Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt không hứng thú gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.Trong thời đại mới, nhu cầu của học sinh cũng có sự thay đổi trong việc c
Trang 11 Tên sáng kiến: Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu tạo hứng thú cho học sinh
trong m ột số giờ học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
3 Th ời gian áp dụng sáng kiến: từ tháng 9/ 2022 đến tháng 5/2023
4 Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Hà
Năm sinh: 07/09/1987
Nơi thường trú: Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học- Chuyên ngành Giáo dục chính trị
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Xuân Trường C
Điện thoại: 0988074420
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Xuân Trường C
Địa chỉ: Xuân Đài, Xuân Trường, Nam Định
Điện thoại: 0228.3888.209
Trang 22.1.3 Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu tạo hứng thú cho giờ học Giáo
2.2.2.1 Khái ni ệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật 31
2.2.2.4 Gi ới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 41
2.2.2.5 N ội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCNVN 43
2.2.2.6 Quy ền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 48
Trang 3I.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Dạy học hướng đến rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất người học đang trở thành xu thế tất yếu của giáo dục hiện nay Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
thể hiện sự quan tâm tới việc người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần túy là chỉ biết được gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong
muốn người học biết càng nhiều, càng sâu
Trong xu thế đó, việc dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật trong nhà trường Trung học Phổ thông đang là một thử thách lớn với giáo viên hiện nay Cách dạy như thếnào cho hiệu quả, tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh thực sự là một vấn đề lớn Bởi Giáo
dục kinh tế và pháp luật là môn học góp phần định hướng nghề nghiệp của học sinh Thông qua các chủ đề, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật góp phần bồi dưỡng những phẩm chất
chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và
bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế
Vậy làm thế nào để các bài học về kinh tế và pháp luật gần gũi với học sinh, làm thếnào để các em có khả năng tham gia vào các hoạt động nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cốt lõi của người công dân Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự chủ động, sáng tạo, phải có khả năng thiết kế tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh, phải đầu
tư vào việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học đặc biệt là các phương pháp và kĩthuật dạy học có ưu thế trong việc phát huy phẩm chất, năng lực người học thì mới có thểkhơi dậy lại được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi học sinh trong lớp, học sinh mới tích cực, chủ động tham gia và thực hiện các nhiệm vụ học tập, từ đó tìm hiểu các kiến thức,
kĩ năng mới, vừa học hỏi được phương pháp để hình thành kĩ năng đó
Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, điều 5 đã đề cập vấn đềnày: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo
của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Nghịquyết Hội nghị Trung ương 8 cũng nhấn mạnh về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học,
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học ”
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Giáo dục kinh tế và pháp
luật đã dẫn đến sự thay đổi trong cách tổ chức một tiết dạy, hoạt động dạy học Giáo dục
Trang 4động rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động phát triển những năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh Những năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua cả phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học Quá trình này đi qua 4 bước: Mở đầu, khám phá, luyện tập, vận dụng
Trong số các bước này, hoạt động mở đầu là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy
học của một bài học nên có vai trò rất quan trọng giúp tiết dạy thành công Bước mở đầu là bước tạo nền tảng, tâm thế Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu
quả Và ngược lại, nếu mở đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùng khó khăn
Nếu giáo viên tổ chức tốt hoạt động này thì sẽ tạo được tâm thế hưng phấn tự nhiên để thu hút và lôi kéo học sinh vào giờ học Hơn nữa nếu tổ chức càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên
những bất ngờ thú vị cho học sinh Vì thế, người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ nữa Các em được thoải mái tham gia vào các hoạt động học tập được trình bày quan điểm cá nhân, được chủ động lĩnh hội
kiến thức, giờ học sẽ bớt căng thẳng và khô khan hơn Nhưng trong thực tế dạy học lại cho
thấy có rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách mở đầu hợp lí để tiết học thêm sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng không hiệu quả cao do hình thức tổ chức nhàm chán,
rời rạc nặng nề về kiến thức… Bởi thế tôi đã rất trăn trở để tìm ra những hình thức tổ chức
hoạt động có hiệu quả, thiết thực, gần gũi nhất với nội dung bài học và mạnh dạn nêu lên:
“Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu tạo hứng thú cho học sinh trong một số giờ
h ọc Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10”.
II.MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1 Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1 1 Thực trạng chung
Mở đầu là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những
kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học
mới Hoạt động mở đầu sẽ kích thích sự tò mò, sự hứng thú và tâm thế chủ động của học sinh ngay từ đầu tiết học Hoạt động mở đầu thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân
hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo cho người học, giúp học sinh hình thành năng
lực hợp tác tinh thần học hỏi giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung Chuẩn
bị hoạt động như thế nào cho hiệu quả cần dựa vào nội dung bài học, đối tượng học sinh và
cả điều kiện của giáo viên
Việc tổ chức hoạt động mở đầu (trước đây là hoạt động khởi động) trong các giờ học trong nhà trường những năm gần đây đã được giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Giáo
dục kinh tế và pháp luật quan tâm hơn Tuy nhiên đó mới chỉ dừng lại ở sự chú trọng một cách đơn lẻ mà chưa thành một hệ thống Chính bởi lẽ đó mà hiệu quả mang lại chưa thực sựcao Trong khiđó việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt là kiến thức Kinh tế và pháp luật lại không
thể mang tính chất ép buộc Nó chỉ thực sự hiệu quả khi bắt nguồn tự sự tự nguyện hay có
cảm giác thích thú Thiết nghĩ trong cuộc sống hay trong dạy học thì bước khởi đầu luôn là
Trang 5bước tạo nền tảng tâm thế Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu
quả Và ngược lại nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùng khó khăn
Hoạt động mở đầu dù chỉ là một khâu nhỏ không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu
giờ học Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy Vậy nên nếu coi nó là
một khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn Hơn nữa xét từ góc độ tâm lí lứa tuổi khảnăng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kĩ năng cảm xúc thẩm mĩ là rất lớn Nhưng các em có tư tưởng muốn
tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến riêng chứ không thích bị áp đặt Các
em cũng không thích một giờ học gò bó, căng thẳng và áp lực Cho nên cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi mà học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thếthoải mái cho học sinh
1.2 Thực trạng từ phía giáo viên
Hoạt động mở đầu thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học Một tiết học Giáo dục kinh tế và pháp
luật sẽ tạo được sự yêu thích với học sinh nếu ngay từ những giây phút đầu tiên giáo viên
biết khơi gợi ở các em hứng thú đối với bài học và hơn nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây
dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học Tuy nhiên Trong quá trình dạy học rất nhiều giáo viên thường không tổ chức hoạt động mở đầu hoặc có tổ chức thì cũng rất sơ sài
vì nhiều lí do như: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy, không biết tổ chức như thế nào, sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng đến lớp học khác Hoặc đa số giáo viên có thực
hiện hoạt động mở đầu nhưng chỉ được tiến hành trong giờ thao giảng, dạy học chủ đề, dạy
học minh họa, nghiên cứu bài học Giáo viên dành thời gian cho hoạt động khám phá nhiều hơn còn việc định hướng vào bài học chỉ thực hiện sơ qua bằng một vài câu giới thiệu có liên quan đến bài học Nhiều giáo viên lúng túng khi tổ chức hoạt động mở đầu do chưa
nắm được các yêu cầu, mục tiêu cơ bản dẫn đến hiệu quả chưa cao Hoặc giáo viên dẫn dắt
giới thiệu bằng phương pháp thuyết trình đã tồn tại từ rất lâu trong quá trình dạy học Việc này làm mất đi sự hứng thú khám phá, sáng tạo, tìm tòi của học sinh Hoặc giáo viên chỉ mởđầu bằng một số câu hỏi ngắn, đơn giản mà không tạo không khí sôi nổi cho giờ học bằng cách tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi, xem video, hình ảnh, nghe nhac….hoặc không đưa ra được tình huống có vấn đề để trong suốt giờ học học sinh phải giải quyết vấn đề đó,khiến cho học sinh chỉ hào hứng được mấy phút đầu giờ học, càng về sau không khí càng
trầm xuống, các hoạt động diễn ra rời rạc, thiếu tính thống nhất Hoặc có khi giáo viên nêu được tình huống có vấn đề nhưng lại chưa tạo được không khí cho giờ học Giáo dục kinh tế
và pháp luật, người dạy chỉ chăm chăm để đạt được mục tiêu của bản thân qua giờ học mà không quan tâm đến cảm xúc của người học khi tiếp nhận, dẫn đến hiện tượng học sinh bị
gò ép, miễn cưỡng khi tiếp thu kiến thức
Có thể nói, trong thực tế giảng dạy trong chương trình THPT, vẫn còn hiện tượng
Trang 6hướng dẫn học sinh tự học, tự mình khám phá và chinh phục kiến thức Người dạy cũngchưa tận dụng được ưu thế của hoạt động này trong việc tổ chức cho học sinh học tập đểnâng cao hiệu quả học tập Do vậy, dù rất cố gắng nhưng nhiều giáo viên cũng không thểthu hút, lôi kéo sự tập trung của học sinh nên hiệu quả của giờ học bị giảm sút, mục tiêu của bài học cũng chưa đạt được yêu cầu cần đặt ra.
1.3 Th ực trạng từ phía học sinh
Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú của mỗi em trong giờ học cũng không giống nhau Có những học sinh sẽ hào hứng đón
nhận giờ Giáo dục kinh tế và pháp luật Các em sẽ tìm thấy ở đây những cảm xúc thẩm mĩ,
những bài học cuộc sống giúp các em thoải mái, nhẹ nhõm hoặc có những bài học trải nghiệm cuộc sống đầy lí thú Bên cạnh đó vẫn còn nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập Các em không thích học, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá
mà chỉ ghi chép những ý cơ bản, dựa vào tài liệu có sẵn để học với mục đích vượt qua điểm năm khi làm các bài kiểm tra Nhiều học sinh còn có biểu hiện mệt mỏi, uể oải trong giờ
học Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt không hứng thú gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập
Trong thời đại mới, nhu cầu của học sinh cũng có sự thay đổi trong việc các em chọn trường và chọn nghề trong tương lai nên cũng có một bộ phận học sinh học không lựa chọn môn học này để thi tuyển vào các trường Cao đẳng hay đại học nên Giáo dục kinh tế và pháp luật đối với các em học chỉ là chọn cho đủ môn hay học để lên lớp hay thi tốt nghiệp nên học sinh cũng không còn mặn mà với môn học điều này cũng gây khó khăn cho người
dạy
Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi chủ quan từ phía các em mà phần lớn do giáo viên chưa chú trọng trong việc tổ chức hoạt động mở đầu tạo tâm thế, đặt ra những tình
huống có vấn đề đưa học sinh vào thế chủ động tiếp nhận bài học hứng thú tham gia các
hoạt động, có ý thức tìm tòi giải quyết các vấn đề đặt ra trong giờ học
2 Giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.1 Giải pháp chung
Xuất phát từ vai trò của hoạt động mở đầu và thực trạng nêu trên, để thiết kế một sốhình thức mở đầu tạo hứng thú cho học sinh trong một số giờ dạy Giáo dục kinh tế và pháp
luật thì giáo viên cần phải hiểu rõ:
2.1.1.Vai trò của hoạt động mở đầu
Hoạt động mở đầu là một trong những hoạt động quan trọng trong việc tổ chức dạy
học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật Nếu như phương pháp dạy học truyền thống, người giáo viên thường bắt đầu bài dạy mới bằng hình thức kiểm tra bài cũ và sau đó dẫn dắt bằng
những câu bay bổng, chau chuốt nó dẫn dắt cảm xúc có phần định hướng suy nghĩ chongười học ngay từ ban đầu thì trong xu thế hiện đại trước sự thay đổi của xã hội thì nền giáo
dục cũng cần phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu xã hội Việc dạy của giáo viên và việc
học của học sinh cũng được tổ chức ngày càng khoa học và hiệu quả Mỗi bài dạy, tiết dạy
Trang 7đều hướng tới đảm bảo 4 hoạt động theo hệ thống logic sáng tạo để phát huy được cao nhất năng lực và phẩm chất của người học Trong đó hoạt động mở đầu là một hoạt động đầu tiên, nó trở thành hoạt động không thể thiếu trong dạy học nói chung và môn Giáo dục kinh
tế và pháp luật nói riêng Một hoạt động mở đầu tốt sẽ đem đến nhiều ý nghĩa:
Thứ nhất, hoạt động mở đầu có vai trò tạo hứng thú cho học sinh Hứng thú sẽ tạo sựkích thích và bùng nổ trong tư duy của học sinh bởi vì khi hứng thú học sinh sẽ chủ động
lắng nghe lời giảng của giáo viên, tri thức bên ngoài được chuyển vào bên trong một cách tựnhiên Các emsay mê, tìm tòi, khám phá suy nghĩ các vấn đề được đặt ra trong bài học Nói cách khác sự hứng thú là bước khởi đầu quan trọng tạo ra sự tương tác nhiều chiều giữa giáo viên, học sinh Từ đó các em mạnh dạn tham gia bày tỏ ý kiến, quan điểm về bài học giáo viên cũng sẽ điều chỉnh nội dung bài học cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất có sự phối
hợp hài hòa giữa cô và trò Dạy học trò mà không có hứng thú cũng như đạp búa trên sắt nguội mà thôi
Thứ hai, hoạt động mở đầu sẽ huy động vốn tri thức kĩ năng nền tảng của học sinh
Dạy học là một quá trình kiến tạo những tri thức mới được xây dựng dựa trên nền tảng tri
thức đã có từ các bài học trước và vốn sống kiến thức của riêng học sinh Vì vậy một hoạt động mở đầu hiệu quả nên tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã
có cần thiết cho việc tiếp cận bài mới Học sinh sẽ có cơ hội được ôn lại, được sử dụng kiến
thức mình có để kiến tạo, nâng cao, mở rộng và đào sâu thêm Nhờ đó mà những kiến thức,
kĩ năng được hình thành một cách chắc chắn, logic, có hệ thống
Thứ ba, hoạt động mở đầu tạo ra những tò mò thậm chí là những mâu thuẫn nhận thức cho người học Học tập là một quá trình khám phá, quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu
cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn điều đã biết, điều muốn biết Một hoạt động
mở đầu thành công cần tạo ra được mong muốn mâu thuẫn, kích thích học sinh giữa những điều đã biết với những điều muốn biết, tạo ra tình huống mâu thuẫn có vấn đề Đó là một động cơ thôi thúc học sinh luôn suy nghĩ tích cực và sáng tạo để giải quyết vấn đề là yếu tốquyết định hiệu quả của việc học tập
Như vậy hoạt động mở đầu có vai trò quan trọng trong chuỗi các hoạt động trên lớp
Nó kích thích sự tò mò, hứng thú cho học sinh Nó giúp học sinh phát huy những năng lực
và phẩm chất, kĩ năng trong các giờ học Nó còn tạo tâm thế thoải mái, chủ động lĩnh hội
kiến thức của bài học cho học sinh Vậy nên, giáo viên cần cố gắng tổ chức một hoạt động
mở đầu hiệu quả nhất trong các giờ học
2.1.2.Yêu cầu của hoạt động mở đầu
Thực hiện hoạt động này giáo cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thời gian mở đầu:
Thời gian lên lớp chỉ có 45 phút trong một tiết dạy nên người dạy không thể dành quá nhiều thời gian cho hoạt động này mà phần sau sơ sài không hiệu quả Vậy nên, yêu cầu đầu tiên của phần mở đầu là cần ngắn gọn, nêu ra được tình huống có vấn đề cũng là nhiệm vụ
Trang 8xuyên suốt của giờ học để học sinh giải quyết Theo đó người dạy cần phải hướng người
học vào bài mới bằng lời gọn, ý sâu, không dài dòng tùy tiện
học tập thăm dò ý kiến, quan điểm, nhu cầu, kiến thức, kĩ năng của học sinh sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới… Có thể mở đầu theo hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm
- Tổ chức mở đầu:
Mặc dù mở đầu là một hoạt động linh hoạt, sáng tạo nhưng lại có yêu cầu rất cao vềkhâu tổ chức Bởi mỗi hình thức mở đầu lại có yêu cầu, quy trình tổ chức riêng Cách mởđầu bằng một trò chơi sẽ khác so với cách mở đầu bằng một phương pháp trực quan hay
một câu hỏi tình huống Vì vậy, muốn hoạt động này đem lại hiệu quả thực sự thì đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững mục đích, nội dung kiến thức bài dạy, biết cách tổ chức một cách bài bản, hợp lí, đúng tiến độ theo các bước của hoạt động Giáo viên cũng phải nắm được ưu điểm và nhược điểm của từng học sinh trong lớp để điều chỉnh các hình thức mởđầu phù hợp với từng đối tượng để tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò Nếu giáo viên không làm tốt khâu này lớp học sẽ trở nên lộn xộn, mất thời gian và không đạt được hiệu quả như mong muốn
2.1.3 Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu tạo hứng thú cho giờ học Giáo dục
kinh tế và pháp luật 10
Bên cạnh các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực áp dụng trong hoạt động khám phá, luyện tập, vận dụng thì hoạt động mở đầu cũng có rất nhiều hình thức tổ chức đạt hiệu
quả cao, tạo ấn tượng ban đầu cho học sinh, tạo tâm thế thoải mái và hứng thú trong việc
tiếp thu kiến thức bài học Sau đây giáo viên có thể vận dụng linh hoạt một số hình thức tổ
chức hoạt động mở đầu phù hợp với từng bài học để tạo thu hút, hiệu quả cho học sinh
- M ở đầu bằng các câu hỏi tình huống tạo sự kết nối giữa nội dung bài học và sự trải nghi ệm của học sinh.
Các câu hỏi trong phần mở đầu có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh có tư duy xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo
hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ
Trang 9Trong hoạt động mở đầu, giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập được thiết kế dưới
dạng câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập giao cho mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh, yêu cầu
học sinh chủ động thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao Thông qua phiếu
học tập ở hoạt động mở đầu sẽ giúp giáo viên khai thác được vốn hiểu biết, những trải nghiệm của học sinh, qua đó giáo viên vừa có khả năng kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh vừa nắm được nhu cầu của học sinh để dẫn dắt vào bài mới Học sinh cũng phát huy
những năng lực, phẩm chất, sự tìm tòi, khám phá kiến thức, chủ động lĩnh hội tri thức mới
Và các câu hỏi/ bài tập ở hoạt động mở đầu không nên mang nặng tính lí thuyết mà cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo hứng thú và suy nghĩ tích cực cho học sinh
Thông qua các phiếu học tập, có thể chuyển hoạt động của giáo viên từ trình bày, giảng
giải, thuyết trình sang hoạt động hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động tích cực, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng
- M ở đầu bằng hình thức thư giãn, giải trí.
Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng đối với học sinh Nó phù hợp đối với những
giờ dạy đòi hỏi không khí sâu lắng Việc đưa học sinh du lịch qua màn hình hay để các em chìm đắm trong các giai điệu du dương của những bản nhạc thiết tha, trữ tình, sẽ là một cách thú vị để các em thăng hoa cảm xúc và tạo những rung động thẩm mĩ Ở hình thức này khi học sinh tiếp cận bài mới sẽ ở trong trạng thái thư giãn, thoải mái không bị áp lực gò bó nhiều Học sinh sẽ chủ động tiếp thu kiến thức và bộc lộ những năng lực và phẩm chất của
bản thân sau khi tìm hiểu bài học
- M ở đầu bằng hình thức tổ chức trò chơi.
Có một số ý kiến cho rằng giờ học Giáo dục kinh tế và pháp luật thường nhàm chán,
học sinh chỉ cần ngồi bị động ghi chép đầy đủ bài mà các thầy (cô) yêu cầu, sau đó về nhà
học thuộc rồi lên lớp trả bài cho thầy (cô) vậy là xong nhiệm vụ Ý kiến này là chưa đúng vì
học Giáo dục kinh tế và pháp luật mang lại nhiều kiến thức, kĩ năng, phẩm chất cho học sinh nên người học phải chủ động lĩnh hội tri thức Do đó việc tổ chức một số trò chơi trong hoạt động mở đầu sẽ giúp tạo ra sự sôi nổi hào hứng cho học sinh khi vào bài mới Trò chơi sẽgiúp cho hoạt động dạy và học trở nên sôi nổi cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh
dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tươngtác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên
Trong giờ học Giáo dục kinh tế và pháp luật, các trò chơi sẽ được giáo viên tổ chức liên quan đến kiến thức của các tiết học trước hay những hiểu biết vốn có của học sinh Học sinh sẽ được tái hiện kiến thức về kinh tế hay pháp luật, hay nhận thức của học sinh về các
vấn đề liên quan đến bài học mới, qua đó giúp học sinh phát hiện vấn đề kết nối được với nhu cầu học bài mới để giải quyết vấn đề đã phát hiện, làm tiền đề để giáo viên dẫn vào bài
một cách hấp dẫn
+Trò chơi giải ô chữ:
Trang 10Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải những ô chữhàng ngang rồi tìm ra từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ dưới dạng sơ đồ…, mỗi
ô chữ có lời gợi ý để giúp học sinh nhanh chóng giải được
Sử dụng trò chơi ô chữ giới thiệu vào bài mới, phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo
của học sinh: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc Từchìa khóa nằm ở hàng nào, sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ Nếu bạn nào trả lời đúng sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn
nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác
và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng
Hoặc giáo viên có thể chia học sinh theo các đội hoặc 2-3 đội để thi với nhau Nhiệm
vụ của các đội là trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc liên quan đến bài học Mỗi câu trả lời đúng sẽ được cộng điểm sai sẽ mất quyền
trả lời, nhường quyền trả lời cho đội khác và học sinh các đội chỉ được trả lời trong một khoảng thời gian nhất định Nếu trong khoảng thời gian yêu cầu mà đội chơi không trả lời
được sẽ phải nhường lại quyền trả lời cho đội chơi khác.
Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho các bài học đối với hoạt động mở đầu để
giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với học sinh
+ Trò chơi Vòng quay may mắn:
Vòng quay may mắn là hình thức mini game dựa trên yếu tố may mắn và xác suất Đây là hình thức khởi động với các ưu điểm nổi bật như: luật chơi dễ dàng, học sinh nào cũng có thể tham gia quay và mang lại niềm vui cho mỗi người chơi khi ngẫu nhiên và may
mắn được lựa chọn tham gia và nhận về những phần quà của chương trình
Vòng quay sẽ được chia thành từ sáu, tám phần, hoặc nhiều hơn Trong từng ô có thể
để tên học sinh hay chia theo tổ Người chơi sẽ được phép tham gia quay theo đúng số lần quy định và sẽ hào hứng chờ đợi sự may mắn đến với mình Khi vòng quay dừng lại tại tên
của học sinh hoặc tổ nào thì học sinh hoặc tổ đó sẽ được tham gia trả lời 1 câu hỏi tươngứng với vòng quay Mỗi 1 câu trả lời đúng học sinh sẽ nhận được một món quà hay phần thưởng của giáo viên đưa ra Thông qua việc tham gia vòng quay may mắn học sinh có thể
trải nghiệm những cảm xúc thú vị và rèn luyện cho học sinh khả năng quyết định, lôi cuốn
và gây hứng thú đối với học sinh khi dẫn dắt vào bài mới
+ Trò chơi tiếp sức:
Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả các học sinh trong lớp,
em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém Trò chơi này áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của một nội dung, khái niệm của một bài
học nào đó để các em có thể thảo luận, phát hiện và nêu ra những biểu hiện đó
Để sử dụng trò chơi này, giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi Giáo viên tạo hứng thúcho học sinh đến trò chơi bằng những lời đề nghị, tạo các tình huống, những câu đố, câu thơ, câu hỏi gợi mở… Khi giáo viên hô “Bắt đầu!”, lần lượt từng em của các đội lên bảng
Trang 11để tham gia trò chơi, tiếp sức cho nhau Trong quá trình học sinh tham gia vào trò chơi giáo viên theo dõi, bao quát, nhắc nhở học sinh khi chơi, khuyến khích học sinh rụt rè, chú ý đến
khả năng trí tuệ của cá nhân
Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng để tạo cho học sinh phấn chấn vìkết quả đã đạt được Và tạo tâm thế chờ đợi những trò chơi tiếp theo
+ Trò chơi sắm vai:
Shakepear đã từng nói: “Toàn thế giới là nhà hát Trong nhà hát có đàn bà, đàn ông.Tất cả đều là diễn viên Ở họ, đều có lối ra sân khấu và lối rời sân khấu của mình” Quả vậy,trong xã hội, mỗi cá nhân hay mỗi nhóm đều đảm nhận những vai trò nhất định Điều nàygiống như vai diễn trên sân khấu Cùng một lúc, mỗi cá nhân có thể đảm nhận nhiều vai khác nhau và các vai này thường xuyên thay đổi Do vậy, thuật ngữ sắm vai hay còn gọi làđóng vai là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến Theo từ điển Tiếng Việt của HoàngPhê: “Sắm vai là thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng cách hànhđộng, nói năng như thật”
Hiểu như vậy thì “sắm vai” là phương pháp học sinh thực hành, “làm thử”, diễn thửmột đoạn hội thoại nào đó hay đóng vai một nhân vật trong một đoạn trích, câu chuyện nào đó
Sắm vai nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, nhận ra vấn đề, giúp buổi học sinhđộng có kết quả hơn, giúp chính học sinh đóng vai cảm nghiệm được tâm lí, thái độ, hành vicủa đối tượng mình đóng vai, khắc sâu và hiểu nội dung hơn Giúp học sinh tự nhận ranhững thế mạnh, hạn chế của chính mình khi rơi vào tình huống của vai đã đóng
Dựa vào nội dung từng bài học, giáo viên đưa ra tình huống là một đoạn hội thoạihay sắm vai theo nhân vật trong một đoạn trích, tiểu phẩm nào đó Người đóng vai là nhữnghọc sinh xung phong, tình nguyện Giáo viên đến từng nơi để góp ý cho từng nhóm như:ngôn ngữ của nhân vật, cách thể hiện tâm trạng, cách hóa trang sau đó cho các nhóm lêndiễn; cả lớp và giáo viên nhận xét và cuối cùng là tổng kết khen thưởng
+ Trò chơi Vua tiếng việt- ghép từ:
Đây là một trò chơi tạo hứng thú tìm hiểu, thử thách ngôn ngữ và phản ứng nhanhnhư chớp của học sinh Giáo viên chiếu các ô chữ là các chữ cái được sắp xếp một cách lộnxộn Nhiệm vụ của học sinh là sắp xếp trật tự các chữ cái để tạo thành một từ có nghĩa Mỗimột đáp án đúng học sinh sẽ được tuyên dương hoặc tặng quà Kết thúc trò chơi giáo viêndẫn dắt vào bài mới
+ Trò chơi Đuổi hình bắt chữ (nhìn hình đoán chữ):
Đây là một trò chơi giúp học sinh phát huy khả năng tư duy nhanh nhạy của mình,tạo không khí sôi nổi trong giờ học, tạo sự hứng thú và bớt căng thẳng ở học sinh ngay đầutiết học
Cách tiến hành trò chơi: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh minh họa liên quan đến nộidung bài học có thể sử dụng trò chơi Giáo viên chiếu hình lên máy chiếu hoặc treo hình lên
Trang 12ảnh trên máy chiếu và trả lời Học sinh nào trả lời đúng và nhiều hình nhất sẽ được tràngpháo tay hoặc cộng thêm điểm Giáo viên nhận xét, tuyên dương những em trả lời tốt vànhắc nhở những em chưa thật sự tập trung Sau khi các hình ảnh được giải bằng các từtương ứng, giáo viên sẽ giới thiệu vào bài mới.
+ Trò chơi mảnh ghép bí mật:
Trò chơi mảnh ghép bí mật là sự phối hợp những câu hỏi gợi mở thông qua hình thứclựa chọn những mảnh ghép có chứa các con số, hình ảnh hoặc từ ngữ liên quan đến chủ đềchính nằm ẩn trong bức tranh lớn phía sau các mảnh ghép Mỗi học sinh có quyền lựa chọnmột mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng với một câu hỏi Trả lời đúng mảnh ghép sẽđược lật mở Trả lời sai bạn khác sẽ có quyền trả lời Từ các mảnh ghép nhỏ ai có câu trả lờiđúng về nội dung bức tranh sẽ là người thắng cuộc
Thông qua trò chơi này sẽ tạo cho các em sự đam mê khám phá, kích thích tò mò, sựham hiểu biết và khả năng thể hiện bản thân
+ Trò chơi ai nhanh hơn:
Đây là một trò chơi luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chínhxác, tiết kiệm thời gian đồng thời rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh Để tổ chức trò chơinày, giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến thức cần thiết liên quan đến bài học (bằng
chữ hoặc hình vẽ) để đưa lên màn hình máy chiếu (hoặc bảng phụ) Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ
Cách chơi: Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần thiết liên quan đến bài học lên màn hình; yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình ảnh, những vấn đề liên quan đến bài
học vào bảng nhóm Trong vài phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc liệt kê được nhiều
vấn đề liên quan đến bài học,…(ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc
- Mở đầu bằng hình thức xem video hoặc quan sát tranh ảnh để tìm thông tin:
Tiến hành hoạt động mở đầu bằng tranh, ảnh, video, clip không phải là cách thứcmới, tuy nhiên cách mở đầu này luôn thu hút được học sinh vào hoạt động học tập Bởi sựkết hợp tốt các giác quan của người học vì tranh, ảnh hay đặc biệt là đoạn video, clip thườngcung cấp thông tin cho học sinh một cách đầy đủ và sống động
Ở hình thức này giáo viên cho học sinh xem những đoạn video, clip ngắn hoặc quan sát những tranh ảnh liên quan đến bài học Với hình thức này sẽ khiến học sinh hứng thúhơn khi tiếp cận bài mới và phát huy được tính tích cực của học sinh giúp các em chủ độnghơn trong việc tìm tòi khai thác kiến thức để từ đó tìm ra được từ khóa của bài học
Trên đây là một số hình thức mở đầu trong các giờ học Giáo dục kinh tế và pháp luật
10 trong chương trình THPT Mỗi một hình thức sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng
do vậy với mỗi một bài học giáo viên cần căn cứ vào thời gian, mục đích của bài học, nhu
cầu của học sinh để tổ chức một hình thức mở đầu phù hợp với bài học tạo được sự hứng thú cho học sinh đồng thời cũng phát huy các năng lực, phẩm chất của người học, giúp cho
mỗi giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật không còn đơn điệu nhàm chán với người
học nữa
Trang 132.2.Giải pháp cụ thể
Từ những yêu cầu, vai trò và hình thức của hoạt động mở đầu, trong giải pháp chung, tôi đã đưa ra giải pháp cụ thể trong một số bài dạy của chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 như sau:
2.2.1 Một số hình thức mở đầu trong một số bài phần Giáo dục kinh tế
2.2.1.1 Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Cách 1: M ở đầu bằng hình thức thư giãn giải trí
Cách tiến hành:
Giáo viên: Cho học sinh nghe bài hát Hát về cây lúa hôm nay của nhạc sĩ Hoàng Vân
https://youtu.be/tdcUpG3YhP8 hoặc cho hai học sinh có khả năng ca hát có sự chuẩn bị từtrước lên hát trước lớp bài hát
Hs lắng nghe và cảm nhận
Giáo viên: Nội dung bài hát đề cập đến hoạt động kinh tế nào? Vai trò của hoạt động này trong đời sống xã hội?
Dự kiến câu trả lời của học sinh: Các em sẽ trả lời được bài hát đề cập đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp của người nông dân, vai trò của hoạt động này là tạo ra lương thựclúa, gạo đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội
Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài: Như vậy hoạt động sản xuất chính là một trong những
hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội Vậy ngoài hoạt động sản xuất, nền kinh tếcòn có những hoạt động cơ bản nào nữa và những hoạt động đó có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về điều đó và để mỗi chúng ta
sẽ chủ động, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước
Cách 2: M ở đầu bằng hình thức quan sát hình ảnh và tìm thông tin
Cách tiến hành:
Giáo viên chiếu hình ảnh về một số hoạt động kinh tế đang diễn ra và đặt câu hỏi: em hãy cho biết những hình ảnh trên nói đến hoạt động kinh tế nào và chỉ ra mối liên hệ giữa các ho ạt động trong hình ảnh đó?
Trang 14+ Hình ảnh 1: Người nông dân đang thu hoạch lúa Đây hoạt động sản xuất nông nghiệp+ Hình ảnh 2: Mua bán gạo tại 1 cửa hàng Đây là Hoạt động trao đổi hàng hóa, điều tiết sảnphẩm
+ Hình ảnh 3: Gạo nấu thành cơm Đây là hoạt động tiêu dùng hàng hóa
Các hoạt động kinh tế trong 3 hình ảnh trên có sự liên kết với nhau tạo thành vòng tuầnhoàn sản xuất, phân phối- trao đổi, tiêu dùng Sản xuất ( tạo ra sản phẩm) - hình ảnh 1, phân phối - trao đổi ( điều tiết sản phẩm)- hình ảnh 2; tiêu dùng ( thỏa mãn nhu cầu của conngười)- hình ảnh 3
Giáo viện nhận xét, bổ sung thông tin cho học sinh sau đó dẫn dắt vào bài mới:
Hoạt động kinh tế của con người bao gồm: hoạt động sản xuất, hoạt động phân phốitrao đổi, hoạt động tiêu dùng Mỗi hoạt động đều có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Để làm rõ khái niệm cũng như vai trò của các hoạt động này trong đờisống xã hội chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xãhội
Cách 3 : Mở đầu bằng trò chơi Vua tiếng việt- ghép từ
-Dự kiến học sinh sẽ ghép được các từ: 1 Sản xuất; 2 Tiêu dùng, 3 Phân phối, 4 Trao đổi
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương học sinh và dẫn dắt vào bài mới: Sản xuất,phân phối, trao đổi, tiêu dùng là các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội Mỗihoạt động kinh tế đều có vai trò riêng nhưng giữa chúng có mối liên hệ qua lại, tác động lẫnnhau.Các hoạt động kinh tế tạo ra các ngành, nghề khác nhau cho xã hội, góp phần tạo raviệc làm và nhu cầu sử dụng lao động cho con người Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhậnthức được vai trò của các hoạt động kinh tế và trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
Cách 4: M ở đầu bằng chò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
Cách tiến hành:
- Giáo viên lần lượt chiếu hình ảnh tương tứng với các từ: Nhà máy, tiêu dùng, giá cả, cung
cầu, thu nhập
Trang 15Hình ảnh số 1
Hình ảnh số 2
Hình ảnh số 3
Hình ảnh số 4
Đây là anh Cả của tớ
T ớ tên Dung thêm dấu huyền
Trang 16Hình ảnh số 5
- Học sinh chơi cá nhân bằng cách quan sát hình ảnh trên máy chiếu thời gian quan sát là
15 giây Khi có chuông reo hết thời gian học sinh sẽ giơ tay để đưa ra đáp án của mình Với
những hình ảnh chưa tìm ra đáp án thì giáo viên có thể đưa ra gợi ý cho học sinh Mỗi đáp
án đúng học sinh sẽ được tuyên dương hoặc tặng quà
- Dự kiến câu trả lời của học sinh: Nhà máy (hình 1), tiêu dùng (hình 2), giá cả (hình 3), cung cầu (hình 4), thu nhập (hình 5)
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương hoặc tặng quà cho học sinh trả lời đúng
- Nối tiếp trò chơi giáo viên đặt ra câu hỏi: Từ những cụm từ như nhà máy, tiêu dùng, giá
cả, cung cầu, thu nhập mà các em đã tìm ra, hãy kể tên một hoạt động kinh tế đang diễn ratrong đời sống hàng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với đời sống xã hội?
Dự kiến học sinh có thể kể được: hoạt động xản xuất tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, hoạt động tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người…
- Giáo viện nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Hằng ngày, chúng ta thường biết đến
những vấn đề kinh tế như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập…nhưng không phải ai cũngquan tâm tìm hiểu xem các hoạt động kinh tế đang diễn ra như thế nào trong đời sống Bài
học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, tạo sựng
cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước
Cách 5: Mở đầu bằng trò chơi giải ô chữ
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu về ô chữ: Ô chữ gồm 6 từ hàng ngang và một từ hàng dọc Học sinh
giải đúng các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc KINH TẾ.
- Giáo viên chia lớp thành các đội Mỗi đội lần lượt chọn ô chữ hàng ngang Sau khi chọn ô
chữ xong, giáo viên trình chiếu câu gợi ý và cả đội sẽ suy nghĩ trong vòng 30 giây Trả lời đúng sẽ được ghi điểm còn nếu trả lời sai thì nhường cơ hội cho đội còn lại, đội trả lời đúng
sẽ nhận điểm từ đội trả lời sai Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra từ khóa hàng dọc Sau khi kết thúc trò chơi đội chơi nào
Trang 17được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng và sẽ có phần thưởng bằng quà hoặc giáo viên sẽ cộng điểm cho các thành viên trong đội chơi.
Các câu hỏi liên quan đến từ khóa:
Câu hỏi số 1: Hàng ngang số 4 có 2 từ với 8 chữ cái: Cháy rừng, bão cát, khí thải của côngnghiệp là nguyên nhân dẫn đến loại ô nhiễm này?
Đáp án: Tủ lạnh
Câu hỏi số 5: Hàng ngang số năm có 2 từ với 3 chữ cái: Tên một loại phương tiện giaothông đường bộ được lắp ráp ở nước ta
Đáp án: Ô tô
Câu hỏi số 6: Hàng ngang số 6 có 2 từ với 7 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Đây
là một khâu mà sản phẩm sau khi trải qua khâu này sẽ khác với nguyên liệu ban đầu?
Giáo viên nhận xét, bổ sung đáp án của học sinh sau đó dẫn dắt vào bài mới:
Đáp án của từ khóa trong ô chữ bí mật của chúng ta đó chính là Kinh tế Nền kinh tếcủa một quốc gia là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế cơ bảnnhư: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng, có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phầnduy trì và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Vậy trong nền kinh tế các hoạt động này có vai trò như thế chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống
xã hội
2.2.1.2 Các chủ thể của nền kinh tế
Cách 1: M ở đầu bằng hình thức thư giãn giải trí
Trang 18- Giáo viên: Cho học sinh nghe bài hát Bài ca xây dựng của nhạc sĩ Hoàng Vân hoặc cho
hai học sinh có khả năng ca hát có sự chuẩn bị từ trước lên hát trước lớp bài hát
Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài: Mỗi chúng ta đều tham gia vào nền kinh tế với những vai trò khác nhau nhưng ít khi tìm hiểu xem nền kinh tế đang hoạt động bởi những chủ thểnào và họ có vai trò gì trong sự phát triển của đời sống xã hội Bài học ngày hôm nay sẽgiúp các em nhận biết được các chủ thể của nền kinh tế và vai trò của họ khi tham gia các
hoạt động kinh tế từ đó xác định được vai trò, trách nhiệm công dân của bản thân và gia đình với tư cách là một chủ thể trong nền kinh tế
Cách 2: M ở đầu bằng hình thức quan sát hình ảnh và tìm thông tin
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, trong thời gian 2 phút, quan sát các hình ảnhsau và hãy xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong hình và chia sẻ hiểu biết của em vềcác chủ thể kinh tế đó?
- Dự kiến câu trả lời của học sinh
+ Tranh 1: Những người thợ xây, họ đang tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra nhữngsản phẩm như nhà ở, công trình xây dựng… Đây là chủ thể sản xuất Chủ thể sản xuất cóthể là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp…sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn,
1
4
Trang 19sức lao động, tài nguyên để tạo ra hàng hóa cho xã hội.
+ Tranh 2: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đây là chủ thể Nhà nước Nhà nước có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sảnxuất kinh doanh hiệu quả, tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trongquá trình phát triển kinh tế xã hội
+ Tranh 3:Người bán gạo, đây là chủ thể trung gian Các chủ thể trung gian gồm những tổchức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng
+ Tranh 4: Chủ thể tiêu dùng Chủ thể tiêu dùng là những người mua hàng hóa để thỏa mãncho nhu cầu của mình
- Giáo viên ghi nhận các câu trả lời của học sinh, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để học sinhxác nhận lại sau khi học xong bài học
- Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Nền kinh tế bao gồm nhiều chủ thể khác nhau: người sản
xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian và Nhà nước Bài học hôm nay sẽ giúp các em
nhận biết được các chủ thể kinh tế và vai trò của họ khi tham gia nền kinh tế, xác định được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là chủ thể để thực hiện trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế- Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Cách 3: M ở đầu bằng trò chơi giải ô chữ
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu về ô chữ: Ô chữ gồm 6 từ hàng ngang và một từ hàng dọc Học sinh
giải đúng các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc CHỦ THỂ.
- Giáo viên chia lớp thành các đội Mỗi đội lần lượt chọn ô chữ hàng ngang Sau khi chọn ô
chữ xong, giáo viên trình chiếu câu gợi ý và cả đội sẽ suy nghĩ trong vòng 30 giây Trả lời đúng sẽ được ghi điểm còn nếu trả lời sai thì nhường cơ hội cho đội còn lại, đội trả lời đúng
sẽ nhận điểm từ đội trả lời sai Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra từ khóa hàng dọc Sau khi kết thúc trò chơi đội chơi nàođược nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng và sẽ có phần thưởng bằng quà hoặc giáo viên sẽ cộng điểm cho các thành viên trong đội chơi
Các câu hỏi liên quan đến từ khóa:
Câu hỏi số 1: Hàng ngang số 1 có 2 từ với 10 chữ cái: Đây là 1 môn thể thao trong đó có 2đội được tách ra bởi một tấm lưới? (gợi ý thêm: mỗi đội cố gắng ghi điểm bằng cách đưa được trái bóng chạm vào sân đối phương theo đúng luật quy định)
Trang 20Câu hỏi số 4: Hàng ngang số 4 có 2 từ với 7 chữ cái: Đây là một hoạt động đưa sản phẩmđến tay người tiêu dùng?
Giáo viên nhận xét, bổ sung đáp án của học sinh sau đó dẫn dắt vào bài mới:
Đáp án của từ khóa trong ô chữ bí mật của chúng ta đó chính là Chủ thể Có nhiều
chủ thể khác nhau tham gia vào các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội Vậy có nhữngchủ thể nào và mỗi chủ thể có vai trò gì đối với nền kinh tế? Với tư cách là một chủ thểtham gia vào nền kinh tế, bản thân em có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đờisống xã hội? Chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay- Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
để không bị mất thời gian
- Giáo viên cho học sinh đóng vai các nhân vật (người mua và người bán) trong cửa hàngbán đồ dùng học tập và diễn trước lớp: gồm có 1 người bán hàng và 1 người mua hàng, diễn trong vòng 5 phút Kết thúc giáo viên sau đó gợi ý cho học sinh các câu hỏi:
1.Em hãy xác định nơi diễn ra hoạt động trao đổi
2.Ở đó, các chủ thể trao đổi, mua bán những sản phẩm gì?
3 Các chủ thể thoả thuận về những điều gì?
-Dự kiến câu trả lời của học sinh:
1 Học sinh xác định được địa điểm diễn ra hoạt động trao đổi (Ví dụ: Ở chợ, cửa hàng, siêuthị… )
2 Học sinh gọi tên được những sản phẩm đưa ra trao đổi (Bút, vở, sách, )
Trang 213 Học sinh nêu được những điều các chủ thể thoả thuận với nhau: Trao đổi, mặc cả về giásản phẩm, thống nhất về số lượng, trọng lượng các sản phẩm đang được mua và bán, thốngnhất về cách thức giao nhận sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét cách diễn của mỗi học sinh, tuyên dương học sinh nhập vai tốt và góp
ý cho học sinh nếu nhập vai chưa tốt; giáo viên ghi nhận các câu trả lời của học sinh, chưavội kết luận đúng sai, sẽ để học sinh xác nhận lại sau khi học xong bài học
- Từ đó Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta vừa xem đóng vai cảnh mua bán trong cửa hàng bán đồ dùng học tập Đó là một thị trường hàng tiêu dùng Vậy thị trường là gì? Thị
trường có những chức năng cơ bản nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những vấn
đề đó
Như vậy, ta thấy chỉ mất khoảng 5 phút cho các em sắm vai các nhân vật trong giờ
học nhưng thật sự đã đem lại hiệu quả rất cao, lớp học sôi nổi, học sinh dễ phát hiện ra kiến
thức mà bài học muốn hướng tới và nó giúp các em hình dung được bài học một cách trực quan sinh động Các em sẽ thấy giờ học Giáo dục kinh tế và pháp luật không còn khô khan, căng thẳng mà ngược lại rất vui được chơi, được thể hiện mình do đó các em sẽ yêu quý môn học hơn
Cách 2: M ở đầu bằng trò chơi giải ô chữ
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu về ô chữ: Ô chữ gồm 9 từ hàng ngang và một từ hàng dọc Học sinh
giải đúng các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc THỊ TRƯỜNG.
- Giáo viên chia lớp thành các đội Mỗi đội lần lượt chọn ô chữ hàng ngang Sau khi chọn ô
chữ xong, giáo viên trình chiếu câu gợi ý và cả đội sẽ suy nghĩ trong vòng 30 giây Trả lời đúng sẽ được ghi điểm còn nếu trả lời sai thì nhường cơ hội cho đội còn lại, đội trả lời đúng
sẽ nhận điểm từ đội trả lời sai Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra từ khóa hàng dọc Sau khi kết thúc trò chơi đội chơi nàođược nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng và sẽ có phần thưởng bằng quà hoặc giáo viên sẽ cộng điểm cho các thành viên trong đội chơi
Các câu hỏi liên quan đến từ khóa:
Câu hỏi số 1: Hàng ngang số 1 có 2 từ với 6 chữ cái: Sản xuất, phân phối- trao đổi và tiêudùng được gọi là các hoạt động gì?
Đáp án: Kinh tế
Câu hỏi số 2: Hàng ngang số 2 có 2 từ với 7 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Chủ
thể sản xuất là những người trực tiếp cung cấp…….dịch vụ ra thị trường?
Trang 22Giáo viên nhận xét, bổ sung đáp án của học sinh sau đó dẫn dắt vào bài mới:
Đáp án của từ khóa trong ô chữ bí mật của chúng ta đó chính là Thị trường Thị
trường là “cầu nối” giữa sản xuất với tiêu dùng Việc sản xuất ra hàng hoá gì, cần có dịch vụnào đều xuất phát từ nhu cầu thị trường Bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu các loại thịtrường và chức năng của thị trường giúp các chủ thể kinh tế đưa ra được những quyết định
tối ưu khi tham gia vào các hoạt động kinh tế Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 3: Thị trường
Cách 3: M ở đầu bằng hình thức quan sát tranh ảnh và tìm thông tin
Cách tiến hành:
Giáo viên: yêu cầu học sinh quan sát những hình ảnh sau, đặt tên cho các hình ảnh và cho
biết những hình ảnh đó nói về hoạt động gì, chia sẻ hiểu biết của em về hoạt động này?
Trang 23Dự kiến câu trả lời của học sinh:
+ Hình ảnh 1: siêu thi Lan chi
+ Hình ảnh 2: Chợ nổi trên sông
+ Hình ảnh 3: Thị trường chứng khoán- cổ phiếu được niêm yết công khai trên sàn giao dịch
chứng khoán, những người mua và người bán cổ phiếu thông qua nền tảng giao dịch điện
tử
+ Hình ảnh 4: Ứng dụng mua sắm trực tuyến shoopee
Các hình ảnh trên đều nói về hoạt động trao đổi, mua bán bán hàng hóa Trong đó siêu thịLan chi và chợ nổi trên sông đều là những nơi mà người mua và người bán gặp nhau trực
tiếp để trao đổi về hàng hóa dịch vụ, còn Shoopee và thị trường chứng khoán là thị trường thương mại điện tử nơi mà người bán và người mua không gặp nhau trực tiếp mà sẽ giao
dịch trực tuyến (giao dịch qua nền tảng công nghệ số)
- Giáo viên ghi nhận các câu trả lời của HS, nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Chợ, siêu thị,
cửa hàng hay mua sắm trực tuyến đều được gọi là thị trường Thị trường ra đời, phát triển
gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu dùng Ngày nay, sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn tới những biến đổi sâu sắc
của hệ thống thị trường trên toàn thế giới Đất nước ta cũng đang trong quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vậy thị trường là gì, thị trường có
những loại nào và thị trường có những chức năng nào, chúng ta sẽ cùng làm rõ qua bài học hôm nay- Bài 3: Thị trường
Trang 242.2.1.4 Thuế
Cách 1: M ở đầu bằng trò chơi tiếp sức
Cách tiến hành:
Giáo viên chia lớp thành 3 đội, treo 3 bảng phụ lên bảng Nhiệm vụ của các đội: kể tên các
loại thuế có ở Việt Nam
Khi giáo viên hô bắt đầu, lần lượt từng em của 3 đội sẽ lên và hoàn thành vào bảng
phụ trong khoảng thời gian 5 đến 7 phút: Kể tên các loại thuế có ở Việt Nam Trong cùng
một thời gian đội nào kể được nhiều hơn sẽ chiến thắng
Dự kiến câu trả lời của các đội: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá phần chơi của các đội và dẫn dắt vào bài mới: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Thuế được sử dụng như một công cụquan trọng huy động nguồn lực tài chính, điều tiết kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, điều tiết thu nhập, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của
quốc gia Bài học ngày hôm nay- bài 6: Thuế sẽ giúp các em hiểu được tầm quan trọng của thuế, nhận diện được một số loại thuế, hiểu được việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân
Cách 2: M ở đầu bằng trò chơi giải ô chữ
Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi giải ô chữ Ô chữ gồm 4 từ hàng ngang và một từ hàng dọc
Học sinh giải đúng các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc THUẾ.
- Hình thức: Giáo viên chia lớp thành 4 đội Các đội chơi sẽ lần lượt chọn từ hàng ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời Trả lời đúng đội chơi đó sẽ được cộng điểm Nếu sai hoặc sau 30 giây không có câu trả lời thì các đội khác có quyền được đoán, trả lời đúng
sẽ được cộng điểm Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm Trò chơi
kết thúc khi có đội tìm ra từ khóa hàng dọc Sau khi kết thúc trò chơi đội chơi nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng và sẽ có phần thưởng bằng quà hoặc giáo viên sẽ cộng điểm cho các thành viên trong đội chơi
Trang 25Các câu hỏi liên quan đến hàng ngang
Câu hỏi số 1: Hàng ngang số 1 có 2 từ với 8 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Hoạt động thu chi ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả…….?
Đáp án: Thu nội địa.
Câu hỏi số 4: Hàng ngang số 4 có 2 từ với 9 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và…… đối với các khoản thu, chi ngân sách nhà nước?
Đáp án: Quyết định.
Ô ch ữ được giải như sau
Giáo viên chốt đáp án ô chữ hàng dọc đó chính là THUẾ.
Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho học sinh sau đó dẫn dắt vào bài:
Đáp án của từ khóa trong ô chữ bí mật của chúng ta đó chính là Thuế Chủ đề hôm
trước các em đã được tìm hiểu về Ngân sách nhà nước Vậy trong ngân sách nhà nước Thuếchính là một nguồn thu chủ yếu Vậy Thuế là gì? Tại sao nhà nước phải thu thuế hay nói cách khác thuế có vai trò gì trong đời sống kinh tế xã hội, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học hôm nay-Bài 6: Thuế
Cách 3: M ở đầu bằng hình thức phát phiếu học tập cho học sinh
Trang 26- Dự kiến sản phẩm của học sinh
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: là thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi cáckhoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế
+ Thuế giá trị gia tăng: là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
+Thuế thu nhập cá nhân: là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần
tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.+ Thuế xuất nhập khẩu: là thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập
khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới
+ Thuế tài nguyên: là loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên
+ Thuế bảo vệ môi trường: là khoản thu của ngân sách nhà nước Nhằm điều tiết các hoạtđộng có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanhnghiệp sản xuất và tiêu thụ
+ Thuế môn bài: là mức thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh
- Giáo viên: thu 2-3 phiếu bất kì của học sinh, chiếu lên màn hình, cả lớp cùng đọc, đối chiếu với phiếu của mình và nhận xét
Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Vậy ngoài những loại thuế mà các em đãđược biết đến thì ở nước ta hiện nay còn có những loại thuế nào khác và thuế có những vai trò nào trong đời sống kinh tế xã hội, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài 6: Thuế
2.2.1.5 Tín d ụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Cách 1: M ở đầu bằng trò chơi vòng quay may mắn
Cách tiến hành:
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ Ở trò chơi này sẽ có 9 câu hỏi, Giáo viên sẽ bấm vào vòng quay may mắn, nếu kim dừng ở tổ nào thì tổ đó sẽ dành được quyền chọn câu hỏi và đưa racâu trả lời Trả lời đúng sẽ được ghi điểm, trả lời sai lại tiếp tục quay và chọn ra tổ may mắn dành được quyền trả lời và tiếp tục quay cho đến khi hết 9 câu hỏi Kết thúc trò chơi giáoviên đánh giá số điểm của các tổ và kết luận tổ nào may mắn nhất và dành được nhiều điểm
nhất sẽ là tổ chiến thắng và được tuyên dương hoặc tặng quà
Trang 27Câu hỏi số 1: Trao đổi hàng hóa là mối quan hệ giữa hàng hóa và….
Đáp án: Doanh nghiệp nhà nước
Câu hỏi số 5: Người dân thường vay thế chấp tài sản ở đâu?
Câu hỏi số 8: Người bán hàng được gọi là gì?
Đáp án: Nhân viên kinh doanh
Câu hỏi số 9: Khi vay tiền người vay phải trả khoản chênh lệch gọi là
Đáp án: Lãi (lãi suất)
Giáo viên nhận xét, bổ sung đáp án của học sinh sau đó dẫn dắt vào bài mới:
Như vậy chúng ta vừa tham gia trò chơi và tìm ra được một số từ khóa như: lãi suất,ngân hàng, ngắn hạn, tiền tệ, sổ tiết kiệm….Đây là những từ liên quan đến hoạt động gửi và vay tiền tại ngân hàng Mối quan hệ vay mượn ấy chính là tín dụng Vậy tín dụng là gì, tíndụng có những vai trò và đặc điểm nào, mỗi chúng ta cần tham gia sử dụng dịch vụ tín dụngnhư thế nào cho hiệu quả và có trách nhiệm, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngàyhôm nay-Bài 8: Tín dụng
Cách 2: Mở đầu bằng trò chơi giải ô chữ
Trang 28- Giáo viên giới thiệu về ô chữ: Ô chữ gồm 7 từ hàng ngang và một từ hàng dọc Học
sinh giải đúng các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc TÍN DỤNG.
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội Các đội chơi sẽ lần lượt chọn từ hàng ngang, đội chơinhanh chóng đưa ra câu trả lời Trả lời đúng đội chơi đó sẽ được cộng điểm Nếu sai hoặc sau 30 giây không có câu trả lời thì các đội khác có quyền được đoán, trả lời đúng sẽ được
cộng điểm Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra từ khóa hàng dọc Sau khi kết thúc trò chơi đội chơi nào được nhiều điểm
nhất sẽ chiến thắng và sẽ có phần thưởng bằng quà hoặc giáo viên sẽ cộng điểm cho các thànhviên trong đội chơi
Các câu hỏi liên quan đến từ khóa:
Câu hỏi số 1: Hàng ngang số 1 có 2 từ với 6 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Trao đổi hàng hóa là mối quan hệ giữa hàng hóa và….?
Đáp án: Tiền tệ
Câu hỏi số 2: Hàng ngang số 2 có 2 từ với 6 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Trong
nền kinh tế, nhà nước có vai trò tổ chức và …….toàn bộ nền kinh tế?
Đáp án: Quản lí
Câu hỏi số 3: Hàng ngang số 3 có 2 từ với 8 chữ cái: Người dân thường vay tiền ở đâu?
Đáp án: Ngân hàng
Câu hỏi số 4: Hàng ngang số 4 có 2 từ với 8 chữ cái: Đây là một hoạt động con người sử
dụng các sản phẩm hàng, hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt?
Đáp án: Tiêu dùng
Câu hỏi số 5: Hàng ngang số 5 có 2 từ với 6 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa… ?
Đáp án: Dịch vụ
Câu hỏi số 6: Hàng ngang số 6 có 2 từ với 9 chữ cái: Đây là một hoạt động nhằm mục tích
tạo ra lợi nhuận?
Trang 29Đáp án của từ khóa trong ô chữ bí mật của chúng ta đó chính là Tín dụng Tín dụng
có vai trò là cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh
tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển Bài học ngày hôm nay- bài 8: Tín dụng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn đặc điểm và vai trò của tín dụng, biết tham gia, sử dụngcác dịch vụ tín dụng một cách hiệu quả và trách nhiệm
Cách 3 : Mở đầu bằng hình thức quan sát hình ảnh và tìm thông tin
Cách tiến hành:
-Gv cho HS quan sát các hình ảnh sau đây và đặt câu hỏi: Hình ảnh dưới đây nói vềhoạt động gì? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những lợi ích của hoạt động đó?
-Dự kiến câu trả lời của học sinh:
+ Những hình ảnh trên nói về hoạt động gửi và vay tiền tại ngân hàng
+ Lợi ích: Việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng sẽ mang lại cho người gửi một khoản tiềnlãi, đồng thời cung cấp vốn cho những người đang cần tiền trong xã hội để sản xuất, kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng Gửi và vay tiền ở ngân hàng sẽ yên tâm vì ngân hàng là một
tổ chức tín dụng có uy tín
Từ đó Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Gửi và vay tiền ở ngân hàng- mốiquan hệ vay mượn ấy chính là tín dụng Tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốntiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinhdoanh cũng như nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư Nền kinh tế càng phát triển thìcác hình thức tín dụng cũng phát triển ngày càng đa dạng hơn Bài học ngày hôm nay- bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống sẽ giúp các em hiểu rõ hơn đặc điểm và vai trò của tín dụng trong đời sống, nhận biết được vai trò của tín dụng đối với đời sống bản thân, gia đình, xã hội để tham gia và sử dụng các dịch vụ tín dụng một cách có hiệu quả vàtrách nhiệm
Cách 4: M ở đầu bằng hình thức phát phiếu học tập cho học sinh
Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi và hoàn thiện phiếu học tập sau:
ọ và tên học sinh:
Trang 30- Dự kiến sản phẩm của học sinh
Chia s ẻ lợi ích của việc gửi và vay tiền ở ngân hàng
- Gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng mang lại cho người gửi một khoản tiền lãi đồng thời cung cấp vốn cho những người đang cần tiền trong xã hội để sản xuất , kinh doanh, đầu
tư hoặc tiêu dùng…
- Việc vay tiền từ các ngân hàng tuy thủ thục phức tạp nhưng lãi suất thấp và hơn nữa ngân hàng lại là một tổ chức tín dụng có uy tín vì vậy gửi và vay tiền ở ngân hàng sẽhoàn toàn yên tâm
- Giáo viên: thu 2-3 phiếu bất kì của học sinh và chiếu lên màn hình, các cặp đôi khác thảo
luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét, đánh giá
Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Cô rất đồng tình với ý kiến của các em
Gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng mang lại cho người gửi một khoản tiền lãi đồng thời cung
cấp vốn cho những người vay- đang cần tiền trong xã hội để sản xuất , kinh doanh, đầu tưtiêu dùng, xây nhà… Vay tiền ở ngân hàng sẽ yên tâm vì ngân hàng là một tổ chức tín dụng
có uy tín Mối quan hệ vay mượn ấy chính là tín dụng Vậy tín dụng là gì, tín dụng có nhữngvai trò và đặc điểm nào, mỗi chúng ta cần tham gia sử dụng dịch vụ tín dụng như thế nàocho hiệu quả và có trách nhiệm, bài học ngày hôm nay bài 8: tín dụng và vai trò của dịch vụtín dụng sẽ giúp chúng ta làm rõ những vấn đề trên
2.2.2 Một số hình thức mở đầu trong một số bài phần giáo dục pháp luật
2.2.2.1 Khái ni ệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Cách 1: M ở đầu bằng câu hỏi tình huống
Cách tiến hành:
- Giáo viên: Chia lớp thành 3 đến 6 nhóm tùy theo số lượng học sinh trong lớp và đưa ra tình huống thảo luận:
Trang 31Tình huống: Chị M và anh K yêu nhau 3 năm và hai người đã bàn đến chuyện kết hôn với nhau Thế nhưng bố chị M không đồng ý và tuyên bố cản trở hai người đến cùng vì
lí do K ông xứng đáng với chị M Thuyết phục bố mãi không được, chị nói: “nếu bố cứ cản
trở con là bố đang vi phạm pháp luật đấy” Ông nói lại: “Tao là bố mày thì tao có quyền quyết định việc mày yêu ai, lấy ai” Khi ấy chị M trả lời: “Bố ơi, theo luật Hôn nhân và gia đình quy định: việc kết hôn là do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”
Câu hỏi thảo luận:
1 Emcó suy nghĩ gì về hành vi cản trở của bố M? hành vi đó có đúng pháp luật không?
2 Tại sao chị M lại nêu ra luật Hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố mình?
3.Trong trường hợp này pháp luật có cần thiết đối với công dân hay không?
- HS các nhóm tiến hành thảo luận, ghi nội dung thảo luận vào phiếu A0
-Đại điện các nhóm lên thuyết trình
- Dự kiến sản phẩm của học sinh:
+ Hành vi cản trở của bố chị M là sai và không đúng pháp luật vì hôn nhân là dựa trên sự tự nguyện và không ai có quyền được ép buộc hay cản trở bất kì người nào khác
+ Chị M nêu ra luật hôn nhân và gia đình vì đây sẽ là cơ sở pháp lí để giúp 2 người
tiến tới hôn nhân, bố chị M không có quyền được ép con gái mình phải cưới ai hoặc không được lấy ai
+ Trong trường hợp này pháp luật có cần thiết vì pháp luật sẽ bảo vệ quyền tự do kết hôn của chị M và anh K
Giáo viên nhận xét, ghi nhận tất cả ý kiến đóng góp của các nhóm và kết luận để dẫn vào bài mới: Qua tình huống trên các em thấy pháp luật có cần thiết không- rất cần thiết vì
nó bảo vệ tình yêu của những người yêu nhau, bảo vệ quyền công dân, không chỉ trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác như giao thông, kinh doanh…thì pháp luật rất cần thiết để đảm bảo cho xã hội được an toàn, trật tự, được ổn định
và phát triển, được công bằng hay bảo vệ được quyền lợi của những người yếu thế Vậy pháp luật là gì, pháp luật có những đặc điểm nào và có những vai trò như thế nào trong đời
sống xã hôi, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài 11: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật
Cách 2: M ở đầu bằng trò chơi giải ô chữ
Cách tiến hành:
Giáo viên giới thiệu ô chữ Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và một từ hàng dọc Học sinh
giải đúng các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc PHÁP LUẬT.
+ Hình thức: Giáo viên chia lớp thành 4 đội Các đội chơi sẽ lần lượt chọn từ hàng ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời Trả lời đúng đội chơi đó sẽ được cộng điểm Nếu sai hoặc sau 30 giây không có câu trả lời thì các đội khác có quyền được đoán, trả lời đúng
sẽ được cộng điểm Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm Trò chơi
kết thúc khi có đội tìm ra từ khóa hàng dọc Sau khi kết thúc trò chơi đội chơi nào được
Trang 32nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng và sẽ có phần thưởng bằng quà hoặc giáo viên sẽ cộng điểm cho các thành viên trong đội chơi.
Các câu hỏi liên quan đến hàng ngang
Câu hỏi số 1: Hàng ngang số 1 có 2 từ với 7 chữ cái: Đây là 1 quy tắc, khi đi trên đường
mọi người phải đi ở phần đường này?
Đáp án: Bên phải
Câu hỏi số 2: Hàng ngang số 2 có 3 từ với 9 chữ cái: Đây là một đồ vật mà người ngồi trên
xe mô tô xe gắn máy bắt buộc phải đội?
Đáp án: Mũ bảo hiểm
Câu hỏi số 3: Hàng ngang số 3 có 2 từ với 7 chữ cái bắt đầu bằng chữ B: Đây là một dụng
cụ đặt ở lề đường, khi tham gia giao thông mọi người cần phải quan sát?
Đáp án: Biển báo.
Câu hỏi số 4: Hàng ngang số 4 có 4 từ với 13 chữ cái: Đây là một trong những loại giấy tờ
mà người điều khiển xe trên 50 phân khối bắt buộc phải có? (GV gợi ý thêm- ngoài chứng
nhận đăng kí xe và bảo hiểm dân sự)
Đáp án: Luật giao thông
Câu hỏi số 8: Hàng ngang số 8 gồm có 2 từ với 7 chữ cái: Đây là một trong những nghĩa vụ
mà người kinh doanh bắt buộc phải thực hiện?
Đáp án: Nộp thuế
Ô ch ữ được giải như sau
Giáo viên chốt đáp án ô chữ hàng dọc đó chính là PHÁP LUẬT.
Trang 33Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho học sinh sau đó dẫn dắt vào bài:
Đáp án của từ khóa trong ô chữ bí mật của chúng ta đó chính là Pháp luật Trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ trật tự an toàn giao thông, văn hóa, giáo dục đến hôn nhân vàgia đình, từ bảo vệ môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ở đâu cũng cần cópháp luật Hiểu biết về pháp luật sẽ giúp chúng ta có những ứng xử phù hợp, đúng pháp luật
và thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Vậy pháp luật là gì? pháp luật có
những đặc điểm nào và pháp luật cần thiết như thế nào trong đời sống xã hội, chúng ta sẽcùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay- Bài 11: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật
Cách 3: M ở đầu bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”
Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho cá lớp tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi tương ứng với 4 nhóm Nhiệm vụ của các đội: Nêu
những quy định của pháp luật mà em biết (gợi ý: Luật giao thông đường bộ; Luật hôn nhân
và gia đình; Luật kinh doanh; Luật giáo dục; Luật phòng chống ma túy; Luật bảo vệ môi trường; các luật thuế….)
- Thời gian: từ 3 đến 5 phút để các thành viên trong nhóm suy nghĩ, thảo luận và ghi các câu
trả lời ra giấy
- Sau khi hết thời gian thảo luận, nhóm trưởng các nhóm sẽ đọc kết quả trước lớp
- Cách tính điểm: mỗi quy định của pháp luật mà đúng được cộng 1 điểm Nhóm nào nêu được nhiều quy định của pháp luật nhất, đúng nhất trong thời gian quy định sẽ là nhóm
thắng cuộc
- Sau khi trò chơi kết thúc sẽ có 1 học sinh là thư kí ghi lại điểm số của các đội tham gia Đội chơi nào điểm cao nhất sẽ thắng cuộc
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận và dẫn dắt học sinh vào bài học:
Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ trật tự an toàn giao thông, văn hóa, giáo dục đến hôn nhân và gia đình, từ bảo vệ môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ở đâucũng cần có pháp luật Trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
mỗi công dân cần phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Hiểu biết về pháp luật
sẽ giúp chúng ta có những ứng xử phù hợp, đúng pháp luật và thực hiện các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân Vậy pháp luật là gì? Pháp luật có những đặc điểm nào và pháp luật
cần thiết như thế nào trong đời sống xã hội thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài
học ngày hôm nay- Bài 11: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật
Cách 4: M ở đầu bằng hình thức khai thác tranh ảnh và tìm thông tin
Cách tiến hành:
- Giáo viên: cho học sinh quan sát các hình ảnh và đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình khi quan sát 2 hình ảnh trên? Nếu không có pháp luật có sao không?
Trang 34-HS suy nghĩ và trả lời nhanh trong vòng 2 phút
- Dự kiến câu trả lời của học sinh:
+ Hình ảnh 1: Người tham gia giao thông không có ý thức chấp hành quy định củapháp luật giao thông đường bộ, tự do di chuyển đi lại trên đường gây ách tắc giao thông, gây mất trật tự an toàn giao thông và gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người thamgia giao thông
+ Hình ảnh 2: Người tham gia giao thông chấp hành tốt quy định của luật giao thôngđường bộ, góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông, bảo đảm cho giao thông được thông
suốt, an toàn cho mọi người
Giáo viện nhận xét, bổ sung thông tin cho học sinh sau đó dẫn dắt vào bài mới:
Tình hình trật tự, an toàn giao thông rất phức tạp, nếu không có luật giao thông, mọi người tham gia không có ý thức chấp hành pháp luật, không có công an giao thông quản lý
và điều hành thì mọi người tham gia giao thông vừa đi lại khó khăn vừa không an toàn tính mạng Suy rộng ra trong mọi lĩnh vực của xã hội cũng cần phải có pháp luật, mỗi lĩnh
vực có một ngành luật để điểu chỉnh hành vi của con người khi tham gia vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực đó Có như vậy xã hội mới có trật tự, kỷ cương, và đảm bảo an toàn, công
bằng cho mọi người trong xã hội Vì vậy xã hội muốn phát triển được cần phải có pháp luật
Vậy pháp luật là gì? Pháp luật có những đặc điểm nào và pháp luật cần thiết như thế nàotrong đời sống xã hội thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay -Bài 11: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật
2.2.2.2 H ệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Cách 1: M ở đầu bằng hình thức phát phiếu học tập cho học sinh
Trang 35Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam Chia sẻ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ
- Học sinh suy nghĩ, chia sẻ trong nhóm đôi hoàn thiện phiếu học tập trong vòng 2 phút GV
đi tới các nhóm quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ học sinh
- Dự kiến câu trả lời của học sinh
K ể tên các luật, bộ luật
c ủa Việt Nam
Chia s ẻ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em
xã hội bị coi là tội phạm Quy định các hình phạt đối với
những người có hành vi phạm tội, nguyên tắc xác định tội danh, quyết định hình phạt
- Luật dân sư: là hệ thống quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa, tiền tệ trên nguyên
tắc bình đẳng, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm của chủ thểtham gia quan hệ dân sự
- Luật hôn nhân và gia đình: điều chỉnh các mối quan hệtrong việc kết hôn, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ con cái, ông bà các cháu…
Luật lao động: quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng
lao động, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến bảo hiểm
xã hội, tổ chức đại diện tập thể người lao động, tổ chức đại
diện người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội, quỹ
bảo hiểm xã hội
- Luật giao thông đường bộ: tổng hợp những quy định của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vựcgiao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và quản lí nhà nước về giao thông đường bộ
- Giáo viên: thu 2-3 phiếu bất kì của học sinh và chiếu lên màn hình, các cặp đôikhác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét, đánh giá
Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Ngoài những luật và bộ luật mà các em
Trang 36một hệ thống pháp luật đầy đủ và thống nhất, được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp
luật trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự, định hướng, tạo khuôn mẫu cho các hoạt động
của các tổ chức cá nhân Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Cách 2: M ở đầu bằng hình thức quan sát tranh ảnh và tìm thông tin
Cách tiến hành:
- Giáo viên: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu: Chia sẻ hiểu biết của
em về một trong các văn bản trên?
- Dự kiến câu trả lời của học sinh:
+ Hiến pháp: là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Quốc
hội ban hành, là văn bản có giá trị pháp lí cao nhất trong tất cả các vă bản, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp mới nhất là Hiến pháp 2013.+ Luật hình sự: là hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội nhằm xác định rõ hành vi nào nguy hiểm cho xã hội Quy định các hình phạt đối với những người có hành vi
phạm tội, nguyên tắc xác định tội danh, quyết định hình phạt
+ Luật dân sư: là hệ thống quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa, tiền tệ trên nguyên tắc bình đẳng, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm của chủ thểtham gia quan hệ dân sự
+ Luật hôn nhân và gia đình: điều chỉnh các mối quan hệ trong việc kết hôn, quan hệ vợchồng, quan hệ cha mẹ con cái, ông bà các cháu…
+ Luật lao động: Điều chỉnh các mối quan hệ lao động phát sinh giữa người lao động làmcông ăn lương và người sử dụng lao động bằng hợp đồng lao động
Trang 37Giáo viên nhận xét, bổ sung các câu trả lời cho học sinh sau đó dẫn dắt vào bài:
Để điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp, Nhà nước cần ban hành một hệ
thống pháp luật đầy đủ và thống nhất Hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự, định hướng, tạo khuôn mẫu cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta
hiểu về hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật Việt Nam
2.2.2.3 Th ực hiện pháp luật
Cách 1: M ở đầu bằng hình thức khai thác tranh ảnh và tìm thông tin
Cách tiến hành:
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu
hỏi: Em hãy cho biết người tham gia giao thông trong mỗi ảnh đã có những hành vi như thếnào? Hành vi đó có phù hợp với pháp luật hay không? Vì sao?
Hs quan sát,thảo luận cặp đôi để đưa ra câu trả lời
Giáo viên gọi 2 đến 3 cặp đôi trả lời câu hỏi, một số học sinh khác nhận xét bổ sung
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
+ Hình 1: Tất cả mọi người tham gia giao thông dừng lại khi có đèn đỏ, người đi bộ đi đúng
trên làn đường dành cho người đi bộ Hành vi này phù hợp với pháp luật vì đã xử sự đúngquy định của pháp luật; làm những việc mà pháp luật quy định phải làm (Luật giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải dừng lại khi có đèn đỏ)
+ Hình 2: Các bạn nam điều khiển xe đạp điện bằng một tay, kè dắt nhau trên đường, dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm Hành vi này không phù hợp với pháp luật hay là hành
vi trái pháp luật vì đã không làm những điều mà pháp luật quy đinh phải làm (không đội mũ
bảo hiểm) và làm những việc mà pháp luật cấm (Luật giao thông đường bộ cấm đi xe dànhàng ngang…)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Pháp luật chỉ thực sự phát huy được vai trò khi các các tổ chức cá nhân tôn trọng, tự giác, chủ động thực hiện Những hành vi phù hợp với pháp luật đều là những hành vi thực hiện pháp luật Vậy thực hiện pháp luật là gì? Có những hình thức thực hiện pháp luật nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay- Bài 12: Thực hiện pháp luật
Trang 38Cách 2: M ở đầu bằng trò chơi tiếp sức
Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, treo 2 bảng phụ lên bảng
- Nhiệm vụ của các đội chơi như sau: kể về các hành vi đúng pháp luật và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ
ĐỘI 1 Hành vi đúng pháp luật GT đường bộ Hành vi vi ph ạm luật GT đường bộ
phụ trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút: Trong cùng một thời gian đội nào kể được nhiều hơn và đúng đội đó sẽ chiến thắng
Dự kiến sản phẩm của các đội
Hành vi đúng pháp luật GT đường bộ Hành vi vi ph ạm luật GT đường bộ
- Dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ
-Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
-Đi đúng làn đường quy định
- Chấp hành hiệu lệnh của người điều
khiển giao thông
-Vượt đèn đỏ
- Chở quá số người quy định
-Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe
mô tô, xe gắn máy
- Lạng lách đánh võng
Trang 39-Điều khiển xe máy khi đủ tuổi
- Có giấy phép lái xe
- Bật xin nhan khi chuyển hướng
- Khôngđi dàn hàng 3, hàng 4
….……
-Phóng nhanh, vượt ẩu
-Đi sai làn đường
- dàn hàng ngang
-Bôc đầu xe
- Không có giấy phép lái xe
-Điều khiển xe vượt tốc độ cho phép
- Uống rượu bia khi lái xe
- Sử dụng điện thoại khi lái xe
- Sử dụng ma túy khi lái xe
-Điều khiển xe chạy ngược chiều
- Không bật xin nhan khi chuyển hướng
GV nhận xét và đánh giá phần chơi của các đội và đặt câu hỏi thảo luận chung: Theo
em, việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? Sau đó GV dẫn dắt vào bài mới:
Để quản lí đất nước, Nhà nước không chỉ ban hành pháp luật mà điều quan trọng là
cần phải làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống xã hội, được thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh trong thực tế Pháp luật chỉ thực sự phát huy được vai trò khi các cá tổ chức
cá nhân tôn trọng, tự giác, chủ động thực hiện Vậy thực hiện pháp luật là gì? Có những hình thức thực hiện pháp luật nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay- Bài 13:
GV đặt câu hỏi, yêu cầu thảo luận theo cặp đôi:
1 Qua đoạn video, em hãy chỉ ra hành vi vi phạm của những người tham gia giao thông?
2 Hậu quả của những hành vi trên là gì?
- Hs quan sát video, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
- Giáo viên mời đại diện của 2 hoặc 3 cặp đôi trả lời câu hỏi; một số học sinh khác nhận xét,
bổ sung
- Dự kiến câu trả lời của học sinh:
+ Những hành vi vi phạm: không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy định; lạng lách,đánh võng; đi xe máy trên 50 phân khối khi chưa đủ tuổi
+ Hậu quả: Đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của những người tham gia giao thông
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Để tránh những hậu quả đáng tiếc
xảy ra, mỗi cá nhân và tổ chức cần phải thực hiện đúng pháp luật Vậy thực hiện pháp luật
là gì? Có những hình thức thực hiện pháp luật nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay- Bài 13: Thực hiện pháp luật
Trang 402.2.2.4 Gi ới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cách 1: M ở đầu bằng trò chơi giải ô chữ
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu ô chữ Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và một từ hàng dọc Học sinh giải
đúng các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc HIẾN PHÁP.
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội Các đội chơi sẽ lần lượt chọn từ hàng ngang và nhanh chóng đưa ra câu trả lời Trả lời đúng đội chơi đó sẽ được cộng điểm Nếu sai hoặc sau 30 giây không có câu trả lời thì các đội khác có quyền được đoán, trả lời đúng sẽ được cộng điểm Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra từ khóa hàng dọc Sau khi kết thúc trò chơi đội chơi nào được nhiều điểm nhất sẽchiến thắng và sẽ có phần thưởng bằng quà hoặc giáo viên sẽ cộng điểm cho các thành viêntrong đội chơi
Các câu hỏi liên quan đến hàng ngang
Câu hỏi số 1: Hàng ngang số 1 có 4 từ với 15 chữ cái: Không làm những điều mà pháp luật
cấm là hình thức thực hiện pháp luật nào?
Đáp án: Tuân thủ pháp luật
Câu hỏi số 2: Hàng ngang số 2 có 2 từ với 10 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Pháp
luật có vai trò là…….để nhà nước quản lí xã hội?
Câu hỏi số 5: Hàng ngang số 5 có 4 từ với 14 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Chỉ
cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền mới được……?
Đáp án: Áp dụng pháp luật
Câu hỏi số 6: Hàng ngang số 6 có 2 từ và 7 chữ cái: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Thực
hiện pháp luật là hành vi…….của cá nhân, tổ chức?
Ô ch ữ được giải như sau
Giáo viên chốt đáp án ô chữ hàng dọc đó chính là HIẾN PHÁP.