1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn truyền sóng và anten

21 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 579,41 KB

Nội dung

Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRUYỀN SÓNG VÀ ANTEN Lớp: ĐHĐT1_K1 Nhóm 7: Nguyễn Văn Hinh Nguyễn Văn Tỉnh Đỗ Tuấn Nam Lê Đình Khôi Khổng Đức Tiến Lê Đình Đua Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 1 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Lời Mở Đầu Thưa các bạn trong thời đại xã hội phát triển như hiện nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin, máy tính và trong đó không thể không kể tới các hệ thống thông tin vô tuyến đặc biệt là các hệ thống thông tin di động đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Việc hiểu biết và nắm rõ quá trình truyền sóng anten là những kiến thức rất quan trọng và không thể thiếu cho các bạn trẻ yêu thích công nghệ, bởi bất cứ một hệ thống vô tuyến nào cũng phải sử dụng anten để phát hoặc thu tín hiệu. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều các hệ thống anten như: hệ thống anten dùng cho truyền hình mặt đất, vệ tinh, các BTS dùng cho các mạng điện thoại di dộng. Hay những vật dụng cầm tay như bộ đàm, điện thoại di động, radio … cũng đều sử dụng anten. Chính vì vậy mà hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về một loại anten cũng khá phổ biến, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và nghiên cứu khoa học đó là “anten Yagi”. Tập tài liệu này được viết dựa trên tài liệu của các trường kỹ thuật và chủ yếu bởi nguồn Internet qua trang web dưới. http://docs.google.com/viewer? a=v&q=cache:EYr7NoWQl34J:www.caothang.edu.vn/khoa/dtth/store/file/5 97noi-dung2.pdf+%C4%91%E1%BB%93+%C3%A1n+v%E1%BB %81+anten+Yagi&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESgxXlPaJwca9YjS vdLsvPf_WX6PVzjhGItIM- VDqImKWL3iK1WV3xEI7TbeK7VlvdkBeO4J9ADvZW__u0bat1qRH57b I6kwdZeQTd3ZLZ5b7- EbNp93vB4qGDVMosRw3U8BqMsc&sig=AHIEtbSF0ySOaA0Nn- wkeSrUaTAgsp6jRg Do nguồn tài liệu còn khá hạn chế, trong quá trình tìm hiểu chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót vì vậy rất mong nhận được đóng góp từ các bạn và thầy cô! Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 2 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU VỀ ANTEN YAGI ANTEN BĂNG RỘNG: ANTEN YAGI-UDA Lịch sử Anten Yagi-Uda được phát minh vào năm 1926 bởi Shintaro Uda của Đại học Tohoku Imperial, Sendai, Nhật Bản, với sự hợp tác của Hidetsugu Yagi, cũng của Đại học Tohoku Imperial. Hidetsugu Yagi đã cố gắng truyền năng lượng không dây trong tháng 2 năm 1926 với ăng-ten này. Các anten Yagi lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến II cho bộ radar trên không. 1. Cấu trúc của anten Yagi Anten Yagi-Uda dùng các phần tử anten thẳng: Đối với dãy anten thông thường (Antennas, Anten Parabol ), tất cả các phần tử của dãy đều được kích thích dòng. Với dãy anten Yagi-Uda (thuộc nhóm dãy kí sinh - parasitic array), thường chỉ có một phần tử được kích thích điện, các phần tử khác không được kích thích điện mà chi được ghép tương hỗ điện từ (thường được gọi là các phần tử kí sinh). Phần tử được cấp nguồn gọi là phần tử lái (driven element) thường là ½-λ dipole hoặc folded dipole, phần tử phía trước phần tử lái gọi là phần tử hướng xạ(director) mang tính cảm kháng, phần tử phía sau gọi là phần tử phản xạ(reflector) mang tính dung kháng. Thường dãy anten Yagi-Uda được sử dụng ở chế độ end-fire. Dạng tổng quát của anten Yagi-Uda như sau: Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 3 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Hình 1.1: Dạng tổng quát của anten Yagi Sơ đồ của anten được vẽ ở hình 1.2. Nó gồm một chấn tử chủ động thường là chấn tử nửa sóng, một chấn tử phản xạ thụ động, và một số chấn tử dẫn xạ thụ động. Thường thì các chấn tử phản xạ và dẫn xạ thụ động được gắn trực tiếp với thanh đỡ kim loại. Nếu chấn tử chủ động là chấn tử vòng dẹt thì nó cũng có thể gắn trực tiếp với thanh đỡ và kết cấu anten sẽ trở nên đơn giản. Việc gắn trực tiếp các chấn tử lên thanh kim loại thực tế sẽ không ảnh hưởng gì đến phân bố dòng điện trên anten vì điểm giữa của các chấn tử cũng phù hợp với nút của điện áp. Việc sử dụng thanh đỡ bằng kim loại cũng không ảnh hưởng gì đến bức xạ của anten vì nó được đặt vuông góc với các chấn tử. Hình 1.2: Mô hình anten Yagi Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 4 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Để tìm hiểu nguyên lý làm việc của anten ta hãy xét một anten dẫn xạ gồm ba phần tử: Chấn tử chủ động A, chấn tử phản xạ P và chấn tử dẫn xạ D. Chấn tử chủ động được nối với máy phát cao tần. Dưới tác dụng của trường bức xạ tạo bởi A, trong P và D sẽ xuất hiện dòng cảm ứng và các chấn tử này sẽ bức xạ thứ cấp. Như đã biết, nếu chọn được chiều dài của P và khoảng cách từ A đến P một cách thích hợp thì P sẽ trở thành chấn tử phản xạ của A. Khi ấy, năng lượng bức xạ của cặp A-P sẽ giảm yếu về phía chấn tử phản xạ và được tăng cường theo hướng ngược lại ( hướng +z). Tương tự như vậy, nếu chọn được độ dài của D và khoảng cách từ D đến A một cách thích hợp thì D sẽ trở thành chấn tử dẫn xạ của A. Khi ấy, năng lượng bức xạ của hệ A-D sẽ được tập trung về phía chấn tử dẫn xạ và giảm yếu theo hướng ngược ( hướng –z). Kết quả là năng lượng bức xạ của cả hệ sẽ được tập trung về một phía, hình thành một kênh dẫn sóng dọc theo trục của anten, hướng từ chấn tử phản xạ về phía chấn tử dẫn xạ. Theo lý thuyết chấn tử ghép, dòng điện trong chấn tử chủ động ( I1) và dòng điện trong chấn tử thụ động (I2) có quan hệ dòng với nhau bởi biểu thức: 1 2 I I = ψ α j e (1.1) Với Bằng cách thay đổi độ dài của chấn tử thụ động, có thể biến đổi độ lớn và dấu của điện kháng riêng X 22 và do đó sẽ biến đổi được a và ψ. Hình 1.3: Sự phụ thuộc của ɑ và ψ vào X 22 Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 5 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Hình 1.3 biểu thị quan hệ của độ dài xấp xỉ nửa bước sóng và ứng với khoảng cách d=λ/4 .Càng tăng khoảng cách d thì biên độ dòng trong chấn tử thụ động càng giảm. Tính toán cho thấy rằng, với d ≈ (0,1 → 0,25)λ thì khi điện kháng của chấn tử thụ động mang tính cảm kháng sẽ nhận được I 2 sớm pha so với I 1 . Trong trườnghợp này chấn tử thụ động sẽ trở thành chấn tử phản xạ. Ngược lại, khi điện kháng của chấn tử thụ động mang tính dung kháng thì dòng I 2 sẽ chậm pha so với dòng I 1 và chấn tử thụ động sẽ trở thành chấn tử dẫn xạ. Hình 1.3: vẽ đồ thị phương hướng của cặp chấn tử chủ động và thụ động khi d = 0,1λ ứng với các trường hợp khác nhau của arctg khi arctg( X 22 /R 22 ) > 0, chấn tử thụ động trở thành chấn tử phản xạ, còn