1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của đảng nhân dân cách mạng lào một số vấn đề lý luận và thực tiễn

57 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Thức Lãnh Đạo Công Tác Đối Ngoại Của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 99,99 KB

Nội dung

Trong các chủ thể tham gia vào lĩnh vực đối ngoại thì Đảng NDCMLào là một chủ thể quan trọng xuất phát từ vị trí, vai trò lãnh đạo của ĐảngNDCM Lào trong hệ thống chính trị của nước CHDC

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của chuyên đề 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 3

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 3

5 Đóng góp mới của chuyên đề 4

6 Kết cấu của chuyên đề 4

Chương 1 ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VÀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO 5

1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 5

1.2 Công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - khái niệm, vai trò, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm 11

Chương 2 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO 24

2.1 Khái niệm phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 24

2.2 Nội dung của phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 28

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO 42

3.1 Yếu tố chủ quan tác động đến phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại ở trên Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 42

3.2 Yếu tố khách quan tác động đến phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 47

KẾT LUẬN 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Đối ngoại của các quốc gia trên thế giới nói chung là một trong nhữnghoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm tiếp nối các chính sách đốinội đồng thời nhằm tạo môi trường cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tếqua đó kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại từ đó giúp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Đối với nước CHDCND Lào xuất phát từ vị trí trung tâm củakhu vực Đông Nam Á lục địa cũng như với thể chế chính trị và định hướngXHCN nên trong bối cảnh thực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế hiện naynước CHDCND Lào cần hết sức chú trọng và tận dụng những ưu thế củacông tác đối ngoại để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra

Để làm được điều đó công tác đối ngoại của nước CHDCND Lào cần có sựtham gia của cả hệ thống chính trị

Trong các chủ thể tham gia vào lĩnh vực đối ngoại thì Đảng NDCMLào là một chủ thể quan trọng xuất phát từ vị trí, vai trò lãnh đạo của ĐảngNDCM Lào trong hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào cũng như cơcấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Đảng NDCM Lào trong thực tiễn.Trong quá trình tham gia vào lĩnh vực đối ngoại thì Đảng NDCM Lào đề ranhững mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm trong công tác đốingoại và thực hiện nó thông qua các phương thức lãnh đạo công tác đối ngoạicủa Đảng NDCM Lào đó là Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, địnhhướng về công tác đối ngoại; Đảng lãnh đạo thông qua việc phát huy vai tròquản lý của Nhà nước trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, nghịquyết của Đảng về công tác đối ngoại thành chính sách và tổ chức thực hiện;Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thiết phục, vận động về công tácđối ngoại; Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng ở trong các cơ quan đốingoại và phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên là cán bộ đối

Trang 3

ngoại; Đảng lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bộ của Đảng, xây dựng độingũ cán bộ đối ngoại có đức và có tài; Đảng thông qua phát huy vai trò củaMặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dântrong công tác ngoại giao nhân dân và Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra,giám sát hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên thực hiện công tác đốingoại.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các phương thức lãnh đạo công tácđối ngoại của Đảng NDCM Lào luôn chịu sự tác động từ các yếu tố đếnphương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào trong đó baogồm yếu tố chủ quan như tính đặc thù của công tác đối ngoại, năng lực, trình

độ, tư duy lý luận, kinh nghiệm của Đảng trong công tác đối ngoại, Ban chấphành trung ương Đảng và đội ngũ đảng viên làm công tác đối ngoại và sựphối hợp, triển khai đồng bộ giữa các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giaonhà nước và ngoại giao nhân dân Đồng thời, các yếu tố khách quan như tìnhhình khu vực và quốc tế, bối cảnh trong nước (kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội), sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cũng là những yếu tố ảnh hưởngnhất định đến phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong những năm qua việc làm rõ và phân tích cơ sở lý luận và thựctiễn về công tác đối ngoại nói chung cũng như về phương thức lãnh đạo côngtác đối ngoại của Đảng NDCM Lào nói riêng vẫn còn chưa có nhiều côngtrình nghiên cứu chuyên sâu và bài bản

Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả đã lựa chọn chuyên đề “Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm chuyên đề chuyên sâu của luận án

tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề

2.1 Mục đích của chuyên đề

Trang 4

Làm rõ một số vấn đề về Đảng NDCM Lào và công tác đối ngoại củaĐảng NDCM Lào, chuyên đề phân tích khái niệm và nội dung của phươngthức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào đồng thời làm rõ cácyếu tố tác động đến phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của ĐảngNDCM Lào

2.2 Nhiệm vụ của chuyên đề

- Phân tích cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Đảng NDCM Lào

và công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào;

- Làm rõ khái niệm và phân tích nội dung của phương thức lãnh đạocông tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào;

- Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến phươngthức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào trong giai đoạnhiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

3.1 Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề

Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cáchmạng Lào - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

3.2 Phạm vi của chuyên đề

Về nội dung: một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đối ngoạicủa Đảng NDCM Lào

Về thời gian: từ năm 2011 đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề

Trang 5

Chuyên đề dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chuyên đề cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa họcchuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước như: phương phápnghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic vàlịch sử, phương pháp thống kê…

5 Đóng góp mới của chuyên đề

- Chuyên đề đưa ra được khái niệm và phân tích nội dung của phươngthức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào

- Chuyên đề phân tích rõ các yếu tố tác động đến phương thức lãnh đạocông tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn hiện nay

- Chuyên đề cũng là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu,giảng dạy, học tập về phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào nói chung,công tác đối ngoại nói riêng

6 Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề được kết cấu gồm mở đầu, nội dung với 3 chương, 6 tiết, kếtluận và danh mục tài liệu tham khảo

Trang 6

Chương 1 ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VÀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI

CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO

1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

1.1.1 Khái quát về Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Tháng 10 năm 1930, theo quyết định của Quốc tế Cộng sản, ĐảngCộng sản Đông Dương có nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân ba nước Việt Nam,Lào và Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc ở mỗinước Vào thời điểm đó tổ chức đảng ở nước Lào là một bộ phận của ĐảngCộng sản Đông Dương Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, nhân dân cácdân tộc Lào đã giành thắng lợi vẻ vang, tuyên bố độc lập và thành lập Chínhphủ Lào tự do vào ngày 12 tháng 10 năm 1945 Sau đó trước tình hình banước Đông Dương và quốc tế có nhiều chuyển biến lớn, tháng 2 năm 1951,Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội lần thứ hai Đồng chí KaysonePhomvihane được cử tham gia Đại hội Đại hội đã quyết định tổ chức ở mỗinước một đảng riêng để lãnh đạo cách mạng cho phù hợp với đặc điểm củatừng nước Từ đó, nước Lào đã được định hướng thành lập đảng riêng để lãnhđạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do

Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất họp ở tỉnh Hủa Phăn từ ngày 22 tháng

3 đến ngày mùng 6 tháng 4 năm 1955 đã thành lập Đảng NDCM Lào Trong

đó Đại hội thông qua Báo cáo thành lập Đảng; lấy tên là Đảng Nhân dân Lào,thông qua các đường lối cơ bản, chương trình hành động trước mắt và Điều lệcủa Đảng và lập Ban Chỉ đạo Trung ương gồm 5 đồng chí đó là “KaysonePhomvihane, Nuhak Phonsavane, Sisavath Keobounphanh, Khamxeng vàBun Phommahaxay, do đồng chí Kaysone Phomvihane làm Tổng Bí thư” [22,tr.383-385]

Trang 7

Kể từ ngày ra đời đến nay Đảng NDCM Lào đã trải qua 10 kỳ Đại hộiĐảng, trong quá trình hình thành và phát triển của mình Đảng NDCM Lào đãkhắc vào lịch sử oai hùng của đất nước và dân tộc Lào những mốc son chóilọi Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào giành thắng lợivang dội, giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đếquốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, lập nên nước CHDCND Lào, đưa dântộc bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên Hòa bình, Độc lập, Dân chủ, Thốngnhất, Thịnh vượng

Đảng NDCM Lào “là đội tiên phong có tổ chức, là tổ chức chính trị caonhất của giai cấp công nhân Lào và của chế độ dân chủ nhân dân Lào, là đạidiện trung thành nhất quán cho quyền và lợi ích của giai cấp công nhân, nhândân lao động Lào yêu nước và toàn thể nhân dân Lào” [1, tr.230-231]

Đảng NDCM Lào “là đảng cầm quyền, là hạt nhân trong hệ thốngchính trị dân chủ nhân dân, lãnh đạo nhân dân các bộ tộc thực hiện hai nhiệm

vụ chiến lược là giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chế độ dân chủ nhândân theo mục tiêu CNXH” [15, tr.1-2]

Nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng NDCM Lào là Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane đồng thời tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại, những tiến bộ khoa học cũng như áp dụng những kinhnghiệm của các Đảng cầm quyền trên thế giới phù hợp với thực tiễn và điềukiện thực tế của đất nước Cùng với đó, Đảng chống tư tưởng và hành độngthúc đẩy xu hướng đa nguyên, đa đảng; chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩabảo thủ và chủ nghĩa cơ hội dưới mọi hình thức

-1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Từ Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào đến nay cơ cấu tổ chức Đảngđược tổ chức theo hệ thống hành chính điều đó có nghĩa là hệ thống tổ chứccủa Đảng bao gồm 4 cấp đó là: cấp trung ương; cấp tỉnh, thủ đô, các cơ quantrung ương; huyện, thị trấn, thành phố và cấp cơ sở Theo đó, từ cấp tỉnh đến

Trang 8

cơ sở là tổ chức đảng ở địa phương, những nội dung liên quan đến cơ cấu tổchức của Đảng NDCM Lào đã được quy định rõ trong Điều lệ Đảng NDCMLào khóa X tại Điều 10 đó là: “hiện nay cơ cấu tổ chức của Đảng NDCM Làogồm có Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trungương Đảng Về tổ chức của Đảng NDCM Lào hiện có 4 cấp đó là cấp trungương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở” [10, tr.14] Điều này thể hiện qua cácnội dung cụ thể như sau:

Cấp trung ương: Cấp trung ương cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội

đại biểu toàn quốc của Đảng NDCM Lào - cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đạihội là Ban chấp hành Trung ương gồm Bộ chính trị và Ban bí thư Cơ quantrực thuộc là Đảng bộ thủ đô Viêng Chăn, đảng bộ các tỉnh, Đảng bộ khối các

cơ quan Trung ương, Đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng bộ Quânđội, Đảng bộ An ninh Trung ương và Đảng bộ ngoài nước

Cấp tỉnh: Ở cấp tỉnh cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh ủy, thành ủy) Cơ quan trực thuộc làĐảng bộ cấp huyện, Đảng bộ cấp trên trực tiếp của cơ sở (tương đương cấphuyện) trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương Một số

tổ chức cơ sở Đảng có vị trí quan trọng, đông đảng viên, nhiều tổ chức Đảngtrực thuộc, được giao một số quyền của cấp trên cơ sở Các đảng bộ, chi bộ cơ

sở có vị trí quan trọng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối Trung ương,Quân ủy Trung ương, Đảng ủy An ninh Trung ương

Cấp huyện: Cơ quan lãnh đạo tại cấp huyện là Ban chấp hành đảng bộ

huyện (huyện ủy) và các cơ quan trực thuộc là các đảng bộ, chi bộ cơ sở bản,các đảng bộ cơ sở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũtrang trực thuộc huyện ủy và tương đương

Cấp cơ sở: Cấp sơ sở là cấp thấp nhất của cơ cấu tổ chức của Đảng

NDCM Lào được tổ chức tại các bản, cụm bản, cơ quan, nhà máy, trườnghọc, bệnh viện, doanh nghiệp, văn phòng, đơn vị lực lượng vũ trang và cơquan khác Cấp cơ sở là cấp có vị trí nền tảng trong cơ cấu tổ chức của Đảng

Trang 9

NDCM Lào vì đây là cấp chịu trách nhiệm nhằm phổ biến và thực hiện cácđường lối, chủ trương, định hướng, chính sách, nghị quyết, luật pháp củaĐảng, Nhà nước và cũng là nơi tiếp nhận các phản hồi, nguyện vọng của nhândân lên cấp tổ chức đảng cao hơn cũng như có vai trò quan trọng trong việcđoàn kết các đảng viên cũng như nhân dân trong đất nước

1.1.3 Chức năng của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Thứ nhất, chức năng lãnh đạo

Đảng NDCM Lào luôn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với cáchmạng, dân tộc và nhân dân Lào Sau khi đất nước được giải phóng dưới sựlãnh đạo của Đảng NDCM Lào thực hiện 2 chiến lược đó là “giữ gìn và pháttriển đất nước” [23, tr.2] đặc biệt là tiến hành công cuộc đổi mới và có nguyêntắc để khai thác, phát huy lực lượng toàn thể dân tộc Đặc biệt, trong thời hiệnđại phải tiếp tục xây dựng và kiện toàn chế độ dân chủ nhân dân, làm chonhân dân giàu, hạnh phúc, nước mạnh, đoàn kết xã hội, dân chủ, công bằng vàvăn minh đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội

Chức năng lãnh đạo của Đảng NDCM Lào cũng được hiến định trongĐiều 3 của các bản Hiến pháp của nước CHDCND Lào năm 1991, 2003 và

2015 đó là: Nước CHDCND Lào gồm tất cả các dân tộc được thực hiện vàđảm bảo quyền làm chủ bằng các hoạt động của hệ thống chính trị mà đứngđầu là Đảng NDCM Lào

Như vậy, chức năng của Đảng NDCM Lào là lãnh đạo chính trị, trong

đó Đảng NDCM Lào đề ra chủ trương, đường lối, lãnh đạo tổ chức thực hiện

và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm

Thứ hai, chức năng hoạch định chính sách của đất nước

Trong hệ thống chính trị hiện tại của nước CHDCND Lào ĐảngNDCM Lào đưa ra các văn kiện của Đảng và Quốc hội cũng như Chính phủkhóa tiếp theo sẽ có nhiệm vụ thể chế hóa các chủ trương, đường lối củaĐảng thành những chính sách của Nhà nước về các lĩnh vực trọng yếu trong

đó có lĩnh vực đối ngoại để tổ chức thực hiện trong thực tiễn nhằm góp phần

Trang 10

hiện thực hóa những mục tiêu và nhiệm vụ chung mà Đảng NDCM Làohướng đến trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Đây là chức năng quan trọng “thể hiện được năng lực, trình độ và khảnăng lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong thực tiễn hoạt động của Đảng”[12, tr.82-83].

Thứ ba, chức năng cung cấp nguồn nhân lực cho các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan của hệ thống chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội

Để thực hiện được chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng đòi hỏiĐảng cần chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ đảng viên của mình đủ đức đủ tài

để từ đó Đảng cung cấp nguồn nhân lực cho các vị trí lãnh đạo trong các cơquan quyền lực nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và các tổ chứcchính trị - xã hội Trong giai đoạn hiện tại hầu hết các vị trí lãnh đạo trong các

cơ quan quyền lực nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và các tổ chứcchính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương đều là đảng viên của ĐảngNDCM Lào và số người không thuộc đảng viên của Đảng chiếm một tỷ lệ vôcùng nhỏ Nhờ đó Đảng NDCM Lào có thể đảm bảo chủ trương, đường lối,định hướng của Đảng luôn được đảm bảo thực hiện đúng và hướng đến nhữngmục tiêu chung của cả dân tộc

Thứ tư, chức năng huy động sự tham gia của người dân vào đời sống

chính trị của đất nước

Đảng NDCM Lào còn đảm nhiệm chức năng huy động và giáo dục cửtri, lôi kéo sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị thể hiện qua việcngười dân đóng góp vào quá trình bầu cử những vị trí trong các cơ quanquyền lực nhà nước và tham gia đóng góp cũng như kiểm tra, giám sát độingũ cán bộ đảng viên ở các hoạt động trong thực tiễn đời sống Đồng thời,Đảng NDCM Lào cũng thực hiện chức năng thu hút sự ủng hộ của quầnchúng nhân dân đối với Đảng NDCM Lào trong việc ủng hộ các chủ trương,đường lối, định hướng trong công tác đối ngoại để lợi ích chính đáng của toànthể nhân dân luôn song hành cùng với lợi ích của Đảng NDCM Lào

Trang 11

1.1.4 Nhiệm vụ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Một là, nhiệm vụ lãnh đạo hệ thống chính trị

Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể cách mạng dân tộc dân chủ do ĐảngNDCM Lào trực tiếp lãnh đạo, qua thực tiễn lãnh đạo và chỉ đạo phong tràocách mạng đã xác định “xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, do nhândân lao động các bộ tộc làm chủ, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng” [5,tr.112-114] Sau khi nắm được chính quyền đến nay, CHDCND Lào đã thiếtlập cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với thực tiễn của đất nước Trong hệthống chính trị đó Đảng NDCM Lào trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane, tình hình quốc tế và cơ

sở kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ nhằm đề ra định hướng chínhtrị cho cả nước Đồng thời Đảng NDCM Lào căn cứ vào chính tổ chức, hoạtđộng của Nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và tổ chức quần chúng,căn cứ vào việc đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước, Mặt trậnLào Xây dựng Đất nước và tổ chức quần chúng để đề ra định hướng chính trịcho tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và

tổ chức quần chúng

Hai là, nhiệm vụ lãnh đạo các lĩnh vực trọng yếu của xã hội

Đảng có nhiệm vụ đưa ra định hướng chính trị trên các lĩnh vực trọngyếu như kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng Điều này thểhiện qua các nội dung sau:

Về kinh tế: Đảng đề ra định hướng phát triển kinh tế cho đất nước, làm

cơ sở lý luận cho việc tổ chức và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước; làm

cơ sở lý luận để các Nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và tổ chứcquần chúng thực hiện các cuộc vận động thành viên của mình làm kinh tế

Về chính trị: Đảng đề ra phương hướng và những nguyên tắc cơ bản

làm cơ sở để Nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và tổ chức quần

Trang 12

chúng xây dựng, hoàn thiện về tổ chức bộ máy và triển khai hoạt động nhằmthực hiện các nhiệm vụ chính trị

Về văn hóa - xã hội: Đảng đề ra những chương trình, những định

hướng để Nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và tổ chức quần chúngthực hiện trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Về an ninh, quốc phòng: Đảng đề ra những định hướng lãnh đạo trong

việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trong việc bảo vệ an ninh trật tự, antoàn xã hội để Nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và tổ chức quầnchúng triển khai thực hiện

Ba là, nhiệm vụ lãnh đạo toàn dân thực hiện mục tiêu xây dựng chế độ

dân chủ nhân dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Lý luận và thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng trong giai đoạn tiến hànhcách mạng dân chủ đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào là yếu tốđảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Đảng NDCM Lào là lực lượng chính trịduy nhất lãnh đạo toàn dân vượt qua những khó khăn và thử thách, lãnh đạo sựnghiệp cách mạng giải phóng giành được thắng lợi vẻ vang, tiếp tục đưa đấtnước thoát khỏi tình trạng khó khăn, kém phát triển, tạo tiền đề từng bước xâydựng chủ nghĩa xã hội Trong tình hình mới “Đảng NDCM Lào là đội quân tiênphong có tổ chức, là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân Lào, làđại biểu trung thành với quyền và lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân laođộng yêu nước và của toàn dân tộc” [2, tr.9], sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào

là yếu tố cơ bản đảm bảo cho đất nước phát triển phồn vinh

1.2 Công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - khái niệm, vai trò, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm

1.2.1 Khái niệm công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Đối ngoại là một khái niệm có nội hàm rất rộng với rất nhiều các cáchhiểu, cách giải thích dưới những khía cạnh, phạm vi khác nhau

Đối ngoại được hiểu là các hoạt động do các chủ thể thực hiện dưới sự

lãnh đạo của đảng cầm quyền nhằm mục đích làm thay đổi hành vi của các

Trang 13

Đảng phái, quốc gia và nhân dân trong các nước khác cũng như các tổ chứcquốc tế đồng thời điều chỉnh chủ trương, đường lối của đảng nhằm thích ứngvới môi trường quốc tế

Đối ngoại Đảng Cộng sản là mối quan hệ của Đảng với các đảng phái,

các tổ chức chính trị ở các nước trên thế giới; cũng đồng thời là mối quan hệgiữa các lãnh đạo Đảng với lãnh đạo các đảng, các chính khách, các tổ chứcchính trị của các nước Đối ngoại Đảng do lãnh đạo Đảng, lãnh đạo các bancủa Đảng, của các tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương tiến hànhtrong quan hệ song phương với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tại cácdiễn đàn, tổ chức chính trị đa phương

Ngoại giao Nhà nước là mối quan hệ giữa Nhà nước với các Nhà nước

khác; giữa lãnh đạo của Nhà nước với lãnh đạo các nước, các tổ chức chínhthức của các nước, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa phương; là hoạt độngchính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các cơquan đại diện ngoại giao và các cơ quan quan hệ đối ngoại khác

Ngoại giao nhân dân: Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao

Lào đã đưa ra khái niệm về ngoại giao nhân dân đó là:

Một bộ phận trong của hoạt động công tác đối ngoại hoặc ngoại giaocủa nước CHDCND Lào Ngoại giao nhân dân là việc vận động cáctầng lớp nhân dân trong toàn quốc đóng góp vào việc thực hiện đườnglối, chính sách hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác của nướcCHDCND Lào với nhân dân các nước trên thế giới Cùng với đó cũngtriển khai thực hiện công tác tuyên truyền, tranh thủ sự ủng hộ của nhândân các nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập, cách mạng dân tộctrước đây cũng như nhằm thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của đấtnước là bảo vệ và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay [25,tr.269-273]

Có thể hiểu: Công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào là tổng thể các hoạt động của Đảng NDCM Lào đối với các vấn đề quốc tế có liên quan

Trang 14

nhằm đảm bảo sự tồn tại độc lập, hòa bình cũng như phát triển bền vững của nước CHDCND Lào trong quá trình hội nhập quốc tế

Quá trình lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào trong thựctiễn Đảng luôn luôn xác định công tác này cần được xây dựng trên một cơ sởđồng thuận lớn của xã hội với mục tiêu chung là vì lợi ích quốc gia - dân tộc,duy trì môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển,bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn ổn định chính trị,

an ninh và an toàn cho nhân dân, nâng cao vị thế của nước CHDCND Làotrên trường quốc tế Ngoài ra, quá trình lãnh đạo công tác đối ngoại của ĐảngNDCM Lào luôn gắn chặt và có mối quan hệ biện chứng với quá trình lãnhđạo công tác đối nội trong nước CHDCND Lào

1.2.2 Vai trò công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Một là, góp phần tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong những năm đổi mới của nước CHDCND Lào một trong nhữngnhiệm vụ cấp thiết trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nhất làtrong xu thế toàn cầu hóa với những yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tếngày càng mạnh mẽ đòi hỏi Đảng NDCM Lào cần đóng vai trò lãnh đạo côngtác đối ngoại để tạo dựng môi trường quốc tế song phương và đa phươngnhằm góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước Đặc biệt khi công tác đối ngoại

đã và đang có vai trò ngày càng tăng trong bối cảnh xuất hiện nhiều nhân tốphức tạp như vấn đề cạnh tranh, gây ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ, chồngchéo, phức tạp của các cường quốc đối với các nước

Công tác đối ngoại sẽ đảm bảo cho việc củng cố, giữ vững hòa bình đểtập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN Điều này xuất phát từ việcthành công trong quá trình đổi mới là kết quả tìm tòi, sáng tạo, trải nghiệm,liên tục tổng kết đúc rút kinh nghiệm cũng như hoàn thiện tư duy của Đảng

Trang 15

NDCM Lào trên các lĩnh vực trong đó có việc lãnh đạo công tác đối ngoại khivai trò này luôn được đảm bảo thực hiện, đổi mới và hoàn thiện bằng cácphương thức khác nhau Từ đó đảm bảo hai nhiệm vụ quan trọng nhất củacông tác đối ngoại là bảo vệ Tổ quốc và giữ vững môi trường hòa bình, ổnđịnh để triển khai các nhiệm vụ xây dựng đất nước theo các kế hoạch 5 năm

và trong kế hoạch dài hạn hơn

Công tác đối ngoại giúp cho việc rút ngắn khoảng cách để “thêm bạn,bớt thù” với các chính đảng cầm quyền, các quốc gia trên thế giới Trong đóĐảng NDCM Lào hướng đến định hướng công tác đối ngoại thực hiện nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu về việc “đưa các mối quan hệ đã được xác lập

đi vào chiều sâu, tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chủ chốt, chủđộng, tích cực hơn nữa trong quan hệ quốc tế và huy động thêm nguồn lựcbên ngoài” [10, tr.81-83]

Hai là, góp phần xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước

Sức mạnh tổng hợp của các quốc gia được thể hiện qua nhiều yếu tố vàkhía cạnh khác nhau trong thực tiễn vận động của đời sống chính trị, kinh tế,

xã hội Trong những năm qua Đảng NDCM Lào luôn xác định:

Sức mạnh tổng hợp của đất nước là sức mạnh tổng hợp về chính trị, tưtưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại cũngnhư là sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và hiện đại; biểu hiệntrong sức mạnh vật chất, tinh thần của cộng đồng người Lào trong nước

và nước ngoài; sự kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thờiđại, sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, trong đó sức mạnhbên trong là quyết định Do vậy để sức mạnh tổng hợp có thể phát huyđược cần có sự đóng góp rất lớn từ công tác đối ngoại cũng như vai tròlãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với lĩnh vực này [18, tr.32]

Đồng thời, công tác đối ngoại không những là bộ phận cấu thành quantrọng, mà còn góp phần phát huy các nguồn sức mạnh khác, làm gia tăng sứcmạnh bên trong, tính tổng thể của sức mạnh tổng hợp quốc gia Trong thế giới

Trang 16

toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, hoạt động

và công tác đối ngoại càng trở nên quan trọng Vì thế, trong chiến lược pháttriển sức mạnh tổng hợp quốc gia, việc đảm bảo phát huy vai trò lãnh đạo củaĐảng NDCM Lào trong việc đẩy mạnh hoạt động đối ngoại để gia tăng sứcmạnh; đồng thờ tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và lợi thế cho sựnghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng đối vớinước CHDCND Lào

