1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tái Phát Ở Bệnh Nhân Tâm Thần Phân Liệt Từ 45 Tuổi Trở Lên Điều Trị Nội Trú Tại Bệnh Viện Tâm Thần Nghệ An (Full Text).Docx

104 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt từ 45 tuổi trở lên điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Nghệ An
Tác giả Nguyễn Cảnh Hùng
Trường học Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Chuyên ngành Y học
Thể loại Luận văn chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2020
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 557,01 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (9)
    • 1.1. Khái niệm, lịch sử nghiên cứu tâm thần phân liệt (9)
    • 1.2. Các giả thuyết về bệnh nguyên, bệnh sinh (10)
    • 1.3. Các triệu chứng lâm sàng (13)
    • 1.4. Tâm thần phân liệt giai đoạn từ 45 tuổi trở lên (19)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (32)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (32)
    • 2.3. Phương pháp xử lý số liệu (42)
    • 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu (42)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (44)
    • 3.2. Đặc điểm về lâm sàng TTPL giai đoạn từ 45 tuổi (47)
    • 3.3. Các yếu tố liên quan đến tái phát giai đoạn từ 45 tuổi (56)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (63)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (63)
    • 4.2. Đặc điểm về lâm sàng TTPL giai đoạn từ 45 tuổi (66)
    • 4.3. Các yếu tố liên quan đến tái phát giai đoạn từ 45 tuổi (74)
  • KẾT LUẬN (81)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Tâm thần phân liệt (TTPL) là bệnh loạn thần nặng khá phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ hiện mắc tâm thần phân liệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới khoảng 0,6 - 1% dân số và mỗi năm cứ 10.000 người dân từ 12 đến 60 tuổi thì có một người mắc tâm thần phân liệt. Theo Trần Viết Nghị và cộng sự tại Việt Nam tỷ lệ hiện mắc tâm thần phân liệt chiếm khoảng 0,3 - 1% dân số. Tuy nhiên tỷ lệ mắc này rất khác nhau ở mỗi nước tùy vào các nghiên cứu của các tác giả khác nhau [1], [7], [11], [18], [20], [22],[58]. Tâm thần phân liệt thường khởi phát tuổi trẻ, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và phức tạp, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Bệnh thường tiến triển mạn tính và thường có những đợt tái phát bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời người bệnh. Trên thế giới đặc điểm tâm thần phân liệt ở giai đoạn trên 45 tuổi cũng đã có những nghiên cứu đề cập. Bệnh cảnh lâm sàng trong từng giai đoạn bệnh có những nét đặc trưng riêng. Giai đoạn trên 45 tuổi do ảnh hưởng các yếu tố tuổi tác, sự thoái hoá chung của một số cơ quan (đặc biệt là não bộ), sự suy giảm chuyển hoá, chức năng nội tiết và một số bệnh lý cơ thể kèm theo (đặc biệt là bệnh nhân nữ), đã hình thành những nét đặc điểm lâm sàng riêng. Các nhân tố tâm - sinh lý cũng như các nhân tố gia đình và các quan hệ xã hội của người bệnh ở giai đoạn trên 45 tuổi làm thúc đẩy tái phát bệnh cũng có những nét khác biệt. Tâm thần phân liệt tiến triển, tái phát ở giai đoạn trên 45 tuổi do có các yếu tố về tuổi tác động vào sẽ có những đặc điểm riêng biệt không giống với các giai đoạn trước 45 tuổi [6], [10]. Tái phát bệnh tâm thần phân liệt gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người bệnh và những người xung quanh, tái phát làm người bệnh giảm, mất khả năng học tập và lao động, giảm khả năng tham gia các hoạt động xã hội, giảm sút nghiêm trọng chất lượng cuộc sống và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Sự tái phát bệnh cũng làm cho người bệnh đáp ứng điều trị kém hơn, có tiên lượng xấu hơn sau mỗi lần tái phát. Nặng nề nhất là bệnh nhân tái phát nhiều lần kèm theo có các triệu chứng trầm cảm có thể xuất hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Người chăm sóc và gia đình bệnh nhân cũng phải chịu gánh nặng kinh tế nặng nề. Chi phí điều trị cũng tăng lên, bao gồm các chi phí trực tiếp liên quan điều trị y tế và các chi phí gián tiếp do phải chăm sóc bệnh nhân tại thời gian nằm điều trị tại viện, chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Do đó xã hội và ngành y tế phải chịu gánh nặng lớn, phải đối phó với số lượng bệnh nhân cao hơn phải nhập viện có thể dẫn đến tình trạng quá tải và chăm sóc người bệnh kém. Ở Việt Nam đã có các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng cũng như nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tái phát bệnh tâm thần phân liệt nhưng chưa có nghiên cứu có hệ thống nào trên bệnh nhân tâm thần phân liệt lứa tuổi từ 45 tuổi trở lên. Để góp phần tìm hiểu sâu hơn đặc điểm lâm sàng tâm thần phân liệt ở giai đoạn trên 45 tuổi và các yếu tố thúc đẩy tái phát giúp cho chẩn đoán và điều trị phù hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt từ 45 tuổi trở lên điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Nghệ An”, nhằm các mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tâm thần phân liệt từ 45 tuổi trở lên. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tái phát tâm thần phân liệt từ 45 tuổi trở lên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 102 bệnh nhân tâm thần phân liệt đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 tái phát từ 45 tuổi trở lên điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Nghệ An.

