1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng cải tiến chất lượng bệnh viện bằng phương pháp 5s tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hòa bình năm 2022

21 27 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải tiến chất lượng bệnh viện bằng phương pháp 5S tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình
Tác giả Họ Và Tên
Trường học Trường Đại Học Trà Vinh
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 685,25 KB

Nội dung

Điều 4. Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia; Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng; e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. Điều 5. Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. Điều 6. Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh; Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công; Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH - - 126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: ctec@tvu.edu.vn Website: http://ctec.tvu.edu.vn BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG HẠNG III Họ và tên: Ngày sinh: TRÀ VINH, NĂM 2023 BHXH : DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm Xã hội CSCV : Bảo hiểm Y tế NVYT : Cơ sở vật chất CLDV : Nhân viên y tế CSSK : Chất lượng dịch vụ ĐTNC : Chăm sóc sức khỏe KCB : Đối tượng nghiên cứu NVYT : Khám chữa bệnh NB : Nhân viên y tế HL : Người bệnh TDCN : Hài lòng TTB : Thăm dò chức năng TT-BYT: Trang thiết bị QĐ-BYT Thông tư Bộ Y tế WHO : : Quyết định Bộ Y tế   World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tập thể trường Đại học Trà Vinh cùng các thầy/ cô Trong quá trình tìm hiểu và học tập chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng III, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy/ cô Thầy/ cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức mà thầy/ cô truyền đạt, em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề: “Cải tiến chất lượng bệnh viện bằng phương pháp 5S tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình”gửi đến thầy/cô Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng III của em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong thầy/ cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin kính chúc thầy/ cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” Kính chúc thầy/ cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức Em xin chân thành cảm ơn! Hòa Bình, ngày 13 tháng 9 năm 2023 Sinh viên ĐẶT VẤN ĐỀ Khi xã hội ngày càng phát triển, kinh tế không ngừng đi lên, khoa học công nghệ ứng dụng trong chăm sóc y tế ngày một hiện đại, người dân nhận thức một cách nghiêm túc hơn về việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình Họ đã dần thay đổi từ quan điểm có bệnh mới đi điều trị sang chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kì cho bản thân Khi nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế ngày một tăng, những đòi hỏi của người dân về chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế cũng theo đó tăng lên Bên cạnh đó, từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế có nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến huyện sẽ được quyền khám bệnh, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh với mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 Các bệnh viện đứng trước nhiều thách thức để có thể thu dung bệnh nhân về bệnh viện mình Vì vậy, phong cách, thái độ phục vụ, cơ sở vật chất khang trang , sạch sẽ, đội ngũ chuyên môn cao, các kỹ thuật hiện đại và quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp chính là những yếu tố quan trọng quyết định sự hài lòng và lựa chọn bệnh viện khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Với mục tiêu của ngành y tế là “Lấy người bệnh làm trung tâm”thì sự an toàn của NB chính là thước đo quan trọng đánh giá chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế của cơ sở y tế: Bao gồm quá trình thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, quá trình cấp cứu NB , chăm sáo y tế… Trong những yếu tố nêu trên thì việc thực hiện tốt 5S tại tất cả các bộ phận trong bệnh viện là một trong những yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc Vấn đề 5S được bắt nguồn từ Nhật Bản và được lan rộng ra các nước Bộ Y tế cũng nhận thấy vai trò to lớn của 5S trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh trong quá trình chăm sóc NB, từ đó chỉ đạo thực hiện và quan tâm đặc biệt trong thời gian dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tình Covid -19 diễn ra trong thời gian qua Giảm thời gian NB phải đợi chờ, tiết kiệm được thời gian cấp cứu NB, giảm tải áp lực cho cả NVYT và NB Tại Việt Nam, một số bệnh viện thuộc hệ thống y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh vẫn còn tình trạng quá tải do lượng người bệnh khám quá đông Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 35,4% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến trung ương có thể điều trị được ở tuyến tỉnh và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện 41,5% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể điều trị được ở trạm y tế xã Điều này đã gây lãng phí lớn cho xã hội và gây quá tải trầm trọng cho các bệnh viện tuyến trên bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình là bệnh viện tuyến tỉnh hạng II, lưu lượng NB khám ngoại trú trung bình năm 2022 là 300 -450 người / ngày, trong đó tập trung chủ yếu vào buổi sáng Từ đầu năm 2021, bệnh viện đã tiến hành sửa chữa, mở rộng khu vực khám bệnh; tăng cường nhân lực chuyên môn cũng như nhân lực đón tiếp, hướng dẫn người bệnh, rút ngắn 1 số thủ tục hành chính, và đặc biệt, bệnh viện đã đưa toàn bộ các phòng kỹ thuật CLS về nhà Trung tam kỹ thuật, nhằm giúp NB thuận lợi trong việc khám chữa bệnh tại bệnh viện Bên cạnh đó, để đưa ra căn cứ nhằm cải tiến chất lượng phục vụ y tế, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho NB, đồng thời , tăng cường thu dung người bệnh tới khám và điều trị tại bệnh viện, việc đưa ra các biện pháp 5S nhằm giảm thời gian chờ khám bệnh của NB, giảm thời gian làm các quy trình kỹ thuật cũng như các thủ tục hành chính lien quan là mục tiêu hàng đầu của bệnh viện Từ năm 2017, bệnh viện đã tiến hành phát động và đề nghị các khoa phòng đăng ký thực hiện 5S theo từng năm, tuy nhiên mới chỉ dừng ở việc thực hiện trên 1 số khoa phòng chủ chốt, chưa lan tỏa được tới các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động 5S còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện tiểu luận với nội dung : Cải tiến chất lượng bệnh viện bằng phương pháp 5S tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình năm 2022 Điều dưỡng là lực lượng đông đảo và cũng là những người trực tiếp thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật, đón tiếp, chăm sóc cũng như thực hiện các thủ tục hành chính Việc áp dụng 5S hiệu quả giúp mang lại cho cán bộ điều dưỡng rất nhiều những lợi ích như: Tiết kieejm được thời gian chăm sóc NB, Thể hiện tính chuyên nghiệp trong công tác, đảm bảo an toàn cho NB, đạt được sự hài long và tin tưởng của NB, giảm áp lực trong công việc cho bản thân cũng như cho các đồng nghiệp… CHƯƠNG II MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN Mục tiêu chung: Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ y tế an toàn , hiệu quả, giảm tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình điều trị, chăm sóc, đảm bảo sự hài lòng NB Từ đó nâng cao chất lượng, uy tín của bệnh viện, giảm tải áp lực cho đội ngũ NVYT Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ câu hỏi: Tại sao phải thực hiện 5S? - Thực trạng áp dụng 5S trong các cơ sở y tế - Xác định mục tiêu của mô hình 5S tại bệnh viện: + Loại trừ các vật dụng không cần thiết, chỗ làm việc sạch sẽ và được tổ chức tốt + Tiết kiệm, tránh lãng phí thời gian, công sức + Xây dựng môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ + Tăng cường hiệu quả công việc, hạn chế sai sót + Cải tiến liên tục chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm + Nâng cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức của nhân viên + Nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân viên, tăng cường tinh thần làm việc đội, nhóm “5S là một phần trong công việc hàng ngày” - Xác định vấn đề/thực trạng hoạt động của bệnh viện đa khoa Phụ Dực nhằm tìm kiếm các vấn đề đang còn tồn tại, các khâu cung cấp dịch vụ đang còn dư thừa các bước, đang rườm rà, đặc biệt là việc sắp xếp các y dụng cụ tại các bộ phận, các khoa phòng trọng điểm như: Hồi sức tích cực, cấp cứu Ngoại – Sản, cấp cứu nhi, Truyền nhiễm , Kiểm soát nhiễm khuẩn… - Phân tích những lợi ích của việc thực hiện 5S mang lại trong môi trường y tế Trong đó tập trung vào lợi ích mang lại khi áp dụng mô hình 5S và các hoạt động chuyên môn - Thu thập, phân tích dữ liệu liên quan đến vấn đề 5S, từ đó đánh giá những vấn đề cần ưu tiên thực hiện cải tiến, đồng thời có kế hoạch hỗ trợ, kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện - Đề ra giải pháp cải tiến bằng cách áp dụng công cụ 5S Khi phát hiện các vấn đề tồn tại quá lâu, cần thực hiện cải tiến và có kế hoạch, lộ trình và phân công người thực hiện, người theo dõi, giám sát cụ thể Có định kì đánh giá hiệu quả và tiếp tục cải tiến - Nêu ra các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình 5S Trong đó làm rõ hơn vai trò của người điều dưỡng trong việc thực hiện thành công mô hình 5S - Đưa ra lộ trình, bảng dự trù cụ thể thực hiện phương pháp 5S - Đưa ra những kiến nghị, những sang kiến nhằm thúc đẩy NVYT thực hiện 5S cũng như giúp Ban lãnh đạo bệnh viện dễ dàng trong công tác quản lý hoạt động của bệnh viện - Làm rõ hiệu quả mang lại cho hoạt động cải tiến chất lượng bằng phương pháp 5S: Đánh giá trên tiêu chí chất lượng bệnh viện, trên các bảng kiểm, hệ thống báo cáo… - Đưa ra các hình thức khen thưởng, xử phạt hợp lý nhằm thúc đẩy sự tham gia của NVYT vào quá trình thực hiện 5S CHƯƠNG III NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIỂU LUẬN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU I.1 Một số khái niệm liên quan - Cơ sở Khám bệnh, chữa bệnh: Theo Điều 2Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh - Cán bộ y tế:Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:Cán bộ y tế là công chức, viên chức, người đang làm chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ sở y tế - Bệnh nhân là đối tượng được nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe - Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận - Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh I.2 5S và những lợi ích từ 5S Khái niệm 5S (5S methodology) bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX Năm 1986, 5S được phổ biến ở nhiều nước như Singapore, Trung Quốc, Ba Lan… Được đưa vào Việt Nam khi Nhật mở rộng đầu tư và Vikyno là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng 5S từ năm 1993 Hiện nay có rất nhiều bệnh viện trong và ngoài nước áp dụng phương pháp 5S trong quản lý chất lượng bệnh viện Có thể kể đến các bệnh viện công lập lớn trong nước như: Bệnh viện Truyền máu huyết học, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện đa khoa Trung Ương Quảng Nam… đến các bệnh viện tư nhân như: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu… Một nghiên cứu được thực hiện tại một số bệnh viện trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc áp dụng triết lý Kaizen và phương thức 5S đã làm tăng diện tích lưu trữ thêm 10%, đồng thời giảm thời gian tìm kiếm tài liệu xuống 20% 5S không chỉ là những nguyên tắc mà đã trở thành một tập quán quản trị trong doanh nghiệp Nhật Bản Đó là văn hóa “sạch sẽ” nơi công sở nhằm triệt tiêu sự lãng phí và tăng hiệu suất làm việc Hiện nay, “việc cải tiến liên tục (Kaizen) các quá trình” là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp trong đó có rất nhiều bệnh viện áp dụng nhằm giảm quá tải Kaizen bao gồm việc sáng tạo và thực hiện những ý tưởng nhằm đạt được mục tiêu bằng những phương pháp mang lại hiệu quả cao hơn Mục tiêu của Kaizen không phải là giảm chi phí mà là làm cho công việc đơn giản hơn, nhanh hơn, tiện ích hơn và hiệu quả hơn Chìa khóa để thực hiện Kaizen chính là không ngừng đưa ra các ý tưởng nhằm thúc đẩy cải tiến 5S ngăn chặn sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm việc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót Các thiết bị vật tư hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn Để thực hiện được điều này, các nhân viên trong khoa đó đã bắt đầu bằng việc Seiri (Sàng lọc) Cụ thể là, khu vực làm việc đã được đánh dấu rõ ràng đi kèm với việc áp dụng nhãn đỏ cho tất cả các yếu tố được coi là không cần thiết cho bộ phận phục vụ bệnh nhân Đồng thời, mọi vật không có giá trị sử dụng đã được loại bỏ Kết thúc Seiri, hai quá trình tiếp theo được áp dụng là Seiton (Sắp xếp) và Seiso (Sạch sẽ) Qua hai quá trình này, tất cả các đối tượng được đặt không phù hợp đã được kiểm kê và được thay thế bằng các vật dụng cần thiết cho khu vực khám chữa bệnh của khoa đó Cùng với đó, các tiêu chuẩn trực quan của sự sắp xếp hợp lý đã được thiết lập Để thực hóa 5S cho bệnh viện, chúng ta cần áp dụng từng khoa một, không nên thực hiện đại trà Khi áp dụng lần lượt bạn sẽ dễ dàng thu được kết quả tốt nhất và rút được kinh nghiệm để áp dụng cho những khoa tiếp theo Trước khi thực hiện các khoa nên chụp lại tất cả ảnh trước và sau để dễ dàng so sánh Khi thực hiện đúng 5S, nhân viên y tế góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của bệnh viện, chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân hợp lý hơn, thời gian điều trị có thể ngắn hơn, mang lại sự hài lòng của bệnh nhân cho bệnh viện Đồng thời chỉ tiết kiệm được sức lực cho nhân viên y tế Giúp họ sau giờ làm việc vẫn còn sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái để tham gia các hoạt động giải trí, chăm sóc gia đình tốt hơn Kaizen không phải là một công cụ, không phải là một kỹ thuật mà là một triết lý Việc áp dụng các nguyên tắc Kaizen có thể ví như một cuộc đối thoại liên tục giữa người quản lý và người lao động (các bác sĩ, điều dưỡng) và giữa người lao động này với người lao động khác Chính vì thế, các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động Kaizen và 5S bao gồm: Cam kết của lãnh đạo cao nhất, vai trò của cán bộ quản lý các phòng ban, tổ, nhóm, sự nỗ lực tham gia của mọi người, việc triển khai cải tiến được thực hiện liên tục, hàng ngày 5 S là 5 chữ cái đầu của các từ: - Sàng lọc (Seiri – Sorting out): Sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng - Sắp xếp (Seiton – Storage): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và đúng chỗ của nó để tiện sử dụng khi cần - Sạch sẽ (Seiso – Shining the workplace): Vệ sinh, quét dọn, lau chùi mọi thứ gây bẩn tại nơi làm việc - Săn sóc (Seiletsu – Setting standards): Đặt ra các tiêu chuẩn cho 3S nói trên và thực hiện liên tục - Sẵn sàng (Shitsuke – Sticking to the rule): Tạo thói quen tự giác, duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc để mọi thứ luôn sẵn sàng Các giá trị mang lại từ 5S a) Lợi ích cho bệnh nhân Vậy những gì việc thực hiện năm bước của 5S có thể mang đến cho người bệnh? Có nhiều lợi ích cho người bệnh Một cơ sở y tế gọn gàng và sạch sẽ sẽ: Ít xảy ra sai sót trong lâm sàng Giúp người bệnh không phải chờ đợi điều trị quá lâu Hoạt động ít tốn kém hơn và giúp giảm chi phí y tế Mang đến một cảm giác khỏe mạnh, giúp ích cho tinh thần của người bệnh và nhân viên y tế b) Lợi ích cho nhân viên y tế Tạo cơ hội để nhân viên y tế đưa ra những ý kiến sáng tạo về cách tổ chức và vận hành nơi làm việc Tạo môi trường làm việc dễ chịu hơn cho nhân viên Giúp nhân viên y tế thỏa mãn hơn trong công việc Giúp nhân viên y tế xác định rõ hơn những gì đang muốn thực hiện, khi nào và ở đâu Giúp nhân viên y tế giao tiếp và làm việc với mọi người dễ dàng hơn c) Lợi ích cho bệnh viện: - Không sai sót giúp chất lượng cao hơn Các sai sót y khoa do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả việc sử dụng nhầm thuốc và điều trị nhầm bệnh nhân Sàng lọc và Sắp xếp ngăn chặn các loại lỗi này Hơn nữa, việc bảo quản thiết bị và môi trường làm việc sạch sẽ giảm “thời gian đi” cho việc tìm kiếm dụng cụ thất lạc Những lợi ích này và các kết quả khác trong việc thực hiện 5S giúp gia tăng thời gian thăm khám tại giường bệnh và góp phần làm giảm những sai sót trong lâm sàng - Không lãng phí giúp chi phí thấp hơn Luôn có quá nhiều lãng phí trong một cơ sở y tế Thực hiện 5S có thể giúp loại bỏ các loại lãng phí sau đây: Lưu trữ vật tư nhiều quá mức cần thiết tại các nhà kho trung tâm Sử dụng quá nhiều không gian cho việc lưu trữ Mất thời gian cho việc tìm kiếm hoặc chờ đợi các thuốc hoặc thiết bị khó tìm Lãng phí thao tác do các vật tự và trang thiết bị đặt ở các vị trí khó tiếp cận - Không chậm trể nghĩa là người bệnh không chờ đợi Tại các cơ sở y tế không thực hiện 5S triệt để, thời hạn làm việc thì qua nhanh và người bệnh thì chờ đợi trong khi mọi người thì lại đang bận rộn cố gắng để nhớ những gì họ đã làm cho người bệnh trước đó, tìm kiếm trang thiết bị và vật tư, chờ đợi các bác sĩ thực hiện thăm khám, chờ đợi kết quả xét nghiệm … Thật là khó khăn khi bắt người bệnh phải chờ đợi do các vấn đề như: sự di chuyển lãng phí và quá nhiều sai sót và các khiếm khuyết cả về hành chính và lâm sàng Khi các vấn đề này được loại trừ, các quy trình trở nên đáng tin cậy hơn và người bệnh được đối xử tốt hơn như họ mong muốn - Không rối loạn thúc đẩy an toàn Tổn thương cho người bệnh hoặc đội ngũ nhân viên có thể xảy ra khi trang thiết bị, thuốc men, vật tư để trong các hành lang và khi các vật dụng được chất đống cao trong khu vực lưu trữ, hoặc khi các bề mặt nơi làm việc và thiết bị bị bao phủ bởi bụi và các chất bẩn khác - Không có những tình trạng bất thường giúp cho các quy trình luôn ở trạng thái sẵn sàng Khi công việc bảo dưỡng hàng ngày được tích hợp với nhiệm vụ làm sạch hàng ngày, nhân viên y tế sẽ phát hiện các sự cố trước khi chúng gây ra sai sót và trì hoãn trên lâm sàng Bằng cách này, khu vực làm việc và trang thiết bị được chuẩn bị tốt hơn để sử dụng Khu vực làm việc và trang thiết bị được bảo dưỡng tốt và sạch sẽ có nghĩa là các sự cố làm gián đoạn quy trình xảy ra ít hơn và việc chẩn đoán và sửa chữa khi sự cố xảy ra cũng dễ dàng hơn - Không khiếu nại mang đến sự tự tin và tin tưởng hơn Những cơ sở y tế thực hiện 5S hầu như thoát được các sai sót và trì hoãn trên lâm sàng Điều này có nghĩa là họ cũng thoát khỏi sự phàn nàn của người bệnh về chất lượng điều trị Điều trị tại một nơi làm việc gọn gàng và sạch sẽ: Sẽ ít xảy ra các sai sót Sẽ giảm chi phí Không làm cho bệnh nhân chờ đợi An toàn - Nâng cao tinh thần nhân viên sẽ hạn chế nhân viên nghỉ việc Việc thực hiện 5S có thể giúp cải thiện đáng kể tinh thần nhân viên Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân viên y tế hài lòng hơn với môi trường làm việc của họ sẽ ít có khả năng tìm kiếm việc làm ở nơi khác Xét về chi phí, trung bình (tại Hoa Kỳ), mất hơn $80.000 để thay thế một y tá, điều này mang lại lợi ích về tài chính rất đáng kể cho đơn vị - Không thâm hụt giúp ổn định tài chính Các cơ sở y tế không thể tăng doanh thu mà không cần đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc có chất lượng hoặc có được sự tin tưởng của người bệnh Năm trụ cột của 5S cung cấp một nền tảng vững mạnh cho việc xây dựng chất lượng và niềm tin của người bệnh và kế đến, là lòng trung thành của người bệnh Do đó, các cơ sở y tế với một nền tảng 5S vững chắc có nhiều khả năng trở nên ổn định về tài chính hơn 1.3.Tầm quan trọng của việc thực hiện 5S - Một đặc điểm của người Việt Nam là giữ lại tất cả mọi thứ cần thiết và không cần thiết Kết quả là có trong tay cả kho những thứ không sử dụng được.Tại sao không sử dụng được? + Thứ nhất là không ngăn nắp: Vì quá nhiều vật dụng cất giữ lộn xộn nên không biết mình đang có cái gì, khi cần tìm không biết tìm ở đâu, và vẫn phải đi mua dù đang có sẵn Như vậy, vừa tốn phí bảo quản, vừa không có tác dụng + Thứ hai là không chọn lọc, chuẩn bị sẳn sàng: Giữ lại cả thứ sử dụng được và không sử dụng được, thứ sử dụng được thì không để sẵn sàng, cất giữ lộn xộn làm mất rất nhiều thời gian tìm kiếm Môi trường làm việc bề bộn, không vệ sinh tạo thành thói quen, không ai quan tâm, chỉ làm khi có đoàn kiểm tra - Năm 2016, Bộ y tế ban hành “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (phiên bản 2.0)”, bộ tiêu chí được ban hành kèm theo Quyết định số 6858/ QĐ-BYT, Ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).Tại tiêu chí…, Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải tiến hành cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh Trong đó, các bệnh viện tiến hành khảo sát thời gian chờ của NB khám ngoại trú, Công khai cam kết thời gian chờ, khắc phục những hạn chế để đáp ứng sự hài lòng của NB - Sự hài lòng của người bệnh là thước đo quan trọng trong việc đánh giá CLDV do các cơ sở y tế nói chung và do bệnh viện nói riêng mang lại Người bệnh là đối tượng sử dụng dịch vụ y tế thường xuyên, mang lại nguồn thu nhập cho bệnh viện Nếu người bệnh hài lòng về các dịch vụ của bệnh viện cung cấp, người bệnh sẽ tin tưởng lựa chọn bệnh viện để sử dụng các dịch vụ khác khi cần, hoặc có thể giới thiệu cho mọi người xung quanh, giúp tạo hình ảnh và uy tín cho bệnh viện Trong giai đoạn hiện tại, các bệnh viện đang dần tự trang trải chi phí hoạt động của bệnh viện mình, thì sự hài lòng của người bệnh chính là xương sống của các hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện cần đạt đến Thông qua việc thực hiện tốt 5S, đảm bảo an toàn cho NB trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ tin tưởng và hài long về bệnh viện nhiều hơn, từ đó sẽ tăng thu dung và uy tín của bệnh viện cũng được gia tăng đáng kể - Bên cạnh những lượi ích của bệnh viện, người bệnh cũng thấy được bản thân được tôn trọng, được tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản thân và tin tưởng hơn khi trao quyền chăm sóc sức khoẻ cho bệnh viện I.3 Khái quát về bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình và công tác 5S Sau 15 năm xây dựng và phát triển, hiện tại, bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình có cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, nhiều trang thiết bị hiện đại Bệnh viện có 15 khoa phòng: Trong đó có 03 khoa lâm sàng, 01 khoa cận lâm sàng và 04 phòng chức năng Tổng số nhân viên bệnh viện hiện tại là 70 cán bộ, trong đó : 01 bác sĩ chuyên khoa II, 07 bác sĩ chuyên khoa I, 15 bác sĩ đa khoa, 06 bác sĩ YHCT, , 11 điều dưỡng đại học, 34 điều dưỡng, KTV cao đẳng và trung cấp; còn lại là các đối tượng khác bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình là bệnh viện hạng II, chịu trách nhiệm quản lý y tế 16 xã phường trong khu vực Năm 2021 là một năm đặc biệt đối với cả nước nói chung, với ngành y tế nói riêng Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus Corona bùng phát khiến nghành y tế buộc phải tập trung tối đa cho công tác phòng , chống dịch Đồng thời, dịch bệnh cũng khiến cho lượng NB đến khám và điều trị giảm hơn so với năm 2019 Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, bệnh viện tập trung vào phát triển công tác chuyên môn song song với công tác phòng , chống dịch COVID – 19 Thực trạng thực hiện 5S tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình: Việc áp dụng 5S vào thực tế tại bệnh viện đã được triển khai, đặc biệt là trong công tác điều dưỡng và khám chữa bệnh Trong thời gian đầu áp dụng 5S vào bệnh viện thì hầu hết đều được hưởng ứng nhiệt tình Một ví dụ điển hình của sự thành công triển khai 5S cho Bệnh viện – đã áp dụng thành công ở hầu hết các khâu: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc Đây sẽ là nguồn động lực rất lớn cho các bệnh viện khác có thể mạnh dạn áp dụng 5S vào bệnh viện Trong thực tế, 5S vẫn chưa thực sự được đánh giá cao và áp dụng vào trong thực tiễn các bệnh viện nên dễ dàng có thể thấy tình trạng thiếu vệ sinh, quá trình xử lý vấn đề thủ tục mất khá nhiều thời gian gây ra sự không thoải mái của người dân Hiệu quả được thể hiện cụ thể trong bản thông báo kết luận tại hội nghị triển khai công tác điều dưỡng năm và cải tiến phiếu chăm sóc, theo dõi người bệnh 1.Thuận lợi: - Cơ sở vật chất của bệnh viện được xây dựng , cải tạo khang trang, sạch đẹp - Hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện bằng phương pháp 5S cũng được nghành y tế, Sở Y tế Hòa Bình cũng như Ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm , sát sao trong chỉ đạo cũng như thực hiện - Hệ thống các tài liệu , văn bản hướng dẫn nhiều, đã có nhiều bệnh viện thực hiện thành công mô hình 5S, bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình có thể tham khảo, học tập - Đội ngũ nhân viên y tế được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về nội dung 5S, được ký cam kết thực hiện tốt các biện pháp 5S 2.Khó khăn: - Việc thực hiện 5S chưa được duy trì thường xuyên, chưa hình thành thói quen từ NVYT - Một số biện pháp 5S khi triển khai có chi phí lớn nên bệnh viện chưa thực hiện được - Hoạt động giám sát, kiểm tra còn hạn chế 3 4 yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình 5S: Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo Lãnh đạo cần hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện Thực hiện 5S bắt đầu bằng đào tạo và huấn luyện: Đào tạo cho mọi người nhận thức được nghĩa cáchoạt động 5S, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong các hoạt động 5S Mọi người cùng tự nguyện tham gia và thực hiện 5S: Bí quyết thành công khi thực hiện 5S là tạo ra một môi trường thích hợp khuyến khích mọi người tham gia Lặp lại vòng 5S với tiêu chẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S lặp lại không ngừng các hoạt động nhằm đảm bảo duy trì và cải tiến công tác quản lý 3 Hậu quả xảy ra khi vấn đề tồn tại: Một ví dụ về vấn đề 5S tủ cấp cứu Một số những thuốc được đóng gói với hình thức và dung tích tương tự nhau như Atropinsulphat 0,25g và Morphin 10mg, cả hai thuốc đều được quản lý đặc biệt, nếu sử dụng nhầm lẫn có thể dẫn đến tử vong hoặc các sự cố ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh Còn rất nhiều những ví dụ khác để thấy rằng việc thực hiện 5S là cần thiết và phải thực hiện hằng ngày, hàng tuần, không chủ quan trong công tác chuyên môn 4 Một số mô hình thực hiện tốt công tác 5S và những bài học kinh nghiệm Hiện tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại Hòa Bình và rất nhiều bệnh viện hạng I, Hạng II đang thực hiện tốt công tác 5S như : BV đa khoa tỉnh Hòa Bình, TTYT Thành Phố Hòa Bình … Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình cũng đã có những buổi học tập thực tế để học hỏi kkinh nghiệm, đồng thời bệnh viện cũng mời các chuyên gia về tập huấn 5S cho đơn vị hằng năm 5 Những tồn tại trong quá trình thực hiện 5S: - Hầu hết các khoa phòng không có hệ thống phơi phía sau khoa, do đó, người bệnh thường phơi đồ trong phòng bệnh - Hệ thống vạch màu bị bong tróc sau khi dán thời gian ngắn - Việc duy trì thực hiện 5S gặp nhiều khó khăn CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1 Kết luận 4.1.1.Phương pháp 5S là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện môi trường chăm sóc sức khỏe Ngày càng nhiều đơn vị y tế trong và ngoài nước ứng dụng 5S vào trong các hoạt động của bệnh viện 5S là tiền đề cho việc ứng dụng phương pháp “tinh gọn trong y tế” (Lean Hospital) giúp cho hoạt động của bệnh viện trôi chảy, tinh gọn, giảm chi phí vận hành và nâng cao chất lượng trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh 4.1.2.Một số lợi ích từ việc thực hiện tốt 5S: - Thời gian chờ đợi cho NB, giảm chi phí điều trị và chăm sóc - Đảm bảo sự an toàn cho NB - Loại bỏ nhiều quy trình phức tạp, không cần thiết - Loại bỏ di chuyển trong công việc không hợp lý - Loại bỏ việc vận chuyển vật tư, dụng cụ không hợp lý - Tránh được sai sót, nhầm lẫn trong chuyên môn - Giảm áp lực công việc cho NVYT - Tăng tính chuyên nghiệp trong chuyên môn - Nâng cao chất lượng, hình ảnh và uy tín của bệnh viện - 5S đi đôi với quản lý trực quan (visual control/ visual management) Quản lý trực quan là tập hợp các cách thức, công cụ để giúp người quản lý/ người thực hiện quá trình chỉ trong một tích tắc nắm rõ tổng quan về quá trình đang diễn ra, nhận biết quá trình có trơn tru, có bất ổn nào.v.v 4.1.3.yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình 5S: - Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: - Thực hiện 5S bắt đầu bằng đào tạo và huấn luyện - Mọi người cùng tự nguyện tham gia và thực hiện 5S - Lặp lại vòng 5S với tiêu chẩn cao hơn 4.1.4 Thực hiện 5S theo chu trình: - Lập Kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động 4.1.5.Một số những nội dung cần được cải tiến trong quá trình thực hiện 5S tại bệnh viện - Trú trọng công tác sáp xếp trật tự buồng bệnh , đặc biệt tại các bộ phận Hồi sức tích cực, khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm… - Sắp xếp lại các tủ thuốc khoa học, các xe cấp cứu cần thực hiện tốt 5S nhằm tiết kiệm thời gian cấp cứu người bệnh 4.1.6 Các hình thức động viên NVYT tham gia vào hoạt động 5S Khen thưởng: - Công khai các mức khen thưởng và xử phạt cụ thể khi thực hiện 5S trong toàn nhà máy, các mốc thời gian và các tiêu chí cần đạt được cụ thể như thế nào là đạt yêu cầu để mọi nhân viên nắm rõ - Hình thức khen thưởng: tuyên dương trước toàn nhà máy, giấy khen, quà từ giám đốc nhà máy để thể hiện sự coi trọng đến nhân viên - Hàng tháng tổ chức offline, các cá nhân sáng tạo trong thực hiện 5S sẽ báo cáo và hướng dẫn cách làm hay của mình với các đồng nghiệp làm theo Xử phạt: - Nhóm giám sát 5S gửi ảnh các trường hợp chưa thực hiện 5S tới riêng các nhân viên chưa thực hiện 5S qua email nội bộ ( nếu có) để họ tự sửa đổi trước, nhắc nhở riêng và yêu cầu phản hồi lý do vì sao chưa thực hiện Nếu vẫn quy phạm nhiều lần thì có hình thức xử phạt theo mức phạt đã đề ra trước đó, quản lý của nhân viên đó làm việc trực tiếp với giám đốc nhà máy để giải thích lý do cụ thể 4.2 Khuyến nghị 4.2.1 Về phía bệnh viện: - Thường xuyên thực hiện các buổi kiểm tra, giám sát nhằm hướng NVYT thực hiện 5S một cách nghiêm túc - Tổ chức duyệt khẩu hiệu, kế hoạch thực hiện 5S của các khoa phòng - Tổ chức hội thi 5S, bao gồm hình thức trình bày những ý tưởng 5S chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả trong công việc - Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao nhận thưc của NVYT về vấn đề thực hiện và duy trì 5S hằng ngày - Tổ chức các buổi hội thảo cấp tỉnh về vấn đề 5S, trong đó luân phiên các bệnh viện trình bày các nội dung thự chiện 5S tại bệnh viện mình để các bệnh viện đều được tham khảo, học hỏi - Tham quan, học tập thự ctees tại các bệnh viện bạn nhằm học hỏi kinh nghiệm làm việc thực tế - Tập trung cải tiến 5S dựa trên khảo stas những vấn đề còn nhiều tồn đọng, có nhiều sự cố y khoa hoặc bị NB phàn nàn nhiều nhất - Có hình thức khen thưởng, nhắc nhở, phạt phù hợp với các điều kiện thực tế nhằm kích thích NVYT thực hiện 5S một cách nhiệt tình, tâm huyết 4.1.2 Về phía NVYT: - Nghiêm túc thực hiện các nội dung 5S hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng - Thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của bản thân - Đoàn kết, học hỏi, chỉ dẫn cho đồng nghiệp trong việc thực hiện 5S - Nhiệt tình tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, sang tieesnn cải tiến kỹ thuật liên quan tới vấn đề thực hiện 5S nhằm thúc đẩy cải tiến chất lượng dịch vụ y tế tại đơn vị TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Quốc Hội (2009), “Luật Khám bệnh , chữa bệnh” 2 Quốc Hội (2014), “Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung” 3 Bộ Y tế (2013), “Quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện” 4 Bộ y tế (2016), “Bộ y tế chất lượng bệnh viện Việt Nam, phiên bản 2.0” 5 Thomas L Jackson (2009), 5S for Healthcare, CRC Press 6 TMQ Unit (2015), Manual for Implement of 5S in Hospital Setting, Hospital 7 Ontario Hospital Association (2013), 5S for Health care 8 Fanny Y F Young (2014), The Use of 5S in Healthcare Services: a Literature Review, International Journal of Business and Social Science, Vol 5, No 10(1) 9 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (2022), Áp dụng 5S trong cải tiến chất lượng bệnh viện 10.Bệnh viện Mắt Đà Nẵng (2018), Phương pháp thực hành 5S

Ngày đăng: 22/03/2024, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w