ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN MÔN HỌC: BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG Nhận diện và đánh giá những tác động của Social Media đối với hoạt động báo chí địa phương hiện
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG
Nhận diện và đánh giá những tác động của Social Media
đối với hoạt động báo chí địa phương hiện nay
Học phần: 15-22 Giảng viên phụ trách: ThS Dương Thùy Trâm
Mã phách: ………
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2017
Trang 2Họ và tên: TRƯƠNG THỊ TRANG Ngày sinh: 14/08/1997
Mã phách:………
Lớp: 15CBC1 Khoa: Ngữ văn
Tên tiểu luận: Nhận diện và đánh giá những tác động của Social Media đối với hoạt động báo chí địa phương hiện nay
Học phần: 15-22
Giảng viên phụ trách: ThS Dương Thùy Trâm
Sinh viên kí tên
Trang 3Mục lục
NỘI DUNG 4
I Đặt vấn đề 4
II Cở sở lý luận 4
2.1 Khái niệm và đặc diểm Social Media 4
2.2 Khái niệm báo chí địa phương 5
III Nhận diện và đánh giá những tác động của Social Media đối với hoạt động báo chí địa phương 5
3.1 Tác động tích cực 5
3.1.1 Social Media thúc đẩy các tòa soạn phải trở nên “online” 5
3.1.2 Tạo nên cơ chế giám sát và phản biện hiệu quả 6
3.1.3 Báo chí hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp hơn 6
3.2 Tác động tiêu cực 7
3.2.1 Xu hướng báo “lá cải hóa” 7
3.2.2 Thông tin trên Social Media chưa hẳn là chính xác 7
3.2.3 Thị trường quảng cáo, địa vị kinh tế của tờ báo bị đe dọa 8
3.2.4 Social Media “hút” độc giả của các tờ báo địa phương 8
IV Kết luận 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
3
Trang 4NỘI DUNG
I Đặt vấn đề
Mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam chưa đầy một thập kỉ, Social Media (truyền thông xã hội) đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường báo chí – truyền thông của Việt Nam Nó không chỉ tác động đến cách tiếp cận thông tin của độc giả mà còn thay đổi cả cách xử lí các nguồn tin đó Social Media cho phép người dùng tham gia vào mạng lưới báo chí – truyền thông, người đọc còn có thể chia sẻ thông tin với mạng lưới rất lớn rất nhiều người khác, …những điều trên trước đây hoàn toàn không có Những chuyển biến đó có cả những tích cực và những tiêu cực, nên cần được nghiên cứu kĩ lưỡng Đây là đề tài rất quan trọng và có tính cấp thiết cao, nhưng xét thấy vẫn có rất ít các nghiên cứu liên quan đến vấn
đề quan trọng này Trong bài nghiên cứu này, tôi chỉ gói gọn nội dung trong phạm vi tác động của Social Media đến báo chí địa phương, để phù hợp với mục đích giáo viên yêu cầu
II Cở sở lý luận
II.1 Khái niệm và đặc diểm Social Media
Khái niệm
Social Media hay còn gọi là truyền thông xã hội là một công cụ truyền thông, sử dụng nền tảng là mạng xã hội
để tiếp cận người tiêu dùng Bạn có thể trao đổi, chia sẻ tin tức, thảo luận giữa nhiều người với nhau, mang tính xã hội
có khả năng tương tác cao
Trang 5Social Media có thể là các cộng đồng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google+) hay đơn giản là những trang chia sẻ tài nguyên (Youtube, Blog,…)
Đặc điểm nổi bật của Social Media
Thứ nhất là Social Media giúp bạn chia sẻ thông tin đến mọi người một cách
dễ dàng, nhanh chóng Và bạn có thể lựa chọn các đối tượng tham gia, sử dụng
Ví dụ như trên Facebook, bạn chỉ cần nhấn nút “share” trên thanh công cụ hoặc
có thể gõ thông điệp rồi “Đăng” là có thể ngay lập tức chia sẻ thông tin đến những bạn bè trong “list friend” của bạn Và một điều đặc biệt nữa là bạn hoàn toàn có quyền chọn kết bạn với ai, ai có thể nhìn thấy bài đăng cũng như tham gia vào các thông tin mà bạn trao đổi, chia sẻ
Thứ hai là thông tin lan truyền nhanh chóng và chi phí thấp Vì sử dụng phương tiện là internet nên các thông tin lan truyền rất nhanh và ít tốn chi phí
Vì thế đây là kênh truyền thông tin PR sản phẩm vô cùng hữu ích, rất phù hợp với các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các bạn trẻ kinh doanh online… Thứ ba là Social Media xây dựng nên sự kết nối trong mối quan hệ cộng đồng qua các hình thức (like, share, love, comment,…) nên mang lại sự tin cậy cao về giá trị thông tin Ví dụ như một đoạn video trên Youtube, có hàng nghìn lượt like, share và các comment tốt thì đương nhiên đoạn video đó sẽ được đánh giá, có sự tin cậy cao hơn các đoạn video có cùng nội dung khác
Thứ tư là tăng độ nhận biết thương hiệu và thái độ thiện cảm Vì phủ sóng rộng rãi và lan truyền nhanh chóng nên các thương hiệu được rất nhiều người biết đến, và theo tâm lí “mưa dầm thấm lâu” thì càng tác động đến người tiêu dùng thì càng làm họ tin cậy Ví dụ nhắc đến Vinamilk thì ai ai cũng biết đó là một thương hiệu sữa bò nổi tiếng, uy tín và chất lượng, được đông đảo khách hàng tin dùng
II.2 Khái niệm báo chí địa phương
Chưa có quy định nào của pháp luật, từ luật Báo chí, Nghị định
51/2002/ND-CP, đến thông tư 16/2010/TT-BTTTT đưa ra tiêu chí thế nào là báo Trung ương
và báo Địa phương
Trên thực tế người ta xác định báo chí Trung ương hay báo chí Địa phương dựa trên cơ quan chủ quản của tờ báo Thuật ngữ báo chí Địa phương được sử dụng là để chỉ các cơ quan báo chí cấp tỉnh của địa phương (Báo Đảng do Tỉnh
ủy trực tiếp lãnh đạo, quản lý; các Đài Phát thanh – Truyền hình do Ủy ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý; các Văn phòng
5
Trang 6Đại diện của các cơ quan báo chí Trung ương; báo cấp Sở, Ngành của tỉnh, thành phố)
III Nhận diện và đánh giá những tác động của Social Media đối với hoạt động báo chí địa phương
Cũng như các công cụ truyền thông khác, Social Media cũng có tính hai mặt của nó Social Media tác động đến báo chí nói chung và báo chí địa phương nói riêng về cả hai mặt tích cực và tiêu cực
III.1 Tác động tích cực
III.1.1 Social Media thúc đẩy các tòa soạn phải trở nên “online”
Khi Social Media ra đời và phổ biến khắp Viện Nam, các tòa soạn báo địa phương không thể vẫn giữ phong cách làm việc như trước mà phải thay đổi, hòa mình vào dòng chảy internet để phát triển Hiện nay tất cả các tờ báo in đều có trang tin điện tử riêng, không chỉ trên mạng điện tử mà còn phổ biết trên các trang mạng xã hội, điển hình là Facebook, Twitter để kết nối nhanh chóng và dễ dàng hơn với người đọc Một ví dụ điển hình là trang thông tin điện tử của báo địa phương Khánh Hòa (www.baokhanhhoa.com.vn/) được thành lập từ năm
2005 và hằng ngày có đến hơn 1 triệu lượt người truy cập
Xuất hiện online có nghĩa là tòa soạn phải tuân thủ theo đúng luật chơi của
nó Điều này khiến cho các tờ báo địa phương bắt đầu nằm dưới sự ảnh hưởng của một công cụ giúp cho bài báo phát tán rộng rãi, đó chính là mạng xã hội
III.1.2 Tạo nên cơ chế giám sát và phản biện hiệu quả
Với số lượng hàng chục triệu người là cư dân mạng thì nơi đây đã trở thành
bộ phận giám sát và phản biện hiệu quả nhất Trước kỉ nguyên internet, báo chí
và người đọc chỉ có mối quan hệ một chiều: độc giả đón nhận thông tin báo chí đem lại, hoàn toàn không có cơ chế giám sát và phản biện Những mục tương tác
do bạn đọc viết gửi đến tòa soạn khi được đăng lên không phản ánh được tâm lý của bạn đọc, bởi vì trước khi đăng đã qua ban biên tập sàng lọc Điều này hoàn toàn thay đổi khi các các tòa soạn bước vào thế giới online Từ khi các tờ báo lập các trang tin điện tử thì đều triển khai mục “bình luận của bạn đọc” (comment), mục “thích” (like) và mục “chia sẻ” (share) dưới mỗi bài viết Một bài viết được nhiều người đọc quan tâm không chỉ thể hiện ở số lượng truy cập (view) mà còn thể hiện ở số lượng người like, share, comment Điều này giúp các tờ báo nỗ lực tìm kiếm các chủ đề hay, có liên quan trực tiếp đến thực tế và cuộc sống độc giả hơn, với cách tiếp cận dễ hiểu hơn với quần chúng Và nhờ
mở rộng việc trao đổi, tương tác với độc giả, các tờ báo địa phương đã nhận được nhiều phản hồi tích cực cũng như những đóng góp về mặt hạn chế để phát triển phù hợp hơn
Trang 7III.1.3 Báo chí hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp hơn
Không chỉ tác động đến sự cải tiến về công nghệ của báo online, hệ thống Social Media còn giúp báo chí hoạt động công khai, mình bạch và chuyên nghiệp hơn nhờ sự lan truyền siêu tốc của nó Đối với mạng xã hội, một bài báo nếu thu hút được sự quan tâm của công chúng sẽ được share hàng chục nghìn lần, tiếp cận đến hàng triệu người trong vài giờ đồng hồ nhờ các mạng lưới đan xen, dày đặc của nó Điều này khiến cho những sai sót của báo chí rất dễ phát hiện, và rất khó sửa sai, bởi dù có sửa lỗi hay gỡ bài báo ra khỏi hệ thống nhanh chóng thì có thể đã có rất nhiều người đọc, và chia sẻ
Ví dụ vào 23/10/2016, báo Thanh Niên đã gỡ bỏ 5 bài báo và gửi lời xin lỗi tới đông đảo công chúng về đưa thông tin thiếu chính xác vụ nước mắm truyền
thống nhiễm thạch tín (gồm các bài: Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp, ngày 10.10.2016; Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Đi tìm nước mắm
sạch, ngày 11.10.2016; Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín, ngày 12.10.2016; Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt? ngày 13.10.2016; Lỗ hổng trong quy định
về phụ gia thực phẩm, ngày 17.10.2016) Tuy đã gỡ bỏ những bài báo khỏi hệ
thống, nhưng đã có rất nhiều độc giả đã đọc và chia sẻ bài viết, vẫn có nhiều người đã tin tưởng thông tin các bài báo đó và tẩy chay nước mắm truyền thống
Vì thế khi có Social Media, báo chí địa phương càng chú trọng vào việc xử
lý thông chính xác hơn, cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn
III.2 Tác động tiêu cực
III.2.1 Xu hướng báo “lá cải hóa”
Social Media cũng tác động tiêu cực đến xu hướng báo “lá cải hóa” trong nền báo chí – truyền thông Việt Nam Lá cải hóa ở đây có thể được hiểu là các
tờ báo lợi dụng việc đưa tin các tin tức giật gân (nhà báo, phóng viên đưa tin bài
về cướp, hiếp, giết…), đưa tin về người nổi tiếng trong giới giải trí và thể thao
để câu khách, khiến công chúng tò mò để mua báo hoặc truy cập đọc báo Báo lá cải làm lẫn lộn ranh giới giữa thông tin và giải trí, qua đó làm giảm đi chất lượng những cuộc thảo luận của công chúng về những đề tài quan trọng Lý do cốt yếu dẫn đến hiện tượng báo lá cải này nằm ở cơ chế lan truyền Nền tảng công nghệ giúp cho việc chia sẻ đường link và thông tin dễ dàng hơn, thông tin
có thể lan truyền từ tài khoản cá nhân của người này sang người khác
Ví dụ như một trang Fanpage Facebook của một người nổi tiếng có hơn 10 nghìn người theo dõi, về mặt lý thuyết, khi một thông tin được trang này “post” lên sẽ có hơn 10 nghìn người tiếp cận, nhưng trên thực tế con số này có thể lớn hơn rất nhiều khi chỉ một phần trong số 10 nghìn người đó share đường link trên trang cá nhân của mình Điều đó càng thúc đẩy các tòa soạn tìm kiếm các thông tin “thú vị”, đủ hấp dẫn để độc giả quan tâm, đa phần là đưa các thông tin gây sự
7
Trang 8tò mò, gây tranh cãi để độc giả tích cực tham gia chia sẻ, tham gia bàn luận qua
đó tăng lượng truy cập, tăng lượng bán báo, tăng doanh thu
III.2.2 Thông tin trên Social Media chưa hẳn là chính xác.
Vì không có các cơ quan chức năng quản lý, giám sát cũng như không có các quy chuẩn như trên các tờ báo chính thống, nên các thông tin trên mạng xã hội, các kênh truyền thông đều chưa qua kiểm chứng Có rất nhiều đối tượng đã lợi dụng khe hở này để làm lợi cho cá nhân, nói xấu, đặt điều hạ uy tín của đối thủ, đưa thông tin sai lệch nhằm thu hút công chúng, nhiều trường hợp còn “thêm mắm thêm muối” làm biển đổi bản chất của thông tin
Ngoài ra với sự quản lý lỏng lẻo như vậy, thông tin đưa lên ngày càng nhiều, không thể kiếm soát đang khiến cho công chúng bị “bội thực thông tin” khiến cho sự quan tâm đến các vấn đề hệ trọng bị giảm sút, làm tổn hại đến quyền làm chủ của nhân dân cũng như sự tiến bộ của xã hội
III.2.3 Thị trường quảng cáo, địa vị kinh tế của tờ báo bị đe dọa
Trước khi Social Media ra đời, báo in là mảnh đất cho các doanh nghiệp, các dịch vụ đầu tư quảng cáo Nhưng khi Social Media xuất hiện, với chi phí thấp
mà hiệu quả tác động cao, quảng bá đến đông đảo công chúng chỉ trong một thời gian ngắn, vì thế thay vì chọn báo in như trước đây, một vài doanh nghiệp, nhà dịch vụ đã chuyển hướng chọn Social Media là kênh quảng cáo cho mình Đối với báo in, doanh thu của tờ báo không chỉ phụ thuộc vào số lượng báo bán ra mà còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận quảng cáo Việc mất dần quảng cáo đang ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của tờ báo, khiến tờ báo khó khăn hơn trong các khoản thu chi
III.2.4 Social Media “hút” độc giả của các tờ báo địa phương
Vì là công cụ truyền thông sử dụng mạng xã hội, mạng internet để chuyên chở thông tin nên Social Media đang mang trong mình lợi thế rất lớn để cạnh tranh với các tờ báo địa phương Trong cuộc đua tranh này, Social Media có vẻ thắng thế vì hiện nay chúng ta thấy rõ lượng công chúng đọc báo giấy ít, nhất là các tờ báo địa phương ít hẳn đi, họ chuyển dần xu hướng sang tìm đọc thông tin trên các trang điện tử, trên mạng xã hội Đây là một thách thức lớn đối với báo
in nói chung, đặc biệt là các tờ báo địa phương Nó đặt ra yêu cầu rằng các tờ báo phải đổi mới về cả nội dung và hình thức tiếp cận, đưa những thông tin liên quan trực tiếp đến lợi ích, nhu cầu của công chúng, tạo được sự tò mò, háo hức,
và tâm trạng đón đọc của công chúng
IV Kết luận
Trang 9Social Media đã tác động đến mọi mặt của báo chí truyền thông Việt Nam Không chỉ khiến báo chí tiếp cận được nhiều người hơn, mà còn giúp báo chí cải thiện chất lượng nội dung, nâng cao cải tiến về công nghệ, góp phần đáp ứng được nhu cầu thông tin của bạn đọc Mạng xã hội đã làm tăng sự gắn kết giữa mọi người với nhau, giúp độc giả giám sát và phản biện lại các sản phẩm báo chí Tuy vậy Social Media cũng mang đến nhiều bất cập, như gia tăng báo lá cải, thu hút khách hàng, quảng cáo, làm lung lay kinh tế của các tờ báo Việc nhìn nhận và đánh giá đúng những tác động trên rất quan trọng, nó giúp cho các tờ báo có cái nhìn đúng, định hướng được những bước đi tiếp theo, thực hiện đúng nhiệm vụ để phục vụ công chúng tốt hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 https://www.mrthang.net/blog/social-media/rot-cuoc-social-media-la-cai-gi
2 https://duyanhweb.com/social-media-la-gi-va-nhung-dac-diem-noi-bat-cua-no.html
3 http://tailieu.tv/tai-lieu/anh-huong-cua-truyen-thong-xa-hoi-den-moi-truong-bao-chi-viet-nam-28922
4 http://nguyencuong.org/nhan-dien-anh-huong-cua-truyen-thong-xa-hoi-den-bao-chi-viet-nam/
5 http://www.khanhhoa.gov.vn/
6 https://thanhnien.vn/thoi-su/thanh-nien-cao-loi-va-go-bo-bai-viet-ve-nuoc-mam-758049.html
9
Trang 10Điểm kết luận của bài thi Chữ kí xác nhận của CB chấm thi Chữ kí xác nhận
của CB nhận bài thi Bằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2