Bài thảo luận pháp luật môi trường – đất đai

17 0 0
Bài thảo luận pháp luật môi trường – đất đai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nêu một biểu hiện vi phạm quy định của Luật bảo vệ môi trường ở địaphương nơi anh/chị sinh sống, từ đó đưa ra ý kiến giải quyết xử lý vi phạm đồng thời đưa ra nhận xét về việc thực hiện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA LUẬT

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG – ĐẤT ĐAI

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Môi trường có tầm đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, của dân tộc và của nhân loại Sự biến đổi của một số thành phần môi trường sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái Quản lý nhà nước về môi trường nhằm đảm bảo về lợi ích cho xã hội và cộng đồng, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia nói riêng, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu nói chung Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường ngày càng được coi trong, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã dần được hoàn thiện Nhà nước đã quan tâm, định hướng, chỉ đạo công việc, hoạch định các chính sách chiến lược, các giải pháp nhằm cải thiện môi trường, nâng cao nhận thức của người dân Tuy nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên song vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn xảy ra ở nhiều nơi Từ những tìm hiểu của nhóm 8 về vấn đề vi phạm pháp luật ở tỉnh Hà Nam, nhóm đưa ra tình huống thực tế ở địa phương Từ đó đưa ra ý kiến giải quyết xử lý vi phạm đồng thời đưa ra nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý có thẩm quyền trước tình trạng đó

Trong quá trình nghiên cứu do còn nhiều hạn chế về tài liệu cũng như kiến thức nên bài thảo luận không tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để bài thảo luận được hoàn thiện hơn!

3

Trang 4

Câu 1 Nêu một biểu hiện vi phạm quy định của Luật bảo vệ môi trường ở địa

phương nơi anh/chị sinh sống, từ đó đưa ra ý kiến giải quyết xử lý vi phạm đồng thời đưa ra nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý có thẩm quyền trước tình trạng đó.

Tình huống thực tế:

Hộ gia đình anh K sản xuất các sản phẩm thạch cao từ năm 2020 tại Thành phố Phủ Lý, Hà Nam Trong quá trình sản xuất, anh K không làm thủ tục kê khai mua bán hàng hóa và sử dụng hóa đơn, các rác thải từ thạch cao anh K hoàn toàn đổ ra môi trường dọc theo tường bao phía Bắc của xưởng sản xuất Đến ngày 04/3/2022, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Nam phát hiện và phối hợp cùng với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, lập biên bản vụ việc.

Sau khi kiểm tra, xác định tổng trọng lượng chất thải tại bãi đổ thải của anh K là 185.900kg chất thải rắn công nghiệp thông thường (đã xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).

Ngày 06/4/2022 Trung tâm quan trắc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam có văn bản số 12/TTQT-QT gửi Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Nam xác định: Qua kết quả quan trắc mẫu đất tại khu vực đổ thải của hộ gia đình anh K cho thấy các chỉ tiêu quan trắc môi trường đất đều nằm trong GHCP theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT.

Ngày 01/4/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam có văn bản số 543/STN&MT-MT gửi Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Nam, với nội dung: các vị trí đổ thải của gia đình ông anh K không thuộc quy hoạch khu xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Chất thải của hộ gia đình anh K gồm các chất thải đổ lẫn không phân loại Căn cứ khoản 1, 2 Điều 81 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thì chất thải của Hộ gia đình thuộc loại nhóm chất thải rắn công nghiệp cần phải xử lý theo quy định.

4

Trang 5

Quyết định xử lý vi phạm:

Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường như sau:

“1 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy địnhtại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;”.

Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam đã truy tố anh K về tội gây ô nhiễm môi trường.

Phạt tiền anh K 300.000.000 đồng.

Yêu cầu anh K khắc phục hậu quả về môi trường theo quy định tại khoản 1 điều 161 Luật Bảo vệ môi trường:

"1 Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái,sự cố môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệmkhắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quyđịnh của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."

Nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý có thẩm quyền

1 Ưu điểm:

- Phòng cảnh sát môi trường đã tiến hành điều tra các hành vi trái pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình anh K.

- Phòng cảnh sát môi trường đã xử lý vi phạm của hộ gia đình nhà anh K theo đúng quy định pháp luật.

