1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luận Đề Tài Tâm Lý Nhà Lãnh Đạo Và Ekip Lãnh Đạo Gắn Với Apple.pdf

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKhoa Khách sạn - Du lịchBộ môn: Tâm lý quản trị kinh doanh

- -

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: Tâm lý nhà lãnh đạo và ekip lãnh đạo gắn vớiApple

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Sinh viên thực hiện: Nhóm 8

Lớp học phần: 2244TMKT0211

Hà Nội, tháng 10 năm 2022

Trang 2

1.2.3 Những yếu tố tâm lý đảm bảo sự tồn tại và phát triển 12

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VỚI APPLE 16 2.1 Xây dựng ý tưởng 16

2.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp Apple 16

2.1.2 Xây dựng ý tưởng gắn với Apple 19

2.2 Phân tích ý tưởng 21

2.2.1 Đặc điểm tâm lý của nhà lãnh đạo và ekip lãnh đạo 21

2.2.2 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm 24

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC 26PHẦN KẾT LUẬN _29TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Các nhà kinh tế học đã từng cho rằng: một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, ở mức bền vững phải dựa trên 3 yếu tố cơ bản là áp dụng khoa học công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực Trong đó, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để tạo nên điều đó Trong các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của đảng, cũng khẳng định trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội thì nguồn nhân lực đóng vai trò hàng đầu và quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề tâm lý thì hiệu quả hoạt động sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp không chú trọng vấn đề này, đặc biệt là tâm lý của nhà lãnh đạo và ê kíp lãnh đạo Tâm lý nhà lãnh đạo và ê kíp lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng, chủ đạo trong quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

Ngày nay, các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường kinh tế một phần không nhỏ là phụ thuộc vào nhà quản trị và bộ máy quản trị có tốt hay không Những người lãnh đạo hay các nhà quản trị có công bằng, sáng suốt, minh bạch thì mới có thể dẫn dắt cả doanh nghiệp đi lên, đạt được mục tiêu đặt ra để tiến tới sự thành công của doanh nghiệp, của tập đoàn Để là một nhà lãnh đạo tốt, để có một bộ phận ê kíp lãnh đạo đủ khả năng đưa doanh nghiệp phát triển thì tâm lý của họ phải tốt Nếu một nhà lãnh đạo có vấn đề về tâm lý, tâm lý của họ không tốt hay tâm lý không ổn định thì không thể nào quản lý được cả một doanh nghiệp.

Chính vì thế, ta càng thấy được tầm quan trọng của tâm lý học trong kinh doanh, đặc biệt là tâm lý nhà lãnh đạo nhận thực được mức độ cần thiết và tầm quan trọng của tâm lý nhà lãnh đạo và ê kíp lãnh đạo nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Tâm lý nhà lãnh đạo và ê kíp lãnh đạo gắn với Apple” Mục đích của đề tài này là nghiên cứu về tâm lý nhà lãnh đạo và ê kíp lãnh đạo tại công ty Apple qua đó hiểu được tầm quan trọng của tâm lý nhà lãnh đạo trong nền kinh tế hiện nay.

Trang 4

Bất cứ hoạt động nào của nhiều người nhằm mục đích chung, đều cần có sự lãnh đạo Lãnh đạo là một dạng hoạt động lâu đời nhất của loài người Từ khi mới xuất hiện cho đến ngày nay, lãnh đạo luôn là nhu cầu của các nhóm và xã hội

Có nhiều quan niệm khác nhau về sự lãnh đạo, như:

- John D Millet cho rằng: Lãnh đạo là dìu dắt và điều khiển công việc của một tổ chức để đạt được những mục tiêu mong muốn

- Keith Davis tiếp cận khái niệm lãnh đạo từ khía cạnh giao tiếp giữa con người với con người Theo ông, lãnh đạo là tìm hiểu mối quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân trong một tổ chức và dùng những động lực để thúc đẩy họ đạt được những mục tiêu mong muốn.

Từ những quan niệm nêu trên, có thế đưa ra một định nghĩa khái quát hơn: Lãnh đạo là hoạt động có mục đích trong một tổ chức, là sự tác động hợp pháp đến những người khác nhằm thực hiện những mục đích đã định.

