Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, là phương tiện tối cần thiết cho người thầy thuốc trong công tác chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh một cách chính xác và hiệu quả. Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đã tạo ra những TTBYT hiện đại, đa chủng loại, liên tục được cải tiến,.. hỗ trợ thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe con người. Việc sử dụng TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao hơn, như máy chụp cộng hưởng từ MRI – 1.5T, máy chụp cắt lớp đa dãy dựng hình, Máy chụp xóa nền DSA, máy siêu âm doppler màu 4D ... Đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng TTBYT là tối quan trọng trong việc đảm bảo cho trang thiết bị sử dụng an toàn, hiệu quả và đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn lực của bệnh viện. Qua theo dõi và nghiên cứu cho thấy một số trường hợp có một số thiết bị y tế hiện đại không được sử dụng, một số trong tình trạng không thể hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý không hiệu quả từ việc lập kế hoạch, mua sắm và quản lý sử dụng, vận hành. TTBYT là một trong sáu cấu phần của hệ thống y tế, nhưng việc quản lý sử dụng tốt TTBYT tại Việt Nam vẫn là một lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá hiệu quả kinh tế công tác đầu tư quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................. trong những năm vừa qua. Để góp phần cung cấp các bằng chứng khoa học về TTBYT cho các nhà quản lý tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................. trong việc tăng cường hiệu quả của hoạt động, kéo dài tuổi thọ, đầu tư hiệu quả TTBYT với nghiên cứu này chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế công tác đầu tư quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh .................” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng sử dụng trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................. năm 2023 2. Hiệu quả kinh tế trong đầu tư trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................. năm 2023
Một số khái niệm
1 Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây: a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
- Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
- Kiểm soát sự thụ thai;
- Khử khuẩn trang thiết bị y tế;
- Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người. b) Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.
2 Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (In vitro diagnostic medical device) gồm thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, dụng cụ, máy, thiết bị hoặc hệ thống và các sản phẩm khác tham gia hoặc hỗ trợ quá trình thực hiện xét nghiệm được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho việc kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
3 Trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân là trang thiết bị y tế được sản xuất đặc biệt theo chỉ định của bác sỹ, có đặc điểm thiết kế riêng biệt sử dụng duy nhất cho một cá nhân cụ thể [1].
1.2 Phân loại Trang thiết bị y tế:
Trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
1 Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.
2 Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp.
3 Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao.
4 Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao [1].
1.3 Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế
1 Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro.
2 Trang thiết bị y tế chỉ có một mục đích sử dụng nhưng mục đích sử dụng đó có thể được phân loại vào hai hoặc nhiều mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất.
3 Trang thiết bị y tế có nhiều mục đích sử dụng và mỗi mục đích sử dụng có mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất.
4 Trong trường hợp trang thiết bị y tế được thiết kế để sử dụng kết hợp với một trang thiết bị y tế khác thì mỗi trang thiết bị y tế phải được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt.
Trường hợp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro là thiết bị, hệ thống thiết bị có tham gia vào quá trình xét nghiệm và các thuốc thử, chất chứng, chất chuẩn, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt nhưng kết quả phân loại phải căn cứ vào mức độ rủi ro cao nhất của mục đích sử dụng cuối cùng của tổng thể trang thiết bị y tế kết hợp đó Các trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro là các sản phẩm khác tham gia hoặc hỗ trợ quá trình thực hiện xét nghiệm được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt.
5 Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên.
6 Việc phân loại trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi cơ sở phân loại là cơ sở đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành [1].
1.4 Phân loại máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế
1 Máy móc, thiết bị được coi là máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây: a) Là các trang thiết bị y tế quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2106 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2106 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; b) Đủ tiêu chuẩn tài sản cố định theo quy định của chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại đơn vị.
2 Máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là trang thiết bị y tế chuyên dùng) bao gồm: a) Trang thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù. b) Trang thiết bị y tế chuyên dùng khác [2].
1.5 Nguyên tắc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế
*Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế
Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích, công năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
Trang thiết bị y tế phải được bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, sử dụng và tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật khác theo quy định của nhà sản xuất và phải được kiểm định theo quy định tại Nghị định này để bảo đảm chất lượng. Đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng theo quy định, còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh hiện có tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu, cắt ngang
2.2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 01/2023 đến tháng 9/2023.
- Địa điểm: Phòng Tài chính kế toán, phòng VTTBYT, Khoa chẩn đoán hình ảnh và phòng Công nghệ thông tin Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1 Nguồn thu thập số liệu
Báo cáo tình hình sử dụng dịch vụ kỹ thuật
Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh công bố, phát hành.
2.3.2 Quá trình thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ Phòng Tài chính kế toán, phòng VTTBYT, Khoa chẩn đoán hình ảnh và phòng Công nghệ thông tin Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Toàn bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh hiện có tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
2.3.4 Xử lý và phân tích số liệu
- Phân tích số liệu: Sử dụng các thuật toán trong phần mềm Microsof Excel
2016 bao gồm tính tổng, min, max, tính giá trị trung bình, tính % …
- Kết quả được tính toán trên phần mềm Microsof Excel 2016 và được trình bày bằng bảng biểu, sơ đồ trên Microsof Word 2016.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài được cho phép lấy số liệu nghiên cứu tại Phòng Tài chính kế toán, phòng VTTBYT, Khoa chẩn đoán hình ảnh và phòng Công nghệ thông tin của Bệnh viện Đa khoa tỉnh
- Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế công tác đầu tư quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đề tài cung cấp cơ sở cho việc xây dựng giải pháp đầu tư quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
- Toàn bộ thông tin của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật.
Tình hình quản lý sử dụng trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh
Bảng 3.8: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tần suất sử dụng thiết bị
Tần suất sử dụng So sánh
2 Máy siêu âm đen trắng
Máy XQ tăng sáng truyền hình
6 Máy XQ thường Quy
7 Máy XQ kỹ thuật số
9 Máy XQ răng toàn cảnh
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện (cấu hình 16 đầu thu, 32 lát)
11 Máy chụp cắt lớp vi tính
12 Hệ thống chụp cộng hưởng từ
Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền
Nhận xét: Trong số thiết bị đang hoạt động tại khoa chẩn đoán hình ảnh đa số các thiết bị đều có tần suất sử dụng trong 9 tháng năm 2023 cao hơn 9 tháng năm
2022 tuy nhiên còn có một số thiết bị sử dụng ít hơn 9 tháng năm 2022.
Bảng 3.9: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số giờ hoạt động của TTBYT
STT Tên thiết bị Số lượng
Số giờ hoạt động trong ngày
3 Máy siêu âm Aloka SS
6 Máy XQ tăng sáng truyền hình 600mA 1 x
7 Máy XQ thường Quy 1 x
8 Máy XQ kỹ thuật số 1
10 Máy XQ răng toàn cảnh 1 x
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện (cấu hình 16 đầu thu, 32 lát)
15 Máy chụp cắt lớp vi tính 1 x
16 Hệ thống chụp cộng hưởng từ 1 x
17 Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA 1 x
Nhận xét: Trong số thiết bị đang hoạt động tại khoa chẩn đoán hình ảnh đa số các thiết bị đều có thời gian hoạt động từ 5-8 giờ một ngày, một số ít thiết bị hoạt động từ 3-5h hoặc từ 1-3h một ngày.
Hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh
Bảng 3.10: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sức sản xuất của TSCĐ
T Tên thiết bị Nguyên giá Thu
Sức sản xuất của TSC Đ
Máy siêu âm đen trắng 0
Máy XQ tăng sáng truyền hình 600mA
6 Máy XQ thường Quy
7 Máy XQ kỹ thuật số
Máy XQ răng toàn cảnh
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện
Máy chụp cắt lớp vi tính 291.891.180
Hệ thống chụp cộng hưởng từ
Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA
Nhận xét: Trong số thiết bị đang hoạt động tại khoa chẩn đoán hình ảnh đa số các thiết bị đều tạo ra số thu cho Bệnh viện.
Bảng 3.11: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sức sinh lời của TSCĐ
T Tên thiết bị Nguyên giá Thu
Sức sinh lời của TSC Đ
2 Máy siêu âm đen trắng 0
Máy XQ tăng sáng truyền hình 600mA 1.399.650.000 429.199.000 87.608.474 0,06
6 Máy XQ thường Quy 1.116.143.000 1.230.370.000 251.143.826 0,23
7 Máy XQ kỹ thuật số 5.705.018.765 1.158.837.500 236.543.080 0,04
Máy XQ răng toàn cảnh 2.299.000.000 42.919.900 8.760.847 0,00
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện
Máy chụp cắt lớp vi tính 291.891.180 2.465.606.000 775.844.798 2,66 12
Hệ thống chụp cộng hưởng từ 24.626.807.500 2.911.654.000 1.186.125.71
Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA 13.268.104.478 397.832.000 192.681.284 0,01
Nhận xét: Trong số thiết bị đang hoạt động tại khoa chẩn đoán hình ảnh đa số các thiết bị đều tạo ra số thu cho Bệnh viện.
Bảng 3.12: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo suất hao phí của TSCĐ so với chênh lệch thu-chi
STT Tên thiết bị Nguyên giá Thu
Suất hao phí của TSCĐ so với chênh lệch thu- chi
2 Máy siêu âm đen trắng 0
5 Máy XQ tăng sáng truyền hình 600mA 1.399.650.000 429.199.000 87.608.474 15,98
6 Máy XQ thường Quy 1.116.143.000 1.230.370.000 251.143.826 4,44
7 Máy XQ kỹ thuật số 5.705.018.765 1.158.837.500 236.543.080 24,12
9 Máy XQ răng toàn cảnh 2.299.000.000 42.919.900 8.760.847 262,42
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện
11 Máy chụp cắt lớp vi tính 291.891.180 2.465.606.000 775.844.798 0,38
12 Hệ thống chụp cộng hưởng từ 24.626.807.500 2.911.654.000 1.186.125.71
13 Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA 13.268.104.478 397.832.000 192.681.284 68,86
Nhận xét: Trong số thiết bị đang hoạt động tại khoa chẩn đoán hình ảnh đa số các thiết bị đều có suất đầu tư TSCĐ phù hợp.
Kết quả thực hiện về công tác tài chính của trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh
Bảng 3.13: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỷ trọng nguồn thu Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Tên thiết bị Thu
Tỷ trọng trên tổng nguồn thu CĐHA (%)
2 Máy siêu âm đen trắng
5 Máy XQ tăng sáng truyền hình 600mA
6 Máy XQ thường Quy 1.230.370.000 9,42
7 Máy XQ kỹ thuật số 1.158.837.500 8,87
9 Máy XQ răng toàn cảnh 42.919.900 0,33
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện (cấu hình 16 đầu thu, 32 lát) 2.186.480.000
11 Máy chụp cắt lớp vi tính 2.465.606.000
12 Hệ thống chụp cộng hưởng từ
13 Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA
Nhận xét: Trong số thiết bị đang hoạt động tại khoa chẩn đoán hình ảnh đa số các thiết bị đều có tỷ trọng nguồn thu tương đối đồng đều.
Bảng 3.14: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chênh lệch thu-chi
STT Tên thiết bị Thu Chi Chênh lệch thu-chi
Tỷ trọng trên chênh lệch thu- chi (%)
2 Máy siêu âm đen trắng
5 Máy XQ tăng sáng truyền hình 600mA 429.199.000
6 Máy XQ thường Quy 1.230.370.000
7 Máy XQ kỹ thuật số 1.158.837.500
9 Máy XQ răng toàn cảnh
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện (cấu hình 16 đầu thu, 32 lát)
11 Máy chụp cắt lớp vi tính
12 Hệ thống chụp cộng hưởng từ
13 Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA
Nhận xét: Trong số thiết bị đang hoạt động tại khoa chẩn đoán hình ảnh đa số các thiết bị đều có hiệu quả về mặt tài chính các thiết bị đều có chênh lệch thu- chi.
Bảng 3.14: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỷ trọng nguồn thu Bệnh viện
STT Nội dung Số thu 9 tháng 2023 Tỷ lệ (%)
Tổng cộng 205.714.045.640 100,00 Nhận xét: Hiệu quả về tài chính tại khoa chẩn đoán hình ảnh hoạt động khá hiệu quả đóng góp 6,35% vào nguồn thu khám chữa bệnh của Bệnh viện.
Thực trạng đầu tư trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ….20 4.2 Hiệu quả kinh tế trong đầu tư trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nguyên giá TTBYT: Có 19 thiết bị y tế được giao cho khoa Chẩn đoán hình ảnh quản lý và sử dụng thiết bị y tế có giá trị nguyên giá lớn như hệ thống chụp cộng hưởng từ có giá trị: 24.626.807.500 đồng; Hệ thống chụp mạch số hoá xoá nền DSA: 13.268.104.477,5 đồng; Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện (cấu hình 16 đầu thu, 32 lát): 7.280.000.000 đồng; Máy XQ kỹ thuật số: 570.501.876,5 đồng; Còn lại các máy siêu âm có giá trị nguyên giá từ 872.000.000 đồng cho máy siêu âm có giá trị nguyên giá: 1.566.000.000 đồng, các máy XQ có giá trị nguyên giá từ 260.526.693 đồng đến các máy XQ có giá trị nguyên giá 2.299.000.000 đồng.
Năm đưa vào sử dụng: Trong 19 thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh có 2 thiết bị được đầu tư mua sắm có thời gian là 25 năm, có 2 thiết bị được mua sắm với thời gian gần 15 năm; 6 thiết bị y tế được đầu tư mua sắm trên 13 năm; 2 thiết bị y tế được đầu tư mua sắm với thời gian 6 năm; 2 thiết bị y tế được đầu tư mua sắm với thời gian 4 năm; 3 thiết bị y tế được đầu tư mua sắm với thời gian 2-3 năm.
Nước sản xuất: Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh được đầu tư mua sắm từ nhiều nước khác nhau, có thiết bị được mua sắm từ các nước Châu Âu, Mỹ và một số nước Châu Á; Có 4 thiết bị được đầu tư mua sắm từ các nước Châu Âu như: Đức, Hà Lan và Italy, 1 thiết bị được đầu tư mua sắm từ Mỹ, 15 thiết bị được đầu tư mua sắm từ các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung
Quốc trong số các thiết bị này các thiết bị sản xuất từ Nhật Bản được đầu tư mua sắm nhiều nhất.
Tình trạng hoạt động của các thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh: Có 10/19 (52,6%) thiết bị đang hoạt động, 9/19 (47,4%) thiết đang hỏng hoặc chờ linh kiện thay thế trong số các thiết bị y tế hỏng đều là các thiết bị y tế như máy Siêu âm, máy chụp XQ đặc biệt có Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA hỏng đang chờ linh kiện thay thế cũng làm phần nào ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện.
Tỷ lệ trích khấu hao tài sản của các thiết bị y tế: Theo Sổ tài sản cố định năm 2022 của Bệnh viện thiết bị y tế hiện có tại khoa Chẩn đoán hình ảnh có 11/19 (57,9%) đã hết thời gian tính hao mòn TSCĐ bao gồm các máy: Máy siêu âm Aloka SS 3500, Máy siêu âm Logic 500MD, Máy siêu âm Sonic, Máy XQ tăng sáng truyền hình 600mA, Máy XQ thường Quy, Máy XQ nha, Máy XQ UD 150L-40E, Máy XQ vú, Máy XQ răng PHOT – XII, Máy chụp cắt lớp vi tính 2 lát cắt.
Nguồn đầu tư mua sắm: Các thiết bị y tế Chẩn đoán hình ảnh được đầu tư mua sắm từ 4 nguồn kinh phí khác nhau: Nguồn kinh phí từ Ngân sách nhà nước, Nguồn kinh phí từ dự án JIBIC, Nguồn kinh phí từ dự án NORRED và nguồn kinh phí từ huy động vốn góp của cán bộ; Trong đó thiết bị y tế được mua từ nguồn Ngân sách nhà nước 7/19 (36.8%), thiết bị y tế được mua từ nguồn kinh phí dự án NORRED 3/19 (15,8%), thiết bị y tế được mua từ nguồn kinh phí dự án JIBIC 8/19 (42,1%) và chỉ có 1/19 (5,3%) thiết bị y tế được đầu tư mua sắm từ nguồn kinh phí huy động vốn góp của cán bộ.
Thiết bị y tế theo định mức quy định: Tính đến thời điểm nghiên cứu khoa Chẩn đoán hình ảnh còn thiếu 10 thiết bị y tế so với định mức đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành bao gồm các máy: Máy siêu âm màu thiếu 8 máy, máy
XQ kỹ thuật số là 2 còn lại các thiết bị y tế khác đều nằm trong định mức quy định.
4.2 Tình hình quản lý sử dụng trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh.
Tần suất sử dụng thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh: So với 9 tháng năm 2022 thì tần suất sử dụng thiết bị y tế 9 tháng năm 2023 có tăng hoặc giảm cụ thể như sau: Các máy siêu âm tăng từ 31%-35%; Chỉ có 2 máy XQ thường quy và máy XQ kỹ thuật số tăng từ 8% - 15%, các máy Máy XQ tăng sáng truyền hình 600mA vàMáy XQ răng toàn cảnh có giảm so với 9 tháng năm 2022 từ 8%- 36%; Hệ thống chụp cộng hưởng từ và Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA tăng từ 78%- 81% so với 9 tháng năm 2023 riêng 2 thiết bị y tế là Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện (cấu hình 16 đầu thu, 32 lát) và Máy chụp cắt lớp vi tính có giảm so với 9 tháng năm 2022 từ 13%-23% nguyên nhân do bóng phát tia bị hỏng chưa mua thay thế kịp thời nên ảnh hưởng đến số lượng chụp 9 tháng năm 2023.
Thời gian hoạt động của các thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh: Các thiết bị y tế được đầu tư mua sắm đều hoạt động phục vụ công tác chuyên môn không có thiết bị không được đưa ra sử dụng, thời gian hoạt động của thiết bị từ 1h-3h trong ngày có các Máy XQ tăng sáng truyền hình 600mA và Máy XQ răng toàn cảnh; Thời gian hoạt động của thiết bị từ 3h-5h có Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA còn lại các thiết bị: máy XQ thường quy, máy XQ kỹ thuật số, máy siêu âm, Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện (cấu hình 16 đầu thu, 32 lát), Máy chụp cắt lớp vi tính và Hệ thống chụp cộng hưởng từ đều có thời gian hoạt động từ 5h-8h một ngày.
4.3.Hiệu quả sử dụng Trang thiết bị y tế chẩn đoán hình ảnh
Sức sản xuất của TSCĐ: Trong số các thiết bi y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh thiết bị tạo ra doanh thu cao nhất là máy chụp cắt lớp vi tính so với giá trị đầu tư ban đầu thiết bị trên tạo ra 8,45 đồng doanh thu, tiếp đến là máy XQ thường quy tạo ra 1,1 đồng doanh thu, còn lại các thiết bị khác tạo ra doanh thu từ 0,2 đến 0,63 đồng Thiết bị có trị giá đầu tư lớn tạo ra doanh thu thấp 0,02 đồng và 0,03 đồng doanh thu là các thiết bị hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA và Máy
Sức sinh lời của TSCĐ: Trong số các thiết bi y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh thiết bị có sức sinh lời cao nhất là máy chụp cắt lớp vi tính so với giá trị đầu tư ban đầu thiết bị trên sức sinh lời 2,66 đồng điều này có nghĩa thiết bị sử dụng có hiệu quả, tiếp đến là máy XQ thường quy sức sinh lời TSCĐ này là 0,23 đồng, còn lại các thiết bị khác sức sinh lời của TSCĐ từ 0,04 đến 0,11 đồng Thiết bị có trị giá đầu tư lớn sức sinh lời thấp 0,00 đồng và 0,01 đồng là các thiết bị hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA và Máy XQ răng toàn cảnh.
Suất hao phí TSCĐ so với chênh lệch thu-chi: Trong số các thiết bị đầu tư mua sắm cho khoa Chẩn đoán hình ảnh, máy XQ thường quy là thiết đầu tư đạt hiệu quả nhất chỉ mất 4,44 đồng trị giá đầu tư ban đầu, các thiết bị khác mức đầu tư từ 7,47 đồng cho đến 24,12 đồng có 2 thiết bị phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn mà đem lại hiệu quả kinh tế không cao đó là Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA và Máy XQ răng toàn cảnh.
4.4 Kết quả thực hiện về công tác tài chính của Trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh
Tỷ trọng nguồn thu: Trong số các thiết bị y tế đang hoạt động tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Hệ thống chụp cộng hưởng từ đem lại tỷ trọng nguồn thu lớn nhất chiếm 22,29% nguồn thu của khoa, Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện (cấu hình 16 đầu thu, 32 lát) và Máy chụp cắt lớp vi tính chiếm tỷ trọng nguồn thu từ 16,74%-18,87% nguồn thu về dịch vụ chẩn đoán hình ảnh, các máy siêu âm đóng góp từ 5,66%-5,84% nguồn thu, các máy chụp XQ đóng góp từ 3,29%-9,42% nguồn thu riêng máy chụp XQ răng toàn cảnh đóng góp một phần không đáng kể vào nguồn thu chung của khoa Chẩn đoán hình ảnh chỉ có 0,33%.
Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA chỉ đóng góp 3,04% nguồn thu của khoa.
Hiệu quả chênh lệch thu-chi: Trong số các thiết bị y tế đang hoạt động tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Hệ thống chụp cộng hưởng từ đem lại hiệu quả chênh lệch thu chi lớn nhất chiếm 31% chênh lệch thu – chi của khoa, Hệ thống chụp cắt lớp vi tính và phụ kiện (cấu hình 16 đầu thu, 32 lát) và Máy chụp cắt lớp vi tính chiếm từ 17,87% - 20,29%, Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA đạt 5,04%, các máy siêu âm từ 3,09%-3,95%, các máy XQ từ 2,29% -6,57% riêng có máy XQ răng toàn cảnh đem lại hiệu quả chênh lệch thu-chi thấp nhất chỉ có 0,23%
Tỷ trọng nguồn thu của khoa Chẩn đoán hình ảnh trong nguồn thu chung của Bệnh viện Khoa Chẩn đoán hình ảnh chiếm 6,35% tương ứng với số tiền thu13.065.253.700 đồng đứng thứ sáu trong số các dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện, có hệ số thu cao thứ hai trong số thu của khối Cận Lâm sàng.