1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề đề tài luận án về phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của đảng nhân dân cách mạng lào hiện nay

53 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 87,78 KB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của chuyên đề 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 3

5 Đóng góp mới của chuyên đề 3

6 Kết cấu của chuyên đề 3

Chương 1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢTRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 4

1.1 Các công trình nghiên cứu về Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 4

1.2 Các công trình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 9

1.3 Các công tình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 13

Chương 2 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢNƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 17

2.1 Các công trình nghiên cứu của Việt Nam 17

2.2 Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc 28

2.3 Các công trình nghiên cứu của các tác giả phương Tây 33

Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤNĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 37

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng định trong suốt quá trình cách mạng và trong công cuộc mở cửa phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội nói chung trong đó đặc biệt là trong việc lãnh đạo công tác đối ngoại nói riêng Để thực hiện được vai trò cầm quyền của mình trong bối cảnh trong và ngoài nước hiện nay đòi hỏi Đảng NDCM Lào cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam cần quan tâm, nhận thức đúng đắn và thực hiện có hiệu quả các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại.

Những năm qua phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng đã được nhận thức rõ hơn, Đảng cũng đã chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả của các đường lối, chủ trương, định hướng về công tác đối ngoại, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác đối ngoại thành chính sách và tổ chức thực hiện, xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và phong cách làm việc dân chủ, khoa học do đó đã giúp đất nước đạt được khá nhiều thành tựu góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ song phương và đa phương giúp nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế

Trong giai đoạn hiện nay việc tổng quan cũng như làm rõ những thành tựu và những vấn đề còn cần tiếp tục nghiên cứu về Đảng NDCM Lào, phương thức lãnh đạo và phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào cũng như của các tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp tác giả nhìn nhận được tổng quan các vấn đề có liên quan, xem xét và đánh giá và có kế thừa được các nội dung có liên quan đến đề tài luận án.

Trang 3

Xuất phát từ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trên do đó tác giả

đã lựa chọn chuyên đề “Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đềđề tài luận án về phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng nhândân cách mạng Lào hiện nay” để làm chuyên đề của luận án ngành Xây

dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề

2.1 Mục đích của chuyên đề

Trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào, chuyên đề đánh giá những

kết quả đã đạt được và những vấn đề luận án “Phương thức lãnh đạo côngtác đối ngoại của Đảng nhân dân cách mạng Lào hiện nay” cần tiếp tục

nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ của chuyên đề

- Khảo sát các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến đề tài luận án về Đảng NDCM Lào, phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào;

- Khảo sát một số công trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào;

- Khái quát và đánh giá những kết quả đã đạt được và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

3.1 Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án về phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào hiện nay

Trang 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

Về nội dung: Khảo sát các công trình liên quan đến công tác đối ngoại

của Đảng cầm quyền, phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào

Về không gian: Các công trình nghiên cứu liên quan của CHDCND

Lào, Việt Nam, Trung Quốc và một số nước phương Tây từ năm 2000 đến nay.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề

4.1 Cơ sở lý luận

Chuyên đề dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane; các quan điểm, đường lối của Đảng NDCM Lào, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về phương thức lãnh đạo của Đảng

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Chuyên đề dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Chuyên đề sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh…

5 Đóng góp mới của chuyên đề

- Chuyên đề khái quát những kết quả nghiên cứu các công trình có liên quan về Đảng NDCM Lào, phương thức lãnh đạo của Đảng và phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào

- Chuyên đề góp phần làm rõ hơn về phương thức lãnh đạo cũng như phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng từ các công trình nghiên cứu tại nước ngoài.

- Chuyên đề cũng là tài liệu tham khảo đối với các nghiên cứu sinh, các học viên, sinh viên để tìm hiểu, kế thừa cũng như học hỏi về việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Trang 5

6 Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề bao gồm mở đầu, nội dung với 3 chương, 8 tiết, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo

Chương 1

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ

TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Các công trình nghiên cứu về Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Phăn Đuông Chít Vông Sa, Công tác lý luận của Đảng Nhân dân Cáchmạng Lào trong thời kỳ đổi mới [32] Luận án đã làm rõ các nội dung sau (1)

Lý luận và công tác lý luận - Những vấn đề cơ bản về quan điểm qua việc trình bày nội dung về lý luận và công tác lý luận - khái niệm và vai trò và công tác lý luận của Đảng; (2) Thực trạng công tác lý luận của Đảng NDCM Lào với việc phân tích công tác lý luận của Đảng trước thời kỳ đổi mới và công tác lý luận của Đảng NDCM Lào từ năm 1986 đến nay; và (3) Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác lý luận của Đảng NDCM Lào trong thời kỳ đổi mới thông qua việc làm rõ bối cảnh thế giới, trong nước và những yêu cầu mới đối với công tác lý luận, các phương hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu và kiến nghị.

Ban Chỉ đạo Nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân

dân Cách mạng Lào, Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào [1] Cuốn sách có

4 nội dung chính đó là (1) Sự thành lập Đảng bộ Cộng sản đầu tiên ở Lào và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và độc lập dân tộc (1930-1945), (2) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), (3) Việc làm lập Đảng NDCM Lào và cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước (1955-1975); và (4) Công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước (từ 1976 đến nay)

Trang 6

On Kẹo Phôm Ma Kon, Đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức của đảngvà hệ thống chính trị trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Lào [31] Trong bài viết tác giả đã làm rõ một số

vấn đề chính về (1) Vị trí, vai trò của việc đổi mới, kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước CHDCND Lào; (2) Thực trạng đổi mới, kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức và hệ thống chính trị trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước CHDCND Lào; và (3) Đưa ra quan điểm, giải pháp đổi mới trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Lào

Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Thành tựu 55 năm về việc tổ chức củaĐảng NDCM Lào [63] Cuốn sách đã làm rõ một số nội dung về (1) Truyền

thống công tác tổ chức của Đảng NDCM Lào; (2) Các bài viết của các đồng chí lãnh đạo của Ban Tổ chức Trung ương Đảng qua các thời kỳ lịch sử từ khi thành lập Đảng đến nay về công tác xây dựng Đảng và công tác xây dựng cán bộ của Đảng; và (3) Vai trò, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của Ban tổ chức trung ương Đảng trong thời gian vừa qua

Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào (LASS), Lịch sử của Đảng Nhândân cách mạng Lào (Khái quát) [84] Cuốn sách bao gồm các nội dung chính

đó là (1) Cơ quan tổ chức Cộng sản đầu tiên ở Lào và quá trình cầm quyền của Đảng chống thực dân Pháp từ 1945-1954; (2) Xây dựng tổ chức Đảng NDCM Lào và đấu tranh giành chính quyền chống đế quốc Mỹ giai đoạn 1955-1975; (3) Giữ vững chế độ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 1976-1986; và (4) Đảng lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới, tiếp tục xây dựng và phát huy chế độ Dân chủ Nhân dân qua các thời kỳ Đại hội Đảng

Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào, Tổng kết 25 năm đổi mới củanước CHDCND Lào (1986-2010) [86] Cuốn sách bao gồm 3 chương trong

đó làm rõ những vấn đề có liên quan đến quá trình đổi mới của nước

Trang 7

CHDCND Lào như (1) Tình hình trước đổi mới từ 1975-1986; (2) Đánh giá tình hình đổi mới trong thời gian 25 năm vừa qua trong đó có nội dung tại chương 2 về sự đổi mới trên mặt lý tưởng, đường lối, chính sách trong các giai đoạn Đại hội đại biểu của Đảng NDCM Lào; và (3) Thúc đẩy sự đổi mới toàn diện đối với sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

On Kẹo Phôm Ma Kon, Đảng NDCM Lào lãnh đạo quá trình xây dựngbộ máy hành chính Nhà nước (1975-1995) [80] Cuốn sách đã làm rõ những

vấn đề cơ bản sau (1) Đảng NDCM Lào lãnh đạo xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trong giai đoạn 1975 đến 1985: nhìn lại lịch sử nhà nước Lào trước năm 1975, Đảng NDCM Lào lãnh đạo xây dựng bộ máy hành chính nhà nước sau ngày giải phóng đất nước từ 1975-1981, bước đầu xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước năm 1982 đến 1985; (2) Quá trình đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng bộ máy hành chính nhà nước từ 1986 đến 1995: kiện toàn thêm một bước bộ máy hành chính nhà nước theo đường lối đổi mới của Đảng năm 1986 đến 1991, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo Hiến pháp mới 1992 đến 1995; và (3) Những thành tựu, kinh nghiệm bước đầu và một số giải pháp nhằm xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước vững mạnh

Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào, 60 năm lãnh đạo chiến thắng củaĐảng NDCM Lào, [85] Cuốn sách đã tổng hợp một số vấn đề và làm rõ các

nội dung quan trọng được các bài tham luận đưa ra như (1) Sự cần thiết khách quan Đảng phải hoạt động đổi mới và nội dung cơ bản đường lối đổi mới của Đảng; (2) Nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nội dung 4 phấn đấu của Đảng; (3) Vấn đề phải quan tâm, vai trò quan trọng của chi bộ cơ sở đảng, tầm quan trọng của vấn đề xây dựng chi bộ đảng vững mạnh, toàn diện; và (4) Nội dung xây dựng đảng cho vững mạnh trên ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cũng như nội dung các điều cấm của đảng viên

Ko O Lạ Bun, Đảng và Nhân dân Lào lựa chọn và kiên định xã hộichủ nghĩa [77] Cuốn sách đã làm rõ các vấn đề về các nội dung (1) Vấn đề

Trang 8

niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào; (2) Quá trình chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ X của Đảng NDCM Lào; (3) Chỉnh đốn và tăng cường đoàn kết trong nội bộ Đảng NDCM Lào cũng như mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; (4) Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa lãnh đạo của Đảng NDCM Lào; và (5) Chống lại các nguy cơ đối với sự tồn vong của Đảng cộng sản

Viengsay Thammasit, “Quan niệm của Đảng NDCM Lào về bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh thời kỳ đổi mới một số gợi ý cho Việt Nam” [47] Bài viết nêu ra và phân tích các vấn đề cơ bản đó là (1) Đảng NDCM Lào xác định mục tiêu bảo vệ chính trị an ninh trong giai đoạn cách mạng mới của Lào thông qua các văn kiện đại hội, nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ an ninh trong tình hình mới; và (2) Làm rõ những gợi ý cho Việt Nam về Đảng lãnh đạo bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực chính trị - an ninh

Ko O Lạ Bun, Từ chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩabỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Lào [79] Tác giả tập trung làm rõ các nội

dung về (1) Đảng và nhân dân Lào kiên định đi theo con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và XHCN; (2) Vấn đề Đảng NDCM Lào lãnh đạo con đường xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa tại nước CHDCND Lào sau khi đất nước giải phóng; và (3) Đảng NDCM Lào lãnh đạo đất nước trong bối cảnh tình hình quốc tế mới trong giai đoạn hiện nay

Khoa Xây dựng Đảng - Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Lào, Giáo trình công tác tổ chức cán bộ [71] Giáo trình đã phân

tích một số nội dung đó là (1) Quan điểm của Đảng NDCM Lào về cán bộ, công tác cán bộ; (2) Vấn đề xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tại nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay; (3) Công tác chính trị - tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng; và (4) Đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng NDCM Lào hiện nay.

Khoa Xây dựng Đảng - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào,

Giáo trình lý luận khoa học với việc tổ chức của Đảng NDCM Lào (Dùng cho

Trang 9

cử nhân, cán bộ tổ chức của Đảng NDCM Lào) [74] Giáo trình đã làm rõ

những nội dung về (1) Tăng cường năng lực cầm quyền của Đảng NDCM Lào bao gồm các vấn đề như quan điểm, vị trí, vai trò của Đảng NDCM Lào cầm quyền; và (2) Đặc điểm nội dung, phong cách lãnh đạo của Đảng NDCM Lào cầm quyền và chống các nguy cơ ảnh hưởng đến việc cầm quyền của Đảng NDCM Lào

Khoa Xây dựng Đảng - Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Lào, Giáo trình môn Xây dựng Đảng (sử dụng cho đại học) [75].

Cuốn sách đã làm rõ một số nội dung liên quan đến đề tài như (1) Khái niệm và 1 số vấn đề cần nắm chắc về việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; và (2) Đảng lãnh đạo công tác an ninh quốc phòng toàn dân, toàn diện và đổi mới phong cách lãnh đạo

Khoa Xây dựng Đảng và Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị - Hành

chính Quốc gia Lào, Giáo trình lý luận khoa học công tác tổ chức Đảng

[73] Giáo trình đã làm rõ các nội dung chính như (1) Quan điểm và chính sách của Đảng với chế độ chính trị của nước CHDCND Lào; (2) Công tác tư tưởng của Đảng; (3) Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và lý luận công tác xây dựng, chỉnh đốn, phát triển đảng; (4) Chiến lược công tác cán bộ của Đảng, công tác bảo vệ Đảng; và (5) Tăng cường về năng lực cầm quyền của Đảng NDCM Lào

Ko O Lạ Bun, Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của ĐảngNDCM Lào [78] Tác giả đã làm rõ một số nội dung về (1) Kế thừa và phát

huy truyền thống tốt đẹp của Đảng NDCM Lào; (2) Nghiên cứu lý luận và thực tiễn vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong xây dựng mô hình XHCN tại nước CHDCND Lào; (3) Sự thay đổi và tác động của tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay so với những năm cuối thế kỷ XX; (4) Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong tình hình mới với những yêu cầu mới trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; và (5) Vấn

Trang 10

đề xây dựng Đảng cầm quyền, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong giai đoạn hiện nay

Khoa Xây dựng Đảng - Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Lào, Giáo trình Hệ thống chính trị nước CHDCND Lào [72] Cuốn

sách đã phân tích các nội dung cơ bản về (1) Cơ sở, đường lối về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị; (2) Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Lào Xây dựng đất nước qua việc làm rõ bối cảnh của tình hình quốc tế và thực tiễn các dân tộc trong nước Lào, nội dung cũng như tầm quan trọng trong việc lãnh đạo này; và (3) Vai trò lãnh đạo quần chúng của Đảng NDCM Lào

Kouyang Sisomblong, “Tổ chức, vai trò và hoạt động của Đảng Nhân dân cách mạng Lào ở cấp địa phương” [20] Tác giả đã phân tích một số hạn chế và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng tổ chức, vai trò và hoạt động của tổ chức đảng ở địa phương của Lào bao gồm (1) Nâng cao trách nhiệm của đảng ủy các cấp về công tác tổ chức - cán bộ; (2) Xây dựng và đổi mới phong cách lãnh đạo của đảng bộ địa phương có chất lượng; (3) Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ cơ sở; (4) Xây dựng phong trào thi đua toàn diện trong các đảng bộ, chi bộ địa phương; và (5) Coi trọng công tác xây dựng chỉnh đốn tổ chức đảng, mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong sạch, vững mạnh

Hội đồng khoa học xã hội quốc gia, 60 năm lãnh đạo thắng lợi củaĐảng NDCM Lào [68] Cuốn kỷ yếu Hội thảo đã làm rõ một số nội dung có

liên quan đến nội dung luận án thể hiện ở các nội dung như (1) Làm rõ lịch sử hình thành, phát triển và lãnh đạo của Đảng NDCM Lào qua các thời kỳ lịch sử đặc biệt là trong quá trình thống nhất đất nước đến nay; (2) Phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong sự nghiệp phục hồi nền kinh tế - xã hội sau chiến tranh từ năm 1977-1985 để xây dựng nền tảng cơ sở cho quá trình đổi mới; (3) Minh chứng rõ hơn về nhiệm vụ, sứ mệnh của Đảng NDCM Lào trong việc dẫn dắt, lãnh đạo toàn dân thực hiện sự nghiệp đổi mới và hội

Trang 11

nhập; và (4) Những yêu cầu, đòi hỏi về sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với các lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay

1.2 Các công trình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo của ĐảngNhân dân Cách mạng Lào

Kaysone Phomvihane, Thay đổi toàn diện để thực hiện thắng lợichiến lược đề ra [70] Cuốn sách đã trình bày một số nội dung và hướng

dẫn chỉ đạo của Đảng NDCM Lào trên một số khía cạnh quan trọng đó là (1) Tình hình khu vực, thế giới và công tác ngoại giao của Lào đặc biệt trong đó giải thích rõ về nội dung nghị quyết Hội nghị IV về công tác đối ngoại theo tư duy mới và các hướng chỉ đạo của Đảng NDCM Lào đối với quan hệ đối ngoại của Lào với bạn bè chiến lược và quốc tế; (2) Làm rõ một số điểm nổi bật của bối cảnh nội tại ở nước CHDCND Lào năm 1987 sau khi đường lối về đổi mới được Đảng NDCM Lào đưa ra tại Đại hội IV; (3) Làm rõ chính sách về kinh tế, cơ chế hóa quản lý kinh tế mới theo hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới và kinh tế phục vụ đối ngoại; và (4) Nâng cao chất lượng trong việc ban hành chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng về các lĩnh vực

Vi Xúc Phôm Phi Thắc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo hệthống chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay [46] Đề tài đã làm rõ 3 nội

dung về (1) Vị trí, vai trò của Đảng chính trị trong các hệ thống chính trị đương đại - một số vấn đề lý luận và quan điểm với việc phân tích khái niệm chính trị và hệ thống chính trị, những nhân tố cấu trúc của hệ thống chính trị; (2) Đảng NDCM Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới - thực trạng nguyên nhân và kinh nghiệm qua việc phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính trị liên quan đến hệ thống chính trị, thực trạng đảng NDCM Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong quá trình đổi mới và những nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với hệ thống chính trị; và (3) Quan điểm, phương hướng và

Trang 12

những giải pháp cơ bản đổi mới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với hệ thống chính trị ở Lào hiện nay

Xổm Nức Xổm Vi Chít, Đổi mới phương thức lãnh đạo nhà nước ởnước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay [49] Qua luận án tác giả đã

(1) Trình bày khái quát cơ sở lí luận về đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo nhà nước; (2) Phân tích thực trạng đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo nhà nước ở nước CHDCND Lào hiện nay; và (3) Đề xuất giải pháp nhằm góp phần vào sự nghiệp đổi mới chính trị nói chung và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào nói riêng

Thoong Băn Seng APhon, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạogiữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay [40] Luận án đã làm rõ

được những nội dung cơ bản về (1) Phân tích khái niệm cũng như nội dung, phương thức Đảng NDCM Lào lãnh đạo đối với an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay; (2) Làm rõ tình hình an ninh ở nước CHDCND Lào hiện nay cũng như phân tích thực trạng Đảng NDCM Lào lãnh đạo an ninh quốc gia trong những năm qua với việc chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân đối với nội dung lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với an ninh quốc gia; (3) Chỉ rõ những trọng tâm trong lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia, xác định các vấn đề trong việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia; và (4) Đề xuất một số giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia.

Viện khoa học xã hội Quốc gia, Đảng NDCM Lào và Đảng Cộng sảnViệt Nam [83] Hội thảo đã làm rõ vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo của

Đảng NDCM Lào luôn (1) Gắn liền với việc đổi mới lề lối làm việc và phương thức lãnh đạo của Đảng; (2) Gắn liền với việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở; và (3) Gắn liền với việc phát triển Đảng cả về số lượng cũng như chất lượng

Trang 13

Sa Vat Chan Tha Pri Xay, “Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của Đảng Nhân dân cách mạng Lào” [35] Bài viết đã làm rõ vấn đề kiểm tra, giám sát - một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng NDCM Lào và đưa ra một số giải pháp về vấn đề này đó là (1) Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tính chủ động của các cấp ủy đảng tiến hành kiểm tra, giám sát và giải quyết những biểu hiện tiêu cực nảy sinh; (2) Ủy ban kiểm tra các cấp và cán bộ làm công tác kiểm tra phải được xây dựng, củng cố ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của Đảng và tính khoa học của công tác kiểm tra; (3) Cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra các cấp phải tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, các tổ chức quần chúng nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra; (4) Ủy ban kiểm tra các cấp phải chủ động xác định phương hướng, nhiệm vụ, các chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở nắm vững quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước; và (5) Khi tiến hành kiểm tra, giám sát cán bộ kiểm tra phải có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, quy định, quy tắc, phương pháp, chế độ làm việc, tạo được niềm tin nơi đảng viên và quần chúng

Hội đồng khoa học xã hội quốc gia, Thực tiễn và bài học kinh nhgiệmtrong việc tiến hành đổi mới có nguyên tắc của CHDCND Lào và việc cảicách, mở cửa ra bên ngoài của Trung Quốc [69] Cuốn kỷ yếu có một số chủ

đề chính liên quan đến nội dung luận án như (1) Làm rõ về chủ trương của Đảng NDCM Lào trong việc lãnh đạo và kiên định đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước CHDCND Lào; (2) Phân tích những yêu cầu, những tác động, nội dung, định hướng và mục đích của việc mở rộng quan hệ hợp tác khu vực và quốc tế của nước CHDCND Lào những năm vừa qua; và (3) Đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong điều kiện một Đảng cầm quyền.

Ban Truyên giáo Trung ương Đảng, Hướng dẫn tư tưởng của Chủ tịchKhamtay Siphanhdone đối với nhiệm vụ chiến lược bảo vệ và phát triển quốcgia [64] Cuốn Kỷ yếu đã làm rõ một số hướng dẫn tư duy chiến lược của chủ

Trang 14

tịch Khamtay Siphandone trong các lĩnh vực, bao gồm các nội dung chính về (1) Hướng dẫn tư tưởng về phát triển bền vững trên các lĩnh vực; (2) Hướng dẫn tư tưởng về phát triển nền kinh tế theo hướng sử dụng tài nguyên trong nước có hiệu quả; (3) Hướng dẫn tư tưởng về tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa xã hội; (4) Hướng dẫn tư tưởng về đào tạo và nâng cao kiến thức cho cán bộ; (5) Hướng dẫn tư tưởng về đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh và an toàn xã hội là cơ sở quan trọng để tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước; (6) Hướng dẫn tư tưởng về quan hệ quốc tế và tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước; và (7) Hướng dẫn tư tưởng về việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm xây dựng nền tảng chính trị, xây dựng các nhóm kinh tế xã hội gắn liền với việc xây dựng tư duy về quốc phòng và an ninh toàn dân, toàn diện

1.3 Các công tình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo công tácđối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Viện đối ngoại Bộ Ngoại giao, Lịch sử hợp tác ngoại giao của nướcLào [81] Cuốn sách đã làm rõ những nội dung về (1) Phong trào cách mạng

nước CHDCND Lào từ tuyên bố độc lập ngày 12/10/1945, xây dựng Neo Lào It Xa Nạ và Chính phủ Lào, ký hiệp định Genève năm 1954 về Đông Dương, xây dựng Đảng NDCM Lào 22/3/1955, hiệp định Genève năm 1962 đối với Lào, Đại hội của Đảng lần thứ II, chiến thắng của lực lượng cách mạng và tuyên bố xây dựng nước CHDCND Lào; và (2) Đường lối đối ngoại và hoạt động về mặt đại sứ giai đoạn 1975 đến 1979, giai đoạn 1980 đến 1985, giai đoạn 1986 đến năm 1990, tiếp tục phát huy đường lối đổi mới toàn diện về mặt đối ngoại trong giai đoạn 1991 đến 1995, đường lối đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế trong giai đoạn 1996 đến năm 2000, tăng cường thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng hội nhập quốc tế

Sủnthon Xaynhachắc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo côngtác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay [36] Luận án đã làm rõ các nội dung

sau (1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc Đảng NDCM Lào lãnh đạo công tác

Trang 15

đối ngoại qua việc khái quát tình hình trong nước CHDCND Lào và bối cảnh quốc tế tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại cũng như đưa ra quan điểm, nội dung, phương thức và tầm quan trọng trong việc Đảng NDCM Lào lãnh đạo công tác đối ngoại; (2) Phân tích thực trạng, nguyên nhân và đưa ra một số bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay; và (3) Phân tích phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay

Khamkeng Sengmilathy, “Hoạt động đối ngoại góp phần vào sự nghiệp phát triển của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [19] Bài viết đã làm rõ một số các nội dung về (1) Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc, xây dựng nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng; và (2) Đảng NDCM Lào đã có nhiều đổi mới trong tư duy đối ngoại chuyển từ cách nhìn thế giới dưới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cách nhìn toàn diện hơn, coi thế giới như môi trường tồn tại và phát triển của Lào, đồng thời có sự đổi mới trong nhận thức về vấn đề địch - ta, đối tượng - đối tác theo tinh thần “thêm bạn bớt thù”, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế

Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, 60 năm Đảng Nhân dân cách mạngLào (22/03/1955-22/03/2015) [65] Cuốn sách đã phân tích các nội dung về

(1) Quá trình hình thành và phát triển của Đảng NDCM Lào qua 9 kỳ Đại hội của Đảng từ khi Đảng NDCM Lào được thành lập năm 1955; (2) Đưa ra và phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt được trong quá trình lãnh đạo của Đảng NDCM Lào qua 9 kỳ Đại hội cũng như phân tích hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trên các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực đối ngoại và ngoại giao song phương cũng như đa phương nhất là trong quá trình Đảng NDCM Lào lãnh đạo quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI; và (3) Đưa ra phương hướng và giải pháp đối với nội dung cũng như đổi mới phương thức lãnh đạo Đảng NDCM Lào trong quá trình lãnh đạo các lĩnh vực trọng yếu nói chung cũng như công tác đối ngoại nói riêng đến năm 2025.

Trang 16

Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Lào, Hợp tác quốc tế [76] Cuốn sách đã làm rõ được các nội dung

chính như (1) Tình hình của thế giới trong giai đoạn hiện nay tác động đến quá trình hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào cũng như sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn hiện nay; (2) Khái niệm về hợp tác quốc tế và các vấn đề trong hợp tác quốc tế song phương, đa phương của thế giới trong giai đoạn hiện nay cũng như những yêu cầu đặt ra đối với nước CHDCND Lào; (3) Phân tích chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào qua việc làm rõ cơ sở, quá trình thực hiện công tác đối ngoại trong thời gian vừa qua với những thành tựu, hạn chế và làm rõ nguyên nhân cũng như các vấn đề đặt ra; và (4) Đề xuất một số phương châm thực hiện mục tiêu trong quá trình thực hiện hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm đạt được kết quả về hội nhập quốc tế trong thời gian tới

Cục đối ngoại Bộ Quốc Phòng, Lịch sử công tác đối ngoại của Quânđội nhân dân Lào giai đoạn 1945-2015 [67] Cuốn sách đã làm rõ một số nội

dung về (1) Quá trình hình thành và phát triển công tác đối ngoại của Quân đội nhân dân Lào trong quá trình chiến đấu cứu nước và sự phát triển, bảo vệ toàn quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào; và (2) Công tác đối ngoại của Quân đội nhân dân Lào phát triển và ngày càng đóng góp vào nền đối ngoại toàn diện của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn hiện nay

Hội đồng lý luận Trung ương, Hội nhập Quốc tế - Kinh nghiệm củaLào và kinh nghiệm của Việt Nam [13] Cuốn sách bao gồm một số bài viết

của các tác giả như: (1) KiKẹo Khảykhămphịthun, “Đảng NDCM Lào lãnh đạo sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế”; (2) Xaynhạmăng Vôngxắc, “Chủ động thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, đa cấp độ trong điều kiện hội nhập quốc tế”; và (3) Thoongxalít Măngnomệch, KouYang XiXổmBlăng, Chănthạbun Lắtthạvông, “Tăng cường xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế”.

Trang 17

Nội dung các bài viết này đã làm rõ những vấn đề về Đảng NDCM Lào luôn kiên định và tăng cường vai trò của Đảng cầm quyền để lãnh đạo sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế, làm rõ kết quả lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác trong điều kiện hội nhập quốc tế, đưa ra bài học kinh nghiệm lãnh đạo sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác trong điều kiện hội nhập quốc tế, làm rõ một số vấn đề đặt ra trong công cuộc thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, đa cấp độ của Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế và làm rõ các nội dung về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong quá trình lãnh đạo hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay

Chăn Sy Pho Sí Khăm, “Sự lãnh đạo Đảng NDCM Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế” [66] Tác giả đã làm rõ các nội dung về (1) Đảng NDCM Lào là người đầu tiên khởi động và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và mở rộng mối quan hệ hợp tác với nước ngoài; (2) Thành tựu, hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế; (3) Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế; và (4) Vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và khả năng đấu tranh trong Đảng NDCM Lào bao gồm: tăng cường công tác xây dựng Đảng cho vững chắc về mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận của Đảng; rèn luyện bản chất chính trị đạo đức cách mạng, cải cách bộ máy tổ chức từng cấp trong sạch, vững mạnh; đổi mới công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tiếp tục nhấn mạnh và tăng cường phương thức lãnh đạo là truyền thống tốt đẹp của Đảng và tăng cường hiệu quả, chất lượng của công tác kiểm tra giám sát trong điều kiện kinh tế thị trường và hội quốc tế

Viện đối ngoại Bộ ngoại giao, Ngoại giao Lào 70 năm: 1945-2015

[82] Cuốn sách đã tổng hợp và phân tích một số nội dung quan trọng về (1) Lịch sử quan hệ ngoại giao và chính sách đối ngoại của Lào trong các giai đoạn như trước năm 1945, giai đoạn từ năm 1945-1955, giai đoạn từ năm

Trang 18

1955-1975, giai đoạn từ năm 1975-1985, giai đoạn từ năm 1985-2015 dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào; (2) Hoạt động ngoại giao đa phương của nước CHDCND Lào trong quá trình hợp tác với các nước trong các khu vực và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, trong đó quan trọng nhất là hội nhập với cộng đồng ASEAN và quan hệ hợp tác tốt với các nước láng giềng; và (3) Hoạt động ngoại giao của nước CHDCND Lào trong việc tham gia các vấn đề của Liên Hợp Quốc và mạng lưới các tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc

Chương 2

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢNƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

2.1 Các công trình nghiên cứu của Việt Nam

2.1.1 Các công trình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo của Đảng

Trần Đình Nghiêm (chủ biên), Đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng [30] Cuốn sách đã đưa ra và phân tích các nội dung có liên quan như

(1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến lược, sách lược của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ; (2) Phương thức lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực, với cấp ủy địa phương, với các đoàn thể chính trị - xã hội; và (3) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, giúp nhân dân tham gia tích cực hơn, thiết thực và có hiệu quả hơn vào việc giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước đồng thời phát huy chức năng giáo dục, tư vấn, giám sát của Mặt trận và các đoàn thể.

Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên), Sự phối hợp hoạt động của các ĐảngCộng sản và cánh tả trên thế giới hiện nay [9] Cuốn sách đề cập đến khá

nhiều các nội dung khác nhau với phạm vi rất rộng, đặc biệt trong chương 1

Trang 19

về những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động của các đảng cộng sản và cánh tả hiện nay tác giả đã (1) Phân tích và chỉ ra những thành tựu của sự nghiệp cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; và (2) Làm rõ sự đóng góp qua công cuộc lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với sự nghiệp đổi mới, mở cửa, tổng kết, rút bài học kinh nghiệm cũng như phát triển kinh tế - xã hội và đoàn kết quốc tế đối với các Đảng Cộng sản và cánh tả trên thế giới trong quá trình phát triển và đi lên của Chủ nghĩa xã hội trên thế giới

Nguyễn Hùng Phi, Buasi Chalơnsúc, Lịch sử Lào hiện đại [33] Qua

cuốn sách các tác giả đã làm rõ được (1) Chính sách đối ngoại của nước CHDCND Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong các thời kỳ lịch sử; và (2) Phân tích những thành tựu trong công cuộc thực thi chính sách đối ngoại trong việc bảo vệ và xây dựng, phát triển nước CHDCND Lào cuối thế kỷ XX

Nguyễn Văn Huyên, “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị” [16] Bài viết đã làm rõ được (1) Khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng cũng như các cách thức thể hiện phương thức lãnh đạo của Đảng từ việc giành quyền lực cho đến việc bảo vệ và thực thi quyền lực; (2) Những vấn đề nhằm đảm bảo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng như xác định đúng và thực hiện đúng chức năng, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành một cách tổng thể, bảo đảm tính toàn diện giữa nội dung cách mạng và quá trình lãnh đạo; và (3) Đưa ra một số hạn chế trong phương thức lãnh đạo của Đảng và đề ra một số vấn đề cần phải thực hiện

Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Đảng Cộng sản cầm quyền - Nội dungvà phương thức cầm quyền của Đảng [17] Trong bối cảnh xây dựng nhà

nước pháp quyền XHCN thì yêu cầu cần phải đổi mới về nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng là hết sức quan trọng Nhưng một vấn đề đặt ra là nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng cần được xác định như thế nào để không trái với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, không trái với

Trang 20

nguyên tắc toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Cuốn sách đã làm rõ vấn đề này qua 3 phần với 12 chương đó là (1) Tổng quát những vấn đề lý luận chung về Đảng cầm quyền và Đảng Cộng sản cầm quyền; (2) Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng - Thực trạng và những vấn đề đặt ra; (3) Những điều kiện và yêu cầu đảm bảo sự cầm quyền của Đảng và những giải pháp đổi mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng

Nguyễn Phú Trọng , Xây dựng chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luậnvà thực tiễn (Xuất bản lần thứ 2 có bổ sung, điều chỉnh) [44] Cuốn sách bao

gồm 4 phần trong đó phần thứ nhất đề cập đến một số vấn đề chung về Đảng và công tác xây dựng Đảng đã nêu và phân tích (1) Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước trong đó làm rõ về sự cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện, thống nhất, có hiệu quả; (2) Một số bài học về xây dựng Đảng trong những năm đổi mới trong đó làm rõ nội dung về sự đổi mới phương thức lãnh đạo và hoạt động của Đảng, coi đây cũng là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng; và (3) Những nhiệm vụ chủ yếu của công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay với việc làm rõ yêu cầu về việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở tầm quan điểm, chủ trương, cơ chế vận hành cùng với phong cách.

Nguyễn Ngọc Hà, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng: Một vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách” [10] Tác giả đã làm rõ 3 nội dung chính về (1) Chủ trương của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo qua các kỳ Đại hội đặc biệt là từ Đại hội VI, VII đến nay Đảng luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo bên cạnh việc đổi mới nội dung lãnh đạo; (2) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên thực tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới, tình trạng Đảng bao biện làm thay các cơ quan nhà nước đã giảm bớt Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn hạn chế về hệ thống văn bản quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung và cơ chế Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và đối với từng cấp,

Trang 21

từng loại hình tổ chức nhà nước chưa được hoàn thiện; và (3) Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần phải phân định rõ ràng những việc thuộc thẩm quyền quyết định của Đảng và những việc thuộc thẩm quyền quyết định của nhà nước.

Trần Đình Huỳnh, Lê Quang Đồng, “Vấn đề mấu chốt đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” [18] Các tác giả đã làm rõ hai nội dung đó là (1) Khái quát về quá trình trăn trở, tìm kiếm quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; và (2) Làm rõ nội dung nghiên cứu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình hiện nay

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 85 năm Đảng Cộng SảnViệt Nam phát triển vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễnViệt Nam [12] Kỷ yếu có một số bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề như

(1) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong điều kiện hiện nay ở nước ta; (2) Chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; (3) Sự lãnh đạo và vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác đối ngoại thời kỳ đổi mới; (4) Nhìn nhận những bước đột phá đổi mới đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam; và (5) Làm rõ những kết quả hoạt động đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới

Nhị Lê, “Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay” [24] Tác giả đã làm rõ được một số vấn đề chính đó là (1) Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng đổi mới nhận thức và tổ chức thực tiễn phương thức lãnh đạo - cầm quyền của Đảng góp phần nhìn lại 30 năm; (2) Yêu cầu về quan điểm và phương châm thực thi trọng trách cầm quyền trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình mới; (3) Những phương diện chủ yếu tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền đó là tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối

Trang 22

với Nhà nước và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể chính trị - xã hội; và (4) Những điều kiện cần và đủ để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng.

Mai Thế Dương, “Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng” [7] Tác giả đã minh chứng một số nội dung về (1) Phương thức lãnh đạo của Đảng là một bộ phận hết sức quan trọng trong toàn hoạt động của Đảng và luôn được coi trọng trong các kỳ Đại hội; (2) Công tác kiểm tra, giám sát là một bộ phận cấu thành quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng do vậy đổi mới công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần đổi mới và nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng; và (3) Đưa ra một số vấn đề để giúp công tác kiểm tra, giám sát góp phần quan trọng vào đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Lê Thị Thanh, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [37] Bài viết đã làm rõ (1) Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là nguyên tắc hiến định song phương thức lãnh đạo như thế nào trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế là vấn đề rất mới chưa có tiền lệ; và (2) Đề xuất một số vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trần Khắc Việt, Phạm Tất Thắng, Nguyễn Văn Giang (đồng chủ

biên), Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới - Lýluận và thực tiễn [48] Cuốn sách đã tập hợp một số đề tài khoa học trong đó

bao gồm những nội dung chính về (1) Phân tích lý luận và tổng kết thực tiễn đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong gần 30 năm qua; và (2) Làm rõ hệ thống quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, đảm bảo giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo

Trang 23

của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới.

Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông, Một số vấn đề lý luận - thựctiễn cấp thiết liên quan trực tiếp đến đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạocủa Đảng và quản lý của Nhà nước [38] Cuốn sách đã tập hợp các bài viết có

liên quan đến phương thức lãnh đạo của đảng, quản lý của Nhà nước đó là (1) Đề cập đến những vấn đề lý luận, cơ sở lý thuyết có tính gợi mở, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về nội dung, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng qua đó khẳng định việc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng là vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp thiết; (2) Tập trung phân tích nội dung, nguyên tắc, phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền ở một số nước trên thế giới trên cơ sở đó đưa ra những gợi mở cho Việt Nam trong quá trình đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; (3) Trình bày những kết quả đổi mới, phát triển tư duy, nhận thức lý luận đã đạt được và những vấn đề lý luận chưa được làm rõ, chưa thống nhất, cùng những hạn chế, nguyên nhân, giải pháp nhất là trong vấn đề xây dựng Đảng; và (4) Đưa ra giải pháp, định hướng có ý nghĩa góp phần đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng như đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận.

Lê Giảng - Cao Văn Thống (Chủ biên), Phương thức lãnh đạo củaĐảng trong công tác kiểm tra, giám sát [8] Kể từ khi thành lập đến nay,

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Để bảo đảm vai trò lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chăm lo mọi mặt công tác xây dựng Đảng, trong đó có phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là phương thức lãnh đạo đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng Để làm rõ các vấn đề này các tác giả đã đưa ra nhận thức đúng, đầy đủ về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng

Trang 24

qua các nội dung như: (1) Một số vấn đề chung về phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát; (2) Thực trạng thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát; và (3) Cơ chế, định hướng, yêu cầu, giải pháp và kiến nghị tăng cường phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát

Phan Hữu Tích, “Một yêu cầu bức thiết trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” [41] Bài viết đã làm rõ những nội dung về (1) Đổi mới cách xây dựng, ban hành nghị quyết đảm bảo những yếu tố cơ bản như lựa chọn, xác định đúng nội dung, vấn đề cần tập trung lãnh đạo; cảm nhận và đánh giá đúng những mâu thuẫn cần tháo gỡ, có khả năng dự báo một cách đúng đắn, khoa học; và (2) Đổi mới cách triển khai thực hiện nghị quyết bao gồm cần duy trì quy định người đứng đầu cấp ủy trực tiếp, phổ biến, quán triệt nghị quyết đến cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, đến đảng viên; tổ chức thực hiện nghị quyết là khâu quan trọng, trực tiếp mang lại kết quả đề ra và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra

Vũ Ngọc Lân, “Bàn thêm về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” [23] Bài viết đã làm rõ những nội dung về (1) Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong mười nhiệm vụ về xây dựng Đảng đã được xác định trong giai đoạn hiện nay; và (2) Những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết: xây dựng cho được đội ngũ cán bộ, đảng viên trung thành với lý tưởng của Đảng, có phẩm chất, năng lực; có sự phân chia rõ ràng chức năng của Đảng; Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú và đặc biệt chú trọng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, thượng tôn pháp luật và kiểm soát được quyền lực, ngăn chặn độc đoán, chuyên quyền

Trần Quốc Toản, “Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị” [43] Tác giả đã làm rõ các nội dung về (1) Đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền qua việc phân

Trang 25

tích khái niệm; (2) Làm rõ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền để không rơi vào tình trạng lạm quyền, bao biện làm thay các công việc của Nhà nước; (3) Nội dung các phương thức lãnh đạo của Đảng cũng như gắn nó với việc xây dựng tổ chức và bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả; (4) Những yếu tố chi phối phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng hệ thống chính trị như đường đối, nhiệm vụ chính trị, sự phát triển và hoàn thiện hệ thống chính trị, trình độ năng lực lãnh đạo của Đảng, mức độ vận dụng và ứng dụng sự phát triển của khoa học lãnh đạo; và (5) Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng hệ thống chính trị

Hội đồng lý luận Trung ương - Ban Chủ nhiệm Đề tài KX.04.30/16-20,

Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước

[14] Hội thảo đã (1) Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về đổi mới nội dung, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; (2) Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam; (3) Phân tích thực tiễn đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ở Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới; và (4) Làm rõ những khó khăn, hạn chế, vướng mắc về cả lý luận và thực tiễn trong nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng

Bùi Đình Bôn, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay [4] Tác giả đã (1)

Trình bày một số vấn đề cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị và một số lĩnh vực trọng yếu; và (2) Làm rõ mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay.

Vũ Trọng Lâm, Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [21] Cuốn sách đã

Trang 26

làm rõ các nội dung đó là (1) Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thực tế khách quan được khẳng định trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước; và (2) Trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân hiện nay đòi hỏi phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về nội dung, phương thức để vừa khẳng định vị thế, vai trò, uy tín của Đảng với tư cách là một đảng cầm quyền duy nhất, vừa phát huy vai trò, uy tín của Đảng, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước.

Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ biên), Một số vấnđề lý luận - thực tiễn cấp thiết liên quan trực tiếp đến đổi mới nội dung,phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước [39] Tác giả đã

tổng kết cũng như làm rõ được 4 nội dung trong sự nghiệp 30 năm đổi mới của Việt Nam đó là (1) Những vấn đề lý luận chung về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; (2) Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nội dung, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và quản lý của Nhà nước; (3) Thực tiễn đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ở Việt Nam; và (4) Định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước

2.1.2 Các công tình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo công tácđối ngoại của Đảng Cộng sản

Bộ Ngoại giao - Học viện Ngoại giao, Hỏi - đáp về tình hình thế giớivà chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta [3] Cuốn sách bao gồm 2

phần với các nội dung về (1) Tình hình thế giới với hai nội dung đó là tình hình chung và tình hình chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại của các nước; và (2) Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước bao gồm các vấn đề về những vấn đề chung, tình hình quan hệ của Việt Nam với các khu vực và các tổ chức quốc tế và những vấn đề cần chú ý Qua các nội dung trên cuốn sách cũng đặc biệt nhấn mạnh về quá trình tư duy đối ngoại của Đảng cũng

Ngày đăng: 12/04/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w