Người lãnh đạo:

Trong thực tế cũng có nhiều khái niệm khác nhau về người lãnh đạo:

- Theo Paul E.Spector, người lãnh đạo là người chỉ huy hoặc là ông chủ của những người khác Người lãnh đạo là người có ảnh hưởng đến người khác ở mức độ rất lớn.

- Napoleon Bonapare cho rằng người lãnh đạo phải khắc sâu vào tâm hồn mọi người cái ý chí dù muốn hay không cũng phải hợp tác vì sự thành công của tập thể và tính chất trọng đại của công việc; phải biết sử dụng ở mức độ cao nhất nghệ thuật thích nghi, biết phối hợp những khả năng thích hợp vào những vị trí phù hợp với khả năng của họ.

- Theo Từ điển Tâm lý học, Người lãnh đạo là:

 Là người dẫn dắt, người định hướng và điều khiển hành vi của người khác;  Là người có những đặc điểm nổi bật về nhân cách và những phẩm chất khác đảm bảo cho sự lãnh đạo.

Trang 5

Nói chung khi nói đến khái niệm người lãnh đạo, về mặt tổ chức và pháp luật cần nhấn mạnh đến các khía cạnh sau:

- Người lãnh đạo được bổ nhiệm một cách chính thức;

- Người lãnh đạo được trao cho những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định, tuỳ theo chức vụ mà người đó đảm nhiệm;

- Người lãnh đạo có một hệ thống quyền lực được thiết lập một cách chính thức để tác động đến những người dưới quyền;

- Người lãnh đạo là người đại diện cho tập thể của mình trong quan hệ chính thức với các tổ chức khác để giải quyết những vấn đề có liên quan;

- Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình thực hiện nhiệm vụ của tập thể.

1.1.2 Đặc điểm tâm lý

Uy tín lãnh đạo

Uy tín là đặc điểm tâm lý chi phối mức độ tác động của người lãnh đạo đến những người khác trong tổ chức, được tạo nên bởi sự kết hợp giữa quyền lực và sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến các cá nhân và tập thể lao động, làm cho họ tôn trọng, tin tưởng và phục tùng mệnh lệnh chỉ huy của mình, nhằm đạt được mục tiêu chung.

Các nhà tâm lý phân chia uy tín lãnh đạo ra thành uy tín chức vụ và uy tín cá nhân

- Uy tín chức vụ: Là cái có sẵn, được tạo ra bởi chính chức vụ lãnh đạo trong cơ

cấu tổ chức Bất kỳ ai, khi được đặt vào một vị trí lãnh đạo trong tổ chức thì đều có ngay uy tín chức vụ Vì khi đó dưới quyền người lãnh đạo có một hệ thống tổ chức với một số lượng người nhất định Những người này buộc phải phục tùng mệnh lệnh và tuân thủ sự chỉ huy của người lãnh đạo, nhờ uy quyền xuất phát từ chức danh hay "uy danh" của người lãnh đạo đó Người lãnh đạo và những người dưới quyền cần phải có nhận thức đúng, phục tùng người lãnh đạo là thể hiện sự phục tùng tổ chức, phục tùng quyền lực Nhà nước mà người lãnh đạo là người đại diện.

- Uy tín cá nhân: Được tạo nên bởi tổng hòa các phẩm chất tâm lý của bản thân

người lãnh đạo, được tập thể và xã hội thừa nhận Các phẩm chất riêng của cá nhân người lãnh đạo được biểu hiện thông qua tài năng, đức độ và hành vi ứng xử với những người xung quanh trong quá trình thực thi nhiệm vụ Uy tín cá nhân được biểu hiện ở sự tôn trọng, tin tưởng, sự ngưỡng mộ của cấp dưới đối với lời nói, việc làm,

Trang 6

mệnh lệnh của người lãnh đạo và từ đó họ thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác, xuất phát từ sự kính phục chứ không phải vì sợ hãi Khi những người dưới quyền chấp hành nghiêm túc và tự giác các mệnh lệnh của người lãnh đạo, thì họ sẽ vượt qua được mọi khó khăn để hoàn thành công việc được giao.

Trong quá trình hoạt động, người lãnh đạo phải không ngừng nâng cao uy tín bằng sự kết hợp hài hòa giữa uy tín cá nhân và uy tín chức vụ, phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức, tác phong và nghệ thuật điều hành để tạo nên uy tín thực sự với mọi người, tuyệt đối không nên dùng quyền lực để xây dựng uy tín cho mình, vì như vậy sẽ không bền vững.

Năng lực lãnh đạo

Như đã nêu trong chương 2, năng lực tâm lý nói chung là một phẩm chất giúp con người có thể hoàn thành một loại hoạt động nào đấy, với kết quả nhất định Trong hoạt động lãnh đạo, năng lực lãnh đạo là thước đo khả năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo tập thể của người lãnh đạo Năng lực lãnh đạo được phân ra thành năng lực tổ chức và năng lực sư phạm.

- Năng lực tổ chức:

 Năng lực tổ chức là thuộc tính tâm lý cá nhân quan trọng, đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động Cấu trúc của năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh như trí tuệ, ý chí, tính sáng tạo, linh hoạt, sự tự tin và lòng đam mê, yêu thích công việc lãnh đạo, quản lý.

 Năng lực tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện ở sự nhận biết nhanh chóng, chính xác và đầy đủ đối với các đặc điểm tâm lý của mọi người, xác định đúng những diễn biến tâm lý của họ trong những tình huống nhất định Một nhà lãnh đạo có năng lực tổ chức là người có cái nhìn sắc bén, nhận định chính xác về tính khí, tính cách, năng lực của mỗi người và bố trí sử dụng họ vào vị trí hợp lý nhất trong bộ máy tổ chức; là người có khả năng dự đoán chính xác những diễn biến tâm lý của người khác, thông qua những biểu hiện bên ngoài và hành vi ứng xử trong giao tiếp, từ đó có kết luận tương đối chính xác về một con người, thậm chí chỉ thông qua cuộc gặp gỡ và giao tiếp ngắn ban đầu.

 Người có năng lực tổ chức còn là người biết kết hợp nhuần nhuyễn khả năng tư duy thực tế, óc tưởng tượng với những đặc điểm quan trọng của tính cách như sự kiên

Trang 7

định, tính kiên quyết, lòng dũng cảm, ý thức tự chủ để đưa ra và tổ chức thực hiện thắng lợi những quyết định quản lý của mình.

- Năng lực sư phạm:

 Năng lực sư phạm là hệ thống những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo cho người lãnh đạo có ảnh hưởng giáo dục, thuyết phục hiệu quả đối với mọi thành viên trong tập thể Mục đích chủ yếu của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý và phẩm chất đạo đức cần thiết có lợi cho tập thể và xã hội Tập thể lao động là một nhóm người không đồng nhất, không được đào tạo, giáo dục như nhau và mỗi người đều có những nhược điểm nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động chung Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng giáo dục, thuyết phục, động viên để xây dựng một tập thể thống nhất, vững mạnh theo các chuẩn mực nhất định.

 Người có năng lực sư phạm là người có khả năng quan sát tinh tế, hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân của mỗi người từ đó tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu chung của tập thể Tuy nhiên, sự tác động và ảnh hưởng của năng lực sư phạm còn phụ thuộc vào uy tín và khả năng thuyết phục của người lãnh đạo Uy tín cá nhân của người lãnh đạo càng cao thì khả năng tác động, giáo dục càng lớn, do đó năng lực sư phạm càng cao

Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau Một nhà sư phạm không thể thực hiện tốt chức năng giáo dục nếu không biết cách tổ chức quản lý mọi thành viên, cũng như nhà lãnh đạo không thể tiến hành công tác tổ chức có hiệu quả nếu không có năng lực sư phạm để giáo dục, động viên các thành viên trong tập thể.

Người lãnh đạo với tư cách là nhà sư phạm hay nhà tổ chức, đều phải hiểu rõ con người, nhìn thấy mặt mạnh, mặt yếu ở mỗi cá nhân để sử dụng hoặc giáo dục, giúp đỡ họ một cách có hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhìn chung các nhà lãnh đạo thường dành thời gian và tâm trí để nâng cao năng lực tổ chức mà ít quan tâm đến năng lực sư phạm, họ coi đó chỉ là nhiệm vụ của các nhà sư phạm Tuy nhiên, trong thực tế lãnh đạo tập thể thường gặp phải những vi phạm về đạo đức, pháp luật ở một số cá nhân hay bộ phận nào đó, gây trở ngại cho quá trình

Trang 8

thực hiện nhiệm vụ chung, đòi hỏi người lãnh đạo phải phát huy cao độ năng lực sư phạm để lập lại kỷ cương, đưa hoạt động của tập thể trở lại bình thường.

