Khái niệm biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chínhgây raBiện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA LUẬT - -
Hà Nội, 2023
Trang 2Mục lục
Lời cảm ơn 2
Câu 1 3
Câu 2 9
Biên bản họp nhóm 22
Biên bản họp bình xét thái độ tham gia và chấp hành sinh hoạt nhóm 23
1
Trang 3Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Đinh Thị Thanh Thủy Trong quá trình học tập và tìm hiểu học phần Luật hành chính, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của cô Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận học phần Luật hành chính
Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó,nhóm chúng em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luậncủa chúng em ngày càng hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Nội dung thảo luậnCâu 1 Trình bày khái niệm, thẩm quyền, điều kiện và thủ tục áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra Cho ví dụ vàphân tích một tình huống vi phạm hành chính có áp dụng các biện pháp khắcphục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
1.1 Khái niệm biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhànước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiệnnhững nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạngban đầu do vi phạm hành chính gây ra (Cao Vũ Minh & Nguyễn Nhật Khanh,
Về biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt VPHC, Tạp chí Nhà nước vàPháp luật số 6 (350) 2017, tr 10-11)
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020 ) (sau đây gọi là Luật Xử lý vi phạm hành chính) quy
định: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt ápdụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổchức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xửphạt vi phạm hành chính” Như vậy, việc áp dụng các biện pháp khắc phụchậu quả là một trong những nội dung của việc xử phạt vi phạm hành chính đốivới cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về cácbiện pháp khắc phục hậu quả bao gồm các biện pháp sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phéphoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
3
Trang 5- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lâylan dịch bệnh;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namhoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vậtnuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiệnkinh doanh, vật phẩm;
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hànhchính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạmhành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định
1.2 Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra
Trong lĩnh vực hành chính, để khôi phục trật tự quản lý nhà nước đã bịhành vi vi phạm hành chính xâm phạm, đồng thời để khắc phục hậu quả dohành vi đó gây ra, pháp luật đã trao quyền cho một số chủ thể để tác động lêncác cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhằm buộc họ thực hiện những biệnpháp do pháp luật quy định
Theo khoản 1 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính thuộc về những người được quy định từ Điều 38
đến Điều 51, như Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, các chức danh thuộc
Trang 6Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Tuy nhiên, không phải tất cả các chủthể nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng có thẩm quyền ápdụng biện pháp khắc phục hậu quả Căn cứ vào chức danh, nhiệm vụ, quyềnhạn của mỗi chủ thể mà pháp luật sẽ trao cho họ phạm vi thẩm quyền phùhợp (Nguyễn Nhật Khanh, Nguyễn Công Tây, 2022, Thẩm quyền áp dụngbiện pháp khắc phục hậu quả trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính,Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, Số 50, tr 60).
Ví dụ, căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính
quy định về thẩm quyền của Công an nhân dân thì Chiến sĩ Công an nhân dânđang thi hành công vụ chỉ có quyền áp dụng các hình thức xử phạt mà không
có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả Căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về thẩm quyền của Bộ
đội biên phòng thì Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ cũng chỉ
có quyền xử phạt chứ không có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậuquả
Như vậy, thẩm quyền liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khắcphục hậu quả được Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định cho các chứcdanh cụ thể từ Điều 38 đến Điều 51, trừ các trường hợp không được pháp luậttrao thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
1.3 Điều kiện áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
Trước hết, để áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hànhchính gây ra, hành vi vi phạm hành chính phải đã xảy ra và đã được xác định.Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 81/2013/NĐ-CP về việc quy định biệnpháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứvào các yêu cầu sau đây:
- Phải gây ra hậu quả hoặc có khả năng thực tế gây ra hậu quả;
5
Trang 7- Đáp ứng yêu cầu khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do viphạm hành chính gây ra;
- Phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể thực hiện được trong thực tiễn
và phải bảo đảm tính khả thi
Như vậy, các điều kiện để áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do
vi phạm hành chính là các hành vi này phải gây ra hậu quả, hoặc có khả năngthực tế gây ra hậu quả; phải đáp ứng được yêu cầu khôi phục lại trật tự quản
lý hành chính nhà nước do chính hành vi này xâm phạm; và phải được mô tả
rõ ràng, cụ thể để chủ thể vi phạm có thể thực hiện được trong thực tiễn vàphải bảo đảm tính khả thi
1.4 Thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
Giai đoạn đầu của thủ tục hành chính là khởi xướng vụ việc, được thựchiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ phát sinh thủ tụchành chính
- Trong trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hànhchính gây ra, căn cứ phát sinh thủ tục chính là hành vi vi phạm hànhchính Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thu thập chứng cứ, xác địnhhành vi đã được thực hiện là hành vi vi phạm hành chính, không có tìnhtiết chuyển hóa vi phạm hành chính thành tội phạm và đáp ứng yêu cầucần khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hànhchính gây ra
Giai đoạn thứ hai của thủ tục hành chính là giai đoạn xem xét và ra quyếtđịnh giải quyết vụ việc
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện các hoạt động nhưthu thập, nghiên cứu, đánh giá các thông tin liên quan đến vụ việc để xác
Trang 8định hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hành chính, từ đó lựa chọn, ápdụng biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp.
- Giai đoạn kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Giai đoạn thứ ba của thủ tục hành chính là giai đoạn thi hành quyết định
- Trong giai đoạn này, các chủ thể vi phạm hành chính phải khắc phục hậuquả do hành vi vi phạm của mình gây ra theo biện pháp khắc phục hậu quảđược cơ quan có thẩm quyền quyết định
- Theo đó tại Điều 29 đến Điều 37 và khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp chủ thể vi phạm hành chính không
thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì bị cưỡng chế thực hiện Việccưỡng chế thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện bởi
người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tại khoản 1 Điều 87 Luật
Xử lý vi phạm hành chính, ngoài ra phải ra quyết định cưỡng chế buộc
thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Giai đoạn cuối của thủ tục hành chính là giai đoạn khiếu nại, giải quyếtkhiếu nại, xem xét lại quyết định đã ban hành
- Các chủ thể vi phạm sau khi nhận quyết định áp dụng biện pháp khắcphục hậu quả có quyền khiếu nại nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩmquyền xem xét lại quyết định Cơ quan ban hành quyết định có tráchnhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định, nếu thấy không phù hợp hoặc tráipháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục
1.5 Cho ví dụ và phân tích một tình huống vi phạm hành chính có áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Tình huống: Vào ngày 08/08/2023, ông Bình tiến hành xây nhà ở nhưng
không có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và xây
7
Trang 9xong vào ngày 12/12/2023 Vào ngày 02/02/2024, Ủy ban nhân dân huyện Cphát hiện ra hành vi của ông Bình và tiến hành xử phạt ông Bình 30 triệuđồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ côngtrình vi phạm.
Phân tích tình huống:
- Hành vi vi phạm hành chính:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014, trước khi khởicông xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơquan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này Đồngthời căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014, công trình nhà
ở của ông Bình không thuộc các loại công trình được miễn giấy phépxây dựng
Như vậy, ông Bình đã xây dựng nhà ở mà không có giấy phép xây dựng
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
- Xử phạt hành vi vi phạm hành chính:
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt đốivới hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phépxây dựng mà theo quy định phải có giấy phép như sau: Phạt tiền từ60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ
Đây là mức phạt đối với tổ chức Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt
tiền đối với tổ chức Như vậy, ông Bình bị phạt 30 triệu đồng là đúngvới quy định pháp luật
Căn cứ điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về biệnpháp khắc phục hậu quả với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này nhưsau: “Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm vớicác hành vi quy định tại khoản 7 Điều này” Do hành vi vi phạm
Trang 10của ông Bình đã kết thúc vào ngày 12/12/2023, Ủy ban nhân dân huyện
C hoàn toàn có thể yêu cầu ông Bình phá dỡ công trình vi phạm theoquy định pháp luật
9
Trang 11Câu 2 Cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống lâu đời nhà ông A bị đoàn
kiểm tra phát hiện có xảy ra vi phạm vì hàm lượng asen trong nước mắm vượtmức cho phép Sợ kết quả kiểm tra khi được công bố sẽ ảnh hưởng đến uy tín
và thương hiệu nước mắm của gia đình, ảnh hưởng đến công việc kinh doanhnên ông A đã đến nhà một cán bộ trong đoàn kiểm tra đưa phong bì nhờ thayđổi kết quả kiểm tra
