0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Trồng trọt

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN ĐỊA LÝ (Trang 31 -31 )

III. Các ngành kinh tế

3.1.1. Trồng trọt

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu không quá khắc nghiệp và đồng bằmg Tsukushi rộng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho vùng trong việc phát triển nông nghiệp với việc đa dạng hóa cây trồng.Đồng bằng Tsukushi là nơi trồng luân canh lúa, cói và rau màu lớn nhất của cả vùng.

Không chỉ vậy mà vùng còn hết sức chú trọng đầu tư vào phát triển, cải tạo hệ thống thủy lợi , đê điều nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất cây trồng. Chính vì vậy nhờ việc cơ giới hóa và sử dụng phân bón nên sản lượng thu hoạch ở đây rất cao. Đặc biệt bờ biển Ariake từ xưa đã nổi tiếng bởi kĩ thuật cải tạo đất. Người dân ở đây đã xây đê quai ở những vùng biển nông, tát cạn nước biển và tiến hành cải tạo đất để trồng trọt.

Con đê Isahaya dài 8km.

Tuy nhiên, việc xây quai đê cũng vấp phải một số vấn đề khó khăn do nó tác động trực tiếp đến ngành ngư nghiệp: thu hẹp diện tích nuôi trồng thủy hải sản và rong biển, làm mất đi một số ngư trường quan trọng…Con đê Isahaya dài 8km khi xây dựng xong đã vấp phải sự phản đối của những người làm nghề ngư và rong biển.

Đồng bằng Miyazaki lại phát triển nghề trồng rau trong nhà kính với các sản phẩm chính như dưa chuột, bí đỏ, ớt…Việc phát triển nghề trồng rau trong nhà kính giúp khắc phục được những hạn chế của điều kiện thời tiết bất thường, ổn định việc sản xuất cung cấp sản phẩm, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh cho ngành trồng rau của vùng.

Nhà kính trồng dưa chuột.

Sản phẩm sau khi thu hoạch xong không chỉ cung ứng cho nhu cầu trực tiếp của vùng mà với thế mạnh như vậy thì sản phẩm nông nghiệp đã cung ứng 1 số lượng lớn cho các vùng cũng như các thị trường lớn trong nước. Nó đã đem lại 1 nguồn lợi không nhỏ cho thu nhập của người dân cũng như sức tăng trưởng của vùng. Rau sau khi thu hoạch được chở bằng tàu hoặc ô tô tải đến các thành phố lớn. Rau của vùng Miyaki chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường, đặc biệt là những thị trường tiềm năng với sức mua lớn như Osaka, Tokyo…

Các đảo Tây nam có khí hậu á nhiệt đới, mùa đông ấm áp, phát triển những vườn trồng cây ăn quả như dứa, dừa, mít và các loại rau của vùng á nhiệt đới. Sản phẩm của các khu vườn này được chuyển bằng máy bay đến các thành phố lớn.

Vùng đồi miền tây các tỉnh Kumamoto, Saga, Nagasaki là nơi trồng quýt cạnh tranh với Ehime (Năm 2003, sản lượng quýt của Kumamoto đạt 10 vạn tấn, sản lượng quýt của Ehime đạt 20 vạn tấn).

Trên những vùng đất đỏ ở Kagoshima và Miyazaki, người ta trồng khoai lang, chè, thuốc lá, và các loại cây làm thức ăn gia súc.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN ĐỊA LÝ (Trang 31 -31 )

×