1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Hà Nội

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình - Chi Nhánh Hà Nội
Tác giả Lê Nguyệt Thu
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Trung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thị Trường Chứng Khoán
Thể loại graduation project
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 13,83 MB

Nội dung

Xu hướng hội nhập hiện nay làm các NHTM phải chịu nhiều giới hạn về huy độngdẫn đến cần tái cấu trúc nguồn vốn đảm bảo sự hài hòa trong cơ cấu vốn, chi phí vốnthấp và rủi ro chấp nhận đư

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

VIEN NGAN HANG - TAI CHINH

=c ***—+-—

Tên đề tài:

NANG CAO HIỆU QUA HUY ĐỘNG TIEN GUI TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MAI CO PHAN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện : Lê Nguyệt Thu

Mã sinh viên : 11164942

Lớp : Thị trường chứng khoán 58

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thành Trung

Hà Nội, 2020

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG - - 5c St 1 t2 SE EEEEE151E1121111111115111511E 1111111 cree 1DANH MỤC SO ĐÔ VÀ BIEU DO ccccscssscssssescsescsesecersucessesucsesusersucarsearsvencaene 2DANH MỤC VIET TẮTT - 2c kề ềSE‡EEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEErkrrkrree 2

CHƯƠNG 1: TONG QUAN HUY DONG VON TIEN GUI CUA NGÂN HÀNG

1.2.1 Khái niệm ¿- 2© ¿++E+SE2EEEEE1EE12112711211712111121111 211112111 7

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng thương

TAL ooo t::›`Ẽ°++44:4444 8

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qua huy động tiền gửi của NHTM 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIÊN GỬI TẠI NGÂN HÀNG

TMCP AN BÌNH -CHI NHÁNH HÀ NỘII - c s +Sx+EeE£EeEreererxexee 19

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội 19

2.1.1 Lich án g1 “ < ÒỎ 19

2.1.2 Co cau tô chức của NHTM An Bình — Chi nhánh Hà Nội 202.1.3 Các dịch vụ tiêu biểu của ngân hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội

Trang 3

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 20177-2010 - G S- 1 2119119 1191111 11 TH gu ng rry 24

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP An Bình — Chi

0000580 (0) 31

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của tiền gửi - 2 2 sex 312.2.2 Chi phí huy động tiền gửi 2-5 ©£+x+EE£EE++EEtrxeerxerxrerkerreee 33

2.2.3 Thu nhập lãi / chi phí trả lãi - - 5-5-5522 *+*£+t£+vEseEeerereereerreesee 35

2.2.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu cấp tín ụng «+ sssesseeeeske 372.3 Đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP An Bình — Chi

Binh — chi nhanh Ha NOi on 46

3.1.1 Định hướng chung - - - c5 + 2311911231 911911 911911 ng nếp 46

3.1.2 Định hướng trong việc phát triển huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP

An Bình — Chi nhánh Hà NỘI - 55 E22 1S TH HH HH re 46

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP An

Binh — Chi nhanh Ha 80001107 48

3.2.1 Da dang hóa các hình thức huy động vốn tiền gửi va phát triển các hoạt

Ong Cich VU 01 “-4a( 48

3.3.2 Nắm bắt tâm lý khách hàng và những đặc điểm của từng đối tượng khách

3.2.3 Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân VIÊN S11 TH TH TH TH TT TT ng TH TT TH TH TH TT HH 50

3.2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng tiền gửi huy động - 5-5-5: 51

Trang 4

3.2.5 Tăng cường các hoạt động marketing, tiếp thị và quảng cáo trong công

Trang 5

DANH MỤC BANG

STT TÊN BANG TRANG

21 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019 | 54

của Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội

2.2 Hoạt động huy động vốn tiền gửi của ABBank — Chi nhánh HàNội | 26

2.7 Bang tổng hợp chi phí huy động tiền gửi tai ABBank - Chi nhánh 34

Hà Nội giai đoạn 2017 — 2019

2.8 Bảng tổng hợp lãi suất bình quân huy động và cho vay tại ABBank — | 35

Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017 — 2019

2.9 Bảng chỉ tiêu thu nhập 14i/chi phí trả lãi tại ABBank — Chi nhánh Ha | 36

Nội giai đoạn 2017 — 2019

2.10 Hệ số sử dụng tiền gửi tại ABBank — Chi nhánh Hà Nội giai đoạn | 37

2017 — 2019

Trang 6

DANH MỤC SƠ DO VÀ BIEU DO

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức NHTMCP An Bình - chi nhánh HàNội | 20

Biểu đồ 2.1 Huy động vốn tiền gửi của ABBank — Chi nhánh Hà Nội | 27

giai đoạn 2017 -2019

Biéu đồ 2.2 Hoạt động tín dụng tại ABBank — Chi nhánh Hà Nội giai | 29

đoạn 2017 - 2019

DANH MỤC VIET TAT

STT KÍ HIỆU NGUYÊN NGHĨA

1 ABBank Ngân hang Thương mại Cé phan An Bình

2 TMCP Thương mại cô phan

Trang 7

LOI MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của dé tài

Trong lĩnh vực ngân hàng, vốn thực sự là điều kiện kiên quyết đóng vai trò vào sựtồn tại và phát triển của ngân hàng Đối với các NHTM, vốn được hình thành từ nhữngnguồn khác nhau như là: vốn tự có, vốn từ hoạt động huy động, vốn đi vay và các nguồnvốn khác Và vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất và đóng vai trò quan trọngnhất trong tong nguồn vốn kinh doanh của NHTM

Hiện nay, việc huy động tiền gửi tại các NHTM có rất nhiều hạn chế và khó khănnhư chi phí cao, quy mô tiền gửi không 6n định, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Do

đó, huy động và sử dụng tiền gửi trở thành vấn đề cực kì cần quan tâm đối với tất cả các

ngân hàng trong thời gian qua.

Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM trong nước cùng với làn sóng hội nhập

của các NHTM đang tạo nên sự cạnh tranh cực kì lớn trên thị trường Trước thách thức

lớn đó, Ngân hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội luôn luôn quan tâm, sát sao tới

hoạt động huy động tiền gửi và đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, hoạtđộng huy động tiền gửi tại đây vẫn chưa tạo được những lợi thế cạnh tranh, những điểm

mạnh lớn trên thị trường, hiệu quả huy động tiền gửi chưa đạt được kết quả cao so vớimột sô ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Xu hướng hội nhập hiện nay làm các NHTM phải chịu nhiều giới hạn về huy độngdẫn đến cần tái cấu trúc nguồn vốn đảm bảo sự hài hòa trong cơ cấu vốn, chi phí vốnthấp và rủi ro chấp nhận được, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thê của ngân hàng.Bên cạnh đó, thì trần lãi suất ngày càng giảm, ngân hàng phải làm sao dé cạnh tranh về

huy động trong giai đoạn mới?

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: ”Nângcao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương Mại Cô phan An Bình — Chi nhánh

Hà Nội”

2 Mục tiêu nghiên cứu

e Tổng hop kiến thức về hoạt động, quy trình huy động tiền gửi của ngân hàng

e Các yêu tô đánh giá hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng

Trang 8

e Phân tích, đánh giá chi tiết tình trạng hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng

TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội.

e Đề ra những giải pháp và kiến nghị cụ thé góp phan nâng cao hiệu quả huy động

tiền gửi tại Ngân hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Ha Nội

3 Đối tượng và câu hỏi nghiên cứu

e_ Đối tượng nghiên cứu: những van đề về công tác huy động vốn tiền gửi tại ngân

hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội

e Câu hỏi nghiên cứu:

Hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP An Binh — Chi nhánh HàNội những năm gần đây đã đạt được những kết quả gi và còn tồn đọng những hạn chế gi?

Cần đưa ra những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại

ngân hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội?

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứucác phương pháp đã được sử dụng bao gồm:

e Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng việc huy động tiền gửi tại ABBank Chinhánh Hà Nội dựa vào các quan sát thực tế khách hàng, tiếp cận số liệu dé chỉ ra nhữngthuận lợi và khó khăn trong công tác huy động tiền gửi

e Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Phân tích tư liệu, số liệu để đánhgiá thực trạng để từ đó tìm ra nguyên nhân Theo đó đưa ra những giải pháp để khắc

phục.

e Phương pháp so sánh: Đối chiếu các chỉ tiêu qua các kì phân tích dé biết đến sự

biến động của chỉ tiêu.

5 Kết cấu đề tàiNội dung của chuyên đề gồm 3 phần:

Chương I: Tổng quan huy động tiền gửi của Ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

An Bình — Chỉ nhánh Hà Nội

Trang 9

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phan An Bình — Chỉ nhánh Hà Nội

Trang 10

CHƯƠNG 1: TONG QUAN HUY DONG VON TIEN GUI CUA

NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Khái niệm tiền gửi va vai trò của hoạt động huy động tiền gửi đối với ngân

hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm

“Ngân hàng là tô chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế.Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đều gửitiền tại ngân hàng nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời Ngân hàng mở dịch vụnhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn Trong cuộc

cạnh tranh đề tìm và đành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã phải trả lãi cho tiền

gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dung trước

mắt, và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời đề kinh doanh.” Trích giáo trình Ngân hàng

thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

Tiền gửi ngân hàng là tiền được gửi trong các tài khoản ở ngân hàng (theo nghĩađơn giản) Trên thực tế, nó chính là số liệu về khoản nợ của một ngân hàng đối với ngườigửi tiền

Tiền gửi là tiền mà ngân hàng nhận được từ khách hàng bất luận dưới hình thứcnào, dù có phải trả lãi hay không phải trả lãi, với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt độngkinh doanh của minh và với bổn phận làm nghiệp vụ ngân quỹ cho người ký gửi, nhất làphải trả trong giới hạn số tiền nhận được, tất cả những lệnh trả tiền của người gửi tiềnbăng séc, lệnh chuyên khoản hay thư tín dụng hay bat kỳ dưới hình thức nào khác

Theo Điều 13 Luật các TCTD số 47/2010/QH12: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhậntiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiềngửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiềngửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa

thuận”.

Khách hàng gửi tiền có thể linh hoạt lựa chọn các loại hình tiền gửi phù hợp theo

mục đích gửi tiền và được hưởng lãi suất thõa thuận cũng như các dịch vụ do ngân hàng cung cấp Bên cạnh đó, ngân hàng cũng được phép sử dụng khoản tiền gửi này sau khi đã

trích lập dự phòng cho hoạt động kinh doanh.

Trang 11

1.1.2 Vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi

Đối với KH, việc gửi tiền vào ngân hàng ngoài đảm bảo tính an toàn cho tài sản màbên cạnh đó còn được ngân hàng cung cấp những dich vụ thuận tiện trong việc chi trả,thanh toán một cách nhanh chóng và không mất nhiều công sức mà còn thu về một khoảnlãi nhất định KH là các tổ chức tài chính sẽ được đáp ứng các dịch vụ như ngân quỹ, thuchỉ an toàn và thuận tiện Với KH là các tầng lớp dân cư, việc gửi tiền tại các NHTM sẽđược ngân hàng cung cấp các dịch vụ về séc thuận tiện chỉ trả, ngoài ra là các dịch vụ về

thẻ hiện đại.

Đối với các NHTM, vốn tiền gửi là nền tảng thê hiện sự phát triển, quyết định quy

mô hoạt động kinh doanh cũng như năng lực thanh toán Sau khi huy động tiền gửi, ngânhàng sẽ phải duy trì dự trữ bắt buộc vàngân hàng có thể đem cho vay hoặc đầu tư phầntiền gửi còn lại Nguồn vốn huy động được của ngân hàng càng dồi dào sẽ đáp ứng nhucầu cho vay lớn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Ngân hàng huy động tiền gửi và chovay với mức lãi suất hợp lý còn là những chỉ số quan trọng đề đánh giá sự hiệu quả trong

hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoài ra, nhìn vào khoản mục này trên bảng cân

đối kế toán có thê đánh giá được tiềm năng về vốn của ngân hàng, từ đó nâng cao uy tín

và vị thế của ngân hàng trên thị trường

1.1.3 Các loại hình tiền gửi

1.1.3.1 Tiền gửi không kì hạn

Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền gửi được ký thác vào ngân hàng để thực hiện cáckhoản chỉ trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Đây không phải là tiền

dé dành nhằm mục tiêu sinh lời mà là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán do vậy kháchhàng gửi tiền không mat quyền sử dụng số tiền này KH có thé rút ra dé chi tiêu hoặcchuyền nhượng bat kì lúc nào

Tiền gửi thanh toán có lãi suất rất thấp hoặc bằng không được coi như nguồn rẻ đốivới ngân hàng Tuy nhiên nguồn này kém ồn định, áp lực thanh khoản cao, biểu hiện

vòng quay của tiền gửi thanh toán rất cao Do vậy, nguồn này chủ yếu dé đảm bảo dự trữ

và cho vay ngăn hạn trên thị trường liên ngân hang Các ngân hàng lớn, đô thị thường có

tỉ lệ tiền gửi thanh toán cao hơn ngân hàng nhỏ, nông thôn

Ở ngân hàng có 2 loại tài khoản dùng đề thể hiện tiền gửi thanh toán Thứ nhất là tài

khoản tiền gửi thanh toán ( tài khoản sec hoặc tài khoản giao dịch ) tài khoản này khách

Trang 12

hàng chỉ được sử dụng trong phạm vị tiền gửi của mình Thứ 2 là tài khoản vãng lai, tài

khoản này cho phép KH sử dụng không chỉ tiền gửi của mình mà còn có thể dùng tiền do

ngân hàng cho vay theo sự thỏa thuận.

Trong việc sử dụng tiền gửi thanh toán này, KH có thể sử dụng các công cụ dé chitrả như sec hay lệnh chuyên tiền

Tiền gửi không kì hạn thuần túy: mục đích của KH khi gửi tiền không kì hạnthuần túy là dé đảm bảo an toàn cho tài sản chứ không phải với mục đích thanh toán Day

là loại tiền gửi thể hiện khoản tiền nhàn dỗi của KH, khi cần, KH có thé đến ngân hàng

dé rút Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này bang bằng với các loại tiền gửi không kihạn khác Loại tiền gửi này cho chỉ phí đầu vào thấp nên chiếm một vị trí khá quan trọngtrong cơ cau vốn ở các nước phát triển Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, nền kinh

tế và thị trường không 6n định nên ngân hàng phải có kế hoạch nghiên cứu kĩ lưỡng, khaithác nguồn tiền gửi này một cách hợp lý vì KH có thể rút tiền ra bất kì lúc nào, dẫn đến

NH dễ gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản

1.1.3.2 Tiền gửi có kì hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền được các cá nhân, tô chức kinh tế gửi vào ngân

hàng và được thỏa thuận thời gian rút cũng như mức lãi suất theo quy định.

Tiên gửi tiét kiệm: là khoản tiên nhàn roi của KH cá nhân được KH đem vào gửi

tại các NHTM bên cạnh mục đích an toàn còn là mục dich sinh lợi.

Hop đồng tiền gửi: Đây là khoản tiền gửi có kì hạn được các doanh nghiệp, tô chứckinh tế gửi vào NHTM, NHTM sé làm hợp dong tiền gửi cho khoản tiền này và sẽ trả cảgốc và lãi sau một thời gian nhất định Ngân hàng có thé sử dụng phần lớn số dư của loạitiền này sau khi đã trích lập các quỹ dự phòng dé cho vay trung — dai hạn bởi vì tính ônđịnh của loại tiền gửi này Vì thế, các NH luôn chú trọng đây mạnh huy động loại tiền gửinày và luôn giữ tỷ trọng ở mức tương đối cao, ôn định

Chứng chỉ tiền gửi: Được định nghĩa là một loại giấy tờ có giá được phát hành bởicác tô chức tín dụng ghi nhận quyền sở hữu của KH đối với một khoản tiền gửi có kì hạn.Đây là một trong những công cụ huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng hướng đếnnhóm khách hàng có một số tiền nhàn rỗi không sử dụng trong một thời gian dài và ít rủi

ro Chứng chỉ tiền gửi thường được phát hành theo từng dot và người sở hữu sẽ được

Trang 13

hưởng một tỷ lệ lãi suất nhất định cũng như được đảm ảo an toàn cho khoản tiền gửi của

Vì thế, để đánh giá chính xác và đúng đắn sự phát triển của ngân hàng cũng như khả năngthích nghi của NHTM ta cần nhìn vào những thành tựu mà ngân hàng đạt được trong việc

huy động vốn tiền gửi.

Hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại dựa trên mốitương quan so sánh giữa kết quả thu được từ vốn huy động và chi phí bỏ ra dé huy động.Hiệu quả này càng cao khi kết quả đạt được (chính là doanh thu của việc sử dụng khoản

vốn huy động tiền gửi) càng cao và lượng chỉ phí bỏ ra càng thấp (bao gồm lãi phải trả và

các chi phí khác).

Theo những khái niệm hiệu quả trên cho thay răng chỉ khi nào đạt được kết quả caonhất trong điều kiện chỉ phí thấp nhất mới được coi là có hiệu quả Tuy nhiên trên thực tế,việc xác định kết quả nào là cao nhất với chỉ phí thấp nhất là rất khó

Đề đánh giá hiệu quả của việc huy động vốn tiền gửi ta phải xem xét khi nào ngân

hàng bỏ ra chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt kết quả cao nhất như vậy mới được gọi là hiệu

quả Bên cạnh đó, hiệu quả của việc huy động vốn tiền gửi còn có mối liên kết rất mậtthiết với việc ngân hàng sử dụng khoản tiền gửi đó để đầu tư và cho vay đem lại lợi

nhuận như thế nào Nói cách khác là việc ngân hàng huy động lượng tiền gửi hợp lý và

đáp ứng được khả năng sử dụng tiền gửi

Trang 14

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền gửi

Quy mô nguồn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá hiệu quả nguồn vốn.Quy mô vốn quyết định quy mô sử dụng vốn Quy mô nguồn tiền gửi được coi là hiệu

quả khi đáp ứng mục tiêu hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ với mức chi phí

hợp lý Khối lượng tiền gửi ngân hàng huy động được đáp ứng đủ nhu cầu cho vay vàđầu tư, không quá thừa và không quá thiếu so với nhu cầu sử dụng

Quy mô nguôn tiền gửi lớn không han đã là hiệu quả vì còn phụ thuộc vào nhiều

yếu tô như: chi phí huy động; tính ồn định, an toàn của nguồn tiền huy động, khả năng sử

dụng nguồn tiền, khả năng quản lý điều hành của từng ngân hang

Hiện nay, các ngân hàng luôn tìm kiếm nguồn tiền gửi để khai thác và sử dụngtối đa nguồn tiền đó Khối lượng huy động và sử dụng tiền gửi càng nhiều, các ngân

hàng càng thu được lợi nhuận lớn Tuy nhiên, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.

Các ngân hàng cần cân nhắc kỹ về việc sử dụng lượng tiền huy động được dé vừa hạn

chê rủi ro vừa đảm bảo an toàn và hiệu quả cho ngân hàng.

Đề đánh giá quy mô huy động tiền gửi, các NHTM thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệhoàn thành kế hoạch huy động (TLHTKH)

Doanh sô huy động thực têoan số uy động thực ế x 100

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động = “Doanh số huy động theo kế hoạch *

Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động lớn hơn 100%, lượng tiền gửi huy động

thực tế lớn hơn kế hoạch, ngân hàng sẽ phải cô gắng sử dụng hợp lý số vốn thừa Bởi chi

phí sẽ tăng khi lượng vốn này không sinh lời mà vẫn phải trả lãi và chỉ phí huy động

khác Ngược lại, nếu không đạt chỉ tiêu để ra (TLHTKH nhỏ hơn 100%), ngân hàng phảihuy động từ các nguồn khác để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh Còn nếu hoànthành kế hoạch (TLHTKH bằng 100%) không có nghĩa là tốt nhất mà còn phụ thuộc vào

nhu câu sử dụng vôn hiện tại.

Trang 15

Ta có chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi:

Nguôn tiên gửi năm i 1

Tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền gửi năm i (%) = Nguồn tiễn gửi năm¡ - 1

Tốc độ tăng trưởng có thê tính cho cả nguồn tiền gửi huy động cũng như đối vớitừng loại tiền gửi cụ thể Nó phản ánh sự biến động của từng loại tiền gửi Việc sử dụngchỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng từng nguồn tiền gửi sẽ giúp ngân hàng đánh giá mộtcách đầy đủ, chính xác về khả năng huy động tiền gửi của NHTM

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi luôn dương và ồn định thé hiện ngân hàng quản lý việchuy động và sử dụng nguồn tiền gửi hiệu quả, an toàn Tính ôn định của sự tăng trưởngnguồn tiền gửi huy động thé hiện mức độ tăng trưởng đều đặn xét trong một khoảng thờigian đài, từ 5 năm trở lên Với sốlượng tiền gửi ôn định và tăng trưởng dương, ngân hàng

sẽ chủ động hơn trong kiểm soát dòng tiền ra vào và lập kế hoạch sử dụng nguôn tiền gửitrong thời gian sắp tới, đảm bảo tính thanh khoản, an toàn trong hoạt động kinh doanh

1.2.2.2 Cơ cau nguôn tiền gửi

Nguồn tiền gửi có quy mô và tốc độ tăng trưởng lớn và ôn định chưa đủ dé đánhgiá hiệu quả huy động tiền gửi mà còn phải xem xét tới cơ cau nguồn tiền gửi.Sự phù hợp

về kỳ hạn,đối tượng, lãi suất, loại tiền tệ, nhu cầu và khả năng đáp ứng giữa huy động và

sử dụng tiền gửi sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng Cơ cấu tiềngửi huy động ảnh hưởng lớn đến mục tiêu hoạt động và hoạch định chiến lược kinhdoanh của ngân hàng Nhìn chung, cơ cấu vốn huy động được coi là hợp lý khi nó đápứng tốt kế hoạch sử dụng nguôn tiền với chỉ phí thấp nhất

Ngoài việc xác định cơ cau nguồn tiền gửi hợp lý, các ngân hàng thương mại cầnquan tâm đến sự biến động của cơ cấu nguồn tiền gửi Đây là yếu tố quan trọng trongviệc dự báo, lập kế hoạch sử dụng tiền gửi từng thời kỳ Cơ cấu nguồn tiền gửi thay đổi

theo điều chỉnh của ngân hàng và một phần do chịu tác động của môi trường xung quanh.

Do vậy, các ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và tiếp cận thị trường giúp đưa ra

kế hoạch huy động và sử dụng nguồn tiền gửi hiệu quả.

Dựa trên tiêu chí phân loại khác nhau thì nguồn tiền gửi cũng được chia thành các

loại khác nhau theo thời gian, theo đối tượng khách hàng và theo loại tiền tệ Cơ cấu

Trang 16

nguồn tiền gửi thé hiện ở tỷ trọng từng loại tiền gửi trong tong nguôn tiền gửi Nó được

tính theo công thức sau:

Nguồn tiền gửi ¡

: x100

Ty trọng của nguồn tiền gửi i= T— HÀ ng y tons g š Tông nguôn tiên gửi

Có thé chia nguồn tiên gửi theo các tiêu chí sau:

Cơ câu nguôn tiên gửi theo thoi gian

e_ Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng (tiền gửi ngắn hạn)

e_ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng (tiền gửi trung và dài hạn)

e Co cấu nguồn tiền gửi theo thời gian phản ánh kỳ hạn của nguồn tiền gửi

Kỳ hạn của nguồn tiền gửi liên quan tới tính ôn định của nguồn tiền gửi Khi tiền gửitrung và dai hạn có quy mô và tỷ trọng lớn có thể nói rằng nguồn tiền gửi ôn định về mặtthời gian Kỳ han của nguồn tiền gửi liên quan tới tính ôn định và vì vậy liên quan tới kýhạn sử dụng Dé cho vay và đầu tư dài hạn, ngân hang cần có khả năng duy trì tính ổn

định của nguôn tiên.

Cơ cấu nguồn tiền gửi theo đối tượng khách hang

e_ Tiền gửi dân cưe_ Tiền gửi của doanh nghiệp va các tô chức xã hội

Cơ cấu nguồn tiền gửi theo đối tượng khách hàng cũng phản ánh tính 6n định củanguồn tiền gửi Điều này thể hiện ở quy mô và tỷ trọng của tiền gửi doanh nghiệp và các

tổ chức xã hội Vì tiền gửi của doanh nghiệp và các tối chức xã hội có tính chất tương đối

ồn định Do đó, ngân hang có thé sử dụng phan lớn số dư nguồn tiền gửi này dé cho vaytrung và dài hạn Mặt khác, sự thay đổi về quy mô và tỷ trọng của từng nguồn tiền gửitheo đối tượng khách hàng giúp cho ngân hàng xác định được những thế mạnh trong từngnguồn tiền gửi huy động, từ đó có chính sách huy động tiền gửi thích hợp

Cơ cầu nguồn tiền gửi theo loại tiền

10

Trang 17

e_ Tiền gửi nội tệ

e Tiền gửi ngoại té

Hầu hết các NHTM đề tiến hành huy động tiền gửi cũng như sử dụng không chỉbăng nội tệ mà còn bằng cả ngoại tệ Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động, ngânhàng phải bảo đảm tính phù hợp, về cơ cấu nguồn tiền gửi giữa động nội — ngoại tệ vớinhu cầu sử dụng vốn, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp xuất nhập

khâu, nhu câu dau tư, thanh toán quôc tê.

Tóm lại, cơ cấu nguồn tiền gửi ảnh hưởng tới cơ câu cho vay va đầu tư của ngânhàng và quyết định chi phí của ngân hàng Huy động tiền gửi đạt hiệu quả khi cơ cầunguôn tiền gửi hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiết kiệm được chi phí cho ngân

hàng.

1.2.2.3 Chi phí huy động tiền gửi so với tong tiền gửi huy động

Chi phí huy động tiền gửi của ngân hang bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi và chi phíphi trả lãi tiền gửi Trong tổng số chi phí tiền gửi huy động, chi phí trả lãi tiền gửi là chủyếu và là chi phí lớn nhất Ngoài ra còn có các chi phí khác như: Chi phí bảo hiểm tiềngửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, chi phí cho hoạt động marketing,quảng cáo dé thu hút khách hàng gửi tiền, chi phí quà tặng khuyến mãi và các chi phíkhác liên quan đến hoạt động huy động tiền gửi

Chi phí trả lãi tiền gửi mà ngân hang trả cho khách hang là chi phí dựa trên lãi suấtdanh nghĩa, lãi suất ngân hàng công bố cho khách hàng Chi phí này phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của khách hàng, chiến lược kinhdoanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, tiện ích kèm theo Tuy nhiên, lãi suất thực tế

của tiền gửi huy động đối với ngân hàng là cao hơn bởi vì ngoài chỉ phí trả lãi, ngân hàng

còn phải bỏ ra nhiều loại chỉ phí khác Vì vậy chỉ tiêu chi phí huy động tiền gửi/ tổng tiền

gửi huy động được chi nhỏ ra làm hai chỉ tiêu khác Đó là:

e Chi phí trả lãi/tông tiền gửi huy động cho thấy dé huy động được một đồngtiền gửi, ngân hàng cân phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng

e _ Chỉ phí phi trả lãi/tông tiền gửi huy động cho thay một đồng tiền gửi huy độngđược ngân hàng bỏ ra chỉ phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản

Tóm lại, chi phí huy động tiền gửi/tổng tiền gửi huy động được dùng dé đánh giáxem một đồng tiền ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chỉ phí

11

Trang 18

Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động tiền gửi, chi phí cho một đồng tiền huy

động được phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thé bù đắp được chi phí này và có

lợi nhuận cho ngân hàng Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động tiền gửi càng có hiệu quả.Tuy nhiên cũng phải thay rang dé giảm chi phí huy động tiền gửi thì cần phải giảm lãi

suất huy động và tối ưu các chi phí quản lý, bảo quản, dự trữ Việc đưa ra một lãi suấthuy động hợp lý là rất quan trọng, lãi suất không quá cao — đảm bảo lợi ích ngân hàng,cũng không quá thấp — thu hút được khách hàng gửi tiền Đồng thời giảm các chi phí phitrả lãi cũng sẽ làm cho hiệu quả của hoạt động huy động tiền của ngân hàng đạt kết quả

cao hơn.

1.2.2.4 Thu nhập trả 14i/ chi phí trả lãi

Để đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi của ngân hàng, tức là đánh giá kha năng

đáp ứng kịp thời nhu cầu về sử dụng tiền của ngân hàng cho hoạt động cho vay hoặc đầu

tư, hay nói cách khác khả năng sinh lời từ 1 đồng tiền gửi huy đông được, ngân hang sử

dụng chỉ tiêu thu nhập lãi / chi phí trả lãi để đánh giá mối quan hệ sinh lời của tiền gửi

cũng như chỉ phí của hoạt động huy động tiền gửi

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu này cho biết, một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra dé huy động tiền gửi sé thulại được bao nhiệu lợi nhuận từ đồng tiền đó Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngânhàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng tiền mà mình huy động được trong việc tối ưu hóa chỉphí và tối đa hóa lợi nhuận Chỉ tiêu này cao do chênh lệch thu chỉ lãi trước thu, chỉ kháccao và chi phí trả lãi nhỏ Chỉ tiêu chênh lệch thu, chi 14i/chi phí trả lãi cao cũng có thể dochi phí tăng và thu nhập trước thuế giảm, tuy nhiên tốc động tăng của chi phí chậm hơntốc độ giảm của thu nhập đó

12

Trang 19

1.2.2.5 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng

Huy động vốn tiền gửi có đạt hiệu quả hay không ta cũng cần xem xét đến khả năngđáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, điển hình là cho vay của ngân hàng Khả năng đáp ứngnhu cầu vốn cho hoạt động cấp tín dụng được đánh giá qua chỉ tiêu:

D h bình ư nợ cho vay bình quân x 100

Hệ sô sử dụng tiên gửi trong ki = Nguồn tiên gửi

Hệ số này dùng để đo lường khả năng sử dụng tiền gửi của ngân hàng, cho biết

ngân hàng dùng bao nhiêu % lượng tiền huy động được để cho vay Thông thường, cácngân hàng luôn cé gắng khai thác sử dụng tối đa lượng tiền gửi huy động được dé chovay lấy lời và duy trì tỷ lệ này càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảo cácgiới hạn an toàn về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tủ lệ dự trữ thanh toán)

Qua hệ SỐ SỬ dụng tiền gửi trong kỳ, xác định được nguồn vốn tiền gửi huy động

được là bao nhiêu và cần phải huy động thêm là bao nhiêu dé đáp ứng nhu cầu tín dụng.

D h hư nợ € 10 vay ngắn ạn x 100

Hệ sô sử dụng tiên gửi ngăn hạn = Nguồn tiên gửi ngắn hạn

Hệ số sử dụng tiền gửi ngắn hạn cho biết ngân hàng sử dụng bao nhiêu % nguồntiền gửi ngắn hạn dé cho vay ngắn hạn

D h t dai h ư nợ cho vay rung và dài hạn x100

Hệ sô sử dụng tiên gửi trung và dài hạn= Nguồn tiền gửi trung và dài hạn

Hệ sô sử dụng tiên gửi trung và dài hạn cho biết tiên gửi trung và dài hạn mà ngân hàng uy động được dap ứng được bao nhiêu % cho vay trung và dai han.

Thực tế nhu cầu cho vay trung và dài hạn của các NHTM thường lớn hơn nguồntiền gửi trung và dài hạn, trong khi đó, nguồn tiền gửi ngắn hạng thường chiếm tỷ trọnglớn hơn nguồn tiền gửi trung và dài hạn Vì không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trênthị trường nên các ngân hàng thường xuyên chuyên hoán kỳ hạn của nguồn tức là dùngnguồn tiền gửi ngắn hạn để cho vay tung và dài hạn khiến cho ngân hàng phải đối mặtvới rủi ro lãi suất (khi lãi suất trên thị trường tăng) và rủi ro thanh khoản Do đó, việc

13

Trang 20

tính toán hợp lý ty lệ nguồn tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và đài hạn giúp ngân

hàng vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động vừa gia tăng nguồn thu cho ngân hàng

1.2.3 Các nhân té ảnh hưởng đến hiệu quả huy động tiền gửi của NHTM1.2.3.1 Nhân tô chủ quan

e Chính sách lãi suất của ngân hàng

Lãi suất được coi như một công cụ quan trọng được ngân hàng sử dụng trong việchuy động và thay đổi quy mô vốn hay còn được coi là giá cả của các sản phâm dịch vụ tàichính Ngân hàng không những 4n định các mức lãi suất cạnh tranh mà còn có nhiềuchương trình khuyến mai, quà tặng đi kèm để duy trì và thu hút thêm tiền gửi Vớimức lãi suất linh hoạt, và các kì hạn gửi tiền phù hợp, ngân hàng sẽ tiếp cận được vớinhiều đối tượng khách hàng hơn làm tăng quy mô về vốn tiền gửi

Tuy nhiên, dé hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lãi, các khoản thu của ngânhang sau khi trừ đi chi phí bỏ ra mang đến lợi nhuận cao thì ngân hàng cần phải chú ý rất

nhiêu đên lãi suat.

e Uy tín của ngân hàng

Trong nên kinh tế hiện nay dé tồn tại và phát triển các NHTM phải có uy tín trên thị

trường Uy tín thé hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng của ngânhàng, ở chất lượng hoạt động, quy mô và mức độ ảnh hưởng rộng rãi của ngân hàng

Điều này đồng nghĩa với việc các NHTM phải không ngừng nâng cao va đảm bao uy tín

của mình trên thường trường, từ đó có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh củamình, thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư Ngoài ra, đa số khách hàng, nhất làKHCN thường sẽ lựa chọn những ngân hàng có é dày lịch sử, nhiều kinh nghiệm và uy

tín trên thị trường Mặc dù không phải ngân hàng nảo ra đời sau thì hoạt động kém hơn,

tuy nhiên những ngân hàng lâu năm luôn có lợi thế hơn KH ho tin rằng, dé một ngânhàng có thê tồn tại và phát triển lâu năm trên thị trường thì ngân hàng có phải thể lực, uy

tín trên thị trường, cũng như kinh nghiệm dày dặn khi thực hiện các nghiệp vụ.

© Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

14

Trang 21

Nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động trực tiếp từ hoạt động sử dụng vốn của ngân

hàng Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng theo từng thời kỳ, tùy

thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân ngân hàng vả điều kiện môi trường kinhdoanh Từ đó ngân hàng có thé đưa ra chiến lược huy động vốn là thu hẹp hay mở rộng

phù hợp với chính sách thu hẹp hay mở rộng tín dụng của ngân hàng thời kỳ đó.

Cơ câu nguồn vốn có thé thay đổi về ty lệ các khoản mục cấu thành, chi phí huyđộng có thê tăng hay giảm

Ngân hàng có chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng đắn phù hợp với điềukiện của chính bản thân ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thìcông tác huy động vốn sẽ phát huy hiệu quả

e_ Cơ sở vật chất của Ngân hàng

Khách hàng gửi tiền hay mua công cụ nợ do ngân hàng phát hành căn cứ trên sự tínnhiệm của họ vào sự đảm bảo của ngân hàng về việc họ sẽ được hoàn trả lại tiền đúngtheo thỏa thuận Do đó, hình ảnh của ngân hàng trước KH trở nên rất quan trọng Việcngân hàng thé hiện hình anh đó như thé nào trước KH ảnh hưởng nhiều đến kha năng huyđộng vốn của họ Những ngân hàng có uy tín, tạo được hình ảnh tốt đẹp trước công

chúng là những ngân hang dé dang mở rộng huy động vốn hơn Một yếu tổ rất quan trọng

giúp tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trước công chúng là cơ sở vật chất của ngân hàng

Những yếu tố đó là nhà cửa, trang thiết bị hay chính những nhân viên làm việctrong ngân hàng Sự bề thế của trụ sở, văn phòng, sự hiện đại của các trang thiết bị cùng

với không khí làm việc chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên sẽ tạo cho khách hàng sự tin

tưởng Day là cơ sở dé ngân hàng có thé duy trì và thu hút khách hàng, khuyến khíchkhách hàng tham gia các hoạt động huy động vốn của họ

Cũng về vấn đề cơ sở vật chất, mạng lưới chỉ nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm

ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận khách hàng của ngân hàng Qua đó, nó chiphối việc ngân hàng có thu hút được vốn dồi dao hay không Các ngân hàng tìm mọi cách

15

Trang 22

dé tới gần dan cư nhất Họ có thé tiếp cận doanh nghiệp tương đối dễ dàng thông qua

những hoạt động không thé thiếu với mỗi doanh nghiệp như: mở tài khoản, thực hiện

thanh toán, đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế Tuy nhiên, trong khi tiền gửi dân cưchiếm tỷ trọng tương đối lớn thì đối tượng dân cư lại rất khó, thậm chí không thể tiếp cận

theo phương thức đó Trong trường hợp người dân có tâm lý e ngại các giao dịch với

ngân hàng thi sự thâm nhập sâu của ngân hàng vào đời sống kinh tế người dân lại càng

không đơn giản.

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

e©_ Môi trường kinh tế - xã hội

Vì NHTM là một chủ thể trong nền kinh tế nên mọi biến động từ môi trường xungquanh đều có tác động đến các hoạt động của ngân hàng Và hoạt động huy động tiền gửicủa NHTM cũng chịu những ảnh hưởng từ các biến động của môi trường kinh tế - xã hội

Tốc độ phát triển của nền kinh tế tác động lên mọi hoạt động của cá nhân, tô chứctrong xã hội Kinh tế tăng trưởng ổn định trong một quãng thời gian dài sẽ tạo điều kiện

cho đời sống của các tầng lớp dân cư tăng lên Dân cư có mức thu nhập cao, tăng chỉ tiêu,

mua sắm thì khoản tiền tích lũy, tiết kiệm cũng nhiều hơn Đây chính là cơ sở dé các

NHTM huy động được nhiều tiền gửi hơn Và ngược lại, lượng vốn huy động của ngân

hàng sẽ bị thu hẹp khi mà đời sống của người dân khó khăn

Sự phát triển của kinh tế còn ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tiền gửi củaNHTM theo một hướng khác Nhu cầu của người dân và cả doanh nghiệp về các dịch vụ

mà ngân hàng cung cấp trong một nền kinh tế phát triển là rất lớn Đó là nhưng nhu cầuphục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân và phụ vụ sản xuất của doanh

nghiệp.

Lam phát cũng là một yếu tổ rất lớn quyết định đến khả năng huy động tiền gửi củaNHTM Đề dòng vốn không bị chảy ra khỏi ngân hàng thì các ngân hàng phải đảm bảođược lãi suất thực dương Trong điều kiện tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi tiếtkiệm thì người dân sẽ lo sợ sự mắt giá nên không tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng mà sẽchuyền sang các hình thức khác như dự trữ vàng, đô la Mỹ, Vì vậy trong điều kiện lam

16

Trang 23

phat cao Chính phủ và NHNN sẽ thực thi các chính sách vĩ mô dé điều chỉnh lãi suất cho

phù hợp.

e Tam lý dân cư

Khách hàng doanh nghiệp là đối tượng mang đến cho ngân hàng một lượng tiền gửikhá lớn, việc mở rộng giao dịch và tiếp cận mới đối tượng khách hàng này đối với

NHTM là không quá khó khăn và có tính chất ồn định Van dé là có một lượng tiền nhàn

rỗi rất lớn nằm trong dân cư Nếu đối tượng khách hàng này được khai thác tốt thì sẽmang đến một lượng tiền gửi lớn cho ngân hàng với chi phí không quá cao Có rất nhiềucác ngân hàng đã không quan tâm đến đối tượng này vì đối tượng khách hàng này cónhững đặc điểm tâm lý khá phức tạp như:

Thứ nhất, lo sợ rủi ro khi giao dịch bằng tiền mặt với ngân hàng

Thứ hai, ngại phiền phức trong quá trình giao dịch

Thứ ba, sợ rò ri thông tin hoặc không muốn để lộ thông tin cá nhân với ngân hàng

trong trường hợp khách hàng là người có thu nhập cao.

Thứ tư, nếu là người có thu nhập thấp hoặc trung bình thì sẽ có tâm lý mặc cảm, e

ngại khi giao dịch.

Cùng với những đặc điểm trên và sự ưa thích dùng tiền mặt của người dân ViệtNam hiện nay là rào cản lớn khiến cho hoạt động huy động tiền gửi từ KHCN trở nên khókhăn Vì vậy, dé khai thác được đối tượng này một các hiệu qua, NHTM cần phải có cácgiải pháp nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, tiếp cận khách hàng và tạo lòng tinđối với khách

e Sự cạnh tranh từ các đối thủ

Đối thủ của một NHTM trong việc huy động vốnkhông chỉ là những ngân hàngkhác, những tô chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hành giấy tờ cógiá NHTM còn phải cạnh tranh với các công ty bảo hiểm và thị trường chứng khoán déthu hút vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế

Tại các nước đang phát triển, sự tăng cường cao đột ngột của thị trường chứngkhoán có thé là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thống ngân hang déchuyên sang đầu tư trên thị trường chứng khoán Điều này khác biệt lớn với những nềnkinh tế phát triển Tại đây, chỉ một bộ phận nhỏ dân cư tham gia đầu tư chứng khoán, gửi

17

Trang 24

tiền ngân hàng vẫn là lựa chon gần như tốt nhất trong công chúng trong điều kiện kinh tế

bình thường.

Khác với thị trường chứng khoán, các công ty bảo hiểm cạnh tranh với ngân hàngngay cả trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao Đời sống người dân được cải thiện,nhu cầu bảo vệ của con người cũng gia tăng, các loại hình bảo hiểm càng được mở rộng

đa dạng, những hợp đồng bảo hiểm, đôi khi có giá trị rất lớn Cùng với đó là số phí bảohiểm cao được dân chúng đóng vào công ty bảo hiểm Điểm hạn chế của hình thức gửitiền ngân hàng so với bảo hiểm là không mang tính bảo vệ, trong khi những hợp đồngbảo hiểm nhân thọ vẫn có tính tiết kiệm như gửi tiền ngân hàng Kết quả là một dòng vốnkhông nhỏ không tới được các NHTM nữa mà chuyên sang các công ty bảo hiểm

Tuy nhiên, một đặc điểm giúp ngân hàng vẫn huy động được vốn là các công ty bảohiểm cần đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ để sinh lời Một loại hình đầu tư mà các công tybảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ thường xuyên sử dụng với quy mô lớn là gửi tiền có

kỳ hạn tại các ngân hàng Mặt khác, NHTM có thê làm đại lý bán bảo hiểm cho các công

ty bảo hiểm đồng thời thực hiện thanh toán hộ các công ty này

18

Trang 25

CHUONG 2: THUC TRẠNG HUY ĐỘNG TIEN GUI TẠI NGÂN

HÀNG TMCP AN BÌNH -CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Lich sử hình thành

Căn cứ theo giấy phép hoạt động Ngân hang số 0031/NH — GP của NHNN Việt

Nam, Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập vào ngày 15 tháng 4 năm 1993.

Ngân hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh trực

thuộc miền bắc của Ngân hàng thương mại cô phần An Bình Chi nhánh được thành lập

vào ngày 23/02/2006, điều này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trìnhphát triển của Ngân hàng TMCP An Bình

Với mục tiêu phát triển toàn diện, ôn định, cùng với yêu cầu mở rộng mạng lưới

hoạt động, tháng 2 năm 2006, chi nhánh ABBank Hà Nội đã được thành lập và ABBank

Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Hiện nay, trụ sở ABBank Hà Nội đặt tại tòa

nhà 101 Láng Ha

Tuân thủ và thực hiện những nhiệm vụ, chức năng trong quyết định thành lập, ngânhàng thương mại cé phần An Bình — Chi nhánh Hà Nội - một ngân hang thương mại đanăng đã và đang tiến hành các hoạt động nhằm phục vụ khách hàng trong và ngoài nước

19

Trang 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức cia NHTM An Bình — Chỉ nhánh Hà Nội

Sơ đồ tô chức bộ máy NHTMCP An Bình — chi nhánh Ha Nội

Sơ đồ 2.1 Mô hình tố chức NHTMCP An Bình — chỉ nhánh Hà Nội

Chức năng của các bộ phận:

Ban tổng giám đốc:Điều hành chỉ huy giám đốc cũng như phó giám đốc, đưa racác ý kiến chỉ đạo, đồng thời cũng theo dõi và tìm các hướng phát triển cho chi nhánh

20

Trang 27

Giám đốc:Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo phó giám đốc cùng với các phòng

hành chính nhân sự, phòng tín dụng, chịu trách nhiệm trước ban tong giam déc

Phó giám đốc kế toán: Có nhiệm vụ phụ trách các phòng ban và các phòng giao

dịch trực thuộc Phản ánh các hoạt động cho vay và huy động vốn của ngân hàng, theodõi sự biến động nguồn vốn, hạch toán kinh tế theo pháp lệnh kế toán và thống kê, tư vấncho giám đốc các biện pháp hiệu quả nâng cao công tác kế toán và chất lượng dịch vụ

thanh toán

Phó giám đốc kinh doanh:Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phụ trách các

phòng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp, các phòng giao dịch và một

số công tác khác Tham mưu cho Giám đốc trong công tác lập kế hoạch kiểm soát việcchấp hành và thực hiện các kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Kiểm tra rà soát kết quathực hiện các kế hoạch đã dé ra của các phòng, ban chức năng trong toàn chi nhánh dé

báo cáo lên ban giám đôc.

Các phòng chức năng

Phòng tín dụng: Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng dé

mở rộng cho vay, đảm nhiệm các nghiệp vụ tín dụng phát sinh, thực hiện các chủ trương,

cơ chế về công tác tín dụng; liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai

các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện, trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy

mô vừa và lớn, thu thập thông tin, thực hiện các nghiệp vụ khác như: Bảo lãnh, thanh

toán quôc tê

Phòng hành chính nhân sự:Đảm nhiệm các vẫn đề về nhân sự như: Trả lương, bảo

hiểm xã hội, nghỉ phépcủa cán bộ nhân viên ; Thực hiện các kế hoạch về việc bồi

dưỡng, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực của chỉ nhánh; Thực hiện các công tác hànhchính văn phòng và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện lao động cho cán bộ nhân viên

Phòng kế toán:Chỉ đạo trực tiếp hai phòng kho quỹ và phòng dich vụ khách hàng dé

từ đó báo cáo với giám đốc phụ trách kế toán

Phòng kho quỹ :Thông kê báo cáo nguồn vốn kế hoạch; thực hiện công tác kế toán

và quản lý chi tiêu nội bộ như chi trả lương cho cán bộ nhân viên ; báo cáo tổng hợpthu chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban giám đốc

Phòng dịch vụ khách hàng: Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng trong quá trình sửdụng sản pham của ngân hang, phân tích, đánh giá và xử lý trực tiếp với khách hàng

21

Trang 28

trong phạm vi thâm quyền được quy định, nếu nằm ngoài thẩm quyền thì phối hợp với

các bộ phận nghiệp vụ khác để giải quyết; Phân tích nhu cầu và mong muốn của KH sau

đó tư vấn và hướng dẫn khách các sản phẩm, dịch vụ phù hợp;

Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân:Trực tiếp tiếp xúc với KH cá nhân, tư van cácsản phẩm, dịch vụ và hoàn tất các thủ tục hồ sơ theo đúng quy định; Theo dõi và giám sátthực hiện các hoạt động sử dụng vốn của KH; Khai thác nguồn vốn tiền gửi bằng tiềnViệt Nam đồng và ngoại tệ ; Tổ chức ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh về các nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi và sử dụng vốn và đánh giá

hoạt động kinh doanh theo từng thời kì;

Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:Khai thác nguồn vốn tiền gửi từ các tổchức kinh tế và xử lý các giao dịch nhận tiền gửi của DN; Nghiên cứu, thiết kế và pháttriển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ các KH doanh nghiệp; Tư vấn các sản phẩm dịch vụphù hợp với nhu cầu sử dung vốn của DN từ đó hoàn thiện hồ sơ và theo dõi khách hàng

là DN trong quá trình sử dụng vốn vay từ chi nhánh; Ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thờicác nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong huy động vốn tiền gửi và sử dụng vốn của các tổchức kinh tế

Các phòng giao dịch: Xử lí các hoạt động nhận tiền gửi, rút tiền gửi; thanh toán chohoạt động xuất nhập khâu; Mua bán, thu đôi các loại ngoại tệ: USD, EUR ; Thanh toánphi thương mại: chuyên tiền đến, chuyển tiền di; Cầm có, chiết khấu bộ chứng từ xuấtkhẩu

Với bộ máy có hệ thống, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, NHTMCP An Bình

— chi nhánh Hà Nội luôn đạt được những thành công dang kế Đến nay đã tạo được thịphần đáng kể trên địa bàn, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng truyền thống,tạo cơ sở vững chắc cho ngân hàng phát huy sức mạnh tông hop, tạo niềm tin với khách

hàng.

2.1.3 Các dịch vụ tiêu biểu của ngân hàng TMCP An Bình — Chỉ nhánh Hà Nội

Dịch vụ tiền gửi: Chi nhánh Hà Nội thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, pháthành kỳ phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của hội

sở chính.Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn

22

Trang 29

Dich vụ cho vay: Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình — Chi nhánh Hà Nội códịch vụ cho vay với các sản phẩm như sau:Cho vay ngắn hạn, trung và dai hạn đối vớicác cá nhân và các tô chức kinh tế dé phụ vụ sản xuất, kinh doanh; Cho vay tiêu dùng;

Lam thé tín dụng; Cho vay chiết khấu kì phiếu và các giấy tờ có giá

Dịch vụ thanh toán trong nước: Mở tài khoản thanh toán trong nước cho cá nhân,

tổ chức chuyền tiền và thanh toán nhanh trong nước; Chuyển tiền điện tử; Thu hộ, chi hộ,

trả lương qua tai khoan,

Các sản phẩm dịch vụ khác:Dịch vụ ngân hàng điện tử; Mua bán, chuyên đổingoại tệ; thanh toán quốc tế; Thực hiện bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá

nhân trong và ngoài nước,

23

Trang 30

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình — Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017-2019

1 Tổng thu nhập 1629,1 1586,67 -2,61 1516,32 | -4,43

- Thu lãi cho vay & các

„ mm 1444 1381 -4,36 1306 -5,43 khoản có tinh chat lãi

(Nguồn: BCTC thường niên Ngân hàng TMCP An Bình - chỉ nhánh Hà Nội)

Từ bảng tóm tắt một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Ngânhàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội, nhận thấy thu lãi và chi lãi luôn chiếm tỷ trọng

24

Trang 31

lớn trong tông thu nhập và tong chi phí của chi nhánh trong giai đoạn từ 2017 đến 2019.Thu lãi giảm nhẹ qua từng năm, năm 2018 giảm 2,61% so với năm 2017, đến 2019 tiếptục giảm 4,43% so với năm 2018 Tuy nhiên, thu từ hoạt động dịch vụ lại có xu hướngtăng Nhưng nhìn chung, tổng thu nhập của chi nhánh giảm trong giai đoạn 2017-2019.

Nguyên nhân là do lãi suất cho vay giảm khá mạnh trước thềm quyết định kìm hãm tốc

độ tăng trưởng tín dụng của chính phủ Tổng chi trong giai đoạn 2017 — 2019 có xuhướng tăng Tuy lãi suất huy động có giảm nhưng tổng huy động tiền gửi của chi nhánhvan tăng tăng đều nên nên trong giai đoạn nay chi phí trả lãi của ngân hàng vẫn ở mức ônđịnh và kiểm soát tốt

Nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, điều này ảnh hướng rất lớn đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, hoạt động huy động vốn tiền gửi cũng như cho vay ngàycàng khó hơn Trước thực tế này, ban lãnh đạo chi nhánh đã định hướng tập trung tănglợi nhuận từ hoạt động dịch vụ trong thời gian tới bằng các giải pháp như: Tăng thu phídịch vụ từ khách hàng, tăng doanh số bảo lãnh, tìm kiếm các khách hàng xuất nhập khâu

có nhu cầu thanh toán ngoại tệ lớn, phát triển hệ thống ngân hàng điện tử và các tiện íchtrong sản phẩm cho khách hàng

25

Trang 32

1 Tiền gửi Doanh nghiệp 7.255 8.987 |+23,87 9.962 +10,85

2 Tiền gửi dan cư 4.450 4.012 -9,84 4.414 +10,02

3 Tiền gửi khác 401 356 +11,22 445 +25,00

(Nguồn: Bảng cân doi kế toán ABB Hà Nội 2017-2019)

Huy động vốn tiền gửi là một hoạt động cơ bản của NHTMCP An Bình — Chi nhánh

Hà Nội Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho chi nhánh, góp phần Vào việc khangđịnh quy mô, uy tin cũng kết quả kinh doanh của ABBank chi nhánh Hà Nội

Qua 3 năm hoạt động gần đây, tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP AnBình - Chi nhánh Hà Nội liên tục tục tăng qua các năm Cụ thé, năm 2018 tổng nguồnvốn huy động của ABbank chi nhánh Hà Nội đạt 13.355 tỷ đồng, tăng so với năm 2017 là1.549 tỷ đồng tương ứng 10,32% Năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của ABbank chỉnhánh Hà Nội đạt 14,821 ty đồng, tăng 1.466 tỷ đồng (tương ứng mức tăng trưởng

10,98%) so với năm 2018.

26

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w