1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình lắp ráp xe kia soluto bằng phương pháp 4m tại nhà máy thaco kia

85 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình lắp ráp xe Kia Soluto bằng phương pháp 4M tại nhà máy Thaco Kia
Tác giả Bùi Hoàng Sang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Sa
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 4,67 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ THACO CHU LAI TRƯỜNG HẢI (5)
    • 1.1 Tổng quan về công ty cổ phần ô tô Trường Hải (6)
      • 1.1.1 Thông tin chung (6)
        • 1.1.1.1 Công ty (6)
      • 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển (6)
      • 1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty (7)
      • 1.1.4 Các lĩnh vực hoạt động (9)
        • 1.1.4.1 Thaco Auto (9)
        • 1.1.4.2 ThaGrico ( Lĩnh vực nông nghiệp) (12)
        • 1.1.4.3 ThiLogi (lĩnh vực Logistics) (13)
        • 1.1.4.4 ThaDico (lĩnh cực đầu tư – xây dựng) (16)
        • 1.1.4.5 Thiso (lĩnh vực thương mại – điện tử) (18)
        • 1.1.4.6 Thaco Industries (lĩnh vực cơ khí & công nghiệp hỗ trợ) (20)
      • 1.1.4 Mô hình kinh doanh của công ty (22)
    • 1.2 Tổng quan về nhà máy Thaco Kia (22)
      • 1.2.1 Cấu trúc, chức năng, sơ đồ chức danh nhà máy Thaco Kia (26)
        • 1.2.1.1 Cấu trúc (26)
        • 1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ (26)
        • 1.2.1.3 Sơ đồ chức danh nhà máy Thaco Kia (27)
        • 1.2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ (27)
  • Chương 2: Tìm hiểu quy trình 4M Final Session (29)
    • 2.1 Nhân sự (Man) (29)
      • 2.1.1 Layout nhân sự (29)
      • 2.1.2 Cách bố trí nhân sự tại khu vực (29)
    • 2.2 Vật tư (Material) (31)
      • 2.2.1 Chi tiết, bố trí và cách sắp xếp vật tư (31)
      • 2.2.2 Cách kiểm soát sự thay đổi thông số kỹ thuật (34)
        • 2.2.2.1 Lưu đồ (34)
        • 2.2.2.2 Diễn giải (34)
    • 2.3 Máy móc, thiết bị (Machine) (37)
      • 2.3.1 Tìm hiểu các đồ gá, thiết bị và công dụng cụ (37)
      • 2.3.3 Tìm hiểu về các thiết bị kiểm tra chất lượng (41)
        • 2.3.3.1 Quy trình công nghệ kiểm tra và lắp ráp ô tô (41)
        • 2.3.3.2 Lưu đồ tổng quát quy trình kiểm tra chất lượng ô tô xuất xưởng (41)
    • 3.4 Phương pháp làm việc (method) (43)
      • 3.4.1 Tìm hiểu thực tế về layout và lưu dồ dòng chảy tại khu vực (43)
        • 3.4.1.1 Layout khu vực (43)
        • 3.4.1.2 Lưu đồ dòng chảy xưởng lắp ráp (44)
      • 3.4.2 Lưu đồ dòng chảy trạm Final nhà máy Kia (45)
  • CHƯƠNG 3: CHI TIẾT QUY TRÌNH LẮP RÁP TRONG NHÀ MÁY (5)
    • 3.1 Trạm 1 (47)
    • 3.2 Trạm 2 (56)
    • 3.3 Trạm 3 (67)
    • 3.4 Trạm 4 (71)
  • KẾT LUẬN (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

Và em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo của Viện cơ khí, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, những người đã đem lại cho em nhiều kiến thức có ích và bổ trợ trong những năm em học tập tại trường. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo của Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, những người đã luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích em, giúp em hoàn thiện bài luận văn đầy đủ và tốt nhất.

GIỚI THIỆU VỀ THACO CHU LAI TRƯỜNG HẢI

Tổng quan về công ty cổ phần ô tô Trường Hải

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI (TRUONG HAI GROUP) (còn được viết tắt là THACO, mã chứng khoán THA) là một công ty cổ phần được thành lập từ năm 1997 - với khởi điểm là mua bán, sửa chữa xe đã qua sử dụng Năm

2003, hưởng ứng và thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, THACO đã đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam với khởi đầu là sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, THACO hiện là Tập đoàn công nghiệp đa ngành với 6 Tập đoàn thành viên, trong đó THACO AUTO - điều hành toàn bộ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ô tô , THAGRICO - điều hành lĩnh vực Nông nghiệp và cơ giới hóa nông nghiệp.THACO Industries – điều hành lĩnh vực Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ; THADICO – điều hành lĩnh vực Đầu tư xây dựng; THISO – điều hành lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ; THILOGI – điều hành lĩnh vực Giao nhận vận chuyển (Logictics) Các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao Với tầm nhìn trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và Thế giới THACO đang từng bước thực hiện sứ mệnh “Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước”

Về nhân sự: tổng số cán bộ, công nhân viên là 16400 người, trong đó tại Chu Lai là 8800 người

Về vốn: vốn điều lệ là 4145 tỷ VNĐ, vốn chủ sở hữu là 19000 tỷ VNĐ

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1997: Thành lập Công ty TNHH ô tô Trường Hải tại tỉnh Đồng Nai Năm 2001: Bắt đầu lắp ráp các dòng xe tải nhẹ Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai

Năm 2003: Khởi công xây dựng KPH Chu Lai – Trường Hải Khu KTM Chu Lai, Quảng Nam

Năm 2004: Nhà máy SX&LR xe tải, xe bus bắt đầu hoạt động

Năm 2007: đưa vào hoạt động nhà máy SX&LR xe du lịch Thaco Kia Năm 2009: đầu tư nhà máy CNHT: Cơ khí, Gia công Thép & Điện lạnh Năm 2010: Nâng cấp Trung tâm đào tạo thành Trường Cao Đẳng Nghề Chu Lai Trường Hải

Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy xe Bus và xe du lịch Vina Mazda

Năm 2012: Khánh thành Cảng CL-TH Đầu tư Công ty sản xuất xe chuyên dụng SMT (Hàn Quốc)

Năm 2013: Đưa vào hoạt động nhà máy Kính, nhà máy Dây điện & Lắp ráp xe du lịch Peugeot

Năm 2014: Đưa nhà máy sản xuất linh kiện Nhựa đi vào hoạt động

Năm 2015: Đầu tư nhà máy Nhíp ô tô, nhà máy sản xuất ô tô chuyên dụng, xưởng chế biến suất ăn công nghiệp, mở rông nhà máy cơ khí và nhà máy gia công Thép

Năm 2016 đến nay: Bắt đầu chu kỳ đầu tư mới tại Khu phức hợp, thực hiện chiến lược hội nhập Mở rộng KCN Cơ khí ô tô CL-TH; Xây dựng Khu Đô Thị Tam Hiệp (khu dịch vụ và nhà ở cho chuyên gia, công nhân) Xây dựng nhà máy xe Bus mới (12-45 chỗ, 20.000 xe/năm), nhà máy xe tải mới (100.000xe/năm), nhà máy xe du lịch (100.000xe/năm) và nâng cấp toàn diện các nhà máy công nghiệp hỗ trợ

1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

Thaco là thương hiệu Việt mang lại niềm tự hào cho đất nước

Mang lại giá trị cho khách hàng, cho xã hội và cho nền kinh tế Việt Nam

Tạo môi trường làm việc đặc thù và ưu việt để nhân sự phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu hội nhập và đóng góp xây dựng nguồn nhân lực cho đất nước

Với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Thaco không ngừng đầu tư phát triển sức mạnh nội lực, đổi mới tư duy và hành động, nâng chất, nâng tầm của đội ngũ nhân sự Để làm được những điều này, một trong những yếu tố quan trọng để điều hành, quản trị công ty phải kể đến chính là văn hóa Thaco

Luôn quan niệm cán bộ, nhân viên là nguồn lực quan trọng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững, văn hóa Thaco hướng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân sự có ý chí mạnh mẽ; thái độ làm việc tích cực; tính sáng tạo cao và ý thức trau dồi năng lực chuyên môn trong môi trường kỷ luật, đóng góp vào sự phát triển của công ty, qua đó trở thành người hữu ích của xã hội, đất nước

Với những đặc thù của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đòi hỏi chất lượng và tầm nhìn về sự phát triển bền vững, Thaco lấy kỷ luật làm nền tảng, định hướng để xây dựng văn hóa Theo đó, công ty đề cao và tập trung nâng cao ý thức kỷ luật, hành động kỷ luật, con người kỷ luật trong đội ngũ nhân sự THACO Để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao ý thức tác phong công nghiệp, THACO đề ra các chuẩn mực ứng xử thể hiện đặc trưng văn hóa là: Tôn trọng - Trung thực - Trách nhiệm - Tận Tâm - Thân thiện

Việc định hướng các ứng xử tại Thaco theo tính kỷ luật được hướng dẫn cụ thể bằng các tiêu chuẩn của nguyên tắc 8T: Tận tâm – Trung thực - Trí tuệ - Tự tin – Tôn trọng – Trung tín – Tận tình – Thuận tiện 8 yếu tố này liên kết, lồng ghép vào nhau linh hoạt trong mỗi ứng xử và mọi hoạt động của Thaco, con người Thaco

Bên cạnh tính kỷ luật, văn hóa Thaco còn đề cao tính nhân văn “đóng góp, cống hiến cho xã hội” thông qua sản phẩm và dịch vụ, luôn thể hiện “trách nhiệm với xã hội” Trong những năm qua, “Tiêu chí 8 chữ T” đóng vai trò cốt lõi trong Văn hóa Thaco mà mỗi CBNV hướng đến, góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu của Thaco, tiêu biểu cho nền công nghiệp của đất nước Đồng thời, công ty tạo môi trường làm việc đặc thù và ưu việt để nhân sự phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Văn hóa Thaco thể hiện tính đại diện của một doanh nghiệp không chỉ ở sản phẩm hay thương hiệu, mà còn thể hiện ở mỗi nhân sự thông qua cách ứng xử của mình trong công việc và đời sống hàng ngày, với phương châm “mỗi nhân sự là một đại sứ thương hiệu”

1.1.4 Các lĩnh vực hoạt động

Thaco Auto là ngành nghề chính yếu và chủ lực của Thaco trong suốt hơn hai thập kỷ phát triển Sau tái cấu trúc vào năm 2021, Thaco Auto hoạt động theo mô hình tập đoàn (Sub-Holding) phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy Mô hình kinh doanh được thiết lập theo chuỗi giá trị từ Sản xuất (tại Chu Lai) đến Kinh doanh (Phân phối và Bán lẻ) bao gồm các chủng loại xe từ xe du lịch đến xe bus, xe tải, xe chuyên dụng thuộc thương hiệu ô tô quốc tế (KIA, Mazda, Peugeot, BMW; Foton, Mitsubishi Fuso), thương hiệu Thaco (Thaco Bus) và hệ thống bán lẻ ô tô hơn 383 showroom/ xưởng dịch vụ ủy quyền chính hãng, các thương hiệu trải dài trên khắp cả nước

Tầm nhìn: Tập Đoàn Sản Xuất – Kinh Doanh Ô Tô, Phát Triển Bền Vững, Hội Nhập Khu Vực Và Thế Giới

Sứ mệnh: Mang lại giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm và dịch vụ với tinh thần tận tâm phục vụ

Sản xuất: Thaco Auto là tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu Tổ hợp Sản xuất lắp ráp Ô tô được đặt tại KCN Thaco Chu Lai, bao gồm 7 nhà máy được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp… với hệ thống máy móc tự động, ứng dụng số hóa trong quản trị sản xuất

Hình 1.1: Các hãng xe của Thaco Auto

R&D: Trung tâm R&D được đầu tư các phần mềm thiết kế hiện đại để nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm như bộ phần mềm thiết kế tổng thể Catia V6, phần mềm mô phỏng khí động học HyperWorks, phần mềm Teamcenter…; đồng thời đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến như máy Scan 3D, thiết bị đo độ rung, độ ồn, cầu nâng cân bằng (Nhà máy Bus THACO); máy đo gia tốc phanh, camera hồng ngoại…

Tổng quan về nhà máy Thaco Kia

Thực hiện chiến lược đầu tư mới và nâng cấp các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, Nhà máy Thaco Kia được đầu tư nâng cấp với sự tư vấn giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ các kỹ sư, chuyên gia của Tập đoàn KIA Motors – Hàn Quốc và chính thức được đưa vào hoạt động từ tháng

9/2019 Nhà máy có công suất 50.000xe/năm, diện tích 31 hecta với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng

Nhà máy được trang bị các dây chuyền sản xuất công nghệ mới nhất theo hướng tự động hóa và quản trị trên nền tảng số hóa, gồm:

Dây chuyền hàn: Với các dây chuyền hàn chuyên biệt cho từng mẫu xe

(Kia Morning, Kia Soluto, Kia Cerato, Kia Optima, Kia Rondo, Kia Sorento, Kia Sedona…) được trang bị hệ thống vận chuyển body tự động và thiết bị định vị các vị trí hàn nhằm đảm bảo độ chính xác và chất lượng theo tiêu chuẩn của KIA Motors toàn cầu

Hình 1.7: Tổng quan dây chuyền hàn tại nhà máy Thaco Kia

Dây chuyền sơn: Gồm dây chuyền sơn tĩnh điện ED vận hành tự động, được trang bị hệ thống kiểm soát thông số kỹ thuật hiện đại và dây chuyền sơn màu sử dụng công nghệ sơn mới (wet on wet) với hệ thống cấp sơn tự động, đáp ứng yêu cầu đa dạng về các màu sơn theo yêu cầu của khách hàng

Hình 1.8: dây chuyền sơn tĩnh điện PT/ED

Dây chuyền lắp ráp: Đầu tư mới toàn bộ dây chuyền lắp ráp (từ lắp ráp nội thất, lắp ráp khung gầm, lắp ráp hoàn thiện) với băng chuyền tự động và xe tự hành (AGV) cấp phát vật tư, linh kiện đến các vị trí lắp ráp một cách đồng bộ

Hình 1.9: Dây chuyền lắp ráp hoàn thiện xe

Dây chuyền kiểm định: Với các thiết bị kiểm tra xe hiện đại: hệ thống kiểm tra đèn pha tự động, hệ thống kiểm tra lực phanh tĩnh Sản phẩm trước khi xuất xưởng được kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn KIA Motors toàn cầu và kiểm tra trên đường thử có chiều dài 2,4 km mô phỏng đầy đủ các địa hình thực tế, đáp ứng các quy định hiện hành

Hình 1.10: Trạm căn chỉnh góc đặt bánh xe, đèn pha

Cùng với nâng cấp dây chuyền sản xuất, nhà máy Thaco Kia cũng đầu xây dựng showroom trưng bày xe theo tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu KIA

Motors toàn cầu SI 2.0 (Space Indentity 2.0) và sân vườn có diện tích 1,5 ha với tiểu cảnh bên trong khuôn viên nhà máy, hài hòa với quy hoạch tổng thể của Khu công nghiệp THACO Chu Lai nhằm tạo không gian làm việc xanh sạch và thân thiện với môi trường Tháng 10/2021, nhà máy đã nâng cấp showroom trưng bày xe theo nhận diện thương hiệu mới Dự kiến đầu năm 2022 sẽ nâng cấp xưởng sơn nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng

Nhà máy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế IATF 16949, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, đáp ứng điều kiện xuất khẩu sang các nước khu vực ASEAN

Trên dây chuyền sản xuất tự động kết nối với hệ thống điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, nhà máy sản xuất đầy đủ các phân khúc sản phẩm xe du lịch Kia có chất lượng tương đương với xe Kia được sản xuất tại Hàn Quốc, gồm: Kia Morning, Kia Soluto, Kia Seltos, Kia Rondo, Kia Sorento, Kia Sedona, Kia K3, Kia Carnival Trong thời gian tới, nhà máy dự kiến sản xuất thêm các dòng xe mới đáp ứng đa dạng hóa các nhu cầu của khách hàng Đây cũng là nhà máy sản xuất để xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN theo chiến lược của Kia Motor Hiện nay, các sản phẩm của nhà máy đã được xuất khẩu sang Thái Lan, Myanmar

Hình 1.11: Tổng quan showroom KIA Motor

1.2.1 Cấu trúc, chức năng, sơ đồ chức danh nhà máy Thaco Kia

Kiểm định Kho vật tư Xưởng Hàn Xưởng Sơn Xưởng

Sản xuất Sản xuất theo quy trình đảm bảo năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu bán hàng

Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất lắp ráp từ đối tác Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất Tổ chức sản xuất hàng loạt theo hồ sơ kỹ thuật sản phẩm, quản lý và kiểm soát chất lượng sản phần theo tiêu chuẩn kỹ thuật

Kiểm soát đặt hàng linh kiện, lập và quản trị kế hoạch sản xuất – giao xe theo đặt hàng của công ty PP, quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phảm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của NHÀ MÁY, quản lý nhân sự, thực hiện các nghiệp vụ hành chính (ATLĐ, PCCN, Môi trường,…)

1.2.1.3 Sơ đồ chức danh nhà máy Thaco Kia

TP thiết kế kỹ thuật TP QLCL TP Kiểm định QĐ Kho vật tư QĐ Xưởng

CT kiểm tra tĩnh kiểm tra động CT

CT Lắp ráp nội thất

CT Lắp ráp khung gầm

CT Lắp ráp hoàn thiện

PQĐ X.LR PT LR nội thất, KG

PQĐ X.LR PT LR hoàn thiện

CT Soạn & cấp linh kiện

CT Nhận & cấp linh kiện

Trực tiếp điều hành hoạt động SXKD của NM theo ủy quyền và qui định của pháp luật Điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhà máy bao gồm: Đảm bảo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng các nguồn lực Ứng dụng công nghệ và đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đáp ứng điều hành sản xuất – kinh doanh tại nhà máy

Kiểm soát cấu trúc giá sản phẩm, kiểm soát chi phí sản xuất đảm bảo lợi nhuận, sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn vốn

Xây dựng cấu trúc, thiết lập hệ thống quy định, quy trình hoạt động của Nhà máy; Định biên nhân sự phù hợp với thực tiễn SXKD; Tổ chức tuyển dụng, đào tạo – huấn luyện và phát triển nhân sự

Phó giám đốc sản xuất

Quản lý và điều hành hoạt động sản xuất:

Kiểm soát sự tuân thủ các quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành, bảo trì MMTB nhằm đảm bảo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng các nguồn lực Đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề và đa kỹ năng cho nhân sự trực tiếp sản xuất

Kiểm soát và quản trị chi phí sản xuất, tồn kho.Triển khai xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát hoạt động sản xuất và đảm bảo công tác ATLĐ, PCCN, Môi trường…

Phó giám đốc kỹ thuật

Quản lý và điều hành các hoạt động: kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật dự án, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản trị chi phí đầu tư dự án

Tìm hiểu quy trình 4M Final Session

Nhân sự (Man)

2.1.2 Cách bố trí nhân sự tại khu vực

 Chuyền lắp ráp hoàn thiện

Dây chuyền lắp ráp Final được chia thành 2 phần gồm

Từ Final 1 đến Final 5 gồm có 18 công nhân dưới sự giám sát của 1 tổ trưởng lắp ráp phụ trách những công việc hoàn thiện ngoại thất xe gồm: từ Final

1 đến Final 4 lắp ráp Ecu, bình điện, tựa tay, các cụm két nước và cụm cản trước Công nhân ở mỗi trạm được trang bị đồ nghề, dụng cụ thay hỗ trợ thay phiên nhau để hoàn thành công việc được giao Ở Final 5 là lắp ráp kính chắn gió trước sau, công nhân được phân thành 2 nhóm cố định Nhóm 1 gồm 2 người phụ trách tra keo kính bằng máy bắn keo kính ở bàn đựng kính, nhóm còn lại gồm 2 người phụ trách tra keo hết toàn bộ xung quanh viền đặt kính và nhận kính từ nhóm 1 để tiến hành ráp kính vào xe

Hình 2.1: Máy bắn keo kính Graco

Từ Final 6 đến Final 14 gồm 20 công nhân và 1 tổ trưởng chuyền lắp ráp phụ trách mảng hoàn thiện nội thất, cửa xe, châm dầu thắng, nước làm mát, nhiên liệu, chỉnh sửa các khe hở, độ phẳng cho xe trước khi qua trạm kiểm định

Chuyền Hoàn thiện Nhân sự hiện tại 30 Nhân sự bổ sung 8

Chuyền lắp ráp cửa nằm tách biệt với dây chuyền lắp ráp, cửa xe được hanger đưa tới từ Trim 2 được lắp ráp hoàn thiện ở đây Cuối cùng được hanger treo vận chuyển tới trạm Final 10 đúng chính xác với xe đã tháo ở Trim 2 Được phụ trách bởi 18 công nhân được phân công cố định từng trạm và 1 tổ trưởng.

Vật tư (Material)

2.2.1 Chi tiết, bố trí và cách sắp xếp vật tư Để quá trình lắp ráp và hoàn thiện một chiếc xe một cách nhanh chóng và chính xác, việc bố trí, sắp xếp các vật tư đủ và đúng theo quy trình là một việc vô cùng quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, tiến độ làm việc của công nhân trong dây chuyền Công việc của một kỹ sư giám sát dây chuyền là đảm bảo dây chuyền luôn được vận hành trơn tru và hiệu quả

Dưới đây là chi tiết cách bố trí và sắp xếp vật tư xe Kia Soluto từng trạm trong dây chuyền lắp ráp

Chuyền Hoàn thiện Nhân sự hiện tại 15 Nhân sự bổ sung 3

Trạm Vật tư SL/Kệ

Final 1 -ốp che khoang bánh sau

-Ống gió sau -Kẹp bình điện -Tấm chống nóng bình điện

-Ốp hông tựa tay -Ốp gió sau số 1 -Pát tựa tay sau -Cần thắng tay -Ốp chân thắng tay -Nắp đậy bơm nhiên liệu

-Két nước tổng thành -Đèn trần

-ốp hông cốp (RH/LH) -Tappi cốp

-Bầu E -Gương chiếu hậu trong xe -Ron kính gió

-Ốp che cảm biến gạt mưa

-Ốp nhựa sau chân ghế -Motor cần gạt nước -Tụ điện cấp ghế

-Ron body cửa, cốp -Hộp đồ nghề -Ô quay lốp dự phòng -Ốc ghết cốp sau -Tấm lót khoang hành lý

-Vô lăng -Túi khí tài -Lót cốp -Nẹp trang trí gò má -Nẹp dọc chân cửa -Sổ bảo hành

-Gas lạnh -Nước làm mát -dầu thắng/trợ lực lái

-Ốp giàn chuyền gạt nước

-Chống nóng capo -Gạt mưa

2.2.2 Cách kiểm soát sự thay đổi thông số kỹ thuật

Bước Lưu đồ Trách nhiệm Biểu mẫu/ Tài liệu

P Quản lý đặt hàng linh kiện ô tô

2 Phòng kỹ thuật QT.THKM.KYTH/06-BM02

3 Phòng kỹ thuật QT.THKM.KYTH/06-BM01

P Quản lý chất lượng Xưởng sản xuất

P Quản lý chất lượng Xưởng sản xuất

7 Phòng kỹ thuật QT.THKM.KYTH/06-BM01

Bảng 2.1: Lưu đồ thay đổi kỹ thuật EO

Bước 1 Tiếp nhận thông tin thay đổi

Thông tin thay đổi từ NCC CKD

Lưu hồ sơ thay đổi kỹ thuật EO

Cập nhật và phân loại thông tin

Chuẩn bị tài liệu và xác nhận thời điểm áp dụng

Khi có sự thay đổi kỹ thuật của từng dòng xe, người đại diện của KIA Corp sẽ gửi thông báo tất cả thay đổi này cho THKM thông qua người đại diện của THKM qua E-mail

Thông tin này sẽ được chuyển cho chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ các phân xưởng chịu trách nhiệm quản lý thay đổi EO

Bước 2 Cập nhật và phân loại thông tin

Sau khi đã nhận thông báo thay đổi kỹ thuật từ nhà cung cấp KIA Corp Chuyên viên phòng kỹ thuật sẽ phân tích loại thay đổi và phân loại thông tin thay đổi kỹ thuật cho từng xưởng sản xuất Chuyên viên phòng kỹ thuật sẽ bổ sung thông tin thay đổi vào biểu mẫu tổng hợp thay đổi kỹ thuật

Bước 3 Chuẩn bị tài liệu và xác nhận thời điểm áp dụng

Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ các phân xưởng có trách nhiệm phối hợp với nhau dịch tài liệu thay đổi và chuẩn bị các tài liệu và thiết bị sau:

STT Tên tài liệu, thiết bị

Chịu trách nhiệm Thời gian hoàn thành Tài liệu/ biểu mẫu sử dụng

1 Thông báo thay đổi kỹ thuật EO Kỹ thuật Xưởng Trước ngày áo dụng 7 ngày

2 Hướng dẫn công việc Kỹ thuật Xưởng

Trước 3 ngày làm việc kể từ khi nhận thông tin

Dùng biểu mẫu nhà cung cấp và sang tiếng Việt

(nếu có) Kỹ thuật Xưởng

Trước 3 ngày làm việc kể từ khi nhận thông tin

Dùng biểu mẫu nhà cung cấp và sang tiếng Việt

4 Thay đổi thiết bị Kỹ thuật Xưởng Trước ngày áp dụng 3 ngày

Khi thay đổi phải tuân thủ theo quy trình quản lý thiết bị, dụng cụ sản xuất, bảo trì, sửa chữa thiết bị

Bảng 2.2: Quy trình chuẩn bị tài liệu

Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ các phân xưởng phải thường xuyên cập nhật và đối chiếu thông tin hàng về và kế hoạch sản xuất để xác định thời điểm áp dụng cho các thay đổi EO trên dây chuyền sản xuất và ghi rõ thời gian áp dụng vào biểu mẫu

Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ các phân xưởng có trách nhiệm tổng hợp tất cả các tài liệu nêu ở bước 3 và trình Ban lãnh đạo để phê duyệt

Ban lãnh đạo công ty kiểm tra các tài liệu trên

Nếu đạt thì tiến hành ký duyệt

Nếu không đạt thì trả lại tài liệu cho kỹ thuật xưởng và ghi rõ nguyên nhân

Bước 5 Ban hành áp dụng

Trước thời điểm áp dụng từ 1-3 ngày làm việc, chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ các phân xưởng có trách nhiệm triệu tập cuộc họp bao gồm:

Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ các phân xưởng

Trưởng phòng Quản lý Chất lượng (hoặc người ủy quyền)

Quản đốc xưởng sản xuất (hoặc người ủy quyền)

Nội dụng của cuộc họp bao gồm:

Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ các phân xưởng giải thích nội dung trong các tài liệu ở bước 4.2.3

Phân phối các tài liệu đã nêu ở bước 4.2.3 (các bộ phận nhận và ký xác nhận vào biểu mẫu)

Bàn giao tài liệu cho xưởng sản xuất

Quản đốc xưởng sản xuất, Trưởng phòng quản lý chất lượng có trách nhiệm:

Thu hồi và hủy các hướng dẫn công việc trước khi thay đổi

Cập nhật các tài liệu thay đổi đã được phân phối

Hướng dẫn cho người trực tiếp sử dụng các tài liệu nêu trên

Tiến hành áp dụng: Đối với sản phẩm đầu tiên áp dụng sự thay đổi Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ các phân xưởng có trách nhiệm kiểm tra thực hiện và hỗ trợ cho người trực tiếp áp dụng để đảm bảo việc thực hiện thay đổi được tuân thủ và đúng yêu cầu Nếu có vấn đề phát sinh phải báo cáo cho Trưởng phòng Kỹ thuật và Ban lãnh đạo biết để giải quyết

Thông tin về sự thay đổi

Phòng Quản lý chất lượng lưu thông tin và cung cấp cho bộ phận dịch vụ sau bán hàng để thay thế linh kiện phụ tùng phù hợp

P.QLCL kiểm tra lại tất cả các thông tin trong thông báo thay đổi kỹ thuật

Nếu không đạt thì phản hồi cho P Kỹ thuật kiểm tra thông tin và sau đó phản hồi cho P Quản lý đặt hàng linh kiện ô tô để phản hồi với nhà cung cấp linh kiện CKD

NCC linh kiện CKD xác nhận thông tin và phản hồi lại cho P Quản lý đặt hàng linh kiện ô tô và P Kỹ thuật

P Kỹ thuật kiểm tra, trình duyệt và ban hành lại cho các bộ phận/ xưởng Thực hiện lặp lại trình tự quản lý sự thay đổi kỹ thuật.

Máy móc, thiết bị (Machine)

2.3.1 Tìm hiểu các đồ gá, thiết bị và công dụng cụ Để công việc thuận lợi và chính xác hơn, nhà máy lắp ráp Thaco Kia đã cho lắp một loạt các thiết bị, đồ gá hỗ trợ cho công nhân trong công việc từ các băng chuyền tự động, các AGV cấp vật tư tự động cho đến các dụng cụ cầm tay (súng bắn hơi, cần siết lực,…), đồ bảo hộ lao động (bao tay, nón bảo hộ,…) Để đảm bảo năng suất cũng như đạt chất lượng tốt nhất trong công việc, Thaco Kia đã đầu tư nhập khẩu hàng loạt các thiết bị, đồ gá, dụng cụ hiện đại

Trang 33 đến từ các thương hiệu lớn trong và ngoài nước Bên cạnh đó, Thaco Kia cũng bắt tay vào thiết kế, sản xuất riêng các thiết bị để phục vụ trong công việc

DANH MỤC THIẾT BỊ XƯỞNG LẮP RÁP

STT Chuyền Tên thiết bị Nhãn hiệu

Băng chuyền cáp ghế Công ty

3 Máy bắn keo kính chắn gió, kính lưng Graco Mỹ 1

4 Bàn bắn keo kính chắn gió Thaco

5 Máy châm dầu thắng và nước làm mát Jaeil Hàn Quốc 2 2007

6 Máy châm dầu trợ lực tay lái Jaeil Hàn Quốc 1 2010

7 Máy sạc gas lạnh Heshbon Hàn Quốc 2 2007

8 Máy châm nước rửa kính Thaco

9 Tay máy lắp cửa (L-R) Dalmee Ý 2 50KG 2016

10 Cây xăng dầu Seen Việt Nam 1 2007

11 Dây chuyền lắp cửa rời Công ty

13 Cầu nâng 2 trụ Heshbon Hàn Quốc 11

14 Máy R-scan KMC Hản Quốc

16 Bộ sạc AGV cấp vật tư 7 2019

17 SUB CỬA Lifter Sub cửa 6 2019

19 Hệ thống động cơ dẫn 1 2019

2.3.2 Một số hình ảnh các thiết bị trong xưởng

Hình 2.2: Băng truyền lắp ráp ghế

Nệm ghế được sản xuất trên dây chuyền tự động với bàn xoay, máy phun foam công nghệ mới nhất từ Ý; nệm thành phẩm được kiểm tra độ cứng, độ đàn hồi bằng máy kiểm tra chuyên dụng nhập khẩu từ Mỹ Công đoạn lắp ráp hoàn thiện sản phẩm ghế được thực hiện trên băng chuyền tự động, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Hình 2.3: Hanger nâng body xe và AGV cung cấp động cơ

Dây chuyền lắp ráp động cơ được đặt tách biệt với dây chuyền lắp ráp body xe Sau khi được lắp ráp hoàn thiện động cơ được đặt lên AGV và được đưa tự động vào đúng vị trí dưới body xe ở trạm Chassis

Hình 2.4: Tay máy ráp cửa Ở trạm Final 10, sau khi được lắp ráp hoàn thiện cửa xe được Hanger đưa vào dây chuyền lắp ráp Tay máy ráp cửa thực hiện vai trò nâng cửa và đưa cửa vào đúng vị trí thân xe dưới sự điều khiển của công nhân

Hình 2.5: Máy sạc gas lạnh Heshbon

Gas lạnh được sạc tự động với liều lượng chính xác theo nhà sản xuất đưa ra Công nhân tiến hành sạc gas lạnh dưới sự giám sát của tô trưởng chuyền, công việc này thực hiện ở trạm Final 9

2.3.3 Tìm hiểu về các thiết bị kiểm tra chất lượng

2.3.3.1 Quy trình công nghệ kiểm tra và lắp ráp ô tô

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn, từ Quy trình kiểm tra vật tư đầu vào tại Kho vật tư, đến các Quy định, quy trình kiểm tra trong các Xưởng Hàn, Xưởng Sơn, Xưởng Lắp ráp, Xưởng Kiểm định trước khi xuất xưởng bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm ô tô sản xuất, lắp ráp

2.3.3.2 Lưu đồ tổng quát quy trình kiểm tra chất lượng ô tô xuất xưởng

Bước 1: Nhận xe từ xưởng Lắp ráp

Bước 2÷10: Kiểm tra xe trên thiết bị

Kiểm tra chỉnh sửa: Trong quá trình kiểm tra có hạng mục không đạt thì nhân viên kiểm tra thiết bị sẽ ghi lỗi vào trong phần các nội dung lỗi của phiếu kiểm tra xe trên thiết bị (Biểu mẫu theo phụ lục), sau đó nhân viên của kiểm định sẽ chỉnh sửa tại chỗ và ghi rõ họ tên vào biểu mẫu sau khi làm xong Nhân viên kiểm tra thiết bị kiểm tra lại, đạt thì lưu in kết quả và đóng dấu QC PASS vào phiếu kiểm soát chất lượng xuất xưởng

Hình 2.6: Thiết bị kiểm tra đèn pha

Bước 11: Kiểm tra nội-ngoại thất, máy gầm

Kiểm tra chỉnh sửa: Nhân viên Kiểm định phản hồi với bộ phận QLCL nếu chất lượng sản phẩm không đảm bảo Nhân viên sửa chữa lại của Bộ phận hoàn thiện sẽ sửa lỗi, sau khi sửa xong nhân viên sửa chữa lại ký, ghi rõ họ tên, xác nhận lỗi đã hoàn thiện vào hồ sơ kiểm tra Nhân viên kiểm tra nội-ngoại thất, máy gầm kiểm tra lại, đạt thì đóng dấu QC PASS vào phiếu kiểm soát chất lượng xuất xưởng

Hình 2.7: Trạm kiểm tra gầm

Bước 12: Kiểm tra xe trên đường thử

Kiểm tra chỉnh sửa: Nhân viên sửa chữa lại của Bộ phận hoàn thiện sẽ khắc phục lỗi đường thử Sau khi làm lỗi xong nhân viên ký tên xác nhận lỗi đã hoàn thiện vào biểu mẫu, nhân viên lái xe đường thử kiểm tra lại, nếu đạt thì tiến hành đóng dấu QC PASS vào phiếu kiểm soát chất lượng xuất xưởng

Hình 2.8: Đường thử tại Thaco Chu Lai

Bước 13: Kiểm tra độ kín nước

Kiểm tra chỉnh sửa: Nhân viên sửa chữa lại của Bộ phận hoàn thiện sẽ khắc phục các lỗi vào nước Sau đó nhân viên kiểm tra độ kín nước sẽ kiểm tra lại, đạt thì đóng dấu QC PASS vào phiếu kiểm soát chất lượng xuất xưởng

Bước 14: Bàn giao xe Bộ phận dọn hoàn thiện

Bước 15: PDI, giao xe Logistics.

CHI TIẾT QUY TRÌNH LẮP RÁP TRONG NHÀ MÁY

Trạm 1

1 Ráp nút nhận đệm cửa sau

Hình 3.1: Nút nhận đệm cửa sau

Quy trình: Cố định nút nhận đệm cửa sau bằng cao su vào cửa sau hoàn toàn, chắc chắn

2 Ráp đệm bắn vít trong cửa sau

Quy trình: Cố định đệm trên mảng tôn trong cửa

3 Cố định bắn vít vào bên trong mảng tôn cửa

Hình 3.3: Vị trí ráp bắn vít

Quy trình: Cố định đệm bắt vít để ráp tay nắm cửa bên trong

4 Lắp miếng đệm vào mâm cửa sau

Quy trình: Công nhân tiến hành lắp đệm vào mâm cửa chắc chắn

Lưu ý: Phải lắp chắc chắn, nếu không tiếng ồn của loa sẽ gây nhiễu

5 Dán keo Butyl vào mảng bên trong cửa

Quy trình: Cố định keo vào mảng tôn cửa

Tháo keo Butyl và dán chắc chắc vào mảng tôn cửa

Lưu ý: Cẩn thận không để keo bị xoăn, không đậy vật tư nội thất lên, keo Butyl phải được áp dụng dọc theo dây chuyền keo

6 Gắn vòng đệm dây điện cửa sau

Quy trình: Đầu tiên phải kéo dây điện xuyên qua mâm cửa

Tiến hành cố định vòng đệm dây điện mâm cửa

Hình 3.6: mũi tên của vòng đệm Hình 3.7: Vòng đệm dây điện

Lưu ý: Phải đảm bảo chắc chắn không có khe hở giữa vòng đệm dây điện và mâm cửa, để tránh rò rỉ nước vào trong

Phải kiểm tra mũi tên của vòng đệm trước khi tiến hành cố định, đảm bảo dây điện không bị hở trước khi cố định

7 Gắn kẹp dây điện vào mâm cửa và cho chốt cửa sau

Hình 3.8: Mâm cửa Hình 3.9: Chốt cửa

Quy trình: Tiến hành sắp xếp vào cố định kẹp vào dây điện (số lượng 3 kẹp) và chốt cửa (số lượng 2 kẹp)

Lưu ý: Kiểm tra tiếng click khi gắn kẹp

8 Gắn kẹp cho motor cửa sau

Hình 3.10: Vị trí đặt motor

Lưu ý: Cố định kẹp chắc chắn, kiểm tra tiếng click khi gắn kẹp

9 Ráp ron viền khung cửa

Hình 3.11: Keo butyl ở ron viền Hình 3.12: Kẹp cố định ron viền

Quy trình: Xác định vị trí ráp ron, gắn ron vào khung cửa và khung trụ B, cố định ron cửa chắc chắn bằng kẹp

Tiến hành tháo bỏ lớp keo butyl có trên ron, dán chắc chắn ron viền vào khung cửa, tiếp tục cố định ron bằng kẹp lại chắc chắn

Lưu ý: Để tránh tiếng ồn cửa gió và rỉ nước, ron viền phải được cố định vào khung chắc chắn, kiểm tra đảm bảo có tiếng click khi gắn kẹp

10 Ráp rãnh kính cửa sau phải

Quy trình: Đặt rãnh kính cửa vào đúng vị trí (a), (b)

Tiến hành chèn rãnh kính vào góc khung xương cửa

Lưu ý: Đảm bảo rãnh kính được cố định chắc chắc vào góc khung xương, cẩn thận không để rãnh kính bị xoăn khi chèn

11 Ráp nút nhận đệm cửa trước

Quy trình: Cố định nút nhận đệm cửa bằng cao su vào mảng cửa trước hoàn toàn, chắc chắn

12 Dán tấm chống ồn vào tappi trong cửa trước

Quy trình: Tháo keo trên miếng dán chống ồn, tiến hành dán miếng chống ồn vào đúng vị trí tappi bên trong cửa trước

Lưu ý: Dán cẩn thận, chắc chắn không bị hở

13 Ráp đệm bắn vít vào mảng trước cửa trước

Quy trình: Cố định đệm bắn bít vào lỗ trên mảng tôn cửa hoàn toàn

14 Cố định đệm vào mảng bên trong cửa trước

Hình 3.17: Vị trí ráp đệm

Quy trình: Đầu tiên cần xác định vị trí ráp đệm (vị trí “A”)

Tiến hành cố định đệm bắn vít vào vị trí đã xác định để chuẩn bị ráp chụp tay nắm bên trong cửa

Lưu ý: Cố định chắc chắn

15 Lắp miếng đệm vào mâm cửa trước

Quy trình:Xác định vị trí mâm cửa, tiến hành lắp miếng đệm vào mâm cửa chắc chắn

Lưu ý: Để tránh hiện tượng tiếng ồn của loa gây nhiễu miếng đệm cần được lắp chắc chắn

16 Dán keo Butyl vào của trước

Hình 3.19: Keo butyl cửa trước

Quy trình: Đặt miếng dán keo butyl vào mảng tôn cửa trước, tiến hành dán keo vào đúng vị trí đã đặt trước đó

Lưu ý: Cẩn thận không để keo bị xoăn, không đậy vật tư nội thất lên, keo butyl phải được dán dọc theo dây chuyền keo một cách cẩn thận

17 Gắn vòng đệm dây điện cửa sau

Quy trình: Đầu tiên phải kéo dây điện xuyên qua mâm cửa

Tiến hành cố định vòng đệm dây điện mâm cửa

Hình 3.20: mũi tên của vòng đệm Hình 3.21: Vòng đệm dây điện

Lưu ý: Phải đảm bảo chắc chắn không có khe hở giữa vòng đệm dây điện và mâm cửa, để tránh rò rỉ nước vào trong

Phải kiểm tra mũi tên của vòng đệm trước khi tiến hành cố định, đảm bảo dây điện không bị hở trước khi cố định

18 Gắn kẹp cho dây điện cửa trước và cho dây điện chốt cửa trước

Quy trình: Cố định chắc chắn kẹp vào dây điện cửa trước (3 kẹp) và vào chốt cửa trước (2 kẹp)

Hình 3.22: Dây điện cửa trước Hình 3.23: Dây điện chốt cửa Lưu ý: Kiểm tra tiếng click khi gắn kẹp vào dây điện

19 Gắn kẹp cho motor cửa

Hình 3.24: Vị trí gắn kẹp

Quy trình: Cố định kẹp chắn chắn, kiểm tra tiếng click khi gắn kẹp

20 Ráp ron viền khung cửa trước

Hình 3.25: Ron viền cửa Hình 3.26: Kẹp cố định ron viền

Quy trình: Xác định vị trí ráp ron, gắn ron vào khung cửa và khung trụ B, cố định ron cửa chắc chắn bằng kẹp

Tiến hành tháo bỏ lớp keo butyl có trên ron, dán chắc chắn ron viền vào khung cửa, tiếp tục cố định ron bằng kẹp lại chắc chắn

Lưu ý: Để tránh tiếng ồn cửa gió và rỉ nước, ron viền phải được cố định vào khung chắc chắn, kiểm tra đảm bảo có tiếng click khi gắn kẹp

21 Ráp rãnh kính cửa trước

Hình 3.27: Rãnh kính cửa trước

Quy trình: Đặt rãnh kính cửa vào đúng vị trí (a),(b), sau đó tiến hành chèn rãnh kính cửa vào góc khung xương cửa trước

Lưu ý: Cố định chắc chắn kính vào góc khung xương, cẩn thận không để rãnh kính bị xoăn.

Trạm 2

Bao gồm các công việc sau:

Quy trình: Đầu tiên cần phải xác định vị trí ráp ghết, đặt ghết cửa sau vào vị trí lỗ trên mảng tôn cửa

Dùng súng lực bắn bu lông vào lỗ trên mảng tôn cửa Cuối cùng kiểm tra, siết chặt bu lông bằng cần siết lực lại theo thông số chuẩn của hãng đưa ra

Lưu ý: Lực siết bu lông 0.7~1.1 Kgf.m, cẩn thận không để trầy xung quanh trụ “B”

2 Ráp đế tay nắm cửa ngoài sau phải

Hình 3.29: Vị trí ráp đế tay nắm cửa

Quy trình: Cố định đế bắt tay nắm cửa vào đế tay nằm ngoài cửa sau Sau đó tiến hành cố định đế nắm tay ngoài vào mảng tôn cửa bằng bu lông

Tiếp theo dùng súng lực để bắn một lực vừa đủ chặt bu lông Cuối cùng kiểm tra, siết lực bu lông bằng cần siết lựu lại theo thông số tiêu chuẩn đã đề ra Lưu ý: Lực siết bu lông từ 0.4~0.6 Kgf.m, khi cố định tay nắm phải cố đinh theo hướng lắp ghép có trên quy trình

3 Ráp đệm tay mở cửa ngoài

Hình 3.30: Đệm tay mở cửa

Quy trình: Cố định đệm tay mở cửa ngoài vào mảng tôn cửa ngoài chắc chắn

4 Ráp tay nắm cửa ngoài

Hình 3.31: Vị trí ráp tay nắm cửa

Quy trình: Cố định hoàn toàn tay nắm cửa ngoài vào mảng tôn cửa ngoài Lưu ý: Cố đinh tay nắm cửa chắc chắn, đảm bảo tay nắm cửa được cố định đúng theo hướng lắp ráp (biểu thị trên hình 3.31)

5 Ráp nắp đậy tay nắm cửa ngoài

Hình 3.32: Vị trí ráp nắp đậy

Quy trình: Cố định nắp đậy tay cầm nắm cửa vào tay nắm cửa

Tiến hành siết bu lông vào lỗ trên mảng tôn cửa để cố định chắc chắn tay nắm cửa hoàn toàn

Lưu ý: Lực siết bu lông từ 0.8~1.2 Kgf.m

6 Ráp nút nhận cửa sau phải

Quy trình: Cố định nút nhận cửa bằng nhựa vào lỗ cắm trên sườn cửa, kiểm tra lại đảm bảo không có khe hở

Hình 3.33: Lỗ trên sườn cửa

Lưu ý: Phải đảm bảo cố định nút nhận chắc chắn để tránh trường hợp rò rỉ nước hoặc gây tiếng ồn

Hình 3.34: Vị trí ráp compa cửa

Quy trình: Đầu tiên cần cố định vít cây compa vào mảng tôn trong cửa Xác định đúng vị trí đặt motor, gá tạm thời đai ốc vào vị trí đặt motorr để cố định chắc compa Sau đó tiến hành cố định chắc chắn các bộ phận còn lại của compa vào mảng tôn

Cuối cùng, tiến hành siết lực các đại ốc bằng cần siết lực

Lưu ý: Lực siết đai ốc từ 0.4~0.6 kgf.m

8 Kết nối giắc điện compa cửa sau

Quy trình: Kết nối giắc cắm dây điện cửa vào với giắc điện compa cửa Đảm bảo có tiếng “Tak” khi kết nối

Hình 3.35: Dây điện cửa sau

9 Ráp khóa ngậm cửa sau phải

Hình 3.36: Khóa ngậm cửa Hình 3.37: Điểm cố định Quy trình: Đặt khóa ngậm cửa vào chốt cửa, cố định khóa ngậm cửa vào đúng các điểm cố định ở chốt cửa có 3 điểm (a),(b),(c) (như hình 3.37)

Dùng tua vít cố định vít lần lượt vào các điểm cố định

Cuối cùng tiến hành dùng cần siết lực siết toàn bộ các vít đã cố định trước đó theo lực siết chuẩn của nhà sản xuất

Lưu ý: Khóa ngậm cửa được lắp ráp theo thứ tự (a)→(b)→ (c)

Lực siết đai ốc từ 0.8~1.1 kgf.m

Cẩn thận, không để trầy trên cửa khi ráp khóa ngậm

10 Cố định đòn bẩy khóa ngậm với tay mở ngoài

Quy trình: Cố định đòn bẩy khóa ngậm vào lỗ của tay nắm ngoài và khóa ngậm hoàn toàn

Khóa kẹp với đòn bẩy khóa ngậm hoàn toàn

11 Kết nối giắc cắm dây điện bộ dẫn động khóa ngậm tay mở cửa sau

Hình 3.39: Giắc cắm khóa ngậm

Quy trình: Kết nối giắc cắm khóa ngậm vào dây điện cửa cho đến khi có tiếng “Tak”

12 Ráp rãnh kính cửa sau

Quy trình: Cố định rãnh kính vào mảng tôn cửa, tiến hành siết cố định rãnh cửa lại đúng với lực đã đề ra

Lưu ý: Lực siết từ 0.4~0.6 kgf.m

13 Ráp ghét cửa trước phải

Quy trình: Đầu tiên cần phải xác định vị trí ráp ghết, đặt ghết cửa sau vào vị trí lỗ trên mảng tôn cửa

Dùng súng lực bắn bu lông vào lỗ trên mảng tôn cửa Cuối cùng kiểm tra, siết chặt bu lông bằng cần siết lực lại theo thông số chuẩn của hãng đưa ra

Lưu ý: Lực siết bu lông 0.7~1.1 Kgf.m, cẩn thận không để trầy xung quanh trụ “A”

14 Ráp đế bắt tay mở cửa ngoài cửa trước

Hình 3.42: Đế bắt tay nắm cửa ngoài

Quy trình: Cố định đế bắt tay nắm cửa vào đế tay nằm ngoài cửa sau Sau đó tiến hành cố định đế nắm tay ngoài vào mảng tôn cửa bằng bu lông

Tiếp theo dùng súng lực để bắn một lực vừa đủ chặt bu lông Cuối cùng kiểm tra, siết lực bu lông bằng cần siết lựu lại theo thông số tiêu chuẩn đã đề ra Lưu ý: Lực siết bu lông từ 0.4~0.6 Kgf.m, khi cố định tay nắm phải cố đinh theo hướng lắp ghép có trên quy trình

15 Ráp đệm tay mở cửa ngoài trước

Hình 3.43: Đệm tay mở cửa

Quy trình: Cố định đệm tay mở cửa ngoài vào mảng tôn cửa ngoài

16 Ráp tay nắm mở cửa ngoài cửa trước

Hình 3.44: Vị trí ráp tay nắm

Quy trình: Cố định hoàn toàn tay nắm cửa ngoài vào mảng tôn cửa ngoài Lưu ý: Cố đinh tay nắm cửa chắc chắn, đảm bảo tay nắm cửa được cố định đúng theo hướng lắp ráp (biểu thị trên hình 3.44)

17 Ráp chụp đậy tay nắm cửa trước

Hình 3.45: Vị trí ráp chụp đậy

Quy trình: Cố định nắp đậy tay cầm nắm cửa vào tay nắm cửa

Tiến hành siết bu lông vào lỗ trên mảng tôn cửa để cố định chắc chắn tay nắm cửa hoàn toàn

Lưu ý: Lực siết bu lông từ 0.8~1.2 Kgf.m

18 Ráp nút nhận cửa trước

Quy trình: Cố định nút nhận cửa bằng nhựa vào lỗ trên sườn cửa, kiểm tra không có khe hở giữa nút nhận và lỗ trên sườn cửa

Lưu ý: Phải đảm bảo cố định nút nhận chắc chắn để tránh trường hợp rò rỉ nước hoặc gây tiếng ồn

19 Ráp compa cửa sau phải

Quy trình: Đầu tiên cần cố định vít cây compa vào mảng tôn trong cửa Xác định đúng vị trí đặt motor, gá tạm thời đai ốc vào vị trí đặt motorr để cố định chắc compa Sau đó tiến hành cố định chắc chắn các bộ phận còn lại của compa vào mảng tôn

Cuối cùng, tiến hành siết lực các đại ốc bằng cần siết lực

Lưu ý: Lực siết đai ốc từ 0.4~0.6 kgf.m

Hình 3.47: Vị trí ráp compa

20 Kết nối giắc điện compa cửa trước

Hình 3.48: Vị trí kết nối

Quy trình: Kết nối giắc cắm điện vào với giắc điện compa cửa

Lưu ý: Đảm bảo có tiếng “Tak” khi kết nối

21 Lắp ráp khóa ngậm cửa trước

Hình 3.49: Khóa ngậm cửa Hình 3.50: Điểm cố định

Quy trình: Đặt khóa ngậm cửa vào chốt cửa, cố định khóa ngậm cửa vào đúng các điểm cố định ở chốt cửa có 3 điểm (a),(b),(c) (như hình 3.37)

Dùng tua vít cố định vít lần lượt vào các điểm cố định

Cuối cùng tiến hành dùng cần siết lực siết toàn bộ các vít đã cố định trước đó theo lực siết chuẩn của nhà sản xuất

Lưu ý: Khóa ngậm cửa được lắp ráp theo thứ tự (a)→(b)→ (c)

Lực siết đai ốc từ 0.8~1.1 kgf.m

Cẩn thận, không để trầy trên cửa khi ráp khóa ngậm

22 Kết nối giắc cắm khóa ngậm cửa trước

Hình 3.51: Vị trí kết nối giắc cắm

Quy trình: Kết nối giắc cắm khóa ngậm vào dây điện cửa cho đến khi có tiếng “Tak”

Lưu ý: Đảm bảo phải có tiếng “Tak” để kết nối được hoàn toàn

23 Cố định đòn bẩy khóa ngậm cửa trước đến tay mở

Hình 3.52: Đòn bẩy khóa ngậm

Quy trình: Cố định đòn bẩy khóa ngậm vào trong lỗ của kẹp

Khóa kẹp cố định giữ đòn bẩy, tiến hành kết nối đòn bẩy với đế tay cầm hoàn toàn sao cho chắc chắn

Kết thúc công việc ở trạm 2.

Trạm 3

Bao gồm những công việc

Quy trình: Đầu tiên đặt và cố định tấm kính cửa vào mảng tôn cửa, kiểm tra kính lên xuống có bị vướng không

Nếu không, tiến hành dùng bu lông siết vào chân giữ tấm kính (như hình 3.53) Cuối cùng, kiểm tra lại và siết bu lông theo đúng lực tiêu chuẩn

Lưu ý: Khi gắn kính phải cẩn thận, không để kính bị xước hoặc cấn cạnh kính dễ gây vỡ kính

Lực siết bu lông từ 0.8~1.2 kgf.m

2 Ráp nẹp cửa sau bên phải

Hình 3.54: Vị trí ráp nẹp cửa

Quy trình: Cố định nẹp cửa vào khung cửa, sau đó tiến hành cố định nẹp cửa lại chắc chắn bằng vít gá

Kiểm tra, siết lực vít theo thứ tự siết (a)→(b)→(c)

Lưu ý: Lực siết vít 0.4~0.5 kgf.m

Tuân theo đúng thứ tự siết

3 Gắn miếng chống ồn loa vào mâm cửa sau

Hình 3.55: Vị trí gắn chống ồn

Quy trình: Tháo keo miếng chống ồn loa cửa, tiến hành dán vào mâm cửa Lưu ý: Dán chắc chắn tránh trường hợp miếng ồn không thể cách âm từ bên ngoài xe

4 Lắp loa vào mâm cửa phải

Hình 3.57: Vị trí ráp loa

Quy trình: Đầu tiên đặt và cố định loa cùng với tấm bảo vệ loa vào mâm cửa hoàn toàn

Gá 3 bu lông vào các lỗ có trên loa để cố định loa

Kiểm tra lại và tiến hành siết chặt bu lông

Lưu ý: Lắp loa vào mâm cửa chắc chắn, nếu không tiếng ồn của loa có thể gây nhiễu

5 Bắt dây điện vào loa cửa sau

Hình 3.56: Dây điện kết nối loa

Quy trình: Kết nối bộ dây điện kết nối loa vào loa cửa

Dùng kẹp để cố định dây điện với loa

Lưu ý: Đảm bảo kết nối của đầu nối, kiểm tra âm thanh phát ra khi kết nối với đầu nối, kết nối lỗi có thể ảnh hưởng đến các chức năng của loa

Quy trình: Đầu tiên đặt và cố định tấm kính cửa vào mảng tôn cửa, kiểm tra kính lên xuống có bị vướng không

Nếu không, tiến hành dùng bu lông siết vào chân giữ tấm kính (như hình 3.58) Cuối cùng, kiểm tra lại và siết bu lông theo đúng lực tiêu chuẩn

Lưu ý: Khi gắn kính phải cẩn thận, không để kính bị xước hoặc cấn cạnh kính dễ gây vỡ kính

Lực siết bu lông từ 0.8~1.2 kgf.m

7 Lắp loa vào mâm cửa trước

Hình 3.59: Vị trí lắp loa trước

Quy trình: Đầu tiên đặt và cố định loa cùng với tấm bảo vệ loa vào mâm cửa trước

Gá 3 bu lông vào các lỗ có trên loa để cố định loa

Kiểm tra lại và tiến hành siết chặt bu lông

Lưu ý: Lắp loa vào mâm cửa chắc chắn, nếu không tiếng ồn của loa có thể gây nhiễu

8 Bắt dây điện vào loa cửa trước

Hình 3.60: Dây điện kết nối loa

Quy trình: Kết nối bộ dây điện kết nối loa vào loa cửa

Dùng kẹp để cố định dây điện với loa

Lưu ý: Đảm bảo kết nối của đầu nối, kiểm tra âm thanh phát ra khi kết nối với đầu nối, kết nối lỗi có thể ảnh hưởng đến các chức năng của loa

Kết thúc những công việc ở trạm 3

Trạm 4

1 Ráp đệm tappi cửa sau phải

Hình 3.61: Vị trí ráp đệm

Quy trình: Ráp đệm tappi cửa vào mảng tôn theo vị trí được định vị

Tiến hành tháo keo butyl dọc theo dây chuyền keo đã dán trước đó theo thứ tự quy định

Lưu ý: Ráp cẩn thận, không để đệm bị rách

Tránh cho keo bị lung lay hay nhăn lại, tháo keo theo thứ tự

2 Ráp nắp đậy góc khung xương cửa sau

Hình 3.62: Nắm đậy khung xương

Quy trình: Xác định vị trí ráp ở khung cửa

Tiến hành cố định nắp đậy góc khung xương vào khung cửa hoàn toàn Lưu ý: Kiểm tra nắp đậy được ráp chắc chắn, không bị hở

3 Ráp lông mi trong cửa sau phải

Hình 3.63: Vị trí ráp lông mi trong

Quy trình: Ráp lông mi vào mảng tôn trong cửa hoàn toàn

4 Ráp lông mi ngoài cửa sau

Hình 3.64: Ví trí ráp lông mi ngoài

Quy trình: Ráp lông mi vào mảng tôn ngoài cửa hoàn toàn

Dùng kẹp để cố định lại chắc chắn

Lưu ý: Cẩn thận, không để bị trầy tôn ngoài cửa khi lắp ráp

5 Ráp tay nắm bên trong cửa sau phải

Hình 3.65: Vị trí ráp tay nắm

Quy trình: Cố đinh tay nắm cửa vào đúng vị trí bên trong mảng tôn

Dùng vít gá cố định tay nắm cửa chắc chắn, kiểm tra lại và tiến hành siết lực vít đá gá

Lưu ý: Cố định đòn bẫy vào tay nắm cửa chắc chắn

Cố định kẹp đòn bẫy để đòn bẫy không tách rời tay nắm cửa

Lực siết vít từ 0.4~0.8kgf.m

Quy trình: Đầu tiên kết nối hết các jack cắm trên tappi với cửa

Tiến hành cố định tappi cửa vào mặt trong cửa

Dùng chốt nhựa để cố định chắc chắn tappi với cửa

Lưu ý: Cẩn thận không để tappi cửa rời ra, không đề trầy mảng tôn Đảm bảo không có khe hở giữa tappi và mảng tôn trong cửa xe

7 Ráp nắp đậy tay nắm cửa

Hình 3.67: nắm đậy tay nắm cửa

Quy trình: Cố định nắp đậy vào tay nắm trong cửa

Cố định bằng vít chắc chắn lại

Lưu ý: Cẩn thận không đề trầy tay nắm trong

8 Bắn vít cố định tappi cửa

Hình 3.68: Vị trí bắn vít

Quy trình: Gá, siết vít vào nắp đậy để cố định tappi chắc chắn

Lưu ý: Lực siết vít từ 0.4~0.5 kgf.m

Cẩn thận, không để trầy tappi

9 Siết vít để ráp tay nắm bên trong cửa

Quy trình: Siết vít đã gá ở nắp đậy bằng súng điện

Lưu ý: Lực siết vít từ 0.3~0.8 kgf.m

Cẩn thận, không làm trầy ốp trang trí

10 Ráp ốc góc bên trong cửa sau

Hình 3.70: Vị trí gắn ốc góc

Quy trình: Cố định ốc góc vào khung cửa

Lưu ý: Cố định chắc chắn để tránh tiếng ồn của gió xảy ra

11 Dán đệm tappi cửa trước vào mặt trong cửa

Hình 3.71: Đệm tappi cửa trước

Quy trình: Ráp đệm tappi cửa vào mảng tôn cửa theo vị trí được định vị (hiện thị ở hình 3.71)

Tháo keo butyl dọc theo dây chuyền keo theo thứ tự quy định

Lưu ý: Cẩn thận, không để đệm bị rách, tránh cho keo bị lủng hay nhăn lại khi tháo keo Đảm bảo tháo keo theo thứ tự

12 Cố định nắp đậy góc khung xương vào khung cửa hoàn toàn

Hình 3.72: Vị trí cố định

Quy trình: Cố định nắp đậy góc khung xương vào vị trí khung cửa hoàn toàn (như hình 3.72)

Lưu ý: Ráp cẩn thận, không để nắp đậy rơi hoặc gãy

13 Ráp lông mi trong cửa trước

Hình 3.73: Vị trí ráp lông mi trong

Quy trình: Ráp lông mi vào mảng tôn bên trong cửa hoàn toàn

14 Ráp lông mi ngoài cửa trước

Hình 3.74: Ví trí ráp lông mi ngoài

Quy trình: Ráp lông mi vào mảng tôn cửa ngoài

Tiến hành dùng kẹp để cố định lại chắc chắn

Lưu ý: Cẩn thận, không để bị trầy mảng tôn ngoài cửa

15 Cố định dây cáp khóa cửa với tay nắm cửa bên trong

Hình 3.75: Tay nắm cửa bên trong

Quy trình: Cố định cáp khóa an toàn vào tay nắm cửa

Sau đó tiếp tục cố định dây cáp tay nắm cửa vào tay nắm cửa

Cuối cùng tiến hành kết nối dây cáp hãm cửa vào tay nắm cửa

Lưu ý: Cẩn thận, không ráp lẫn lộn vị trí giữa dây cáp tay nắm cửa và khóa an toàn

16 Ráp tay nắm đậy bên trong cửa trước

Hình 3.76: Vị trí ráp tay nắm đậy

Quy trình: Cố định tay nắm cửa vào đúng vị trí bên trong mảng tôn

Dùng vít gá cố định tay nắm cửa, tiến hành siết lực đã gá theo lực tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra

Lưu ý: Cố định đòn bẩy vào tay nắm cửa chắc chắn,

Cố định kẹp đòn bẩy để đòn bẩy không tách rời tay nắm cửa

Lực siết vít từ 0.4~0.8 kgf.m

17 Ráp gương chiếu hậu ngoài vào mảng cửa trước

Quy trình: Cố định gương chiếu hậu vào vị trí mảng bên trong cửa

Cố định 3 bu lông vào 3 lỗ trên mảng bên trong cửa (như hình 3.77)

Siết lần lượt các bu lông theo đúng trình tự lắp ráp và đúng lực tiêu chuẩn Lưu ý: Trình tự lắp ráp (a)-(b)-(c)-(a)

Lực siết bu lông từ 0.7~1.1 kgf.m

18 Kết nối giắc cắm gương chiếu hậu

Hình 3.78: Giắc cắm kết nối gương chiếu hậu Quy trình: Tiến hành kết nối giắc cắm và gương chiếu hậu lại với nhau cho đến khi có tiếng “Click”

19 Ráp ron viền cửa trước

Hình 3.79: Vị trí ráp ron

Quy trình: Cố định ron viền cửa vào mảng cửa bên trong và gương ngoài, dùng kẹp để cố định lại ron viền chắc chắn

Lưu ý: Kiểm tra có tiếng “Click” khi gắn kẹp

Quy trình: Đầu tiên kết nối hết các jack cắm trên tappi với cửa

Tiến hành cố định tappi cửa vào mặt trong cửa

Dùng chốt nhựa để cố định chắc chắn tappi với cửa

Lưu ý: Cẩn thận không để tappi cửa rời ra, không đề trầy mảng tôn Đảm bảo không có khe hở giữa tappi và mảng tôn trong cửa xe

21 Ráp nắp đậy tay nắm cửa bên trong cửa trước

Hình 3.81: Nắm đậy tay nắm cửa

Quy trình: Cố định nắp đậy vào tay nắm trong cửa

Cố định bằng vít chắc chắn lại

Lưu ý: Cẩn thận không đề trầy tay nắm trong

22 Bắn vít ráp tappi cửa trước

Quy trình: Gá, siết vít vào nắp đậy để cố định tappi

Lưu ý: Lực siết từ 0.4~0.5 khf.m

Cẩn thận không để trầy tappi

Hình 3.82: Ví trí bắn vít

23 Siết vít vào nắp đậy tay nắm trong cửa trước

Hình 3.83: Vị trí siết vít nắp đậy

Quy trình: Siết vít đã gá ở nắp đậy bằng súng điện

Lưu ý: Lực siết vít từ 0.3~0.8 kgf.m

Cẩn thận, không làm trầy ốp trang trí

24 Ráp loa vào cửa trước

Hình 3.84: Ví trí ráp loa cửa trước

Quy trình: Lắp loa vào ốp bảo vệ

Gá, siết bu lông vào 2 điểm cố định trên loa vào vị trí để loa

Kết nối đầu nối loa vào ốp bảo về đầu nối

Lưu ý: Đảm bảo kết nối của đầu nối, kiểm tra âm thanh phát ra khi kết nối với đầu nối, kết nối lỗi có thể ảnh hưởng đến các chức năng của loa

Lắp loa vào ốp bảo vệ chắc chắn, tránh trường hợp tiếng ồn của loa có thể gây nhiễu

25 Ráp ốp giá gương chiếu hậu

Hình 3.85: Ốp giá gương chiếu hậu trước

Quy trình: Kết nối giắc nối loa

Cố định ốp giá gương chiếu hậu vào giá gương chiếu hậy chắc chắn

Lưu ý: Cố định chắc chắc để tránh tiếng ồn cửa gió xảy ra

Kết thúc công việc của trạm 4 và đó cũng là những công việc cuối cùng trong dây chuyền lắp ráp Sub cửa Có thể nói ở chương này đã đưa ra được những kiến thức, dẫn chứng, hình ảnh, quy trình trong việc lắp ráp cửa xe Điểm đặc biệt ở chương này khác với những chương còn lại là đã nêu ra được chi tiết từng vật tư, lực siết cửa từng con vít, bu lông, cách lắp ráp, vị trí lắp ráp, những lưu ý khi lắp ráp,…

Ngoài ra còn cho thấy rõ được tầm quan trọng của từng công việc trong từng giai đoạn trong dây chuyền lắp ráp Việc hoàn thành công việc lắp ráp Sub cửa đúng hạn cũng giúp cho công việc lắp ráp ô tô hoàn chỉnh nhanh chóng và đúng hạn hơn

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w