1.1.3 Những phẩm chất tâm lý

Phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong

Một trong những phẩm chất quan trọng là người lãnh đạo phải có lập trường tư tưởng vững vàng, có lý tưởng và định hướng nhất quán trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, tuân thủ luật pháp Nhà nước, thường xuyên tự đánh giá tác động, hậu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Tránh tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt của cá nhân, tập thể lao động mà quên mất lợi ích lâu dài của xã hội, đất nước.

Người lãnh đạo cũng cần phải đối xử công bằng với mọi người, kiên quyết chống lại thái độ kiêu căng hoặc nịnh bợ, để xứng đáng là người đại diện cho quyền lợi, ý chí của tập thể Trong mọi hoạt động ở ngoài xã hội, trong doanh nghiệp cũng như trong gia đình, nhà quản trị đều phải thực sự gương mẫu, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và phát huy được truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Tính nguyên tắc của người lãnh đạo

Người lãnh đạo phải là người có tính nguyên tắc và nhất quán trong mọi hoạt động Nhờ có phẩm chất này mà họ biết tự kìm nén cảm xúc cá nhân, đánh giá một cách khách quan kết quả thực hiện công việc của người khác, khen chê đúng mức, tránh thiên vị, hẹp hòi Tính nguyên tắc đảm bảo sự công bằng xã hội trong các mối quan hệ ngang, dọc của doanh nghiệp, giữa con người với con người, đối với cấp trên không xu nịnh, đối với cấp dưới không hách dịch, cửa quyền, gia trưởng Hai mối quan hệ trên dưới này được người lãnh đạo thực hiện trong phạm vi ranh giới rõ ràng và bình đẳng trong doanh nghiệp Từ đó tạo nên sự đoàn kết, nhất trí và tin tưởng lẫn nhau trong tập thể lao động.

 Tính nhạy cảm của người lãnh đạo

Tính nhạy cảm thể hiện sự quan tâm chu đáo đối với mọi người trong tập thể lao động Người lãnh đạo nhạy cảm thường quan tâm đúng mức đến đời sống và công việc của mọi người, kịp thời giúp đỡ khi cần thiết để làm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc của họ.

Người lãnh đạo nhạy cảm là người có khả năng chú ý, nắm bắt kịp thời và chính xác những thay đổi về tâm tư, nguyện vọng của người dưới quyền thông qua hành vi,

Trang 9

lời nói, cử chỉ, hành động của họ Nói một cách khái quát, người lãnh đạo phải có khả năng đọc được các diễn biến tâm lý, qua đó hiểu được trạng thái cảm xúc thật sự ở mỗi người và áp dụng biện pháp giúp đỡ, ứng xử, tác động thích hợp nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong tập thể diễn ra tốt đẹp

Nếu tính nhạy cảm mang màu sắc nhân đạo chủ nghĩa thì trong giao tiếp giữa con người với con người sẽ tạo ra sự nhiệt tình, chân thành, ấm áp Ngược lại, tính nhạy cảm mang màu sắc cá nhân, vị kỷ sẽ dẫn đến những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trong các mối quan hệ, tạo ra bầu không khí nghi kỵ, sợ sệt, xa cách nhau Vì vậy sự nhạy cảm không phải là sự nhượng bộ hay sự gian xảo của người lãnh đạo.

Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền

Phẩm chất này thể hiện tính kiên quyết, tự tin và trách nhiệm của người lãnh đạo, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng cấp dưới để kích thích, động viên họ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ Khi nhận thấy những chỉ thị, mệnh lệnh, các quyết định của mình có lợi cho doanh nghiệp, cho xã hội thì người lãnh đạo phải yêu cầu người dưới quyền mình thực hiện một cách triệt để; hoặc ngược lại, kiên quyết không thực hiện nếu nhận thấy quyết định đó có ảnh hưởng xấu đến lợi ích của tập thể và xã hội Mặt khác, sự đòi hỏi đối với cấp dưới cao tới mức nào còn phải xuất phát từ thực tế khách quan như năng lực, điều kiện thực hiện của họ, tránh chủ quan, duy ý chí.

Thực tế cho thấy, nếu nhà quản trị hạ thấp yêu cầu đòi hỏi, sẽ đồng nghĩa với hạ thấp tính tích cực, sáng tạo của người lao động Ngược lại, nếu đòi hỏi quá cao sẽ tạo ra sự lo lắng, căng thẳng cho cấp dưới, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng công việc của họ.

Khi đưa ra những yêu cầu đối với cấp dưới, người lãnh đạo phải tính toán kỹ, phải kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ, để tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ hoặc động viên, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân hoặc tập thể hoàn thành tốt, có chất lượng Tránh hiện tượng "đánh trống bỏ dùi", "đầu voi đuôi chuột" sẽ tạo ra tâm lý coi thường hoặc thiếu tin tưởng vào người lãnh đạo.

Khi người lãnh đạo thể hiện sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền thì cũng phải đòi hỏi ở bản thân mình như vậy hoặc cao hơn Có như vậy người lãnh đạo mới được mọi người tin yêu, kính trọng, uy tín lãnh đạo của họ sẽ càng được nâng cao, người dưới quyền sẽ đặt trọn niềm tin vào người lãnh đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Trang 10

Tính đúng mực, tự chủ có văn hóa

Người lãnh đạo đúng mực là người biết tự kiềm chế sự bột phát tình cảm của bản thân, là người bình đẳng trong quan hệ, giao tiếp với mọi người Họ biết lắng nghe ý kiến của người khác, tập trung chú ý để phân tích, đánh giá những thông tin Phải biết phát biểu đúng lúc, đúng chỗ và chịu trách nhiệm về lời nói của mình, biết im lặng và tránh những kích động không cần thiết.

Tính tự chủ của người lãnh đạo được thể hiện trong quá trình giao tiếp hàng ngày Lãnh đạo ở vị trí càng cao càng phải thận trọng trong mọi hành vi và lời nói Vì chỉ một lời nói sai, lập lờ của người lãnh đạo cũng có thể gây ra những hiểu lầm, có hại cho tập thể.

Người lãnh đạo có văn hóa là người biết tự chủ, đúng mực từ lời nói, cách ăn mặc, đi đứng đến cái bắt tay Trong giao tiếp hàng ngày phải hòa nhã, khiêm tốn, tôn trọng mọi người Đối với cấp dưới phải chân thật, không dùng quyền uy một cách vô nguyên tắc Trong quan hệ với cấp trên phải lịch sự, tôn trọng, tránh coi thường hoặc sợ sệt, nịnh hót Người lãnh đạo có văn hóa còn phải biết nêu cao cao tính gương mẫu, có cuộc sống cá nhân chân thật, giản dị, hợp với thời đại và truyền thống dân tộc.

Người lãnh đạo thường có mức sống vật chất cao hơn những người dưới quyền, nên cần phải biết hòa mình với quần chúng, tìm mọi cách giúp đỡ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ, thể hiện tính nhân đạo cao cả, lòng từ bi, bác ái, vị tha đối với mọi người.

Người lãnh đạo cũng cần có tính công tâm, góp phần tạo ra sự công bằng xã hội, đảm bảo trật tự, kỷ cương trong tập thể, đồng thời ngăn ngừa sự đố kỵ, ghen ghét nhau, dẫn đến mất đoàn kết.

Tính quảng giao giúp cho người lãnh đạo dễ dàng hòa nhập với quần chúng, nắm bắt kịp thời mọi tâm tư nguyện vọng của họ, từ đó tạo nên bầu không khí thân mật, gần gũi, tin yêu, quý mến lẫn nhau trong tập thể.

Sự bình tĩnh, lạc quan cũng giúp cho người lãnh đạo sáng suốt trong tư duy, tránh được sai lầm trong ứng xử hàng ngày Lạc quan giúp cho con người luôn vui tươi, yêu đời, có tác dụng động viên mọi người xung quanh hăng say làm việc, hướng tới tương lai.

1.2 Ekip lãnh đạo

1.2.1 Khái niệm và dấu hiệu

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN