1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Phòng giao dịch Trung Hòa

63 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trải qua bốn năm là một sinh viên chuyên nghành Ngân hàng thuộc Viện Ngân

Hàng- Tài Chính trường Đại học Kinh tế quốc dân, em cảm thấy rất vinh dự và tự hào Trong suốt khoảng thời gian đó, em đã được các thầy cô không chỉ trong khoa mà còn được các thầy cô thuộc các bộ môn khoa khác trong trường giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bồ ích, giúp cho em có một nền tảng vững chắc, hành trang to lớn dé em có theo đuôi công việc mà mình yêu thích sau khi tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã dẫn dắt em trong bốn năm đại học vừa qua và luôn khuyến khích, động viên em trong quá trình học tập và làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Cuối cùng sau thời gian thực tập , em đã được học, tìm hiểu, quan sát quá trình hoạt động thực tế tại Ngân hàng thương mại cô phan A Châu — PGD Trung

Hòa Đặc biệt với sự tạo điều kiện của Giám đốc Phòng giao dịch, các anh chị ở các phòng ban dé em có thé nắm vững nghiệp vụ và cách thức làm việc trong phòng ban

và hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp.

Mặc dù đã nỗ lực hoàn thiện chuyên đề một cách tốt nhất nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai sót nên em rất mong nhận được những đóng góp và ý kiến của

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Chuyên đề tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện cùng

với sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu

của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Chuyên đề là có nguồn

gốc và được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan nay!

Sinh viên

Nguyễn Đình Tùng

Trang 3

DANH MUC VIET là ý Ố DANH MỤC SƠ DO, BANG BIÊU - 2-5-5 SS2E2E2E 2222122121212 crkrree

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MỞ RỘNG DỊCH VỤ BẢO LÃNH CUA

NGAN HANG THUONG MẠI 5 St St x33 2221931212121 ke 1

1.1 Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mi s5 255cc c<<<<+s 1

1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hang cc ccceccscceeeeseceeeeseeseeeseeeeeseeas 1

1.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng oo ccccceccecseessesssessesssesseessesseessesseeese 3

1.1.3 Phân loại bảo lãnh Ngân hàng - Ăn Series 5

1.1.3.1 Phân loại theo đối tượng Bảo lãnh - + + Set +vsserrrrseree 6

1.1.3.2 Phân loại theo bản chất của Bao lãnh - - + s+xeteE+Eerkerxerxexee 6

1.1.3.3 Phân loại theo mục dich của Bảo lãnh - 555 +55 << +<+<<<<ss 7

1.1.3.4 Phân loại theo phương thức phát hành - 5555 + se se 9 1.1.3.5 Phân loại theo điều kiện thanh toán - + + + x+z+E+xerxeresrees 10

1.2 Mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại - 11

1.2.1 Quan niệm về mở rộng hoạt động bảo lãnh -+-s++s<++++ss2 11 1.2.2 Các chi tiêu đo lường kết quả mở rộng hoạt động bao lãnh 11

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng bảo lãnh của ngân hang

HUONG MAK 001 -ã 13 1.3.1 Nhân tố bên trong - 2-2 +2 ++£+E£+EE+EE+EE+EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkee 13

1.3.2 Nhân tố bên ngoài 2-2 + E+SE+EE£EEE2EEEEE1271211271211271211 E1 xe 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI

NGAN HANG TMCP A CHAU- PGD TRUNG HÓA ò5 18 2.1 Khái quát chung về ACB- Trung hòa 2-52 5 5z2x£xz+zxzszee 18 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP A Châu- PGD Trung lạiU:lHỒỖỒỖỒ 18 2.1.2 Cơ cau tổ chức của Ngân TMCP A Châu-PGD Trung Hòa 18 2.1.3 Hoạt động kinh doanh PGD Trung Hòa 555255 S+ + ssvrsseesee 20

2.2 Phân tích và đánh giá kết quả mở rộng Bao lãnh tại Ngân hàng TMCP A

Châu-ACB Trung Hòa Tàn se23

Trang 4

2.2.1 Kết quả mở rộng theo các chỉ tiêu đo lường mở rộng bảo lãnh 24 2.2.2 Đánh giá chung kết quả mở rộng bảo lãnh 5+ 52+sz2sz+s£25+2 31 af Thanh CONG 0 nn 31 000 32 2.3 Phân tích và đánh giá các nhân tổ ảnh hưởng đến mở rộng bảo lãnh tại

Ngân hang TMCP A Châu- PGD Trung Hòa -.- 5S S+x sex 32

2.3.1 90 2 332.3.2 Công tac chăm sóc khách hang - «+ 5+ **E++kEseEssrreesserrke 37 2.3.3 Yếu tố con người -¿- +: ©cs+2x2Ex£EESEEE211221711271211271211 21.211 cre 38 2.3.4 Cơ sở vật chat, trang thiết bị ¿22 ++2EE+EEeEEEEEEEEEEEEEEErErrrrrrrree 38

2.3.5 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ACB

0š 0 38

a/ Nguyên nhân của thành cÔng - - + xxx E1 9 vn ng rệt 39 b/ Nguyên nhân của những hạn chế - 2-2 2 £+£2S£+££+££2££+E++£++rxrsee 40

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG BẢO LÃNH

TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU- PHÒNG GIAO DỊCH TRUNG HÒA 42

3.1 Định hướng mở rộng hoạt động bảo lãnh ¿55c <+cs+c<eseesee 42

3.1.1 Dinh hung chung 117 42

3.2.1.1 Nhóm biện pháp đem lại sự hài lòng khách hàng 44

3.2.1.2 Nhóm biện pháp Kiểm soát rủi rO - 2-2 2£ +++x++x++x+zzz+xe+ze2 46

3.2.2 Kiến nghị với chi nhánh Đông Đô 2-2-2 xe+zerxzrxrrxrrred 41 3.2.3 Kiến nghị với Hội sởr - 2225222 SE SE E1 E211 cree 48

3.2.4 Kiến nghị với Chính phủ 2333331 1122235sEssssssse 51 3.2.5 Kiến nghị với NHNN -LL c2 2220022221111 221111 này 52 KET LUẬN - ¿5-2522 2E22E12E12E1221271717111111111111211211211 21111111111 11.1 1e.

TÀI LIEU THAM KHAO 22 22©222SE2+EEE£EEE2EEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEerrrrrrrer

Trang 5

DANH MỤC VIET TAT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

ACB Ngân hàng TMCP Á Châu

TMCP Thuong mại cô phan PGD Phong giao dich

BLNH Bảo lãnh ngân hang

KH Khách hàng

NH Ngân hàng

L/C Thu tin dung

QHKH Quan hệ khách hàng

TSDB Tai san dam bao

NHTM Ngân hàng thương mại

Trang 6

DANH MỤC SƠ DO, BANG BIEU

STT Tên sơ đồ, bang Trang 1 Sơ đồ 2.1: Cơ cầu tô chức NH TMCP A Châu- Phòng giao dich 3

4 Bảng 2.1.3: Dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu- PGD

Trung Hòa giai đoạn 2016 — 2018 23

5 Bang 2.2.1: Số lượng khách hàng bảo lãnh tai ACB Trung Hòa

8 Bảng 2.2.4 : Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của ACB Trung

Hòa giai đoạn 2016-2018 27

9 Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng doanh thu từ hoạt động BL tai ACB

Trung Hoa giai đoạn 2016- 2018 ”

10 | Biểu đô 2.2 Cơ cầu doanh thu từ các loại hình DVBL giai đoạn 28,29 2016 — 2018

11 Bang 2.3 : Bang biểu phí của các ngân hang

36

Trang 7

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

LOI MỞ DAU 1.Tính cấp thiết của dé tài.

