1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình lắp ráp và kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe tải thùng kín fn129 tại nhà máy lắp ráp ô tô vĩnh phát

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình lắp ráp và kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe tải thùng kín FN129 tại nhà máy lắp ráp ô tô Vĩnh Phát
Tác giả Dương Ngọc Trung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Sa
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 7,43 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY VĨNH PHÁT MOTORS VÀ TỔNG QUAN LẮP RÁP TẠI VIỆT NAM (0)
    • 1.1. Giới thiệu về công ty Vĩnh Phát Motors (12)
      • 1.1.1. Giới thiệu công ty Vĩnh Phát (12)
      • 1.1.2. Các sản phẩm của Vĩnh Phát Motors (14)
    • 1.2. Giới thiệu tổng quan về hoạt động lắp ráp tại Việt Nam (16)
      • 1.2.1. Lắp ráp ô tô có khung vỏ chịu lực (ô tô có cấu tạo dạng khung vỏ rời không liền với sắt xi) (17)
      • 1.2.2. Lắp ráp ô tô có vỏ chịu lực (ô tô có cấu tạo dạng khung vỏ liền với sắt xi) (17)
      • 1.2.3. Các dạng nhập linh kiện và lắp ráp ô tô (17)
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU XE TẢI THÙNG KÍN FN 129 VÀ SƠ ĐỒ KHỐI TỔNG QUÁT (21)
    • 2.1. Giới thiệu xe tải thùng kín FN129 (21)
      • 2.1.1. Tổng quan xe tải thùng kín FN129 (21)
      • 2.1.2. Các bộ phận chính của xe (23)
      • 2.1.3. Danh mục nhập và kiểm tra vật tư (25)
    • 2.2. Sơ đồ khối tổng quát (26)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP (27)
    • 3.1. Giới thiệu khung chassis và tiêu chuẩn kiểm tra (27)
    • 3.2. Quy trình lắp ráp trạm subline (28)
    • 3.3. Quy trình lắp ráp trên chassis (30)
      • 3.3.1. Quy trình lắp ráp trạm SCO (30)
      • 3.3.2. Quy trình lắp ráp trạm MCO1 (36)
      • 3.3.3. Quy trình lắp ráp trạm MCO2 (40)
      • 3.3.4. Quy trình lắp ráp trạm MCO3 (48)
    • 3.4. Quy trình lắp ráp trạm FINAL (56)
    • 3.5 Quy trình lắp thùng kín (60)
  • CHƯƠNG 4: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE FN129 XUẤT XƯỞNG (0)
    • 4.1. Tiếp nhận thông tin, đóng số khung và số thùng (0)
    • 4.2. Kiểm tra tổng thành (64)
    • 4.3. Kiểm tra trên thiết bị (0)
    • 4.4. Kiểm tra trên đường thử (87)
    • 4.5. Kiểm tra độ kín nước (91)
    • 4.6 Xe thành phẩm (0)
  • KẾT LUẬN (93)

Nội dung

Và em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo của Viện cơ khí, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, những người đã đem lại cho em nhiều kiến thức có ích và bổ trợ trong những năm em học tập tại trường. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo của Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, những người đã luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích em, giúp em hoàn thiện bài luận văn đầy đủ và tốt nhất.

GIỚI THIỆU CÔNG TY VĨNH PHÁT MOTORS VÀ TỔNG QUAN LẮP RÁP TẠI VIỆT NAM

Giới thiệu về công ty Vĩnh Phát Motors

1.1.1 Giới thiệu công ty Vĩnh Phát

Hình 1 1 Nhà máy Vĩnh Phát motors tại Củ Chi

Công ty có 2 văn phòng đại diện đặt ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh và một nhà máy sản xuất Công ty được thành lập năm 2015

Vị trí nhà máy: Lô G1, đường số 9, Khu Công Nghiệp cơ khí ô tô TP Hồ Chí Minh, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Mình

Dây chuyền và công nghệ lắp ráp: Chuyển giao từ ISUZU Qingling

Tổng diện tích nhà máy: 50000m 2

Hình 1 2 Logo thương hiệu công ty

Hình 1 3 Giá trị cốt lõi-5V

Với nền tảng văn hóa doanh nghiệp với 5 chữ V “Vững lòng - Vững mạnh – Văn minh – Vươn xa – Vẹn toàn” Vĩnh Phát Mortors tin tưởng là một chỗ dựa, chỗ chia sẻ với quý khách hàng, đối tác… trong suốt sự nghiệp phát triển của mình trong hiện tại và tương lai Đội ngũ nhân lực:

Hình 1 4 Đội ngũ nhân lực tại nhà máy

• Đội ngũ nhân sự trẻ trung, có tinh thần, năng động và nhiệt huyết

• Trình độ chuyên môn cao, được đào tạo từ các trường nổi tiếng trong nước và môi trường công nghiệp ngoài nước

• Đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp lành nghề

1.1.2 Các sản phẩm của Vĩnh Phát Motors Đa số trong nhà máy thường sản xuất và lắp ráp các dòng xe tải phục vụ cho việc vận tải như xe tải thùng mui bạt, thùng kín, thùng lửng, xe chở pallet…

Hình 1 5 Các sản phẩm xe tải Vĩnh Phát Motors

➢ Đa dạng tải trọng từ xe tải nhẹ, tải trung đến tải nặng

➢ Các sản phẩm xe tải của Vĩnh Phát Motors đa dạng về mẫu mã, các loại thùng hàng tiêu chuẩn: bạt, kín, lửng đến các thùng chuyên dụng ngành: đông lạnh, bảo ôn, pallet…

➢ Đa dạng kích thước thùng hàng giúp tối ưu nhu cầu vận tải của khách hàng

Hình 1 6 Series các dòng xe tải tại công ty

Xe tải Vĩnh Phát đa dạng về các dòng series như NK 470, NK490, FN129, FG120, GINGA 370 …

VM Motors cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn từ xe tải nhẹ, tải trung đến tải nặng với nhiều model đa dạng về mẫu mã và chủng loại

Hình 1 7 Các sản phẩm lắp ráp CKD đồng bộ ISUZU

Phương pháp lắp ráp: Phương pháp lắp ráp dạng CKD (Complete Knock Down)

Sản phẩm xe tải Vĩnh Phát Motors được lắp ráp với nguồn gốc linh kiện đồng bộ từ ISUZU Qingling - đạt chuẩn chất lượng Nhật

Bảng 1 1 Một số loại xe được sản xuất và lắp ráp tại nhà máy

Tên loại xe ảnh minh họa

• Là một trong những dòng xe mới đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4

• Xe tải được tung ra thị trường để đáp ứng, phục vụ nhu cầu cấp thiết hiện nay như: chất lượng chính hãng, giá thành thấp, chế

5 độ bảo dưỡng bảo hành tốt…

• Xe tải 4 chân (8x4, 2 cầu) thùng siêu dài, chuyên chở hàng hóa với số lượng lớn, phù hợp chạy cho các tuyến đường dài xe được trang bị thùng mui bạt để vận chuyển hàng hóa theo mùa.

Giới thiệu tổng quan về hoạt động lắp ráp tại Việt Nam

Ở Việt Nam hoạt động lắp ráp xe có khá nhiều dạng, Do nhu cầu chở hàng hóa, hành khách đang tăng lên tạo ra sức ép cho nghành công nghiệp ô tô Khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp trong nước thì chưa đủ do khả năng chuyển giao công nghệ và thuế xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn

Quá trình lắp ráp là một giai đoạn rất quan trọng, đây là giai đoạn cuối cùng của công nghệ chế tạo ô tô và là khâu cơ bản mang tính chất quyết định chất lượng của các sản phẩm

Lắp ráp ô tô là một quá trình lao động kỹ thuật phức tạp Khối lượng lao động lắp ráp chiếm khoảng 25% đến 40% khối lượng lao dộng gia công cơ, trong sản xuất đơn chiếc tỉ lệ này lên tới 60%

1.2.1 Lắp ráp ô tô có khung vỏ chịu lực (ô tô có cấu tạo dạng khung vỏ rời không liền với sắt xi)

Hai line chính được bố trí trong dây chuyền lắp ráp:

Một line lắp ráp phần khung vỏ nội thất ô tô, line còn lại sẽ lắp ráp các hệ thống lái, gầm, cầu, hộp số, treo, động cơ, … lên sát xi

Sau khi phần nội thất đã được lắp bên trong khung vỏ sẽ được lắp ghép với phần sát xi đã lắp ráp Lúc này hai line sẽ ráp thành một và quá trình lắp ráp được tiếp tục thực hiện đến khi hoàn chỉnh

Dựa vào công suất thiết kế của nhà máy sản xuất lắp ráp, thực trạng của nhà máy để bố trí số lượng các bước quy trình công nghệ một cách hợp lý

1.2.2 Lắp ráp ô tô có vỏ chịu lực (ô tô có cấu tạo dạng khung vỏ liền với sắt xi) Đặc điểm của dạng quy trình lắp ráp này là khung vỏ sau khi đã sơn hoàn chỉnh sẽ có một line ráp nội thất toàn bộ cho khung vỏ

1.2.3 Các dạng nhập linh kiện và lắp ráp ô tô

Tùy theo điều kiện và độ phức tạp khác nhau được chia thành nhiều dạng: a Phương Pháp lắp ráp CBU (Complete Body Unit)

Xe được nhập từ ngoài nước về với dạng nguyên chiếc Thùng, vỏ, khung gầm, các cụm chi tiết và cabin được lắp ráp, liên kết và sơn hoàn chỉnh Đánh giá: Không có mức độ phức tạp b Phương pháp lắp ráp dạng SKD (Semi Knock Down)

Phương pháp này nhập hoàn toàn từ nước ngoài các cụm chi tiết là cụm bán tổng thành Tại các nhà máy lắp ráp sẽ tiến hành lắp ráp thành cụm tổng thành và cuối cùng là hoàn thiện các sản phẩm

Một số phụ tùng, chi tiết sẽ được sản xuất ở trong nước để đưa vào quá trình lắp

7 Đánh giá: phương pháp SKD có mức độ phức tạp hơn phương pháp lắp ráp dạng CBU c Phương pháp lắp ráp dạng CKD (Complete Knock Down)

Các chi tiết khi nhập về chưa sơn và có mức độ tháo rời nhiều hơn phương pháp SKD Do đó phải trang bị dây chuyền sơn và hàn CKD1 và CKD2 với mức độ cao dần

Khung sắt xi: nhập ở tình trạng tháo rời và đã được sơn lót Ở nơi sản xuất sẽ thử hiện việc lắp ráp cuối cùng

Hệ thống truyền động và động cơ: Nhập từng cụm riêng và được lắp với nhau tại nơi sản xuất

Thân xe hoặc cabin: Các chi tiết kim loại ở 6 mặt (mặt trước, mặt sau, hai mặt bên, mặt sàn và mui) ở tình trạng tháo rời và đã sơn lót được nhập từ nước ngoài Ở nơi sản xuất sẽ thử hiện việc lắp ráp cuối cùng (bằng phương pháp hàn)

Trục trước: Tang phanh và ổ trục đã được lắp nhưng không được lắp vào ổ trục giữa, việc lắp ghép vào ổ trục giữa sẽ được làm tại chỗ

Trục bên: Tang phanh và ổ trục đã được lắp nhưng không lắp với trục vi sai, việc lắp ghép với trục vi sai sẽ được làm tại chỗ

Lốp, xăm xe và bánh xe: Đã được lắp sẵn khi cung cấp

Các ống mềm, dây nối, ống được cung cấp riêng biệt tách khỏi khung, cabin và sàn xe sẽ được lắp ráp tại chỗ

Khung gầm: các phần như: bản lề, gân, công xôn… được cung cấp dời từng cụm (đã được sơn) và được lắp ráp tại nơi sản xuất

Thân xe hoặc cabin: Các chi tiết có độ rời cao hơn dạng CKD1, các mảng rời chưa được sơn lót (vì thế cơ sở sản xuất phải trang bị công nghệ sơn và hàn)

Hệ thống truyền động và động cơ: các bộ phận điện, lọc khí, quạt làm mát… sẽ được cung cấp ở dạng rời

Trục trước: Tang phanh và ổ trục đã được lắp nhưng không được lắp vào ổ trục giữa, việc lắp ghép vào ổ trục giữa sẽ được làm tại chỗ

Trục bên: Trục vi sai hai bên sẽ được cung cấp rời và được lắp ráp tại nơi sản xuất Lốp, xăm xe và bánh xe: Chưa được lắp sẵn và được lắp tại nơi sản xuất

Khung và đệm ghế ngồi, đệm lót được cung cấp rời

Các ống, ống mềm, dây nối được cung cấp tách riêng khỏi khung d Phương pháp lắp ráp rạng IKD (Incomplete Knock Down)

Các sản phẩm được lắp từ các chi tiết rời rạc được nhập khẩu từ nước ngoài Các chi tiết phụ tùng trong lắp ráp sẽ do trong nước sản xuất với một tỉ lệ đáng kể

Phương pháp IKD là phương phát chuẩn bị cho việc lắp ráp sản phẩm từ 100% các chi tiết được sản xuất trong nội địa với những bản quyền được chuyển giao từ hãng sản xuất gốc

GIỚI THIỆU XE TẢI THÙNG KÍN FN 129 VÀ SƠ ĐỒ KHỐI TỔNG QUÁT

Giới thiệu xe tải thùng kín FN129

2.1.1 Tổng quan xe tải thùng kín FN129

Hình 2 1 Tổng quan xe tải thùng kín FN129

Xe tải FN129 với tải trọng 8,2 tấn và kích thước thùng xe linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng, phù hợp chạy trong vùng nội thành và các vùng lân cận

FN 129 thùng kín sở hữu Cabin tiện nghi thỏa mái và có trọng lượng nhẹ nhưng có kết cấu khung siêu bền và được tăng cường khả năng chịu lực ở những vị trí nhất định, Cabin với vòm đằng sau được thiết kế sâu giúp cho khả năng ngả ghế được nhiều hon tạo không gian rộng hơn để tài xế và phụ xe có thể nghỉ ngơi thoải mái

Với phần nội thất được thiết kế sáng tạo và tiện nghi, các trang thiết bị trên cabin xe được lắp đặt tỉ mỉ và chu đáo cùng với máy lạnh công suất lớn phù hợp với khí hậu Việt Nam sẽ mang đến cho người lái và hành khách những trải nghiệm thú vị khi ngồi trên xe

Với nhiều ưu điểm vượt trội như: mức tiêu hao nhiên liệu thấp, chi phí vảo trì, bảo dưỡng thấp, an toàn, bảo vệ môi trường Xe tải FN129 thùng kín là một trong những sự lựa trọn đáng tin cậy trong mức xe tải hạng trung

2.1.2 Động cơ sử dụng trên xe tải FN129

Hình 2 2 Động cơ Isuzu – 4HK1 – TCG40

Xe tải FN129 được trang bị động cơ Isuzu – 4HK1 – TCG40 dung tích 5193 cc với tiêu chuẩn khí thải Euro 4 mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường

Bảng 2 1 Thông số cơ bản của động cơ

Thứ tự Thông số Đơn vị Giá trị

1 Kiểu loại động cơ 4HK1 – TCG 40

2 Loại nhiên liệu, số kỳ, số xy lanh Diesel, 4 xy lanh thẳng hàng

3 Dung tích xy lanh Cm 3 5193

5 Đường kính xy lanh x hành trình piston mm x mm 115 x 125

6 Công suất lớn nhất/ tốc độ quay trục khuỷu kW/v/ph 139/2600

7 Mô men xoắn lớn nhất/ Tốc độ quay N.m/v/ph 510/1600

8 Phương thức cung cấp nhiên liệu Bơm cao áp, phun trực tiếp

2.1.2 Các bộ phận chính của xe a Xe ô tô sắt xi

Hình 2 3 Xe ô tô sắt xi Ô tô sắt xi FN 129 được lắp ráp tại nhà máy Vĩnh Phát Củ Chi, là sản phẩm được lắp ráp tại Việt Nam với 100% linh kiện được nhập khẩu Ô tô sắt xi FN 129 có thể dùng để đóng thùng kín, thùng bạt, thùng gắn cẩu để đáp ứng các nhu cầu vận tải của khách hàng

Bảng 2 2 Thông số cơ bản xe ô tô tải sắt xi

Thứ tự Thông số Đơn vị Giá trị

1.1 Loại phương tiện Ô tô sát xi xe tải

1.3 Số loại của phương tiện FN129

2 Thông số về kích thước 2.1 Kích thước bao: (Dài x Rộng x cao) mm 8050 x 2350 x 3400

2.3 Vết bánh xe trước sau mm 1680/1670

2.4 Vệt bánh xe sau phía ngoài mm 1950

2.5 Chiều dài đầu xe mm 1100

2.6 Chiều dài đuôi xe (ROH) mm 2450

2.7 Khoảng sáng gầm xe mm 290

2.8 Góc thoát trước sau mm 35/12

3 Thông số về tính năng chuyển động

Tốc độ cực đại của xe Km/h 82,7 Độ dốc lớn nhất mà xe vượt được % 25,1

Góc ổn định tĩnh ngang củ xe khi không tải Độ 36,87

Thời gian tăng tốc của xe (đầy tải) từ lúc khởi hành đến khi hết quãng đường 200m Giây 12,49

Bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vết bánh xe trước phía ngoài m 8,85 b Thùng kín

Hình 2 4 Thùng kín xe tải FN129

Bảng 2 3 Thông số kỹ thuật thùng kín

Thứ tự Thông số Đơn vị Giá trị

1 Kích thước bao thùng mm 6250 x 2350 x 2440

2 Kích thước lọt thùng mm 6100 x 2200 x 2050

2.1.3 Danh mục nhập và kiểm tra vật tư a danh mục vật tư nhập vật tư hàng hóa

Hàng nhập từ đâu ngoài CKD: số Lô, packing list, thông tin container (Số cont, seal, kiện hàng)

Hàng nội địa: thông tin đơn đặt hàng, nhà cung cấp

Hàng gia công trong nước: đơn hàng, bản vẽ

Hình 2 5 Nhập container chở hàng CKD b kiểm tra chất lượng vật tư hàng hóa

Nhân viên kiểm tra tiến hành kiểm tra vật tư, hàng hoá dựa theo: Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng vật tư - hàng hóa

Nhân viên kiểm tra ghi kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm tra chất lượng vật tư - hàng hoá đầu vào và ký xác nhận kết quả

Phân loại và biểu thị hàng hoá như sau:

Hàng hoá đạt chất lượng: Nhân viên kho lưu trữ vào khu vực hàng hoá đạt

Hàng hoá không đạt chất lượng: Nhân viên kiểm tra ghi chú trên biên bản kiểm tra chất lượng vật tư - hàng hoá đầu vào và ký xác nhận và trả nhà cung cấp những vật tư không đạt.

Sơ đồ khối tổng quát

Hình 2 6 Sơ đồ khối tổng quát

Việc lắp ráp xe tải thùng kín bao gồm lắp ráp hoàn thiện xe sắt xi và lắp ráp hoàn thiện thùng lên xe Quy trình lắp ráp hoàn thiện xe sắt xi bao gồm 6 trạm Sau khi lắp ráp qua 6 trạm xe sắt xi sẽ được chuyển xuống khu vực lắp hoàn thiện thùng để lắp thùng kín lên xe

Sau khi xe đã được lắp hoàn thiện thùng, xe được chuyển vào khu vực kiểm tra chất lượng xuất xưởng tại đây xe được kiểm tra các tiêu chuẩn lắp ráp và kiểm tra hoạt động vận hành của xe

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP

Giới thiệu khung chassis và tiêu chuẩn kiểm tra

Khung chassis FN129 được nhập từ nhà cung cấp và đã được sơn

Bảng 3 1 Tiêu chuẩn kiểm tra sắt xi

Tính đầy đủ và phù hợp

• Nguồn gốc sản phẩm / giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

• Số lượng theo đơn hàng

• Ngày sản xuất: Phải nằm trong khung giới hạn được cho phép

• Hình dáng: Không bị móp méo, cong ,vênh, biến dạng Đặc tính kỹ thuật

• Chiều dày, chiều dài, chiều rộng

• Để kiểm tra các lô hàng, cần phải xem kỹ bề ngoài, từ đó chọn ra mẫu kiểm tra

• Số lượng mẫu thử trong mỗi lô hàng không lớn hơn 5% nhưng không ít hơn 10 chiếc.

• Chỉ kiểm tra bằng mắt, thước dây, thước cặp

Trong quá trình sử dụng nếu có biến động về chất lượng => Lấy mẫu đem kiểm tra phân tích

Quy trình lắp ráp trạm subline

Hình 3 2 Khu vực lắp ráp trạm SUBLINE

Trạm subline bao gồm 6 bước công nghệ và được bố trí 2 công nhân

Bước 1: Nhập hàng từ kho CKD và cấp hàng lên kệ

Hình 3 3 Sơ đồ nhận hàng và cấp hàng lên kệ

Yêu cầu: Nhận đúng số lượng hàng và đúng các linh kiện lắp ráp

Bước 2: Lắp cụm đòn bẩy cabin

Hình 3 4 Sơ đồ lắp cụm đòn bẩy cabin

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Thanh xoắn, ống dẫn hướng, bát đỡ, phe cài, bu lông đai ốc và long đền phù hợp

Yêu cầu: lắp đủ, đúng vị trí, các mối liên kết lắp chắc chắn

Bước 3: Lắp cụm lốp xe

Hình 3 5 Sơ đồ lắp cụm lốp xe

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Mâm xe, lốp xe, chì, la zăng bánh xe

Yêu cầu: lắp đủ, đúng vị trí, các mối liên kết lắp chắc chắn

Bước 4: Lắp cụm bơm và lọc nhiên liệu

Hình 3 6 Sơ đồ lắp cụm bơm, lọc nhiên liệu

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bơm tay, bát đỡ, lọc thô, các ống cao su, cổ dê, dây rút, bu lông, đai ốc và long đền phù hợp

Yêu cầu: lắp đủ, đúng vị trí, các mối liên kết lắp chắc chắn

Bước 5: Lắp cụm ống giảm thanh

Hình 3 7 Sơ đồ lắp cụm ống giảm thanh

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ống giảm thanh, ống xả,

Yêu cầu: lắp đủ, đúng vị trí, các mối liên kết lắp chắc chắn

Bước 6: Lắp máy khởi động

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Máy khởi động, bu lông

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, đúng chiều, sử dụng cần siết lực siết các bu lông máy khởi động trong khoảng: 12,61,27 kgf.m.

Quy trình lắp ráp trên chassis

3.3.1 Quy trình lắp ráp trạm SCO

Hình 3 8 Khu vực trạm lắp ráp SCO

Trạm lắp ráp SCO bao gồm 11 bước công nghệ, đây là trạm lắp ráp đầu tiên của sắt xi xe tải

Trạm lắp ráp SCO được bố trí 3 công nhân và 1 nhân viên kiểm tra

Bước 1: Lắp dây điện tổng, bát đỡ dây điện, hộp dây điện tổng

Hình 3 9 Hộp dây điện và dây điện tổng

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: cụm dây điện tổng, các bát đỡ, bát kẹp, hộp điện, các bu lông đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đầy đủ các nẹp dây điện, dây điện không được căng, lắp đúng vị trí, đủ số lượng và các mối ghép phải đảm bảo và chắc chắn

Bước 2: Lắp cao su giảm chấn cầu sau và lắp cụm lốp dự phòng

Hình 3 10 Cụm lốp dự phòng và cao su giảm chấn

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Cao su giảm chấn, cụm lốp dự phòng, các bu lông đai ốc, long đền (la, vênh)

Yêu cầu: - Lắp đúng vị trí, liên kết các bu lông chắc chắn, sử dụng cần siết lực siết các bu lông cao su giảm chấn nằm trong khoảng: 6,11,5 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 3: Lắp dây mass bình ắc quy và lắp khung bình ắc quy

Hình 3 11 Dây mass ắc quy và khung đỡ

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Khung đỡ, dây mass ắc quy, bát dây điện các bu lông và đai ốc

Yêu cầu: - lắp đúng vị trí, sử dụng cần siết lực siết các bu lông bắt khung đỡ bình ắc quy nằm trong khoảng: 6,31 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 4: Lắp khung bảo vệ cardan, khung đỡ bình nhiên liệu và lắp cụm lọc nhiên liệu

Hình 3 12 Khung bảo vệ cardan, khung đỡ bình nhiên liệu và cụm lọc

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Khung đỡ cardan, giá đỡ thùng nhiên liệu, cụm lọc nhiên liệu, các bu lông và đai ốc

Yêu cầu: - Lắp đúng vị trí, liên kết các bu lông chắc chắn sử dụng cần siết lực siết các bu lông khung đỡ thùng nhiên liệu nằm trong khoảng: 6,31 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 5: Lắp khung đỡ cabin bên trái và bên phải

Hình 3 13 Khung đỡ cabin bên trái, phải

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Khung đỡ cabin bên phải, trái, bát đỡ dưới, các loại bu lông đai ốc

Yêu cầu: - Lắp đúng vị trí của 2 khung đỡ, sử dụng cần siết lực siết các bu lông khung đỡ cabin nằm trong khoảng: 9,91,6 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 6: Lắp khung đỡ dàn nóng máy lạnh và cụm cảm biến áp suất khí thải

Hình 3 14 Khung đỡ giàn nóng và cụm cảm biến áp suất khí thải

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Khung đỡ, Cảm biến DOC, bát lắp cảm biến với sắt xi, các bu lông và đai ốc

Yêu cầu: - Lắp đúng vị trí, liên kết các bu lông chắc chắn

- Các ống dẫn khí thải phải được lắp đúng với cảm biến DOC

Bước 7: Lắp bộ chia dầu phía trước, bộ tản nhiệt dầu phía trước và 2 ống dầu trợ lực phanh

Hình 3 15 Bộ chia dầu phía trước và 2 ống dầu trợ lực phanh

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bộ chia dầu, bát đỡ, kẹp nhựa, các bu lông đai ốc, ống dầu cao su, ống sắt, ống tản nhiệt, cổ dê

Yêu cầu: - Lắp đúng vị trí, đủ số lượng các kẹp nhựa và ống cao su, liên kết chắc chắn các bu lông

- Đảm bảo các đầu nối của các ống dầu được lắp hết ren

Bước 8: Lắp ống dầu từ thùng nhiên liệu lên và lắp đường dầu đi qua lọc lên động cơ

Hình 3 16 Ống dầu từ thùng nhiên liệu và ống dầu đi qua lọc lên động cơ

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ống dầu đi (lớn, nhỏ), Bát đỡ, đệm cao su, kẹp ống dầu, cổ dê, ống cao su, ống sắt

Yêu cầu: lắp đúng vị trí và đầy đủ số lượng các chi tiết

Bước 9: Lắp đường dầu hồi về tản nhiệt và lắp bộ tản nhiệt đường dầu

Hình 3 17 Đường dầu hồi về và bộ tản nhiệt đường dầu

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Các ống sắt, ống sao su, cổ dê, bộ tản nhiệt dầu phía sau, bát đỡ, ống hồi dầu lên lọc thô, bu lông và đai ốc

Yêu cầu: lắp đúng vị trí, lắp bộ tản nhiệt và kết nối các ống dầu hồi chắc chắn

Bước 10: Lắp hệ thống ống dầu (từ bộ chia dầu) và lắp đường dầu phanh bánh xe sau

Hình 3 18 Hệ thống ống dầu và đường dầu phanh bánh xe sau

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Các ống dầu sắt, kẹp nhựa, bu lông đai ốc, đoạn nối, ống cao su

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, liên kết các đai ốc chắc chắn

Bước 11: Lắp bát đỡ ống dầu phanh bánh xe sau và lắp ống dầu côn

Hình 3 19 Bát đỡ ống dầu phanh và ống dầu côn

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bát đỡ, ống dầu côn, bát đỡ van ly hợp, van ly hợp các bu lông và đai ốc

Yêu cầu: Đúng vị trí, liên kết các đai ốc chăc chắn

3.3.2 Quy trình lắp ráp trạm MCO1

Hình 3 20 Khu vực trạm lắp ráp MCO1

Trạm lắp ráp MCO1 bao gồm 6 bước công nghệ

Trạm MCO1 được bố trí 3 công nhân và 1 nhân viên kiểm tra

Bước 1: Lắp nhíp trước trái phải và lắp cầu trước

Hình 3 21 Nhíp trước trái, phải và cầu trước xe tải

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Nhíp trước trái/phải, bu lông ắc nhíp, bát ắc nhíp, cao su hành trình trục trước, Bu lông quang U, đệm nhíp, trục trước các bu lông và đai ốc Yêu cầu: Sử dụng cần siết lực siết các bu lông nằm trong khoảng:

• Bu lông ắc nhíp: 17,72 kgf.m

Bước 2: Lắp bát đỡ giảm chấn trục trước và giảm chấn trục trước

Hình 3 22 Giảm chấn và bát đỡ giảm chấn trục trước

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bát đỡ giảm chấn trái/phải, giảm trấn cầu trước, các bu lông long đền và đai ốc

Yêu cầu: Sử dụng cần siết lực siết các bu lông nằm trong khoảng:

• Bu lông bát đỡ, giảm chấn với chân nhíp: 9,52 kgf.m

• Bu lông giảm chấn với sắt xi: 40,6 kgf.m

Bước 3: Lắp bót lái và tay đòn bót lái

Hình 3 23 Bót lái và tay đòn bót lái

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bót lái, tay đòn bót lái, chốt lái dọc, các bát liên kết, các bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Sử dụng cần siết lực siết các đai ốc nằm trong khoảng:

• Đai ốc lắp bót lái: 10,31 kgf.m

• Đai ốc lắp tay đòn bót lái: 29,42,9 kgf.m

Bước 4: Lắp nhíp sau trái/phải và lắp trục sau

Hình 3 24 Nhíp sau trái/phải và trục sau

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Nhíp sau trái/ phải, trục sau, bát ắc nhíp, bu lông quang U, đệm nhíp, Các loại đai ốc, long đền và bu lông

Yêu cầu: - Sử dụng cần siết lực siết các bu lông nằm trong khoảng:

• Bu lông ắc trước: 27,52,9 kgf.m

• Bu lông ắc sau: 17,72 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 5: Lắp núm thông hơi cầu sau và lắp giảm chấn trục sau

Hình 3 25 Núm thông hơi cầu sau và giảm chấn trục sau

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Núm thông hơi, giảm chấn sau, đệm cao su, các bu lông, đai ốc và long đền

Yêu cầu: - Sử dụng cần siết lực siết các bu lông nằm trong khoảng:

• Bu lông giảm chấn với nhíp: 40,6 kgf.m

• Bu lông giảm chấn với sắt xi: 9,52 kgf.m

Bước 6: Lắp cụm cardan và cụm ống giảm thanh

Hình 3 26 Cụm cardan và cụm ống giảm thanh

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: cardan 1, cardan 2, quang treo, căn đệm, cụm ống giảm thanh, các bu lông, long đền, đai ốc

Yêu cầu: - Sử dụng cần siết lực siết các bu lông nằm trong khoảng:

• Bu lông liên kết cardan: 10,290,98 kgf.m

• Bu lông quang treo: 4,020,59 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

3.3.3 Quy trình lắp ráp trạm MCO2

Hình 3 27 Khu vực trạm lắp ráp MCO2

Trạm MCO2 bao gồm 15 bước công nghệ

Trạm MCO2 được bố trí 4 công nhân và 1 nhân viên kiểm tra

Bước 1: Lắp đòn bẩy cabin lên sắt xi và bát đỡ ống dầu (lắp trên đòn bẩy)

Hình 3 28 Đòn bẩy cabin và bát đỡ ống dầu

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: đòn bẩy, bát đỡ, các quang bu lông, đai ốc

Yêu cầu: Lắp chắc chắn, sử dụng cần siết lực siết các đai ốc nằm trong khoảng: 16,81,68 kgf.m

Bước 2: Lắp móc kéo trước và lắp còi điện

Hình 3 29 Móc kéo trước và còi điện

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Móc kéo trước, còi điện, các bu lông, long đền và đai ốc

Yêu cầu: - lắp đúng vị trí, đủ số lượng bu lông và đai ốc tương ứng, liên kết chắc chắn

- Sử dụng cần siết lực siết các bu lông liên kết móc kéo trước vào sắt xi nằm trong khoảng: 13,32,6 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 3: Lắp bát đỡ dây điện tổng và bát đỡ dây điện sườn

Hình 3 30 Bát đỡ dây điện tổng và dây điện sườn

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bát đỡ dây điện, đai ốc

Yêu cầu: lắp đúng vị trí, đủ số lượng các bát đỡ, liên kết chắc chắn

Bước 4: Lắp bát chắn bùn bên trái và bên phải

Hình 3 31 Bát chắn bùn trái/phải

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bát chắn bùn trên, dưới, các bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: lắp đúng vị trí, đủ số lượng các bát chắn bùn, các bu lông và đai ốc liên kết bát với sắt xi phải siết chắc chắn

Bước 5: Lắp chắn bùn bên trái và chắn bùn bên phải

Hình 3 32 Chắn bùn trái/phải

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Tấm chắn bùn, tấm nhựa trên, kẹp sắt, các bu lông và đai ốc

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí liên kết các bu lông chắc chắn, không siết bu lông quá chặt, nếu siết quá chặt tấm chắn bùn dễ bị nứt do làm bằng nhựa

Bước 6: Lắp khóa đệm cabin bên trái và bên phải

Hình 3 33 Khóa đệm cabin trái/phải

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Cao su đệm, khung đệm, các bu lông, long đền, đai ốc phù hợp

Yêu cầu: - Lắp đúng vị trí liên kết bu lông chắc chắn

- Sử dụng cần siết lực siết các bu lông đệm khóa cabin nằm trong khoảng: 8,80,98 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 7: lắp bình nước phụ

Hình 3 34 Bình nước phụ

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bình nước phụ, ống hồi nước làm mát, cổ dê, ống cao su, các bu lông, đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, liên kết các bu lông chắc chắn nhưng không được quá chặt

Bước 8: Lắp bát đỡ ống dầu trợ lực lái và bình dầu trợ lực lái

Hình 3 35 Bát đỡ ống dầu trợ lực và bình dầu trợ lực lái

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bát đỡ, bình dầu trợ lực, khung đỡ bình dầu, nắp bình dầu, các bu lông, đai ốc

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, liên kết các bu lông chắc chắn

Bước 9: Lắp ống dầu lái, cụm bình dầu trợ lực và kết nối ống cao su vào bình dầu trợ lực

Hình 3 36 Ống dầu lái và bình dầu trợ lực kết nối ống sao su

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ống dầu lái, cổ dê, bình dầu trợ lực, nắp bình dầu trợ lực, bát đỡ bình dầu, bát chữ L, ống cao su, các bu lông, đai ốc, long đền phù hợp Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, liên kết các bu lông chắc chắn Các ống dầu không bị xéo, chồng chéo lên nhau

Bước 10: Lắp khung đỡ lọc gió khí nạp và bầu lọc gió

Hình 3 37 Bát đỡ bầu lọc gió và bầu lọc gió

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: khung đỡ, bầu lọc gió, bát liên kết, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, các bu lông khung đỡ được siết chặt vào sắt xi và được đánh dấu siết lực

Bước 11: Lắp thùng nhiên liệu và khung đỡ đèn hậu

Hình 3 38 Thùng nhiên liệu và khung đỡ đèn hậu

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Thùng nhiên liệu, phao dầu, dây đai, bát đỡ đèn, nắp chụp đèn, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: - Lắp đúng vị trí, liên kết các bu lông chắc chắn

- Sử dụng cần siết lực siết các bu lông đai thùng nhiên liệu nằm trong khoảng: 1,30,63 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 12: Lắp bát liên kết cản sau và thanh ngang cản sau

Hình 3 39 Bát liên kết và thanh ngang cản sau

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bát liên kết, cản sau, ốp cản sau, bu lông, đai ốc và long đền tương ứng

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, liên kết các bu lông chắc chắn

Bước 13: Lắp móc kéo sau và đèn sương mù

Hình 3 40 Móc kéo sau và đèn sương mù

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Móc kéo sau, đèn sương mù, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: - lắp đúng vị trí, đủ số lượng bu lông và đai ốc tương ứng, liên kết chắc chắn

- Sử dụng cần siết lực siết các bu lông liên kết móc kéo sau vào sắt xi nằm trong khoảng: 13,32,6 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 14: Lắp bát chắn bùn trái, phải

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bát chắn bùn, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Đúng vị trí, đủ số lượng bu lông tương ứng, liên kết chắc chắn

Bước 15: Lắp ống dầu phanh trước và phanh sau vào tăng bua bánh xe

Hình 3 42 Kết nối ống dầu vào tăng bua bánh xe

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ống dầu sắt, ống cao su, phe cài, bát đỡ, bu lông long đền và đai ốc

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, liên kết chắc chắn, không bị rò rỉ dầu

3.3.4 Quy trình lắp ráp trạm MCO3

Hình 3 43 Khu vực trạm lắp MCO3

Trạm MCO3 bao gồm 16 bước công nghệ

Trạm MCO3 được bố trí 4 công nhân và 1 nhân viên kiểm tra

Bước 1: Cẩu động cơ lên sắt xi và siết bu lông chân máy trái/phải

Hình 3 44 Động cơ 4HK1 và bu lông chân máy

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Động cơ 4HK1, cao su chân máy, bu lông đai ốc phù hợp

Yêu cầu: - Cẩu động cơ cẩn thận, nâng hạ động động cơ chậm

- Sử dụng cần siết lực siết các bu lông chân máy vào động cơ nằm trong khoảng: 10,61 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 2: Lắp cardan vào đuôi hộp số, định vị hộp số vào sắt xi và siết các bu lông chân máy vào sắt xi

Hình 3 45 Định vị hộp số, kết nối cardan và siết các bu lông

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Các bu lông, đai ốc và lông đền phù hợp

Yêu cầu: - Sử dụng cần siết lực siết các bu lông nằm trong khoảng:

• Bu lông chân máy vào sắt xi: 4,80,49 kgf.m

• Đai ốc liên kết cardan vào hộp số: 10,20,9 kgf.m

• Bu lông định vị hộp số vào sắt xi: 5,120,76 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 3: Lắp két nước làm mát và thanh định vị két nước

Hình 3 46 Két nước làm mát và thanh định vị két nước

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Két nước, cao su đệm, bát két nước, thanh định vị, chốt cài, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, đúng chiều thanh định vị, liên kết chắc chắn

Bước 4: Lắp bát liên kết bên hông động cơ và hộp ECU

Hình 3 47 Bát liên kết bên hông động cơ và hộp ECU

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bát liên kết 2 bên, hộp ECU, khung đỡ, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: - Sử dụng cần siết lực siết các bu lông bát liên kết nằm trong khoảng: 2,80 0,5 kgf.m

- Lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 5: Lắp tấm bảo vệ động cơ và liên kết ốp che động cơ trái/phải

Hình 3 48 Tấm bảo vệ và liên kết ốp che động cơ

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Tấm bảo vệ, ốp che, bát liên kết, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 6: Lắp đường ống nạp trái và giảm chấn liên kết ống nạp trái

Hình 3 49 Đường ống nạp trái và giảm chấn liên kết

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ống nạp, quai nhê, cao su liên kết, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Kiểm tra đủ bộ phận, lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 7: Lắp đường ống nạp phải và giảm chấn liên kết ống nạp phải

Hình 3 50 Đường ống nạp phải và giảm chấn liên kết

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ống nạp, quai nhê, cao su liên kết, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Kiểm tra đủ bộ phận, lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 8: Kết nối ống nước làm mát trên và ống nước dưới

Hình 3 51 Ống nước làm mát trên và dưới

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: ống nước làm mát trên, dưới, quai nhê

Yêu cầu: Kiểm tra đúng mã hàng, đủ bộ phận, lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 9: Lắp cụm ống lọc khí van khí nạp và van lọc khí nạp

Hình 3 52 Cụm ống lọc khí nạp và van lọc

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ống nạp khí, ống nạp khí vào turbo, co siết, ống cao su, van mở hơi, cổ dê, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Kiểm tra đủ bộ phận, lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 10: Lắp giàn nóng và ống sưởi

Hình 3 53 Giàn nóng máy lạnh và ống sưởi

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: giàn nóng, ống sưởi, bu lông và đai ốc phù hợp Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 11: Lắp hệ thống lạnh, dây số và dây lừa

Hình 3 54 hệ thống ống gas và bát đỡ dây số dây lừa

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ống gas, kẹp ống gas, dây số, dây lừa, bát giữ, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 12: Lắp van khí xả và bát treo dây điện hộp số

Hình 3 55 Van khí xả và bát treo dây điện hộp số

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Van khí xả, bát đỡ, bu lông và đai ốc phù hợp Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 13: Lắp ống dầu côn và dây phanh tay

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Dây phanh tay, ống dầu cồn, bát đỡ, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 14: Lắp cảm biến áp suất và cảm biến lưu lượng khí nạp

Hình 3 57 Cảm biến áp suất và cảm biến lưu lượng khí nạp

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: cảm biến áp suất, cảm biến lưu lượng, vít phù hợp Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 15: Lắp hộp cầu chì

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: hộp cầu chì, các Relay, bu lông và đai ốc phù hợp Yêu cầu: Lắp đúng vị trí và liên kết chắc chắn

Hình 3 59 Bánh xe trái phải và bánh dự phòng

Các chi tiết lắp ráp: Bánh xe trái/phải, bánh xe dự phòng, tắc kê

Yêu cầu: Sử dụng cần siết lực siết các đai ốc cố định bánh xe nằm trong khoảng:

Quy trình lắp ráp trạm FINAL

Hình 3 60 Khu vực trạm lắp ráp FINAL

Trạm FINAL bao gồm 7 bước công nghệ

Trạm FINAL được bố trí 4 công nhân và 1 nhân viên kiểm tra

Bước 1: Lắp bu lông thanh chống cabin và định vị cabin với sắt xi

Hình 3 61 Bu lông thanh chống và bu lông định vị cabin

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Bu lông hãm, phe hãm, đai ốc tương ứng

Yêu cầu: Sử dụng cần siết lực siết các bu lông:

• Bu lông định vị cabin với giá đỡ thanh xoắn: 8,5 kgf.m

• Bu lông điều chỉnh độ xoay cabin: 7,6 kgf.m

• Bu lông thanh hãm cabin: 4,2 kgf.m

Bước 2: Kết nối vô lăng vào trụ lái và lắp dây đi số trên cabin

Hình 3 62 Vô lăng lái và dây đi số

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Vô lăng lái, nắp chụp vô lăng, phe hãm, đai ốc và bu lông phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 3: Lắp ốp trang trí cần số, núm đi số và bát nẹp ống dàn lạnh

Hình 3 63 Núm đi số và bát nẹp ống dàn lạnh

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ốp cần số, núm đi số, bát nẹp, bu lông đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, đúng chiều và liên kết chắc chắn

Bước 4: Kết nối ống gas vào cabin và Liên kết trục bót lái với trục tay lái

Hình 3 64 Ống gas, trục lái và bót lái

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Các bu lông, đai ốc tương ứng

Yêu cầu: - Lắp đúng vị trí, liên kết các đai ốc chắc chắn

- Sử dụng cần siết lực siết các bu lông liên kết trục lái với bót lái nằm trong khoảng: 2,5 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 5: Lắp mặt ca bô trước và lắp cản trước

Hình 3 65 Mặt ca bô trước và cản trước

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Nắp ca bô, cản trước, ron ca bô, nút nhựa, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: - Lắp đúng vị trí, liên kết các đai ốc chắc chắn

- Sử dụng cần siết lực siết các bu lông cản trước cabin nằm trong khoảng: 6,2 kgf.m

- Sau khi siết lực sử dụng mực để đánh dấu siết lực trên bu lông

Bước 6: Lắp ốp phanh tay và bình ắc quy

Hình 3 66 Ốp phanh tay và bình ác quy

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ốp phanh tay, bình ắc quy, nắp bình ắc quy, dây nối

2 cực, đai ốc cánh chuồn, bu lông và đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí các cực của bình ắc quy, liên kết các đai ốc chắc chắn

Bước 7: Lắp ống dầu kết nối với cabin và mặt ga lăng

Hình 3 67 Ống dầu và mặt ga lăng

Các chi tiết lắp ráp bao gồm: Ống dầu, ống cao su, cổ dê, phe hãm, mặt ga lăng, nút nhựa, vít, bu lông, đai ốc phù hợp

Yêu cầu: Lắp đúng vị trí, liên kết các đai ốc, vít chắc chắn.

Quy trình lắp thùng kín

Hình 3 68 Sơ đồ quy trình lắp thùng kín lên xe sắt xi

Công việc lắp thùng kín gồm 5 công việc và 3 bước kiểm tra

Nhận lệnh sản xuất: - Lập kế hoạch lắp ráp thông qua biên bản cuộc họp

Chuẩn bị xe sắt xi:

- Chuẩn bị xe chassis cần lắp thùng theo lệnh sản xuất

- Làm sạch sắt xi xe tải cần lắp thùng

- Tháo các chi tiết phụ: bình accu, cụm đèn hậu, khung đèn hậu

Chuẩn bị thùng kín:

- Thùng kín hoàn thiện có dán tem kiểm tra

- Kiểm tra các hồ sơ kèm theo thùng

Lắp thùng lên xe sắt xi:

Hình 3 69 Lắp thùng kín lên xe sắt xi

- Sự dụng palang để lắp thùng kín lên xe sắt xi

- Lót đệm cao su lên sắt xi trước khi lắp thùng

- Lắp lỏng bu lông quang và bát chống xô

- Kiểm tra lại kích thước lắp đặt trước khi siết bulong quang và bát chống xô đúng lực siết

Kiểm tra sau khi lắp thùng lên xe:

- Kiểm tra kích thước tổng thể xe

- Kiểm tra lực xiết bulong quang và bulong ở các bát liên kết

- Kiểm tra số lượng bulong quang, bulong bát liên kết

Lắp ghép các chi tiết phụ:

- Lắp cản hông lên xe

Kiểm tra sau khi lắp các chi tiết phụ:

- Kiểm tra lắp đặt các chi tiết phụ: cản hông, cản sau, vè, chắn bùn

- Kiểm tra lực xiết bulong tại các vị trí cản hông, vè chắn bùn

- Kiểm tra tổng quan, tính thẩm mỹ

Lắp hệ thống điện thùng hàng:

- Lắp cụm đèn phía sau

- Đi dây điện toàn bộ hệ thống

Kiểm tra sau khi lắp hệ thống điện:

- Kiểm tra vị trí lắp đặt hệ thống điện

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống điện

- Kiểm tri vị trí kết nối và bố trí đường dây điện

Xe hoàn thiện: - Nhập kho và lưu hồ sơ

CHƯƠNG 4: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE FN129 XUẤT XƯỞNG

Hình 4 1 Sơ đồ quy trình kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng

Việc kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng để đảm bảo mức độ và độ an toàn của phương tiện sau khi được sản xuất và lắp ráp Việc kiểm tra giúp đánh giá được các thông số, đặc tính của xe, đảm bảo được tính an toàn và giảm tránh các rủi ro trong quá trình vận hành xe trên đường

4.1 Tiếp nhận thông tin, đóng số khung và số thùng

Sau khi xe được lắp ráp hoàn thiện tổ trưởng bộ phận sản xuất – lắp ráp sẽ ký biên bản bản giao và giao xe cho nhân viên kiểm tra chất lượng (QC) Nhân viên kiểm tra tiếp nhận biên bản bàn giao kiểm tra sơ bộ xe và tiến hành đóng số khung, số thùng

Hình 4 2 Số khung và số thùng xe

Vị trí đóng số khung: Bên phải dầm dọc sắt xi, ở giữa xe

Vị trí đóng số thùng: Bên phải trên dầm dọc thùng xe, giữa xe Nội dung đóng số thùng trùng khớp với mã số khung

Công việc đóng số khung, số thùng bao gồm 3 bước

Bước 1: chuẩn bị công việc:

- Đưa xe cần đóng số thùng, số khung vào vị trí đóng số

- kiểm tra đầy đủ các dụng cụ cần thiết: máy đóng số, thước đo, kết nối nguồn điện, dây hơi …

- Vệ sinh sạch sẽ các vị trí đóng số khung số thùng

Bước 2: Đóng số lên xe

- Sự dụng máy đóng số đóng số lên các vị trí được xác định từ trước yêu cầu:

- Chiều cao ký tự: tối thiểu 7mm

- Chỉ được dùng các chữ số ả rập và chữ cái La Tinh sau trong số quản lý thùng xe: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 A B C D E F G H J K L M N P R S T U V W X Y Z

- Cấu trúc mã Vin xe gồm 17 ký tự (theo TCVN 6578:2000)

Bước 3: Kiểm tra sau khi đóng

- Đảm bảo đóng chính xác

- Không được tự ý mài tẩy số khung, số thùng, trường hợp đóng sai phải gửi công văn lên cục đăng kiểm để giảm sát lại việc đóng số

Hình 4 3 Tổng thành xe FN129 thùng kín

Kiểm tra tổng thành để đảm bảo cho xe lắp một cách được hoàn thiện nhất kiểm tra tổng thành xe gồm 12 công việc chính

• Kiểm tra nội thất phần ngoài cabin

Hình 4 4 Nội thất ngoài cabin xe

Kiểm tra nội thất phần ngoài cabin bao gồm 5 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra cản bảo hiểm trước

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, không hư hỏng, đúng vị trí, có đánh dấu siết lực

- Màu sắc phải đồng nhất với cabin không bị va đập, trầy xước

- Khoảng cách khe hở dưới, khe hở trái, phải ≤ 5mm

- Khoảng cách khe hở cản so với cửa ≤ 10mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp cần siết lực và thước đo

Bước 2: Kiểm tra mặt galăng

Tiêu chuẩn: - Vít ráp giữa phải siết chặt, màu sắc đồng nhất không trầy xước, nứt

- Mặt galăng và vách trước phải đồng phẳng

- Khe hở giữa hai góc đèn trái và ga lăng, phải đồng bộ, độ lệch hai góc ≤ 2mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, dùng thước đo kết hợp dùng tay rung lắc

Bước 3: Kiểm tra gương chiếu hậu

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, đúng kiểu loại

- Tầm nhìn quan sát đúng tiêu chuẩn

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, hồ sơ thử nghiệm

Bước 4: Kiểm tra kính chắn gió trước, sau

Tiêu chuẩn: - Đúng kiểu loại

- Gioăng kính phải đều, ôm sát không bị vào nước

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với hồ sơ thử nghiệm

Bước 5: Kiểm tra chống nóng động cơ, chắn bùn

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay rung lắc

• Kiểm tra cơ cấu khóa cabin

Công việc kiểm tra cơ cấu khóa cabin bao gồm 4 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra móc khóa cabin trái phải

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, đúng vị trí, không có hiện tượng bung, gãy, long đền phe được lắp bằng phẳng

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay đóng mở

Bước 2: Kiểm tra thanh dẫn

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, chốt bi có đánh dấu lực siết và được gài chặt

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay đóng mở

Hình 4 5 Cơ cấu khóa cabin

Bước 3: Kiểm tra tay khóa và tay nắm

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng vị trí, chắc chắn, không có hiện tượng bung, gãy, long đền phe được lắp bằng phẳng

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay đóng mở

Bước 4: Kiểm tra hoạt động của cơ cấu

Tiêu chuẩn: - Khóa cabin phải nhẹ: lực khóa ≤ 18kg, lực lật cabin ≤ 20kg

- Khi đóng mở ca bin bát bên trái và bát đỡ dưới không bị cạ vào nhau Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay đóng mở

• Kiểm tra bộ gạt mưa

Công việc kiểm tra cơ cấu bộ gạt mưa bao gồm 4 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra tổng thành bộ gạt mưa

Tiêu chuẩn: Hoạt động tốt, lắp chắc chắn, đúng chủng loại

Phương pháp kiểm tra: - Đóng mở công tắc, kết hợp với nghe bằng tai và quan sát

Bước 2: Kiểm tra chổi gạt mưa

Tiêu chuẩn: - Chổi gạt mưa cân bằng với mặt phẳng kính, ôm sát vào mặt kính và không cong vênh

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Bước 3: Kiểm tra vòi phun xịt rửa kính (vòi phun xịt lắp rời)

Tiêu chuẩn: - Lắp chặt, đồng tâm

- Góc của hai vòi phun so với đường thẳng trung tâm là 15 o ÷ 20 o

- Vòi khi phun phải phủ 2/3 diện tích của kính chắn gió

Bước 4: Kiểm tra hoạt động của hệ thống gạt mưa

Tiêu chuẩn: - Khi khởi động gạt mưa thì chổi gạt phải hoạt động linh hoạt và hành trình đi không vượt quá khu vực kính chắn gió, khi tắt chổi gạt tự động trở về vị trí

- Hoạt động ở các chế độ phải rõ ràng (chậm, nhanh, gián đoạn) và không phát ra tiếng kêu

- Diện tích quét của cần gạt phải lớn hơn 2/3 diện tích kính chắn gió

- Có ít nhất 2 tần số gạt, một tần số gạt có giá trị lớn hơn 45 lần / phút, một tần số gạt có giá trị trong khoảng từ 10 ÷ 55 lần/ phút

Phương pháp kiểm tra: Dùng tay gật xoay công tắc kết hợp với quan sát

• Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu

Công việc kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra radio, loa

Tiêu chuẩn: - Được lắp chắc chắn, âm thanh phát ra đồng đều ở 2 bên trái, phải

- Âm thanh loa không bị rè, loa kêu to, không bị đơn âm

Phương pháp kiểm tra: Mở, điều chỉnh và nghe bằng tai

Hình 4 7 Radio và mồi thuốc

Bước 2: Kiểm tra quạt gió và mồi thuốc

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, đúng kiểu loại

- Quạt gió được lắp đầy đủ, chính xác, đảm bảo gió thổi đúng chiều

- Điện áp phải đảm bảo cho mồi thuốc hoạt động có hiệu quả

Phương pháp kiểm tra: Dùng tay thao tác và cảm nhận

Bước 3: Kiểm tra đèn chiếu sáng đèn, tín hiệu

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng kiểu loại, chắc chắn, công tắc điện làm việc tốt

- Công tắc bật, tắt nhẹ nhàng, điều khiển, hiển thị chính xác cho các loại đèn, các đèn báo phải hiện thị đầy đủ

- Đền chiếu sáng phía trước chiếu rộng đến 4m và chiếu dài ≥ 100m.

- Đèn báo rẽ trước sau, đèn lùi, đèn phanh phải đảm bảo nhận biết được tín hiệu cách 20m trong điều kiện ánh sáng ban ngày

- Đèn vị trí trước sau, đèn soi biển số phải đảm bảo nhận biết được tín hiều ở khoảng cách 10m trong điều kiện ánh sáng ban ngày

Phương pháp kiểm tra: Bật tắt đèn, quan sát

• Kiểm tra nội thất trong cabin

Công việc kiểm tra nội thất trong cabin bao gồm 6 bước trình tự

Hình 4 8 Nội thất bên trong cabin xe

Bước 1: Kiểm tra táp lô

Tiêu chuẩn: - Mặt chụp điều hòa, radio vào khớp đồng đều, không xước, gãy, nứt

- Lắp chắc chắn, không cong vênh, không trầy xước Táp lô và miệng thổi gió phải khớp nhau, mặt chụp đồng hồ táp lô phải đồng nhất, không bung, hở, trầy nứt, xước, gãy

- Các nắp che phụ kiện đầy đủ, khe hở phải đều và ≤ 1,5 mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, kết hợp với dụng cụ kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra la phông trần

Tiêu chuẩn: - La phông trần không trầy xước, không dính bẩn, được lắp chắc chắn

- Các nút nhấn được lắp chắc chắn và lắp đúng loại

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay rung lắc kiểm tra

Bước 3 : Kiểm tra tappi sàn

Tiêu chuẩn: - Nẹp tappi sàn được nẹp chặt và có khe hở giữa nẹp và hai đầu ron trang trí khung cửa ≤ 2mm

- Tappi sàn không bị rách, không chùn, khô bị bẩn, được trải ngay ngắn, bằng phẳng và phủ khín bề mặt, không bị thiếu

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Bước 4 : Kiểm tra ghế tài, ghế phụ

Tiêu chuẩn: - Lắp ghế tài, ghế phụ phải chắc chắn, có đánh dấu lực, không trầy xước, rách

- Góc điều chỉnh tấm lưng ghế điều chỉnh được dễ dàng, thuận tiện, khi điều chỉnh tiến lùi phải di chuyển nhẹ nhàng, linh hoạt, cơ cấu khóa định vị phải hoạt động tốt

- Mút đệm ghế tài, phụ phải chắc chắn không có cảm giác bị lúc lắc

- Đảm bảo kích thước: ghế tài dài và rộng ≥ 400 mm ghế phụ dài ≥ 800 mm (2 người ngồi)

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với thao tác bằng tay

Bước 5: Kiểm tra dây đai an toàn

Tiêu chuẩn: - Lắp cố định chắc chắn, được đánh dấu lực siết, đầu khóa và góc độ khóa hợp lí, chốt ấn nhạy và linh hoạt

- Cơ cấu khóa dây đai hoạt động tốt khi dây đai bị tác động lực mạnh, tác động lực kéo nhẹ thì dây tự hồi về vị trí, chiều rộng dây đai lớn hơn 46mm

Phương pháp kiểm tra: Dùng tay giựt dây đai và quan sát

Bước 6: Kiểm tra tấm che nắng và các ốp trang trí

Tiêu chuẩn: - Các tấm che nắng được lắp chắc chắn, ở bất kì góc độ nào cũng cố định được, không hư hỏng, các lỗ không lắp tấm che nắng phải dùng ron dán kín các lỗ đó

- Các ốp trang trí phải được lắp chặt và ôm sát

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay rung lắc

• Kiểm tra cửa xe bên tài, phụ

Hình 4 9 Kiểm tra cánh cửa xe

Công việc kiểm hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu bao gồm 4 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra ron trang trí cửa, kính cửa

Tiêu chuẩn: - Các gioăng kính cửa lắp chắc chắn, đầy đủ và không rách, không bung và được ăn khớp với nhau

- Tappi cửa không dính bẩn, không trầy xước, các nút nhựa không bị bung và phải ôm sát cửa

- Kính cửa khi nâng hạ phải nhẹ nhàng, không phát ra tiếng kêu Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay rung lắc, nâng hạ kính và nghe

Bước 2: Kiểm tra cơ cấu khóa, đóng mở cửa

Tiêu chuẩn: - Các bu lông của bản lề liên kết được lắp chắc chắn và siết đúng lực siết

- Đóng mở cửa nhẹ nhàng, không phát ra tiếng kêu lạ

- Chức năng của cơ cấu khóa cửa hoạt động bình thường khóa được cửa

- Ngàm cửa và móc cửa phải khớp, khi đóng mở cảm nhận rõ 2 nấc Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với thao tác bằng tay

Bước 3: Kiểm tra biên cửa và mép cửa

Tiêu chuẩn: - Khe hở biên cửa và biên cabin phải đều nằm trong khoảng: 4 ÷ 6mm

- Khe hở mép cửa trước, mép cửa sau so với cabin nằm trong khoảng

0 ÷ 2mm, khe hở mép cửa so với máng nước 3 ÷ 4mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dụng cụ đo

Bước 4: Kiểm tra bậc lên xuống

Tiêu chuẩn: - Bậc lên xuống không bị nứt, cong vênh, được lắp chắc chắn và siết đúng lực

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và sử dụng cờ lê kiểm tra

Hình 4 10 Động cơ 4HK1- TCG40 và số máy, mã kim phun

Công việc kiểm tra nội thất trong cabin bao gồm 4 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra tình trạng chung

Tiêu chuẩn: - Lắp đặt chắc chắn, đúng loại động cơ

- Các dây curoa dẫn động không chùng, không nứt

- Các đường ống kín khít, không rò rỉ, các chi tiết không nứt gãy Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay rung lắc

Bước 2: Kiểm tra sự làm việc động cơ

Tiêu chuẩn: - Động cơ khởi động tốt (bật và giữ chiều khóa ở chế độ khởi động không vượt quá 30 giây)

- Tắt máy linh hoạt, rứt khoát

- Động cơ hoạt động bình thường, không có tiếng kêu lạ, không rung lắc nhiều, khi thay đổi các chế độ vòng quay

- Không báo lỗi động cơ trên bảng đồng hồ tap lô

Phương pháp kiểm tra: Đỗ xe tại chỗ nỗ máy, thay đổi các chế độ vòng quay và quan sát

Tiêu chuẩn: - Mực nhớt nằm trong vạch quy định (kiểm tra: xe phải dừng hoạt động ≥ 5 phút, lấy que thăm nhớt lau sạch, cắm vào lại lấy ra, mực nhớt nằm trong khoảng max - min)- Không báo lỗi động cơ trên bảng đồng hồ tap lô

Phương pháp kiểm tra: Sử dụng que thăm nhớt và quan sát

Bước 4: Kiểm tra két nước

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng vị trí và chắc chắn

- Khoảng cách từ áo nước tới biên quạt ≥ 15 ÷ 30mm, khoảng cách từ két nước đến quạt tản nhiệt ≥ 30 ÷ 50mm

- Nước làm mát trong két phải đầy

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp sử dụng dụng cụ đo

Bước 4: Kiểm tra thùng nhiên liệu

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng vị trí và chắc chắn

- Không có kh hiện tượng chảy dầu ở các vị trí: thùng nhiên liệu, các lọc dầu, các đường ống và bơm cao áp

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

• Kiểm tra hệ thống lái

Hình 4 11 Kiểm tra hệ thống lái

Công việc kiểm tra hệ thống lái bao gồm 7 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra bót lái

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng vị trí, đúng kiểu loại, chắc chắn, có đánh dấu lực theo bảng lực siết, không nứt vỡ và không chảy dầu

Phương pháp kiểm tra: Quan sát so sánh với hồ sơ thử nghiệm và dùng cần siết lực kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra thanh dẫn động lái

Tiêu chuẩn: - Được liên kết chắc chắn, có dấu lực siết trên các bu lông liên kết

- Khi dẫn động không va chạm các chi tiết khác

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và sử dụng cần siết lực kiểm tra

Bước 3: Kiểm tra trục lái

Tiêu chuẩn: - độ nghiêng, mức độ cao thấp của trục lái có thể điều chỉnh thuận tiện

- Tay khóa điều chỉnh phải khóa chặt, tay khóa không bị cấn vào taplo khi khóa và không bị hở ra khỏi bệ mặt ốp nhựa trục lái

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và dùng tay rung lắc

Bước 4: Kiểm tra các khớp nối

Tiêu chuẩn: - Không bị rơ, bị lỏng

- Khi chuyển động không bị bó kẹt, được bơm mỡ bò theo quy định Phương pháp kiểm tra: Quan sát và thao tác vô lăng lái

Bước 5: Kiểm tra vô lăng

Tiêu chuẩn: - Không bị nứt, vỡ, không biến dạng, vô lăng điều chỉnh thẳng lái Phương pháp kiểm tra: Quan sát và sử dụng cần siết lực

Bước 6: Kiểm tra rơ lái

Tiêu chuẩn: - Độ lệch so với trục thẳng ≤ 5º, góc chuyển động vô lăng ≤ 15º Phương pháp kiểm tra: Quan sát và thao tác vô lăng

Bước 7: Kiểm tra trợ lực lái

Tiêu chuẩn: - Khi hoạt động trợ lực lái phải có cảm giác nhẹ nhàng, trơn tru

- Lượng dầu trợ lực nằm trong khoảng max-min, không có hiện tượng rò rỉ ở các ống dầu

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và thao tác vô lăng

• Kiểm tra hệ thống truyền lực

Hình 4 12 Kiểm tra hệ thống truyền lực

Công việc kiểm tra hệ thống truyền lực bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra ly hợp

Tiêu chuẩn: - Ly hợp đóng và ngắt phải triệt để rõ ràng

- Cụm ly hợp làm việc ổn định không lệnh hướng, rung lắc

- Hệ thống ly hợp phải kín khít không bị lọt không khí vào

Phương pháp kiểm tra: Đạp, nhả bàn đạp ly hợp cảm nhận bằng chân và quan sát

Bước 2: Kiểm tra hộp số

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, không có hiện tượng chảy dầu, lượng dầu đủ mức

- Cần số vuông góc với sàn cabin khi ở vị trí số N, khi sang số không được chạm các bộ phận khác, khi ngưng sang số thì cần số tự động trở về vị trí số N Phương pháp kiểm tra: Quan sát và kết hợp với tay thao tác

Bước 3: Kiểm tra trục các đăng

Tiêu chuẩn: - Đúng loại, lắp chắc chắn, có đánh dấu siết lực

- Các cao su ổ đỡ trung gian không nứt vỡ

- Khi hoạt động không có tiếng kêu lạ

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, kết hợp với nghe và dùng cần kiểm lực kiểm tra

• Kiểm tra hệ thống treo

Hình 4 13 Kiểm tra hệ thống treo

Công việc kiểm tra hệ thống treo bao gồm 2 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra nhíp trước và sau

Tiêu chuẩn: - Các lá nhíp lắp đúng vị trí, không bị lệch, đúng kiểu loại

- Tai treo ắc nhíp phải được siết chặt, có đánh dấu siết lực

- Các cao su ắc nhíp lắp phải chặt, đúng chủng loại

- Các ắc nhíp lắp đúng chủng loại, đầy đủ các vú mỡ và được bơm mỡ đầy đủ

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, kết hợp cần siết lực để kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra giảm chấn

Tiêu chuẩn: - Đúng chủng loại, lắp chắc chắn và có đánh dấu siết lực

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, kết hợp cần siết lực để kiểm tra

• Kiểm tra hệ thống phanh thủy lực

Hình 4 14 Kiểm tra hệ thống phanh thủy lực

Công việc kiểm tra hệ thống phanh thủy lực bao gồm 2 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra phanh chân

Tiêu chuẩn: - Hành trình làm việc của bàn đạp nằm trong khoảng: 80 ÷ 100mm

- Hành trình tự do của bàn đạp nằm trong khoảng: 12 ÷ 16mm

- Mức dầu phanh nằm ở mức Min – Max, không có hiện tượng rò rỉ ở các ống dầu

- Các khớp nối xi lanh chính được nối chắc chắn

- Vẫn còn khoảng cách giữa bàn đạp phanh và mặt sàn khi đạp hết hành trình phanh (bàn đạp không chạm mặt sàn)

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, đạp nhả bàn đạp phanh và dùng thước kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra phanh tay, phanh động cơ

Tiêu chuẩn: - Đèn báo phanh phải hiển thị khi phanh và đai ốc điều chỉnh phanh phải siết chặt

- Kéo phanh tay có hiệu lực rõ ràng, lực kéo phanh ≤ 200N, lực phanh phải lớn hơn hoặc bằng mức lực phanh đăng ký

- Phanh khí xả phải có hiệu quả

Phương pháp kiểm tra: Kéo nhả phanh tay, đạp ga kết hợp vơi quan sát

Hình 4 15 Kiểm tra lốp xe

Công việc kiểm tra hệ thống phanh thủy lực bao gồm 2 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra tình trạng chung

Tiêu chuẩn: - Đúng kiểu loại lốp

- Lắp chắc chắn, có đánh dấu siết lực và bơm đủ áp suất theo quy định Phương pháp kiểm tra: Quan sát và dùng đồng hồ đo áp suất, cần siết lực

Bước 2: Kiểm tra giá lắp và lốp dự phòng

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, đúng kiểu loại

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay rung lắc

4.3 Kiểm tra trên thiết bị

Công việc kiểm tra trên thiết bị bao gồm 9 công việc

• Kiểm tra độ trượt ngang

Hình 4 16 Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang

Công việc kiểm tra hệ thống phanh thủy lực bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe được đậu thẳng, theo chiều tiến về trước

- Thiết bị được mở và hiển thị ở đúng chế độ cần đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Bánh xe vận hành lăn tự do với vận tốc ≤ 5km/h và người lái không tác động vào chân ga, vô lăng lái khi thực hiện đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, thao tác thiết bị đo trượt ngang

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Độ lệch ngang: ≤ 5 mm/km

Phương pháp đánh giá: Quan sát và so sánh kết quả

Hình 4 17 Thiết bị kiểm tra lực phanh

Công việc kiểm tra lực phanh bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe chạy ở chế độ không tải, đúng kích cỡ và áp suất lốp

- Xe đậu thẳng theo chiều tiến, bánh xe tiếp xúc với con lăn tốt

- Thiết bị được mở và hiển thị ở đúng chế độ cần đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Đạp phanh chính (phanh chân) từ từ đến hết hành trình phanh

- Kéo hết cần phanh tay (phanh tay) Phương pháp kiểm tra: Quan sát, thao tác trên băng thử

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Tổng lực phanh ở hai trục lớn hơn mức chất lượng đăng ký

- Hai bánh xe cùng trục có độ lệch phanh: ≤ 25%

Phương pháp đánh giá: Quan sát tính toán và so sánh kết quả

• Kiểm tra sai số đồng hồ tốc độ

Hình 4 18 Thiết bị kiểm tra sai số đồng hồ tốc độ

Công việc kiểm tra sai số đồng hồ tốc độ bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe chạy ở chế độ không tải, đúng kích cỡ và áp suất lốp

- Xe đậu thẳng theo chiều tiến, bánh xe tiếp xúc với con lăn tốt

- Thiết bị được mở và hiển thị ở đúng chế độ cần đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Xe vận hành ở tốc độ 40km/h xe thietbi % thietbi

- (lấy Vthiết bị ở 40km/h làm chuẩn)

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, so sánh kết quả

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Sai số giữa thiết bị và đồng hồ tốc độ trên taplo nằm trong giới hạn: -10% ÷ 20%

Phương pháp đánh giá: Quan sát tính toán và so sánh kết quả

• Kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước

Hình 4 19 Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước

Công việc kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe chạy ở chế độ không tải, đúng kích cỡ lốp và đúng áp suất lốp

- Xe đậu thẳng theo chiều tiến, buồng đo với đầu xe song song

- Thiết bị được mở và hiển thị ở đúng chế độ cần đo, khoảng cách từ đèn pha đến kính buồng đo là 1 ÷ 1,2 m

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, dùng dụng cụ đo

Tiêu chuẩn: - Tâm buồng đo và tâm đèn trùng nhau

Phương pháp kiểm tra: Dùng thiết bị đo đèn

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Độ sáng đèn pha trái / phải: ≥12.000 Cd

- Độ lệch trên/ dưới của đèn: ≤ 0 % ≤ 2,75 %

- Độ lệch trái/phải của đèn: ≤ 0 % ≤ 2 %

Phương pháp kiểm tra: Dùng thiết bị đo đèn

• Kiểm tra góc quay lái

Hình 4 20 Thiết bị kiểm tra góc quay lái

Công việc kiểm tra góc quay lái bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe để thẳng và bàn cân được đặt vào lỗ âm bằng mặt với nền sàn Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Bánh xe dẫn hướng được di chuyển lên tâm của bàn quay

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, thao tác trên thiết bị đo góc lái

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Kết quả đo được góc quay khi đánh lái qua bên tài và bên phụ chênh lệch: ≤ 3º

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và so sánh kết quả

• Kiểm tra nồng độ khí thải

Hình 4 21 Máy kiểm tra độ khói động cơ diesel

Công việc kiểm tra nồng độ khí thải bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Tắt tất cả các thiết bị điện trên xe

- Hệ thống khí thải được đảm bảo (không bị tắt, rò rỉ)

- Thiết bị đo hiển thị đúng thang cần đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Sau khi đạp ga hết cỡ khi tay số ở vị trí N, cho động cơ chạy ở chế độ không tải khoảng 2 giây, và giữ nguyên chế độ không tải này từ 2 đến 3 giây lặp lại quá trình này 3 lần Sau đó đặt ống dò vào ống xả của xe, đặt dây đo nhiệt độ động cơ vào vị trí kiểm tra nhớt động cơ

- Liên kết 2 cọc âm và dương của thiết bị vào bình ắc quy để đo tua máy Đạp ga đến 2/3 vòng tua trong vòng 2 giây và lặp lại quá trình này 3 lần Mỗi một quá trình ghi lại kết quả và lấy kết quả 03 lần làm giá trị trung bình kết quả đo độ khói

- Kết thúc kiểm tra tiến hành lấy đầu rò ra khỏi ống xả Phương pháp kiểm tra: Quan sát, và thao tác

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Kết quả đo trung bình của 3 lần đo: ≤ 50%HSU

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và so sánh kết quả

Hình 4 22 Thiết bị kiểm tra độ ồn và âm lượng còi

Công việc kiểm tra độ ồn bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Phương tiện đỗ ở khu vực đo, vị trí tay số ở số N ly hợp ngắt hoàn toàn, động cơ nổ đạp và giữ chân ga ở vị trí 2/3 ga

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và thao tác

Tiêu chuẩn: - Đặt Micro của thiết bị lệch một góc 45º± 5 o so mặt phẳng thẳng đứng chứa phương của khí xả, độ cao bằng độ cao điểm chuẩn (miệng ống xả) nhưng không được thấp hơn 20 cm tính từ mặt đất lên, điểm đặt Micro cách miệng ống xả khí thải là

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, ghi nhận kết quả

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Xe có khối lượng toàn bộ G > 3500kg và công suất có ít lớn nhất của động cơ P ≤ 150(kW), độ ồn đo được: ≤ 105dB

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và so sánh kết quả

• Kiểm tra âm lượng còi

Công việc kiểm tra âm lượng còi bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Phương tiện đỗ ở khu vực đo

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE FN129 XUẤT XƯỞNG

Kiểm tra tổng thành

Hình 4 3 Tổng thành xe FN129 thùng kín

Kiểm tra tổng thành để đảm bảo cho xe lắp một cách được hoàn thiện nhất kiểm tra tổng thành xe gồm 12 công việc chính

• Kiểm tra nội thất phần ngoài cabin

Hình 4 4 Nội thất ngoài cabin xe

Kiểm tra nội thất phần ngoài cabin bao gồm 5 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra cản bảo hiểm trước

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, không hư hỏng, đúng vị trí, có đánh dấu siết lực

- Màu sắc phải đồng nhất với cabin không bị va đập, trầy xước

- Khoảng cách khe hở dưới, khe hở trái, phải ≤ 5mm

- Khoảng cách khe hở cản so với cửa ≤ 10mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp cần siết lực và thước đo

Bước 2: Kiểm tra mặt galăng

Tiêu chuẩn: - Vít ráp giữa phải siết chặt, màu sắc đồng nhất không trầy xước, nứt

- Mặt galăng và vách trước phải đồng phẳng

- Khe hở giữa hai góc đèn trái và ga lăng, phải đồng bộ, độ lệch hai góc ≤ 2mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, dùng thước đo kết hợp dùng tay rung lắc

Bước 3: Kiểm tra gương chiếu hậu

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, đúng kiểu loại

- Tầm nhìn quan sát đúng tiêu chuẩn

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, hồ sơ thử nghiệm

Bước 4: Kiểm tra kính chắn gió trước, sau

Tiêu chuẩn: - Đúng kiểu loại

- Gioăng kính phải đều, ôm sát không bị vào nước

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với hồ sơ thử nghiệm

Bước 5: Kiểm tra chống nóng động cơ, chắn bùn

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay rung lắc

• Kiểm tra cơ cấu khóa cabin

Công việc kiểm tra cơ cấu khóa cabin bao gồm 4 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra móc khóa cabin trái phải

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, đúng vị trí, không có hiện tượng bung, gãy, long đền phe được lắp bằng phẳng

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay đóng mở

Bước 2: Kiểm tra thanh dẫn

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, chốt bi có đánh dấu lực siết và được gài chặt

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay đóng mở

Hình 4 5 Cơ cấu khóa cabin

Bước 3: Kiểm tra tay khóa và tay nắm

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng vị trí, chắc chắn, không có hiện tượng bung, gãy, long đền phe được lắp bằng phẳng

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay đóng mở

Bước 4: Kiểm tra hoạt động của cơ cấu

Tiêu chuẩn: - Khóa cabin phải nhẹ: lực khóa ≤ 18kg, lực lật cabin ≤ 20kg

- Khi đóng mở ca bin bát bên trái và bát đỡ dưới không bị cạ vào nhau Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay đóng mở

• Kiểm tra bộ gạt mưa

Công việc kiểm tra cơ cấu bộ gạt mưa bao gồm 4 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra tổng thành bộ gạt mưa

Tiêu chuẩn: Hoạt động tốt, lắp chắc chắn, đúng chủng loại

Phương pháp kiểm tra: - Đóng mở công tắc, kết hợp với nghe bằng tai và quan sát

Bước 2: Kiểm tra chổi gạt mưa

Tiêu chuẩn: - Chổi gạt mưa cân bằng với mặt phẳng kính, ôm sát vào mặt kính và không cong vênh

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Bước 3: Kiểm tra vòi phun xịt rửa kính (vòi phun xịt lắp rời)

Tiêu chuẩn: - Lắp chặt, đồng tâm

- Góc của hai vòi phun so với đường thẳng trung tâm là 15 o ÷ 20 o

- Vòi khi phun phải phủ 2/3 diện tích của kính chắn gió

Bước 4: Kiểm tra hoạt động của hệ thống gạt mưa

Tiêu chuẩn: - Khi khởi động gạt mưa thì chổi gạt phải hoạt động linh hoạt và hành trình đi không vượt quá khu vực kính chắn gió, khi tắt chổi gạt tự động trở về vị trí

- Hoạt động ở các chế độ phải rõ ràng (chậm, nhanh, gián đoạn) và không phát ra tiếng kêu

- Diện tích quét của cần gạt phải lớn hơn 2/3 diện tích kính chắn gió

- Có ít nhất 2 tần số gạt, một tần số gạt có giá trị lớn hơn 45 lần / phút, một tần số gạt có giá trị trong khoảng từ 10 ÷ 55 lần/ phút

Phương pháp kiểm tra: Dùng tay gật xoay công tắc kết hợp với quan sát

• Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu

Công việc kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra radio, loa

Tiêu chuẩn: - Được lắp chắc chắn, âm thanh phát ra đồng đều ở 2 bên trái, phải

- Âm thanh loa không bị rè, loa kêu to, không bị đơn âm

Phương pháp kiểm tra: Mở, điều chỉnh và nghe bằng tai

Hình 4 7 Radio và mồi thuốc

Bước 2: Kiểm tra quạt gió và mồi thuốc

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, đúng kiểu loại

- Quạt gió được lắp đầy đủ, chính xác, đảm bảo gió thổi đúng chiều

- Điện áp phải đảm bảo cho mồi thuốc hoạt động có hiệu quả

Phương pháp kiểm tra: Dùng tay thao tác và cảm nhận

Bước 3: Kiểm tra đèn chiếu sáng đèn, tín hiệu

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng kiểu loại, chắc chắn, công tắc điện làm việc tốt

- Công tắc bật, tắt nhẹ nhàng, điều khiển, hiển thị chính xác cho các loại đèn, các đèn báo phải hiện thị đầy đủ

- Đền chiếu sáng phía trước chiếu rộng đến 4m và chiếu dài ≥ 100m.

- Đèn báo rẽ trước sau, đèn lùi, đèn phanh phải đảm bảo nhận biết được tín hiệu cách 20m trong điều kiện ánh sáng ban ngày

- Đèn vị trí trước sau, đèn soi biển số phải đảm bảo nhận biết được tín hiều ở khoảng cách 10m trong điều kiện ánh sáng ban ngày

Phương pháp kiểm tra: Bật tắt đèn, quan sát

• Kiểm tra nội thất trong cabin

Công việc kiểm tra nội thất trong cabin bao gồm 6 bước trình tự

Hình 4 8 Nội thất bên trong cabin xe

Bước 1: Kiểm tra táp lô

Tiêu chuẩn: - Mặt chụp điều hòa, radio vào khớp đồng đều, không xước, gãy, nứt

- Lắp chắc chắn, không cong vênh, không trầy xước Táp lô và miệng thổi gió phải khớp nhau, mặt chụp đồng hồ táp lô phải đồng nhất, không bung, hở, trầy nứt, xước, gãy

- Các nắp che phụ kiện đầy đủ, khe hở phải đều và ≤ 1,5 mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, kết hợp với dụng cụ kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra la phông trần

Tiêu chuẩn: - La phông trần không trầy xước, không dính bẩn, được lắp chắc chắn

- Các nút nhấn được lắp chắc chắn và lắp đúng loại

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay rung lắc kiểm tra

Bước 3 : Kiểm tra tappi sàn

Tiêu chuẩn: - Nẹp tappi sàn được nẹp chặt và có khe hở giữa nẹp và hai đầu ron trang trí khung cửa ≤ 2mm

- Tappi sàn không bị rách, không chùn, khô bị bẩn, được trải ngay ngắn, bằng phẳng và phủ khín bề mặt, không bị thiếu

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Bước 4 : Kiểm tra ghế tài, ghế phụ

Tiêu chuẩn: - Lắp ghế tài, ghế phụ phải chắc chắn, có đánh dấu lực, không trầy xước, rách

- Góc điều chỉnh tấm lưng ghế điều chỉnh được dễ dàng, thuận tiện, khi điều chỉnh tiến lùi phải di chuyển nhẹ nhàng, linh hoạt, cơ cấu khóa định vị phải hoạt động tốt

- Mút đệm ghế tài, phụ phải chắc chắn không có cảm giác bị lúc lắc

- Đảm bảo kích thước: ghế tài dài và rộng ≥ 400 mm ghế phụ dài ≥ 800 mm (2 người ngồi)

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với thao tác bằng tay

Bước 5: Kiểm tra dây đai an toàn

Tiêu chuẩn: - Lắp cố định chắc chắn, được đánh dấu lực siết, đầu khóa và góc độ khóa hợp lí, chốt ấn nhạy và linh hoạt

- Cơ cấu khóa dây đai hoạt động tốt khi dây đai bị tác động lực mạnh, tác động lực kéo nhẹ thì dây tự hồi về vị trí, chiều rộng dây đai lớn hơn 46mm

Phương pháp kiểm tra: Dùng tay giựt dây đai và quan sát

Bước 6: Kiểm tra tấm che nắng và các ốp trang trí

Tiêu chuẩn: - Các tấm che nắng được lắp chắc chắn, ở bất kì góc độ nào cũng cố định được, không hư hỏng, các lỗ không lắp tấm che nắng phải dùng ron dán kín các lỗ đó

- Các ốp trang trí phải được lắp chặt và ôm sát

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay rung lắc

• Kiểm tra cửa xe bên tài, phụ

Hình 4 9 Kiểm tra cánh cửa xe

Công việc kiểm hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu bao gồm 4 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra ron trang trí cửa, kính cửa

Tiêu chuẩn: - Các gioăng kính cửa lắp chắc chắn, đầy đủ và không rách, không bung và được ăn khớp với nhau

- Tappi cửa không dính bẩn, không trầy xước, các nút nhựa không bị bung và phải ôm sát cửa

- Kính cửa khi nâng hạ phải nhẹ nhàng, không phát ra tiếng kêu Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay rung lắc, nâng hạ kính và nghe

Bước 2: Kiểm tra cơ cấu khóa, đóng mở cửa

Tiêu chuẩn: - Các bu lông của bản lề liên kết được lắp chắc chắn và siết đúng lực siết

- Đóng mở cửa nhẹ nhàng, không phát ra tiếng kêu lạ

- Chức năng của cơ cấu khóa cửa hoạt động bình thường khóa được cửa

- Ngàm cửa và móc cửa phải khớp, khi đóng mở cảm nhận rõ 2 nấc Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với thao tác bằng tay

Bước 3: Kiểm tra biên cửa và mép cửa

Tiêu chuẩn: - Khe hở biên cửa và biên cabin phải đều nằm trong khoảng: 4 ÷ 6mm

- Khe hở mép cửa trước, mép cửa sau so với cabin nằm trong khoảng

0 ÷ 2mm, khe hở mép cửa so với máng nước 3 ÷ 4mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dụng cụ đo

Bước 4: Kiểm tra bậc lên xuống

Tiêu chuẩn: - Bậc lên xuống không bị nứt, cong vênh, được lắp chắc chắn và siết đúng lực

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và sử dụng cờ lê kiểm tra

Hình 4 10 Động cơ 4HK1- TCG40 và số máy, mã kim phun

Công việc kiểm tra nội thất trong cabin bao gồm 4 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra tình trạng chung

Tiêu chuẩn: - Lắp đặt chắc chắn, đúng loại động cơ

- Các dây curoa dẫn động không chùng, không nứt

- Các đường ống kín khít, không rò rỉ, các chi tiết không nứt gãy Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay rung lắc

Bước 2: Kiểm tra sự làm việc động cơ

Tiêu chuẩn: - Động cơ khởi động tốt (bật và giữ chiều khóa ở chế độ khởi động không vượt quá 30 giây)

- Tắt máy linh hoạt, rứt khoát

- Động cơ hoạt động bình thường, không có tiếng kêu lạ, không rung lắc nhiều, khi thay đổi các chế độ vòng quay

- Không báo lỗi động cơ trên bảng đồng hồ tap lô

Phương pháp kiểm tra: Đỗ xe tại chỗ nỗ máy, thay đổi các chế độ vòng quay và quan sát

Tiêu chuẩn: - Mực nhớt nằm trong vạch quy định (kiểm tra: xe phải dừng hoạt động ≥ 5 phút, lấy que thăm nhớt lau sạch, cắm vào lại lấy ra, mực nhớt nằm trong khoảng max - min)- Không báo lỗi động cơ trên bảng đồng hồ tap lô

Phương pháp kiểm tra: Sử dụng que thăm nhớt và quan sát

Bước 4: Kiểm tra két nước

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng vị trí và chắc chắn

- Khoảng cách từ áo nước tới biên quạt ≥ 15 ÷ 30mm, khoảng cách từ két nước đến quạt tản nhiệt ≥ 30 ÷ 50mm

- Nước làm mát trong két phải đầy

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp sử dụng dụng cụ đo

Bước 4: Kiểm tra thùng nhiên liệu

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng vị trí và chắc chắn

- Không có kh hiện tượng chảy dầu ở các vị trí: thùng nhiên liệu, các lọc dầu, các đường ống và bơm cao áp

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

• Kiểm tra hệ thống lái

Hình 4 11 Kiểm tra hệ thống lái

Công việc kiểm tra hệ thống lái bao gồm 7 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra bót lái

Tiêu chuẩn: - Lắp đúng vị trí, đúng kiểu loại, chắc chắn, có đánh dấu lực theo bảng lực siết, không nứt vỡ và không chảy dầu

Phương pháp kiểm tra: Quan sát so sánh với hồ sơ thử nghiệm và dùng cần siết lực kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra thanh dẫn động lái

Tiêu chuẩn: - Được liên kết chắc chắn, có dấu lực siết trên các bu lông liên kết

- Khi dẫn động không va chạm các chi tiết khác

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và sử dụng cần siết lực kiểm tra

Bước 3: Kiểm tra trục lái

Tiêu chuẩn: - độ nghiêng, mức độ cao thấp của trục lái có thể điều chỉnh thuận tiện

- Tay khóa điều chỉnh phải khóa chặt, tay khóa không bị cấn vào taplo khi khóa và không bị hở ra khỏi bệ mặt ốp nhựa trục lái

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và dùng tay rung lắc

Bước 4: Kiểm tra các khớp nối

Tiêu chuẩn: - Không bị rơ, bị lỏng

- Khi chuyển động không bị bó kẹt, được bơm mỡ bò theo quy định Phương pháp kiểm tra: Quan sát và thao tác vô lăng lái

Bước 5: Kiểm tra vô lăng

Tiêu chuẩn: - Không bị nứt, vỡ, không biến dạng, vô lăng điều chỉnh thẳng lái Phương pháp kiểm tra: Quan sát và sử dụng cần siết lực

Bước 6: Kiểm tra rơ lái

Tiêu chuẩn: - Độ lệch so với trục thẳng ≤ 5º, góc chuyển động vô lăng ≤ 15º Phương pháp kiểm tra: Quan sát và thao tác vô lăng

Bước 7: Kiểm tra trợ lực lái

Tiêu chuẩn: - Khi hoạt động trợ lực lái phải có cảm giác nhẹ nhàng, trơn tru

- Lượng dầu trợ lực nằm trong khoảng max-min, không có hiện tượng rò rỉ ở các ống dầu

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và thao tác vô lăng

• Kiểm tra hệ thống truyền lực

Hình 4 12 Kiểm tra hệ thống truyền lực

Công việc kiểm tra hệ thống truyền lực bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra ly hợp

Tiêu chuẩn: - Ly hợp đóng và ngắt phải triệt để rõ ràng

- Cụm ly hợp làm việc ổn định không lệnh hướng, rung lắc

- Hệ thống ly hợp phải kín khít không bị lọt không khí vào

Phương pháp kiểm tra: Đạp, nhả bàn đạp ly hợp cảm nhận bằng chân và quan sát

Bước 2: Kiểm tra hộp số

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, không có hiện tượng chảy dầu, lượng dầu đủ mức

- Cần số vuông góc với sàn cabin khi ở vị trí số N, khi sang số không được chạm các bộ phận khác, khi ngưng sang số thì cần số tự động trở về vị trí số N Phương pháp kiểm tra: Quan sát và kết hợp với tay thao tác

Bước 3: Kiểm tra trục các đăng

Tiêu chuẩn: - Đúng loại, lắp chắc chắn, có đánh dấu siết lực

- Các cao su ổ đỡ trung gian không nứt vỡ

- Khi hoạt động không có tiếng kêu lạ

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, kết hợp với nghe và dùng cần kiểm lực kiểm tra

• Kiểm tra hệ thống treo

Hình 4 13 Kiểm tra hệ thống treo

Công việc kiểm tra hệ thống treo bao gồm 2 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra nhíp trước và sau

Tiêu chuẩn: - Các lá nhíp lắp đúng vị trí, không bị lệch, đúng kiểu loại

- Tai treo ắc nhíp phải được siết chặt, có đánh dấu siết lực

- Các cao su ắc nhíp lắp phải chặt, đúng chủng loại

- Các ắc nhíp lắp đúng chủng loại, đầy đủ các vú mỡ và được bơm mỡ đầy đủ

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, kết hợp cần siết lực để kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra giảm chấn

Tiêu chuẩn: - Đúng chủng loại, lắp chắc chắn và có đánh dấu siết lực

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, kết hợp cần siết lực để kiểm tra

• Kiểm tra hệ thống phanh thủy lực

Hình 4 14 Kiểm tra hệ thống phanh thủy lực

Công việc kiểm tra hệ thống phanh thủy lực bao gồm 2 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra phanh chân

Tiêu chuẩn: - Hành trình làm việc của bàn đạp nằm trong khoảng: 80 ÷ 100mm

- Hành trình tự do của bàn đạp nằm trong khoảng: 12 ÷ 16mm

- Mức dầu phanh nằm ở mức Min – Max, không có hiện tượng rò rỉ ở các ống dầu

- Các khớp nối xi lanh chính được nối chắc chắn

- Vẫn còn khoảng cách giữa bàn đạp phanh và mặt sàn khi đạp hết hành trình phanh (bàn đạp không chạm mặt sàn)

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, đạp nhả bàn đạp phanh và dùng thước kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra phanh tay, phanh động cơ

Tiêu chuẩn: - Đèn báo phanh phải hiển thị khi phanh và đai ốc điều chỉnh phanh phải siết chặt

- Kéo phanh tay có hiệu lực rõ ràng, lực kéo phanh ≤ 200N, lực phanh phải lớn hơn hoặc bằng mức lực phanh đăng ký

- Phanh khí xả phải có hiệu quả

Phương pháp kiểm tra: Kéo nhả phanh tay, đạp ga kết hợp vơi quan sát

Hình 4 15 Kiểm tra lốp xe

Công việc kiểm tra hệ thống phanh thủy lực bao gồm 2 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra tình trạng chung

Tiêu chuẩn: - Đúng kiểu loại lốp

- Lắp chắc chắn, có đánh dấu siết lực và bơm đủ áp suất theo quy định Phương pháp kiểm tra: Quan sát và dùng đồng hồ đo áp suất, cần siết lực

Bước 2: Kiểm tra giá lắp và lốp dự phòng

Tiêu chuẩn: - Lắp chắc chắn, đúng kiểu loại

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với dùng tay rung lắc

4.3 Kiểm tra trên thiết bị

Công việc kiểm tra trên thiết bị bao gồm 9 công việc

• Kiểm tra độ trượt ngang

Hình 4 16 Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang

Công việc kiểm tra hệ thống phanh thủy lực bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe được đậu thẳng, theo chiều tiến về trước

- Thiết bị được mở và hiển thị ở đúng chế độ cần đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Bánh xe vận hành lăn tự do với vận tốc ≤ 5km/h và người lái không tác động vào chân ga, vô lăng lái khi thực hiện đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, thao tác thiết bị đo trượt ngang

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Độ lệch ngang: ≤ 5 mm/km

Phương pháp đánh giá: Quan sát và so sánh kết quả

Hình 4 17 Thiết bị kiểm tra lực phanh

Công việc kiểm tra lực phanh bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe chạy ở chế độ không tải, đúng kích cỡ và áp suất lốp

- Xe đậu thẳng theo chiều tiến, bánh xe tiếp xúc với con lăn tốt

- Thiết bị được mở và hiển thị ở đúng chế độ cần đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Đạp phanh chính (phanh chân) từ từ đến hết hành trình phanh

- Kéo hết cần phanh tay (phanh tay) Phương pháp kiểm tra: Quan sát, thao tác trên băng thử

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Tổng lực phanh ở hai trục lớn hơn mức chất lượng đăng ký

- Hai bánh xe cùng trục có độ lệch phanh: ≤ 25%

Phương pháp đánh giá: Quan sát tính toán và so sánh kết quả

• Kiểm tra sai số đồng hồ tốc độ

Hình 4 18 Thiết bị kiểm tra sai số đồng hồ tốc độ

Công việc kiểm tra sai số đồng hồ tốc độ bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe chạy ở chế độ không tải, đúng kích cỡ và áp suất lốp

- Xe đậu thẳng theo chiều tiến, bánh xe tiếp xúc với con lăn tốt

- Thiết bị được mở và hiển thị ở đúng chế độ cần đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Xe vận hành ở tốc độ 40km/h xe thietbi % thietbi

- (lấy Vthiết bị ở 40km/h làm chuẩn)

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, so sánh kết quả

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Sai số giữa thiết bị và đồng hồ tốc độ trên taplo nằm trong giới hạn: -10% ÷ 20%

Phương pháp đánh giá: Quan sát tính toán và so sánh kết quả

• Kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước

Hình 4 19 Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước

Công việc kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe chạy ở chế độ không tải, đúng kích cỡ lốp và đúng áp suất lốp

- Xe đậu thẳng theo chiều tiến, buồng đo với đầu xe song song

- Thiết bị được mở và hiển thị ở đúng chế độ cần đo, khoảng cách từ đèn pha đến kính buồng đo là 1 ÷ 1,2 m

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, dùng dụng cụ đo

Tiêu chuẩn: - Tâm buồng đo và tâm đèn trùng nhau

Phương pháp kiểm tra: Dùng thiết bị đo đèn

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Độ sáng đèn pha trái / phải: ≥12.000 Cd

- Độ lệch trên/ dưới của đèn: ≤ 0 % ≤ 2,75 %

- Độ lệch trái/phải của đèn: ≤ 0 % ≤ 2 %

Phương pháp kiểm tra: Dùng thiết bị đo đèn

• Kiểm tra góc quay lái

Hình 4 20 Thiết bị kiểm tra góc quay lái

Công việc kiểm tra góc quay lái bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Xe để thẳng và bàn cân được đặt vào lỗ âm bằng mặt với nền sàn Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Bánh xe dẫn hướng được di chuyển lên tâm của bàn quay

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, thao tác trên thiết bị đo góc lái

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Kết quả đo được góc quay khi đánh lái qua bên tài và bên phụ chênh lệch: ≤ 3º

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và so sánh kết quả

• Kiểm tra nồng độ khí thải

Hình 4 21 Máy kiểm tra độ khói động cơ diesel

Công việc kiểm tra nồng độ khí thải bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Tắt tất cả các thiết bị điện trên xe

- Hệ thống khí thải được đảm bảo (không bị tắt, rò rỉ)

- Thiết bị đo hiển thị đúng thang cần đo

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Tiêu chuẩn: - Sau khi đạp ga hết cỡ khi tay số ở vị trí N, cho động cơ chạy ở chế độ không tải khoảng 2 giây, và giữ nguyên chế độ không tải này từ 2 đến 3 giây lặp lại quá trình này 3 lần Sau đó đặt ống dò vào ống xả của xe, đặt dây đo nhiệt độ động cơ vào vị trí kiểm tra nhớt động cơ

- Liên kết 2 cọc âm và dương của thiết bị vào bình ắc quy để đo tua máy Đạp ga đến 2/3 vòng tua trong vòng 2 giây và lặp lại quá trình này 3 lần Mỗi một quá trình ghi lại kết quả và lấy kết quả 03 lần làm giá trị trung bình kết quả đo độ khói

- Kết thúc kiểm tra tiến hành lấy đầu rò ra khỏi ống xả Phương pháp kiểm tra: Quan sát, và thao tác

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Kết quả đo trung bình của 3 lần đo: ≤ 50%HSU

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và so sánh kết quả

Hình 4 22 Thiết bị kiểm tra độ ồn và âm lượng còi

Công việc kiểm tra độ ồn bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Phương tiện đỗ ở khu vực đo, vị trí tay số ở số N ly hợp ngắt hoàn toàn, động cơ nổ đạp và giữ chân ga ở vị trí 2/3 ga

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và thao tác

Tiêu chuẩn: - Đặt Micro của thiết bị lệch một góc 45º± 5 o so mặt phẳng thẳng đứng chứa phương của khí xả, độ cao bằng độ cao điểm chuẩn (miệng ống xả) nhưng không được thấp hơn 20 cm tính từ mặt đất lên, điểm đặt Micro cách miệng ống xả khí thải là

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, ghi nhận kết quả

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Xe có khối lượng toàn bộ G > 3500kg và công suất có ít lớn nhất của động cơ P ≤ 150(kW), độ ồn đo được: ≤ 105dB

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và so sánh kết quả

• Kiểm tra âm lượng còi

Công việc kiểm tra âm lượng còi bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - Phương tiện đỗ ở khu vực đo

Tiêu chuẩn: - Đặt thiết bị cách vị trí điểm đầu cabin xe 7m, micro của thiết bị đo được đặt gần với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe với chiều cao nằm trong khoảng từ 0,5m đến 1,5m) thường lấy chiều cao 1,2m

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và ghi nhận nhanh kết quả

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Độ ồn đo được nằm trong khoảng: 93 ÷112dB

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và so sánh kết quả

• Kiểm tra trên máy test G-SCAN 2

Công việc kiểm tra trên máy test bao gồm 3 bước trình tự

Hình 4 23 Kiểm tra trên máy test G-SCAN 2

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị

Tiêu chuẩn: - kết nối giắc cắm máy test với xe

Bước 2: Thực hiện kiểm tra

Tiêu chuẩn: - Nhập đúng mã kim phun của động cơ, xóa lỗi…

Phương pháp kiểm tra: Thao tác trên máy test

Bước 3: Đánh giá kết quả

Tiêu chuẩn: - Động cơ phải được nhập đầy đủ 4 mã kin phun

- Xe đảm bảo được xóa hết lỗi và không hiển thị đèn báo lỗi động cơ trên đồng hồ tap lô

Phương pháp kiểm tra: Quan sát và so sánh kết quả

4.4 Kiểm tra trên đường thử

Gồm 4 công việc kiểm tra

• Kiểm tra trên đường bằng phẳng

Công việc kiểm tra bao gồm 6 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra khả năng hoạt động của động cơ

Tiêu chuẩn: - Động cơ vận hành ổn định ở ba chế độ cao, thấp và trung bình

- Khi làm việc nước làm mát ở nhiệt độ bình thường, không phát ra âm thanh lạ khi vận hành, tính năng động lực tốt

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, tai nghe và thao tác

Bước 2: Kiểm tra hệ thống lái, độ rơ lái

Tiêu chuẩn: - Khi chạy cũng như quay vòng hệ thống lái không có hiện tượng bị kẹt, không phát ra âm thanh lạ và chuyển động nhẹ nhàng, linh hoạt

- Bơm trợ lực lái hoạt động tốt, lượng dầu trong mức thước đo và đường ống không có không khí lọt vào

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay xoay vô lăng và lắng nghe

Bước 3: Kiểm tra hiệu quả phanh

Tiêu chuẩn: - Chạy thử ở tốc độ 30km/h và thử phanh, cự ly phanh dừng ≤ 9m

- Với bất kỳ bộ phanh nào của xe cũng không được vượt quá 3m chiều rộng đường thử xe, cự ly cần nhỏ hơn 300mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với các thao tác

Bước 4: Kiểm tra hệ thống treo

Tiêu chuẩn: - Khi xe vận hành và phanh thì không phát ra tiếng kêu lạ

Phương pháp kiểm tra: Tai nghe

Bước 5: Kiểm tra hệ thống truyền động

Tiêu chuẩn: - Bộ ly hợp đóng ngắt dứt khoát, không bị trượt, rung hoặc phát ra âm thanh lạ

- Hộp số, trục các đăng hoạt động ổn định, không phát ra tiếng kêu lạ Phương pháp kiểm tra: Quan sát, cảm nhận bằng chân và lắng nghe

Bước 6: Kiểm tra số và tình trạng sang số

Kiểm tra trên đường thử

Gồm 4 công việc kiểm tra

• Kiểm tra trên đường bằng phẳng

Công việc kiểm tra bao gồm 6 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra khả năng hoạt động của động cơ

Tiêu chuẩn: - Động cơ vận hành ổn định ở ba chế độ cao, thấp và trung bình

- Khi làm việc nước làm mát ở nhiệt độ bình thường, không phát ra âm thanh lạ khi vận hành, tính năng động lực tốt

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, tai nghe và thao tác

Bước 2: Kiểm tra hệ thống lái, độ rơ lái

Tiêu chuẩn: - Khi chạy cũng như quay vòng hệ thống lái không có hiện tượng bị kẹt, không phát ra âm thanh lạ và chuyển động nhẹ nhàng, linh hoạt

- Bơm trợ lực lái hoạt động tốt, lượng dầu trong mức thước đo và đường ống không có không khí lọt vào

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với tay xoay vô lăng và lắng nghe

Bước 3: Kiểm tra hiệu quả phanh

Tiêu chuẩn: - Chạy thử ở tốc độ 30km/h và thử phanh, cự ly phanh dừng ≤ 9m

- Với bất kỳ bộ phanh nào của xe cũng không được vượt quá 3m chiều rộng đường thử xe, cự ly cần nhỏ hơn 300mm

Phương pháp kiểm tra: Quan sát kết hợp với các thao tác

Bước 4: Kiểm tra hệ thống treo

Tiêu chuẩn: - Khi xe vận hành và phanh thì không phát ra tiếng kêu lạ

Phương pháp kiểm tra: Tai nghe

Bước 5: Kiểm tra hệ thống truyền động

Tiêu chuẩn: - Bộ ly hợp đóng ngắt dứt khoát, không bị trượt, rung hoặc phát ra âm thanh lạ

- Hộp số, trục các đăng hoạt động ổn định, không phát ra tiếng kêu lạ Phương pháp kiểm tra: Quan sát, cảm nhận bằng chân và lắng nghe

Bước 6: Kiểm tra số và tình trạng sang số

Tiêu chuẩn: - Hoạt động của các bánh răng phải trơn tru khi sáng số, không có hiện tượng nhảy số, loạn số, khi thao tác chuyển số không được lệch hướng

- Núm cần số siết chặt, vị trí chỉ thị số chính xác, lực điều khiển dây lừa ≤ 35N, dây số ≤ 25N

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, thao tác và cảm nhận bằng tay

• Kiểm tra trên đường sỏi đá

Hình 4 24 Đường sỏi đá (ảnh minh họa)

Công việc kiểm tra bao gồm 2 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra tiếng động lạ, cách âm, tiêu âm

Tiêu chuẩn: - Khi vận hành hoặc sử dụng phanh thì trong cabin không có tiếng kêu lạ, các hệ thống khác và động cơ hoạt động tốt, không có tiếng kêu lạ

Phương pháp kiểm tra: Tai nghe, và thao tác

Bước 2: Kiểm tra tiếng ồn và độ giảm xóc

Tiêu chuẩn: - Êm dịu, không có tiếng kêu lạ

Phương pháp kiểm tra: Xe chạy ở tốc độ 5-10 km/h, quan sát và lắng nghe

• Kiểm tra trên đường gồ ghề, đường gợn sóng, đường dốc

Hình 4 25 Đường gồ ghề (A), đường gợn sóng (B), đường dốc (C) (ảnh minh họa)

Công việc kiểm bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra tra hệ thống treo, giảm xóc, rung động thân xe

Tiêu chuẩn: - Khi qua gờ hệ thống treo hoạt động êm ái, khả năng dập tắt giao động, thân xe ổn định

Phương pháp kiểm tra: Xe chạy ở tốc độ 5-10km/h, quan sát và lắng nghe

Bước 2: Kiểm tra độ ồn, bền thân xe, khung xương

Tiêu chuẩn: - Xe di chuyển ổn định không rung lắc

- Xe không phát ra tiếng kêu lạ

Phương pháp kiểm tra: Xe chạy ở tốc độ 5-10km/h, quan sát và lắng nghe

Bước 3: Kiểm tra khả năng leo dốc và hiệu quả của phanh tay

Tiêu chuẩn: - Độ nghiêng dốc 20%

- Khả năng leo dốc tốt xe không lùi sau

- Xe không lùi sau khi kéo phanh

Phương pháp kiểm tra: Dốc nghiêng, thao tác vận hành và quan sát

• Kiểm tra trên đường trơn ướt, đường cua và kiểm tra sau khi chạy thử (kiểm tra độ kín khít của động cơ)

Hình 4 26 Đường trơn ướt (A), đường cua (B) (ảnh minh họa)

Công việc kiểm tra bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Kiểm tra hiệu quả phanh và độ trượt của xe

Tiêu chuẩn: - Không trượt ngang khỏi đường chạy

- Không trượt lệch quá nhiều phía trước Phương pháp kiểm tra: Xe chạy ở tốc độ 5-10km/h, quan sát và lắng nghe

Bước 2: Kiểm tra hệ thống lái, khả năng quay vòng của xe

Tiêu chuẩn: - Hệ thống lái hoạt động nhịp nhàng khi vào cua, không quá nặng hay có tiếng động lạ khi vào cua

- Khả năng trả lái khi ra cua

Phương pháp kiểm tra: Xe chạy ở tốc độ 5-10km/h, quan sát và lắng nghe

Bước 3: Kiểm tra tình trạng chung

Tiêu chuẩn: - Hệ thống phanh, ly hợp, động cơ, cầu, hộp số, nước làm mát, dầu trợ lực, nhiên liệu không bị rò rỉ

Phương pháp kiểm tra: Quan sát xe tại hầm.

Kiểm tra độ kín nước

Hình 4 27 Khu vực kiểm tra độ kín nước

Kiểm tra thử kín cabin và kiểm tra độ kín của thùng kín

Công việc kiểm tra bao gồm 3 bước trình tự

Bước 1: Cho xe vào khu vực thử

Tiêu chuẩn: - Đảm bảo đầu xe hoặc thùng xe nằm hoàn toàn trong khu vực thử

- Đảm bảo các cửa đã được đóng kín, quay các kính chắn gió bên lên hết hành trình

Phương pháp kiểm tra: Dàn thử kín nước đầu cabin

Bước 2: Thử kín nước cabin

Tiêu chuẩn: - Thời gian thử 10 ÷ 15 phút

- Đảm bảo áp suất nước phun ra tại các vòi phun, phun đều khắp mặt ngoài cabin

- Các gioăng cửa chắn gió trước, sau và hai kính bên đảm bảo không để nước ngấm vào

Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Bước 3: Thử kín nước thùng kín

Tiêu chuẩn: - Thời gian thử 10 ÷ 15 phút

- Đảm bảo áp suất nước phun ra tại các vòi phun, phun đều khắp mặt ngoài thùng

- Các vị trí biên thùng, bo góc không có hiện tượng nước thấm vào trong thùng

- Các gioăng cửa hông và cửa sau đảm bảo không để nước ngấm vào Phương pháp kiểm tra: Quan sát

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra xuất xưởng, xe được đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng sẽ được lưu hồ sơ, cập nhật vào dự liệu tối thiểu một năm.

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN