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này suy giảm, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ tập trung vào các nỗ lực chống khủng bố cũng như hạn chế, ngăn chặn việc sản xuất vũ hạt nhân ở Bắc Triều Tiên và ở Iran Sau ACFTA, Hợp tác kinh tế VBBMR và những hoạt động của Trung Quốc ở Đông Nam Á có thể nói như một chiến dịch ngoại giao mới của Trung Quốc

Nhận định nêu trên cho đến nay vẫn đúng Những năm gần đây, trong bối cảnh ASEAN ngày càng nổi lên thành một khu vực phát triển năng động, có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng và có vai trò dẫn dắt hợp tác khu vực, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đã gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực này Một trong những cách thức mà các nước lớn sử dụng đểđẩy mạnh hợp tác và tăng cường ảnh hưởng với các nước Đông Nam Á là đề xuất các sáng kiến hợp tác tiểu vùng Một loạt sáng kiến hợp tác tiểu vùng với các quốc gia ASEAN đã được Mỹ, Nhật Bản triển khai tại khu vực Đông Nam Á Trong đó, một số sáng kiến tiêu biểu đã được các nước lớn triển khai như:

Nhật Bản với các sáng kiến hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Tác độ ng t ớ i quan h ệ Trung Qu ố c – ASEAN

Hợp tác kinh tế VBBMR trong thực tế triển khai hơn mười năm qua đã tác động mạnh mẽ tới quan hệ Trung Quốc – ASEAN cũng như đối với nội bộ các nước ASEAN và Việt Nam, đúng như dự báo của Phạm Thái Quốc

(2009), [37]: Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng rất có thể sẽ làm thay đổi không khí, môi trường hợp tác trong phạm vi khu vực và trên bình diện quốc tế, điều này trực tiếp và gián tiếp tác động đến môi trường phát triển chung của ASEAN trong đó có Việt Nam

4.3.1 Nh ững tác động tích cực

4.3.1.1 Phát triển khu vực Tây Nam Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác với ASEAN

Việc triển khai hợp tác kinh tế VBBMR đã giúp khu vực Tây Nam của Trung Quốc, đặc biệt là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây phát triển kinh tế mạnh mẽ, biến Quảng Tây thành “cực tăng trưởng” mới và trở thành địa phương là đầu mối thúc đẩy hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN theo cả hai hướng hợp tác trên biển và hợp tác trên bộ Sau khi Quốc vụ viện Trung

Quốc phê chuẩn"Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây" năm 2008, khu kinh tế này đã được phát triển thành cơ sở trung chuyển hàng hoá, cơ sở mậu dịch, cơ sở chế tạo, trung tâm trao đổi thông tin chính trong hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN Chỉ trong 5 năm (2009 - 2013), Khu kinh tế VBB Quảng Tây triển khai hơn 2.300 dự án, với tổng số vốn khoảng

300 tỷ USD [35] Các dự án phát triển hạ tầng nói trên đã giúp Quảng Tây phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, trở thành nền kinh tế có quy mô GDP

260 tỷ USD vào năm 2015 và là đầu mối quan trọng kết nối giao thông, du lịch, tăng kim ngạch thương mại Trung Quốc – ASEAN

Sự phát triển mạnh mẽ của Quảng Tây với hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại và vị trí là cửa ngõ ra biển của toàn bộ khu vực Tây Nam Trung

Quốc đã góp phần thúc đẩy phát triển các tỉnh, thành phố của miền Tây, miền

Trung Trung Quốc như Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh…

4.3.1.2 Kết nối kinh tế khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển

Trong bối cảnh các nước châu Á đẩy mạnh kết nối giao thông; các nước ASEAN đẩy mạnh kết nối hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua triển khai Kế hoạch hành động kết nối ASEAN đến năm 2025, sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR đã có tác động tích cực đối với kết nối khu vực nói chung và kết nối Trung Quốc - ASEAN, kết nối nội khối ASEAN nói riêng

Việc Trung Quốc nhanh chóng phát triển hệ thống giao thông ở khu vực Tây Nam nước này và hợp tác triển khai các dự án đường bộ, đường sắt ở Lào,

