1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN ĐỊA LÝ

78 2,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 37,71 MB

Nội dung

Không chỉ vậy, mà với vị trí địa lý quan trọng, cũng như những đóng góp không nhỏ của vùng về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội thì nó lại càng khẳng định sự quan trọng của vùng tron

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: ĐỊA LÝ, CƯ DÂN, MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN

KHU VỰC TRÌNH BÀY: VÙNG KUYSHU

MỤC LỤC:

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU: 4

CHƯƠNG II: NỘI DUNG: 4

I, Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 5

1.1.Vị trí địa lý 5

1.1.1.Vị trí 5

1.1.2.Đơn vị hành chính 7

1.2 Lịch sử hình thành: 8

1.3 Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên 9

1.3.1 Địa hình 9

1.3.2 Khí hậu 15

1.3.3 Sông, hồ 16

1.3.4 Khoáng sản 19

1.3.5 Sinh vật 19

1.3.6 Tài nguyên biển 21

1.3.7 Thiên tai 22

Trang 2

II.Dân cư và xã hội 24

2.1.Dân cư 24

2.1.1 Khái quát 24

2.1.2.Cơ cấu dân cư 25

2.2 Xã hội 28

2.2.1 Dân tộc 28

2.2.2 Giáo dục 29

2.2.3 Văn hóa: 30

2.2.4 Y tế 31

III Các ngành kinh tế 31

3.1.Nông nghiệp 31

3.1.1 Trồng trọt 32

3.1.2 Chăn nuôi: 35

3.1.3 Nghề trồng rừng và khai thác gỗ 36

3.1.4 Ngư nghiệp: 37

3.2 Công nghiệp 38

3.3.Dịch vụ 41

IV Văn hoá, du lịch, đặc trưng của các tỉnh: 42

4.1 Điều kiện phát triển 42

4.2 Tình hình phát triển 42

Trang 3

4.2.1 FUKUOKA(福岡県) 42

4.2.2.SAGA:(佐賀県) 47

4.2.3NAGASAKI (長崎県) 50

4.2.4.OITA(大分県) 54

4.2.5KUMAMOTO(熊本県) 57

4.2.6MIYAZAKI(宮崎県) 60

4.2.7KAGOSHIMA(鹿児島県) 63

4.2.8.OKINAWA(沖縄県) 67

V.Vị trí của quần đảo OKINAWA 70

VI Quan hệ Kyushu_Việt Nam 76

CHƯƠNG III: TỔNG KẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA VÙNG 79

CHƯƠNG I:

Trang 4

Mở đầu

Kyushu là một trong bốn hòn đảo lớn góp phần hình thành nên diện mạo lãnh thổ của Nhật Bản như ngày nay Không chỉ vậy, mà với vị trí địa lý quan trọng, cũng như những đóng góp không nhỏ của vùng về các lĩnh vực kinh

tế, văn hóa, xã hội thì nó lại càng khẳng định sự quan trọng của vùng trong sự phát triển chung của đất nước Nhật Bản Vì vậy, nghiên cứu về vùng Kyushu trên tất cả các lĩnh vực , các đặc sắc văn hóa của các tỉnh trực thuộc vùng để thấy rõ hơn được tầm quan trọng, cũng như những nét đặc sắc, đặc trưng riêng của vùng Kyushu

CHƯƠNG II: NỘI DUNG:

Trang 5

I, Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

1.1.Vị trí địa lý

1.1.1.Vị trí

Khu vực Kuyshu có một vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Nhật Bản nói chung và của khu vực Kyushu nói riêng Nó là cửa ngõ của Nhật Bản đối với lục địa Châu Á

Vì là đảo tách biệt nên bao quanh là biển Khu vực gần nhất với Kyushu phía bắc là vùng Chiukoku, phía đông bắc là vùng Shikoku

Đặc biệt ở Nhật Bản vùng Kyushu là vùng gần nhất bán đảo Triều Tiênqua eo biển Triều Tiên, con đường ngắn nhất để đi vào lục địa Á – Âu Phía

Trang 6

nam gần đảo Đài Loan qua dãy đảo Tây nam và miền tây đối với miền namTrung Quốc qua biển Hoa Đông.

