Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tâm lý học về màu sắc trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật

170 2 0
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tâm lý học về màu sắc trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ee 0 00 -ot MỤC.

s 2

BAO CAO TONG KET

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC VA CONG NGHE CAP TRUONG

NGHIEN CUU TAM LY HQC VE MAU SAC TRONG

LINH VUC THIET KE MY THUAT Mã số: MHN 2022-02.32

Hà Nội, tháng 12/2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ee 0 00

-s0 toe

ầ £

BAO CÁO TONG KET

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC VA CONG NGHE CAP TRUONG

NGHIÊN CỨU TÂM LY HỌC VE MAU SAC TRONG

LINH VUC THIET KE MY THUAT Mã số: MHN 2022-02.32 Chú nhiệm dé tài: ThS Trần Quốc Bình

Hà Nội, tháng 12/2022

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU DE TÀI Stt Họ và tên thành viên Don vị Ghi chú

1 | ThS Trần Quốc Bình Chủ nhiệm dé tài 2 | Th§ Nguyễn Thị Bích Liễu Thành viên

Thành ViênThS Phạm Thị Hoài Nam

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIET TAT DANH MỤC BẢNG BIEU MO DAU

1 Tổng quan tình hình nghiên citu 2 Tính cấp thiết của dé tài

3 Mục tiêu đề tài 4 Cách tiếp cận

5 Phương pháp nghiên cứu 6 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

7 Những đóng góp của đề tài ni Chương 1 KHÁI QUÁT TÂM LÝ HỌC VE MÀU SAC, VÀ NHUNG VAN DE LIEN QUAN DEN MÀU SAC

1.1 Khái quát

1.1.1 Khái niệm về tâm lý học và tâm lý nghệ thuật. 1.1.2 Nguồn gốc của màu sắc

1.1.3 Lý thuyết về màu sắc 1.2 Màu sắc dưới góc nhìn khoa học

1.2.1 Màu sắc dưới góc nhìn của Isaac Newton, (1643-1727) 1.2.2 Màu sắc dưới góc nhìn của Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) 1.2.3 Mô hình màu sắc của Le Blon

1.3 Màu sắc dưới góc nhìn tâm lý

Chương 2 TÂM LY VE MAU SẮC TRONG VĂN HOÁ VÀ NGHỆ THUẬT 35 2.1 Tâm lý về màu sắc của một số nền văn hoá trên thế giới và Việt Nam.

2.1.1 Tâm lý màu sắc của một số nền văn hoá trên thế giới 2.1.2 Màu sắc dưới góc độ tâm lý của người Việt Nam 2.2 Màu sắc từ góc độ hội hoạ

2.2.1 Màu sắc trong quan niệm của một sô trường phái hội họa 2.2.2 Màu sắc theo quan niệm của họa sy Leon Battista Alberti 2.2.3 Mau sắc theo quan niệm của các họa sỹ trường phái An tượng - Tân An tượn; 2.2.4 Màu sắc theo quan niệm của họa sỹ trường phái Dã thú

Trang 5

2.2.5 Màu sắc trong cảm thụ nghệ thuật we Chuong 3 THUC TRANG VA GIAI PHAP VE MAU SAC TRONG THIET KE MY THUAT HIEN NAY Error! Bookmark not defined.

3.1.2 Màu sắc trong quan niệm của một số nhà thiết kế

3.2 Màu sắc được giảng dạy ở một số trường mỹ thuật và thiết kế ở Việt Nam 88 3.2.1 Thực trạng về giảng dạy màu sắc trong thiết kế mỹ thuật ở khoa Tạo dáng Công nghiệp, trường Đại học Mở Hà Nội.

Công nghiệp trường Đại học Mở Hà Nội hiện nay

3.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy về tâm lý màu sắc trong thiết kế mỹ thuật, ở khoa Tạo dáng Công nghiệp, trường Đại học Mở Hà Nội hiện nay.

3.3.1 Giải pháp khắc phục khoa Tạo dáng Công nghiệp KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIET TAT Ste | Chữ viết tắt Chữ thường

1 | Ths Thac sy

2 |FMva AM Frequency modulation before midday hoặc after sóng vô tuyến dai Ánh sáng bao gồm các mau: tím, xanh dương, xanh lá cây, vàng, cam, đỏ

Tia X Phô điện từ bao gôm: tia gamma, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng khả kiến, tia hồng ngoại, sóng vi ba, sóng vô tuyến

3 | Hinh 1 H.14 | Ultraviolet UV5 | Infrared IR

6 |RGB Đỏ, xanh lục và xanh lam7 | CMY Cyan, Magenta, Yellow

8 | CMYK Cyan trong tiêng Anh có nghĩa là màu xanh lơ hay cánh chả Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu cánh sen hay hồng sam.

Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ yếu để ám chỉ màu đen

9 | Nxb Nha xuat ban

10 | KFC Kentucky Fried Chicken

11 | ESPN ESPN tên việt tat trước đây của Entertainment andSports Programming Network

12 | CNN Cable News Network13 | HN Hà Nội

14 |GD Đại cương

15 | TP.HCM Thành phô Hô Chí Minh

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng Tén bảng Trang1 3.1 Chuan dau ra học phân (CLOs)

2 3.2 Môi liên hệ của chuân đâu ra học phân (CLOs) đên chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo (PLOs):

3 3.3 Phương pháp đánh giá chuân đâu ra4 4 Kê hoạch đánh giá theo chuân dau ra5 5.1 Sô giờ học trong một học ky6 5.2 Kê hoạch dạy và học

7 Chuân đâu ra của chương trình đào tạo và các chỉ báo.PLOs và PIs

8 _ | Nội dung Chương/Chủ dé9 | Màu đỏ liên quan đên điêu gì?10 | Màu vàng liên quan đến điêu gì?11 | Màu xanh lá cây được liên quan tới điêu gi12 | Màu xanh lam liên quan đên điều gì?13 | Màu đen Màu liên quan đên điêu gì?

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tong quan)

Bộ môn tâm lý học về màu sắc vẫn còn mới mẻ ở nước ta, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện về tâm lý học về màu sắc trong lĩnh vực nghệ thuật Chỉ có một số bài viết về tâm lý màu sắc trong thiết kế của một số nhà nghiên cứu đã công bó như:

Tô Trần Bích Thuỷ, Cảm nhận về màu vàng trong hội hoạ, Thông tin Mỹ thuật Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế (số 02/2014) Tác giả tập trung phân tích sự biểu hiện màu vàng trong hội hoạ Anh Nguyễn Màu trong hội hoạ: năm câu chuyện có thé bạn chưa biết đăng trên http://soi.today Tác giả các bài viết này chỉ tập chung phân tích một số màu sắc trong tranh của các danh hoạ phương Tây mà chưa nói đến đến về tâm lý của màu sắc.

Trường Phái Pha màu, trao đôi giữa Quynh Mây và Nguyễn Dinh Đăng, hai nhà nghiên cứu chỉ tập trung bàn về cách pha màu trong nghệ thuật

Uyên Huy (2018), Mau sắc và phương pháp sử dựng, Nxb Tổng hợp thành phô Hồ Chi Minh Cuốn sách, tập trung hướng dẫn về cách pha màu và các sắc độ của màu sắc “Trong cuốn sách tác giả nhận định: Trong mỹ thuật không có mau này dep, màu kia xấu mà chỉ có hòa sắc đẹp hay xấu mà thôi Ngoài ra tác giả còn đưa ra một số ví dụ về một hòa sắc đẹp mà ít màu thì khó hơn một hòa sắc dep mà nhiều màu Muốn có hòa sắc đẹp, trước hết chủ thé sáng tạo phải có thị hiếu, sự cảm thụ tốt về mau Từ đó tác giả đưa ra những phương pháp phối hợp màu sắc trong nghệ thuật.

Nguyễn Hạnh (2006), Nghệ thuật Phối màu, Nxb Lao động xã hội Trong cuốn sách này tác giả nhận định Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta Nó có ngôn ngữ riêng mà chúng ta phải tự cảm nhận Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu dé nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn Từ đó tác giả hướng dẫn người đọc làm quen với những màu chọn lọc trong vòng tròn căn bản Tác giả còn chia Màu sắc theo tính chất của màu: màu nóng, màu

Trang 10

lạnh, màu ám, màu mát, màu sáng, màu tối, màu nhạt, màu tươi Màu sắc được chia

theo cách phối màu: không sắc, tương tự, trung tính, bổ sung, đơn sắc, căn bản Phối màu tạo ra hiệu ứng: khoẻ mạnh, đầm ấm, sinh động, lãng mạn, bụi đất, thân thiện, ôn hoà, chuyển động, thanh lịch Đây là một cuốn sách lý thú về màu sắc và cách pha màu chứ chưa nói về Tâm lý học mau sắc.

Karen Haller - Bùi Thu Vân dịch (2020), Ứng dựng màu sắc để thay đổi cuộc sóng, Nxb Công Thương Trong cuốn sách tác giả cho rằng: Màu sắc là một hiện tượng tuyệt diệu Nó ở khắp nơi và ảnh hưởng lên mọi thứ chúng ta làm - dù rằng chúng ta hiếm khi nhận thức được điều này Thực tế, chúng ta chỉ nhận thức được khoảng 20% những quyết định về màu sắc mà mình đưa ra, mặc dù chúng ta luôn luôn làm việc này: như quyết định thứ ta mặc, đồ ta ăn, cái gì ta mua, ta nghỉ ngơi như thé nào, hay ké cả khi uống tách cà phê budi sáng ra sao Cứ thử hình dung làm những việc đó mà không có màu sắc xem, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình phụ thuộc vào nó nhiều tới như thế nào trong cuộc sống hằng ngày Không có màu sắc làm sao ta biết được một con côn trùng đang bay là vô hại hay sẽ đốt ta, rằng con đường đó có an toàn dé băng qua hoặc đồ ăn ấy là ăn được hay có độc? Với ý trên, tác giả cho rằng màu sắc và cuộc sống luôn có tính kết nối với mau sắc, ta kết nói với nhau một cách mật thiết, làm cho chúng ta cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách thú vị

nhất Và khi kết nối với những gì mình cảm nhận, Màu sắc đi qua mắt, nhưng nó tự

tìm đường tới trái tìm Nó kết thành cảm xúc và tác động lên cách suy nghĩ, hành xử của ta Nếu xóa sạch màu sắc, ta sẽ xóa sạch luôn cảm xúc của mình Ta sẽ mat đi những phương tiện bộc lộ bản thân cơ bản và sẵn có nhất Trong thế giới không màu, chúng ta sẽ trở thành những người xa lạ và mat đi sự kết nối với con người thực của mình Như vậy có thé thấy tác giả đã đề cập đến cảm xúc của màu sắc trong cuộc sóng của mỗi con người Mà chưa quan tâm nhiều đến tâm lý màu sắc trong nghệ thuật.