Campuchia, Thái Lan… dọc theo Hành lang kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương, đã góp phần quan trọng hình thành và hiện đại hóa các tuyến đường xuyên Á; đồng thời góp phần hiện thực hóa hành lang kinh tế Bắc Nam (trong hợp tác GMS) Nguồn vốn thông qua các dự án phát triển hạ tầng của Trung Quốc dành cho một số nước ASEAN cũng góp phần đáng kể giúp các nước trong khu vực giải quyết tình trạng thiếu vốn phát triển hạ tầng trong giai đoạn vừa qua cũng như những năm tới Theo Vụ trưởng Đông Nam Á của ADB James Nugent, các nước thành viên ASEAN cần số vốn ước tính 60 tỷ USDhàng năm từ nay đến năm 2020 để phát triển hạ tầng [44] Trong khi đó, theo ước tính của Ngân hàng HSBC đưa ra trong năm 2016 thì 6 nền kinh tế năng động hàng đầu ASEAN, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore cần khoảng 2.100 tỉ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng đến năm 2030 Cụ thể, nhu cầu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đến năm 2030 của Việt Nam là 259 tỉ USD, của Thái Lan là 153 tỉ USD, Philippines là 376 tỉ USD, Malaysia là 109 tỉ USD, Indonesia là 1.162 tỉ USD và Singapore là 5 tỉ USD Theo HSBC, với xu hướng chi tiêu hiện tại, nếu giữ ổn định trong thời gian tới, sẽ chỉ đáp ứng được 910 tỉ USD, nghĩa là vẫn còn thiếu tới

Như vậy, để thực hiện Kế hoạch hành động kết nối ASEAN đến năm 2025, hướng tới xây dựng cộng đồng chung, phát triển hạ tầng đang là nhiệm vụ cấp bách và nặng nề với các nước thành viên ASEAN, bởi đa số các quốc gia trong khu vực đều thiếu vốn cho lĩnh vực này Trong bối cảnh đó, vốn vay từ Trung

Quốc thông qua sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR và rộng hơn là sáng kiến

“Một vành đai, một con đường” đang được nhiều nước ASEAN xem như là một giải pháp cho nguồn vốn phát triển hạ tầng Tính đến cuối năm 2016, riêng Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc đã hỗ trợ tài chính cho 24 dự án đường cao tốc,

3 dự án đường sắt, 1 dự án cảng biển, 3 dự án cảng hàng không, 9 dự án cầu tại ASEAN, đặc biệt là khu vực tiểu vùng sông Mê Công [63]

Thông qua những đóng góp trong việc phát triển và hiện đại hóa mạng lưới hạ tầng giao thông tại các nước ASEAN, nhất là các nước thuộc nhóm ASEAN 4 (nhóm nước CLVM) kém phát triển hơn, sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR của Trung Quốc cũng góp phần quan trọng rút ngắn khoảng cách chênh lệch vềtrình độ phát triển trong khối ASEAN

4.3.1.3 Góp phần giảm căng thẳng quan hệ Trung Quốc - ASEAN về vấn đề Biển Đông

Trong nghiên cứu “Hợp tác chuyên ngành VBBMR: Triển vọng hòa bình ở Biển Đông”, tác giả Li Mingjiang, Khoa Quốc tế học (RSIS), Đại học

Kỹ thuật Công nghệ Nanyang của Singpore [26] đã nhận định: Theo chủ nghĩa kiến tạo xã hội của quan hệ quốc tế, “cộng đồng thúc đẩy an ninh”, khi ý tưởng về cộng đồng càng đứng vững ở châu Á, thì tình hình khu vực sẽ càng ổn định và an ninh hơn Khu vực kinh tế Vịnh Bắc Bộ có thể giúp thúc đẩy ý tưởng về cộng đồng quốc tế mà đến lượt nó sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của một Biển Đông hòa bình Tương tựnhư vậy, sự phụ thuộc về kinh tế, hiện đang dần định hình ở khu vực này, có thể kiềm chế các bên liên quan không có những động thái thái quá ở Biển Đông Li Mingjiang cũng cho rằng, hợp tác kinh tế VBBMR, nếu được Trung Quốc và ASEAN triển khai hiệu quả, có khả năng phi an ninh hóa hơn nữa vấn đề Biển Đông và có thể đưa tới những đột phá trong hợp tác đa phương trên các lĩnh vực chuyên ngành như vận tải biển, bảo vệ môi trường, và cùng khai thác các nguồn lợi

