1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận cuối kì môn NHO GIÁO và văn học dân tộc

23 2,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 70,42 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: NHO GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC Đề: Từ quan niệm về đạo làm người trong Nho giáo đến quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt Nam Giảng viên: GS.TS Trần Ngọc Vương Hà Nội – 2014 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Maxim Gorky đã từng nói: “Văn học là nhân học”, không một tác phẩm nghệ thuật chân chính nào lại không hướng tới con người. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học là một phạm trù vô cùng quan trọng. Quan niệm về con người trong văn học chịu sự ảnh hưởng, chi phối bởi quan điểm thẩm mỹ của từng thời đoạn, trong những giai đoạn khác nhau thì quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học cũng thay đổi. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học giúp định hướng chung cho các sáng tác của từng giai đoạn văn học nhất định. Một trong những điều có thể dễ dàng nhận thấy khi nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam là quan niệm nghệ thuật về con người hết sức đặc biệt trong văn học giai đoạn này, nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng triết học Nho giáo Trung Quốc. Từ xưa đến nay, trong lịch sử nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, đã có không ít các học giả danh tiếng bàn tới vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam tiêu biểu như Giáo sư Trần Đình Sử trong sách Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. PGS.TS Trần Nho Thìn trong cuốn: Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX, và đặc biệt là GS Trần Ngọc Vương trong cuốn: Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam… và rất nhiều các công trình nghiên cứu có giá trị khác. Tuy nhiên, trong các bài nghiên cứu của mình các nhà nghiên cứu mới chỉ đi tổng kết và đánh giá chung về quan niệm con người trong văn học mà chưa đi sâu vào việc giải thích rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo đến từng quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam. Chính vì vậy, trong bài tiểu luân này, dựa trên các quan niệm nghệ thuật về con người mà các học giả đã tổng kết người viết sẽ đi sâu vào việc giải thích sự ảnh hưởng tư tưởng triết học Nho giáo đến quan niệm nghệ thuật về con người, đồng thời cũng sẽ đưa ra thêm một số tổng hợp mới của bản thân về một số đặc điểm, quan niệm nghệ thuật nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam. Nho giáo và văn học dân tộc 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tìm hiểu chung quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Quan niệm nghệ thuật về con người trước hết là một phạm trù đã được nghiên cứu từ khá lâu, song đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất nào trong việc đưa ra một khái niệm cụ thể cho vấn đề này. Tuy nhiên, người viết có thể tổng kết được một số khái niệm được đưa ra bởi các học giả nổi tiếng. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, cách lý giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người” [9; 15]. Như vậy, có nghĩa là quan niệm về con người chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi ý thức chủ quan của người sáng tác. Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện cách hiểu biết, cách suy nghĩ về con người của tác giả. Tuy nhiên, cách hiểu biết và suy nghĩ của tác giả lại chịu sự chi phối rất nhiều bởi tư tưởng của thời đại, của môi trường sống, của nền giáo dục, văn hóa hay thậm chí là tính cách của tác giả. Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học thì định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm tròn hình thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn hộc và cơ sở của tư duy nghệ thuật”. Dù nói thế nào đi chăng nữa thì các học giả vẫn đều thống nhất quan điểm quan niệm nghệ thuật về con người là cách nhìn, cách cảm, cách lý giải về con người của nhà văn. Qua đó nó thể hiện quan niệm của nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm. Con người trong văn học là sự ý thức về con người, là cách hiểu về con người và cuộc đời làm cơ sở cho việc sáng tạo ra các hình tượng nghệ thuật, hòa tan trong sự miêu tả các hình tượng sống động. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là vạch ra quan niệm ấy như cái lý bên trong của hình tượng. Quan niệm con người trong văn học phong phú và sinh động hơn nhiều so với quan niệm con người trong triết học. Nho giáo và văn học dân tộc 3 2. Quan niệm về con người trong Nho giáo Trong tư tưởng triết học Nho giáo quan niệm, trong xã hội có hai loại người là tiểu nhân và quân tử. Những con người sống thuần bằng bản năng như loài cầm thú, phàm phu, tục tử là những người hạ cấp xét về phương diện đạo đức phẩm cách. Những kẻ này theo Nho giáo đều gọi là tiểu nhân, dù những kẻ đó có giữ địa vị cao và giàu có trong xã hội đi chăng nữa. Còn quân tử là người tiến hóa, biết khắc phục bản thân, hiểu mệnh trời, hiểu đạo lý và biết mệnh trời là gì. Những đặc tính của kẻ tiểu nhân thì tương phản rõ rệt với đặc tính của người quân tử, nhưng tiểu nhân và quân tử không phải là hai mặt đối lập nhau, không phải là cực đoan, mà quân tử là giai đoạn tiến hóa của tiểu nhân. Người quân tử thì chú trọng vào lễ nghĩa, luôn khuôn mình vào trong lễ nghĩa, luôn cư xử đúng mực, hiệp nghĩa. Người quan tử biết mục đích cao cả của kiếp người, biết cái thiên mệnh mà trời trao cho con người, nghĩa là biết cái viễn đích tối hậu của nhân sinh. Khi đề cập đến mẫu người quân tử, Khổng Tử thường đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau, song chung quy lại, người quân tử phải đạt được chín điều sau: (1) Nhìn thì phải để ý nhìn sao cho sáng; (2) Nghe thì phải lắng tai nghe cho rõ ràng; (3) Sắc mặt phải giữ cho ôn hòa; (4) Tướng mạo thì phải giữ cho khiêm cung; (5) Nói năng phải giữ bề trung thực; (6) Làm việc phải trọng sự kính cẩn; (7) Có điều nghi hoặc thì phải hỏi han; (8) Khi giận thì nghĩ đến sự hoạn nạn có thể xảy ra; (9) Thấy lợi thì phải nghĩ tới điều nghĩa” (Luận ngữ, Quý thị). Theo Khổng Tử, chín điều này phải có sự hài hòa với nhau mà ông gọi là “trung dung”. Để đạt được những điều này, trước hết người quân tử phải rèn luyện được 5 đức cơ bản: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Ngoài ra còn có Trung Thành, Hiếu, Đễ… Vì Trí mà nên biết khôn ngoan, suy xét điều phải điều trái, biết minh triết bảo thân trong cảnh nguy nan, biết biện biệt kẻ xấu người tốt trong vấn đề xử lý tiếp vật. Nho giáo và văn học dân tộc 4 Vì Dũng nên không biết sợ sệt là gì. Thấy việc nghĩa bèn ra tay hành động. Nếu đã hành động thì phải thiết thực chứ không chỉ ở lời nói suông. Người quân tử hành động trượng nghĩa vì lẽ phải chứ không tính toán mong được đền ơn Vì Lễ, người quân tử biết kìm chế giữ được hòa khí, hành xử ôn hòa. Trong việc Lễ, quý nhất là ở là ở lòng thành chứ không phải ở hình thức xa hoa,“khắc kỉ phục lễ vi nhân”. Phục lễ là nên tự chủ, không tranh chấp với ai, tuy hợp quần với người nhưng không kéo kết bề đảng. Người có lễ luôn giữ cho mình ở một chuẩn mực đạo đức ứng xử hài hóa, ôn nhu. Vì Trung, người quân tử giao du với bằng hữu thì hết lòng, làm việc cho người thì hết dạ. Vì trung nên làm việc cho ai, phụng sự ai thì hết lòng, không dối trá, phản bội. Nhưng cái trung đó không phải trung máy móc và thiện