khi arctg(X 22 /R 22 )< 0, chấn tử thụ động trở thành chấn tử dẫn xạ. Trong thực tế, việc thay đổi điện kháng X 22 của chấn tử thụ động được thực hiện bằng cách điều chỉnh độ dài của chấn tử: khi độ dài chấn tử lớn hơn độ dài cộng hưởng sẽ có X 22 > 0, còn khi độ dài chấn tử nhỏ hơn độ dài cộng hưởng sẽ có X 22 < 0. Vì vậy chấn tử phản xạthường có độ dài lớn hơn λ/2, còn chấn tử dẫn xạ thường có độ dài nhỏ hơn λ/2. Hình 1.4: Đồ thị phương hướng của cặp chấn tử chủ động và thụ động ứng với d =0,1λ Thông thường, ở mỗi anten Yagi chỉ có một chấn tử làm nhiệm vụ phản xạ. Đó là vì trường bức xạ về phía ngược đã bị chấn tử này làm yếu đáng kể, nếu có thêm một chấn tử nữa đặt tiếp sau nó thì chấn tử phản xạ thứ hai sẽ được kích thích rất yếu và do đó cũng không phát huy được tác dụng. Để tăng cường hơn nữa hiệu quả phản xạ, trong một số trường hợp có thể sử dụng mặt phản xạ kim loại, lưới kim loại, hoặc một tập hợp vài chấn tử đặt ở khoảng cách giống nhau so với chấn tử chủ động, khoảng cách giữa chấn tử chủ động và chấn tử phản xạ thường được chọn trong giới hạn (0,15 → 0,25)λ. Trong khi đó, số lượng chấn tử dẫn xạ lại có thể khá nhiều. Vì sự bức xạ của anten được định hướng về phía các chấn tử dẫn xạ nên các chấn tử này được kích thích với cường độ khá mạnh và khi số chấn tử dẫn xạ đủ lớn Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 6 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 sẽ hình thành một kênh dẫn sóng. Sóng truyền lan trong hệ thống thuộc loại sóng chậm, nên về nguyên lý, anten dẫn xạ có thể được xếp vào loại anten sóng chậm. Số chấn tử dẫn xạ có thể từ 2 ÷ 10, đôi khi có thể lớn hơn (tới vài chục). Khoảng cách giữa chấntử chủ động và chấn tử dẫn xạ đầu tiên, cũng như giữa các chấn tử dẫn xạ được chọn trong khoảng (0,1 ÷ 0,35)λ. Trong thực tế, thường dùng chấn tử chủ động là chấn tử vòng dẹt vì hai lý do chính sau đây: • Có thể gắn trực tiếp chấn tử lên thanh đỡ kim loại, không cần dùng phần tử cách điện; • Chấn tử vòng dẹt có trở kháng vào lớn, thuận tiện trong việc phối hợp trở kháng. Để có được hệ số định hướng theo hướng bức xạ chính, kích thước của các chấn tử dẫn xạ và khoảng cách giữa chúng cần được lựa chọn thích đáng, sao chođạt được quan hệ xác định đối với dòng điện trong các chấn tử. Quan hệ tốt nhấtcần đạt được đối với các dòng điện này là tương đối đồng đều về biên độ, với giá trị gần bằng biên độ dòng của chấn tử chủ động, và chậm dần về pha khi di chuyển dọc theo trục anten, từ chấn tử chủ động về phía các chấn tử dẫn xạ. Khi đạt được quan hệ trên, trường bức xạ tổng của các chấn tử sẽ được tăng cường theo một hướng (hướng của các chấn tử dẫn xạ), và giảm nhỏ theo các hướng khác. Thường, điều kiện để đạt được cực đại của hệ số định hướng về phía các chấn tử dẫn xạ cũng phù hợp với điều kiện để đạt được bức xạ cực tiểu về phía các chấn tử phản xạ. Do vậy, khi anten dẫn xạ được điều chỉnh tốt thì bức xạ của nó sẽ trở thành đơn hướng. Vì đặc tính bức xạ của anten có quan hệ mật thiết với các kích thước tương đối của anten (kích thước so với bước sóng) nên anten Yagi thuộc loại anten dải hẹp. Dải tần số của anten khi hệ số định hướng chính biến đổi dưới 3 dB đạt được khoảng vài phần trăm. Khi số lượng chấn tử dẫn xạ khá lớn, việc điều chỉnh thực nghiệm đối với anten sẽ rất phức tạp vì khi thay đổi độ dài hoặc vị trí của mỗi chấn tử sẽ dẫn đến sự thay đổi biên độ và pha của dòng điện trong tất cả các chấn tử. Việc xác định sơ bộ các kích thước và thông số của anten có thể được tiến hành theo phương phương pháp lý thuyết anten sóng chậm ( anten sóng chạy có vận tốc pha nhỏ hơn vận tốc ánh sáng). Giả thiết các chấn tử dẫn xạ có độ dài bằng nhau và gần bằng một nửa bước sóng, chúng được đặt cách điện đều nhau dọc theo trục z và tạo thành một cấu trúc sóng chậm (sóng mặt), với hệ số sóng chậm 1 >= v c ξ Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 7 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Để tính đúng hệ số chậm ξ , ta giả thiết kêt cấu có kích thước vô hạn theo trục z. Giả thiết này nhằm loại bỏ việc khảo sát ảnh hưởng của sóng phản xạ tại đầu cuối của kết cấu. Qua phân tích đã cho thấy rằng sóng điện từ truyền lan dọc theo kết cấu sẽ có năng lượng tập trung gần các chấn tử và tạo ra dòng trong các chấn tử có biên độ bằng nhau nhưng lệch pha nhau ∆ψ. Nếu d là khoảng cách giữa hai chấn tử thì hệ số pha của sóng chậm sẽ được xác định bởi: d ψ γ ∆ = Ta có hệ số sóng chậm bằng: dkv c ψγ γ ∆ === Hệ số sóng chậm ξ phụ thuộc vào độ dài l của các chấn tử và khoảng cách d giữa chúng. Bảng 5.1 dẫn ra các giá trị của hệ số sóng chậm ξ ứng với các độ dài khác nhau của chấn tử, tính theo ba thông số l d khi bán kính của chấn tử l a =0, 01. Bảng 1.1 Hệ số sóng chậm ξ Qua phân tích cũng đã xác nhận rằng nếu kết cấu có độ dài hữu hạn thì sẽxuất hiện sóng phản xạ ở đầu cuối, với hệ số phản xạ theo công suất không quá 15%. Do sự phản xạ không đáng kể nên có thể coi gần đúng kết cấu hữu hạn gồm các chấn tử dẫn xạ có độ dài bằng nhau và đặt cách đều Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 8 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 nhau tương đương với một hệ thống thẳng liên tục, bức xạ trục. Hệ số chậm của sóng trong hệ thống được xác định theo bảng 1.1. Với độ dài của anten L = Nd đã biết, có thể xác định được hệ số chậm tốt nhất (ứng với bước sóng công tác trung bình λo) theo công thức: ξ opt = L2 1 0 λ + (1.2) Sau đó, áp dụng công thức của lý thuyết anten sóng chậm có thể tính được sựphụ thuộc của hệ số định hướng với tần số và xác định được dải thông tần 0 f f ∆ mà trong đó hệ số định hướng biến đổi không quá 3 dB. Các kết quả tính toán sự phụ thuộc của hệ số định hướng D và dải thông tần 0 f f ∆ theo độ dài của anten L/λ , ứng với các giá trị 2d/l khác nhau được vẽ ở hình 1.4. Hình 1.5: Sự phụ thuộc của D vào L/λ Từ hình vẽ ta thấy hệ số định hướng của anten được xác định chủ yếu bởi độ dài tổng cộng dải thông tần của anten lại phụ thuộc nhiều vào số lượng chấn tử (ứng với L cho trước). Vì vậy, để mở rộng dải thông tần của anten cần tăng số chấn tử dẫn xạ (khi không thay đổi độ dài chung của anten). Ta hãy khảo sát một ví dụ: Giả sử cần thực hiện một anten dẫn xạ để làm việc trong dải tần 200 ÷ 10MHz, độ dài anten cho trước là 3m, sao cho sẽ nhận được hệ số định hướng là cực đại khi số phần tử của anten là ít nhất. Trường hợp này, độ dài của anten là L/λo = 2 và dải thông tần yêu cầu bằng Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 9 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 10%. Từ hình 1.5 ta thấy cần chọn thông số d / l = 0,5 để nhận được hệ số định hướng gần bằng 12dB. Đồng thời, với độ dài anten đã cho sẽ tính được chậm tốt nhất ξ opt = 1,25 . Từ bảng 1.1 sẽ xác định được độ dài chấn tử 3,1 2 = kl (ứng với 1 2 = l d ). Từ đó suy ra l/2 = d = 0,22.λ 0 và số chấn tử của anten bằng 10 (trong đó có một chấn tử phản xạ, một chấn tử chủ động và 8 chấn tử dẫn xạ). 2. Phương pháp tính các đặc trưng tham số của anten Cách tính toán như đã xét ở ví dụ trên chỉ cho phép ước lượng sơ bộ chứ không thể dùng để thiết kế anten. Để tính toán chính xác anten dẫn xạ có thể sử dụng lý thuyết của chấn tử ghép. Sau đây sẽ giới thiệu nội dung và các bước tính toán đối với bài toán tổng quát của loại anten này. Ta chọn sơ đồ anten Yagi là một tập hợp các chấn tử nửa sóng giống nhau (hình 2.1). Hình 2.1: Sơ đồ anten Chấn tử chủ động A được đặt ở gốc toạ độ. Vị trí của các chấn tử thụ động trên trục z được đặc trưng bởi các toạ độ zn , với n = 1, 2, ….N ( N là số chấn tử dẫn xạ) và bởi toạ độ Zp đối với chấn tử phản xạ. Việc điều chỉnh đối với mỗi chấn tử thụ động sẽ được thực hiện bởi các điện kháng biến đổi được iX p , iX 1 , iX 2 , , iX n . Các bước tính toán đối với mô hình anten ở trên như sau: Bước 1: Ứng với vị trí cố định của các chấn tử và với các giá trị của các điện kháng điều chỉnh đã chọn, biên độ phức của dòng điện trong mỗi chấn tử sẽ được xác định khi giải hệ phương trình Kirchhoff đối với hệ ( N + 2) chấn tử ghép. Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 10 [...]... cách từ c tới a và b khác nhau nửa bước sóng nên dòng I1 và I2 tại các đầu cuối a và b sẽ có pha ngược nhau, nghĩa là tại đầu vào chấn tử đã hình thành các dòng giống như dòng điện được đưa tới từ hai nhánh của đường dây song hành Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 18 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Hình 3.5: Sơ đồ bộ biến đổi đối xứng Nếu coi gần đúng trở kháng vào của chấn tử nửa sóng bằng 70... công thức: Dmax = A L λ (2.5) L: Độ dài anten Hệ số A phụ thuộc vào tỷ số L/λ được biểu thị trên hình sau: Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 12 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Hình 2.3: Sự phụ thuộc của A vào L/λ 3 Vấn đề tiếp điện và phối hợp trở kháng Chấn tử đơn giản được ứng dụng phổ biến nhất là chấn tử nửa sóng (2l=λ/2) Để tiếp điện cho chấn tử ở dải sóng cực ngắn có thể dùng đường dây song... bằng 292 Ohm, do đó: (3.6) Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 19 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Trở kháng vào tại C : Nếu dùng fide tiếp điện có trở kháng sóng ( 70 →75 ) Ω thì hệ số sóng chạy trong fide cũng sẽ gần bằng 1 4 Các thông sốtiêu biểu của dãy anten Yagi-Uda: – Phần tử lái: có chiều dài 0.45λ- 0.49λ, tùy thuộc bán kính, folded dipole được dùng đểtăng trở kháng vào – Phần tử hướng xạ:... Điện trường của dãy anten Yagi-Uda ở vùng xa: là tổng của các điện trường của N phần tử, mỗi phần tửcó chiều dài l : Dòng trên mỗi phần tửcó thể phân tích bởi chuỗi Fourier với số bậc (mode) là M: Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 20 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Ưu điểm dãy anten Yagi-Uda: – Trọng lượng nhẹ – Giá thành thấp – Đơn giản trong chếtạo – Búp sóng đơn hướng (dựa vào thông số Front-to-back... đối xứng và cáp đồng trục, không có thiết bị chuyển đổi Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 16 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Hình 3.3: Sơ đồ mắc trực tiếp cáp đồng trục vào chấn tử đối xứng Trong trường hợp này, toàn bộ dòng 1 chảy ở trong lõi của cáp được tiếp cho một nhánh chấn tử, còn dòng I2 chảy ở mặt trong của vỏ cáp sẽ phân nhánh thành dòng I2’ tiếp cho nhánh thứ hai của chấn tử và dòng... tìm được khi giải hệ phương trình (2.1) sẽ tính được hàm phướng hướng tổ hợp (2.2) trong đó, θ là góc giữa trục anten và hướng của điểm khảo sát (hình 2.1) Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 11 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Mặt phẳng H Mặt phẳng E Hình 2.2 Góc θ trong mặt phẳng H và mặt phẳng E Đối với mặt phẳng H thì (2.2) cũng chính là hàm phương hướng của cả hệ, còn đối với mặt phẳng E thì... trở kháng này có thể biến đổi khi thay đổi tỷ lệ của các đường kính d1 , d2 và khoảng cách D giữa chúng Nếu dùng dây song hành có trở kháng sóng 600 Ohm để tiếp điện cho chấn tử nửa sóng thì các kích thước của sơ đồ phối hợp kiểu T có thể xác định gần đúng như nhau: D = (0, 01 → 0,02)λ ; d1 = d2 Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 14 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 L1 = (0, 09 → 0,1) λ Chấn tử vòng... tử vòng dẹt bằng: (3.2) Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 15 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 I0 – dòng điện ở điểm tiếp điện Nếu coi chấn tử vòng dẹt như một chấn tử nửa sóng đối xứng có dòng gấp đôi so với dòng nhánh mỗi chấn tử thì: (3.3) Ở đây, Rbx0 = Rbx∞ = 73,1Ω là điện trở bức xạ của chấn tử nửa sóng Từ (3.2), (3.3) ta rút ra: Rbx∞= 4 Rbxo = 292Ω Như vậy điện trở vào của chấn tử vòng dẹt... cách hoàn hảo Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 17 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 Hình 3.4: Sơ đồ phối hợp kiểu Γ Thông thường để tiếp điện đối xứng cho chấn tử bằng cáp đồng trục cần có thiết bị chuyển đổi mắc giữa fide và chấn tử Thiết bị chuyển đổi này được gọi là thiết bị biến đổi đối xứng Sơ đồ của bộ biến đổi được vẽ ở hình 3.5 Hai nhánh của chấn tử không nối trực tiếp với vỏ và lõi của... song hành được xác định theo công thức: (3.1) Trong đó: D – khoảng cách hai dây dẫn tính từ tâm; d – đường kính dây dẫn; Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 13 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 ε - hằng số điện môi tương đối của môt trường bao quanh dây dẫn Để giảm trở kháng sóng của dây song hành, có thể giảm tỷ số tăng đường kính dây dẫn hoặc giảm khoảng cách giữa hai dây), hoặc bao bọc đường . ĐIỆN TỬ BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRUYỀN SÓNG VÀ ANTEN Lớp: ĐHĐT1_K1 Nhóm 7: Nguyễn Văn Hinh Nguyễn Văn Tỉnh Đỗ Tuấn Nam Lê Đình Khôi Khổng Đức Tiến Lê Đình Đua Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 1 Khoa. bạn và thầy cô! Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 2 Khoa Điện – Điện Tử Lớp: ĐHĐT1-K1 CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU VỀ ANTEN YAGI ANTEN BĂNG RỘNG: ANTEN YAGI-UDA Lịch sử Anten Yagi-Uda được phát minh vào. có thể biến đổi độ lớn và dấu của điện kháng riêng X 22 và do đó sẽ biến đổi được a và ψ. Hình 1.3: Sự phụ thuộc của ɑ và ψ vào X 22 Bài tiểu luận môn Truyền Sóng Và Anten 5 Khoa Điện – Điện

Ngày đăng: 03/02/2015, 06:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w