Hơn thế nữa, để duy trì và phát triển sức mạnh tổng hợp của đất nướcđòi hỏi Đảng NDCM Lào cần thể hiện vai trò lãnh đạo công tác đối ngoạinhằm qua đó góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế và đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh,đối ngoại song phương và đa phương, duy trì và củng cố môi trường quốc tếthuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền,thống nhất của đất nước; góp phần đánh bại âm mưu và hoạt động “diễn biếnhòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước CHDCND Lào trêncác lĩnh vực

Ba là, quảng bá, xây dựng hình ảnh đất nước trên trường quốc tế

Công tác đối ngoại với các chủ trương, đường lối trong lĩnh vực này sẽ

“giúp cho công tác quảng bá xây dựng hình ảnh về truyền thống đối ngoại củanước CHDCND Lào được xây dựng tốt hơn, giúp cho những tư tưởng nhânvăn, nêu cao chính nghĩa, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với phong cách ứng

xử nêu cao tính chất hòa bình, hữu nghị với các dân tộc khác trên thế giới”[18, tr.21] Nhờ vậy đóng vai trò quan trọng cho Đảng NDCM Lào, Chínhphủ Lào, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội vànhân dân trong nước CHDCND Lào có thể chủ động, tích cực mở rộng quan

hệ, hợp tác toàn diện, nhiều cấp độ với các quốc gia trong khu vực và trên thếgiới Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, vị thế của nước CHDCND Lào đốivới bạn bè, đối tác trên trường quốc tế

Trang 17

Đặc biệt, công tác đối ngoại và đối nội luôn có mối quan hệ chặt chẽ và

bổ trợ cho nhau do vậy với việc Đảng NDCM Lào lãnh đạo công tác đốingoại với các chủ trương đường lối đúng đắn sẽ góp phần giúp hình ảnh vềđất nước Lào với tình hình chính trị ổn định, xã hội không có nhiều biến độnggiúp thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn xuyênquốc gia cũng như các tổ chức chính phủ, liên chính phủ tăng cường hợp táccũng như hỗ trợ nước CHDCND Lào, nhân dân các dân tộc Lào trong các lĩnhvực nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nền kinh tế, xóa đói giảm nghèocũng như thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững

1.2.3 Mục tiêu của công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Trong công tác đối ngoại Đảng NDCM Lào đã xác định mục tiêu đốingoại luôn cần hướng tới việc “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc,trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng cólợi” [18, tr.56] Đảng NDCM Lào ngày càng nhận thức rõ hơn về mục tiêunày với phát triển và với sự nghiệp bảo vệ đất nước Để hoàn thành mục tiêunày Đảng NDCM Lào hướng đến việc đảm bảo quan hệ giữa giữ vững độclập dân tộc, tự chủ và định hướng XHCN với mở rộng, nâng cao hiệu quả củacông tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, nắm vững hơn những nguyên tắc và vấn

đề cơ bản trong luật pháp, tập quán quốc tế

Công tác đối ngoại còn nhằm giúp nước CHDCND Lào phát triển đượckinh tế - xã hội nhanh và bền vững Mục tiêu này nhằm hướng tới việc mởrộng quan hệ đối ngoại qua đó thúc đẩy các quan hệ kinh tế - xã hội, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công tác đối ngoại được đẩy mạnh sẽgiúp tạo môi trường quốc tế thuận lợi, hòa bình, ổn định, thiết thực để gópphần bảo vệ đất nước, giữ vững được độc lập, chủ quyền của đất nước

Trang 18

1.2.4 Quan điểm về công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Từ cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, Đảng NDCM Lào đã đề ra chính sáchđổi mới toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là đổi mới tư duy

về công tác đối ngoại cho phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của tình hìnhthế giới và khu vực Qua mỗi kỳ đại hội Đảng NDCM Lào đều đưa ra nhữngđịnh hướng lớn trong công tác đối ngoại của Đảng, điều đó được thể hiện ởĐại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào (năm 1986) mà trong đó Đảng đãđặt ra mục tiêu chính sách đối ngoại là: “xây dựng thành công môi trườngquốc tế thuận lợi để có thể thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược,đồng thời có thể làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình” [8, tr.32]

Tại Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 2001), Đảng NDCM Lào đã rút raphương châm hành động trong chính sách đối ngoại, đó là: “Thực hiện chínhsách quan hệ đa hướng, đa phương và đa dạng từng bước mở rộng quan hệmột cách thích hợp theo điều kiện và khả năng thực tế, gắn quan hệ về chínhtrị, ngoại giao với quan hệ hợp tác về kinh tế trong quan hệ quốc tế” [9, tr.38].Theo đó, đường lối đối ngoại tổng quan của nước Lào được hoạch định là:

Tiếp tục thắt chặt và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với cácnước bạn chiến lược XHCN, trong đó tăng cường vun đắp truyền thốngđoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với CHXHCN Việt Nam, pháttriển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện vớiCHND Trung Hoa Coi trọng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp vàhợp tác hiệu quả với các nước láng giềng, tích cực tham gia các hoạtđộng của ASEAN, khôi phục và mở rộng quan hệ với Nga và các quốcgia độc lập, tăng cường hợp tác với các nước công nghiệp phát triển,các nước không liên kết và các nước đang phát triển, tham gia một cáchtích cực vào hoạt động của tổ chức Liên Hợp quốc và của Khối cácnước có sử dụng tiếng Pháp cũng như các tổ chức tài chính và tổ chứcquốc tế khác Tăng cường quan hệ với các Đảng cầm quyền, các đảng

Trang 19

và phong trào chính trị trên cơ sở tôn trọng độc lập, tự chủ, không canthiệp vào công việc nội bộ của nhau, góp phần vào việc tăng cườngquan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhà nước với nhà nước [9, tr.40].Đến Đại hội Đảng VIII của Đảng NDCM Lào (năm 2006) tiếp tụckhẳng định đường lối đối ngoại đó là:

Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị vàhợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; thực hiện chủ trươngCHDCND Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nướcnhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên; nhấn mạnhtiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện vớicác nước XHCN, trong đó tiếp tục tăng cường tình đoàn kết đặc biệt vàhợp tác toàn diện với Việt Nam, hợp tác toàn diện với Trung Quốc vàcác nước anh em khác, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước lánggiềng có chung biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEANtrên tinh thần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN [9, tr.35].Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX Đảng NDCM Lào (năm 2011) đãthống nhất tăng cường vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng NDCM Làotrong mọi lĩnh vực và cũng nhấn mạnh quan điểm của Đảng về đối ngoại đó

là “kiên định đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, tíchcực thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương, đa cấp độ trên cơ sở tôn trọnglẫn nhau và cùng có lợi” [16, tr.70] nhằm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mớivới tư tưởng chỉ đạo về lý luận và hành động thực tiễn, phát triển toàn diện,tạo bước đột phá trong việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mới, tạo cơ sởvững chắc đưa nước CHDCND Lào thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển

và tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mở rộng hội nhập với khuvực và quốc tế, bảo đảm tốc độ phát triển kinh tế cao, ổn định và giữ vững ổnđịnh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Trang 20

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng NDCM Lào (năm 2016) vớikhẩu hiệu nâng cao năng lực lãnh đạo và tính tiên phong của Đảng, tăngcường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, kiên định đường lối đổi mới toàndiện có nguyên tắc, bảo vệ và phát triển đất nước bền vững theo mục tiêu xãhội chủ nghĩa, Đại hội đã khẳng định đường lối đối ngoại “kiên định đườnglối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác trên cơ sở thỏa thuận, chủđộng trong hội nhập khu vực và quốc tế; thúc đẩy hợp tác song phương, đaphương, đa cấp độ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền lẫn nhau và cùng

có lợi” [18, tr.55] để qua đó góp phần xây dựng và củng cố chính trị tư tưởng,tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược theo đường lối đổi mới toàn diện

và có nguyên tắc nhằm xây dựng xã hội văn minh và công bằng; xây dựngnhà nước dân chủ nhân dân ổn định, vững chắc

Qua đó có thể thấy quan điểm nhất quán của Đảng NDCM Lào là triểnkhai, thực hiện công tác đối ngoại để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnhcủa thời đại, công tác đối ngoại để phục vụ công tác đối nội Ngoài ra, côngtác đối ngoại được Đảng NDCM Lào nhấn mạnh quan điểm về việc coi trọngviệc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và định hướng XHCN với

mở rộng nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại thúc đẩy hội nhập quốc

tế Trong đó, mỗi bước mở rộng, đưa quan hệ hợp tác với các nước, các tổchức quốc tế đi vào chiều sâu đều nhằm củng cố lực lượng trong nước nhằmbảo vệ vững chắc chế độ chính trị của đất nước Do đó, để công tác đối ngoạiđược thực hiện một cách có hiệu quả đòi hỏi nước CHDCND Lào cần tiếp tụctăng cường nội lực, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển kinh tế,

xã hội, thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH đất nước

1.2.5 Nguyên tắc về công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Một là, công tác đối ngoại phải bảo đảm một cách tối cao lợi ích quốc gia - dân tộc

Trang 21

Lợi ích quốc gia - dân tộc khi được xác định là mục tiêu tối thượng củacông tác đối ngoại thì tự nó trở thành nguyên tắc cao nhất của mọi hoạt độngđối ngoại Trong đó, Đảng NDCM Lào nhấn mạnh quá trình triển khai hoạtđộng đối ngoại cần phải luôn ghi nhớ “yêu cầu độc lập, thống nhất và CNXHđồng thời sáng tạo, linh hoạt phù hợp với vị trí và điều kiện hoàn cảnh cụ thểcủa nước CHDCND Lào cũng như diễn biến của tình hình khu vực và thếgiới, phù hợp với từng đối tượng nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc”[20, tr.23].

Hai là, công tác đối ngoại phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật

pháp quốc tế, tập quán quốc tế

Đây là nguyên tắc quan trọng để giúp triển khai quan điểm đối ngoạicủa Đảng NDCM Lào, trong đó Đảng luôn quán triệt và nhấn mạnh đòi hỏicần phải:

Tuân thủ nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tập quán quốc tếtrong tất cả các khâu từ xác định quan điểm, lập trường của ĐảngNDCM Lào cũng như quá trình thể chế hóa quan điểm này thành chínhsách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào cũng như thực hiện cácquan điểm này đối với các vấn đề quốc tế như xây dựng và triển khaiđường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa đến xử lý các khíacạnh nảy sinh trong quan hệ với các đối tác trong khu vực cũng nhưtrên phạm vi quốc tế [26, tr.309, 310]

Ba là, công tác đối ngoại cần phải đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo thống nhất của Đảng nhằm giữ vững độc lập tự chủ cho đất nước

Trong quá trình thực hiện công tác đối ngoại cần nhận thức rõ việc thựchiện nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng NDCM Lào vềcông tác đối ngoại cùng với sự quản lý tập trung của nhà nước đối với cáchoạt động đối ngoại và tăng cường sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoạigiao nhà nước, ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh

tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh Mặt khác,

Trang 22

cần giữ vững nguyên tắc chiến lược trong công tác đối ngoại thể hiện ở việcgiữ vững độc lập, tự chủ, không lệ thuộc vào nước ngoài, không để các quốcgia can thiệp, chi phối trên các phương diện, đặc biệt về chính trị Nguyên tắcchiến lược này, được kiên trì thực hiện kể từ khi nhân dân Lào giành độc lậpdân tộc Do đó yêu cầu về giữ vững độc lập, tự chủ là phương châm chỉ đạoxuyên suốt toàn bộ hoạt động của công tác đối ngoại dưới sự lãnh đạo củaĐảng NDCM Lào

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay ĐảngNDCM Lào càng phải tỉnh táo, kiên trì nguyên tắc chiến lược này Trong đóĐảng cần định hướng việc tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động

và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước gắn với bảo vệ Tổ quốc làchủ trương nhất quán của Đảng NDCM Lào Quá trình thực hiện hội nhập,hợp tác toàn diện, lấy hội nhập kinh tế làm trung tâm để phát triển đất nướcnhanh, bền vững, nhưng “không phải bằng bất cứ giá nào, nhất là những việcgây tổn hại đến lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc về độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [18, tr.31]

Bốn là, công tác đối ngoại cần được thực hiện theo nguyên tắc toàn diện

Nguyên tắc toàn diện trong công tác đối ngoại đòi hỏi trong quá trìnhlãnh đạo Đảng NDCM Lào cần phát huy tiềm lực của mọi lực lượng đối ngoạibao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân Đồngthời cần “phối hợp nhịp nhàng giữa công tác đối ngoại trên các lĩnh vực nhưchính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác đối với kiều bàoLào ở nước ngoài nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại”[20, tr.41-42]

Nguyên tắc thực hiện công tác đối ngoại toàn diện này nhằm hướng đếnviệc giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi, nhằm đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước và góp phần tích cực vào cuộc đấutranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới

Trang 23

1.2.6 Phương châm thực hiện công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Thứ nhất, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn

chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân

Phương châm đầu tiên trong công tác đối ngoại hướng đến việc “xử lýmối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và đoàn kết quốc tế trong hoạt động đốingoại của nước CHDCND Lào” [19, tr.44] Công tác đối ngoại nhằm phục vụlợi ích chân chính của dân tộc cũng là cách thực hiện tốt nhất nghĩa vụ quốc

tế, là sự đóng góp công sức vào sự nghiệp cách mạng thế giới Trong đó lợiích cao nhất của dân tộc và cũng là lợi ích cao nhất của Đảng NDCM Lào làxây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc đất nước, phát triển kinh tếbền vững làm cho dân giàu, nước mạnh cũng như kiên trì sự nghiệp đổi mớitheo định hướng XHCN

Phương châm này đòi hỏi công tác đối ngoại cần hướng đến việc đảmbảo các lợi ích về an ninh, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ, an ninh quốc gia, an toàn và ổn định xã hội Cùng với đó các lợi ích vềphát triển kinh tế, đảm bảo đời sống của nhân dân, năng lực tự chủ, cạnhtranh, không gian phát triển trong nền kinh tế thế giới cũng như vị thế bản sắcvăn hóa dân tộc cũng cần được đảm bảo

Thứ hai, giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường, đẩy mạnh đa phương hóa,

đa dạng hóa, tích cực hội nhập quốc tế

Đây là phương châm quan trọng xuất phát từ bài học về việc kết hợpsức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnhquốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào Trong đóĐảng NDCM Lào nhấn mạnh phương châm nhất quán là “giữ vững độc lập tựchủ, tự cường, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có tráchnhiệm trong cộng đồng quốc tế” [18, tr.55-57]

Trang 24

Cùng với đó công tác đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Làocòn nhấn mạnh về phương châm chủ động, tích cực tham gia hợp tác khu vực,đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước đặc biệt nhấn mạnh về yêu cầuphát triển công tác đối ngoại đa phương góp phần vào quá trình xây dựng vàđịnh hình các quy tắc và luật lệ mới, đồng thời phát huy vai trò của nướcCHDCND Lào tại các cơ chế đa phương đặc biệt hướng đến ưu tiên trongcông tác đối ngoại với ASEAN và Liên Hợp Quốc.

Trang 25

Chương 2 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO

CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN

Khái niệm “phương thức lãnh đạo của Đảng” được dùng chính thức ởViệt Nam lần đầu tiên tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3/1989) Từ sauĐại hội VII trở đi, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, khái niệm

“phương thức lãnh đạo của Đảng” được sử dụng phổ biến và quen thuộc.Đồng thời, trong Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1975-

1995 khẳng định phương thức lãnh đạo là một nội dung quan trọng của côngtác xây dựng Đảng Phương thức lãnh đạo của Đảng có nhiều phạm vi và mức

độ khác nhau thể hiện ở việc “Đảng lãnh đạo xã hội, Đảng lãnh đạo hệ thốngchính trị, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Đảng lãnh đạo ở cấp Trung ương, ở cấpđịa phương và ở cơ sở Ở mỗi phạm vi và cấp độ đó phương thức lãnh đạocủa Đảng không hoàn toàn giống nhau” [6, tr.391, 392.]

Trang 26

Từ góc nhìn chính trị học cho thấy “phương thức lãnh đạo của Đảngchính là phương pháp chính trị và nghệ thuật lãnh đạo chính trị của Đảng” [7,tr.103]

Các tác giả Phùng Hữu Phú - Nguyễn Văn Đặng - Nguyễn Viết Thông

trong cuốn Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cho rằng:

Phương thức lãnh đạo của Đảng được hiểu là những cách thức, hìnhthức, biện pháp gắn với những quan điểm và nguyên tắc xác định, đượccác tổ chức đảng, cấp ủy đảng lựa chọn và sử dụng để tác động vàonhững đối tượng lãnh đạo của Đảng với tính chất chỉ đường, hướng dẫncho những đối tượng đó thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng [4,tr.115]

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng NDCM Lào cũng đã hết sứcquan tâm tới các phương thức lãnh đạo cũng như là một Đảng cộng sản vàcũng chính là đảng duy nhất cầm quyền tại nước CHDCND Lào do vậy ĐảngNDCM Lào luôn nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của phương thứclãnh đạo đồng thời xác định việc không ngừng hoàn thiện phương thức lãnhđạo của Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên mang tính sống còn Chủtịch Kaysone Phomvihane đã khẳng định rằng “vấn đề chính quyền là vấn đề

cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội và vấn đề giành chính quyền là vấn đềkhó khăn phức tạp nhưng vấn đề giữ vững chính quyền lại là vấn đề khó khănhơn nhiều lần” [27, tr.41]

Phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào được xác định từ vị trí, vaitrò của Đảng trong xã hội và trong hệ thống chính trị Vị trí lãnh đạo và cầmquyền của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn hiện nay quyết định phương thứclãnh đạo của Đảng Phương thức lãnh đạo có mối liên hệ hữu cơ với nội dunglãnh đạo, nội dung nào thì đòi hỏi phải có phương thức ấy cho phù hợp nhưngkhông thể ngược lại Phương thức lãnh đạo có vai trò quyết định và là nhân tốbảo đảm cho đường lối của Đảng được thực hiện trong cuộc sống Phương

Trang 27

thức lãnh đạo của Đảng thường gắn liền với tổ chức bộ máy, hiện thực hóa sựlãnh đạo của Đảng Phương thức lãnh đạo phù hợp thì Đảng mới thực hiệnđược sự lãnh đạo của mình hiệu quả, mới chuyển tải được nội dung lãnh đạođến đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện mục tiêu đề ra Đồng thời phươngthức lãnh đạo của Đảng không phải bất biến mà thay đổi theo thời gian, theotừng giai đoạn bối cảnh cách mạng

Trong quá trình triển khai phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Làothời gian qua Đảng NDCM Lào luôn nhấn mạnh:

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một hệthống các hình thức, cách thức, phương pháp làm việc mà Đảng sửdụng để tác động đến các đối tượng chịu sự lãnh đạo của mình, đó làNhà nước và xã hội để huy động, củng cố và tập hợp sức mạnh của tất

cả các lực lượng trong hệ thống chính trị và người dân tuân theo cácđường lối, nhiệm vụ chính trị mà Đảng đã đề ra [21, tr.14]

Từ đó chúng ta có thể hiểu: Phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào là tổng thể các hình thức, phương pháp, cách thức, quy chế mà Đảng NDCM Lào sử dụng để tác động vào các đối tượng chịu sự lãnh đạo nhằm mục đích thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng NDCM Lào về các lĩnh vực trong đời sống xã hội

2.1.2 Khái niệm phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Từ góc độ xã hội chủ nghĩa, “quan hệ quốc tế là một liên minh toàndiện giữa các nước trên các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, ngoại giao, quân sự,cũng như các tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị có nghĩa là mối quan hệ quốc

tế bao gồm nhiều hình thức quan hệ giữa các nước” [13, tr.66]

Qua việc phân tích khái niệm về phương thức lãnh đạo của Đảng ở

trên chúng ta có thể hiểu: Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào là tổng thể các hình thức, phương pháp, cách thức, biện

Trang 28

pháp, quy chế, phong cách, lề lối làm việc mà Đảng NDCM Lào sử dụng

để thực hiện vai trò lãnh đạo công tác đối ngoại của mình với tư cách là Đảng cầm quyền nhằm tác động vào đối tượng lãnh đạo (Nhà nước, Mặt trận Lào Xây dựng Đất đước và toàn xã hội) để thực hiện thắng lợi các hoạt động đối ngoại

Qua khái niệm trên chúng ta có thể thấy đối tượng lãnh đạo trong côngtác đối ngoại của Đảng NDCM Lào khá đa dạng, cho nên phương thức lãnhđạo công tác đối ngoại (phương pháp, cách thức, biện pháp) không thể ápdụng máy móc cho mọi đối tượng mà phải vận dụng linh hoạt, phù hợp vớitừng đối tượng Ngoài ra, phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của ĐảngNDCM Lào ở mỗi thời kỳ, giai đoạn và bối cảnh lịch sử trong và ngoài nướccũng có những điểm luôn cần được bổ sung, phát triển và được vận dụng mộtcách sáng tạo, linh hoạt

Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào có vaitrò quan trọng trong cơ chế hiện thực hóa mục tiêu lãnh đạo của Đảng NDCMLào về đối ngoại Đồng thời, phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại củaĐảng NDCM Lào có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hệ thống cácphương pháp, cách thức, chế độ, hình thức của cấp ủy và tổ chức đảng ápdụng nhằm tác động vào hoạt động đối ngoại giúp cho hoạt động đối ngoạiđạt được hiệu quả theo tư tưởng, đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào

để phục vụ yêu cầu cũng như lợi ích của toàn thể nhân dân và dân tộc Đặcbiệt, phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào để có thểphát huy vai trò cũng như đạt được hiệu quả đòi hỏi nó luôn cần xuất phát từthực tiễn đất nước và thực tiễn thế giới, thực tiễn xây dựng và thực thi, tổngkết, bổ sung trong công tác đối ngoại để từ đó Đảng NDCM Lào có thể vậndụng các phương thức một cách linh hoạt, đồng bộ, sáng tạo

Ngày đăng: 12/04/2024, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ki-kẹo Khảykhămphịthun, “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân tại Lào trong tình hình mới”, Báo cáo đề dẫn của Hội thảo “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình mới”, Quảng Bình- Việt Nam, tháng 7- 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trịcủa chế độ dân chủ nhân dân tại Lào trong tình hình mới”, Báo cáo đề dẫn củaHội thảo “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình mới
3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.325 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 2011
4. Phùng Hữu Phú - Nguyễn Văn Đặng - Nguyễn Viết Thông, Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìmhiểu một số thuật ngữ trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
5. Sa Mut Thong Sổm Pa Nít - Phó Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào (2018), “Hệ thống chính trị Lào và vấn đề nhất thể hóa các vị trí chủ chốt giữa Đảng và Nhà nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7), tr.112-114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị Lào và vấn đề nhất thểhóa các vị trí chủ chốt giữa Đảng và Nhà nước”, "Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: Sa Mut Thong Sổm Pa Nít - Phó Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào
Năm: 2018
6. Nguyễn Phú Trọng (2012), Xây dựng chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Xuất bản lần thứ 2 có bổ sung, điều chỉnh), Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.391-392 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chỉnh đốn Đảng - Một sốvấn đề lý luận và thực tiễn (Xuất bản lần thứ 2 có bổ sung, điều chỉnh)
Tác giả: Nguyễn Phú Trọng
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
7. Nguyễn Văn Vĩnh, Một số vấn đề cơ bản về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước) Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr.103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về nội dung, phươngthức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Sựthật
8. Ban Đối ngoại Trung ương (1986), Báo cáo Chính trị Đại hội IV của Đảng NDCM Lào, Viêng Chăn, tr.32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chính trị Đại hội IVcủa Đảng NDCM Lào
Tác giả: Ban Đối ngoại Trung ương
Năm: 1986
9. Ban Đối ngoại Trung ương (2001), Báo cáo Chính trị Đại hội VII của Đảng NDCM Lào, Viêng Chăn, tr.38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chính trị Đại hộiVII của Đảng NDCM Lào
Tác giả: Ban Đối ngoại Trung ương
Năm: 2001
10. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2016), Tài liệu bồi dưỡng đảng viên (60 câu hỏi - 60 câu trả lời), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr.81-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡngđảng viên (60 câu hỏi - 60 câu trả lời)
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2016
11. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2016), Tài liệu quán triệt, giải thích nội dung Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr. 82-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu quán triệt,giải thích nội dung Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng NDCM Lào
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2016
12. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2015), 60 năm Đảng NDCM Lào (22/03/1955-22/03/2015), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr.14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 60 năm Đảng NDCMLào (22/03/1955-22/03/2015)
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2015
13. Bounkeuth Sangsomsack (2010), Nguyên tắc ngoại giao, Viêng Chăn, tr.66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc ngoại giao
Tác giả: Bounkeuth Sangsomsack
Năm: 2010
14. Đảng NDCM Lào (2016), Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr.57-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị tại Đại hội X củaĐảng NDCM Lào
Tác giả: Đảng NDCM Lào
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2016
15. Đảng NDCM Lào (2016), Điều lệ Đảng NDCM Lào năm 2016, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr.1-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng NDCM Lào năm 2016
Tác giả: Đảng NDCM Lào
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2016
16. Đảng NDCM Lào (2011), Tài liệu quán triệt, giải thích nội dung Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr.70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu quán triệt, giải thích nội dungNghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào
Tác giả: Đảng NDCM Lào
Nhà XB: NxbQuốc gia
Năm: 2011
17. Đảng NDCM Lào (2016), Tài liệu quán triệt, giải thích nội dung Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr.32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu quán triệt, giải thích nộidung Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng NDCM Lào
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2016
18. Đảng NDCM Lào (2016), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr.32-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X
Tác giả: Đảng NDCM Lào
Nhà XB: NxbQuốc gia
Năm: 2016
19. Kaysone Phomvihane (2005), Toàn tập IV, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập IV
Tác giả: Kaysone Phomvihane
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2005
20. Kikẹo Khảykhămphịthun (2017), Hội nhập quốc tế, Bài học kinh nghiệm của Lào, Bài học kinh nghiệm của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập quốc tế, Bài học kinhnghiệm của Lào, Bài học kinh nghiệm của Việt Nam
Tác giả: Kikẹo Khảykhămphịthun
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2017
21. Ko. O Lạ Bun (2018), Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng NDCM Lào, Nxb Samnakphim, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹpcủa Đảng NDCM Lào
Tác giả: Ko. O Lạ Bun
Nhà XB: Nxb Samnakphim
Năm: 2018

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w