Tiểu luận cuối kì môn địa lý hàn quốc đề tài điều kiện địa lý ảnh hưởng đến nền công nghiệp hàn quốc

22 2 0
Tiểu luận cuối kì môn địa lý hàn quốc đề tài điều kiện địa lý ảnh hưởng đến nền công nghiệp hàn quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng của điều kiện địa lý đến sự phát triển và phân bố của nền công nghiệp Hàn Quốc...11Chương 3: Chiến lược và chính sách phát triển nền công nghiệp Hàn Quốc dựa trên điều kiện địa

Trang 1

KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌMÔN ĐỊA LÝ HÀN QUỐC

ĐỀ TÀI: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN CÔNG NGHIỆPHÀN QUỐC

Mã học phần: 231_71KORE40022_02Giảng Viên HD: ThS Đinh Thị HuyềnSinh Viên Thực Hiện: Lê Ngọc Yến NhiMã Số Sinh Viên: 2173106080247

Trang 2

Mục Lục

Mở Đầu 2

Chương 1: Khái Quát về điều kiện địa lý và nền công nghiệp Hàn Quốc 3

1 Khái quát về điều kiện địa lý Hàn Quốc 3

2 Khái quát về nền công nghiệp Hàn Quốc 5

Chương 2: Ảnh hưởng của điều kiện địa lý đến nền công nghiệp 3 Ảnh hưởng của điều kiện địa lý đến sự phát triển và phân bố của nền công nghiệp Hàn Quốc 11

Chương 3: Chiến lược và chính sách phát triển nền công nghiệp Hàn Quốc dựa trên điều kiện địa lý 13

1 Tận dụng ưu thế về điều kiện địa lý 13

2 Đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh 14

3 Vượt qua những khó khăn của điều kiện địa lý 15

Kết luận 17

Tài liệu tham khảo 19

Trang 3

Mở Đầu

Trong nền kinh tế đang ngày càng phát triển hiện tại, vị trí địa lý đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển và sự cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới và trong đó cũng bao gồm cả Hàn Quốc – một quốc gia nằm trong bán đảo Triều Tiên Với vị trí địa lý đặc biệt và các yếu tố tự nhiên vô cùng đa dạng chính là ưu thế để Hàn Quốc có thể xây dựng một nền công nghiệp vô cùng mạnh mẽ và đạt được sự phát triển kinh tế đáng kể Với vị trí địa lý đặc biệt và những yếu tố tự nhiên sẵn có, Hàn Quốc đã khéo léo tận dụng những ưu thế về điều kiện địa lý để xây dựng một nền công nghiệp mạnh mẽ và đạt được sự phát triển kinh tế đáng kể.

Việc Hàn Quốc nằm giữa các cường quốc kinh tế như Trung Quốc và Nhật Bản đã tạo cho Hàn Quốc một vị trí chiến lược vô cùng thuận lợi để phát triển công nghiệp của mình Cùng với đó khí hậu Hàn Quốc cũng đã cung cấp những điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp có ảnh hưởng đến khí hậu Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên, địa hình cũng mang lại lợi thế cho nền công nghiệp Hàn Quốc.

Lợi thế về điệu kiện địa lý nhiều là thế song vẫn có những khó khăn không thể tránh khỏi từ chính những yếu tố như địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên mang đến Chúng ta cần nhìn nhận rằng yếu tố về vị trí địa lý không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự phát triển của một nền công nghiệp, việc hiểu rõ và tận dụng các ưu thế và vượt qua những thách thức của điều kiện địa lý là một yếu tố quan trọng để xây dựng và phát triển một nền công nghiệp phát triển bền vững.

Tiểu luận này không chỉ hướng đến việc tìm hiểu và phân tích, mà còn đề xuất những giải pháp và khuyến nghị để tận dụng tối đa ưu thế địa lý và vượt qua các thách thức.Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài và công nghiệp là một trong những yếu tố trọng điểm trong việc phát triển kinh tế Hàn Quốc, những tác động của các yếu tố địa lý lên sự phát triển của công nghiệp Hàn Quốc nên tôi chọn nghiên cứu đề tài này để

Trang 4

đóng góp thêm một chút kiến thức về địa lý cũng như về công nghiệp Hàn Quốc và hy vọng rằng sẽ cung cấp thông tin hữu ích và giúp hiểu sâu hơn về quá trình phát triển kinh tế công nghiệp của một quốc gia dựa trên điều kiện địa lý

Trang 5

Chương 1: Khái Quát về điều kiện địa lý và nền công nghiệp Hàn Quốc

1 Khái quát về điều kiện địa lý Hàn Quốc 1.1.Vị trí địa lý

Hàn Quốc là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Á, trên phân nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên nên còn có tên gọi khác là Nam Hàn Hàn Quốc là quốc gia duy nhất tiếp giáp với Triều Tiên hay còn gọi là Bắc Hàn Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, một biên giới chung giữa hai quốc gia được lập ra gọi là “Khu phi quân sự liên Triều” kéo dài khoảng 241km luôn được canh gác cẩn mật Ba mặt còn lại của Hàn Quốc đều giáp với biển bao gồm Biển Nhật Bản ở ở phía đông, Biển Hoàng Hải ở phía Tây và Biển Hoa Đông ở phía Nam Độ dài đường bờ biển của Hàn Quốc là khoảng 2.413 km Tọa độ đo gần đúng của Hàn Quốc là khoảng 37˚Bắc và 128˚Đông và đường ranh giới giữa hai miền Nam Bắc là vĩ tuyến 38˚.

1.2.Địa hình

Địa hình Hàn Quốc được chia thành hai vùng khác nhau rõ rệt bao gồm vùng rừng núi ở phía Đông và vùng đồng bằng duyên hải phía Tây, Nam Vùng đồi núi Hàn Quốc chiếm 70% và 30% còn lại là đồng bằng, tuy nhiên chỉ có 12% núi cao trên 1000m so với mực nước biển và 65% núi thấp dưới 500m Hàn Quốc có một hệ thống dãy núi phức tạp và rải rác trên khắp đất nước Đỉnh núi cao nhất ở Hàn Quốc là dãy Hallasan, cao 1950m Đây là đỉnh của của núi lửa tạo thành đảo Jeju nổi tiếng Hàn Quốc Ba dãy núi lớn lần lượt tiếp theo là Taebaek, Sobaek và Jiri Hàn Quốc có một số đồng bằng và đất phẳng, chủ yếu tập trung ở các khu vực ven biển và sông lớn Đồng bằng sông Hán nằm xung quanh thủ đô Seoul

Trang 6

PyeongTaek ở ven biển phía tây nam của Seoul là đồng bằng quan trọng nhất của đất nước Hàn Quốc có nhiều sông và hồ quan trọng Sông Hàn là con sông chính chảy qua thủ đô Seoul và chia đôi thành hai phần Địa hình Hàn Quốc khá đa dạng, từ núi non cao đến đồng bằng, bờ biển và sông ngòi Sự đa dạng này tạo ra một môi trường tự nhiên phong phú và cung cấp nền tảng cho các ngành công nghiệp khác nhau như nông nghiệp, chế biến, du lịch và năng lượng.

1.3.Khí hậu

Khí hậu Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á ôn đới lạnh với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt Nhiệt độ Hàn Quốc thay đổi theo mùa và vùng miền Gió mùa Đông Á thổi từ lục địa châu Á sang Hàn Quốc vào mùa đông, mang theo không khí lạnh và khô Gió mùa Tây Nam thổi từ Thái Bình Dương sang Hàn Quốc vào mùa hè, mang theo không khí nóng và ẩm Lượng mưa khá đều và phân bố không đồng nhất trong năm Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong mùa hè và thu Thời điểm từ tháng 7 đến tháng 9 là giai đoạn chính của mùa bão, có thể gây ra những trận mưa lớn, gió mạnh và ngập lụt Các yếu tố như địa hình, vị trí địa lý và hệ thống biển có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong các khu vực khác nhau của đất nước

1.4.Tài nguyên thiên nhiên

Hàn Quốc có lượng tài nguyên thiên nhiên khá nghèo nàn và hạn chế chủ yếu là là than đá, quặng sắt, quặng đồng, molypden và thủy điện vì hầu hết tài nguyên đều tập trung hết ở Bắc Hàn Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều chủ yếu tập trung ở phía đông và phía nam của đất nước Vùng phía đông của Hàn Quốc có trữ lượng than đá lớn nhất ở Đông Á Vùng phía nam của Hàn Quốc Ngoài ra, trữ lượng quặng molypden ở chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Đông Á, được sử dùng chủ yếu trong ngành sản xuất thép và các sản phẩm hóa chất.

Trang 7

2 Khái quát về nền công nghiệp Hàn Quốc

2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công nghiệp Hàn Quốc

Nền công nghiệp Hàn Quốc bắt đầu với hình thức công nhiệp gia đình chủ yếu tập trung vào nguồn nguyên liệu sản xuất để phát triển lên Lúc bấy giờ các sản phẩm nổi tiếng bao gồm các sản phẩm từ hữu cơ ở vùng Anseong, giấy Hanji ở Joenju và sơn Chilgi ở Tongyeong Đến giai đoạn tiếp theo Hàn Quốc phải chịu ách đô hộ của Nhật Bản nên đã chuyển sang cơ cấu công nghiệp thuộc địa, lúc này chủ yếu cung cấp nguyên liệu sản xuất và sức lao động cho Nhật Bản và tiêu thụ sản phẩm, cuối thời kì này tập trung vào công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp quân sự Đến năm 1960 lúc này tổng thống Park Chung Hee đã thực hiện một cuộc cải cách công nghiệp đây là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Hàn Quốc lúc bấy giờ, đây cũng được xem là giai đoạn mà nền công nghiệp Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ nhất Các ngành như dệt may, quần áo, tóc giả được được đẩy mạnh dựa trên nguồn lao động rẻ và dồi dào Chính phủ đã lãnh đạo và tập trung xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ra nước ngoài Trong những năm 1970, dựa trên vốn tích lũy công nghệ đã có trước đó, chính phủ thúc đẩy chính sách công nghiệp hóa tập trung vào công nghiệp hóa chất, luyện thép, máy móc và các ngành công nghiệp có lợi trong nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm Năm 1980, các ngành công nghiệp công nghệ cao sử dụng nhiều kỹ thuật và vốn được đẩy mạnh phát triển Đến dạo gần đây công nghiệp Hàn Quốc phát triển các ngành công nghiệp chất bán dẫn, điện thoại di động, ô tô và nhiều mặt hàng khác đã trở thành những mặt hàng chủ lực của Hàn Quốc

2.2 Nền công nghiệp Hàn Quốc ở hiện tại

Nền công nghiệp Hàn Quốc ở hiện tại đang là một trong những nền công nghiệp phát triển nhất thế giới, là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới

Trang 8

về ô tô, các sản phẩm điện tử, chất bán dẫn, thép,… ngoài ra Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam cao nhất hiện nay Đặc trưng của công nghiệp Hàn Quốc hiện nay là nền công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, như Seoul, Busan, Incheon và Daegu Và cũng không kém phần hiện đại khi được trang bị các công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Ngoài ra suốt từ năm 1960 đến nay Hàn Quốc luôn đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm khoảng 70% tổng sản lượng công nghiệp.

Nền công nghiệp Hàn Quốc hiện nay đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đã tạo ra việc làm cho hàng triệu người không chỉ trong nước mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới trong đó có cả Việt Nam Hơn hết công nghiệp còn giúp Hàn Quốc trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới Một số ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc hiện nay có thể kể đến như điện tử, ô tô, đóng tàu, hóa chất, thép,… Các ngành công nghiệp của Hàn Quốc phát triển dựa trên sự tác động của điều kiện địa lý.

Trang 9

Chương 2: Ảnh hưởng của điều kiện địa lý đến nền công nghiệp Hàn Quốc

1 Ảnh hưởng tích cực của điều kiện lên nền công nghiệp Hàn Quốc

1.1.Vị trí địa lý, địa hình.

Do có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở Đông Á, có vị trí địa lý thuận lợi gần các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Hàn Quốc giao thương buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ra quốc tế

Cộng với việc có địa hình đa dạng với núi non và vùng đồng bằng, bỏ qua những hạn chế về diện tích đất đai hạn hẹp thì địa hình đồi núi này giúp Hàn Quốc phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến năng lượng tái tạo Các con sông lớn được tận dụng để phát triển các ngành công nghiệp thủy điện có giá thành thấp và rất phù hợp với vùng đồi núi Hàn Quốc

Vùng đồng bằng ở Hàn Quốc chủ yếu nằm dọc theo các bờ biển và các con sông lớn Điều này là do các con sông và biển đã tạo ra các vùng đất bồi tích, hình thành nên các đồng bằng Đất đai ở vùng đồng bằng màu mỡ thích hợp cho việc chăn nuôi để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến Các đồng bằng ở Hàn Quốc là nơi tập trung dân cư và hoạt động kinh tế của Hàn Quốc Đây là nơi tập trung các khu công nghiệp, cảng biển, sân bay và các trung tâm đô thị lớn.

Trang 10

Có lợi thế ba mặt giáp biển, Hàn Quốc phát triển các ngành công nghiệp có tính đặc thù như đóng tàu và rất thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa qua đường biển khi Hàn Quốc có rất nhiều các cảng biển lớn

1.2.Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến nền công nghiệp của một quốc gia và Hàn Quốc cũng không ngoại lệ Trong đó bao gồm các nguồn tài nguyên quan trọng như các nguồn năng lượng tái tạo, khoáng sản, nguồn tài nguyên nước, và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng độc đáo.

Hàn Quốc là quốc gia có nguồn năng lượng tái tạo khá phong phú bao gồm năng lượng điện từ gió, năng lượng mặt trời và năng lượng thủy điện Việc tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này đã giúp ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của Hàn Quốc phát triển vô cùng mạnh mẽ, nó đã giúp ích rất nhiều cho việc bảo vệ môi trường.

Lượng nước ngầm của Hàn Quốc vô cùng phong phú, chúng giúp ích rất nhiều không chỉ cho nông nghiệp mà còn có công nghiệp Nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho các vùng nông thôn và thành phố Động lực này giúp nền nông nghiệp và ngành công nghiệp liên quan phát triển và đáp ứng được nhu cầu nội địa

Nhắc đến tài nguyên thiên nhiên thì cũng không thể không kể đến tài nguyên khoáng sản của Hàn Quốc Than đá là là nguồn năng lượng quan trọng của Hàn Quốc, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng điện của đất nước Than đá được sử dụng chủ yếu để sản xuất điện, sản xuất thép và sản xuất hóa chất, Ngoài ra còn có quặng sắt, quặng đồng và Molyden.

Trang 11

2 Khó khăn của điều kiện địa lý đối với nền công nghiệp Hàn Quốc

2.1.Diện tích dất đai

Diện tích đất hạn hẹp gây ra tình trạng khó khăn trong việc mở rộng cơ sở hạ tầng và các nhà máy công nghiệp Điều này gây ra sự cạnh tranh lớn giữa các ngành công nghiệp và giới hạn khả năng mở rộng sản xuất sản phẩm công nghiệp Các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm đất để xây dựng nhà máy hoặc mở rộng quy mô sản xuất Do đó một số doanh nghiệp phải chọn việc đem các nhà máy sản xuất đặt ở nước ngoài dẫn đến đôi khi sẽ gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa

Mặt hạn chế này còn gây ra nhiều vấn đề về sự cạnh tranh với sự phát triển của các khu đô thị Do diện tích đất hạn chế nên việc xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng và các khu đô thị cũng trở nên khó khăn hơn Sự cạnh tranh giữa đất công nghiệp và đất dân cư có thể dẫn đến việc giá đất và thuế đất tăng lên gây ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Đặt biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vì có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khi phát triển lên doanh nghiệp trung bình thì họ lại gặp khó khăn khi các ưu đãi về thuế và lãi xuất cũng giảm đi dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa kịp phát triển đã phải đóng cửa vì không đủ khả năng chi trả tiền thuế đất.

Diện tích đất hạn hẹp còn gây ra khó khăn cho những ngành công nghiệp dây chuyền Các doanh nghiệp sản xuất có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đất để mở rộng nhà máy hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chính Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và khả năng tích hợp trong chuỗi cung ứng và tăng giá thành sản phẩm.

Trang 12

→ Mặc dù diện tích đất hạn hẹp đã gây ra một số khó khăn cho công nghiệp Hàn Quốc nhưng quốc gia này đã tìm kiếm các giải pháp sáng tạo như chuyển đổi sang công nghiệp thông minh, tập trung vào nâng cao năng suất và tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên có sẵn để giải quyết các thách thức này.

2.2.Địa hình

Do địa hình chủ yếu là đồi núi và diện tích đồng bằng khá hạn chế điều này làm giới hạn lại diện tích đất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng liên quan đến công nghiệp Địa hình chủ yếu là đồi núi còn gây khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa và giao thông trở nên phứt tạp hơn bao giờ hết Địa hình gồ ghề và đường cong của đường bộ làm giảm tốc độ vận chuyển và tăng chi phí logistics Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và hiệu quả làm việc của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn.

Hàn Quốc cũng là khu vực có nguy cơ cao về các thiên tai, thảm họa tự nhiên như bão, lũ lụt và động đất Những thiên tai này có thể gây ra thiệt hại lớn cho các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng Các rủi ro do chi phí phụ hồi sau thảm họa này

Địa hình đồi núi gồ ghề gây khó khăn cho các ngành công nghiệp cần tập trung thành dây chuyền Làm giảm hiệu quả liên kết và tích hợp giữa các khu vực công nghiệp Sự phân tán địa lý có thể làm tăng chi phí vận chuyển và giao thông giữa các khu vực sản xuất, làm giảm sự cạnh tranh và khả năng tận dụng các lợi thế kinh tế của quốc gia

→ Mặc dù địa hình đã gây ra khó khăn cho công nghiệp nhưng Hàn Quốc đã áp dụng các biện pháp sáng tạo như phát triển công nghệ vận chuyển và giao thông, tạo ra các

Ngày đăng: 11/04/2024, 22:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan