MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của chuyên đề 1
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 3
4 Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề 3
5 Đóng góp mới của chuyên đề 4
6 Kết cấu của chuyên đề 4
Chương 1 THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁCĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO HIỆN NAY 5
1.1 Ưu điểm của phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay 5
1.2 Hạn chế của phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay 29
Chương 2 NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚIPHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNGNHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO 36
2.1 Nguyên nhân thực trạng phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 36
2.2 Một số vấn đề đặt ra về phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 47
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 2Bảng 2.1 Một số hội nghị khu vực và quốc tế tổ chức tại CHDCND Lào từ năm 2011 – 2020
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của chuyên đề
Trong quá trình lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập với thế giới các chính đảng cộng sản cầm quyền trên thế giới cũng như Đảng NDCM Lào luôn hết sức chú trọng đến việc lãnh đạo công tác đối ngoại để qua đó phục vụ mục đích, định hướng chung trong quá trình lãnh đạo giúp đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI đặc biệt là trong thập niên thứ hai từ Đại hội IX của Đảng NDCM Lào đến nay phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng xuất phát từ đường lối, chủ trương, định hướng về công tác đối ngoại của Đảng, việc phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác đối ngoại thành chính sách và tổ chức thực hiện, việc phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên là cán bộ đối ngoại, việc phát huy vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác ngoại giao nhân dân đã ngày càng được chú trọng, thực hiện bài bản và đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn vừa qua thì bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định thể hiện ở việc công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động về công tác đối ngoại và công tác tổ chức, cán bộ của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại có đức và có tài là những vấn đề thực hiện còn chưa đạt hiệu quả cao trong thực tế.
Những thành tựu và hạn chế về phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào từ năm 2011 đến nay xuất phát từ những nguyên
Trang 4nhân chủ quan và cả những nguyên nhân khách quan như việc hiện thực hóa đường lối, chủ trương, định hướng về công tác đối ngoại của Đảng từ các lực lượng còn chưa vận dụng linh hoạt trong bối cảnh quan hệ đối ngoại của nước CHDCND Lào với các quốc gia và tổ chức quốc tế ngày càng nhiều hơn cũng như diễn biến của bối cảnh quốc tế cũng có những thay đổi nhanh chóng và khó lường
Trong bối cảnh tình hình quốc tế đã và đang có những chuyển biến vô cùng nhanh chóng, phức tạp hiện nay cũng đã nảy sinh những vấn đề đặt ra đối với phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào hiện nay để qua đó đảm bảo lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập chủ quyền, giữ vững an ninh quốc gia và chủ động tham gia việc giải quyết các vấn đề của khu vực và thế giới.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận cũng như từ đòi hỏi của thực tiễn do
vậy tác giả đã lựa chọn chuyên đề “Phương thức lãnh đạo công tác đốingoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay - Thực trạng, nguyênnhân và một số vấn đề đặt ra” để làm chuyên đề của luận án ngành Xây
dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề
2.1 Mục đích của chuyên đề
Từ việc phân tích thực trạng phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ năm 2011 đến nay với những ưu điểm và hạn chế chuyên đề chỉ rõ nguyên nhân thực trạng phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và làm rõ một số vấn đề đặt ra về phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay
2.2 Nhiệm vụ của chuyên đề
- Phân tích thực trạng phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay với những ưu điểm và hạn chế;
Trang 5- Chỉ rõ nguyên nhân thực trạng phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào với những nguyên nhân chủ quan và khách quan;
- Làm rõ một số vấn đề đặt ra về phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 3.1 Đối tượng của chuyên đề
Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay - Thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra
3.2 Phạm vi của chuyên đề
Về nội dung: thực trạng phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay.
Về không gian: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Về thời gian: từ năm 2011 đến nay
4 Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề
4.1 Cơ sở lý luận
Chuyên đề dựa trên cơ sở lý luận là của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane; các quan điểm, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về công tác đối ngoại trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế tại Đại hội IX và Đại hội X cũng như phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với công tác đối ngoại hiện nay
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu chuyên đề sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Chuyên đề dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chuyên đề cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp bảng hỏi.
Trang 65 Đóng góp mới của chuyên đề
- Chuyên đề đã phân tích và minh chứng rõ thực trạng phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay với những ưu điểm và hạn chế trong giai đoạn từ 2011 đến nay
- Chuyên đề đã góp phần nêu và phân tích nguyên nhân của thực trạng phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào với những nguyên nhân chủ quan và khách quan
- Chuyên đề đã phân tích và làm rõ một số vấn đề đặt ra về phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào trong bối cảnh trong và ngoài nước có những thay đổi nhất định
- Chuyên đề cũng là tài liệu tham khảo đối với các nghiên cứu sinh, các học viên, sinh viên để tìm hiểu, kế thừa những nội dung đã được làm rõ về phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào nói chung cũng như công tác đối ngoại nói riêng
6 Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề bao gồm mở đầu, nội dung với 2 chương, 4 tiết, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Trang 7Chương 1
THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐINGOẠI CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO HIỆN NAY
1.1 Ưu điểm của phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại củaĐảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay
1.1.1 Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, định hướng vềcông tác đối ngoại
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo bằng đường lối về công tác đối ngoại
Trên cơ sở kiên định và vận dụng sáng tạo học thuyết chủ nghĩa Mác -Lênin vào điều kiện thực tiễn của nước CHDCND Lào cũng như từ việc tổng kết, đánh giá, kế thừa những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn lãnh đạo công tác đối ngoại trong suốt sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong quá trình đổi mới xây dựng cũng như bảo vệ Tổ quốc Đảng NDCM Lào đã tiếp tục thực hiện vai trò lãnh đạo về đường lối của công tác đối ngoại trong điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương
Trong những năm qua Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện đường lối đối ngoại với nội dung “kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, tự chủ, hữu nghị và hợp tác, chủ động phối hợp với khu vực và quốc tế cũng như củng cố mối quan hệ song phương và đa phương trong nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ theo nguyên tắc độc lập và cùng có lợi” [19, tr.55] để qua đó góp phần xây dựng và củng cố chính trị tư tưởng, tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược theo đường lối đổi mới toàn diện và có nguyên tắc nhằm xây dựng xã hội văn minh và công bằng; xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân ổn định, vững chắc Đường lối đối ngoại luôn luôn là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong văn kiện của bất kỳ đại hội nào của Đảng NDCM Lào
Trang 8Tại Đại hội IX năm 2011, Đảng NDCM Lào đã đưa ra đường lối đối ngoại đó là: “Kiên định đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; thúc đẩy đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi” [18, tr.40]
Đại hội X của Đảng NDCM Lào năm 2016 đã bổ sung đường lối đối ngoại và nhấn mạnh: “Tiếp tục kiên định đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; thúc đẩy đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi” [19, tr.55].
Bên cạnh đó, Đảng NDCM Lào cũng xác định đường lối đối ngoại đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu hàng đầu để vừa phù hợp với xu thế chung, vừa là ý Đảng lòng Dân cũng như nhằm tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội Lợi ích quốc gia - dân tộc đã trở thành tiêu chí tối cao để đánh giá hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong quá trình hoạch định và của toàn bộ hệ thống trong triển khai đường lối đối ngoại Sự khẳng định theo đuổi lợi ích quốc gia - dân tộc còn làm cơ sở ngày càng vững chắc để nước CHDCND Lào đấu tranh và hợp tác với các đối tác bên ngoài
Thứ hai, Đảng lãnh đạo bằng chủ trương về công tác đối ngoại
Đại hội IX của Đảng NDCM Lào đưa ra chủ trương đối ngoại theo các nội dung đó là “kiên định tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác cùng các nước XHCN” [18, tr.40] hướng đến việc tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với CHXHCN Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống với CHND Trung Hoa trên tinh thần đối tác chiến lược toàn diện, bền vững và lâu dài Ngoài ra, Đảng cũng chú trọng “thúc đẩy quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước anh em khác, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng giềng cùng chung biên giới, tích cực tham gia các hoạt động hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khuôn khổ ASEAN vì lợi ích chung, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN” [18, tr.40, 41]
Trang 9Đồng thời chủ trương đối ngoại cũng hướng đến việc “tăng cường quan hệ với các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới, các phong trào, các chính đảng” [18, tr.41], trong đó chú trọng tham gia Phong trào không liên kết, nhóm các nước đang phát triển G77, Cộng đồng Pháp ngữ, Nhóm các nước đang phát triển không tiếp giáp biển và các tổ chức quốc tế khác; tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau với các đảng cộng sản, đảng lao động và các đảng cánh tả khác nhằm xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế quốc tế, đảm bảo dân chủ và công bằng Bên cạnh đó, Đại hội này cũng chỉ rõ công tác đối ngoại tham gia vào việc cải tổ bộ máy Liên hợp quốc và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế mà Lào là thành viên, đồng thời tham gia giải quyết các điểm nóng trên thế giới và vấn đề biến đổi khí hậu; tranh thủ lợi ích chính đáng cho đất nước cũng như cho các nước đang phát triển và cho toàn nhân loại.
Đại hội lần thứ X năm 2016 đã tiếp tục nhấn mạnh việc thực hiện chủ trương về công tác đối ngoại đó là “tăng cường thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với các nước bạn bè chiến lược” [19, tr.55], trong đó tiếp tục giữ gìn và thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với CHXHCN Việt Nam đi vào chiều sâu, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với CHND Trung Hoa trên tinh thần đối tác chiến lược toàn diện, bền vững và lâu dài Đồng thời Đại hội cũng nhấn mạnh đường lối “thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước láng giềng, các nước ASEAN cũng như các đối tác và tổ chức quốc tế khác, đảm bảo phù hợp với từng mục tiêu cụ thể đề ra” [19, tr.55] Đặc biệt trong Đại hội này Đảng đã nhấn mạnh chủ trương về “tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau với các đảng chính trị tiến bộ tại các nước có thể chế chính trị khác nhau, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền trên thế giới” [19, tr.56]
Việc đề ra các chủ trương trong công tác đối ngoại giai đoạn vừa qua của Đảng NDCM Lào đã thể hiện tinh thần chủ động và tích cực trong lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng và là nhân tố quan trọng cũng như có ý
Trang 10nghĩa quyết định tới sự thành bại của sự nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong điều kiện hội nhập quốc tế bắt đầu từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 và lần thứ 8 khóa IV
Thứ ba, định hướng về công tác đối ngoại của Đảng NDCM Lào
Đại hội IX của Đảng NDCM Lào đã đưa ra những định hướng quan
trọng về công tác đối ngoại như: 1) Tăng cường thúc đẩy quan hệ hữu nghị,
đoàn kết và hợp tác với các nước bạn bè chiến lược, nhất là với CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa Thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước láng giềng, các nước ASEAN cũng như các đối tác và tổ chức quốc tế khác và tiếp tục tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau với các đảng chính trị tiến bộ tại các nước có thể chế chính trị khác nhau 2) Tăng cường sự phối hợp giữa công tác đối ngoại của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và công tác ngoại giao nhân dân 3) Quản lý tập trung, thống nhất mọi hoạt động đối ngoại trên phạm vi toàn quốc 4) Phối hợp chặt chẽ việc triển khai công tác đối ngoại với công tác quốc phòng an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội và xóa đói giảm nghèo 5) Quản lý hiệu quả các tổ chức quốc tế, cơ chế hợp tác và viện trợ nước ngoài, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và đường lối, chủ trương mà Đảng, Chính phủ đã đề ra
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về thời đại và tình hình khu vực, thế giới Đảng NDCM Lào đã đổi mới tư duy trong định hướng công tác đối ngoại hướng đến hợp tác thay cho đối đầu là xu thế cơ bản trong phát triển Về xử lý các mối quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ với các nước láng giềng là những quan hệ phức tạp đòi hỏi đường lối đối ngoại của nước CHDCND Lào cần thực hiện hết sức mềm dẻo cùng với cách ứng phó khéo léo song hành cùng tinh thần bảo vệ lợi ích quốc gia và giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển
1.1.2 Đảng lãnh đạo thông qua việc phát huy vai trò quản lý củaNhà nước trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyếtcủa Đảng về công tác đối ngoại thành chính sách và tổ chức thực hiện tốt
Trang 11Thứ nhất, Đảng lãnh đạo thông qua việc phát huy vai trò quản lý của
Nhà nước trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác đối ngoại thành chính sách, pháp luật
Trong những năm qua Đảng NDCM Lào cũng đã lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương, định hướng đối ngoại thành chính sách, pháp luật cũng như chiến lược và kế hoạch hoạt động trong quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế nói chung cũng như hoạt động đối ngoại nói riêng Điều này chúng ta có thể thấy rõ qua các văn bản quy phạm pháp luật đã được Cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành về các vấn đề có liên quan trực tiếp cũng như liên quan gián tiếp đến công tác đối ngoại như: Hiến pháp nước CHDCND Lào (sửa đổi bổ sung) năm 2015, Luật dẫn độ năm 2012, Luật về quản lý ngoại tệ năm 2014, Luật chống rửa tiền và tài trợ khủng bố năm 2014, Luật về xuất nhập cảnh và quản lý người nước ngoài tại CHDCND Lào năm 2015, Luật khuyến khích đầu tư (sửa đổi bổ sung) năm 2016, Luật Hiệp định và Điều ước quốc tế năm 2017, Luật chống bán phá giá và trợ cấp của nhà xuất khẩu nước ngoài năm 2019 [42]
Hiến pháp nước CHDCND Lào sửa đổi năm 2015 đã thể chế hóa, cụ
thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng NDCM Lào về công tác đối ngoại tại Điều 12 đó là:
CHDCND Lào thực hiện chính sách ngoại giao, hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; phát huy mối quan hệ và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi CHDCND Lào hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh của nhân dân trên thế giới nhằm góp phần thúc đẩy hòa bình độc lập quốc gia, dân chủ và tiến bộ trong xã hội [22, tr.5]
Luật Hiệp định và Điều ước quốc tế năm 2017 là sự thể chế hóa các
nghị quyết của Đảng đối với đường lối đối ngoại của Đảng về “hòa bình, độc
Trang 12lập, hữu nghị, hợp tác và hội nhập trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi, củng cố mối quan hệ song phương và đa phương” [28]
Luật về Văn phòng đại diện của nước CHDCND Lào ở nước ngoàinăm 2019 đã xác định các nguyên tắc, về vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của
các thành viên Văn phòng đại diện đảm bảo tính hợp pháp, quy định biện pháp tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động của Văn phòng đại diện của CHDCND Lào ở nước ngoài, đảm bảo quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế bao gồm cả quản lý đối ngoại góp phần vào sứ mệnh bảo vệ và phát triển đất nước Đồng thời “đây là một tài liệu tham khảo quan trọng cho các Văn phòng đại diện trong tổ chức và phong trào cũng như phối hợp các phong trào đối ngoại và các tổ chức quốc tế để đoàn kết và tăng cường thực hiện các hoạt động đối ngoại” [26]
Bên cạnh Hiến pháp và luật nói trên, Nhà nước còn cụ thể hóa một số Nghị định về đối ngoại như Nghị định về quản lý nhân viên địa phương với các tổ chức nước ngoài tại CHDCND Lào - NĐ số 456/TT năm 2010; Nghị định về hộ chiếu số 259/CP năm 2011; Nghị định về hoạt động báo chí của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế số 377/CP năm 2015; Nghị định về tổ chức và hoạt động của Ban quan hệ Lào kiều số 106/TT năm 2017; Nghị định về Trạm kiểm soát biên giới và sân bay quốc tế số 558/CP năm 2018; Nghị định về tổ chức và hoạt động của Ban khuyến khích và quản lý đầu tư số 05/CP năm 2018; Nghị định về quản lý và sử dung ODA số 357/CP năm 2019
Thứ hai, Đảng lãnh đạo thông qua việc phát huy vai trò của Nhà nước
trong việc thực hiện chính sách đối ngoại
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước CHDCND Lào đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động đối ngoại, nhất là hoạt động đối ngoại cấp cao, coi đây là hướng quan trọng để đưa quan hệ đi vào chiều sâu, ổn định, mang lại các lợi ích thiết thực cho đất nước Những năm qua nước CHDCND Lào dành ưu tiên trao đổi đoàn cấp cao với các nước láng giềng như Việt Nam,
Trang 13Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc và với các nước ASEAN như Singapore, Brunei, Philippines, đặc biệt là các nước lớn như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Mỹ và các nước bạn bè truyền thống như Cuba, Triều Tiên Các hoạt động đối ngoại quan trọng này được triển khai theo hướng ngày càng gia tăng mức độ đan xen lợi ích giữa nước CHDCND Lào và các đối tác, nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác và tăng cường lòng tin giữa các bên
Trong các hoạt động đối ngoại đa phương, với chủ trương quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế nước CHDCND Lào cũng đã tích cực hơn trong việc tham gia vào quá trình xây dựng và định hình luật chơi chung trong các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế Trong đó nước CHDCND Lào đã tích cực đóng góp vào hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức các nước Pháp ngữ, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), cơ chế Hợp tác Mekong - Lan Thương, Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (AIPA), Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Trong các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác nước CHDCND Lào cũng tham gia sâu hơn, thực chất hơn, nhất là tại các diễn đàn do ASEAN làm chủ đạo như Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Tư lệnh Cảnh sát ASEAN (ASEANAPOL).
Ngoài ra, công tác đàm phán và tham gia các hiệp định thương mại tự do luôn được quan tâm, thúc đẩy Đặc biệt, nước CHDCND Lào đã tổ chức thành công, đã tranh thủ tốt vị trí nước chủ nhà ASEAN năm 2016 và sự thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN 28-29 và các cuộc họp liên quan khác để khẳng định được vị trí, vai trò và khả năng của nước CHDCND Lào trong việc xử lý những vấn đề quốc tế và khu vực Đồng thời, quan hệ đối ngoại của CHDCND Lào đã mở rộng và hiệu quả, tiếp tục các bước hội nhập khu vực, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động hợp tác khu vực và quốc tế Các Đại sứ quán Lào ở nước ngoài cũng đã chú ý “ngoại giao tích
Trang 14cực, chủ động, ngoại giao kinh tế và ngoại giao đa văn hóa để có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, đa phương” [37]
Đảng NDCM Lào phát huy vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết
các vấn đề biên giới, lãnh thổ Hiện nay nước CHDCND Lào “có chung
5.452,239 km đường biên giới với 5 nước láng giềng trong đó có 3.765,447 km đất liền và 1.686,792 km đường sông, đồng thời còn có 24 cửa khẩu quốc tế, 47 cửa khẩu thông quan” [13, tr.2,8.] Những năm qua Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo Nhà nước trong việc chủ động tích cực vận động thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những bất đồng và những vấn đề tồn tại liên quan đến vấn đề biên giới để qua đó vừa bảo vệ được quyền chủ quyền đồng thời cùng các nước khác tiến hành công tác phân giới, cắm mốc, mở các cửa khẩu mới; quản lý đường biên giới và các hoạt động hợp tác xuyên biên giới, làm cho các đường biên giới trên bộ vừa là đường biên giới hòa bình, hữu nghị vừa là đường biên giới phát triển Đồng thời, nước CHDCND Lào cũng đã đẩy mạnh công tác biên giới, lãnh thổ, củng cố các khu vực nhạy cảm của đất nước Năm 2016, nước CHDCND Lào đã hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới, ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền với Việt Nam Năm 2018, CHDCND Lào và Myanmar đã thông qua Bản đồ biên giới Lào - Myanmar số 12 sửa đổi tại Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban biên giới Lào - Myanmar để qua đó làm cơ sở vững chắc cho việc hợp tác giữa cơ quan an ninh - quốc phòng giữa 2 nước, nhất là việc quản lý và kiểm tra mốc biên giới, chống buôn bán ma túy, việc di chuyển tàu thuyền dọc sông Mê Kông và các vấn đề khác Năm 2019 nước CHDCND Lào và Campuchia đã cùng nhau nỗ lực trao đổi thông tin, hợp tác trong việc đảm bảo an ninh trong khu vực biên giới giữa hai nước
Đảng lãnh đạo Nhà nước trong việc tăng cường đối ngoại về an ninh -quốc phòng: Ngoài những nội dung trên Đảng NDCM Lào cũng lãnh đạo Nhà
nước trong việc chủ động triển khai chiến lược đối ngoại về quốc phòng, an
Trang 15ninh phù hợp với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, vị thế của đất nước nhằm phục vụ mục tiêu bảo vệ vững chắc đất nước Ngoài ra, đối ngoại về an ninh - quốc phòng cũng được thúc đẩy qua việc Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lào đã tham gia vào cơ chế hợp tác, trao đổi kinh nghiệm huấn luyện, đào tạo, đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh khu vực biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam và Ủy ban Nội vụ, Quốc phòng, Điều tra, Chống tham nhũng và chức năng công cộng của Quốc hội Vương quốc Campuchia Bên cạnh đó, công tác đối ngoại về an ninh - quốc phòng của nước CHDCND Lào với các nước ASEAN cũng được đẩy mạnh qua việc tham gia vào các hội nghi như: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Tư lệnh quốc phòng không chính thức ASEAN, Hội nghị cấp tư lệnh quân chủng ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị những người đứng đầu cơ quan an ninh các nước ASEAN (MACOSA), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC), Hiệp hội Cảnh sát quốc gia Đông Nam Á (ASEANPOL) cũng như tham gia vào quá trình xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (ASC - 2015) Không những vậy từ năm 2008 đến nay phái đoàn của nước CHDCND Lào đã tham gia vào Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La-SLD) và Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL) Các cơ chế hợp tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố tình đoàn kết hữu nghị và tăng cường hợp tác giữa nước CHDCND Lào với các nước thành viên ASEAN, trong khu vực cũng như trên thế giới
Đảng lãnh đạo Nhà nước trong việc ký kết, gia nhập các tổ chức quốctế Vào ngày 22 tháng 4 năm 2016 nước CHDCND Lào đã ký “Thỏa thuận
Paris về biến đổi khí hậu vào Ngày Trái đất tại Liên hợp quốc ở New York cùng với 174 quốc gia” [2, tr.3] nhằm hướng đến một kế hoạch khí hậu bền
Trang 16vững, đầy tham vọng, gửi một tín hiệu mạnh mẽ rằng tất cả các quốc gia đều cam kết hành động thực sự đối với khí hậu và gửi một tín hiệu thị trường mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và khu vực tư nhân rằng thế giới đang chuyển sang một nền kinh tế năng lượng sạch Hiện nay, nước CHDCND Lào có quan hệ ngoại giao với 143 quốc gia và quan hệ với hơn 140 đảng chính trị ở các quốc gia này cũng như đã tham gia 130 tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới Đồng thời, hiện đã có 26 quốc gia đã thành lập Đại sứ quán tại Viêng Chăn và 4 quốc gia có Lãnh sự quán tại đây Ngoài ra, nước CHDCND Lào có 40 Văn phòng đại diện ngoại giao, trong đó có 27 là Đại sứ quán, 3 Văn phòng đại diện thường trực, 11 Tổng lãnh sự quán và 12 Lãnh sự danh dự ở nước ngoài Không những vậy “nước CHDCND Lào đã ký một thỏa thuận miễn thị thực với 37 quốc gia cho người mang hộ chiếu ngoại giao cũng như có 24 cửa khẩu biên giới quốc tế” [1, tr.17]
Đồng thời, những năm qua nước CHDCND Lào cũng “ghi nhận những thành tựu trong việc hòa nhập cộng đồng quốc tế và đã đóng góp hợp lý vào việc tăng cường hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác để phát triển trong khu vực và thế giới” [4, tr.2]
Nước CHDCND Lào đã và đang chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng ASEAN và quốc tế, chủ động, tích cực thực hiện các hoạt
Trang 17động đối ngoại đa phương tại các tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Tổ chức các nước có sử dụng tiếng Pháp, ARF, ASEM, APEC cũng như tổ chức thành công các hội nghị quốc tế góp phần nâng cao vị thế của nước CHDCND Lào trên trường quốc tế.
Bảng 2.1: Một số hội nghị khu vực và quốc tế tổ chức tại CHDCND Lào từ năm 2011 - 2020
Đơn vị tính: Hội nghị
Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV)
Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁ (AMEM)
32
Trang 18pháp triển khai Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEANđối với dịch Covid-19
Nguồn: Vientiane Times (2018), Laos’ diplomatic relations continue to growafter 73 years, thứ sáu ngày 19/10/2018, tr.13 và tổng hợp từ bài báo cáonăm (2011- 2020) của Bộ Ngoại giao
Mặt khác, nước CHDCND Lào đã chủ động, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Những kết quả nêu trên đã khẳng định tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đại hội IX và X của Đảng NDCM Lào và các chủ trương liên quan đến công tác đối ngoại của Đảng trong thời gian qua nhằm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
1.1.3 Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vậnđộng về công tác đối ngoại
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền về công tác đối ngoại
Đảng NDCM Lào lãnh đạo Ban tuyên giáo trung ương cũng như các tổ chức đảng các cấp trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân nắm vững đường lối, chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ, hợp tác và hội nhập quốc tế Đảng đã lãnh đạo các tổ chức đảng tập trung tham mưu, triển khai chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung, giải pháp về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền nhằm tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân Tăng cường giao lưu, hợp tác hữu nghị, phát huy tình đoàn kết giữa các nước láng giềng
Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao đã tổ chức một số buổi diễn thuyết và cuộc thi hỏi đáp về nguồn gốc, lịch sử và tiến trình quan hệ đối ngoại của Trung ương Đảng nhân dịp kỷ niệm 35 năm của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (4 tháng 6 năm 1983 - 4 tháng 6 năm 2018) và Nghị quyết về Nội quy của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (29 tháng 6 năm 1983 - 29 tháng 6 năm 2018) Nêu bật những thành tựu quan trọng trong phong trào của
Trang 19Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, cũng như nhấn mạnh các vấn đề cần được giải quyết, tiếp tục sửa đổi để hoàn thành nhiệm vụ chính trị mới, đánh giá cao sự chăm chỉ và cống hiến của nhân viên quan hệ đối ngoại trong khi thực hiện nhiệm vụ đóng góp quan trọng cho các vấn đề đối ngoại của Đảng và Nhà nước Những “cán bộ trẻ là những người kế thừa của Ban Đối ngoại Trung ương sẽ cần phải nắm rõ chủ trương, đường lối, định hướng và chiến lược của Đảng để mang lại lợi ích cho quốc gia” [27]
Đảng NDCM Lào trong giai đoạn vừa qua đã chú trọng đến việc lãnh đạo Chính phủ, các Bộ xây dựng phát triển các phương tiện truyền thông đạt chất lượng, hiện đại và sáng tạo, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy dân chủ thông tin Đồng thời, “tăng cường phát triển nhân sự, có trình độ chính trị, cách mạng, đạo đức, báo chí, quản lý, học thuật và nâng cao vai trò của Hội Nhà báo Lào trong việc tập hợp, giáo dục các tuyên truyền và thực hiện các hoạt động đối ngoại một cách đúng đắn” [24]
Thứ hai, Đảng lãnh đạo bằng công tác thuyết phục, vận động về công
tác đối ngoại
Đảng NDCM Lào và Nhà nước cũng như các Bộ đã ngày càng chú trọng tới vai trò của truyền thông đối với công chúng trong 18 tỉnh cũng như đối với quốc tế Đồng thời, Đảng NDCM Lào cũng nhấn mạnh cần tập trung thực hiện kế hoạch phát triển công tác thông tin và truyền thông giai đoạn 2016-2020 cùng với việc triển khai chiến lược đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu đó là “xây dựng công tác thông tin và truyền thông có chất lượng và hiện đại, nhanh chóng, kịp thời, là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước; tiếp tục đầu tư thay thế công nghệ thông tin và truyền thông; thúc đẩy hoạt động của cơ quan truyền thông gắn với đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ đã đề ra” [25, tr.1]
Cùng với đó, Đảng cũng lãnh đạo Nhà nước nói chung cũng như các cơ quan chuyên môn, các cơ quan truyền thông trong việc giải quyết các thông tin sai lệch có liên quan đến công tác đối ngoại để qua đó thuyết phục người
Trang 20dân tin tưởng vào các thông tin chính thống cũng như tin tưởng vào trách nhiệm, sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra Điều này được nhận thấy rõ qua việc Đảng đã lãnh đạo các cơ quan thực hiện phản bác lại những thông tin gây hoang mang, hiểu lầm trên các phương tiện truyền thông cho cộng đồng quốc tế về vấn đề vỡ đập thủy điện Sanamxay tại tỉnh Attapeu năm 2018
Đặc biệt những năm gần đây các thế lực thù địch đã xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây ra những bất an cho người dân Lào cũng như gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương giữa CHDCND Lào với Campuchia trên phương tiện truyền thông xã hội, mạng xã hội Facebook nhằm mục đích gây ra sự hiểu lầm về quan hệ giữa Lào và Campuchia ở trong nước cũng như ở nước ngoài Do vậy Văn phòng Ủy ban Ranh giới Quốc gia (Office of the National Boundary Committee, Ministry of Foreign Affairs) phải tổ chức một cuộc họp báo ở Thủ đô Viêng Chăn để phản bác lại các quan điểm này cũng như khẳng định “để giải quyết vấn đề biên giới giữa CHDCND Lào và Campuchia hai nước luôn kiên định sử dụng các cuộc đàm phán để xây dựng biên giới chung là biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác” [6, tr.1] qua đó đã góp phần thuyết phục các đảng viên, nhân dân trong và ngoài nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong các vấn đề đối ngoại hiện nay
Mặt khác, để bảo vệ đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào và ngăn chặn các quan điểm sai trái thù địch trên mạng xã hội Chính phủ nước CHDCND Lào đã hết sức chú trọng việc tuyên truyền về cách thức sử dụng mạng xã hội trong tầng lớp trẻ Điều này thể hiện rõ qua việc Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đặc biệt là Facebook đối với thanh niên Lào hiện nay qua các buổi gặp gỡ đối với Đoàn Thanh Niên Lào Trong đó Thủ tướng khuyến khích các thanh niên sử dụng Facebook theo cách tích cực và đúng mực cũng như nhấn mạnh “mạng xã hội có thể có cả tác động tích cực và tiêu
Trang 21cực đến những người trẻ tuổi, nếu chúng ta biết sử dụng nó đúng cách, nó có thể mang lại hiệu quả tích cực cho chính chúng ta” [5].
Trong các vấn đề trên chúng ta có thể thấy việc tuyên truyền các tài liệu quan trọng liên quan đến công tác đối ngoại “là cơ hội để các nhân viên đối ngoại nhận ra tầm quan trọng của việc này, cũng như tăng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong sứ mệnh bảo tồn và xây dựng sự phát triển quốc gia của CHDCND Lào” [44]
1.1.4 Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng ở trong các cơ quanđối ngoại và phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên là cánbộ đối ngoại
Thứ nhất, Đảng NDCM Lào lãnh đạo công tác đối ngoại thông qua tổ
chức đảng trong các cơ quan đối ngoại
Trong những năm qua Đảng đã lãnh đạo nhằm phát huy vị trí, vai trò của Đảng bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào - là cơ quan trực thuộc của Trung ương Đảng, dưới sự giám sát trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư của Đảng, phối hợp với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao trong vai trò thống nhất thực hiện quan hệ đối ngoại, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Trong những năm qua, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào đã phát triển theo cấp số nhân về số lượng và chất lượng, tổ chức và nhân sự đã được cải thiện phù hợp với tình hình, luật pháp Hoạt động của Đảng bộ Ban đối ngoại trung ương Đảng đã đạt được những thành tựu trong việc tổng kết, nghiên cứu, biên soạn và báo cáo tình hình thế giới, các hoạt động đối ngoại của Đảng, hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức đoàn thể; nghiên cứu, đề xuất đường lối, chiến lược, chính sách đối ngoại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện cho Đảng trong liên lạc với các Đảng nước ngoài theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư; giúp Ban Chấp
Trang 22hành Trung ương Đảng và Ban Bí thư Trung ương Đảng theo dõi, hỗ trợ và kiểm tra các vấn đề đối ngoại
Đảng bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào cũng chú trọng quán triệt và thực hiện chủ trương, đường lối, định hướng và nghị quyết về các hoạt động đối ngoại mà Đảng NDCM Lào đề ra nhằm tăng cường đoàn kết với các quốc gia và các tổ chức đoàn thể của các nước bạn bè cũng như tham gia vào các diễn đàn khu vực và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước CHDCND Lào Không những vậy, những năm qua Đảng bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào cũng chủ trì, hướng dẫn các hoạt động đối ngoại của các tổ chức, đoàn thể, tổ chức ngoại giao Trong đó Đảng bộ Ban đối ngoại trung ương Đảng hiện đang “chịu trách nhiệm các vấn đề đối ngoại và quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại của 13 cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng và các tổ chức quần chúng cấp trung ương cũng như 17 cơ quan Liên hiệp hữu nghị Lào với quốc tế và Ban hữu nghị, đoàn kết Lào với quốc tế cấp trung ương” [40]
Đối với Đảng bộ Bộ Ngoại giao nước CHDCND Lào trong việc triển khai các hoạt động công tác đối ngoại những năm qua Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Ngoại giao nước CHDCND Lào đã coi trọng công tác Đảng Đảng ủy Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự đảng Bộ lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng bộ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng cập nhật kiến thức, lý luận chính trị, những vấn đề thời sự mà đông đảo cán bộ, đảng viên quan tâm; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức đảng đưa công tác xây dựng đảng ngày càng đi vào nề nếp; lãnh đạo các tổ chức đoàn thể tăng cường các hoạt động hiệu quả và thiết thực Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Ngoại giao nước CHDCND Lào đã tiếp tục tăng cường trao đổi về công tác Đảng và công tác ngoại vụ địa phương giữa Đảng bộ Bộ Ngoại giao với các Ban Thường vụ
Trang 23tỉnh ủy các địa phương Đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động đối ngoại đồng bộ, toàn diện trên tất cả các trụ cột và lĩnh vực đối ngoại, thực hiện tốt công tác xây dựng tổ chức đảng gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh Để thực hiện tốt nhiệm vụ về công tác đối ngoại của mình, Đảng bộ Bộ Ngoại giao nước CHDCND Lào cũng đã coi trọng việc tổ chức quán triệt các tài liệu quan trọng
Thứ hai, Đảng NDCM Lào lãnh đạo công tác đối ngoại thông qua việc
phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên là cán bộ đối ngoại Ngoài việc Đảng NDCM Lào lãnh đạo công tác đối ngoại thông qua tổ chức đảng ở các cơ quan đối ngoại, trong thực tiễn Đảng NDCM Lào cũng lãnh đạo công tác đối ngoại thông qua việc phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên là cán bộ đối ngoại Giai đoạn vừa qua phương thức lãnh đạo này được thể hiện qua những nội dung đó là “các cán bộ đảng viên làm công tác đối ngoại là những người đi đầu trong việc thực hiện định hướng đối ngoại, công tác tuyên truyền, cổ động về chính sách, thành tựu lãnh đạo của Đảng, gắn kết với nhân dân Lào ở nước ngoài để hỗ trợ và bảo vệ sứ mệnh của Đảng; phát triển đất nước phát triển bền vững [3, tr.1,2]
Trong thời gian qua Đảng bộ của Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ Ngoại giao cũng như 3 cơ quan tổ chức quần chúng đã chú trọng việc phát huy sự gương mẫu trong việc nâng cao kiến thức cùng với việc tạo điều kiện tổ chức các Hội thảo về các vấn đề ngoại giao cho các nhân viên đối ngoại đặc biệt là các đảng viên ngoại giao trẻ trong nước Việc này đã giúp cho những cán bộ đảng viên thực hiện các nhiệm vụ công tác trong và tại nước ngoài nhận thức và hiểu những bài học và kinh nghiệm tham gia vào ngoại giao kinh tế để vận động viện trợ nước ngoài nhằm phát triển đất nước; tìm hiểu những lợi thế và bất lợi của việc thực hiện ngoại giao này trong thời đại mới cùng với đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác nhằm tiếp tục duy trì tình đoàn kết Qua đó “mỗi cán bộ đảng viên sẽ đi đầu trong việc vận dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động đối ngoại
Trang 24nhằm đóng góp vào công cuộc phát triển của đất nước” [33] Ngoài ra, các cán bộ đảng viên trong Đảng bộ của Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ Ngoại giao cũng “phát huy sự gương mẫu trong việc tìm hiểu về các vấn đề đối ngoại Lào và quốc khánh CHDCND Lào, về lịch sử và thành tựu đối ngoại, sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong hơn 60 năm” [39] Bên cạnh đó, Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo và phát huy vai trò trong công tác đối ngoại qua việc chỉ đạo các tổ chức đảng, đảng viên tham gia vào công tác đối ngoại thực hiện công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động, giáo dục cũng như nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của các đảng viên tham gia vào công tác đối ngoại hướng đến chào mừng ngày kỷ niệm 45 năm Quốc khánh Lào, kỷ niệm 65 năm cách mạng của Đảng NDCM Lào, kỷ niệm 70 năm thành lập quân đội Lào và trong việc thực hiện các nội dung của Đại hội X của Đảng
1.1.5 Đảng lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bộ của Đảng, xâydựng đội ngũ cán bộ đối ngoại có đức và có tài
Một là, Đảng NDCM Lào chú trọng lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ
của Đảng
Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo các tổ chức đảng thực hiện các văn bản về công tác cán bộ như: Chỉ thị của Bộ Chính Trị số 01/BCT ngày 3/1/2018 về nâng cao chất lượng xây dựng chi bộ đảng trong sạch, vững mạnh, Nghị quyết của Bộ Chính Trị số 032/BCT ngày 03/1/2018 về việc xây dựng kế hoạch quy định cán bộ lãnh đạo quản lý, Nghị quyết thống nhất số 072/BCT ngày 14/5/2019 về tiêu chuẩn học tập lý luận chính trị, Nghị quyết thống nhất số 073/BCT ngày 14/5/2019 về xây dựng kế hoạch - bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo - quản lý
Ngoài ra, trong những năm qua Đảng NDCM Lào đã hết sức quan tâm tới công tác tổ chức, cán bộ của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao trong việc phân công, bố trí đảng viên giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan đối ngoại cũng như tổ chức cuộc họp để tiến hành
Trang 25công tác nhân sự nhằm lựa chọn các cán bộ vào Đảng ủy mới dựa trên tiêu chuẩn, điều kiện mà Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã quy định trong đó đặc biệt quan tâm đến việc “đảm bảo đảng viên trong Đảng ủy có 3 thế hệ: người cũ, người mới, người cao tuổi, người trung tuổi và người trẻ, giới tính và dân tộc, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, dân chủ” [31] nhằm làm cho tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo của đảng, tổ chức đảng và có uy tín đối với nhân dân
Hai là, Đảng NDCM Lào chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
đối ngoại có đức và có tài
Trong thời gian qua, vai trò này của Đảng NDCM Lào được thể hiện rõ qua việc Đảng đã lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực ngoại giao nói chung cũng như vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho các Bộ, ngành và các đơn vị tổ chức có liên quan tham gia vào hoạt động đối ngoại Điều này thể hiện qua việc “Đảng lãnh đạo các cơ quan thực hiện Nghị định về tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; Nghị quyết về tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo - quản lý; Nghị quyết về quản lý cán bộ và Nghị quyết về việc xây dựng kế hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý từng cấp” [45, tr.1,2]
Đặc biệt trong các Hội nghị tổng kết hàng năm Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao đều nhấn mạnh về việc “cán bộ đối ngoại cần tích cực tìm hiểu luật pháp đối ngoại trong nước và điều ước quốc tế để phục vụ các yêu cầu cần thiết” [29] Bên cạnh đó Ban đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao cũng đã tổ chức một cuộc họp để chuẩn bị kế hoạch nhân sự đối với các cán bộ lãnh đạo - quản lý của Bộ Ngoại giao nhằm mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo - quản lý đảm bảo tính kế thừa liên tục và lâu dài nhằm mục đích xây dựng được đội ngũ cán bộ đối ngoại có đủ trình độ và năng lực đặc biệt về nhận thức về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, luật cơ quan đại diện ngoại giao và đạo đức để “đáp ứng những yêu cầu công việc trong lĩnh vực đối ngoại
Trang 26góp phần đảm bảo chức năng và cải thiện hiệu quả của công tác đối ngoại trong thời gian tới” [47, tr.3]
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác đối ngoại cũng đã giúp cho nước CHDCND Lào có được đầy đủ nguồn nhân lực để tham gia vào các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN
1.1.6 Đảng lãnh đạo thông qua phát huy vai trò của Mặt trận LàoXây dựng Đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác ngoạigiao nhân dân
Thứ nhất, Đảng NDCM Lào chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận
Lào Xây dựng Đất nước trong công tác ngoại giao nhân dân
Trong những năm qua Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các hoạt động quan hệ hữu nghị, hợp tác với các đối tác truyền thống như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy ban Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia, Ủy ban Bảo vệ cách mạng Cu Ba và Mặt trận Dân chủ thống nhất Tổ quốc Triều Tiên
Hàng năm Đảng bộ Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước cũng phối hợp với Ban đối ngoại trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao trong việc đánh giá những mặt tích cực, xem xét những bài học kinh nghiệm và vạch ra kế hoạch hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân cho năm tới Đồng thời cũng trao đổi quan điểm về việc thực hiện các hoạt động ngoại giao nhân dân với các tổ chức đoàn thể ở cấp trung ương, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường các mối quan hệ, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường phối hợp trong các vấn đề ngoại giao để mang lại lợi ích to lớn cho đất nước trong giai đoạn phải mở cửa quan hệ quốc tế khi “nước CHDCND Lào hội nhập vào khu vực và quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác là rất cần thiết để góp phần phát triển môi trường bền
Trang 27vững và phát huy vai trò của Đảng, Nhà nước trong các diễn đàn khu vực và quốc tế” [10, tr.1,2].
Thứ hai, Đảng NDCM Lào chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức
chính trị - xã hội trong công tác ngoại giao nhân dân
Thời gian qua Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các hoạt động trao đổi đoàn với các tổ chức nhân dân, trong đó đặc biệt là các tỉnh có chung đường biên giới với các nước láng giềng để xây dựng đường biên giới hữu nghị triển khai các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm tăng cường sự gắn bó, hợp tác hữu nghị với các nước cũng như mối quan hệ nhân dân truyền thống Bên cạnh đó, Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và các tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức một số hoạt động hợp tác, giao lưu với Ủy ban Bảo vệ cách mạng Cu Ba, Mặt trận Dân chủ Thống nhất Triều Tiên và các tổ chức nhân dân tương đồng để thông qua đó bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của nhân dân các nước bạn do vẫn đang trong giai đoạn bị cấm vận
Đảng NDCM Lào thông qua việc phát huy vai trò của Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần thực hiện các hoạt động ngoại giao nhân dân đúng định hướng trọng tâm trọng điểm, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng NDCM Lào về công tác đối ngoại để qua đó góp sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ đất nước và nâng cao vị thế của đất nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập quốc tế cũng như tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu văn hóa thể thao Đặc biệt trong đó Hội phụ nữ Lào đã đóng góp tích cực vào tất cả các khía cạnh của vấn đề quốc gia nhất là các vấn đề đối ngoại thể hiện trong việc “truyền bá truyền thống dân tộc, văn hóa tốt đẹp ra khu vực và quốc tế, đóng góp phát triển nền kinh tế đối ngoại cũng như trong việc nghiên cứu các vấn đề mới nổi
Trang 28của khu vực và quốc tế đặc biệt trong đó là các dự thảo luật và công tác tổ chức các hoạt động thực tiễn” [41].
Thứ ba, Đảng NDCM Lào chú trọng phát huy vai trò của nhân dân
trong công tác ngoại giao nhân dân
Cùng với việc nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đối ngoại thì Đảng NDCM Lào cũng đã chú trọng phát huy vai trò của nhân dân trong công tác ngoại giao nhân dân qua đó tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cũng như tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy chức năng giám sát và phản biện xã hội của nhân dân trong quá trình chính sách Điều này, Đảng NDCM Lào đã chú trọng phát huy vai trò của kiều bào Lào trong công tác ngoại giao nhân dân thể hiện qua việc “công tác về người Lào kiều ở nước ngoài tiếp tục được chú trọng và triển khai tích cực, qua đó xây dựng chủ trương, chính sách hỗ trợ khoảng 870.000 người gốc Lào đang sinh sống ở nước ngoài củng cố đại đoàn kết dân tộc, khơi thêm nguồn lực cho đất nước” [14, tr.12,13]
Cùng với Đảng NDCM Lào thời gian gần đây, chính phủ nước CHDCND Lào có những ưu đãi đặc biệt đối với cộng đồng Lào kiều muốn trở về nước góp phần phát triển đất nước Điều này đã được Thủ tướng Thongloun Sisoulith nhấn mạnh trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Australia từ 15-19/03/2018 tại Australia khi gặp mặt cộng đồng Lào kiều Đối với cộng đồng Lào kiều, Đảng và Chính phủ Lào luôn xem cộng đồng Lào kiều đang sinh sống ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của đất nước nước CHDCND Lào Cộng đồng Lào kiều được xem là nguồn động lực đối với phát triển đất nước, là cầu nối quan trọng để tăng cường quan hệ và hợp tác văn hóa với các nước sở tại Đảng và Chính phủ có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cộng
Trang 29đồng Lào kiều về thăm tổ quốc, họ hàng và tham gia vào lễ kỷ niệm các sự kiện Quốc gia quan trọng và góp phần xây dựng đất nước XHCN Với những bước đi hợp lý trong công tác đối ngoại như trên đã giúp ngày càng có nhiều người Lào ở nước ngoài đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân cũng như góp phần thúc đẩy cộng đồng Lào kiều có đóng góp nhất định vào công cuộc xây dựng mối quan hệ, hợp tác về văn hóa, xã hội cũng như kinh tế của nước CHDCND Lào với các nước trên thế giới
1.1.7 Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động củatổ chức đảng và đảng viên thực hiện công tác đối ngoại
Một là, Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra hoạt động của tổ chức
đảng và đảng viên thực hiện công tác đối ngoại
Để bảo vệ đất nước, cũng như sự phát triển của đất nước trên các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực đối ngoại nói riêng thì nhiệm vụ kiểm tra đã được Đảng NDCM Lào theo dõi và thực hiện thường xuyên Điều này có thể nhận thấy qua việc Đảng NDCM Lào đã nhấn mạnh “không kiểm tra có nghĩa là không có lãnh đạo” [19, tr.73] Quán triệt quan điểm của Đảng NDCM Lào về vấn đề này các cán bộ chủ chốt của Ban Đối Ngoại trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao đã được quán triệt về tầm quan trọng của vấn đề kiểm tra, giám sát nhân ngày chính thức thành lập Ban Kiểm tra Trung ương Đảng tròn 35 năm (16/2/1982 -16/2/2017) và việc thực hiện các nội dung của Hội nghị thanh tra toàn quốc để đảm bảo các đảng viên và lãnh đạo ở mỗi cấp trong Ban Đối Ngoại trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao đã được quán triệt và nắm rõ các nội dung liên quan đến thành tựu, bài học kinh nghiệm về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo Nghị quyết của đảng, quy định Nhà nước Đây là cơ sở để các “cán bộ tự rèn luyện bản thân một cách rõ ràng, trung thực trong nhiệm vụ chính trị, cũng như nâng cao những việc làm tốt, nhấn mạnh cho tất
Trang 30cả nhân viên một sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của công tác kiểm tra trong bối cảnh hiện nay” [20]
Qua công tác kiểm tra những năm qua Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã tổ chức giao chứng nhận chi bộ vững mạnh biết lãnh đạo toàn diện trong năm 2017 có 4 chi Bộ đó là “Chi Bộ Văn phòng của Bộ, Chi Bộ Cục Quan hệ người Lào ở nước ngoài, Chi Bộ Sứ quán Lào tại Bình Nhưỡng và Chi Bộ sứ quán Lào tại Bắc Kinh” [23]
Hai là, Đảng lãnh đạo bằng công tác giám sát hoạt động của tổ chức
đảng và đảng viên thực hiện công tác đối ngoại
Thời gian qua Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo công tác đối ngoại trong quá trình hội nhập, mở cửa với khu vực và thế giới thông qua phương thức giám sát các tổ chức đảng đối với việc tổ chức và triển khai thực hiện đường lối, chiến lược, nghị quyết của Đảng NDCM Lào về công tác đối ngoại Điều này xuất phát từ việc Đảng đã nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của công tác đối ngoại trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế do vậy Đảng NDCM Lào đã chú trọng việc lãnh đạo công tác đối ngoại qua phương thức giám sát các tổ chức đảng Đảng NDCM Lào cũng đã chú trọng thực hiện công tác giám sát đội ngũ cán bộ tại các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác đối ngoại tại trung ương và địa phương Trên cơ sở đó Đảng NDCM Lào đã nắm vững thực trạng về tổ chức triển khai và thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng cũng như thực trạng đội ngũ cán bộ để qua đó Đảng NDCM Lào có căn cứ để đưa ra được các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát với thực tiễn cũng như phòng ngừa và xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh Đồng thời, Đảng NDCM Lào cũng lãnh đạo các cán bộ trong công tác tổ chức tổng kết thực tiễn và rút kinh nghiệm về công tác đối ngoại để qua đó bổ sung và hoàn thiện đường lối, chính sách về công tác đối ngoại trong bối cảnh mở rộng quan hệ ngoại giao trong điều kiện hội nhập quốc tế Điều này thể hiện qua việc Đảng bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao đã cùng nhau chú trọng mở các Hội nghị Công tác Ngoại giao để quán triệt chủ trương, đường