1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng Tết Trung Thu cổ truyền Việt Nam và Nhật Bản

38 1,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 481,73 KB

Nội dung

Đón thu về, người xưa không chỉ uống rượu, ngắmtrăng mà còn tổ chức các lễ tết đón thu, Trung thu là một ngày tết tiêu biểu như thế.Trung thu ra đời từ xa xưa ở Trung Quốc theo nghi thức

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trung thu từ xưa đã thành đề tài cho các tao nhân mặc khách thả hồn theongọn gió ánh trăng để phóng bút Nói về tiết trời trung thu thi sĩ Đỗ Phủ đã từngphác thảo nhẹ nhàng trong bài thơ “Trung thu”: “Thu cảnh kim tiêu bán / Thiên caonguyệt bôi minh” ( tạm dịch: Ðêm thu một nửa long lanh / Lưng trời treo ánh trăngxanh sáng ngời) Có lẽ chính cái không khí thanh tao đến nhẹ nhàng, mong manhcủa tiết trời thu; cái buồn vương vấn của cảnh vật trong sương thu mờ; cái sángtrong, tinh khiết của ánh trăng thu đã khơi nguồn cho mọi cảm hứng

Từ hiện thực đi vào thơ ca, thu vẫn như một người con gái đẹp mà gợi nỗibuồn man mác khó phai như thế Đón thu về, người xưa không chỉ uống rượu, ngắmtrăng mà còn tổ chức các lễ tết đón thu, Trung thu là một ngày tết tiêu biểu như thế.Trung thu ra đời từ xa xưa ở Trung Quốc theo nghi thức nông nghiệp cổ truyền tếthần trăng cầu cho mùa màng bội thu.Song khi vào Việt Nam, Tết Trung thu từ ngàytết trông trăng tế thần đã dần trở thành ngày tết của thiếu nhi.Lớn lên trong khôngkhí trong lành của nông thôn Việt, có đứa trẻ nào mà không mong mỗi dịp xuân đếnthu về để được đón tết lì xì hay thả diều ngắm trăng Tết xuân là tết của cả dân tộc,

là khởi điểm cho một bắt đầu mới, còn Trung thu Việt lại nghiêng về các hội chơirộn ràng dành cho trẻ em Từ nhỏ, tôi đã tha thiết mong mỗi dịp thu về để lại đượcrước đèn chơi trăng cùng chúng bạn, để được phá cỗ đêm rằm và nghe các câuchuyện về Hằng Nga, vềchú Cuội trên trăng Trung thu theo tuổi thơ tôi lớn lên ắpđầy những kỉ niệm đẹp đẽ Chính vì vậy, khi có điều kiện tìm hiểu, tôi mong muốnđược hiểu rõ hơn về ngày tết này

Trang 2

Khi đặt vấn đề suy nghĩ một cách nghiêm túc và khoa học về đề tài có liênquan đến Tết Trung thu, tôi băn khoăn mình nên bắt đầu từ đâu, viết như thế nào.Một ý tưởng mới đã nảy ra trong đầu tôi khi ngồi trên lớp, nghe giáo viên giảng vềtrung thu Nhật Bản Cuối cùng, tôi quyết định tìm hiểu, nghiên cứu Tết trung thutrong đối sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản.Là một sinh viên chuyên ngành NhậtBản học, văn hóa Nhật trong tôi là một phần say mê tìm hiểu và cũng là một phầntrách nhiệm nghiên cứu của sinh viên Chính vì thế, tìm hiểu về trung thu Việt làmột dịp tốt để tôi có cái nhìn đối sánh về ngày tết cổ truyền này ở Nhật Bản và ViệtNam Hiểu về trung thu góp thêm vào kiến thức văn hóa và mở rộng hiểu biết củamột sinh viên về giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc Do đó, tôi đã chọn đềtài nghiên cứu trong báo cáo này là : “Đặc trưng trung thu cổ truyền Việt Nam –Nhật Bản”.

1 Lịch sử nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ thời gian thực hiện vốn rất hạn hẹp của báo cáo, người viết

đã tìm được khá nhiều tài liệu viết về ngày Tết Trung thu Tuy nhiên, khi xem xét

kỹ, đa phần các tài liệu xuất bản bằng tiếng Việt chỉ giới thiệu về Tết Trung thu

Trung Quốc tiêu biểu như các cuốn sách Lễ tết cổ truyền Trung Quốc (Nguyễn Văn Căn, NXB Khoa học xã hội 2006), Đại Cương Lịch sử Văn hóa Trung Quốc (Ngô Vinh Chính, NXB Văn hóa thông tin, 2004) Văn hóa Trung Quốc(NXB Văn hóa

thông tin, 2004).Trong các tài liệu này mặc dù đã giới thiệu được một số thông tinthông tin về ngày Tết Trung thu của Trung Quốc, nhưng do bản thân các công trìnhnày không phải là chuyên luận về Tết Trung thu nên lượng thông tin đưa ra còn hếtsức hạn chế, trong một số trường hợp còn tạo ra một số hiểu lầm cho người đọc.Liên quan đến ngày Tết Trung thu của Việt Nam, có thể kể đến các công trình

nghiên cứu như Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt (Hồ Đức Thọ, NXB Văn hóa thông tin, 2005), Sổ tay văn hóa Việt Nam,(Đặng Đức Siêu, NXB Lao

Trang 3

Động,2006),Nếp cũ tín ngưỡng ViệtNam (nhà văn Toan Ánh, NXB TP.Hồ Chí

minh,1997)đã nêu rất chi tiết về Tết Trung thu của người Việt Tuy nhiên như sẽphân tích trong phần nội dung chính, trong các công trình này có một số điểm nhầmlẫn với tết Trung thu Trung Quốc, thêm nữa chỉ là sự mô tả đơn thuần mà chưa có sosánh, đối chiếu giữa các nền văn hóa khác nhau Liên quan đến Tết Trung thu Nhật

Bản, chúng tôi đã tìm thấy một số công trình đề cập đến như Một vòng quanh các

nước (Trần Vĩnh Bảo, NXB Văn hóa thông tin, 2010),Tết trung thu - mid autumn festival(CB Hữu ngọc - Lady Borton NXB Thế giới, 2003) hay trong một số tạp chí

tin cậy như Tạp chí Nipponia (にっぽにあ- tạp chí viết về Nhật Bản do Nhà xuấtbản Nhật Bản có tên Heibonsha phát hành).Tuy nhiên, bản thân tên gọi của các côngtrình nghiên cứu hay các tạp chí nêu trên đã cho thấy đó chỉ đơn giản là các bài viếtmang tính giới thiệu nội dung một cách chung chung dành cho độc giả phổ thông,lượng thông tin được cung còn rất hạn chế

Với một lượng tài liệu đa dạng tuy nhiên chưa thuần nhất và chính xác cao,người viết đã gặp một chút khó khăn khi tổng hợp, chọn lọc và phân tích để có thểđưa ra thông tin đúng đắn nhất Bên cạnh đó, khả năng dịch hiểu còn hạn chế nênảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình hoàn thiện bài viết Tuy vậy, đây cũng là lượngthông tin quý giá để người viết tiến hành nghiên cứu đề tài này

Như tên đề tài đã nêu, bài báo cáo này hướng tới tìm hiểu và khám phá vấn

đề trọng tâm nhất đó là đặc trưng ngày tết trung thu ở Việt Nam và Nhật Bản.Không chỉ dừng lại ở đó, mục tiêu của người viết là nhằm từ những đặc điểm củatrung thu hai nước mà tìm ra những tương đồng và khác biệt trong quan niệm,nghi

lễ, cách thức tổ chức ngày tết này, từ đó có thể hiểu rõ thêm phần nào về một khíacạnh của văn hóa Việt Nam, Nhật Bản Với đối tượng nghiên cứu cụ thể trên, đặttrong giới hạn của bài báo cáo, người viết không dám kì vọng có thể đi sâu vào mọingóc ngách của vấn đề cũng như việc giải quyết mọi khía cạnh liên quan đến vấn đề

Trang 4

đã nêu, nên với đối tượng nghiên cứu như trên, người viết xin dừng lại ở tầm kháiquát, phân tích chung nhất và chỉ ra các đặc điểm nổi bật nhất về tết trung thu ở ViệtNam và Nhật Bản trong cái nhìn đối sánh

2 Phương pháp nghiên cứu

Trọng tâm của đề tài là nhằm tìm hiểu, giới thiệu về tết trung thu của ViệtNam và Nhật Bản trong cái nhìn đối sánh để thấy được những tương đồng và khácbiệt, trên cơ sở đó hiểu rõ thêm về nét đặc trưng văn hóa ở mỗi quốc gia Do đó,người viết đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh để có cái nhìn toàndiện và đúng đắn về đặc trưng truyền thống văn hóa Với năng lực còn rất hạn chế ,trong khả năng của mình, người viết cố gắng làm rõ các vấn đề nêu trên thông quaviệc tham khảo một số tài liệu liên quan bằng tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Việt.Người viết đã tham khảo một số trang mạng một số trang mạng tiếng anh về vănhóa, du lịch như japanese.joins.com, yawaran.net, hay các trang mạng tiếng Nhậtnhư moonstation.jp,tabitabi-taipei.com, Ni.cii.ac.jp,cùng một số từ điển lớn nhưtừ

điển Nhật Bản quốc ngữ đại tự điển (日本国語大辞典 - Shogakukan 2006) Các

bài viết trên các trang báo,từ điển này đã nêu khá chi tiết về tết trung thu, có so sánhđối chiếu, và có cả hình ảnh phong phú, tuy nhiên nó chỉ là thông tin mang tính thamkhảo không chính thống Từ đó, người viết chọn lọc, tổng hợp và phân tích lại mộtcách khoa học, hợp lí hơn

Trang 5

CHƯƠNG 1

NGUỒN GỐC CỦA TRUNG THU

VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀO VIỆT NAM, NHẬT BẢN

1.1 Nguồn gốc ra đời và tên gọi Tết Trung thu

Trung Quốc được coi là một trong những nền văn minh của nhân loại, nơiphát dương nhiều tinh hoa của thế giới Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều nét đẹpvăn hóabắt nguồn từ Trung Quốc đã được truyền bá rộng rãi tới nhiều quốc gia xungquanh, tiêu biểu là việc ăn mừng các ngày lễ tết trong năm theo Âm lịch Chữ “ Tết”

mà hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt được cho là biến âm củachữ “ Tiết” trong chữ Hán “Tiết” âm Hán Việt là đoạn, khúc, đốt, hàm ý tinh thần,khí tiết, tiết tháo Trên dòng thời gian liên tục của một năm theo lịch cổ truyền,người ta phân lập thành nhiều Tết- “tiết” bao gồm những sinh hoạt, lễ lạt văn hóađan xen sinh hoạt đời thường chẳng hạn như “ Đoan Ngọ tiết” là tết Đoan Ngọ(mồng 5 tháng 5 âm lịch), “ Trung thu tiết” là tết trung thu (15 tháng 8 âm lịch).[13,18]

Ở Trung Quốc có ba lễ tết - “tiết”được coi là quan trọng nhất là tết Nguyênđán, tết Đoan Ngọ và tết Trung thu Cũng xin nói thêm, các lễ tiết ra đời trong nềnvăn minh nông nghiệp lúa nước của vùng văn minh Trung Hoa cổ đại, không phảilãnh thổ Trung Quốc hiện nay Đó là nền văn minh ở phía Nam sông Dương Tử (têngọi khác là Trường Giang) của cư dân Bách Việt ( Nam Trung Quốc và vùng vănminh châu thổ sông Hồng – Việt Nam) Từ khoảng 3000 năm trước công nguyên, cư

Trang 6

dân Bách Việt đã xây dựng được một nền văn hóa lúa nước (Trung Quốc phía bắcsông Dương Tử với lãnh thổ rộng lớn mà ta biết đến có nền văn hóa lúa nương – lúacạn chứ không phải lúa nước) Tại vùng này, cư dân có chế lịch mười hai con giápứng với nghề nông trồng lúa cùng các nghi lễ nông nghiệp với các tết xoay quanhhai tư tiết trong năm Ở cùng này, nhà Chu (1122 – 249 TCN) cũng như các nướcchư hầu nước Sở (1030 TCN-223 TCN) ở trung lưu hayBa (?-316 TCN), Thục ( ?-

316 TCN) ở thượng lưu và Ngô (TK XII – 273 TCN), Việt (?- 334 TCN) ở hạ lưusông Trường Giangđều xuất phát từ nền tảng phi Hoa rồi dần dần mới Hoa hóa Cụthể,thời Hán Vũ Đế (140- 87 TCN)bành chướng mạnh mẽ xuống phái nam, chiếmhết đất Việt, lúa gạo dần trở thành nguồn lương thục chính của Trung Quốc, theo đó,các lễ tết cũng thịnh hành [26,70] Cho tới ngày nay, các lễ tết này vẫn phổ biến Đốivới người Trung Quốc,Tết Trung thu không chỉ quan trọng với dân tộc Hán mà vớicác dân tộc thiểu số khác như dân tộc Mãn, Hồi, cũng rất được chú ý Nguyên nhân

có nhiều các lý giải khác nhau nhưng có lẽ do tiến hành vào giữa tháng Tám màtháng Tám vốn là tháng được cư dân làm nông rất quan tâm Điều này có thể lý giảibởi tháng Tám còn được người dân Trung Quốc gọi bằng nhiều tên gọi khác : QuếNguyệt, Trọng thương, Trúc xuân, Chính thu, Trọng thu, Tráng nguyệt, Mạnh thu,Trung thu, Quế thu và Tết trung thu Trung Quốc cũng còn có các tên gọi là :Nguyệt tịch, Nguyệt tiết, Thu tiết, Tháng tám tiết, Con gái tiết, Hoa quả tiết, Đoànviên tiết Tết trung thu cho đến nay vẫn là một trong những tết lớn của Trung Quốc,

là dịp đoàn viên, gợi nhớ những kỷ niệm, là dịp để truyền nhau nghe các câu chuyện

cổ tích, để ngắm trăng tròn giữa mùa thu.Người Trung Quốc coi trăng là nữ, tượngtrưng cho tính âm, chịu sự cai quản của Thái Âm thần nữ, vợ của thần Thái Dương –thần Mặt Trời Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, học giả P.Giran (trongMagiet Religion, Paris, 1912) cũng có quan điểm, từ xa xưa, ở Á Đông người ta đãcoi Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng Họ quan niệm Mặt Trăng chỉsum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng) Sau đó, từ ánh sáng

Trang 7

của mặt trời, trăng đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăngnon, trăng tròn,rồi lại đi sang một chu kỳ mới, do đó mới có lễ tế trăng tròn.

Ở Trung Quốc , Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày trăng tròn ngày 15 củatháng, các gia đình bày bánh và trái cây trên bàn trong sân , vừa ăn vừa ngắm mặttrăng để cầu tuổi thọ và sự hài hòa của gia đình và một bội thu của cây trồng

Tết trung thu có nguồn gốc ban đầu từ tết ngắm trăng từ thời Tam Đại ( thời

kì nhà Hạ - Thương – Chu khoảng 2205 TCN đến 249 TCN), các bậc đế vương bấygiờ có tục ngày xuân tế trời, ngày thu tế trăng Tục tế trăng gọi là “ Thu mộ tịchnguyệt” nghĩa là tục ngắm trăng và tế lễ cúng thần trăng vào tối Trung Thu Từ

“Trung thu” có lẽ ra đời từ thời Chu, được ghi lại trong Chu lễ (周礼)[26,69].Mùa

thu có 3 tháng, mỗi tháng có tên gọi lần lượt là Mạnh Thu (孟秋), Trọng Thu (仲秋), Quí Thu (季秋) Tháng tám là tháng trọng thu mà ngày 15 lại là giữa tháng Támnên tết này được gọi là Trung Thu (中秋)[1,1464] Mùa thu là thời gian sau hạ trướcđông, thời tiết không còn nóng nhưng cũng chưa lạnh, trời cao trong xanh, trăng rấttròn, rất sáng, rất đẹp Có lẽ vì thế thời Chu mỗi khi đến Trung Thu đều tiến hành lễ

“ nghênh hàn” ( đón mùa đông về, “hàn” ở đây có nghĩa là lạnh ) và “tế trăng” ( còngọi là “ tịch nguyệt”, nghĩa là bái lạy thần Mặt trăng) Tịch nguyệt được quy địnhvào 15 tháng 8 nhưng trước đây cũng có những thời người ta tiến hành trước hoặcsau tiết Lập thu (ngày 7 hoặc 8 Dương lịch) một ngày Các triều đại từ thời Tam Đạicho đến nhà Tần (221 – 206 TCN) vẫn chỉ là “ nghênh Hàn tế trăng” nhưng đến Hánthì bắt đầu hình thành tết trung thu

Sang thời Tấn (265 – 420) thì xuất hiện thêm tập tục lập Thu thưởng trăng vàtục này nhanh chóng thịnh hành vào thời Đường (618- 907) Theo truyền thuyết, saukhi dẹp xong An Lộc Sơn(安史之亂 – An Sử chi loạn 755- 763), Đường MinhHoàng nhớ thương Dương Quý phi không nguôi Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng

Trang 8

tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp quý phi Vị tiên hóaphép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhàvua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy quý phi xưa trong đoàn vũ Trở

về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung thu Trongngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là “Tết ngắmtrăng”.Đây chỉ là một câu chuyện giả tưởng không có thật, được dân gian truyền lại.Tuy nhiên, qua đó, có thể thấy rằng từ thời Đường, vua quan đã ngắm trăng và coitrăng là chốn tiên cảnh, là đề tài cho thơ phú, chính Lý Bạch – nhà thơ nổi tiếngTrung Quốc sống vào thời Đường 701 – 762) trong một đêm trăng thanh, khi đốiđạp với Đường Minh Hoàng – Đường Thái Tông đã viết ra những vẫn thơ : “Víchăng non Ngọc không nhìn thấy/ Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông” ( Ngô Tất

Tố dịch) Trong Đường Thư Thái Tông Ký 唐书·太宗记 cũng nói "Ngày 15 tháng

tám là Tiết Trung Thu” Đến thờiTống (960 – 1279) bắt đầu có qui định chính thức

về tết Trung thu.Trong cuốn Lịch sử phong tục xã hội Trung Quốc(中国社会風俗

史), tác giả Tần Vĩnh Châu (秦永洲) đã viết trung thu thời Tống được xem là mộtngày nghỉ lễ giống với Lập Thu (立秋), Thất tịch (七夕), Thu phân(秋分) Sang thờiMinh (1368 – 1644), Thanh (1644- 1912) thì trung thu trở nên phổ biến và thịnhhành hơn cả

Tết trung thu Trung Quốc còn có một tên gọi khác là “ Tết đoàn viên” Trong

sáchĐế kinh cảnh vật lược(帝京景物略) của Lưu Minh Đồng và Vu Dực Chính có

ghi:Ngày15 tháng 8 là ngày phụ nữ qui ninh (quay về nhà cha mẹ), lễ vật mang biếutặng là hoa quả, bánh trung thu Bánh trung thu có đường kính khoảng 60 cm.Nhưng ngay trong ngày lại phải trở về nhà ăn cơm đoàn viên( đoàn là quấn quít,viên là hình tròn), vì vậy mà tết này có tên là tết đòan viên (団秦の節句節句) [7,21]

Trang 9

1.2 Các truyền thuyết liên quan đến Tết Trung thu ở Trung Quốc

Trung thu gắn với các câu chuyện cổ được lưu truyền trong dân gian.Ở TrungQuốc có những truyền thuyết liên quan đến mặt trăng rất thú vị Có người nói mặttrăng là cung điện của Hằng Nga, vì Hằng nga rất đẹp nên gọi mặt trăng là cung điệncủa “ Thiền Quyên” Có truyền thuyết nói rằng Hằng Nga trên cung trăng rất thíchnuôi thỏ ngọc nên thi nhân xưa thường gọi mặt trăng là ngọc thố Có truyền thuyếtlại kểtrên mặt trăng có một cây quế nên các thi nhân lại gọi mặt trăng là “ Quế cung

“ hay “Quế phách”.Các truyền thuyết này phản ánh sựyêu thích mặt trăng và đêm trung thu của người dânTrung Quốc.Trong đó câu chuyện về Hằng Nga là phổbiến hơn cả và cũng có nhiều dị bản được truyền lại

Trong khuôn khổ bài viết,người viết xin nêutóm tắt một truyền thuyết về Hằng Nga được nhiềungười biết đến nhất, và phổ biến hơn cả Truyền thuyết

kể rằng, xưa có một người anh hùng tên là Hậu Nghệ

đã trèo lên núi Côn Lôn bắn rơi chín mặt trời chỉ để lạimột mặt trời duy nhất chiếu sáng Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng,tên là Hằng Nga Một lần, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ

gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bènxin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử khi uống vào

sẽ bay lên trời thành tiên,chàng đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ Một học trò

Trang 10

của Hậu Nghệ là Bồng Mông nhân lúc Hậu Nghệ không có nhà đã ép Hằng Nga đưathuốc, Hằng Nga bèn lấy thuốc bất tử ra và uống hết Hằng Nga uống thuốc xong,thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời Nhưng doHằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhấtrồi trở thành tiên Khi Hậu Nghệ về đã không còn thấy vợ, trong lúc đau khổ, HậuNghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền Khi đó, Hậu Nghệ phát hiện ra, trănghôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giốngHằng Nga Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lậpbàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích

ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình Sau khi mọi người nghetin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánhtrăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an Từ đó, phong tục

“bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.[21, 421]

1.3 Các phong tục, trò chơi trong đêm Trung thu Trung Quốc

1.3.1 Các phong tục Trung thu cổ truyền Trung Quốc

Bắt nguồn từ lễ tế trăng xưa, Trung thu bao giờ cũng bắt đầu bằng lễ tế trăng

Lễ tế bày bánh trung thu và nhiều loại hoa quả khác để cảm tạ thiên nhiên đã chomùa màng bội thu cũng như cầu bình an, may mắn trong năm.Tối đến, khi trăng lên

là lúc mọi người cùng xum vầy ngắm trăng, ăn bánh , uống trà

Thời gian này, các quán rượu(tửu điếm) đều bán rượu mới Các nhà quyềnquí thì chuẩn bị trang trí nhà, lầu để thưởng trăng.Các nhà dân thường có thể đến tửulầu chơi trăng Trong đêm trung thu trăng tròn, người ta bày các loại hoa quả, bánhtrái để tế trăng và thường các đồ này đều là đồ lạnh Khi đó người ta mua các loạigiấy ánh trăng (月光紙) được bán ở các quán giấy, để viết lên đó các điều ước tốt

Trang 11

H1.2: Thỏ Nhi Gia

lành gửi tới vị Bồ tát trên trăng ( Thái Âm thần nữ hay còn gọi làThái âm bồ táttrong quan niệm của người Trung Quốc), loại giấy nhỏ dài khoảng 10cm còn loạilớn lên đến 3m, sau khi cúng bái sẽ được đốt cháy để mong cầu điều ước thành hiệnthực [6, 5] Trong mâm cỗ tế trăng Trung Quốc có bày đồ cúng như bánh trung thu,dưa hấu, trái táo, táo đỏ, quả mận, nho, trong đó bánh Trung Thu và dưa hấu làvật phẩm tuyệt đối không thể thiếu Quả dưa phải cắt thành hình hoa sen, để hìnhNguyệt Thần theo hướng ánh trăng, đốt nến đỏ, sau đó, người trong gia đình lần lượtlạy trăng

Tiệc thưởng trăng có múa, hát, sênh, ca vang lừng và vui chơi có thể kéo dàiđến sáng” Thời Bắc Tống, vào đêm rằm Tháng Tám, bất kể mọi người lớn nhỏ,giàu nghèo trong thành, đều ăn mặc đẹp, đốt nhang cúng trăng nói lên tâm nguyện,cầu mong Nguyệt Thần phù hộ Thời thắp hương, đốt nến Trong tiệc rượu có khi cóthêm các trò chơi đố vui, thổi sáo trúc, múa hát Từ thời Minh Thanh có thêm tục “thưởng Trung thu” ở nhiều nơi còn hình thành các tục đốt dầu hương, đi thưởngtrăng sáng, phóng liên đăng, làm câu Trung thu, điểm tháp đăng, múa hỏa long, kéo

đá, quay bánh xe thu.Việc thắp đèn chơi trung thu này kéodại cho tới tận khi trời sáng

1.3.2 Trò chơi truyền thống trong tết Trung thu Trung Quốc

Trong Tết Trung thu để cầu may mắn phúc lộc, thì với ngườiTrung Quốc không thể thiếu tượng “ông Thỏ”( còn gọi là

“thỏ nhi gia- 免児爺””) Thỏ này được nghệ nhân nặn từ đất hoàng thổ, được mặc áoquan, cầm ô và cờ,ngồi trên một con hổ[6,12].Nguồn gốc của Thỏ Nhi gia có

khoảng vào cuối đời nhà Minh Hoa Vương Các Thừa Cảo (花王阁剩稿) của Kỷ

Khôn (纪 坤 ) người đời Minh (khoảng năm 1636) có ghi

Trang 12

chép: Lễ hội Trung Thu tại Bắc Kinh phần nhiều lấy bùn tô quanh hình chú Thỏ, chomặc quần áo ngồi xổm giống như người, con trai và con gái cúng tế bái lạy", chonên không gọi là con Thỏ mà phải cung kính gọi là cụ Thỏ Đến đời Thanh, chứcnăng của chú Thỏ từ tế nguyệt chuyển biến về sau trở thành công cụ vui chơi của trẻ

em trong lễ hội Trung Thu Họ còn nặn cả hình con cóc( 蛛 ), việc nặn hình con cócnày bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng Hằng Nga lên cung trăng đã biến thànhthiềm thừ - một giống cóc, đầu có sừng bằng thịt, bụng có vệ chữ bát màu đỏ doHằng Nga được Thái Âm thần nữ biến thành con thiềm thừ, đem giấu ở một nơi kínđáo trong cung Quảng Hàn.[21,421]

Về các trò chơi đêm trung thu thì không thể không kể tới múa lân hoặc múa

sư tử.Về trò chơi này, truyền thuyết kể lại rằng vào đêm trăng tròn, có một con sư tửxông vào bản phá phách, chàng tiều phu gần đó thấy vậy liền đốn một cành cây làmgậy, sau nhiều lần nỗ lực, đã hạ thủ sư tử Dân làng kính phục sức mạnh của chàngtrai và xin chàng biểu diễn tại cuộc đọ sức với chúa Sơn lâm Từ đó thành lệ, cứ đếnngày rằm tháng tám hàng năm, dân bản lại tổ chức múa sư tử Một câu chuyện kháclại kể, đời nhà Đường, có 1 bà lão tuổi đã cao nhưng không có họ hàng con cái chỉlàm nghề may vá quần áo đem ra chợ bán để nuôi thân Một hôm vào rằm thángTám, khi đến đi nhận quần áo về may,thấy dân làng thắp đèn hoa, bà cũng đi mua đồ

về lễ tết nhưng trên đường về bà gặp phải sư tử, bà xin nó cho bà về thưởng trăngsau

đó sẽ nộp mạng cho nó Trong lúc sư tử sắp quay lại, quỷ thần sai còn rết tới trướcmặt bà, con rết cắn chết , bà nói với bà con,sự việc đến tai vua vua ban thưởng cho

bà, từ đó tổ chức múa sư tử.[13, 26].Các câu chuyện khác nhau được truyền tụngtheo người viết cho rằng là dị bản ở các vùng khác nhau, đều chứng tỏ niềm yêuthích trò chơi này của dân xưa

Tục múa lân gồm có đám riêng của người lớn , đám riêng của trẻ em Ngườilớn thường chỉ họp đoàn múa lân vào hai đêm 14 và rằm, trong các ngày này các tư

Trang 13

gia thường có treo giải để con lân lấy Giải thưởng bằng tiền treo trên cao, đám

múa lân phải bắc thang lên mới lấy được Các trẻ em múa lân sớm hơn, các trẻ em tổchức múa lân để cùng nhau mua vui, không có mục đích lấy giải tuy nhiên nếu có aiyêu mến các em, gọi các em lại treo giải các em cũng xin lĩnh.Có trống đánh, cóthanh la, có não bạt, có đèn sặc sỡ, có cờ ngũ sắc Có những người cầm côn đi hộ vệđầu lần lại có những ng vác chiếc thang đi theo để khi cần lĩnh giải thì người múalân sử dụng Đám múa lân đi trước người lớn và trẻ em đi theo sau Hội múa lân làmcho đêm trung thu trở nên rộn rã Múa sư tử thì khác múa lân ở điểm người múa núpkín thân mình trong bụng sư và sư tử thì không có sừng Một tiết mục múa sư củangười Hoa gồm 4 người : 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu.Trống trong múa Sư được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trốngtrong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh

1.4 Các món ăn trong Tết Trung thu Trung Quốc

Từ thời Nam Tống,trong các gia đình quý Trung Quốc chuẩn bị thưởng trăng không chỉ là hoa quả mà các gia đình quý tộc, quan lại còn giết lợn, thui dê, chuẩn bịtiệc rượu đoàn viên

Đến thời Minh, bánh Trung thu chính thức ra đời.“Từ “Bánh trung thu” có

niên đại sớm nhất trong tác phẩmMộng lương lục (夢梁録) của Ngô Tự Mục thời

Nam Tống (1127- 1279) Trong bài này ông cũng chỉ miêu tả một thực phẩm cóhình dáng giống hoa củ ấu (菱葩餅)được gọi là bánh trung thu Một tác giả khác làChu Mật Trước (周密著) thời Nam Tống trong cuốn Võ Lâm cựu sự (武林旧事)

cũng nhắc đến từ bánh trung thu(月餅) Bánh Trung Thu thời Tống được dùng trongcung đình hay các phủ quan lại còn được gọi là Cung bính (宮餅), trong dân thườnggọi là Tiểu bính (小餅) hay Nguyệt đoàn (月團) Đến đời Minh trong tác phẩm Tây

Trang 14

Hồdu lãm ký(西湖遊覧記), danh nhân Điền Nhữ Thành (田汝成 ? - 1526)mới thấyghi : Bát nguyệt thập ngũ nhật vị chi trung thu dân gian dĩ nguyệt bính tương di, thủđoàn viên chi ý” (tức:ngày 15 tháng Tám gọi là Trung Thu, dân gian còn truyền lại

ăn bánh trung thu với ý nghĩa đoàn viên)[17,360] Lưu Đồng, Vu Dịch Chính trong

tác phẩm Đế kinh cảnh vậtlượccũng viết : “Ngày 15 tháng tám tế trăng, bánh để

cúng nhất thiết phải là hình tròn” Như vậy, sớm nhất bánh trung thu cũng phải đờiTống mới có và đến thời Minh trở nên phổ biến.Nguồn gốc bánh trung thu tươngtruyền, xưa, tại một thành nọ có một người làm chức quan nhỏ tên là Cao BưuTrương ngầm liên kết nhân dân đứng lên chống lại bọn quý tộc thống trị Bằng một

kế hoạch khéo léo, quân khởi nghĩa đã nhét những mẩu giấy có ghi ngày khởi nghĩa

là ngày 15 tháng 8 (Âm lịch) vào trong nhân chiếc bánh để ăn trong ngày rằm mượn

cớ tặng bánh để phân phát cho người dân Đêm trung thu năm đó, quân khởi nghĩa

đã tiêu diệt được quân Nguyên và giành chính quyền Và sau đó là việc thành lậptriều đại nhà Minh(1368 – 1644), dưới sự thống lĩnh của hoàng đế Chu NguyênChương Kể từ đó, bánh Trung Thu không chỉ có giá trị ở khía cạnh văn hóa mà nó còn chứa đựng trong nó lòng tự hào dân tộc của người Trung Quốc.

Cách thức làm bánh trung thu cũng khôngquá

phức tạpbánh trung thu truyền thống thường gồm cómột lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằngbột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi

có dầu Trong Nhật Bản Quốc ngữ đại tự điển (日本国

語大辞典) cũng nói về bánh trung thu như sau “ BánhTrung thu là một loại bánh ngọt của Trung Quốc, bánhhình tròn bọc một lớp vỏ mỏng được nướng bằng dầuvừngcó vỏ mỏng bằng bột mì bọc nhân đậu đỏ, đặcbiệt được ăn trong dịp trung thu” [1,1368] Ngoài raH1.3: Bánh Trung thu

Trung Quốc

Trang 15

nhân bánh có thể là lòng đỏ trứng, nhân sen, trứng muối tượng trưng cho trăng rằm.Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình bằng khuôn Trên mặt bánhtrung thu có đóng đấu những chữ mang thông điệp tốt lành như “Trung thu tốt lành”(中秋快楽 – trung thu khoái lạc ) Ngoài ra, họ còn đóng dấu vào đó một MặtTrăng, hình vẽ Hằng Nga hay Thỏ ngọc, hay hoa lá để trang trí.

Ngoài bánh trung thu, người Trung Quốc còn gọt dưa hấu thành hình đàisen,bởi người Trung Quốc quan niệm rằng có một vị Bồ Tát sống trên cung trăngnên gọt dưa hình đài sen để thờ cúng mặt trăng Cũng trong những ngày này, các giađình mang rượu đã ủ trong nhà ra bán Rượu mới này là cầu những điều mới mẻ, tốtlành sẽ đến.[6,15]

1.5 Quá trình du nhập của Tết Trung thu vào Việt Nam, Nhật Bản

1.5.1 Quá trình du nhập Tết Trung thu vào Việt Nam

Theo Lê Tắc trong An Nam chí lược viết vào đầu thế kỉ XIV có nhắc đến

Trung Thu : “ Trung thu và Trùng cửu là những ngày mà các nhà quý tộc uống rượungâm thơ, đạo xem phong cảnh” [17,16] Có tác giả cho rằng Trung thu được nhắcđến trong văn bia chùa Đọi – bia Sùng Thiện Diên Linh( chùa Long Đọi - HàNam,niên đại năm 1121 do Thương thư bộ hình Nguyễn Công Bật soạn), từ đời nhà

Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hộiđua thuyền, múa rối nước và rước đèn Tuy nhiên, qua nghiên cứu tài liệu, ngườiviết xin đính chính nội dung được khắc trên văn bia là hộiđèn Quảng Chiếu - một lễhội cung đình có từ thời Lý và tiếp tục kéo dài tới thời Trần; được tổ chức ở LongTrì - Hoàng Thành Thăng Long vào dịp mùa xuân hàng năm có ý nghĩa đặc biệt lớn

là cầu trường thọ, cầu quốc thái dân an Trong lễ hội này có rước đèn Quảng chiếu –gần giống với đèn cù, có kích thước lớn, dùng lực quay đèn là quay tay, có lẽ vì vậy

Trang 16

mà khi nhìn qua dễ hiểu nhầm là rước đèn tết trung thu [18,16] Vậy, nếu theo An

Nam chí lược, ta có thể biết được từ thời Lý (1009 – 1225) đã có tổ chức Trung thu,

song nó nghiêng về tết ngắm trăng nhiều hơn và chỉ phổ biết trong tầng lớp vuaquan, quý tộc.Nói về việc tổ chức Trung thu của vua quan, thời Lê - Trịnh (1633 –1789),Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa Trong

cuốnTang thương ngẫu lục (chữ Hán: 桑滄偶錄,tạm dịch:ghi chép tình cờ trongcuộc bể dâu - tập ký bằng chữ Hán do hai người bạn thân là Phạm Đình Hổ vàNguyễn Án cùng hợp soạn vào khoảng Lê Mạt-Nguyễn sơ, tức khoảng cuối thếkỷXVIII đến đầu thế kỷXIX tại Việt Nam) có ghi lại: “Mỗi năm, trước tết trung thu

độ vài tháng Chúa truyền lấy gấm ở trong kho ra, giao cho các cung nữ làm lồngđèn, hang trăm nghìn chiếc rất tinh xảo, mỗi chiếc có thể đáng giá vài chục lạng bạc.Đúng hôm rằm, Chúa ngự ra chơi Bắc cung Cung này có cái ao gọi là Long-Trìrộng độ nửa dặm, trồng nhiều hoa sen hoa súng… Bên bờ ao đắp đất, chồng đá làmnúi, chỗ cao chỗ thấp, đèn đặt mặt trước mặt sau trông đường nào cũng có thế đẹp.Bên phải để riêng một chỗ ngồi dành cho các việc đàn hát Trên bờ ao có trồng mấytrăm gốc Phù dung, treo đèn ở trên, ánh sáng soi xuống nước lấp lánh như muôn vànngôi sao Các quan Nội Thị từ tam phẩm trở lên, chít khăn, mặc áo đàn bà ngồi bánhàng ở bên lề đường, đủ thứ hàng hóa Nam-Bắc cho đến cả hoa, quả, rượu chè cùngcác món thực phẩm không thiếu thứ gì chồng chất cao như núi Các cung nữ đi lạimua bán, tha hồ tự do, vừa mua vừa tranh cướp bất cứ giá cả bao nhiêu Lại bắtchước những tiếng thường dùng ở nơi chợ búa thôn quê, để thách thức trêu cợt nhau,tiếng nô đùa vang suốt cả ngày Đến nửa đêm, Chúa ngự kiệu xuống thuyền rồng,các quan hầu và các phi tần đều gõ ván thuyền, hát khúc đò đưa, thuyền chợt bơi quabơi lại, trôi theo làn sóng, bỗng nhiên tiếng đàn, tiếng sáo, lời ca bỗng hòa nhauthanh âm lanh lảnh tựa như khúc nhạc trời trên cung Quảng Chúa ngắm cảnh, longvui vẻ, mãi khi có tiếng gà gáy mới trở về cung"

Trang 17

Như vậy, trung thu du nhập vào Việt Nam khoảng vào thời thời nhà Lý, nhưmột tục ngắm trăng, ngâm thơ xa hoa, tiêu giao và mãi sau này mới phổ biến trongnhân dân.

1.5.2 Quá trình du nhập Tết Trung thu vào Nhật Bản

Trung thu Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản từ thời Heian Trong

Nhật Bản Quốc ngữ đại tự điển cũng có định nghĩa về trung thu Trong đó có nói:

Trong tác phẩm có tên Kankebunsho (菅家文草) của Sugawara no Michizanenăm

900 đã nhắc đến ngày lễ vào tháng 9 người ta ăn các đồ ăn lạnh, cắm hoa cúc trắng,

đi thưởng nguyệt, tránh các việc không tốt trong gia đình Như vậy, có thể nói rằng,Trung thu du nhập vào Nhật Bản khoảng trong thời kì Heian ( 794 – 1185)

Trung thu được biết đến như một lễ hội truyền thống của Nhật Bản nơi người

ta ăn mừng mùa gặt Tục lệ này ban đầu được tổ chức bởi những quý tộc thời Heian,

họ tập trung lại và tổ chức ngâm thơ dưới ánh trăng rằm vào Tháng tám Âm lịch,được biết đến như "Trăng giữa Thu".Từ cổ xưa, người Nhật miêu tả tháng tám Âmlịch (khoảng giữa tháng 9 theo lịch dương) là thời khắc tuyệt vời nhất để ngắmtrăng, bởi vị trí của Trái đất, Mặt Trời và Mặt trăng khiến cho trăng vô cùng sáng

Từ năm 862 cho đến năm 1683, lịch Nhật Bản đã được chỉnh sửa sao cho trăng rằmrơi vào ngày 13 của mỗi tháng Tuy nhiên ,vào năm 1684, lịch đã được thay đổi saocho trăng non rơi vào ngày thứ nhất của mỗi tháng, di chuyển trăng rằm hai ngàysau, đến ngày 15 của tháng Trong khi số người ở Edo (ngày nay là Tokyo) chuyểnlịch đón Tết Trung thu của họ đến ngày thứ 15 của tháng, những người khác tiếp tụcthực hiện lễ hội vào ngày 13 Hơn nữa, có một số vùng ở Nhật Bản cùng kỷ niệmvào ngày 17 của tháng, cũng như kỷ niệm Phật giáo ngày 23 hoặc ngày 26, tất cảđều được sử dụng như cái cớ cho các bữa tiệc suốt đêm trong mùa thu trong thờiEdo Trung thu Nhật Bản ban đầu cũng là ngày dành cho các gia đình quý tộc Các

Trang 18

thành viên thuộc dòng dõi quý tộc sẽ tổ chức sự kiện ngắm trăng trên thuyền để cóthể xem hình ảnh phản chiếu của mặt trăng trên mặt nước.

Như vậy, Trung thu ra đời đầu tiên ở Trung Quốc, theo quá trình giao lưu vănhóa được truyền vào Việt Nam và Nhật Bản Trung thu ban đầu là ngày lễ của cácdanh gia vọng tộc, là nơi để các tao nhân mặc khách uống trà thưởng trăng, đàm đạothơ văn Khi du nhập vào Việt Nam, Nhật Bản, đặc điểm này vẫn được giữ nguyên,cho tới mãi sau này mới trở nên phổ biến trong dân gian và trở thành ngày lễ tết củaquốc gia

Tiểu kết:

Trung thu là một ngày lễ lớn có nguồn gốc lâu đời ở Trung Quốc được tổchức theo nông lịch vào ngày 15 tháng 8 để cầu mùa màng tươi tốt Trung thu TrungQuốc bắt nguồn từ lễ tế trăng hàng năm, được định hình từ thời nhà Đường, đến thờiMinh – Thanh thịnh hành hơn cả trong dân gian Trung thu Trung Quốc là ngày hộicủa đèn lồng, múa lân, của bánh trung thu đoàn viên Trong quá trình lịch sử, ngày

lễ này đã du nhập không chỉ vào Việt Nam, Nhật Bản mà hầu khắp các quốc gianằm ở vùng biên của văn hóa Trung Hoa có nền văn minh lúa nước như Triều Tiên,Hàn Quốc đến cả Singapore, Lào, Thái Lan, Campuchia, đều phổ biến ngày lễtrung thu, nhưng tại mỗi quốc gia lại có những phong tục, tập quán, những món ăn

và trò chơi mang đặc trưng riêng.Tại Việt Nam, Nhật Bản, khi mới du nhập vào,trung thu cũng là ngày lễ thưởng trăng uống rượu của vua quan quý tộc, theo thờigian, ở mỗi quốc gia, trung thu được tổ chức với các quan niệm, phong tục phù hợpvới tự nhiên, tập quán sinh sốngvà ý nghĩa trung thu đã không còn chỉ trong tầng lớpthượng lưu Trung thu nơi đâu cũng mang nét văn hóa dân tộc với phong tục riêng

và Việt Nam, Nhật Bản là hai điển hình

Trang 19

CHƯƠNG 2:

SO SÁNH SƠ BỘ VỀ LỄ TRUNG THU Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN2.1 Quan niệm vềTết Trung Thu ở Việt Nam và Nhật Bản

Tết trung thu vốn là một nghi lễ của nông nghiệp , là ngày lễ cảm tạ trời đất

đã cho một mùa màng tốt tươi Ở Trung Quốc, Trung thu được coi là Đòan viêntết.Vào dịp này, dù ở bất cứ nơi đâu, người Trung Quốc cũng trở về tề tựu dưới mái

ấm gia đình và tưởng nhớ miền quê cha đất tổ Những người phải lưu lạc xa nhà,vào dịp tết trung thu, đau đáu ngóng trông thư nhà Đặc biệt những người phụ nữ lấychồng nhân dịp này cũng làm bánh trở về nhà cha mẹ đẻ để tỏ lòng hiếu thảo Trungthu là ngày tết theo nông lịch được truyền bá từ trung tâm văn hóa Trung Hoa vàocác vùng văn hóa biên như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, tuy nhiên ở mỗi nềnvăn hóa lại có những tiếp biến khác nhau Ở Nhật, mỗi năm hai hội thưởng trăng(theo Âm lịch) tạ ơn trời đất cho một vụ mùa tốt, đồng thời cũng cúng viếng phần

mộ của những người đã khuất Hội đầu là Zyugoya (十五夜), gắn với phong tục cổtruyền “Otsuki-mi”(お月見 月 見 - có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùathu)vào đúng rằm tháng Tám Âm lịch, kế đến là hội Zuysanya(十三夜) nhằm ngày

13 tháng 9 âm lịch Trong khuôn khổ bài viết, người viết xin tập trung nói về ngày lễtrung thu của Nhật – Otsukimi ( hay còn gọi là Zuygoya)

Ngày đăng: 01/12/2015, 16:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Nguyễn Văn Căn , Lễ tết cổ truyền Trung Quốc, (NXB Khoa học xã hội 2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ tết cổ truyền Trung Quốc
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội 2006)
14. Gs. Ngô Vinh Chính, Đại Cương Lịch sử Văn hóa Trung Quốc, (NXB Văn hóa thông tin, 2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Cương Lịch sử Văn hóa Trung Quốc
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
15. Nhân Văn, Nghi lễ của người Trung Hoa (NXB Thanh Hóa , 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ của người Trung Hoa
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
16. Đặng Đức Siêu,Sổ tay văn hóa Việt Nam,(NXB Lao Động,2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao Động
17. Khác Thục Anh, Phong tục cổ truyền người Việt,(NXB Văn hóa thông tin, 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục cổ truyền người Việt
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
18. Lê Tắc, An Nam chí lược, (viện đại học Huế biên dịch 196) Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Nam chí lược
19. Hồ Đức Thọ, Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt,(NXB Văn hóa thông tin, 2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
20. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam (NXB Tp. Hồ Chí Minh, 2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB Tp. Hồ Chí Minh
21. Toan Ánh, Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam,(NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam
Nhà XB: NXB Tp. Hồ Chí Minh
22. Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam -tập 3(NXB Sử học, Hà Nội, 1960) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Nhà XB: NXB Sử học
23. Đinh Gia Khánh, Địa chí Văn hóa Việt Nam (Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội 1991) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Văn hóa Việt Nam
24. Thơ Trần Tế Xương tác phẩm và lời bình (NXB Văn học, 2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Trần Tế Xương tác phẩm và lời bình
Nhà XB: NXB Văn học
25. Nguyễn Tiến Dũng, Văn hóa Việt Nam thưởng thức (NXB Văn hóa dân tộc, 2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam thưởng thức
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
26. Trần Quốc Vượng, Văn hóa cổ truyền Việt Nam (NXB Từ điển bách khoa và viện văn hóa,2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa cổ truyền Việt Nam
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa và viện văn hóa

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w