1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự biến động mã cổ phiếu fts của công ty cổ phần chứng khoán fpt (fpts) trên thị trường chứng khoán việt nam

31 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp, khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Sự biến động mã cổ phiếu FTS của Công ty Cổ phầnChứng khoán FPT (FPTS) trên thị trường chứng khoán

Trang 2

Đánh giá thành viên nhóm

Trang 3

MỞ ĐẦU

Kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh, với nền kinh tế 4.0 cuộc sống con người ngày càng phát triển hơn, nhu cầu cuộc sống đầy đủ ngày càng cao Nền kinh tế phát triển đi kèm với thị trường tài chính giàu mạnh, trong đó thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế, là cầu nối giữa một bên là các nhà đầu tư với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh

FTS là mã cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) trên thị trường chứng khoán Việt Nam Công ty này hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và tư vấn đầu tư, cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Mã cổ phiếu FTS có sự biến động giá khá lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thường được quan tâm bởi những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức Khi quan tâm đến cổ phiếu FTS, nhà đầu tư cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin về công ty và thị trường chứng khoán trước khi ra quyết định đầu tư Vì vậy để hiểu rõ hơn sự biến động mạnh mẽ của nó, nhóm 9 chọn đề tài: “Sự biến động mã cổ phiếu FTS của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1.Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoá

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

 Khái niệm TTCK

Thị trường chứng khoán là thị trường diễn ra các hoạt động phát hành, giao dịch mua bán chứng khoán Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp, khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành từ thị trường sơ cấp.

 Đặc điểm TTCK

- Hàng hóa của TTCK là các loại chứng khoán - TTCK được đặc trưng bởi định chế tài chính trực tiếp

- Hoạt động mua bán trên TTCK chủ yếu được thực hiện thông qua người môi giớ - TTCK gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo

- TTCK về cơ bản là thị trường liên tục  Các chủ thể tham gia TCCK:

- Tổ chức phát hành chứng khoánNhà đầu tư chứng khoán - Người kinh doanh chứng khoán

- Người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng - Người quản lý và giám sát thị trường

- Tổ chức phát hành chứng khoán: Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, công ty quản lý quỹ đầu tư

1.1.2 Phân loại thị trường chứng khoán

 Theo đối tượng giao dịch.

+ Thị trường cổ phiếu là thị trường vốn ( vốn cổ phần) là thị trường mà đối tượng giao dịch là các loại cổ phiếu của các công ty cổ phần Thị trường cổ phiếu được coi là bộ phận cơ bản và giữ vị trí quan trọng nhất của hệ thống TTCK Nói đến TTCK người ta thường đồng nghĩa với thị trường cổ phiếu.

+ Thị trường trái phiếu là thị trường nợ, là nơi giao dịch các loại trái phiếu.

Trang 5

+ Thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư là nơi giao dịch các loại chứng chỉ quỹ + Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi giao dịch các loại chứng khoán phái sinh như quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai TTCK phái sinh là thị trường mà sự ra đời và phát triển của nó bắt nguồn từ chính việc phát hành, giao dịch các loại chứng khoán gốc Sự tồn tại và phát triển của thị trường này có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu hoạt động sôi động và hiệu quả hơn.

 Theo các giai đoạn vận động( quá trình lưu thông) của chứng khoán

+ Thị trường sơ cấp là thị trường diễn ra các giao dịch phát hành các chứng khoán mới.TTCK sơ cấp có vai trò tạo vốn cho các tổ chức phát hành và chuyển hóa các nguồn vốn nhàn rỗi trong công chứng vào đầu tư.

+ Thị trường thứ cấp là thị trường diễn ra các giao dịch nua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Vai trò của thị trường thứ cấp là thực hiện việc di chuyển vốn đầu tư giữa các nhà đầu tư chứng khoán Nếu xét trên góc độ kinh tế vĩ mô, TTCK thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính thực hiện chức năng điều tiết vốn đầu tư giữa các nghành, các lĩnh vực, tạo ra một sự cân đối mới cho nền kinh tế.

 Theo hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động

+ Thị trường chứng khoán chính thức: TTCK chính thức (còn gọi là thị trường có tổ chức) là thị trường mà sự ra đời và hoạt động được thừa nhận, bảo hộ về mặt pháp lý Các hoạt động giao dịch của thị trường này nằm dưới sự kiểm soát và chịu sự ảnh hưởng bởi cơ chế điều tiết gián tiếp của Nhà nước Theo hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động, thị trường có tổ chức bao gồm:

+ Thị trường tập trung - Sở giao dịch: TTCK tập trung là thị trường ở đó việc giao dịch mua bán chứng khoản được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch.

Thị trường phi tập trung (còn gọi là thị trường OTC - Over the Counter): Thị trường OTC là thị trường ở đó việc giao dịch mua bán chứng khoản không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ thống máy vi tính và điện thoại kết nối giữa các thành viên của thị trường.

Trang 6

+ Thị trường chứng khoản không chính thức (TTCK tự do ): là thị trường ngầm, hay theo thị trường chợ đen, là thị trường ở đó các hoạt động giao dịch mua bán la chứng khoán không được thực hiện qua hệ thống giao dịch của thị trường tập trung và thị trường OTC, nó ra đời và hoạt động một cách tự phát theo nhu cầu của thị trường.

+ TTCK tự do là thị trường mà hoạt động giao dịch mua bán, chuyển nhượng chứng khoán có thể diễn ra ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào, có thể thông qua các nhà môi giới hoặc do chính những người có nhu cầu đầu tư, mua bán chứng khoán thực hiện.

 Theo hình thức giao dịch

+ Thị trường giao ngay là thị trường mà việc giao nhận chứng khoán và thanh toán được diễn ra ngay trong ngày giao dịch hoặc trong thời gian thanh toán bù trừ theo quy định.

+ Thị trường kỳ hạn là thị trường mà việc giao nhận chứng khoán và thanh toán được diễn ra sau ngày giao dịch một khoảng thời gian nhất định.

1.1.3 Chức năng và vai trò của TTCK

Chức năng của TTCK

TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính được ví như là hệ thống các con kênh khơi thông dòng chảy cho các nguồn vốn đầu tư Thông qua các con kênh này, vốn sẽ chảy từ nơi thừa về nơi thiếu, từ nơi sử dụng có hiệu quả thấp sang nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn, vốn sẽ chảy sang các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển theo đòi hỏi của xã hội cũng như các định hướng phát triển nền kinh tế của Chính phủ TTCK được nhìn nhận với hai chức năng cơ bản là tập trung huy động vốn đầu tư và điều tiết các nguồn vốn trong nền kinh tế.

 Tập trung huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

+ Thông qua các giao dịch trên được thực hiện trên TTCK sơ cấp, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội được tập trung cho các hoạt động đầu tư của các tổ chức phát hành

+ Thông qua phát hành trái phiếu, Nhà nước huy động vốn để thực hiện các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các công trình công cộng, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Trang 7

+ Các doanh nghiệp sử dụng vốn huy động được qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển thị trường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao thị phần doanh nghiệp, củng cố vị trí trên thương trường.

 Điều tiết các nguồn vốn trong nền kinh tế

TTCK nói chung, TTCK thứ cấp nói riêng là nơi tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán Thông qua thị trường này nhà đầu tư có thể thu hồi vốn hoặc chuyển vốn đầu tư một cách dễ dàng thông qua các hoạt động bản và mua các loại chứng khoán.Mặt khác, trong nền KTTT, bên cạnh những doanh nghiệp thành đạt, không ít doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp kém, thậm chí có nguy cơ phá sản Những doanh nghiệp này có thể phải chấp nhận giải pháp thu hẹp phạm vi kinh doanh ở một lĩnh vực nào đó bằng cách rút bớt vốn đầu tư khỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đầu tư vào một lĩnh vực khác thông qua việc mua các chứng khoán đang được giao dịch trên TTCK Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vốn đầu tư tự phát điều tiết từ các ngành, các lĩnh vực có hiệu quả sử dụng thấp sang các ngành, các lĩnh vực có hiệu quả sử dụng cao hơn.

Vai trò của TTCK

+ TTCK là kênh huy động, tập trung và luân chuyển vốn linh hoạt của nền kinh tế + TTCK góp phần kích thích cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

+ TTCK góp phần đa dạng hóa các hình thức đầu tư và hợp động vốn trong nền

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu

Khái niệm cổ phiếu

Trang 8

Cổ phiếu là quyền lực, người nắm giữ cổ phiếu được hưởng các quyền với tư cách là người chủ sở hữu công ty theo mức độ tương ứng với số lượng cổ phiếu nắm giữ Do vậy cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.

Đặc điểm của cổ phiếu

- Cổ phiếu là chứng khoán vốn, xác nhận sự hùn vốn vào công ty cổ phần trên nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu.

- Cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành Cổ phiếu chỉ được hoàn vốn một cách trực tiếp khi công ty cổ phần kết thúc thời hạn hoạt động hoặc bị phá sản Thông thường cổ phiếu được hoàn vốn một cách gián tiếp bằng cách người nắm giữ bán cổ phiếu ra thị trường.

- Cổ phiếu được phát hành khi thành lập công ty cổ phần hoặc khi công ty cần tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng kinh doanh, hiện đại hóa sản xuất.

- Thông thường, người mua cổ phiếu được quyền nhận cổ tức hàng năm có thể cố định hay biến động tùy theo từng loại cổ phiếu (trừ Voting Share).

- Người mua cổ phiếu sẽ là người sở hữu một phần giá trị của công ty, do đó phải chịu trách nhiệm hữu hạn về sự thua lỗ, phá sản của công ty.

- Người mua cổ phiếu được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác - Người mua cổ phiếu có quyền kiểm soát sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng, phù hợp với điều lệ công ty và pháp luật hiện hành.

- Người mua cổ phiếu được quyền chia phần tài sản còn lại của công ty khi công ty bị giải thể hoặc phá sản Số tài sản mà họ được quyền nhận lại tương ứng vơi số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.

1.2.2 Phân loại cổ phiếu

Theo các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông:

+ Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) là loại cổ phiếu cơ bản của công ty, cho: phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ti, được phát hành ra đầu tiên và thu hồi về cuối cùng, cổ đông có quyền biểu quyết và tham gia quyết định tất cả các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh.

Trang 9

+ Cổ phiếu ưu đãi (perfected): là loại cổ phiếu phát hành sau cổ phiếu thường, cho phép người nắm giữ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ phiếu thường.

Theo khả năng thu nhập và trạng thái công ty phát hành:

+ Cổ phiếu thượng hạng (blue chip stocks): là cổ phiếu do các công ty lớn, có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín tên tuổi trên thị trường phát hành và giao dịch Do vậy, đây là loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao Vì thế, giá loại cổ phiếu này thường ổn định và sẽ có xu hướng gia tăng khi lãi suất vay vốn trên thị trường giảm.

+ Cổ phiếu tăng trưởng (Growth stocks): do các công ty cổ phần đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh phát hành Đây là những công ty cổ phần có tốc độ tăng thị phần và thu nhập công ty nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Có tỉ lệ cổ tức thấp, thậm chí có năm không có cổ tức.

+ Cổ phiếu phòng vệ: là cổ phiếu của những công ty mà sự ổn định của chúng hầu như không phụ thuộc vào sự suy thoái của nền kinh tế như các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu (thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát…) Trong khi các loại cổ phiếu khác bị giảm giá mạnh khi nền kinh tế suy thoái, thì cổ phiếu phòng vệ thường vẫn giữ giá vì có mức cổ tức ổn định.

+ Cổ phiếu thu nhập (Income stocks): có mức cổ tức cao hơn mức trung bình Đây là các loại cổ phiếu do các công ty thuộc lĩnh vực công ích phát hành và thường phát hành cho những người già và những người về hưu.

+ Cổ phiếu chu kỳ: là cổ phiếu của những công ty có lợi nhuận không ổn định mà phụ thuộc vào chu kỳ sống sản phẩm của công ty trên thị trường (sắt thép, xi măng, ô tô, máy công cụ,…)

+ Cổ phiếu thời vụ: là cổ phiếu của các công ty cổ phần có tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tính thời vụ đã làm cho thu nhập của công ty không ổn định mà biến động theo thời vụ kinh doanh.

Theo quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết trong đại hội đồng cổ đông

+ Cổ phiếu đơn phiếu: là loại cổ phiếu được phân bổ một phiếu bầu cho mỗi cổ phiếu Loại cổ phiếu này thường dùng cho doanh nghiệp ít cổ đông (công ty cổ phần tư nhân), bởi vì tất cả các cổ đông đều có thể và có điều kiện tham dự đại hội đồng cổ đông đầy đủ.

Trang 10

+ Cổ phiếu đa phiếu: là loại cổ phiếu mà số phiếu bầu được phân bổ ít hơn số cổ phiếu đang lưu hành Loại cổ phiếu này thường dùng cho doanh nghiệp nhiều cổ đông (công ty cổ phần đại chúng).

+ Cổ phiếu lưỡng phiếu: là loại cổ phiếu mà cổ đông của cổ phiếu này được phân bổ hai loại phiếu bầu Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu này thường có ít cổ đông Quyền lưỡng phiếu này thường dành cho các cổ đông uy tín, có danh phận trong xã hội hoặc ngành chuyên môn mà các doanh nghiệp đó đang kinh doanh.

Theo khả năng chuyển nhượng

+ Cổ phiếu ghi danh: Là loại cổ phiếu có tên người nắm giữ Tên và thông tin cá nhân của chủ sở hữu được đăng ký và quản lý tại công ty phát hành Cổ phiếu ghi danh không được chuyển nhượng tự do và thường được phát hành cho các sáng lập viên và các thành viên chủ chốt của HĐQT

+ Cổ phiếu vô danh: là loại cổ phiếu không ghi tên người nắm giữ Tên và thông tin cá nhân của chủ sở hữu được không được lưu giữ và quản lý tại công ty phát hành Cổ phiếu vô danh được chuyển nhượng tự do trên TTCK và phát hành rộng rãi ra công chúng.

Trang 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA MÃ CỔ PHIẾU FTSCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT(FPTS) TẠI VIỆT NAM.2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS)

2.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS)Tên công ty: Công ty cổ phần Chứng khoán FPT

Tên tiếng Anh: FPT Securities Joint Stock CompanyTên viết tắt: FPTS Mã chứng khoán: FTS

Trụ sở chính: Số 52, Đường Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Thành phố

Hà Nội

Vốn điều lệ (tháng 12/2022): 1.950.599.510.000 đồng

Công ty cổ phần Chứng khoán FPT là một thành viên của Tập đoàn FPT, được cấp phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 13/07/2007, với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu kí chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán

Vào tháng 01/2017, Công ty cổ phần chứng khoán FPT chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), mã chứng khoán là FTS Trải qua hơn 16 năm xây dựng và phát triển, công ty đã liên tục gặt hái được rất nhiều thành công, đạt được sự tin tưởng của khách hàng, khẳng định vị trí là công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Đứng đầu bộ máy của Công ty cổ phần chứng khoán FPT là Đại hội đồng cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Dịch vụ tài chính SBI Trong bộ máy ban lãnh đạo của công ty bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và Ủy ban Kiểm toán Hiện tại người đứng đầu ban lãnh đạo là ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc và ông Nguyễn Điệp Tùng, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của công ty Công ty có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội, ngoài ra còn có 2 chi nhánh đặt tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh Công ty có 4 khối hoạt động kinh doanh, bao gồm Khối Tư vấn đầu tư, Khối Tư vấn tài chính doanh nghiệp, Khối Phân tích đầu tư, Khối Chức năng

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:57

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w