Đồng thời bốn mặt giáp biển cũng giúp cho Hokkaido phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Vùng có điểm cực bắc nằm trên đảo Etorofu 択捉島45 độ 33 phút Bắc n
Trang 1Bài tập nhóm cuối kì môn : Địa lí dân cư môi trường Nhật Bản.
Đề cương thuyết trình tìm hiểu về vùng Hokkaido(北海道)北海道)
BỐ CỤC
I Đặt vấn đề và hướng nghiên cứu
II Nội dung
1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2 Dân cư,Xã hội
3 Điều kiện kinh tế
4 Phát triển ngành du lịch
III Kết luận
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm trong tiến trình chung của môn học nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu về khu vực Hokkaido.đây là khu vực có điểm đặc biệt.là một trong bốn hòn đảo của Nhật Bản nhưng cũng là tỉnh riêng biệt.bởi vậy có sự thống nhất về mặt hành chính cũng như việc phát triển kinh tế
Đặc biệt du lịch là thế mạnh của vùng.khai thác và tìm hiểu về ngành du lịch ta cũng
sẽ có những phác họa rõ nét về khu vực
Hướng nghiên cứu:chúng tôi xác định hướng tìm hiểu là phân tích các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn nhằm phát triển ngành du lịch của Hokkaido.trên cơ
sở quá trình tìm hiểu trên người nghe sẽ nhận thấy điểm đặc điểm nổi bật của khu vực
II NỘI DUNG
1 Điều kiện tự nhiên xã hội phát triển ngàng du lịch của vùng
1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Hokkaido là một trong 4 đảo lớn cấu thành lên quốc đảo Nhật Bản.đây là đảo lớn thứ hai sau Honshu,nằm ở khu vực phía bắc của đất nước
+ Phía Bắc giáp với đảo Sakhalin của Nga qua eo biển Soya
Trang 2+ Phía Nam giáp với tỉnh Aomori青森 qua eo biển Tsugaru 津軽
+ Phía Tây giáp với biển Nhật Bản
+ Phía Đông giáp với Thái Bình Dương
Vị trí: Vĩ độ từ 41 độ 21 phút bắc đến 45 độ 33 phút Bắc
Kinh độ từ 139 độ 20 phút đông đến 148 độ 53 phút Đông
Phạm vi lãnh thổ
Diện tích đất liền:83456 km2,chiếm 22,1 % diện tích của cả nước(số liệu ngày 1/10/2010) Hokkaido là hòn đảo có diện tích lớn thứ 21 trên thế giới Hòn đảo nhỏ
hơn đảo Ireland 3,6% và lớn hơn đảo Hispaniola,1%
Vị trí địa lý của Hokkaido có những thuận lợi sau: Với vị trí địa lý như trên thì Hokkaido vừa có thể giao lưu,hợp tác kinh tế cũng như thực hiện nhiều vấn đề khác không chỉ với các vùng khác trong nước mà còn có thể hợp tác,trao đổi với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như Nga,Hoa Kỳ,Hàn Quốc…thông qua đường hàng
không và đường biển Đồng thời bốn mặt giáp biển cũng giúp cho Hokkaido phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
Vùng có điểm cực bắc nằm trên đảo Etorofu 択捉島(45 độ 33 phút Bắc) nên có vị trí đặc biệt trong an ninh quốc gia Biển đảo của Nhật Bản
Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng gây cho Hokkaido北海道 không ít khó khăn, đặc biệt
là về thời tiết
1.2 địa hình
Vùng có hai dạng địa hình cơ bản là địa hình đồi núi và đồng bằng ngoài ra xen kẽ là
có các cao nguyên
-Nguyên nhân: Đảo Hokkaido đc tạo thành do quá trình va chạm của 3 mảng kiến tạo Amurian,Thái Bình Dương, Okhotsk Trong đó 2 mảng Thái Bình Dương và Amurian trượt về phía nhau, mảng Thái Bình Dương tiến về rìa phía tây trong khi mảng Amurian
Trang 3trượt xuống dưới mảng Thái Bình Dương,ở phía bắc mảng Okhotsk chảy xuống phía nam
đã dồn các mảng vào vào vị trí chính giữa của đảo Quá trình diễn tiến ấy vô hình chung
đã dồn nén các nếp đứt gãy địa chất hình thành 5 cánh núi theo hướng bắc nam và tập trung ở trung tâm theo hình chứ kim với đỉnh cao nhất là Asashi cao 2290m
Cụ thể:
- Các dãy núi chính của Hokkaido chạy theo hướng Bắc - Nam và tập trung ở khu vực trung tâm.Vùng núi Kitami北見山地 và Hidaka 日高山地 gặp nhau ở giữa đảo tạo với vùng Ishikari石狩山地 mái nhà của đảo Hokkaido.Nóc nhà là dãy Daisetsu 大雪山 quanh năm tuyết phủ với đỉnh Asahi旭 cao 2290 m
Khu vực núi thấp ở phía Tây có Teshio 天塩山地 và Yubari タ張山地,trung tâm còn có các thung lũng như Nayoro名寄,Kitami 北見,Kamikawa 上川, Furano 富良野
- Đồng bằng chiếm gần ½ diện tích khu vực Đồng bằng được hình thành chủ yếu là
sự bồi đắp phù sa của các con sông Phía Tây và Tây Bắc có đồng bằng Ishikari 石狩平
野 là đồng bằng lớn thứ 2 của Nhật Bản, đồng bằng Teshio 天塩平野 Ở phía Đông có đồng bằng Tokachi土勝平野。
- Phía Đông có cao nguyên đỏ Konsen混線台地
- Bờ biển của Hokkaido khá đơn giản với các bán đáo lớn là:Nemuro 根 室 半 島,Shiretoko 知床半島 ở Đông Bắc,Sekitan,Oshima 渡島半島 ở Tây Nam.Các vịnh lớn là:Nemuro根室湾,Ishikari 石狩湾,Uchiura 内浦湾 và một số đảo nhỏ xung quanh
Đánh giá:
Đồng bằng chiếm ½ diện tích giúp cho Hokkaido có thể phát triển nông nghiệp như trồng lúa nước,rau mầu…cao nguyên đất đỏ Konsen có thểđể chăn nuôi gia súc…Tuy nhiên,các dãy núi cao tập trung ở khu vực trung tâm gây cản trở cho giao thông cũng như việc phát triển kinh tế
2.3 SÔNG HỒ
Trang 4Các con sông hầu hết đều bắt nguồn từ vùng núi cao ở trung tâm chảy ra biển.Sông dài nhất là sông Ishikari石狩川 với chiều dài là 268 km.Đây cũng là sông dài thứ 3 Nhật Bản.Thứ hai là sông Teshi 手塩川 ,dài 256 km Ở phía Đông có sông Tokachi 土勝 川.156 km
Hồ của Hokkaido chủ yếu được hình thành ở miệng núi lửa cũ như hồ Toya,支笏湖
ở miền Tây, hay Akan 阿寒湖, Mashu 摩周湖, Kusharo ở miền Đông Ngoài ra một số đoạn sông Ishikari uốn lượn quanh co bị cắt đoạn cũng tạo thành các hồ nước hình trăng khuyết
2.4 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Vị trí địa lí quy định 2 nguyên nhân chính hình thành đặc điểm khí hậu Hokkaidou: +Vị trí địa lí quy định Hokkaidou nằm ở vành đai hàn đới
+Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của 2 dòng hải lưu lạnh oyashio và riman
Vì vậy, khí hậu Hokkaidou sẽ đặc trưng cho khí hậu Á hàn đới với nổi bật là mùa đông lạnh kéo dài mùa xuân,hè,thu ngắn độ ẩm thấp,ít ảnh hưởng của bão
Cùng với đó là chắn địa hình tạo bởi các cánh cung núi lớn đã phân chia khí hậu đảo ra thành 2 khu vực: Phía đông ven biển Thái Bình Dương và phía tây ven biển Nhật Bản
+Rìa phía đông do sự tác động của dòng biển lạnh oyashio nên mùa đôngkhá lạnh lượng mưa trung bình thấp đặc biệt là vào đầu mùa hè gió mùa đông nam mang nhiều hơi nước thổi lên gặp khí áp cao do ảnh hưởng của dòng hải lưu Chishima tạo nên hiện tượng mây mù Mùa xuân băng trôi ảnh hưởng nhiều đến khí hậu và giao thông Mùa đông nhiều ngày quang hơn, lượng tuyết ít hơn
+Vùng khí hậu ven bờ biển Nhật Bản do ảnh hưởng cuả dòng hải lưu nóng Tsushima nên mùa đông ấm áp hơn bờ phía đông Tuy nhiên gió mùa tây bắc mang nhiều mưa tuyết vào tháng 11 đến tháng 3
Khí hậu á hàn đới giúp cho Hokkaido trồng được các giống cây chịu lạnh, những giống cây trồng đặc thù mà những nơi khác không trồng được.Hokkaido còn hấp dẫn khách du lịch bởi khí hậu mát mẻ vào mùa hè cũng như là các sân trượt tuyết,lễ hội tuyết vào mùa đông Tuy nhiên khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản xuất cũng như sinh hoạt: tuyết phủ nhiều ngày cản trở giao thông, hiện tượng sương muối, sương mù, băng trôi ảnh hưởng đến giao thông đường biển…
Trang 52.5 THỔ NHƯỠNG
Đặc điểm địa hình là nhân tố tác động nhiều nhất đến phân bố thổ nhưỡng, Trước hết, là độ cao địa hình với đặc trưng là thảm thực vật Hàn Đới quá trình khi thực vật chết
đi cành lá rụng mặt xuống đất cùng với đó là quá trình phân hủy chất hữu cơ từ thực vật tạo nên 1 lớp mùn tơi xốp,quá trình này diễn ra liên tục do sự thay thế nhau của các lớp thực vật hình thành 1 lớp đất mùn núi cao che phủ mặt đất
Dưới sự tác động của ngoại lực quá trình bào mòn lớp phủ thổ nhưỡng trên núi diễn
ra và được tiếp diễn bởi quá trình bồi tụ ở hạ lưu sông,phù sa được bù đắp hình thành các đồng bằng châu thổ với đặc trưng thổ nhưỡng là đất phù sa sông giàu dinh dưỡng
Hệ quả từ sự va chạm địa chất hình thành đảo Hokkaidou là quá trình phun trào macma hình thành nên các miệng núi lửa Quá trình ấy là nguyên nhân chính kiến tạo nên
hệ đất đỏ badan đặc trưng của vùng
2.6 TÀI NGUYÊN
+tài nguyên khoáng sản: Nói chung là khoáng sản của Hokaido nghèo, trữ lượng ít, chủ yếu là than đá (50,7% trữ lượng cả nước) và đá vôi( 5,7% cả nước)nhưng do khai thác quá nhiều nên cũng dần cạn kiệt
+Tài nguyên sinh vật : Tài nguyên rừng chiếm hơn 50% diện tích của Hokkaido và
16, 2 % diện tích của cả nước, phần lớn là rừng quốc hữu, có một số rừng nguyên sinh Rừng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía bắc và khu vực trung tâm Hokkaido có nhiều kiểu rừng như rừng lá kim, rừng lá rụng…
Ở rìa phía đông ven bờ thái Bình Dương do khí hậu lạnh,mùa đông kéo dài nên thực vật chủ yếu là các loài thực vật họ thông,lá kim như tùng,thông,…
Rìa phía tây khí hậu ấm mùa đông dài mùa xuân ngắn nên thảm thực vật phát triển ngắn ngày nên ở đây hệ thực vật họ đậu chiếm ưu thế, hình thành đặc trưng thảm thực vật cây 2 lá mầm,có hoa ở khu vực phía tây Hokkaidou
+Tài nguyên biển: Diện tích biển lớn, hơn 70000 km2 với các ngư trường trên Thái Bình Dương,biển Okhoskt và biển Nhật Bản, các loại hải sản phong phú như cá hồi,cá thu,cua càng dài,cá nishin…thích hợp cho việc nuôi trồng cũng như đánh bắt thuỷ hải sản Nhật có nghề cá viễn dương rất phát triển Tuy nhiên, vào mùa đông, một số vùng
Trang 6biển bị đóng băng gây khó khăn cho hoạt động khai thác biển cũng như hoạt động giao thương
2 dân cư,xã hội
Hokkaido chiếm khoảng 21% diện tích Nhật Bản ( hơn 83 nghìn km2) song dân số chỉ chiếm có 4,3% dân số Nhật Bản (năm 2010)
Dân số năm 2010: 5,507,456 người, là đảo đông dân thứ 20 thế giới , là tỉnh có dân
số dứng thứ 8 Nhật Bản
Mật độ dân số là 66 người/km2 năm 2010 (mật độ dân số Nhật Bản là 342,3 người/km2) thấp nhất Nhật Bản
Hokkaido là nơi có nhiều đơn vị hành chính địa phương nhất trong các tỉnh thành của Nhật Bản : có 32 thành phố, 156 thị trấnvà 24 làng Trong đó có 70 dân số tập trung ở các thành phố và thị trấn
Tại Hokkaido có khoảng 75% dân số của vùng sống tập trung ở các thành phố và thị trấn Các thành phố tập trung đông dân số như thành phố Sapporo 1.914.434 người chiếm 34,8 % dân số ở Hokkaido(năm 2010, đây cũng là thành phố lớn thứ 5 Nhật Bản
và là đô thị được quy hoạch hiện đại bậc nhất Nhật Bản), Asahikawa:347.275 người, Hakodate: 279.110 người, Kushiro: 181.206 người, Tomakomai:173.406 người
Những nơi dân số thưa thớt như Ashibetsu: 16,623 người , Tobetsu: 18,769 người, Kakumo : 18,899 người, Yoichi: 21,264 người
2.2 XÃ HỘI
2.2.1GIÁO DỤC
Hokkaido có 37 trường đại học (7 cấp quốc gia, 5 cấp địa phương và 25 trường tư),
34 trường cao đẳng và 5 học viện kỹ thuật (4 cấp quốc gia và 1 cấp địa phương) Cấc trường đại học cấp quốc gia tại Hokkaido là:
Trang 7Đại học Hokkaido: là trường đại học quốc gia hàng đầu Nhật Bản và cũng là trường nằm trong nhóm 7 Đại học Quốc gia Đại học Hokkaido được William S Clark thành lập năm 1876 với tên gọi là Cao đẳng Nông nghiệp Sapporo ( 札幌農學校 Sapporo nōgakkō)
==> Các trường đại học của vùng có vai trò to lớn trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực, lao động chất lượng cao không chỉ đáp ứng cho nền kinh tế của vùng mà còn đáp ứng cho cả nước
2.2.2 Y TẾ
Hokkaido có nhiều bệnh viên đáp ứng nhu cầu y tế của người dân, nổi tiếng nhất là bệnh viện đa khoa trung tâm Hakodate ( thuộc Sapporo) bệnh viện được trang bị những thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế đông đảo đáp ứng nhu cầu khám chữ bệnh của người dân
Tiểu kết:
Với những nét riêng biệt về dân cư, những đặc trưng của người dân đặc biệt là người Ainu đã mang lại cho vùng những nét văn hóa độc đáo riêng là một nhân tố không nhỏ góp phần thu hút khách du lịch đến với Hokkaido
3 KINH TẾ
3.1 TỔNG QUAN KINH TẾ
GDP của Hokkaido: 154 tỷ USD(4,0% của GDP tổng số của Nhật Bản) Thu nhập bình quân đầu người : 23.000USD (90% của mức trung bình của Nhật Bản
Kinh tế Hokkaido tính vào thời điểm tháng 1 năm 2011 thì dường như đứng yên ,không có sự phát triển mặc dù có vẻ như đang trên đà phục hồi Tính đến tháng 4 năm 2011 thì kinh tế Hokkaido đã đi xuống do ảnh hưởng của thảm hoạ kép vào ngày 11 tháng 3 ở Nhật Bản
Nông nghiệp và các nghành công nghiệp cơ bản khác đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế Hokkaido.Hokkaido chiếm đến ¼ đất trồng của tổng diện tích đất trồng toàn Nhật Bản.Hokkaido là nơi chiếm 22% diện tích rừng Nhật Bản với một ngành công nghiệp khai thác gỗ lớn Và Hokkaido cũng đứng thứ nhất Nhật Bản về sản xuất các sản xuất các sản phẩm thủy sản
Trang 83.2 CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH
3.2.1 NÔNG NGHIỆP
Đồng bằng chiếm gần 50% diện tích Hokkaido.Cùng với đó là mạng
lưới sông ngòi dày đặc thường xuyên được bồi đắp phù sa màu mỡ Do vậy ,thế mạnh của vùng là nông nghiệp với các ruộng lúa nước ,cánh đồng rau màu và bãi chăn thả lớn nhất đất nước
Hokkaido chiếm khoảng ¼ diện tích đất canh tác của Nhật Bản và hơn
80% đồng cỏ của Nhật Bản
Đất canh tác trung bình mỗi trang trại của Hokkaido lớn hơn gấp 9 lần đất canh tác trung bình ở mỗi trang trại ở Nhật Bản
Hokkaido được gọi là “nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất tại Nhật Bản” với cơ cấu cây trồng ,vật nuôi đa dạng như đậu nành ,củ cải đường ,cải bắp ,khoai tây ,bí ngô, bò sữa
…
Khoảng 10% tổng sản lượng nông nghiệp được sản xuất ở Hokkaido
Hokkado sản xuất hơn 40% sữa nguyên liệu ,hơn 60% lúa mì và khoai tây ,khoảng 80% đậu Azuki,củ cải đường của Nhật Bản
Khoảng một nửa số bò sữa của Nhật Bản được chăn nuôi ở Hokkaido
Hokkaido đứng thứ 5 về sản lượng nông sản ,gồm ngành trồng trọt (lúa mì ,đỗ tương,đậu nành ,khoai tây ,củ cải đường ,hành tây,…)và ngành chăn nuôi
Trong cơ cấu đất trồng ở Hokkaido thì lúa mì chiếm 10,2% diện tích ,rau chiếm 9,9%,cỏ và cây trồng phân bón chiếm tỉ lệ cao nhất 57,1%
4.2.1 Ngành trồng trọt
Quy mô ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt chỉ thực hiện được 1 vụ/năm nhưng được chuyên môn hóa, cơ giới hóa cao và tiến hành qui mô lớn Trung bình một hộ nông dân canh tác 11,6 ha đất, gấp 9 lần diện tích bình quân của cả nước Nhật (1,2 ha) Riêng đồng bằng Tokachi có diện tích bình quân lên đến 20ha/hộ.Tỷ lệ các hộ nông dân chuyên làm nông nghiệp ở Hokkaido là 46,6% lớn hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 14,9%
Tỷ lệ giữa ruộng lúa nước và ruộng cạn là 80% và 20%, trong khi tỷ lệ trung bình của cả nước là 46% và 54%
Cơ cấu ngành trồng trọt
Trang 9Trồng lúa nước
Lúa nước ở Hokkaido chủ yếu là các giống chịu lạnh tốt.Việc đưa lúa nước vào canh tác ở đây được tiến hành từ cuối thế kỉ 19 Đến những năm 20 của thế kỉ 20, lúa nước được trồng nhiều nơi trên, trừ miền Đông Nam có nhiều sương muối Các cánh đồng lớn nhất tập trung tại đồng bằng Ishikari và các thung lũng Kamikawa, Furano Sản lượng thóc của Hokkaido chiếm 7,5% sản lượng toàn quốc
Trồng lúa mì và các loại rau củ
Hokkaido có sản lượng nông sản chiếm tỉ lệ cao trong cả nước như củ cải đường chiếm tỷ lệ cao nhất 100 %, đậu azuki chiếm 88,5%, lúa mì chiếm 61,5%, hành tây chiếm 56,9%, ngô xanh chiếm 47,8 %, đậu thận chiếm 95,5%, khoai tây chiếm 77,7% so với sản lượng của toàn quốc (năm 2008)
Trồng hoa
Nghề trồng hoa rất phổ biến ở đây với các cánh đồng hoa lớn cung cấp hoa và nguyên liệu cho các ngành hóa mĩ phẩm trong cả nước.Hơn thế nữa những cánh đồng hoa này còn là điểm du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước
4.2.2 Ngành chăn nuôi gia súc
Cơ cấu ngành chăn nuôi
Gia súc chủ yếu ở Hokkaido là bò sữa được nuôi thả nhiều ở cao nguyên Konsen
và đồng bằng Tokachi.Giống bò và kĩ thuật nuôi được nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu.Hokkaido có số lượng gia súc chiếm tỉ lệ cao trong cả nước, cung cấp sản lượng thịt
và sức kéo phục vụ nhu cầu trên thị trường
Số lượng ngựa của Hokkaido là 15100 con chiếm 54,6% số lượng ngựa cả nước là
27500 con Số lượng cừu là 8410 con chiếm 51,6% số lượng cừu toàn Nhật Bản là 16300 con Số lượng bò sữa là 827000 con chiếm 55,7% so với số lượng bò sữa trong cả nước là
1484000 con (số liệu thống kê năm 2008)
4.2.3.Ngành lâm nghiệp
Tài nguyên rừng chiếm hơn 50% diện tích cuả Hokkaido và 16,2% diện tích của cả nước,phần lớn là rừng hữu,có một số rừng nguyên sinh(hạt trần, vân sam,thông,sồi ,bạch dương ,bồ đề,phong )
Nghề trồng rừng và khai thác gỗ ở đây được tiến hành một cách khoa học.Gỗ được khai thác cung cấp cho các nhà máy chế biến bột giấy và các xưởng đóng đồ gỗ
Trang 10Từ năm 2004 đến năm 2008 thì sản lượng gỗ của Hokkaido có xu hướng tăng dần lên Tổng sản lượng gỗ của Nhật bản năm 2008 là 17.709.000 m3trong đó, sản lượng của Hokkaido là 3.529.000 m3 chiếm 19,9% tổng sản lượng toàn quốc
4.2.4 Ngư nghiệp
Tình hình phát triển
Hàng năm cung cấp sản lượng cá lớn nhất tại Nhật Bản.Tổng sản lượng đánh bắt cá của Nhật năm 2008 là 4.373.000 tấn.Trong đó, sản lượng của Hokkaido là 1.314.000 tấn (chiếm 30%)
+ Theo khu vực: Sản lượng đánh cá của toàn Hokkaido là 1.314.000 tấn Trong đó Abashiri chiếm 20,6%, Soya chiếm 18,6%, Nemuro chiếm 16,6% …
+Phân loại theo cá: ngao (scallop) chiếm tỉ lệ cao nhất 23,5% cá biển alaska chiếm 14,2%, cá mỏ dài pike chiếm 13, 6%, cá thu atka chiếm 12,5%
Các cảng cá lớn như:Kushiro,Akkeshi,Rausu,wakkanai, Tại vịnh Uchiura tập trung nhiều khu nuôi sò biển,bào ngư,rong biển Các sản phẩm chế biến từ sò biển, đặc biệt là
sò diệp Vakonbu, tảo biển đã được phát triển phục vụ cho thương mại
4.3 CÔNG NGHIỆP
Hokkaido chiếm 50,7% và 5,7% trữ lượng than đá và đá vôi cuả cả nước là điều kiện
để phát triển công nghiệp khai khóang.Bên cạnh đó, những sản phẩm từ nông nghiệp khá
đa dạng và phong phú cũng tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản phát triển
Tình hình phát triển
Công nghiệp ở Hokkaido chủ yếu là các ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến nông-lâm-thuỷ sản Trước kia Hokkaido có một số mỏ than đá ở Ishikari và Kushiri Trên cơ sơ khai thác than, một số thành phố mỏ đã đươc xây dựng gần khu mỏ và rất phát triển như Yubai, Bipai, Ashibetsu…Nhưng từ nửa sau của thập kỉ 50, các mỏ than gần đây dần cạn kiệt khiến các thành phố mỏ cũng dần thưa thớt
4.3.1.Công nghiệp nặng
-Ngành luyện kim hiện nay chỉ còn ở Muroran và Sapporo trên cơ sở nguyên liệu nhập.Tổng sản lượng thép thô của Nhật Bản sản xuất năm 2009 là 96.449.000 tấn.Trong
đó ,Hokkaido chiếm 2,3% tương đương 2.234.000 tấn