Trong những năm qua, với việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng luôn đứng trong

top đầu khu vực đã mở ra cơ hội làm ăn, hợp tác kinh doanh không chỉ cho các doanh

nghiệp trong nước mà còn cho doanh nghiệp nước ngoài vào nước ta đầu tư Như nột

sợ dây liên kết để đảm bảo cho sự phát triển này được trơn chu thì ngành ngân hàng

đóng vai trò rat quan trọng Bên cạnh đó, di cùng với sự tăng trưởng của nên kinh tế đất nước thì ngành ngân hàng cũng ghi nhận sự phát triển ấn tượng.

Một trong những hoạt động Ngân hàng đang có những bước đột phá trong thời

gian vừa qua là hoạt động bảo lãnh Nó là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, được áp

dụng như là một phương thức đề bảo đảm cho các quan hệ kinh tế vốn ngày càng phức tạp trở nên lành mạnh, hạn chế những rủi ro Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, dịch vụ bảo lãnh được các NHTM rất quan tâm và chú trọng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như tạo ra liên kết giúp hội nhập kinh tế toàn cầu sâu hơn Với sự phát triển của dịch vụ này, các doanh nghiệp Việt Nam đã có được sự hỗ trợ đắc lực dé mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời giảm thiểu rủi ro từ các đối tác Ngoài ra, dịch vụ BL còn giúp các NHTM đa dạng hóa được các sản phẩm dich vụ của minh, tạo thêm mối quan hệ với các khách hàng,

tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Ngân hàng TMCP Á Châu được nhắc đến như là một trong những đơn vị có uy tín, kinh nghiệm hàng đầu trong loại hình nghiệp vụ bảo lãnh Tuy nhiên cho đến nay tại Ngân hàng TMCP Á Châu- PGD Trung Hòa sau nhiều năm đưa vào áp dụng, hoạt động bảo lãnh quy mô còn nhỏ, số lượng khách hàng ít, doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng thấp trên tông doanh thu Với những lý do này, em đã quyết định

chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng hoạt động bao lãnh tại Ngân hàng Thương mai

Cô phần A Châu- Phòng giao dịch Trung Hòa” dé đưa ra những giải pháp khắc

phục các hạn chế trên.

Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Phan Thị Thu Hà và các anh

chị trong phòng ban tại PGD Trung Hòa dé em có thé hoàn thành được chuyên dé tốt nghiệp của mình với các chương chính sau:

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

Chương 1: Cở sở lý luận về mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

thương mại

Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP

Á Châu- PGD Trung Hòa

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP

Á Châu- PGD Trung Hòa

2 Mục đích của việc nghiên cứu

Tìm hiểu các cở sở lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh của hệ thống NHTM

Từ những cơ sở lý thuyết đã đưa ra, để đi vào phân tích sâu về thực trạng mở

rộng dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Á Châu- PGD Trung Hòa trong giai đoạn

2016-2018 qua đó có những phân tích, đánh giá về hoạt động bảo lãnh tại đơn vị nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô dịch vụ bảo lãnh hơn nữa

cho đơn vi trong tương lai.

3.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Á Châu-Phòng giao dịch Trung Hòa.

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về các biện pháp dé làm khách hàng hài long qua đó giúp hoạt động bảo lãnh được mở rộng tại Ngan hàng TMCP A

Châu-PGD Trung Hòa với số liệu nghiên cứu từ năm 2016-2018.

4.Phương pháp nghiên cứu

Bài trình bày đươc thực hiện dựa trên các phương pháp : các bảng số số liệu được thu thập từ nguôn nội bộ của ACB Trung Hòa giai đoạn 2016 — 2018 được em phân tích định lượng kết hợp với định tính, bên cạnh đó còn thu thập số liệu từ các tạp chí, các bài báo về tài chính ngân hàng đặc biệt có liên quan đến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Ngoài ra chuyên đề còn sử dụng các phương pháp so sánh, tổng hợp

Trang 9

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MO RỘNG DỊCH VỤ BAO LÃNH CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động bảo lãnh của ngần hàng thương mai

1.1.1 Khái niệm bảo lãnh.

Bảo lãnh được định nghĩa theo quy định tại Điều 355 Bộ luật dân sự như sau : “Bảo lãnh là việc Bên thứ ba (Bên bảo lãnh) cam kết với Bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho Bên có nghĩa vụ (Bên được bảo lãnh), nếu khi

đến hạn mà Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa

vụ ”.

Trong Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế: “Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng

tài sản thuộc quyền sở hữu của Bên nhận bảo lãnh dé chịu trách nhiệm tài sản thay cho Bên được bảo lãnh khi Bên này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết ”

Như vậy, BL có thể hiểu “là sự cam kết của Bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi nếu Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với Bên yêu cầu bảo lãnh”.

Hoạt động thương mại trong thời gian qua ghi nhận sự phát triển mạnh và đa phần các giao dịch có giá trị trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế hầu hết có sự

đóng góp của bảo lãnh ngân hàng, Vậy “bảo lãnh ngân hàng” là gì ?

Từ “Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNNI14 được ban hành ngày 26 tháng 6 năm

2006 của Thống đốc NHNN”, “Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 06 năm 2015 của NHNN Việt Nam” và “Thông tư số 13/2017/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư 07/2015/TT-NHNN” “Quy định về bảo lãnh ngân hàng” đã

định nghĩa:

“Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết

với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đây đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh”.

Trên khía cạnh học thuật, bảo lãnh ngân hàng được biết đến là một hình thức “tín dụng chữ ký”, là hoạt động không sử dụng đến vốn của Ngân hàng.

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 10

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

Trên quan điểm của các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh tế học trong hoạt động thương mại quốc tế, thì bảo lãnh ngân hàng được xem như là một loại hình tài trợ ngoại thương, mục đích dé phòng ngừa những tốn thất cho bên thụ hưởng nếu có bat kì vi phạm nào của bên đối tác.

Từ định nghĩa về bảo lãnh ngân hàng được đưa ra ở trên, các chủ thể tham gia vào hoạt động Bảo lãnh gồm có ít nhất các bên sau : “Bên bảo lãnh”, “Bên nhận bảo lãnh”, “Bên được bảo lãnh” Tại “Khoản 5, 6, 7 Điều 3 Thông tư 09/VBHN-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng được ban hành ngày 06/10/2017” thì các bên tham gia BL được giải thích như sau:

“Khoản 5 Bên bảo lãnh: là tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài

thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh gồm cả tô chức tín dụng ở nước ngoài.

Khoản 6 Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hang nước ngoài, tô chức tín dụng ở nước ngoai), cá nhân được bảo lãnh bởi bên

bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.

Khoản 7 Bên nhận bảo lãnh là tô chức (bao gồm cả tô chức tín dụng, chỉ nhánh

ngân hàng nước ngoài, tô chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền hưởng thụ

bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.”

Bên cạnh đó, bảo lãnh ngân hàng có thể có sự tham gia của các bên liên quan

như bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh và các bên khác (Nếu có)

Trong bảo lãnh ngân hàng, dé hiểu rõ mối quan hệ giữa các chủ thé trước hết phải biết các hợp đồng sau đây “Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng bảo lãnh hay Thư bảo

- “Hop dong kinh té” trong hoạt động bảo lãnh là “Hop đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh Đây là hợp đồng chính của các giao dịch kinh tế như Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng thương mại, Hop đồng thi công xây dung các công trình, Hợp đồng thiết kế Từ hợp đồng chính được thỏa thuận giữa các bên mới phát sinh nhu cầu bảo lãnh” theo thukyluat.vn

Theo “khoản 12 điều 3 thông tư 09/VBHN-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng” đã định nghĩa về “Hợp đồng bảo lãnh” và “Thư bảo lãnh” như sau:

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 11

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

- “Hợp đồng bảo lãnh: Là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có).

- Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tai chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả

văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh

với bên nhận bảo lãnh”.

Chúng ta cần hiểu rõ răng “hợp đồng bảo lãnh” và “hợp đồng kinh tế” độc lập với nhau Như đã biết BLNH là dịch vụ mà Ngân hàng đứng ra cam kết hoàn trả các thiệt hại người thụ hưởng gánh chịu khi bên được bảo lãnh không thực hiện theo đúng hợp đồng đã kí kết giữa hai bên với các điều kiện điều khoản rõ ràng nhưng

việc ngân hàng có thực hiện thanh toán thay cho người được bảo hay không lại phụ

thuộc vào hợp đồng bảo lãnh Có thê hiểu một cách đơn giản là bên thụ hưởng không cần chứng minh với ngân hàng về việc bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng kinh tế mà theo quy định bảo lãnh thì họ chỉ cần lập các chứng từ cần thiết như đã quy định khi các điều kiện trong hợp đồng bảo lãnh thỏa mãn về mặt pháp lý Bên cạnh đó trách nhiệm thanh toán của ngân hàng cũng không liên quan gì đến những thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng kinh tế Khi các điều kiện thanh toán được chứng minh là chính xác thì ngân hàng không có quyền viện cớ bất cứ lý do gì đề từ chối hoặc có thé hợp đồng kinh tế thay đổi cũng không ảnh hưởng gì đến hợp đồng bảo lãnh.

1.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Ngân hàng thương mại được biết là định chế tài chính đặc biệt, dẫn đến các sản phẩm của ngân hàng vì vậy cũng mang tính đặc thù Bảo lãnh là một dich vụ của

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 12

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

ngân hàng vì thế nó mang những đặc điểm bảo lãnh nói chung, lại vừa mang những nét riêng của hoạt động Ngân hàng Dưới đây là những đặc điểm của nó:

Thứ nhất, Bảo lãnh ngân hàng có mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau.

Từ trong định nghĩa về bảo lãnh ngân hàng đã thê hiện rất rõ đặc điểm này, với sự tham gia của ít nhất ba bên: bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh tương ứng với nó là ba loại hợp đồng bảo lãnh cần phân biệt rõ ràng:

(1) Hợp đồng cung cấp hàng hóa dịch vụ: đây là hợp đồng ký kết giữa bên

hưởng bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

(2) Hợp đồng bảo lãnh: bên được bảo lãnh.yêu cầu ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho mình.

(3) Cam kết bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín

dụng hoặc văn bản thỏa thuận giữa tô chức tín dụng, khách hàng được bảo lãnh với

bên hưởng bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghia vụ tài chính thay cho

khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên

hưởng bảo lãnh.

Thứ hai là bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập

Tính độc lập là một đặc điểm quan trọng trong bảo lãnh ngân hàng, chính là sự

độc lập về mặt pháp lý giữa hai mối quan hệ là ngân hàng với bên đựơc bảo lãnh và ngân hàng với bên thụ hưởng hay cũng chính là sự độc lập giữa hợp đồng bảo lãnh và

hợp đồng kinh tế Thư bảo lãnh thé hiện mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh với người thụ hưởng, trong đó ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với người thụ hưởng Như vậy mục đích của bảo lãnh là một cam kết đảm bảo cho giao dịch được thực hiện, nội dung của thư bảo lãnh không liên quan đến nội dung hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh.

Ngoài ra, tính độc lập của bảo lãnh còn đựơc thé hiện trong trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành bảo lãnh Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với quan

hệ giữa ngân hàng phát hành và bên được bảo lãnh Việc thanh toán bảo lãnh chỉ hoàn

toàn căn cứ vào quyền kháng nghị phát sinh trong hợp đồng chính Nếu trong cam kết bảo lãnh có tham chiếu đến hợp đồng chính thì việc tham chiếu này cũng chỉ mang

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 13

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

tính hình thức và xem xét bề mặt bên ngoài Khi các điều kiện bảo lãnh được tuân thủ, ngân hàng sẽ phải thanh toán mà không thể viện lý do dé từ chối hay trì hoãn Nhưng mặt khác, ngân hàng có quyền đòi tiền người được bảo lãnh về số tiền đã thanh toán cho người nhận bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh mà không phụ thuộc vào hợp đồng co SỞ.

Tuy nhiên sự độc lập của bảo lãnh ngân hàng cũng chỉ mang tính tương đối vì nó còn phụ thuộc vào chính những điều kiện của bảo lãnh Nếu cam kết bảo lãnh quy định việc thanh toán là theo văn bản yêu cầu của người hưởng bảo lãnh thì người hưởng bảo lãnh có quyền yêu cầu thanh toán mà không nhất thiết phải chứng minh sự vi phạm của người được bảo lãnh Ngược lại, nêu cam kết bảo lãnh yêu cầu phải kèm

theo chứng từ thì buộc người hưởng bảo lãnh phải mang đầy đủ bộ chứng từ theo quy

định đến ngân hàng thì mới nhận được khoản thanh toán.

Thứ ba là tính phù hợp của bảo lãnh

Khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng thì bên hưởng bảo lãnh có quyền đòi ngân hàng thanh toán cho mình Nhưng trước khi thanh toán, ngân

hàng cần kiêm tra, đối chiếu xem chứng từ mà người hưởng bảo lãnh đưa ra có hợp

lệ và phù hợp với cam kết bảo lãnh hay không Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán nếu các điều kiện đưa ra được dam bảo, ngân hàng có quyên từ chối trong trường hợp chứng từ không hợp lệ, nếu ngân hàng vẫn nhất quyết thanh toán thì sẽ không nhận được khoản bồi hoàn từ bên được bảo lãnh

Thứ tư, bảo lãnh Ngân hàng vừa là hoạt động ngoại bảng, vừa là hoạtđộng nội bảng

Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín, khi ngân hàng đứng ra bảo lãnh

thì ngân hàng không phải xuất tiền ngay nên bảo lãnh được xếp vào hoạt động ngoại bảng Chỉ khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết và ngân hàng phải đứng ra chỉ trả thay cho bên được bảo lãnh thì lúc này bảo lãnh sẽ được xếp vào hoạt động nội bảng và trở thành tài sản xấu hình thành nên nợ quá hạn.

1.1.3 Phân loại bảo lãnh Ngân hàng

Dựa vào các tiêu chí phân loại mà Bảo lãnh ngân hàng được chia thành nhữngloại BL khác nhau Từ đây có thê cho ta cái nhìn rõ ràng và toàn diện hơn về dịch vụ

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 14

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam Sau đây là phân trình bày về các loại bảo lãnh theo các tiêu chí riêng:

1.1.3.1 Phân loại theo đối tượng Bảo lãnh

Theo đối tượng bảo lãnh, BL ngân hàng được phân chia thành bảo lãnh trong nước và bảo lãnh ngoài nước.

e Bao lãnh trong nước là loại bảo lãnh mà bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh

và ngân hàng bảo lãnh ở trong phạm vi 1 quốc gia Các hình thức áp dụng cho loại bảo lãnh này là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng

trước được thực hiện thông qua ngân hang phát hành thư bảo lãnh.

e Bao lãnh ngoai nước là loại hình bảo lãnh mà trong đó chỉ có một bên ởtrong nước, còn bên kia ở nước ngoài Loại hình nay thường sử dụng | trong các hình thức bảo lãnh: Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm, Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài, Phát hành thư bảo lãnh, Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ.

1.1.3.2 Phân loại theo bản chất của Bảo lãnh

Dựa theo bản chất, BL ngân hàng được phân thành Bảo lãnh đồng nghĩa vụ

và Bảo lãnh độc lập.

Theo bản chất của bảo lãnh có bảo lãnh đồng nghĩa vụ và Bảo lãnh độc lập

e Bao lãnh đồng nghĩa vụ: là hình thức bảo lãnh trong đó ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa vụ Tuy nhiên, nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, còn nghĩa vụ của ngân hàng là b6 sung Nghia vụ bổ sung được thực hiện khi và chỉ khi có các bang cớ xác nhận là nghĩa vu đầu tiên bị vi phạm Đặc điểm này gây bất lợi cho NH, ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong

trường hợp bat ké lý do gì mà “Bên được bảo lãnh” không hoàn thành nghĩa vụ trong

hợp đồng kinh tế đã ký kết Chính vì thế mà NH thường xuyên phải can thiệp quá sâu vào giao dịch hợp đồng giữa “Bên được bảo lãnh” và “Bên thụ hưởng bảo lãnh” dé tìm hiểu về khả năng hoan thành nghĩa vụ va đốc thúc việc hoàn thành nghĩa vụ của “Bên được bảo lãnh”, tránh trường hợp “Bên được bảo lãnh” không có sự nỗ lực cố

gắng hết sức trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình.

e Bảo lãnh độc lập: là hình thức bảo lãnh theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng baolãnh hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người được bảo lãnh và việc thực hiện thanh

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 15

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

toàn chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn.Bảo lãnh độc lập mang lại nhiều thuận lợi cho bên nhận bảo lãnh và cả ngân hàng phát hành, vì vậy nó đang được sử dụng ohiir biến trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay.

1.1.3.3 Phân loại theo mục dich cua Bảo lãnh

Tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam các loại bảo lãnh được phan loai chu yéu dựa vào mục đích, bao lãnh được phân thành các loại hình BL như sau:

Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh hoàn

trả tiền ứng trước; Bảo lãnh bảo hành; bảo lãnh đối ứng.

Bao lãnh thanh toán: là cam kết của ngân hang với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của

mình khi đến hạn.

Bảo lãnh thanh toán chủ yếu bao gồm 2 loại:

- Bảo lãnh thanh toán tiền xây lắp công trình

- Bảo lãnh thanh toán tiền mua hàng hóa, máy móc thiết bị

Bao lãnh dự thầu: Day là cam kết của phía ngân hàng đối với bên chủ thầu

về việc sẽ đứng ra thanh toán trong phạm vi số tiền va thời han bảo lãnh nêu như bên dự thầu vi phạm các quy chế dự thầu hay không đóng phạt đúng theo quy định chủ thầu đã đưa ra.

Mục đích của bảo lãnh dự thầu : nhằm bù đắp thiệt hại về các tốn that mà người tô chức đấu thầu đã chịu, do nguyên nhân từ bên phía người tham gia dự thầu gây ra như: bất ngờ rút đơn dự thầu, sau khi trúng thầu mà không ký tiếp các hợp đồng nhữ quy định Loại hình bảo này còn đảm bảo cho chủ thầu về khả năng tài chính của bên dự thầu Bảo lãnh dự thầu sẽ hết thời hạn khi mà người dự thầu đã trúng thầu và hoàn tất việc ký kết hợp đồng với chủ thầu.

Trị giá của bảo lãnh dự thầu: thông thường có giá trị từ 1-5% giá trị hợp đồng dau thầu Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh chỉ cham dứt khi bên được bảo lãnh ( người tham gia dự thầu) không trúng thầu hoặc sau khi ký kết hợp đồng nếu bên được bảo

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

việc bên được bảo lãnh sẽ thực hiện hợp đồng đã kí kết với bên thụ hưởng nếu xảy ra ton thất thì ngân hàng sẽ là bên đứng ra thanh toán.

Mục dich: trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm hợp dong thi người thụ hưởng có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ, một mặt bù đắp tôn thất cho người thụ hưởng, mặt khác thúc đây khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng Tùy theo loại hình và quy mô hợp đồng, giá trị bảo lãnh được thực hiện hợp đồng từ 5-15% tông giá trị hợp đồng, số tiền bảo lãnh có thể giảm dần theo tiền độ thực hiện hợp đồng.

Thời han của bảo lãnh: phụ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp đồng và có thể được kéo dài đến khi hoàn thành hợp đồng dé bảo đảm cho việc giao hàng, lắp đặt,

bao hanh,

Bao lãnh bảo hành:

BL bảo hành là loại bảo lãnh mà bên chủ thầu hay bên nhập khâu được ngân

hàng cam kết thanh toán toán trong trường hợp bên nhà thầu hoặc bên xuất khâu không đáp ứng được đúng chất lượng sản pham theo hợp đồng đã ký kết, trong phạm

vi số tiền và thời hạn đã quy định hợp đồng bảo lãnh.

Bảo lãnh bảo hành được sử dụng với mục đích là bảo đảm cho chất lượng sản

phẩm trong suốt thời hạn bảo hành của sản phẩm Bảo lãnh bao đảm chất lượng sản

phẩm bao gồm:

- Bảo lãnh bảo hành chất lượng công trình.

- Bảo lãnh hành chất lượng hàng hóa, máy móc thiết bị.

Thời hạn và số tiền bảo lãnh do hai bên thống nhất và thỏa thuận sao cho phù hợp với các điều khoản đã ký kết Ngân hàng chỉ nhận bảo lãnh cho các hợp đồng với các điều khoản cụ thể về các chỉ tiêu gồm cả định lượng và định tính dé xác định chất

lượng công trình.

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

BL hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của phía Ngân hàng với bên nhận Bảo lãnh dé bao đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của Khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận Bảo lãnh Trường hợp Khách hàng phải hoàn trả tiền ứng trước

mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên ngân hàng sẽ thực hiện thay

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 17

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

mua bán máy móc, trang thiết bị hay các hợp đồng có giá trị lớn.

Mục đích: Nhằm đảm bảo cho người mua sẽ nhận lại số tiền trước kia đã đặt cọc hay ứng trước trong trường hợp người bán không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng Tri giá bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh bằng số tiền đặt cọc ( kể cả tiền lãi) được tính từ

ngày nhận được số tiền ứng trước tới ngày giao hàng cuối cùng cộng thêm một số ngày đề người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền Bảo lãnh loại này cũng có một số điều khoản quy định giảm giá trị bảo lãnh tương ứng với số lượng hàng hóa được trao đổi

với các hàng hóa sản xuất, máy móc, công trình, số tiền đặt cọc thường từ 5-10%

hợp đồng.

Thời hạn hiệu lực: bằng thời gian thực hiện hợp đồng tức là kế từ khi người

được bảo lãnh nhận được số tiền đặt cọc cho đến ngày giao hàng cuối cùng, có thê cộng thêm một số ngày làm thủ túc đòi tiền do hai bên quy định.

Bảo lãnh đối ứng

Là hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó tô chức tín dụng (bên bảo lãnh đối

ứng) cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo

lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của tô chức tín dụng Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho tô chức tín dụng.

1.1.3.4 Phân loại theo phương thức phát hành

Theo phương thức phát hành, bảo lãnh được chia thành “Bảo lãnh trực tiếp”; “Bảo lãnh gián tiếp” (còn gọi là BL đối ứng); “Bảo lãnh được xác nhận”; “Đồng bảo

e Bảo lãnh trực tiếp: là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng có thê trực tiếp truy đòi bồi hoàn

từ người được bảo lãnh.

e©_ Bảo lãnh gián tiếp: là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (Ngân hàng chỉ thị) để nghị ngân hàng thứ hai (Ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyên cho người thụ hưởng Người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị sẽ

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thông qua một cam kết gọi là bảo lãnh đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, ngân hàng chỉ thị lại có thé truy đòi từ người được bảo lãnh.

° Đồng bảo lãnh: Là hình thức bảo lãnh ngân hàng trong đó một ngân hàng đóng vai trò đầu mối (Leading — bank) phát hành bảo lãnh nhưng có sự tham gia của các ngân hàng khác.

Những hợp đồng bảo lãnh sử dụng phương thức đồng BL thường là những hợp đồng có giá trị bảo lãnh rất lớn, vượt quá khả năng của một NH nảo đó, vì vậy,

dé giảm thiểu rủi ro xảy ra, NH đầu mối sẽ mời các NH cùng tham gia với nhau dé BL cho hợp đồng đó Ngân hàng đầu mối sẽ chịu trách nhiệm thu phí và thanh toán

nếu phải thực hiện nghĩa vụ BL, sau đó sẽ phân chia theo tỷ lệ đóng góp của các ngân hàng cùng tham gia dé phân chia số phí, hoặc truy đòi trách nhiệm

1.1.3.5 Phân loại theo điều kiện thanh toán

Theo điều kiện thanh toán có Bảo lãnh vô điều kiện hay còn gọi là bảo lãnh theo yêu cầu; Bảo lãnh có điều kiện.

e Bao lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh mà trong đó việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay sau khi ngân hàng nhận được yêu cầu đầu tiên của người thụ hưởng mà không cần bất cứ một chứng từ hay giấy tờ nào kèm theo Ngân hàng xem như đó là một lệnh thanh toán không thê từ chối Điều đó thê hiện loại bảo lãnh này có tính độc lập rất cao Nó được sử dụng khá phô biến vì nó có lợi cho người thụ hưởng bảo lãnh.

Loại hình BL này thường không được khuyến khích thực hiện lắm bởi mang lại rủi ro lớn cho NH phát hành Phải là KH có độ tín nhiệm cao thi NH mo có thé chap nhận rủi ro mà thực hiện, bởi nếu Bên thu hưởng không trung thực sẽ xảy ra các van đề lừa đảo, gian lận, khiến NH phải thực hiện các biện pháp xử lý không mong muốn.

e _ Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà khi người thụ hưởng muốn được trả tiền phải xuất trình chứng từ hoặc giấy tờ chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ trong

hợp đồng đối tác Sự chậm trễ thanh toán có thé gây ức chế cho Bên thụ hưởng Hơn

nữa sự phức tạp trong các khâu chứng từ cũng là một lý do khiến các KHe ngại, do

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 19

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

vậy mà loại hình BL này ít được sử dụng trong các NHTM bởi sự kém lĩnh hoạt của

1.2 Mỡ rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 1.2.1 Quan niệm VỀ mở rộng hoạt động bảo lãnh

Ngày nay trong kinh doanh và thương mại, đặc biệt là trong giao dịch thương mại quốc tế khi các đối tác làm ăn chưa biết rõ về nhau cũng như chưa bat kỳ

mối liên hợp tác nào trước đó thì rủi ro luôn là một yếu tổ tiềm ân , nó có thể xảy ra

bat cứ lúc nào và dưới nhiều hình thức khác nhau Từ đây đặt ra câu hỏi làm như thé nào dé có thé hạn chế và giảm tối đa rủi ro cho các bên khi tham gia vào các quá trình

liên kết, hợp tác Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đã dẫn đến việc bảo lãnh ngân hàng được ra đời Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, BL là

một trong những nghiệp vụ quan trong không những góp phần đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng mà còn đem lại khoản thu nhập từ việc thu phí bảo lãnh Thấy được những tiềm năng và lợi ích to lớn mà nó đem lại, mục tiêu mở rộng dịch vụ bảo lãnh

luôn là đích mà các nhà quản trị ngân hàng hướng tới trong các định hướng, kế

hoạch phát triển của đơn vị.

Trước hết ta cần hiểu nghĩa của “ mở rộng” là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt thì “mở rộng” có nghĩa là “ làm cho có quy mô lớn

hơn trước”.

Trong đó “Mở rộng hoạt động bảo lãnh là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng qua đó tăng trưởng về quy mô, số lượng khách hàng, doanh số bảo lãnh giúp

tăng doanh thu cho ngân hàng”.

1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường kết quả mở rộng hoạt động bảo lãnh a/ Số lượng khách hàng bảo lãnh:

Số lượng khách hàng tham gia bảo lãnh tăng lên cho thấy sản pham dịch vu của đơn vị ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi phát sinh bảo lãnh Việc tăng được số lượng khách hàng sẽ dẫn đến số hợp đồng , doanh số bảo lãnh vì vậy cũng tăng lên góp phần đánh giá được sự mở rộng bảo lãnh của một ngân hàng b/ Số hợp đông bảo lãnh (Số món bảo lãnh)

Một khách hàng có thê thực hiện nhiều hợp đồng bảo lãnh Việc gia tăng số

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

lượng hợp đồng cũng góp phan làm tăng doanh thu cho ngân hàng dù cho số lượng khách hàng có thay đối hay không Đây cũng là một trong những chỉ tiêu dé đánh giá việc mở rộng hoạt động bảo lãnh.

c/ Doanh số bảo lãnh.

Doanh số bảo lãnh= Số tiền ngân hàng bảo lãnh

Chỉ tiêu này biéu hiện qua số tiền mà ngân hàng bảo lãnh trong giai đoạn một năm Doanh số bảo lãnh của một ngân hàng năm sau cao hon năm trước, thé hiện quy mô hoạt động của bảo lãnh tăng lên Bên cạnh đó, thu phí hoạt động bảo

lãnh được tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh Từ đây phát sinh mối quan hệ là khi

doanh số bảo lãnh càng cao sẽ làm doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng Vì

vậy nó cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự mở rộng hoạt động

bảo lãnh của một ngân hàng.

d/Doanh thu từ dich vu bảo lãnh

Doanh thu BL là một trong các tiêu chí quan trọng trong doanh thu hoạt động dịch vụ ngoài lãi vay của ngân hàng Nguồn thu này yếu chủ đến từ phí bảo lãnh Doanh thu bảo lãnh ngân hàng cao chứng tỏ ngân hàng thực hiện hoạt động bảo

lãnh có chất lượng, ngày một tăng trưởng quy mô Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh

lời của hoạt động bảo lãnh so với tong doanh thu của ngân hàng.

Doanh thu phí= Doanh số x Phí suất

Nếu chỉ tiêu này năm sau cao hơn năm trước chứng minh hoạt động bảo lãnh

ngày càng được mở rộng và ngược lại.

e/ Nợ quá hạn

Khi khách hàng (bên được bảo lãnh) vi phạm hợp đồng, ngân hàng đã đứng

ra thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng Khách hàng có trách nhiệm phải

hoàn trả lại số tiền mà ngân hàng đã trả thay nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ gây ra các khoản nợ quá hạn phát sinh do bảo lãnh cho ngân hàng Chỉ tiêu nợ quá hạn bảo lãnh bằng 0 cho thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng hiện tại là rất hiệu quả Nợ quá hạn phát sinh do bảo lãnh được đánh giá qua chỉ tiêu:

Ty lệ nợ bảo lãnh quá hạn = Dư nợ bảo lãnh quá hạn /T ông doanh số bảo lãnh đến hạn

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 21

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

Tỷ lệ nợ quá hạn càng gần 0 chứng tỏ chất lượng bảo lãnh càng cao Nếu tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh do bảo lãnh cao có nghĩa là khả năng thu nợ từ khách hàng là hiệu quả, việc thu nợ đó có thé gây ra tốn thất cho ngân hàng Qua đó, đánh giá được việc mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng là không hiệu quả

1.3 Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động mở rộng bảo lãnh của ngân hàng thương mại

1.3.1 Nhân tô bên trong.

a/ Chính sách bảo lãnh của NHTM

Đây là một nhân tố quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, và kết quả mở rộng của hoạt động BL trong NH.

v Các chính sách về danh mục các loại hình bảo lãnh áp dụng, cấp hạn

mức BL, hay mức phí BL

Các chính sách trên tác động đến quyết định của khách hàng có sử dụng sản phẩm của một ngân hàng hay không Danh mục các loại hình lãnh được áp dụng đầy

đủ sẽ đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng khi phát sinh bảo lãnh Trong khi

đó mức phí bảo lãnh càng thấp cũng như hạn mức bảo lãnh mà ngân hàng cấp cho

khách hàng càng cao sẽ đánh trúng vào tâm lý, thị hiếu và đưa cho họ những lợi ích

vượt trội, qua đó thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng sản phẩm dịch vụ, trực tiếp ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động bảo lãnh có thành công hay không.

v Quy trình thu tục bảo lãnh

Quy trình bảo lãnh là quá trình mà khách hàng làm trực tiếp với bên ngân hang, qua đó khách hàng sẽ đưa ra duoc những nhận xét, đánh giá về cách làm việc, thời gian xử lý hồ sơ có nhanh chóng, thuận tiện đối với họ hay không Vì vậy khi ngân hàng áo dụng quy trình bảo lãnh khoa học , dé hiểu, dé vận dụng sẽ giúp các cán bộ tín dụng xử lý hồ sơ một cách chôi chảy, trơn chu Từ đó rút ngắn được thời gian, tiết kiệm chi phí tối đa cho cả ngân hàng cũng như khách hàng Làm hài lòng được khách hàng, từ đây nâng cao được uy tín cũng như vị trí của ngân hàng đối với khách hàng Đó là một cơ sở dé ngân hàng có thé áp dung dé ngày càng mở rộng dich vụ bảo lãnh của mình trên thị trường Nhưng bên cạnh đó, cán bộ nhân viên cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình mà hội sở đã quy định, điều này sẽ giúp kiểm soát tốt được các rủi ro, giảm tồn thất cho ngân hàng.

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

b/ Công tác chăm sóc khách hàng

Công tác chăm sóc khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến việc một khách hàng có lựa chọn sử dụng sản phẩm của ngân hàng hay không Khi chuyên viên QHKH chăm sóc một khách hàng tốt, chu đáo, tận tình, thấu hiểu được những khó khăn của KH sẽ khiến họ thấy hài lòng về cả chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ từ đây làm gia tăng uy tín của ngân hàng đó và thúc đây, hút khách hàng tiềm năng đến trải nghiệm sản phẩm dịch vụ theo cấp số nhân.

Ngoài ra công tác chăm sóc khách hàng đã có quan hệ làm ăn trước đó cũng

quan trọng không kém, nó không những tạo được niềm tin và tin tưởng từ họ mà còn là cách tạo ra mối quan hệ trung thành trong những lần khách hàng có nhu cầu hay sử

dụng các sản phâm tiếp theo.

c/ Cán bộ nhân viên

Đội ngũ chuyên viên QHKH là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng,

nhận và xử lý yêu cầu BL, vì vậy họ là những gương mặt đại diện của ngân hàng,

đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh đến với khách

hàng Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thé đáp ứng kịp thời,

thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, từ đó tác động tích

cực đến sự thay đổi của hợp đồng BL Việc lựa chọn nhân sự có kĩ năng giao tiếp tốt

lại giỏi chuyên môn sẽ giúp NH có thể có nhiều quan hệ bảo lãnh và góp phần thúc

đây hoạt động này ngày càng mở rộng Bên cạnh đó, thái độ phục vụ, kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt cũng rất quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh của NH đối với KH.

d/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh của một ngân hàng Cơ sở vật chat, thiết bị mà lạc hậu, lỗi thời thì sẽ dẫn đến các công việc của ngân hàng thực hiện chậm chap, xử lý kém, gây mat thời gian; các hoạt động của ngân hàng từ đó cũng gặp khó khăn Điều này làm cho ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được nhiều khách hàng do không đáp ứng nhu cầu, không gây được ấn tượng, cũng không làm khách hàng hài lòng, làm hạn chế hoạt động bảo lãnh Tuy nhiên ngược lại, khi cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp với quy mô hoạt động, hiện dai dap ứng kip thời các nhu cầu khách hàng với sự thuân tiện,

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 23

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

thời gian rút ngắn sẽ giúp ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thực tốt được mục tiêu mở rộng hoạt động bảo lãnh.

e/ Kiểm soát rủi ro

Bảo lãnh là một hoạt động tín dụng vì vậy nó cũng tiềm ân những rủi ro mà ngân hàng có thé gặp phải Kiểm soát rủi ro cũng là một trong những yêu cầu đối với

các nha quan tri ngân khi muốn thực hiện mở rộng bảo lãnh

v Chất lượng công tác thẩm định

Bảo lãnh Ngân hàng cũng là hoạt động chất chứa nhiều rủi ro nên không thé thiéu công tác thâm định Khi nhận được yêu cầu BL của KH, cán bộ các đơn vị phải xem xét khả năng tài chính của KH, khả năng thực hiện hợp đồng giữa KH và bên nhận BL, khả năng thanh toán của KH nếu nghĩa vụ BL phát sinh Trong thực tế nhiều trường hợp, NH trở nên quá thận trọng và khắt khe khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ trở nên khó khăn khi yêu cầu NH bảo lãnh Do đó, Nó cũng hạn chế khả năng mở rộng KH cũng như số lượng hợp đồng BL và doanh số BL của NH.

1.3.2.Nhân tổ bên ngoài

Ngoài việc chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong thì các nhân tô bên ngoài

cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây mở rộng nghiệp vụ BL Ta có thể

xem xét sự tác động của các nhân tố bên ngoài trên phương diện môi trường kinh tế,

môi trường pháp lý, môi trường chính trị - xã hội, nhân tố khách hàng.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động đến nghiệp vụ BL theo 2 chiều Bởi bất cứ một sự biến động nào trong nền kinh tế cũng gây những xáo trộn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nói chung hay nền kinh tế đất nước nói riêng, hoặc sự thay đổi trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của cơ quan nhà nước như thay đổi trong chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất, điều hành chính sách tiền tệ, cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của người yêu cầu BL, trường hợp xâu nhất đến bên yêu cầu BL là không thực hiện được nghĩa vụ như trong các hợp đồng, gián tiếp làm tăng các rủi ro cho NH khi phải trả nợ thay cho KH Ngược lại, khi nên kinh tế phát triển ôn định tích cực sẽ thúc day hoạt động kinh doanh góp phan tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế nói

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 24

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

chung và trong đó có hệ thống các NH Khi đó, các doanh nghiệp có thé tập trung kinh doanh, xây dựng chiến lược có hiệu quả, không phải đối phó với những biến động bất ngờ, thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng với bên yêu cầu BL Nhờ đó mà giảm thiểu được rủi ro cho cả NH và KH.Vì vay, su én dinh hay bat ồn, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến tất cả các hoạt

động của NH.

Môi trường pháp lý

Luật pháp là thước đo đối dé mọi quan hệ kinh tế dựa vào Phụ thuộc vào các

thời kỳ mà Nhà nước áp dụng các quy định khác nhau Nếu không có luật pháp thì sẽ rất khó khăn cho sự phát triển trong nên kinh tế hiện đại Pháp luật là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động SXKD được hiệu quả không bị bị gián đoán,

cũng như giải quyết tranh chấp khi xảy ra thì pháp luật sẽ phát huy được vai trò của

mình Hành lang pháp lý mà NHNN đưa ra vì vậy cũng là yếu tố then chốt dé phát

triển các nghiệp vụ NH nói chung và nghiệp vụ BL nói riêng Việc xây dựng một

hành lang pháp lý quy chuẩn, chặt chẽ, rõ ràng, logic là điều cần thiết và cấp bách.

Các hoạt động pháp lý như: cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sở hữu nhà

cửa, thủ tục công chứng cũng tác động đến hoạt động BL của NH.

Môi trường chính trị - xã hội

Một quốc gia có môi trường chính trị - xã hội 6n định luôn là tiền đề thúc day sự phát triển hoạt động đầu tư, kích thích sự gia tăng san xuất kinh doanh, các hoạt động thương mại trong nước và quốc tế Đây cũng là điều kiện ra đời của BL Môi trường chính trị - xã hội có tác động mạnh đến tâm lý của các công ty bởi có ôn định chính trị thì mới tập trung gia tăng sản xuất kinh doanh được Nếu một quốc gia có nên chính trị - xã hội bất ôn, chiến tranh, bạo động xảy ra trién miên, thì tâm lý các nhà đầu tư sẽ rất e ngại khi ra quyết định đầu tư, không có hợp tác ,không có giao thương thi cũng sẽ không có hợp đồng BL Sự ồn định về chính trị - xã hội càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi các hợp đồng BL có liên quan đến các công ty

Trang 25

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

Nhu cầu của khách hàng là nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu mở rộng của hoạt động bảo lãnh bởi nếu không có nhu cầu của khách hang thì ngân hàng không thé thực hiện bảo lãnh Khách hàng tác động tới cả quy mô và chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng Những rủi ro có thé xảy ra từ phía khách hàng như trình độ quan lý yếu kém, không trung thực, sẵn sàng mạo hiểm vì muốn đạt được lợi nhuận cao, Nếu khách hàng yêu bảo lãnh cung cấp cho ngân hàng thông tin đầy đủ, trung thực, có trách nhiệm trong việc thực hiện những cam kết đã thoả thuận, sẽ giúp các ngân hàng rất nhiều trong việc tiến hành bảo lãnh từ khâu thu thập thông tin và thâm định khách hàng cho đến khâu giám sát, theo dõi và thu nợ Ngược lại, với những khách

hàng bất chấp mọi thủ đoạn đề đạt được mục đích của mình, họ tìm mọi thủ đoạn ứng

phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc cán bộ ngân hàng

Thậm chí có những khách hàng kinh doanh có lãi nhưng vẫn chây ì không trả nợ cho

ngân hàng đúng hạn với hy vọng quyt nợ, trốn nợ hoặc chiếm dung được vốn vay

càng lâu càng tốt Toàn bộ những trường hợp như vậy đều là nguyên nhân dẫn đến

rủi ro lớn cho ngân hàng

Các nhân tổ về phía người thụ hưởng bảo lãnh

Sự trung thực của người BL trong việc yêu cầu thanh toán BL cũng gây ảnh

hưởng lớn đến hoạt động BL Chang hạn như người thụ hưởng BL có thể xuất trình những giấy tờ giả mạo chứng từ đòi thanh toán cho NH để nhận khoản tiền thanh toán BL Trong trường hợp NH không phát hiện được sự giảo mạo này, NH có khả năng rủi ro khi phải thanh toán cho người thụ hưởng số tiền bồi hoàn từ phía người yêu cầu BL.

Lop : Ngan hang 58B GVHD: PGS.TS Phan Thi Thu Ha

Trang 26

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU- PGD TRUNG HÒA

2.1 Khái quát chung về ACB- Trung hòa

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu- PGD

Trung Hòa

“Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-CP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giây

phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 15/5/1993 Ngày

04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.”- Theo acb.com.vn

Phòng giao dịch Trung Hòa tiền thân là Phòng Giao Dịch Láng Thượng được

thành lập vào năm 2009 Cụ thẻ là vào ngày 24/12/2009, “Ngân hàng Á Châu (ACB)

đã thành lập Phòng giao dịch Láng Thượng trực thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu —

Chi nhánh Chùa Hà” với tên gọi “Ngan hàng TMCP A Châu — Chi nhành Chùa Hà — Phòng giao dịch Láng Thượng tại tổ 20 phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành

phó Hà Nội”.

Vào ngày 3/11/2018, Phòng Láng Thượng thay đổi địa điểm sang địa chỉ khác

với vi tri đắc đạo tại Tòa nhà Yên Hòa ParkView CT1, số 3 Vũ Pham Hàm, Phường

Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội và đồng thời được đổi tên thành PGD

Trung Hòa trực thuộc Chi nhánh Đông Đô với gần 20 cán bộ nhân viên.

Phòng giao dịch Trung Hòa là đơn vị phụ thuộc, có con dấu riêng Nội dung

hoạt động và các hạn mức có liên quan của Phòng giao dịch Trung Hòa sẽ do Tổng

giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu ban hành.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân TMCP Á Châu-PGD Trung Hòa

ACB Trung Hòa là một trong bảy phòng giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP

A Châu- Chi nhánh Đông Đô.

Hiện nay, ACB Trung Hòa có 20 cán bộ nhân viên được phân thành hai khối chính là khối kinh doanh và khối vận hành:

-Khối kinh doanh gồm có: bộ phận QHKH cá nhân và bộ phận QHKH doanh

Trang 27

Chuyên đề tốt nghiệpViện Ngân hàng — Tài chính

Sơ đô 2.1: Co cấu tổ chức NH TMCP A Châu- Phòng giao dịch Trung Hòa

doanh nghiệp cá nhân KSVGD

TELLER Thu Quy Loan/CSR

(Nguồn : Phòng Hành chính- Nhân sw)

ACB Trung Hòa hướng đến phân khúc là bán lẻ, tức tập trung vào khối khách hàng cá nhân, nên nhân sự của khối kinh doanh của bộ phan QHKH cá nhân hiện tại là 4 người, gấp 2 lần bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp Trong khi đó bộ phận vận hành có 7 người bao gồm 1 kiểm soát viên kiêm trưởng phòng, 3 giao dịch viên, 1 thủ quỹ và 2 chuyên viên dịch vụ khách hàng Với khối kinh doanh, về trình độ chuyên môn, bộ phận KHDN có 2 nhân sự nhưng lại đều là cấp độ chuyên viên, tức cao hơn cấp độ nhân viên 1 bậc, am hiéu về các quy định cũng như công văn ban hành của ngân hàng Hơn nữa, do đối tượng cũng như quy mô mà ngân hàng hướng tới là DN vừa và nhỏ, nên số lượng là 2 chuyên viên cho 1 phòng giao dịch là phù hợp Bộ phận quan hệ KHCN cần có thêm 1 chuyên viên dé hỗ trợ cho trưởng bộ phận Vì hiện tại, PGD vừa có thêm 2 nhân viên quan hệ KHCN nhưng đều là nhân viên mới,

nghiệp vụ chưa sâu và còn nhiều khúc mắc trong quá trình làm việc, dẫn tới áp lực

cho trưởng bộ phận QHKH cá nhân PGD cần có phương hướng nâng cao chất lượng

nhân viên, có các khóa dao tạo nghiệp vụ cho nhân viên dé các dịch vụ của phòng tốt

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 28

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

2.1.3 Hoạt động kinh doanh PGD Trung Hoa

- _ Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2016 — 2018, ACB Trung Hòa luôn hành động với một tinh thần quyết tâm, thực hiện các bước đi đúng đắn đã dần khắc phục khó khăn về vấn đề hoạt động do những bat ồn về vị trí lãnh đạo tai ACB trước đó, giải quyết được những nút thắt Ngoài ra, với việc đưa áp dụng các sản phẩm mới có những tiện ích nổi trội mang tính cạnh tranh cao, cùng việc ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ ACB

Trung Hòa đã thu được những kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh, khăng

định được vị trí của mình trong chỉ nhánh Đông Đô cũng như trong hệ thống Ngân hàng ACB, nâng cao được uy tín đối với cả các khách hàng hiện hữu và mới.

Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Trung Hòa trong giai đoạn

2016 đến 2018:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của PGD Trung Hòa trong giai đoạn 2016 — 2018

(Don vi: tỷ dong)

Năm Chênh lệch Chênh lệch

(Nguồn: Báo cáo nội bộ ACB) Qua báo cáo kết quả kinh doanh, PGD Trung Hòa hoạt động tương đối hiệu quả với lợi nhuận tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu Những con số này rất ấn tượng đối với quy mô của một phòng giao dịch Đi vào đánh giá sâu hơn, năm 2017 lợi nhuận 5,6 tỷ tăng 16% so với năm 2016 Trong khi, năm 2018 ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 21% so với năm 2017 lên 6,8 tỷ đồng Giai đoạn 2016-2018, kết quả kinh doanh ACB Trung Hòa luôn dương, không có năm nào ghi nhận thua/lỗ Đề giải thích cho sự tăng trưởng ấn tượng này của đơn vị vì đây là giai đoạn hệ thống

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 29

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

NHTM trong giai đoạn phát triển tốt cùng hướng đi ôn định và vững chắc được đề ra bởi lãnh đạo ACB Trung Hòa Sau khi thay đôi địa điểm sang một vi tri đắc địa dễ nhận diện tìm kiếm và bên cạnh đó đơn vị được tăng sé lượng cán nhân viên dẫn đến tăng trưởng được quy mô, đem lại các KQKD kinh doanh tích cực.

- _ Hoạt động huy động vốn

Đối với ngân hàng, huy động vốn là một trong những mảng kinh doanh đóng vai trò trụ cột Đặc biệt với quy mô một phòng giao dịch thì chỉ tiêu huy động luôn

được quan tâm hàng đầu Thực trạng huy động của ACB Trung Hòa từ năm 2016 đến

(Nguồn: Báo cáo của ACB Trung Hòa) Nhìn vào bảng 2.2, công tác huy động vốn của ACB Trung Hòa đã và đang có bước phát trién mạnh mẽ Năm 2017 có mức tăng trưởng huy động 12% so với năm 2016; và 4.35% của năm 2018 so với năm 2017 Theo loại khách hàng, nguồn vốn huy động được từ khách hang cá nhân chiếm chủ yêu, luôn đóng góp hơn 80% tong

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 30

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

vốn huy động trong giai đoạn nghiên cứu Cu thể, năm 2017 so với năm 2016 tăng 45 tỷ đồng, năm 2018 so với năm 2017 tăng 10 tỷ đồng Nguồn vốn huy động KH doanh nghiệp cũng ghi nhận xu hướng tăng, từ 70 tỷ đồng năm 2016 lên 85 ty đồng năm 2017 và tiếp tục tăng lên 95 tỷ đồng vào năm 2018 Doanh số huy động tại ACB Trung Hòa không phải bất cứ quy mô PGD nào cũng có thể đạt được Mặc dù mức lãi suất huy động những năm qua có nhiều biến động, môi trường ngân hàng cạnh tranh ngày

một khốc liệt nhưng nhờ sợ nỗ lực, không ngừng phan dau, ACB Trung Hòa vẫn liên

tục đảm bảo được khả năng huy dong , xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hoạt động cho vay

Cùng với hoạt động huy động, thì mang tín dung cũng là một cấu thành quan trọng không kém trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần đánh giá ngân hàng có hoạt động hiệu quả không thông qua khía cạnh doanh thu Mảng tín dụng đóng góp doanh thu lớn nhất cho ACB Trung Hòa Số liệu thu thập về tình hình

hoạt động tín dụng tai đơn vi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Dư nợ của Ngân hàng TMCP Á Châu- PGD Trung Hòa

(Nguôn: Báo cáo nội bộ của ACB) Qua bảng trên có thể đánh giá rằng hoạt động tín dụng của ACB Trung Hòa vẫn đang hoạt động rất tốt với việc dư nợ cho vay tăng trưởng qua từng năm Trong

Lớp : Ngân hàng 58B

GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Trang 31

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân hàng — Tài chính

đó năm 2017 dư nợ của PGD tăng 20 tỷ so với năm 2016 (tương ứng với mức tăng 5,7%) Năm 2018 tăng 45 tỷ so với năm 2016 (tương ứng với tốc độ tăng 12.2%) Đi vào cụ thê thì dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ba năm vừa qua Tin dụng thành phan kinh tế này cũng luôn tăng trưởng dương qua các năm, cuối năm 2017 là 235 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 5 tỷ đồng; năm 2018 con số tăng

thêm là 30 tỷ đạt 265 tỷ đồng Trong khi đó dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng

thấp hơn trong cơ cấu, cho thấy việc khai thác nguồn vay từ khách hàng cá nhân vẫn

chưa đạt được hiệu quả nếu so sánh với tiềm năng của nguồn khách hàng này, nhưng

van dấu hiệu tăng qua các năm Cu thé cuối năm 2017 là 135 tỷ đồng tăng so với năm 2016 là 15 tỷ đồng; năm 2018 đạt 150 tỷ đồng tăng thêm 10% so với năm 2017 tương

đương tăng thêm 15 tỷ.

- Cac hoạt động khác

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, xu thế hội nhập sâu rộng hơn với

kinh tế quốc tế, các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu của khách

hàng vì vậy cũng tăng theo Mang dịch vụ cho thay được những tiềm năng lớn, đặc biệt đem lại các thu nhập tốt với yếu tô rủi ro được đánh giá là tương đối thấp cho ngân hàng ACB Trung hòa đã dành sự quan tâm lớn cho các dịch vụ phi tín dụng, áp dụng những sản phẩm tiện ích mà ACB đưa ra, đối tượng khách hàng vì thế cũng được mở rộng.

ACB hiện đang có những dịch vụ phi tín dụng đi kèm với các tiện ích nổi trội

- Đối với doanh nghiệp bao gồm các dịch vụ quản lý dòng tiền của doanh

nghiệp như quản lý khoản phải thu, quản lý khoản phải chi, quản lý tài khoản tiền gửi

thanh toán và dịch vụ thu hộ cho khách hàng doanh nghiệp, quản lý thanh khoản, dịch

vụ trả lương tự động qua ACB, hỗ trợ nhà phân phối như tai khoản chuyên chi,

- Với sản phẩm dịch vụ của khách hàng cá nhân, ACB Trung Hòa hiện tại có

các dịch vụ như “ACB online, Internet banking, Mobile banking, Tài khoản ebiz

chuyền tiền cùng và khác hệ thống miễn phí hay Tài khoản thương gia được lựa chọn sỐ đẹp, ”, đối với các loại thẻ như: “ACB Express, ACB World MasterCard, ACB Visa Platinum, ACB Visa Business, ACB 2Go ” các dịch vụ thẻ như “Công ACB2pay, Bảo hiểm thẻ, Chuyên tiền liên ngân hang qua thẻ, chuyên tiền liên ngân

Lớp : Ngân hàng 58B GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Ngày đăng: 14/04/2024, 17:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN