1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng

89 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng
Tác giả Duong Thị Thanh Xuan
Người hướng dẫn TS. Lê Thu Hà
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 60,82 MB

Nội dung

Vì về cơ bản, mục đích của hai hợp đồng là nhưnhau, đều nêu ra việc đưa tài sản vào dé bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, nhưng Hợpđồng thé chấp tài sản của bên thứ ba sẽ đơn giản và dé hiểu h

Trang 1

DUONG THỊ THANH XUAN

Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự

Trang 2

tôi Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác.Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được dẫn đúng theoquy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận van nay

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Dương Thị Thanh Xuân

Trang 3

: Chi cục Thi hành án dân sự: Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đôi

bồ sung năm 2014: Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của luật Thi hành án dân sự: Thi hành an

: Thi hành án dân sự : Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN 2 2c 22222 21221221211211211211211111211111 211112111 1 Hee 2DANH MỤC TU VIET TẮTT 2 2 +Sk+SEE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrkrred 3PHAN MỞ ĐẦU 2-5252 22212 E2215712212112112112111111111111 111111 e6 | PHAN NỘI DUNG - 5-56 SE 1E 121E11211111111111111111111111111 111 xe 7Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VE THI HANH CÁC BẢN ÁN,QUYET ĐỊNH 2-52 St 2S E9 12112152151111211211211 11111111111 11E 1111 e6 7

VE TÍN DỤNG NGAN HÀNG -G- St 1E E1 1181111111111 crk 71.1 Khái niệm thi hành án các bản án, quyết định về tín dụng ngân

1.2 Đặc diém chung trong việc thi hành các bản án, quyét định về tín dụng ngân hàng - - - c 1c 131 1112131 1111 111111 n1 1v ng Hưệu 8

1.2.1 Về đối tượng thi hành các bản án, quyết định về tin dụng ngân

1.2.2 Về tâm ly của người phải thi hành các quyết định, bản án về tin2/1/158/134///8//2//15 E0 0n878A®Ẻeea 91.2.3 Về tai sản bảo đảm thi hành án trong các ban án, quyết định về

///82/1/1<8/13421/8/120/1-0 8 nẼn7AẼ 10

1.2.4 Về thời gian thi hành các bản án, quyết định về tin dụng ngân

1.3 Thủ tục thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng

theo quy định pháp luật hiện hành - - 5552 SSccssseseerrreeses 13

1.3.1 Thủ tục tiếp nhận yêu câu thi hành và ra quyết định thi hành các bản án, quyết định về tin dụng ngân hàng - - + + +x+ce+eersxerxee 131.3.2 Ra quyết định thi hành các bản án, quyết định về tin dụng ngân

Trang 5

1.3.5 Thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án - 231.3.6 Ap dụng biện pháp bảo đảm trong thi hành các bản án, quyết định

về tin dụng Ngân hàng . - ¿5+ EEEEEEEEEE 11211111111 1111e xe 23 1.3.7 Cưỡng chế thi hành đối với bản án, quyết định về tin dụng ngân

CHƯƠNG 2: THỰC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THI HANH CAC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VE TIN DỤNG NGÂN HÀNG

VÀ KIÊN NGHỊ - 5 ST SE 1E E11 1111111111111 11111111111 crkd 332.1 Thực tiến áp dụng pháp luật trong việc thi hành các bản án, quyếtđịnh về tin dụng ngân hàng - 2-2 52 etxeE£EeEE2EeEEEErkerkrkerkee 332.1.1 Về việc tiếp nhận yêu cẩu thi hành các bản án, quyết định về tin

Z/1/58/i32//8//27/1-8/0 708058768 332.1.2 Xác minh điều kiện THA của người phải thi hành an tín dụng ngân

2.1.3 Ap dụng biện pháp bảo đảm trong thi hành các bản án, quyết định

về tin dụng Ngân hàng . -c- Set SE kEEEEE1EE1181111111111211 1111 1x6 442.1.4 Cưỡng chế thi hành doi với bản án, quyết định về tin dụng ngân

7 -PEEEEERR.1Aœ: AA A¬.Aa.L E.ƑDỮDỮỐ 51

2.2 Đề xuất, kiến nghị dé nâng cao chat lượng, số lượng thi hành cácbản án, quyết định về tín dụng ngân hàng -2- 2s s+sz=se¿ 652.2.1 Kiến nghị về phía các cơ quan hi q4H 5-5-5 5s5e+escs2 65 2.2.2 Kiến nghị về việc hoàn thiện, xây dựng các quy định pháp luật 66 2.2.3 Một số đề xuất khác cc:-ccccccttceEttirrrtrrrrrtrtrrrrrrrrtrrrrrrrree 69 KET 0/0077 — ÔỎ 71DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước, quyết định của Hội đồng

xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại khi được thi hành cótác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật và Nhà nước Vì thế,hoạt động thi hành án dân sự (sau đây viết tắt là THADS) mang ý nghĩa thực sự quantrọng trong việc củng cô trật tự pháp luật và giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảođảm cho quyên lực tư pháp được thực thi trên thực tế

Thị hành án dân sự là một hoạt động rất đặc thù, có nhiều khó khăn, phứctạp nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân,của nhà nước và các tô chức chính trị - xã hội- kinh tế Nhiều năm qua, Chính phủ

đã xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm va đã đưa ranhiều giải pháp hiệu quả nhăm tạo sự chuyên biến cơ bản trong công tác này Luậtthi hành dân sự ra đời cùng với một loạt các văn bản quy phạm pháp luật thé chếhóa các quy định của Luật này vào cuộc sống, đã đánh dấu bước đổi mới cơ bảnđiều chỉnh tất cả các lĩnh vực trong công tác thi hành án (sau đây viết tắt là THA).Đồng thời xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý Nhà nước thốngnhất công tac THA, từng bước xã hội hóa hoạt động THA Vi vậy, công tác THADStrong những năm qua đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: Hệ thống cơ quanTHADS được hình thành trong cả nước, công tác THADS đã được triển khai vàhoạt động có hiệu quả bước đầu Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác THADS hiệnvan đang đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn với nhiều van đề tôn tại, bất

cập đang đặt ra cần được giải quyết

Vấn đề nóng của ngành THADS hiện nay là số việc phải thi hành tồn đọng

rat lớn, đặc biét là các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng Kết qua 06 tháng

đầu năm 2018, tông số việc thụ lý thi hành các vụ án tín dụng ngân hàng là: Vềviệc: 21.508 việc, tương ứng với số tiền: 94.928 tỷ 672 triệu 164 nghìn đồng (chiếm

tỷ lệ 3,38% việc và 58,25% tiền toàn quốc) Trong đó: Tổng số việc có điều kiện là17.003 việc (chiếm tỷ lệ 79,05% tổng số việc án tín dụng ngân hàng và chiếm2,69% tông số vụ việc phải thi hành của toàn quốc); Tổng số tiền có điều kiện là70.517 tỷ 068 triệu 919 nghìn đồng (chiếm ty lệ 74,28% về tiền thi hành án tíndụng, ngân hàng và chiếm 44,48% về tiền so với tông số tiền phải thi hành của toànquốc) So với cùng kỳ năm 2017, số thụ lý tăng 2.670 việc và tăng 18.914 tỷ 721triệu 057 nghìn đồng Kết quả: Thi hành xong 1.676 việc, thu được số tiền là 6.443

Trang 7

ngân hàng so với số lượng các bản án, quyết định khác là không nhiều, chiếm tỉtrọng nhỏ, tuy nhiên, các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng lại có số tiềnphải thi hành án lớn, chiếm tỉ trọng cao, do vậy tại các chi cục THADS không đạtchỉ tiêu về tiền da phan rơi vào trường hợp Chi cục có số lượng án tin dụng ngânhàng bị tồn đọng do khó thi hành án lớn Số việc, số tiền phải thi hành lớn tập trung

ở các tô chức tin dụng có vốn Nhà nước chi phối như: Ngân hàng Nông nghiệp pháttriển nông thôn Việt Nam (Agribank): 3.892 việc tương ứng với số tiền phải thihành trên 15.044 tỷ đồng: Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Vietinbank):1.236 việc tương ứng với số tiền phải thi hành trên 6.858 tỷ đồng: Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): 1.684 việc tương ứng với số tiền phải thi hànhtrên 7.619 ty đồng; Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank): 1.415việc tương ứng trên 7.708 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank): 591 việc tương ứng trên 5.228 tỷ đồng: Khoảng trên 60 tô chức tindụng khác có số việc, số tiền phải thi hành án tương đối lớn đang được các cơ quanTHADS tổ chức thi hành

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng vướng mắc trongcông tác thi hành các bản án quyết định về tín dụng ngân hàng này là việc cơ quanTHADS gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để thihành dứt điểm vụ việc Thực trạng này, một phần xuất phát từ nguyên nhân: trình

độ chuyên môn của lãnh đạo đơn vị, Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành

án dân sự còn hạn chế, không cập nhật quy định pháp luật mới Mặt khác, là do chưa

có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như cơquan hữu quan trong quá trình tổ chức thi hành án Và nhất là các quy định vềcưỡng chế thi hành án dân sự chưa được hoàn thiện, hệ thống các văn bản pháp lý vềthi hành án dân sự chưa đầy du, chậm được bé sung, chưa sửa đổi kịp thời hoặc vừa

ra đời đã lạc hậu so với thực tiễn sinh động; cơ chế áp dụng pháp luật thi hành ánhiện nay chưa thực sự hợp lý, gây cản trở và làm giảm hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

1 Tổng cục THADS,(2018), Báo cáo sơ kết công tác chỉ đạo giải quyết các vụ việc THADS liên quan đến hoạt động tin dụng, ngân hang 06 tháng dau năm 2018, Hà Nội

Trang 8

về thi hành án dân sự giúp cho hoạt động ngành thi hành án dân sự của Việt Namhiệu quả hơn.

Không những vậy, các tranh chấp trong các bản án, quyết định về tín dụngngân hàng thường xuất phát từ tranh chấp liên quan đến hoạt động thé chấp, cầm có,bảo lãnh, tín chấp giữa ngân hàng và các chủ thể khác Đây là các tranh chấp rấtphổ biến trong xã hội hiện nay Các chủ thể khác có thé là cá nhân, nhưng cũng cóthể là pháp nhân Do vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện các chế định liên quan đến

áp dụng pháp luật trong công tác thi hành án dân sự khi thi hành các bản án, quyếtđịnh về tín dụng ngân hàng sẽ giúp công tác thi hành án dân sự đối với các loại việckhác được diễn ra thuận lợi hơn

Với tat cả những lý do nêu trên, theo tác giả việc chọn đề tài "Thi hành cácbản án, quyết định về tín dụng ngân hàng" làm luận văn thạc sĩ luật học là cấpthiết và có ý nghĩa thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những năm vừa qua, trước những đòi hỏi khách quan của công tác thi hành án

dân sự, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề thi hành án dân sự, cụthể là:

- Luận án tiễn sỹ Luật học: “Mot số vấn dé ly luận và thực tiễn về cuong chéThi hành án dân sự ở Việt Nam, của Lê Anh Tuan, năm 2017 Luận án đã đưa ra đượcnhiều vấn đề mà pháp luật hiện nay vẫn chưa có hướng giải quyết, gây khó khăn chocông tác cưỡng chế Thi hành án trên thực tiễn

- Luận án tiến sĩ Luật học: "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở ViệtNam hiện nay", của Nguyễn Thanh Thủy, năm 2008, trong luận văn tác giả đã đưa ranhiều định hướng để hoàn thiện quy định, nhiều định hướng cũng đã được cụ thé hóatrong các văn bản hướng dẫn về công tác thi hành án dân sự ban hành sau đó;

- Luận văn thạc sỹ luật học: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trảtiên”, Nguyễn Thanh Mai, năm 2013 Trong luận văn tác giả đã làm rõ các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam hiện hành về biện pháp thi hành nghĩa vụ trả tiền, những bất

Trang 9

- Luận văn thạc sĩ Luật học: "Hoat động cua thừa phat lại trong Thi hành an

đân su", của Nguyễn Thị Thảo, năm 2017 Luận văn đã đưa ra những vấn đề còn đang

hiện hữu trong hoạt động của thừa phát lại, những bat cap, va han ché Dua ra những

ưu điểm khi tiến hành xã hội hóa công tác thi hành án dân sự từ đó đề xuất nhiều giảipháp dé hoàn thiện những quy định của pháp luật, góp phan nâng cao hiểu quả hoạtđộng của Thừa phát lại.

Bên cạnh đó là Giáo trình môn Luật tổ tụng dân sự của trường Đại học Luật

Hà Nội và các trường Đại học có chuyên ngành luật; một số bài viết đăng trên cáctạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật

Những công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về THADS ở nhữngkhía cạnh, góc độ và mức độ khác nhau Trong một sé công trình cũng da đề cậpđến việc áp dụng pháp luật trong công tác THADS ở một số địa phương cu thé,nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu chung về việc áp dụng pháp luật trongcông tác thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng, đặc biệt là giai đoạnnăm 2015 đến nay, tức từ thời điểm luật THADS năm 2008 được sửa đổi năm 2014( Sau đây viết là luật T HADS) có hiệu lực, Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày

18/7/2015 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án

dân sự (Sau đây gọi là Nghị định 62/2015/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn được

đề xuất các giải pháp để đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sựnhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam

3.2 Đối twong nghiên cứu

Thứ nhát, tìm hiểu các đặc trưng nôi bật trong việc thi hành các bản án,quyết định về tin dụng ngân hàng tại nhiều địa phương Đồng thời nghiên cứu tôchức, kết quả hoạt động thi hành án dân sự, đặc biệt là hoạt động thụ lý, xác minh,

Trang 10

Thứ hai, đảnh giả chân thực và toàn diện thực trạng áp dụng các quy địnhpháp luật trong công tác thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng còntồn tại, những khó khăn, vướng mắc, từ đó đi sâu phân tích những kết quả đã đạt

được và những hạn chế, tồn tại trong việc áp dụng pháp luật trong công tác thi hành

các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng và làm rõ nguyên nhân của thực trạngđó.

Thứ ba, xây dựng những quan điểm, đề xuất các giải pháp kịp thời và lâudài nhằm bảo đảm việc áp dụng các quy định pháp luật trong thi hành các bản án,quyết định về tin dụng ngân hang được chuẩn xác, thống nhất trong hệ thống cơquan THADS ở Việt Nam.

4 Pham vi nghiên cứu

"Thị hành các bản án, quyết định về tin dụng ngân hang" là một đề tài cónội dung rộng, tính chuyên sâu, phức tạp và có tính thực tiễn cao Vì thế, luận vănđược nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn áp dụng Luật thi hành án dân sự và các văn bảnhướng dẫn liên quan Đồng thời, tác giả tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng

áp dụng pháp luật đối với công tác thụ lý hồ sơ, xác minh, áp dụng biện pháp bảođảm và cưỡng chế thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng, nhữnghạn chế, tồn tại va nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm việc ápdụng các quy định pháp luật Đối với biện pháp cưỡng chế thi hành án tác giả chủyếu dé cập đến việc áp dụng 03 loại biện pháp cưỡng chế được áp dung phố biếntrong việc thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng là: khấu trừ tiềntrong tài khoản của người phải thi hành án, khấu trừ tiền vào thu nhập của ngườiphải thi hành án, kê biên tài san của người phải thi hành án.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duyvật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về nhà nước và pháp luật

Các phương pháp cu thé được sử dụng kết hợp, đó là: Phương pháp nghiêncứu lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,tổng hợp

Trang 11

niệm thủ tục thi hành án dân sự, ý nghĩa, vai trò của thủ tục thi hành án dân sự, cơcấu tổ chức cơ quan thi hành án dân sự, công chức thực hiện hoạt động thi hành ándân sự dưới góc nhìn của tác giả, góp phan bổ sung, làm phong phú thêm cho hoạtđộng nghiên cứu khoa học về pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

Đánh giá đúng thực trạng áp dụng các quy định pháp luật trong việc thihành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng, phân tích sâu sắc những kết quả

đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, và nguyên nhân trong thực tiễn áp dụng cácquy định pháp luật về vấn đề này

Đưa ra những yêu cầu, quan điểm và giải pháp bảo đảm các biện pháp thihành trong thi hành án dân sự được thực thi chuẩn xác, khoa học và thống nhất nhămnâng cao hiệu quả, hiệu lực, và chất lượng công tác thi hành án dân sự trên toàn đấtnước.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 2 chương:

Chương I: Khái quát chung về thi hành các bản án, quyết định về tín dụng, ngân hàng.Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc thi hành các bản án, quyết định về tíndụng ngân hàng và kiến nghị

Trang 12

KHÁI QUAT CHUNG VE THI HANH CAC BAN ÁN, QUYET ĐỊNH

VE TIN DUNG NGAN HANG1.1 Khai niệm thi hành án các bản án, quyết định về tín dung ngân hàngThi hành án dân sự (viết tắt là THADS) là thi hành phần thuộc về dân sự củacác bản án, quyết định của Tòa án và các cơ quan, tổ chức có thâm quyên theo trình

tự, thủ tục pháp luật quy định “Thu tuc là những việc cu thể phải làm theo một

trình tự quy định để tiễn hành công việc có tính chát chỉnh thức "2; “trình tự là sự

sắp xếp lan lượt, thứ tự trước sau’, như vậy thủ tục là việc thực hiện công việc nhấtđịnh theo những quy định cụ thể được sắp xếp theo trình tự nhất định” Vì thé, thủtục THADS là trình tự thi hành phần thuộc về dân sự của các bản án, quyết định củaTòa án và quyết định của các cơ quan tô chức khác theo quy định pháp luật

Thi hành các bản án, quyết định về tin dụng ngân hàng là trình tự thi hànhphần dân sự trong các bản án, quyết định của Tòa án và quyết định của các cơ quan

tổ chức khác theo quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của ngânhàng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 luât các tổ chức tín dụng năm 2010 ( đượcsua đối bổ sung năm 2017) thì Ngân hàng là loại hình tô chức tin dụng có thé đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất

và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại,ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã Theo quan niệm cô điền, tin dụngđược coi là một quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay vớiđiều kiện có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định Hay nói một cáchkhác, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đómỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyên sử dụng (chuyển nhượng) một khối lượnggiá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những ràng buộc nhấtđịnh về: thời gian hoàn trả (gốc và lãi), lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi.Như vậy hoạt động tín dụng ngân hàng là việc đại diện ngân hàng thỏa thuận với các tô chức, cá nhân sử dụng một khoản tiên hoặc cam kêt cho phép sử dụng một

2 NXB Từ điển Bách khoa (2005), Từ điển tiếng việt, Hà Nội, tr.960

3 Viện ngôn ngữ học ( 1996), Ti điển bách khoa Việt Nam, tập 1, Hà Nội tr 1037

Trang 13

1.2 Đặc điểm chung trong việc thi hành các bản án, quyết định về tin dụngngân hàng

Nhìn chung, việc thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng cơbản là giống với việc thi hành các bản án dân sự nói chung, nhưng đối với án tíndụng ngân hàng, do những tranh chấp xuất phát từ hoạt động tín dụng của Ngânhàng nên các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng có những đặc điểm rấtchuyên biệt gắn chặt với chủ thé cho vay là Ngân hàng Cu thé như sau:

1.2.1 Về doi tượng thi hành các bản án, quyết định về tin dụng ngân hang

Đối với án tín dụng ngân hàng, đối tượng mà các bản án, quyết định hướngtới là các chủ thê tham gia quan hệ tín dụng với Ngân hàng Trong đó, đối tượngphổ biến là các chủ thé tham gia vào hoạt động kinh doanh Xuất phát từ hiện trạngphát triển nhanh nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phan theo định hướng xã hội chủnghĩa, các chủ thể tham gia vào hội nhập, kinh doanh thương mại quốc tế, thịtrường bat động sản (nhất là giai đoạn năm 2008-2013) có nhu cầu vốn cao Với chế

độ ưu đãi vay lớn, nhu cầu vốn cao, các chủ thê kinh doanh đa phần tìm đến cácngân hàng Do đó, các tranh chấp về tín dụng ngân hàng thường liên quan đến hoạtđộng kinh doanh Thế nên, có thể hiểu tại sao, các đặc điểm thi hành các bản án tíndụng ngân hàng có đầy đủ các đặc điểm của việc thi hành các bản án kinh doanhthương mại đồng thời cũng có thêm những đặc điểm chuyên biệt của người được thihành án là Ngân hàng.

Ngoài đối tượng phải thi hành án trong các bản án, quyết định về tín dụngNgân hàng là các chủ thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh còn nhiều đốitượng khác, nhưng có thể phân chia đơn giản thành 02 nhóm chủ thể sau:

Nhóm chủ thé có tư cách pháp nhân: Việc hiểu thé nào là pháp nhân đượcghi nhận tại điều 74 BLDS Theo đó, để được công nhận là pháp nhân phải hội tụ đủđầy đủ các điều kiện sau: “được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác

co liên quan, có cơ cấu tô chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015,

có tài sản độc lập với ca nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sảncủa mình, nhán danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lap” Cụ thé,đối tượng đó là: Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được thành lập theo luật doanhnghiệp (VD: Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty TNHH MTV, Công ty

Trang 14

Nhóm chủ thê không có tư cách pháp nhân: là những đối tượng không có cácđặc điểm được ghi nhận tại Điều 74 BLDS Cu thé: Hộ gia đình, cá nhân, doanhnghiệp không có tư cách pháp nhân được thành lập theo luật doanh nghiệp (VD: Doanh nghiệp tư nhân )

1.2.2 Về tâm lý của người phải thi hành các quyết định, bản án về tin dụng ngân

hàng

Đối với nhóm chủ thé có tư cách pháp nhân: Da phan các doanh nghiệp déđến giai đoạn thi hành án đều lâm vào tình trạng hoạt động khó khăn, thậm chínhiều doanh nghiệp không còn hoạt động, bỏ trụ sở, nợ nghĩa vụ thuế Chính vì vậy,

họ không còn khả năng thi hành các bản án, quyết định dẫn đến việc phải xử lý tàisản bảo đảm (nếu có)

Đối với nhóm chủ thể không có tư cách pháp nhân: Việc thi hành án đối vớinhóm chủ thể này khá khó khăn, người phải thi hành án thường có tâm lý chốngđối, không chịu tự nguyện thi hành án Việc giải thích đối với nhóm đối tượng nàythường không mang lại hiệu quả cao, đa phần phải áp dụng các biện pháp cưỡngchế thi hành án Trong số các loại án được liệt kê vào danh sách các án khó khănphức tạp trên địa bàn toàn quốc, phần lớn người phải thi hành án nằm trong nhómchủ thê này Đối với nhóm chủ thê này, mức độ chống đối của người phải THA cònphụ thuộc vào việc chủ thé tham gia vào án tín dụng ngân hàng với tư cách như thénào Có thé, chủ thé là người được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động tín dụng ngânhàng (Chủ thé mang tài sản của cá nhân mình dé cầm có, thé chấp tại Ngân hàng)hoặc chủ thê không được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động tín dụng ngân hàng (Chủthê mang tài sản của cá nhân mình dé bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ

của bên thứ ba đối với Ngân hàng) Trong trường hợp người phải thi hành án là

người được hưởng lợi trực tiếp khi tham gia vào hoạt động tín dụng ngân hàng thìviệc thi hành án sẽ có phần thuận lợi hơn do tâm lý chung của những người phải thihành án: “có vay thi có trả” Hơn nữa, họ là người trực tiếp đi vay nên được hưởnglợi trực tiếp, do vậy người phải thi hành án sẽ chuẩn bị sẵn tinh thần đối với việcphải thi hành bán án, quyết định của Toà án Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, chủthé phải thi hành án không tham gia vào hoạt động tín dụng ngân hang Ví dụ, bênthứ ba dùng tài sản của mình đê bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của chủ thê

Trang 15

khác Đối với trường hợp này, chủ thé khác đa phan sử dụng nguồn vốn dé tham giavào hoạt động kinh doanh và bên có tài sản bảo đảm ít được hưởng lợi trực tiếp từVIỆC Vay vốn, hoặc có hưởng cũng là con số rất nhỏ Do vậy, việc thi hành bản án,quyết định trong trường hợp này khó khăn phức tạp hơn, vì việc thi hành án hướngđến chủ thê đi vay đã khó, nay việc thi hành án liên quan đến tài sản của chủ thểkhông đi vay, không được nhận trực tiếp vốn vay sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhiều,

vì điểm tựa để thuyết phục đương sự tự nguyện hành án là không có, tâm lý của bên

có tài sản bảo đảm là luôn trông chờ vào bên đi vay sẽ trả được số tiền đã vay Thếnên, tâm lý của bên có tài sản bảo đảm rất chây ỳ, chống đối việc thi hành án với hyvọng càng kéo dài thời gian thi hành án thì người đi vay càng có khả năng trả nợ.1.2.3 Về tài sản bảo đảm thi hành án trong các ban án, quyết định về tin dungngân hàng

Theo quy định tại điều 317 BLDS có quy định: “Thé chấp tài sản là việc mộtbên (sau đây gọi là bên thé chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo damthực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thếchấp).” Theo đó nghĩa vụ ở đây có thê là nghĩa vụ của chính người có tài sản bảo

đảm hoặc là nghĩa vụ của người không có tài sản bảo đảm (trường hợp nhận tài sản

bảo đảm của bên thứ ba) Đối với người sử dụng tài sản của mình để bảo đảm thựchiện nghĩa vụ của chính mình thì giữa ngân hàng và người đi vay sẽ sử dụng mẫuhợp đồng thế chấp thông thường Đối với người sử dụng tài sản của mình để bảođảm cho nghĩa vụ của người khác thì giữa ngân hàng, người đi vay và người có tàisản sẽ sử dụng mẫu hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba

Mặc dù tại điều 335 BLDS có khái niệm bảo lãnh, theo đó: “Bảo lãnh là việcngười thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyên (sau đây gọi là

bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là

bên được bao lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnhkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ ”, Điều 366 phạm vi bảo lãnh:

“3 Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo dam bằng tài sản để bảo đảmthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh” Trên thực tế, khi đã chấp nhận bảo lãnh, các ngânhàng sẽ ít khi áp dụng điểm khoản 3 điều 366 Vì chủ thể được ngân hàng chấpnhận bảo lãnh là những chủ thê đáng tin cậy, có uy tín, khả năng thanh toán tốt, dovậy, ngân hàng sẽ chấp nhận bảo lãnh mà không thỏa thuận sử dụng biện pháp bảođảm bằng tài sản Nếu đã thỏa thuận về việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tàisản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tức chủ thé bảo lãnh là chủ thé không

Trang 16

đáng tin cậy, khả năng thanh toán không cao, như vậy ngân hàng sẽ xác lập hợpđồng thế chấp của bên thứ ba Vì về cơ bản, mục đích của hai hợp đồng là nhưnhau, đều nêu ra việc đưa tài sản vào dé bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, nhưng Hợpđồng thé chấp tài sản của bên thứ ba sẽ đơn giản và dé hiểu hơn.

Hiện nay, các chủ thể tham gia vào hoạt động tín dụng ngân hàng đều xuấtphat từ nhu cầu huy động vốn lớn, do vậy, dé tham gia vào hoạt động tin dụng ngânhàng các chủ thể này phải dùng nhiều tài sản để bảo đảm cho khoản vay của mình,thế nên tài sản bảo đảm trong các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng thường

có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Tài sản bảo đảm thường có giá trị lớn Nguyên nhân đo số vốn vaynhiều, nên các chủ thé vay vốn thường phải dùng các tài sản có giá trị lớn dé baođảm cho khoản vay Trong xã hội hiện nay, tài sản có giá trị lớn là quyền sử dụngđất và tài sản gan liền với đất Các Ngân hàng thường nhận quyền sử dụng đất va tàisản gan liền với đất là tài sản bảo đảm do nó có tính 6n định, ít bi thay đổi, khôngthé tau tán được, không bị khau hao như các tài sản khác Ngoài ra, quyền sử dụngđất có tính thanh khoản dễ hơn các tài sản khác do nhu cầu mua bán luôn có trên thịtrường.

Thứ hai: Tài sản bảo đảm nằm ở nhiều địa phương khác nhau Đề huy độngnguồn vốn lớn vào hoạt động kinh doanh, chủ thể đi vay có thể phải dùng nhiều tàisản ở nhiều địa phương khác nhau dé bảo đảm cho khoản vay Cụ thé, hợp đồng thếchấp, bảo lãnh gồm nhiều quyền sử dụng đất năm ở nhiều quận, huyện, tỉnh, thànhkhác nhau, hoặc các tài sản là động sản như máy móc công trình (máy câu, máy xúc

có thê đang thi công tại nhiều nơi), ô tô bảo đảm cho một hợp đồng tín dụng.Thứ ba: tài sản của người phải thi hành án tồn tại ở nhiều dạng khác nhau Tàisản bảo đảm của người phải thi hành án rat đa dạng về hình thức, có thé là tài sảnhữu hình vi dụ như xe cộ, lương hang tháng, tai sản hình thành trong tươnglai đặc biệt đối với chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất thì tài sản còn có thê

là nhà xưởng, nguyên vật liệu, hàng hóa, trang thiết bị phục vụ sản xuất , có thé

là tài sản vô hình như quyền sử dụng đất, uy tín, bí quyết, các quyền sở hữu trítuệ tài sản này có thé là tài riêng của chủ thé tham gia vào hoạt động tín dụnghoặc là tài sản chung của chủ thé này với nhiều người khác Chính vì vậy, đối vớiloại án tín dụng ngân hàng, trước khi quyết định lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡngchế phù hop, CHV phải tiến hành xác minh thật kỹ lưỡng và that cụ thé, chính xác

Trang 17

Thứ tw: tài sản bảo đảm trong án tín dụng ngân hàng phổ biến là tài sản củangười thứ ba: Xuất phat từ mối quan hệ làm ăn, gia đình do vậy có rất nhiều chủ théđồng ý dùng tài sản của mình dé bảo lãnh cho chủ thé khác tham gia vào việc vayvốn Ngân hàng Ví dụ: Bố mẹ dùng tài sản chung vợ chồng đề thế chấp cho con vaytiền tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh Chủ thé khác có nhu cầu vay vốn từngân hàng nhưng không muốn vay trực tiếp mà muốn vay vốn thông qua chủ thểkhác dé nhận được những ưu đãi riêng biệt Ví dụ, ông Nguyễn Văn A có nhu cầuvay 800 triệu đồng Ong A có tài sản bao đảm là quyền sử dụng dat trị giá khoảng 1

tỷ đồng Ông A tìm hiểu, nếu ông A thé chấp tài sản dé vay vốn trực tiếp tại Ngânhàng TMCP K thì lãi suất sẽ là 9%, nhưng nếu công ty TNHH K (công ty do contrai ông A là tổng giám đốc) dùng tài sản của ông để vay ngân hàng TMCP K thì lãisuất sẽ chỉ là 7,5%, như vậy, vẫn là ông A được hưởng lợi từ khoản vay nhưng ông

A không trực tiếp vay mà thông qua công ty TNHH K vay tiền để được nhận các ưuđãi riêng biệt

1.2.4 Về thời gian thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng

Thời gian thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng thường kéodài hơn so với việc thi hành các bản án, quyết định khác của tòa án Cũng có nhiềunguyên nhân dẫn đến việc thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng bị

kéo dai.

Thứ nhất, xuất phat từ y thức chấp hành pháp luật của người phải THA.Tâm lý của người phải THA khi thị trường bất động sản có có biến động thì tâm lý,mức độ chống đối của người phải THA cũng biến động Cụ thể, tại thời điểm cơquan THADS thi hành bản án, quyết định về tin dụng ngân hang mà giá bất độngsản có chiều hướng tăng, thì tâm lý chống đối của người phải THA sẽ cao do ngườiphải THA mong muốn đợi đến thời điểm giá bất động sản cao nhất thì cơ quanTHADS thi hành cũng sẽ bán được giá cao nhất, do vậy người phải THA sẽ chốngđối quyết liệt dé đợi được đến thời điểm đó

Thứ hai, nhiều trường hợp đối tượng phải thi hành án trong các vụ án liênquan đến các ngân hàng, tổ chức tin dụng là các doanh nghiệp tư nhân, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cô phan dén giai đoạn thi hành án thì các doanhnghiệp hầu như đã ngừng hoạt động, người đại diện theo pháp luật thay đôi liên tụchoặc không hợp tác, thường xuyên thay đổi địa chỉ, trốn tránh không làm việc, thậm

chí lợi dụng thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản nhằm kéo dai thời gian tổ chức thi

hành án, gây khó khăn cho cơ quan THADS và Chấp hành viên; nhiều trường hợp

Trang 18

tài sản bảo đảm là động sản, đến giai đoạn thi hành án thì không xác định được taisản hoặc họ đã tâu tán.

Thứ ba, các quy định của các văn bản pháp luật liên quan đang có sự chồngchéo, bất cập Mặc dù các quy định pháp luật đang dần được hoàn thiện, các mâuthuẫn, bất cập chồng chéo trong hệ thống pháp luật dan được loại bỏ, khắc phục.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định mới ban hành khi áp dụng trên thực tế đã gặpkhông ít khó khăn, vướng mắc trong đó có cả các quy định pháp luật trong lĩnh vựcthi hành án dân sự.

Thứ tw, công tac phôi hợp giữa cơ quan THADS và các cơ quan có liên quanchưa thật sự hiệu quả Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tô chức thi hành

án chưa hiệu quả là tại một số địa phương, công tác phối hợp giữa cơ quan THADS

và các cơ quan có liên quan chưa tốt Do đó, phần lớn các vụ việc thi hành án chocác tô chức tín dụng, ngân hàng đều phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành

án, trong đó có nhiều vụ việc phải tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng dẫnđến kéo dai thời gian tổ chức thi hành án

1.3 Thủ tục thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng theo quy

quyền được quy định tại Điều 35 luật THADS, thời hiêu được quy định tại Điều 30

luật THADS dé quyết định tiếp nhận yêu cầu thi hành án hoặc từ chối yêu cầu thihành án theo quy định tại Điều 31 luât THADS

Thứ hai, về chủ thể yêu cầu thi hành án: Trong các quyết định, bản án về tíndụng ngân hang, thì nguyên don phan lớn là Ngân hàng, bị đơn là bên vay tiền vàbên có tài sản bảo dam Vi vậy, chủ thé đứng tên trong đơn yêu cầu thi hành án dân

sự phần lớn là Ngân hàng Do Ngân hàng là tổ chức có tư cách pháp nhân, nênngười được quyền ký tên vào đơn yêu cầu thi hành án là người đại diện theo phápluật của Ngân hàng Trên thực tế, do đặc thù về tổ chức và hoạt động, người đạidiện theo pháp luật của Ngân hàng thường không trực tiếp ký đơn, mà ủy quyên chonhân viên cấp dưới làm đơn yêu cầu thi hành án Khi tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành

Trang 19

án, cơ quan THADS sẽ kiểm tra đăng ký kinh doanh gần nhất của Ngân hàng dé xácđịnh người đại diện theo pháp luật, các văn bản ủy quyền của người đại diện theopháp luật, từ đó kiểm tra người ký tên trong đơn yêu cầu thi hành án có phải làngười được ủy quyền hợp pháp dé ký vào đơn yêu cầu thi hành án hay không,chứng minh thư nhân dân của những người được ủy quyên Hiện nay, để có thê thihành được bản án, quyết định một cách thuận lợi nhất, phía bên Ngân hàng thường

ủy quyền cho nhiều người cùng tham gia vào các thủ tục thi hành án, do vậy trong

trường hợp này việc kiểm tra kỹ các thông tin về người được ủy quyền sẽ giúp chocác thủ tục thi hành được chặt chẽ, tránh các khiếu nại không đáng có liên quan đếnviệc tiếp nhận văn bản, thể hiện ý kiến của Ngân hàng

Thứ ba, về nội dung yêu cầu thi hành án: Khi tiếp nhận đơn yêu câu thi hành

án, cơ quan THADS sẽ đối chiếu nội dung trong đơn yêu cầu (tên, địa chỉ và thôngtin khác của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi vànghĩa vụ liên quan, số tiền phải thanh toán, thông tin về tài sản bảo đảm (nếu có))

có đúng và không được vượt quá nội dung trong quyết định, bản án tuyên, phù hợp

với các tài liệu kèm theo đơn yêu cầu THA như hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế

chấp, các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm hay không Trường hợp phát hiện ra

có sự nhằm lẫn về nội dung của đơn yêu cầu THA thì yêu cầu đương sự chỉnh sửalại cho đúng Trường hợp nội dung của Quyết định, bản án tuyên không rõ ràng thìhướng dẫn đương sự yêu cầu Toà án giải thích, làm rõ, đính chính theo quy định tạiĐiều 7, Điều 7a, Điều 7b của Luật THADS

Trường hợp đơn yêu cầu thi hành án, hồ sơ ủy thác của cơ quan THADSkhác có sự nhầm lẫn, sai sót về thâm quyền, nội dung thi hành án thì cơ quanTHADS căn cứ Điều 31, Điều 57 Luật THADS năm 2008 (được sửa đổi, bổ sungnăm 2014) dé từ chối yêu cầu thi hành án của đương sự hoặc trả lại hồ sơ ủy thác

cho cơ quan THADS đã ủy thác.

1.3.2 Ra quyết định thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng

Trên cơ sở nguồn tiếp nhận yêu cau thi hành án (do đương sự yêu cầu trựctiếp hoặc qua việc ủy thác thi hành án), quyết định THADS có các nội dung chínhsau đây: Căn cứ pháp lý dé ban hành quyết định, các thành phần đương sự, người cóquyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nội dung khoản phải thi hành

Thứ nhất, về căn cứ pháp lý để ban hành quyết định: Trong phần căn cứ cácđiều khoản áp dụng của Luật THADS năm 2008 (được sửa đổi, b6 sung năm 2014),

cơ quan THADS nêu rõ, điều khoản của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Trang 20

THADS Tiếp theo là đến quyết định, ban án (sơ thâm và phúc thẩm) của Tòa án vềtín dụng ngân hàng, quyết định ủy thác (nếu có), đây chính là căn cứ để xác địnhthâm quyền tô chức thi hành án của co quan THADS Cuối cùng của phan căn cứ làđơn yêu cầu của đương sự.

Thứ hai, về thành phần đương sự và người có quyền lợi và nghĩa vụ liênquan: Do tính chất đặc thù của án tín dụng ngân hàng, nên khi ra quyết định THA,việc đưa vào quyết định thành phần người được thi hành án, người phải thi hành án

và người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan rất quan trọng Tuy đã được ghi nhậntrong bản án, quyết định của Tòa án, nhưng việc đưa thành phần nào vào trongquyết định thi hành án sẽ là vẫn đề cần phải cân nhắc vì sẽ liên quan trực tiếp đếncác thủ tục thi hành án tiếp theo Nguyên nhân là để tổ chức thi hành án tín dụngngân hàng có hiệu quả, CHV phần lớn sẽ phải xử lý tài sản bảo đảm dưới nhiềuhình thức Quyết định thi hành án là căn cứ đầu tiên để CHV thực hiện các nhiệm

vụ, quyền hạn của mình Do vậy, việc ghi thành phần đương sự, người có quyền lợi

và nghĩa vụ liên quan trong phần nội dung của quyết định thi hành án sẽ có ảnhhưởng trực tiếp toi quyén của các bên đương sự, là căn cứ dé CHV thực hiện cácthủ tục về THADS như tống đạt các quyết định, thông báo về THA cho các đương

sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xác minh điều kiện THA, áp dụng cácbiện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng ché Vi dụ, Trong bản án số123/2017/KDTM ngày 17/5/2017 của TAND huyện B, TP Hà Nội tuyên: “ 7zongtrường hợp công ty TNHH K không thanh toán được tiền cho Ngân hàng TMCP Mthì Ngân hàng TMCP M có quyên dé nghị cơ quan có thẩm quyên kê biên phát maitài sản là: “ Quyên sử dụng dat và tài sản gan liền với đất thuộc sở hữu của ôngNguyễn Viết Hải (Địa chỉ: Thông Nội, xã Đức thương huyện B, TP Hà Nội), theoGiấy chứng nhận [ J”” Khi ra quyết định THA, cơ quan THADS nhận địnhngười được THA là Ngân hàng TMCP M, người phải THA là Công ty TNHH K,người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Viết Hải

Thứ ba, về nội dung khoản phải thi hành: Quyết định thi hành các bản án,quyết định về tín dụng ngân hàng phần lớn là quyết định THA theo yêu cầu Dovậy, đương sự yêu cầu đến đâu thì cơ quan THADS ra quyết định đến đó, miễn lànội dung yêu cầu của đương sự không vượt quá nội dung của quyết định, bản ántuyên Ví dụ, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có nội dung vềviệc thanh toán theo từng đợt, do vậy khi ra quyết định thi hành án, cơ quan

THADS sẽ đối chiếu giữa nội dung trong đơn yêu cầu THA và nội dung của quyếtđịnh công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Nêu người được thi hành án, cùng

Trang 21

lúc yêu cầu thi hành án phần đến hạn và phần chưa đến hạn, thì về nguyên tắc, cơquan THADS sẽ chỉ ra quyết định thi hành án đối với phần nghĩa vụ đến hạn.Trường hợp phần quyết định của bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng tuyênviệc xử lý tài sản thế chấp thì quyết định thi hành án sẽ đưa việc xử lý tài sản cầm

cô thé chấp vào nội dung quyết định thi hành án để có căn cứ thực hiện các thủ tụctiếp theo

1.3.3 Thông báo quyết định, văn bản về thi hành án

Việc thông báo các quyết định, văn bản về thi hành án được thực hiện theoquy định tại Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 43 Luật THADS, Điều 12Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 luật THADS: “7 Ouyétđịnh về thi hành án, giấy bdo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việcthi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyên, nghĩa vụ liên quan dé họthực hiện quyên, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó” Như vậy, ngoài việc phảithông báo cho người được thi hành án, người phải thi hành án thì trong một sốtrường hợp CHV phải thông báo cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Ví

dụ bản án, quyết định tuyên xử lý tài sản bảo đảm của bên thứ ba bảo lãnh (người

có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) trong trường hợp bên vay không thực hiệnnghĩa vụ trả nợ Đối với trường hợp này, khi tống đạt văn bản về thi hành án, CHV

sẽ tống đạt cho bên được thi hành án là Ngân hàng, bên phải thi hành án và nhữngngười có quyên lợi nghĩa vụ liên quan có tên trong quyết định thi hành án

Trường hợp không thông báo trực tiếp được cho các đương sự cũng nhưkhông giao được cho người thân của đương sự (sống cùng nơi cư trú với đương sự)văn bản thi hành án, thì CHV phải lập biên bản về việc không thực hiện được thôngbáo trực tiếp và niêm yết công khai văn bản về thi hành án hoặc thông báo trênphương tiện thông tin dai chúng (Điều 42, Điều 43 Luật THADS)

1.3.4 Xác minh điều kiện THA của người phải thi hành án tín dụng ngân hang

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự là một thủ tục rất quan trọng đượcquy định tại Điều 44 Luật THADS, Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chínhphủ Kết quả xác minh là tiền đề để căn cứ vào đó, CHV có định hướng giải quyết

hồ sơ, là cơ sở dé thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết Thông qua việc xácminh điều kiện thi hành án sẽ cho thấy người phải thi hành án có hay chưa có điềukiện thi hành án, CHV sẽ quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện phápcưỡng chế phù hợp hay không Vì vậy, thủ tục xác minh điều kiện thi hành án là bắt

Trang 22

buộc CHV phải thực hiện Tuy thuộc vào nội dung khoản phải thi hành, CHV sẽthực hiện các biện pháp xác minh khác nhau sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

° Xác mình điều kiện thỉ hành án của người phải thỉ hành án trongtrường hợp phải thực hiện nghĩa vụ giao trả vật, giấy tờ

Số lượng án tín dụng ngân hàng liên quan đến việc trả giấy tờ có thé nói xảy

ra khá ít trong thực tế, tuy nhiên không phải là không có Đối với án tín dụng ngânhàng, giấy tờ phải trả thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ví dụ: Ông Xthế chấp căn nhà là tài sản chung của ông X và bà Y để vay Ngân hàng TMCP M sốtiền 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng) Khi làm thủ tục cho vay, việc thế chấpphải được thực hiện khi có đầy đủ chữ ký của ông X và bà Y Hợp đồng thế chấp đãđược Văn phòng công chứng K công chứng Tuy nhiên đến giai đoạn xét xử, quaxác minh tại phường, Tòa án phát hiện ra trước thời điểm ký hợp đồng thế chấp,ông X đã chết và có giấy chứng tử, do vậy Tòa án tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu,Ngân hàng TMCP M phải trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Y dé giảiquyết theo quy định pháp luật về thừa kế Bà Y phải có trách nhiệm thanh toán choNgân hàng TMCP M số tiền 10.000.000.000 đồng [ ].Như vậy, trong nhiều trường

hợp Ngân hàng cũng là bên chịu rủi ro do sai phạm của chính cán bộ tín dụng của

Ngân hàng khi thực hiện các thủ tục về thế chấp, bảo lãnh Do đó, để có cơ sở thihành quyết định giao trả giấy tờ (thường là Giấy chứng nhận quyền sử dụng dat),CHV sẽ xác minh giấy tờ phải trả còn tồn tại hay không, có bị hư hỏng đến mứckhông thé sử dụng được hay không, nếu bị hư hỏng hoặc bị mat, cơ quan THADS

có quyền làm văn ban đề nghị cơ quan có thâm quyền đăng ký cấp giấy chứng nhận

sở hữu tài sản theo Điều 106 luật THADS: “ Đối với tài sản không thuộc trườnghợp quy định tại khoản 4 Điều này mà không có giấy tờ đăng kỷ hoặc không thu hồiđược giấy tờ đăng ký thì cơ quan có thẩm quyên đăng ký có trách nhiệm cấp giấychứng nhận đăng ký quyên sở hữu, sử dung tài sản 6 Giấy tờ được cấp mới thaythé cho giấy tờ không thu hôi được Giấy tờ không thu hôi được không còn giá trị.”

° Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án trongtrường hợp phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền

Trường hop thứ nhát, nghĩa vụ thanh toán tiền không có tài sản bảo đảmđược tuyên trong bản án, quyết định của Toà án

Đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (công

ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phan ), khi xác minh điều kiện thi hành án,CHV sẽ chú ý khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cu thể là tài khoản của doanh

Trang 23

nghiệp đó Do tính chất đặc biệt của doanh nghiệp là phải có đăng ký kinh doanh,

co trụ SỞ, điều lệ, vốn và phải nộp thuế, thế nên, việc xác minh qua cơ quan thuế sẽgiúp CHV nhận định được người phải thi hành án đang hoạt động hay đã cham dứthoạt động, từ đó nhận định có khả năng thanh toán hay không Trên cơ sở kết quảxác minh từ cơ quan thuế, CHV sẽ xác định được các tài khoản mở tại ngân hàngcủa người phải thi hành án đã đăng ký với cơ quan thuế Từ đó, CHV tiếp tục xácminh số dư các tài khoản của người phải thi hành án mở tại Ngân hang dé có căn cứ

áp dụng biện pháp bảo đảm là phong toả tài khoản theo quy định tại Điều 67 LuậtTHADS 2008, biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản theo quy định tạiĐiều 76 của Luật THADS 2008 Vì vậy, bên cạnh việc xác minh tài khoản củangười phải thi hành án là doanh nghiệp, CHV sẽ tiến hành xác minh thêm về tìnhhình hoạt động của doanh nghiệp thông qua chính quyền địa phương, xác minh tạitrụ sở, nhà kho, nhà xưởng của doanh nghiệp xem có các tài sản khác như máy móc,dây chuyền sản xuất hay không

Đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân(Doanh nghiệp tư nhân ), bên cạnh tài sản của doanh nghiệp như tiền trong tàikhoản, trụ sở, nhà xưởng thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộtài sản của cá nhân mình đối với nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp Vì vậy, saukhi thực hiện các nghiệp vụ xác minh như đối với doanh nghiệp có tư cách phápnhân, nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ thanh toán, thì CHV tiếp tục xác minhtài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp như nhà, quyền sử dụng đất, động sản như ô

tô do lúc này, cá nhân là chủ doanh nghiệp trở thành người phải thi hành án

Đối với người phải thi hành án là cá nhân , CHV sẽ tiến hành xác minh tàikhoản như đối với người phải thi hành án có tư cách pháp nhân Tuy nhiên, việc tìm

ra thông tin về thu nhập của người phải thi hành án thường khó khăn do tâm lý luônmuốn che giấu của người phải thi hành án Dé có thé tìm ra được thông tin về thunhập của người phải thi hành án, CHV phải phối hop với cơ quan, tổ chức nơingười phải THA là cá nhân đang làm việc Trên thực tế, dé tìm ra nơi làm việc củangười phải thi hành án, bên cạnh thông tin về nhân thân của người phải thi hành ánđược ghi trong bản án, CHV sẽ xác minh thông qua tô dân phố, UBND, Công ancấp phường, xã nơi cư trú của người phải thi hành án Tuy nhiên, khi xác minh đượcnơi làm việc của người phải THA, thi cơ quan đơn vi nơi người phải THA công táclại không tạo điều kiện cung cấp thông tin liên quan đến thu nhập người phải THA,gây khó khăn cho CHV do không muốn người lao động của minh bị ảnh hưởng Déxác minh được trong trường hợp này, CHV cần phối hợp với chính quyền địa

Trang 24

phương va cơ quan công an nơi cơ quan, don vi của người phải thi hành an có tru sở

để gây sức ép, yêu cầu cơ quan nơi người phải THA cung cấp, hoặc đề nghị cơ quanchủ quản yêu cầu cơ quan đó, tô chức đó cung cấp thông tin Ngoài ra, CHV sẽthông qua chính quyền địa phương dé xác minh các động sản khác của người phảiTHA như ô tô, xe máy nhà và quyền sử dụng đất nơi cá nhân cư trú

Đối với người phải thi hành án là hộ gia đình, CHV sẽ tiến hành xác minh tàisản của hộ gia đình, thu nhập của các thành viên hộ gia đình đóng góp trong khối tàisản chung, nhà và quyền sử dụng đất nơi hộ gia đình đang sinh sống Căn cứ vàokết quả xác minh, CHV sẽ lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡngchế tương ứng với tài sản mà người phải thi hành án hiện đang có

Truong hợp thứ hai, nghĩa vụ thanh toán tiền có tài sản bảo đảm được tuyêntrong bản án, quyết định của Toà án

Tại nội dung quyết định của bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng củaTòa án tuyên xử lý tài sản bảo đảm phần lớn đều đã có đầy đủ thông tin Do vậy,khi tiến hành xác minh, CHV sẽ phân loại ra hai trường hợp chính là: người phải thihành án dùng chính tài sản của họ bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán và tài sản củangười có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho ngườiphải thi hành án CHV sẽ căn cứ vào thông tin trên dé lập kế hoạch tiếp cận ngườiphải thi hanh án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan dé tìm ra những thông tin cầnthiết dé tiến hành các thủ tục thi hành án Trong quá trình xác minh, tiếp cận đương

sự, CHV phần lớn tập trung vào việc đánh giá: Hiện trạng tài sản cầm có, thế chấp,thông tin về người đang nam giữ, quản lý sử dụng tài sản cầm có thế chấp, thái độ

và trình độ nhận thức của người đang nắm giữ tài sản cầm cô thế chấp Đối với ántin dung ngân hang, Ngân hàng là người nhận cầm có, thé chấp nên thường giữ giấychứng nhận quyền sử dụng đất của người phải THA Trong quá trình xác minh,CHV sé thu thập, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về tài sản như mốc giới, số đocác chiều của thửa đất, diện tích thửa đất, tài sản gan liền với đất và đối chiếu vớicác thông tin được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liệu đúng hay sai,

từ đó có hướng giải quyết hồ sơ THA phù hợp

° Xác minh diéu kiện thi hành án của người phải thi hành án trong trườnghợp phải thực hiện nghĩa vụ giao trả vật, giấy tờ

Liên quan đến trường hợp giấy tờ phải trả là Giấy chứng nhận quyên sử dụng

đất bị hư hỏng đến mức không thể sử dụng được hoặc mất mát, tương tự như trường

hợp CHV phát hiện tài sản của người phải THA va làm thủ tục cưỡng chế kê biên

Trang 25

nhưng người phải THA không giao nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiệnnay đang được xử lý như sau Theo quy định tại Khoản 4 điều 106 luật THADS:

“Trường hợp tài sản là quyên sử dung dat, nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất

mà không có hoặc không thu hôi được Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyên

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất thì cơ quan có thẩm quyển có tráchnhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Chính phủ ”, quy định này đượchướng dan tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 62/2015/NĐ-CP : “2 Truong hợp tài sản

là quyên sử dung đất, nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất có Giấy chứng nhậnquyên sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà khôngthu hôi được Giấy chứng nhận thì thực hiện như sau: a) Cơ quan thi hành án dân

sự gửi văn bản nêu rõ lý do không thu hồi được Giấy chứng nhận quyên sử dụngđất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất đến Văn phòng đăng ký datdai nơi cấp Giấy chứng nhận quyên sử dung đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất; b) Trong thời hạn 30 ngày, kế từ ngày nhận duoc văn bảncủa cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng đăng ký đất dai có trách nhiệm báo cáo

cơ quan có thấm quyên cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyên sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liên với đất để quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp và cấplại Giấy chứng nhận quyên sử dung đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn

liền với đất theo quy định của pháp luật về dat dai.” theo đó, néu trong trường hop

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mat hoặc hư hỏng thì co quan THADS có

quyền yêu cầu cơ quan có thâm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ

cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tuy nhiên, liên quan đến việc cấp mớiGiấy chứng nhận quyền sử đụng dất Theo quy định tại Điều 106 luật đất đai năm

2013, Co quan có thâm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ có quyềnthu hồi, đính chính và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Việc làm thủtục chuyển quyên, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theokhoản 5 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định: “5 H6é sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến

động quyên sử dụng đất, quyên sở hữu tài sản gắn liên với đất trong các trường hợpgiải quyết tranh chấp, khiếu nại, t6 cáo về dat dai; xử lý nợ hợp đồng thé chấp, góp

vốn; kê biên, đấu giá quyén sử dung đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án;chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhấthoặc phân chia quyên sử dụng dat, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ

và chồng, của nhóm người sử dụng dat, bao gôm:Đơn đăng ký biến động đất dai,tài san gan liên với đất theo Mẫu số 09/PK;Ban gốc Giấy chứng nhận đã cấp; Một

Trang 26

trong các loại giấy tờ gdm: Biên ban hòa giải thanh[ ]” Như vay, việc cấp mớichỉ được thực hiện khi co quan có thâm quyên phải thu hồi lại được Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất bản gốc đã ban hành trước đó Tuy nhiên, đối với trườnghợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mắt hoặc bị người phải THA cé tìnhcất giấu thì co quan có thâm quyền chỉ có thé thu hồi lại khi có giao dịch liênquan đến bất động sản Vì muốn giao dịch liên quan đến tài sản đó, muốn làmthủ tục, bắt buộc phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc cho cơquan có thâm quyên, cơ quan có thấm quyén sẽ thu giữ và báo cho cơ quanTHADS để xử ly theo quy định pháp luật Trong trường hợp không có giao dịchliên quan đến bất động sản thi co quan có thâm quyền không thé thu hồi giấychứng nhận quyền sử dụng đất Điều này đã gây khó khăn cho cơ quan THADS

vì đối với việc thi hành các bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng không cótài sản bảo đảm, nếu phát hiện ra người phải thi hành án có tài sản sản là bấtđộng sản mà người phải THA không tự nguyện THA thì cơ quan THADS cóquyên tiến hành thủ tục cưỡng chế kê biên tài sản của người phải THA Và trênthực tế người phải THA sẽ không tự nguyện nộp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất để cơ quan THADS tiến hành thủ tục kê biên, khi đó sẽ gây khó khăn cho cơquan THADS vi sau khi bán dau giá tài sản, mặc dù trúng đấu giá, nhưng không

có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc thì người mua được tài sản bán

dau giá không thé sang tên, do đó, việc thi hành án tín dụng ngân hàng trongtrường hợp không có tài sản bảo đảm sẽ bị bế tắc, và không chỉ án tín dụng ngânhàng, tat cả các án trong trường hợp này đều không thé thi hành được vì ngườimua được tài sản bán đấu giá không chấp nhận việc họ bỏ tiền ra mua tài sản làbắt động sản mà không được đứng tên Tuy nhiên hiện nay, đến ngày 29/9/2017,

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra thông tư số 33/2017/TT-BTNMT sửa đổiquy định tại điểm b, khoản 5, Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày19/5/2014 là: “b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp thực hiệnquyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ

quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành hoặc thực hiện dau giá quyển sử dung

đất, tài sản gắn liên với đất theo yêu cau của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành

án mà không thu hôi được bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;” Việc quy địnhnhư vậy đã giải quyết nhiều vướng mắc trong việc thi hành các bản án, quyếtđịnh về tín dụng ngân hàng trong trường hợp này

Trang 27

e Xác minh thông tin về tài san bao dam là động sản

Trong án tín dụng Ngân hàng, tài sản bảo đảm là động sản được Ngân hàngnhận thé chấp phổ biến là phương tiện, máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sanxuất Xuất phát từ đặc tinh là tai san bao đảm có thé di động được, hình dang có thé

bị sửa đồi, từ thời điểm nhận thé chấp cho đến thời điểm xử lý tài sản thé chấp thìgiá trị tài sản đã bị hao mòn nhiều, thay đổi kết cau bên trong cho nên các án tíndụng Ngân hàng có tài sản bảo đảm là động sản có nhiều lý do để liệt kê vào danhsách các án khó đề thi hành hoặc nếu có thể xử lý được thì số tiền mà Ngân hàng cóthé thu hồi về là rất thấp Theo báo cáo của Cục THADS tỉnh Ninh Bình hiện có 05việc tài sản thế chấp là xe ô tô, máy xúc, máy đào chưa xác định được tài sản, CụcTHADS tỉnh Bình Dương có 02 việc, Cục THADS tỉnh Ca Mau có 02 việc, bao cáocủa Cục THADS tỉnh Hòa Bình có 04 việc thi hành án tài sản thế chấp là động sảnnhưng đến giai đoạn thi hành án tài sản không còn

e - Xác minh thông tin về tài sản bảo đảm là bat động sản và quyên tài sảngan liền với bất động sản

Bat động sản và quyên tài sản gắn liền với bất động sản xuất hiện rất nhiềutrong án tín dụng ngân hàng với vai trò là tài sản bảo dam cho nghĩa vu thi hành án.Theo điều 107 BLDS: “1 Bat động sản bao gom: a)Dat đai;b) Nhà, công trình xâydung gắn liền với đất đai; c) Tài sản khác gan liên với đất dai, nhà, công trình xâydựng; đ) Tài sản khác theo quy định cua pháp luật” Trong án tín dụng ngân hang,loại bất động sản xuất hiện phan lớn là đất đai, nhà, công trình xây dựng gan liềnvới đất đai Ngoài ra, tham gia vào hoạt động tín dụng ngân hàng còn có loại tài sảnkhác rất phố biến là quyền sử dụng đất Dat dai, nha, công trình xây dựng gắn liềnvới đất dai và quyền sử dụng dat là những tài sản có giá trị rất lớn của đương sự, dovậy trước khi xử lý tài sản bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ thi hành án, CHV sẽtiến hành xác minh cần thận Tuy là loại tài sản không di động, nhưng các thông sốliên quan đến loại tài sản này có thé biến động ít nhiều theo thời gian Có thé donguyên nhân khách quan, hoặc có thể do nguyên nhân chủ quan, chính vì vậy, khâuxác minh các thông tin liên quan đến các loại tài sản này là rất quan trọng, đây sẽ là

cơ sở dé CHV đưa ra hướng giải quyết hồ sơ cho phù hợp Trường hợp tai sản baodam là bất động sản (quyền sử dụng đất và tai sản gắn liền với dat), dé bảo đảm việcxác minh chính xác, CHV sẽ mời các phòng ban chuyên môn như Phòng tài nguyênmôi trưởng, Văn phòng đăng ký đất đai, UBND phường (xã) nơi có bất động sảnphối hợp kiểm tra hiện trạng tài sản Bên cạnh đó, CHV có thể mời thêm công ty đo

Trang 28

đạc bản đồ kiểm tra số đo các chiều của nhà, thửa đất, diện tích trên thực địa xem cóphù hợp với số đo được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sảngan liền với đất hay không Ngoài việc kiểm tra số đo các chiều, diện tích của nhà,thửa đất, CHV xác minh ranh giới giữa thửa đất của người phải thi hành án với các

hộ liền kề xem có rõ ràng không, có chồng lấn hay tranh chấp với các hộ liền kề hay

không Còn đối với tài sản trên đất thì cần nêu rõ là công trình xây dựng gì (nhàmay tang, kết cầu nhà là gì, nhà cấp mấy, hiện trạng sử dụng, ai đang quản lý sửdụng, số lượng người sinh sống) Ngoài công trình xây dựng có cây trồng haykhông (là cây trồng lâu năm hay cây theo mùa vụ, số lượng cây là bao nhiêu)

1.3.5 Thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án

Mức độ thành công của việc thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án sẽphụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cua CHV Dé có được sựthành công trong việc thỏa thuận, thuyết phục đương sự tự nguyện THA, CHV cầntận dụng tất cả các thông tin CHV tìm kiếm, khai thác được về người phải thi hành

án Cụ thể: Về phía người phải THA là tổ chức, CHV sẽ tận dụng các thông tin vềngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính, thái độ của người đứng dau tô chức délàm bàn đạp trong việc thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, nghiêm túcthực hiện trách nhiệm chi trả của mình.Về phía người phải THA là cá nhân, CHVngoài việc tiếp cận trực tiếp, giải thích quyên lợi, nghĩa vụ của người phải THA,CHV còn tiến hành tiếp cận gián tiến thông qua những người gần gũi, thân thiết củangười phải THA để giải thích cho các bên cùng hiểu và khuyên người phải THA tựnguyện THA Về phía người được thi hành án là Ngân hàng, CHV sẽ vận độngNgân hàng cắt giảm bớt một phần lãi quá hạn, lãi chậm thi hành án Như vậy, đểcác bên tiệm cận và đạt được sự thỏa thuận trong việc THA, từ đó khuyến khích cácbên tự nguyện THA, tránh dé áp dụng biện pháp cưỡng ché, gây ton thất về kinh tế

cho người phải THA.

1.3.6 Ap dụng biện pháp bảo đảm trong thi hành các bản án, quyết định về tindung Ngân hang.

Biện pháp bảo dam va biện pháp cưỡng chế thi hành án được áp dụng nhiềutrong thi hành án nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng Do tính chất đặc thùcủa loại án này là có tài sản bảo đảm, cho nên trong quá trình tô chức thi hành án,nếu đương sự không tự nguyện thi hành, CHV bắt buộc phải áp dụng các biện pháp

nay dé là tiền đề cho việc thi hành dứt điểm các bản án, quyết định về tín dụng ngân

hàng Nội dung các biện pháp bảo đảm được quy định tại các Điều 66, Điều 67,

Trang 29

Điều 68, Điều 69 Luật THADS, gồm: Phong tod tài khoản, tài sản nơi gửi giữ; tamgiữ tai sản, giấy tờ của đương sự; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyên sở hữu, sửdụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Có ý kiến cho rằng, tài sản bảo đảm trong án tín dụng ngân hàng đã bị thếchấp qua thủ tục công chứng thì ko cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm, màchỉ cần áp dụng biện pháp cưỡng chế là đủ

Nhận định như trên là chưa chính xác, đầy đủ, chưa đánh giá đúng thực tiễn

tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng Bởi vì, tài sản bảo đảm rất đa dạng, là độngsản, bất động sản, giấy tờ có giá, tài sản hình thành trong tương lai Chính vì vậy,mặc dù đã được thế chấp ngân hàng, nhưng đó chỉ là về mặt pháp lý, còn người cótài sản bảo đảm vẫn có thê quản lý, sử dụng tài sản đó (Ví dụ: ô tô được chủ sở hữu

cho lưu thông trên đường, các máy công trình được dem di thi công tại các công

trình xây dựng trên cả nước, nhà sau thé chấp có thé bị phá đỡ, cải tạo )

Xuất phát từ thực tế đó, khi xác minh điều kiện thi hành án, để phòng ngừangười phải thi hành án tau tán tài sản, thay đổi hiện trang tài sản bảo đảm, CHV sẽthường xuyên áp dụng biện pháp bảo đảm đối với việc thi hành các bản án, quyếtđịnh về tín dụng ngân hàng (Ví dụ: tạm giữ ô tô (đã thế chấp) của đương sự, tạmdừng việc thay đổi hiện trang nhà, phong toa tài khoản ) Việc áp dụng biện phápbảo dam là tiền đề dé áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau này, hạn chế được rủi rothất thoát tài sản bảo đảm đo quá trình thi hành án kéo dài

1.3.7 Cưỡng chế thi hành đối với ban án, quyết định về tín dụng ngân hang

Đối với từng lại tài sản khác nhau, việc áp dụng các loại biện pháp cưỡngchế cũng sẽ khác nhau Trong luận văn này, học viên sẽ nghiên cứu sâu về ba biệnpháp cưỡng chế nêu bảo gồm khấu trừ tiền trong tài khoản, phong tỏa tài sản, tàikhoản ở nơi sử chữa, gửi giữ và kê biên tài sản Cụ thể:

1.3.7.1 Khẩu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành các bản án, quyếtđịnh về tín dụng ngân hàng

Trong nội dung của quyết định, bản án tín dụng ngân hàng thường tuyênkhoản phải thanh toán là tiền, nếu không thanh toán được thì xử lý tài sản bảo đảm.Nếu kết quả xác minh cho thấy người phải thi hành án có tài sản là tiền, thì các biệnpháp cưỡng chế đối với tài sản là tiền thường được CHV ưu tiên áp dụng trước khi

áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản bảo đảm Ví dụ: Bản án tuyên Công ty

A phải trả cho Ngân hàng B số tiền 5.000.000.000 đồng, nếu công ty không thanhtoán được thì Ngân hàng có quyền đề nghị co quan thi hành án có thẩm quyền kê

Trang 30

biên, phát mại tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất củaông C ( Ông C là người dùng tài sản của minh thé chấp vào ngân hàng dé bảo đảmnghĩa vụ thanh toán của công ty A) để bảo đảm khoản thanh toán Qua xác minh,CHV được biết công ty A có mở tài khoản tại Ngân hàng X, số dư trong tài khoản

là 1.000.000.000 đồng Trường hợp này, CHV sẽ phong toa tài khoản của công ty A

và áp dụng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản của công ty mở tại Ngân hàng X

trước Với số tiền còn lại, nếu xác minh công ty A không có khả năng thanh toán,

CHV sẽ áp dụng biện pháp kê biên tài sản bảo đảm của ông C dé thu tiền cho Ngânhàng.

Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản và khấu trừ tiền vào thu nhập củangười phải thi hành án được quy định tại điều 76, điều 78 luật THADS Điều kiện

áp dụng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản gồm có hai điều kiện: Thứ nhất,người phải thi hành án phải có nghĩa vụ trả tiền, thứ hai, người phải thi hành án phải

có điều kiện THA, tức là khi xác minh điều kiện thi hành án, CHV phải xác minhđược rằng người phải THA đang có tiền mặt mở tại ngân hàng, kho bạc hay tổ chứctín dụng Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, CHV phải để vượt qua 10 ngày tựnguyện theo khoản 1 điều 45 luật THADS, và việc khấu trừ phải tương ứng vớinghĩa vu của người phải THA và các chi phí cần thiết theo quy định tại khoản 1Điều 13 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP

Khi ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản: “ Quyết định khẩu trừ tiêntrong tài khoản phải ghi rõ các nội dung sau:a) Ngày, tháng, năm ban hành quyếtđịnh; b) Căn cứ ban hành quyết định; c) Tên tài khoản, số tài khoản của người phảithi hành án, đ) Tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước, tổ chức tin dụng nơi mở tài khoản;ä) Số tiên phải khẩu trừ, e) Tên tài khoản, số tài khoản của cơ quan thi hành án dân

sự nhận khoản tiền bị khẩu trừ; g) Thời hạn thực hiện việc khẩu trừ Cơ quan, tôchức khi nhận được quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản phải có trách nhiệmphối hợp với CHV dé thực hiện việc khấu trừ Số tiền trong tài khoản sau khi bikhấu trừ sẽ được chuyên vào tài khoản của cơ quan THADS theo khoản 2 điều 76luật THADS Đối với trường hợp Ngân hàng, Kho bạc hoặc các tô chức tin dụngkhác không thực hiện theo quyết định cưỡng chế của CHV thì CHV sẽ được quyềnlập biên bản vi phạm hành chính với mức xử phạt là 20.000.000 đồng đến30.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày24/9/2013 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bé trợ

tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đỉnh, thi hành án dân sự, phá sản doanh

Trang 31

nghiệp, hợp tác xã Tuy nhiên, biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoảncủa người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế chiếm tỉ lệ nhỏ trong án tín dụngngân hàng, tuy nhiên không phải là không có Qua thực tiến thi hành các bản án tíndụng hàng, số lượng quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản, khẩu trừ vào thu nhậpcủa người phải thi hành án được ban hành khá là ít, nguyên là do số lượng Quyếtđịnh áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án là phong tỏa tài khoản chiếm tỉ lệ thấpchính vi thé, tai thời điểm CHV biết được tài khoản của người phải thi hành án thìngười phải thi hành án đã kịp tau tán tiền, do vậy CHV khó tiễn hành được biệnpháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản.

1.3.7.2 Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của người phải THA

® Cưỡng ché kê biên tài sản của người phải THA là động sản

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đối với mỗi loại tài sản

bảo đảm khác nhau thì sẽ khác nhau Đối với tài sản bảo đảm là động sản (ô tô, máycông trinh ), do có đặc điểm có kết cau máy móc kỹ thuật (có số khung, số máy,năm sản xuất, loại động cơ ), có thê đi chuyền được, nên khi thực hiện kê biên cáctài sản này, nếu cần đề phòng đương sự tau tán tài sản, CHV cần áp dụng biện pháp

bao đảm là phong toa tài sản nơi gửi gitr va tạm giữ tài san của đương sự Sau đó,

CHV tiến hành kê biên tài sản đã bị phong toả, tạm giữ Do có đặc tính kỹ thuật,nên CHV cần bồ sung vào thành phần tham gia đại điện các cơ quan chuyên môn vềđăng kiểm, chuyên viên kỹ thuật kiểm định đề tránh sai sót trong quá trình thực hiện

kê biên (kê biên thiếu bộ phận của tài sản, kê biên nhằm tài sản) Sau khi kê biênđộng sản xong, CHV tiến hành gửi giữ tài sản đã bị kê biên tại kho, bãi có chứcnăng trông giữ tài sản đó dé thực hiện các thủ tục tiếp theo

Sau khi CHV áp dụng biện pháp bao đảm thi hành án là tạm giữ tài sản củangười phải THA, trong thời hạn 10 ngày, ké từ khi có căn cứ tài sản thuộc sở hữucủa người phải THA, CHV ra quyết định kê biên tai sản dé tiếp tục xử lý theo quyđịnh.

® Cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án là bất động sản và quyênđối với bat động sản

Đối với tài sản bảo đảm là bất động sản (nhà ở, nhà xưởng ) và quyền đốivới bất động sản (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở ), CHV sẽ tiễn hành xácminh đầy đủ các số đo về mốc giới, diện tích, tài sản trên đất, loại nhà ở trước khi

kê biên Khi thực hiện kê biên tại hiện trường, CHV chỉ kê biên quyền sử dụng đất

Trang 32

và tài sản găn liền với đất, không kê biên các tài sản khác bên trong như đồ dùngsinh hoạt gia đình .Két thúc việc cưỡng chế kê biên, CHV tạm giao diện tích đất,nhà cho người phải thi hành án, hoặc người đang quản lý khai thác sử dụng (Điều

112 Luật THADS) tiếp tục bảo quản và sử dung cho đến khi có quyết định khác của

cơ quan THADS Sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, CHV sẽ

thông báo cho các bên về quyền thỏa thuận với nhau về giá tài sản đã kê biên, lực

chọn tô chức thâm định giám Nếu các bên không thỏa thuận được, CHV có quyền

ký với một công ty thâm định giá độc lập dé thâm định giá tài sản bị kê biên Saukhi có giá của tài sản, CHV phải thông báo cho các bên liên quan về giá của tài sản

và quyền yêu cầu thâm định giá lại ( Điều 99 luật THADS) Nếu các bên đương sựmuốn định giá lại phải nộp ngay chi phí tạm ứng tiền thẩm định giá lại Trong thời

05 ngày làm việc ké từ ngày định giá, các bên có quyền thỏa thuận với nhau về việclựa chọn tô chức bán dau giá tài sản Nếu không thỏa thuận được, CHV có quyền kýkết với công ty bán đấu giá có đủ năng lực bán đấu giá theo quy định dé thực hiệncác thủ tục về bán đấu giá tài sản đã bị kê biên Trước ngày bán đấu giá 01 ngày,bên phải THA có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ số tiền phải THA cho Ngânhàng, chi phí cưỡng chế THA và các chi phí liên quan khác (Điều 101 luậtTHADS).

Thủ tục kê biên án tín dụng Ngân hàng cũng tương tự như thủ tục áp dụngbiện pháp cưỡng chế kê biên của các loại án khác Tuy nhiên, đối với án tín dụngngân hàng có đặc điểm là thời gian từ thời điểm thế chấp Ngân hàng đến khi CHVthực hiện việc kê biên kéo dài nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm, nên quyền sửdụng dat và tai sản gắn liền với đất dé có biến động phát sinh (hiện trạng công trìnhtrên đất thay đôi, người thứ ba xây dựng nhà trên dat ) Dé xử lý những tình huốngphát sinh đó, Luật THADS đã có những quy định điều chỉnh cụ thể tại điều 113 luậtTHADS “Xử jý tai sản gắn lién với đất đã kê biên” Trường hợp thứ nhất, tài sảngan liền với đất thuộc sở hữu của người khác Nếu tài sản gắn liền với đất có trướckhi người phải THA nhận được quyết định THA thì CHV sẽ yêu cầu người có tàisản tự nguyện di chuyền Trường hợp người có tài sản không tự nguyện di chuyên,CHV hướng dẫn người phải THA và người có tài sản lập biên bản về phương thứcgiải quyết tài sản Trong thời hạn 15 ngày, nếu họ không thỏa thuận được thì CHV

sẽ tiến hành xử lý tài sản đó cùng với quyền sử đụng dat dé bao đảm quyền lợi củangười phải THA, người có tài sản gắn liền với đất Sau khi xử ly tài sản, CHV sẽ trảlại số tiền tương ứng với tài sản gắn liền với đất cho người có tài sản Người có tàisản phải chịu các chi phí cưỡng chế, bán dau giá tài sản Nếu tai sản gắn liền với đất

Trang 33

có sau khi người phải THA được thông báo hợp lệ quyết định THA thì CHV yêucầu người có tài sản gan liền với đất tự chuyền don tài sản, sau 15 ngày ké từ ngàyyêu cầu mà người có tài sản không di chuyên tài sản hoặc tài sản không thé dichuyên được thì CHV xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất Đối với tài sản

có sau khi kê biên CHV tô chức việc tháo dỡ tài sản trừ trường hợp người nhận

quyền sử dụng đất hoặc người mua trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài

sản Trường hợp thứ hai, tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của người phải THAthì CHV khi kê biên quyền sử dụng đất sẽ kê biên luôn tài sản gắn liền với đất.Đối với biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đang được thế chấp tại Ngân hàngkhác Các tài sản được thế chấp được quy định cụ thé tại Điều 90 Luật THADS Đốivới trường hợp tài sản được cầm có, thế chấp trước khi bản án, quyết định của Tòa

án có hiệu lực pháp luật, thì: “7rưởờng hợp người phải thi hành án không con tài sảnnào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ dé thi hành án, CHV có quyền kê biên, xử

lý tài sản của người phải thi hành án dang cam cố, thé chấp nếu giá trị của tài sản

đó lớn hơn nghĩa vu được bảo dam và chi phí cưỡng chế thi hành án” Việc xử lý

tài sản cam có, thế chap trong trong trường hop này được CHV tiến hành khi có đủ

hai điều kiện: Thứ nhất, tài sản cầm có thế chấp lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm vàchi phí cưỡng chế thi hành án; thứ hai, người phải thi hành án không còn tai sản nàokhác Như vậy Luật thi hành án quy định CHV được kê biên tài sản của người phảithi hành án đang cầm có thế chấp tại Ngân hàng khác nếu giá trị tài sản bảo đảm lớnhơn tổng nghĩa vụ người thi hành án phải thực hiện; Ngoài ra, theo quy định tạikhoản 2.3 công văn 2233/CV-TCTHADS-NVI ngày 15/8/2017 hướng dẫn các quyđịnh tại Nghị quyết 42/2017/QH14 như sau: “ Về việc kê biên tài sản bảo đảm củabên phải thi hành án (Diéu 11) Từ ngày 15/8/2017, cơ quan THADS chỉ kê biên tàisản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sựkhi thuộc một trong các trường hop sau: (để thi hành bản án, quyết định của Tòa

án về cấp dưỡng, bôi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; (ii) có sự dong ý kêbiên bằng văn bản của tổ chức tín dụng Đối với trường hợp cơ quan THADS đãthực hiện việc kê biên theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự trướcngày 15/8/2017 thì vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật vềthi hành án dân sự” Như vậy nếu tài sản của người phải THA đang cầm có, théchấp bị xét vào nợ xấu thì việc kê biên của CHV đối với tài sản đó chỉ được tiễnhành khi đáp ứng được các quy định trên.

Khi xác định tài sản của người phải thi hành án đang được cầm có thế chấp, sẽ

có hai trường hợp xảy ra Trường hợp thứ nhất tài sản đang được cầm cô thé chấp

Trang 34

hợp pháp Tại thời điểm xác minh, CHV nhận thấy tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặcbăng nghĩa vụ phải thanh toán theo Hợp đồng thế chấp thì CHV sẽ có van bản déthông báo cho người nhận cầm có, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải THA vàyêu cầu thanh toán hết nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc khi xử lý tài sản cầm có, thếchấp phải thông báo cho cơ quan THADS biết Cơ quan THADS kê biên tài sản saukhi đã được giải chấp hoặc thu phần tiền còn lại sau khi xử lý tài sản bảo đảm déthanh toán cho Ngân hàng Nếu người nhận cam có, thế chap không thông báo, hoặcchậm thông báo dẫn đến việc đương sự tâu tán tài sản thì phải bồi thường theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP Khi xử lý xong tài sản đangđược cầm có, thế chấp, CHV sẽ uu tiên thanh toán cho người nhận đang nhận cam

cô thé chap, số tiền còn lại sẽ thanh toán theo thứ tự quy định tại điều 47 luậtTHADS trừ các trường hợp được quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 Trườnghợp CHV đã kê biên tài sản của người phải THA đang cầm có thé chấp mà tài san

đó chưa bán được, hoặc sau khi đã hạ giá theo quy định mà giá trị tài sản đó bănghoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ THA theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48luật THADS thì Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn THA Đồng thời raquyết định thu hồi quyết định cưỡng chế kê biên, xử ly tài sản theo quy định tạiđiểm c khoản 1 điều 37 luật THADS Trường hợp thứ hai, tài sản dang được cầm

có, thé chấp là bat hợp pháp Cụ thé, theo khoản 1 Điều 24 Nghị định CP: “Kể tir thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải THAchuyển nhượng, tặng cho, mua bán, thé chấp, cam cô tài sản cho người khác màkhông sử dụng khoản tiên thu được dé THA và không còn tài sản nào khác hoặc tàisản khác không đủ để bảo đảm nghĩa vu THA, từ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác thì tài sản đó van bị kê biên , xử lý dé THA” Nêu người khác có tranh chấptrong trường hợp này thì CHV thông bao cho đương sự thực hiện theo quy định tạikhoản 1 điều 75 luật THADS

62/2015/ND-Đối với áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là tài sản chung Việc

kê biên tài sản là tài sản chung được quy định tại Điều 74 luật THADS, Điều 24Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Điều 2 Điều 7 Thông tư 11/2016/TTLT-BTP-

TANDTC-VKSNDTC Theo đó, điều kiện để kê biên tài sản chung gồm: Thứ nhất,

khi tài sản khác của người phải THA không đủ dé thi hành án, thứ hai, việc kê biên

sẽ được tiến hành khi có dé nghị của đương sự theo quy định tại khoàn 4 Điều 24Nghị định 62/2015/NĐ-CP Việc xác định phan tài sản của người phải THA trongkhối tài sản chung rất quan trong, đây là căn cứ dé CHV có thé hướng dẫn đương sựtiến hành các thủ tục tiếp theo cụ thé: Trường hợp thứ nhất, tài sản đã xác định

Trang 35

được phan sở hữu, sử dụng Đối với trường hợp này, nếu tài sản xác định có théphân chia được, CHV sẽ tiến hành kê biên phan tài sản, quyền tài sản của ngườiphải THA để thực hiện việc THA, nếu tài sản không thể phân chia được, hoặc việcphân chia làm giảm đáng ké giá trị tài sản, thì CHV có thé kê biên toàn bộ tài sản vàthanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của

họ Trường hợp thứ hai, tài sản chưa xác định được phần sở hữu, sử dụng Đối vớitrường hợp này, CHV tiến hành thông báo cho người phải THA trong khối tài sảnchung dé THA dé những người có quyền lợi đối với khối tài sản chung này tự thỏathuận về việc phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tốtụng Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không cóthỏa thuận, không thỏa thuận được, việc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 luậtTHADS hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết thì CHV có quyền hướng dẫn ngườiđược THA yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu, sử dụng tài sản Hết thờihan 15 ngày ké từ ngày được thông báo mà người được THA không yêu cầu Tòa ánphân định tài sản thì CHV yêu cầu Tòa án giải quyết Tuy nhiên đối với trường hợpnày, việc yêu cầu phân chia xảy ra khá ít trong thực tế Số lượng các hồ sơ tiễn hànhthủ tục xử lý tài sản chung của người phải THA với những người khác xảy ra rat itnhưng không phải là không có Trường hợp thứ ba, đôi với tài sản thuộc sở hữuchung vợ chồng Dé xác định được tài sản chung vợ chồng, CHV sẽ căn cứ vào quyđịnh tại Điều 29, Điều 59 luật Hôn nhân gia đình năm 2014, khoản 4 điều 7 Thông

tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/1/2016 của Tòa

án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ tư pháp hướng dẫn thi hànhmột số điều của luật Hôn nhân gia đình năm 2014, theo đó về nguyên tắc, tài sảnchung vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yêu tố khác Trường hợp thứ

tw, đối với tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình Đối với loại tài sản này,CHV sẽ xác định phan sở hữu, sử dung theo số lượng thành viên hộ gia đình tại thờiđiểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao dat, cho thué dat,công nhận quyền sử dung đất, nhận chuyên quyén sử dung đất Nếu các thành viêntrong hộ gia đình không chấp nhận cách xác định, phân chia của CHV thì có quyềnyêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày ké từ ngày đượcthông báo hợp lệ Hết thời hạn nêu trên mà các thành viên trong hộ gia đình khôngkhởi kiện thì CHV kê biên tài sản chung và trả lại cho các thành viên hộ gia đìnhphan giá tri tương ứng với phan tài sản thuộc quyền sở hữu của họ Như vậy, việcxác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản của các thành viên là rất quantrọng Thứ nhât, việc xác định sẽ bảo đảm quyên lợi cho các đông sở hữu còn lại,

Trang 36

thứ hai, bảo đảm quyền ưu tiên mua của các đồng sở hữu Qua phân tích trên ta cóthé thay, thấm phán có vai trò rất quan trọng trong việc xác định tai sản chung riêng,tuy nhiên hiện nay, luật THADS mới chỉ dừng lại ở việc xác định vai trò, nhiệm vụcủa CHV, của thừa phát lại nhưng không xác định vai trò quan trọng của tham phántrong công tác THADS, do vậy, theo tác giả, cần sớm bổ sung vai trò của thâm phánchuyên trách, chuyên nghiệp theo dõi, đôn đốc và xử lý các vấn đề nảy sinh trong

công tác cưỡng chế THADS

Đối với việc kê biên xử lý tài sản cầm cô thế chấp của người phải thi hành án

là doanh nghiệp nhà nước, CHV sẽ xác minh các tài sản thuộc sở hữu của Nha

nước Đề làm rõ được điều này, CHV sẽ xác minh thông qua biên bản giao nhận tàisản gop von dé nhận định rõ, đâu là tai san của doanh nghiệp, đâu là tài san cua Nhà

nước, làm rõ tài sản nào CHV được quyền kê biên phát mại, tài sản nào thì không,đặc biệt đối với trường hợp thuê đất hàng năm trên cơ sở quy định tại Điều 110, 111Luật THADS, Điều 173 Luật đất dai năm 2013 Mặt khác, CHV chỉ tiến hành kêbiên phát mại tài sản của doanh nghiệp sau khi đã áp dụng các biện pháp cưỡng chếkhác như khấu trừ tiền trong tài khoản, xử lý vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá màdoanh nghiệp đang nắm giữ, đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ

3 năm giữ mà van không đủ dé thi hành án Việc quy định như vậy nhằm bảo vệ tối

đa doanh nghiệp, kích thích khả năng hồi phục của doanh nghiệp nhưng vẫn bảođảm quyền lợi của phía Ngân hàng

Đối với trường hợp kê biên, phát mại tài sản thé chấp của bên thứ ba, CHV

có sự nhận định rõ ràng về việc sẽ tiễn hành kê biên tài sản của người phải thi hành

án trước hay tài sản của bên thứ ba trước, dé xác định được điều đó, CHV sẽ đánhgiá thật kỹ nội dung tuyên án của Tòa án Ví dụ: Trong phần quyết định của bản án

có tuyên: “Céng ty cổ phan dau tư phát triển xây dựng và thương mại phải thanh toáncho Ngân hàng TMCP A tinh đến ngày 05/12/2016 số tiên: 1.000.138.041 đồng ( Trong

đó nợ gốc là 772.585.859 dong, nợ lãi trong hạn tính đến ngày 06/12/2016là: 168.521.426dong, nợ lãi quá hạn tính đến ngày 06/12/2016 là 59.030.756 dong).Trong trường hopCông ty cô phan dau tư phát triển xây dung và thương mại X không thực hiện hoặc thựchiện không day đủ nghia vụ trả nợ cho Ngân hàng TMCP A thì Ngân hàng TMCP A cóquyên yêu cầu cơ quan thi hành án xử ly tài sản thé chấp là: Quyên sử dụng đất và quyên

sở hữu toàn bộ tài sản gắn liên với đất, địa chỉ thửa đất tại: Số 06 nhà ALB, khi tập thể

quân đội K212 xã K, huyện Z, TP Hà Noi diện tích: 42,52 mí theo gidy chứng nhân quyên

sở hữu nhà ở và quyên sử dụng dat ở số 012119880400545, hồ sơ gốc số

Trang 37

09/2231/QĐ-UBND/441/2008 do UBND huyện Z cấp ngày 06/06/2008, đứng tên chủ sở hữu là ông

Nguyễn Ngọc M theo Hop dong thé chấp số 2213/TC ngày 03/11/2012 tại Phòng Công

chứng số v, đăng ký giao dich bảo dam ngày 07/11/2012 tại văn phòng đăng ký đất và nhàhuyén Z” Trong trường hợp này, Tòa án tuyên nêu Công ty cô phan đầu tư phát triển xâydựng và thương mại X không có khả năng thanh toán nợ gốc + lãi thì mới được xử lý taisản thế chấp, do vậy CHV sẽ tiễn hành xác minh khả năng thanh toán của công ty, nêu

công ty không còn hoạt động, không còn khả năng thanh toán thì CHV sẽ tiến hành xử lý

tài sản bảo đảm của người thứ 3.

Kết luận chương 1 : Như vậy, hoạt động thi hành các ban án, quyết định vềtin dụng ngân hàng mang tích chất của hoạt động tố tụng, nó thé hiện ở 3 đặc điểmxuyên suốt, đó là: tính độc lập (kể từ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án), tính ápdụng pháp luật và tôn trọng quyền định đoạt của đương sự (với điều kiện quyềnđịnh đoạt nay không trai pháp luật và không trái với đạo đức) Mặt khác, mọi phátsinh, thay đối hay chấm dứt các quan hệ pháp luật về thi hành án không phải là mộtquá trình tự phát mà theo một cơ chế hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định Nhìnchung, việc thi hành các bản án quyết định về tín dụng ngân hàng, có đầy đủ nhữngđặc điểm cơ bản của việc thi hành các bản án, quyết định dân sự nói chung, tuynhiên, do chủ thé được thi hành án là tổ chức tín dụng, có cơ cấu, tổ chức và hoạtđộng chịu sự điều chỉnh của luật các tô chức tín dụng do vậy trong quá trình thihành án tạo ra những đặc điểm chuyên biệt Việc nghiên cứu về các đặc điểm chyên

biệt này sẽ giúp cho CHV hiểu được rõ hơn về hoạt động tín dụng ngân hàng, từ đó

có hướng xử lý hồ sơ phù hợp, hạn chế sự tồn đọng trong việc thi hành các bản án,quyết định về tín dụng ngân hàng

Trang 38

CHƯƠNG 2

THUC TIEN ÁP DUNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THI HANH CÁC BẢN

ÁN, QUYÉT ĐỊNH VE TiN DỤNG NGAN HÀNG VÀ KIÊN NGHỊ

2.1 Thực tiến áp dụng pháp luật trong việc thi hành các bản án, quyết định

2.1.1.1 Bản án, quyết định có sai sót về từ ngữ, thiếu thông tin chỉ dẫn về tàisản bảo đảm, nội dung tuyên an gây khó khăn cho việc thi hành án.

Một bản án, quyết định được tuyên chính xác, đầy đủ các thông tin sẽ là căn

cứ dé CHV tiến hành các thủ tục tiếp theo của THA Tuy nhiên, không thé phủ nhậnđược trên thực tế hiện nay, qua quá trình tiếp nhận, thậm chí khi đang tiến hành các

thủ tục thi hành án, cơ quan thi hành án, cũng như các bên đương sự mới phát hiện

ra các sai sót trong nội dung ban án, quyết định của Tòa án Cụ thé: Bản án, quyếtđịnh của Tòa án về tín dụng ngân hàng tuyên sai, thiếu thông tin địa chỉ của cácđương sự, các bên liên quan, dia chỉ của tai sản bảo dam, sai sót về số liệu phải thihành mà các bên đương sự không phát hiện ra, đối với tài sản bảo đảm là động sảnkhông có thông tin kỹ thuật như số khung, số máy, số sê ri Do có những sai sót nàycủa Tòa án nên khi thi hành sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề về pháp lý, gây ảnh hưởngđến mối quan hệ giữa những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được ghinhận trong bản án, quyết định của Tòa án Thực tiễn thi hành các bản án, quyết định

về tín dụng ngân hàng có nhiều trường hợp, sau khi cơ quan THADS đã thi hành ánxong mới nhận được thông báo đính chính, sửa chữa nội dung bản án, quyết địnhcủa Tòa án tuyên theo hướng yêu cầu cơ quan THADS khắc phục thì thực tế khôngthé khắc phục được Cu thé đối với từng trường hợp như sau:

Thứ nhất, đối với án tuyên sai, thiếu thông tin địa chỉ, sai địa chỉ của cácđương sự, các bên liên quan sẽ dân đên việc trong quá trình tô chức thi hành án,

Trang 39

CHV không tống đạt được các văn bản, giấy tờ cho các bên đương sự, phải chuyểnsang niêm yết văn bản , có thể làm ảnh hưởng quyền lợi của các bên đương sự do

họ không được nhận trực tiếp văn bản nên không nắm rõ được nội dung văn bản.Đây là lý do dẫn đến trong quá trình thi hành án, các cơ quan cấp trên và các cơquan ban ngành liên quan thường xuyên nhận được đơn khiếu nại của đương sự vềviệc CHV thực hiện các thủ tục về thi hành án nhưng các bên đương sự không đượcbiết về nội dung thi hành án, do vậy gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ

Thứ hai, đối với án tuyên sai dia chỉ thửa đất, sai số thửa, số tờ bản đồhoặc không tuyên Đây là những sai sót rất lớn, làm sai lệch bản chất sự việc Ngay

từ khâu thu lý, CCTHADS phát hiện ra sai sót thì sẽ không thụ lý vào, tránh làm sailệch các thủ tục THA tiếp theo, tuy nhiên có nhiều vụ việc trong quá trình thi hành,CHV mới phát hiện ra những sai sót và có công văn dé nghị Tòa án giải thích rõ bản

an, quyét dinh Nhung trén thuc tế, sd lượng Công van được Tòa án phúc đáp nhanhrất ít, thường phải mắt từ 03 đến 04 tháng CHV mới nhận được thông báo giải thíchbản án, quyết định từ Tòa án do vậy dẫn đến việc THA bị kéo dài Điều này đãkhiến thực trạng tài sản phải thi hành án bị thay đối, ảnh hưởng đến quyên lợi vànghĩa vụ của các bên đương sự Không những vậy, nhiều nội dung tòa án tuyên sainội dung và bản chất sự việc do vậy cơ quan thi hành án phải làm công văn gửi đếncác cơ quan có thâm quyền dé đề nghị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thâm, táithâm đối với những bản án, quyết định đó làm kéo dài thời gian THA gây ảnhhưởng trực tiếp đến quyên lợi của đương sự và ảnh hưởng đến việc hoàn thành chi

Trang 40

định thi hành án.Ì Co quan THADS ra quyết định thi hành án dựa trên nội dung

của bản án, quyết định của Tòa án, vậy nếu Tòa án tuyên như trên thì cơquanTHADS sẽ đưa vào nội dung Quyết định THA như thé nào? Nếu đưa nội dungHợp đồng thế chấp vào thì vượt quá nội dung bản án, quyết định, không những vậyrất có thé sẽ tao ra những nhằm lẫn sai sót, nếu không đưa vào thì CHV không rõđược tài sản bảo đảm là gì để có hướng xử lý hồ sơ phù hợp Thứ hai, việc thâmphán tuyên như vậy sẽ tạo ra kẽ hở để đương sự lợi dụng, cụ thê hợp đồng thế chấpkhi đem đến Tòa án là một nội dung nhưng khi đến cơ quan THADS có thể bị giảmạo, hoặc sai lệch thông số gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên liênquan Thứ ba, Hợp đồng thế chấp là văn bản do các bên đương sự giữ, do vậy vănban có thé bị mat mát, hư hỏng Hiện nay, tại các cơ quan THADS khi tiếp nhận cácBản án, quyết định có nội dung tuyên án như trên, cơ quan THADS sẽ hướng dẫnđương sự theo điều 7a luật THADS làm đơn đề nghị Tòa án giải thích rõ nội dung,quyết định của Tòa án, hoặc cơ quan THADS sẽ làm công văn đề nghị Tòa án giảithích, tuy nhiên việc làm như vậy sẽ gây mat thời gian cho chính cơ quan THADS

và cho cả các bên đương sự đưa ra yêu cầu THA Chính vì những lý do trên, theoquan điểm tác giả, khi đưa tài sản bảo đảm vào nội dung tuyên án của Tòa án cầnphải ghi nội dung rõ ràng, mạch lạc, chính xác thông tin về tài sản bảo đảm THA vàcần phải có sự thống nhất trong cách tuyên án của Thâm phán Một bản án, quyếtđịnh có khả năng thi hành cao khi nội dung bảo đảm sự khách quan, trung thực, chính xác.

2.1.1.2 Bản án, quyết định về tín dụng Ngân hàng tuyên có nhiều tài sản bảođảm cho một khoản vay

Tài sản bảo đảm trong trường hợp này là thuộc sở hữu, sử dụng của nhiềungười khác nhau, ở những địa phương khác nhau Đây là trường hợp phổ biến đốivới án tín dụng Ngân hàng Hiện nay, giữa cơ quan THADS và Tòa án chưa có sựthống nhất trong cách tuyên án dẫn đến cơ quan THADS gặp rất nhiều khó khăntrong việc xử lý tài sản bảo đảm Ví dụ: Trong Quyết định số 19/2013/QDST-DSngày 26/11/2013, TAND huyện Từ Liêm, TP Ha Nội có tuyên như sau: “ Ngânhàng TMCP kỹ thương Việt Nam dong ÿ dé công ty cổ phan Huệ Quang thanh todn

số tiền nợ tổng cộng: 8.033.964.267 đồng Trong trường hợp công ty cô phan Huệ

4 Bộ tư pháp, ( 2016), Phụ lục Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/2/2016 của Bộ Tư pháp hướng

dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân

sự, Biểu mẫu quyết định THA C0la, Hà Nội

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w