Khu vực Kyushu là hòn đảo riêng biệt nằm ở phía Tây Nam quần đảoNhật Bản Diện tích 35.640 km2 ( 2006) chiếm khoảng 11,9% diện tích toànnước Nhật

Từ thời cổ đại, phía bắc tỉnh 福岡県 đặt trụ sở đối ngoại của triều đình,gọi là 大宰府。 Thời Edo, đảo nhân tạo Dejime trở thành cửa ngõ duy nhấtthông thương với nước ngoài của Nhật Bản Sang thời Meji thì chính phủ NhậtBản đã có hoạt động nhập khẩu than đá và quặng sắt từ Trung Quốc Việc đóđóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khu công nghiệp Bắc Kyushu

Tỉnh Okinawa thuộc phía Nam Kyushu là quần đảo gồm 60 đảo lớn nhỏ,

là cầu nối giữa Nhật Bản với Trung Quốc và các nước Đông Nám Á đất liền vàĐông Nam Á hải đảo, các nước khác thuộc khu vực Đông Á Nó là 1 phần đặcbiệt của khu vực Vì vốn nơi đây là Vương quốc Ryukyu Từ thế kỷ XVII, vùngđược sát nhập vào lãnh thổ Nhật Bản.Trong chiến tranh, nơi đây là nơi giao

Trang 7

tranh ác liệt Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc thì nơi đây bị đặt dưới

sự chiếm đóng của quân đội Mỹ Sau năm 1972, Okinawa được trao trả chochính phủ Nhật Bản, nhưng do việc ký kết hiệp định An ninh Nhật Mỹ thì Mỹtiếp tục duy trì căn cứ quân sự ở đây Mỹ coi ở Okinawa là căn cứ quân sựquan trong bậc nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương

Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi trên Kyushu có điều kiện để giao lưuhợp tác không những với các vùng trong nước mà còn với các nước khác thôngqua hệ thống đường biển và đường hàng không nội địa và quốc tế

1.1.2.Đơn vị hành chính

Vùng Kyushu gồm có 8 tỉnh: 福岡県, 鹿児島県 , 熊本県 , 宮崎県、長崎県,  大分県, 佐賀県、 沖縄県。

Các tỉnh và thành phố trực thuộc

Trang 8

Kyushu là nơi bắt nguồn những hình thái nhà nước đầu tiên của Nhật Bảnthời kì văn hóa Yayoi 弥生 Đạo Phật(thế kỉ thứ VI), súng ống, đạo ThiênChúa (thế kỉ XVI) du nhập vào Nhật Bản từ đây Cảng Hakata 博多 (Fukuoka)

là nơi nhiều du học sinh Nhật Bản đã mang văn hóa lục địa về Nhật Bản Thời

kì 江戸, 出島(Nagasaki) là nơi duy nhất có sự giao lưu về kinh tế văn hóa vớinước ngoài

1.3 Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên.

1.3.1 Địa hình.

a) Địa hình núi

Trang 9

Do đặc thù địa hình đồi núi mà khu vực này cũng có nhiều hẻm núi thácnước với phong cảnh rất hùng vĩ Nó cũng góp phần không nhỏ trong việc tạonên cảnh quan thiên nhiên của vùng Góp phần không nhỏ trong việc thu hútkhách du lịch đến với vùng.

Trang 10

Takachiho-kyo ở Miyazaki: Hẻm núi Kikuchi vào đầu xuân

b Núi lửa:

Nhật Bản cũng như 1 số nước khác nằm trong vành đai hoạt động của núi lửa Vậy nên, trên lãnh thổ Nhật Bản nói chung cũng như là vùng Kyushu nói riêng thì có rất nhiều núi lửa, có những ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, nhưngcũng có những ngọn núi lửa đang hoạt động gây ra những hậu quả nặng nề, khó

Trang 11

lường đối với sự phát triển chung của khu vùng cũng như Nhật Bản.

Bản đồ các ngọn núi lửa ở Kyushu Đặc biệt là miền Bắc còn được gọi là Hinokuni do tập trung nhiều núilửa.Việc hình thành các ngọn núi lửa ở vùng nó cũng mang lại những điều kiệnthuận lợi nhất định về việc phát triển kinh tế Với sự hoạt động ngầm của cácngọn núi lửa thì đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các suối nướcnóng và bãi cát khoáng ở đây

Đồng thời, với những ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động thì nó còn tạo racảnh quan thiên nhiên phong phú, thu hút khách du lịch cho vùng Tạo điều kiệnquảng bá hình ảnh con người, văn hóa của vùng Ở Kyushu còn có núi Aso( Kumamoto) là ngọn núi lủa nhiều miệng nhất thế giới và hiện nay đang hoạtđộng mạnh Tuy nhiên đây là một thắng cảnh rất nổi tiếng ở Nhật Bản thu hútnhiều khác du lịch

Trang 12

Khung cảnh hùng vĩ của khu vực núi Aso

Nhưng bên cạnh những thuận lợi mà nó mang lại thì hậu quả do nhữnglần phun trào Mác ma thì đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cả về người và của,gây ra những vấn đề về ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại nghiêm trọng về kinh

tế cũng như phá hủy những di sản văn háo vật thể lâu đời Phần lớn các núi lửa

ở Kyushu vẫn còn đang hoạt động Núi lửa Sakurajima (Kagoshima) là một núilửa hoạt động mạnh Năm 1914 núi lửa phun trào đã phá hủy 3 ngôi làng, phunnham thạch, đất đá lấp eo biển với bán đảo Osumi Mỗi lần núi lửa hoạt độnglàm thành phố Kagoshima ô nhiễm nặng nề

Núi lửa Sakurajima nhìn từ thành phố Kagoshima Núi Sakurajima phun

Trang 13

c) Địa hình đồng bằng.

Do đặc điểm của địa hình đồi núi, hệ thống sông ngoài mà đồng bằng ởKyushu chủ yếu là đồng bằng ven biển nhỏ hẹp kéo dài và bị chia cắt bởi cácnhánh núi

Đồng bằng lớn nhất của vùng là đồng bằng Tsukushi rộng 200km2 dosông Chikugo bồi đắp ở phía bắc đảo Kyushu Dọc bờ biển phía tây là đồngbằng Kumamoto và đồng bằng Yatsushiro Dọc bờ biển phía đông và đông nam

có đồng bằng Miyazaki

Các đồng bằng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực,thưc phẩm của vùng, xen canh cây rau màu Tạo tiền đề thuận lợi cho việc pháttriển nông nghiệp

Bản đồ về đồng bằng của Kyushu d) Địa hình ven biển.

Do quá trình hình thành kiến tạo, địa hình bờ biển của Kyushu bị cắt sẻnhiều Nó cũng tạo nên sự khác biệt giữa bờ đông và bờ tây của đảo:

Bờ biển phía đông Kyushu thoai thoải với nhiều bãi cát dài:

Trang 14

Bờ biển tỉnh Miyazaki

Bờ biển phía Tây Kyushu lại là loại bờ biển Rias điển hình với nhiều bánđảo và các vũng, vịnh Tiêu biểu là các đảo Tsushima, Iki, Hirado, nhóm đảoGoto, Amakusa…

Địa hình Rias ở phía bờ biển phía tây KyushuVới đặc điểm của địa hình nó đã tạo ra cảnh quan thiên nhiên vô cùng phongphú cho vùng

e.Đảo

Kyushu có hàng trăm đảo lớn nhỏ ở cả hai rìa Đông và Tây Nếu tính từđiểm cực bắc của Kyushu là đảo Unijima đến điểm cực Nam là đảoHaterumajima thì khu vực này trải dài đến 1200km

Hai đảo lớn nhất của vùng là: Okinawa và Amamioshima

Trang 15

Các đảo ở Kyushu có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế của vùngcũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo Các đảo có vị trí quan trọng về giao lưuthương mại là Tsushima, Ishigaki…Các đảo nổi tiếng với nghề nuôi trai lấyngọc và san hô là Kyujyukyu Shima, Minajima.

Trong đó, đảo Okinwa không chỉ có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng mà

nó còn có vai trò vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của Nhật Bản

Hình ảnh về quần đảo Okinawa

sự đối lập thời tiết giữ mùa đông và mùa hè

Khí hậu của vùng Kyushu còn được chia thành 2 vùng khí hậu chính là:

Trang 16

Vùng khí hậu bắc Kyushu: Mang nhiều đặc điểm của khí hậu ven bờNhật Bản, lượng mưa hàng năm lớn, khí hậu ấm áp Vùng khí hậu nam Kyushu:Mang đặc điểm của khí hậu ven bờ Thái Bình Dương.

Việc phân chia các vùng khí hậu cũng tạo ra các vùng nông nghiệp đăctrưng phù với với khí hậu của từng vùng

Do nằm ở vị trí gần xích đạo nhất cả nước nên vào mùa hè Kyushu là vùng có nhiệt độ cao nhất cả nước, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè ở Kyushu là 18 độC Vào mùa hè có gió mùa Đông Nam thổi từ biển vào mang theo hơi ẩm và gây mưa dầm cho vùng này Lượng mưa khá lớn và gây lũ lụt cho một số vùng thấp Lượng mưa trung bình năm từ 1600-4000 mm Kèm theomưa thường có dông bão

Lụt ngập nhà dân ở tỉnh Kumamoto

Vào mùa đông thời tiết lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cùngvới tình trạng chung của cả nước, tuy nhiên Kyushu là vùng có mùa đông ấmnhất, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông khoảng 6 độ C, có tuyết rơi

Trang 17

1.3.3 Sông, hồ.

して頂くと、その河川・海岸の概要をご覧頂けます。頂くと、その河川・海岸の概要をご覧頂けます。くと、その河川・海岸の概要をご覧頂けます。河川・海岸の概要をご覧頂けます。の河川・海岸の概要をご覧頂けます。概要をご覧頂けます。をご覧頂けます。覧頂くと、その河川・海岸の概要をご覧頂けます。けます。

Lược đồ sông ngòi Kyushu

Do tính chất của các dãy núi chia cắt thành nhiều nhánh nhỏ nên đa sốcác sông của khu vực Kyushu đều ngắn, dốc, chảy xiết

Sông Kuma (Kumamoto) nổi tiếng là một trong ba con sông chảy xiếtnhất Nhật Bản Sông Chikugo dài 236km2, bồi đắp nên vùng đồng bằngTsukushi rộng lớn

Sông Kuma (Kumamoto) Sông Chikugo

Trang 18

Ở Kyushu có khá nhiều hồ Tuy nhiên ở Kyushu không có các hồ lớn, hồ

ở đây hình thành chủ yếu là hồ trên miệng núi lửa lâu năm không hoạt động hay

Trang 19

1.3.4 Khoáng sản

Qua lược đồ phân bố khoáng sản cho thấy, vùng Kyushu là nơi tập trung

ít khoáng sản, chỉ có một số loại với số lượng nhỏ như lưu huỳnh xuất hiện ởcác khu vực núi lủa, một ít sắt và than đá tuy nhiên trữ lượng không đáng kể

Việc khan hiếm khoáng sản cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triểnkinh tế của vùng Nó cũng gây ra 1 số vấn đề vướng mắc trong việc nhập khẩunguyên nhiên liệu

1.3.5 Sinh vật.

a) Thực vật.

Do đặc điểm địa hình cũng như đặc trưng của khí hậu mà đảo Kyushu cónguồn động thực vật phong phú Ở Kyushu do khí hậu thuận lợi nên rừng pháttriển tốt bao phủ các đảo, nghề trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh tháinơi đây Thực vật ở đây thay đổi theo mùa, mỗi mùa có một màu sắc đặc trưngriêng

Trang 20

Sinh vật biển ở Viện hải dương học Okinawa

Trang 21

Sư tử ở vườn quốc gia Kyushu Chim ở vùng biển Miyazaki

1.3.6 Tài nguyên biển.

Vùng biển Kyushu là vùng biển rộng Có hai dòng hải lưu nóng chảy qua

là Tsushima kairyu và Kuroshiokairyu, nên biển ở đây ấm áp hơn so với nhữngvùng khác, là điều kiện phong phú các loại hải sản Biển có nhiều ngư trườngrộng, nhiều bãi cá tôm rất thuận lợi cho nghề đánh bắt thủy hải sản gần và xa

bờ Biển ở đây còn có nhiều cảnh đẹp nên du lịch biển rất phát triển

Một số món ăn đặc trưng của vùng biển:

Trang 22

Món seki aji(cá thu) ở biển FukuokaBiển nội địa khá nông và bị chia cắt, có nhiều đảo nhỏ rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.

Biển Ariake là một biển nông, thông với nhiều sông trong khu vực BiểnYatsushino cũng là biển nông, được hình thành do sự sụt lún của các tầng kiếntạo Biển nông thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, rong biển

Trang 23

trào năm 1914 đã khiến hòn đảo này được nối liền với bán đảo Osumi Hoạtđộng núi lửa của Sakurajima hiện vẫn tiếp diễn, nhả ra một lượng tro bụi lớnbao trùm lên các khu vực lân cận

Hình ảnh núi Sakurajima chụp vệ Lũ lụt gây sạt lở ở Kigoshima

tinh và phun trào 1914

Và trong đó thì Okinawa là nơi hứng chịu nhiều thiên tai, bão lũ nhất của vùng:

Trang 24

thiên tai đặc biệt là bão lũ và núi lửa Phát huy thế mạnh khắc phục hạn chế làvấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của vùng.

II.Dân cư và xã hội

2.1.Dân cư

2.1.1 Khái quát

Theo số liệu tổng hợp vào 10.2010, tổng số dân cư của Nhật Bản là128.057.352 người Trong đó, dân cư của vùng Kyushu là 14.596.783 người,chiếm 11,4% dân số Nhật Bản Mật độ dân cư của khu vực là: 370 người/km2

Trang 25

2.1.2.Cơ cấu dân cư

a) Cơ cấu theo giới

b) Cơ cấu theo độ tuổi

Số liệu tháng 10.2004 (nguồn: http://www.stat.go.jp/data/jinsui)

Trang 26

- Hiện tại, nguồn lao

động trẻ, dồi dào, năng động có thể

đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Tuy nhiên trong tương lai

đây là có thể là rào cản của Nhật Bản

- Thứ ba, khoảng cách giữacác thế hệ ngày càng gia tăng Donhiều người già có ảnh hưởng tronglĩnh vực chính trị nên chính sáchquốc gia sẽ chú ý nhiều hơn tới cácchương trình phúc lợi xã hội nhưtăng ngân sách cho y tế, chăm sócsức khỏe và lương hưu Điều này sẽlàm dấy lên làn sóng phản đối củanhững người trẻ, đe dọa sự thốngnhất vốn có trong xã hội Nhật Bản

Trang 27

trong quá trình phát triển đất nước,

như đe doạ tốc độ phát triển kinh tế,

an ninh trật tự xã hội cũng như vị thế

Nhật Bản trên trường quốc tế

c) Cơ cấu theo đơn vị hành chính

Trang 28

của người dân Trong khi đó, tỉnh Saga lại là tỉnh có ít dân nhất Nó đã cho tathấy 1 thực trạng, dân số phân bố không đồng đều giữa các tỉnh trong khu vực

2.2 Xã hội

2.2.1 Dân tộc.

Người Ryukyu là những người dân bản địa của quần đảo Ryukyu giữacác đảo Kyushu và Đài Loan Nhóm người này bao gồm người: Amami,Okinawa, Miyako, Yaeyam và người Yonaguni Về địa lý, họ sống trong haitỉnh chính là Okinawa và Kagoshima Ngôn ngữ của họ là Uchinaaguchi, ngônngữ này vẫn còn được sử dụng trong các hoạt động văn hoá truyền thống, chẳnghạn như âm nhạc dân gian, mùa truyền thống

Người Ryukyu có chế độ ăn rất khoa học với các thực phẩm giàu vitamin

và khoáng chất, có sự cân bằng tốt giữa protein và chất béo Vì vậy, đây là mộttrong những tộc người sống lâu nhất thế giới

Tôn giáo Ryukyu thường nhấn mạnh vai trò người phụ nữ trong cộngđồng khi người phụ nữ giữ các chức vụ như pháp sư hay người giám hộ cho giađình

Người Ryukyu được biết đến là một người hoà bình và luôn coi nghệ thuật và âm nhạc như là danh dự nhiều hơn các kĩ năng chiến đấu

Trang 29

2.2.2 Giáo dục

Kyushu tập trung nhiều trong lĩnh vực giáo dục với một hệ thống cáctrường công lập, dân lập với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên và sinhviên có trình độ cao

Giáo dục của Kuyshu không thể không nhắc đến Đại học Kyushu: Đạihọc Kyushu gọi tắt Kyūdai ( 九 大 ), là trường đại học công lập lớn nhấtđảo Kyūshū, nằm tại thành phố Fukuoka, tỉnh Fukuoka

Mặc dù sự sáp nhập đã làm tăng tính độc lập và tự chủ về tài chính, Đạihọc Kyushu vẫn chịu sự quản lý một phần bởi Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao,Khoa học và Công nghệ (hay gọi tắt Monkasho) Có khoảng 1.292 sinh viênquốc tế (ngày 1 tháng 5 năm 2008) theo học tại trường và là một trong 3 trường

có số sinh viên quốc tế đông nhất tại Nhật Bản sau Đại học Tokyo và Đại họcOsaka

2.2.3 Văn hóa:

Kyushu là 1 trong những vùng lưu giữ văn hóa truyền thống độc đáo, vớinhiều lễ hội đặc trưng cho dân tộc cuãng như đặc trưng cho vùng Bên cạnh vănhóa truyền thống thì văn hóa hiện đại cũng đã được du nhập và tạo thành nhiều

Trang 30

trào lưu mới trong xã hội, nhất là văn hóa giới trẻ Nó có sự phá cách trong cáchnhìn nhận và thể hiện của giới trẻ Nhật Bản nói chung và Kyushu nói riêng Nólàm tăng thêm sự phong phú văn hóa Nhật Bản mà vẫn đảm bảo được tinh hoacủa văn hóa truyền thống,

Các lễ hội truyền thống thì vẫn được duy trì và tổ chức hàng năm Nókhông chỉ duy trì, bảo tồn được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống mà

nó còn góp phấn không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoàinước tới tham quan, tham dự các lễ hội truyền thống đó Nó đã góp phần khôngnhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của vùng vươn tầm thế giới

III Các ngành kinh tế

Tổng thu nhập quốc dân (GDP) của khu vực Kyushu năm 2005 là 48,1triệu yên, chiếm 9,3% GDP của cả nước, đứng thứ 3 trong cả nước sau khu vựcKanto và Kinki

3.1.Nông nghiệp.

Có thể nói, so với nhiều vùng trong cả nước, vùng Kyusyu có nhiều điềukiện thuận lợi hơn để phát triển triển nông nghiệp Chính vì vậy, nông nghiệp ởKyushu rất phát triển

Trang 31

Năm 2004, tỷ trọng sản lượng nông nghiệp của Kyushu chiếm 19, 6%tổng sản lượng nông nghiệp của cả nước, đứng đầu cả nước về sản lương nôngnghiệp.

Không chỉ vậy mà vùng còn hết sức chú trọng đầu tư vào phát triển, cải tạo hệthống thủy lợi , đê điều nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất cây trồng Chính

vì vậy nhờ việc cơ giới hóa và sử dụng phân bón nên sản lượng thu hoạch ở đâyrất cao Đặc biệt bờ biển Ariake từ xưa đã nổi tiếng bởi kĩ thuật cải tạo đất.Người dân ở đây đã xây đê quai ở những vùng biển nông, tát cạn nước biển vàtiến hành cải tạo đất để trồng trọt

Trang 32

Con đê Isahaya dài 8km.

Tuy nhiên, việc xây quai đê cũng vấp phải một số vấn đề khó khăn do nótác động trực tiếp đến ngành ngư nghiệp: thu hẹp diện tích nuôi trồng thủy hảisản và rong biển, làm mất đi một số ngư trường quan trọng…Con đê Isahaya dài8km khi xây dựng xong đã vấp phải sự phản đối của những người làm nghề ngư

và rong biển

Đồng bằng Miyazaki lại phát triển nghề trồng rau trong nhà kính với cácsản phẩm chính như dưa chuột, bí đỏ, ớt…Việc phát triển nghề trồng rau trongnhà kính giúp khắc phục được những hạn chế của điều kiện thời tiết bất thường,

ổn định việc sản xuất cung cấp sản phẩm, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh chongành trồng rau của vùng

Trang 33

Nhà kính trồng dưa chuột.

Sản phẩm sau khi thu hoạch xong không chỉ cung ứng cho nhu cầu trựctiếp của vùng mà với thế mạnh như vậy thì sản phẩm nông nghiệp đã cung ứng

1 số lượng lớn cho các vùng cũng như các thị trường lớn trong nước Nó đã đemlại 1 nguồn lợi không nhỏ cho thu nhập của người dân cũng như sức tăng trưởngcủa vùng Rau sau khi thu hoạch được chở bằng tàu hoặc ô tô tải đến các thànhphố lớn Rau của vùng Miyaki chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường, đặc biệt lànhững thị trường tiềm năng với sức mua lớn như Osaka, Tokyo…

Trang 34

Các đảo Tây nam có khí hậu á nhiệt đới, mùa đông ấm áp, phát triển nhữngvườn trồng cây ăn quả như dứa, dừa, mít và các loại rau của vùng á nhiệt đới.Sản phẩm của các khu vườn này được chuyển bằng máy bay đến các thành phốlớn.

Vùng đồi miền tây các tỉnh Kumamoto, Saga, Nagasaki là nơi trồng quýtcạnh tranh với Ehime (Năm 2003, sản lượng quýt của Kumamoto đạt 10 vạntấn, sản lượng quýt của Ehime đạt 20 vạn tấn)

Trên những vùng đất đỏ ở Kagoshima và Miyazaki, người ta trồng khoailang, chè, thuốc lá, và các loại cây làm thức ăn gia súc

3.1.2 Chăn nuôi:

Trên cơ sở nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt, ngành chăn nuôicủa vùng có điều kiện phát triển Nơi đây nổi tiếng về chăn nuôi gia súc, giacầm quy mô lớn

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển nhất ở 3 tỉnh: Miyazaki, Kagoshima

và Kumamoto Năm 2003, tổng giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi gia súc,gia cầm của riêng 3 tỉnh này là 4619 triệu yên, chỉ đứng sau Hokkaido (4820triệu yên) Trong đó lớn nhất là ở tỉnh Kagoshima với 2146 triệu yên, đứng thứ

2 là Miyazaki với 1672 triệu yên, Kumamoto đứng thứ 3 với 801 triệu yên.Kagoshima có đàn lợn đứng đầu cả nước với 140 vạn con, đứng thứ 2 làMiyazaki với 100 vạn con

Kyushu là vùng có đàn lợn dẫn đầu (2,8 triệu con, số liệu năm 2004).Trong đó riêng tỉnh Kagoshima chiếm 1,4 triệu con, dẫn đầu các tỉnh trong cảnước, đứng thứ 2 là tỉnh Miyazaki (1triệu con)

Kyushu cũng là vùng có đàn gà dẫn đầu cả nước (70 triệu con, số liệunăm 2004) Việc nuôi gà được được thực hiện trong các trang trại lớn, trung

Trang 35

bình mỗi hộ nuôi khoảng 350 nghìn con Từ khâu ấp nở đến cho ăn, chăm sóc

và giết thịt đều tiến hành tự động và bán tự động

Bò được nuôi trên các vùng đồi Năm 2004, sản lượng bò sữa của vùngđạt 20 vạn con, sản lượng bò lấy thịt đạt 30 vạn con Núi Aso là nơi chăn nuôi

bò Akaushi赤牛, một loại bò vàng đặc chủng của Nhật

Giống bò đặc chủng Akaushi ở Kumamoto

3.1.3 Nghề trồng rừng và khai thác gỗ

Diện tích rừng của vùng không lớn: 27 650 km2, chiếm 11,2% tổng diệntích rừng của cả nước Tuy nhiên khí hậu mưa nhiều, ấm áp là điệu kiện kháthuận lợi cho nghề trồng rừng Các tỉnh Oita, Miyazaki là những nơi cung cấp

gỗ và những sản phẩm chế biến từ gỗ nổi tiếng Tiêu biểu là các xưởng chế biến

gỗ ở Hita (Oita) và Nichinan (Miyazaki) Nghề trồng nấm hương cũng rất pháttriển ở đây

Bên cạnh đó, nghề trồng rừng cũng gặp phải một số khó khăn như: thiếulực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ; thiên tai (bão, sạt lở đất); vấn đềcân bằng giữa trồng và khai thác rừng (lượng trồng mới thấp, phải mất nhiềunăm trong khi lượng khai thác quá mức…)

Trang 36

3.1.4 Ngư nghiệp:

Năm 2003, tổng giá trị sản lượng ngành ngư nghiệp của vùng Kyushu đạt

32, 1 vạn tấn, chiếm 14, 2% tổng giá trị sản lượng ngư nghiệp của cả nước,đứng vị trí thứ 3

Cảng Shiga (Fukuoka)     Cảng Nagasaki

Tại vịnh Omura có nhiều khu nuôi trai lấy ngọc

Biển Ariake là nơi chuyên nuôi sò và trồng rong biển

Một số phương hướng phát triển nông nghiệp của vùng:

Trang 37

Thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với cơ cấu ngành đadạng: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, lâm nghiệp…nhằm phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cảitạo và mở rộng diện tích đất canh tác rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với

sự phát triển nghiệp của vùng Tuy nhiên cũng cần chú ý đến vấn đề phát triểnbền vững, có sự phát triển cân đối, hài hòa gữa các ngành, tránh tình trạng: pháttriển ngành này nhưng lại hạn chế sự phát triển của ngành khác (vấn đề xây quai

đê mở rộng diện tich trồng trọt)

3.2 Công nghiệp.

Vùng Kyushu có Vành đai công nghiệp Bắc Kyushu Đây là một trongnhững vành đai công nghiệp lớn nhất trong vành đai công nghiệp Thái BìnhDương của Nhật Bản (Vành đai công nghiệp Thái Bình Dương là nơi tập trungcác vùng công nghiệp, các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản Nó được phân

bố từ khu vực phía nam Kanto đến khu vực phía bắc Kyushu, ven biển TháiBình Dương Đây là khu vực tập trung đông dân cư và nhiều nhà máy Trongvành đai công nghiệp Thái Bình Dương, 4 vành đai công nghiệp lớn nhất làKeihin, Chukyo, Hanshin, Kitakyushu)

Vành đai công nghiệp Bắc Kyushu(北九州工業地帯) đã từng là niềm tựhào của khu vực Vành đai này được xây dựng năm 1901 trên cơ sở các mỏ than

ở Chikuho 筑豊炭田, Miike 三池炭田 và nguồn nguyên liệu nhập khẩu thuậnlợi từ Trung Quốc Cho đến chiến tranh thế giới thứ hai, đây là trung tâm côngnghiệp nặng của Nhật Bản nổi tiếng với nhà máy gang thép Hakata Sau chiếntranh, do sự cạn kiệt về tài nguyên và sự thay đổi đối tác nhập khẩu quặng đãlàm cho khả năng cạnh tranh của khu vực giảm sút, vành đai công nghiệp BắcKyushu chỉ còn đứng thứ 4 trong số các trung tâm công nghiệp lớn nhất củaNhật Bản

Trang 38

Cơ cấu ngành đa dạng bao gồm các ngành công nghiệp nặng ( luyện kim,chế tạo máy, hóa dầu, đóng tàu,…); công nghiệp sản xuất các mặt hàng thủcông (búp bê, gốm sứ…); công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng Đặcbiệt, bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống, các ngành công nghiệp mới,công nghiệp hiện đại cũng đang được phát triển ở vùng.

Sự phát triển các ngành công nghiệp có sự phân hóa giữa các khu vực:

Tại Bắc Kyushu:

Các ngành luyện kim, hóa học và sản xuất đồ gốm là những ngành phát triển nhất Ngành luyện kim chiếm 18% tổng sản phẩm công nghiệp của vùng, ngành chế tạo máy chiếm 31%, hóa học 9%, thực phẩm 16% Các nhà máy ở đây có quy mô lớn, tập trung gần các thành phố lớn như Kitakyushu 北九州市 (luyện kim), Kurume 久留米 (cao su), Omuta 大牟田 (hóa học), Kanda 苅田 (chế tạo ô tô), Hakata (búp bê 傅多人形) (Fukuoka); Nagasaki 長崎, Sasebo 佐

世保 (đóng tàu); Arita 有田, Imari 伊万里(gốm sứ) (Saga); Oita 大分(hóa dầu) (Oita)…Đặc biệt búp bê Hakata và gốm sứ Akita, Imari là những sản phẩm truyền thống nổi tiếng ở Nhật Bản và trên thế giới

Trang 39

Búp bê truyền thốngMiền nam Kyushu tuy không có mật độ nhà máy nhiều như miền bắcnhưng cũng có một số thành phố công nghiệp lớn với các ngành đặc thù nhưNobeoka 延岡(sợi hóa học), Nichinan 日南 (bột giấy) (Miyazaki); Yatsushiro

八代 (giấy, xi măng), Minamata 水俣 (hóa học) (Kumamoto); Kiire 喜人 (khu

dự trữ dầu thô 原油貯蔵基地那覇 ) (Kagoshima); Naha (dệt, nhuộm 紅型)(Okinawa)…

Từ những năm 70 trở đến nay, ngoài các cảng biển, Kyushu đã xây dựngnhiều cảng hàng không ở Oita, Kumamota, Miyazaki và hệ thống các nhà máycông nghiệp điện tử xung quanh các cảng này Vì vậy người ta còn gọi Kyushu

là silicon island シリコン・アイランド Các nhà máy điện tử này không chỉgiải quyết vấn đề nguyên liệu cạn kiệt của khu vực mà còn giải quyết vấn đềviệc làm tại chỗ và ô nhiễm môi trường Năm 1994, sản lượng của ngành côngnghiệp điện tử đã chiếm 6,4% tổng sản phẩm công nghiệp của khu vực Cácngành năng lượng mới như địa nhiệt cũng là một hướng phát triển của khu vực.Tại tỉnh Kagoshima và Oita có nhiều nhà máy địa nhiệt quy mô lớn

Phương hướng phát triển công nghiệp:

Ngày đăng: 01/12/2015, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w