2.1 Anh (chị) hãy cho biết hành vi của ông A có vi phạm pháp luật hành chính không? Giải thích tại sao?
Trường hợp 1: Ông A đưa phong bì cho cán bộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên Hành vi đưa hối lộ nếu đủ các điều kiện cấu thành tội phạm tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Căn cứ Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, người nào trực tiếp hay quatrung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặcngười khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào thuộc tiền, tài sản, lợiích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất đểngười có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi íchhoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội đưa hối lộ
- Xét trong trường hợp ông A đưa cho cán bộ số tiền trên 2.000.000
đồng:
Về mặt khách quan: Ông A đưa cho cán bộ số tiền trên 2.000.000đồng với mục đích thay đổi kết quả kiểm tra rằng cơ sở sản xuấtnước mắm của ông A đã vi phạm hàm lượng asen trong nước mắmvượt mức cho phép
Về mặt chủ quan: Ông A đã cố ý trực tiếp đưa hối lộ cho cán bộnhằm mục đích lợi cho bản thân A Ông A nhận thức rõ hành vi của
Trang 12mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốnhậu quả đó xảy ra.
Về khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức ở đây là cơquan, tổ chức đã làm đúng công việc kiểm tra phát hiện ra cơ sởnước mắm của ông A đã vi phạm hàm lượng asen trong nước mắmvượt mức quy định
Về chủ thể: ông A đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hìnhsự
- Như vậy, trong trường hợp này, ông A đủ điều kiện để cấu thành tội
phạm và chịu trách nhiệm hình sự, nên ông A đã vi phạm pháp luậthình sự chứ không phải pháp luật hành chính
Trường hợp 2: Ông A đưa phong bì cho cán bộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng Vì số tiền ông A đưa cho cán bộ là dưới 2.000.000 đồng không đủ điều kiện cấu thành tội phạm theo Bộ luật hình sự
2015 nên ông A chỉ chịu trách nhiệm hành chính.
- Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định
về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xử phạt
từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi: “Đưa tiền, tàisản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thihành công vụ”
- Trong trường hợp này, ông A đưa phong bì cho cán bộ có giá trị dưới
2.000.000 đồng nên không đủ điều kiện cấu thành tội đưa hối lộ theo
Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 Theo quy định của pháp luật, hành vi
này của ông A sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính, bị phạt tiền từ6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Như vậy, chỉ khi ông A đưa phong bì cho cán bộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng mới vi phạm pháp luật hành chính và chịu trách
11
Trang 13nhiệm hành chính Nếu ông A đưa phong bì cho cán bộ có giá trị trên 2.000.000 đồng và đủ các điều kiện cấu thành tội hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.
2.2 Nêu phương hướng giải quyết vụ việc?
Phương hướng giải quyết đối với việc cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống lâu đời nhà ông A sản xuất nước mắm có chứa hàm lượng arsen vượt mức cho phép:
- Theo Mục II QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 02/2011/TT-BYT thì arsen là một trong các loại kim loại nặng trong thực phẩm Theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT
quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thựcphẩm, quy định giới hạn tối đa arsen cho phép có mặt trong nước chấm
là 1,0 mg/l
- Theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về quy định
xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, phạt tiền từ80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi: “Sử dụng phụgia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễmmột trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép” Tuy
nhiên, đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, đối với cùng một hành vi vi phạm hành
chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với
cá nhân, tức cơ sở sản xuất của ông A có thể đối mặt với mức phạt từ160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
- Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo điểm b khoản 7 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP: “Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đốivới vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này” và áp dụng biện pháp khắc