Thực tế cho thấy, hợp tác kinh tế VBBMR dù là một cơ chế hợp tác chưa mang tính ràng buộc pháp lý cao, song đã trở thành diễn đàn góp phần thúc đẩy tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, trong đó có nội dung hợp tác trên biển và kết nối các thành phố cảng Thông qua Hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành mạng lưới kết nối các thành phố cảng biển của nước này với các nước ASEAN Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 9 ở nam Ninh, ngày 26/5/2016, Trung

Quốc và các nước ASEAN đã nhất trí thông qua văn kiện “Tầm nhìn hành động hợp tác xây dựng mạng lưới hợp tác các thành phố cảng Trung Quốc – ASEAN” Trong đó, chú trọng tiện lợi hóa thông quan, hợp tác đầu tư và thương mại, kết nghĩa giữa các thành phố cảng biển, xây dựng các trung tâm cứu hộ biển và trung tâm dự báo khí tượng – thủy văn…

Tác động đố i v ớ i Vi ệ t Nam

4.4.1 Tác động tích cực Đối với quan hệ Việt - Trung

Thứ nhất, tạo cơ hội để các quan chức Chính phủ, chính quyền địa phương và giới chuyên gia, học giả của hai bên tăng cường giao lưu, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau Trong khoảng mười năm qua, ngoài 09 kỳ diễn đàn, hai bên đã tổ chức nhiều hội thảo, các đoàn nghiên cứu, khảo sát các cấp để thảo luận, trao đổi ý kiến để tìm giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và hợp tác Việt Nam – Trung quốc nói chung

Thứ hai, việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế VBB Quảng Tây, xây dựng, mở rộng các thành phố gần biên giới Việt Nam như Đông Hưng, Bằng Tường, Sùng Tả và hiện đại hóa hệ thống đường bộ, đường sắt cao tốc sát đến các cửa khẩu quốc tế giáp Việt Nam, đã tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương phát triển mạnh trong khoảng mười năm qua

Thứ ba, một số nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR cũng là những nội dung thường xuyên được thảo luận và đề cập trong Tuyên bố chung, Thông cáo chung nhân các chuyến thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước Chẳng hạn, một số nội dung như: bàn bạc thống nhất “Phương án tổng thể xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới” theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với quy định pháp luật của mỗi bên; nghiên cứu và thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” và “Một vành đai, một con đường”; lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng…

Về hợp tác cảng biển, tiếp vận

Về xây dựng hạ tầng cảng biển, trong giai đoạn 2006 - 2016, Việt Nam đã quy hoạch và triển khai xây dựng, nâng cấp các cảng biển trọng điểm ở khu vực VBB như Cái Lân, Hải Phòng, Lạch Huyện… Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kết nối với cảng biển, dịch vụ hậu cần phục vụ vận tải biển của Việt Nam còn nhiều hạn chế Do vậy, Việt Nam có cơ hội hợp tác với Trung Quốc trong nâng cấp, hiện đại hóa các tuyến đường sắt, đường bộ kết nối với một số cảng biển lớn trong khu vực Vịnh Bắc Bộ; hợp tác về dịch vụ hậu cần, vận tải biển, quản lý cảng biển… Năm 2015, Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc và Bộ Công Thương Việt Nam đã ký “Bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác năng lực sản xuất” Theo đó, dự kiến trong giai đoạn 2016 -

2020, số vốn đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam có khả năng tăng cao Việc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam cũng kéo theo nhu cầu vận tải, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp này tăng mạnh, tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác cảng biển, logicstic giữa hai bên

Riêng trong lĩnh vực đường sắt, Việt Nam và Trung Quốc có cơ hội hợp tác rất lớn bởi hai bên đang có nhu cầu kết nối giao thông đường sắt, trước mắt là nghiên cứu xây dựng Báo cáo khả thi để triển khai nâng cấp tuyến đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Việt Nam có nhu cầu lớn về nâng cấp, cải tạo hệ thống đường sắt, trong khi Trung Quốc có thế mạnh về vốn và công nghệ

Về hợp tác tài chính

Việt Nam có cơ hội tranh thủ nguồn vốn ưu đãi từ AIIB, Quỹ Con đường tơ lụa trên biển và nguồn vốn từ các ngân hàng khác như Ngân hàng

Xuất nhập khẩu Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc… cho các dự án phát triển hạ tầng, nhất là các dự án đường sắt, đường bộ trong phạm vi

“Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Trong các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc trong giai đoạn 2015 - 2017, phía Trung Quốc đã cam kết quan tâm, tạo điều kiện cung ứng nguồn vốn phát triển hạ tầng cho Việt Nam Tuy nhiên, hiện tại nguồn vốn ưu đãi bên mua mà Trung

Quốc dự kiến dành cho các dự án xây dựng đường cao tốc của Việt Nam vẫn không nhiều ưu đãi bằng nguồn vốn ADB dành cho Việt Nam Việc đàm phán giữa các bộ, ngành của Việt Nam với các ngân hàng của Trung Quốc vẫn gặp nhiều vướng mắc về kỹ thuật Do vậy, để tranh thủ được nguồn vốn này, Việt Nam cần phải tiến hành đàm phán với phía Trung Quốc về giá vay và các điều kiện vay vốn

Về hợp tác kinh tế - thương mại qua biên giới

Hợp tác thương mại, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có cơ hội phát triển mạnh, trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh mở cửa các thành phố biên giới thuộc Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây như Đông Hưng, Bằng Tường, Sùng Tả Hạ tầng giao thông, đô thị, thương mại tại các thành phố cửa khẩu nói trên đã được nâng cấp, hiện đại hóa nhanh chóng

Trong khi đó, phía Việt Nam, hạ tầng giao thông, đô thị và thương mại của các thành phố Móng Cái, Lạng Sơn cũng đang được triển khai xây dựng Năm

2012, Thủtướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu

Móng Cái, tổ chức hình thành khu phi thuế quan và các khu chức năng như:

Khu cửa khẩu quốc tế, các khu công nghiệp, trung tâm tài chính, khu đô thị, khu trung tâm hành chính, khu dân cư và các khu chức năng khác Cầu Bắc Luân 2 nối với Đông Hưng và hệ thống đường dẫn cùng nhiều hạng mục hạ tầng khác đã được xây dựng Tại Lạng Sơn, cửa khẩu Hữu Nghịđã được nâng cấp, mở rộng Các tuyến đường cao tốc nối Lạng Sơn, Móng Cái với Hà Nội sẽ được xây dựng trong tương lai gần…

Thực tế đã cho thấy khi các tuyến đường cao tốc nối Hà Khẩu với Côn Minh, Lào Cai với Hà Nội thông xe, kim ngạch thương mại Việt - Trung qua cặp cửa khẩu này đã tăng vọt Với triển vọng phát triển hạ tầng tại Móng Cái,

Hữu Nghị quan nêu trên, trong những năm tới, không chỉ hợp tác thương mại qua biên giới giữa hai nước tăng trưởng mạnh, mà sáng kiến xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới mà Trung Quốc đề xuất cũng có triển vọng được sớm triển khai

Về thu hút đầu tư

Ki ế n ngh ị định hướ ng chính sách c ủ a Vi ệ t Nam

Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai mạnh mẽ Hợp tác kinh tế VBBMR gắn với sáng kiến “Một vành đai, một con đường” và gây ra tác động nhiều mặt đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết và thống nhất đưa ra chính sách chung để trở thành "một bên" trong hợp tác với Trung Quốc

Riêng đối với Việt Nam, để giảm thiểu tác động tiêu cực cửa sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR, giúp Việt Nam tham gia hợp tác hiệu quả hơn, chúng tôi kiến nghị một sốđịnh hướng chính sách chủ yếu dưới đây

4.5 1 Xác định phương châm, chủ trương hợp tác phù hợp và nâng cao n ội lực quốc gia

Nhìn lại tiến trình tham gia hợp tác kinh tế VBBMR của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016, có thể thấy một vấn đề tồn tại lớn là ta chưa xác định rõ được phương châm, chủ trương hợp tác [16] Điều này gây khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương trong việc trao đổi, thảo luận, đàm phán với phía Trung Quốc về các vấn đề liên quan hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” nói chung

Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần sớm nghiên cứu, đưa ra chủ trương, phương châm hợp tác rõ ràng đối với sáng kiến Hợp tác kinh tế

VBBMR nói riêng và các sáng kiến hợp tác tiểu vùng, khu vực do Trung Quốc dẫn dắt mà Việt Nam tham gia nói chung Một phương châm hợp tác mà Việt Nam có thể lựa chọn là: Chủ động, khoa học, chọn lọc Theo đó, “chủ động” là chủ động trong việc tham gia hợp tác, đề xuất các nội dung hợp tác phù hợp, có lợi cho Việt Nam “Khoa học” là tích cực nắm bắt thông tin, trao đổi thông tin; nghiên cứu, phân tích các các chương trình, dự án hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ Hợp tác kinh tế VBBMR, sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hợp tác, xác định lộ trình và phương thức hợp tác “Chọn lọc” là chỉ lựa chọn các nội dung, chương trình, dự án hợp tác phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam

Trong bối cảnh Trung Quốc cùng lúc triển khai Hợp tác kinh tế VBBMR và đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác tiểu vùng khác, Việt Nam cần xây dựng một cơ quan chỉđạo hợp tác tiểu vùng hiệu quảở cấp Chính phủ Đồng thời, để hợp tác hiệu quả, Việt Nam cần chú trọng nâng cao nội lực quốc gia Theo đó, triển khai đồng bộ các giải pháp gồm: cải cách cơ cấu kinh tế; cải cách thể chế kinh tế; cải thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển hệ thống đổi mới, sáng tạo quốc gia; tận dụng hiệu quả hơn các FTA

4.5.2 Tích c ực phối hợp với ASEAN, tranh thủ sự hợp tác của các nước lớn Đối với các nước ASEAN Để tránh bị động, lúng túng trước các đề xuất hợp tác của Trung Quốc trong Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và sáng kiến “Một vành đai, một con đường” nói chung, các nước ASEAN cần tích cực phối hợp để cùng thành

“một bên” trong thảo luận, đối thoại với Trung Quốc Việt Nam cần chủ động trong việc liên kết các nước ASEAN lại với nhau; tích cực phối hợp với các nước ASEAN trong trao đổi thông tin về các vấn đề có liên quan đếnHợp tác kinh tế VBBMR (trao đổi ở cấp chuyên viên, hoặc thông qua kênh Đại sứ quán) Đề nghị Trung Quốc sớm thông báo các nước ASEAN, cung cấp tài liệu…về các sáng kiến, chủ trương hợp tác, trước khi tổ chức các cuộc họp với Việt Nam và ASEAN… Chủđộng đề xuất ASEAN thống nhất quan điểm trước khi tham dự các cuộc họp cấp chuyên viên, quan chức cấp cao với Trung Quốc về hợp tác kinh tế VBBMR ASEAN là một bên tham gia hợp tác với Trung Quốc, do vậy cần thống nhất quan điểm hợp tác trước khi thảo luận với Trung Quốc, tránh tình trạng đã xảy ra trong thực tế là các nước ASEAN bị động và lúng túng trước các đề xuất của Trung Quốc (tại Hội nghị quan chức cấp cao VBBMR ở Nam Ninh năm 2014, Thái Lan được mời đồng chủ trì, nhưng không được thông báo trước)

Phối hợp các nước trong khu vực Tiểu vùng Mê Công như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan để chủ động đề xuất các chương trình, dự án hợp tác có lợi cho Việt Nam và các nước trong khu vực Chủđộng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả các sáng kiến hợp tác tiểu vùng giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Myanmar và các nước ASEAN khác; mời gọi các nước lớn tham gia hợp tác tại ASEAN đểthúc đẩy hợp tác theo hướng có lợi cho Việt Nam và các quốc gia láng giềng của Việt Nam, giảm tác động tiêu cực từ việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại các nước này và hạn chế tác động tiêu cực từ sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR làm phân hóa, chia rẽ ASEAN Đối với các nước lớn

Với các nước lớn, đặc biệt là Nhật Bản và Mỹ, Việt Nam cần tăng cường trao đổi thông tin với các nước này để nắm bắt được ý đồ, mục tiêu của