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt theo tiêu chuẩn ICD - 10 (1992) mục F.20 hiện tái phát từ 45 tuổi trở lên điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Nghệ An từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020.

- Rối loạn phân liệt cảm xúc, các rối loạn khí sắc có loạn thần.

- Rối loạn loạn thần thực tổn giống tâm thần phân liệt.

- Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cơ thể gây rối loạn tâm thần

- Các rối loạn loạn thần liên quan đến sử dụng chất gây nghiện.

- Tâm thần phân liệt trên 45 tuổi khởi phát lần đầu.

2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành tại tại Bệnh viện tâm thần Nghệ An.

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phỏng vấn hồi cứu phân tích thông tin theo chiều dọc quá trình bệnh lý từ tiền sử đến hiện tại của từng trường hợp.

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả lâm sàng trên quần thể bệnh nhân nội trú nên chúng tôi áp dụng cách chọn mẫu thuận tiện đối với tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán đúng theo tiêu chuẩn đã chọn trong thời gian nghiên cứu đều được đưa vào mẫu nghiên cứu Thực tế số lượng mẫu thu được là 102 bệnh nhân.

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3.1 Cơ sở thu thập thông tin

+ Khám trực tiếp từ bệnh nhân.

+ Phỏng vấn thông qua người thân sống cùng với bệnh nhân, đồng nghiệp, tham khảo hồ sơ, bệnh án, tài liệu chuyên môn từ tuyến trước và các bệnh nhân từ những đợt nằm viện trước.

- Lập bệnh án nghiên cứu theo mẫu thiết kế chuyên biệt, đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thu thập ghi chép, đầy đủ, nhất quán các thông tin cần thiết cho nghiên cứu ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu.

- Tìm hiểu tiền sử quá trình phát triển cơ thể và tâm thần, nhân cách tiền bệnh lý các triệu chứng khởi phát, các đợt tái phát của bệnh, các yếu tố liên quan đến tái phát, quá trình điều trị, quá trình thuyên giảm

- Sử dụng thang PANSS để khảo sát triệu chứng âm tính – dương tính trên bệnh nhân.

- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng đối tượng nghiên cứu, người nhà để tìm hiểu về các triệu chứng tâm thần như các rối loạn về tư duy, tri giác, cảm xúc và hành vi

- Khám lâm sàng chung: nhằm phát hiện và loại trừ các yếu tố thực thể kèm theo.

- Khám tình trạng tâm thần từng đối tượng nghiên cứu xác định các triệu chứng rối loạn tâm thần hiện tại.

- Chú ý đặc điểm các triệu chứng như

+ Thời gian bắt đầu xuất hiện.

+ Nội dung của triệu chứng, những biểu hiện chủ quan và khách quan của triệu chứng.

+ Thời gian tồn tại của triệu chứng (có theo dõi dọc trong thời gian điều trị).

+ Thái độ của bệnh nhân đối với triệu chứng.

+ Ảnh hưởng của triệu chứng đối với bệnh nhân.

+ Sự đáp ứng điều trị.

+ Theo dõi hàng ngày, kết hợp với theo dõi và điều trị của bác sĩ tại các khoa Các thông tin trong nội dung nghiên cứu được ghi chép đầy đủ trong bệnh án nghiên cứu.

+ Cận lâm sàng Đánh giá bệnh nhân qua thang PANSS.

Các xét nghiệm cần thiết để loại trừ các bệnh lý thực tổn.

+ Phỏng vấn gia đình BN, khai thác tài liệu chuyên môn của khoa phòng sở tại và từ tuyến trước về các đợt tái phát, tìm hiểu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tái phát như yếu tố về gia đình, sang chấn tâm lý, các yếu tố về can thiệp y tế, tính đáp ứng điều trị, thời gian thuyên giảm bệnh.

- Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tất cả bệnh nhân đều đươc làm hồ sơ bệnh án theo mẫu nghiên cứu thống nhất.

- Sử dụng thang PANSS phần các triệu chứng âm tính, triệu chứng dương tính để đánh giá sự thay đổi của các triệu chứng lâm sàng qua các thời sau nhập viện và trước khi ra viện.

+ Thang dương tính bao gồm 7 mục như sau:

P2: Rối loạn hình thức tư duy: tư duy rườm rà, tư duy phi logic, tư duy ngắt quãng, lịm dần, liên tưởng rời rạc

P4: Phấn khích/kích động: tăng hoạt động, tăng cảnh giác với những kích thích và đáp ứng, cảm xúc không ổn định quá mức Đánh giá thông qua các biểu hiện của hành vi trong quá trình thăm khám cũng như hỏi người nhà.

P6: Đa nghi/ ý tưởng bị hại

P7: Tính thù địch: Thể hiện qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ không lời biểu hiện sự giận dữ, dùng lời mỉa mai, châm biếm, bạo hành bằng ngôn ngữ, dễ tấn công.

+ Thang âm tính gồm 7 mục như sau:

N4: Thụ động/thờ ơ/thu mình

N5: Khó tư duy trìu tượng

N6: Thiếu tự chủ/tiếp tục các cuộc trò chuyện

+ Thang đánh giá Tâm thần chung gồm các mục như sau:

G1: Bận tâm về các triệu chứng cơ thể

G5: Tư thế và cử chỉ

G9: Nội dung tư duy bất thường

G12: Thiếu phán đoán và nhận thức

G14: Kiểm soát xung động kém

G15: Ưu tư: quá bận tâm hoặc say mê với các suy nghĩ và cảm giác nội tâm, có những trải nghiệm tự kỷ làm ảnh hưởng không tốt đến các hành vi thích nghi và các mối quan hệ người khác.

-Mỗi mục sẽ được chấm điểm theo 7 mức độ như sau

+ Bệnh nhân không có triệu chứng nêu trong thang : 1 điểm

+ Có triệu chứng rất nhẹ : 2 điểm

+ Có triệu chứng mức độ nhẹ : 3 điểm

+ Có triệu chứng mức độ trung bình : 4 điểm

+ Có triệu chứng mức độ giữa trung bình và nặng : 5 điểm

+ Có triệu chứng mức độ nặng : 6 điểm

+ Có triệu chứng rất nặng : 7 điểm

- Các điểm số từ 2 đến 7 tương ứng với mức độ tăng dần về độ nặng của triệu chứng:

+ 2 điểm (tối thiểu) để chỉ một bệnh lý chưa rõ ràng, còn nghi vấn và ranh giới giữa bình thường và bệnh lý.

+ 3 điểm (nhẹ) khi triệu chứng rõ ràng hiện diện nhưng không nổi bật lắm và ít ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

+ 4 điểm (trung bình) khi triệu chứng biểu hiện một vấn đề quan trọng nhưng chỉ xảy ra đôi khi hoặc chỉ ảnh hưởng vừa phải đến sinh hoạt hàng ngày.

+ 5 điểm (trung bình hoặc nặng) để chỉ các biểu hiện rõ rệt gây ảnh hưởng rõ ràng trên hoạt động của bệnh nhân nhưng không chi phối hoàn toàn và đôi khi có kiểm soát được theo ý muốn.

Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, Microsoft Excel 2007.

- Trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng số lượng, tỉ lệ %, bảng và biểu đồ.

- Dùng phương pháp tính tỷ lệ phần trăm.

- Dùng phương pháp kiểm định  2 để so sánh các tỷ lệ quan sát với công thức

Oi là tần số quan sát

Ei là tần số lý thuyết

Nếu số dự báo tính toán ≤ 5 thì áp dụng công thức hiệu chỉnh Yatest hoặc theo test Fisher exact.

- Dùng test t để kiểm định giá trị trung bình của 2 nhóm, ANOVA để kiểm định giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên.

- Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khoảng tin cậy 95%, tương ứng với p= 0,05 để kiểm định ý nghĩa thống kê [24].

Đạo đức trong nghiên cứu

- Việc nghiên cứu được thông báo, giải thích rõ với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, đồng thời được sự đồng ý của bệnh nhân và gia đình.

- Các thông tin cá nhân thu được từ bệnh nhân và gia đình chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học Các thông tin này đảm bảo được giữ bí mật và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của bệnh nhân và gia đình.

- Kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất nhằm mục đích đưa ra khuyến cáo làm giảm nguy cơ tái phát bệnh tâm thần phân liệt nói chung và tâm thần phân liệt thể paranoid nói riêng

- Nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.

- Đây là nghiên cứu mô tả nên không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

- Luận văn đã được hội đồng khoa học của Trường Đại học Y Dược Huế và hội đồng khoa học Bệnh viện tâm thần Nghệ An thông qua đề cương nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, độ tuổi

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Nghiên cứu có tỉ lệ nam, nữ tương đồng, xấp xỉ nhau với tỉ lệ nam giới là 53,9%, nữ giới là 46,1%.

Bảng 3.1 Đặc điểm lứa tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Trong nghiên cứu, các nhóm tuổi có tỉ lệ tương đối đồng đều, với nhóm bệnh nhân từ 45 – 49 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (31,4%).

3.1.2 Phân bố theo nghề nghiệp và trình độ học vấn của nhóm bệnh đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2 Đặc điểm nghề nghiệp của nhóm đối tượng nghiên cứu

THPT 29 28,4 Đại học, sau ĐH 0 0

Bệnh nhân tham gia nghiên cứu chủ yếu là nông dân, chiếm tỉ lệ 88,3%, đứng thứ 2 là nhóm hưu trí mất sức, tỉ lệ 4,9% Nhóm thất nghiệp và làm công việc tự do chiếm tỉ lệ nhỏ.

Về trình độ học vấn, chiếm chủ yếu trong nghiên cứu là nhóm bệnh nhân có trình độ tiểu học, trung học cơ sở với tỉ lệ 69,6% Đứng thứ 2 là nhóm bệnh nhân có trình độ trung học phổ thông với tỉ lệ 28,4% Chỉ có 2 bênh nhân mù chữ, chiếm tỉ lệ 2%.

3.1.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân

Bảng 3.3 Đặc điểm về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

Tình trạng hôn nhân n % Đã có gia đình 82 80,4

Bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yêu là đối tượng đã có gia đình, chiếm tỉ lệ 80,4% Nhóm đối tượng đã ly hôn đứng thứ 2 với 10,7% Nhóm đối tượng còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ.

3.1.4 Tiền sử gia đình có rối loạn tâm thần

Bảng 3.4 Tiền sử gia đình có rối loạn tâm thần

Bố, mẹ, anh chị em ruột 25 24,5

Bác, cô chú, anh chị em họ 2 2,0 Ông bà nội ngoại 1 1,0

Chiếm tỉ lệ lớn trong nghiên cứu là nhóm bệnh nhân không có tiền sử gia đình có rối loạn tâm thần, với tỉ lệ 72,5% Đứng thứ hai là nhóm có bố, mẹ, anh chị em ruột có rối loạn tâm thần với tỉ lệ 24,5%.

Nhóm có tiền sử gia đình ở đời thứ 2, thứ 3 chiếm tỉ lệ nhỏ.

3.1.5 Tiền sử sử dụng chất

Bảng 3.5 Tiền sử sử dụng chất

Tiền sử sử dụng chất n %

Phần lớn bệnh nhân không có tiền sử sử dụng chất, chiếm tỉ lệ 70,7% Tỉ lệ bệnh nhân dùng rượu, thuốc lá hoặc kết hợp cả hai chiếm tỉ lệ nhỏ.

Đặc điểm về lâm sàng TTPL giai đoạn từ 45 tuổi

3.2.1 Biểu hiện lâm sàng chung của nhóm đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.2 Đặc điểm tuổi khởi phát bệnh của nhóm bệnh nhân NC

Phần lớn bệnh nhân khởi phát bệnh ở độ tuổi từ 25 – 34 tuổi, với tỉ lệ 50% Đứng sau đó là nhóm khởi phát ở độ tuổi 35-44 tuổi, với tỉ lệ 41,2%. Các bệnh nhân khởi phát sớm và muộn hơn chiếm tỉ lệ nhỏ trong nghiên cứu.

3.2.2.2 Đặc điểm phân bố thể bệnh giai đoạn hiện tại nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.6 Sự phân bố các thể bệnh giai đoạn hiện tại trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Thể bệnh giai đoạn hiện tại n Tỷ lệ (%)

Thể trầm cảm sau phân liệt 1 1,0

Thể paranoid là thể bệnh TTPL chiếm đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu với tỉ lệ 52,9% Thể không biệt định chiếm tỉ lệ cao thứ 2 với 35,3% số bệnh nhân Các thể bệnh khác chiếm tỉ lệ nhỏ.

3.2.2 Rối loạn tư duy của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.7 Tỉ lệ bệnh nhân có hoang tưởng

Có 75,5% bệnh nhân có triệu chứng hoang tưởng, còn lại các bệnh nhân không có triệu chứng hoang tưởng chiếm tỉ lệ 24,5%.

Bảng 3.8 Các loại hoang tưởng trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu (nw)

Hoang tưởng bị hại chiếm tỉ lệ cao nhất với 54,5%, hoang tưởng tự cao đứng thứ 2 với 22,1% Các hoang tưởng ghen tuông, liên hệ, bị theo dõi chiếm tỉ lệ thấp hơn với lần lượt là 14,2%, 10,4% và 13,0% Hoang tưởng bị chi phối chiếm tỉ lệ thấp nhất với chỉ 5 bệnh nhân (6,4%).

Tỉ lệ số lượng hoang tưởng (%)

Biểu đồ 3.3 Số lượng hoang tưởng trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu Nhận xét:

Chiếm chủ yếu trong số 77 bệnh nhân có hoang tưởng là nhóm bệnh nhân có một hoang tưởng, tỉ lệ 77,9% Nhóm bệnh nhân có hai hoang tưởng là 22,1% Không có bệnh nhân có trên 2 hoang tưởng trong số bệnh nhân nghiên cứu.

Bảng 3.9 Đặc điểm rối loạn hình thức tư duy trên nhóm bệnh nhân (n2)

Rối loạn HT tư duy n Tỷ lệ (%)

Không có rối loạn hình thức 2 2,0

Có 98% các bệnh nhân nghiên cứu có rối loạn hình thức tư duy Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân có tư duy không logic chiếm tỉ lệ cao nhất (52%), đứng thứ

2 là kiểu tư duy dồn dập với 20,6% Các hình thức tư duy khác như tư duy ngắt quãng, trả lời bên cạnh hanh tư duy nghèo nàn chiếm tỉ lệ thấp trong nghiên cứu.

3.2.3 Các loại rối loạn tri giác của bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.10 Các loại rối loạn tri giác thường gặp trên nhóm BNNC (n2)

Loại ảo giác n Tỷ lệ (%) Ảo thanh 47 46,1 Ảo thị 4 3,9 Ảo khứu 0 0 Ảo giác nội tạng 0 0

Nhận xét : Ảo giác diễn ra ở 49 bệnh nhân nhập viện, tương ứng tỉ lệ 48,0% Trong nhóm 49 bệnh nhân có ảo giác, tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng ảo thanh chiếm tỉ lệ lớn (47 bệnh nhân, tương ứng 46,1%), 4 bệnh nhân có ảo thị (3,9%) Có 2 bệnh nhân có sự kết hợp, vừa có ảo thanh, vừa có ảo thị Không xuất hiện ảo khứu hay ảo giác nội tạng.

Bảng 3.11 Đặc điểm ảo thanh (nG)

Trong số 47 bệnh nhân có triệu chứng ảo thanh, ảo thanh ra lệnh và bình phẩm chiếm tỉ lệ chủ yếu và tương đương nhau (29,8% và 34,1%) Ảo thanh thảo luận, ảo thanh thô sơ và những ảo thanh không rõ nội dung chiếm tỉ lệ nhỏ.

Trong số 47 bệnh nhân có triệu chứng ảo thanh, ảo thanh xuất hiện chủ yếu từ bên trong cơ thể với tỉ lệ 67,3% Phần còn lại, tỉ lệ ảo thanh xuất hiện ngoài cơ thể là 30,6%.

Bảng 3.12 Đặc điểm rối loạn tri giác trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n = 49) Đặc điểm n Tỷ lệ (%)

Tính chất chi phối bệnh nhân

Thái độ của bệnh nhân

Các ảo giác xuất hiện với tính chất thường xuyên hàng ngày chiếm tỉ lệ chủ yếu (85,7%) Chiếm tỉ lệ còn lại là các bệnh nhân với tần suất xuất hiện ảo giác dưới 1 tuần 1 lần (14,3%).

Các ảo giác chủ yếu có tính chất chi phối với bệnh nhân, với tỉ lệ chi phối rõ là 44,9% và chi phối ít là 36,7% Vẫn có 18,4% ảo giác không có tính chất chi phối với bệnh nhân.

Bệnh nhân phần lớn có thái độ mơ hồ và tin tưởng vào ảo giác, với tỉ lệ tương đương nhau là 46,9%

Bảng 3.13 Sự kết hợp hoang tưởng, ảo giác nhóm BNNC (n2)

Hoang tưởng đơn thuần 36 35,3 Ảo giác đơn thuần 8 7,8

Không có hoang tưởng ảo giác 17 16,7

Chiếm tỉ lệ chủ yếu là nhóm bệnh nhân có sự kết hợp của cả hoang tưởng và ảo giác (40,2%), tiếp sau là nhóm bệnh nhân có hoang tưởng đơn thuần (35,3%) Có tới 16,7% bệnh nhân không có hoang tưởng ảo giác trong giai đoạn nghiên cứu.

3.2.4 Rối loạn cảm xúc trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.14 Đặc điểm rối loạn cảm xúc trên nhóm BN nghiên cứu (n2).

Cảm xúc không ổn định 46 45,1

Bàng quan, thờ ơ, vô cảm 69 67,6

Hầu hết các bệnh nhân có trạng thái cảm xúc không thích hợp với hoàn cảnh, với tỉ lệ 92,3% Đứng thứ 2 là biểu hiện cảm xúc thờ ơ, vô cảm với tỉ lệ67,6% Có 45,1% bệnh nhân với triệu chứng cảm xúc không ổn định Biểu hiện trầm cảm có 01 bệnh nhân chiếm tỉ lệ thấp với chỉ 1,0%.

3.2.5 Rối loạn hoạt động có ý chí trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.15 Đặc điểm RLHĐ có ý chí trên nhóm BNNC khi mới nhập viện (n2).

Các triệu chứng n Tỷ lệ (%)

Tăng hoạt động, kích động 33 32,4

Thụ động, lười nhác 38 37,3 Ăn mặc, vệ sinh kém 41 40,2

Giảm giao tiếp xã hội 67 65,7

Chiếm chủ yếu về các rối loạn hành vi trong nghiên cứu là biểu hiện giảm giao tiếp xã hội với 65,7% số bệnh nhân Những rối loạn hoạt động khác như tăng hoạt động, thụ động, lười nhác, vận động chậm chạp, vệ sinh kém chiến tỉ lệ tương đối đồng đều trong nghiên cứu.

Bảng 3.16 Đặc điểm RLHĐ bản năng trên nhóm BNNC khi mới nhập viện (n2).

Các triệu chứng n Tỷ lệ (%) Ăn uống Ăn giảm 84 82,4 Ăn bình thường 18 17,6

Không sinh hoạt tình dục 86 84,3

Giảm sút sinh hoạt tình dục 16 15,7

Phần lớn bệnh nhân giảm ăn uống, chiếm tỉ lệ 82,4%.

