Và em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo của Viện cơ khí, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, những người đã đem lại cho em nhiều kiến thức có ích và bổ trợ trong những năm em học tập tại trường. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo của Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, những người đã luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích em, giúp em hoàn thiện bài luận văn đầy đủ và tốt nhất.
GIỚI THIỆU VỀ THACO VÀ NHÀ MÁY LUXURY CAR
Giới thiệu về thaco
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI (TRƯỜNG HẢI GROUP) tiền thân là Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Hình 1.1: Sơ đồ toàn cảnh Trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô – KCN Thaco Chu Lai
- Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và Thế giới
- Sứ mệnh: Mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác, xã hội và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước với tinh thần tận tâm phục vụ
- Chiến lược: THACO là Tập đoàn công nghiệp đa ngành có các tập đoàn thành viên hoạt động trong ccasclinhx vực bao gồm: Ô tô, Nông nghiệp, Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thế hội nhập Quốc tế và số hóa
Hoạt động SXKD của các Tập đoàn thành viên với quy mô lớn, được tổ chức xuyên suốt chuỗi giá trị theo phương pháp quản trị công nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
& chuyển đổi số với lộ trình nhanh và phù hợp
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ, cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, THACO đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành gồm: THACO AUTO (Ô tô), THACO
AGRI (Nông Lâm nghiệp); THACO INDUSTRIES (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ), THADICO (Đầu tư xây dựng), THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ), trong đó các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao
Hình 1.2: Các lĩnh vực hoạt động của THACO
Công ty TNHH THACO AUTO (gọi tắt là THACO AUTO) là Tập đoàn trực thuộc THACO hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy
Tổ hợp Sản xuất Lắp ráp Ô tô có các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và xe máy đặt tại KCN THACO Chu Lai (Quảng Nam) gồm: nhà máy thaco kia, nhà máy thaco mazda, nhà máy luxury car, nhà máy xe du lịch chuyên dụng cao cấp, nhà máy sản xuất xe mô tô, nhà máy thaco bus, nhà máy thaco tải
- 1997: THACO được thành lập tại Đồng Nai, với các chức năng mua bán, sữa chữa xe đã qua sử dụng Năm 1999, THACO tiến hành mở rộng thị trường ra phía Bắc với chi nhánh đầu tiên mở tại Hà Nội
- 2001: Bắt đầu lắp ráp xe tải nhẹ mang thương hiệu KIA-Hàn Quốc
- 2003: Đầu tư vào Khu KTM Chu Lai, Quảng Nam nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và chiến lược SXKD ô tô của THACO nói riêng trong bối cảnh hội nhập khu vực ASEAN vào năm 2018( thuế nhập khẩu ô tô về mực 0%)
- 2012: Đầu tư vào lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh bất động sản thông qua việc góp vốn vào công ty Đại Quang Minh
- 2018: Chiến lược phát triển trở thành tập đoàn đa ngành trong đó các ngành kinh doanh bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao Trong đó, Ô tô- Cơ khí và Nông nghiệp là hai lĩnh vực chính và ba lĩnh vực hỗ trợ bao gồm: Đầu tư, xây dựng, Logistics, Thương mại-Dịch vụ; Đầu tư Logistics bổ trợ cho SXKD ô tô tại Chu Lai, Quảng Nam; Đầu tư phát triển về cơ khí và sản xuất linh kiện phụ tùng; Đầu tư vào nông nghiệp thông qua Công ty Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai
- 5/2020: Thành lập Công ty TNHH MTV Giao nhận Vận chuyển quốc tế Trường Hải ( THILOGI) để sở hữu 3 công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics, bao gồm: Công ty Cảng, Công ty vận tải Biển và Công ty Vận Tải Đường bộ
- 12/2020: Thành lập THACO AUTO và chuyển các công ty, đơn vị trong linhc vực snar xuất- kinh doanh (phân phối&bán lẻ) ô tô vào THACO AUTO
- 2021: Thực hiện kế hoạch tái cấu trúc công ty thành lập doàn nông nghiệp đa ngành với các ngành nghề mang tính bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao, phát triển bền vững theo xu thế hóa và bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới
- 5/2021: Thành lập công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Quốc tế THISO, đồng thời THISO thành lập Công ty TNHH THISO Retail để kinh doanh siêu thị/đại siêu thị thông qua việc mua lại cơ sở bán lẻ và ký kết hợp đồng nhượng quyền với E-MART Lnc.( Hàn Quốc)
- 11/2021: Thành lập Tổng Công ty Cơ Khí & CNHT(THACO Industries)
- 2022: Năm thứ 2 thực hiện chiến lược “ THACO là tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm : Ô tô, Nông nghiệp Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư- Xây dựng và Thương mại-Dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thuế hội nhập quốc tế và số hóa” và sứ mệnh: “ Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước” c Thành tựu của công ty và chủ tịch
Giới thiệu về văn hóa Thaco
Với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, THACO không ngừng đầu tư phát triển sức mạnh nội lực, đổi mới tư duy và hành động, nâng chất, nâng tầm của đội ngũ nhân sự Để làm được những điều này, một trong những yếu tố quan trọng để điều hành, quản trị công ty phải kể đến chính là văn hóa THACO
Luôn quan niệm CBNV là nguồn lực quan trọng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững, văn hóa THACO hướng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân sự có ý chí mạnh mẽ; thái độ làm việc tích cực; tính sáng tạo cao và ý thức trau dồi năng lực chuyên môn trong môi trường kỷ luật, đóng góp vào sự phát triển của công ty, qua đó trở thành người hữu ích của xã hội, đất nước
Với những đặc thù của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đòi hỏi chất lượng và tầm nhìn về sự phát triển bền vững, THACO lấy kỷ luật làm nền tảng, định hướng để xây dựng văn hóa Theo đó, công ty đề cao và tập trung nâng cao ý thức kỷ luật, hành động kỷ luật, con người kỷ luật trong đội ngũ nhân sự THACO Để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao ý thức tác phong công nghiệp, THACO đề ra các chuẩn mực ứng xử thể hiện đặc trưng văn hóa là: Tôn trọng - Trung thực - Trách nhiệm - Tận Tâm - Thân thiện
Việc định hướng các ứng xử tại THACO theo tính kỷ luật được hướng dẫn cụ thể bằng các tiêu chuẩn của nguyên tắc 8T: Tận tâm – Trung thực - Trí tuệ - Tự tin – Tôn trọng – Trung tín – Tận tình – Thuận tiện 8 yếu tố này liên kết, lồng ghép vào nhau linh hoạt trong mỗi ứng xử và mọi hoạt động của THACO, con người THACO
Bên cạnh tính kỷ luật, văn hóa THACO còn đề cao tính nhân văn “đóng góp, cống hiến cho xã hội” thông qua sản phẩm và dịch vụ, luôn thể hiện “trách nhiệm với xã hội” Trong những năm qua, “Tiêu chí 8 chữ T” đóng vai trò cốt lõi trong Văn hóa THACO mà mỗi CBNV hướng đến, góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu của THACO, tiêu biểu cho nền công nghiệp của đất nước
Hình 1.3: Nguyên tắc 8T Đồng thời, công ty tạo môi trường làm việc đặc thù và ưu việt để nhân sự phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Văn hóa THACO thể hiện tính đại diện của một doanh nghiệp
6 không chỉ ở sản phẩm hay thương hiệu, mà còn thể hiện ở mỗi nhân sự thông qua cách ứng xử của mình trong công việc và đời sống hàng ngày, với phương châm “mỗi nhân sự là một đại sứ thương hiệu” b Bài hát truyền thống: Để nâng cao tinh thầm trong công việc cũng như khắc sâu văn hóa của công ty vào từng cán bộ công nhân viên chứ THACO cũng có những bài hát truyền thống hay về tập đoàn như: Trường Hải niềm tin, Chu Lai Trường Hải ca, Bến bờ yêu thương, như cánh chim lạc, THACO ngày mới,
Nhà máy luxury car
Nhà máy THACO LUXURY CAR chuyên sản xuất các dòng xe du lịch cao cấp của THACO AUTO, sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa với công nghệ mới nhất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu Với chiến lược đầu tư bài bản, nhà máy THACO LUXURY CAR đã và đang xác lập thêm những giá trị mới trong sản xuất, lắp ráp các dòng xe cao cấp thương hiệu mới và góp phần đưa thương hiệu Peugeot phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam
Hình 1.4: Nhà máy THACO LUXURY CAR
Nhà máy sản xuất đầy đủ các phân khúc xe du lịch Peugeot, đặc biệt là các sản phẩm thế hệ mới với màu sơn cao cấp và các sản phẩm theo yêu cầu đặt hàng riêng lẻ của khách hàng với chất lượng tương đương với sản phẩm xe Peugeot được sản xuất tại Pháp, đáp ứng nhu cầu tại thị trường Việt Nam và hướng đến xuất khẩu Trong thời gian đầu đưa vào hoạt động, nhà máy THACO Luxury Car sẽ tập trung lắp ráp các mẫu xe cao cấp của Peugeot như Peugeot 2008 (P24), Peugeot 3008 (P84), Peugeot 5008 (P87), Peugeot traveler
Nhà máy THACO LUXURY CAR được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa và áp dụng công nghệ mới nhất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của Tập đoàn PSA, bao gồm: Xưởng hàn, Xưởng sơn, Xưởng lắp ráp, Xưởng kiểm định
Hình 1.5: Dây chuyền lắp ráp của nhà máy THACO LUXURY CAR
- Xưởng sơn(tại nhà máy mazda): gồm dây chuyền sơn tĩnh điện với công nghệ nhúng liên tục và dây chuyền sơn màu sử dụng robot với công nghệ sơn mới (wet-on- wet); với hệ thống cấp sơn tự động, đáp ứng yêu cầu đa dạng về các màu sơn cao cấp theo yêu cầu của khách hàng
Hình 1.6: Dây chuyền xưởng sơn
- Xưởng hàn:Tích hợp hệ thống di chuyển body từ trên cao và chuyền hoàn thiện body với hệ thống vận chuyển tự động đến xưởng sơn và xưởng lắp ráp được thiết kế và lắp đặt bởi các nhà cung cấp Châu Âu và Hàn Quốc
Hình 1.7: Dây chuyền xưởng hàn
-Xưởng lắp ráp:Hệ thống băng chuyền ráp nội thất hoàn toàn tự động được thiết kế, lắp đặt với sự hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn giải pháp công nghệ từ Tập đoàn PSA Ngoài ra, nhà máy cũng đầu tư cộng nghệ xe tự vận hành AGV giúp việc cấp phát vật tư, linh kiện nhanh chóng và tự động
Hình 1.8: Dây chuyền xưởng lắp ráp
- Xưởng kiểm định: Đầu tư các thiết bị kiểm tra ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của Tập đoàn PSA, được kết nối thông tin với hệ thống kiểm soát chất lượng của Peugeot toàn cầu được đặt tại Pháp
Hình 1.9: Dây chuyền xưởng kiểm định Đồng thời, sản phẩm trước khi xuất xưởng được kiểm tra nghiêm ngặt thông qua hệ thống kiểm soát chất lượng được kết nối thông tin trực tiếp với Peugeot tại Pháp và được kiểm tra trên đường thử xe có chiều dài 2,4 km mô phỏng đầy đủ các địa hình thực tế, đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành
- Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế IATF 16949:2016; đồng thời, hệ thống quản lý môi trường cũng được kiểm soát, tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đảm bảo sản xuất thân thiện với môi trường Quản lí, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ việc nhập hàng vào kho cho tới việc kiểm soát chất lượng sản phẩm được đưa vào dây chuyền hàn, sơn, lắp ráp, quá trình lắp ráp tại các trạm tại dây chuyền lắp ráp và việc kiểm định khi hoàn thành sản phẩm
Hình 1.10: Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình lắp ráp
- Đảm bảo quá trình sản xuất xe thành phẩm không xảy ra sai soát, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh→ Tạo an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng xe Peugeot
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG LẮP RÁP XE PEUGEOT
Thông số kỹ thuật của xe peugeot 3008
Bảng 1: Thông số kỹ thuật xe PEUGEOT 3008
Kích thước tổng thể D x R x C (mm) 4.510 x 1.850 x 1.662
Chiều dài cơ sở (mm) 2.730
Khoảng sáng gầm xe (mm) 165
Trọng lượng Không tải (kg) 1.492
Trọng lượng Toàn tải (kg) 1.918
Kiểu động cơ 1.5 Turbo High Pressure (THP)
Dung tích xi-lanh (cc) 1.598
Dung tích bình nhiên liệu (L) 53
Dẫn động Cầu trước (FWD)
Công suất cực đại (mã lực @ vòng/phút) 165 @ 6.000
Mô men xoắn cực đại (Nm @ vòng/phút) 245 @ 1.400 – 4.000
Vận tốc tối đa (km/h) 205
Khả năng tăng tốc 0-100 km/h (s) 9,8
Mức tiêu hao nhiên liệu trung bình 6.4L/100km
Chế độ lái thể thao Có
Chế độ tự động tắt máy khi dừng xe Có
Hệ thống treo Trước Độc lập kiểu MacPherson
Hệ thống treo Sau Thanh xoắn
Hệ thống phanh trước/sau Đĩa/Đĩa
Cơ cấu lái Trợ lực điện
Mâm xe Mâm đúc hợp kim 18 inch
- Động cơ tăng áp 1.5 với công suất 165 mã lực, mô-men xoắn cực đại 245 Nm.Mẫu xe của Peugeot dùng hộp số tự động 6 cấp 6 -AT tích hợp công nghệ chuyển số nhanh.Và bảng trên mang thông số kỹ thuật cơ bản của xe Peugout 3008
Bảng 2: Thông tin cơ bản ngoại thất xe PEUGEOT 3008
Hệ thống đèn pha Full LED Đèn pha tự động Có
Tự động cân bằng góc chiếu Có Đèn LED chạy ban ngày Có Đèn hậu dạng LED Có Đèn dẫn đường tự động Có
Cánh hướng gió sau tích hợp đèn phanh lắp trên cao Có Đèn sương mù trước tự động bật khi vào cua Có
Giá đỡ hành lý trên mui xe Có
Gạt mưa phía trước tự động Có Đèn sương mù trước LED
Gương chiếu hậu chỉnh/gập điện tích hợp đèn báo rẽ Có
Nẹp thành cửa kính và ốp sườn hông mạ crom Có
Tay nắm cửa mạ crom Có
- Peugeot 3008 xuất hiện với diện mạo phía trước hoàn toàn mới Nổi bật nhất có thể kể đến mặt ca-lăng với thiết kế "tràn viền" ra đến phần cản trước của xe Cụm đèn trước cũng được thiết kế mới theo ngôn ngữ riêng biệt của thương hiệu với đèn chiếu sáng công nghệ LED tích hợp thấu kính khuếch đại ánh sáng, có tính năng tự động điều chỉnh độ cao, đèn ban ngày kéo dài dạng nanh sư tử đồng thời cũng đóng vai trò là đèn báo rẽ Sự kết hợp này ngoài việc tạo ấn tượng còn có công năng giúp phương tiện khác dễ quan sát, gia tăng an toàn khi tham gia giao thông
Bảng 3: Thông tin cơ bản nội thất xe PEUGEOT 3008
Cần số điều khiển điện Có
Vô lăng bọc da, tích hợp công tắc đa chức năng Có
Vô lăng điều chỉnh 4 hướng Có
Lẫy chuyển số trên vô lăng Có
Cụm đồng hồ kỹ thuật số hiển thị đa thông tin 12,3 inch
Hệ thống giải trí kết nối: Mirror Link, Apple Carplay, Wifi Có
Radio, MP3, USB, AUX, Bluetooth Có Định vị GPS Có
Màn hình cảm ứng 8 inch
Số loa 6 Điều hòa tự động 2 vùng độc lập Có
Bộ lọc khử mùi, lọc các chất gây dị ứng, lọc ion âm Có
Cửa gió hàng ghế sau Có Đèn nội thất LED Đèn trang trí không gian nội thất LED
Phanh tay điện tử Có
Ngăn làm mát trung tâm Có
Kính cửa chỉnh điện 1 chạm, chống kẹt tất cả các cửa Có
Gương chiếu hậu trong cabin tự động chống chói Có
Ghế bọc da cao cấp, hàng ghế sau gập 60:40, tựa đầu điều chỉnh độ cao Có
Ghế lái chỉnh điện 8 hướng
Ghế hành khách phía trước chỉnh điện 8 hướng
Hỗ trợ thắt lưng Có
- Nội thất 3008 bản nâng cấp duy trì triết lý thiết kế i-Cockpit với vô-lăng vát D- cut, đồng hồ kỹ thuật số 12,3 inch, màn hình cảm ứng trung tâm hướng về phía người lái, phím chức năng mô phỏng phím đàn piano và cần số điện tử Màn hình 8 inch trên phiên bản hiện hành, với thông tin về điều hòa hiển thị chi tiết ở hai cạnh bên Ghế lái chỉnh điện, điều hòa tự động hai vùng độc lập, sạc không dây chuẩn Qi, hàng ghế sau gập 60:40, ghế giữa tích hợp bệ tì tay
Bảng 4: Thông tin cơ bản tính năng hỗ trợ vận hành xe PEUGEOT 3008
Chống bó cứng phanh Có
Phân phối lực phanh điện tử Có
Hỗ trợ phanh khẩn cấp Có
Hệ thống chống trượt Có
Tự động khóa cửa khi vận hành và tự động mở khi có tai nạn Có
Hệ thống ga tự động và giới hạn tốc độ Có
Cảnh báo và hỗ trợ giữ làn đường Có
Hệ thống nhắc nhở người lái Có
Hệ thống kiểm soát chế độ lái Có
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc Có
Cảnh báo điểm mù Có
Cảnh báo áp suất lốp Có
Cảm biến hỗ trợ đỗ xe 6 trước và 6 sau
Hệ thống khóa ISO FIX cho ghế trẻ em Có
- Trang bị nhiều tính năng vận hành và cơ cấu an toàn để mang lại trải nghiệm lái xe tốt và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng Ngoài ra, cung cấp trải nghiệm lái xe thoải mái và an toàn, đồng thời đáp ứng các yêu cầu an toàn hiện đại trong ngành ô tô
Hình 2.1: Xe peugeot 3008 phiên bản GT
Quy trình kiểm soát chất lượng lắp ráp xe peugeot 3008
* Định nghĩa và từ viết tắt:
Bảng 5: Các thuật ngữ viết tắt trong quá trình sản xuất tại nhà máy
Body Thân xe du lịch
Trạm Trim Trạm ráp các chi tiết, ốp trang trí che bên ngoài của nội thất và ngoại thất xe
Trạm Chassis Trạm lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết thuộc khung gầm xe
Trạm Final Trạm hoàn thiện
Trạm QG Trạm kiểm tra chất lượng trong dây chuyền lắp ráp
Lỗi có thể gây ra, ngay cả trong điều kiện đặc biệt, một sự kiện mà đặt ra một nguy cơ, dù nhỏ, các ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc sự an toàn của người sử dụng, bên thứ ba hoặc những người làm việc trên các phương tiện liên quan
PSA Tập đoàn ô tô Peugeot của Pháp
DPCA Công ty ô tô liên doanh giữa Trung Quốc và Pháp
BP.VCNB Bộ phận vận chuyển nội bộ
BP.QLCL Bộ phận quản lý chất lượng
QG Trạm kiểm tra chất lượng
QC Công nhân kiểm tra chất lượng
DPU Số lượng lỗi trung bình trên một đơn vị sản phẩm
- Trong nhà máy lắp ráp ô tô, các từ viết tắt thường được sử dụng trong ngành ô tô để thể hiện các thuật ngữ, quy trình hoặc thiết bị một cách ngắn gọn và tiện lợi Điều này giúp tối ưu hóa giao tiếp và tiết kiệm thời gian trong môi trường làm việc phức tạp như nhà máy lắp ráp ô tô Các từ viết tắt thường xuất hiện trong tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và trong quá trình giao tiếp hàng ngày giữa các nhân viên, kỹ sư, và người tham gia vào quá trình sản xuất
* Lưu đồ kiểm soát chất lượng lắp ráp xe:
Lắp ráp cửa /Assemble Sub door
Nhận body và đồ rời
Lắp ráp chi tiết gầm
Sửa chữa lại (nếu có)
Giao xe cho Kiểm Định
Nhận kế hoạch sản xuất và vật tư/Get production plan
- Nhận kế hoạch sản xuất và vật tư/ Get production plan and commodity:
Xưởng tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch và triển khai đến từng tổ (Trim, Chassis, Final, Sub)
- Chuẩn bị sản xuất/ Prepare production: Sau khi Quản Đốc xưởng nhận được phản hồi kế hoạch sản xuất từ nhân viên kế hoạch của xưởng, sẽ tác nghiệp với BP VCNB để cấp linh kiện theo yêu cầu từ kế hoạch và đảm bảo: Đúng loại xe, đúng số lượng, đúng chất lượng Tổ trưởng của từng tổ trong dây chuyền có trách nhiệm xác nhận tình trạng linh kiện trước khi sản xuất
-Yêu cầu BP VCNB cấp phát linh kiện lên dây chuyền lắp ráp phải đúng khu vực lắp ráp Những vấn đề phát sinh trong quá trình giao linh kiện, tổ trưởng của từng tổ có trách nhiệm phản hồi cho nhân viên kế hoạch sản xuất của xưởng để đưa ra hướng giải quyết kịp thời Hằng tháng nhân viên hiệu chuẩn kiểm tra giá trị lực siết của cần siết lực và súng điện, súng hơi theo Quy trình kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường
- Đầu mỗi ngày sản xuất công nhân thực hiện kiểm tra tình trạng hạn sử dụng vật tư phụ và tình trạng hoạt động của thiết bị (keo dán kính, hóa chất quét body, hóa chất quét vào kính, thiết bị châm dầu thắng, nước làm mát, gas, …) theo biểu mẫu “Bảng kiểm tra 5 phút đầu giờ” Nếu phát hiện vật tư phụ hết hạn sử dụng và thiết bị hỏng hoặc hoạt động không chính xác báo cáo tổ trưởng để thay đổi vật tư và hiệu chỉnh thiết bị
- Nhận body, đồ rời và lắp ráp nội thất/ Receive body, Sub part and assemble interior: Tổ trưởng và công nhân tổ Trim có trách nhiệm kiểm tra tình trạng body xác nhận và bàn giao với nhân viên được chỉ định của Xưởng Sơn Kiểm tra đúng loại xe, đúng màu sơn, đúng số lượng
-Tổ trưởng và công nhân tổ ráp đồ rời có trách nhiệm kiểm tra tình trạng đồ rời xác nhận và bàn giao với nhân viên chỉ định của Xưởng Sơn:
+ Số lượng body tiếp nhận tổ trưởng tổ Trim phải cập nhập vào "Biểu tiếp nhận body"
+ Tình trạng chất lượng của body và đồ rời công nhân tổ Trim và tổ ráp đồ rời sau khi kiểm tra phải ghi rõ vào biểu mẫu "Bảng thông tin vấn đề phát sinh trên line" (thực hiện theo Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp)
Hình 2.2: Kiểm tra bề mặt sơn, tại trạm nội thất
- Body sau khi nhận và kiểm tra bàn giao với Xưởng Sơn được đưa vào dây chuyền Trim và triển khai lắp ráp theo đúng nội dung yêu cầu
- Quá trình lắp ráp nội thất được các công nhân trạm Trim thực hiện theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật của từng quá trình lắp ráp trạm Trim Đối với những vị trí siết lực theo cấp độ S bị che khuất bên trong hoặc lộ ra ngoài công nhân sau khi siết lực phải xác nhận vào "Bảng kiểm tra cấp độ S
- Để đảm bảo tình trạng chất lượng trong quá trình láp ráp nội thất, trong từng ngày sản xuất tổ trưởng Tổ ráp nội thất phải kiểm tra chất lượng xác xuất 1 lần/ngày theo cấp độ S và ghi dữ liệu kiểm tra vào "Bảng kiểm tra cấp độ S" Khi kiểm tra NG tổ trưởng phải thông tin cho quản lý xưởng và kiểm tra 10 xe trước và sau khi phát hiện và ghi giá trị sau khi sửa chữa vào cột bên và chỉ dừng kiểm tra khi trước 10 xe và sau 10 xe không có giá trị nào bị lỗi
- Để lưu số khung của xe vào hồ sơ công nhân tổ ráp nội thất phải cà số khung vào
"Bảng số khung, số động cơ, mã số vật tư" và lưu vào hồ sơ theo xe
- Lắp ráp cửa/ Door assembly: Công nhân Tổ Cửa thực hiện quá trình lắp ráp theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật từng quy trình của trạm ráp cửa
- Nhằm đảm bảo tình trạng chất lượng trong quá trình lắp ráp cửa trong từng ngày sản xuất tổ trưởng và công nhân của tổ cửa phải kiểm tra chất lượng xác xuất 1 lần/ngày theo cấp độ S và ghi dữ liệu kiểm tra vào "Bảng kiểm tra cấp độ S" Khi kiểm tra NG tổ trưởng phải thông tin cho quản lý xưởng và kiểm tra 10 xe trước và sau khi phát hiện
20 và ghi giá trị sau khi sửa chữa vào cột bên và chỉ dừng kiểm tra khi trước 10 xe và sau
10 xe không có giá trị nào bị lỗi
- Lắp ráp chi tiết gầm/ Chassis assembly: Công nhân Tổ lắp ráp gầm (Tổ
Chassis) nhận sản phẩm hoàn thiện của Tổ lắp ráp nội thất để tiến hành lắp ráp các chi tiết của gầm xe Việc lắp ráp các chi tiết gầm phải tuân thủ theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật từng quy trình của Trạm lắp ráp gầm Đối với những vị trí siết lực theo cấp độ
S bị che khuất bên trong hoặc lộ ra ngoài công nhân sau khi siết lực phải xác nhận vào biểu xác nhận cấp độ S
Hình 2.3: Lắp ráp khung gầm(chassis)
- Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình lắp ráp gầm, trong từng ngày sản xuất tổ trưởng và công nhân của Tổ lắp ráp gầm phải kiểm tra chất lượng xác xuất
1 lần/ngày theo cấp độ S và ghi dữ liệu kiểm tra vào "Bảng kiểm tra cấp độ S" Khi kiểm tra NG tổ trưởng phải thông tin cho quản lý xưởng và kiểm tra 10 xe trước và sau khi phát hiện và ghi giá trị sau khi sửa chữa vào cột bên và chỉ dừng kiểm tra khi trước 1 xe và sau 10 xe không có giá trị nào bị lỗi
QUY TRÌNH LẮP RÁP NỘI THẤT XE PEUGEOT 3008
Lưu đồ lắp ráp xe peugeot 3008
Hình 3.1Lưu đồ lắp ráp xe Peugeot 3008
- Sau khi nhận lại thân body từ xưởng sơn và trải qua quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm thì đưa thân xe đã kiểm tra vào lắp ráp tại trạm nội thất
- Trạm nội thất được chia ra thành:
+ Trạm Trim: Được chia thành 10 trạm Tại đây công nhân sẽ hoàn thiện hầu như các phần nội thất bên trong xe như đèn phanh, taplo, đèn la phông, dây điện sàn,…… + Trạm door: Được chia thành 4 trạm Tại đây lắp rời 4 cánh cửa và sau khi hoàn thiện cửa, nó sẽ được vận chuyển lên trạm Final 8 để lắp ráp hoàn thiện chiếc xe
+Trạm taplo: Được chia thành 4 trạm Tại đây sẽ hoàn thiện bảng điều khiện taplo bên ngoài sau đó sẽ được đưa vào body xe tại trạm Trim 10
+ Trạm QG1: Các công nhân QC sẽ bắt đầu kiểm tra chất lượng lắp ráp
-Trạm khung gầm( chassis) được chia ra thành:+ Trạm động cơ: Được chia thành 3 trạm Tại đây công nhiên thực hiện qua trình lắp ráp khối động cơ bao gồm: động cơ, hộp số, ống nước làm mát, ống dẫn khí ,…
+ Trạm Chassis: Được chia thành 6 trạm Tại đây công nhân sẽ hoàn thiện hầu như các bộ phận bên dưới gầm xe và tại khoang động cơ như bình nhiên liệu, ống dầu phanh, ống nhiên liệu, động cơ,…
+ Trạm cầu trước: Tại đây lắp ráp hệ thống lái
+ Trạm động cơ và cầu trước: Tại đây lắp ráp 2 khối đã lắp sẵn tại trạm động cơ và trạm cầu trước và sau đó đưa nó vào trạm Chassis 3
+ Trạm QG2: Các công nhân QC sẽ bắt đầu kiểm tra chất lượng lắp ráp
- Trạm hoàn thiện(final) được chia ra thành:
+ Trạm Final: Được chia thành 8 trạm Tại đây công nhân sẽ hoàn thiện hầu như các bộ phận còn thiếu sót bên trong xe và bên ngoài xe như hàng ghế phía trước và phía sau, bánh xe phía trước va phía sau, kính chắn gió, …… và tại trạm Final 8 thực hiện lắp ráp cửa để hoàn thiện chiếc xe
+ Trạm Kính: Tại đây Kính được làm vệ sinh trên viền và bôi keo bên ngoài sau đó dùng dụng cụ đưa vào trạm Final 4 đưa hoàn thiện phần lắp ráp kính
+ Trạm QG3: Các công nhân QC sẽ bắt đầu kiểm tra chất lượng lắp ráp Và cho nhập dữ liệu vào xe Nếu không có lỗi sai nào thì xe được đưa qua bộ phận “Kiểm Định”, còn nếu có sai sót trong quá trình lắp ráp thì xe dược đưa qua bộ phận “Sữa Chữa”,sau khi khắc phục được lỗi xe thì xe được đưa qua bộ phận kiểm định
Quy trình lắp ráp nội thất xe peugeot 3008
Hình 3.2 Quy trình lắp ráp trim 1 tại trạm nội thất
- Tại trim 1 sau khi tháo thân xe từ đồ gá ra thì nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như: cây chống capo, các kẹp dây điện, các miếng dán làm kín và đệm chống ồn Tiếp theo, họ sẽ lắp cầu chì, bầu sẹc vô, bộ điều khiển ABS, bố trí ống dầu phanh và dây điện
3.2.1.1 Lắp dây điện chính trong động cơ vào khoang động cơ:
- Vị trí: Lắp tại khoang động cơ tại thanh ray bên trái và trên khung xe
Hình 3.3: Bố trí dây điện và cố định tại khoang động cơ
- Nhiệm vụ: Dây điện chính trong khoang động cơ là chuyển động điện từ các nguồn điện tới các thiết bị và hệ thống trong động cơ Dây điện chính là hệ thống mạch điện chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng điện cho các bộ phận như hệ thống đánh lửa, hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống điều khiển động cơ và các thiết bị khác trong khoang động cơ
- Cách lắp: Lấy dây điện trước→Trải dây điện trước ra vào khoang động cơ→Lồng phần dây điện qua lỗ vào trong body→Lắp phần su cố định dây điện vào lỗ body→Lấy bu lông và dụng cụ siết→Siết chặt bu lông cố định dây điện →Đặt dụng cụ về vị trí→Bố trí 2 gờ kẹp của bách nhựa dây điện
3.2.1.2 Lắp hộp cầu chì vào body:
-Vị trí: Lắp ở bên trái khung xe tại khoang động cơ
- Nhiệm vụ: cầu chì (còn được gọi là bóng chì) là bảo vệ mạch điện khỏi quá tải và ngắn mạch Khi dòng điện vượt quá giới hạn an toàn của mạch, cầu chì sẽ phá vỡ kết nối dòng điện bằng cách tan chảy hay vỡ ra Điều này giúp ngăn chặn dòng điện quá tải và ngắn mạch tiếp tục lưu thông qua mạch, bảo vệ các thiết bị và linh kiện khác trong hệ thống điện khỏi sự hư hỏng hoặc nguy hiểm
- Cách lắp: Canh chỉnh lắp gờ của hộp cầu chì vào body→Bố trí dây điện vị trí hộp cầu chì→Kết nối giắc ghim vào vị trí như hình bên→Kiểm tra lại sau khi lắp.(cấp độ S)
3.2.1.3 Lắp bộ điều khiển ABS và bố trí dây điện:
- Vị trí: Lắp ở bên phải khung xe tại khoang động cơ
- Nhiệm vụ: ABS là cung cấp khả năng kiểm soát và giảm trượt của bánh xe trong quá trình phanh Khi tài xế đạp phanh một cách đột ngột hoặc mạnh, ABS sẽ giám sát tình trạng trượt của các bánh xe Nếu bánh xe bắt đầu trượt, hệ thống ABS sẽ can thiệp bằng cách tạo áp lực phanh rút lại và thả lỏng tự động lên các bánh xe đó Điều này giúp giữ cho bánh xe không bị khóa và duy trì khả năng kiểm soát
Hình 3.5:Lắp bộ điều khiển ABS và bố trí dây điện
-Cách lắp: Bố trí 2 vị trí kẹp dây điện vào lỗ body→Gở bỏ bảo vệ giắc điện→Kết nối giắc điện vào đúng vị trí→Khóa lại sau khi kết nối→Kiểm tra lại sau khi kết nối.( cấp độ S)
3.2.1.4 Lắp bầu sẹc vô và cảm biến bầu sẹc vô:
- Vị trí: Lắp bên trái khung xe tại khoang động cơ
- Nhiệm vụ: Bầu sẹc vô tạo lực phanh để làm giảm tốc độ hoặc dừng lại xe Bầu phanh được kích hoạt thông qua bấm chân lên pedan phanh trong cabin của xe, dẫn đến áp lực được tạo ra và truyền đến hệ thống phanh để kẹp lại hoặc giữ chặt bốn bánh xe Điều này đảm bảo an toàn và kiểm soát khi lái xe
Hình 3.6:Lắp bầu sẹc vô và cảm biến bầu sẹc vô
-Lấy bầu sẹc vô→Gở bỏ bào vệ su đệm→Canh chỉnh lắp bầu sẹc vô vào lỗ body→Lấy cảm biến bầu sẹc vô→Gở bỏ nắp che bảo vệ→Canh chỉnh lắp cảm biến vào bầu sẹc vô.(cấp độ S)
- Vị trí: Tại khoang động cơ, liên kết ống từ bầu sẹc vô và bộ ABS
- Nhiệm vụ: Luân chuyển dầu phanh
- Cách lắp: Lấy ống dầu phanh 20→Canh chỉnh lắp ống dầu phanh 20 vào kẹp ống→Gá bằng tay ống dầu phanh vào bộ ABS→Gá bằng tay ống dầu phanh vào bầu sẹc vô→Lấy ống dầu phanh 30→Canh chỉnh ống dầu phanh vào các kẹp→Gá bằng tay ống dầu phanh vào bộ ABS.( cấp độ S)
Hình 3.7:Lắp ống dầu phanh
Hình 3.8: Quy trình lắp ráp trim 2 tại trạm nội thất
- Tại trim 2 đầu tiên, các nhân viên lắp ráp sẽ tháo cửa ra và đặt lên gá đỡ để đưa đến trạm cửa Sau đó, họ sẽ bắt đầu lắp các vật tư như sau: ba ga mui trên trần xe, dán keo chống ồn và lắp cửa sổ trời, lắp và siết ghết cửa, lắp roan cốp sau
- Cách tháo: Lấy dụng cụ tháo phe kẹp và bỏ sọt rác→Đặt dụng cụ lại vị trí cũ→Lấy kiềm bấm tháo chốt bàn lề cửa và bỏ sọt rác→Đặt kìm lại vị trí cũ
3.2.2.2 Lắp ba ga mui và siết đai ốc:
- Vị trí: Lắp trên trần xe
- Cách lắp: Lấy ba ga mui→canh chỉnh vào vị trí lắp→Lấy bu lông và gá bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết 1 phần bu lông với lực yêu cầu→Đặt dụng cụ về vị trí→Lấy cần siết lực→Siết chặt hoàn toàn bu lông→Đặt cần lực về vị trí cũ
Hình 3.9:Lắp ba ga mui
-Vị trí: Lắp trên trần xe
- Nhiệm vụ: Tính năng riêng biệt của xe
Hình 3.10:Lắp cửa sổ trời
- Cách Lắp: Lấy cửa sổ trời→Canh chỉnh cửa sổ vào vị trí→Lấy đai ốc gá cửa sổ trời→Lấy dụng cụ siết→Siết chặt cửa sổ trời vào body →Theo thứ tự 1 ->2 -> 3 với lực 8Nm±25%
-Vị trí: bên trái và ben phải cửa xe
- Nhiệm vụ: giữ cho cửa ô tô khóa chặt và an toàn trong quá trình hoạt động
-Lấy ghết cửa→Canh chỉnh ghết cửa vào cửa
- Cách Lắp: Lấy bu lông và dụng cụ siết→Siết chặt bu lông hết cửa→Lấy cần lực→Siết lực theo yêu cầu
Hình 3.11:Quy trình lắp ráp trim 3 tại trạm nội thất
- Tại trim 3, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như: Kẹp giữ dây điện, các miếng dán làm kín, nút nhận, ốp dây điện, các miếng xốp cách âm tại bên trong thân xe
3.2.3.1 Lắp xốp cách âm, tấm chống ồn:
- Vị trí: Lắp trong thân xe
Kết luận
- Trong quá trình lắp ráp nội thất của chiếc xe hơi, chúng ta đã thấy sự kết hợp tinh tế giữa chức năng và thẩm mỹ, tạo nên một không gian nội thất đáng sống và tiện nghi
Từ việc sắp xếp các yếu tố như ghế, bảng điều khiển, hệ thống giải trí và các tiện ích khác, chúng ta đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho người sử dụng
Những tinh chỉnh chi tiết trong quá trình lắp ráp đã thể hiện sự tập trung vào chất lượng và an toàn, từ việc sử dụng các vật liệu chất lượng cao đảm bảo tính bền vững và độ an toàn cho hành khách, đến việc thiết kế các điểm cố định cho các thành phần nội thất, giúp tránh tình trạng rung lắc trong quá trình di chuyển
Sự khéo léo trong việc lựa chọn màu sắc, chất liệu và chi tiết trang trí đã tạo nên một không gian thoải mái và thú vị, tạo cảm giác hài hòa và phù hợp với phong cách tổng thể của chiếc xe Đồng thời, việc tích hợp các công nghệ hiện đại như hệ thống thông tin giải trí, kết nối điện thoại thông minh và các tiện ích thông minh khác đã nâng cao trải nghiệm lái xe và sử dụng xe lên một tầm cao mới
Tóm lại, quá trình lắp ráp nội thất của chiếc xe hơi không chỉ là việc ghép các thành phần lại với nhau mà còn là sự kết hợp giữa sự sáng tạo, chất lượng và sự tiện nghi Nó đã đóng góp quan trọng vào việc tạo nên một sản phẩm hoàn thiện, mang lại sự hài lòng và trải nghiệm tốt cho người sử dụng
QUY TRÌNH LẮP RÁP KHUNG GẦM (CHASSIS) XE PEUGEOT
Chassis 1
Hình 4.1: Quy trình lắp ráp chassis 1 tại trạm khung gầm
- Tại trạm chassis 1, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp cản sau, lắp bulong cảm biến độ cao phía sau, bố trí dây điện nắp nhiên liệu,…
4.1.1 Lắp bulong cảm biến độ cao phía sau:
- Vị trí: Nằm ở lòng vè bánh xe phía sau bên phải
- Nhiệm vụ: Bulong giữ để lắp cảm biến độ cao
- Cách lắp: Lấy bu lông canh chỉnh gá vào hốc bánh xe sau và xoay bu lông→Dùng tay ấn mạnh bu lông ăn khớp hoàn toàn
- Vị trí: Nằm ở lòng vè bánh xe phía sau bên phải
- Nhiệm vụ: Bảo vệ phần sau xe, Cản sau bên trong có lắp cảm biến đỗ xe, cảm biến cảnh báo va chạm sau và mang tính trang trí
- Cách lắp: Lấy cản sau→Canh chỉnh ráp cản sau vào các khớp của body theo trình tự→Kiểm tra lại các vị trí gờ giữ sau khi ráp
4.1.3 Lắp dây điện nắp nhiên liệu:
- Vị trí: Nằm ở lòng vè bánh xe phía sau bên phải
- Nhiệm vụ: Cung cấp điện cho nắp bình nhiên liệu, khi nhấn nút mở khóa cửa thì người sử dụng có thể nhấn nắp bình xăng và bơm xăng, khi khóa hết các cửa thì không thể mở nắp bình xăng
- Cách lắp: Kéo nhẹ dây điện thùng nhiên liệu ra→Gắn 3 kẹp dây điện vào body→Kết nối giắc điện vào bộ điều khiển mở nắp
Hình 4.3: Lắp dây điện nắp nhiên liệu
Chassis 2
Hình 4.4: Quy trình lắp ráp chassis 2 tại trạm khung gầm
- Tại trạm chassis 2, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp ống dầu phanh, lắp ống nhiên liệu, lắp thùng nhiên liệu, lắp tấm cách nhiệt ống xã, lắp tấm chắn bù, siết lực lườn tăng cứng cản sau
- Vị trí: Gắn vào phanh đĩa phía sau bên trái và bên phải
- Nhiệm vụ: trợ lực dầu giúp phanh bánh xe sau
- Cách lắp: Dùng tay gá đai ốc ống dầu→Lấy cần siết lực 15Nm ±25%→Siết chặt hoàn toàn đai ốc ống dầu
4.2.2 Lắp thùng nhiên liệu, ống nhiên liệu và dây điện tại thùng nhiên liệu:
- Vị trí: Bên dưới gầm xe
- Nhiệm vụ: Thùng nhiên liệu là nơi chứa nhiên liệu Dây điện trong thùng nhiên liệu của xe ô tô có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ cảm biến đo mức nhiên liệu trong thùng nhiên liệu đến bảng điều khiển hoặc hệ thống đo lường của xe để cho biết mức nhiên liệu còn lại trong thùng Thông qua các tín hiệu này, hệ thống điều khiển xe có thể tính toán được khoảng cách có thể đi được còn lại và hiển thị cho người lái biết khi cần đổ nhiên liệu
Ngoài ra, dây điện trong thùng nhiên liệu còn có nhiệm vụ kết nối các cảm biến khác như cảm biến áp suất hoặc nhiệt độ để đo lường các thông số quan trọng khác trong thùng nhiên liệu như áp suất và nhiệt độ của nhiên liệu
- Cách lắp: Lấy bu lông và gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết tạm→Lấy kẹp ống nhiên liệu→Gắn kẹp vào body→Lấy cần siết lực 15Nm ±25% và 8Nm ±25% (cấp độ S)
Hình 4.5: Lắp thùng nhiên liệu
4.2.3 Lắp tấm cách nhiệt ống xã:
- Vị trí: Gắn vào phanh đĩa phía sau bên trái và bên phải
- Nhiệm vụ: Cách nhiệt ống xá tránh cháy nổ, cách âm gầm xe với thân xe
- Cách lắp: Lấy 4 bu lông tấm cách nhiệt sau→Lấy dụng cụ siết và siết hoàn toàn→Lấy 3 đai ốc tấm cách nhiệt trước→Siết hoàn toàn 3 đai ốc tấm cách nhiệt trước với lực siết 4Nm ±25%
Chassis 3
Hình 4.6: Quy trình lắp ráp chassis 3 tại trạm khung gầm
- Tại trạm chassis 3, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp cụm dàm cầu sau, lắp cụm động cơ và cầu trước và thân xe, lắp bộ chân máy đỡ động cơ, kết nối ống hệ thống sưởi, kết nối ống vào bầu sac vô,…
4.3.1 Lắp cụm dầm cầu sau:
- Vị trí: Lắp tại cầu sau
- Nhiệm vụ: Là giữ và hỗ trợ các bộ phận khác của hệ thống treo sau, đảm bảo độ cứng và ổn định, gắn kết các bộ phận khác
- Cách lắp: Lấy bu lông canh chỉnh gá vào phuộc sau và pát giữ trên dầm cầu sau→Gá tạm bu lông bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết chặt 1 phần bu lông phuộc sau→Lấy cần siết lực→Siết chặt hoàn toàn bu lông với lực 75Nm ±15%.(cấp độ S)
Hình 4.7: Lắp cụm dầm cầu sau
4.3.2 Lắp ống bình nước phụ:
- Vị trí: Lắp tại khoang động cơ
- Nhiệm vụ: Trong lúc vận hành động cơ quá nóng do thiếu nước làm mát thì nước từ bình nước phụ sẽ đi qua 1 đường ống vào thẳng trực tiếp động cơ
- Cách lắp: Kéo ống nước ra→Gắn 3 kẹp ống nước vào body→Kiểm tra lại tình trạng lắp đặt ống không bị xoắn
4.3.3 Lắp cụm động cơ và cầu trước vào xe:
- Vị trí: Lắp tại khoang động cơ
- Nhiệm vụ: Trong lúc vận hành động cơ quá nóng do thiếu nước làm mát thì nước từ bình nước phụ sẽ đi qua 1 đường ống vào thẳng trực tiếp động cơ
Hình 4.8: Lắp cụm động cơ và cầu trước vào xe
- Cách lắp: Lấy bu lông thanh liên kết trước→Gá bu lông thanh liên kết trước vào body→Lấy dụng cụ siết và siết chặt 1 phần với lực 20Nm±25%
4.3.4 Lắp cụm chân đế máy bên phải:
- Vị trí: Lắp tại động cơ
- Nhiệm vụ: nâng và đỡ động cơ
- Cách lắp: Lấy chân máy→Gá châm máy vào vị trí→Lấy bu lông gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết 1 phần bu lông chân máy→Lấy cần siết lực→Siết hoàn toàn bu lông chân máy với lực 60Nm±10%.
Chassis 4
Hình 4.9: Quy trình lắp ráp chassis 4 tại trạm khung gầm
- Tại trạm chassis 4, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Siết bulong dầm cầu trước, siết đai ốc thước lái, siết chân đế máy vào cầu trước, siết bulong thanh
67 giằng và thanh treo, siết chân đế máy vào động cơ, siết dầm cầu sau, lắp ống xã vào gầm xe, lắp lò xo tại cầu sau,…
4.4.1 Siết lực đai ốc thước lái:
- Vị trí: Bên dưới dầm cầu trước
- Nhiệm vụ: Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
- Cách siết: Lấy cần siết lực và siết 2 đai ốc với lực 120Nm±10%.(cấp độ S)
4.4.2 Siết lực bulong dầm cầu trước:
- Vị trí: Bên dưới dầm cầu trước
- Nhiệm vụ: Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
- Cách siết: Lấy cần siết lực→Siết hoàn toàn 2 bulong phia trước với lực 90Nm±10%.→Siết hoàn toàn bulong phía sau đằng trước với lực 70Nm ±10% + 900º ± 10%→Siết hoàn toàn bulong phía sau đằng sau với lực 80Nm ±10% + 450º ± 10%
4.4.3 Siết lực bulong chân đế máy giữa:
- Vị trí: Tại động cơ
- Nhiệm vụ: Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
- Cách siết: Lấy cần siết lực→Siết chặt bulong chân máy với lực 70Nm ±10%
4.4.4 Siết lực bulong thanh giằng và thanh treo:
- Vị trí: Bên dưới dầm cầu trước
- Nhiệm vụ: Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
- Cách siết: Lấy cần siết lực→Siết chặt bulong với lực 60Nm ± 10%
4.4.5 Lắp lò xo cầu sau:
- Vị trí: Tại cầu sau
- Nhiệm vụ: Hấp thụ va đập, điều chỉnh giảm chấn, duy trì ổn định trên xe ô tô
- Cách siết: Lấy đế dưới và lò xo→Canh chỉnh gá đế vào lò xo theo khớp→Xoay đế theo chiều kim đồng hồ đến khi đầu mút lò xo ăn khớp vào đế→ Lắp kẹp hệ thống treo→Kéo dầm cầu sau xuống→Lấy cụm lò xo gá vào trị trí đở trên cầu→Thả dầm cầu sau hồi về vị trí cũ→Canh chỉnh gá lò xo vào đế trên body
- Vị trí: Bên dưới gầm xe
- Nhiệm vụ: Xã khí thải ra môi trường
- Cách lắp: Gá kẹp ống xả trước→Canh chỉnh ráp cụm ống xả trước vào bộ xúc tác→Lấy dụng cụ siết cổ dê→ Lắp ống xã sau vào gầm và lấy kẹp cỗ ống xả canh chỉnh kẹp 2 đầu ống xả lại→Siết chặt hoàn toàn kẹp ống xả với lực 25Nm ± 15%.
Chassis 5
Hình 4.10: Quy trình lắp ráp chassis 5 tại trạm khung gầm
- Tại trạm chassis 5, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp xương cản trước và nắp che két nước, lắp đèn pha, lắp cản trước, lắp cảm biến độ cao phía sau…
4.5.1 Lắp xương cản trước và ráp nắp che két nước:
- Vị trí: Tại đầu xe
- Nhiệm vụ: Xương cản trước bảo vệ phần đầu của xe ô tô khỏi sự va chạm và tổn thương trong các tình huống như va đập từ phía trước hoặc va chạm nhẹ Nắp che két nước giúp che chắn két nước
Hình 4.11: Lắp xương cản trước và ráp nắp che két nước
- Cách lắp: Lấy xương cản và bu lông→Gá xương cản vào body→Lấy dụng cụ siết→Nới 4 bu lông→Lấy đồ gá→Lắp đồ gá và canh chỉnh→ Ráp nắp che két nước và lấy dụng cụ siết lực 4 Nm ± 25%
4.5.2 Lắp và siết cản trước:
- Vị trí: Tại đầu xe
- Nhiệm vụ: Bảo vệ phần đầu xe, cản trước bên trong được lắp như cảm biến cảnh báo va chạm trước, lệch làn đường và mang tính trang trí
- Cách lắp: Lấy cản trước→Gá cản trước vào body→Lắp cản trước theo thứ tự 1- 2-3→Lấy vít→Gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ và siết 2Nm ± 25%
4.5.3 Lắp cảm biến độ cao phía sau:
- Vị trí: Nằm ở lòng vè bánh xe phía sau bên phải
- Nhiệm vụ: Đo độ cao xe so với mặt đường hoặc đất,truyền thông tin độ cao đó đến hệ thống điều khiển treo xe để điều chỉnh độ cao của bộ phận treo xe ,giảm rung động và cân bằng xe ô tô trên mặt đường, tăng độ an toàn và ổn định khi lái xe
- Cách lắp: Lấy cảm biến độ cao và gá vào body→Lấy đai ốc và gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết chặt hoàn toàn đai ốc→Kéo thanh giữ cảm biến gá vào chốt giữ trên dầm cầu→Dùng tay ấn mạnh thanh giữ ăn khốp vào chốt
Hình 4.12: Lắp cảm biến độ cao phía sau
- Vị trí: Tại đầu xe bên trái và bên phải
- Nhiệm vụ: Chiếu sáng cho xe khi đi vào ban đêm, đèn xi-nhan, đèn hazard
- Cách lắp: Lấy đèn pha và bulong→Gá đèn pha vào body→Gá tạm bu lông bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết hoàn toàn→Kéo giắc điện ra→Kết nối giắc điện
Chassis 6
Hình 4.14: Quy trình lắp ráp chassis 6 tại trạm khung gầm
- Tại trạm chassis 6, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp lòng vè phái trước và phía sau, lắp tấm bảo vệ dây đai động cơ, lắp dây điện cảm biến độ cao, siết và tăng cứng cản trước, siết đai ốc ống dầu phanh,…
- Vị trí: Tại vị trí 4 bánh xe
- Nhiệm vụ: Giúp bảo vệ khỏi bụi, cát và các mảnh vụn khác từ đường, ngăn chặn chúng vào trong khoang động cơ hoặc phía trên nắp ca-pô, làm hỏng các bộ phận quan trọng, giảm độ ma sát giữa lốp và thân xe, giúp tăng hiệu suất nhiên liệu và giảm tiếng ồn của xe khi di chuyển.
- Cách lắp: Lấy lồng vè luồng ráp vào body→ Lấy nút nhận canh chỉnh ráp vào lồng vè→Lấy vít và dụng cụ siết→Siết vít lồng vè vào vị trí với lực 4Nm±25%
4.6.2 Lắp tấm bảo vệ dây đai động cơ:
- Vị trí: Tại vị trí dây đai
- Nhiệm vụ: Bảo vệ dây đai tránh va đạp để đảm bảo sự an toàn khi vận hành
- Cách lắp: Lấy tấm che bảo vệ luồng qua xương trước gá vào body→Lấy bulong và gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết chặt hoàn toàn bulong với lực 4Nm±25%.
Động cơ 1
Hình 4.16: Quy trình lắp ráp động cơ 1 tại trạm khung gầm
- Tại trạm động cơ 1, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp động cơ và hộp số vào với nhau, lắp cảm biến áp suất đường ống nạp, siết đai ốc biến mô, lắp chân máy bên trái, lắp ống xúc tác, lắp ống trao đổi khí vào động cơ,…
4.7.1 Lắp động cơ vào hộp số:
- Vị trí: Lắp tại cụm động cơ và đưa vào khoang động cơ
- Nhiệm vụ: Động cơ Peugeot 3008 được trang bị động cơ xăng tăng áp 1.6L THP (Turbo High Pressure) sản xuất công suất tối đa 165 mã lực và mô-men xoắn cực đại
240 Nm Động cơ này được kết hợp với hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động cầu trước Peugeot 3008 GT cũng được trang bị công nghệ Start-Stop giúp tăng hiệu quả nhiên liệu và giảm khí thải Ngoài ra, xe còn có chế độ lái Sport để tăng cường trải nghiệm lái xe
Hộp số: là loại Hộp số 6AT, loại hộp số tự động 6 cấp số Được trang bị trên một số phiên bản cao cấp của Peugeot 3008, hộp số 6AT sử dụng công nghệ thông minh để chuyển số mượt mà và tăng tốc nhanh chóng
Hộp số 6AT trên Peugeot 3008 được điều khiển bằng một bộ điều khiển điện tử, cho phép các chế độ lái khác nhau như chế độ thể thao và chế độ Eco để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu Nó cũng có tính năng tự động tắt động cơ để tiết kiệm nhiên liệu khi xe đứng im trong giao thông.(Biến mô thủy lực được lắp cùng một cụm với hộp số khi nhập hàng về)
Hình 4.17: Lắp động cơ vào hộp số
- Cách lắp: Lấy dụng cụ siết và đai ốc→Siết chặt đai ốc cố định hộp số và động cơ→Lấy bulong→Siết chặt bulong cố định hộp số và động cơ→Lực siết bulong và đai ốc 55Nm±15%.(cấp độ S)
4.7.2 Lắp cảm biến áp suất đường ống nạp:
- Vị trí: Lắp phía sau bướm ga và cảm biến vị trí bướm ga
- Nhiệm vụ: Cảm biến áp suất đường ống nạp (MAP) là một phần của hệ thống điều khiển động cơ và có nhiệm vụ đo lường áp suất không khí trong đường ống nạp của động cơ Cụ thể, nó đo lường áp suất không khí và thông tin này được gửi đến hệ thống điều khiển động cơ để điều chỉnh độ dày của hỗn hợp nhiên liệu/khí của động cơ
Với thông tin từ cảm biến MAP, hệ thống điều khiển động cơ có thể điều chỉnh lượng nhiên liệu được bơm vào động cơ để đảm bảo tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu/khí tối ưu trong động cơ Điều này có thể giúp tăng hiệu suất động cơ và giảm tiêu thụ nhiên liệu
Hình 4.18: Lắp cảm biến áp suất đường ống nạp
- Cách lắp: Lấy cảm biến áp suất khí nạp vào→Canh chỉnh gắn vào vị trí→Lấy dụng cụ siết và bu lông→Siết chặt cảm biến áp suất vào vị trí với lực 4Nm±15%
Động cơ 2
Hình 4.19: Quy trình lắp ráp động cơ 2 tại trạm khung gầm
- Tại trạm động cơ 2, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp máy đề, lắp máy bơm chân không, lắp motor cần số(comelec), lắp ống nhiên liệu vào động cơ, lắp ống nước làm mát vào động cơ,…
- Vị trí: Lắp tại cụm động cơ và hộp số
- Nhiệm vụ: Máy đề là một bộ phận quan trọng của hệ thống khởi động của xe ô tô Nhiệm vụ của máy đề là tạo ra một lực xoắn đủ lớn để xoay động cơ khi khởi động, và giúp động cơ hoạt động một cách trơn tru
Khi tay lái được quay để khởi động động cơ, máy đề sẽ bắt đầu hoạt động Máy đề sử dụng một motor điện để tạo ra lực xoắn, qua đó đưa ra lực kéo cần thiết để xoay động cơ Khi động cơ quay đủ nhanh, máy đề sẽ ngừng hoạt động, và động cơ sẽ tiếp tục hoạt động một cách độc lập
- Cách lắp: Lấy chốt máy đề gắn vào máy đề→Lấy bu lông M8x12.5 gá bằng tay cố định máy đề→Lấy 2 bulong gá bằng tay cố định máy đề vào động cơ→Lấy dụng cụ siết với lực 20Nm±25%
4.8.2 Lắp bình bơm chân không:
- Vị trí: Lắp tại cụm động cơ và hộp số
- Nhiệm vụ: hút hết không khí ra khỏi bầu trợ lực phanh , từ đó tạo ra áp suất chân không, duy trì lực phanh, cung cấp phanh
- Cách lắp: Lấy kẹp ống ráp vào bình chân không→ Lấy bình chân không gá vào động cơ và lấy đai ốc và bulong gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết với lực 20Nm±25%
Hình 4.21: Lắp bình bơm chân không
4.8.3 Lắp motor cần số comelec:
- Vị trí: Lắp tại hộp số
- Nhiệm vụ: Nhận tín hiệu từ bộ điều khiển hộp số(comelec 2) và điều khiển thay đổi số.
- Cách lắp: Lấy bộ motor cần số→Canh chỉnh bố trí 3 vị trí kẹp vào vị trí→Lấy bu lông và dụng cụ siết→Siết chặt bu lông cố định→Lấy kẹp đỡ gắn vào giắc điện với lực 20Nm±25%
Hình 4.22: Lắp motor cần số comelec
Động cơ 3
Hình 4.23: Quy trình lắp ráp động cơ 3 tại trạm khung gầm
- Tại trạm động cơ 3, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp máy phát điện, lắp máy nén khí, lắp cảm biến oxi, lắp bộ dây đai, lắp ống ga áp suất cao và áp suất thấp,…
- Vị trí: Lắp cụm động cơ và hộp số
- Nhiệm vụ: Nó có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng cơ thành năng lượng điện để cung cấp điện cho các thiết bị trên xe và sạc lại pin.Đầu phát điện thường được lắp đặt trên đầu động cơ và được kết nối với bộ điều khiển điện (ECU) của xe Khi động cơ
79 hoạt động, đầu phát điện sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều (AC) bằng cách sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ Dòng điện này sẽ được chuyển đổi thành dòng điện một chiều (DC) bởi bộ chỉnh lưu (rectifier) trên đầu phát điện.Năng lượng điện được tạo ra bởi đầu phát điện sẽ được sử dụng để cung cấp cho các thiết bị điện trên xe, bao gồm đèn pha, đèn hậu, bình ắc quy, máy lạnh, đầu đọc CD, đầu DVD, điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị điện khác Đồng thời, năng lượng điện còn được sử dụng để sạc lại pin của bình ắc quy trên xe ô tô
Hình 4.24: Lắp máy phát điện
- Cách lắp: Lấy máy phát gá vào động cơ→Lấy bộ căng đai gá vào máy phát→Lấy bubong và gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết 20Nm±15%
- Vị trí: Lắp cụm động cơ và hộp số
Hình 4.25: Lắp máy nén khí
- Nhiệm vụ: Nén khí ga từ bình ga cho đến áp suất cao , nhiệt độ cao để đưa vào giàn nóng.
- Cách lắp: Lấy máy nén gá vào pát→Lấy bulong và gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết với lực 25Nm±15%
- Vị trí: Lắp tại ống xúc tác
- Nhiệm vụ: là một bộ phận quan trọng trong hệ thống khí thải của xe ô tô Nhiệm vụ của cảm biến oxi là đo lường lượng oxy trong khí thải của động cơ và chuyển đổi thông tin này thành tín hiệu điện để gửi đến hệ thống điều khiển động cơ của xe
Thông tin từ cảm biến oxi giúp hệ thống điều khiển động cơ điều chỉnh lượng nhiên liệu được bơm vào động cơ để đảm bảo tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu/khí tối ưu, đồng thời giảm thiểu khả năng sản sinh các khí thải gây ô nhiễm môi trường
- Cách lắp: Lấy cảm biến oxy→Canh chỉnh gá cảm biến oxy vào vị trí →Lấy cần siết lực siết với lực 50Nm±15%.(cấp độ S).
Cầu trước
Hình 4.26: Quy trình lắp ráp cầu trước tại trạm khung gầm
- Tại trạm cầu trước, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp thanh giằng ngang, lắp thanh giằng đứng, lắp thanh treo, lắp thước lái,…
- Vị trí: Lắp tại cụm cầu trước
- Nhiệm vụ: nhiệm vụ chính là giữ cho cơ thể của xe luôn ổn định và không bị lệch khi đang di chuyển trên đường
Cụ thể, thanh giằng ngang được đặt ở phía dưới của khung xe và nối giữa 2 bên hệ thống treo bánh xe Khi xe di chuyển trên đường và gặp phải các rủi ro như đường xóay, ngoặt, lệch, thì lực tác động từ bánh xe sẽ được truyền tải qua thanh giằng ngang sang bánh xe còn lại, giúp cho xe luôn ổn định hơn Bên cạnh việc giữ cho xe ổn định, thanh giằng ngang còn có vai trò hỗ trợ cho hệ thống lái của xe
Hình 4.27: Lắp thanh giằng ngang
- Cách lắp: Đặt thanh giằng ngang vào dầm cầu trước→Lấy bulong→Gá tạm bulong bằng tay→Lấy dụng cụ siết với lực 20Nm±25%
- Vị trí: Lắp tại cụm cầu trước
- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ liên kết dầm cầu trước với khung xe
- Cách lắp: Đặt thanh treo vào vị trí cần lắp→Gá bulong bằng tay→Siết 1 phần bulong với lực siết 20Nm±25% → Lấy cần lực siết với lực 60Nm±10% + 90º±10%( cấp độ S)
- Vị trí: Lắp tại cụm cầu trước
- Nhiệm vụ: nhiệm vụ chính là giữ cho khung xe của xe luôn cứng cáp và không bị uốn cong khi đang di chuyển
Cụ thể, thanh giằng đứng được đặt ở giữa khung xe.Khi xe di chuyển trên đường, các tác động từ bánh xe và mặt đất sẽ tác động lên khung xe và có thể gây ra sự uốn cong và biến dạng của khung xe Thanh giằng đứng sẽ giữ cho khung xe luôn cứng cáp và không bị biến dạng khi đang di chuyển
Hình 4.29: Lắp thanh giằng đứng
- Cách lắp: Đặt thanh treo vào vị trí cần lắp→Gá bulong bằng tay→Siết 1 phần bulong với lực siết 20Nm±25% → Lấy cần lực siết với lực 60Nm±10%( cấp độ S)
- Vị trí: Lắp tại cụm cầu trước
- Nhiệm vụ: nhiệm vụ chính là giúp cho người lái có thể kiểm soát và điều khiển hướng di chuyển của xe
- Cách lắp: Lấy thước lái gá vào dầm cầu→Lấy 2 đai ốc→Gá bằng tay 2 đai ốc
→Lấy dụng cụ siết→Siết tạm đai ốc với lực 20 Nm±25%
*Chú ý: Trên xe Peugeot 3008 cầu trước dân động FWD (Front-wheel drive): là một loại hệ thống truyền động trong ô tô, trong đó lực kéo được chuyển từ động cơ đến bánh xe trước của xe Điều này có nghĩa là bánh xe trước của xe được sử dụng để cả hai chức năng - điều khiển hướng di chuyển của xe và cung cấp lực kéo để di chuyển xe
Cầu trước dân động FWD được sử dụng phổ biến trong các loại ô tô hạng nhỏ và trung bình, bao gồm các mẫu xe đô thị và sedan Hệ thống truyền động này có nhiều ưu điểm, bao gồm hiệu quả nhiên liệu cao hơn, trọng lượng nhẹ hơn và chi phí sản xuất thấp hơn so với cầu sau (RWD - Rear-wheel drive) hoặc cầu 4 bánh (AWD - All-wheel drive)
Động cơ và Cầu trước
Hình 4.31: Quy trình lắp ráp động cơ và cầu trước tại trạm khung gầm
- Tại trạm động cơ và cầu trước, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: lắp trục lap, lắp phuộc trước, lắp két làm mát vào cụm động cơ, kết nối ống nước làm mát và cả ống dẫn khí ga vào giàn nóng,…
- Vị trí: Lắp tại cụm cầu trước
- Nhiệm vụ:, Nó giúp kết nối bánh xe với cụm hộp số và động cơ của xe Cụ thể, nhiệm vụ của trục lap là chuyển động xoay từ cụm động cơ và hộp số đến bánh xe, qua đó giúp xe di chuyển
- Cách lắp: Lấy pát và bulong→Gá tạm pát vào pát treo trục láp và gá tạm bu lông bằng tay→Lấy trục lắp luồng qua pát đỡ gá vào hộp số→Lấy bulong và gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết chặt hoàn toàn bulong pát đỡ với lực 20 Nm±15%
- Vị trí: Lắp tại cụm cầu trước và vào 2 bên bánh xe
- Nhiệm vụ: là bộ phận quan trọng của hệ thống treo xe, có nhiệm vụ giảm thiểu tác động của các lực tác động lên bánh xe trước khi truyền tới khung xe và cabin xe Phuộc trước cũng giúp giữ cho bánh xe tiếp xúc với đường bám tốt hơn, tăng độ ổn định của xe trên đường
Trên xe Peugeot 3008 là hệ thống treo độc lập MacPherson, bao gồm một bộ lò xo và một bộ giảm chấn đơn Bộ giảm chấn đơn này chứa chất lỏng thủy lực và được kiểm soát bởi một bộ van điều khiển, giảm thiểu tác động của các dao động lên bánh xe trước
- Cách lắp: Lấy pát và bulong→Gá tạm pát vào pát treo trục láp và gá tạm bu lông bằng tay→Lấy trục lắp luồng qua pát đỡ gá vào hộp số→Lấy bulong và gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết chặt hoàn toàn bulong pát đỡ với lực 20 Nm±15%
- Vị trí: Lắp phía trước cụm động cơ và hộp số
- Nhiệm vụ:bao gồm quạt gió, két nước làm mát, giàn nóng, nhiệm vụ của két mát hạ nhiệt nước làm mát trả về từ động cơ trước khi đưa nó vào lại động cơ
- Cách lắp: Lấy cụm két nước gá vào bàn kết nối động cơ và hộp số→Kéo ống nước trên động cơ ra→Bôi chất bôi trơn→Canh chỉnh ráp ống nước vào két nước→Kéo ống ga ra và mở nắp→Kiểm tra roan ống ga bằng mắt không bị thiếu hoặc rách→Canh chỉnh gá đầu ống ga vào giàn nóng→Lấy bu lông và đai ốc→Gá tạm bu lông và đai ốc bằng tay→Lấy dụng cụ siết với lực 8Nm±25%
Kết luận
- Trong quá trình lắp ráp khung gầm của chiếc xe hơi, chúng ta đã chứng kiến sự hài hòa giữa công nghệ, kỹ thuật và độ chính xác, tạo nên nền móng vững chắc cho mọi hoạt động vận hành của xe Từ việc kết hợp các thành phần cơ bản như khung gầm, bộ treo và hệ thống lái, chúng ta đã xây dựng nên một cơ cấu cứng vững, đảm bảo tính ổn định và an toàn trong mọi tình huống
Sự tập trung vào việc sử dụng vật liệu chất lượng cao và quy trình sản xuất tiên tiến đã đảm bảo tính bền vững và khả năng chống ăn mòn của khung gầm Các kỹ sư và nhân viên lắp ráp đã thể hiện sự chuyên nghiệp và kỷ luật trong việc xử lý, lắp đặt và kiểm tra từng chi tiết, đảm bảo rằng mọi yếu tố trong quá trình lắp ráp đều tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt
Không chỉ tạo nên sự ổn định về kỹ thuật, quá trình lắp ráp khung gầm còn góp phần vào việc tạo nên tính thẩm mỹ và đẳng cấp cho chiếc xe Các yếu tố như độ hoàn thiện, sự cân đối hình thể và tính thẩm mỹ của khung gầm đã làm cho chiếc xe trở nên thu hút và đáng chú ý
Tóm lại, quá trình lắp ráp khung gầm không chỉ đơn thuần là công việc kỹ thuật mà còn là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng và tinh thần trách nhiệm Nó là bước quan trọng để xây dựng nên một chiếc xe với sự ổn định, an toàn và đẳng cấp, mang lại niềm tự hào và sự tin tưởng cho cả người sản xuất và người sử dụng
QUY TRÌNH LẮP RÁP HOÀN THIỆN (FINAL) XE PEUGEOT 3008
Final 1(unloading)
Hình 5.1: Quy trình lắp ráp final 1(unloading) tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 1(unloading), các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: siết bulong trục lái, lắp bình nước phụ, lắp bánh xe, đặt lốp dự phòng vào khoang cốp sau, lắp ốp gò má, lắp ốp lường lòng vè, siết bulong phuộc trước,…
5.1.1 Lắp bình nước phụ:
- Vị trí: Lắp tại khoang động cơ
- Nhiệm vụ: khi hệ thống nóng, áp suất bên trong tăng lên, nó sẽ làm một phần nước làm mát bị tràn ra khỏi nắp Phần nước làm mát bị tràn này sẽ đi vào bình nước phụ.Khi hệ thống nguội, nước làm mát được lưu trữ trong bình nước phụ sẽ quay lại két
89 làm mát khi áp suất giảm Sau khi chất lỏng này chảy ngược trở lại két làm mát, bình nước phụ sẽ thường chỉ để lại 1/3 nước làm mát Do đó, bình nước phụ hoạt động giống một cái chai để chứa nước làm mát dư thừa.Ngoài ra, khi động cơ thiếu nước hoặc động cơ quá nóng, nó sẽ tự hút nước từ bình nước phụ vào động cơ
Hình 5.2: Lắp bình nước phụ
- Cách lắp: Lấy bình nước phụ và nắp→Lắp nắp vào bình→Canh chỉnh gá bình nước vào khung xe→Ấn mạnh các gờ giữ bình nước vào gờ hoàn toàn→Kết nối ống
- Vị trí: Bên dưới vô lăng
- Nhiệm vụ:Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
- Cách siết:Dùng vô lăng xoay trục lái lắp đúng hướng→Lấy bulong gá vào→Lấy đai ốc gá bằng tay vào bulong→Lấy dụng cụ siết→Siết 1 phần đai ốc trục lái→Lây cần siết lực siết với lực 20Nm±15%.(cấp độ S).
Final 1
Hình 5.4: Quy trình lắp ráp final 1 tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 1, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp camera lùi, lắp đèn kết hợp phía sau, lắp cảm biến mở cốp bằng chân, công tắc mở cốp, lắp các biểu tượng logo, lắp đèn logo,…
- Vị trí: Lắp tại cốp sau
- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của camera lùi trên ô tô là giúp tài xế quan sát được vật cản phía sau khi lùi xe hoặc đỗ xe Camera lùi thường được đặt ở phía sau của ô tô
91 và kết nối với màn hình hiển thị trong xe Khi tài xế đưa xe vào chế độ lùi, hình ảnh từ camera lùi sẽ được hiển thị trên màn hình hiển thị, giúp tài xế quan sát được vật cản, người đi bộ, hoặc các xe còn lại trong khu vực phía sau để có thể đảm bảo an toàn cho mọi người và xe cộ
- Cách lắp: Lấy camera lùi→Kết nối giắc điện vào camera lùi→Lắp camera vào su đệm camera→Canh chỉnh gắn camera lùi vào cốp sau
- Vị trí: Lắp tại cốp sau
- Nhiệm vụ: Là loại đèn chiếu sáng phía sau xe ô tô , vị trí ở trên cửa cốp sau, cùng với 2 đèn chiếu sáng 2 bên hông tạo thành đèn sau của xe nhiệm vụ: Chiếu sáng phía sau, cảnh báo khi đang phanh, báo hiệu khi đang chuyển làn, cải thiện tính thẩm mỹ
- Cách lắp: Lấy đèn kết hợp sau→Canh chỉnh lắp 2 đèn kết hợp sau vào cốp sau→Lấy 2 bu lông và dụng cụ siết→Siết chặt 2 đèn kết hợp sau vào cốp sau→ Kéo giắc điện đèn dừng kết nối vào đèn→Kết 2 giắc điện đèn kết hợp kết nối vào đèn
Hình 5.6: Lắp đèn kết hợp
Final 2
Hình 5.7: Quy trình lắp ráp final 2 tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 2, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp ốp trụ vào các vị trí trên thân xe, lắp đèn và bộ sạc tại khoang hành lí, lắp tappi vào thân xe, ráp nắp che thùng nhiên liệu,…
5.3.1 Siết lực bánh xe:
- Vị trí: Tại vị trí bánh xe
- Nhiệm vụ: Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
Hình 5.8: Siết lực bánh xe
- Cách lắp: Lấy cần siết lực→Siết chặt hoàn toàn lần lượt 5 bulong lốp trước bên phải→Di chuyền lại bánh xe sau→Siết chặt hoàn toàn lần lượt 5 bulong lốp sau bên phải→Di chuyển sang bên trái→Siết chặt hoàn toàn lần lượt 5 bulong→ lốp sau bên trái→Di chuyển đến phía trước→Siết chặt hoàn toàn lần lượt 5 bulong lốp trước bên trái với lực siết 100Nm±10%.(cấp độ S).
Final 3
Hình 5.9: Quy trình lắp ráp final 3 tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 3, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp ECU động cơ, lắp bình điện, kết nối dây điện mass tại khoang động cơ, ráp rơ le cầu chì,…
5.4.1 Lắp ECU động cơ PCM:
- Vị trí: Lắp tại khoang động cơ
- Nhiệm vụ: Là ECU động cơ có nhiệm vụ chính của ECU động cơ là điều khiển hoạt động của động cơ và các thiết bị liên quan để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an
94 toàn ECU cũng được sử dụng để kiểm soát hệ thống khí thải và giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu ECU đọc các tín hiệu từ các cảm biến động cơ, xử lý thông tin và điều chỉnh các thông số khác nhau để đảm bảo động cơ hoạt động ở mức tối ưu ECU cũng có khả năng ghi lại các lỗi hoạt động của động cơ và cung cấp thông tin cho kỹ thuật viên để kiểm tra và sửa chữa
Hình 5.10: Lắp ECU động cơ PCM
- Cách lắp: Lấy cụm ECU→ Lấy bộ điều khiển, pát và đai ốc→Gá bộ điều khiển vào pát→Lấy đai ốc và gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết hoàn toàn với lực 8Nm±25%.(→Ráp pát đỡ Luồng gờ giữ bên trong pát ECU và khay bình điện→Ấn gờ giữ ăn khớp hoàn toàn
- Vị trí: Lắp tại khoang động cơ
- Nhiệm vụ: Bình điện(Ac quy) trên ô tô là một thiết bị lưu trữ điện năng được sử dụng để cung cấp nguồn điện cho hệ thống điện của ô tô, bao gồm động cơ khởi động, hệ thống đèn, đài radio và các thiết bị điện khác trên xe
- Cách lắp: Lấy đế bình điện→Bố trí gắn đế bình điện vào body→Lấy bách giữ dây điện động cơ→Gắn bách giữ động cơ vào dây điện→Lấy bình điện→Lắp bình điện vào đúng vị trí→Lấy kẹp bình và vít→Gá tạm bằng tay vít vào kẹp bình→Lấy đai ốc gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết chặt kẹp bình với lực 8Nm±25%.
Final 4
Hình 5.12: Quy trình lắp ráp final 4 tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 4, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp vệ sinh và quét keo và lắp kính vào các vị trí trên thân xe, lắp cục chêm kính, lắp motor cần gạt nước phía sau,…
5.5.1 Lắp motor cần gạt nước sau:
- Vị trí: Lắp tại cốp sau
- Nhiệm vụ: Là tạo ra chuyển động quay để làm di chuyển thanh gạt và lưỡi gạt nước qua bề mặt kính của cửa chắn gió để loại bỏ nước, bụi và các chất bẩn khác trên kính, cải thiện tầm nhìn của người lái trong điều kiện mưa
Hình 5.12: Lắp motor cần gạt nước sau
- Cách lắp: Lấy motor gạt nước sau→Canh chỉnh mô tơ vào đúng vị trí trên cốp→Gá bằng tay bu lông vào mô tơ→Lấy dụng cụ siết→Siết chặt bulong motor gạt nước sau với lực 8Nm±25%.→Kéo giắc điện motor ra→Kết nối giắc điện vào mô tơ hoàn toàn.
Final 5
Hình 5.13: Quy trình lắp ráp final 5 tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 5, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp bộ điều khiển túi khí, kết nối điện vào lắp nắp che cần số, lắp bảng điều tiết khí và hộp tựa tay,…
5.6.1 Lắp bộ điều khiển túi khí:
- Vị trí: Lắp bên dưới hộp tựa tay và gần với cần số
- Nhiệm vụ: Là tạo ra chuyển động quay để làm di chuyển thanh gạt và lưỡi gạt nước qua bề mặt kính của cửa chắn gió để loại bỏ nước, bụi và các chất bẩn khác trên kính, cải thiện tầm nhìn của người lái trong điều kiện mưa
Hình 5.14: Lắp bộ điều khiển túi khí
- Cách lắp: Lấy bộ điều khiển túi khí→Canh chỉnh lắp bộ điều khiển túi khí vào vị trí→Lấy dụng cụ và đai ốc→Siết chặt đai ốc bộ điều khiển túi khí→Kéo giắc điện túi khí ra→Kết nối 2 giắc điện túi khí→Kiểm tra lại giắc nối đã khóa
5.6.2 Lắp bảng điều tiết khí:
- Vị trí: Bên dưới ổ gió
Hình 5.15: Lắp bảng điều tiết khí
- Nhiệm vụ: Luân chuyển gió của hệ thống điều hòa vào hộp tựa tay đưa gió từ giàn lạnh xuống hàng ghế sau
- Cách lắp: Lấy bảng điều tiết khí→Canh chỉnh lắp bản điều tiết vào dưới taplo→Lấy bu lông và dụng cụ siết→Siết chặt bulong bảng điều tiết khí với lực 2Nm±25%.
Final 6
Hình 5.16: Quy trình lắp ráp final 6 tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 6, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp vô lăng và lắp túi khí vào vô lăng, lắp camera hành trình, lắp ghế trước và ghế sau,…
5.7.1 Ráp vô lăng và túi khí:
- Vị trí: Bên trên trục lái
- Nhiệm vụ: là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điều khiển của xe, giúp người lái điều khiển và kiểm soát hướng đi của xe Vô lăng thường được đặt ở phía trước của
99 ghế ngồi lái và nằm trên một trục dọc, được kết nối với hệ thống treo và hệ thống truyền động của xe
Hình 5.17: Ráp vô lăng và túi khí
- Cách lắp: Xoay trục lái cho dấu trên trục lái thẳng góc với giắc điện→Lấy vô lăng→Gá vô lăng vào trục lái→Kết nối giắc điện vô lăng vào trục lái→Lấy bulong→Gá tạm bằng tay→Lấy dụng cụ siết→Siết tạm với lực 30Nm ± 25%.→ Lấy cần siết lực siết với lực 35Nm ± 25%(cấp độ S)
5.7.2 Lắp camera hành trình CVM và kính chiếu hậu trong xe:
- Vị trí: Kính chiếu hậu trong xe
- Nhiệm vụ: Ghi lại thời gian và vị trí cảu xe khi vận hành, kính chiếu hậu giúp người lái dễ dàng quan sát phía sau, đảm bảo an toàn khi di chuyển
Hình 5.18: Lắp camera hành trình CVM và kính chiếu hậu trong xe
- Cách lắp: Lấy camera→Gắn camera vào kính gió→Kết nối giắc điện camera đóng khóa giắc điện hoàn toàn→Lấy kính chiếu hậu trong xe→Gắn kính vào gờ→Xoay kính chiếu hậu 1 góc 90 độ sang phải.
Final 7
Hình 5.19: Quy trình lắp ráp final 7 tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 7, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp giàn chuyền, siết ghế trước, châm nước làm mát, châm dầu thắng, châm khí ga, châm, bình xăng, châm nước rửa kính,…
- Vị trí: Phía trước xe bên dưới kính chắn gió
- Nhiệm vụ: Là đường thông gió bên ngoài đi vào bộ lọc và đi vào hệ thống điều hòa của xe ô tô (nếu xe bật chế độ điều hòa sử dụng gió ngoài môi trường)
- Cách lắp: Lấy cụm lưới thông gió bên trái→Lắp cụm lưới bên trái vào giàn xe→Bố trí dây nước vào giàn chuyền bên phải→Kết nối ống nước vào van→Lấy lưới thông gióp bên phải→Lắp lưới thông gió vào gờ hoàn toàn.
Final 8
Hình 5.21: Quy trình lắp ráp final 8 tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 8, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp cửa vào thân xe, lắp cần gạt kính chắn gió, lắp các ốp trang trí và miếng dán lỗ bulong, đai ốc, dán các tem cảnh báo,…
- Vị trí: Hai bên thân xe
- Nhiệm vụ: mở cửa và đóng cửa xe
- Cách lắp: Kết nối dây điện cửa vào dây điện trong body→Bố trí su giữ dây điện vào lỗ body→Lấy chốt cửa→Gắn chốt cửa vào→Lấy phe giữ chốt gắn vào chốt→Lấy bulong và dụng cụ siết→Siết chặt ghết cửa→Siết với lực 30Nm±15%
5.9.2 Lắp cần gạt kính chắn gió:
- Vị trí: Lắp tại kính chắn gió
- Nhiệm vụ: là một bộ phận quan trọng trên ô tô, được sử dụng để làm sạch và loại bỏ các vết bẩn, nước mưa và các tạp chất khác trên kính xe hơi, đặc biệt là kính trước khi tài xế lái xe Cần gạt kính gió thường bao gồm hai lưỡi gạt và một cần gạt được gắn trên thanh gạt kính để điều khiển
- Cách lắp: Lấy lưỡi gắn vào cần gạt nước→Gá cần gạt nước vào body→Lấy đai ốc gá bằng tay→Lấy cần lực siết với lực 25Nm±15%→Lắp nắp che bulong
Hình 5.23: Lắp cần gạt kính chắn gió
Sub kính
Hình 5.24: Quy trình lắp ráp sub kính tại trạm hoàn thiện
- Tại trạm final 8, các nhân viên lắp ráp sẽ lắp các vật tư như sau: Lắp kính chắn gió, lắp kính lưng, lắp kính góc thân xe,…
5.10.1 Cảm biến đo độ sáng và phát hiện mưa:
- Vị trí: Lắp tại kính chắn gió
- Nhiệm vụ: Cảm biến đo độ sáng giúp đo lường mức độ sáng xung quanh xe.Thông qua các cảm biến này, hệ thống điều khiển ánh sáng trên xe Peugeot 3008 có
104 thể tự động điều chỉnh đèn xe và chức năng gạt mưa Khi mức độ sáng giảm hoặc có mưa, hệ thống sẽ tự động kích hoạt đèn chiếu sáng
Hình 5.25: Cảm biến đo độ sáng và phát hiện mưa
- Cách lắp: Lấy cảm biến độ sáng và phát hiện trời mưa→Lắp vào chính giữa kính gió
5.10.2 Quy trình lắp kính:
- Vị trí: Lắp tại kính chắn gió, kính lưng và kính góc
- Cách lắp: Lấy kính→Đặt kính lên bàn lắp→Lấy vải vệ sinh viền kính bằng dung dịch ALCOHOL→Lấy cọ và quét dung dịch rimary vào viền kính→Chờ 10 phút→Lấy súng bắn keo→Bắn keo cho kính
Hình 5.25: Cảm biến đo độ sáng và phát hiện mưa
Kết luận
- Trong giai đoạn lắp ráp trạm hoàn thiện của chiếc xe hơi, chúng ta đã chứng kiến sự hội tụ của sự cẩn thận, kiểm soát chất lượng và khả năng sáng tạo, tạo nên sự hoàn hảo và sự tự hào trong mỗi sản phẩm Quá trình này không chỉ là bước cuối cùng trong việc tạo nên một chiếc xe, mà còn là giai đoạn quyết định đến sự hoàn thiện và chất lượng cuối cùng
Từ việc lắp đặt các thành phần nhỏ như đèn pha, bảng điều khiển, và các chi tiết trang trí, chúng ta đã tạo ra một không gian nội thất và ngoại thất vượt qua mong đợi
Sự tập trung vào việc sử dụng các vật liệu chất lượng và kỹ thuật tiên tiến đã đảm bảo tính bền vững và khả năng chống ăn mòn của các thành phần
Các chuyên gia và kỹ thuật viên lắp ráp đã thể hiện sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm trong việc kiểm tra, điều chỉnh và đảm bảo rằng mọi chi tiết đều hoạt động một cách suôn sẻ và an toàn Quá trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ đã đảm bảo rằng mỗi chiếc xe được xuất xưởng đều đạt đến tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và hiệu suất.Sự kết hợp giữa sự cẩn thận về kỹ thuật và tinh thần sáng tạo đã tạo nên tính thẩm mỹ và đẳng cấp cho chiếc xe hoàn thiện Từ màu sắc, đường nét đến sự kết hợp các tính năng tiện ích, mọi chi tiết đều tạo nên một tổng thể hài hòa và ấn tượng
Tóm lại, quá trình lắp ráp trạm hoàn thiện không chỉ là việc ghép nối các chi tiết lại với nhau mà còn là sự tạo dựng, hoàn thiện và biến hóa từng bộ phận thành một sản phẩm hoàn hảo Sự tỉ mỉ, tinh tế và đam mê đã đóng góp vào việc tạo nên những chiếc xe hơi không chỉ đẹp mắt mà còn đáng tin cậy và đáng tự hào