cận (ngu trung). Trong đạo làm tôi, Khổng Tử đề cao chữ “Trung”, nhấn mạnh lòng biết ơn, sự phục tùng, tinh thần phục vụ hết lòng hết sức của bề tôi đối với vua, với quốc gia. Theo ông, người làm tôi, làm quan trước hết phải là người có đức trong mọi hành động, có thái độ đúng ở mọi nơi, mọi lúc, chứ không phải khi nhận chức tước mới là làm quan. Bậc quân tử vì chữ Tín mà hành xử. Tín là tin mình, tin người. Nhờ chữ tín mà thành Người. Vì tự tin vào mình nên dù ai không biết tài đức của mình cũng không buồn, không oán. Người quân tử cốt yếu ở lòng Thành. Nhờ lòng thành ấy mà người khác mới tin mình. Chữ Thành xuất phát từ tâm, từ sự chân thành, con người sống với nhau cần cái tâm trung thực chân thành chứ không phải là những thứ đạo đức giả. Đã là quân tử, trước hết phải có chữ Hiếu, hiếu với phụ mẫu, Đễ với anh chị em. Kính trọng, yêu mến tôn thờ cha mẹ lúc chết cũng như còn sống. Cái Đạo đối với anh chị em là mỗi người phải ăn ở đúng phận mình. Trong Nho giáo, hiếu đễ là đầu mối của lòng nhân, nếu ta chẳng yêu cha mẹ ta, chẳng tôn kính anh em ta mà bảo rằng yêu mến, tôn kính người khác thì đó là điều không thể có. Nho giáo và văn học dân tộc 5 Khổng Tử là người đầu tiên nêu lên mối quan hệ giữa con người với con người, giữa “kỷ” (mình) và “nhân” (người). Với ông, nguyên tắc đối xử giữa người với người là xem người cũng như mình, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người (thi chư kỷ nhi bất nguyên, diệc vật thì ư nhân), mình muốn làm nên thì giúp người làm nên, mình muốn thành đạt thì giúp người thành đạt (kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân). Với quan niệm về “kỷ” và “nhân” này, Khổng Tử đã khẳng định tư tưởng đạo đức coi trọng con người của Nho giáo. Nguyên tắc thứ hai mà Khổng Tử đề cao là “Trung dung”, “Trung hòa”. “Trung hòa là cái tính tự nhiên của trời đất, trung dung là cái đức hạnh của người ta. Trung là giữa, là không thiên lệch về bên nào. Dung là thường. Trung dung nghĩa là dùng đạo Trung làm lẽ sống thường ngày vậy”. Nghĩa là đạo Trung dung đòi hỏi con người đừng thái quá về mình, cũng đừng thái quá về người. Nó giống như mối tương quan giữa “văn” và “chất”: “Chất mà trội hơn văn thì thô kệch, văn mà trội hơn chất thì phù phiếm, văn và chất đều hài hòa thì mới là quân tử (Luận ngữ, Ung giã). Với Nho giáo Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín được đặt trong quan hệ của con người với chính bản thân mình để tu thân, để trở thành người quân tử, còn chính danh là yêu cầu đạo đức được đặt ra trong quan hệ với người khác để mỗi người thực hiện đúng việc, đúng phận sự của mình cho xã hội ổn định, phát triển. Những quan niệm này của Nho giáo đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa thời sự của nó. Mối quan hệ đạo đức và những quan niệm về con người đó của Nho giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm về con người trong các tác phẩm của văn học trung đại Việt Nam. Các nhà Nho khi sáng tác đều lấy chuẩn mực đạo đức của con người trong học các học thuyết Nho giáo để nhìn nhận con người, làm chuẩn mực để đánh giá tốt – xấu, chính – tà. 3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam. Nho giáo và văn học dân tộc 6 Văn học trung đại Việt Nam kéo dài từ thế kỉ X-XIX, đây là thời kì mà hầu hết các truyền thống quý báu đều được hình thành. Văn học, ngôn ngữ đã phát triển đến đỉnh cao. Tâm hồn Việt Nam, nhân cách Việt Nam được khẳng định và được biểu hiện thành văn. Bởi vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam đã đạt đến một trình độ tư duy cao, mang tính hệ thống. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học giai đoạn này ngoài chịu sự chi phối của bối cảnh lịch sử, thời đại, quan điểm cá nhân của chủ thể sáng tác, tư tưởng Phật giáo… còn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng triết học Nho giáo của Trung Quốc. Dưới sự chi phối của tư tưởng Nho giáo, con người trong văn học trung đại Việt Nam hiện lên là những con người không phải đơn thuần chỉ là con vật hai chân mà trong cái sinh thể ấy luôn tiềm ẩn những thiên tính cao đẹp, toàn thiện, toàn mỹ. Những con người ấy được lấy làm chuẩn mực cho đạo đức con người, là cơ sở để đánh giá và phân biệt các loại nguời trong xã hội. II.1 Con người đạo đức theo tư tưởng triết học Nho giáo Các sáng tác của văn học trung đại Việt Nam phần lớn là của các bậc nhà Nho trí thức, những con người được xếp vào bậc quân tử, những con người tinh thông và hiểu thấu đạo lý Nho học. Chính vì vậy, trong các tác phẩm của mình họ luôn cố gắng xây dựng các mẫu hình tượng những con người lý tưởng, noi gương theo các bậc thánh nhân, những con người là hiện thân của những nề nếp đạo lý làm người theo quan niệm triết học của Nho giáo. “Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) Các nhân vật như Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được coi như một trong những mẫu hình lý tưởng của trai anh hùng, gái thuyền quyên. Nguyễn Đình Chiểu Nho giáo và văn học dân tộc 7 như đưa ra lời tuyên ngôn cho chuẩn mực đạo đức của con người của thời đại bấy giờ. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác trên của Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo. Trung hiếu là hai phạm trù vô cùng quan trọng của triết học Nho giáo. Người quân tử phải biết trung với vua, với nước và phải hiếu với cha mẹ. Để thể hiện chữ chọn vẹn chữ Hiếu, Nguyễn Đình Chiểu đã để cho Lục Vân Tiên khóc mẹ trên đường trở về chịu tang đến mù cả hai mắt. Chữ hiếu dạy con người trong cách ứng xử với cha mẹ, luôn tôn kính lúc sống cũng như khi đã chết. Kiều Nguyệt Nga thì vì chữ tiết hạnh mà thà nhảy xuống sông tự vẫn để giữ trọn lời thề với Lục Vân Tiên chứ nhất quyết không chịu lấy người khác. Nguyễn Đình Chiểu đã để cho các nhân vật chính của mình sống với đúng nề nếp và chuẩn mực đạo đức của Nho giáo. Ngoài ra thì ông cũng lấy những chuẩn mực đạo đức đó để đánh giá, phân biệt kẻ tốt, người xấu: Các nhân vật phản diện là những kẻ tiểu nhân, bỉ ổi như Bùi Kiệm, Trịnh Hâm… là những kẻ nhỏ mọn, đố kị, độc ác và không hiểu lễ nghĩa là những kẻ đối nghịch lại hoàn toàn với những nhân vật được coi là chính nghĩa. Như vậy, tiêu chuẩn để nói để phân biệt tiểu nhân hay quân tử trước hết chính là dựa vào đạo đức. Hay trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, dù cho nhiều nhà nghiên cứu có đánh giá Nguyễn Du có tư tưởng tiến bộ khi nhìn nhận về con người đến đâu đi chăng nữa thì Truyện Kiều vẫn được sáng tác theo quan niệm tư tưởng của Nho giáo. Vì chữ hiếu, Kiều nhất định phải bán mình chuộc cha, chịu bi kịch mười lăm năm lưu lạc, từ bỏ mối tình đầu chớm nở. Vì chữ Trí, chữ Nghĩa mà Từ Hải đã nổi dậy chống lại triều đình phong kiến nhũng nhiễu đem lại chính nghĩa cho nhân dân… Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, vào thế kỷ thứ XV, là một nhà quân sự thiên tài, nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc. Trong tác phẩm Gia huấn ca, ông đã đề cao đạo đức luân lí của con người trong Nho giáo và văn học dân tộc 8 mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Đạo hiếu được nhấn mạnh rất rõ: “Dù nội ngoại bên nào cũng vậy Đừng tranh giành bên ấy, bên này Cù Lao đội đức cao dày” Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng” Còn phận làm con đối với cha mẹ thì: “Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc Xem cháo cơm thay thế mọi bề Ra vào thăm hỏi từng khi Người đà vô sự ta thì an tâm”. Nguyễn Trãi đề ra các chuẩn mực đạo đức trong mỗi quan hệ giữa con người với những người khác cũng đều dựa theo quan niệm của Khổng Tử. Kẻ dưới luôn phải kính trọng bề trên. Trong mối quan hệ ứng xử với gia đình phải lấy chữ hiếu, chữ đễ làm đầu. Con người luôn phải hòa thuận, ôn nhu. Dù sau này khi Nguyễn Trãi đã chán “thói nhà nho lạnh nhạt, tình đời bạc bẽo” [4, 371], “Thân ta bị cái mũ nhà nho lừa đã lâu” [4; 340], thì ông vẫn không bỏ được các nguyên lý nho giáo là hai chữ “quân thân”: “Đạo làm con liễn đạo làm tôi”. Nguyễn Trãi là người có ý thức về tài năng cá nhân mình rất mạnh mẽ. ông nói với cây tùng: “Đấng lương tài có mấy bằng mày? Nhà cả đòi phen chống khỏe thay Cội rễ bên đời chẳng động Tuyết sương thấy đã tặng nhiều ngày Tuyết sương thấy đã tặng nhiều ngày Có thuốc trường sinh càng khỏe thay Hổ phách phục linh nhìn mới biết Dành còn để trợ dâu này” (Tùng, Nguyễn Trãi) Nho giáo và văn học dân tộc 9 Do vậy, nếu ẩn cư hoàn toàn thì ông đã đánh mất lẽ sống, là con người trong thơ, Nguyễn Trãi hiện diện như một day dứt, một con người thao thức khôn nguôi của thời đại. Lê Thánh Tông là người hùng theo mẫu hình nho quân, trong thơ ông cũng thể hiện điều đó: “Lòng vì thiên hạ những sơ âu Thay việc trời dám trễ đâu Trống dời canh còn đọc sách, Chiêng xế bóng chửa thôi chầu” (Tự thuật – Lê Thánh Tông) Ông tận tâm, trau đức, sửa mình, giữ lễ phát triển đất nước toàn diện và cũng rất mực phong lưu vận sự, noi gương các thánh nhân quân tử trong triết học Nho giáo của các thế hệ trước. Còn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nguyến, khi nói đến con người trong mối quan hệ bằng hữu, tình bạn cũng được coi là một yếu tố để đánh giá chuẩn mực đạo đức của con người. Trong Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến đã thể hiện cảm xúc xót xa, đau đớn của mình khi nghe tin bạn mất, kể đến những kỉ niệm mà khiến cho người đọc phải nghĩ đến những tình bạn thường được ngợi ca trong lịch sử Trung Quốc như Dương Tử Kỳ và Bá Nha. “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua, không phải không tiền, không mua Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa” “Rượu ngon không có bạn hiền” xưa nay không ai uống rượu một mình, mà uống rượu thì phải có tri kỉ. Làm thơ thì phải có người đọc, người hiểu thì mới làm, nhưng nay bạn mất rồi thì những thứ đó đều trở nên vô nghĩa. Không còn tri kỉ nữa tức là không còn tri kỉ để mà hiểu nhau nữa. “Giường kia treo cũng hững hờ, Nho giáo và văn học dân tộc 10 [...]... đổi số phận Nho giáo và văn học dân tộc 20 Nhìn chung khuynh hướng chống Nho giáo mà giáo sư Trần Đình Hượu gọi là “mầm mống chống nho giáo trong một phạm vi văn học ngày càng phát triển, và tỏ ra thị dân hóa trong thơ văn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX KẾT LUẬN III Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam có sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng triết học Nho giáo từ vấn đề... và vận động của cả một giai đoạn, một thời kì văn học trung đại, đồng thời nêu bật được sức hấp dẫn của thời kì văn học này cũng như khẳng định những giá trị không lỗi thời của nó về sau Nho giáo và văn học dân tộc 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO I 1 Sách tham khảo Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Hồng Hà, Nho giáo đạo học trên 2 đất kinh kỳ, NXB Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa, năm 2007 Trần Đình Hượu, Nho giáo. .. Nguyễn Khắc Viện, Bàn về đạo Nho (với sự chú giải của Trần Văn Quý), Nhà xuất bản Trẻ, năm 1998 13 Trần Ngọc Vương, Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Giáo dục năm 1997 Nho giáo và văn học dân tộc 22 14 Trần Ngọc Vương, Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 1999 II Chuyên luận: 15 Lê Anh Minh, Con người dưới góc nhìn của nho giáo, bài đăng trên website: www.nhipcaugiaoly.com/post?id=761... tử trong triết học Nho giáo, những con người tài tử đã được xây dựng với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của các bậc thánh nhân, quân tử được người đời ngợi ca và sống mãi với thời gian Nho giáo và văn học dân tộc 16 2.4 Con người của cái tôi – cá nhân Từ xưa trong lý luận văn học cổ của Trung Quốc đã đưa ra mệnh đề văn như kỳ nhân” (văn giống như người viết ra văn) , nó được xem là định luận Cùng với... thuật ngữ văn 7 8 học, NXB 1999 Trần Đình Sử, Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục, năm 1995 Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB 9 Giáo Dục, năm 1999 Trần Đình Sử, Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, NXB Giáo dục, 2010 10 Lê Sỹ Thắng, Nho giáo tại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 1999 11 Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục... nhiên của văn học trung đại Việt Nam nói riêng và của văn học phương Đông nói chung đều có sự khác biệt so với văn học phương Tây Nếu như văn học phương Tây con người là trung tâm của vũ trụ và luôn có tư tưởng con người làm chủ thiên nhiên và chinh phục tự nhiên, thì con người trong văn học trung đại Việt Nam lại hoàn toàn khác Do ảnh hưởng của tư tưởng của triết học phương Đông đặc biệt là học thuyết... quá trình phát triển của quan niệm cá nhân trong văn học Đó tuy không phải là vấn đề hoàn toàn mới đối với cảm thụ văn học, nhưng là nhiệm vụ mới của lý luận văn học và lịch sử văn học Mọi sự thay đổi trong văn học đều bắt nguồn từ sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người Do vậy, đi sâu khám phá quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam là bước đi ngắn nhất để chúng... như Lục Vân Nho giáo và văn học dân tộc 15 Tiên trong truyện Lục Vân Tiên thì cũng là con người của chữ hiếu, hơn nữa còn tận trung với nước, sống trước sau với bằng hữu và hành hiệp trượng nghĩa vì chữ chữ dũng Hơn nữa, trong văn học trung đại Việt Nam, những con người tài tử thường là những con người có tâm thế sống ung dung tự tại như theo quan niệm về người quân tử trong triết học Nho giáo Nguyễn... hóa, năm 2007 Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại NXB 3 Văn hoá Thông tin, năm 1995 Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX, 4 NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009 Nguyễn Hữu Sơn (tuyển chọn và giới thiệu), Nguyễn Trãi về tác gia và 5 tác phẩm, NXB Giáo dục, năm 2000 Nguyễn Kim Sơn, Kinh điển Nho gia tại Việt Nam, NXB Đại học quốc 6 gia Hà Nội, năm 2012 Trần... từ vấn đề quan niệm đạo đức của con người trong văn học đến vai trò của con người trong văn học Tuy ở từng giaii đoạn và từng bộ phận mức độ ảnh hưởng có sự đậm nhạt khác nhau xong nó vẫn có những điểm thống nhất khẳng định sự phát triển rực rỡ của Nho giáo và tầm ảnh hưởng của nó đối với đời sống sinh hoạt cũng như trong đời sống văn học Xem xét văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX qua một . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: NHO GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC Đề: Từ quan niệm về đạo làm người trong Nho giáo đến quan. trong văn học phong phú và sinh động hơn nhiều so với quan niệm con người trong triết học. Nho giáo và văn học dân tộc 3 2. Quan niệm về con người trong Nho giáo Trong tư tưởng triết học Nho giáo. trong văn học trung đại Việt Nam. Nho giáo và văn học dân tộc 6 Văn học trung đại Việt Nam kéo dài từ thế kỉ X-XIX, đây là thời kì mà hầu hết các truyền thống quý báu đều được hình thành. Văn học,

Ngày đăng: 18/12/2014, 14:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w