Nhiều tác giả (2013), Phối màu và bài trí nhà cửa mang phong cách sáng tao, Nxb Lao động xã hội Cuốn sách được tác giả chia làm 2 phần chính Phần 1 tác giả giới thiệu một số kiến thức liên quan đến nghệ thuật bài trí nhà cửa, đồ dùng gia đình, đồ điện, và các đồ vật trang trí sao cho phù hợp nhất trong một ngôi nhà Phần 2, tác giả tập trung về các thủ pháp phân phối màu và những nguyên lý không

Trang 11

hợp nhất trong trang màu sắc Từ đó tác giả đưa ra cách chọn mau sắc dé làm nồi bật phong cách của một căn nhà tuỳ theo phong cách thiết kế.

1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 1660, Isaac Newton đã khám phá ra cách tổ chức và cấu tạo của quang phổ màu những người Ai Cập nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến tâm trạng và sử dụng chúng dé đạt được những lợi ích toàn diện.

Màu đỏ: Tăng tuần hoàn và kích thích cơ thể và tâm trí; Màu vàng: Thanh lọc cơ thể và tốt cho thần kinh; Màu cam: Dùng để tăng năng lượng;

Mau xanh da trời: Nỗi đau được xoa dịu;

Màu tím: Giúp các vấn đề về đa; Màu đen: Sự sống và sự tái sinh.

Carl Jung (1875-1961) Một bác sĩ tâm thần người Thụy Sĩ đã nghiên cứu thành công về tam jý màu sắc áp dụng vào trị bệnh Ông cho rằng việc thể hiện bản thân thông qua hình ảnh và màu sắc có thể giúp bệnh nhân phục hồi sau chấn thương hoặc đau khổ Ông kết nối nhận thức văn hóa với ý tưởng khi mắt mỗi người nhìn thấy một màu sắc nào đó cơ thể sẽ phản ứng phù hộ tuỳ từng màu sắc Ông cho rằng: “mau sắc là tiếng mẹ đẻ của tiềm thức" Từ đó ông đã Carl Jung đã mở ra cho ngành khoa học hiện đại về áp dụng màu sắc để chữa bệnh Đặc biệt những nghiên cứu của ông về tâm lý màu sắc cũng được sử dụng cho các ngành mỹ thuật thiết kế, kiến trúc và tiếp thị.

Năm 1810, Johann Wolfgang von Goethe xuất bản jý thuyét toàn điện về mau sắc, trong đó ông dua ra một mô tả về trải nghiệm màu sắc, ông cho rằng: tat cả những gì làm cho người nghệ sỹ có khả năng sáng tạo nghệ thuật là các “ấn tượng quý giá”, những ấn tượng này chỉ có thể có được dựa trên sự nhạy cảm, tỉnh tế khi quan sát và cảm thụ thế giới bằng màu sắc Ngoài ra Goethe bác bỏ các ¥ tưởng của Newton về quang phổ màu, thay vào đó, ông cho rằng bóng tối là một thành phan tích cực hon là sự vắng mặt thụ động của ánh sáng ánh sáng và bóng tối, độ sáng và độ che khuất, hoặc nếu một cách điễn đạt tổng quát hơn được ưa thích hơn, thì ánh sáng và sự vắng mặt của nó, là cần thiết để lạo ra màu sắc Bản thân màu sắc là một mức độ của bóng tối Lý thuyết hấp dẫn nhất của ông khám phá

Trang 12

tác động tâm lý của các màu sắc khác nhau lên tâm trạng và cảm xúc - những ý tưởng bắt nguồn từ trực giác của nhà thơ, một phần là những lời giải trí có liên quan đến mê tín dị đoan, một phần là những hiệu biết có khoa được khoa học chứng thực khoảng hai thế kỷ sau, và một phần thuần túy những biểu hiện thú vị về vẻ đẹp của ngôn ngữ.

Năm 1801 Thomas Young là một nhà bác học người Anh đã công bố nghiên cứu của mình về J shuyét ba màu của mình, dựa trên quan sát rằng bất kỳ màu nào cũng có thể phù hợp với sự kết hợp của ba ánh sáng Ông giải thích cách con người tiếp nhận màu sắc; cách hòa trộn, phối hợp hay không hài hoà của màu sắc; điều là những thông điệp ngầm mà màu sắc truyền tải (thường là về văn hóa); và các phương thức dùng để tái tạo màu sắc Lý thuyết này sau đó đã được hoàn thiện bởi James Clerk Maxwell và Hermann con Helmholtz

Cho đến ngày nay, nhiều nghiên cứu về tâm lý hoc màu sắc chi mang tinh chất giai thoại, bởi vì rất khó đo lường sở thích đối với một số sắc thái và phản ứng tâm lý dựa trên “cảm giác” Dù thế nào đi nữa các nhà khoa học nghiên cứu về tâm lý màu sắc điều công nhận màu sắc có tác động đến hành vi nhận thức của mỗi người Trong nghệ thuật, lý thuyết về tâm lý màu sắc là cách các nghệ sĩ truyền đạt thông điệp của họ đến với người thưởng thức Thông qua sự tương tác của màu sắc và các sắc tô hỗn hợp, phù hợp và tương phản khác nhau, chúng truyền tải cảm xúc khá nhau Điều này cũng được các nhà thiết kế mỹ thuật sử dụng trong thiết kế logo, cửa hàng và bao bì dựa trên kết quả của các nghiên cứu trên.

2 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn lịch sử thiết kế ở khoa Tạo dáng Công nghiệp, trường Đại học Mở Hà Nội Tác giả nhận thấy rất nhiều sinh viên say xưa thích thú với học phần này, đặc biệt là những nội dung liên quan đến vấn đề màu sắc trong thiết kế cũng như trong thưởng thức nghệ thuật Tuy nhiên sự yêu thích và niềm say mê không vẫn chưa đủ để các sinh viên có những bài tập tốt và những kỹ thuật tốt về phương pháp phối màu cũng như những giá trị về tâm lý học màu sắc của học phần này Là nhóm cán bộ, giảng viên giảng dạy về môn lý thuyết tại khoa, nhóm tác giả nhận thấy cần phải trang bị, bổ xung thêm cho sinh viên và người học một số lý thuyết về tâm lý học màu sắc trong thiết kế cũng như

Trang 13

trong thưởng thức nghệ thuật từ đó nhằm nâng cao lượng giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu đạy và học hiện nay.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiên trên, nhóm tác giả đã tìm hiểu nghiên cứu những tài liệu sách báo trong nước, những bài viết, giáo trình liên qua đến màu sắc và tâm lý màu sắc trong thiết kế mỹ thuật Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhận thấy có rat ít các nguồn tư liệu nói về tâm lý học màu sắc trong thiết kế cũng như trong nghệ thuật Đây chính là những hạn chế trong việc nghiên cứu học tập của sinh viên dẫn đến sự giảm hứng thú trong nghiên cứu và học tập, vì phải mất nhiều thời gian đi tìm tài liệu liên quan đến màu sắc và tâm lý màu sắc trong thiết kế mỹ thuật.

Vì vậy rất cần có một công trình nghiên cứu khoa học về tam ly học màu sắc trong thiết kế mỹ thuật và sự ảnh hưởng của màu sắc trong sáng tạo nghệ thuật, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và là nguôn tài liệu nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho việc học tập của sinh viên, khoa Tạo dáng Công nghiệp, giúp các em không mất nhiều thời gian sưu tầm tìm kiếm tai liệu liên quan đến môn học và chuyên ngành của mình Từ đó sinh viên có nhiều thời gian hơn để tập trung cho môn học Ngoài ra có sẵn nguồn tài liệu tham khảo về tâm lý học màu sắc sẽ kích thích, tạo hứng thú cho sinh viên hiểu rõ hơn về môn học, cũng như những ảnh hưởng của tâm lý về màu sắc trong sáng tạo nghệ thuật và trong thiết kế để ứng dụng trong học tập và công việc sau này.

3 Mục tiêu đề tài

Chỉ ra những vấn dé cơ bản của tâm lý học màu sắc, thực trang sử sử dung màu sắc trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật và đề xuất một số giải pháp ứng dụng màu sắc hiệu quả trong thiết kế mỹ thuật

4 Cách tiếp cận

Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:

- Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về tâm lý học màu sắc trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật

- Tiếp cận từ thực tiễn, qua công tác giảng dạy và một số các tài liệu nghiên cứu về lý thuyết màu sắc: Màu sắc dưới góc nhìn của Isaac Newton (1643-1727), màu sắc dưới góc nhìn của Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832); màu sắc

Trang 14

dưới góc nhìn của Michel Eugene Chevreul (1786- 1889), màu sắc dưới góc nhìn cua Josef Albers (1888-1976)

- Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, sự phát triển của tâm lý học về màu sắc trong thiết kế mỹ thuật.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé đạt được mục đích nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp tông hợp nhằm thu thập các tai liệu liên quan đến đề tài - Phương pháp nghiên cứu văn hóa — xã hội học để nghiên cứu va phân tích các đặc trưng về tâm lý màu sắc trong thiết kế mỹ thuật

- Phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại nhằm chỉ ra sự phát triển, tính kế thừa của các giá trị văn hóa, nghệ thuật về tâm lý màu sắc trong thiết kế mỹ thuật

- Phương pháp mỹ thuật học: nhằm tập trung phân tích các giá trị về tâm lý màu sắc trong thiết kế mỹ thuật của từng giai đoạn cụ thể, có những đặc điểm gì, khác gì so với các vùng lãnh thổ Đó là hướng tiếp cận nghiên cứu trong phạm vị nghiên cứu đã hoạch định.

6 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

6.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên về tâm lý học màu sắc trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật

6.2 Pham vi nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp giảng dạy màu sắc ở một số trường dạy thiết kế mỹ thuật ở trên địa bàn Hà Nội.

7 Những đóng góp của đề tài 7.1 Đối với lĩnh vực giáo duc và đào tao

- Kết quả nghiên cứu của dé tài trở thành nguồn tư liệu bổ sung tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành thiết kế nội that, thiết kế kiến trúc nói chung, sinh viên chuyên ngành thiết kế nội thất tại Trường Đại học Mở Hà Nội nói riêng.

- Cung cấp cho các sinh viên ngành mỹ thuật những kiến thức tong quan về tâm lý màu sắc trong thiết kế mỹ thuật, từ đó sinh viên áp dụng vào sản phẩm thiết kế.

7.2 Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

- Cung cấp thông tin một cách tổng quan về về tâm lý màu sắc trong thiết kế mỹ thuật cho sinh ngành mỹ thuật và thiết kế

Trang 15

- Dé xuất giải pháp bổ xung vào giảng dạy về tâm lý học màu sắc trong thiết kế tại khoa Tạo dáng Công nghiệp Trường Đại học Mở Hà Nội.

7.3 Đối với phát triển kinh té-xd hội

Nghiên cứu tâm lý học về màu sắc trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật Từ đó mang lại những lợi ích thiết thực cho sinh viên có tài nguyên học tập, tích kiệm được thời gian công sức trong việc sưu tầm nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài học, góp phần thúc đầy chất lượng đào tạo của trường cũng như kinh tế của sinh còn cung cấp những tư liệu bổ ích về tâm lý học màu sắc cho viên Ngoài ra tài

các công ty, doanh nghiệp, nhà thiết kế Từ đó các công ty, doanh nghiệp nhà thiết kế có thêm nguồn tư liệu bổ ích dé tham khảo ứng dụng vào thiết kế của mình thúc day sự phát triển cho xã hội.

7.4 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu T6 chức chủ trì: Bổ sung tài liệu tham khảo cho học phan cơ sở thâm mỹ, Tâm lý học nghệ thuật, Phối màu tả chất trên mặt phẳng của các ngành Thiết kế đồ hoạ, nội thất, thời trang ở khoa Tạo dáng Công nghiệp, Trường Đại học Mở Hà Nội.

Trang 16

Chương 1 KHÁI QUÁT TAM LÝ HỌC VE MÀU SAC, VÀ NHỮNG VAN DE LIÊN QUAN DEN MAU SAC

1.1 Khai quat

1.1.1 Khái niệm về tâm lý học và tâm lý nghệ thuật

Tâm ly học xuất phát từ tiếng Latinh với “Psyche” là “linh hồn, tinh than” và “Jogos” là “khoa học, học thuyết” Vì thế tâm lý học hay Psychology chính là khoa học về tâm hồn Nói một cách dễ hiểu hơn thì tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu tat cả các hiện tượng tỉnh thần xảy ra trong dau óc con người gắn liền và điều hành mọi hành vi, tâm trí hoạt động của con người Tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng có ý thức và vô thức, cũng như cảm giác và suy nghĩ Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thé chat, trạng thái tâm lý va các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tỉnh thần của con người.

Tam lý học là khoa học về các hiện tượng tâm Lý Trong lịch sử xa xưa của nhân, loại, trong tiếng Latinh: “Psyche” là linh hồn, tỉnh thần va “logos” là học thuyết là “khoa học” Vì thế “Psychologos” — “Tâm Ly học” là khoa học về tâm hồn.

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, Tâm lý học là nghiên cứu khoa học về tâm trí và hành vi Tâm lý học là một ngành học đa dạng và bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu như phát triển con người, thê thao, sức khỏe, hành vi xã hội và c: quá

trình nhận thức Trong tâm lý học được hiểu rõ nhất bằng cách nghiên cứu những gì quyết định hành vi của con người và phi con người Các nhà tâm lý học đặt ra nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích mức độ mà các yếu tố sinh học là các yếu tố ảnh hưởng chính như môi trường yếu tố và sinh thái

Theo Wikipedia Tâm lý học là khoa học nghiên cứu học về tâm trí và hành vi Tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng có ý thức và vô thức, bao gồm cả cảm giác và suy nghĩ Tâm lý học vượt qua ranh giới giữa các khoa học tự nhiên và xã hội Các nhà tâm lý học tìm kiếm sự hiểu biết về các tính năng nổi bật của bộ não, liên kết với khoa học thần kinh của bộ não, nhằm mục đích tìm hiểu hành vi của các cá nhân và nhóm trong xã hội Tâm lý học tham gia vào Nghiên cứu về nhận thức, cảm xúc, trí thông minh, kinh nghiệm chủ quan, động lực, hoạt động của não vàtính cach [1]

Trang 17

Theo từ điển tiếng Việt (1988) định nghĩa tổng quát: “Tâm Lý” là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người [2]

Nói một cách chung nhất: tâm lý là hiện tượng tinh thần, phản ánh hiện thực khách quan được nảy sinh ở bộ não người thông qua quá trình con người tham gia vào các hoạt động và các mối quan hệ xã hội Hiện tượng tâm lý này gắn liền và

điều hành, điều chỉnh mọi hành động, hành vi, hoạt động của con người Các hiện tượng tâm lý đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người, trong quan hệ giữa con người với con người và con người với cả xã hội loài người.

Khái niệm tâm lý trong tâm lý học bao gồm tất cả những hiện tượng tỉnh thần như cảm giác, tư duy, tình cảm hình thành trong đầu óc con người điều chỉnh, điều khiển mọi hoạt động của con người.

Nói một cách chung nhát: tâm lý là tắt cả những hiện tượng tỉnh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người Như vậy tâm lý học là một ngành khoa học rộng, nghiên cứu những trạng thái tâm lý, hành vi, cảm xúc của con người đối với xã hội, trong đó có nghệ thuật.

Tâm Lý học nghệ thuật Tâm lý học nghệ thuật là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành về quan niệm thâm mỹ, nhận thức và đặc điểm của nghệ thuật và những sản phẩm mang tính mỹ thuật Với các liệu pháp nghệ thuật, việc sử dụng các vật liệu mỹ thuật như một hình thức tâm lý Tâm lý học nghệ thuật liên quan đến tâm lý học, mỹ thuật, kiến trúc, đồ họa, thời trang, nội thất

Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về Tâm lý học nghệ thuật Tâm lý học nghệ thuật là môn khoa học ứng dụng kiến thức Tâm lý học đại cương vào lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật Tâm lý học nghệ thuật là môn khoa học nghiên cứu về hiện tượng tâm lý của người sáng tạo nghệ thuật.

1.1.2 Nguồn gốc của mau sắc

Màu sắc và ánh sáng Có câu hỏi được đặt ra màu sắc có từ đâu, màu sắc có phải là thuộc tính của vạn vật trong tự nhiên như một thực tại khách quan hay không? Màu sắc tồn tại dưới hình thức gì? "Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta nhìn thấy? Những vật lý sự kiện nào có liên quan? Day là một câu hỏi cổ xưa mà các triết gia như Aristotle, Ptolemy và Galen đã có gắng giải quyết theo quan điểm duy tâm họ cho rằng Chúa đã gửi xuống các màu từ trên trời dưới dạng các tỉa sáng có

Trang 18

thể Aristotle đã xác định được bốn màu tương ứng với tiền tố: đất, lửa, gió và nước (HD.

Đến thời trung cổ các nhà triết học thần học cho rằng màu sắc được phát ra trực tiếp từ Chúa Cho đến nay câu hỏi này đã được các nhà khoa học trả lời một cách chính xác Trong thực tại các màu như: đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím, chỉ là những cái tên chúng ta đặt ra để dễ phân biệt các cảm nhận của mình về sự tương tác của ánh sáng với vật chất Không một màu nào tồn tại khách quan trong tự nhiên Ánh sáng là một dạng năng lượng có tính nhị nguyên: vừa là hạt lại vừa là sóng điện từ với các bước sóng khác nhau Ánh sáng tự nó không có màu sắc Phổ sóng điện từ rất rộng, trải dài từ các sóng radio có bước sóng cỡ hàng trăm ngàn km, tới các sóng tỉa X, tia gamma (H2) với bước sóng ngắn hơn 1 phần ngàn tỉ meter (10-12 m, hay | phan ngàn nanometer, nm) Trong dải phô sóng điện từ với những bước sóng dai bát ngát đó, phần phổ của ánh sáng mắt người có thể nhìn thấy chỉ chiếm một phần không đáng kể, từ 780 nm xuống tới 380 nm (H2).

Trang 19

H.2 Phé điện từ bao gồm: tia gamma, tỉa X, tia tử ngoại, ánh sáng khả kiến, tia hồng ngoại, sóng vi ba, sóng vô tuyến (bao gồm cả FM và AM), sóng vô tuyến dài Anh sáng bao gồm các màu: tim,

xanh đương, xanh lá cây, vàng, cam, đỏ (Nguồn https://commons.wikimedia.org/) Ảnh sáng chui vào mắt người qua thủy tỉnh thể, rồi hội tụ trên võng mạc.

Vong mac gom hàng triệu tế bào nhạy quang làm nhiệm vụ truyền tín hiệu nhận được lên não qua thần kinh thị giác Các tế bào nhạy quang gồm 2 loại là các tế bào que (hay tế bào gậy, hình cái que, rod cells) và các tế bào nón (hình nón, cone cells) Mỗi con mat có khoảng 120 triệu tế bào que và chừng 6 triệu tế bào nón Các tế bào que làm nhiệm vụ ghi nhận thông tin về độ sáng tối, chuyền động.

Các tế bào nón tập trung ở phần giữa võng mạc Mỗi tế bào nón có các quang sắc tố phù hợp với một dai bước sóng riêng biệt trong phổ ánh sáng Khi chúng thu được tín hiệu ánh sáng có bước sóng phù hợp, chúng tạo ra phản ứng điện hóa (H3) Có 3 loại tế bào nón trong mắt người phản ứng với 3 vùng ánh sáng có bước sóng,

đài, trung bình, và ngắn, lần lượt được gọi là các tế bao nón dai (long cone cells),

trung bình (medium cone cells), và ngắn (short cone cells).

H.3 Cơ chế thu nhận ánh sáng của mắt (Nguồn https://kinhmatbichngoc.vn/cau-tao-mat-nguoi)

Trang 20

Các vật trong tự nhiên tự chúng không có màu sắc, mà chỉ hấp thụ, truyền tải

và phản xạ ánh sáng chiếu vào chúng Vi tính chất hap thụ, truyền, va phản xạ ánh sáng của vật này khác tính chất này ở vật khác, khi ánh sáng phản xạ từ các vật khác nhau chui vào mắt ta, các tế bào nón và que trên võng mạc ghi nhận các bước sóng ánh sáng khác nhau từ các vật khác nhau Các tín hiệu này được truyền tới các tế bào hạch (ganglion cells) (H4) Các tế bào hạch so sánh thông tin từ các tế bao nón để xác định số lượng sóng ánh sáng từ các vùng sóng ngắn, trung và dài Sau đó các tín hiệu về tỉ số giữa các vùng sóng và sáng - tối được truyền qua thần kinh thị giác lên não dé được xử lý như các màu khác nhau trong phổ ánh sáng nhìn thấy được như sau:

Tan so (V)Lai 19? Là Lời I0 Lời 19? lụ9 10% 10° tot 10° 10 v (Hz)

Ta gamma Tax | ov IR Viséng |PM| |AM Sống radio dai

H4 Sóng điện từ Vùng bước sóng ngắn hơn 380 mm nhưng dài hơn khoảng 10 mm (tia X) là vùng tia cực tim (ultraviolet, viết tắt UV) Vùng bước sóng dài hơn 750 nm nhưng ngắn hơn khoảng 3.3 mm là vùng tia hồng ngoại (infrared, viết tắt IR) Mắt người không nhìn được hai vùng ánh sáng này song một số động vật và côn trùng có thể nhìn thấy tỉa cực tím hoặc cảm nhận được nhiệt từ tia hồng ngoại.

(Nguồn https://commons.wikimedia.org/wiki/

Ánh sáng trắng là ánh sáng trong đó tất cả các bước sóng trong phổ mắt người nhìn thấy hòa với tỉ lệ bằng nhau Nếu số bước sóng nào đó nhiều hơn, ánh sáng sẽ có màu ngả về phía bước sóng đó Vì thế một vật có màu trắng (màu đen) khi nó phản chiếu (hấp thụ) toàn bộ hoặc phần lớn ánh sáng chiếu lên nó Lá cây có mau lục vì chúng có các sắc tố hap thụ phần bước sóng dài (đỏ) và ngăn (lam) trong phổ ánh sáng và chỉ phản xạ các bước sóng trong phần màu lục (495 - 570 nm) tới mắt người nhìn Quá trình hấp thụ ánh sáng không chỉ xảy ra khi ánh sáng bị phản

Trang 21

xạ từ các bề mặt, mà cả khi ánh sáng chiếu xuyên qua các chất bán trong như các ắc (filter) hay qua không khí, ví dụ kính lọc sắc lam hấp thụ các tỉa đỏ và lục Tương tự như vậy các tổ hợp khác nhau của các tia sáng khác nhau có thể tạo ra cùng một màu như nhau Do đó các mô hình hòa sắc khác nhau vẫn có thể tạo ra kết quả như nhau từ các màu sơ cấp khác nhau H5 Bằng cách nào mà các tế bào nón thu nhận và tông hợp thông tin đẻ cho chúng ta trải nghiệm về màu sắc đến nay vẫn còn là một câu hỏi chưa có câu trả lời thoả đáng [3].

- 590-865 565-530 520-500 500-435 “6

H5 Đỏ, cam, vàng, xanh lam, cham, tím Phổ của ánh sáng(Nguồn ảnh https://www.noron.vn/post/)

Như vậy ta có thể cho rằng nguồn gốc của màu sắc không phải do tự nhiên của vật thé mà có Dé nhìn được sắc màu trước tiên phải có ánh sáng Khi ánh sáng

thụ Đôi mắt của chúng ta chỉ nhìn thấy những sắc màu được bật hoặc phản chiếu chiếu vào một đối tượng, một số màu bật ra khỏi đối tượng và các màu khác bị

Điều này có thể kết luận như sau: Màu sắc là con đẻ của ánh sáng Màu sắc là ánh

sáng Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng là những cảm giác Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thé đó, mau của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyền đang bao bọc chung quanh đó nữa.

1.13 Lý thuyết vé màu sắc

Ngay từ thời Hy Lạp cỗ đại cho đến thé kỷ 10 các nhà triết học, đã giải thích màu sắc theo quan niệm, sự hiểu biết riêng của mình Aristotle cho rằng tất cả các màu đều là sự kết hợp của bóng tối và ánh sáng - đen và trắng Ví dụ màu đỏ sim đến từ sự pha trộn giữa đen với ánh sáng mặt trời hoặc ánh lửa Thời trung cổ, màu sắc được các nhà thần học cho rằng ánh sáng và màu sắc được phát ra trực tiếp từ Chúa, tất cả màu sắc bao phủ trong thế giới tự nhiên cũng như những gì con người

Trang 22

nhìn thấy, điều được Chúa ban phát Đến thế kỷ 10, hai nhà khoa học - triết học người Ả Rập, là Avicenna (980-1037) và Abu Ali Hasan Ibn al-Haitham (được gọi ở phương Tây là Alhazen) (965-1040) AI Hazen đã nghiên cứu cho ra đời thuyết quang học hiện đại Ông nhận thấy quan điểm về lý thuyết ánh sáng được áp dụng ở châu Âu là phi lý mang tính thần học hơn khoa học Ông đã phát triển một lý thuyết thay thế trong đó ánh sáng truyền theo đường thẳng và ánh sáng được phát ra từ các nguồn như mặt trời hoặc ngọn đèn thay vì mắt của người xem Khi ánh sáng này chiếu vào một vật thể, các tia phản xạ sẽ mang hình ảnh của nó đến mắt người xem Khi những tia này đi vào mắt, chúng ta được hội tụ như một điểm của hình ảnh giác quan từ đó ta có thể cảm nhận được màu sắc Từ đó ông phân ra các loại ánh sáng, nguồn sáng và chất của ánh sáng, bức xạ của ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra màu màu sắc khác nhau.

Lý thuyết này đã được các nghệ sĩ thời trung cổ áp dụng vào kiến trúc Gothic và tranh kính Nhà thờ đầu tiên được xây dựng theo lý thuyết này là nhà thờ Saint Denis ở Paris Các nghệ sĩ đã áp dụng triệt để lý thuyết về màu sắc họ sử dụng nó như là hiệu ứng của quang học, làm thay đổi lớn trong nghệ thuật.

H.6 Holy Trinity của Masaccio nha thờ Santa Maria Novella, ở Florence.

(Nguồn anh ttps://vi.atomiyme.com)

Trang 23

Đến thời Phục, hoạ sĩ Brunellschi đã dựa trên nền tảng lý thuyết quang học của AI Hazen, ông cho ánh sáng đi qua quả cầu bằng thuỷ tỉnh chứa đầy nước Khi cho ánh sáng đi qua quả cầu này, ông đã phát hiện ra, ánh sáng bị khúc xạ tạo ra các tỉa riêng biệt và màu sắc khác nhau Lý thuyết này của Brunelleschi, đã được các hoạ sĩ ở Ý như: Masaccio (1401 - 1428) Donatello (1386 — 1466) áp dụng vào nghệ thuật của mình Ví dụ trong tác phẩm Holy Trinity (H6) của Masaccio, khoảng năm 1427, tại nhà thờ Santa Maria Novella, ở Florence Masaccio vẽ từ một điểm ngước nhìn từ dưới lên để thấy hình thể đức Chúa, các giao diện trực tiếp (các đường chéo hội tụ tại iém duy nhất, mau đỏ) trên trần nhà.

Từ đó lan toả ra tất cả các đường màu đỏ trên vòm nhà hoà lẫn vào tổng thể một cách tự nhiên Hay trong Bức phù điêu thánh Saint George and the Dragon (Thánh Saint George đánh rồng) năm 1417 (H7)

Donatello đã diễn đạt chiều sâu thông qua lý thuyết quang học trong điểm

nhấn, nhấn mạnh ánh sáng và bóng tối Tạo ra được ảnh ảo về không gian 3 chiều đầu tiên trong điêu khắc phù điêu, điều này từ trước đến nay chưa nhà điêu khắc nào làm được Bức phù điêu đã tạo tiền đề cho sự phát triển của nghệ thuật mà về sau nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc khác đã ảnh hưởng phương pháp này như Ghiberti trong tác phim Cánh cổng thiên đường về sau danh hoa Leonardo da Vinci liệt kê sáu màu theo thứ tự sau: trắng, vàng (dat), xanh lá cây (nước), xanh lam (không khí), đỏ (lửa) và đen Ông cho rằng tôi không biết các triết gia coi màu trắng là "nguyên nhân, hay chấp nhận" của màu sắc và màu đen là sự ra đi của màu sắc Đối

với tôi thì cả hai đều rất cần thiết Với họa sĩ, màu trắng là đại diện cho ánh sáng và

màu đen là đại diện cho bóng tối [4].

(Nguồn https://www.sciencephoto.com)

Trang 24

Mô hình màu sắc được các hoạ sĩ xây dựng xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thé kỷ XIV trong tác phẩm của Cennini (1370 - 1440), trong đó ông cho biết hoạ sĩ dùng 7 màu gồm 4 màu từ khoáng chất tự nhiên là đen, đỏ, vàng, lục, và 3 màu tự tao là phấn trắng Các mau này được làm từ các chất màu (color pigments) Màu vàng khoáng chất thường là vàng dat (ochre) tức hydrated oxide sắt (Fe2O3 H20) (ochre vàng kim) hay oxide sắt (FezO) (ochre đỏ) Màu vàng nhân tạo là phẩm nhuộm [5].

Điều này kéo dài cho đến thế kỷ 16, lý thuyết về màu sắc vẫn chỉ là các quan điểm của các nhà triết học, thần học và các hoạ sĩ đưa ra theo quan niệm nghiệm sinh của mình thông qua thực tiễn trải nghiệm của bản thân mỗi người Từ đó mọi người bắt chước và thực hiện theo Và ta có thể cho rằng lý thuyết về màu sắc chưa được các nhà khoa học nghiên cứu một cách nghiêm túc, để đưa ra một lý thuyết thoả đáng về màu sắc.

1.2 Màu sắc dưới góc nhìn khoa học

Sự phat triển khoa học, kỹ thuật ở thé kỷ 17 và thế ky 18 đã thúc day các ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn Việc các nhà hoá học cuối thế kỷ 17 tập trung nghiên cứu các chất màu và thuốc nhuộm dé ứng dụng trong kỹ nghệ dệt đã khiến khoa học chú ý đến sự thực hành và trải nghiệm của hoạ sĩ Năm 1664 nhà hóa học Robert Boyle (1627 — 1691) người Ai-Nhi-Lan coi 5 màu den, trắng, đỏ, vàng, và lam là các màu sơ cấp, 5 màu này có thể tạo ra vô số các màu sắc khác nhau trong tự nhiên, và các màu màu tuy không phải lúc nào cũng đủ độ lộng lẫy nhưng về cơ bản nó đáp ứng được nhu cầu về màu của con người [6] Khoảng 20 năm sau Isaac Newton (1642 — 1726) nhà triết học, than học người Anh đã nghiên cứu và đưa ra lý thuyết đầu tiên mang tính khoa học về màu sắc, chứng minh màu sắc mà ta nhìn thấy thông qua quang phô của ánh sáng Để chứng minh những nghiên cứu của mình, ông đã “đán” đầu và đuôi của phố ánh sáng nhìn thay được dé sáng tao ra vòng tròn màu sắc đầu tiên dựa trên lý thuyết về quang phé của ánh sáng Ké từ khi Newton ra đời vòng tròn màu sắc, đã có rat nhiều nhà nghiên cứu và các hoạ sĩ ứng dụng mô hình này vảo nghiên cứu và vẽ màu sắc theo nghiên cứu của Newton Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm thực tế Lý thuyết của ông vẫn chưa phải là hoàn hảo nên vẫn còn nhiều tranh luận kéo dài cho đến nay.

Trang 25

1.2.1 Màu sắc dưới góc nhìn của Isaac Newton (1643-1727)

Sự hiểu biết chỉ tiết về lý thuyết khoa học của màu sắc bắt đầu từ năm 1666, khi Isaac Newton (1642 — 1726) nhà triết học, thần học người Anh đã dày công nghiên cứu về nguồn gốc của màu sắc, từ đó ông đã đúc kết ra lý thuyết đầu tiên mang tính khoa học về màu sắc Newton sử dụng phương pháp "quang phổ", ông cam lăng kính thủy tinh theo đường của một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cái lỗ trong căn phòng tối ông quan sát thấy ánh sáng mặt trời trắng H8 Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Newton Anh sáng trắng bị "khúc xạ" (bẻ cong) bởi các chất lượng ánh sáng khác nhau, tạo ra màu sắc khác nhau được chia thành bảy ánh sáng màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím, được sắp xếp theo thứ tự Bảy chùm ánh sáng đơn sắc này sau khi đi qua một lăng kính lộn ngược thì lại hợp nhất thành chùm ánh sáng trắng Ánh sáng trắng là ánh sáng trong đó tất cả các bước sóng trong phổ mắt người nhìn thấy hoà với tỉ lệ bằng nhau Nếu số bước sóng nao đó nhiều hơn, ánh sáng sẽ có màu ngả về phía bước sóng đó [7].

Để chứng minh cho luận điểm trên, ông dùng gương phẳng (G) thu ánh sáng Mặt Trời qua một khe hẹp F vào buồng tối Đặt một màn M để hứng chùm sáng thì trên màn thấy một vệt sáng F' màu trắng Đặt một lăng kính thủy tinh P giữa F và F" (như hình) thì thấy vệ sáng F' bị dịch xuống phía đáy lăng kính, đồng thời trải dài thành một đải màu sặc sỡ Ông quan sát đải màu thấy Phân biệt được 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím Ranh giới giữa các màu không rõ rệt Dải màu này được gọi là quang phổ của ánh sáng Mặt Trời H9.

H8 Thí nghiệm theo cách của Newton

Trang 26

Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng Hiện tượng trên là hiện tượng tán sắc ánh sáng Dé kiểm nghiệm xem có phải lăng kính làm đôi màu ánh sáng hay không, Newton làm thí nghiệm Rạch màn ở màn M một khe F' song song với F, xê dịch màn dé F' vào chỗ một màu, VD màu vàng (V) Cho chùm sáng vàng di qua lăng kính P' (giống hệt P) và hứng chùm tia ló trên màn M' Newton nhận thấy: Chùm sáng vẫn bị lệch về phía đáy của lăng kính P' Chùm sáng vẫn có màu vàng Ông cho rằng: Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sac Anh sang don sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính (H10).

Ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng đèn điện dây tóc ) không phải là ánh sáng đơn sắc, mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau thì khác nhau Chiết suất biến thiên theo màu sắc và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím Góc lệch của các tỉa sáng có màu khác nhau khúc xạ qua lăng kính thì khác nhau, do đó chúng không trùng nhau nữa Chùm sáng ló bị xòe rộng ra thành

(Nguồn ảnh https://voh com.vn/hoc-tap/ly-thuyet-sgk-vat-ly)

Một lý thuyết mang tính cách mạng trong tư duy và cách nhận biết về màu sắc, khi Newton tách riêng khía cạnh toán học và khía cạnh tâm lý trong quan niệm vê ánh sáng và màu sac Ông đã chứng minh răng các chùm ánh sáng có màu khác

Trang 27

nhau trong quang phổ khi chiếu qua vật chất thì bị khúc xạ theo một góc khác nhau Đó là lý do khiến khi chiếu qua lăng kính, ánh sáng trắng, do các ánh sáng đơn sắc hợp thành, bị tách ra thành 7 chùm ánh sáng đơn sắc Ông tuyên bố ánh sáng tự nó không có màu sắc mà chỉ có sức mạnh và khả năng kích động cảm giác về màu sắc trong tâm trí của chúng ta.

Từ quan sát này, Newton đã “dán” đầu và đuôi của phô ánh sáng nhìn thấy được dé sáng tạo ra vòng màu sắc đầu tiên Bởi không có màu nào có thé bị đổi sang màu khác bằng khúc xạ Ngoài ra ông cho rằng các nàu sắc này chúng có thể hoà trộn với nhau Đặc biệt, ông phát hiện ra vùng ánh sáng ngoại quang phé (tức không có trong phố ánh sáng trắng với 7 màu nói trên) khi ông chiếu đầu nay của phô ánh sáng (tím) chồng lên đầu kia (đỏ) H10 Ông thu được màu mà sau này có tên là magenta Newton cũng phát hiện ra rằng khi chiếu 3 hoặc 4 chùm ánh sáng đơn sắc chồng lên nhau, chúng có thé hoà màu thành mau trắng Từ đó lý thuyết của ông được ứng dụng vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng trong máy quang phố lăng kính (HI 1).

HI0 Isaac Newton dang thử nghiệm với một lăng kính (Nguồn https:vn//tan-sac-anh-sang) H.11 Vòng màu sắc của Isaac Newton (Nguồn https:/nguyendinhdang.wordpress.com/)

Tuy vậy Newton đã nhằm lẫn khi đồng nhất màu của màu vẽ với ánh sáng mà nó phản chiếu Thời đó các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên lý về ánh sáng hòa sắc theo luật cộng màu trong khi màu vẽ hoà với nhau theo luật trừ màu Khi trộn chất mau đỏ, vàng và lam với nhau, Newton đã đồng nhất màu xám thu được với ánh sáng

trắng đo 3 chùm ánh sáng đỏ, lục và lam hòa với nhau tạo thành Vì thế Newton đã cho

rằng màu vẽ cũng có 7 màu sơ cấp: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, cham, tím, và những mau này cũng hòa với nhau theo quy luật tương tự như 7 màu sắc trong cầu vong.

Trang 28

Trong lý thuyết về màu sắc, của Newton mâu thuẫn rõ ràng với thực tế mà các hoạ sĩ, và những người pha thuốc nhuộm vải đang thực nghiệm Những người này bằng trải nghiệm thực tế đã cho thấy rằng khi trộn màu đỏ và lục với nhau, không thu được màu vàng như Newton trình bày trong lý thuyết của mình, mà chỉ thu được một màu xám Cuộc tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ lý thuyết ánh sáng và màu sắc của Newton và những người trải nghiệm, nghiệm sinh bằng các trộn màu trong thực tế đã kéo dài hơn một thế kỷ mà chưa có hồi kết [8].

1.2.2 Màu sắc dưới góc nhìn của Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) Nếu Newton quan tâm đến cách giải thích khoa học về màu sắc Thì nhà thơ Đức, Wolfgang von Goethe lại đứng ở góc độ khác để chứng minh về sự nhận thức của con người cảm nhận về màu sắc Những nhận thức về cảm nhận màu sắc của

Goethe bị một số nhà khoa học cho rằng, ông đã phản bội khoa học, và tiếp cận về

màu sắc theo trí tưởng tượng không có gì sánh bằng, coi sự nhìn nhận về màu sắc của ông là sai lầm, thiếu thông tin, kém hiểu biết về khoa học vật lý của ánh sang Mặc cho những lời chỉ trích đầy gay gắt đầy tính khiêu khích mang vẻ châm biếm của những nhà khoa học Goethe vẫn một mực trung thành đưa ra cách nhìn nhận lý thuyết của riêng mình về cách mà con người cảm nhận màu sắc Ông khăng định lý thuyết của mình là đung qua những nghiên cứu thực tiễn, bằng cách thu thập nhiều các mẫu vật khác nhau, sau đó sắp xếp chúng lại ở những vị trí khác nhau, sau đó cho ánh sáng chiếu vào những vật thể đó Từ đó ánh sáng tiết lộ ra những đặt tính cơ bản của màu sắc mà không cần phải sử dụng đến các giải thích bằng lý thuyết ánh sáng, mau sắc của Newton.

Goethe cho rằng màu sắc được hiển thị theo trải nghiệm của mỗi người mà không cần giải thích về các hiện tượng được nhận thức như 'bước sóng' hoặc 'hạt' Phương pháp nhìn nhận của Goethe là nhận thức về màu sắc theo kinh nghiệm của mỗi cá nhận, mà không cần phải dựa quá nhiều vào lý thuyết của Newton như một mô tả hợp lý về màu sắc Đối với Goethe, "điều cao nhát là không có gì khác ngoài các hiện tượng, bản thân sự vật đó là lý thuyết." Ông nhẫn mạnh Màu xanh của bầu trời tiết lộ cho chúng ta quy luật cơ bản của mau sắc Điểm mau chốt của ly thuyết màu sắc của Goethe chính là nguồn gốc kinh nghiệm của nó: thay vì áp đặt hay đưa ra những lý thuyết chung về màu sắc [9].

Trang 29

Năm 1794, Goethe đã đưa ra những lý luận quan trọng của khía cạnh sinh lý về màu sắc Dé đo lường phản ứng của mắt với một số định dạng màu Goethe đã làm nhiều thử nghiệm khác nhau ngay tại căn nhà của ông ở Weimar, ở mỗi một phòng khác biệt được ông sơn một màu khác nhau Những vị khách mà ông không thích ông mời vào “căn phòng Juno” có gam màu lam-lạnh, ông nhận thấy Màu lam không chỉ gợi cảm giác lạnh mà cũng còn về sự trống trải, về sự cách li, buồn bã cô đơn Nó gần như lùi xa khỏi tầm người nhìn, và những vị khách này ở một lúc họ sẽ ra về sớm Trong khi đó căn phòng ông sơn màu vàng ấm áp, Goethe dùng để tiếp đón bạn bè thân thiết mời họ uống trà cùng ngồi ăn uống, ông nhận thây mọi người ngồi lâu hon, tinh thần vui vẻ lạc quan Ông cho rằng Màu vàng không chi

truyền cảm nhận về SỰ ấp áp mà nó còn sự trọn vẹn, thân thiết và gần gũi Và trên

tất cả sự là hân hoan: dường như luôn có chút nắng mặt trời trong căn phòng màu vàng Goethe thường làm việc trong căn phòng màu xanh lá cây Ong cam thay màu lục là trung tính; màu này không làm ông cau kinh hay cảm giác mệt mỏi Nó là nguồn mạch thoả mãn thị giác và tạo cho con người thoải mái dễ chịu, trầm tĩnh Con mắt được màu lục xoa dịu, làm con người không thèm muốn, cũng không thé đi xa hơn nữa Dưới ảnh hưởng của nó, tỉnh thần trở nên an bình với những sự vật nguyên trạng thái của nó, với cái thực tế, và nó không tìm kiếm vượt ra ngoài đề tìm một ý nghĩa tâm linh Đúng như màu sắc vận hành từ trong ra ngoài, phơi mở trạng thái nội tâm qua ngoại hình, vì thế nó cũng vận hành từ ngoài vào trong [10].

Theo Goethe, màu sắc tác động đến tỉnh thần con người và phụ thuộc vào đặc tính của chúng, khơi dẫn vào những trạng thái tỉnh thần của mỗi người “Khi thì phấn khởi và khát khao, khi uy mj và thương cảm, khi hướng tới cái cao cả, khi thì lôi xuống tận day” — đấy là tác động của vàng, lam, đỏ và lục Từ đó Goethe đã đưa ra mô hình vòng tròn mau sắc đối lập với Newton - đỏ tươi, vàng và xanh lam - ma ông cho rằng có thé kết hợp tat cả các màu khác nhau trong quang phổ (H12).

Trang 30

H.12 Banh xe màu của Goethe, 1809 (Nguồn https://nguoidothi.net.vn/)

Không chỉ trong Lý thuyết màu sắc, mà toàn thé tac phẩm văn chương của ông làm chứng cho sự am hiểu về màu sắc của mình Nếu một chàng trai mặc quần áo nửa đen nửa hồng, thì đó không phải ngẫu nhiên mà là một biểu tượng: phía tối biểu thị bi kịch, phía sáng biểu thị hài ; đen biểu thị cái chết, hồng biểu thị thời xuân, giai đoạn đầu tiên trên đường dẫn đến màu đỏ chín, thiết tha sôi nồi Ngoài ra Goethe còn phân biệt giữa hiệu quả nhục cảm, đạo đức, và thấm mĩ; mặt khác, ông chỉ ra việc sử dụng màu sắc có tính ngụ ngôn, tính biểu tượng, và màu sắc mang tính tâm linh huyền bí.

Goethe cho màu đỏ là tượng trưng sự trang nghiêm, màu lục là màu của hy vọng Biểu tượng là một hình ảnh trùng khớp với thực tai; còn ngụ ngôn (allegory) biểu thị cho cái thực tại đặc biệt bằng một ước lệ phải biết đến thì mới hiểu ra ý nghĩa Biểu tượng là một cửa mở ra, ngụ ngôn là một bí dn, một mật nghĩa Sẽ sai lầm nếu xem hệ biểu tượng màu sắc của Goethe như một hệ thống cứng nhắc trong đó mỗi màu được quy cho một ý ngĩa xác định rõ ràng Goethe đã ý thức rõ về cái tính bất an định (ambivalance) vốn có trong sự kiện kì lạ rằng mọi màu sắc đều có một quang phô rộng của những ý nghĩa, thất thường, có tính mâu thuẫn Màu đỏ biểu hiện tình yêu cũng nhiều hệt như sự thù ghét; màu lam biểu hiện trung thành cũng như bat trung; màu vàng biéu thị hân hoan cũng như ghen tị Mau lục biểu thi vừa hy vọng vừa độc tố; áo cưới cô dau trắng như vải tang [11].

Trang 31

Không giống như những người cùng thời, Goethe không coi bóng tối là sự

thiếu vắng ánh sáng, mà là đối cực và tương tác với ánh sáng; màu sắc là kết quả

của sự tương tác giữa ánh sáng và bóng tối Ông nhìn nhận ánh sáng là "bản thể đồng nhất đơn giản nhất, không phân chia nhất mà chúng ta biết Đối lập với nó là bóng tối" Cái bóng tối xưa từng là toàn thể” ấy phải được hình dung như một điều kiện tiên khởi cho mọi thứ bắt đầu của vạn hữu Nó ngự trị, nó bao trùm khắp toàn bộ cuộc sống, chỗ nào có ánh sáng thì chỗ đó có bóng tối đây là sự đối lập của bóng

tối và ánh sáng Cuộc sáng thế chỉ bắt đầu với SỰ xuất hiện của ánh sáng, ánh sáng

là khởi nguyên của mọi vấn đề

Goethe gọi sự đối lập ấy là lưỡng cực Trong đó ông thấy một trong những động lực lớn của toàn cõi Tự nhiên Những màu sắc phat sinh không phải riêng từ ánh sáng cũng không phải từ bóng tối Đúng hơn, chúng là con đẻ của lưỡng cực, ở giữa hai phía đối lập này.

Vi ánh sáng và bóng tối sinh ra màu sắc, nên cần đến một trung gian gọi là độ “chắn sáng” (opaque) hay “chắn sáng từng phần”: sự ngưng tụ của ánh sáng, hay sự tán loãng của bóng tối Trong bức tranh về thế giới của Goethe, ánh sáng va bong tối là những thực thé phổ quát, tuyệt đối và vô hạn “Độ chắn sáng” che đậy chúng và thé hi n chúng đồng thời bằng màu sắc Những mau sắc là những đơn vị cá thé, tương đối và bị giới hạn Ánh sáng được hién thị qua màu vàng và bóng tối qua màu lam Chúng là hai màu nguyên thuỷ, “thuần khiết”, từ đó bắt nguồn tất cả những màu khác.

Tính chắn sáng ở mọi cấp độ (một quan niệm trung tâm về lý thuyết màu sắc của Goethe) nằm trong nguyên lý vận hành cùng khắp như một trung gian Nó vận hành ngay cả ở nơi độ trong suốt có thể xem là nồi bật, chang han, trong bau khi quyén qua đó chúng ta đón nhận ánh sáng mặt trời.

Lý thuyết này như là một sự đúc kết kinh nghiệm về cách nhìn nhận màu sắc của con người, thực sự là một kinh nghiệm thường ngày Chúng ta nhìn thấy màu sắc không chỉ được phóng chiếu ra sao mà cũng còn thấy được sự điều tiết bằng độ chắn sáng Trên đường chân trời, nơi đậm đặc nhất, nó biến màu đỏ thành vàng và vàng thành trắng Khi mặt trời lên đỉnh, là lúc độ chắn sáng của các vật thé đã giảm đi một cách tối đa, từ đó ánh sáng sẽ chói chang suốt một thời gian trắng sáng hoàn

Trang 32

toàn khiến ta cảm thấy không còn nhìn thấy được nữa Sau đó, từ giữa trưa cho đến chiều chúng ta chứng kiến toàn cảnh quang dần dần được đảo ngược lại.

Khi độ chắn sáng nằm ở trước ánh sáng, nó sinh ra những gam màu ấm; khi nó ở phía trước bóng tối, nó tạo ra gam màu lạnh Ánh sáng là mặt trời, bóng tối là là màu đen của không gian giữa các tỉnh tú, trông như màu xanh lam qua trung gian của độ chắn sáng Và sự kiện độ chắn sáng càng mỏng bao nhiêu, chăng hạn trên một đỉnh núi — thì màu xanh lam của bầu trời trở nên càng đậm hơn và đỏ hơn bay nhiêu cho đến khi thành màu tối đen của không gian bên ngoài [13].

Hệt như độ chắn sáng tác động trong không trung, nó cũng vận hành qua thuỷ tỉnh như vậy, như một lăng kính phát sinh ra những màu sắc Tuy nhiên, không tình cờ, mà chỉ khi nào ánh sáng và bóng tối gặp nhau Từ đây đưa ra nguyên lý lưỡng cực và khái niệm độ chắn sáng, điều này được thể hiện qua cuốn nhật ký nghi ngày 25/ 5/1817 Dưới tiêu đề “Những ánh chiếu và những an dụ đa sắc” ông ghi chú: “Yêu và ghét, hi vọng và sợ hãi cũng không là gì ngoài những trạng thái khác nhau của những bản ngã nội tại mờ đục (opaque) của chúng ta mà qua đó tỉnh thần trông như vừa ở cả hai phía sáng và tối Nếu chúng ta nhìn qua cảnh quang hữu cơ mờ đục này ra tới ánh sáng, chúng ta yêu và hi vọng; nếu chúng ta nhìn hướng tới

bóng tối, chúng ta ghét và chúng ta sợ hãi.” Vạn vật nỗ lực vì màu sắc, vì đặc thù, vì

đặc tính Màu sắc biểu thị cho sự khởi đầu, cho năng lượng và ban ngày Trái lại, sự phai nhạt của màu sắc có nghĩa là sự tàn lụi, là cái chết, là bóng đêm Đôi khi Goethe đề ập về màu sắc như là “những hành vi và thống khổ của ánh sáng”: Tính lưỡng cực năng động và thụ động phát sinh từ tính lưỡng cực khởi nguyên từ sự dàn trải ánh sáng và thu rút bóng tối Nếu không phải vì tính lưỡng nguyên này (duality) thì có thể cũng không có sự xác định không gian, không “đây” và “đó”, cũng không, có sự phân biệt tạm thời, không “trước” và “sau”.

Ánh sáng như là một cực thì nó là dương [xác định], tích cực, 4m áp; bóng tối như là cực khác thì là âm [phủ định], thụ động, lạnh lẽo Cái gì hàm chứa trong màu đen và trắng đặc trưng bằng xanh lam và vàng, được bắt nguồn trực tiếp từ chúng, ở một dạng cường độ gia tăng Goethe đánh dâu sự tương phản với các cực dương + và cực âm —, và khai triển ý tưởng này (rất giống với truyền thống của những nhà luyện đan):

Trang 33

Lam và vàng là những màu gốc Theo Goethe, từ đó có một độ gia tăng qua đó cả hai tiếp cận tới cấp thứ ba; do tiến trình nay từ đó xuất hiện ở cả hai phía một độ sâu nhất và cao nhất, một độ đơn thuần nhất và phức hợp nhất, hạ cấp nhất và

cao cấp nhất Căn cứ vào những màu sắc thực sự, màu đậm nhất, đơn thuần nhất, và

hạ cấp nhất là màu lục; màu cao nhất, phức hợp nhất, và cao cấp nhất là màu đỏ Mau lục phát sinh — theo Goethe — từ sự hoà pha giữa lam và vàng Trong màu lục những đặc tính của lam và vàng không huỷ bỏ nhau, “mà đem tới điểm quân bình ở đó cũng không còn có thé biện biệt và do đó sự pha trộn này đòi hỏi một phẩm chất đặc biệt cho con mắt; nó xuất hiện như một sự kết hợp không còn gợi đến sự hợp chất Sự kết hợp này ta gọi là màu lục.” Liên hệ đên acid Liên hệ đên kiêm

Đỏ thì khác, được sản sinh bằng sự ngưng tụ - được gia tăng - của lam và vàng Tiến trình này có thể hình dung như sau: lam và vàng - phát sinh từ đen và trắng qua màn chắn sáng — liên tục sản sinh ra qua màn chắn sáng này là một giai đoạn mới bằng sự gia tăng, trước tiên là vàng-đỏ và lam-đỏ, sau khi vượt những giai đoạn xa hơn, kết hợp dé thành màu đỏ Trong màu đỏ mà đặc tính của lam và vàng được hấp thu hoàn toàn và được gia tăng để tạo nên một tính cách riêng Trong màu lục, mắt và các giác quan kinh qua sự thoả mãn thực sự; trong màu đỏ sự kết hợp của những cực đã được gia tăng, không chỉ những giác quan mà cũng còn tỉnh thần, tìm thoả mãn lý tưởng và sự hoàn thành Độ gia tăng, Goethe nói, là động lực lớn thứ hai của Tự nhiên Vì thế, màu lục là sự tích luy ở cấp thấp nhất; màu đỏ ở cấp

Trang 34

cao nhất Một quy luật chung được biểu hiện qua màu đỏ: nghĩa là tính lưỡng nguyên nguyên thuỷ kia có thể được chuyển hoá bởi tiến trình gia tăng thành một cá thể mới, một kết hợp mới.

Màu đỏ — Goethe thường gọi là tím, hay, chính xác hơn: “Khi màu đỏ thắm khô ráo trên cái đĩa bằng sứ” — đối với ông “là độ cao nhất của mọi hiện tượng màu sắc.” Trong đó chứa đựng tất cả mọi màu sắc khác, “một phần là động lực (actu), một phần là năng lực (potentia).” “Hiệu quả của nó độc đáo như tính chất của nó Nó gây ấn tượng vừa trầm trọng, trang nghiêm vừa duyên dáng và quyến rủ; Ở tính cách thứ nhất, nó tạo nên trong bóng tối trạng thái cô đọng, còn ở tính cách thứ nhì nó tạo nên trong ánh sáng ở trạng thái giảm thấp Và như vậy sự trang nghiêm trang của tuổi già và sự quyến rủ của tuổi trẻ có thể được tích tụ vào một Mau.” Jacob Weder xem sự so sánh nay là một bước đi xa hơn với những kí hiệu và những từtrường của cường độ và, trong phép loại suy của lam — và vàng, ông gan cho với lụcvà với đỏ.

Ngon nguồn của Thuyết màu sắc, ngoài tình yêu với khoáng vật học và sự phản biện Newton, và từ chuyến thăm Ý của Goethe trong hai năm 1786-1788 Thưởng lãm tác phẩm nghệ thuật Phục hưng, Goethe ấn tượng trước những quy ước nghệ thuật được các danh họa Ý kiến lập, nhưng đồng thời phát hiện ra rằng họ vẫn chưa xây dựng được một nguyên lý và phương pháp hòa màu tối ưu Liệu có một cách nào dé người nghệ sĩ thông ngự được màu sắc?.

Khác biệt cơ bản trong quan niệm về ánh sáng và màu sắc giữa Newton và Goethe, là giữa một bên là cách tiếp cận phân tích màu sắc, còn một bên là cách hiện tượng được tri giác; giữa màu sắc là sự tán sắc của ánh sáng trắng và màu sắc là thang bậc của bóng tối; giữa màu sắc với tư cách là cái đã trở thành vô tri, bất biến vốn là đối tượng của đo lường vật lý, và màu sắc với tư cách là cái đang tồn tại, sống động chứa đựng đầy khả biến Chăng những vậy, trong khi giới vật lý bác bỏ, thì Thuyết màu của Goethe lại được các họa sĩ đón nhận và tiếp thu nhiệt tình.

Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của cả một nền văn minh hay một thời đại văn hóa, tỉnh than thời đại Nhưng cầu nối trung chuyên giữa ba yếu tố chính của văn minh là môi trường, lich sử và chủng tộc đến với cá nhân sáng tạo và rồi tác phẩm nghệ thuật chính là khí chất Khí chất là cái tạo nên phong cách cá nhân của

Trang 35

một nghệ sĩ Đóng góp của Thuyết màu là tìm ra yếu tố tâm lý và phẩm tính tỉnh thần của màu sắc, như là mối liên hệ giữa tự nhiên và tâm trạng cảm xúc của người nghệ sĩ với tác phẩm của họ.

Trước đó, vào năm 1798-1799, Goethe cùng Friedrich Schiller đã xây dựng một bánh xe màu mang tên gọi Temperamentenrose (Bông hong khi chất) H14 với 12 màu tượng trưng cho 12 tính cách (nhà cai trị, bạo chúa, anh hùng, nhà phiêu lưu, đề cao khoái lạc, người tình, thi sĩ, nhà phát ngôn, sử gia, nhà giáo, triết gia, nhà thông thái rom) dựa trên mô hình bốn khí chất chủ đạo quyết định tinh cách con người (sôi nổi, ưu tư, linh hoạt và điềm tĩnh).

H13 Temperamentenrose (Bông hồng khí chất) của Goethe và Schiller, 1788-89.

(Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/.)

Goethe phân loại, ba loại màu sắc khác nhau: màu sinh lý học thuộc về thị giác, màu tự nhiên hay màu vật lý được đưa vào thị kiên qua một phương tiện trung gian không màu như là không khí, và màu hóa học thuộc về vật thé như một thuộc tính có hữu Mặt khác, trên cơ sở thiết lập một tâm lý học mau sắc, mỗi màu sắc đều được Goethe gán cho một ý nghĩa biểu tượng và giá trị tỉnh thần.

Thuyết mau và bánh xe màu sắc của Goethe và Newton có mâu thuẫn với nhau,

Do cách tiếp cận khác nhau của họ đối với một chủ đề chung, nhiều hiểu lầm đã nảy sinh giữa hiểu biết toán học của Newton về quang học và cách tiếp cận theo kinh nghiệm của Goethe Nhưng theo một cách nào đó, cả hai đều chính xác cho cách lập luận của mình Cả hai lý thuyết này đã được nhiều họa sĩ tiếp nhận và áp dụng cách vẽ của mình.

Trang 36

Newton mô tả cách mà các màu quang phô của ông có thẻ kết hợp hầu hết các màu nhìn thấy bao gồm cả màu trắng, và điều này đúng bởi vì ánh sáng kết hợp theo cách phụ gia: Kết hợp các ánh sáng có màu cuối cùng khác nhau sẽ tạo ra ánh sáng trắng Goethe mô tả bằng cách ba cơ bản mau của ông là đỏ ươi, vàng và xanh lam có thé kết hợp các mau dễ nhìn nhất bao gồm cả màu đen, và điều này đúng vì kết hợp các phần tử theo cách ngoại trừ: Kết hợp các loại sơn có cuối cùng là các màu khác nhau sẽ tạo ra sơn đen bằng

Lý thuyết màu sắc của Goethe đã ảnh hưởng mạnh đến lĩnh nghệ thuật nhất là hội họa Đầu tiên phải kể đến họa sĩ Lang mạn người Đức Philipp Otto Runge,

người trực tiếp bầu bạn với Goethe dựa trên mối quan tâm chung đến màu sắc và

hội họa Bản dịch tiếng Anh được Charles Lock Eastlake thực hiện năm 1840, với mục đích như một cuốn cẩm nang hỗ trợ các họa sĩ người Anh, đã tác động sâu sắc đến danh họa trường phái Lãng mạn Anh Joseph Mallord William Turne và nhóm họa sĩ Tiền Raphael, trong đó tiêu biểu là William Holman Hunt Đến thế kỷ 20, dấu ấn của Goethe hiện diện trên bảng màu trừu tượng của Hilima af Klint, Wassily Kandinsky H.14 và hoạ sĩ Paul Klee qua những bức tranh lập thé (H.15).

Thuyết màu của Goethe là một tác phẩm hấp dẫn về triết lý và kinh nghiệm nghệ thuật xoay quanh màu sắc, làm cầu nối giữa trực giác và thị giác theo cách mà hơn hai trăm năm sau, vẫn đứng vững và tiếp tục gây tò mò cho các nhà nghiên cứu cung như các hoạ sĩ.

Trang 37

1.2.3 Mô hình màu sắc của Le Blon

Năm 1710 hoạ sĩ đồng thời là thợ in khắc và doanh nhân người Đức Jacob Christoph Le Blon (1667 - 1741) đã phát minh ra phương pháp in màu dùng 3 khuôn in lõm với 3 màu sơ cấp đỏ, vàng và lam Năm 1721, Le Blon xuất bản bức hình in màu nhan đề Chuẩn bị giải phẫu các bộ phận co thé người phục vụ cho sinh sản, thực hiện trên cơ sở các khám phá hiện đại nhất, H17 (Préparation anatomique des parties de l'homme servant a la génération, faite sur les découvertes les plus modernes) in một cái đương vật người được mổ phanh.

Đây là một trong các bức in màu khắc lõm đầu tiên được xuất bản trong lịch sử Năm 1725 Le Blon xuất bản cuốn sách nhan đề Coloritto: hay sự hài hòa của hòa sắc trong hội hoạ quy về ứng dụng cơ học (Coloritto: or the Harmony of Coloring in Painting Reduced to Mechanical Practice) Le Blon là một trong những người dau tiên chi ra sự khác nhau giữa hòa sắc cộng màu và hòa sắc trừ mau.

Ông viết: “Hội hoạ, với 3 màu đỏ, vàng và lam, có thể biểu thị tất cả các vật nhìn thấy được, bởi lẽ tất cả các màu khác đều được tạo bởi 3 màu đó, mà tôi gọi là 3 màu sơ khai Sự pha trộn của 3 màu nguyên thủy này tạo ra màu den, và tất cả các màu khác Tôi chỉ nói về màu chất liệu, hay các màu mà hoa sĩ dùng, bởi lẽ sự pha trộn tắt cả các màu không sờ mó được (ánh sáng), mà ta không cảm thấy, sẽ

không tạo ra màu đen mà, hoàn toàn ngược lại, tạo ra màu trắng, như ngài Isaac

Newton vĩ đại đã chứng tỏ trong cuén “Quanghọc ” Trắng là sự tập trung, hay dự thừa ánh sáng Den là sự che gidu sâu kin, hay không có ánh sáng.” [15].

Of Preliminaries.

DAITTO wt Mere Ca, 0 eo

FE | mi emeee

H.16 Le Blon, Chuẩn bị giải phẫu các bộ phận của con người được sử dụng cho thé hệ, khoảng, năm 1721 (Nguồn http://peccadille.net/2013/01/17/815/)

Trang 38

Như vậy Le Blon là người đưa ra qua lý thuyết về pha màu theo cách cộng additive và pha màu theo cách trừ subtractive (hay còn được gọi là phản chiếu).

Pha màu theo phép cộng H.17 màu sẽ dựa trên 3 màu Các màu sơ cấp của tông hợp màu cộng là ánh sáng mau Red (đỏ), Green (xanh luc), Blue (xanh)

Ba màu cơ ban đỏ vàng, lam HI8 Phối màu theo phép cộng RGB Đỏ + lục = vàngĐỏ + Lam = cánh sen

Lam + lục = xanh lơ Vi mắt người chỉ nhạy cảm với ba vùng quang phé (gần tương ứng với vùng màu đa cam, xanh lá cây (hay lục) và xanh lam trên quang phỏ), nên phối màu thường chỉ cần dùng ba nguồn sáng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam (gọi là màu cơ bản) để tao ra cảm giác về hầu hết màu sắc Pha màu theo phép cộng màu hoạt động với bất cứ vật gì phát ra hoặc toả ra ánh sáng Sự pha trộn các bước sóng khác nhau của ánh sáng tạo ra các màu sắc khác nhau, và càng thêm ánh sáng, màu sắc tạo ra sẽ sáng hơn và nhạt hơn Khi sử dụng phương pháp pha màu theo phép cộng màu, chúng ta xem các màu chính là Đỏ, Xanh lá cây và Xanh dương (RGB) và đây là cơ sở cho tất cả các màu mà các nhà thiết kế sử dụng trên màn hình Trong additive, màu trắng là sự kết

hợp của màu sắc, trong khi màu đen là sự thiếu màu sắc.

Pha màu theo phép trừ màu H.18 (Subtractive) Phương pháp pha màu theocách trừ thường được gọi là CMY (Cyan, Magenta, Yellow), hoặc “in ba màu” Do sự đa dang mau sắc trong in ấn, cũng như kỹ thuật, người ta phải màu đen thành hệ màu CMYK, để tăng hoặc giảm các gam màu.

Trang 39

Xanh lá cây = vàng + xanh lơXanh dương = cánh sen + xanh lơ

Đỏ = vàng + cánh senDen = xanh lo + vàng + cánh sen

HI9 Phối màu theo phép tr CMY

Pha màu theo phép trừ màu hoạt động trên cơ sở ánh sáng phản xạ Thay vì đây ánh sáng ra ngoài, cách mà sắc tố đặc biệt phản chiếu những bước sóng ánh sáng khác nhau sẽ xác định màu sắc của nó lên mắt người Công trình của Le Blon là khởi đầu cho sự ra đời của một loạt mô hình hoà sắc trong thế ky XVIII Tạo tiền dé cho kỹ thuật in hiện dai về sau này.

1.3 Màu sắc đưới góc nhìn tâm lý

Lý thuyết về mau sắc đưới góc nhìn tâm lý đã Goethe viết năm 1810, trong đó ông liên kết các loại màu (ví dụ: màu “cộng” của màu vàng, đỏ-vàng, vàng-đỏ) với phản ứng cảm xúc, ấm áp, phấn khích màu xanh lam kết hợp với sự u sầu buôn bã Và Trước đó, vào năm 1798-1799 Goethe cùng Friedrich Schiller đã xây dựng một bánh xe màu mang tên gọi Temperamentenrose (Bông hồng khí chất) với 12 màu tượng trưng cho 12 tính cách như đã nêu ở phan trên (trang 23) Tuy nhiên cuốn sách này của ông khi công bố đã bị cộng đồng khoa học không chấp nhận, với lý do nó không có cơ sở trong nghiên cứu khoa học và chủ yếu dựa vào cảm nhận của Goethe Nhưng một số hiểu biết của ông, đặc biệt là ý tưởng rằng màu sắc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta, đã được chứng thực bởi nghiên cứu hiện đại.

Đến năm 1942, Kurt Goldstein (1878/ 1965), một trong những nhà tâm lý học, một nhà tâm thần học nổi tiếng người Đức Ông là người đầu tiên thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tâm lý học màu sắc, dựa trên cơ sở cảm nhận trực giác của Goethe, cho rằng một số màu nhất định (ví dụ: đỏ, vàng) tạo ra các phản ứng sinh lý có hệ thống biểu hiện trong trải nghiệm cảm xúc như: kích thích tiêu cực, định hướng nhận thức hướng ngoại và hành động công khai tạo ra hành vi

Trang 40

mạnh mẽ Ngoài ra ông còn ông tiến hành một loạt thí nghiệm trên một số bệnh nhân của mình đề xác định xem liệu một số màu sắc có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động hay không Goldstein đã cho bệnh nhân của mình nhìn vào các vật thể màu đỏ và xanh lá cây khác nhau và quan sát tác động của nó đối với các triệu chứng của họ, ông nhận thấy màu đỏ dường như làm tăng các triệu chứng của họ, như các trạng thái thăng bằng, run, tăng huyết áp Goldstein đưa ra giả thuyết rằng màu đỏ làm suy giảm chức năng vận động vì nó là màu kích thích mạnh đến tế bào thần kinh não Trong khi màu xanh lá cây làm giảm các triệu chứng và cải thiện chức năng vận động tổng thể của người bệnh, và màu xanh lá cây giúp thăng bằng về thần kinh cải thiện cảm giác run, làm ổn định huyết áp vì nó là màu êm dịu Ông cho rằng màu xanh lá cây sẽ mang lại cảm giác tích cực, có lợi cho tất cả moi người chứ không riêng gì người bệnh.

Giả thuyết của Goldstein được coi là không chính xác vì nó không thể được các nhà nghiên cứu khác xác thực Tuy nhiên, công việc của Goldstein đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý mau sắc hiện đại Nó phổ biến ý tưởng rằng màu sắc có thé gây ra các phản ứng sinh lý, vẫn là chủ đề nghiên cứu ngày nay Sự phát triển của tâm lý học hiện đại cũng mở ra nghiên cứu về màu sắc đặc biệt, từ đó đã được

sử dụng cho tiếp thị, thiết kế, kiến trúc Một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh

vực này là bác sĩ tâm thần người Thụy Sĩ Carl Jung (1875-1961), cho rằng: “màu sắc là tiếng mẹ đẻ của tiềm thức” Các nghiên cứu của ông đã phát triển liệu pháp trị bệnh bằng màu sắc trong nghệ thuật, ông cho rằng việc chữa bệnh thông qua hình ảnh và màu sắc trong nghệ thuật có thé giúp bệnh nhân phục hồi sau tổn thương, chấn thương về tâm lý Ông kết khi con người nhìn nhận về màu sắc sẽ kích thích lên não bộ từ đó tác động mạnh mẽ đến phản của cơ thê phổ từ đó tạo ra những hóc môn có thẻ chữa lành hoặc xoa dịu những viết thương tâm lý.

Tâm lý học màu sắc ngày nay Trong thập kỷ qua, người ta ngày càng quan tâm đến nghiên cứu về màu sắc và chức năng tâm lý Công tác lý luận và thực nghiệm đã đạt được những tiến bộ quan trọng, nhưng cũng có những điểm yếu quan trọng trong cả hai lĩnh vực cần được giải quyết đề tài liệu tiếp tục phát triển Nhiều nghiên cứu về tâm lý học màu sắc chỉ mang tính chất giai thoại, bởi vi rất khó do lường sở thích đối với một số sắc thái và phản ứng dựa trên “cảm giác”.

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan