1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp chất lượng dịch vụ lễ tân tại khách sạn rosarian hà nội

140 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng dịch vụ lễ tân tại khách sạn Rosarian Hà Nội
Tác giả Đặng Như Thuyên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 9,3 MB

Nội dung

Chính vì vậy chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân góp phần quan trọng trong việc tạo ra diện mạo của khách sạn.Khách sạn Rosarian thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Rosarian Hà Nộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN ROSARIAN HÀ NỘI

ĐẶNG NHƯ THUYÊN

Hà Nội – năm 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trang 2

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN ROSARIAN HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG NHƯ THUYÊN

Ngành đạo tạo: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thanh Vân

Hà Nội – Năm 2023

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúcBẢN CAM ĐOAN

Tên tôi là: Đặng Như Thuyên

Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công

bố dưới bất kỳ hình thức nào Nếu phát hiện có bất kỳ hình thức gian lận nào tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Hà nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên

Đặng Như Thuyên

Trang 4

MỤC LỤC

BẢN CAM ĐOAN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

4.1 Phương pháp thu thập thông tin 4

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN 13

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÁCH SẠN 13

2.1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn 13

2.2 KHÁI QUÁT VỀ BỘ PHẬN LỄ TÂN CỦA KHÁCH SẠN 15

2.2.1 Khái niệm về bộ phận lễ tân trong khách sạn 15

2.2.2 Chức năng của bộ phận lễ tân 17

2.2.3 Nhiệm vụ của bộ phận lễ tân 17

2.2.4 Vai trò của bộ phận lễ tân 19

2.3 CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN 20

2.3.1 Chất lượng phục vụ 20

Trang 5

2.3.2 Chất lượng phục vụ tại bộ phận lễ tân 22

2.3.3 Nâng cao chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân trong khách sạn 23

2.4 QUY TRÌNH PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN LỄ TÂN TRONG KHÁCH SẠN 27

2.4.1 Giai đoạn trước khi khách đến khách sạn 28

2.4.2 Giai đoạn khách đến khách sạn 29

2.4.3 Giai đoạn khách lưu trú tại khách sạn 29

2.4.4 Giai đoạn thanh toán và tiễn khách 30

2.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TRONG KHÁCH SẠN 30

2.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI BỘ PHẬN LỄ TÂN TRONG KHÁCH SẠN 33

2.6.1 Các yếu tố bên ngoài khách sạn 33

2.6.2 Các yếu tố bên trong khách sạn 34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN ROSARIAN HÀ NỘI 37

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÁCH SẠN ROSARIAN HÀ NỘI 37

3.1.1 Giới thiệu tổng quan về khách sạn Rosarian Hà Nội 37

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Rosarian 41

3.1.3 Trang thiết bị, cơ sở vật chất của khách sạn Rosarian 44

3.1.4 Nhân lực của khách sạn Rosarian 45

3.1.5 Cơ cấu khách đến khách sạn Rosarian 46

3.1.6 Kết quả kinh doanh của khách sạn Rosarian Hà Nội 48

3.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN ROSARIAN HÀ NỘI 50

3.2.1 Chức năng, vài trò, nhiệm vụ của từng bộ phận 50

3.2.2 Các giai đoạn phục vụ khách cần biết của nhân viên lễ tân tại Khách sạn Rosarian Hà Nội 53

3.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN ROSARIAN HÀ NỘI 61

Trang 6

3.3.1 Đánh giá chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân khách sạn Rosarian thông qua

chỉ tiêu sự tin cậy 61

3.3.2 Đánh giá chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân khách sạn Rosarian thông qua chỉ tiêu khả năng đáp ứng 62

3.3.3 Đánh giá chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân khách sạn Rosarian thông qua chỉ tiêu đảm bảo 63

3.3.4 Đánh giá chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân khách sạn Rosarian thông qua chỉ tiêu sự đồng cảm 65

3.3.5 Đánh giá chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân khách sạn Rosarian thông qua chỉ tiêu tính hữu hình 66

3.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN ROSARIAN 67

3.4.1 Các yếu tố chủ quan 67

3.4.2 Yếu tố khách quan 73

3.5 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN ROSARIAN 74

3.5.1 Ưu điểm 74

3.5.2 Hạn chế 76

3.5.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng 78

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN ROSARIAN 80

4.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ROSARIAN HÀ NỘI 80

4.1.1 Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn 80

4.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn 81

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN ROSARIAN HÀ NỘI 83

4.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Rosarian theo sự tin cậy 83

Trang 7

4.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn

Rosarian theo chỉ tiêu về khả năng đáp ứng 84

4.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Rosarian theo sự đảm bảo 85

4.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Rosarian theo sự đồng cảm 86

4.2.5 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Rosarian theo tính hữu hình 87

4.2.6 Các giải pháp khác 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

KẾT LUẬN 99

KIẾN NGHỊ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 106

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của khách sạn Rosarian Hà Nội 107Bảng 3.2: Số lượng khách của khách sạn Rosarian năm 2020-2022 108Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh của khách sạn Rosarian trong những năm từ 2020-2022 109Bảng 3.4: Bảng đánh giá chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân khách sạn Rosarianthông qua chỉ tiêu sự tin cậy 110Bảng 3.5: Bảng đánh giá chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân khách sạn Rosarianthông qua chỉ tiêu khả năng đáp ứng 111Bảng 3.6: Bảng đánh giá chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân khách sạnRosarianbằng chỉ tiêu sự đảm bảo 112Bảng 3.7: Bảng đánh giá chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân khách sạnRosarianbằng chỉ tiêu sự đồng cảm 113Bảng 3.8: Bảng đánh giá chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân khách sạn Rosarianbằng chỉ tiêu tính hữu hình 114

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Quy trình phục vụ của bộ phận lễ tân trong khách sạn 28

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của khách sạn Rosarian 41

Hình 3.2: Tổ chức bộ phận lễ tân khách sạn Rosarian Hà Nội 50

Hình 1.1: Mô hình 5 khoảng cách 106

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến Trongnhững năm trở lại đây nền kinh tế đất nước đã, đang phát triển và ngày càng biếnđổi to lớn, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạnnói riêng đã có những khởi sắc Hiện nay, du lịch được coi là ngành kinh tế khôngkhói quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Du lịch trởnên phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu của con người khi đời sống tinh thần của

đã được xây dựng Và hàng loạt hệ thống khách sạn đã ra đời với quy mô khácnhau, nhiều sản phẩm phong phú nhằm phục vụ nhiều đối tượng khách và mang lạihiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học lớn của nước ta, mộtthành phố có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hòa, nơi làm việc của các

cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước Nơi đây tập trung rất nhiều viện nghiêncứu, thư viện, bảo tàng Là thủ đô nghìn năm tuổi với các di tích lịch sử nổi tiếng,nhiều trung tâm thương mại, giao dịch lớn… Theo Sở Du lịch Hà Nội, với chínhsách mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch sau đại dịch Covid19, khách du lịchquốc tế và nội địa đến Hà Nội có mức tăng trưởng mạnh.“Ước cả năm 2022, tổnglượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt, tăng gấp 4,7 lần so với năm

Trang 12

2021, bằng 64,7% lượng khách năm 2019 (trước thời điểm xảy ra dịch bệnh); trong

đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 1,5 triệu lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 17,2triệu lượt”.Tổng thu từ khách du lịch ước tính đạt trên 60.000 tỷ đồng, tăng 5,3 lần

so với năm 2021 và bằng 57,8% tổng thu từ khách du lịch năm 2019 Vì thế ngànhkinh doanh khách sạn Hà Nội cũng được xem là một ngành kinh doanh đầy triểnvọng sẽ mang lại lợi nhuận cao Tuy nhiên, không phải khách sạn nào cũng đáp ứngtốt các yêu cầu về quy trình và chất lượng phục vụ Nằm trong chuỗi các bộ phậnliên quan để nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn, bộ phận lễ tân đóng vai trònòng cốt trong việc xây dựng “diện mạo” cho khách sạn, không chỉ lầ ấn tượng đầutiên mà trong suốt quá trình khách lưu trú Bên cạnh đó, bộ phận lễ tân còn có vaitrò quan trọng trong việc đổi mới là hoàn thiện chất lượng phục vụ của khách sạn,đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh Chính vì vậy chấtlượng phục vụ của bộ phận lễ tân góp phần quan trọng trong việc tạo ra diện mạocủa khách sạn

Khách sạn Rosarian thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Rosarian

Hà Nội, là một trong những khách sạn 3 sao nổi tiếng tại Hà Nội Chỉ mới đi vàohoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú từ ngày 18/05/2018, khách sạn đã tận dụngđược lợi thế của mình và tạo chỗ đứng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại HàNội Sau một thời gian thực tập tại khách sạn Rosarian, tôi thấy nhân viên tại bộphận lễ tân có nhiều thiếu sót trong công việc phục vụ khách hàng, không có quytrình cụ thể mà nhiều khi đón tiếp theo kỹ năng giao tiếp thông thường, tiêu chuẩntuyển chọn nhân sự cho bộ phận lễ tân cũng chưa có những tiêu chuẩn chất lượngchuyên môn Nhận thấy được tầm quan trọng của bộ phận lễ tân trong việc mangđến cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất và nâng cao khả năng cạnh tranhgiữa các khách sạn với nhau Tuy nhiên để đạt được chất lượng cao hơn thì bộ phận

lễ tân nói riêng và ban quản lý khách sạn nói chung cần cố gắng hoàn thiện mình vàkhắc phục những thiếu sót còn tồn tại Vì muốn tìm hiểu sâu hơn về chất lượngphục vụ của bộ phận lễ tân và đóng góp cho việc nâng cao chất lượng phục vụ của

bộ phận lễ tân tại khách sạn Rosarian nên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Chất lượngdịch vụ lễ tân tại khách sạn Rosarian Hà Nội”

Trang 14

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ lễ tân tại khách sạn Rosarian HàNội Xác định những thành công, hạn chế về chất lượng dịch vụ lễ tân Để từ đó đềxuất một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận lễ tân trong kháchsạn Rosarian Hà Nội

Xác định những thành công đã đạt được và những hạn chế về chất lượng dịch

vụ lễ tân tại khách sạn Rosarian Hà Nội

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ lễ tân tại kháchsạn Rosarian Hà Nội

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tạikhách sạn Rosarian Hà Nội

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian:

Đề tài được thực hiện trong không gian của doanh nghiệp- Khách sạnRosarian Hà Nội Địa chỉ: Lô C28, ngõ 89 đường Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2,Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Trang 15

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp thu thập thông tin

a, Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ các bảng thống kê, báocáo, đánh giá về chất lượng phục vụ, tình hình hoạt động cũng như hiệu quả kinhdoanh của khách sạn qua 3 năm (2020,2021,2022)

Nghiên cứu sạp báo, tạp chí du lịch, báo cáo của Tổng cục thống kê, tài liệu,các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chất lượng phục vụcủa bộ phận lễ tân để so sánh đưa ra những lời nhận xét nhằm đưa ra giải pháp mớicho khách sạn

b, Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Khóa luận sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thu thập được dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ các bảng khảo sátkhách hàng

Mục tiêu: Khảo sát mức độ hài lòng của các khách quốc tế cũng như khách nộiđịa về chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tận tại Khách sạn Rosarian Hà Nội

Dữ liệu sơ cấp là các nguồn thông tin từ thực tế quan sát và qua phiếu điều trakhách hàng Thu thập dữ liệu thông qua điều tra khách hàng, được thực hiện theophiếu điều tra tại (Phụ lục 10) Các bước thực hiện bao gồm:

Bước 1: Xác định mẫu điều tra

Số phiếu được phát ra là 130 phiếu, tương ứng với 130 khách hàng đã sử dụngdịch vụ tại khách sạn Thông qua điều tra khách hàng có thể nắm bắt được thựctrạng quản lý chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân, đồng thời đánh giá, nhận xéttất cả các khâu trong quá trình phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách phát cho kháchđến sử dụng dịch vụ tại khách sạn san Phiếu được phát cho khách đến sử dụng tạikhách sạn

+ Phiếu điều tra khách hàng: Ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh

+ Đối tượng: Khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại khách sạn Rosarian+ Cơ cấu: Chủ yếu là khách nội địa

+ Công thức tính mẫu theo Taro Yamane (1973) như sau:

Trang 26

trang bị các phòng tổ chức hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ đã góp phần vàoviệc phát triển đời sống văn hóa của một địa phương, một đất nước.

Số lượng lao động trong khách sạn chiếm tỷ trọng cao trong ngành Lực lượnglao động đa dạng về nghề nghiệp chuyên môn, công tác quản lý và tổ chức lao độngkhách sạn là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng phục vụ khách

b, Vai trò của khách sạn trong đời sống con người

Làm việc và nghỉ ngơi là nhu cầu tồn tại của con người Con người đi làm việc

là nhu cầu tồn tại vì làm việc thì con người sẽ có thu nhập Với thu nhập dù ít haynhiều thì đó cũng để trang trải những chi tiêu hàng ngày trong đời sống con người

và để dành dụm, tiết kiệm để sử dụng trong những mục đích riêng của mỗi người.Đồng thời, cũng chính làm việc đã tạo điều kiện cho con người nghỉ ngơi sau nhữngngày làm việc mệt mỏi

Mặt khác, con người cũng cần đi chơi hoặc nghỉ ngơi xa sau những ngày làmviệc hết sức căng thẳng trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, hay họ muốn tìmđến với thiên nhiên cùng với không khí trong lành và xa rời thành phố ồn ào náonhiệt trong một khoảng thời gian ngắn Vì vậy, khách sạn có vai trò khá quan trọngtrong đời sống con người

2.2 KHÁI QUÁT VỀ BỘ PHẬN LỄ TÂN CỦA KHÁCH SẠN

2.2.1 Khái niệm về bộ phận lễ tân trong khách sạn

Hiểu một cách khái quát, lễ tân là làm công việc của một người chuyên tiếpđón khách

Lễ tân khách sạn là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách, tạo cho khách những

ấn tượng đầu về khách sạn, về chất lượng phục vụ của khách sạn Tại nơi đây, kháchsạn đến đặt buồng, đăng ký khách sạn, trao đổi thông tin, thanh toán, trả buồng…

Bộ phận lễ tân là nơi tập trung mọi hoạt động của khách sạn

(Trích dẫn nguồn: “Nghiệp vụ lễ tân trong khách sạn”- Nguyễn Văn Hoàn, LêNhật Thức (1997))

Lễ tân khách sạn là bộ phận thuộc khối tiền sảnh trong khách sạn, chịu tráchnhiệm phối hợp và sắp xếp với các bộ phận khác để cung cấp dịch vụ, kết nối khách

Trang 27

hàng với bộ phận quản lý khách sạn, điều phối và kiểm soát quy trình phục vụkhách.

Theo Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS của (Tổng cục du lịch - Hộiđồng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ du lịch Việt Nam, 2017) thì: “Bộ phận lễ tân là bộmặt của khách sạn và cung cấp các dịch vụ cho khách bao gồm chào khách, đónkhách, làm thủ tục cho khách nhận buồng (check – in) và chăm sóc, đáp ứng nhucầu của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn Bộ phận lễ tân cung cấp nhiềudịch vụ như đặt buồng, dịch vụ đón tiếp khách, trao đổi thông tin, giao dịch tàichính, hướng dẫn hỗ trợ khách, dịch vụ hành lý và đầu mối liên lạc giữa khách vớicác bộ phận khác, đặc biệt bộ phận buồng, nhà hàng và an ninh Mặc dù cơ cấu tổchức của bộ phận lễ tân đa dạng tùy theo khách sạn đó là một doanh nghiệp nhỏ haymột khu nghỉ dưỡng lớn, song một số vị trí nhất định có thể tồn tại trong tất cả các

tổ chức

Theo Tiêu chuẩn nghề lễ tân của (Tổng cục du lịch - Hội đồng cấp chứng chỉNghiệp vụ du lịch Việt Nam, 2017) nhận định: “Bộ phận lễ tân là trung tâm vậnhành hệ thống dịch vụ của khách sạn, là bộ phận kiểm soát và điều phối chu trìnhkhách”

Theo giáo trình “Công nghệ đón tiếp trong khách sạn” (Mai Khôi, 1993) thì:

“Lễ tân là bộ phận mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức với khách bằng việc giới thiệuđiều kiện lưu trú của khách sạn (loại phòng, tiện nghi, vị trí, giá cả ), thuyết phụckhách thuê phòng cho đến khi đạt được thỏa thuận thi làm thỏa thuận tiếp nhậnkhách và bàn giao phòng cho khách sử dụng theo thời hạn đã được hợp đồng”.Theo giáo trình “Công nghệ phục vụ trong khách sạn - nhà hàng” (Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân, 2003) thì: “Có thể nói bộ phận lễ tân được coi là bộ phậnhoạt động trung tâm quan trọng nhất của một khách sạn Sự tiếp xúc của khách vớikhách sạn trước hết là thông qua nhân viên lễ tân; sự cảm nhận, ý kiến của khách vềkhách sạn, về nhân viên nói chung và về dịch vụ của khách sạn được hình thành chủyếu bởi ấn tượng của họ đối với bộ phận này; cho nên, việc đón tiếp này được coinhư là một nghệ thuật “nghệ thuật thuyết phục khách hàng”, bởi vì chỉ một sơ suấtnhỏ ngay từ phút đầu gặp gỡ cũng đủ làm cho khách mất cảm tình Chính vì vậy,

Trang 28

nhà quản trị lễ tân giỏi phải giúp cho nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của hoạtđộng đón tiếp khách để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình”.

Theo “Du lịch” tập 15 (Bách khoa thư Hà Nội, 2000) có viết: “Có một bộ phậnđược coi là “bộ mặt” của khách sạn, liên quan đến tất cả khách của khách sạn ngay

từ phút đầu, đó là “reception” (Bộ phận lễ tân) Reception nguyên là 1 từ tiếng Anh

và Pháp có gốc Latinh là reception để chỉ sự đón tiếp ai đó, người làm việc ở bộphận lễ tân được gọi là nhân viên lễ tân Nhân viên lễ tân trực tiếp giao dịch vớikhách ngay từ phút đầu mới đến khách sạn, nhiệm vụ của nhân viên lễ tân là làmthủ tục cho khách thuê phòng, chỉ dẫn cho khách biết về giá cả, tiện nghi, nhữngquy định của khách sạn và vui vẻ trả lời các câu hỏi của khách”

2.2.2 Chức năng của bộ phận lễ tân

Bộ phận lễ tân có chức năng như chiếc cầu nối giữa khách với các bộ phận cònlại trong khách sạn để đáp ứng và thoải mãn mọi nhu cầu của khách hàng Bộ phận

lễ tân là một bộ phận quan trọng trong khách sạn, nó có một số chức năng như:

- Nhận yêu cầu đặt buồng của khách

- Giải quyết các yêu cầu về dịch vụ buồng trước được nhận bởi điện thoại,fax, email, …

Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ chào đón khách khi khách tới đặt buồng hayđăng kí khách sạn Khách hàng được coi là nguồn thu nhập chính của khách sạnthông qua hành vi tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ Họ là những người trực tiếp

Trang 29

mua, sử dụng và có khả năng chi trả nhất định cho những nhu cầu của mình trongthời gian lưu trú của mình tại khách sạn Vì vậy, nhân viên lễ tân cần đón tiếp nhiệttình, chu đáo với thái độ cởi mở, ân cần và thực tiếp tốt nhiệm vụ đón tiếp củamình.

Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ giới thiệu, cung cấp thông tin về các loại buồngphòng của khách sạn cho khách lựa chọn Nhân viên lễ tân là người trung gian giảthiệu, cung cấp thông tin cần thiết cho khách, thường xuyên trao tiếp thu những góp

ý tích cực, tiêu cực của họ Bên cạnh đó, nhân viên lễ tân luôn là cầu nốii tạo sựthông suốt về mặt thông tin giữa các bộ phận khác trong khách với khách hàng Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ nhận yêu cầu đặt phòng, bản và bộ trí phòng làmthủ tục đăng ký khách sạn cho khách Công việc được thực hiện chủ yếu thỏa thuậngiữa khách và bộ phận lễ tân Nhiệm vụ này đòi hỏi nhân viên lễ tân cầu nắm vữngthị trường kinh doanh, chính sách giá của khách sạn Đồng thời họ cũng phải cókinh nghiệm nhất định trong việc chào bán, định giá sản phẩm dịch vụ

Trong thời gian khách lưu trú, nhân viên lễ tân có nhiệm vụ trực tiếp hoặc phốihợp với các bộ phận khác phục vụ khách Công việc phục vụ khách của nhân viên lễtân khác với các bộ phận khác, nó được kéo dài từ khi khách tới khách sạn đến khikhách rời đi Trong suốt quá trình đó, nhân viên lễ tân phải liên tục theo dõi tìnhtrạng buồng, sự ăn uống, nghỉ ngơi của khách Luôn đảm bảo an toàn tỉnh mạng vàtài sản cho khách và khách sạn Nếu có vấn đề phát sinh, phàn nàn của khách trongquá trình lưu trú tại khách sạn cần nhanh chóng thông tin, phối hợp với các bộ phậnkhác giải quyết

Trước khi khách rời đi, nhân viên lễ tân còn làm thủ tục thanh toán và tiễnkhách Đây là công việc đòi hỏi sự chuyên tâm và cẩn thận, tránh những sai sótđáng tiếc có thể xảy ra Sau khi khách thanh toán, nhân viên lễ tân cần chào khách.hẹn gặp lại khách trong lần gần nhất

Bên cạnh đó, nhân viên lễ tân còn phải nắm bắt sở thích, hành vi tiêu dùng.cập nhật tình trạng khách, tình trạng buồng phòng chuyển cho ban lãnh đạo kháchsạn và các bộ phận nghiên cứu nhằm xây dựng các kế hoạch, dự báo về các nguồnkhách, các chi tiêu về doanh thu, lợi nhuận, dự kiến phương hướng kinh doanh,

Trang 30

Cuối cùng, nhân viên lễ tân cần lưu trữ hồ sơ về khách để tiện theo dõi, chămsóc khách hàng Bên cạnh đó, nhân viên lễ tân cân đối sổ sách, tổng hợp nhữngthống kê về đặt buồng và công suất buồng, doanh thu của khách sạn hằng ngày,hàng tháng bằng phương pháp thủ công hoặc máy tính để làm cơ sở báo cáo lãnhđạo.

2.2.4 Vai trò của bộ phận lễ tân

Bộ phận lễ tân có vai trò là cầu nối giữa khách với các bộ phận dịch vụ trongkhách sạn nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn, làm thỏa mãn nhucầu của khách Trong quá trình đón tiếp và phục vụ khách, bộ phận lễ tân cung cấpthông tin về các dịch vụ cho khách: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vuichơi giải trí và các dịch vụ khác Khi khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ này, bộphận lễ tân tiếp nhận và chuyển tới các dịch vụ trong khách sạn Nói cách khác, cácsản phẩm dịch vụ của khách sạn sẽ thông qua bộ phận lễ tân để bán cho khách Nhưvậy, bộ phận lễ tân đóng vai trò trung gian quan trọng giữa khách và khách sạn

Bộ phận lễ tân đóng vai trò trung tâm, phối hợp hoạt động các bộ phận trongkhách sạn, giúp các bộ phận hoạt động một cách có kế hoạch

Mỗi bộ phận trong khách sạn đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, song mụcđích chung là phục vụ khách và mang lại lợi nhuận kinh doanh cho khách sạn Đểlàm được điều đó, các bộ phận trong khách sạn phải có sự phối hợp chặt chẽ vớinhau theo kế hoạch của khách sạn, trong đó bộ phận lễ tân đóng vai trò chủ đạo

Bộ phận lễ tân có vai trò quan trọng trong công việc bán hàng, tiếp thị các sảnphẩm của khách sạn Bộ phận lễ tân là bộ mặt của khách sạn, được đại diện chokhách sạn đón tiếp và phục vụ khách, vì vậy bộ phận lễ tân có nhiều cơ hội để tuyêntruyền, quảng cáo và bán các sản phẩm dịch vụ của khách sạn cho khách Với vaitrò đó, đòi hỏi người nhân viên lễ tân phải nắm vững các sản phẩm của khách sạn và

có khả năng giới thiệu, quảng cáo các sản phẩm đó

Bộ phận lễ tân là nơi tiếp nhận các yêu cầu của khách và giải quyết mọi thắcmắc, phàn nàn của khách Khách đến khách sạn, bộ phận đầu tiên khách gặp là bộphận lễ tân và trong suốt quá trình lưu trú, kể cả khi khách thanh toán trả buồng,khách đều tiếp xúc với bộ phận lễ tân nhiều nhất Cho nên, mọi yêu cầu, mọi phàn

Trang 31

nàn của khách đều chuyển tới bộ phận lễ tân và bộ phận lễ tân phải có trách nhiệmgiải quyết mọi thắc mắc đó, tạo sự hài lòng cho khách.

Bộ phận lễ tân đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ban giám đốc đề ra cácchiến lược, các chính sách sản phẩm và thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của khách sạn Bộ phận lễ tân được trực tiếp tiếp xúc với khách nhiều nhấtcho nên bộ phận lễ tân có thể cung cấp cho ban giám đốc những nguồn thông tintương đối đầy đủ, chính xác về khách và hành vi tiêu dùng của khách

Bộ phận lễ tân đóng vai trò đại diện cho khách sạn trong công việc mở rộngcác mối liên hệ, liên doanh, liên kết trong công tác thu hút khách cho khách sạn.2.3 CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN2.3.1 Chất lượng phục vụ

a, Chất lượng

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng dịch vụ, nhưng nhìnchung người ta định nghĩa chất lượng là những gì khách hàng cảm nhận được Mỗikhách hàng có nhận thức và nhu cầu khác nhau nên cảm nhận về chất lượng dịch vụcũng khác nhau

Theo cuốn Quality is free – Chất lượng là thứ cho không (Philip B Crosby,1979) thì: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”

Theo Armand Feigenbaum thì: “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựatrên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trên sựyêu cầu của khách hàng – những yêu cầu này có thể nêu ra hoặc không nêu ra, được

ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chuyênmôn và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”.Theo American Society for Quality (Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ): “Chấtlượng thể hiện sự vượt trội của hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt đạt đến mức độ người

ta có thể thỏa mãn mọi yêu cầu và làm hài lòng khách hàng”

b, Chất lượng dịch vụ

Theo Parasuraman & ctg (1988) định nghĩa: “Chất lượng dịch vụ là khoảngcách giữa kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ mà họ đang sử dụng với cảm nhậnthực tế về dịch vụ mà họ hưởng thụ”

Trang 32

Theo TCVN ISO 9000:2015 định nghĩa thì: “Chất lượng dịch vụ là tập hợpcác đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng có khả năng thỏa mãn những yêucầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn".

Chất lượng dịch vụ là một khái niệm trừu tượng, khó định nghĩa Do nhữngđặc điểm của dịch vụ mà người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về chấtlượng dịch vụ nhưng nhìn chung các tác giả đều đứng trên quan điểm của kháchhàng như:

Khái niệm chất lượng dịch vụ được cảm nhận là kết quả đánh giá dựa trên cáctính chất bề ngoài của sản phẩm dịch vụ Vì người tiêu dùng không thể kiểm trađược chất lượng sản phẩm trước khi mua nên họ có khuynh hướng sử dụng các cảmgiác cảm nhận được trong quá trình sử dụng dịch vụ để đánh giá chất lượng nhưhình thức và thái độ phục vụ của nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của khách san Khái niệm chất lượng dịch vụ “tìm thấy” là những tính năng quan trọng chophép khách hàng nhìn thấy và sờ được

Khái niệm chất lượng dịch vụ “trải nghiệm" là chất lượng mà khách hàng chỉ

có thể đánh giá sau khi khách hàng đã có sự trải nghiệm nhất định về việc cung cấpdịch vụ của một doanh nghiệp

Khái niệm chất lượng dịch vụ “tin tưởng" là chất lượng của sản phẩm màkhách hàng phải dựa trên uy tín, tiếng tăm của nhà cung cấp sản phẩm để đánh giá.Tóm lại, “Chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá, tích lũycủa khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chất lượng mong đợi (hay dự đoán) vàmức độ chất lượng khách hàng đã nhận được Hay nói cách khác: Chất lượng dịch

vụ luôn được so sánh với mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sau khi đã tiêudùng dịch vụ" (Nguyễn Văn Mạnh & Hoàng Thị Lan Hương, 2013)

c, Đánh giá chất lượng dịch vụ

Có nhiều mô hình khác nhau đã được xây dựng nhằm định nghĩa về chấtlượng dịch vụ và tìm cách đánh giá, đo lường chính xác chất lượng dịch vụ Mộttrong số đó là mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman và các cộng sự(1985,1988,1981)

Trang 33

Chất lượng dịch vụ là một khái niệm trừu tượng, khó định nghĩa Do nhữngđặc điểm của dịch vụ mà người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về chấtlượng dịch vụ nhưng nhìn chung các tác giả đều đứng trên quan điểm của kháchhàng như:

Khái niệm chất lượng dịch vụ được cảm nhận là kết quả đánh giá dựa trên cáctính chất bề ngoài của sản phẩm dịch vụ Vì người tiêu dùng không thể kiểm trađược chất lượng sản phẩm trước khi mua nên họ có khuynh hướng sử dụng các cảmgiác cảm nhận được trong quá trình sử dụng dịch vụ để đánh giá chất lượng nhưhình thức và thái độ phục vụ của nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của khách san Khái niệm chất lượng dịch vụ “tìm thấy” là những tính năng quan trọng chophép khách hàng nhìn thấy và sờ được

Khái niệm chất lượng dịch vụ “trải nghiệm” là chất lượng mà khách hàng chi

có thể đánh giá sau khi khách hàng đã có sự trải nghiệm nhất định về việc cung cấpdịch vụ của một doanh nghiệp

Khái niệm chất lượng dịch vụ “tin tưởng” là chất lượng của sản phẩm màkhách hàng phải dựa trên uy tín, tiếng tăm của nhà cung cấp sản phẩm để đánh giá.Tóm lại, “Chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá, tích lũycủa khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chất lượng mong đợi (hay dự đoán) vàmức độ chất lượng khách hàng đã nhận được Hay nói cách khác: chất lượng dịch

vụ luôn được so sánh với mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sau khi đã tiêudùng dịch vụ” (Nguyễn Văn Mạnh & Hoàng Thị Lan Hương, 2013)

2.3.2 Chất lượng phục vụ tại bộ phận lễ tân

a, Chất lượng phục vụ

Chất lượng phục vụ là mức phục vụ tối thiểu mà các công ty cung ứng lựachọn nhằm thỏa mãn khách hàng mục tiêu của mình, đó là trình độ nhất quán trongquá trình phục vụ và chất lượng phục vụ được đánh giá chính xác qua cảm nhận củangười tiêu dùng qua các sản phẩm, dịch vụ được cung ứng ở đây mang tính vô hìnhcủa hàng hoá dịch vụ, không thể nắm bắt mà chỉ có thể cảm nhận, đánh giá sau khi

đã tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ ấy (Trích nguồn: "Quản trị chất lượng khách sạn

du lịch" – Phạm Xuân Hậu (2001))

Trang 34

b, Chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân

Chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân trong khách sạn là tổng hợp những tiêuchuẩn về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ chuyên môn của nhân viên, thái độ vàphong cách phục vụ của họ mà mỗi khách sạn luôn cố gắng để đạt được mức trôngđợi của khách hàng về các dịch vụ trong khách sạn Chất lượng phục vụ của bộphận lễ tân chỉ xuất hiện khi có sự tham ra đồng thời của các yếu tố như: kháchhàng, sự phục vụ của nhân viên lễ tân, cùng các yếu tố bổ trợ khác như cơ sở vậtchất, trang thiết bị Mặc dù vậy thì chất lượng phục vụ lại tùy thuộc vào cảm nhận

và đánh giá của từng khách hàng xem có thỏa mãn sự trông đợi của họ khi họ sửdụng dịch vụ đón tiếp của khách sạn hay không (Trích nguồn: “Quản trị chấtlượng khách sạn du lịch” – Phạm Xuân Hậu (2001))

2.3.3 Nâng cao chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân trong khách sạn

a, Khái niệm nâng cao chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân

Nâng cao chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân chính là việc nâng cao chấtlượng của tổng hợp các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của nhânviên lễ tân và phong cách phục vụ của họ để đáp ứng tốt hơn và thỏa mãn nhu cầutối đa của khách hàng

Nâng cao chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân là những giải pháp nhằm thỏamãn tối đa các yêu cầu của khách hàng trong quá trình phục vụ khách Các kháchhàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn về chất lượng phục vụ cũng như các nhu cầu đượcđáp ứng Việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận lễ tân được thực hiện có kếhoạch, có tính chiến lược mà mục đích cuối cùng chính là phục vụ khách hàng

b, Nội dung nâng cao chất lượng phục vụ ở bộ phận lễ tân

Những nội dung chủ yếu của nâng cao chất lượng phục vụ được thể hiện trongcuốn Quản trị chất lượng khách sạn du lịch (Phạm Xuân Hậu, 2001) Trong đó, tácgiả có nhắc đến 4 nội dung chủ yếu sau:

Thiết lập một nền văn hóa phục vụ tại bộ phận lễ tân khách sạn

Theo tư duy công nghiệp truyền thống, một chất lượng phục vụ khách sạntuyệt vời luôn bắt đầu từ việc đào tạo Để thiết lập một nền văn hóa phục vụ đòi hỏinhững người quản lý phải có khả năng phục vụ tốt nhất, đó là sự hỗ trợ đắc lực cho

Trang 35

nhân viên cấp dưới và tạo nên một văn hóa riêng cho từng khách sạn Đảm bảo chấtlượng phục vụ tại bộ phận lễ tân ổn định qua nhiều giai đoạn thì đơn vị kinh doanhphải cung cấp một trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng Một nhà quản lý giỏi làmột người hiểu biết và không ngại khai thác bất kỳ vấn đề nào để đảm bảo tối ưuhóa sự tiện lợi của khách hàng và bảo đảm sự chung thành của họ.

Tập chung vào chất lượng chứ không phải số lượng

Hầu hết ở các khách sạn đều không có số lượng nhân viên hay các vị trí quản

lý giống nhau Tải sản có giá trị lớn nhất trong khách sạn chính là sự phục vụ kháchhàng của nhân viên Việc giảm số lượng lao động không có nghĩa là chất lượngphục vụ bị ảnh hưởng

Lắng nghe nhân viên của bộ phận

Các chính sách và thủ tục cũng như sự thân thiện của nhân viên là yếu tố quantrọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nhân viên lễ tân cầnlinh hoạt và biết lắng nghe những góp ý của khách Bên cạnh đó, nhà quản lý cần đểcho nhân viên có cơ hội nói ra những suy nghĩ của mình trong những cuộc họp,cuộc thảo luận Điều này giúp khách sạn đến gần hơn với những yêu cầu phục vụcủa khách hàng mà không hải nhà quản lý nào cũng nhìn thấy Đồng thời nhân viêncũng cảm thấy họ đang được tôn trọng

Trao quyền cho các nhóm nhân viên trong bộ phận

Quản lý bộ phận lễ tân cần xem xét, phân bổ quyền hạn hợp lý cho các nhómnhân viên trong bộ phận Việc trao quyền cho các nhóm nhân viên sẽ giúp các nhàquản lý giảm bớt gánh nặng công việc, nhân viên sẽ là người trực tiếp giám sát chấtlượng phục vụ tại bộ phận lễ tân, bởi họ là những người thường xuyên tiếp xúc vớikhách Khi có một vấn đề gì đó xảy ra, họ sẽ là người trực tiếp giải quyết, tránh mấtthời gian chờ đợi của khách

c, Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận lễ tân trong kháchsạn

Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận lễ tân trong kháchsạn được thể hiện trong cuốn giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn (Nguyễn

Trang 36

Văn Mạnh & Hoàng Thị Lan Hương 2013) Trong đó, tác giả có nhắc tới 3 ý nghĩachủ yếu sau:

Nâng cao chất lượng phục vụ giúp gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí cho kháchsạn

Nâng cao chất lượng phục vụ sẽ giúp gia tăng lợi nhuận khách sạn Chất lượngphục vụ tốt sẽ giúp khách sạn có thể giữ chân khách hàng, tạo ra những khách hàngquen cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng Nó có tác động to lớn đếnnhiều đối tượng khách muốn trải nghiệm các dịch vụ và sự phục vụ có trong kháchsạn Để có thể lựa chọn tiêu dùng một sản phẩm dịch vụ nào đó, khách hàng thưởng

có xu hướng dựa vào những thông tin có căn cứ, có độ tin cậy cao như thông tintruyền miệng hay những kinh nghiệm của bản thân tích lũy được Chất lượng phục

vụ tốt sẽ tạo thiện cảm cho khách hàng, khiến cho họ có mong muốn trở lại sử dụngdịch vụ của khách sạn, muốn gắn bó dài lâu với khách sạn Bên cạnh đó, việc cóchất lượng phục vụ tốt sẽ khiến khách hàng có đánh giá tốt về khách sạn với nhữngngười thân quen hoặc trên các trang truyền thông khác nhau Điều này tạo chokhách sạn rất nhiều lợi ích như tiết kiệm một khoàn lớn chi phí quảng cáo.marketing

Khi đi vào hoạt động, khách sạn để việc chất lượng phục vụ bị xem nhẹ, bỏqua hoặc công tác quản lý quy trình phục vụ khách hàng yếu kém sẽ khiến sự trảinghiệm của người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ cảm thấy không hài lòng Họ sẽ có

xu hướng chuyển sang tìm kiếm những đối tượng cung cấp khác có thể thỏa mãnnhu cầu khi nhận được sự phục vụ và các dịch vụ tương ứng với số tiền mà chỉ trả.Việc để khách hàng chuyển sang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của các đối thủcạnh tranh sẽ là một bất lợi lớn đối với khách sạn Mặt khác, khách hàng có thểmang những thông tin, những trải nghiệm không tốt lan truyền cho những ngườichưa biết đến khách sạn hoặc chưa từng trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ củakhách sạn Điều đó sẽ làm khách sạn mất đi những khách hàng quen và nhữngkhách hàng tiềm năng và mọi nỗ lực quảng bá, marketing của khách sạn trở nên

võ nghĩa Để cải thiện vấn đề trên, khách sạn sẽ phải chi trả một khoản tiền lớn cho

Trang 37

các hoạt động quảng cáo, các chương trình khuyến mại trong một thời gian dài đểlấy lại thiện cảm của khách hàng.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng phục vụ của khách sạn nói chung và bộ phận

lễ tân nói riêng sẽ giúp cho khách sạn giữ chân được những khách hàng đã đang sửdụng dịch vụ của khách sạn, đồng thời có thêm cơ sở để tạo ra những khách hàngtiềm năng Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho khách sạn, giúp khách sạn giảmđược chi phí quảng cáo, marketing mà vẫn thu hút được khách hàng đến và quaylại Từ đó mang lại lợi nhuận, tăng doanh thu cũng như tạo sự uy tín, thương hiệucủa khách sạn trong lòng khách hàng

Nâng cao chất lượng phục vụ giúp tăng khả năng cạnh tranh và tăng giá bảnmột cách hợp lý trên thị trường

Ngày nay tiêu chỉ chất lượng là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc lựa chọnsản phẩm, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ thì chất lượng luôn luôn là tiêu chi đầu tiên

để khách hàng lựa chọn khi quyết định mua sản phẩm Trong lĩnh vực kinh doanhkhách sạn, khách hàng mua sản phẩm là để thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý Kháchluôn muốn được cung cấp một dịch vụ tốt nhất Chất lượng, đặc biệt là chất lượngphục vụ luôn là tiêu chí hàng đầu để khách lựa chọn giữa những khách sạn có cùngthứ bậc Khách sạn nào cung cấp dịch vụ tốt hơn sẽ thu hút được nhiều khách hànghơn Khách sẵn sàng trả giá cao cho những dịch vụ có chất lượng để có được sửthoải mái Do đó, khách sạn có thể nâng giá sản phẩm của mình cao hơn đối thủ nếusản phẩm của khách sạn luôn đảm bảo chất lượng, mà khách vẫn sẵn sàng mua Mặtkhác, giá cao cũng là lời cam kết ngầm về một sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao,khách hàng sẽ tin tưởng chấp nhận trả giá cao với hy vọng về chất lượng phục vụ sẽnhận được Tuy nhiên, giá cao nhưng phải ở một mức nhất định, phù hợp với dịch

vụ mà khách sạn cung cấp cũng như phù hợp với khả năng chi trả của khách nếukhông khách sạn sẽ thất bại

Nâng cao chất lượng phục vụ giúp giảm chi phí trung gian, chi phí giám sát,các chi phí khác cho khách sạn

Nâng cao chất lượng phục vụ là biện pháp hữu hiệu giúp khách sạn tiết kiệmchi phí kinh doanh Chất lượng phục vụ được đảm bảo sẽ giảm khả năng mắc lỗi

Trang 38

trong quá trình cung cấp dịch vụ của khách sạn ở mức tối đa Từ đó sẽ tối thiểu hoácác hao phí về thời gian, và các chi phi cho hoạt động giám sát trong quá trình cungcấp dịch vụ Giảm các chi phí cho việc sửa chữa các sai sót như: đền bù thiệt hạicho khách, chi phí xử lý phản nàn của khách khiếu nại của khách.

Chất lượng phục vụ cao sẽ giảm các chi phí bất hợp lý về nhân lực Chấtlượng phục vụ luôn được bảo đảm sẽ tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhânviên làm việc trong môi trường này sẽ có nhiều cơ hội học tập, trau dồi kĩ năng Do

đó, nhân viên sẽ có xu hướng gắn bó dài lâu với khách sạn và có mức độ trungthành cao hơn Vì vậy, hệ số lao động sẽ giảm, chi phi phải bỏ ra để tuyển dụngcũng như sắp xếp nhân lực cũng sẽ giảm đi Nhân viên sẽ cảm thấy tự hào khi làmviệc trong một doanh nghiệp uy tín, nhận ra được sự gắn bó chặt chẽ giữa lợi íchcủa bản thân với lợi ích của doanh nghiệp Để có thể khẳng định vị trí cũng nhưthăng tiến trong công việc sẽ giúp nhân viên tự giác hơn trong việc nâng cao trình

độ nghiệp vụ của mình, tự hoàn thiện những thiếu sót mà bản thân mình đang có.Những điều đó, sẽ giúp khách sạn giảm được chi phí đào tạo, chi phi bồi dưỡng, chiphi huấn luyện nhân viên

2.4 QUY TRÌNH PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN LỄ TÂN TRONG KHÁCHSẠN

Theo giáo trình “Nghiệp vụ lễ tân” (Phạm Thị Cúc,2005), tác giả có nhắc đếnquy trình phục vụ của bộ phận lễ tân trong khách sạn như sau:

Bộ phận lễ tân thực hiện các hoạt động phục vụ khách qua nhiều công đoạnkhác nhau Việc thực hiện các bước trong quy trình phục vụ một cách đầy đủ, chínhxác là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời,thể hiện tính chuyên nghiệp cao và đảm bảo tiết kiệm thời gian phục vụ, tăng năngsuất lao động trong khách sạn Điều này không chỉ giúp khách sạn tiết kiệm chi phi

mà còn làm cho khách hàng hài lòng

Tuy nhiên, quy trình phục vụ khách lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:Đối tượng khách mục tiêu của khách sạn: Khách đi theo đoàn hay khách đi lẻ đithông qua tổ chức hay tự đặt phòng, khách đăng ký trước hay khách vãng lai…

Trang 39

Mức yêu cầu về chất lượng dịch vụ của từng khách sạn Thông thường cáckhách sạn có quy mô, thứ hạng khác nhau sẽ đòi hỏi mức tiêu chuẩn khác nhautrong việc phục vụ của nhân viên lễ tân.

Quy trình phục vụ của bộ phận lễ tân có thể khái quát qua 4 giai đoạn như sau:Giai đoạn 1: Nhận đăng ký buồng (Reservation)

Giai đoạn 2: Đón tiếp và làm thủ tục nhập khách sạn (Check – in)

Giai đoạn 3: Phục vụ trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn (Occupancy)Giai đoạn 4: Thanh toán và tiễn khách (Check – out)

Hình 2.1: Quy trình phục vụ của bộ phận lễ tân trong khách sạn

2.4.1 Giai đoạn trước khi khách đến khách sạn

Đây là giai đoạn khách hàng lựa chọn khách sạn để lưu trú và tiến hành đặtbuồng trước Có rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định đến việc lựa chọn địa điểmlưu trú của khách, có thể là: Thông tin quảng cáo khách sạn, lời khuyên của bạn bè -người thân hay ấn tượng tốt đẹp của khách về lần nghỉ trước Bên cạnh đó, việclựa chọn khách sạn của khách còn bị tác động bởi sự thuyết phục của nhân viên đặtphòng

Để tạo được ấn tượng và thiện cảm cho khách đưa ra quyết định đặt buồng,nhân viên đặt phòng cần phải có kỹ năng giao tiếp – bán hàng tốt, nắm vững đặc

Trang 40

điểm giá bán của từng loại buồng và đáp ứng nhanh chóng, linh hoạt các yêu cầuđặt phòng của khách Các thông tin mà nhân viên đặt phòng nhận được trong quátrình nhận đặt buồng là vô cùng cần thiết vì nó sẽ giúp cho khách sạn đưa ra phương

án đón tiếp và phục vụ một cách phù hợp với từng thị trường khách

2.4.2 Giai đoạn khách đến khách sạn

Để thực hiện các thủ tục check-in nhanh và chính xác, nhân viên lễ tân cầnphải chuẩn bị hồ sơ đăng ký trước và phân phòng cho khách Các công việc cụ thểphục vụ khách trong giai đoạn khách đến khách sạn bao gồm:

Khi khách đến khách sạn, nhân viên lễ tân cần niềm nở đón tiếp (welcomedrink) với khách và làm thủ tục nhận buồng cho khách Để tiến hành làm thủ tụcđăng kí khách sạn cho khách, nhân viên lễ tân phải xác định được tình trạng đặtphòng trước của khách:

Nếu khách có đặt phòng trước: Lấy thông tin từ khi khách đặt phòng và hồ sơđăng kí khách đã chuẩn bị trước, điền đầy đủ các thông tin bổ sung cần thiết để làmthủ tục đăng kí khách sạn cho khách và xếp phòng cho khách

Nếu khách không đặt phòng trước: Tìm hiểu nhu cầu của khách, kiểm tra khảnăng đáp ứng của khách sạn, cung cấp thông tin để tiến hành bán sản phẩm chokhách

Tiếp đến, nhân viên lễ tân cần phải giới thiệu, cung cấp đầy đủ thông tin vềdịch vụ và các lưu ý về quy định của khách sạn để khách được biết

Sau khi khách đã lên phòng, nhân viên lễ tân hoàn tất hồ sơ, làm thủ tục khaibáo tạm trú cho khách Bên cạnh đó, nhân viên thu ngân sẽ mở tài khoản cho khách.Với những khách sạn nhỏ, nhân viên lễ tân sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của nhân viênthu ngân

2.4.3 Giai đoạn khách lưu trú tại khách sạn

Trong giai đoạn này nhân viên lễ tân sẽ thường xuyên tiếp xúc với khách đểcung cấp các thông tin, dịch vụ mà khách yêu cầu Vì vậy, nhân viên lễ tân cần phốihợp với các bộ phận khác trong khách sạn nhằm đa dạng hóa sự hài lòng của khách.Nhân viên lễ tân sẽ là người tiếp nhận và giải quyết mọi yêu cầu, phàn nàn củakhách (nếu có)

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w