Các hoạt động và thành tích đạt được của Tòa án nhân dân Thành phố Vinh:...7Phần thứ hai: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THỰC TẬP...102.1 Quá trình thực hiện nhiệm vụ 10 2.2 Những nhiệm vụ
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của TAND Thành phố Vinh
- Tên đơn vị: Tòa án nhân dân Thành phố Vinh.
- Địa chỉ trụ sở chính: số 72 đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Tòa án nhân dân thành phố Vinh được thành lập vào ngày 09/03/1946 với tên gọi đầu tiên là Tòa án sơ cấp thị xã Vinh - Bến Thủy đến nay đã 74 năm. Cuối năm 1947 - Toàn quốc kháng chiến, thị xã Vinh thực hiện tiêu thổ để kháng chiến nên Tòa thị xã Vinh được đổi tên thành Tòa án Hưng Thị, sáp nhập với huyện Hưng Nguyên Lúc bấy giờ, trụ sở làm việc của Tòa được đóng tại xã Hưng Chính, huyện Hưng nguyên.
Cuối năm 1950, Tòa án thị xã Vinh được tách ra từ Tòa án Hưng Thị về đóng tại nhà dân thuộc khu vực Cầu Rầm, thị xã Vinh bấy giờ. Đến năm 1964, Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng Thị xã Vinh - Bến Thủy lên Thành phố Vinh Cũng từ đó, Tòa án sơ cấp thị xã Vinh được đổi tên thành Tòa án nhân dân Thành phố Vinh và trụ sở làm việc được đặt tại xã Nghi Phú, Thành phố Vinh. Đến năm 1992, với tinh thần và trách nhiệm cao, lãnh đạo cơ quan lúc bấy giờ được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, sau một năm khởi công và xây dựng, Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã có trụ sở làm việc mới trên khuôn viên diện tích đất rộng 850m tại số 44, đường Đinh Công Tráng, phường Lê 2 Mao, thành phố Vinh.
Tiếp đến năm 2010, được sự đồng ý của lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Thành phố Vinh lại di chuyển trụ sở làm việc đền khu B, Tòa án nhân dân Thành phố Vinh - số 72, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phốVinh, tỉnh Nghệ An.
Năm 2015, trụ sở của Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An tại xã Nghi Phú xây dựng xong chuyển về nơi làm việc mới thì Tòa án nhân dân Thành phố Vinh lại được di chuyển từ khu B sang khu A - trụ sở cũ của Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ
An - số 105a, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để làm việc và đang trong quá trình chờ xây dựng trụ sở mới.
Hiện tại Toà có trụ sở chính tại địa chỉ số 72 đường Nguyễn Thị Minh Khai thành phố Vinh tinh Nghệ An.
Tình hình chung cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Thành phố Vinh
- Về điều kiện tự nhiên, xã hội:
Thành phố Vinh là đô thị loại I, thuộc tỉnh Nghệ An, tổng diện tích 105,7 km 2 , Tính đến tháng 8/2021, theo website World Population Review thì dân số tỉnh Nghệ An đạt khoảng 3.417.809 người Trong đó, dân số Thành phố Vinh là khoảng 502.140 người (số liệu thống kê năm 2018), với cơ cấu đơn vị hành chính có 16 phường, 9 xã là trung tâm của tuyến du lịch Đông Nam Á, hội tụ đủ các loại hình giao thông: bến cảng, sân bay, các tuyến đường sắt, đường quốc lộ 1A đi qua lưu thông thuận lợi giữa hai miền Nam - Bắc Đây là nơi tập trung đông dân cư nhất tỉnh Nghệ An Do địa bàn thuận lợi, lại là nơi trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nên tình hình tội phạm xảy ra ở Thành phố Vinh ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nhóm tội phạm như: ma túy, cướp giật, trộm cắp tài sản; các loại tranh chấp như: kinh doanh thương mại, tranh chấp đất đai, thừa kế, kiện đòi nợ… Số lượng án năm sau tăng lên cao hơn so với cùng kỳ năm trước Tòa án nhân dân Thành phố Vinh là đơn vị giải quyết số lượng các loại vụ việc cao nhất trong tỉnh Nghệ An, bình quân mỗi năm mỗi thẩm phán giải quyết từ 120 đến 150 vụ việc, cao gấp 1,5 lần so với mức chỉ tiêu quy định của ngành - mỗi tháng 7 vụ /1 thẩm phán Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra ngày càng nặng nề Hơn nữa, trình độ hiểu biết về pháp luật của người dân ngày càng cao, các trung tâm tư vấn pháp luật cũng như văn phòng luật sư ngày càng nhiều nên tập thể lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công chức, nhất là đội ngũ thẩm phán đòi hỏi cần có sự đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt công tác, nâng cao trình độ chuyên môn mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành đề ra.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Thành phố Vinh có nhiều khởi sắc, tiếp tục được ổn định và phát triển,đời sống của nhân dân nói chung và của cán bộ công chức Tòa án nói riêng đã được quan tâm bồi dưỡng và tạo điều kiện phát triển về mọi mặt.
Tập thể cán bộ công chức và người lao động có tinh thần đoàn kết cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần tương thân tương ái, gắn bó với tập thể, tâm huyết và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp, trình độ chuyên môn ngày càng được hoàn thiện.
Khối lượng công việc ngày càng tăng do tình hình tội phạm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính cũng tiếp tục gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất Tuy nhiên, biên chế của đơn vị mới được tăng cuối năm 2017, bổ sung 03 thẩm phán, trong khi đó hằng năm đều có từ 1 - 2 đồng chí được cử đi học, có đồng chí nghỉ sinh; lực lượng lao động trực tiếp chỉ có 30 - 34 đồng chí nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của đơn vị.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trong nước gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện kế hoạch công tác và chỉ tiêu của ngành Tòa án cũng có nhiều ảnh hưởng bất lợi Tình hình kinh tế xã hội chung của đất nước cũng như địa bàn tỉnh Nghệ An cũng tác động không nhỏ đến đời sống, tâm lý của một số ít người dân Trước tình hình đó, được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An, Thành ủy Vinh, cũng như lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức và người lao động Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã nhanh chóng khắc phục khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Về cơ cấu tổ chức:
Tòa án nhân dân Thành phố Vinh hiện nay có 34 biên chế, 05 hợp đồng.Trong đó có: 01 đồng chí Chánh án, 02 đồng chí Phó Chánh án, 01 đồng chí
Chánh văn phòng và 01 đồng chí Phó Chánh văn phòng, có 18 Thẩm phán, còn lại 14 thư ký, 01 kế toán và 01 văn thư lưu trữ, 02 hợp đồng bảo vệ, 01 hợp đồng lái xe và 02 hợp đồng tạp vụ.
Phần lớn cán bộ công chức Tòa án nhân dân Thành phố vinh đã có trình độ đại học trở lên, một số đồng chí có hai bằng đại học; 14 đồng chí có trình độ thạc sĩ, 04 đồng chí đang theo học trình độ thạc sĩ. Đội ngũ cán bộ công chức Tòa án nhân dân Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong đúng mực, lối sống lành mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Về cơ sở vật chất:
Trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân Thành phố Vinh hiện tại là sô 72 đường Nguyễn Thị Minh Khai , lúc trước khi đang trong quá trình xây dựng nên Tòa án nhân dân Thành phố Vinh làm việc tại trụ sở cũ của Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An (số 105a, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), có 26 phòng làm việc, 03 phòng xử án, 01 phòng họp và 01 kho lưu trữ Do trụ sở làm việc đã phải di chuyển ba lần từ số 144, đường Đinh Công Tráng qua số 72 đường Nguyễn Thị Minh Khai, đến năm 2015 lại chuyển tiếp sang số 105a, đường Nguyễn Thị Minh Khai nên toàn bộ cơ sở vật chất của Tòa bị hư hỏng nặng không đáp ứng được nhu cầu thiết bị cần thiết cho cán bộ công chức và người lao động, bàn ghế xét xử không đủ, đến năm 2018 mới được trang bị thêm 01 bộ bàn ghế xét xử, còn lại đang phải tận dụng và đóng khung ván để làm bục cho Hội đồng xét xử Hơn nữa, hiện tại trụ sở làm việc mới đang trong quá trình xây dựng nên việc xin kinh phí mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác đang còn phải chờ trụ sở mới xây xong Mặc dù vậy, tập thể lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chức và người lao động đều nỗ lực hết mình, cùng chung tay vượt qua những khó khăn để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chính trị đặt ra của ngành và của cơ quan.
Các tổ chức đoàn thể:
Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công, Ban thanh tra nhân dân, Tiểu đội nhân quân tự vệ được thành lập và xây dựng phong trào thi đua trên từng lĩnh vực công tác để cán bộ, công chức tự giác nâng cao hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Các hoạt động và thành tích đạt được của Tòa án nhân dân Thành phố Vinh
Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Tòa án nhân dân Thành phố Vinh được quy định cụ thể theo quy định tại điều 2 Luật tổ chức Tòa án năm 2014 về
“Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân”, theo đó Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.Từ đó, đưa ra các bản án, quyết định thi hành Ngoài ra, tại điều 44 Luật Tổ chức Tòa án 2014 còn quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết các vụ án hình sự một cách công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình tố tụng, căn cứ kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt Đặc biệt đưa ra xét xử kịp thời các vụ án điểm, các vụ án rút gọn, xét xử lưu động, đã đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền, phòng,chống tội phạm Đồng thời do quán triệt và thực hiện nghiêm túc có hiệu quả tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị trong việc tổ chức phiên tòa xét xử các vụ án, việc xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa được đổi mới và dân chủ, Toà án đã tạo điều kiện đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng.
Qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, Tòa án nhân dân Thành phố Vinh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Vinh, góp phần nhỏ để phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh Nghệ An và cả đất nước Việt Nam Là lá cờ đầu trong phong trào thi đua ngành Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, cùng những kết quả đã đạt được, Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phú” năm 2009 và Huân chương Lao động hạng 3 năm 2013, nhiều năm liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc”, được tặng nhiều bằng khen lao động của ngành, địa phương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Nhiều cá nhân được suy tôn “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, được tặng Bằng khen của ngành, của địa phương, của Thủ tướng Chính phủ và các tổ chức đoàn thể khác.
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Tòa án nhân dân Thành phố Vinh cũng tăng cường hoạt động của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, nữ công trong toàn ngành để làm nòng cốt cho phong trào thi đua Xây dựng phong trào thi đua trên từng lĩnh vực công tác để cán bộ, công chức tự giác nâng cao hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoạt động của các tổ chức đoàn thể, gắn với thực hiện các phong trào thi đua, như các hoạt động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Lao động giỏi”; “Thi đua sáng tạo”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “šng hộ người nghèo”; “Đền ơn đáp nghĩa”,… sôi nổi, đạt hiệu quả tốt, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của cơ sở thực tập và quá trình thực tập của sinh viên.
Môi trường: Môi trường làm việc mới, khiến cho bản thân sinh viên chưa thể thích nghi được nhanh chóng mà phải mất một thời gian khá lâu thì mới có thể tiếp xúc làm quen được với môi trường làm việc mang tính kỷ cương nghiêm ngặt cao tạo cho sinh vien nhiều cơ hội tiếp xúc với những điều mới mẻ ma có thê nói là trước giờ chưa từng được trải nghiệm Tuy được thực tập trong môi trường rất thuận lợi như vậy, nhưng thực tế đối với một sinh viên mới bắt đầu bước chân chập chững vào công việc thực tế thì quả thực là khó khăn và chưa có cơ sở đầy đủ để làm việc.
- Khó khăn trong việc chuyển hoá kiến thức thành thực tế giải quyết công việc, khó khăn trong việc học tập và hình thành những kĩ năng nghề nghiệp, khó khăn trong việc tiếp cận và hình thành hướng giải quyết các vụ việc mới.
- Vì cũng là lần đầu tiên va chạm với công việc thực tế vì vậy trong quá trình thực tập còn mắc nhiều hạn chế và sai sót Bên cạnh đó, tâm lý lo lắng khá nhiều vì sợ không hoàn thành công việc được giao nên nhiều lúc còn khá hoang mang mà một số khâu trong công việc còn khá chậm chạm.
Quá trình đi lại và dịch bệnh
- quá trình đi lại giữa cơ sở thực tập với sinh viên còn gặp nhiều khoá khăn, do dịch bệnh covid 19, nên việc đi lại không đươc thoải mái mà phải tuân thủ các quy tắc phòng tránh dịch, mặc dù không ảnh hưởng nhiều những cũng một phần nào đó hạn chế đi sự thường xuyên của sinh viên khi đến thực tập tại cơ sở thực tập.
- Thời gian thực tập 08 tuần ngắn không được đi thực tế nhiều nên việc điTòa không được cọ xát nhiều với nhiều công việc ở ngoài thực tiễn.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ 10
Thành phố Vinh là đô thị loại I, trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An, có diện tích 1.005 km2, dân số 29.200.000 người, đơn vị hành chính có 25 phường, xã
(16 phường, 9 xã) là trung tâm của tuyến du lịch Đông Nam Á, hội trụ đủ các loại hình giao thông: Có bến cảng, sân bay, các tuyến đường sắt, đường Quốc lộ
I lưu thông giữa hai miền Nam - Bắc Thành phố Vinh là trung tâm văn hóa, kinh tế - chính trị của tỉnh, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, cải thiện, trình độ dân trí, đặc biệt là những hiểu biết về pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao, các trung tâm tư vấn pháp luật cũng ngày càng mở rộng và phát triển Là nơi tập trung dân cư đông nhất tỉnh Nghệ An, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, kéo theo tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội ở thành phố Vinh ngày càng nhiều đặc biệt là tội trộm cắp tài sản, cướp giật, buôn bán ma tuý, mại dâm, kinh doanh thương mại, tranh chấp đất đai… làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, chính trị nơi đây Số lượng án hằng năm tăng lên so với cùng kỳ năm trước, TAND thành phố Vinh là đơn vị nhiều án nhất trong tỉnh Nghệ An Chính vì vậy, nhiệm vụ càng nặng nề hơn, đòi hỏi cần có sự đổi mới mạnh mẽ về mọi lĩnh vực mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành đề ra.
Tòa án nhân dân Thành phố Vinh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp và yêu cầu về ly hôn theo quy định tại các khoản 1, 3, 5, 8 Điều 28 và các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 29 BLTTDS 2015.
Hằng năm, Tòa án nhân dân Thành phố Vinh thụ lý và giải quyết hơn 1600 vụ án dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động,…Theo thống kê công tác giải quyết án năm 2021 (tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021), Tòa án nhân dân thành phố Vinh thụ lý 1019 vụ án các loại, đã giải quyết 759 vụ án; đạt 75% So với cùng kỳ năm 2018 số án thụ lý tăng 96 vụ, giải quyết tăng 99 vụ Trong đó, kết quả giải quyết các loại án cụ thể như sau:
Hình sự số án thụ lý là 531 vụ, giải quyết 334 vụ, đạt 63% Trong đó, án cấp sơ thẩm thụ lý 189 vụ/312 bị cáo, giải quyết 159 vụ/ 312 bị cáo; án cấp phúc thẩm thu lý 342 vụ/510 bị cáo, giải quyết 175/259 bị cáo.
Các vụ, việc dân sự (bao gồm các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại lao động theo quy định của BLTTDS) số án thụ lý là 409 vụ, giải quyết 300 vụ, đạt 73.3% Trong đó các vụ án dân sự giải quyết 124/167 vụ, đạt 74% Án hồn nhân gia đình giải quyết 145/201 vụ đạt 72% Án kinh doanh thương mại giải quyết 29/39 vụ, đạt 74% Án lao động giải quyết 2/2 vụ đạt 100%. Án hành chính: thụ lý 79 vụ, đã giải quyết 17 vụ Trong đó, án cấp sơ thẩm thụ lý 58 vụ, đã giải quyết 5 vụ; án cấp phúc thẩm thụ lý 21 vụ, đã giải quyết 12 vụ. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đã giải quyết 0/0 trường hợp đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Trong đó, số vụ án về hôn nhân và gia đình chiếm đến hơn 40% (hơn 700 vụ án/ 1 năm), đặc biệt những vụ án về ly hôn chiếm phần lớn (đến 99%) trong số đó Những vụ án ly hôn mà Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã thụ lý, giải quyết ngày càng tăng về số lượng lẫn và đa dạng về nội dung Vì vậy, việc giải quyết một số lượng lớn các vụ án hằng năm là một sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của đội ngũ thẩm phán vá cán bộ công chức tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh. Theo số liệu thống kê mà em đã thu thập được, năm 2019, Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã thụ lý 718 vụ án về hôn nhân và gia đình, trong đó số vụ án ly hôn chiếm đến gần 99% tổng số vụ án về hôn nhân và gia đình, 1% còn lại trong số đó là những vụ án về thay đổi người nuối con sau khi ly hôn, chia tài sản chung sau khi ly hôn Nửa đầu năm 2020, tính đền hết tháng 6 năm 2020,Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã thụ lý 340 vụ án về hôn nhân và gia đình,tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019 (đến hết tháng 6 năm 2019, Tòa án nhân dânThành phố Vinh đã thụ lý 321 vụ án về hôn nhân và gia đình).
Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã tiến hành điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình theo đúng trình tự, quy định của pháp luật Về vấn đề hòa giải, từ đầu năm đến nay, trong tổng số
108 vụ án hôn nhân và gia đình đã giải quyết thì số lượng vụ án hòa giải không thành phải đưa ra xét xử có 17 vụ (chiếm 15,7% tổng số vụ án đã được giải quyết), hòa giải thành và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có 83 vụ (chiếm 76,9% tổng số vụ án đã được giải quyết), còn lại 8 vụ án bị đình chỉ giải quyết (chiếm 7,4% còn lại trong tổng số vụ án đã được giải quyết) Lý do đình chỉ giải quyết vụ là do: chồng là nguyên đơn nộp đơn xin ly hôn trong khi vợ đang mang thai, hoặc có con nhỏ (dưới 12 tháng tuổi), đương sự không bổ sung tài liệu cần thiết để có thể đưa vụ án ra xét xử, hoặc do đương sự rút đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn.
T l gi i quyếết các v án hôn nhân và gia đình t tháng 01/2020 đếến hếết tháng 07/2020ỷ ệ ả ụ ừ
Công nhân s thu n tình ly hôn ự ậ Đ a v án ly hôn ra xét x ư ụ ử
V án ly hôn b đình ch gi i ụ ị ỉ ả quyếết
Số lượng vụ án ly hôn mà Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã thụ lý và giải quyết hằng năm tăng lên rất nhiều so với năm trước, tính đa dạng, phức tạp cũng theo đó mà tăng lên Tuy nhiên, công tác hòa giải, xét xử giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình năm sau cũng đạt được hiệu quả cao hơn so với năm trước, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, đảm bảo tính đúng đắn, công bằng trong việc giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình.Mặc dù vậy, các vụ án về hôn nhân và gia đình ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về nội dung, phức tạp về tính chất nên số lượng án chưa giải quyết, tồn đọng hằng năm vẫn còn khá nhiều.
Những nhiệm vụ được giao và phương thức thực hiện 13
Những nhiệm vụ được giao 13
Trong thời gian thực tập 08 tuần tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh, em đã được giao thực hiện một số công việc, cụ thể là:
1Trực phòng tiếp công dân: Tiếp công dân đương sự đến nộp đơn và tư vấn chi dẫn cho người dân biết được thủ tục đó phải thực hiện như thê nào?
- Bước 1: Đón tiếp, xác định nhân thân của công dân
Người tiếp công dân đón tiếp, yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tuỳ thân; trường hợp được ủy quyền thì yêu cầu xuất trình giấy ủy quyền.
- Bước 2: Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu
Khi người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân để xử lý cho phù hợp.
Nếu nội dung đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.
Trường hợp không có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn theo quy định của pháp luật. Nếu công dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do công dân trình bày; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị công dân ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn họ cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; người tiếp công dân ghi lại nội dung bằng văn bản.
Trường hợp đơn có nhiều nội dung khác nhau thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
Người tiếp công dân tiếp nhận các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do công dân cung cấp (nếu có) và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân. Đây là công việc chủ yếu em cũng như nhóm thực hiện tại cơ sở thực tập, thông qua sự chỉ dẫn cùng thực tế làm việc tại phòng của đồng chí thư ký tòa án Nguyễn Thị Thu Thuỷ, em được nghe và theo dõi cách hướng dẫn của cán bộ đối với người dân, đồng thời qua đó cũng được tiếp cận và biết thêm về rất nhiều vụ việc mà người dân yêu cầu giải quyết Thực hiện những công việc như: hướng dẫn người dân viết đơn khởi kiện, đơn ly hôn, bản tự khai, những văn bản tài liệu cần chuẩn bị,… Ngoài ra còn thực hiện việc nhận đơn khởi kiện, ghi sổ nhận đơn, thông báo thụ lý vụ án,….
2 Làm các công việc văn phòng như photo, đánh máy, in tài liệu, ghi bút lục án và một số giấy tờ liên quan: Những công việc này giúp cho em có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong các thao tác công việc hiểu hơn được những công việc những văn bản dùng để sử dụng trong tất cả các công việc, các giai đoạn để hoành thành công việc và hoàn tất việc thụ lý cũng như hoàn tất mọi thủ tục để hoàn thành vụ án.
3 Hỗ trợ cán bộ thư ký Tòa án lấy số thụ lý hồ sơ vụ án vụ án: Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện vào sổ thụ lý vụ án. Đây là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng, nếu không có việc thụ lý vụ án dân sự của Tòa án thì không có quá trình tố tụng dân sự tiếp theo. Thụ lý vụ án gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn kiện và vào sổ thụ lý vụ án. Thụ lí vụ án là công việc đầu tiên của toà án trong quá trình tố tụng Nếu không có việc thụ lí vụ án của toà án sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng Thụ lí vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lí vụ án dân sự để giải quyết.
Việc thụ lí vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lí quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho toà án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định Sau khi thụ lí vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến toà án để xác minh và hoà giải; đổi với những việc pháp luật quy định không được hoà giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà.
Thụ lí vụ án dân sự còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp ưong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó toà án là cơ quan trực tiếp thụ lí giải quyết.
Nghiên cứu hồ sơ các vụ án về hôn nhân và gia đình; đọc các bản án, quyết định của Tòa án về việc công nhận thuận tình ly hôn, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định đình chỉ : Qua đó bản thân em hiểu rằng, nghiên cứu hồ sơ là việc xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án. Phương thức thực hiện nghiên cứu hồ sơ vụ án là theo trình tự tố tụng diễn ra theo thời gian bắt đầu từ quyết định khởi tố vụ án rồi mới nghiên cứu các tài liệu xác định về về hành vi phạm tội của bị can…Ngoài ra có thể nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng , phương pháp này bắt đầu từ việc nghiên cứu Cáo trạng của Viện kiểm sát tiếp đến là Kết luận điều tra và các tài liệu khác Nghiên cứu theo phương pháp này cho phép nghiên cứu hồ sơ qua đó kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của các quyết dịnh tố tụng Mỗi phương pháp có thế mạnh khác nhau, tuỳ theo từng hồ sơ vụ án, tính chất phức tạp, số lượng bị can, bút lục có trong hồ sơ của vụ án, thời gian vật chất dành cho việc nghiên cứu, vị trí tham gia tố tụng của người được trợ giúp pháp lý mà có thể sử dụng một trong các phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp để đạt hiệu quả cao Nghiên cứu bản cáo trạng để hiểu nội dung của vụ án, diễn biến hành vi phạm tội của bị can, yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại (nếu có) và quan điểm giải quyết vụ án của Viện kiểm sát Khi nghiên cứu bản cáo trạng, em đã ghi chép lại đầy đủ các hành vi phạm tội của bị can; tội danh, điều khoản của
Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát viện dẫn để truy tố; các chứng cứ được Viện kiểm sát dùng làm căn cứ xác định tội phạm , người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị hại, đương sự lưu ý để nhận diện vụ án một cách chính xác nhất.
Cùng với việc nghiên cứu cáo trạng, em còn được nhắc nhở, chú ý đọc biên bản giao nhận cáo trạng để tìm hiểu xem bị can có đồng ý với nội dung bản cáo trạng hay không? nếu không đồng ý thì ý kiến của bị can như thế nào, bị can có đưa ra được những chứng cứ để bác bỏ một phần hay toàn bộ nội dung quyết định truy tố hay không? Thông thường, những bị can đồng ý với nội dung bản cáo trạng thì ra phiên toà sẽ nhận tội, ít phản cung; những bị can không chấp nhận nội dung bản cáo trạng thì sẽ không nhận tội và thường thay đổi lời khai. Trường hợp bị can không đồng ý với nội dung bản cáo trạng thì cần nghiên cứu kỹ các chứng cớ để xác định sự thật của vụ án và trao đổi với họ Do kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế còn hạn chế nên bản thân em gặp không ít khó khăn trong việc nghiên cứu hồ sơ như: lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp, một số nhận định chưa thật sát sao, chưa hiểu sâu những tình tiết phức tạp có trong vụ án,…Ngoài ra, trong một bộ hồ sơ có nhiều tài liệu, giấy tờ nếu không thực sự tập trung thì sẽ không thể nghiên cứu đầy đủ, chi tiết dẫn đến sai sót Tuy nhiên sau khi nhận được sự chỉ dẫn cũng như bản thân em đã lựa chọn được phương pháp phù hợp để nghiên cứu thì cảm thấy việc nghiên cứu hồ sơ rất thú vị với những tình tiết ly kỳ có trong vụ án Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ em được họchỏi thêm phương pháp nghiên cứu hồ sơ, giải quyết vấn đề đặt ra trong vụ án nhanh chóng
Phương thức thực hiện công việc 20
Trong quá trình thực hiện công việc tại Tòa án tôi có sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp quan sát, so sánh, phân tích, đánh giá: dựa vào các nguồn tài liệu đã thu thập được cùng với việc được trực tiếp quan sát các công việc tại Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La tôi đã cẩn thận ghi chép, phân tích, đánh giá từ đó rút ra cho mình những kiến thức để học tập và những khó khăn đối với bản thân để từ đó khắc phục dần những khó khăn góp phần hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: tôi đã nghiên cứu lại tất cả những kiến thức đã được học và tổng hợp đối chiếu trên các hồ sơ án đã được giao nghiên cứu, tại các phiên tòa xét xử.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công việc được giao 20 Phần thứ ba: KẾT QUẢ THU HOẠCH TỪ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH 22
a, Thuận lợi Được Khoa và nhà trường hỗ trợ trong tất cả các hồ sơ thủ tục, giấy tờ về việc thực tập nên quá trình về nhận địa điểm thực tập em và cả nhóm đã nhanh chóng hoàn thành được các thủ tục hành chính với cơ quan thực tập nên tâm lí phần nào được thoải mái.
- Được giáo viên hướng dẫn nhiệt tình chỉ bảo những điều cần thiết và cần lưu ý trong quá trình thực tập tại cơ quan thực tập nên em và cả nhóm đã đỡ bỡ ngỡ trong lần đầu đi thực tập, tiếp xúc với công việc và tránh được những sai lầm không đáng có.
- Lãnh đạo cơ quan Tòa án nhân dân thành phố Vinh cũng như các cán bộ,anh chị trong cơ quan đều rất nhiệt tình, vui vẻ và tận tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá trình em thực tập tại cơ quan đã được học tập rất nhiều kiến thức bổ ích và được phát huy khả năng bản thân để tìm hiểu và học hỏi.
- Không riêng trong hoạt động công việc, Cơ quan luôn tạo cho tôi môi trường thực tập năng động, thoải mái đó là các hoạt động thể thao, ngoại khóa và giao lưu văn nghệ khác.
- Tổng kết quá trình thực tập em rút ra được khá nhiều kinh nghiệm cho bản thân cũng như tự tin hơn, đặc biệt là hiểu rõ hơn được các công việc và được trực tiếp tham gia vào các công việc ở Tòa án nhân dân thành phố Vinh, qua đó đúc rút cho bản thân được một số nền tảng nhất định phục vụ cho sau này, cũng như hiểu rõ hơn quá trình thụ lý, giải quyết vụ án dân sự, hình sự bao gồm các giai đoạn, thủ tục cơ bản nào. b) Khó khăn.
- Tuy được thực tập trong môi trường rất thuận lợi như vậy, nhưng thực tế đối với một sinh viên mới bắt đầu bước chân chập chững vào công việc thực tế thì quả thực là khó khăn và chưa có cơ sở đầy đủ để làm việc.
- Khó khăn trong việc chuyển hoá kiến thức thành thực tế giải quyết công việc, khó khăn trong việc học tập và hình thành những kĩ năng nghề nghiệp, khó khăn trong việc tiếp cận và hình thành hướng giải quyết các vụ việc mới.
- Vì cũng là lần đầu tiên va chạm với công việc thực tế vì vậy trong quá trình thực tập còn mắc nhiều hạn chế và sai sót Bên cạnh đó, tâm lý lo lắng khá nhiều vì sợ không hoàn thành công việc được giao nên nhiều lúc còn khá hoang mang mà một số khâu trong công việc còn khá chậm chạm.
- Thời gian thực tập 08 tuần ngắn không được đi thực tế nhiều nên việc điTòa không được cọ xát nhiều với nhiều công việc ở ngoài thực tiễn.
Phần thứ ba : KẾT QUẢ THU HOẠCH TỪ QUÁ TRÌNH THỰC TẬPTẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH
Kết quả đạt được trong toàn bộ quá trình thực tập 22 3.2 Một số kiến nghị mang tính tổng thể
Trong suốt thời gian 08 tuần thực tập tại tòa án nhân thành phố Vinh được sử chỉ dẫn tận tình của tất cả mọi người trong cơ quan làm em có cơ hội được thực hành các kiến thức đã học ở trường và tiếp cận với nhiều mảng công việc hữu ích cho công việc sau này Em được giao cho các công việc văn phòng cũng như các công việc liên quan đến chuyên ngành luật của mình Hơn nữa, may mắn em còn được tham gia vào chuyến đi thực tế, từ những chuyến đi này bản thân em cũng có nhiều trải nghiệm và học hỏi được nhiều điều bổ ích từ thực tiễn thú vị mang lại, cụ thể:
Thứ nhất, củng cố được kiến thức đã học trên giảng đường, tiếp cận được các kiến thức mới, tiếp cận thực tế công việc liên quan đến ngành học, thu được kinh nghiệm thực tế trong công việc thực tế trong quá trình thực tập tại cơ quan,
Thứ hai, hiểu thêm về cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân cấp huyện, thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ của tòa án nhân dân nói chung và tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng Hiểu rõ mối liên quan trong việc giải quyết, thực hiện công việc giữa các cơ quan tư pháp, giữa cơ quan tư pháp với các cơ quan khác. Thứ ba, hiểu thêm về quy trình, thủ tục tố tụng hình sự đã được tiếp cận trong bộ môn luật tố tụng Hiểu rõ sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế áp dụng, Giúp em vận dụng được từ kiến thức lý thuyết qua thực tiễn quá trình thực tập, hiểu thêm công việc của thẩm phán, thư ký tòa án Tiếp xúc được với các hồ sơ tài liệu: hồ sơ án hình sự, hồ sơ dân sự, hôn nhân và gia đình… mà khi học ở trường em không có điều kiện tiếp cận.
Thứ tư, đúc rút được nhiều kinh nghiệm khi được tiếp xúc với môi trường thực tế Quá trình thực tập, em được tiếp xúc với người dân; với viện kiểm soát, kiểm soát viên; cơ quan công an; bị can bị cáo… từ đó giúp em hiểu thêm cách thức làm việc.
Cuối cùng, em thấy mình hoàn thiện bản thân hơn, tiến bộ hơn từ kiến thức đến cách thức giao tiếp, cách thức làm việc Qua quá trình tiếp xúc cũng như được sự hướng dẫn của anh chị trong tòa án nhân dân thành phố Vinh, em được học hỏi nhiều điều như: cách giải quyết các vấn đề trong công việc; cách ứng xử với mọi người trong cơ quan; tinh thần, thái độ trách nhiệm hằng ngày,… Thực tập không chỉ là khoảng thời gian để bạn học hỏi mà còn chính là cơ hội để bạn được thể hiện khả năng của bản thân Nếu bạn làm tốt, nếu bạn cho mọi người thấy bạn hợp với công việc này thì rất có thể bạn sẽ có được một lời mời làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
3.2 Một số kiến nghị mang tính tổng thể:
Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh, em xin mạnh dạn nêu lên một số giải pháp sau đây, hi vọng có thể góp sức giúp cho công tác xét xử tại Tòa án nhân dân Thành phố Vinh nói riêng và các Tòa án nói chung ngày càng được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao.
Thời gian thực tập đã cho em học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kĩ năng, những kiến thức mới mẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đó là những kết quả em sẽ rất trân trọng và luôn ghi nhớ, những đóng góp quan trọng đó sẽ tạo cho em cơ hội, những tiền đề quan trọng trong công việc ở tương lai Tuy vậy, ngoài những kết quả đó, em cũng nhận thấy hoạt động thực tập nên có những thay đổi cho phù hợp và có chất lượng hơn nữa Vì vậy, bản thân riêng em, xin có một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, về thời gian thực tập: em nhận thấy rằng, thời gian 08 tuần cho mỗi khóa thực tập là hơi ngắn, đối với mỗi một ai đã được học, được truyền thụ kiến thức dù rất kĩ càng đi chăng nữa thì cũng không thể nhanh chóng làm việc được khi mới chỉ được thực duyệt trong một khoàng thời gian ngắn như vậy Vì vậy, thực tế tại nhà trường, theo em nghĩ có thể kéo dài thời gian thực tập cho sinh viên bằng cách rút ngắn số lượng các môn học đại cương để tăng cường thời gian thực tập, hoặc kéo dài thêm thời gian về sau này chứ không nhất thiết chỉ là 08 tuần như hiện nay.
Thứ hai, về tổ chức thực tập, theo em nghĩ việc tổ chức một đợt thực tập như hiện nay cũng không phải hợp lí, đặc biệt là đối với nghề luật Thực tế cho thấy, đối với một cử nhân luật sau khi được đào tạo xong, có thể có cơ hội được tuyển dụng ở rất nhiều nơi như: Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan hành chính nhà nước, các văn phòng luật sư, các văn phòng công chứng, Nhưng tại sao hiện nay chúng ta chỉ có thể thực tập một đợt và chỉ ở một cơ quan, nếu không phải là sự chủ động thực tập của mỗi một sinh viên, theo em nghĩ điều này là rất hạn chế và cần có sự thay đổi để có thể nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành luật - Đại học Vinh, mỗi cử nhân luật khi ra trường có thể tự hào rằng: “Mình có thể làm việc ở bất cứ cơ quan nào”, đó mới là điều quan trọng.
Thứ ba, về cơ sở thực tập: Thực tế cho thấy, tại cơ quan, sinh viên thực tập đã ít được phân công nhiệm vụ, chỉ chủ yếu là các công việc như đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án Tuy nhiên, điều mỗi sinh viên luôn mong muốn là được thực nghiệm thực tế hơn là việc chỉ ngồi văn phòng nghiên cứu hồ sơ, vì điều quan trọng là sinh viên muốn học hỏi kĩ năng, kinh nghiệm từ chính quá trình được lắng nghe, được trao đổi với thẩm phán, trao đổi với đương sự Vì vậy, phải chủ động đề xuất với cơ quan về việc mở rộng các nhiệm vụ từ thực tiễn cho sinh viên tham gia, làm việc và học tập Ngoài ra, trong việc giải quyết các vụ việc, nhận thấy rằng, sinh viên thực tập đã rất hạn chế trong việc được tham gia trong đóng góp ý kiến, thảo luận với thẩm phán, vì vậy sinh viên chưa có những cơ hội thuận lợi cho phát triển bản thân mình Với vấn đề này, sinh viên và Nhà trường, Khoa nên có sự tác động để làm sao tại cơ sở thực tập, sinh viên có một môi trường thuận lợi, phát huy khả năng của bản thân, trau dồi, kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng tính sáng tạo, cởi mở và thoải mái cho sinh viên.
Thứ tư, về sinh viên thực tập: điều đầu tiên là sinh viên cần phải có cho mình nền tảng vững chắc về kiến thức chuyên môn, chỉ có như thế sinh viên mới có cơ sở cho thực hiện tốt quá trình thực tập, bên cạnh đó, sinh viên cần có sự chủ động và mạnh dạn, hình thành cho mình những nền tảng kĩ năng mềm trong giao tiếp, trong quan hệ và trong xử lý, giải quyết công việc của mình.
Một số giải pháp cụ thể: 25 KẾT LUẬN
Thứ nhất, tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nội dung lẫn hình thức Theo đó ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành để làm cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng vào xét xử, dễ dàng hơn trong việc bác đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn của các đương sự. Thứ hai, về vấn đề thụ lý giải quyết các vụ án, pháp luật tố tụng dân sự cần phải dự liệu được trường hợp thực tế xảy ra để xác định rõ ràng vụ án, tránh trường hợp nhầm lẫn khi ban hành bản án, quyết định dân đến việc phải sửa đổi, hủy bản án, quyết định đã ban hành.
Thứ ba, Cần có những quy định cụ thể của pháp luật, thống nhất giữa các quy phạm pháp luật có liên quan để tránh tình trạng có nhiều cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.
Thứ tư, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật có những biện pháp giúp nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của pháp luật, thông qua đó, động viên, khuyến khích họ tự giác tìm hiểu, học hỏi những quy định của pháp luật về tất cả các lĩnh vực Tuyên truyền, khuyến khích người dân phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Thứ năm, Đảng và nhà nước cần quan tâm đến cơ sở vật chất, nâng cao trang thiết bị, cải thiện môi trường làm việc của các Tòa án nhân dân Từ năm
2015 đến nay, Tòa án nhân dân Thành phố Vinh phải làm việc trong khuôn viên cũ của Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An vơi cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị tương đối cũ, không được hiện đại, điều kiện làm việc không được đáp ứng.
Tuy trụ sở làm mới của Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đang được xây dựng và hoàn thiện nên việc xin kinh phí để mua sắm trang thiết bị khó khăn, nhưng em mong khi chuyển sang trụ sở làm việc mới, yêu cầu về cơ hạ tầng, trang thiết bị sẽ được đảm bảo, giúp cho các thẩm phán và cán bộ Tòa án yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc.
Hơn nữa, sau gần bốn năm học tại khoa Luật – Đại học Vinh nay là khoaLuật học trường Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Vinh , em đã được thầy cô truyền đạt những kiến thức nền móng của ngành luật, là hành trang quan trọng cho bước đường lập thân, lập nghiệp sau này Bên cạnh những kiến thức lý thuyết thì thực tiễn vận dụng kiến thức đó khi hành nghề chiếm vai trò quyết định cho thành công của mỗi sinh viên sau khi ra trường.
Hằng năm, số lượng vụ việc mà Tòa án nhân dân Thành phố Vinh đã thụ lý giải quyết là rất nhiều Tuy nhiên, với dội ngũ thẩm phán có năng lực chuyên môn và tác phong làm việc chuyên nghiệp, số lượng vụ án mà Tòa đưa ra xét xử luôn đạt chỉ tiêu, yêu cầu đề ra Chất lượng các bản án, quyết định sơ thẩm tốt, mấy năm trở lại đây không có vụ việc hôn nhân và gia đình nào bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; tỉ lệ sửa án, hủy án là rất thấp Nhưng do vẫn còn nhiều hạn chế nên lượng án tồn đọng hằng năm vẫn còn khá nhiều, cần được xử lý và kịp thời giải quyết.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, hệ thống pháp luật luôn được kế thừa và ngày càng phát triển tiến bộ Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các nhà lập pháp phải có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa để những quy định này đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự bình đẳng hướng đến mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ tận tình của thầy cô của trường Đại học Vinh cũng như các cán bộ tại tòa án đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em cũng như các bạn trong đoàn thực tập có điều kiện tốt nhất để hoàn thành tốt khoảng thời gian thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!