- Phòng cảnh sát môi trường đã phối hợp với các cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của hộ gia đình nhà anh K.

- Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá môi trường.

5

Trang 6

- Trung tâm quan trắc Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Phòng cảnh sát môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám định mẫu đất tại khu vực đổ thải của nhà anh K.

2 Nhược điểm:

- Sở tài nguyên môi trường chưa thực hiện việc điều tra đánh giá chất lượng môi trường của khu vực tỉnh Hà Nam dẫn đến để sót nhà anh K có vi phạm mà chưa có hành vi xử lý; chưa thực hiện tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn dẫn đến hộ gia đình nhà anh K vẫn ngang nhiên xả thải các chất thải rắn công nghiệp ra ngoài môi trường trong một thời gian dài.

- Trung tâm quan trắc môi trường chưa thực hiện được việc quan trắc môi trường hàng năm theo mạng lưới quan trắc của tỉnh; chưa lập được báo cáo thông tin môi trường hàng năm, hiện trạng môi trường,

- Ủy ban nhân dân tỉnh chưa phát hiện được hộ gia đình nhà anh K không làm thủ tục kê khai mua bán hàng hóa và sử dụng hóa đơn.

 Các cơ quan chức năng đã có giải quyết vấn đề về môi trường khi phát hiện vi phạm nhưng đã không thực hiện việc rà soát các khu vực của toàn tỉnh dẫn đến hành vi vi phạm của hộ gia đình nhà anh K đã kéo dài, các chất thải đã lên rất nhiều làm khó xử lý hơn Như vậy các cơ quan có trách nhiệm trong trường hợp này cần phải chú trọng hơn trong công tác bảo vệ môi trường của mình để có một môi trường xanh -sạch - đẹp.

Từ đây nhóm 8 đưa ra một số nhận xét về pháp luật môi trường – đất đai hiện nay

1 Ưu điểm:

- Luật thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế-xã hội; cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính (TTHC), giảm thời gian thực hiện các TTHC từ 20-85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

- Căn cứ theo mục 2 về “TIÊU CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PH N LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ, ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG” chương IV Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến

6

Trang 7

môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường.

- Căn cứ mục 1 về “Bảo vệ môi trường nước” và mục 2 về “Bảo vệ môi trường không khí” chương II Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã định chế nội dung sức khỏe môi trường; bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước.

2 Nhược điểm:

Môi trường hiện nay đang diễn biến phức tạp dẫn đến việc Pháp luật về bảo vệ môi trường cũng gặp nhiều hạn chế:

- Lượng rác thải ra môi trường ngày càng tăng Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng quan trọng và chủ yếu là một số công cụ quản lý môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả; các cách tiếp cận và công cụ quản lý mới chưa được thể chế hóa kịp thời trong công tác bảo vệ mội trường, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

- Chất lượng và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tiếp tục suy giảm; việc thành lập mới và mở rộng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên còn chậm; các loài động thực vật hoang dã tiếp tục suy giảm; vẫn còn các nguy cơ từ sinh vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ sinh vật biến đổi gen Cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chưa phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường.

- Một số vấn đề mới phát sinh về bảo vệ môi trường chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh: Thực tế trong thời gian qua cho thấy phát sinh nhiều sự cố ô nhiễm, suy thoái môi trường lớn, diễn ra trên diện rộng, bùng phát các điểm nóng về môi trường do xả thải.

- Căn cứ theo Điều 136 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 thì cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chưa phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường Các loại thuế, phí về môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường, “người hưởng lợi từ giá trị môi trường phải trả tiền” chưa phát huy được vai trò là công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tăng trưởng xanh.

7

Trang 8

- Căn cứ theo Chương XV “Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường” Luật Bảo vệ Môi trường 2020 thì nội dung, trách nhiệm, phân công, phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa hợp lý, vẫn còn thiếu thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đi đôi với tăng cường năng lực, phân định rõ trách nhiệm (một việc vẫn giao cho nhiều cơ quan chủ trì) nhất là đối với việc quản lý rác thải đô thị, nông thôn, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố môi trường Các quy định của pháp luật mới chỉ chú trọng trách nhiệm từ phía Nhà nước, thiếu cơ chế phù hợp để phát huy hiệu quả sự tham gia của toàn xã hội, từng doanh nghiệp và người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Câu 2: Cuối năm 2021, do mắc bệnh hiểm nghèo, bà Trần Thị Đ nghĩ mình sắp

chết, lúc đó bà Trần Thị V là em gái ruột của bà nhận sẽ có trách nhiệm chăm sóc và lo hậu sự cho bà nên bà Đ đã tặng cho bà V quyền sử dụng mảnh đất diện tích 833m2 đang ở Hai bên đã làm đầy đủ thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu theo đúng quy định pháp luật Đến tháng 01 năm 2022, hai bên xảy ra cãi chửi nhau, bà V đã xây bịt cửa sổ, lối đi và cắt nước không cho bà dùng chung, đồng thời đuổi bà ra khỏi nhà Bà Đ có thể khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất không? Tại sao?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Chuyển quyền sửdụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thôngqua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất vàgóp vốn bằng quyền sử dụng đất”

 Nghĩa là việc tặng cho quyền sử dụng đất là một hình thức riêng của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất Trong tình huống này việc bà Đ tặng cho quyền sử dụng đất cho em gái là bà V đối với mảnh đất 833m2 đang ở và hai bên đã làm đầy đủ thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu theo đúng quy định pháp luật nghĩa là bà V đã có đầy đủ quyền sử dụng đất.

Căn cứ Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng tặng cho tài sản quy định như

sau: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng chogiao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêucầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

8

Trang 9

 Trong tình huống này, bà Đ và bà V (em gái ruột của bà Đ) đã xảy ra một hợp đồng tặng cho tài sản, cụ thể là mảnh đất có diện tích 833m2 Với bên tặng là bà Đ và bên nhận là bà V.

Căn cứ Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:

“1 Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thựchoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định củaluật.

2 Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất độngsản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thờiđiểm chuyển giao tài sản.”

Theo bài, bà Trần Thị Đ nghĩ mình sắp chết mà em gái ruột là Trần Thị V nhận sẽ có trách nhiệm chăm sóc và lo hậu sự cho bà nên bà đã tặng cho bà V quyền sử dụng mảnh đất diện tích 833m2 đang ở Tuy nhiên, trường hợp này là tặng cho bất động sản nên theo quy định pháp luật thì bà Đ cần chuyển quyền sở hữu cho bà V thì bà V mới được quyền sử dụng.

Căn cứ điểm a, d khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

“3 Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sửdụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực,trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thựcthực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

 Chiếu theo tình huống này, vì là tặng cho bất động sản và hai bên đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu theo đúng quy định pháp luật nên hợp đồng tặng cho giữa bà Đ và bà V đã có hiệu lực.

9

Trang 10

Căn cứ Điều 503 Bộ luật dân sự 2015 về hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng

đất: “Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy địnhcủa Luật đất đai.”

Và căn cứ Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền

sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: “3 Việc chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằngquyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thờiđiểm đăng ký vào sổ địa chính.”

 Dựa theo căn cứ trên, ngay từ khi bà Đ chuyển quyền sở hữu mảnh đất cho bà V thì hợp đồng tặng cho mảnh đất có diện tích 833m2 mà bà Đ đang ở đã có hiệu lực ngay tại thời điểm ký kết.

Đối với việc bà Đ có thể khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất hay không thì còn phải căn cứ thêm vào điều kiện trong hợp đồng khi bà Đ tặng mảnh đất cho bà V là em gái Chính vì vậy nên có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Bà Đ tặng cho bà V quyền sở hữu mảnh đất không có điều kiện.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng có hiệu lực ngay kể từ thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu.

Có nghĩa rằng ngay khi bà Đ đăng ký chuyển quyền sở hữu đất cho bà V thì bà V sẽ là người đứng tên mảnh đất này, cụ thể là người có quyền sử dụng mảnh đất nên bà Đ sẽ không thể khởi kiện để đòi lại quyền sử dụng mảnh đất nữa.

Trường hợp 2: Bà Đ tặng cho bà V quyền sở hữu mảnh đất có điều kiện.

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

“1 Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụtrước hoặc sau khi tặng cho Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm củaluật, không trái đạo đức xã hội.

3 Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho khôngthực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

10

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan