0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Ngư nghiệp:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN ĐỊA LÝ (Trang 36 -36 )

III. Các ngành kinh tế

3.1.4. Ngư nghiệp:

Năm 2003, tổng giá trị sản lượng ngành ngư nghiệp của vùng Kyushu đạt 32, 1 vạn tấn, chiếm 14, 2% tổng giá trị sản lượng ngư nghiệp của cả nước, đứng vị trí thứ 3.

Vùng Sản lượng ngành ngư nghiệp (vạn tấn)

Hokkaido 54,9 Tohoku 57.8 Kanto 31,6 Chubu 25,7 Kinki 1,4 Chugoku 16,5 Shikoku 1,3 Kyushu 32,1 Số liệu tổng hợp từ tập bản đồ 中県校社県科地県

Kyushu có nhiều cảng cá lớn, đặc biệt ở miền tây. Các tỉnh Nagasaki, Fukuoka, có nghề đánh cá xa bờ phát triển. Từ thời Edo, người dân ở đây đã biết dùng lưới quây, lưới quét để đánh bắt cá nục, cá bạc má, cá thu...

Cảng Shiga (Fukuoka)     Cảng Nagasaki

Tại vịnh Omura có nhiều khu nuôi trai lấy ngọc . Biển Ariake là nơi chuyên nuôi sò và trồng rong biển.

Thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với cơ cấu ngành đa dạng: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, lâm nghiệp… nhằm phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nghiệp của vùng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến vấn đề phát triển bền vững, có sự phát triển cân đối, hài hòa gữa các ngành, tránh tình trạng: phát triển ngành này nhưng lại hạn chế sự phát triển của ngành khác (vấn đề xây quai đê mở rộng diện tich trồng trọt).

3.2. Công nghiệp.

Vùng Kyushu có Vành đai công nghiệp Bắc Kyushu. Đây là một trong những vành đai công nghiệp lớn nhất trong vành đai công nghiệp Thái Bình Dương của Nhật Bản (Vành đai công nghiệp Thái Bình Dương là nơi tập trung các vùng công nghiệp, các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản. Nó được phân bố từ khu vực phía nam Kanto đến khu vực phía bắc Kyushu, ven biển Thái Bình Dương. Đây là khu vực tập trung đông dân cư và nhiều nhà máy. Trong vành đai công nghiệp Thái Bình Dương, 4 vành đai công nghiệp lớn nhất là Keihin, Chukyo, Hanshin, Kitakyushu).

Vành đai công nghiệp Bắc Kyushu(北九州工業地県) đã từng là niềm tự

hào của khu vực. Vành đai này được xây dựng năm 1901 trên cơ sở các mỏ than

ở Chikuho 筑豊炭田, Miike 三池炭田 và nguồn nguyên liệu nhập khẩu thuận

lợi từ Trung Quốc. Cho đến chiến tranh thế giới thứ hai, đây là trung tâm công nghiệp nặng của Nhật Bản nổi tiếng với nhà máy gang thép Hakata. Sau chiến tranh, do sự cạn kiệt về tài nguyên và sự thay đổi đối tác nhập khẩu quặng đã làm cho khả năng cạnh tranh của khu vực giảm sút, vành đai công nghiệp Bắc

Kyushu chỉ còn đứng thứ 4 trong số các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.

Cơ cấu ngành đa dạng bao gồm các ngành công nghiệp nặng ( luyện kim, chế tạo máy, hóa dầu, đóng tàu,…); công nghiệp sản xuất các mặt hàng thủ công (búp bê, gốm sứ…); công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng. Đặc biệt, bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống, các ngành công nghiệp mới, công nghiệp hiện đại cũng đang được phát triển ở vùng.

Sự phát triển các ngành công nghiệp có sự phân hóa giữa các khu vực:

Tại Bắc Kyushu:

Các ngành luyện kim, hóa học và sản xuất đồ gốm là những ngành phát triển nhất. Ngành luyện kim chiếm 18% tổng sản phẩm công nghiệp của vùng, ngành chế tạo máy chiếm 31%, hóa học 9%, thực phẩm 16%. Các nhà máy ở

đây có quy mô lớn, tập trung gần các thành phố lớn như Kitakyushu 北九州市

(luyện kim), Kurume 久留米 (cao su), Omuta 大牟田 (hóa học), Kanda県田

(chế tạo ô tô), Hakata (búp bê 傅多人形) (Fukuoka); Nagasaki 長崎, Sasebo 佐 世保 (đóng tàu); Arita 有田, Imari 伊万里(gốm sứ) (Saga); Oita 大分(hóa dầu)

(Oita)…Đặc biệt búp bê Hakata và gốm sứ Akita, Imari là những sản phẩm truyền thống nổi tiếng ở Nhật Bản và trên thế giới.

Búp bê truyền thống

Miền nam Kyushu tuy không có mật độ nhà máy nhiều như miền bắc nhưng cũng có một số thành phố công nghiệp lớn với các ngành đặc thù như

Nobeoka 延岡(sợi hóa học), Nichinan 日南 (bột giấy) (Miyazaki); Yatsushiro

八代 (giấy, xi măng), Minamata 水県 (hóa học) (Kumamoto); Kiire 喜人 (khu

dự trữ dầu thô 原油貯県基地那覇 ) (Kagoshima); Naha (dệt, nhuộm 紅型)

(Okinawa)…

Từ những năm 70 trở đến nay, ngoài các cảng biển, Kyushu đã xây dựng nhiều cảng hàng không ở Oita, Kumamota, Miyazaki và hệ thống các nhà máy công nghiệp điện tử xung quanh các cảng này. Vì vậy người ta còn gọi Kyushu

là silicon island シリコン県アイランド. Các nhà máy điện tử này không chỉ

giải quyết vấn đề nguyên liệu cạn kiệt của khu vực mà còn giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ và ô nhiễm môi trường. Năm 1994, sản lượng của ngành công nghiệp điện tử đã chiếm 6,4% tổng sản phẩm công nghiệp của khu vực. Các

ngành năng lượng mới như địa nhiệt cũng là một hướng phát triển của khu vực. Tại tỉnh Kagoshima và Oita có nhiều nhà máy địa nhiệt quy mô lớn.

Phương hướng phát triển công nghiệp:

Bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mới, công nghiệp hiện đại như công nghiệp điện tử, công nghiệp năng lượng (địa nhiệt) có thể là một hướng đi mới cho công nghiệp của vùng.

3.3.Dịch vụ.

Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế của vùng (chiếm 50% tổng kim ngạch của các ngành kinh tế). Trong đó, tỉ trọng này của Okinawa là 71,4% (cao hơn Tokyo 71,2%), Fukuoka là 66,4%.

Du lịch là ngành mũi nhọn của vùng do sự phong phú về điều kiện tự nhiên và loại hình văn hóa thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Giao thông ở Kyushu đang dần được hoàn thiện và ngày càng được nâng cấp. Kyushu có các sân bay khá lớn: các sân bay cấp II (sân bay Fukuoka, Kumamoto, Miyazaki,…); một số sân bay cấp III như Saga, Kita-daito (Okinawa), có 2 sân bay trên biển là Kitakyushu mới và sân bay Nagasaki. Đường hầm dài 19 km xuyên qua biển nối Honshu với Kyushu; tuyến Shinkansen Kyushu dài 126 km. Một số cảng hàng không ở Oita, Kumamoto, Miyazaki.

Quang cảnh sân bay quốc tế Fukuoka.

Hệ thống tàu điện ngầm cũng được phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu đi lại bằng phương tiện công cộng của người dân cũng như quá trình đô thị hóa

nhanh.

Fukuoka là trung tâm buôn bán của toàn Kyushu, kim ngạch buôn bán đứng thứ 4 cả nước.

Kyushu phố biến mô hình các ngân hàng khu vực, các ngân hàng có xu hướng liên kết thành các công ty cổ phần.

Các dịch vụ liên quan đến IT Softwave rất phát triển.

 Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi so với nhiều vùng

khác trong cả nước, Kyushu có thể phát triển tổng hợp nền kinh tế trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN ĐỊA LÝ (Trang 36 -36 )

×