Cùng với đó, tất cả các bệnh nhân đều có rối loạn về giấc ngủ, trong đó bệnh nhân ngủ ít chiếm tỉ lệ 55,9% trong số các bệnh nhân nhập viện, có 39,4% bệnh nhân mất ngủ hoàn toàn.

- Tỉ lệ bệnh nhân không sinh hoạt tình dục chiếm tỉ lệ cao (84,3%) trong nghiên cứu Tất vả các bệnh nhân đều có suy giảm hoạt động tình dục.

3.2.6 Đánh giá đặc điểm lâm sàng chung trên thang PANSS

Bảng 3.17 Kết quả đánh giá thang PANSS trên bệnh nhân

PANSS Trung bình Biên độ p

(< 0,001) Thời điểm trước ra viện 80,4 ± 11,9 53 - 115

Có sự cải thiện về điểm số đánh giá giai đoạn bệnh (có ý nghĩa thống kê) giữa hai thời điểm sau nhập viện và trước khi ra viện.

Bảng 3.18 Kết quả đánh giá thang PANSS thời điểm vào viện theo thời gian diễn biến bệnh

Thời gian diễn biến n PANSS - P PANSS - N PANSS - G

Không có sự khác biệt về điểm số đánh giá trên thang PANSS ở từng phần giữa các nhóm bệnh nhân có thời gian diễn biến bệnh khác nhau.

Các yếu tố liên quan đến tái phát giai đoạn từ 45 tuổi

3.3.1 Đặc điểm tái phát của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.19 Số lần tái phát bệnh trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Số lần tái phát của nhóm bệnh nhân nghiên cứu nằm trong khoảng 1-20 lần, trung bình 7,2 ± 3,9 lần Tỉ lệ hay gặp nhất là tái phát từ 5- 10 lần, chiếm 45,1%.

3.3.2 Liên quan giữa tuổi, giới và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.20 Liên quan giữa tuổi, giới và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Tuổi n % Thời gian ổn định trung bình P

Thời gian ổn định trung bình của hai nhóm dưới 60 tuổi và trên 60 tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thời gian ổn định trung bình giữa giới nam và nữ.

3.3.3 Liên quan tiền sử gia đình và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu Bảng 3.21 Liên quan tiền sử gia đình và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số lần tái phát giữa nhóm có tiền sử gia đình và không có tiền sử gia đình

3.3.4 Liên quan tiền sử sử dụng chất và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.22 Liên quan tiền sử sử dụng chất ở nhóm nghiên cứu

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số lần tái phát giữa nhóm có và không có sử dụng chất

Bảng 3.23 So sánh thời gian ổn định của số bệnh nhân sử dụng và không sử độc chất

Sử dụng chất Tổng Thời gian ổn định trung bình (năm) P n Tỷ lệ

Không có sự khác biệt về thời gian ổn định trung bình của hai nhóm có tiền sử lạm dụng chất và không có tiền sử lạm dụng chất (p>0,05).

3.3.5 Liên quan bệnh cơ thể và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.24 Liên quan bệnh cơ thể đồng diễn trên bệnh nhân TTPL

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số lần tái phát giữa nhóm có và không có bệnh cơ thể

3.3.6 Liên quan sang chấn tâm lý và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.25 Liên quan sang chấn tâm lý và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số lần tái phát giữa nhóm có và không có sang chấn tâm lý

3.3.7 Liên quan tuổi khởi phát bệnh và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.26 Liên quan tuổi khởi phát bệnh và số lần tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số lần tái phát giữa nhóm khởi phát dưới 25 tuổi và khởi phát trên 25 tuổi.

3.3.8 Liên quan thể bệnh TTPL thời điểm khởi phát và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.27 Liên quan thể bệnh TTPL thời điểm khởi phát và số lần tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của số lần tái phát giữa nhóm bệnh nhân TTPL thể paranoid và thể khác.

3.3.8 Liên quan tuân thủ điều trị và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu Bảng 3.28 Liên quan tuân thủ điều trị và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của số lần tái phát giữa nhóm có và không có tuân thủ điều trị.

3.3.9 Liên quan số lượng tác dụng phụ và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.29 Liên quan số lượng tác dụng phụ và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Số lượng tác dụng phụ

Tỉ lệ bệnh nhân có số lượng tác dụng phụ từ 0-1 xấp xỉ với tỉ lệ bệnh nhân có từ 2 tác dụng phụ trở lên Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của số lần tái phát giữa nhóm có 0,05 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thời gian ổn định trung bình giữa nhóm nam và nhóm nữ. Tương tự, Kazadi và cộng sự quan sát trên 217 bệnh nhân cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa (p> 0,05) giữa những người tái phát và những người không tái phát về giới tính, tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng việc làm [61].

Các nghiên cứu cụ thể về giới và nhân tâm thần phân liệt lại cho thấy kết quả khác Trên nghiên cứu theo dõi dọc đánh giá 6 lần theo dõi suốt 20 năm của Linda S Grossman và cộng sự, có sự khác biệt đáng kể về cải thiện triệu chứng loạn thần và khoảng thời gian ổn định không phải nhập viện lại ở phụ nữ cao hơn so với nam giới Cũng nghiên cứu tương tự trước đó của nhóm tác giả này cho thấy số lần nhập viện lại ít hơn và ngắn hơn ở phụ nữ, chứng tỏ khả năng tái phát ít hơn Điều này được tác giả gợi ý do khác biệt nội tiết tố, trong đó estrogen- một chất được coi như là chất chống loạn thần tự nhiên- cao hơn ở nữ giới [46] Tuy nhiên, chính vì thế sự khác biệt về giới tính trong sự hồi phục sẽ ít rõ rệt hơn khi quần thể mẫu già đi, trong khi nghiên cứu chúng tôi thực hiện trên các bệnh nhân trên 45 tuổi, kết quả không nhận thấy sự khác biệt về giới với thời gian ổn định trung bình.

4.3.3 Liên quan tiền sử gia đình và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu Ở thời điểm hiện tại, ngoài các yếu tố môi trường, các yếu tố di truyền được cho là đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt.

Hệ số di truyền của bệnh tâm thần phân liệt lên đến 80% Nếu bố hoặc mẹ mắc chứng này, xác suất để nó được truyền lại cho con cái là 13% Nếu nó có ở cả cha và mẹ, nguy cơ là hơn 20% [81] Tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần phân liệt ở những người thân cấp một là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ đối với bệnh tâm thần phân liệt [72].

4.3.4 Liên quan tiền sử sử dụng chất và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Các nghiên cứu trên thế giới nhận thấy có mối liên hệ giữa lạm dụng chất với khởi phát cũng như tái phát tâm thần phân liệt Một số nhà điều tra đã gợi ý rằng hút cần sa ở tuổi vị thành niên và có khả năng kể cả thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt [7] [70] Gần một nửa (N = 63) bệnh nhân tái phát có tiền sử lạm dụng chất gây nghiện (p = 0,0054); cần sa bị lạm dụng nhiều hơn đáng kể (p = 0,0014) là kết quả của Kazadi năm 2008

[61] Sự liên quan chặt chẽ giữa rối loạn sử dụng chất và tâm thần phân liệt đã và đang được từng bước chứng minh bằng cơ sở di truyền, hình ảnh học [81]. Theo Nguyễn Hoàng Điệp (2007), lạm dụng chất và thời gian ổn định trung bình không có liên quan [6].

Tác giả Bernadette Winklbaur và cộng sự tại nước Áo đưa ra vấn đề to lớn liên quan đến sự xuất hiện cao của việc giam giữ những người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt, những người lạm dụng chất kích thích và thiếu nhà ở ổn định [81] Điều này chưa được thống kê tại Việt Nam nhưng cũng không phải là một tình trạng hiếm gặp nên cần được các cấp, ban ngành chú ý và nâng cao an sinh xã hội.

4.3.5 Liên quan bệnh cơ thể và tái phát TTPL ở nhóm nghiên cứu

Kết qủa nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số lần tái phát giữa nhóm có và không có bệnh cơ thể.

Tương tự trong nghiên cứu của Kazadi và cộng sự năm 2008, khoảng 46% trong số những người tái phát có các rối loạn tâm thần đồng diễn, so với 10,8% ở những người không tái phát (p

Ngày đăng: 10/04/2024, 11:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w