1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hoạch thực tập tốt nghiệp mối quan hệ giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại

76 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Ngân Hàng Xanh Và Hiệu Quả Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại
Người hướng dẫn Hà Nội, tháng 5 năm 2022
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Mối Quan Hệ Giữa Ngân Hàng Xanh Và Hiệu Quả Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại
Thể loại thu hoạch thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 543,6 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 1.2. Khoảng trống nghiên cứu (9)
  • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (15)
  • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 1.6. Đóng góp của nghiên cứu (16)
  • 1.7. Kết cấu của khoá luận (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................. 2.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng xanh (16)
    • 2.1.1. Khái niệm ngân hàng xanh (17)
    • 2.1.2. Mô hình ngân hàng xanh (19)
    • 2.1.3. Đặc điểm của ngân hàng xanh (21)
    • 2.1.4. Các lợi ích của ngân hàng xanh (22)
    • 2.1.5 Kinh nghiệm về phát triển ngân hàng xanh trên thế giới (27)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính (30)
      • 2.2.1. Khái niệm hiệu quả tài chính (30)
        • 2.2.1.1. Khái niệm hiệu quả (30)
        • 2.2.1.2. Khái niệm hiệu quả t愃i ch椃Ānh trong NHTM (31)
        • 2.2.2.1. Cách thức đo lường hiệu quả t愃i ch椃Ānh trong NHTM (33)
        • 2.2.2.2. Chỉ số đo lường hiệu quả t愃i ch椃Ānh trong NHTM (34)
      • 2.2.3. Các yếu tố quyết định hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (37)
    • 2.3. Mối quan hệ giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (44)
      • 2.3.1. Lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính của NHTM (44)
      • 2.3.2. Bằng chứng thực nghiệm (45)
        • 2.3.2.1. Bằng chứng quốc tế (45)
        • 2.3.2.2. Bằng chứng trong nước (46)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 3.1. Thiết kế nghiên cứu (16)
    • 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (48)
    • 3.3. Phương pháp xử lý thông tin (49)
    • 3.4. Mô hình nghiên cứu (51)
      • 3.4.1. Giả thuyết nghiên cứu (51)
      • 3.4.2. Mô hình nghiên cứu (54)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................... 4.1. Thống kê mô tả từng biến (16)
    • 4.2. Phân tích hồi quy và tương quan (58)
    • 4.3. Đánh giá các kết quả nghiên cứu (60)
    • 5.1. Hàm ý chính sách (63)
      • 5.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý (63)
      • 5.1.2. Tăng cường các hoạt động ngân hàng bền vững trong nội bộ ngân hàng (67)
      • 5.1.3. Thúc đẩy quản trị rủi ro khí hậu và môi trường ở cấp danh mục tín dụng và dự án đầu tư (68)
      • 5.1.4. Thoái vốn khỏi các dự án cho vay không có lợi tới môi trường và khí hậu (69)
      • 5.1.5. Giải pháp tìm kiếm các nguồn huy động vốn nhằm bảo đảm biến đổi khí hậu và môi trường (69)
    • 5.2. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (70)

Nội dung

Họ cũng đã ký kết và đi trước trong việc xây dựng dựa trên công việc của ngân hàng để đo lường xã hội và tác động kinh tế của việc cho vay, giảm tiêu thụ giấy hàng năm của nhân viên toàn

Khoảng trống nghiên cứu

Đề tài về ngân hàng xanh nói chung và mối quan hệ giữa ngân hàng xanh với hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại là đề tài nhận được sự quan tâm của khá nhiều các học giả, chuyên gia nghiên cứu Mỗi một đề tài có cách khai thác vấn đề khác nhau Theo đó, trong phạm vi của báo cáo, đề tài thực hiện lược khảo một số tài liệu và công trình nghiên cứu sau đây liên quan tới đề tài.

(1) Nghiên cứu của Rehman và cộng sự (2021) dựa trên lý thuyết SRI, nhằm đo lường mối quan hệ giữa các hoạt động ngân hàng xanh và các tác động trực tiếp hay gián tiếp của hoạt đến các hành động này đến môi trường, nghiên cứu đưa ra được những bằng chứng thực nghiệm như sau: Ngân hàng là một trong những yếu tố tác động lớn đến việc biến đổi khí hậu toàn cầu theo cả hướng trực tiếp và hướng gián tiếp Mặc dù sự tác động này đã được chứng minh ở nhiều nghiên cứu khác, tuy nhiên, lại có rất ít các nghiên cứu về việc áp dụng thực hiện ngân hàng xanh ở các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là Pakistan Chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến khích nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp có những hoạt động thân thiện với môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xanh(doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tái chế, sản phẩm không gây hại môi trường, ).Còn đối ngân hàng xanh không chỉ áp dụng cho hoạt động kinh doanh mà còn áp dụng cho các cấp hoạch định chính sách Với mục tiêu khuyến khích tài trợ cho các dự án xanh để bảo vệ môi trường

(2) Nghiên cứu của Hoque và cộng sự (2019) thực nghiệm trên các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng ở Banglades, với phương pháp chính là đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động xanh dựa trên các dữ liệu báo cáo thường niên do các đơn vị này cung cấp Kết quả đánh giá cho cho thấy 44 trong số 57 ngân hàng và 13 trên tổng 33 tổ chức phi tài chính, ở một mức độ khác nhau, có cách tiếp cận thực hiện tài chính xanh theo hướng trực tiếp và gián tiếp, trong đó có 45 ngân hàng và 25 NBFI thực hiện rủi ro môi trường xếp hạng Hầu hết các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng chỉ hoạt động xanh ở quy mô và khối lượng hạn chế. Tuy nhiên, tất cả 56 ngân hàng và 33 tổ chức tài chính phi ngân hàng đều có thiết lập chính sách ngân hàng xanh của riêng họ Họ cũng có quy định văn phòng xanh để thực hiện xanh trong các hoạt động của họ Nghiên cứu phát hiện ra rằng các tiêu chí thực hiện ngân hàng xanh trong các báo cáo hàng năm của họ vượt quá mức công bố trên các trang web của họ

(3) Nghiên cứu của Khairunnessa v愃 cộng sự (2021) được xây dựng nhằm mục đích khám phá xu hướng xuất hiện của ‘Ngân hàng xanh’ ở Bangladesh, tập trung vào xem xét vai trò của các cơ quan quản lý và các công cụ điều tiết tài chính trong việc xanh hóa lĩnh vực tài chính đồng thời cũng xem xét sự đóng góp và sự tham gia của các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển đổi kinh tế xanh Nghiên cứu dựa trên việc xem xét dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như báo cáo hàng quý, báo cáo hàng năm, trang web của ngân hàng trung ương Bangladesh, các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính phi ngân hàng khác cũng như các bài báo và báo cáo khác nhau về ngân hàng xanh ở Bangladesh Dữ liệu thu thập được xem xét bằng cách sử dụng thống kê mô tả Kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng trung ương Bangladesh đóng một vai trò quan trọng trong việc xanh hóa hệ thống tài chính của đất nước bằng cách thực hiện nhiều chính sách xanh và các biện pháp quản lý Mặc dùBangladesh vẫn còn kém xa các nước phát triển về hoạt động bảo vệ môi trường,song quốc gia này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc khởi xướng và mở rộng các hoạt động ngân hàng xanh, phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng xanh tài chính trong những năm trở lại đây

(4) Nghiên cứu của Rai v愃 cộng sự (2019) tập trung đánh giá v愃o mức độ phổ biến của khái niệm ngân h愃ng xanh, các hoạt động cho ngân h愃ng xanh đang được thực hiện như thế n愃o thông qua việc giảm thiểu các t愃i nguyên sử dụng của ngân h愃ng v愃 các tổ chức t愃i ch椃Ānh phi ngân h愃ng Ngo愃i ra, nghiên cứu này còn đánh giá nhận thức của khách hàng thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ vọng của khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm ngân hàng xanh và lợi ích của các hoạt động ngân hàng xanh đối với người dùng nhờ sự trợ giúp của việc phân tích trải nghiệm của khách hàng (thái độ tích cực và tiêu cực) đối với các dịch vụ ngân hàng Kết quả cho thấy rằng khái niệm ngân hàng xanh còn khá mới mẻ tại môi trường thực nghiệm của nghiên cứu và có mức độ nhận thức còn được đánh giá thấp về các thực hiện ngân hàng xanh Các vấn đề nhận thức chính của người tiêu dùng là lo sợ bảo mật thông tin và tiết kiệm thời gian đã được đánh giá là trọng tâm hơn các yếu tố khác được đưa vào trong nghiên cứu này.

(5) Nghiên cứu của Risal v愃 cộng sự (2018) với mục tiêu l愃 phân tích tác động của các hoạt động ngân hàng xanh đối với hoạt động bảo vệ môi trường của các ngân hàng tại Nepal Với phương pháp phân tích hồi quy bội được ứng dụng trong nghiên cứu nhằm đo lường sự tác động của hoạt động ngân hàng xanh đến hoạt động bảo vệ môi trường Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thiết bị tiết kiệm năng lượng và chính sách xanh đã tạo ra tác động đáng kể đến hoạt động bảo vệ môi trường của ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy vai trò quan trọng của ngân hàng và chính phủ trong việc thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kinh doanh với các công nghệ bền vững hạn chế được các tác động xấu tới môi trường, thậm chí ngân hàng cũng là chủ thể cần phát triển các công nghệ bền vững vào trong hoạt động kinh doanh của mình.

(6) Nghiên cứu của Zhixia và cộng sự (2018) thực nghiệm đánh giá hiện trạng ngân hàng xanh tại Banglades của các ngân hàng thông qua các bản báo cáo được công bố hàng năm Nghiên cứu chỉ rằng các ngân hàng Bangladesh đang thực hiện tốt việc hoạt động xanh bằng cách thực hiện theo các quy định ban hành của

Ngân hàng Bangladesh.Các quy định được Ngân hàng trung ương Banglades ban hành đưa ra những tiêu chuẩn về ngân hàng xanh và có thể thực hiện song hành cùng với các chính sách riêng của từng ngân hàng thương mại Hầu hết các ngân hàng đưa tin tốt của họ về các hoạt động xanh, đầu tư xanh và thành tựu đạt được trong báo cáo hàng năm của họ Là một quốc gia đang phát triển với tiến bộ công nghệ, nhận thức xã hội và nhận thức về môi trường thấp, các ngân hàng Bangladesh đang phải đối mặt với nhiều thách thức để trở nên xanh và thân thiện với môi trường Cuối cùng, nghiên cứu kết thúc với việc đề cập đến một số gợi ý để thực hiện ngân hàng xanh hiệu quả thông qua thu thập kinh nghiệm từ các nghiên cứu khác nhau ở các nước tiên tiến

(7) Nghiên cứu của Bukhari v愃 cộng sự (2020) với mục đích của nghiên cứu này là đề xuất các giải pháp thực tiễn tốt nhất về Ngân hàng xanh để áp dụng cấu trúc kinh doanh này dựa trên các khía cạnh của môi trường, xã hội và quản trị Bài báo này đề xuất một số thực hành xanh theo các khía cạnh quản trị có thể được các ngân hàng cá nhân áp dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của việc áp dụng Ngân hàng xanh Nó cung cấp các chiến thuật để thực hiện cấu trúc kinh doanh này có thể dùng như một công cụ để các cơ quan quản lý hình thành các hướng dẫn hoặc chính sách về Ngân hàng xanh để áp dụng.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ: Việc áp dụng Ngân hàng xanh có thể đạt được bởi các ngân hàng thông qua việc thực hiện một số hoạt động nhất định theo cách thức tuần tự hoặc song song Quá trình này phụ thuộc vào các yếu tố môi trường bên ngoài và môi trường bên trong Các hoạt động áp dụng Ngân hàng xanh có thể được chia nhỏ theo ba hướng: Quản trị, Độ bao phủ hay tập trung vào một khía cạnh và có phần phức tạp hơn.

(8) Nghiên cứu của Handajani và cộng sự (2019) với mục tiêu mô tả tiến trình thực hiện ngân hàng xanh của các ngân hàng quốc doanh Indonesia trong giai đoạn 2015- 2017, thông qua việc đánh giá các thông tin tài chính và các báo cáo thường niên.Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng quốc doanh đã bắt đầu thực hiện ngân hàng xanh Các hoạt động thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau do không có hướng dẫn báo cáo chung của ngân hàng trung ương ban hành và xu hướng báo cáo các hoạt động ngân hàng xanh đang gia tăng trong 3 năm qua Các chỉ số về hoạt động ngân hàng xanh trong các ngân hàng quốc doanh có thể được nhóm thành một số lĩnh vực cụ thể là sản phẩm xanh, hoạt động xanh, khách hàng xanh và chính sách xanh Nghiên cứu khẳng định rằng việc áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh trong tại các ngân hàng quốc doanh có thể là một hình mẫu cho việc khởi xướng các hoạt động ngân hàng thân thiện với môi trường Hơn nữa, còn có những mong đợi từ các hoạt động ngân hàng thân thiện với môi trường có thể giảm thiểu rủi ro kinh doanh bằng cách giảm rủi ro môi trường và xã hội giúp hài hòa các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội để hướng tới mục tiêu tài chính bền vững

(9) Nghiên cứu của Sun (2020) điều tra tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với lòng trung thành của người tiêu dùng xanh với tác động trung gian của việc đồng sáng tạo trong ngành ngân hàng tại Pakistan Nghiên cứu cũng giới thiệu các sáng kiến ngân hàng xanh với tư cách là biến điều tiết giữa mối quan hệ trung gian của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và lòng trung thành của người tiêu dùng xanh, biến điều tiết như vậy sẽ củng cố mối quan hệ gián tiếp này. Kết quả cho thấy rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp nâng cao lòng trung thành của người tiêu dùng và các sáng kiếm xanh làm trung gian một phần mối quan hệ này Kết quả của cuộc khảo sát hiện tại có thể giúp các tổ chức ngân hàng tìm hiểu cách họ có thể phát triển chiến lược cốt lõi dựa trên việc tích hợp các sáng kiến xanh, tạo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ngân hàng xanh

(10) Nghiên cứu của Rahmayati và cộng sự (2022) nhằm chứng minh khái niệm về ngân hàng xanh trong hệ thống ngân hàng ở Indonesia, chính xác là mối quan hệ của CSR, Kế toán xanh, Tài trợ tăng trưởng, Trách nhiệm pháp lý với Ngân hàng xanh.Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng biến Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), Tài trợ tăng trưởng, Kế toán xanh…có ảnh hưởng đến ngân hàng xanh ngoại trừ biến Trách nhiệm pháp lý cho kết quả tiêu cực đối với Ngân hàng xanh và nghiên cứu này cho rằng việc áp dụng Ngân hàng xanh là một mô hình có thể được thực hiện bởi ngân hàng thương mại tại Indonesia thông qua số hóa các dịch vụ trực tuyến

Theo đó, từ lược khảo tài liệu, có thể thấy được tình hình nghiên cứu các đề tài liên quan đến ngân hàng xanh và mối quan hệ giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam Từ đây, có thể rút ra được khoảng trống nghiên cứu của đề tài.

Cụ thể: Các đề tài nghiên cứu ngân hàng xanh và mối quan hệ giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú, hơn nữa với các phương pháp thực nghiệm ở trên chỉ dừng ở mức thống kê mô tả chưa đủ bằng chứng khẳng định mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và ngân hàng xanh

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá được tác động của ngân hàng xanh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, để tìm xây dựng được bức tranh mối quan hệ giữa hai vấn đề này.

+ Có tồn tại hay không tồn tại mối liện hệ giữa hiệu quả tài chính và hành động thực hiện ngân hàng xanh.

+ Xu hướng tác động của các mối liên hệ giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính của NHTM tại Việt Nam là gì?

+ Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam từ hoạt động ngân hàng xanh là gì?

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định tính: dựa trên các nền tảng lý thuyết cũng như kết quả của một số nghiên cứu cùng mục tiêu của các công trình nghiên cứu trước đây, bao gồm các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và các công trình nghiên cứu trên thế giới để xây dựng mô hình nghiên cứu.

- Nghiên cứu chính thức định lượng: sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ các từ các trang thống kê, dữ liệu từ báo cáo tài chính Từ dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích bằng phần mền STATA Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định lại mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được đặt ra trong mô hình thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính để có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các biến đề xuất trong mô hình tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Từ đó, đưa ra các hàm ý chính sách.

Đóng góp của nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu này giúp các nhà quản lý, lãnh đạo nắm bắt được thực trạng từ đó đưa ra được chiến lược chính sách cụ thể nhằm cải thiện tình trạng đó và vẫn giữ được nguyên tắc chung.

Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, báo cáo gồm có 05 chương chính:CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về ngân hàng xanh

Khái niệm ngân hàng xanh

Theo Schult (2010) hoạt động ngân hàng xanh là các hoạt động thúc đẩy các hành động thân thiện môi trường bằng các hạn chế giảm thải các chi tiêu cho hoạt động của ngân hàng và cũng như thúc đẩy hoạt động cho vay tín dụng với các doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh thân thiện với môi trường Còn theo Ray

(2008) ngân hàng xanh coi trọng yếu tố môi trường hơn, nghĩa là ngân hàng chỉ cấp tín dụng đối với các lĩnh vực kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, đặc biệt lĩnh vực kinh doanh vẫn duy trì được trạng thái thân thiện này trong tương lai và khi đó doanh nghiệp sẽ được chấp nhận cấp tín dụng.

Còn theo Mehar (2014) ngân hàng xanh là những hành động hỗ trợ cho doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh thân thiện môi trường với mức lãi suất thấp hơn khi vay vốn thông thường Hoạt động này góp phần thúc đẩy người kinh doanh về trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Rahman v愃 cộng sự (2013) đã định nghĩa rằng ngân hàng xanh là đề cập đến các hoạt động kinh doanh mà các hoạt động này của ngân hàng gián tiếp góp phần giảm các ô nhiễm môi trường, không những thế cũng cần có những hành động trực tiếp để giảm tác hại đến môi trường ngay trong nội tại của ngân hàng bằng các hành động giảm việc sử dụng nhiều năng lượng, thúc đẩy các hoạt động xanh (ví dụ: tắt các thiết bị tiêu hao năng lượng không cần như đèn chiếu sáng, ứng dụng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, các trang thiết bị chưa cần sử dụng tới, )

Bihari (2011) khẳng định rằng ngân hàng xanh là hoạt động thúc đẩy trách nhiệm xã hội của từng cá nhân lẫn tổ chức, trong đó các ngân hàng xem xét trước khi tài trợ cho một dự án đó có thân thiện với môi trường và có bất kỳ hệ lụy nào về môi trường trong tương lai hay không Ngân hàng xanh giúp chuyển quan điểm của các ngân hàng từ “chỉ lợi nhuận” sang “lợi nhuận có trách nhiệm”.

Lalon (2015) cho rằng ngân hàng xanh có thể là bất kỳ hàng nào nhưng mục hoạt động của nó hướng tới là lợi ích về môi trường Một ngân hàng thông thường trở thành một ngân hàng xanh bằng cách hướng các hoạt động cốt lõi của mình theo hướng cải thiện môi trường Nó có nghĩa là phát triển các chiến lược chung của ngân hàng nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế đáng kể và thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường.

Nói chung, bản thân các ngân hàng xanh được coi là các tổ chức thân thiện với môi trường nếu các hoạt động của mình vì các mục tiêu chung về môi trường và xã hội Tuy nhiên, sự phát triển bền vững có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hoạt động kinh doanh hạn chế của các khách hàng như các công ty sản xuất thép, xi măng, hóa chất phân bón, điện, dệt may gây ra nhiều phát thải carbon và ô nhiễm môi trường Vì vậy, với tư cách là tổ chức cung cấp tài chính cho đầu tư và phát triển kinh tế, ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững.

Hơn nữa các ngân hàng xanh không chỉ là đầu tư vào các dự án thích ứng với khí hậu; các ngân hàng cũng có thể trở nên xanh ở cấp độ thấp hơn bằng cách thiết lập các chính sách cho vay thân thiện với môi trường Điều này có thể là các khoản vay cho xe điện và hệ thống điện mặt trời gia đình hoặc các chính sách của toàn công ty hạn chế đầu tư vào các ngành công nghiệp độc hại như nhiên liệu hóa thạch.

Vậy nên khái niệm ngân hàng xanh có thể tiếp cận theo hai hướng đó là tập trung xanh hóa các hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng các giao dịch thúc đẩy sử dụng hệ thống thanh toán điện tử, hướng tiếp theo đó là tài trợ thẩm định cho các dự án thân thiện với môi trường và chú trọng tới yếu tố môi trường trước khi thẩm định cấp vốn Cụ thể hơn sẽ được phân loại làm hai hành động, hành động đầu tiên là đầu tư vào các hệ thống thanh toán điện tử nhằm giảm tải các hoạt động cần đến công cụ phụ trợ như giấy tờ và mực in Hành động thứ hai là thực hiện tín dụng xanh, nghĩa là cần xem xét mục tiêu kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh của đơn vị mong muốn được cấp vốn có đi theo hướng thân thiện với môi trường hay không.

Kết luận: Để hiểu rộng hơn ngân h愃ng xanh l愃 ngân h愃ng trong tất cả các kh椃Āa cạnh kinh doanh của nó (thu thập tiền gửi, giải ngân t椃Ān dụng, t愃i trợ thương mại, hoạt động cho thuê, quỹ tương hỗ v愃 dịch vụ giám sát, v.v.) theo hướng bảo vệ môi trường V愃 ở đây, một sự phân định chặt chẽ cần diễn ra để thuật ngữ n愃y được hiểu v愃 sử dụng một cách ch椃Ānh xác Ngân h愃ng xanh về bản chất thực sự l愃 việc cung cấp các khoản cho vay, tiền gửi v愃 các sản phẩm ngân h愃ng khác (quỹ tương hỗ v愃 các sản phẩm đầu tư khác, dịch vụ giám sát, v.v.) có tác động t椃Āch cực đến môi trường Các hoạt động như giới thiệu các tờ rơi không cần giấy tờ, giao tiếp điện tử với khách h愃ng, nỗ lực nội bộ để tiết kiệm năng lượng, giấy v愃 mực, các chiến dịch nội bộ khác nhau nhằm xây dựng v愃 duy trì nhận thức của nhân viên về các vấn đề môi trường.

Mô hình ngân hàng xanh

Ngân hàng xanh là các tổ chức cung cấp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án năng lượng sạch hoặc hiệu quả năng lượng để tự kiếm lợi nhuận hoặc tài trợ cho các vòng tài trợ bổ sung Nhiều bang và thành phố trên thế giới đã có ngân hàng xanh V椃Ā dụ như: Ngân hàng Xanh Connecticut, được thành lập vào năm 2011, đã cho vay 36,8 triệu đô la vào năm 2020 và thu hút được 275,7 triệu đô la đầu tư tư nhân Chirag Lala (2021)

Mục tiêu của các ngân hàng xanh là sử dụng quỹ công để thúc đẩy đầu tư tư nhân V椃Ā dụ như: Ngân hàng của Connecticut đã lắp đặt 81,6 MW công suất điện tái tạo vào năm 2020 thông qua nỗ lực này

Việc sử dụng tiền công ban đầu làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư và thể hiện khả năng tồn tại của các dự án năng lượng sạch V椃Ā dụ như: Một báo cáo gần đây của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia đã tán thành cách tiếp cận này và kêu gọi một ngân hàng xanh ở cấp liên bang.

Tuy nhiên, có sự tranh luận rằng: Tùy thuộc vào luật pháp cho phép, một ngân hàng xanh liên bang hay các ngân hàng xanh ở các quốc gia khác nhau sẽ có thể chỉ được phép cho các ngân hàng tiểu bang hoặc thành phố vay — như ngân hàng ở Connecticut — thay vì tài trợ trực tiếp cho các dự án của chính mình Các đề xuất cũng phân chia về việc liệu ngân hàng liên bang nên là một cơ quan chính phủ hay một công ty phi lợi nhuận, độc lập về tài chính với Kho bạc.

Theo đó, đây là đang mô hình ngân hàng xu hướng mà nhiều nước trên thế giới đang nhắm đến.

Vậy, thế n愃o l愃 mô hình ngân h愃ng xanh v愃 hiện tại mô hình ngân h愃ng xanh n愃o đang phổ biến?

Trong những năm gần đây, cả giới học giả và các nhà thực hành đang chú ý nhiều hơn đến khái niệm ngân hàng xanh do ảnh hưởng đáng kể của nó đến quản lý môi trường trong bối cảnh ngân hàng

Theo tài liệu của nhóm tác giả K.Shaumya v愃 cộng sự (2016) đến từ trường Đại học Phương Đông, Sri Lanka, vấn đề về mô hình ngân hàng xanh được nhắc đến như sau:

Mô hình ngân hàng xanh được sử dụng phổ biến hiện nay ở nhiều quốc gia, đó là mô hình “Four Components Model of Green Banking”, hay còn gọi là mô hình ngân hàng xanh 04 nhân tố

Theo mô hình này, các nhân tố thuộc mô hình ngân hàng xanh bao gồm:

Yếu tố 1: Các thực hành liên quan đến nhân viên

(1) Đào tạo và Giáo dục Môi trường.

(2) Đánh giá hoạt động xanh.

(3) Hệ thống phần thưởng xanh.

Yếu tố 2: Thực hành liên quan đến hoạt động hàng ngày.

(2) Thiết bị tiết kiệm năng lượng.

(3) Quản lý chất thải điện tử.

(4) Ngân hàng thân thiện với môi trường.

Yếu tố 3: Thực tiễn liên quan đến khách hàng.

(3) Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xanh.

(4) Đánh giá tín dụng xanh.

Yếu tố 4: Thực tiễn liên quan đến Chính sách của Ngân hàng.

(1) Các chiến lược và định hướng xanh.

(3) Quan hệ đối tác xanh.

(4) Lập kế hoạch chiến lược xanh.

Đặc điểm của ngân hàng xanh

Một vài đặc trưng chính của ngân hàng xanh theo hai hướng tiếp cận lợi ích:

Tiếp cận từ bên trong:

+ Xây dựng môi trường hoạt động tự động hóa, giảm các thao tác thủ tục thừa, giảm phát thải từ việc sử dụng nhiều giấy, mực in bằng các hoạt động triển khai hệ thống tự động hóa, hệ thống thanh toán điện tử.

+ Hạn chế sử dụng các trang thiết bị gây nguy hại tới môi trường.

Tiếp cận từ bên ngo愃i:

+ Bằng cách thực thi các chính sách tiếp cận vốn tín dụng dành cho các doanh nghiệp có mục tiêu chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường, đối với những doanh nghiệp có mục tiêu thân thiện với môi trường sẽ được hưởng những lợi ích về lãi suất,…

+ Luôn định hướng chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng theo định hướng thân thiện với môi trường và các mục đích xã hội khác nhau.

Với tiếp từ bên ngoài có thể chia ngân hàng xanh thành hai loại sản phẩm:

Các sản phẩm v愃 dịch vụ của ngân h愃ng xanh.

+ Tài chính xanh đề cập đến việc đầu tư (hoặc tái cấp vốn) cho các dự án công và tư mới với các mục tiêu bền vững, cũng như đạt các thỏa thuận về chính sách và thị trường liên quan góp phần vào việc đạt được các mục tiêu thân thiện thiện môi trường Ví dụ về các mục tiêu bền vững bao gồm năng lượng tái tạo, bảo tồn và nông nghiệp bền vững,…

+ Các khoản vay xanh là các khoản vay có thời hạn có thể được sử dụng để đầu tư cho một loạt các dự án môi trường bền vững thân thiện, bao gồm các lĩnh vực năng lượng, quản lý chất thải và nước, giao thông xanh, canh tác bền vững và giảm khí thải CO2 Các khoản vay xanh này có thể được cấu trúc dưới dạng các khoản vay song phương hoặc các khoản vay hợp vốn Đặc điểm nổi bật của khoản vay xanh là số tiền thu được chỉ được sử dụng để tài trợ cho một dự án bền vững hoặc môi trường đã được phê duyệt trước.

+ Tài chính cho tài sản xanh là hỗ trợ việc tài trợ cho nhiều loại tài sản xanh thông qua việc cho thuê mua, tài chính và thuê hoạt động Tài sản xanh đủ tiêu chuẩn bao gồm nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như lĩnh vực năng lượng tái tạo, giao thông xanh, quản lý chất thải và lâm nghiệp bền vững

+ Sản phẩm tài chính xanh là các sản phẩm tài chính được cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhằm cung cấp các lợi ích về môi trường hoặc giảm các tác động tiêu cực đến môi trường Ví dụ bao gồm các khoản vay mua ô tô xanh, thế chấp tiết kiệm năng lượng, thẻ tín dụng xanh và tiền gửi tiết kiệm sinh thái Các sản phẩm tài chính xanh được cung cấp bởi nhiều tổ chức cho vay khác nhau, bao gồm các ngân hàng, công đoàn tín dụng và người khởi tạo vay thế chấp.Chúng có sẵn trên toàn thế giới.

Các lợi ích của ngân hàng xanh

Có nhiều đề tài nghiên cứu nhắc đến ngân hàng xanh và lợi ích của nó Tài liệu “Green Banking: Benefits, Challenges and Opportunities in Indian Context” của nhóm tác giả Mohmad Aarif và Prof Md Faizanuddin, là giám sát viên thuộc

Bộ Thương mại và Quản lý Kinh doanh Ấn độ, được đăng trên Tạp ch椃Ā Quốc tế về

Nghiên cứu Tiên tiến trong Khoa học năm 2021, là một điển hình.

Cụ thể, theo tài liệu:

Các lợi ích chính của ngân hàng xanh được liệt kê dưới đây:

- Ngân hàng xanh tránh công việc trên giấy tờ và tận dụng các giao dịch trực tuyến như ngân hàng Internet, SMS Banking và ATM ngân hàng Ngân hàng không cần giấy tờ giúp kiểm soát rất nhiều vấn đề xã hội, ví dụ như vấn nạn phá rừng lấy gỗ sản xuất giấy.

- Dịch vụ Thanh toán Hóa đơn Điện tử Miễn phí.

- Cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các sản phẩm và dự án thân thiện với môi trường.

- Các ngân hàng có thể tạo ra nhận thức về lợi ích của ngân hàng xanh trong nhân viên và khách hàng.

- Các ngân hàng trên khắp thế giới đang phát triển theo hướng xanh bằng cách đưa ra các sáng kiến thân thiện với môi trường và cung cấp sản phẩm xanh sáng tạo.

- Các nguồn lực có thể được bảo tồn và sử dụng một cách hiệu quả hơn bằng cách sử dụng dịch vụ ngân hàng không cần giấy tờ.

- E-Statement sẽ được tạo và gửi đến email của khách hàng.

- Ngành ngân hàng có thể đóng góp vào việc cứu trái đất bằng cách thực hiện các sáng kiến thân thiện với môi trường.

- Các ngân hàng xanh coi trọng hơn các yếu tố thân thiện với môi trường như lợi ích sinh thái do đó quan tâm đến các khoản vay tương đối ít hơn.

- Tạo ra môi trường sạch và vệ sinh Bảo tồn môi trường và bảo vệ cân bằng sinh thái.

- Phát triển các hình thức mở tài khoản trực tuyến để mở tài khoản xanh.

- Tiền hoàn lại sẽ được ghi có cho tất cả khách hàng mới, mở “tài khoản xanh” Mohmad Aarif v愃 cộng sự (2021)

Chi tiết của các lợi ích được trình bày như sau:

 Ngân h愃ng trực tuyến, tiết kiệm năng lượng v愃 nguồn lực

Thanh toán hóa đơn trực tuyến, chuyển khoản trực tuyến, quản lý tài khoản trực tuyến, nhận sao kê tài khoản qua Internet, bán chứng chỉ tiền gửi chỉ là một trong những cách mà ngân hàng trực tuyến giúp giảm sử dụng giấy tờ, giảm thời gian và đi lại; tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoài ra khách hàng có thể tiết kiệm tiền từ việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua email, tin nhắn hoặc trang web Thậm chí, khách hàng có thể chuyển tiền trực tiếp từ private - to - private (P2P) Các ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí từ việc giảm bớt thủ tục giấy tờ, giảm chi phí xây dựng văn phòng và chi nhánh; giảm bớt các thủ tục phức tạp và tập trung nhân lực cho phần việc quan trọng khác

 Sử dụng t愃i khoản xanh đem lại lợi 椃Āch cho khách h愃ng

Tài khoản xanh để giúp bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng trực tuyến hơn (v椃Ā dụ: thanh toán hóa đơn, thẻ t椃Ān dụng, sao kê t愃i khoản, sử dụng ATM miễn ph椃Ā, bảo mật bằng tin nhắn) Tài khoản thanh toán xanh nên được hưởng lãi suất cao hơn và linh hoạt hơn nếu đáp ứng các yêu cầu nhất định hàng tháng, vì ngân hàng có thể giảm chi phí khi khách hàng sử dụng dịch vụ xanh Tài khoản sẽ bao gồm các dịch vụ cho ngân hàng di động Khả năng kiểm tra tài khoản bất cứ lúc nào, chuyển khoản hoặc thanh toán hóa đơn ở bất cứ đâu là những ưu điểm vượt trội của ngân hàng xanh Việc áp dụng ngân hàng di động đã biến các công ty điện thoại; các công ty viễn thông trở thành một phần của hệ thống tài chính, không chỉ bảo mật mà còn đóng một vai trò truyền tải thông tin Như vậy, các ngân hàng đã kéo được các công ty về công nghệ thông tin vào hoạt động xanh, góp phần quan trọng vào hoạt động kinh doanh và thu hút nhân lực của khu vực.

 Ngân h愃ng xanh v愃 ngân h愃ng điện tử

Việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử đã được thực nghiệm chứng minh để giúp các tổ chức ngân hàng đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau, bao gồm cả giải pháp ngân hàng xanh Ngân hàng điện tử loại bỏ ranh giới vật lý, địa lý và giới hạn thời gian của dịch vụ ngân hàng Yang và cộng sự (2009) Các ngân hàng giảm đáng kể chi phí lao động, mở rộng lợi thế dịch vụ và tăng hiệu suất và hiệu quả Gonzalez và cộng sự (2008) Kết quả là, ngân hàng điện tử có thể giúp các ngân hàng nhận được sự chấp nhận và hài lòng của khách hàng cao hơn, lợi nhuận cao hơn và nâng cao lợi thế cạnh tranh Aliyu và cộng sự (2012) Ở nhiều nơi trên thế giới, ngân hàng điện tử cung cấp giải pháp cho vấn đề đưa dịch vụ tài chính đến với người nghèo nông thôn Những người sống ở khu vực xa thành thị hoặc ở nông thôn, đây là những nơi gần như thiếu chi nhánh của các ngân hàng, vậy nên ngân hàng điện tử giúp mọi người sống ở khu vực này dễ dàng thực viện dịch vụ tài chính mà không cần đến chi nhánh của ngân hàng

 Lãi suất linh hoạt v愃 hiệu quả

Một ngân hàng xanh có thể đưa ra mức lãi suất tốt nhất cho từng khách hàng nhờ lợi ích của việc tiết kiệm chi phí Các tài khoản tiết kiệm,… sẽ có thể nhận được mức lãi suất cao hơn so với các ngân hàng thông thường Khoản vay sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu do các ngân hàng đánh giá rủi ro của dự án hoặc chính sách hỗ trợ các dự án môi trường.

 Hỗ trợ các dự án đảm bảo lợi 椃Āch môi trường hoặc cộng đồng

Ngân hàng xanh có khả năng cung cấp các khoản vay cho các dự án sử dụng năng lượng xanh và hiệu quả, không chỉ hoạt động phi lợi nhuận mà còn là các hoạt động vì sự phát triển bền vững trong tương lai, vì vậy ngân hàng xanh luôn quan tâm đến các dự án mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Ngân hàng xanh là nguồn lực tuyệt vời cho các sáng kiến xanh của địa phương về xã hội, giáo dục, nhà ở, tạo ra lợi ích trực tiếp cho cộng đồng địa phương đó Ngân hàng liên kết với chính quyền địa phương là một mô hình tốt cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những nơi nền kinh tế kém sôi động hơn các khu vực khác.

 Tạo ra các tác động liên ng愃nh

Thông qua việc thẩm định dự án và cấp tín dụng hiệu quả, các ngân hàng xanh sẽ tác động đến các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau, tác động gián tiếp đến tình hình chung của ngành Mặt khác, các ngân hàng xanh yêu cầu công nghệ trình độ cao để phục vụ cho các dịch vụ trực tuyến Công nghệ được sử dụng trong ngân hàng có thể được nhập khẩu, chuyển giao hoặc sản xuất Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong nước, tăng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp phần mềm, giải quyết vấn đề thất nghiệp và việc làm Một khi ngân hàng xanh trở thành mô hình phổ biến thì các tiêu chuẩn trong cộng đồng doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức, doanh nghiệp sẽ cao hơn và phát huy hiệu quả Các cộng đồng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ các hoạt động kinh doanh có ít tác động tới môi trường Việc áp dụng mô hình ngân hàng xanh cũng góp phần tạo nên văn hóa sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng Khi việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng thuận tiện, nhanh chóng, ưu đãi và ít tốn kém hơn (thông qua ngân hàng trực tuyến, tài khoản xanh, thẻ tín dụng ) thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn Điều này sẽ tạo ra nhận thức của xã hội trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trong tương lai và sẽ tạo ra một xã hội mà dịch vụ tài chính - ngân hàng đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Nhờ các tiêu chuẩn và công nghệ đồng nhất, hứa hẹn về một ngân hàng xanh tại địa phương phục vụ khách hàng trên toàn cầu là rất lớn Khi ngân hàng xanh trở thành một mô hình phổ biến và nó sẽ hiệu quả hơn và có nhiều quốc gia muốn tham gia phong trào này Các ngân hàng đa quốc gia lớn như HSBC thực sự có khả năng thúc đẩy phong trào xanh.

Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm tăng chi phí trực tiếp và gián tiếp của các ngân hàng Biến đổi khí hậu sẽ tác động tiêu cực đến tài sản tài chính của ngân hàng, làm tăng rủi ro tín dụng Ngoài ra, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do khách hàng vay vốn từ ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong các quy định về môi trường (ví dụ như tăng yêu cầu bảo hành đối với chất thải phát sinh trên dây chuyền sản xuất) Đầu ra của dự án được tài trợ bởi một ngân hàng.

Các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác, phải đối mặt với rủi ro pháp lý nếu không tuân thủ các quy định về quản lý môi trường Ngân hàng đang đứng trước nguy cơ phải thế chân chủ nợ vì dự án đã vay nợ nhưng chưa trả được, phát sinh chi phí liên quan đến môi trường.

Thực tế, nhận thức về môi trường ngày càng trở nên phổ biến và các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ bị tổn hại đến uy tín của mình nếu họ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động có tác động tiêu cực đến môi trường Rủi ro danh tiếng là vấn đề phát sinh nếu ngân hàng tài trợ dự án tác động tiêu cực đến môi trường.

Từ những lợi ích trên có thể thấy ngân hàng xanh đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro ngân hàng, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lý và rủi ro suy giảm tín dụng

Kinh nghiệm về phát triển ngân hàng xanh trên thế giới

Ngân hàng BNP Paribas (BNPP, Pháp)

Ngân hàng BNP Paribas (BNPP) có trụ sở đặt tại Paris và trụ sở toàn cầu ởLondon Đây là tập đoàn lớn nhất tại Pháp tính về quy mô vốn và đứng thứ 6 trên thế giới với tổng tài sản hơn 2.3000 tỷ USD Tại lễ trao giải của Euromoney (2019),BNPP được vinh danh là “Ngân hàng tốt nhất thế giới về trách nhiệm doanh nghiệp năm 2019” Để đạt được giải thưởng danh giá này, ngân hàng đã thành lập Bộ phận cam kết doanh nghiệp (2017) nhằm đưa tổ chức dẫn đầu trong vấn đề các cam kết đối với môi trường, xã hội và tài chính bền vững Từ đây, tất cả thành viên nằm trong hệ sinh thái của BNPP đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các sáng kiến nhằm tăng tính tích cực từ các hoạt động của ngân hàng tới môi trường, khí hậu và xã hội Đặc biệt, BNPP đã thể hiện sự cam kết của mình đối với lĩnh vực tài chính bền vững qua một số phương thức tích cực, như sau:

- Ngân hàng dành khoản vốn riêng biệt cho các quá trình biến đổi môi trường sinh thái: Triển khai tăng tốc chuyển đổi năng lượng được ngân hàng cho biết, BNPP sẽ đầu tư hơn 105 triệu dollar vào các cá nhân, công ty start-up sáng tạo BNPP cũng có kế hoạch tăng tổng giá trị tài trợ vốn cho lĩnh vực năng lượng tái tạo từ 9,8 tỷ dollar (2016) lên hơn 15 tỷ dollar (2022) Ngân hàng trực tiếp tài trợ và rót vốn vào hoạt động liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng không tái tạo thành năng lượng tái tạo BNPP đang trong quá trình dần dần tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào phương pháp đánh giá của mình cho từng dự án và công ty mà BNPP rót vốn Ngoài ra, Bộ phận quản lý tài sản ngân hàng cam kết giảm lượng sản xuất khí thải CO2 của hơn 110 quỹ quản lý, mục đích cung cấp số lượng lượng lớn các quỹ với lượng CO2 thấp tới các nhà đầu tư.

- Năm 2020, BNPP thể hiện tham vọng dẫn đầu trên thị trường phát hành trái phiếu xanh đã được phát hành bằng đồng EUR Ngân hàng cam kết sẽ bảo vệ rừng bằng việc ký kết Hiệp ước hàng hóa mềm BEI (BEI Soft Commodities Compact) và hỗ trợ triển khai hệ thống định giá CO2 trên phạm vi toàn cầu bằng cách tham gia Liên minh định giá CO2.

- Tiếp theo, Ngân hàng cam kết sẽ thoái vốn sạch khỏi lĩnh vực năng lượng bẩn: năm 2020, BNPP đặt mục tiêu giảm khí thải nhà kính xuống 2,41 teqCO2/FTE, so với mức 2,72 (2016) BNPP cam kết sẽ đưa hoạt động tài chính và đầu tư của tổ chức phù hợp với các kế hoạch của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) Mục đích giữ cho mức nóng lên của toàn cầu dưới 2*C vào cuối thế kỷ 21 Việc này đòi hỏi cần phải giảm sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch xuống mức đáng kể, đầu tiên từ những năng lượng không tái tạo gây ảnh hưởng xấu nhất đến môi trường & chất thải nhà kính ở mức cao nhất.BNPP đã đề những chính sách như: Tuyệt đối không hợp tác và tài trợ với những tổ chức có hoạt động chính là thăm dò, sản xuất, phân phối, tiếp thị và kinh doanh dầu khí từ đá phiến và/hoặc cát dầu nặng; giảm hỗ trợ cho các hoạt động khai thác than và sản xuất điện than; chấm dứt việc tài trợ và đầu tư các hoạt động liên quan tới các nhà sản xuất thuốc lá cũng như các nhà sản xuất, kinh doanh có nguồn thu chủ yếu từ thuốc lá.

- Cuối năm 2017, Ngân hàng đã đạt được mục tiêu trung hòa CO2, BNPP cam kết trở nên trung lập về chất thải CO2 từ các hoạt động của mình thông qua 3 sáng kiến.

- BNPP thành lập Quỹ BNP Paribas, một trong những tổ chức đầu tiên trên thế giới tài trợ rót vốn cho những nghiên cứu về biến đổi khí hậu Từ năm 2017 đến nay, Quỹ BNP Paribas đã cấp ngân sách hơn 10 triệu dollar cho các chương trình và tài trợ cho hàng chục dự án nghiên cứu quốc tế mới triển khai.

Ngân hàng Mizuho (MHFG, Nhật Bản)

Mizuho Financial Group, Inc., viết tắt là MHFG, là một công ty cổ phần ngân hàng có trụ sở chính ở Tokyo, Nhật Bản MHFG là một trong hai tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất ở xứ sở mặt trời mọc và đứng thứ 15 trên thế giới với tổng tài sản hơn 1.800 tỷ dollar (ước tính đến năm 2018) Đặc biệt, Mizuho là tổ chức tài chính ngân hàng đầu tiên tại châu Á tuân thủ tiêu chuẩn “Nguyên tắc xích đạo”(EPs) Tổ chức cũng nằm trong 10 thành viên tham gia Ban chỉ đạo của “Nguyên tắc xích đạo” này EPs là bộ quy tắc mang tính chất tự nguyện được xây dựng trên nền tảng các chuẩn mực hiện có và nhu cầu của các tổ chức tài chính EPs đã được hơn 100 định chế tài chính từ 37 quốc gia trên thế giới tham gia áp dụng Với mục đích xác định, đánh giá và quản trị các rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động tài trợ dự án nhằm xác định chuẩn mực tối thiểu trong ngành tài chính đối với việc thẩm định và giám sát tài trợ dự án Từ đó, EPs hỗ trợ cho các tổ chức tài chính trong việc ra quyết định tài trợ có trách nhiệm với môi trường hơn Hầu hết các ngân hàng tham gia EPs đều đã đầu tư vào các dự án quốc tế ở các quốc gia phát triển và các thị trường mới nổi Theo đó, MHFG cam kết thực hiện việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu nhà kính theo EPs Năm 2021, MHFG tuyên bố rằng sẽ ngừng cấp vốn cho các dự án khai thác than

Về thực tế triển khai, tính theo quy mô thu xếp vốn tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo của Mizuho xét theo giá trị rót vốn đã tăng gần gấp đôi sau gần

10 năm từ 2013 đến 2022 Tính đến hết năm 2018, quy mô vốn tài trợ đạt hơn 04 tỷ dollar; chủ yếu trong đó 48,6% trong lĩnh vực điện năng mặt trời, 43,3% trong lĩnh vực điện năng gió, còn lại là các lĩnh vực khác ( nhiệt điện, thủy điện,…)

Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính

2.2.1 Khái niệm hiệu quả tài chính

Thuật ngữ “hiệu quả” có thể được định nghĩa là khả năng đạt được mục tiêu cuối cùng với ít hoặc không lãng phí, nỗ lực hoặc năng lượng Hiệu quả có nghĩa là doanh nghiệp có thể đạt được kết quả của mình bằng cách sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp có theo cách tốt nhất có thể Nói một cách đơn giản, một thứ gì đó sẽ hiệu quả nếu không có gì bị lãng phí và tất cả các quy trình đều được tối ưu hóa. Điều này bao gồm việc sử dụng tiền, vốn nhân lực, thiết bị sản xuất và các nguồn năng lượng.

Những từ hiệu quả đôi khi được sử dụng theo cách định lượng là "rất hiệu quả hoặc không hiệu quả lắm" cách gọi này cho biết hướng (tích cực hoặc tiêu cực) của một tác động nhất định và so sánh tiêu chuẩn

Hiệu quả thường được biểu thị bằng phần trăm, có nghĩa là 100% là mục tiêu lý tưởng cho hiệu quả Một hàng hóa có thể được sản xuất với tổng chi phí trung bình thấp nhất trong khi giữ cho tất cả các mục tiêu khác không đổi thì đạt được hiệu quả.

Hiệu quả có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để mô tả các quy trình tối ưu hóa khác nhau Do đó, phân tích hiệu quả có thể giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận

- Các công ty có thể đo lường hiệu quả của quá trình sản xuất của họ, điều này có thể giúp họ cắt giảm chi phí trong khi tăng sản lượng, từ đó có thể dẫn đến doanh thu và doanh thu cao hơn.

- Người tiêu dùng có thể mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng để cắt giảm hóa đơn năng lượng trong khi giảm khí nhà kính.

- Các nhà đầu tư có thể xác định hiệu quả của các khoản đầu tư của họ bằng cách sử dụng lợi tức đầu tư (ROI), làm nổi bật lợi tức đầu tư so với chi phí của nó.

Nhìn chung, thuật ngữ “hiệu quả” đề cập đến mức hiệu suất cao nhất sử dụng ít đầu vào nhất để đạt được lượng đầu ra cao nhất “Hiệu quả” đòi hỏi phải giảm số lượng các nguồn lực không cần thiết được sử dụng để tạo ra một đầu ra nhất định, bao gồm cả thời gian và năng lượng cá nhân Đó là một khái niệm có thể đo lường được có thể được xác định bằng cách sử dụng tỷ lệ giữa đầu ra hữu ích trên tổng đầu vào Nó giảm thiểu sự lãng phí các nguồn lực như nguyên liệu vật chất, năng lượng và thời gian trong khi vẫn đạt được sản lượng mong muốn.

2.2.1.2 Khái niệm hiệu quả t愃i ch椃Ānh trong NHTM

Khái niệm hiệu quả như một chỉ số hoạt động chung cho tất cả các loại hình kinh doanh và nó là định nghĩa đầu tiên được hình của Edgeworth (1881) và Pareto

(1927) và được ghi chép lại trong cuốn sách của Shephard (1953) Hiệu quả trong kinh tế học được hiểu là tỷ lệ tiềm năng tối đa giữa đầu ra và đầu vào của quá trình phát triển sản phẩm, cho thấy sự phân phối tối ưu các nguồn lực sẵn có cho phép đạt được tiềm năng tối đa theo ý kiến của Cvilikas và cộng sự ( 2016) Theo Drucker

(1963), hiệu quả có thể được định nghĩa là khả năng một tổ chức đạt được đầu ra từ mức đầu vào tối thiểu Nói cách khác, hiệu quả được định nghĩa là thước đo hiệu quả tạo ra sự lãng phí tối thiểu về thời gian, công sức và kỹ năng

Thuật ngữ hiệu quả được sử dụng để mô tả hiệu suất của một thực thể nhưng theo Jouadi và Zorgui (2014), hiệu quả là cách để sản xuất theo cách tốt nhất, có nghĩa là hiệu quả tập trung vào việc sử dụng đầu vào tối thiểu để tạo ra đầu ra tốt nhất, hay có thể hiểu là việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để tạo ra sản phẩm tốt nhất với chi phí tối thiểu Trong quản lý, chúng ta có thể coi hiệu quả là việc nghiên cứu việc sử dụng tối ưu các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp Mặt khác, khái niệm hiệu quả tóm tắt năng suất của các yếu tố và khả năng đạt được mục tiêu, mà không xem xét cách thức và việc sử dụng tối ưu hóa các nguồn lực.

Về lĩnh vực ngân hàng, Isrova (2010) cho rằng hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện nhằm tạo ra sự phát triển bền vững tăng trưởng kinh tế và phúc lợi cho xã hội, điều này cũng giống như ý nghĩa mà McKnley và Banaian

(2000) đã nêu khi họ định nghĩa hiệu quả trong điều kiện giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về định nghĩa hiệu quả của ngân hàng Để xác định yếu tố cấu thành nên hiệu quả của ngân hàng, trước hết cần quyết định bản chất của các thức tiếp cận ngân hàng Có hai cách tiếp cận chính được sử dụng rộng rãi trong tài liệu lý thuyết ngân hàng, đó là, cách tiếp cận sản xuất và trung gian trong đó Sealey và Lindley (1977)

Theo đó, có nhiều cách để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính, nhưng tất cả các biện pháp nên được thực hiện một cách tổng hợp Có thể sử dụng các mục hàng, chẳng hạn như doanh thu từ hoạt động, thu nhập từ hoạt động hoặc dòng tiền từ hoạt động, cũng như tổng doanh số bán hàng của đơn vị Hơn nữa, nhà phân tích hoặc nhà đầu tư có thể muốn xem xét sâu hơn các báo cáo tài chính và tìm kiếm tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hoặc bất kỳ khoản nợ giảm nào Phương pháp Six Sigma tập trung vào khía cạnh này.

 Cách tiếp cận sản xuất giả định rằng các tổ chức tài chính đóng vai trò là nhà sản xuất dịch vụ cho chủ tài khoản; nghĩa là, họ nên thực hiện các giao dịch trên tài khoản tiền gửi và xử lý các khoản này để cho vay (nguyên liệu đầu vào)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Nhận diện vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Lược khảo và tóm tắt vấn đề nghiên cứu

Xây dựng mô hình và đề xuất giả thuyết

Thu thập dữ liệu và trình bày kết quả thống kê Ước lượng mô hình và kiểm định giả thuyết Đề xuất các kiến nghị và giải pháp

Từ những kết quả và phương pháp thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu lặp lại nhưng được thực nghiệm tại môi trường Việt Nam với quy mô là 24 ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 2021

Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện như sau: Đầu tiên, chọn các ngân hàng có đầy đủ thông tin báo cáo Thứ hai, để đo lường mối liên hệ giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính trong mô hình nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu dựa trên báo cáo hàng năm, báo cáo tài chính, báo cáo quản lý và thông tin trích xuất từ nền tảng Fiinpro.

Phương pháp xử lý thông tin

Nghiên cứu này kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có hai phương pháp chính như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu định tính là một phương pháp nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng dữ liệu đã có sẵn Dữ liệu hiện có được tổng hợp và đối chiếu để tăng tính tin cậy của nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp bao gồm tài liệu nghiên cứu được công bố trong báo cáo nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến đề tài Các tài liệu này có thể được cung cấp bởi các thư viện công cộng, các trang web, dữ liệu thu được từ các cuộc điều tra đã được xây dựng sẵn, v.v Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính thông qua các tài liệu thứ cấp như đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm thu thập cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính từ các mô hình từ các nghiên cứu trước cũng được kế thừa đưa vào nghiên cứu này.

Thứ hai, phương pháp định lượng được sử dụng để đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố về ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu định lượng được định nghĩa là một cuộc điều tra có hệ thống về các hiện tượng bằng cách thu thập dữ liệu định lượng được và thực hiện các kỹ thuật thống kê, toán học hoặc tính toán

Nghiên cứu định lượng là phương pháp mô tả kết quả dưới dạng số sau khi tìm hiểu kỹ về những con số này để dự đoán tương lai của một hiện tượng hoặc một mối liên hệ và thực hiện các thay đổi cho phù hợp Nghiên cứu định lượng được coi là một nghiên cứu quan trọng của nghiên cứu này nhằm đưa ra câu trả lời cho việc liệu giữa ngân hàng xanh và hiệu quả tài chính có mối liên hệ hay không Phương pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua phân tích thống kê và được kiểm định thông qua mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu đo lường là dữ liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ các báo cáo quản trị, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các công ty niêm yết Quá trình nghiên cứu định lượng được thực hiện theo các bước sau:

(1) Thống kê mô tả; Đầu tiên, thống kê mô tả dùng để xem các đặc điểm cơ bản của dữ liệu thu thập được nhằm có cái nhìn tổng quát nhất về mẫu Thuật ngữ "phân tích mô tả" đề cập đến quá trình mô tả dữ liệu bằng cách sử dụng các thuật ngữ như tần số, tỷ lệ, trung bình, trung vị, phần tư, độ lệch chuẩn và phạm vi giữa phần tư Phương pháp tính toán các số liệu thống kê này thay đổi tùy theo loại biến, có thể là định tính hoặc định lượng Các biến định tính được phân loại, xác định ví dụ: giới t椃Ānh, tình trạng kinh tế xã hội, mức độ đau v愃 nhóm điều trị Mặt khác, các biến định lượng có thể định lượng, là biến liên tục và bằng số, chẳng hạn như tuổi, chiều cao, cân nặng

… Thông qua mô tả và thống kê tóm tắt các biến độc lập và phụ thuộc của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021, để tìm ra giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của từng biến nghiên cứu và khoảng phương sai giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.

Tiếp theo, ma trận tương quan được sử dụng để phát hiện các mối quan hệ trong từng cặp biến nghiên cứu, tập trung vào mối quan hệ giữa ngân hàng xanh và từng biến nghiên cứu còn lại Ma trận tương quan rất quan trọng trong phân tích đa biến vì chúng nắm bắt các mức độ quan hệ theo từng cặp giữa các thành phần khác nhau của một vectơ ngẫu nhiên Nó đặc biệt đáng chú ý trong Phân tích thành phần chính và Phân tích nhân tố, trong đó nó tạo ra kết quả khác với kết quả thu được bằng cách sử dụng ma trận hiệp phương sai Ngoài ra, nó được sử dụng như một tiêu chí kiểm tra để xác định tính độc lập của các biến hoặc tập con của các biến (Johnson, 1998).

Cuối cùng, các mô hình hồi quy OLS được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm STATA để tìm tác động của ngân hàng xanh đến hiệu quả tài chính (ROA, ROE và ROI) Ngoài ra, mô hình của Jones (1991) được sử dụng với kỹ thuật hồi quy OLS, sau đó số tiền được trích xuất cho thấy giá trị của biến DA (biến đo lường quản lý thu nhập) Hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) là một phương pháp phân tích thống kê ước tính mối quan hệ giữa một hoặc nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc; phương pháp ước tính mối quan hệ bằng cách giảm thiểu tổng bình phương chênh lệch giữa giá trị quan sát và giá trị dự đoán của biến phụ thuộc được định dạng là một đường thẳng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả từng biến

Phân tích hồi quy và tương quan

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tương quan

ROA ROE ROI GFR GBCR

(Nguồn: Tồng hợp kết quả từ Stata)

Phân tích tương quan của các biến được trình bày trong bảng trên cho thấy các hệ số có mối tương quan thích hợp giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Hơn nữa, hầu hết các hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,8, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Phân t椃Āch hồi quy

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy

Standard errors in parentheses (Nguồn: Tồng hợp kết quả từ Stata)

Phương trình hồi quy mô hình 1:

Giả thuyết H1a đề xuất rằng Tỷ lệ tài chính xanh (GFR) các tác động tích cực đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tại bảng trên cũng cho thấy biến GFR và biến ROA có tương quan thuận (hệ số của biến GFR = 0,00734) Điều này có nghĩa là, Tỷ lệ tài chính xanh càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản càng lớn Nói cách khác, giả thuyết H1a được chấp nhận (prob = 0,05)

Phương trình hồi quy mô hình 2:

Giả thuyết H2a đề xuất rằng Tỷ lệ tài chính xanh (GFR) các tác động tích cực đến Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) Kết bảng trên cho thấy biến GFR và biến ROE có tương quan thuận (hệ số của biến GFR = 0.0846) Vậy nên, tỷ lệ tài chính xanh càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu càng lớn. Giả thuyết H2a được chấp nhận (prob =

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w