Trung Quốc trong triển khai các sáng kiến hợp tác khu vực, tiểu vùng Đồng thời, tranh thủ sự cạnh tranh của các nước nói trên với Trung Quốc ở ASEAN để thu hút vốn đầu tư, viện trợ cho các dự án hạ tầng, bảo vệ môi trường khu vực tiểu vùng Mê Công Trước mắt, phối hợp với các nước Campuchia, Lào tranh thủ nguồn vốn từ ADB, Nhật Bản và các đối tác lớn khác để phát triển các tuyến đường giao thông kết nối Việt Nam với Lào, Campuchia, như tuyến cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn; cao tốc TP Hồ Chí Minh-Phnompenh và các tuyến đường theo Hành lang kinh tế Đông - Tây để tăng cường kết nối Việt

Nam với các quốc gia ASEAN

Chủ động đề xuất và tăng cường tham gia các sáng kiến hợp tác mà Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ triển khai trong khu vực Qua đó, giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và giảm tác động tiêu cực từ sáng kiến hợp tác nói trên với Việt Nam

4.5 3 Đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo và trao đổi thông tin

Theo đó, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương về hợp tác kinh tế VBBMR cũng như các sáng kiến hợp tác tiểu vùng, khu vực mà Trung Quốc triển khai với Việt Nam và ASEAN Qua đó, nắm rõ cơ hội, thánh thức đặt ra với Việt Nam Trước mắt, tập trung nghiên cứu các vấn đềnhư:

(1) Tính khả thi của việc triển khai xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc; lộ trình, giải pháp, cơ chế chính sách hợp tác cụ thể trong các khu hợp tác kinh qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc

(2) Khả năng tận dụng vốn, công nghệ của Trung Quốc trong phát triển hạ tầng giao thông ở Việt Nam; các lĩnh vực Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc về xây dựng, quản lý cảng biển, logicstic, vận tải biển

(3) Lợi ích và những vấn đề đặt ra với Việt Nam trong trường hợp Việt Nam ký Hiệp định hoán đổi tiền tệsong phương với Trung Quốc

Ngày đăng: 05/12/2022, 08:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Thế Anh (2010), Quan điểm chính thức của Trung Quốc, các nước ASEAN và các tổ chức quốc tế về chiến lược “Một trục hai cánh”, Báo cáo nghiên c ứ u ph ụ c v ụ Đề án Phát tri ể n và h ợ p tác phát tri ể n khu vực VBBMR của Bộ KHĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm chính thức của Trung Quốc, các nước ASEAN và các tổ chức quốc tế về chiến lược “Một trục hai cánh”
Tác giả: Hoàng Thế Anh
Năm: 2010
2. Ban Quản lý xây dựng, quy hoạch khu kinh tế VBB Quảng Tây (2006), Chiến lược mô hình chữ M: Chỗ đứng của chiến lước đối ngoại, mở cửa Quảng Tây trong lợi ích quốc gia , NXB Tân Hoa xã, tr 6-34, Nam Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược mô hình chữ M: Chỗ đứng của chiến lước đối ngoại, mở cửa Quảng Tây trong lợi ích quốc gia
Tác giả: Ban Quản lý xây dựng, quy hoạch khu kinh tế VBB Quảng Tây
Nhà XB: NXB Tân Hoa xã
Năm: 2006
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Quy hoạch hợp tác phát triển khu vực VBBMR, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch hợp tác phát triển khu vực VBBMR
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2013
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2012), Định hướng chính sách kinh t ế đối ngọai của Việt Nam với ASEAN thời kỳ 2011 - 2015, Đề án nghiên cứu cấp Bộ, tr. 67 - 75, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng chính sách kinh tế đối ngọai của Việt Nam với ASEAN thời kỳ 2011 - 2015
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển
Năm: 2012
6. B ộ K ế ho ạch và Đầu tư, Vi ệ n Chi ến lượ c phát tri ể n (2009), Tác động từ chiến lược Một trục, hai cánh của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, Đề tài khoa họ c cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động từ chiến lược Một trục, hai cánh của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020
Tác giả: B ộ K ế ho ạch và Đầu tư, Vi ệ n Chi ến lượ c phát tri ể n
Năm: 2009
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Chi ến lược cường quốc biển của Trung Qu ốc và những tác động đối với Việt Nam, Đề tài khoa h ọ c c ấ p B ộ , Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc và những tác động đối với Việt Nam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2015
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Đánh giá tình hình hợp tác đầu tư, thương mại Trung Quốc - ASEAN qua “Báo cáo Khu tự do thương mại Trung Qu ốc - ASEAN 2014” của Ủy ban Hợp tác thương mại Trung Qu ốc - ASEAN năm 2014 , Tài li ệu lưu hành nộ i b ộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình hình hợp tác đầu tư, thương mại Trung Quốc - ASEAN qua “Báo cáo Khu tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN 2014” của Ủy ban Hợp tác thương mại Trung Quốc - ASEAN năm 2014
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2015
9. B ộ Ngo ạ i giao Vi ệ t Nam (2016), Tài li ệu cơ bản về Trung quốc và quan h ệ Việt Nam - Trung Quốc ,http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040818094447/ns161221144836 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu cơ bản về Trung quốc và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Tác giả: B ộ Ngo ạ i giao Vi ệ t Nam
Năm: 2016
10. Bộ Ngoại giao (2013), Tổng hợp thông tin phục vụ thảo luận và đánh giá về hợp tác KTVBBMR năm 2013, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp thông tin phục vụ thảo luận và đánh giá về hợp tác KTVBBMR năm 2013
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 2013
11. Bộ Ngoại giao (2006), Báo cáo nghiên cứu tính khả thi của Hợp tác kinh tế VBBMR , Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nghiên cứu tính khả thi của Hợp tác kinh tế VBBMR
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 2006
12. Bộ Ngoại giao (2012), Bảy chương trình hợp tác trong khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR, Tài liệu phục vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR tại Nam Ninh, Trung Quốc, lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảy chương trình hợp tác trong khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 2012
13. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2012), Hợp tác Mê Công - Nhật Bản, http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/nr091019080134/nr091019081633/nr091023094106/nr091203090227/ns101228101901/view Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác Mê Công - Nhật Bản
Tác giả: Bộ Ngoại giao Việt Nam
Năm: 2012
14. Bộ Ngoại giao (2008), Một trục hai cánh: Tác động tới Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một trục hai cánh: Tác động tới Việt Nam
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 2008
15. Bộ Ngoại giao (2010), Ý tưởng chiến lược “Một trục hai cánh”, các toan tính c ủa Trung Quốc và quan điểm, đối sách của Việt Nam , T ài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý tưởng chiến lược “Một trục hai cánh”, các toan tính của Trung Quốc và quan điểm, đối sách của Việt Nam
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 2010
16. Bộ Ngoại giao (2012), Báo cáo về sáng kiến “Một trục, hai cánh” của Trung Quốc, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về sáng kiến “Một trục, hai cánh” của Trung Quốc
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 2012
17. Kiên Chiến (2016), ASEAN và Trung Qu ốc nỗ lực đạt mục tiêu thương m ại hai chiều 1.000 tỷ USD, http://bnews.vn/asean-va-trung-quoc-no-luc-dat-muc-tieu-thuong-mai-hai-chieu-1-000-ty-usd/20695.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN và Trung Quốc nỗ lực đạt mục tiêu thương mại hai chiều 1.000 tỷ USD
Tác giả: Kiên Chiến
Năm: 2016
18. Vũ Thành Công và Bùi Thạch Hồng Hưng (2015), ASEAN và Con đường tơ lụa của Trung Quốc, http://nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binh-luan/5267-asean-va-con-duong-to-lua-tren-bien-cua-trung-quoc Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN và Con đường tơ lụa của Trung Quốc
Tác giả: Vũ Thành Công và Bùi Thạch Hồng Hưng
Năm: 2015
19. Vũ Thành Công (2016), Chi ến lược địa-kinh tế của Trung Quốc tại Campuchia (Ph ần 1), http://nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binh-luan/6585-chien-luoc-dia-kinh-te-cua-trung-quoc-o-campuchia-phan-1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược địa-kinh tế của Trung Quốc tại Campuchia (Phần 1)
Tác giả: Vũ Thành Công
Năm: 2016
3. Báo Nhân Dân (2015), Tuyên bỗ đứng của chiến lướcung Quốc, http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/27906102-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc.html Link
27. Phạm Kiên (2016), Hơn 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào các đặc khu kinh tế ở Lào, http://bnews.vn/hon-4-ty-usd-von-fdi-do-vao-cac-dac-khu-kinh-te-o-lao/11661.html Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5. Liên minh Kinh tế (Economic Unio n- EC): Các bên tham gia hình thành th ịtrường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế  chung toàn liên  minh bằng cách hài hồ hố các chính sách tài khố và tiền tệ quốc gia - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
5. Liên minh Kinh tế (Economic Unio n- EC): Các bên tham gia hình thành th ịtrường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung toàn liên minh bằng cách hài hồ hố các chính sách tài khố và tiền tệ quốc gia (Trang 51)
Bảng 2. 2: Tổng kim ngạch thương mại TrungQu ốc với từng nước ASEAN qua m ột số  năm - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
Bảng 2. 2: Tổng kim ngạch thương mại TrungQu ốc với từng nước ASEAN qua m ột số năm (Trang 66)
Bảng 3.1: 9 kỳ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR, tại TrungQu ốc - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
Bảng 3.1 9 kỳ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR, tại TrungQu ốc (Trang 94)
Bảng 3.1: Các nước đã ký văn bản hợp tác “một vành đai, một con đường”, tính đến tháng 10/2016 - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
Bảng 3.1 Các nước đã ký văn bản hợp tác “một vành đai, một con đường”, tính đến tháng 10/2016 (Trang 99)
Hình 3.1: Nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR trong tương quan hợp tác “Hai hành lang, m ột vành đai” và sáng kiến Con đường tơ lụa trên biể n  - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
Hình 3.1 Nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR trong tương quan hợp tác “Hai hành lang, m ột vành đai” và sáng kiến Con đường tơ lụa trên biể n (Trang 100)
của các cơ quan chính phủ để theo dõi và quản lý mơ hình PPP trong tiến trình th ực hiện - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
c ủa các cơ quan chính phủ để theo dõi và quản lý mơ hình PPP trong tiến trình th ực hiện (Trang 102)
Bảng 4.1: Một số sáng kiến hợp tác tiểu vùng đang triển khai ở Đông Nam Á.  - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
Bảng 4.1 Một số sáng kiến hợp tác tiểu vùng đang triển khai ở Đông Nam Á. (Trang 126)
Hình 4.1: Các định chế tài chính cho vay vốn thuộc dự ánH ợp tác kinh tế VBBMR và “M ột vành đai, một con đường” - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
Hình 4.1 Các định chế tài chính cho vay vốn thuộc dự ánH ợp tác kinh tế VBBMR và “M ột vành đai, một con đường” (Trang 132)
Hình 4.2: Hai nhóm nước ASEAN tham gia Hợp tác kinh tế VBBMR có mức độ hợp tác và đấu tranh khác nhau trong quan hệ với Trung Quốc - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
Hình 4.2 Hai nhóm nước ASEAN tham gia Hợp tác kinh tế VBBMR có mức độ hợp tác và đấu tranh khác nhau trong quan hệ với Trung Quốc (Trang 139)
2.Sự hình thành và cơ chế hợp tác - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
2. Sự hình thành và cơ chế hợp tác (Trang 177)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 183)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 184)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 185)
150 triệu Trải qua nhiều lần trao - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
150 triệu Trải qua nhiều lần trao (Trang 186)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 186)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 187)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 188)
3 Dự án Village Global Sepang  - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
3 Dự án Village Global Sepang (Trang 188)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 189)
9 Dự án tiêu thụ, gia công và nh ập  - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
9 Dự án tiêu thụ, gia công và nh ập (Trang 190)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 191)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 192)
18 Khu công viên công nghi ệp nông  - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
18 Khu công viên công nghi ệp nông (Trang 193)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 193)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 194)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 195)
23 Trung tâm giảm nghèo Trung  - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
23 Trung tâm giảm nghèo Trung (Trang 195)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 196)
Tình hình triển khai Đơn vị ký - Luận án tiến sĩ sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á
nh hình triển khai Đơn vị ký (Trang 197)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w